Khóa luận Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Huế

Nên mở rộng quy mô nghiên cứu của đề tài ra các NHTM có tỷ trọng hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng lớn trên địa bàn tỉnh. Bởi vì, với mỗi ngân hàng có quy trình và cách thức xử lý nghiệp vụ TDCT là khác nhau, từ đó phân tích những ảnh hưởng của yếu tố này lên rủi ro là như thế nào và rút ra được điểm mạnh điểm yếu của từng ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán TDCT và có những biện pháp khắc phục. - Nên phân tích kĩ hơn về công tác quản trị rủi ro trong nghiệp vụ TDCT trong toàn bộ hệ thống VCB Việt Nam về: quy trình nhận diện, xác định rủi ro; đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro và cuối cùng là báo cáo, đánh giá và điều chỉnh các phương pháp phòng chống rủi ro. Bởi vì, khi phân tích kĩ quy trình này thì ngoài việc có thể đánh giá được công tác phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ TDCT của toàn hệ thống VCB Việt Nam, mà nó còn giúp cho chúng ta có thể đưa ra được các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ này một cách dễ dàng và sát với thực tiễn hơn. 3.4. Một số kiến nghị: 3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ: TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng là hoạt động kinh doanh mang tầm quốc tế; nên cần phải có những chính sách, định hướng hướng dẫn phù hợp của Nhà nước qua từng thời kì để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và phát triển. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải tiến hành những công việc sau: - Nhà nước cần xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; hoàn thiện các văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán XNK và xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi. Từ đó, tạo điều kiện cho các DN phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước và định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giao dịch. Các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp trong quá trình giao dịch đa số chưa qua kiểm toán hoặc thiếu sự minh bạch. Vì vậy, tính khách quan và chính xác là không cao, ảnh hưởng đến công tác xếp hạng khách hàng của chi nhánh từ đó đưa ra mức kí quỹ không phù hợp với từng khách hàng và dẫn đến rủi ro. Thứ ba, hệ thống công nghệ phục vụ cho hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng của VCB Huế chưa đáp ứng được sự tiện ích cho người sử dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ: Hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, mặc dù các chương trình thanh toán tại chi nhánh đã được nâng cấp theo chương trình hiện đại hóa chung trong toàn hệ thống VCB nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu giao dịch do các nghiệp vụ TTQT ngày càng phức tạp. Nhiều chỉ tiêu báo cáo chưa thể thực hiện tự động gây chậm trễ trong việc kiểm soát, điều hành và đáp ứng yêu cầu thông tin của khách hàng. Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực phòng TTQT là khá tốt nhưng còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng: Nhìn chung, trình độ chuyên môn cán bộ phòng TTQT là khá chất lượng trong việc xử lý, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. Nhưng do chưa được quan tâm đào tạo chuyên xâu về mảng quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT nên khi rủi ro xảy ra thì công tác xử lý và đưa ra các giải pháp vẫn còn chậm và chưa sát với tình hình thực tế ( do việc cập nhật và phân tích diễn biến thị trường, tình hình tài chính, phi tài chính của khách hàng còn hạn chế ). Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 56 3.1.3. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế: 3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan: - Chưa có mô hình quản trị rủi ro riêng biệt cho hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. Hiện nay, Phòng Kiểm tra Giám sát Tuân thủ vừa làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ vừa phụ trách tổng hợp, báo cáo và triển khai quản trị rủi ro cho VCB Huế. Điều này là trái với thông lệ quốc tế, cho nên hai bộ phận này cần phải tách bạch nhau vì trên thực tế có nhiều rủi ro cán bộ chỉ muốn báo cáo để rút kinh nghiệm mà không muốn bị kiểm tra hoặc cùng một lúc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau.và chính những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trong công các phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. - Công tác đo lường rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng chỉ bằng cách định tính ngầm thông qua việc tăng cường chốt kiểm soát cho từng loại giao dịch nhất định. Phương pháp định lượng vẫn chưa được VCB Huế áp dụng trong công tác quản trị rủi ro hoạt động TTQT và phương thức TDCT bởi thiếu cơ sở dữ liệu quá khứ như: tần số xuất hiện rủi ro cũng như mức độ tổn thất thực tế. - Số lượng thanh toán viên trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng tại phòng TTQT của VCB Huế còn khiếm tốn so với khối lượng công việc thực tế ngày càng tăng như hiện nay. Cụ thể nhân sự phòng TTQT gồm một Trưởng phòng, một Phó phòng và bốn thanh toán viên. Do vậy, trong thời gian tới cần xem xét đến việc tăng số lượng thanh toán viên để phù hợp với khối lượng công việc, chính điều này sẽ làm giảm áp lực công việc cho thanh toán viên và từ đó giúp giảm rủi ro kỹ thuật tại VCB Huế trong quá trình xử lý nghiệp vụ. - Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, để giữ vững thị phần của mình nên trong một số trường hợp; cán bộ phòng TTQT đã bỏ qua một số nguyên tắc, thủ tục chứng từ theo quy định của Nhà nước để linh động giải quyết cho đơn vị. Trong nhiều trường hợp đây chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro lớn cho ngân hàng. - Các văn bản quy định nội bộ không đầy đủ hoặc đủ nhưng không đồng bộ, không rõ ràng không còn phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Hệ thống kiểm ta, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập. Việc quản lý hoạt động ngoại bảng về các cam kết thanh toán và bảo lãnh thanh toán chưa chặt chẽ cũng như cơ chế phối hợp giữa bộ phận TTQT với quản lý tín dụng TTTM vẫn còn cứng nhắc. T ư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 57 - Hệ thống TF chưa đáp ứng tối đa nhu cầu hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng trong công tác quản lý, báo cáo thống kê liên quan đến nghiệp vụ TTQT