Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương

Đối với mỗi doanh nghiệp, để thực hiện mọi quá trình kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải có một yếu tố tiền đề đó là vốn sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất đối với một quá trình sản xuất kinh doanh. Tạo được vốn đã khó, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả lại càng khó khăn, phức tạp hơn. Đối với công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương tuy đã quan tâm chú ý tới công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của công ty đã được đảm bảo và phát triển, quy mô mở rộng. Song vẫn tồn tại một số mặt yếu kém cần phải giải quyết để công tác quản lý, sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề bao quát, khó cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế tại công ty và được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô cùng với sự cố gắng của bản thân kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến có tính chất tham khảo để công ty nghiên cứu nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

pdf85 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhân là do công ty đã có sự đầu tư vào TSCĐ khiến cho VCĐ trong kỳ tăng lên khiến tỉ số này nhỏ dần qua các năm.  Hàm lượng vốn là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đông vốn cố định. Vì vậy có thể thấy hệ số này của công ty như vậy là khá tốt. Hệ số này càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty lại càng cao. - Hệ số sinh lời: + Nguyên giá TSCĐ (Lnt/NG): năm 2011, cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì bị mất 0,01 đồng lợi tức thuần, năm 2012 thì bị mất 0,03 đồng, sang năm 2013 thì hệ số này là 0 đồng. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao, khiến cho lợi nhuận thuần bị âm và dẫn tới hệ số này xấp xỉ bằng 0 và âm qua 3 năm trên. + Giá trị còn lại TSCĐ (Lnt/GT): cứ 1 đồng giá trị còn lại trong năm 2011 thì bị lỗ 0,01 đồng doanh thu, tương tự với năm 2012 bị lỗ 0,04 đồng và sang năm 2013 thì con số này là 0 đồng. Tương tự như vậy, nguyên nhân cũng là do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cao hơn so với lợi nhuận gộp của công ty. + Khấu hao TSCĐ (Lnt/KH): năm 2011, cứ 1 đồng khấu hao TSCĐ thì bị lỗ 0,02 đồng doanh thu, năm 2012, con số này giảm xuống còn 0,11 đồng, sang năm 2013 là 0 đồng. + Nguyên giá TSCĐ (Lnst/NG): Năm 2011, cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì bị lỗ 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2012 thì cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì đem lại 0,1 đồng lơi nhuận sau thuế. Sang đến năm 2013 con số này là 0 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty hoặc là âm, hoặc là rất thấp + Giá trị còn lại (Lnst/GT): Năm 2011, cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì bị lỗ 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2012 thì cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì đem lại 0,1 đồng lơi nhuận sau thuế. Sang đến năm 2013 con số này là 0 đồng. Tương tự như trên, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty thấp. + Khấu hao TSCĐ (Lnst/KH): cứ 1 đồng khấu hao trong năm 2011 thì bị lỗ 0,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 thì ngược lại, cứ 1 đồng khấu hao TSCĐ đem lại 0,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013, hệ số này bằng 0 đồng. Do hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả, chính vì vậy khiến cho lợi nhuận sau thuế thấp và dẫn tới hệ số này cũng rất thấp. Thang Long University Library 49 Bảng 2. 6 Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dƣơng (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SS 2012/2011 SS 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Tổng doanh thu (M) 52.812.532.953 50.423.088.294 50.798.748.812 (2.389.444.659) (4,52) 375.660.518 0,75 2. Doanh thu thuần (Dtt) 52.812.532.953 50.423.088.294 50.798.748.812 (2.389.444.659) (4,52) 375.660.518 0,75 3. Nguyên giá TSCĐ (NG) 7.412.727.552 7.453.636.643 7.453.636.643 (40.909.091) (0,55) 0 0 4. Khấu hao TSCĐ (KH) 1.646.068.624 2.054.870.681 2.462.415.749 408.802.057 24,84 407.545.068 19,83 5. Giá trị còn lại (GT) 5.766.658.928 5.398.765.962 4.991.220.894 (367.892.966) (6,38) (407.545.068) (7,55) 6. Lợi nhuận gộp (Lng) 1.983.518.339 1.720.739.868 1.839.057.900 (262.778.471) (13,25) 118.318.032 6,88 5. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh (Lnt) (41.147.245) (224.701.731) (10.031.622) (183.554.486) (446,09) 214.670.109 95,54 8. Lợi nhuận khác (Lnk) (10.359.685) 309.599.900 8.355 319.959.585 3088,51 (309.591.545) (100) 9. Lợi nhuận trước thuế (Lntt) (51.506.930) 84.898.169 (10.023.267) 136.405.099 264,83 (94.921.436) (111,81) 10. Lợi nhuận sau thuế (Lnst) (51.506.930) 63.673.627 (10.023.267) 115.180.557 223,62 (73.696.894) (115,74) 50 Vốn cố định bình quân trong kì 6.940.326.680 6.441.940.869 5.959.586.743 (498.385.812) (7,18) (482.354.126) (7,49) 1. Hệ số phục vụ M/NG 7,12 6,76 6,82 (0,36) (5,05) 0,05 0,75 M/GT 9,16 9,34 10,18 0,18 1,98 0,84 8,97 M/KH 32,08 24,54 20,63 (7,55) (23,52) (3,91) (15,93) 2. Hàm lượng vốn Vcđ/M 0,13 0,13 0,12 0,00 0,00 (0,01) (8,17) 3. Hệ số sinh lời Lnt/NG (0,01) (0,03) 0,00 (0,02) (200,00) 0,03 100 Lnt/GT (0,01) (0,04) 0,00 (0,03) (300,00) 0,04 100 Lnt/KH (0,02) (0,11) 0,00 (0,08) (400,00) 0,11 100 Lnst/NG (0,01) 0,01 0,00 0,02 200,00 (0,01) (100) Lnst/GT (0,01) 0,01 0,00 0,02 200,00 (0,01) (100) Lnst/KH (0,03) 0,03 0,00 0,06 200,00 (0,04) (113,14) (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library 51  Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy, hệ số sinh lời của công ty trong cả 3 năm đều thấp hoặc mang giá trị âm. Việc này đồng nghĩa với việc hiện tại công ty đang sử dụng VCĐ không hiệu quả. Các hệ số phục vụ, và hệ số sinh lời đều có giá trị rất thấp. Công ty cần xem xét lại cách điều hành cũng như phân bố lại TSCĐ. 2.2.3. Kết cấu tài sản của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dƣơng Dựa vào bảng 2.7 trang 52, 53, ta thấy, năm 2012 tổng tài sản giảm và lại gia tăng vào năm 2013. Năm 2012 giảm 16,79% vì tài sản ngắn hạn và dài hạn đồng thời giảm trong năm 2012. Sang năm 2013, tài sản ngắn hạn lại tăng lên trong khi đó thì tài sản dài hạn lại giảm đi. