Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, liên
quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và nguồn lực tài
chính trọng yếu của quốc gia. Do vai trò to lớn như vậy nên quản lý lĩnh vực này được
chú trọng đặc biệt với nhiều nội dung và phương thức quản lý.
Là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, Thừa Thiên Huế có bước phát triển đáng
kể về kinh tế, xã hội nói chung và đầu tư XDCB nói riêng. Trong những năm qua, số
dự án, nguồn vốn và lượng vốn đầu tư XDCB tăng lên đáng kể. Hoạt động quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều kết quả trên các mặt: tổ chức bộ máy, triển khai
thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn, thực hiện các khâu trong quy trình sử dụng
vốn, kiểm tra - kiểm soát sử dụng vốn. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trên địa bàn được nâng lên, hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn được kiểm soát
tốt hơn, góp phần phát huy vai trò của nguồn lực tài chính này thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện còn không ít hạn chế trở ngại
trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên một số mặt từ kế hoạch vốn đến cấp
phát, thanh toán, quyết toán và kiểm tra, kiểm soát. Những hạn chế này đã phần nào
làm giảm vai trò của nguồn lực tài chính này đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có cả từ phía chủ quan các chủ thể quản
lý vốn NSNN, nhưng cũng do từ phía cơ chế, chính sách và môi trường hoạt động
2. KIẾN NGHỊ
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy
mạnh CNH, HĐH trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhu
cầu, quy mô và hình thức vốn đầu tư XDCB ngày càng tăng, đòi hỏi phải tiếp tục
hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn, cần chú trọng thực hiện một số
biện pháp sau:
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ
Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 10A....Tỷ lệ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
41
hoàn thành thường rất cao vì: Chủ đầu tư (là các đơn vị trực thuộc Bộ như Ban A85, Ban
407) tương đối có năng lực quản lý, đa số các nhà thầu là những doanh nghiệp mạnh trong
xây dựng, vốn đầu tư cho các gói thầu tương đối lớn, luôn sẵn sàng và kịp thời giải ngân
và xử lý các vướng mắc do vậy rất thuận lợi và tạo điều kiện thúc đẩy hoàn thành kế
hoạch sớm nhất, thậm chí thi công vượt kế hoạch vốn.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng vốn TH/KH qua 3năm cho 3 loại vốn chính
Thông qua bảng tỷ trọng vốn TH/KH qua 3 năm có thể thấy, ngân sách tỉnh dành
cho XDCB, ngân sách trung ương tập trung (năm 2010 đạt 98,4%, năm 2011 đạt
74,9%, năm 2012 đạt 92,9%) có tỷ lệ giải ngân hàng năm (năm 2010 đạt 81,5%, năm
2011 đạt 91,9%, năm 2012 đạt 90,4%) thấp hơn tỉ lệ giải ngân hàng năm của, huyện, xã
(năm 2010 đạt 95,4%, năm 2011 đạt 96%, năm 2012 đạt 91,5%). Ngân sách huyện và
ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB có tỷ lệ giải ngân cao vì đó là các công trình dự
án thường rất nhỏ gọn, thủ tục đơn giản, được phân cấp khá triệt để nên từ cấp huyện,
xã có thể phê duyệt được các dự án đầu tư từ đầu đến cuối. Thời gian gần đây, lực
lượng doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp tư vấn khá phát triển (khảo sát, thiết kế,
giám sát), chất lượng năng lực tư vấn tuy không cao nhưng sẵn có đó là một động lực
đẩy nhanh tiến độ. Mặt khác, chất lượng công tác kế hoạch hoá ở các huyện, xã không
phải là cao hơn nhưng thiết thực hơn, cụ thể hơn. Thậm chí một số huyện xã khi xin
được tỉnh nguồn vốn rồi về mới báo cáo Sở Kế hoạch đầu tư vừa ghi kế hoạch vừa làm
thủ tục thanh toán nên nhanh gọn. Các nguồn vốn trên là các nguồn vốn tuân thủ các
ĐA
̣I H
ỌC
I
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
42
trình tự ngân sách một cách bài bản nhất từ lập, phân bổ và chấp hành ngân sách. Đồng
thời được tính toán thẩm tra rất kỹ lưỡng của các ngành các cấp theo cơ cấu vùng,
ngành, cơ cấu các giai đoạn hợp lý nhất.
Bảng 2.3: Tỷ lệ vốn ngân sách tỉnh dành cho XDCB tập trung tại tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
NS tỉnh 1865 2152 2621
Vốn XDCB tập trung 1645 1930 2296
Tỷ lệ (%) 88,2 89,7 87,6
(Nguồn: Số liệu tổng hợp)
Qua bảng số liệu, có thể thấy là số tiền vốn đầu tư hàng năm trong tổng số ngân
sách tỉnh nói riêng cho XDCB (cũng như trong đầu tư chung của NSNN) là khá lớn.
Năm 2010 là (1645/1865 tỷ) 88,2%, năm 2011 là (1930/2152 tỷ) 89,7%, năm 2012 là
(2296/2621 tỷ) 87,6 %. Điều này, góp phần tạo điều thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, KTXH, tác động đến chuyên dịch cơ cấu kinh tế của các ngành.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giải ngân vốn của các chương trình mục tiêu tại tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2010 - 2012
96,7
91,1
91,7
88
90
92
94
96
98
2010 2011 2012
tỷ lệ giải ngân
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
43
Các chương trình mục tiêu cũng là loại dự án được tổ chức chặt chẽ nên tỷ lệ giải
ngân thường rất cao, trên 90%. Tổng hợp năm 2010 là 96,7%, năm 2011 là 91.1%, năm
2012 là 91,7%. Đây là những chương trình được xây dựng tổng quan toàn tỉnh và có
một Ban chỉ đạo của tỉnh với sự tham gia đầy đủ của các Ban, Ngành liên quan.
