Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc thì đều phải quan tâm đến
vấn đề tạo lập và sử dụng đồng vốn của mình sao cho có hiệu quả nhất. Vì đó là một
vấn đề vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động SXKD, Công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và sau nhiều năm thành lập và phát triển, công ty đã đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ; song bên cạnh đó còn một số tồn tại cần khắc phục, đòi hỏi công ty
cần cố gắng hơn nữa trong quá trình SXKD của mình.
65 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần trong
kỳ, doanh nghiệp thu được 4,11 đồng lợi nhuận sau thuế. Có sự giảm sút này là do tốc
độ giảm doanh thu trong năm của công ty lớn hơn tốc độc giảm lợi nhuận trong kỳ,
điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của DN vẫn đang được kiểm soát tốt.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn tạo ra lần lượt 2,20 đồng LNST năm
2011; 5,79 đồng LNST năm 2012 và 2,08 đồng LNST năm 2013. Nguyên nhân là do
năm 2013 nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
bất động sản và xây dựng trong đó có công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu kinh doanh mà công ty theo đuổi vì
nó phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của của đồng VCSH, là phần lợi ích mà họ có
thể nhận được nếu đầu tư vào công ty. Hiệu quả của nó, một mặt phụ thuộc vào hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh, mặt khác còn phụ thuộc vào việc tổ chức nguồn vốn của
doanh nghiệp.
Năm 2012 ROE tăng 18,71% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 chỉ tiêu
này đạt 10,85% giảm 21,93% so với năm 2012, tức là 100 đồng VCSH bỏ ra sẽ thu
được 10,85 đồng lợi nhuận sau thuế. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm là do lợi nhuận sau thuế
giảm với tốc độ giảm là 63,75% còn VCSH bình quân tăng 9,53%. Cho thấy hoạt động
31
sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng đạt hiệu quả không cao, làm lợi nhuận của
chủ sở hữu giảm sút.
Như vậy, ta thấy rằng việc sử dụng vốn của công ty năm 2013 đạt hiệu quả
không cao, giảm nhiều so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 nền kinh
tế của Việt Nam còn khó khăn, vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới. Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới công ty cần phải
khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng vốn.
2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng HUD1
2.3.2.1 Phân tích tình hình biến động vốn cố định của công ty
Vốn cố định của doanh nghiệp có hình thái biểu hiện là tài sản cố định, quyết
định sử dụng vốn cố định là quyết định đầu tư vào tài sản cố định. Tại thời điểm bất kỳ
vốn cố định được tính toán thông qua giá trị còn lại của tài sản cố định. Hàng năm, số
vốn cố định của doanh nghiệp tăng lên do tăng về đầu tư tài sản cố định, trong đó bao
gồm máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp, các công trình xây dựng cơ bản mới
hoàn thành đưa vào sử dụng. Việc tăng tài sản cố định cũng đồng nghĩa với việc tăng
giá trị phải trích khấu hao. Tuy nhiên, việc bổ sung các tài sản cố định vào phục vụ sản
xuất kinh doanh giúp cho công ty tăng năng lực về kinh doanh, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư
và Xây dựng HUD1 được thể hiện qua Bảng 2.4.
Thang Long University Library
32
Bảng 2.4 Cơ cấu và sự biến động vốn cố định của
Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng HUD1 giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
GT (Trđ) TT (%) GT (Trđ) TT (%) GT (Trđ) TT (%) GT (Trđ) TL (%) GT (Trđ) TL (%)
TÀI SẢN DÀI
HẠN
39.709 100,00 48.847 100,00 42.870 100,00 9.138 23,01 (5.977) (12,24)
Tài sản cố định 5.452 13,73 9.256 18,95 9.340 21,79 3.804 69,77 84 0,91
TSCĐ hữu hình 5.452 13,73 8.982 18,39 8.860 20,67 3.530 64,75 (122) (1,36)
Nguyên giá 8.626 13.226 27,08 14.380 33,54 4.600 53,33 1.154 8,73
Hao mòn lũy kế (3.174) (4.244) (8,69) (5.520) (12,88) (1.070) 33,71 (1.276) 30,07
Xây dựng dở dang - - 274 0,56 480 1,12 274 - 206 75,18
Các khoản đầu tƣ
tài chính dài hạn
24.156 60,83 34.156 69,92 33.137 77,30 10.000 41,40 (1.019) (2,98)
Đầu tư công ty con 18.156 45,72 18.156 37,17 18.156 42,35 - - - -
Đầu tư vào công ty
liên kết, liên doanh
1.000 2,52 1.000 2,05 1.000 2,33 - - - -
Đầu tư dài hạn khác 5.000 12,59 15.000 30,71 18.000 41,99 10.000 200,00 3.000 20,00
Dự phòng giảm giá
đầu tư dài hạn
- - - (4.019) (9,37) - - (4.019) -
Tài sản dài hạn
khác
10.101 25,44 5.435 11,13 393 0,92 (4.666) (46,19) (5.042) (92,77)
Chi phí trả trước 10.101 25,44 5.435 11,13 393 0,92 (4.666) (46,19) (5.042) (92,77)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu
So sánh
2012/2011
So sánh 2013/2012
(Nguồn: P. Tài chính kế toán)
33
TSCĐ là yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc
xem xét cơ cấu TSCĐ có một ý nghĩa quan trọng trong VKD của công ty, cung cấp
những nét sơ lược về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cũng như tình hình đầu
tư vào TSCĐ và tình hình năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tài sản cố định của công ty hàng năm đều tăng, trong đó bao gồm máy móc thiết
bị phục vụ thi công xây lắp, các công trình xây dựng cơ bản mới hoàn thành đưa vào
sử dụng. Việc tăng tài sản cố định vào phục vụ sản xuất kinh doanh giúp cho công ty
tăng năng lực về sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Tỷ trọng đầu tư chủ yếu vào phương tiện vận tải và máy móc thiết bị tham gia
trực tiếp vào hoạt động sản xuất, cơ cấu đầu tư hợp lý đối với lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của công ty. Trong năm 2013, công ty đã chủ động đầu tư mua sắm thiết bị
phục vụ yêu cầu hoạt động tuy nhiên mức độ đầu tư chưa cao.