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn trong cả 3 năm. Tình hình cụ thể như sau: - Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm khá mạnh 3.832.596.587 đồng tương ứng với 20,26% nguyên nhân là do Tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều giảm trong năm 2012. Trong giai đoạn 2012 – 2013 tài sản ngắn hạn tăng trở lợi nhưng tỉ lệ không cao 11,98% do Tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu tăng lên so với năm 2012, cụ thể như sau: + Tiền và các khoản tương đương tiền: 2011-2012 Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh 55,8% nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty phải trả một số khoản nợ đã đến hạn thanh toán dẫn đến việc lượng tiền trong doanh nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Trong năm 2013, khoản mục này lại tăng trở lại một cách bất ngờ, tăng tới 251,5%, nguyên nhân là do trong năm 2013 khách hàng chuyển sang trả tiền trước cho doanh nghiệp nhiều nên lượng tiền chảy vào doanh nghiệp tăng nhanh. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 2,5%, 1,39% và 4,36% lần lượt trong 3 năm 2011, 2012, 2013 so với tài sản ngắn hạn, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của Công ty vì tỉ trọng lượng tiền như vậy vẫn thấp, điều này sẽ giúp công ty có thể gặp khó khăn khi cần đến tiền mặt. + Các khoản phải thu ngắn hạn: trong năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm 2.779.615.719 đồng, tương đương với 22,01%. Nguyên nhân là do khách hàng đã thanh toán sớm cho công ty nên các khoản phải thu không còn. Năm 2013 con số này là 9.946.078.688 đồng, tăng 98.626.311 đồng. Trong đó: 52 Bảng 2. 7 Kết cấu tài sản của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dƣơng (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.913.868.081 73,92 15.081.271.494 70,83 16.888.248.376 74,74 (3.832.596.587) (20,26) 1.806.976.882 11,98 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 473.745.525 2,50 209.412.140 1,39 736.086.887 4,36 (264.333.385) (55,80) 526.674.747 251,50 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.627.068.096 66,76 9.847.452.377 65,30 9.946.078.688 58,89 (2.779.615.719) (22,01) 98.626.311 1,00 1. Phải thu khách hàng 12.349.985.574 97,81 9.847.452.377 100 9.946.078.688 100 (2.502.533.193) (20,26) 98.626.311 1,00 2. Trả trước cho người bán 277.082.522 2,19 0 0 0 0 (277.082.522) 100 0 0 III. Hàng tồn kho 5.448.948.900 28,81 4.893.732.144 32,45 6.077.824.900 35,99 (555.216.756) (10,19) 1.184.092.756 24,20 IV. Tài sản ngắn hạn khác 364.105.560 1,93 130.674.833 0,87 128.257.901 0,76 (233.430.727) (64,11) (2.416.932) (1,85) Thang Long University Library 53 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 6.673.221.962 26,08 6.210.659.775 29,17 5.708.513.710 25,26 (462.562.187) (6,93) (502.146.065) (8,09) I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II. Tài sản cố định 5.766.658.928 86,41 5.398.765.962 86,93 4.991.220.894 87,43 (367.892.966) (6,38) (407.545.068) (7,55) III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 906.563.034 13,59 811.893.813 13,07 717.292.816 12,57 (94.669.221) (10,44) (94.600.997) (11,65) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 25.587.090.043 100 21.291.931.269 100 22.596.762.086 100 (4.295.158.774) (16,79) 1.304.830.817 6,13 (Nguồn: Phòng kế toán) 54 a. Phải thu khách hàng: Khoản phải thu khách hàng năm 2012 giảm 20,26% so với năm 2011. Như vậy đây là một biểu hiện tốt của công ty, vì trong điều kiện kinh doanh khó khăn mà công ty vẫn cố gắng để thu hồi các khoản phải thu như vậy là rất tốt. Vào năm 2013, phải thu khách hàng lại tăng lên so với năm 2012, điều này cho thấy, tỉ lệ thanh toán ngay cũng như trả trước tiền của khách hàng của năm 2013 giảm so với 2012. b. Trả trước cho người bán: Khoản mục này tại năm 2012 là 0 đồng, giảm 100% so với năm 2011. Cũng tương tự như vậy tại năm 2013, điều này đồng nghĩa với việc công ty không trả trước tiền cho nhà cung cấp, mà đợi khi họ giao hàng hoặc sau đó mới trả tiền hàng. + Hàng tồn kho: Năm 2012, hàng tồn kho của công ty giảm 10,19% so với 2011. Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa dữ trữ trong kho ít hơn và vốn không bị ứ đọng tại kho hàng. Sang năm 2013, hàng tồn kho tăng từ 4.893.732.144 đồng lên 6.077.824.900 đồng, tương ứng là tỷ trọng tăng từ 32,45% lên 35,99%.Trong năm này để theo đuổi chương trình hỗ trợ và khuyến mại từ nhà cung cấp, công ty đã tăng số lượng mua hàng mỗi tháng và quý. Kết hợp với việc dự đoán trước được nhu cầu của khách hàng trong tương lai gần, công ty đã dự trữ thêm một số mặt hàng được yêu thích để chuẩn bị tung ra thị trường trong thời gian tới. Việc tăng lên của hàng tồn kho này cũng chưa thể nói là xấu. Bởi vì ta biết rằng dự trữ hàng hóa là nhu cầu không thể thiếu đối với các công ty kinh doanh thương mại. Tuy nhiên dự trữ sao cho hợp lý mới là vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý phải cân nhắc. Dự trữ lớn sẽ dẫn đến tình trạng vốn tăng, hàng hóa dư thừa ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh. Ngược lại dự trữ thiếu sẽ không đảm bảo tính liên tục, gây khó khăn cho quá trình kinh doanh. Do đó, việc dữ trữ vốn phải đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, đồng thời đảm bảo tính tiết kiệm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. + Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty trong năm 2012 và 2013 đều giảm, lần lượt là 64,11% và 8,09%. Nguyên nhân là do các khoản tạm ứng cũng như các khoản phải thu khác đều giảm.  Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm 73,92%, sang năm 2012 tuy có giảm 20,26% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 70,83%, năm 2013 tài sản ngắn hạn tăng là 11,98%, tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là 74,74%, điều này chứng tỏ nhu cầu về tài sản ngắn hạn có xu hương tăng lên so với trước đây và vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, cao hơn so với tài sản dài hạn. Điều này hoàn Thang Long University Library 55 toàn hợp lý vì đây là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại.Có thể nói, tỷ trọng kết cấu vốn kinh doanh như vậy là phù hợp với công ty TNHH TM như công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương vì nó góp phần tăng cường khả năng kinh doanh của công ty thương mại. - Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn troang 2 năm đều giảm, lần lượt là 462.562.187 đồng, tỷ lệ giảm là 6,93%, 502.146.065 đồng, tỷ lệ 8,09%. Nguyên nhân của việc suy giảm này là do khấu hao TSCĐ vì nguyên giá của TSCĐ không thay đổi. Qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy quy mô vốn bằng tiền mặt cũng tăng lên đáng kể từ 209.412.140 đồng năm 2012 với tỷ trọng 1,39% lên 736.086.887 đồng, chiếm tỷ trọng là 4,36%. Tuy nhiên ta vẫn chưa thể kết luận ngay là việc tăng quy mô vốn bằng tiền này là tốt hay xấu, bởi lượng dự trữ bằng tiền mặt tăng cũng có thể do có sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh đối với khách hàng hoặc người bán 2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản Qua bảng cân đối kế toán, ta có thể tính được tổng tài sản bình quân qua 3 năm của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương - Năm 2011: 21.355.768.157 đồng. - Năm 2012: 23.439,510.656 đồng. - Năm 2013: 21.944.346.678 đồng. Nhận xét: Qua bảng 2.8 trang 56, ta có thể đưa ra những nhận xét sau: Tổng tài sản - Tỷ suất sinh lời của tổng TS qua 3 năm lần lượt là -0,24 đồng, 0,27 đồng và - 0,05 đồng. Như vậy tỷ suất sinh lời có sự biến đổi qua các năm. Nhìn chung 3 con số này phản ánh đúng tình hình kinh doanh trong 3 năm của công ty, hoạt động kinh doanh của công ty không hề tốt. Trong 3 năm thì chỉ có năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty >0 vì vậy tỷ suất sinh lời của năm này là 0,27%. - Số vòng quay của tổng TS: số vòng quay của năm 2011 là 2,47 vòng, của năm 2012 là 2,15 vòng và của năm 2013 là 2,31 vòng. Điều này có nghĩa là 1 đồng TS tạo ra cho doanh nghiệp 2,47 đồng doanh thu vào năm 2011, 2,15 đồng vào năm 2012 và 2,31 đồng vào năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng số vòng quay này đó là sự biến động này là sự gia tăng của tổng TS. 56 Bảng 2. 8 Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dƣơng (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SS 2011/2012 SS 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) TỔNG TÀI SẢN Tỷ suất sinh lời tổng TS (0,24) 0,27 (0,05) 0,51 212,63 (0,32) (116,81) Số vòng quay của tổng TS 2,47 2,15 2,31 (0,32) (13,01) 0,16 7,61 Suất hao phí tổng TS so với doanh thu thuần 0,40 0,46 0,43 0,06 14,96 (0,03) (6,52) Suất hao phí tổng TS so với lợi nhuận sau thuế (414,62) 368,12 (2.189,34) 782,74 188,78 (2.557,46) (694,74) TÀI SẢN DÀI HẠN Tỷ suất sinh lời TSDH (0,74) 0,99 (0,17) 1,73 233,19 (1,16) (117,02) Sức sản xuất TSDH 7,61 7,83 8,52 0,22 2,86 0,70 8,90 Suất hao phí TSDH (134,75) 101,17 (594,58) 235,92 175,08 (695,75) (687,69) TÀI SẢN NGẮN HẠN Tỷ suất sinh lời TSNH (0,36) 0,37 (0,06) 0,73 204,84 (0,44) (116,74) Suất hao phí TSNH 0,27 0,34 0,31 0,06 23,50 (0,02) (6,65) Vòng quay TSNH 3,66 2,97 3,18 (0,70) (19,03) 0,21 7,13 Vòng quay hàng tồn kho 11,73 9,42 8,92 (2,31) (19,70) (0,49) (5,23) Vòng quay các khoản phải thu 5,57 4,49 5,13 (1,08) (19,39) 0,64 14,25 (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library 57 - Suất hao phí tổng TS so với doanh thu thuần: Suất hao phí của năm 2011 là 0,4 sang năm 2012 tăng thêm 0,06 thành 0,46 nhưng sang năm 2013 thì con số này lại giảm còn 0,43. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2011 để doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần phải bỏ ra 0,4 đồng tài sản đầu tư. Tương tự với năm 2012 là 0,46 và 2013 là 0,43. Như vậy qua các năm, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng giảm dần, nguyên nhân là do lượng hàng bán ra của công ty ngày càng giảm khiến cho tổng doanh thu giảm. Tình hình này được cải thiện khi sang năm 2013 con số này giảm xuống còn 0,43 điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng tổng tài sản hiệu quả hơn. - Suất hao phí tổng TS so với lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp cần phải đầu tư bao nhiêu đồng tài sản. Khi chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Có thể thấy việc sử dụng tổng tài sản của công ty là không hiệu quả vì 3 con số đều rất cao. Năm 2011 là (-414,62), năm 2012 là 368,12 và năm 2013 là 2189,34. Hai năm 2011 và 2013 mang dấu âm vì lợi nhuận sau thuế của hai năm đều âm. Như vậy có thể thấy, tổng tài sản của công ty đã sử dụng không hề hiệu quả.  Qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta có thể kết luận rằng, công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương đã sử dụng không hiệu quả tổng TS của mình. Công ty cần có những biện pháp hợp lý để nhanh chóng cải thiện tình hình này. Tài sản dài hạn - Tỷ suất sinh lời TSDH: tỷ suất sinh lời TSDH năm 2011 là (-0,74), năm 2012 là 0,99 và năm 2013 là (-0,17). Tỷ số này biến động qua các năm, nguyên nhân chính là do Lợi nhuận sau thuế biến động, do TSDH bình quân qua các năm đều giảm. Sự biến động này hoàn toàn hợp lý với tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm. - Sức sản xuất TSDH: Sức sản xuất của tài sản dài hạn là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Như bảng trên cho thấy, con số này 3 năm lần lượt là 7,61, 7,83, 8,53. Có thể thấy sức sản xuất qua các năm càng ngày càng tăng, cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH càng ngày càng tăng, tuy nhiên việc tỉ lệ tăng vẫn còn rất thấp, chỉ xấp xỉ 0,7% và nhiều hơn trong năm 2013 với 8,9%. - Suất hao phí TSDH: Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì trong kỳ cần phải sử dụng bao nhiêu đồng tài sản dài hạn. 58 Chỉ tiêu này càng thấp thì càng cho thấy mức độ sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp có hiệu quả. Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận còn được sử dụng để xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Qua bảng 2.5 trang 36, có thể thấy, chỉ tiêu này của doanh nghiệp là khá cao, trong 2 năm 2011 và 2013 con số này là âm do Lợi nhuận sau thuế âm. 3 con số này đã phản ánh lên việc sử dụng TSDH không hiệu quả.  Qua những chỉ tiêu cơ bản trên, ta có thể thấy trong 3 năm, công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương đã sử dụng TSDH không hiệu quả. Qua đó có thể thấy công ty cần đầu tư thêm vào TSDH cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể đạt lợi nhuận sau thuế cao hơn. Tài sản ngắn hạn - Tỷ suất sinh lời TSNH: chỉ tiêu này qua 3 năm lần lượt là (-0,36) đồng, 0,37 đồng và (-0,06) đồng. Chỉ tiêu này cũng biến động qua các năm như các chỉ tiêu khác. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty biến đổi mạnh. - Suất hao phí TSNH: Tỷ số này cho biết doanh nghiệp cần 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần sử dụng 0,27 đồng tài sản ngắn hạn, tương tự với năm 2012 và 2013 là 0,34 đồng và 0,31 đồng. Chỉ tiêu này khá thấp đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đã được sử dụng hiệu quả. - Vòng quay TSNH: hệ số dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản ngắn hạn có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Có nghĩa là trong năm 2011, 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 3,66 đồng doanh thu, năm 2012 là 2,97 và năm 2013 là 3,18 đồng doanh thu. Con số này tương đối khả quan so với tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương. - Vòng quay hàng tồn kho: có thể thấy hệ số này giảm dần qua các năm. Năm 2011 là 11,73 năm 2012 là 9,42 và năm 2013 là 8,92. Nguyên nhân là do Giá vốn hàng bán giảm quá nhanh so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Điều này hoàn toàn hợp lý do công ty đã thỏa thuận được với nhà cung cấp mức giá mới, thấp hơn so với các năm trước. - Vòng quay các khoản phải thu: Hệ số này trong năm 2012 giảm 19,46% so với năm 2011, sang năm 2013 lại tăng 14,39%. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân trong các năm cũng tăng và giảm theo tỷ lệ tương tự. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu TSNH xấp xỉ 60%, điều này có nghĩa là công ty đang để cho khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều nhưng hệ số vòng quay các khoản phải thu lại cho thấy việc thu hồi nợ của công ty là khá tốt. Thang Long University Library 59  Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy rằng tài sản ngắn hạn đã được công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương sử dụng hiệu quả hơn so với tài sản dài hạn, nhưng những hệ số và chỉ tiêu trên vẫn còn thấp, vì vậy công ty cần có những biện pháp thay đổi để hạn chế việc lãng phí tài sản ngắn hạn như hiện nay. 2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khả năng thanh toán Qua việc phân tích kết cấu tài sản của công ty, ta đã có được những nắm bắt cơ bản về tình hình tài sản của công ty, nhưng ta chỉ có thể đánh giá khả năng thanh toán nhanh của công ty dựa vào các hệ số như tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh, hệ số quay vòng vốn. thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. 9 Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2011 2012 2013 SS 2012/2011 SS 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,73 0,72 0,70 (0,01) (1,08) (0,02) (2,89) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,02 1,06 1,09 0,04 4,25 0,03 2,48 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 11.73 9.42 8.92 -2.31 -0.20 -0.49 -0.05 0,03 0,01 0,05 (0,02) (42,21) 0,04 221,67 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio/Acid test) cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đến từ các tài sản có thanh khoản cao sau khi đã loại trừ Hàng tồn kho – một khoản mục có mức độ chuyển thành tiền mặt thấp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm đều nhỏ hơn 1, qua các năm đều giảm dần cho thấy tài chính của doanh nghiệp đang trong tình trạng suy yếu nghiêm trọng, có khả năng không thể đáp ứng các nhu cầu thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. 60 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm lần lượt là 1,02, 1,06 và 1,09. Hệ số này tăng dần qua các năm, nhưng tỉ lệ vẫn còn thấp 4,25% và 2,48%. Tuy nhiên hệ số này trong cả 3 năm đều lớn hơn 1, đồng nghĩa với việc công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình khi đến kì hạn bằng tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán tức thời thì lại có sự biến động qua từng năm. Năm 2011 là 0,03 năm 2012 là 0,01 và năm 2013 là 0,05. Hệ số này qua 3 năm đều rất thấp, nguyên nhân là do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty không ổn đinh, tăng giảm qua các năm. Hệ số này thấp tương đương với việc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền của công ty đang có vấn đề. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN. 2.3. Đánh giá công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dƣơng Sau khi xem xét và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cảu công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương trong 3 năm 2011 – 2012 – 2013, cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh daonh của công ty, ta có thể rút ra những kết luận như sau: Về tổng thể, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 giảm đi so với năm 2011 nhưng sang đến năm 2013 thì tỉ lệ này lại tăng lên. Các chỉ tiêu thể hiện doanh lợi của công ty đã tăng trở lại vào năm 2013. Quy mô vốn được mở rộng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ cũng nhiều hơn. Song tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt. Nhìn chung hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang rất kém. Sự tăng lên của VLĐ chủ yếu là do tăng lên của các khoản tiền và tương đương tiền. Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không đáng kể, điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty còn kém vì phụ thuộc vào vay nợ. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu về vong quay VLĐ, hiệu suất sử dụng VLĐ, vòng quay khoản phải thu và số vòng quay hàng tồn kho. Tuy nhiên công ty vẫn rất cố gắng và điều đó được thể hiện qua những con số của năm 2013, lợi nhuận của công ty đã tăng lên trong năm này. Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VKD nói chung và hiệu quả sử dụng VCĐ, VLĐ nói riêng, ta có thể kết luận là trong năm 2013, hiệu quả sử dụng vốn so với năm 2012 đã tăng lên, nhưng chưa bằng được với năm 2011. Qua những nhận xét trên ta có thể rút ra được những điểm mạnh và còn tồn tại của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương. Thang Long University Library 61 2.3.1 Những mặt mạnh Mặc dù gặp nhiều yếu tố khách quan gây khó khăn như thuế quan của Nhà nước hay lộ trình gia nhập WTO tạo nên sự cạnh tranh nhưng nói chung công ty quản lý vốn kinh doanh tương đối tốt, tạo ra được lợi nhuận, các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh đều có sự tăng trưởng, việc phân bổ nguồn vốn kinh doanh là tương đối hợp lý. Doanh thu của công ty trong năm 2013 đã có sự tăng lên so với năm trước góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác việc tăng doanh thu tạo cơ sở cho việc tăng nhanh vòng quay của vốn kinh doanh, tránh được tình trạng vòng quay của vốn giảm như đã phân tích ở trên vì số vốn thu hồi được có thể sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra công ty đã đáp ứng đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Người lao động trong toàn công ty đã nhiệt tình lao động, chấp nhận đi làm xa nhà và vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công ty đã hoàn thiện các quy chế về chi phí, trả lương, khen thưởng, đầu tư, giữ vừng về an toàn lao động. Bên cạnh đó, công ty còn đạt được những điểm mạnh sau: cơ cấu kinh doanh phù hợp với tính hình kinh doanh thực tế của công ty, vốn cố định được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được như kể trên, công ty cũng còn tồn tại những hạn chế, đòi hỏi phải có những biện pháp giải quyết kịp thời nếu như công ty không muốn bị đào thải bởi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. 2.3.2. Những mặt còn tồn tại Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, tài sản của công ty chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng làm cho khả năng độc lập về tài chính của công ty bị hạn chế. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 100%. Vì nguồn vốn chủ yếu là vốn vay nên trong quá trình kinh doanh công ty dễ mất cơ hội khi không vay được vốn. Các hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Trong nền kinh tế thị trường, việc đa dạng các hình thức huy động vốn là rất cần thiết, lâu này các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương nói riêng, chủ yếu áp dụng hình thức truyền thống, đó là vay ngân hàng, Hình thức này tuy thuận lợi cho nhưng đòi hỏi lãi suất khá cao và thủ tục rườm rà, đôi khi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, phương thức bán hàng thông qua đại lý còn nhiều bất cập như bị chiếm dụng vốn hay khả năng thành toán của khách hàng kém cũng là yếu tố làm cho vốn kinh doanh của công ty không được sử dụng hiệu quả. Do hàng hóa gửi tại các đại lý có thể bị tồn đọng hoặc nếu có bán được các chủ đại lý cũng tìm cách chiếm dụng vốn của công ty 62 trong thời hạn cho phép, điều đó làm cho công ty không thể chủ động tính toán và đấy nhanh vòng quay của vốn một cách tối đa. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của thị trường, với xu thể hội nhập nên kinh tế quốc tế, công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì nhân viên trong doanh nghiệp phải được trang bị kiến thức Marketing, Ngoại ngữ hay nhanh nhạy để bắt kịp xu thế của thị trường, Tuy nhiên, đôi ngũ nhân viên trong công ty, chỉ có một số ít người đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó. Có thể nói, những hạn chế trên đã làm cho đồng cốn kinh doanh của công ty bỏ ra, đặc biệt là vốn lưu động chưa đạt được hiệu quả nhưng mong muốn. Trên đây là toàn bộ thực trạng về VKD và hiệu quả sử dụng VKD của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương. Tuy hiệu quả sử dụng VKD chưa cao nhưng nó cũng cho thấy sự nỗ lực cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo cũng như người lao động trong công ty. Nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VKD của công ty thì ra phải đưa được ra những giải pháp tích cực. Để biết rõ hơn, chúng ta đi vào nghiên cứu chương 3. 2.3.3. Cơ hội Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày một đi lên, cùng với đó là sự tăng theo của thu nhập cá nhân. Chính vì nguyên nhân này, số lượng xe oto ở Việt Nam cũng ngày càng tăng. Đây thực sự là một cơ hội lớn dành cho công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương. Công ty cần nắm bắt cơ hội này để đưa sản phẩm tới tận này người tiêu dùng có nhu cầu để đấy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Trong năm 2013, các hãng lốp mà công ty hiện đang phân phối độc quyền đều được năm trong nhóm 10 hãng lốp xe oto uy tín và chất lượng nhất trên thế giới. Đấy là một tin tốt với người tiêu dùng nhưng còn tốt hơn rất nhiều đối với công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương. 2.3.4. Thách thức Từ ngày mở cửa nền kinh tế, ngày càng có nhiều những hãng lốp gia nhập thị trường Việt Nam, đây là một mối đe dọa khá lớn. Nguyên nhân là do các hãng lốp này sẵn sàng hạ giá thành để cạnh tranh với nhau. Một mối đe dọa nữa mà công ty cần chú ý đó là lốp xe Trung Quốc. Loại lốp này thường định giá rất thấp để hấp dẫn người tiêu dùng. Cuối năm 2013, Chính phủ siết chặt kiểm soát khối lượng tối đa dành cho xe tải. Điều này đã gián tiếp làm cho tuổi thọ của lốp oto lâu hơn và làm cho doanh số bán hàng của công ty giảm xuống. Thang Long University Library 63 Gần đây, Chính phủ cũng đã ban hành điều khoản đối với những hàng nhập khẩu đó là các công ty phải nộp đầy đủ thuế nhập khẩu rồi mới được nhận hàng. Điều này thực sự gây khó khăn cho các công ty kinh doanh mặt hàng nhập khẩu nói chung và công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương nói riêng. 64 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM MTV LÂM LONG HẢI DƢƠNG 3.1. Cơ sở để đƣa ra những giải pháp - Căn cứ vào chiến lƣợc kinh doanh của công ty trong thời gian tới Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường và cũng là để công việc kinh doanh của công ty tiền triển tốt đẹp, nhằm đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh, công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương đã xác định cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Công ty sẽ tiền hành mở rộng thị trường củng cố giữ vững thị trường đã có nhằm đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa. Cụ thể như sau: Ngành hàng vỏ xe phấn đầu đạt thị phần bình quân 45% trên thị trường (hiện này thị phần của công ty là 40%), trong đó vỏ xe tải năng là 25% và vỏ xe du lịch là 60%, chuyển dần phương thức bán hàng thông qua đại lý sang phương thức bán lẻ, trước mật trong năm 2014 công ty sẻ mở thêm 2 (hiện có 3) trung tâm dịch vụ khách hàng vừa bán vỏ xe, thay vỏ xe kèm các dịch vụ như cân chỉnh bánh xe, bơm vá, Ngoài ra công ty còn đề ra và đã từng bước thực hiện các chiến lược nhằm phát triển sức mạnh của nguồn nhân lực như - Tiến hành đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, khuyến khích nhân viên tự