Chính sách sử dụng nguồn nhân lực:
Cần phải có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có chất
xám đang làm việc tại ngân hàng. Tiêu chuẩn hóa trình độ nhân viên theo các vị trí
làm việc, tuy nhiên vẫn phải nắm vững các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Nếu
hiện nay không đáp ứng thì có thể thực hiện đào tạo lại trong một thời gian ngắn.
Nếu vẫn không đáp ứng đƣợc sau khi đào tạo lại thì có thể thuyên chuyển vào vị trí
phù hợp hoặc sa thải.
Tiêu chuẩn hóa nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn hóa thu nhập tƣơng ứng.
Trên cơ sở chất lƣợng làm việc của nhân viên và vị trí làm việc của nhân viên cần
phải có mức thu nhập phù hợp, ở các thành phố lớn mức thu nhập phải trên
3.000.000đ/tháng. Giảm thiểu và tránh những trƣờng hợp nhân viên có chất lƣợng
cao bị thu hút bởi các ngân hàng khác do có mức lƣơng hấp dẫn hơn. Cần có chế độ
đền bù thiệt hại rõ ràng để tạo sự ràng buộc, hạn chế nhân viên có trình độ, kinh
nghiệm rời bỏ Ngân hàng Công thƣơng.
Áp dụng cơ chế ƣu đãi đối với đối tƣợng nhân lực có trình độ cao. Có thực
hiện đƣợc cơ chế này mới đảm bảo khả năng không để mất nhân tài, đảm bảo nguồn
chất xám của ngân hàng. Chấp nhận cho họ có mức lƣơng cao hơn, tạo điều kiện
đƣợc nghiên cứu, học tập.
122 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng công thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng
thêm vững mạnh. Áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từ các tiêu chuẩn về
chất lƣợng dịch vụ đến các tiêu chuẩn pháp lý liên quan đến yêu cầu về vốn hay
chống rửa tiền để đảm bảo an toàn, lành mạnh cho ngân hàng cũng nhƣ để nâng
cao uy tín và dễ dàng hoạt động trên phạm vi quốc tế.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
94
3. 2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NHCT VN.
Ngân hàng Công thƣơng có một lợi thế lớn là một ngân hàng thƣơng mại quốc
doanh lớn, có uy tín trong hoạt động ngân hàng không những trong nƣớc mà còn cả
ở nƣớc ngoài; đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về vốn; có một lực lƣợng khách hàng
đông đảo, truyền thống; có một mạng lƣới rộng khắp trên toàn quốc, bám sát nhu
cầu của khách hàng; có một cơ sở vật chất đang đƣợc đầu tƣ và đổi mới. Trên cơ sở
các lợi thế vốn có này, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam tiếp tục đầu tƣ vào các
nguồn lực của mình để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.
3.2. 1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
3.2.1 1. Phương án tăng vốn tự có
Yêu cầu cấp thiết của NHCT VN hiện nay la việc phải nâng cao năng lực tài
chính theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nâng mức vốn tự có của Ngân hàng Công thƣơng
Việt Nam lên mức các ngân hàng trung bình trong khu vực: Vốn tự có phải đạt tối
thiểu 8% tổng nguồn vốn cấp I và cấp II, tỷ lệ nợ xấu thấp.
Việc nâng cao mức vốn tự có của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đòi hỏi
một sự can thiệp rất lớn từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc . Chính phủ
phải sử dụng một số công cụ đặc biệt để tăng vốn điều lệ nhƣ phát hành trái phiếu
Chính phủ, tài trợ từ nguồn vay nợ nƣớc ngoài.
Công cụ thứ nhất: Phát hành trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên, trái phiếu Chính
phủ thƣờng đƣợc phát hành trong thời gian nhất định, không quá 5 năm (trung hạn)
nên chỉ đáp ứng đƣợc việc nâng cao mức vốn tự có trong trung hạn chứ chƣa làm
tăng sức mạnh tài sản thực tế của ngân hàng.
Công cụ thứ hai: Dùng nguồn vay nợ nƣớc ngoài của Chính phủ để tài trợ làm
tăng vốn điều lệ cho ngân hàng. Song, việc sử dụng công cụ đặc biệt ấy phải có sự
tính toán đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cân đối vĩ mô của nền kinh tế từ cán cân thanh
toán, cán cân vốn, ngoại tệ và tỷ giá, cân đối Ngân sách Nhà nƣớc.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
95
Để nhận đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc
nâng cao vốn tự có của mình, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đòi hỏi phải có
những chính sách làm lành mạnh hóa tình hình tài chính bằng cách tập trung giải
quyết nợ xấu, quản lý tốt tài sản Nợ - tài sản Có.
Các ngân hàng có thể tăng vốn tự có bằng các cách sau:
+ Các NHTM Nhà nƣớc có thể kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính và
NHNN nghiên cứu bổ sung thêm vốn điều lệ - một thành phần quan trọng trong vốn
tự có, kiến nghị với Chính phủ đƣa ra chính sách giảm thuế thu nhập để nâng cao
vốn tự có.
+ Các NHTM Nhà nƣớc có thể tăng vốn tự có bằng cách giữ lại lợi nhuận
hằng năm để tăng vốn điều lệ, hay phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần để
tăng vốn điều lệ.Trong quá trình hiện nay, NHCT VN cần phải đẩy nhanh quá trình
cổ phần hóa, tạo điều kiện để ngân hàng phát hành cổ phiếu và trái phiếu dài hạn
nhằm tăng vốn tự có và cũng từ đó thúc đẩy thị trƣờng vốn phát triển.
+ NHTM cổ phần có thể tăng vốn bằng cách sát nhập giữa các NHTM cổ
phần có quy mô không lớn với nhau để trở thành những ngân hàng có quy mô lớn
hơn, có sức cạnh tranh cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn, hoặc cho phép các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần của các NHTM cổ phần Việt Nam nhằm tăng thêm vốn.
3.2.1 2. Phương án xử lý nợ xấu
Mặc dù NHCT VN là ngân hàng đầu tiên trong cả nƣớc có công ty quản lý nợ
và khai thác tài sản, với hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt là NHTM NN đầu tiên áp
dụng các hình thức xử lý nợ tồn đọng theo các phƣơng thức mới. Tuy nhiên nợ xấu
vẫn đang là một vấn đề bức xúc nhất hiện nay của hệ thống Ngân hàng Công
thƣơng Việt Nam, để giải quyết vấn đề này có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tiến hành phân loại nợ xấu: Chia thành các nhóm nhƣ sau:
Nợ dƣới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
96
Từ việc phân chia thành các nhóm nợ nhƣ trên sẽ giúp cho các ngân hàng có
thể đánh giá đƣợc đúng thực chất tính chất của các khoản nợ vay để có thể đề ra
đƣợc những biện pháp xử lý cụ thể.
Đối với dƣ dƣới tiêu chuẩn có khả năng không thu hồi đƣợc gốc và lãi khi
đến hạn thì cần xác định rõ công nợ, tồn kho thực tế của khoản dƣ nợ đó để tiến
hành tận thu các khoản doanh thu bán hàng, các nguồn tiền về của khách hàng. Sử
dụng sự hỗ trợ của các bên có liên quan để cùng với khách hàng thu nợ. Trong
trƣờng hợp không thể thu đƣợc nợ dƣới tiêu chuẩn thì chuyển nợ dƣới tiêu chuẩn
thành nợ nghi ngờ để tiến hành các thủ tục thu hồi nợ theo quy định nhƣ xử lý tài
sản, khởi kiện.