Năm 2013, đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn của
công ty. Tại thời điểm cuối năm giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 33.137
triệu đồng, so với đầu năm giảm 1.019 triệu đồng, tốc độ giảm 2,98%. Nguyên nhân là
do đầu tư dài hạn khác tăng 3.000 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 20,00% là khoản hợp
tác đầu tư xây dựng hạ tầng kinh doanh được công ty góp vốn theo tiến độ quy định
trong hợp đồng và trong năm công ty trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 4.019
triệu đồng cho kết quả kinh doanh âm tại công ty con và công ty liên kết. Đối với
khoản đầu tư dài hạn khác là góp vốn liên doanh thực hiện dự án mặc dù công ty
không trực tiếp tham gia thi công công trình tuy nhiên cũng cần có biện pháp theo dõi
nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa dự án vào hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn
đầu tư. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty cho các năm tiếp theo
trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu công ty trong đó có tái cơ cấu về tài chính, tái cơ
cấu về sản xuất kinh doanh, từng bước xây dựng công ty tự chủ, lành mạnh về tài
chính, sức mạnh trong kinh doanh, đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Tài sản dài hạn khác năm 2012 là 5.435 triệu đồng, tỷ trọng 11,13% tài sản dài
hạn giảm 4.666 triệu đồng so với cuối năm 2011. Cuối năm 2013, tỷ trọng tài sản dài
hạn khác chỉ chiếm 0,92% tổng tài sản dài hạn do chi phí trả trước dài hạn giảm 5.042
triệu đồng ứng với giảm 92,77% về tỷ lệ. Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế
đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kinh
doanh nên chưa đưa hết vào chi phí trong kỳ phát sinh mà tính vào các kỳ tiếp theo.
Do đặc điểm lĩnh vực hoạt động có nhiều chi phí công cụ, dụng cụ phát sinh có giá trị
sử dụng nhiều kỳ, công ty đã tiến hành lập bảng theo dõi các loại tài sản này và phân
bổ vào chi phí của các kỳ sản xuất.
Thang Long University Library
34
2.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, ta xem xét một số chỉ tiêu
thể hiện trong Bảng 2.5:
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Giá trị Giá trị
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ (%)
77,77 93,62 33,72 15,85 (59,91)
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định(%)
17,86 23,10 10,15 5,24 (12,95)
Hàm lượng vốn
cố định(%)
0,06 0,04 0,10 (0,01) 0,06
Tỷ suất lợi nhuận
vốn cố định (%)
41,63 119,10 41,68 77,47 (77,42)
So sánh
2013/2012
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012/2011
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2012 tăng so với năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này
là 33,72%. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thì tạo ra 33,72 đồng doanh thu thuần năm 2013 và 93,62 đồng doanh thu
thuần năm 2012. Nguyên nhân giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2013 là do công ty
điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với giai đoạn suy giảm của thị
trường bất động sản, sản xuất cầm chừng vì lượng sản phẩm sản xuất ra đang khó tiêu
thụ, đồng nghĩa với việc doanh thu thuần bị giảm 557.529 triệu đồng.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định: Năm 2013 so với năm
2012 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 12,95% . Nghĩa là trong năm 2013, cứ 100
đồng VCĐ tham gia sản xuất công ty tạo ra 10,15 đồng doanh thu thuần, giảm 12,95
đồng so với năm 2012. Hàm lượng VCĐ năm 2013 tăng 0,06% nghĩa là để tạo ra 1
đồng doanh thu thuần cần bỏ ra 0,10 đồng VCĐ. Chỉ tiêu này cao do VCĐ chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty. Như đã giải thích ở trên, việc suy giảm
của thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty, ảnh hưởng
đến hiệu suất sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định.
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Năm 2013, chỉ tiêu này đạt 41,68% giảm 77,42% so với
năm trước, có nghĩa trong năm 2013, 100 đồng vốn cố định thì tạo ra được 41,68 đồng
lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, so với năm 2012 mức sinh lời của một đồng VCĐ của
công ty đã bị giảm sút, việc này là do ảnh hưởng của thị trường bất động sản biến động
mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
35
Trong năm 2013, do ảnh hưởng của yếu tố thị trường dẫn đến hiệu suất sử dụng
tài sản cố định giảm, hệ lụy đến hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm, tác động lớn đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng HUD1
2.3.3.1 Phân tích tình hình biến động Vốn lưu động của công ty
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn cố định và VLĐ khác nhau. Việc
nghiên cứu VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường quản lý VLĐ, qua đó
giúp ta thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọng mỗi loại vốn trong các giai đoạn luân
chuyển, từ đó xác định được trọng điểm VLĐ của công ty. Mặt khác thông qua sự biến
động về kết cấu của VLĐ trong những kỳ khác nhau ta có thể thấy được sự biến đổi về
mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ trong đơn vị. Do đó, muốn sử dụng vốn
kinh doanh một cách hiệu quả thì công ty phải quan tâm tới công tác quản lý và sử
dụng VLĐ một cách hợp lý và hiệu quả. Điều này được Ban lãnh đạo và toàn thể cán
bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 hết sức quan tâm và
chú trọng.