học hỏi, tự trang bị cho mình những vốn kiến thức vững vàng đáp ứng đói hỏi khắt khe trong kinh doanh. - Cử cán bộ đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm và làm quen với tác phong kinh doanh hiện đại. Bên cạnh đó còn có những biện pháp khác như: - Tích cực nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng mới, cử cán bộ có kinh nghiệm đi sâu nắm bắt nhu cầu thị trường và tìm bạn hàng mới. - Đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ bằng biện pháp riêng của mình để làm sao vừa thu hồi được công nợ lại vẫn giữ được cảm tình với bạn hàng. - Căn cứ vào những dự báo về sự biến động của môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai + Xu hướng tăng cường và củng cố pháp luật: Trên con đường phát triền nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Nhà nước tích cực tăng cường củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo dựng co sở pháp luật một mặt bằng và cũng là một hành lang an toàn đủ độ tin cậy cho các mặt quan hệ kinh tế. Thang Long University Library 65 + Xây dựng thị trường vốn ổn định và vững mạnh: Thị trường vốn chính là nơi tập trung đầy đủ sực mạnh để 1 quốc gia có thể phát huy được nội lực tài chính của mình. Hiện nay, chúng ta đang dần khôi phục lại được thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh đó, sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, có làn sóng đầu tư ồ ạt của các ngân hàng quốc tế, báo hiệu một thị trường vốn thực sự sôi động ở Việt Nam tương lại gần. + Nền kinh tế đất nước bước vào vận hội mới: Hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới. Đầu tiên là việc tự do hóa thương mại trong khối ASEAN, sau đó là khu vực mậu dịch AFTA và hiện nay, Việt Nam cũng đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam sẽ là một thị trường lớn thu hút vô số các dự án đầu tư trong tương lai. Cơ hội có nhiều song thách thức lại không ít, do vậy các doanh nghiệp nếu không theo kịp xu hương tiến bộ thì chắc chắn sẽ bị đào thải bởi sự khốc liệt của thị trường. 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dƣơng 3.2.1. Giải pháp tăng lượng tiền mặt Tiền là một bô phận của vốn lưu động. Tiền mặt làm chức năng, phương tiện lưu thông và chỉ là vật trung gian chốc lát trong trao đổi hàng hóa. Tiền là một loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng dùng nó thỏa mãn yêu câu trong kinh doanh, thể hiện tính chủ động và khả năng thanh toán của công ty. Nếu tiền dữ trữ nhiều thì khả năng chủ động và thanh toán nhanh của công ty tốt xong lại không có khả năng sinh lời. Do vậy xác định lượng tiền dự trữ hợp lí là vô cùng quan trọng, lượng tiền này vừa phải đảm bảo thanh toán nhanh lại không được lớn hơn mức dự trữ cần thiết (có nghĩa là lượng tiền chiết lớn). Đưa được tiền vào đầu tư để quay vòng luôn là mong muốn của các doanhn nghiệp xong không dự trữ tiền thì mức độ rủi ro lại cao. Thực tế cho thấy trong ba năm 2011 – 2012 – 2013 lượng tiền dự trữ (bao gồm tiền quỹ và tiền gửi ngân hàng) đều biến động rất phức tạp, không tuân theo một quy luật nhất định để xác định được lượng tiền cần thiết, công ty phải tính toán dựa trên kinh nghiệm tích lũy trong kinh doanh nhưng theo em công ty chỉ nên để lại lượng tiền mặt để thanh toán các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong tháng như chi phí điện nước, thuê bao điện thoại, còn lại thì đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư ngắn hạng khác. Đây là những khoản dễ chuyển đổi sang tiền hay nói các khác là có tính thanh khoản cao và khi công ty cần phải thanh toán các khoản nợ, các khoản chi phí phát sinh bất thường thì sử dụng đến các khoản này. Như vậy vừa đảm bảo tính sinh lời vừa đảm báo tính an toàn cho công ty. 66 3.2.2. Giải pháp về quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho 3.2.2.1. Thu hồi nhanh khoản phải thu Là một bộ phận của vốn lưu động và có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nếu quản lý tốt các khoản phải thu, công ty sẽ tăng nhanh vòng quay vốn, tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh suất lợi nhuận. Căn cứ vào bảng kế toán 2013 của công ty, ta thấy các khoản phải thu cuối năm so với năm 2012 có mức tăng là 98.626.311 đồng tương đương với 1%, và so với VLĐ thì các khoản phải thu chiếm 58,89%. Do đó công ty cần có những biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ, tránh hiện tượng bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên công ty không thể một lúc thu hồi toàn bộ số nợ, mà cần có kế hoạch thu hồi nợ một cách khoa học và chính xác. Chính vì thế công ty cần tiến hành tuần tự các giải pháp sau đây: - Trước hết, công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản “phải thu của khách hàng”, vì đây là một khoản có giá trị lớn và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đến tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh. Việc thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu của khách hàng cũng đồng thời tránh được hiện tượng bị chiếm dụng vốn và hiện tượng thất thoát vốn của công ty. Do đó công ty cần theo dõi sát sao tình hình của con nợ và có biện pháp thu hồi nợ. Nếu có thể thì nên kết hợp với cơ quan pháp luật để giải quyết nhanh chóng, thu hồi vốn cho công ty đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn. - Tiếp đến cần thu hồi các khoản “trả trước người bán”, bởi vì đây là khoản công ty bỏ ra để mua hàng hóa phục vụ cho lưu thông. Nếu không thu hồi được, các khoản này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng của hàng hóa, ảnh hưởng đến ui tín của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó để hạn chế tối đa các khoản nợ, công ty cần có chính sách giá cả hỗ trợ để khuyến khích khách hàng thanh toán ngày như: chiết khấu giảm giá cho khách hàng toán nhanh, thanh toán trước thời hạn, Ngoài ra trong quá trình ký kết với bạn hàng, công ty cần đánh giá khả năng tài chính của họ để trong quá trình thực hiện hợp đồng tránh được những rủi ro có thể xảy ra. 3.2.2.2. Tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho Là một bộ phận quan trong của vốn lưu động của công ty. Nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thường xuyên, liên tục. Quản lý hàng tồn kho giúp công ty thực hiện tốt mực lưu chuyển hàng hóa, giảm tồn kho ứ đọng, tránh hư hỏng hàng hóa, tăng nhanh tốc độ quay vòng hàng