Đối với dƣ nợ quá hạn có tài sản đảm bảo thì kiên quyết tiến hành các thủ tục
xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các chi nhánh và công ty mua bán nợ NHCT
VN tự chủ đọng xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp cầm cố, gán nợ..)
kể cả tài sản là bất động sản theo hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trƣờng;
Bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá; Bán cho công ty mua bán nợ của Bộ Tài
chính. Giá bán các tài sản có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá trị nợ tồn đọng. Nếu bán
thấp hơn thì phần chênh lệch đƣợc xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của NHCT
VN. Nếu bán cao hơn thì phần chênh lệch sẽ đợi xử lý của nhà nƣớc.
Đối với dƣ nợ quá hạn không có tài sản làm đảm bảo sau khi sử dụng các
biện pháp tận thu vẫn không xử lý đƣợc tài sản thì tiến hành khởi kiện ra pháp luật.
Đồng thời, ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro,
chuyển sang hạch toán ngoại bảng, giảm số nợ quá hạn tồn đọng lâu ngày. Đối với
các khoản nợ tồn đọng do cho vay theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện phân
loại nợ, báo cáo NHNN VN để đệ trình lên chính phủ.
Đối với các loại nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhƣng con nợ vẫn
còn đang tồn tại và hoạt động thì tái cơ cấu khoản nợ: giãn nợ, miễn giảm lãi một
hay một phần nợ gốc; cấn trừ bằng cổ phần tại doanh nghiệp, đàm phán để cấn trừ
tài sản khác của doanh nghiệp; Kiện ra tòa với khoản nợ dây dƣa có tranh chấp.
Nợ xấu cũng có thể phân chia thành các loại:
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
97
Nợ do NHTM quốc doanh ứng ra trả ngay cho ngân sách Nhà nƣớc. Đối với
loại nợ này, NHNN có thể xử lý theo 2 phƣơng án: Thứ nhất, NHNN tiếp tục nhận
nợ coi nhƣ NHTM đầu tƣ cho ngân sách Nhà nƣớc theo lãi suất huy động vốn của
kho bạc Nhà Nƣớc. Thứ hai, NHNN trả dần hàng năm.
Nợ khoanh, nợ giãn chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Đối với loại
nợ này, doanh nghiệp kinh doanh ngân hàng cần phải tập trung xử lý dần nợ gốc,
tiếp tục khoanh nợ lãi cũ, áp dụng lãi suất ƣu đãi với phần nhân nợ mới.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ do bên bảo lãnh trả thay do ngƣời vay bị phá sản,
giải thể, các vụ án kinh tế, ngƣời vay gặp khó khăn do nguyên nhân khách
quan…NHTM chỉ nắm giữ đƣợc một phần tài sản thế chấp cầm cố nhƣ nhà ở, xe cộ
và phần lớn là đất đai. Đối với loại này, các NHTM tổ chức phát mại, cho thuê tài
sản để thu nợ dần. Đối với các khách hàng chạy trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc các
khoản nợ có tranh chấp, các ngân hàng cần khởi kiện ra toà kinh tế.
* Tập trung ngăn chặn, hạn chế việc phát sinh nợ xấu mới: việc sớm nhận
ra những khoản nợ có dấu hiệu có vấn đề là một phần quan trọng trong quản lý tín
dụng nhằm đƣa ra đƣợc biện pháp xử lý kịp thời nhất đảm bảo thu hồi vốn an toàn.
Để làm đƣợc điều này cần có những dấu hiệu cảnh báo sớm cho những khoản nợ
thông qua việc các cán bộ tín dụng cần tậm trung xử lý từ khách hàng bằng cách rà
soát hợp đồng và giấy tờ liên quan đến những khoản vay một cách chi tiết cẩn thận,
giám soát khoản nợ có vấn đề là một quá trình. Các cán bộ tín dụng nên cảnh giác
trƣớc những dấu hiệu cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn và hạn chế các khoản nợ trở
thành nợ có vấn đề, nợ xấu.
3.2.1 3. Tăng qui mô nguồn vốn
Tăng nguồn vốn này là cơ sở cho phép mở rộng cho vay và các hoạt động
kinh doanh khác.Vì vậy các NHTM Việt Nam cần đƣa ra những biện pháp cụ thể,
thích hợp, kịp thời cho việc tăng vốn huy động.
Ngân hàng đề ra nhiều chính sách khuyến khích tiền gửi, tiền tiết kiệm nhƣ
giảm phí, khuyến mãi, tiết kiệm dự thƣởng. Dựa theo tính chất của ngành ngân
hàng để kích thích khách hàng thiết lập quan hệ tiền gửi, gửi tiền tiết kiệm.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
98
Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam có thể đƣa ra một số sản phẩm tiết kiệm
mới nhƣ:
- Tiết kiệm hƣu trí, tiết kiệm bù trƣợt giá...
- Phát hành kỳ phiếu dài hạn: nhằm tăng khả năng nguồn vốn dài hạn có thể
phát hành kỳ phiếu dài hạn lãi suất cao hơn để thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi trong
dân cƣ, đảm bảo khả năng thanh toán trong dài hạn của ngân hàng.
Đồng thời, ngân hàng có thể mở rộng dịch vụ thẻ rút tiền, thẻ thanh toán để có
đƣợc một lƣợng tiền gởi không kỳ hạn. Hoặc theo kinh nghiệm của các nƣớc phát
triển trên thế giới, các ngân hàng Việt Nam có thể tăng quy mô vốn thông qua thị
trƣờng chứng khoán và tập trung vốn thông qua mua bán sáp nhập.
3.2. 2. Giải pháp nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ
3.2. 2.1. Đa dạng hóa loại hình sản phẩm dịch vụ
Đối với ngân hàng là dịch vụ tài chính, việc thiết kế sản phẩm, định giá sản
phẩm sao cho thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhất là vấn đề khó, bởi vì là dịch vụ
tài chính, sản phẩm ngân hàng vừa mang đặc điểm của dịch vụ, vừa mang đặc thù
riêng. Khác với sản phẩm hữu hình, dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói
riêng mang tính chất vô hình. Chất lƣợng dịch vụ phụ thuộc vào hành vi, cƣ xử, thái
độ của ngƣời bán và sự thỏa mãn của ngƣời mua trong quá trình mua bán, tiêu dùng
sản phẩm. Do vậy cần tập trung đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo những công
việc cụ thể sau:
Đa dạng hóa hệ thống thanh toán qua ngân hàng, phục vụ tốt cho việc mua
bán, thƣơng mại điện tử, sử dụng séc thanh toán cả trong và ngoài nƣớc, hoàn thiện
và mở rộng công tác liên ngành để việc thanh toán đƣợc nhanh và chính xác,
khuyến khích cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng.
- Mở rộng các hình thức cấp tín dụng mới nhƣ mua bán, cầm cố giấy tờ có
giá trị, tài trợ theo dự án, tham gia tích cực vào thị trƣờng tài chính. NHCT VN
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
99
không phải là NHTM đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm mới có thể tạo nên hình
ảnh, ấn tƣợng về một ngân hàng hoạt động sáng tạo đối với khách hàng. Nhƣng
NHCT VN có thể thực hiện chiến lƣợc là “ngƣời đi sau” trên thị trƣờng cũng vẫn có
thể giành đƣợc lợi thế cạnh tranh về sản phẩm nếu họ rút đƣợc kinh nghiệm từ
những hạn chế, sai lầm của ngân hàng đi trƣớc và thay đổi sản phẩm sao cho phù
hợp với khách hàng hơn. Sản phẩm dịch vụ cho vay tiền để mua nhà, mua ô tô của
các ngân hàng nở rộ hiện nay là một ví dụ, NHCT VN không đƣa ra sản phẩm này
nhƣng có thể cải tiến để cho vay với điều kiện ƣu đãi. Ví dụ nhƣ NHCT VN liên kết
cùng một công ty xây dựng, đầu tƣ xây dựng nhà chung cƣ với nhiều loại hình nhƣ
chung cƣ cao cấp, hay chung cƣ bình dân rồi công bố loại hình cho nhân dân vay để
mua nhà chung cƣ này. Điều này vừa khiến NHCT VN thu đƣợc lợi nhuận trong
việc đầu tƣ nhà, vừa thu đƣợc lãi cho vay, một loại hình tín dụng vừa mở rộng và
nâng cao uy tín trên thị trƣờng.