Thang Long University Library
36
Bảng 2.6 Cơ cấu và sự biến động VLĐ Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng HUD1 giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
GT (Trđ) TT (%) GT (Trđ) TT (%) GT (Trđ) TT (%) GT (Trđ) TL (%) GT (Trđ) TL (%)
TÀI SẢN
NGẮN HẠN
771.676 100,00 960.919 100,00 782.707 100,00 189.243 24,52 (178.212) (18,55)
Tiền 61.991 8,03 72.280 7,52 24.080 3,08 10.289 16,60 (48.200) (66,69)
Tiền 41.991 5,44 72.280 7,52 24.080 3,08 30.289 72,13 (48.200) (66,69)
Các khoản
phải thu ngắn
hạn
190.787 24,72 270.201 28,12 201.418 25,73 79.414 41,62 (68.783) (25,46)
Phải thu khách
hàng
104.666 13,56 219.071 22,80 156.960 20,05 114.405 109,30 (62.111) (28,35)
Trả trước cho
người bán
76.015 9,85 47.156 4,91 39.545 5,05 (28.859) (37,96) (7.611) (16,14)
Phải thu khác 10.168 1,32 4.036 0,42 5.416 0,69 (6.132) (60,31) 1.380 34,19
Dự phòng phải
thu khó đòi
(62) (0,01) (62) (0,01) (503) (0,06) - - (441) 711,29
Hàng tồn kho 508.303 65,87 610.261 63,51 549.365 70,19 101.958 20,06 (60.896) (9,98)
Hàng tồn kho 508.303 65,87 610.261 63,51 549.365 70,19 101.958 20,06 (60.896) (9,98)
Tài sản ngắn
hạn khác
10.595 1,37 8.177 0,85 7.844 1,00 (2.418) (22,82) (333) (4,07)
TỔNG TÀI
SẢN
811.385 100,00 1.009.766 100,00 825.577 100,00 198.381 24,45 (184.189) (18,24)
So sánh 2013/2012Chỉ tiêu So sánh 2012/2011Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(Nguồn: P.Tài chính Kế toán)
37
Cơ cấu VLĐ:
Từ Bảng 2.6 ta thấy: VLĐ của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng nguồn
vốn. Năm 2011, 2012, 2013 VLĐ của công ty lần lượt chiếm tỷ lệ 95,11%; 95,16% và
94,81% trên tổng vốn kinh doanh của công ty. Tài sản lưu động của công ty chủ yếu là
hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn
chiếm tỷ trọng 28,12% trong tổng tài sản lưu động của công ty, tăng 41,62% so với
năm 2011. Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 68.783 triệu đồng xuống còn
201.418 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,46% tài sản lưu động. Cuối năm 2013, hàng tồn
kho chiếm tỷ trọng 70,19% giá trị tài sản lưu động của công ty, giảm 9,98% so với
năm 2012, khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng 3,08%; tài sản ngắn
hạn khác là 1,00% trong tổng tài sản lưu động của công ty.
Sự biến động VLĐ:
Năm 2012, tổng số VLĐ của công ty là 960.919 triệu đồng chiếm tỷ trọng
95,16% trong tổng vốn kinh doanh của công ty, so với năm 2011 thì số vốn này tăng
189.243 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24,52%.
Cuối năm 2013, VLĐ của công ty là 782.707 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94,81%
tổng vốn kinh doanh, so với năm trước thì số vốn này giảm 187.212 triệu đồng ứng với
tỷ lệ giảm 18,55%. Cụ thể:
- Vốn bằng tiền của công ty giảm 48.200 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 66,69%.
- Khoản phải thu ngắn hạn giảm 68.783 triệu đồng, tỷ lệ giảm 25,46% nghĩa là số
vốn bị chiếm dụng trong năm 2013 giảm.
- Hàng tồn kho năm 2012 giảm 60.896 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 9,98%,
là do có một số công trình xây lắp đã hoàn thành được đưa vào sử dụng hoặc bàn giao
cho khách hàng.
Các năm vừa qua, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn VLĐ của
công ty. Hàng tồn kho là bộ phận VLĐ nằm trong khâu dự trữ nguyên liệu, hàng hoá
của công ty. Năm 2011, hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng 65,87% trong tổng
VLĐ. Năm 2012, giá trị hàng tồn kho tăng 101.958 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
20,06% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho đạt 70,19% trong tổng
VLĐ giảm 9,98% so với năm 2012, cụ thể: năm 2013, giá trị hàng tồn kho là 549.365
triệu đồng. Do ngành nghề kinh doanh của công ty là kinh doanh bất động sản (xây
nhà để bán) nên hầu hết giá trị hàng tồn kho tồn được thể hiện dưới dạng chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang.
Trong những năm vừa qua, các khoản phải thu luôn chiếm một bộ phận quan
trọng trong lượng VLĐ của công ty. Để thực hiện việc quản lý các khoản phải thu
công ty đã mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán với
Thang Long University Library
38
từng khách hàng, đồng thời luôn chuẩn bị sẵn các chứng từ cần thiết phục vụ cho công
tác thu hồi nợ. Công ty luôn luôn chú trọng công tác đôn đốc, nhắc nhở đối với những
khoản mà công ty cho chiếm dụng khi đến hạn.
Quan sát Bảng 2.6, các năm vừa qua có thể nhận xét giá trị các khoản phải thu
của công ty có xu hướng tăng về giá trị và tỷ trọng trong nguồn VLĐ. Đi sâu nghiên
cứu, có thể thấy:
Năm 2012, tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 270.201 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 28,12% trong tổng số VLĐ, tăng 79.414 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 41,62%
so với năm 2011, trong đó: Các khoản phải thu khách hàng tăng 114.405 triệu đồng
ứng với tỷ lệ tăng 109,30%; trả trước cho người bán giảm 28.859 triệu đồng; các
khoản phải thu khác giảm 6.132 triệu đồng tỷ lệ giảm 60,31%; dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi không biến động. Để có kết quả này là do công ty đã tăng cường công tác
quản lý nợ và thu hồi công nợ với tiêu chí giảm nợ cũ và không làm phát sinh nợ mới.
Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 25,73%, giảm 2,39% về
tỷ trọng so với năm 2012, cụ thể là: Các khoản phải thu khách hàng giảm 62.111 triệu
đồng; trả trước cho người bán giảm 7.611 triệu đồng; các khoản phải thu khác tăng
1.380 triệu đồng; dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 441 triệu đồng. Lượng vốn
bị chiếm dụng của công ty có chiều giảm xuống. Cụ thể:
Các khoản phải thu khách hàng năm 2013 tỷ trọng là 77,93% các khoản phải thu
ngắn hạn, tức là giảm 3,15% tỷ trọng so với năm 2012, giá trị bằng 156.960 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 28,35%. Nguyên nhân là do năm 2013, công ty đã thực hiện quyết
toán và thu hồi công nợ một số dự án có giá trị lớn, công tác đôn đốc thu hồi công nợ
được thực hiện quyết liệt, không làm phát sinh các khoản nợ mới.