mà phải gia tăng phần mềm khác hỗ trợ. 3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan: - Giai đoạn 2011 – 2013 là khoản thời gian mà nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang rơi vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng, chính những điều này đã có tác động tiêu cực đến các DN trong và ngoài nước. Thị trường XK bị thu hẹp và các đối tác NK cũng lâm vào khó khăn dẫn đến tăng khả năng rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. - Ngoài ra, khách hàng của VCB Huế thiếu hiểu biết về kĩ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến tìm hiểu đối tác không kĩ; chấp nhận kí kết hợp đồng có những điều khoản, điều kiện thanh toán bất lợi và chính điều này không những gây thiệt hại cho mình mà còn tạo ra rủi ro cho ngân hàng. Có thể đối tác của khách hàng không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc cố tình lợi dụng lừa đảo khách hàng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. - Hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng còn nhiều thiếu sót, hạn chế và chưa đầy đủ. Do vậy đã gây ra những khó khăn và bất lợi cho cả ngân hàng và các DN khi xảy ra những vấn đề tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ này. Bởi lẽ, khi xảy ra tranh chấp thì những quy ước quốc tế chỉ là căn cứ thứ hai để xem xét, còn luật pháp trong nước có liên quan mới là điều căn cứ đầu tiên. - Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô như quy định về thuế XNK, Hải quan của Việt Nam, cán cân thanh toán, lãi suấtkhông ổn định, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. - Thị trường ngoại hối chưa phát triển, tỷ giá ngoại tế biến động liên tục làm ảnh hưởng đến nguồn cung cầu ngoại tệ của ngân hàng phục vụ cho hoạt động TTQT.Tr ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 58 3.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng của VCB Huế đến năm 2020: 3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh: Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn cuối năm 2013 và đầu năm 2014 tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng tình trạng lạm phát, thất nghiệpvẫn còn khá cao; môi trường kinh doanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, để giúp nền kinh tế vượt qua được giai đoạn khó khăn này, Chính Phủ và NHNN đã đề ra các giải pháp như: áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Về phía mình, VCB Huế đã chủ động tái cơ cấu trên cơ sở rà soát, củng cố và hoàn thiện hơn các mặt hoạt động cũng như tập trung thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2020. Phối hợp với đối tác Mizuho để tạo ra bước đột phá trong quản trị và kinh doanh theo phương châm: Đổi mới – Chuẩn mực – An toàn – Hiệu quả. Với mục tiêu trở thành NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực và với phương châm “ Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng “, nên VCB Huế đã xây dựng một mục tiêu chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020 với những nội dung cụ thể sau: - Công tác huy động vốn: quyết tâm giữ vẫn thị phần huy động vốn và là một trong ba ngân hàng có thị phần huy động vốn hàng đầu trên toàn tỉnh. Phát triển hiệu quả các sản phẩm mới và gia tăng các tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ khuyến mãi đi kèm. - Công tác tín dụng: đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo chủ trương của VCB TW, kết hợp với việc duy trì cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn vốn của ngân hàng: + Đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ như: cho vay cá nhân kinh doanh hộ nhỏ lẻ, duy trì và đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, hỗ trợ nhu cầu vốn đi lao động ở nước ngoài + Nâng cao chất lượng công tác đánh giá xếp hạng khách hàng và xây dựng, quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng, quản trị rủi rotheo đúng chuẩn mực qui định. + Tập trung xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt chú trọng đến các khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 59 - Về thị phần TTQT: Giữ vững và phát huy hơn nữa thế mạnh hàng đầu về thanh toán XNK trên địa bàn tỉnh. Tìm kiếm, bổ sung các khách hàng mới trong đó chú trọng các khách hàng là các DN vừa và nhỏ. - Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng: + Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ , gia tăng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, trong đó chú trọng nâng cao dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng ( chú trọng khai thác khối khách hàng vừa và nhỏ ). Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ; tập trung cung ứng trọn gói các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ đó nâng thu nhập từ dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu thu nhập. Tiến tới là một ngân hàng chuẩn mực, hiện đại. + Tập trung khai thác hơn nữa các sản phẩm phái sinh trong kinh doanh tiền tệ và ngoại tệ để tạo sản phẩm đặc thù và rõ nét hơn. - Công tác quản lý nguồn nhân lực: tiếp tục kiện toàn bộ máy theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hoạt động, sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp; thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ theo đúng hướng phù hợp với từng năng lực, sở trường của nhân viên để có thể phát huy tối đa hiệu quả trong công việc. Ngoài ra, công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ sẽ được ưu tiên chú trọng cả về chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB Huế trong thời kì cạnh tranh. - Về vấn đề xây dựng thương hiệu: Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu VCB Huế gắn liền với giá trị thiết thực của khách hàng. - Công tác xã hội: đây không chỉ là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa nhân văn; mà thông qua các hoạt động này ngân hàng có thể xây dựng một môi trường, văn hóa kinh doanh tích cực cho VCB Huế và cũng giúp thương hiệu của chi nhánh được nhiều người biết đến hơn. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới thông qua các hoạt động như: Tài trợ xây dựng các chương trình từ thiện ( cấp học bổng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn); công trình cộng đồng ( trường học, bệnh viện.)Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 60 3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng: - Nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu đưa trình độ nghiệp vụ về hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng đạt được chuẩn mực và trình độ cao để phù hợp với các thông lệ, tập quán quốc tế. - Có chính sách mua bán ngoại tệ linh hoạt, ưu đãi đối với các đơn vị kinh doanh XNK, nhằm thu hút các DN xuất trình chứng từ thanh toán hàng XK và chuyển tiền thanh toán hàng NK qua tài khoản tại VCB Huế. - Xây dựng chính sách đầu tư tín dụng TTTM đối với các DN sản xuất hàng XK như: sợi, dệt may,nhằm thu hút các DN tham gia thực hiện TTQT tại ngân hàng, đa dạng hóa các mặt hàng XK từ đó hạn chế được rủi ro về mặt thị trường. - Sử dụng linh hoạt các chính sách tỷ giá để thu hút và giữ nguồn ngoại tệ ở VCB Huế từ các khách hàng XK, từ đó đảm bảo nguồn ngoại tệ cho khách hàng NK và tạo điều kiện cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh. 3.2.3. Mục tiêu xây dựng một chương trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng: Trên cơ sở chính sánh quản trị rủi ro của VCB TW đề ra, VCB Huế đã xây dựng một chương trình và mục tiêu cụ thể cho công tác quản trị rủi ro trong giai đoạn này như sau: - Thứ nhất, xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý, công cụ đo lường và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro. - Thứ hai, xây dựng bộ máy quản trị rủi ro theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của từng bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng để bộ máy quản trị rủi ro của chi nhánh được chuyên nghiệp và độc lập về hoạt động ở mức độ cao. - Thứ ba, thực hiện chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng một cách đồng bộ: giữa các nghiệp vụ TTQT với nhau và đồng bộ với các nghiệp vụ kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, bảo lãnh. - Thứ tư, xây dựng và thực hiện chương trình quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng cần phải phù hợp với thông lệ quốc Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 61 tế bao gồm: thông lệ TTQT ( UCP 600, tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế,.), thông lệ về quản trị rủi ro tác nghiệp ( Basel II ). 3.3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT của VCB Huế: VCB Huế từ trước đến nay luôn được biết đến là một trong những NHTM hàng đầu trong lĩnh vực TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động chi nhánh cũng gặp không ít hạn chế và rủi ro. Do đó để thực hiện tốt công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT từ đó nâng cao uy tín, chất lượng trong hoạt động này; em xin đưa ra một số giải pháp ngắn hạn, trung và dài hạn ( được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện ) cũng như những kiến nghị dựa trên những hạn chế, rủi ro còn tồn tại mà đề tài đã đề cập đến: 3.3.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn: 3.3.1.1. Tăng cường khả năng nhận diện rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT: Như chúng ta đã biết ở phần thực trạng, những tình huống rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ thanh toán TDCT trong giai đoạn từ 2011 – 2013 là chủ yếu bắt nguồn từ thông tin không đầy đủ, chủ yếu do khách hàng dẫn đến việc lựa chọn sai đối tác. Chính vì vậy, việc nhận dạng được rủi ro ban đầu là một đều hết sức quan trọng, hơn nữa việc nhận diện rủi ro chính là khởi đầu của công tác quản trị rủi ro và là cầu nối với việc đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro. Do đó, khóa luận sẽ tập trung phân tích các giải pháp hiệu quả nhất về vấn đề nhận diện rủi ro. Quá trình nhận diện rủi ro được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: thu thập thông tin thông qua các kênh: tự đánh giá, báo cáo sự cố và từ kinh nghiệm bên ngoài. - Bước 2: xử lý thông tin thông qua hai hình thức: thống kê và phân tích. - Bước 3: kết quả thể hiện bằng Danh mục rủi ro tác nghiệp. Hiện nay, VCB Huế đang tổng hợp thông tin từ các kênh trên để nhận diện rủi ro. Tuy nhiên, mới chỉ có quy định về báo cáo sự cố được ban hành nên chi nhánh cần phải sử dụng phương án: Tự đánh giá rủi ro thông qua việc xây dựng các danh mục câu hỏi liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro, để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro và từ đó chi nhánh có thể nhận biết được các điều kiện, nguy cơ gây ra rủi ro. Nên đây được xem là giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro rất quan trọng mà chi nhánh cần phải thực hiện ngay. Trư ờng Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 62 Thứ nhất, đối với nguồn rủi ro do khách hàng, VCB Huế có thể xây dựng danh mục như sau: Bảng 3.1: Nguồn rủi ro về khách hàng Yếu tố nghi vấn gây rủi ro Nguy cơ rủi ro 1. Năng lực tài chính - Khả năng thanh toán - Khả năng sinh lợi - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thấp thì ngân hàng dễ gặp rủi ro do khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán nợ cho ngân hàng. - Các chỉ số như vòng quay hàng tồn kho thấp ( hàng hóa khó tiêu thụ ), doanh thu và lợi nhuận thấpdẫn đến không có khả năng trả nợ cho nhà XK. 2. Tư cách của khách hàng như: đạo đức kinh doanh, năng lực quản lý, uy tín của khách hàng - Khách hàng thiếu sự hợp tác, vô trách nhiệm và cố tình lừa đảo thì rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra cho ngân hàng. - Khả năng, kinh nghiệm quản lý kém, phản ứng chậm với những thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả. 3. Môi trường kinh doanh của khách hàng: - Nền kinh tế: lạm phát cao, khủng hoảng, suy thoái, chính sánh thay đổi - Chính trị - xã hội: bất ổn, chiến tranh, khủng bố - Kinh doanh trong ngành: xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, biến động - Hoạt động kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn do sức mua giảm, không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nướcnguy cơ rủi ro tín dụng. - Hoạt động kinh doanh của các DN dễ bị trì trệ, thiệt hại về tài sản nguy cơ khó khăn trong việc hoàn trả nợ. - Sản phẩm khó tiêu thụ hoặc giá bán sản phẩm giảm do cạnh tranhdẫn đến lợi nhuận giảm và nguy cơ rủi ro không thể trả nợ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 63 Thứ hai, đối với nguồn rủi ro do sai lệch thông tin thì VCB Huế có thể xây dựng danh mục sau: Bảng 3.2: Nguồn rủi ro do thông tin sai lệch Yếu tố nghi vấn gây rủi ro Nguy cơ rủi ro 1. Thông tin về khách hàng không chính xác - Lựa chọn những khách hàng xấu, bỏ qua những