- Liên kết với sở điện lực, viễn thông để có thể thu tiền điện, nƣớc sinh hoạt,
tiền điện thoại…giúp ngƣời dân tiết kiệm đƣợc thời gian, giúp cho các cơ quan chức
năng tiết kiệm chi phí kiểm, đếm, vận chuyển…lại còn đem lãi suất cho những
khoản tiền có trong tài khoản. Mở rộng mạng lƣới ATM, liên kết với các ngân hàng
trong nƣớc tiến đến là ngân hàng nƣớc ngoài, siêu thị, cửa hàng lớn trong nƣớc để
ngƣời dân có thể tự do rút tiền tiến hành mua bán...
- Phát triển hơn dịch vụ tƣ vấn tài chính, lắp đặt phần mềm quản lý tài chính
cho các khách hàng lớn.
- Thực hiện rộng rãi hình thức ngân hàng tại nhà thông qua Internet để phát
đi các lệnh giao dịch, đƣa chữ ký điện tử vào sử dụng…
Ngoài ra, các NHTM Việt Nam nên đƣa thêm một số sản phẩm, dịch vụ có
nhiều tiện ích hơn cho khách hàng nhƣ : Thu hộ thuế, dịch vụ bảo quản và ký gửi,
dịch vụ uỷ thác, dịch vụ môi giới, đại lý phát hành và quản lý chứng khoán, dịch vụ
bảo hiểm, dịch vụ cho thuê tài chính, dịch vụ mua bán nợ, ngoại tệ…
3.2. 2.2. Cạnh tranh về giá sản phẩm dịch vụ
NHCT VN là một trong những ngân hàng có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, thêm vào
đó lại đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi của Nhà nƣớc, nên có thể sử dụng chính sách giá
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
100
thấp để lôi kéo khách hàng, tăng thị phần để cạnh tranh với các ngân hàng trong
nƣớc.
Tuy nhiên trong giai đoạn tới, khi NHNNg tràn vào, NHCT VN không thể sử
dụng mức lãi suất để cạnh tranh với họ, bởi tiềm lực tài chính của ngân hàng có hạn
trong khi công nghệ nghèo nàn lạc hậu không thể cạnh tranh với các ngân hàng
nƣớc ngoài. Ngoài ra khi này, những ƣu đãi dành cho NHCT VN cũng đã giảm dần
điều này sẽ khiến NHCT VN gặp vô vàn khó khăn nếu cạnh tranh bằng giá thấp
Hơn nữa mức lãi suất bao giờ cũng bao gồm cả rủi ro, chỉ các ngân hàng có
đệ tín nhiệm và xếp hạng thấp mới duy trì lãi suất tiền gửi cao để duy trì nguồn vốn,
trong khi đó, NHCT VN là một ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Do vậy
NHCT VN nên duy trì một mức giá thích hợp, chỉ sử dụng lãi suất nhƣ một công cụ
cạnh tranh mang tính chiến thuật không thể áp dụng lâu dài. Việc định giá phụ
thuộc vào mục tiêu của từng thời kì là tăng trƣởng nguồn vốn, thu hút khách hàng,
tăng lợi nhuận hay để giữ bạn hàng.
Trƣớc khi đƣa ra các chiến lƣợc về giá cần nghiên cứu cẩn thận về môi
trƣơng vĩ mô cũng nhƣ môi trƣờng tác nghiệp phân tích rõ điểm mạnh điểm yếu,
thời cơ và thách thức để đƣa ra mức giá hợp lý nhất cho từng thời kì nhằm vừa có
mức giá cạnh tranh vừa thu đƣợc lợi nhuận tồn tại và phát triển
3.2. 2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Bao giờ chất lƣợng dịch vụ cũng mang tính cạnh tranh cho ngân hàng, không
chỉ về tăng lợi nhuận, giảm chi phí thu hút khách hàng, mà quan trọng nhất là uy tín
của ngân hàng sẽ đƣợc nâng cao rõ rệt. Đối với NHCT VN chất lƣợng dịch vụ
không chỉ là quá trình giao tiếp với khách hàng, mà còn phụ thuôc vào các yếu tố
khác nhƣ hệ thống phân phối, quy trình giao dịch:
Hệ thống phân phối và quy trình giao dịch thuận tiện và hiệu quả nhƣ hồ sơ
vay vốn rõ ràng, dễ hiểu. Khách hàng đến ngân hàng rút tiền có thể rút tại ATM
hoặc rút tại quầy thông qua giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng mà luôn gặp
thái độ dễ chịu từ phía nhân viên giao dịch. Tuy nhiên, các nhân viên khác nhau
không thể cung cấp chất lƣợng dịch vụ nhƣ nhau và thậm chí một nhân viên giao
dịch có thể cung cấp dịch vụ với chất lƣợng khác nhau tại các thời điểm khác nhau.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
101
Do vậy, các cán bộ có kỹ năng, trình độ tốt, đƣợc đào tạo cẩn thận là yếu tố quyết
định chất lƣợng dịch vụ.
Chất lƣợng dịch vụ cũng phụ thuộc vào môi trƣờng, cảnh quan xung quanh
bao gồm thiết kế và bố trí quầy dịch vụ phục vụ khách hàng sao cho thuận tiện nhất.
Thiết kế bao gồm bố trí trong ngân hàng, thiết bị, đồ đạc, không gian, màu sắc v.v...
Tất cả những yếu tố đó có thể tạo nên không khí thân thiện và giúp việc loại bỏ
“hàng rào ngăn cách” giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng.
Tổ chức, sắp xếp lại quy trình giao dịch theo hƣớng tập trung hoá và tự động
hoá để giảm rủi ro, đảm bảo xử lý nhanh gọn và khoa học. NHCT VN nên đƣa ra
cam kết đối với khách hàng, quyền của khách hàng, các dịch vụ tƣ vấn miễn phí qua
điện thoại. Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ đƣa ra các tiêu chuẩn tối thiểu mà ngân
hàng cần đạt tới. Mục đích của các ngân hàng là đạt đƣợc chất lƣợng dịch vụ vƣợt
mức tối thiểu để đáp ứng đƣợc mong đợi của khách hàng. Định kỳ, các ngân hàng
đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ thông qua khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng.
Tóm lại, đối với dịch vụ ngân hàng tài chính, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ, khi
mà cạnh tranh về giá không mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài và không có nhiều
điều kiện để cạnh tranh về sản phẩm, cần phải củng cố, nâng cao chất lƣợng dịch
vụ, sử dụng chất lƣợng dịch vụ nhƣ một công cụ cạnh tranh hữu hiệu.
3.2. 3. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ
Công nghệ ngân hàng đƣợc coi là chìa khoá cho sự phát triển và là nền tảng
quan trọng cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Hiện
đại hoá cần phát triển với các nội dung:
Chuẩn hoá hệ thống thông tin: Các ngân hàng Việt Nam cần chuẩn hoá hệ
thống tin học làm tiền đề để tiếp tục khai triển một loạt các ứng dụng công nghệ tiên
tiến nhƣ ngân hàng điện tử, mở rộng hệ thống rút tiền tự động ATM, tăng cƣờng hệ
thống thông tin quản lý (MIS). Các ngân hàng Việt Nam cần nâng cao khả năng
của hệ thống thông tin quản lý bao gồm quản lý hoạt động tài chính, quản lý thông
tin về tình hình hoạt động của khách hàng, đặc biệt là tín dụng và dự án đầu tƣ..