tồn kho. Thang Long University Library 67 Liên kết giữa cung cầu hàng hóa không phải việc dễ dàng bời cung cầu trên thị trường luôn biến động. Quản lý tốt hàng tồn kho là thực hiện tốt chức năng liên kết, giúp cho quá trình kinh doanh của công ty diễn ra thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu của thị trường mọi lúc mọi nơi. Quản lý tốt hàng tồn kho còn giúp cho công ty hạn chế ảnh hưởng của lạm phát. Lam phát thường gây sự biến dạng về giá cả, làm sai lệch dự toán và tính toán kinh tế, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty. Ngoài ra, quản lý tốt hàng tồn kho còn giúp công ty tiết kiệm được chi phí , giảm lượng tồn kho ứ đọng, hạn chế hư hỏng, mất mát hàng hóa, tăng nhanh tốc độ quay vòng hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Qua thời gian nghiên cứu tại công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương, em thấy lượng hàng tồn kho của công ty là khá cao, vẫn còn một số mặt hàng rơi vào tình trạng tốn kho, ứ đọng, hệ thống kho bãi chưa đạt tiêu chuẩn dẫn đến việc một số hàng hóa bị hư hỏng. 3.2.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong quá trình hoạt động của mỗi công ty, để tạo ra những lợi thế kinh doanh thì một biện pháp khá hiệu quả là giảm thiểu chi phí kinh doanh, nhằm tạo cho mỗi đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Để có thể đạt được điều đó, trước hết công ty cần sử dụng một cách tiết kiệm các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí tài chính, 3.2.3.1 Chi phí bán hàng Công ty có chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí kinh doanh, do vậy, nếu công ty chú trọng tới bộ phận này, sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một cách đáng kể. Trước hết, công ty cần tích cự đề ra các biện pháp như: chi phí mua hàng, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí lưu kho bãi, Có nghĩa là doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách nhằm lựa chọn được nguồn hàng có chất lượng cao, giá thành thấp và có chi phí mua hàng thấp, bảo quản không quá phức tạp và được thị trường chấp nhập. Trên thực tế, trong những năm qua, ban giám đốc đẫ đề ra những biện pháp thưởng phát đối với nhân viên, đồng thời có những chính sách nghiên cứu thị trường, nghiên cứu bạn hàng và đối tác nhằm lựa chọn những mặt hàng thay thế nhằm đem lại hiệu quả cả hơn. Điều đó được thể hiện qua việc chi phí bán hàng đều giảm qua 3 năm, năm 2011 là 424.613.377 đồng, năm 2012 là 246.347.646 đồng năm 2013 là 230.679.373 đồng. 3.2.3.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 68 Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần định kì kiểm tra, bảo dưỡng đối với công cụ, dụng cụ đang dùng như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy móc thiết bị quản lý,để tránh hiện tượng hoảng hóc trước thời hạn. Đồng thời công ty phải giao trách nhiệm đối với từng bộ phận, từng nhân viên bảo quản sử dụng công cụ, dụng cụ. Và công ty phải cử người giám sát thường xuyên xem nhân viên có làm đúng quy định về bảo quản sử dụng tài sản của doanh nghiệp để có biện pháp kịp thời. Công ty cần thực hiện bố trí nhân sự sao cho hợp lý, không để tình trạng dư thừa nhân sự. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, điện thoại, tiền nước,.. cần thực hiện tiết kiệm, quản lý chặt chẽ. Các hoạt động tiế khách, hội nghị cần phải được tổ chức sao cho hợp lý, tránh lãng phí. Trên thực tế, trong thời gian thực tập vừa qua, em thấy công ty đã thực hiện được phần nào những yêu cầu về tiết kiệm chi phí như ban giám đốc đã đề ra, tuy nhiên, các cán bộ quản lý cần đề cao hơn nữa tính tự giác trong cán bộ công nhân viên nhằm thực hiện triệt để yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 3.2.3.3. Chi phí tài chính và chi phí khác Có thể nói nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn kinh doanh của công ty mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đây là nguồn vay vốn nhan, tiện lợi mà chi phí lại rẻ nhất. Tuy nhiên, đến năm 2013, tỉ lệ của các khoản như phải trả người bán hay các khoản phải trả khác lại tăng lên. Đó là những nguồn vay vốn có chi phí đi vay rất cao và rủi ro lớn, có thể làm giảm uy tín của công ty trên thị trường mà hiệu quả sử dụng đồng vốn lại không cao. Chính vì vậy, công ty cần có những biện pháp nhăm đẩy mạnh việc huy động vốn từ những nguồn vay có chi phí rẻ hơn, ít rủi ro hơn và có thời gian tín dụng dài hơn. 3.2.4. Giải pháp huy động vốn kinh doanh Công ty hiện nay đang thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. Do đó sẽ rất khó khăn trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh cũng như trong cạnh tranh. Thức tế qua nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương nói riêng đều phải tự tìm nguồn vốn tài trợ cho mình bằng nguồn vốn ngân hàng và trả nợ người cung cấp. Tuy nhiên, các khoản vốn này thưởng phải chịu lãi suất khá caom bắt buộc công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn cho mỗi kì kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại công ty để tim hiểu tình hình thực tế, em xin đóng góp một số ý kiến nhỏ về vấn đề huy động vốn kinh doanh của công ty như sau: 3.2.4.1. Huy động vốn kinh doanh từ nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp Thang Long University Library 69 Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp là một nguồn tài trợ quan trọng cho nhu cầu vốn kinh doanh của công ty, quy mô của nguồn vốn này sẽ tăng cùng với sự gia tăng quy mô kinh doanh của công ty. Khi khai thác các khoản vốn chiếm dung công ty cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Đối với nợ người bán hay còn gọi là tín dụng thương mại: Công ty cần duy trì quan hệ thường xuyên, ổn định với bạn hàng, thanh toán đúng hạn. Có như vậy mới bảo đảm giữ được uy tín và vị thế tín dụng của công ty trước bạn hàng. Đồng thời công ty có thể có được các hợp đồng chấp nhận hàng hóa dịch vụ với giá trị lớn, thời gian thanh toán dài. Đối với những mặt hàng, lô hàng nếu có đủ khả năng thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thì nên thanh toán ngày nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, đây chưa thực sự là cách hữu hiệu bởi thời gian vay của người bán chỉ trong thời hạn ngắn, nếu công ty cố tình kéo dài thời hạn, sẽ có thể dẫn đến rủi ro khác như giảm uy tín của công ty, mất bạn hàng, bị