Trả trước cho người bán năm 2013 có giá trị 39.545 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
19,63% tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn, so sánh với năm 2012 tỷ lệ giảm
16,14%, tỷ trọng tăng 2,18%. Các khoản trả trước cho người bán là số tiền ứng trước
cho nhà cung cấp, nhằm mục tiêu dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh
doanh đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Năm 2011,
số tiền công ty trả trước cho người bán là 76.015 triệu đồng có tỷ trọng 39,84%. Năm
2012 và năm 2013 trả trước cho người bán giảm 28.859 triệu đồng, tương ứng 12,39%,
nguyên nhân là do công ty thực hiện quyết liệt việc hoàn thành các công trình còn dở
dang để đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho khách hàng, việc này tạo nguồn lực về tài
chính để thực hiện công tác thanh quyết toán với các bên mua, bán, thanh toán với các
nhà thầu phụ, nhà cung cấp
Các khoản phải thu khác năm 2012 có giá trị 4.036 triệu đồng chiếm tỷ trọng
1,49% VLĐ nghĩa là giảm 6.132 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, khoản phải
39
thu khác tăng 1.380 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 34,19% so với năm 2012 do tăng phí
quản lý, phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải thu các ban điều hành công trình công
ty xúc tiến thi công trong năm. Tuy nhiên so sánh tỷ trọng công nợ phải thu khác trong
tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 vẫn giảm 2,64% so với năm 2011.
Vốn bị chiếm dụng trong các khoản phải thu khác giảm, làm giảm ảnh hưởng của công
nợ phải thu khác tới tình hình tài chính của công ty.
2.3.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
VLĐ của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn, tại thời điểm 31/12/2013 VLĐ chiếm
tới 94,81% tổng số vốn kinh doanh của công ty. Vì thế ta thấy VLĐ có vai trò quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu được thể hiện
trong Bảng 2.7:
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty
Giá trị Giá trị
Doanh thu thuần về
bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ
(Trđ)
635.594 1.022.909 465.380 387.315 (557.529)
Lợi nhuận sau thuế
TNDN (Trđ)
14.817 52.735 19.116 37.918 (33.619)
Vốn lưu động bình
quân (Trđ)
636.426 866.298 871.813 229.872 5.516
Số vòng quay vốn
lƣu động (vòng)
1,00 1,18 0,53 0,18 (0,65)
Kỳ luân chuyển
vốn lƣu động
(ngày)
360 305 674 (56) 370
Hàm lƣợng vốn
lƣu động (lần)
1,00 0,85 1,87 (0,15) 1,03
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lƣu động (%)
2,33 6,09 2,19 3,76 (3,89)
Chỉ tiêu
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Năm 2011 Năm 2012
Năm
2013
Thang Long University Library
40
Số vòng quay VLĐ năm 2012 tăng 0,18 vòng so với năm 2011. Năm 2013, vòng
quay VLĐ giảm 0,65 vòng ứng với tỷ lệ giảm 54,79%. Chỉ tiêu này phản ánh số lần
luân chuyển VLĐ thực hiện được trong 1 năm. Tức là trong năm 2013 VLĐ của công
ty đã quay được 0,53 vòng. Tốc độ giảm của số vòng quay VLĐ năm 2013 lớn hơn tốc
độ giảm năm 2012, cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp chưa cao làm
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Do vòng quay VLĐ giảm làm cho kỳ luân chuyển VLĐ các năm gần đây tăng
dần. Năm 2012 kỳ luân chuyển VLĐ là 305 ngày, năm 2013 là 674 ngày. Như vậy kỳ
luân chuyển VLĐ năm 2012 giảm 56 ngày ứng với giảm 15,42%. Năm 2013, kỳ luân
chuyển VLĐ là 674 ngày tăng 370 ngày so với năm 2012. Chỉ tiêu này phản ánh số
ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được 1 lần luân chuyển. Như vậy, để thực
hiện 1 vòng quay VLĐ trong năm 2013 thì công ty cần 674 ngày. Vòng quay vốn của
công ty mất nhiều thời gian là do đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là bất động
sản (xây nhà để bán) và thi công xây lắp.
Hàm lượng VLĐ thời điểm cuối năm 2013 là 1,87 lần tăng 1,03 lần so với năm
2012. Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ công ty cần phải có 1,87 đồng VLĐ. Hàm lượng này là thấp, điều này thể hiện
công ty đã có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả
sử dụng VLĐ của công ty. Ta thấy tỷ suất này ở năm cuối 2013 là 2,19%, cuối năm
2012 là 6,09%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận VLĐ đã giảm 3,89%, ứng với tỷ lệ chênh
lệch giảm là 63,98 %. Do trong năm 2013, doanh thu công ty giảm nhiều so với năm
2012 làm lợi nhuận công ty đạt được giảm sút, cho nên tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ
giảm làm cho hiệu quả sử dụng vốn kém đi.
Khả năng thanh toán
Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa
ta đi phân tích khả năng thanh toán của công ty qua Bảng 2.8:
41
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty
Giá trị Giá trị
Khả năng
thanh toán nợ
ngắn hạn (lần)
1,31 1,17 1,20 (0,14) 0,03
Khả năng
thanh toán
nhanh (lần)
0,45 0,43 0,36 (0,02) (0,07)
Khả năng
thanh toán tức
thời (lần)
0,11 0,09 0,04 (0,02) (0,05)
Chỉ tiêu
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012 Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2012 là 1,17 lần giảm 0,14 lần so với
cuối năm 2011 là 1,31 lần. Trong năm 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,2 lần,
hệ số này tăng 0,03 lần, tỷ lệ tăng 2,90% so với năm 2012. Con số này cho biết năm
2013 với 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty đảm bảo thanh toán bởi 1,2 đồng TSNH. Hệ
số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn các năm gần đây đều có giá trị lớn hơn 1 thể hiện
doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên hệ số
này đang có xu hướng giảm chứng tỏ đơn vị có xu hướng sử dụng nhiều hơn nguồn
vốn nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng được dùng để đánh giá khả năng thanh
toán của DN dựa trên tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao
gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu ngắn
hạn. Năm 2012, hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,43 lần. Năm 2013, hệ số này
giảm đi 0,07 lần ứng với tỷ lệ giảm 15,94%. Tuy nhiên khi xem xét hệ số này để đánh
giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp còn mang tính chất tương đối vì
trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán hàng tồn kho dưới giá trị sổ sách để
đáp ứng yêu cầu thanh toán, tái đầu tư phục vụ mục đích kinh doanh. So sánh với khả
năng thanh toán ngắn hạn thì chỉ tiêu này nhỏ hơn nhiều do hàng tồn kho chiếm giá trị
lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời được dùng để đánh giá năng lực thanh toán
ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số khả năng
thanh toán tức thời của công ty giảm từ 0,11 lần năm 2011 xuống 0,09 lần năm 2012
và tiếp tục giảm xuống 0,04 lần trong năm 2013. Như vậy, trong 3 năm gần đây, hệ số
khả năng thanh toán tức thời của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 giảm
Thang Long University Library
42
nhanh và có giá trị rất nhỏ. Tuy nhiên đây là góc nhìn khắt khe khi đánh giá khả năng
thanh toán tức thời của doanh nghiệp chỉ dựa trên lượng tiền mặt doanh nghiệp hiện có.