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
102
Phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ có tính tiêu chuẩn cao: Ngân hàng bán
lẻ yêu cầu những hệ thống mạng rất mạnh để chuyển đi những đơn từ tài chính phức
tạp và những khối lợng dữ liệu qua nhiều vùng dữ liệu. Mạng ngân hàng cũng cần
đáp ứng được tiêu chuẩn để bảo đảm tính có thể đương đầu được với hiện tại và
tƣơng lai của công nghệ, không để trƣờng hợp bị lạc hậu trước sự phát triển của
khoa học kỹ thuật. Và điều này cũng sẽ là nền tảng cho việc mở rộng các dịch vụ
trực tuyến thông qua các lệnh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử. Thêm vào đó,
những ngân hàng bán lẻ là nơi cất giữ cho tài sản tin cậy và dữ liệu cá nhân mà đợc
chia sẻ giữa nhân viên và khách hàng hàng ngày. Họ cần phải có đợc những sự bổ
sung thờng xuyên bằng sự bảo vệ tài sản của họ vào mọi lúc chống lại sự xâm nhập
không đứng đắn. Ngân hàng có thể sử dụng những vũ khí phức tạp nh virus ... để
che lấp thông tin của khách hàng, chống lại những xâm nhập vào những bản ghi
phân lớp hoặc những dịch vụ không hoàn hảo
Triển khai hệ thống E-Banking Mobile Banking, cung cấp thông tin tài
khoản, giao dịch thanh toán, vay vốn, gửi tiền đến từng khách hàng giao dịch. Điện
thoại và Internet là những phƣơng tiện truyền thông chìa khóa giữa khách hàng và
ngân hàng của họ. Ngân hàng nên cung cấp thông tin và các giao dịch thông qua
điện thoại di động và Internet điều này mang lại sự thuận tiện cho khách hàng rất
nhiều. Hơn thế nữa, điện thoại và mạng Internet cũng nhƣ mạng nội bộ rất quan
trọng trong hệ thống thông tin nội bộ, tin chuyển phát và các luồng thông tin. Đối
với những ngân hàng bán lẻ mà đã đạt đƣợc mức độ cao trong việc đáp ứng đƣợc
nhu cầu của khách hàng, dịch vụ điện thoại là một công cụ chiến lƣợc của thành
công.
Hơn nữa, e – banking, mobile banking cũng là một trong những xu hƣớng
phát triển của các ngân hàng hiện nay. Một mặt, các ngân hàng ứng dụng e-banking,
mobile banking để cung cấp thông tin về số dƣ tài khoản, về sao kê tài khoản, về tỷ
giá, lãi suất, những thông tin mang tính tƣ vấn đầu tƣ cho khách hàng và những
thông tin thƣơng mại... Mặt khác, các ngân hàng còn tiến tới ứng dụng các tiện ích
khác của e-banking, mobile banking nhƣ mở các dịch vụ, giao dịch thanh toán (uỷ
nhiệm chi, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, nhờ thu, trả nợ tiền vay, thanh toán
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
103
billing(cá nhân, công ty), mở, điều chỉnh, thanh toán L/C), cũng nhƣ yêu cầu xin
vay và phát hành thẻ. Ngoài ra, nó còn một số chức năng khác nhƣ dịch vụ E-mail
và cung cấp các số liệu phản hồi theo yêu cầu...
Liên kết với các NHTM vừa và nhỏ khác trong nhiều lĩnh vực nhƣ kết nối
công nghệ để thống nhất hệ thống ATM cùng với các ngân hàng khác nhằm mở
rộng quy mô, địa bàn chấp nhận thẻ, gia tăng giá trị tiện ích cho thẻ ATM thông
qua việc thanh toán mua bán hàng hóa qua thẻ. Vấn đề liên kết không chỉ ở các
ngành ngân hàng với nhau mà liên kết với các tổ chức tài chính khác nhƣ Bảo hiểm,
hay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để tạo thành một định chế tài chính mạnh.
Thêm vào đó để thu hút khách hàng có thể kí hợp đồng với các công ty lớn để giành
thị trƣờng cho thẻ, cho tín dụng...
3.2. 4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Đứng trƣớc ngƣỡng cửa hội nhập, khách quan mà đánh giá thì khả năng hoạt
động của đội ngũ nhân lực trong hệ thống ngân hàng hiện nay đang là tiếng chuông
cảnh báo, một là, đòi hỏi nhanh chóng đổi mới để có thể bƣớc vào hội nhập, hai là,
nếu không sẽ càng tụt hậu khi hội nhập càng sâu.
Nâng cao kiến thức: Cần tổ chức đào tạo lại và bồi dƣỡng cho đội ngũ quản
trị và nhân viên nghiệp vụ. Đây là yêu cầu cấp bách, thƣờng xuyên, liên tục, đối
tƣợng nhân lực trên phạm vi rộng để có thể thích ứng một cách linh hoạt với cơ chế
thị trƣờng hiện nay.
Cơ chế tuyển dụng: Tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao. Để thu
hút đƣợc nguồn nhân lực này thì ngân hàng phải giải quyết tốt hai vấn đề: một là, có
cơ chế thi tuyển bài bản, hai là, có chính sách khuyến khích nhân tài.
Cơ chế thi tuyển đầu tiên phải chiêu mộ rộng rãi, thông báo trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng, thể hiện rõ những yêu cầu về trình độ, kỹ năng, khả năng
phát triển và thăng tiến. Không ƣu đãi với con em có quan hệ với Ngân hàng Công
thƣơng (con em trong ngành, con em khách hàng ...). Sau khi phải tiến hành sàng
lọc hồ sơ, tiến hành thi tuyển bằng bài viết sẽ phỏng vấn trực tiếp. Từ đó, có thể
đánh giá đúng và tuyển dụng đƣợc những nhân viên mới có đủ trình độ.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
104
Để thu hút đƣợc nguồn lực trẻ có trình độ, cần đƣa ra các chính sách khuyến
khích ƣu đãi phát triển, nhƣ có khả năng thăng tiến dựa theo trình độ không phụ
thuộc vào thâm niên công tác, có cơ chế đào tạo nguồn nhân lực tại nƣớc ngoài theo
suất học bổng dành cho ngƣời trẻ có trình độ phát triển cao để làm nòng cốt cho sự
phát triển của ngân hàng. Có chế độ lƣơng thƣởng hợp lý với năng lực làm việc và
cuộc sống hiện tại...
Chính sách sử dụng nguồn nhân lực:
Cần phải có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có chất
xám đang làm việc tại ngân hàng. Tiêu chuẩn hóa trình độ nhân viên theo các vị trí
làm việc, tuy nhiên vẫn phải nắm vững các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Nếu
hiện nay không đáp ứng thì có thể thực hiện đào tạo lại trong một thời gian ngắn.
Nếu vẫn không đáp ứng đƣợc sau khi đào tạo lại thì có thể thuyên chuyển vào vị trí
phù hợp hoặc sa thải.
Tiêu chuẩn hóa nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn hóa thu nhập tƣơng ứng.
Trên cơ sở chất lƣợng làm việc của nhân viên và vị trí làm việc của nhân viên cần
phải có mức thu nhập phù hợp, ở các thành phố lớn mức thu nhập phải trên
3.000.000đ/tháng. Giảm thiểu và tránh những trƣờng hợp nhân viên có chất lƣợng
cao bị thu hút bởi các ngân hàng khác do có mức lƣơng hấp dẫn hơn. Cần có chế độ
đền bù thiệt hại rõ ràng để tạo sự ràng buộc, hạn chế nhân viên có trình độ, kinh
nghiệm rời bỏ Ngân hàng Công thƣơng.
Áp dụng cơ chế ƣu đãi đối với đối tƣợng nhân lực có trình độ cao. Có thực
hiện đƣợc cơ chế này mới đảm bảo khả năng không để mất nhân tài, đảm bảo nguồn
chất xám của ngân hàng. Chấp nhận cho họ có mức lƣơng cao hơn, tạo điều kiện
đƣợc nghiên cứu, học tập.