khách hàng tốt, tiềm năng dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng. 2. Thông tin bất cân xứng về lĩnh vực đầu tư - Đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cấm, không ưu tiên phát triểnnguy cơ rủi ro cho ngân hàng là rất cao. 3. Thông tin về phương án kinh doanh của khách hàng không chính xác - Không có biện pháp khắc phục kịp thời dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Thứ ba, đối với nguồn rủi ro xuất phát từ bên trong ngân hàng thì chi nhánh có thể xây dựng danh mục sau: Bảng 3.3: Nguồn rủi ro từ VCB Huế Yếu tố nghi vấn gây rủi ro Nguy cơ rủi ro Năng lực cán bộ: - Trình độ chuyên môn: - Đạo đức cán bộ: - Thiếu kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng ngoại ngữ không cao, khả năng sử dụng hay ứng dụng phần mềm chậmdễ xảy ra sai xót trong quá trình xử lý nghiệp vụ dẫn đến rủi ro cả về uy tín và lợi nhuận của ngân hàng. - Phẩm chất đạo đức kém, cố ý phối hợp với khách hàng nhằm lừa đảo ngân hàngnguy cơ rủi ro rất lớn cho ngân hàng. 3.3.1.2. Hoàn thiện quy trình nội bộ liên quan đến nghiệp vụ TDCT: Hiện tại ở VCB Huế, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ TDCT là tương đối đầy đủ như: quy trình kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán XNK theo phương thức TDCT và Nhờ thu kèm chứng từ trong hệ thống VCB Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay VCB Huế vẫn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 64 còn thiếu một số quy trình nghiệp vụ cụ thể cho một số giao dịch riêng biệt đã được thực hiện tại chi nhánh như: quy trình về L/C đối ứng, L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưngHoặc một số quy trình nghiệp vụ đã có nhưng chưa cập nhật được những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy, để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, phòng ngừa và hạn chế rủi ro thì VCB Huế cần hoàn thiện hơn nữa các quy trình nội bộ liên quan đến nghiệp vụ TDCT với những nội dung như: Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với một số nghiệp vụ đặc biệt như: L/C giáp lưng, L/C đối ứngđể hướng dẫn cán bộ thực hiện đúng với thông lệ quốc tế từ đó giúp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ TDCT đến mức thấp nhất. Đây là một giải pháp thực sự hiệu quả và cần thiết đối với công tác quản trị rủi ro, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nên trong thời gian tới hi vọng VCB Huế sẽ sớm thực hiện giải pháp này. 3.3.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng: Thông qua hoạt động này, Phòng Kiểm tra Giám Sát Tuân thủ tại chi nhánh đã góp phần rất lớn trong việc ngăn chặn, phòng ngừa những sai xót, rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TDCT. Do đó, để công tác kiểm tra, giám sát rủi ro ngày càng phát huy được vai trò quan trọng của nó, VCB Huế cần phải tiến hành các giải pháp sau: - Nên tập trung hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát rủi ro vào quá trình xử lý nghiệp vụ TDCT dựa trên cơ sở những chứng từ hạch toán, điện giao dịch nữa ngoàiNgoài ra, cũng cần tập trung kiểm tra, giám sát quá trình phê duyệt cho vay TTTM ở Phòng khách hàng DN. - Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho các kiểm tra viên. - Phải có chế độ thưởng phạt công bằng để tăng tinh thần trách nhiệm cho kiểm tra viên. - Nên tuyển chọn những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt, trách nhiệm cao, trình độ nghiệp vụ vững vàng để đảm nhiệm công việc kiểm tra và giám sát rủi ro. 3.3.1.4. Thành lập khoản mục trích dự phòng rủi ro và mua bảo hiểm rủi ro: Đây là giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi rủi ro đã xảy ra. Việc trích dự phòng rủi ro đầy đủ và đúng quy định trên cơ sở phân loại nợ về chiết khấu chứng từ T ư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 65 XK, cam kết thanh toán theo L/C. Mua bảo hiểm với những giao dịch hàng hóa có giá trị lớn hoặc các giao dịch có nguy cơ xảy ra rủi ro như: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tín dụng XK...Sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng của NHNN hỗ trợ công tác thẩm định và đánh giá khách hàng. 3.3.1.5. Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ TDCT cho các DN XNK trên địa bàn tỉnh: Thực tế trong giai đoạn từ 2011 – 2013, thì rủi ro trong nghiệp vụ TDCT xảy ra với VCB Huế chủ yếu do nguyên nhân phát sinh từ phía khách hàng ( DN XNK ). Đều này xảy ra là do đa phần các DN XNK có số lượng cán bộ với kiến thức chuyên môn về kĩ thuật nghiệp vụ TTQT , ngoại thương, TDCT còn hạn chế. Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ TDCT; VCB Huế cần chú trọng trang bị kiến thức về hoạt động ngoại thương, các phương thức TTQT, các thông lệ quốc tế và đặc biệt là về nghiệp vụ thanh toán TDCT cho những cán bộ trực tiếp làm công tác XNK trong các DN thông qua những hình thức sau: - Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp trong quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán TDCT với khách hàng như giải thích những điều khoản trong hợp đồng và trong L/C: thời hạn giao hạn, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên,và cảnh báo cho các DN những tình huống rủi ro có thể xảy ra đối với từng trường hợp cụ thể. - VCB Huế nên tiến hành những buổi hội thảo hướng dẫn về hoạt động TTQT, về nghiệp vụ TDCT và những thay đổi của thông lệ quốc tế cũng như của Phòng Thương mại Quốc tế và mời các DN XNK đến tham dự. 3.3.2: Nhóm giải pháp trung và dài hạn: 3.3.2.1: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Con người là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thay thế, quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, việc lựa chọn được những người có năng lực, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệpsẽ giúp cho ngân hàng trách được những rủi ro không đáng có trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Để có được điều này, VCB Huế cần phải tiến hành các công việc sau: Thứ nhất: Về tuyển dụng cán bộ: Nghiệp vụ TDCT là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ không chỉ có kiến thức vững vàng về kĩ thuật nghiệp vụ, mà phải có kiến thức về TTQT, về kinh tế quốc tế Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 66 cũng như các quy định và thông lệ quốc tếNên để có được đội ngũ cán bộ chất lượng, VCB Huế có thể tiến hành tuyển dụng theo hai cách: - Tuyển mới từ nguồn