Tóm lại các hệ số về khả năng thanh toán của công ty trong năm 2013 có giảm so với
năm 2012 nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tài sản ngắn
hạn nói chung. Nhưng công ty cũng cần xem xét đến chỉ tiêu hàng tồn kho để nâng cao
tính thanh khoản cho các TSNH của công ty trong tương lai.
Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hàng tồn kho của công ty
Giá trị
(Trđ)
Giá trị
(Trđ)
Giá vốn hàng
bán (Trđ)
602.779 903.458 400.982 300.679 (502.476)
Hàng tồn kho
bình quân (Trđ)
430.392 559.282 579.813 128.890 20.531
Số vòng quay
hàng tồn kho
(vòng)
1,40 1,62 0,69 0,21 (0,92)
Kỳ luân
chuyển hàng
tồn kho (ngày)
257 223 521 (34) 298
Chỉ tiêu
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012 Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho là 1,40 vòng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho
bình quân là 257 ngày.
Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho tăng 0,21 vòng so với năm 2011, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho giảm 34 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm 13,23%.
Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho giảm đi 0,92 vòng (năm 2012 là 1,62
vòng) làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 298 ngày so với năm 2012 (năm
2012 là 223 ngày); nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2013 giảm 502.476 triệu
đồng còn hàng tồn kho bình quân năm 2013 tăng 20.531 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 3,67%. Chỉ tiêu này giảm cho thấy lượng hàng tiêu thụ năm 2013 của doanh
nghiệp giảm, dự trữ vật tư tăng lên, một phần dẫn đến tình trạng ứ đọng vật tư, từ đó
có thể dẫn đến dòng tiền vào của công ty giảm. Nguyên nhân là do thị trường bất động
sản năm 2013 tiếp tục suy giảm, tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh của công ty
đặc biệt là mảng kinh doanh nhà và xây lắp công trình.
43
Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu
Để hiểu rõ tình hình công nợ phải thu của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
HUD1, ta phân tích các chỉ tiêu của Bảng 2.10:
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu của công ty
Giá trị Giá trị
Doanh thu thuần về
bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ
(Trđ)
635.594 1.022.909 465.380 387.315 (557.529)
Nợ phải thu bình
quân (Trđ)
150.422 230.494 235.810 80.072 5.316
Vòng quay nợ
phải thu (vòng)
4,23 4,44 1,97 0,21 (2,46)
Kỳ thu tiền bình
quân (ngày)
85 81 182 (4) 101
Chỉ tiêu
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Năm 2011 Năm 2012
Năm
2013
Năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (60,94%) cao
hơn tốc độ tăng của nợ phải thu bình quân (53,23%) làm số vòng quay nợ phải thu
năm 2012 tăng 0,21 vòng ứng với tỷ lệ tăng 5,03% so với năm 2011,bên cạnh đó, kỳ
thu tiền bình quân giảm 4 ngày.
Số vòng quay nợ phải thu năm 2013 là 1,97 vòng, so với năm 2012 giảm 2,46
vòng ứng với tỷ lệ giảm 55,53% theo đó kỳ thu tiền bình quân năm 2013 tăng 101
ngày; năm 2013, doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty
giảm 557.529 triệu đồng. Nguyên nhân của việc sụt giảm này vẫn là ảnh hưởng của
việc sụt giảm trong hoạt động của thị trường bất động sản - lĩnh vực kinh doanh chính
của công ty.
Qua xem xét việc quản lý và sử dụng vốn lưu động qua các năm, thấy: năm 2011,
thị trường tốt, kinh doanh của công ty đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2013 ta thấy
vốn bị tồn đọng thể hiện qua việc hàng hóa chậm luân chuyển, chiếm tỷ trọng 70,19%
và trong các khoản phải thu chiếm 25,73%. Việc này có nguyên nhân khách quan do
tác động của thị trường bất động sản suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến công ty trong
lĩnh vực kinh doanh nhà và thi công xây lắp, làm ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh
doanh chung của công ty.
Thang Long University Library
44
2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tƣ và
xây dựng HUD1 trong thời gian qua
2.4.1 Những thành tích đạt được trong việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty HUD1
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có nhiều biến động tuy nhiên vẫn đảm bảo cơ
cấu tài sản ổn định, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn phù hợp
với đặc điểm kinh doanh của công ty.
Cơ cấu nguồn vốn có xu hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả
chiếm tỷ trọng lớn tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo đủ vốn thanh toán nợ đến hạn,
không có nợ quá hạn hay mất khả năng thanh toán.
Tổng nguồn vốn kinh doanh có nhiều biến động tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn và
cơ cấu tài sản ổn định, chứng tỏ công ty đã chú trọng quản lý và sử dụng nguồn vốn
vay và nguồn vốn chủ sở hữu để vừa có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa
đảm bảo khả năng thanh toán và có tài trợ vốn cho tài sản hợp lý, đồng thời giúp công
ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh.
Tiền lương và thu nhập của người lao động tăng, nâng cao đời sống vật chất của
cán bộ công nhân viên.
2.4.2 Một số tồn tại trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty và
nguyên nhân
Một số tồn tại
Hệ số nợ của công ty cao, làm giảm tính tự chủ về tài chính. Đây là rủi ro tiềm
tàng tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh
Công ty chưa thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, kỳ thu tiền bình quân tăng.
Vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng trong khi nhu cầu về vốn kinh doanh của công ty
là rất lớn, dẫn tới phải đi vay từ bên ngoài. Việc ứ đọng vốn là một trong những
nguyên nhân làm hạn chế tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Vốn lưu động bị ứ đọng lớn trong hàng tồn kho, làm giảm khả năng thanh toán
nhanh của công ty
Nguyên nhân
Có thể nói nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do cuộc khủng hoảng
kinh tế đã ảnh hưởng sâu rộng đến các nền kinh tế trên thế giới nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng mà công ty cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó.
Theo sự suy giảm chung của nền kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng. Mặc
dù nhu cầu về nhà ở còn cao tuy nhiên giá các căn hộ vẫn ở mức cao và chưa thực sự
tiếp cận được với người có nhu cầu sử dụng. Khủng hoảng kinh tế khiến cho lượng
45
vốn đầu tư vào xây dựng nhà ở giảm sút. Định hướng đầu tư của Nhà nước hiện nay là
phát triển xây dựng các căn hộ, nhà ở cho người có mức thu nhập thấp và trung bình,
việc giải ngân vốn vay thi công các công trình thi công chặt chẽ khiến cho tiến độ thi
công và thanh quyết toán các dự án giảm.
Thang Long University Library
46
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG HUD1 TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng HUD1 trong
thời gian tới.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 trực thuộc Tổng công ty Đầu tư
Phát triển Nhà và Đô thị được thành lập với mục tiêu hình thành một tổ chức kinh tế
mạnh để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó:
- Định hướng thực hiện chiến lược phát triển đô thị và nhà ở Việt Nam.
- Tham gia điều tiết thị trường bất động sản, tập trung phát triển nhà ở cho các
đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
- Nhân rộng mô hình khu đô thị mới ra các địa phương trên cả nước.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định
hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm, việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị phải bảo đảm:
- Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu
của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam;
- Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối
giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh
lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị;
- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp
hoặc hiện đại.
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô
hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện
đại, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và
bảo vệ tổ quốc.
- Năm 2015, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện
tích tự nhiên cả nước, chỉ tiêu trung bình 95 m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây
dựng đô thị khoảng 400.000 ha, chiếm tỷ trọng 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung
bình 90 m2/người.
- Từ nay đến 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị
lớn và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia;
từ năm 2015 đến 2025 ưu tiên phát triển các vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự
phát triển phân tán, cục bộ; giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050 chuyển dần sang
phát triển theo mạng lưới đô thị.
47
Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị có định hướng kinh doanh đa
ngành, trong đó lĩnh vực trọng tâm là phát triển đô thị và nhà ở, gắn kết chặt chẽ với
các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây
dựng, môi trường để phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp thành viên.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 là một trong những thành viên then chốt
với mục tiêu cùng với các công ty khác trực thuộc Tổng công ty góp phần tạo thành
sức mạnh tổng hợp, thực hiện thành công chương trình phát triển nhà ở đến năm 2015
của Tổng công ty với mục tiêu hoàn thành 12,5 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó nhà ở với
mức giá trung bình chiếm tỷ trọng lớn, tập trung vào các địa bàn trọng điểm; tích cực
tham gia chương trình xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo tỷ lệ diện tích nhà ở xã hội
chiếm khoảng 10% tổng diện tích sàn nhà ở thực hiện.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1:
Theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên năm 2014 thông qua phương
hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2014 như sau:
Bảng 0.1 Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2014
STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2014
1 Đầu tư 158,5 tỷ đồng
2 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 740 tỷ đồng
3 Doanh thu 520 tỷ đồng
4 Lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng
5 Nộp Ngân sách Nhà nước 25 tỷ đồng
6 Cổ tức 10%/năm
7 Thu nhập bình quân trên đầu người 5,5 triệu đồng/người/tháng
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần
đầu tƣ và xây dựng HUD1
Từ những phân tích đã nêu tại chương 2, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
các dòng vốn trong những năm tiếp theo, Công ty cần thực hiện hiện tốt các giải pháp
sau đây:
3.2.1 Về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động
Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, cụ thể:
- Về quản lý theo dõi tài sản:
Thang Long University Library
48
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hoá, vốn
bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có theo định kỳ. Đối
chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số liệu phản ánh trên sổ sách kế toán để kịp thời điều
chỉnh, phương án xử lý nếu có sự chênh lệch hoặc không hợp lý.
- Lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng vốn lưu động:
Căn cứ trên kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, Công ty xây dựng kế
hoạch về nhu cầu sử dụng, huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong đó có
vốn lưu động. Việc xây dựng tốt kế hoạch về vốn giúp cho Công ty chủ động trong
việc huy động cũng như sử dụng hợp lý, hiệu quả các dòng vốn. Tránh tình trạng thừa
vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Việc xây dựng kế hoạch về vốn lưu động cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực
tế, nhu cầu phát triển của thị trường, khả năng tăng trưởng của Công ty trong năm tới
cũng như thực hiện tốt công tác dự báo về sự biến động của thị trường.
- Huy động vốn.
Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, Công ty
có thể sử dụng một cách chủ động, không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường tài chính, dịch vụ cho thuê tài chính là một
hình thức đang được mở rộng. Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng sử dụng
hình thức này ngày càng nhiều. Cho thuê tài chính là giải pháp hữu hiệu giúp cho
doanh nghiệp vốn ít nhưng vẫn có thể sử dụng được thiết bị công nghệ hiện đại.
Trong cơ cấu TSCĐ của công ty những năm gần đây chưa thấy có TSCĐ thuê tài
chính, đây cũng là một giải pháp huy động vốn thuận tiện và có hiệu quả mà công ty
có thể nghiên cứu và sử dụng.
- Quản lý khoản phải thu.
Tăng cường công tác quản lý nợ đối với các khách hàng, quyết liệt trong việc đôn
đốc thu hồi công nợ, giảm thiểu việc bị chiếm dụng vốn. Có kế hoạch pháp lý cần thiết
đối với những khách hàng nợ dây dưa, kéo dài.
Do tính đặc thù về ngành nghề kinh doanh của Công ty chủ yếu là bất động sản
và xây lắp nên cần đặc biệt chú trọng ngay từ việc soạn thảo các hợp đồng, nhằm
phòng ngừa phát sinh các khoản nợ khó đòi, các khách hàng có dấu hiệu tài chính
kém.
- Quản lý các khoản phải trả.