kiện, - Đối với khoản phải thanh toán công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp, người mua trả trước: Đối với khoản này, công ty nên thanh toán đúng kì hạn và nộp ngân sách nhà nước vì khoản này chỉ sử dụng tạm thời trong thời gian chưa phải trả còn khi đến hạn thì phải thanh toán đầy đủ theo quy định. 3.2.4.2. Vay cán bộ công nhân viên trong công ty Nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên cũng là một nguồn vốn quan trọng để tạo lập vốn kinh doanh. Hình thức này vừa giúp công ty có thêm vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh, vừa tạo ra mối liên két chặt chẽ giữa công ty và người lao động trong công ty. Tuy vậy, để có thể huy động được từ nguồn vốn này, công ty cần có một số biện pháp như sau: - Phải tuyên truyên rộng rãi trong cán bộ công nhân viên công ty thấy được việc cho công ty vay vốn là tạo điều kiện cho công ty phát triển, từ đó tạo ra cho họ điều kiện làm việc ổn định, có thu nhập - Phải có đòn bảy kinh tế bằng cách xác định lãi suất như sau: Lãi suất tiền vay CBCNV > Lãi suất tiền gửi ngân hàng - Công ty phải có kể hoạch hoàn trả gốc và lãi một cách cụ thể, tránh tình trang bị động trong chi trả, trường hợp đột xuất cần rút vốn và lãi, công ty phải tạo mọi điều kiện để xem xét hoàn trả cho họ, bảo đảm niềm tin và độ tin cậy đối với CBCNV. 3.2.4.3. Tín dụng ngân hàng 70 Một nguồn vốn cơ bản và quan trọng khác mà công ty đã và đang áp dụng là vay ngân hàng. HIện này việc vay nợ ngân hàng của công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương đang diễn ra bình thường vì có các nguyên nhân - Là khách hàng thường xuyên của ngân hàng, nên tín nhiệm của công ty phần nào tạo điều kiện cho công ty vay vốn. - Hiện này có nhiều ngân hàng thương mại đang cạnh tranh nhau về quyền cung cấp tín dụng. Vì vậy công ty được hưởng lãi suất thấp nhất, đồng thời có điều kiện lựa chọn ngân hàng có yếu tố chất lượng phục vụ tốt hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong kinh doanh. - Nguồn vốn ngân hàng công ty thực tế đang áp dụng 2 điều kiện vay là thế chấp và tín chấp, khi xác định xong công ty sẽ tăng lên do làm xong quyền sử dụng đất đai và tài sản tại văn phòng công ty, khả năng vay vốn ngân hàng được đáp ứng tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh. Với nhưng thuận lợi này công ty hoàn toàn có thể chủ động khai thác và huy động nguồn vốn này, cũng có thể vay vốn tại nhiều ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của mình. 3.2.5. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên Vấn đề cốt lõi để quản lý và sử dụng vốn tốt là hoạt động kinh doanh của công ty phải thực sự có hiệu quả, làm ăn phải có lợi nhuận và tích lũy. Muốn vậy công ty phải tự đánh giá mình về khả năng cạnh tranh nguồn lực, phải biết huy động hết các tài năng của mỗi cán bộ nhân viên, trước hết nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Chỉ có tinh thần trách nhiệm cao thì người lao động mới cố gắng trong học tập và công tác, thấy được trách nhiệm của mình, họ sẽ nố lực trong kinh doanh nhằm đưa công ty tiến lên. Để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý sử dụng và phát triển tài sản, tiền vốn của công ty. Công ty cần quy định cụ thể trách nhiệm của ban lãnh đạo, ban kiểm soát nội bộ. Đồng thời gắn công việc của mỗi người với khuyến khích trách nhiệm vật chất. Việc khuyến khích vật chất sẽ khuyến khích lòng nhiệt tình của đội ngũ CBCNV. Ngoài ra, phải hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ công ty để sự tư vấn và giúp đỡ công ty phát triển khọp thời, phá hiện những sai sót yếu kém trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Quy trách nhiệm về vật chất lẫn hành chính đối với cán bộ nhân viên trong việc đi vay, cho vay và bảo lãnh sử dụng vốn vay và trả nợ. Thang Long University Library 71 Trong công ty nên tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện hệ tống kiểm soát nội bộ là chính. Việc này phụ thuộc vào việc tuyển lựa và đạo tạo của công ty, công ty cần tạo ra những cán bộ có năng lực và trách nhiệm cao trong công việc , trang bị cho nhọ những kiến thức vững càng trong kinh doanh nhằm đưa công ty tiến bước, kinh doanh có hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. KẾT LUẬN Đối với mỗi doanh nghiệp, để thực hiện mọi quá trình kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải có một yếu tố tiền đề đó là vốn sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất đối với một quá trình sản xuất kinh doanh. Tạo được vốn đã khó, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả lại càng khó khăn, phức tạp hơn. Đối với công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương tuy đã quan tâm chú ý tới công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của công ty đã được đảm bảo và phát triển, quy mô mở rộng. Song vẫn tồn tại một số mặt yếu kém cần phải giải quyết để công tác quản lý, sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề bao quát, khó cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế tại công ty và được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô cùng với sự cố gắng của bản thân kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến có tính chất tham khảo để công ty nghiên cứu nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cấc thầy cô, ban lãnh đạo công ty và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Nguyễn Thị Vân Nga và các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại (Đại học Thương Mại) – NXB Thống kê - Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – NXB Chính trị Quốc gia - Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại (Đại học Thương Mại) – NXB Thống kê - Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. - Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội - Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, - Phân tích các báo cáo tài chính, NXB Giao thông vận tải. - Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội PHỤ LỤC - Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của Công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương - Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương - Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty TNHH TM MTV Lâm Long Hải Dương Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a16095_21_7785.pdf
Luận văn liên quan