bên ngoài vào: Ưu tiên những sinh viên tốt nghiệp chính quy các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế,phải có kiến thức chuyên môn tốt, có nhiều kĩ năng và kiến thức ngoại ngữ tốt, - Điều chuyển cán bộ đang làm việc ở VCB Huế kinh nghiệm trên 1 năm: nên lựa chọn những cán bộ thuộc phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng khách hàng DN, cán bộ phòng kiểm tra giám sát tuân thủ,vì những phòng này thuộc nhóm liên quan hỗ trợ hoạt động TTQT nên việc nắm bắt công việc sẽ nhanh hơn. Thứ hai: Về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: - Đào tạo dựa trên công việc hằng ngày: thực tế ở VCB Huế hiện nay, hình thức đào tạo này được thực hiện thường xuyên nhưng chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp, chủ yếu theo hình thức người trước có kinh nghiệm hướng dẫn cho người sau. Vì vậy, để công tác đào tạo này được tổ chức một cách khoa học và logic thì VCB Huế cần đào tạo theo hai hình thức sau: + Đào tạo tại chỗ: VCB Huế nên thuê những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng hay các cán bộ TTQT trong nội bộ chi nhánh nhưng có nhiều kinh nghiệm để tham gia giảng dạy tại chi nhánh, biên soạn giáo trình giảng dạy có tính thực tiễn cao. + Gửi cán bộ đi đào tạo: VCB Huế là một trong những NHTM hàng đầu trong hoạt động TTQT trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên nếu xét về tính đa dạng của các tình huống nghiệp vụ thì không thể bằng so với các NHTM, Trung tâm TTTM ở TP HCM, HN Chính vì vậy, để có được trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như các tình huống thực tế thì VCB Huế nên cử cán bộ đi đào tạo ở các trung tâm này ít nhất là 1 tháng. - Đào tạo tập trung toàn hệ thống VCB hoặc theo khu vực: Đây là công tác đào tạo mà đã được VCB Huế tổ chức thường xuyên, tuy nhiên điểm hạn chế của công tác đào tạo này là do thời hạn đào tạo ngắn, số lượng học viên ở các lớp đào tạo lại đông.dẫn đến nội dung nghiệp vụ chưa được truyền đạt chi tiết. Đều này có thể thấy rõ thông qua việc cán bộ cử đi đào tạo về, không truyền đạt lại được đầy đủ những kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ khác trong VCB Huế. Trư ờng Đạ i họ c K inh t H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 67 Nên trong thời gian tới, VCB Huế nên bắt buộc cán bộ cử đi đào tạo về phải viết bài báo cáo thu hoạch và phải phổ biến đầy đủ những kiến thức đã học được cho các cán bộ có liên quan trong ngân hàng để giúp công tác đào tạo này được hiệu quả hơn. - Đào tạo nghiệp vụ thông qua các chương trình trực tuyến: Công tác đào tạo này không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian cho các cán bộ mà còn giúp cho họ tiếp xúc được với các tổ chức đào tạo uy tín khác trên thế giới đặc biệt với nghiệp vụ TDCT. Vì vậy, phương pháp này hiện nay được các NHTM trong và ngoài nước áp dụng rất nhiều, ví dụ như các khóa học do Phòng Thương mại Quốc tế tổ chứcđây là những khóa học được tổ chức chuyên nghiệp, do các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực TTQT tổ chức và giảng dạy, giúp cán bộ có thể tiếp xúc được những tình huống xử lý trong hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng từ đó nâng cao được trình độ của cán bộ chi nhánh và giúp hạn chế được những rủi ro trong việc xử lý các nghiệp vụ TDCT. Thứ ba: Về vấn đề đãi ngộ và thưởng phạt: Để công bằng, chi nhánh nên ban hành các quy định về chế độ thưởng phạt hợp lý. Đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần ( có thể quyết định xét duyệt lên vị trí cao hơn )Còn đối với những cán bộ có những sai phạm làm thất thoát tiền, ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh thì tùy theo mức độ để tiến hành xử phạt khác nhau. Chỉ có như vậy thì mới tăng được uy tín, kỉ cương trong hoạt động của VCB Huế và giúp đội ngũ cán bộ làm việc cẩn thận, nhiệt tình hơn, từ đó giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra do yếu tố con người. 3.3.2.2: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp: Cán bộ quản trị, điều hành các cấp là những người chịu trách nhiệm về tổ chức các hoạt động kinh doanh, đầu tư và chịu trách nhiệm phần lớn về kết quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, đây chính là đội ngũ cán bộ phải có kiến thức quản trị rủi ro vững vàng. Vậy để nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro cho đội ngũ cán bộ này, VCB Huế cần tiến hành kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia. Thông qua các lớp đào tạo, bỗi dưỡng kiến thức quản trị rủi ro cho cán bộ điều hành các cấp. Ngoài ra, đối với những quyết định quan trọng, cán bộ điều hành cần Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 68 phải có các chuyên gia đầu ngành để tư vấn, từ đó có thể đưa ra được những quyết định chính xác hơn. 3.3.2.3: Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ứng dụng trong hoạt động TTQT và trong toàn hệ thống ngân hàng: Trong thời đại công nghệ nghư hiện nay, thì công nghệ thông tin có thể xem là chìa khóa dẫn đến thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt là hoạt động TTQT và nghiệp vụ TDCT vốn là nghiệp vụ được quốc tế hóa, được chuẩn hóa cao nhưng cũng thay đổi không ngừng. Ứng dụng công nghệ thông tin, không chỉ giúp nâng cao chất lượng xử lý nghiệp vụ, dịch vụ khách hàng mà còn giúp ngân hành tiết kiệm được chi phí lao động, tiết kiệm thời gian và hạn chế được rủi ro trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Do đó, để đạt được những điều kiện trên thì VCB Huế cần phải: - Thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống TTTM ( hệ thống TF ): Hệ thống TF ( Trade Finance ) là hệ thống khá hiện đại; nó giúp xử lý các nghiệp vụ, nhập thông tin dữ liệu, tạo lập chứng từgiúp hạn chế việc xử lý nghiệp vụ thủ công. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống TF ở VCB Huế là sự thiếu linh hoạt, hạn chế người dùng điều chỉnh những thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của thông lệ quốc tế. Chính vì thế, để tiếp tục giữ vững vị thế hàng đầu và tiếp tục phát triển hoạt động TTQT nói chung, nghiệp vụ TDCT nói riêng thì VCB Huế cần thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống TF. Từ đó, giúp chương trình tự động kết nối được với các phần mềm gia tăng về báo cáo, xử lý giao dịch. - Phát triển hệ thống thương mại điện tử: xây dựng hệ thống TTQT trực tuyến, giúp khách hàng có thể tiến hành các thủ tục mà không cần đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng như: đề nghị phát hành hay tu chỉnh L/C, đề nghị thanh toán chứng từ NK,. giúp tiết kiệm được chi phí thời gian, đi lại cho cả khách hàng và ngân hàng; từ đó hạn chế được những rủi ro trong quá trình xử lý nghiệp vụ. 3.3.2.4. Xây dựng một bộ máy quản trị rủi ro theo hướng chuyên môn hóa: Bộ máy quản trị rủi ro này sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng. Với quy trình quản trị rủi ro chuyên nghiệp và hiệu quả theo quy trình bốn bước cụ thể sau: nhận diện và xác định rủi ro có thể xảy ra; đo lường rủi ro, tổn thất; kiểm soát rủi ro và báo cáo, đánh giá, điều chỉnh phương pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng. Ngoài ra, bộ máy quản trị rủi ro phải được thực Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 69 hiện một cách đồng bộ; tức là đồng bộ giữa các nghiệp vụ TTQT với nhau và đồng bộ với các nghiệp vụ khác như: tín dụng, kinh doanh ngoại tệ.... 3.3.2.5. Cung ứng dịch vụ XNK trọn gói: Đây là một sản phẩm dịch vụ mà trong thời gian tới VCB Huế cần đẩy mạnh khai thác và phát triển, thông qua dịch vụ XNK trọn gói sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT và cung cấp được tối đa sự tiện ích cho khách hàng vì tất cả hoạt động sẽ được tiến hành một cách khép kín. Cụ thể: VCB Huế sẽ tiến hành kí kết hợp đồng liên kết hợp tác với các DN dịch vụ Logistics ( như các Công ty vận chuyển hàng hóa, các Hãng tàu và các Đại lý giao nhận hàng hóa ), công ty Bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ liên quan đến hoạt động XNK. Trong hoạt động khép kín này, VCB Huế sẽ đảm nhiệm vai trò hướng dẫn khách hàng thực hiện các nghiệp vụ về thủ tục chứng từ như: phát hành L/C, thanh toán cho nhà XK nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C, bảo lãnh nhận hàng.DN dịch vụ Logistics sẽ đảm nhiệm việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ như: vận chuyển hàng hóa, bốc xếp, cho thuê kho bãiVà công ty Bảo hiểm sẽ đảm nhiệm công việc tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm hàng hóa XNK đúng theo hợp đồng đã ký. Tóm tắt Chương 3: Chương 3 của khóa luận đã đưa ra được những giải pháp thực tế và có tính khả thi dựa trên thực trạng rủi ro, cũng như những hạn chế mà VCB Huế gặp phải trong nghiệp vụ thanh toán TDCT ở giai đoạn 2011 – 2013. Trên thực tế, kinh doanh trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của ngân hàng luôn đối mặt với những rủi ro. Chính vì vậy, những nhóm giải pháp được đưa ra ở trên chỉ nhằm phòng ngừa và hạn chế phần nào rủi ro đến mức thấp nhất và giúp cho hoạt động TTQT của VCB Huế được tăng trưởng ổn định. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 70 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận: Với xu thế hội nhập nền kinh tế như hiện nay, thì đây được xem là cơ hội để các NHTM phát triển trong hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ thanh toán TDCT nói riêng nhưng đây cũng là nguyên nhân hàm chứa những nguy cơ rủi ro cho hoạt động của các NHTM. Chính vì vậy, việc nâng cao công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT ở các NHTM là điều hết sức cần thiết và càng cần thiết hơn với ngân hàng luôn chiếm vị thế hàng đầu trong lĩnh vực TTQT như VCB Huế hiện nay. Với những kiến thức có được trên ghế nhà trường, kiến thức thực tế khi được thực tập ở phòng TTQT của VCB Huế và bằng sự đầu tư về thời gian cũng như công sức, đề tài: “ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhanh Huế “ đã được hoàn thành. Khóa luận đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động TTQT nói chung và đặc biệt là hoạt động thanh toán TDCT, cũng như phân tích những rủi ro mà các NHTM thường gặp phải khi áp dụng phương thức TDCT. Khóa luận cũng đã phân tích thực trạng thanh toán TDCT của VCB Huế giai đoạn 2011 - 2013 và đánh giá những tình huống rủi ro thực tế mà VCB Huế đã gặp phải trong quá trình xử lý nghiệp vụ này. Và thông qua quá trình đánh giá, phân tích những rủi ro thực tế mà VCB Huế thường gặp phải, em đã rút ra được những hạn chế của chi nhánh trong quá trình xử lý nghiệp vụ TDCT, từ đó đề suất những giải pháp thực tế nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại VCB Huế. Hi vọng khóa luận này đã góp phần nâng cao công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT ở VCB Huế. Từ đó giúp chi nhánh phát triển kinh doanh hiệu quả trong hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng, cũng như luôn đóng vai trò là NHTM hàng đầu kinh doanh trong hoạt động TTQT trên địa bàn tỉnh. 3.2. Hạn chế của đề tài: Nhìn chung, với thời gian được thực tập và làm việc ở VCB Huế còn khá ngắn, cộng thêm việc có một số hạn chế nhất định về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu nên khóa luận vẫn chưa tìm hiểu sâu về quy trình xử lý nghiệp vụ TDCT tại chi nhánh để có thể phân tích kĩ thực tế những hạn chế trong công Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 71 tác này. Hơn nữa do tính chất bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng nên những tình huống rủi ro mà chi nhánh cung cấp có thể chưa đúng với thực tế, chưa có tính cụ thể cho từng DN. Ngoài ra, do thời gian nghiên cứu ngắn, nên khóa luận chưa đi sâu vào phân tích kĩ quy trình quản trị rủi ro để từ đó đưa ra được những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tốt hơn. 3.3. Hướng phát triển của đề tài trong thời gian tới: - Nên mở rộng quy mô nghiên cứu của đề tài ra các NHTM có tỷ trọng hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng lớn trên địa bàn tỉnh. Bởi vì, với mỗi ngân hàng có quy trình và cách thức xử lý nghiệp vụ TDCT là khác nhau, từ đó phân tích những ảnh hưởng của yếu tố này lên rủi ro là như thế nào và rút ra được điểm mạnh điểm yếu của từng ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán TDCT và có những biện pháp khắc phục. - Nên phân tích kĩ hơn về công tác quản trị rủi ro trong nghiệp vụ TDCT trong toàn bộ hệ thống VCB Việt Nam về: quy trình nhận diện, xác định rủi ro; đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro và cuối cùng là báo cáo, đánh giá và điều chỉnh các phương pháp phòng chống rủi ro. Bởi vì, khi phân tích kĩ quy trình này thì ngoài việc có thể đánh giá được công tác phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ TDCT của toàn hệ thống VCB Việt Nam, mà nó còn giúp cho chúng ta có thể đưa ra được các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ này một cách dễ dàng và sát với thực tiễn hơn. 3.4. Một số kiến nghị: 3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ: TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng là hoạt động kinh doanh mang tầm quốc tế; nên cần phải có những chính sách, định hướng hướng dẫn phù hợp của Nhà nước qua từng thời kì để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và phát triển. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải tiến hành những công việc sau: - Nhà nước cần xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; hoàn thiện các văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán XNK và xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi. Từ đó, tạo điều kiện cho các DN phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước và định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 72 - Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra các DN về việc thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, báo cáo thống kê tình hình hoạt động kinh doanh để giúp các NHTM đánh giá được chính xác năng lực tài chính của khách hàng khi tiến hành TTTM XNK. - Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia có quan hệ thương mại để có những biện pháp giúp phòng ngừa rủi ro liên quan đến gian lận, lừa đảo, rửa tiền.cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình kinh tế thế giới; từ đó giúp công tác phòng ngừa rủi ro được thực hiện tốt hơn. 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: - Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng trong toàn hệ thống NHTM. Phối hợp với Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các quy trình, quy định cho nghiệp vụ thanh toán TDCT sao cho phù hợp với cả luật pháp nước ta và thông lệ quốc tế. - Xây dựng hệ thống công nghệ nhằm mục đích thu thập thông tin khách hàng ( là các DN XNK ) để cung cấp cho các NHTM kịp thời và chính xác; từ đó làm cơ sở cho các quyết định của NHTM. - Nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp với từng giai đoạn nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho các DN hoạt động XNK. 3.4.3. Kiến nghị với VCB Việt Nam: - Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, ngày càng có nhiều NHTM trong và ngoài nước cạnh tranh gây gắt trên thị phần TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống VCB và VCB Huế trên thị phần này đang ngày càng bị chia sẻ. Do đó, để đảm bảo được vị thế dẫn đầu, đề nghị Ban lãnh đạo VCB cần phải đưa ra những chính sách hỗ trợ đặc biệt về lãi suất, phí giao dịch cho các DN XNK và cũng góp phần chia sẻ khó khăn với các DN. - Với hơn 1300 ngân hàng có quan hệ đại lý trên khắp thế giới ( khoản hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ) thì VCB được xem là một trong những NHTM hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, để mở rộng hơn nữa cũng như phát triển đa dạng các loại thị trường nhằm phân tán rủi ro, thì trong thời gian tới VCB TW nên nghiên cứu khai thác những thị trường mới hay chưa khai thác triệt để như: Châu Phi, Châu Mỹ, Bắc Âu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 73 - Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng trên toàn hệ thống VCB để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Thanh toán Quốc Tế, Nguyễn Văn Tiến ( 2008 ) - NXB thống kê Hà Nội 2. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nguyễn Minh Kiều ( 2007 ) - NXB thống kê Hà Nội 3. Thanh toán Quốc tế, Nguyễn Đăng Dờn ( 2009 ) - NXB Đại học Quốc gia TP. HCM 4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế ( 2013 ), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 3 năm 2011 - 2013. 5. Phòng Thương Mại Quốc Tế ( 2010 ) Incoterms 2010, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 6. Tài liệu hướng dẫn " Quy trình kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán XNK theo hình thức TDCT trong hệ thống ngân hàng VCB Việt Nam ". 7. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến ( 2010 ) - NXB thống kê Hà Nội. 8. Giáo trình Thanh toán Quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nguyễn Văn Tiến ( 2009 ) - NXB Thống kê Hà Nội. 9. Khóa luận tốt nghiệp " Hạn chế rủi ro hoạt động thanh toán TDCT tại ngân hàng TMCP VCB Huế " - Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Vy. 10. Khóa luận tốt nghiệp “ Hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng TMCP VCB Huế “ - Sinh viên: Nguyễn Thị Vĩnh Hằng. 11. Các website : www.vietcombankhue.com.vn Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT tại VCB Huế: 1.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT hàng NK: Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phát hành L/C. Khách hàng xuất trình đơn xin phát hành L/C và các giấy tờ cần thiết theo quy định của VCB Huế và nộp phí Bước 2: Phát hành L/C: VCB Huế lập điện phát hành L/C dựa trên nội dung đơn xin phát hành L/C và chuyển điện về VCB TW. Tiếp theo, VCB TW chuyển tiếp điện phát hành cho ngân hàng phục vụ nhà XK ở nước ngoài thông qua hệ thống ngân hàng đại lý. Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa do NHTB nước ngoài gửi cho chi nhánh. Nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C hoặc có sai xót nhưng nhưng khách hàng NK vẫn chấp nhận thanh toán thì VCB Huế sẽ chuyển bộ chứng từ cho khách hàng sau khi nhà NK thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bước 4: Hạch toán và đóng hợp đồng: khi đến hạng thanh toán, thanh toán viên chi nhánh lập điện chuyển tiền gửi ngân hàng VCB TW đề nghị thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà XK ở nước ngoài bằng cách trích tiền gửi thanh toán của VCB Huế và báo Nợ Nhà NK có thể cam kết chấp nhận thanh toán và kí quỹ 100% giá trị lô hàng NK hoặc trích tài khoản tiền gửi tại ngân hành VCB Huế, ghi nợ tài khoản tiền vay và xuất trình một số giấy tờ để yêu cầu NHPH bảo lãnh/ ủy quyền nhận hàng trong trường hợp hàng đến trước L/C. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phát hành L/C Phát hành L/C, tu chỉnh L/C Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ Phát hành bảo lãnh/ Uỷ quyền nhận hàng Hạch toán và kết thúc hợp đồng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành Đóng hồ sơ tín dụng NK khi L/C được hủy bỏ hoặc đã thanh toán, không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ được gửi trả cho ngân hàng gửi chứng từ. L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng sau hai tháng từ ngày hết hạn hiệu lực. 1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT hàng XK: Bước 1: Nhận và kiểm tra L/C từ NHPH : ngân hàng TW thông qua nhận điện SWIFT/TELEX phát hành L/C, tu chỉnh L/C từ NHPH, NHTB khác, ngân hàng chuyển nhượng và chuyển về VCB Huế thông qua bộ phận văn thư. Sau đó, thanh toán viên kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C như: mã khóa, các điều khoản L/C; in và lưu hồ sơ L/C xuất. Bước 2: Thông báo L/C hay tu chỉnh L/C cho khách hàng: chọn hình thức thông báo và thu phí thanh toán; giao thông báo L/C và lập hồ sơ theo giỏi L/C. Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng XK có phù hợp với nội dung L/C không và yêu cầu sửa đổi L/C nếu có. Cũng đảm nhiệm vai trò chiết khấu chứng từ có truy đòi với số tiền chiết khấu không lớn hơn giá trị bộ chứng từ chiết khấu nếu có yêu cầu. Bước 4: Gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi tiền thanh toán. Bước 5: Thanh toán và hạch toán: Ngân hàng nước ngoài thanh toán thông qua VCB TW và VCB TW báo Có về VCB Huế, sau đó VCB Huế nhận báo Có và hạch toán. Phụ lục 2: Các văn bản pháp luật trong nước: - Quyết định số 711/2001/QĐ - NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm Tiếp nhận và kiểm tra L/C Thông báo L/C Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ Gửi chứng từ đòi tiền Chiết khấu chứng từ Thanh toán và hạch toán Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành - Quyết định số 1233/2001/QĐ - NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm - Thông tư 08/2003/TT - NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức. - Thông tư 09/2004/TT - NHNN quy định các khoản vay trả nợ nước ngoài của DN. - Nghị định số 12/2006/NĐ - CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm XK, NK theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành. - Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PL - UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. - Nghị định 160/2006/NĐ - CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối. Phụ lục 3. Tình hình huy động vốn của VCB Huế giai đoạn 2011 – 2013: ĐVT: Tyđ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 GT % GT % GT % +/- % +/- % Nguồn HĐ Tổng số 2.519 100 2.981 100 3.110 100 462 18,34 129 4,33 1. Theo loại tiền - VNĐ 2.041 81,02 2.318 77,76 2.708 87,08 277 13,57 390 16.83 - Ngoại tệ ( quy VNĐ ) 478 18,98 663 22,24 402 12,92 185 38,70 (261) (39,37) 2. Theo tính chất tiền gửi. - Tổ chức kinh tế 943 37,44 575 19,29 1.131 36,37 (368) (39,02) 556 96,7 - Tiền gửi dân cư 1.576 62,56 2.406 80,71 1.979 63,63 830 52,67 (427) (17,15) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành 3. Theo kì hạn - Không kì hạn 358 14,21 424 14,22 525 16,88 66 18,44 101 23,82 - < 12 tháng 1.976 78,44 2.181 73,16 2.072 66,62 205 10,38 (109) (5) - >= 12 tháng 185 7,35 376 12,62 513 16,5 191 103,24 137 36,44 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB Huế giai đoạn 2011 - 2013 ) Phụ lục 4. Cơ cấu tín dụng theo kì hạn và theo loại tiền của VCB Huế giai đoạn 2011–2013. ĐVT: Tyđ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng dư nợ TD 1.564 100 1.613 100 2.122 100 49 3,13 509 31,56 1. Theo kì hạn - Ngắn hạn 592 37,85 602 37,32 920 43,36 10 1,69 318 52,82 - Trung,dài hạn 972 62,15 1.011 62,68 1.202 56,64 39 4,01 191 18,9 2. Theo loại tiền vay - VNĐ 1.010 64,58 1.105 68,51 1.241 58,48 95 9,41 136 12,31 - Ngoại tệ (quy VNĐ) 554 35,42 508 31,49 881 41,52 (46) (8,3) 373 73,43 3. Nợ quá hạn %nợ quá hạn / %tổng dư nợ 0,3 0,3 0,02 0 0 (0,28) (93,33) ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB Huế giai đoạn 2011 - 2013 )Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành Phụ lục 5. Kết quả kinh doanh của VCB Huế giai đoạn 2011 – 2013. ĐVT: trđ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 GT % GT % GT % +/- % +/- % I. Tổng thu nhập 398.658,54 100 393.496,6 100 430.905,46 100 (5.161,94) (1,3) 37.408,86 9,51 1. Thu nhập từ lãi 373.637,27 93,72 374.879,72 95,27 381.351,79 88,5 1.242,45 0,33 6.472,07 1,73 - Thu lãi cho vay 233.988,50 62,63 184.126,33 49,12 140.080,43 36,73 (49.862,17) (21,31) (44.045,9) (23,92) - Thu lãi tiền gửi 135.501,16 36,27 187.079,22 49,9 236.647,81 62,06 51.578,06 38,1 49.568,59 26,5 - Thu khác HĐTD 4.147,62 1,11 3.674,17 0,98 4.623,55 1,21 (473,45) (11,42) 949,38 22,89 2. Thu ngoài lãi 25.021,27 6,28 18.616,88 4,73 49.553,67 11,5 (6.404,39) (25,6) 30.936,79 166,18 - Thu từ dịch vụ 12.652,57 50,57 10.490,24 56,35 12.807,06 25,85 (2.162,33) (17,1) 2.316,82 22,1 -Lãi từ kinh doanh ngoại hối 9.569 38,24 4.165,53 22,38 4.898,52 9,89 (5.403,47) (56,47) 733 17,6 - Thu nhập bất thường 2.799,69 11,2 3.961,11 21,3 31.848,1 64,3 1.161,42 41,48 27.887 704 II. Tổng chi phí 301.005,58 100 308.661,59 100 333.034,1 100 7.656,01 2,54 24.372,51 7,9 1. Chi phí trả lãi 227.272,34 75,5 207.281,8 67,16 223.126,18 67 (19.990,54) (8,8) 15.844,38 7,64 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương SVTH: Võ Chí Thành - Chi trả lãi tiền gửi 184.123,85 81,02 192.299,45 92,77 215.299,94 96,4 8.175,6 4,44 23.000,49 12 - Chi trả lãi tiền vay 42.980 18,91 14.980,23 7,23 7.824,65 3,5 (27.999,77) (65,2) (7.155,58) (47,77) - Chi trả lãi GTCG 168,49 0,07 2,12 0,001 1,59 0,0007 (166,37) (98,74) (0,53) (25) 2. Chi phí ngoài lãi 73.733,04 24,5 101.379,79 32,84 109.907,92 33 27.646,75 37,5 8.528,13 8,41 III. LN trước thuế 97.652,96 84.835,01 97.871,36 (12.817,95) (13,13) 13.036,35 15,37 IV. LN sau thuế 97.652,96 84.835,01 97.871,36 (12.817,95) (13,13) 13.036,35 15,37 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Huế giai đoạn 2011 - 2013 ) Phụ lục 6. Tình hình thanh toán L/C NK ĐVT: nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món Phát hành L/C 25.850 149 26.427 181 37.543 213 Thanh toán L/C 26.251 205 32.298 216 40.050 268 ( Nguồn: Phòng TTQT VCB Huế ) Phụ lục 7. Tình hình thanh toán L/C XK: ĐVT: nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món Kim ngạch SL món L/C thông báo 33.184 276 39.893 285 53.205 401 DS L/C Xuất 34.925 430 35.076 488 59.345 670 ( Nguồn: Phòng TTQT VCB Huế ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_2_4903.pdf
Luận văn liên quan