Công ty cần xây dựng kế hoạch thanh toán các khoản nợ, các khoản vốn đang
chiếm dụng (chậm trả). Thực tế, số vốn mà công ty chiếm dụng đã phần nào giúp công
49
ty giảm bớt được sự thiếu hụt vốn kinh doanh. Nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù
hợp, đúng hạn thì việc chiếm dụng vốn ấy không chỉ giúp công ty giảm bớt được sự
thiếu hụt vốn mà còn giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng của mình.
- Quản lý hàng tồn kho.
Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, các năm gần
đây đều chiếm tỷ trọng trên 60%. Đây là nguyên nhân khiến khả năng thanh toán
nhanh của công ty bị giảm sút, vốn bị ứ đọng làm ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển
vốn. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp quản lý tốn hàng tồn kho nhằm đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp
nên hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Chi phí này tăng khi có càng nhiều công trình chưa được quyết toán. Vì thế doanh
nghiệp cần có biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình, tránh thời gian
chết trong quá trình thi công, đồng thời nhanh chóng hoàn tất hồ sơ quyết toán, yêu
cầu chủ đầu tư thực hiện quyết toán đúng hợp đồng. Để thực hiện điều này cần có sự
hợp tác từ cả hai phía:
Công ty cần có sự chủ động nâng cao năng suất, đẩy nhanh tiến độ thi công, rút
ngắn chu kỳ sản xuất. Làm được điều này thì cần phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào:
Máy móc thiết bị, vật tư, nhân công Thêm vào đó, cần hạn chế tối đa thời gian
ngưng giữa các giai đoạn, các khâu sản xuất, đảm bảo cho quá trì thi công diễn ra liên
tục kế tiếp nhau; khai thác tối đa năng lực hiện có, kết hợp với lên kế hoạch đổi mới
máy móc, thiêt bị thi công, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động, năng
lực thi công sử dụng hiệu quả lượng nguyên vật liệu đầu vào, đẩy nhanh tiến độ thi
công công trình, giảm lượng vốn ứ đọng trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nhất thiết bố trí đúng người, đúng việc tránh tình trạng thừa thiếu người không phù
hợp với công việc. Tăng cường điều động, biệt phái lãnh đạo nghiệp vụ cho công
trường trọng điểm để đôn đốc tiến độ thi công, đôn đốc công tác nghiệm thu, thu hồi
vốn.
Đẩy nhanh quá trình bên chủ đầu tư nghiệm thu công trình, tiến tới thực hiện
quyết toán, thanh lý hợp đồng: Trước khi thi công yêu cầu chủ đầu tư khảo sát kỹ thiết
kế công trình, làm hợp đồng rõ ràng và đưa các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên về
vấn đề thời hạn và thời gian quyết toán, có ghi rõ mức độ trách nhiệm của mỗi bên khi
thực hiện sai các điều khoản trong hợp đồng nâng cao trách nhiệm mỗi bên trong công
tác thanh quyết toán; Căn cứ kế hoạch thi công và tiến độ thi công thực tế, cần chuẩn
bị sẵn sàng những thủ tục hồ sơ cần thiết để có thể tiến hành ngay công tác nghiệm
thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình cho chủ đầu tư khi công trình, hạng mục
Thang Long University Library
50
công trình hoàn thành; Chủ động liên hệ với chủ đầu tư và bên thứ ba (cơ quan chức
năng liên quan) để thông báo kế hoạch nghiệm thu, thời gian thanh quyết toán bàn giao
công trình để việc bàn giao diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn cố định
Tăng cường và khai thác có hiệu quả toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động
SXKD của Công ty; Hạn chế thời gian ngừng nghỉ của máy móc.
Tổ chức phân loại, đánh giá định kỳ TSCĐ nhằm xác định các tài sản kém hiệu
quả, cũ, lạc hậu để có kế hoạch thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn, kịp thời đổi mới.
Thực hiện tốt công tác này giúp cho Công ty luôn năm được tình hình biến động của
TSCĐ, kịp thời điều chỉnh mức chi phí trích khấu khao vào giá thành sản phẩm nhằm
bảo toàn VCĐ cho doanh nghiệp.
Có chế độ khuyến khích về tài chính đối với các nghiên cứu, sáng chế, sáng kiến
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của cán bộ, công nhân viên trong
Công ty.
Tổ chức tốt và khoa học việc theo dõi luân chuyển tài sản đầy đủ, kịp thời nhằm
đảm bảo công tác quản lý về mặt hiện vật cũng như giá trị của tài sản trong thời gian
sử dụng.
Quá trình sử dụng vốn cố định phải đảm bảo không những bảo toàn mà còn phát
triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Việc bảo toàn
vốn phải đảm bảo trên cả hai mặt giá trị và hiện vật. Về mặt hiện vật, Công ty không
chỉ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu của tài sản cố định mà quan trọng hơn là
phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó.
Việc đầu tư phải dựa trên năng lực hiện có về khả năng sản xuất, năng suất, tuổi
thọ kĩ thuật. Viêc đầu tư TSCĐ nên dựa trên nguồn vốn dài hạn bởi khi đó công ty sẽ
tránh được những biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang
lại. Vì thế, trước khi đầu tư, công ty cần tìm nguồn vốn hợp lý như: khấu hao, vốn tự
bổ sung, vay dài hạn. Lập kế hoạch dài hạn về đầu tư, mua sắm các máy móc thiết bị
hiện đại tạo điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí.
Có phương pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả các công cụ dụng cụ không đủ
điều kiện ghi nhận tài sản cố định hiện đang được theo dõi trên chi phí trả trước của
công ty, vì số công cụ dụng cụ này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tài sản dài hạn cần
theo dõi.
51
3.2.3 Nâng cao chất lượng công trình, tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh
doanh
Nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí là biện pháp cơ bản thiết yếu để
tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Việc nâng cao chất lượng công trình phải được thực hiện ở mọi khâu, mọi giai đoạn, từ
khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi bàn giao công trình và đưa vào sử dụng. Để làm được
điều đó, cần: Đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là đội
ngũ công nhân viên bậc cao những người trực tiếp than gia sản xuất sản phẩm; Làm tốt
công tác kiểm tra chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công đảm bảo công
trình đạt được đúng tiêu chuẩn đề ra, phát hiện và khắc phục kịp thời nếu có sai sót.