Tạo sự tin cậy : Sự tin cậy của nhân viên vào doanh nghiệp là một điều quan
trọng, đảm bảo cho nhân viên luôn an tâm về công việc, có tinh thần cống hiến hết
mình cho công việc, đem lại hiệu quả lao động cao. Chính hiệu quả kinh doanh của
cả hệ thống sẽ đem lại sự tin cậy của nhân viên. Khi có một công việc ổn định cộng
với một mức thu nhập hấp dẫn thì các nhân viên sẽ toàn tâm toàn ý cống hiến toàn
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
105
bộ trí lực cho công việc của mình. Vì thế, cần phải luôn đem lại cho các nhân viên
sự an tâm, tạo đƣợc sự tin cậy để giữ đƣợc nguồn nhân lực ổn định.
Giữ vững và phát triển đƣợc nguồn nhân lực chính là do khả năng quản trị
của lãnh đạo doanh nghiệp. Có những chính sách tuyển dụng hợp lý để thu hút nhân
tài, có chính sách động lực thông qua tiền lƣơng, tiền thƣởng hàng kỳ hoặc đột xuất
để khuyến khích tinh thần hăng say lao động, sáng tạo của nhân viên, tránh việc các
nhân viên mới thƣờng lấy thời gian làm việc tại ngân hàng làm thời gian tích lũy
kinh nghiệm để chuyển sang những nơi khác có mức lƣơng cao hơn, gây ra hiện
tƣợng chảy máu chất xám của Ngân hàng Công thƣơng.
3.2. 5. Cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cƣờng hoạt động marketing
Có thể nói, những điểm bất hợp lý trong mô hình tổ chức đã cản trở đến hoạt
động của ngân hàng Việt Nam trong cơ chế mới. Do đó, hệ thống ngân hàng Việt
Nam cần cơ cấu lại theo hƣớng cơ bản nhƣ sau:
- Hƣớng các hoạt động ngân hàng tới khách hàng bằng hình thành cơ chế một
cửa nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lƣợng phục vụ
khách hàng.
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hƣớng nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và
nâng cao chất lƣợng công tác, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng.
- Phân cấp các khâu quản lý khoa học và rõ ràng hơn để nâng cao hiệu quả
hoạt động của các bộ phận và tăng cƣờng hiệu quả của công tác quản lý và điều
hành
Các NHVN muốn cạnh tranh đƣợc với các ngân nƣớc ngoài trong bối cảnh hội
nhập hiện nay thì cần tăng cƣờng hơn nữa công tác tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng
nội địa và quốc tế, ví dụ nhƣ : thị hiếu, nhu cầu, thói quen…của họ, tìm ra các thị
trƣờng mới, giàu tiềm năng, đặc biệt là các thị trƣờng ngách – rất quan trọng đối với
các ngân hàng Việt Nam trong việc xâm nhập vào thị trƣờng quốc tế khi mà khả
năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế so với các ngân hàng
khác. Bên cạnh đó, các NHVN cũng cần nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ để tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn cũng là một việc rất nên làm
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
106
của các ngân hàng Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng
này.
Hơn nữa, việc quảng cáo, khuếch trƣơng danh tiếng, uy tín cũng rất quan
trọng. Nó giúp cho các khách hàng biết đến các ngân hàng Việt Nam nhiều hơn,
giúp cho các NHVN tạo đƣợc thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng.
3.2. 6. Củng cố hệ thống kiểm toán nội bộ
NHCT VN cần hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ cho hệ thống
mình hay đơn vị mình dựa trên cơ sở quy định khung về những yêu cầu tối thiểu bắt
buộc đối với kiểm tra, kiểm toán nội bộ ngân hàng mình do NHNN ban hành để
nâng cao tính hiệu quả và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Các NHTM Việt Nam nên xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ
thông qua các thông tin báo cáo định kỳ và qua mạng vi tínhvà tiến hành kiểm tra
tại chỗ để kiểm tra hoạt động của các phòng ban chức năng trong việc tuân thủ các
quy chế, quy trình nghiệp vụ.
Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các ngân hàng Việt Nam cần tổ chức
các cuộc kiểm tra trên diện rộng trong mọi lĩnh vực hoạt động nhƣ tín dụng, bảo
lãnh, kế toán, kho quỹ, tiết kiệm…Nói chung, các ngân hàng nên kiểm tra với
phƣơng châm phòng ngừa là chính, phát hiện đƣợc các sai phạm để kịp thời nêu ra
các kiến nghị chỉnh sửa.
Không chỉ có thế, các NHVN nên xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát
triển cả trƣớc mắt và lâu dài. Các chiến lƣợc đó phải thể hiện từng bƣớc đi cụ thể,
có tính khả thi cao, có tính hiệu qủa không chỉ trƣớc mắt mà cả trong tƣơng lai,
đồng thời phù hợp với điều kiện riêng biệt của từng ngân hàng.
3.2. 7. Phát triển thƣơng hiệu NHCT VN
Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam với thƣơng hiệu Incombank (1991-2007)
đã đƣợc khách hàng biết đến từ hơn 15 năm qua. Là một trong những ngân hàng lớn
tại Việt Nam, cùng với những ƣu thế của mình, Ngân hàng Công thƣơng không
ngừng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
107
của khách hàng cũng nhƣ rút ngắn dần khoảng cách về công nghệ với các ngân
hàng trên thế giới.
Đƣợc đánh giá là một ngân hàng có sức mạnh trong công nghệ thông tin,
thƣờng xuyên đƣa ra những sản phẩm mới và có chất lƣợng nhƣ gần đây là thẻ
ATM, thẻ tín dụng, hệ thống vấn tin trực tuyến cho khách hàng, Ngân hàng Công
thƣơng đã tạo đƣợc một danh tiếng đối với khách hàng, tạo đƣợc một lợi thế cạnh
tranh.
Để ngày càng mở rộng đƣợc thị trƣờng, Ngân hàng Công thƣơng phải biết
kết hợp nguồn lực hữu hình sẵn có với nguồn lực vô hình để tăng dần chất lƣợng
dịch vụ, có một đội ngũ lao động giỏi cùng với thiết bị kỹ thuật cao sẽ đem lại sự
thỏa mãn ngày càng cao cho khách hàng, biết giữ vững đƣợc danh tiếng của mình
trƣớc khách hàng để danh tiếng đó ngày càng đƣợc nổi tiếng hơn.
3.2. 8. Xây dựng văn hoá kinh doanh của NHCT VN
Cả hệ thống NHCT VN phải trở thành một tổ chức thống nhất, luôn học hỏi
và sẵn sàng cho mọi thay đổi để nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi thƣờng
xuyên của môi trƣờng kinh doanh mà keo theo đó là thay đổi về chính sách và chiến
lƣợc kinh doanh của NH.
Xây dựng môi trƣờng ở nơi làm việc cởi mở, đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau.
Đề cao tính tự chủ, tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân ở mỗi vị
trí làm việc. Có sức mạnh tập thể, có vai trò lãnh đạo của HĐQT và Ban điều hành
thì sẽ tạo nên sự thành công trong chiến lƣợc kinh doanh mới của NH.