Nâng cao chất lượng đi đôi với việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm. Công ty cần phải tăng cường quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh để từ
đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Có thể đưa ra một số giải pháp sau:
Trong chi phí sản xuất kinh doanh cũng như chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của
công ty, chi phí vật tư có giá trị rất lớn, vì vậy việc quản lý vật tư có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Để
công tác quản lý vật tư đạt hiệu quả cao, công ty cần căn cứ vào tình hình cụ thể và
điều kiện cụ thể, lựa chọn nhà cung cấp với giá trị hợp lý, chất lượng đảm bảo và chi
phí vận chuyển đến công trình thấp; xây dựng định mức tiêu hao cho từng công trình
để biết rõ nhu cầu cụ thể cho từng thời gian nhất định.
Về chi phí máy thi công, do địa bàn hoạt động rộng, công ty có thể cho thuê máy
thi công đang chờ việc để tăng thu nhập, giảm hao mòn vô hình; đồng thời tìm nguồn
cho thuê máy bên ngoài đối với các công trình thi công ở xa, việc điều chuyển máy thi
công tốn kém nhằm tiết kiệm chi phí.
Về chi phí nhân công, cần xem xét nhu cầu sử dụng cân đối giữa nguồn lao động
dài hạn và lao động thời vụ, hiện tại ngoài các nhân viên lao động dài hạn, công ty có
phát sinh chi phí thuê nhân công thời vụ bên ngoài: lao động dài hạn sẽ có trình độ
kinh nghiệm hiểu rõ công việc nâng cao năng suất chất lượng công trình tuy nhiên lao
động thời vụ sẽ tiết kiệm được chi phí cho công ty trong thời gian nhàn rỗi, chờ việc.
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi
cá nhân để có thể thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh
Một tổ chức muốn hoạt động tốt thì phải có những con người vận hành giỏi, Yếu
tố con người là yếu tố không thiể thiếu trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Vì
vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao tay nghề trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên:
Thang Long University Library
52
Công ty cần có chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trên cơ sở chiến
lược kinh doanh của công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, công ty cần xác
định số lượng lao động cần thiết, trên cơ sở đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử
dụng phù hợp ngoài ra đánh giá chất lượng lao động, có phương án áp dụng phù hợp
đối với lao động dôi dư, lao động không đáp ứng được công việc hiện tại, có phương
án thay thế luân chuyển nhân sự để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển ổn định, liên tục.
Cần có chính sách trọng dụng nhân tài đồng bộ với chính sách lương thưởng
công bằng, hợp lý dựa trên cống hiến của người lao động, dựa trên công việc được
giao. Áp dụng chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất từ đó tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ công ty, khuyến khích người lao động phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hăng hái lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho
cán bộ lãnh đạo và quản lý cũng như cán bộ công nhân viên của công ty. Đây là khâu
then chốt trong công tác quản lý nói chung và quá trình đổi mới công tác tổ chức bộ
máy cán bộ nói riêng, đồng thời cũng tác động trực tiếp tới công tác quản lý trong
công ty.
3.3 Một số kiến nghị khác
Hoàn thiện công tác tổ chức, nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn
kinh doanh đối với công ty là một vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, việc này chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường nội tại, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của
Công ty.
Xuất phát từ tình hình thực tế tại Công ty, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với các cơ quan Nhà nước
Đẩy nhanh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý
bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bổ sung các cơ chế chính sách mới nhằm kích thích
phát triển sản xuất trong nước cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán phù hợp cho nhiều loại hình kinh tế,
giúp thuận lợi hơn trong việc thu thập, xử lý và phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm
mục tiêu công khai, minh bạch tài chính doanh nghiệp.
Nghiên cứu, ban hành Bộ tiêu chí các chỉ tiêu về tài chính để đánh giá xếp loại
doanh nghiệp hàng năm theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Việc này nhằm giúp cho công
tác quản lý tài chính doanh nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước được tốt và chặt
53
chẽ hơn đồng thời góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu
được các yếu tố rủi ro tác động vào nền kinh tế chung của đất nước.
- Đối với Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị:
Tổ chức nghiên cứu, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, mô hình tổ chức, giải pháp
quản lý, điều hành từng lĩnh vực đã đạt hiệu quả cao ở các cơ sở để mỗi công ty thành
viên có thể nghiên cứu vận dụng cải tiến tổ chức quản lý kinh doanh của đơn vị mình
nhằm đạt mục tiêu năng động, hợp lý, hiệu quả và không trái với chế độ quản lý hiện
hành của Nhà nước và của Ngành.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm
trên những lĩnh vực cơ bản cho các công ty thành viên. Tạo điều kiện cho các công ty
thành viên có thể phát huy được các lợi thế riêng của mình.
- Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
+ Sớm xây dựng quy chế quản lý tài sản, nguồn vốn một cách chặt chẽ và thống
nhất trong toàn Công ty.
+ Nâng cao tính chủ động hơn nữa trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính
đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực huy động và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn.
+ Tổ chức nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình thị trường bất động sản, xây
lắp, xu thế phát triển của thị trường, bao gồm cả thị trường nhà cho thuê để từ đó có
kế hoạch, các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư cho phù hợp với các năm
tiếp theo và hạn chế sự gia tăng về hàng tồn kho (nhà xây xong không bán được).
+ Tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
hiện có tại Công ty, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên và người lao động trong Công ty.
Thang Long University Library
54
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc thì đều phải quan tâm đến
vấn đề tạo lập và sử dụng đồng vốn của mình sao cho có hiệu quả nhất. Vì đó là một
vấn đề vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động SXKD, Công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và sau nhiều năm thành lập và phát triển, công ty đã đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ; song bên cạnh đó còn một số tồn tại cần khắc phục, đòi hỏi công ty
cần cố gắng hơn nữa trong quá trình SXKD của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty cùng với sự tìm hiểu thực tế và kiến thức đã
được học, dưới sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã đi sâu phân tích thực
trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty, từ đó mạnh dạn đóng góp ý kiến
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, với hi vọng phần nào giúp công ty
khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong thời
gian tới.
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Sinh viên
Thời Hồng Nga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_van_a16118_1846_6346.pdf