3. 3. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO NLCT CỦA NHCT VN
3.3. 1. Kiến nghị với nhà nƣớc
Môi trƣờng pháp lý vô cùng quan trọng. Vì nó là cơ sở, điều kiện để các
ngân hàng Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả trong cơ chế thị trƣờng. Hơn nữa,
Việt Nam là một nƣớc đang trong quá trình phát triển, thực hiện chuyển dịch và
chuyển đổi cơ chế để dần từng bƣớc hội nhập kinh tế với các nƣớc trong khu vực và
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
108
trên thế giới thông qua việc tham gia ASEAN, khu vực mậu dịch tự do ASEAM
(AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng (APEC) và là thành
viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Do đó, ngành ngân hàng Việt Nam
phải hoàn chỉnh môi trƣờng pháp lý để có thể tiếp cận, tham gia các mối quan hệ
kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ…
Để hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, ngành ngân hàng Việt Nam có thể đƣa ra
một số kiến nghị cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, cải thiện các quy định pháp lý cả về thủ tục hành chính lẫn những
quy định về quản lý tài chính tiền tệ, tạo nên một hệ thống văn bản pháp quy đồng
bộ, có tính khả thi cao, có giá trị thực hiện trong thời gian lâu dài. Có nhƣ vậy, các
NHVN mới có điều kiện mở rộng đƣợc mạng lƣới hoạt động không những trong
nƣớc mà cả ra nƣớc ngoài, tham gia tích cực hơn và sâu hơn vào thị trƣờng tài chính
trong nƣớc và quốc tế.
Việt Nam cần thành lập các tiểu ban nghiên cứu về những vấn đề cần sửa đổi
Luật, tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc có ngành ngân hàng
phát triển, đặc biệt là luật về hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính của họ, ví dụ:
Mỹ, Trung Quốc…Điều này sẽ giúp các NHVN có những định hƣớng, chiến lƣợc
đúng đắn và phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị
trƣờng.
Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế tín dụng, bảo đảm tiền vay, các cơ chế liên
quan đến chính sách tiền tệ, cơ chế quản lý ngoại hối, cơ chế, chính sách về thanh
toán...một cách phù hợp, có hiệu quả cao, thiết thực đối với tình hình hoạt động của
các ngân hàng trong nƣớc nhằm kích thích các ngân hàng Việt Nam phát triển, tiến
tới bắt kịp với sự phát triển chung của các ngân hàng thế giới.
Thứ ba, hoàn thiện và phát triển các tiêu chí đánh giá tính an toàn và hiệu
quả hoạt động của các NHTM mà các bên có quyền lợi có liên quan có thể sử dụng
đƣợc nhƣ: Các nhà quản trị điều hành, thanh tra và giám sát, các nhà đầu tƣ, các chủ
nợ, khách hàng…nhằm đánh giá mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của NHTM,
đồng thời cũng nhằm tăng cƣờng nguyên tắc thị trƣờng, tạo điều kiện cho các bên
có quyền lợi liên quan có thể giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các ngân hàng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
109
Hơn nữa, điều này cũng góp phần tạo tiền đề cho các cổ đông, các nhà đầu tƣ có cơ
sở đánh giá, suy xét và cân nhắc trong việc tham gia góp vốn cổ phần khi tiến hành
cổ phần hoá NHTM Nhà nƣớc.
3.3. 2. Kiến nghị với NHNN
NHNN đƣợc coi là ngân hàng đầu não của ngành, chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ
và tạo môi trƣờng cho các NHTM phát triển. Do đó, NHNN cũng cần có những giải
pháp cụ thể để tăng cƣờng khả năng quản lý của mình nhằm hỗ trợ đắc lực cho các
NHTM:
Thứ nhất, NHNN Việt Nam cần phải tổ chức lại theo mô hình phù hợp với
chức năng của NHTW với những nghiệp vụ cơ bản: thực hiện chính sách tiền tệ,
giám sát hoạt động ngân hàng, quản lý hệ thống thanh toán và nghiệp vụ phát hành
kho quỹ, trên cơ sở đó, tổ chức lại NHNN từ trung ƣơng xuống các chi nhánh theo
hƣớng tập trung, gọn nhẹ, hiệu quả để có thể giám sát, hỗ trợ các NHTM phát triển.
Thứ hai, NHNN nên rà soát lại những quy định về an toàn hệ thống NHTM,
bao gồm các quy định về vốn điều lệ, trình độ quản lý, về chế độ báo cáo tài chính,
về quy chế thanh tra, giám sát, về bảo đảm tiền gửi và tiền vay cùng những quy định
can thiệp khẩn cấp khác, trên cơ sở đó, thực hiện đổi mới thanh tra kiểm soát cho
phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tổ chức, nghiệp vụ, cơ chế điều hành, giám sát.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tăng vốn điều lệ cho các NHTM quốc doanh,
phấn đấu để một số NHTM có vốn tự có từ 300 đến 500 triệu USD (7000 tỷ VND)
tƣơng đƣơng với quy mô trung bình của các NHTM trung bình trong khu vực. Với
mức vốn trên thì có thể vay đến 75 triệu USD,thì ngân hàng có thể đáp ứng các món
vay lớn của Tổng công ty nhƣ Hàng không, Dầu khí, Điện lực…
Thứ ba, NHNN cũng cần xây dựng các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc
tế và nợ nước ngoài theo quy chế Bassel. Trong đó, NHNN cần tập trung giám sát
việc cho vay và bảo lãnh vay của các NHTM, kể cả vay ngắn hạn và trung hạn,
đồng thời giám sát các luồng chu chuyển vốn quốc tế trên thị trƣờng vốn dựa trên
kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và xếp hạng các NHTM theo chuẩn mực quốc tế.
Đối với việc phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ liên ngân hàng,
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
110
NHNN cần đề ra giải pháp cụ thể và đồng bộ, trong đó chú trọng vai trò và chức
năng của các NHTM và các công cụ phòng ngừa rủi ro nhƣ lãi suất, tỉ giá, dự trữ bắt
buộc, các loại giấy tờ có giá, công cụ thị trƣờng phái sinh( forward, futures, options)
nhằm xây dựng và hoàn thiện thị trƣờng vốn, đƣa thị trƣờng tiền tệ vào hoạt động
mạnh mẽ, sôi động hơn, làm cơ sở áp dụng công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.
Thứ tư, NHNN nƣớc cần thành lập các trung tâm các tổ chức nhằm định
hƣớng liên kết các NHTM với nhau để tăng sức mạnh tài chính, nhằm nâng cao
nguồn lực công nghệ. Việc thành lập các trung tâm, các tổ chức vừa nhằm đảm bảo
sự thống nhất trong chỉ đạo từ tất cả các cấp của ngân hàng, không để nhƣ hiện nay
có 4 tổ chức liên kết cùng hoạt động, khiến rất phí phạm tiền của vào việc đầu tƣ
máy móc nhƣng không đồng bộ, toàn hệ thống không thể dung chung cho mọi loại
thẻ, gây bất tiện cho cả ngân hàng lẫn ngƣời dân. Hƣớng các tổ chức tài chính có
quy mô và tƣơng ứng về nguồn lực sát nhập nhằm hình thành những định chế lớn
mạnh đủ sức để cạnh tranh với NHNNg sắp tới tràn vào nƣớc ta, hình thành cơ cấu
những mảng thị trƣờng lớn nhƣ các tổng công ty sát nhập với Ngân hàng bảo vệ thị
phần cho các ngân hàng trong nƣớc trƣớc sự tiếp cận và cạnh tranh mạnh mẽ của
NHNNg.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
111
KẾT LUẬN
Nâng cao NLCT - đó là một trong những đòi hỏi cấp bách và rất cần thiết
của các ngành kinh tế Việt Nam nói chung, của NHCT VN nói riêng. Chỉ có nâng
cao NLCT thì NHCT VN mới có thể tồn tại và phát triển đƣợc trong môi trƣờng
cạnh tranh hết sức khắc nghiệt không chỉ với các NHTM trong nƣớc mà còn với
những đối thủ mạnh của nƣớc ngoàI khi hội nhập. Hơn nữa, nhƣ đã phân tích ở trên,
thực trạng về NLCT của NHCT VN hiện nay mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện
và phát triển, song vẫn còn nhiều mặt yếu kém so với NHTM trong nƣớc và NH các
nƣớc trong khu vực ở hầu hết các mặt: tài chính, công nghệ, nhân lực,…Chính vì
vậy, NHCT VN cần phải xây dựng cho mình hƣớng đi, chiến lƣợc cũng nhƣ mục
tiêu, giải pháp cụ thể để cải tổ một cách toàn diện nhằm khắc phục tình trạng yếu
kém của mình, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao NLCT để đƣa
NHCT VN trở thành một NH hiện đại, sánh ngang với NH các nƣớc trong khu vực.
Dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Hiền, cùng quá trình tự nghiên cứu
và phân tích tài liệu, em đã đƣa ra trong luận văn này những chỉ tiêu cơ bản đánh
giá NLCT của NHTM. Trên cơ sở đó đánh giá làm rõ thực trạng về NLCT của
NHCT VN, rút ra đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn về
NLCT của NHCT VN. Dựa vào thực trạng vẫn còn yếu kém hiện nay về NLCT của
NHCT VN hiện nay, luận văn xin đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
NLCT, đƣa NHCT VN phát triển thành NH hiện đại, kinh doanh có hiệu quả, đóng
góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc. Luận văn cũng đƣa ra
các kiến nghị đối với nhà nƣớc và NHNN nhƣ là những điều kiện cần, điều kiện hỗ
trợ để nâng cao NLCT của NHTM nói chung và NHCT VN nói riêng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
112
Trong giới hạn của bản thân và với hy vọng có đƣợc cái nhìn tổng quan về
NLCT của NHCT VN, em đã rất cố gắng để làm rõ những nhiệm vụ mà luận văn đã
nêu ra. Song do những hạn chế về năng lực của bản thân, về thời gian cũng nhƣ về
tƣ liệu nên kết quả nghiên cứu trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót,
bất cập. Nhiều vấn đề liên quan đến NLCT của NHCT VN chƣa có điều kiện đề cập
trong luận văn này. Do vậy, em rất cảm ơn và mong rằng với sự giúp đỡ và đóng
góp quí báu của các thầy cô và bạn bè, để luận văn sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện hơn.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Thụ Cƣờng (2002), Người dịch Nguyễn Trình, Lưu Thị Thìn, Bàn về
cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
2. Nguyễn Trọng Đàn, Từ điển Ngân hàng và Tài chính quốc tế, NXB Đại học
Quốc gia, TP. HCM, 2003.
3. Nguyễn Đại Lai, Toàn cầu hoá đặt ra những thách thức đối với ngành NH VN
trong điều kiện hiện nay, Tạp trí Ngân hàng số 1,2 - 2004.
4. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội
nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNT
VN” của Nguyễn thị Quyên Lớp A13K41D, GVHD Nguyễn Thị Hiền.
6. Bộ Tài Chính (2004), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
cho sự phát triển của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, Hà nội, năm 2004.
7. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, “cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng
Việt Nam”, Diễn đàn hội nhập kinh tế.
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín
dụng, NXB Thống kê, năm 2001.
9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành
Ngân hàng Việt nam, Ban hành kèm theo quyết dịnh số 663/QĐ ngày 26/6/2003
10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Chương trình hành động về hội nhập kinh tế
quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, Quyết định của Thống đốc NHNN VN số
42/2003/QĐ.
11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Những lựa chọn chiến lƣợc, Hội
thảo, "Ngân hàng hội nhập và nền kinh tế" do NHNN VN, Dự án hỗ trợ kỹ thuật
Xây dựng Chiến lƣợc Hội nhập quốc tế ngành NH, Chƣơng trình Tăng cƣờng Năng
lực Quản trị có hiệu quả Việt Nam - Australia (CEG), Hà Nội.
12. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh,
Hội thảo, "Hội nhập quốc tế hệ thống NH" do NHNN VN, Dự án hỗ trợ kỹ thuật
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
114
Xây dựng Chiến lƣợc Hội nhập quốc tế ngành NH, Chƣơng trình Tăng cƣờng Năng
lực Quản trị có hiệu quả Việt Nam - Australia (CEG), Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Thời báo ngân hàng
năm 2001-2005.
14. Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (2001-2005), Báo cáo thường niên,
báo cáo tổng kết.
15. Ngân hàng Công thƣơng Việt nam (2001-2005), Báo cáo thường niên, báo
cáo tổng kết, báo cáo sơ kết, báo cáo định kỳ, bảng cân đối vốn kinh doanh.
16. Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam (2001-2005), Báo cáo thường niên, báo
cáo tổng kết.
17. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nxb Tài Chính, Hà
Nội.
18. Võ Trí Thanh (2003), Khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM VN Cách
tiếp cận từ khuôn khổ sức cạnh tranh tổng thể, Hội thảo Những thách thức của
NHTM VN trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế do Viện nghiên cứu khoa học NH,
NHCT phối hợp với Vụ Chiến lƣợc phát triển NH tổ chức, tháng 9-2003.
19. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Đặng Ngọc Viễn (1999), Từ điển Kinh tế học, NXB Thanh Niên, Hà Nội
21. Các báo tạp chí tài chính
TÀI LIỆU TỪ MẠNG INTERNET
22. Website Bộ Tài chính : Http:/www.mof.gov.vn
23. Website Bộ Thƣơng mại : Http:/www.mot.gov.vn
24. Website NHNN VN :
25. Website NHCT VN :
26. Website NHNT VN :
27. Website NHĐT&PT VN :
28. Website NHNN&PTNT :
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
115
29. Website NH Thế giới :
30. Website Quỹ tiền tệ quốc tế :
31. Website Tổng cục thống kê :
32. Trung tâm dự báo quốc gia :
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39. www.econ.brown.edu
40.
41. Các tờ báo điện tử vnexpress.net, vnnet.vn...
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
116
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)
CAMEL Capital, Assets, Management, Equity, Liquity.
INCAS Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thông tin
MIS Hệ thống thông tin quản lý
NHCT VN Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
NHNN Ngân hàng nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHTM NN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc
NHTM VN Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
NHTM CP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển
NHNNo&PTNT Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n
NHNT Ngân hàng Ngoại thƣơng
NHNNg Ng©n hµng n-íc ngoµi
NHLD Ngân hàng liên doanh
NLCT Năng lực cạnh tranh
SWIFT
Sociaty for World Wide Inter Bank Financial
Telecommunication
TSC Tài sản có
TSCĐ tài sản cố định
VN Việt Nam
VTC Vốn tự có
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
117
Tên biểu đồ Trang
Sơ đồ 1 Những chức năng cơ bản của NH đa năng ngày nay 13
Sơ đồ 2 Các yếu tố thuộc môi trƣờng tác nghiệp 27
Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHCT VN 48
Bảng 1.1
Năng lực cạnh tranh của khu vực tài chính - ngân hàng
VN
so với một số nƣớc trong khu vực năm 2004
35
Bảng 1.2
Tổng tài sản/GDP của hệ thống NH Việt Nam so với
các nƣớc trong khu vực
36
Bảng 1.3
Trình độ phát triển tiền tệ - tài chính của hệ thống NH
VN
so với các nƣớc trong khu vực
37
Bảng 1.4 Khả năng thanh khoản của một số nƣớc trong khu vực 38
Biểu đồ 1.5 Tỷ trọng cho vay nền kinh tế của các TCTC 39
Biểu đồ 1.6
Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ phân theo
nhóm ngân hàng
41
Bảng 2.1
Chỉ số tài chính chủ yếu của NHCT giai đoạn 2004-
2006
49
Bảng 2.2 Phân tích chỉ số tăng trƣởng qua các năm (2004-2006) 49
Bảng 2.3
Tỷ trọng một số khoản mục so với tổng tài sản trong
bản cân đối kế toán
50
Bảng2.4
Phân tích chỉ số tăng trƣởng và kết quả hoạt động kinh
doanh
50
Bảng 2.5 Tỷ trọng các yếu tố thu nhập - chi phí 51
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu thu nhập của NHCT VN (2001-2006) 52
Bảng 2.7 Quy mô vốn tự có của NHCT VN 54
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
118
Bảng 2.8 Quy mô tự có của một số NHTMNN 55
Bảng 2.9 Quy mô vốn tự có của một số NHTM các nƣớc 55
Bảng 2.10
Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của
NHCT
56
Bảng 2.11 Mức sinh lời của NHCT VN 58
Bảng 2.12
Khả năng sinh lời của một số NH trên thế giới năm
2002.
56
Bảng 2.13 Tỷ lệ CAR của một số NHTM VN và thế giới 61
Bảng 2.14
Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu dƣ nợ của NHCT 2001-
2006
63
Biểu đồ 2.15 Tỷ trọng dƣ nợ theo thành phần kinh tế 63
Biểu đồ 2.16 Tỷ trọng nợ xấu qua các năm 64
Biểu đồ 2.17 Diễn biến nợ xấu qua các năm 65
Bảng 2.18 Sự phát triển mạng lƣới của hệ thống NHCT VN 78
Bảng 2.19 Mạng lƣới chi nhánh của các NHTMNN 78
Bảng 2.20 Quan hệ các NH đại lý của một số NHTM QD 79
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
1
B¶ng tæng kÕt tµi s¶n
§¬n vÞ: TriÖu VN§
Kho¶n môc 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006
Tæng tµi s¶n cã 48,703,872 58,336,541 67,980,412 80,887,100 90,734,644 116,373,368 135,363,026
TiÒn mÆt vµ t-¬ng ®-¬ng tiÒn mÆt 579,103 743,572 830,881 1,044,160 1,250,758 1,134,647 1,436,603
TiÒn göi t¹i NHNN 3,734,945 3,036,238 2,958,188 5,317,107 5,260,666 7,958,514 5,620,312
TiÒn göi t¹i c¸c TCTD 6,939,679 8,979,993 9,724,191 9,213,473 7,999,392 14,184,749 26,229,341
Cho vay 26,223,893 37,499,674 47,120,856 51,778,532 64,159,522 75,885,674 80,152,334
Nî khoanh vµ nî chê xö lý 2,747,164 2,094,504 1,985,480
§Çu t- vµo chøng kho¸n 4,736,910 3,795,784 5,570,669 10,024,497 8,155,053 13,607,456 17,394,049
Gãp vèn, mua cæ phÇn 174,836 216,722 179,662 218,248 261,576 309,510 1,312,773
Tµi s¶n cè ®Þnh 406,113 545,777 608,424 755,876 1,002,172 1,185,880 1,326,107
C¸c kho¶n ph¶i thu 766,470 892,381 866,723 2,375,468 2,517,120 1,987.485 1,279,930
Tµi s¶n cã kh¸c 2,394,759 531,896 120,818 159,739 128,385 119,471 611,577
Tæng tµi s¶n nî vµ vèn 48,703,872 58,336,541 67,980,412 80,887,100 90,734,644 116,373,386 135,363,026
Tæng tµi s¶n nî 46,946,802 56,508,980 64,806,715 76,733,017 85,825,871 111,301,755 129,755,914
TiÒn göi cña kh¸ch hµng 33,471,279 42,960,984 52,876,564 56,491,099 64,701,713 78,790,796 99,683,408
TiÒn göi cña tæ chøc tµi chÝnh 7,270,329 5,710,753 6,407,212 11,104,441 12,642,276 16,656,994 24,027,886
Ph¸t hµnh kú phiÕu, tr¸i phiÕu 3,442 844,068 67,980,412 3,550,652 4,252,876 5,124,148
Vay NHNN vµ c¸c TCTD 4,333,536 5,983,595 4,481,042 2,596,716 1,105,411 1,230,976 372,898
C¸c kho¶n ph¶i tr¶ 790,951 323,995 255,064 2,763,276 2,855,105 8,134,198 4,507,452
Tµi s¶n nî kh¸c 1,077,265 685,585 786,653 226,833 268,490 1,364,643 1,164,270
Tæng vèn 1,757,070 1,827,561 3,173,697 4,154,083 4,908,773 5,071,631 5,607,022
Vèn ®iÒu lÖ 1,100,000 1,100,000 2,100,000 2,908,000 3,327,888 3,405,705 3,616,043
C¸c quü vµ vèn kh¸c 524,210 574,408 898,174 1,040,897 1,374,016 1,262,749 1,391,340
L·i ch-a ph©n phèi 132,860 153,153 175,523 205,186 206,869 403,177 599,639
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
2
B¸o c¸o thu nhËp vµ chi phÝ
§¬n vÞ: triÖu ®ång
Kho¶n môc 2,000 2,001 2,002 2,003 2,004 2005 2006
Thu tõ l·i 2,384,734 3,481,072 4,174,823 5,739,293 6,678,272 8,334,555 10,128,138
Thu l·i cho vay 1,948,472 2,670,516 3,704,020 4,798,791 5,624,776 7,032,195 7,595,482
Thu l·i tiÒn göi 187,104 447,769 149,748 367,745 368,556 495,379 1,282,987
Thu l·i chøng kho¸n 233,584 297,335 246,506 491,203 644,376 707,739 1,127,500
Thu l·i kh¸c 15,574 65,452 74,549 81,554 40,564 99,242 122,169
Chi cho l·i 1,623,136 2,446,351 2,707,401 3,838,689 3,965,833 4,808,507 6,571,160
Chi l·i tiÒn göi, kú phiÕu, giÊy tê cã gi¸ 1,539,861 2,281,297 2,497,184 3,491,926 3,295,941 4,394,539 6,093,298
Chi l·i vay 82,024 163,874 209,331 342,373 666,719 395,573 477,862
Chi l·i kh¸c 1,251 1,180 886 4,390 3,173 18,395 -
Thu nhËp rßng tõ l·i 761,598 1,034,721 1,467,422 1,900,604 2,712,439 3,526,048 3,556,978
Thu nhËp ngoµi l·i 190,544 240,808 277,596 340,173 311,547 616,431 1,018,922
thu phÝ dÞch vô 102,440 118,709 146,596 164,717 178,627 170,179 349,447
Thu kinh doanh ngo¹i tÖ, vµng b¹c 53,293 82,175 86,972 91,365 55,235 81,250 -
Thu kh¸c 34,811 39,924 46,420 84,091 77,685 365,002 598,833
Tæng thu nhËp ho¹t ®éng 952,142 1,275,529 1,745,018 2,240,777 3,023,986 4,142,479 4,575,900
Chi phÝ ho¹t ®éng vµ c«ng cô 579,065 696,973 840,201 1,085,678 1,361,927 2,134,924 1,113,722
Chi phÝ cho nh©n viªn 251,881 297,033 311,925 439,414 482,827 804,807 1,113,722
Chi phÝ qu¶n lý vµ c«ng cô 198,790 258,367 375,755 497,789 -
Chi vÒ tµi s¶n -
Chi khÊu hao TSC§ 71,693 78,082 94,875 111,167 141,687 217,636 -
Chi kh¸c vÒ TSC§ 60,103 73,700 115,250 133,161 -
Chi kinh doanh ngo¹i tÖ, vµng b¹c 31,169 11,478 29,420 161,806 -
Chi phÝ ho¹t ®éng kh¸c 255,491 321,858 143,339 191,552 216,988 319,725 -
Thu nhËp tr-íc dù phßng 373,077 578,556 904,817 1,155,099 1,662,059 2,007,555 2,428,905
Chi dù phßng nî ph¶i thu, khã ®ßi 238,700 423,588 729,293 931,913 1,409,035 1,492,661 1,651,137
Thu nhËp tr-íc thuÕ 134,377 154,968 175,524 223,186 253,024 514,894 777768
ThuÕ thu nhËp 1,514 2,128 3,000 18,000 46,155 111,717 178,129
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hiền Sinh viên: Chử Liên Phƣơng-A8_K42B_KTNT
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3960_2717.pdf