Thường trực là một Sở, Ngành chuyên quản về lĩnh vực đó như chương trình 661 (5
triệu ha rừng) do Sở Nông nghiệp làm thường trực, chương trình 106 (hạ tầng xóm
nghèo đặc biệt khó khăn ven biển) do Sở LĐ & TBXH làm thường trực, Chương trình
kiên cố hoá trường lớp học do Sở GD&ĐT làm thường trực. Theo cơ cấu tổ chức này,
ở huyện, xã có dự án cũng tương tự như vậy, hệ thống thông tin và xử lý vướng mắc
như vậy kịp thời và dứt điểm hơn. Mặc khác các dự án này có quy mô không lớn nên
quy trình thủ tục có phần đơn giản hơn
2.1.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế được làm thường xuyên theo chương trình kế hoạch hàng năm của các tổ
chức. Nhờ đó quy trình quản lý vốn được điều chỉnh hướng dẫn, uốn nắn các hoạt động
đúng luật, đúng chế độ, phát hiện ngăn chặn được nhiều sai sót, ngăn ngừa, đề phòng
được những lệch lạc kém hiệu quả.
Công tác kiểm tra giám sát quản lý vốn XDCB chủ yếu do các tổ chức như thanh
tra, kiểm toán (chuyên nghiệp) và các tổ chức có chức năng giám sát như Quốc hội,
HĐND các cấp, giám sát cộng đồng (quản lý sử dụng vốn ở cơ sở). Các hinh thức chủ
yếu là các cuộc kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ (theo chương trình kế hoạch)
hoặc theo đột xuất (vụ việc hoặc chỉ đạo của cấp trên).
Các cuộc kiểm tra giám sát tuân theo mục đích và nội dung hoặc chuyên đề nhưng
thường bắt đầu từ số liệu của thực hiện tại Sở KH & ĐT, Sở Tài chính, KBNN (đầu
mối thông tin về quản lý vốn đầu tư XDCB) sau đó kiểm tra tại các chủ đầu tư và hiện
trường về việc quản lý sử dụng vốn, xem xét tình hình thực tế và các hồ sơ đối chiếu
với các chế độ và căn cứ pháp lý để có những đánh giá kết luận và có kiến nghị xử lý.
Các cuộc kiểm tra, giám sát gần đây nghiêng về kiểm tra, thanh tra, giám sát quy trình
quản lý sử dụng vốn XDCB của chủ đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
44
Đối với quản lý vốn XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh thường được cơ quan kiểm
toán nhà nước kiểm toán hàng năm NSNN tỉnh bao gồm cả chi đầu tư XDCB, thanh tra
Bộ Tài chính thực hiện thanh tra theo chuyên đề. HĐND tỉnh tiến hành giám sát theo
từng chuyên đề, định kỳ đều đặn, trực tiếp và thông qua báo cáo.
Việc giám sát dự án quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, do nhiều cơ
quan như HĐND, các tổ chức đoàn thể, Báo chí và giám sát cộng đồng tại các chủ đầu
tư được tiến hành thường xuyên hơn. Tuy vậy, sự phối hợp về đầu tư giữa các tổ chức,
các hình thức giám sát trên chưa cao. Kinh phí cho giám sát cộng đồng quá ít, trình độ
của các chủ thể còn hạn chế, phương pháp còn thô sơ
2.1.5. Đánh giá chung về tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2012
2.1.5.1. Một số kết quả đạt được trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2012
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt
được những kết quả quan trọng. Dưới đây là một số kết quả chủ yếu.
Việc lập dự án và danh mục DAĐT phù hợp với quy hoạch và chủ trương đầu
tư tương đối kịp thời (trừ những dự án lớn cấp quốc gia). Huy động vốn cho các dự án
đã được xúc tiến và tranh thủ được sự giúp đỡ của TW và các Bộ, Ngành. Tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng đã có nhiều biện pháp để huy động vốn nội lực và nhiều cách khác
thông qua các kênh như dân góp, vay tồn ngân, ứng trước kế hoạch, vay Bộ tài chính...
Các cấp NSNN dành cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình: NSTW đã đầu tư những công trình lớn, quan trọng như Dự án cầu đường
bộ Bạch Hổ qua sông Hương có tổng mức đầu tư 730,28 tỷ đồng, dự án mở rộng
đường từ QL1A đến Cảng Chân Mây Lăng Cô, DAĐT xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô
thị mới An Cựu city, dự án đường nối từ Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương,
nâng cấp mở rộng đường tỉnh 10A... NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho các chương trình
dự án lớn của tỉnh, ngân sách Tỉnh đầu tư cho các công trình dự án quy mô do tỉnh
quản lý, ngân sách Huyện, Xã đầu tư cho các công trình dự án nhỏ trên địa bàn mà
ngân sách cấp trên chưa với tới.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
45
Việc phân cấp trong xét duyệt, quyết định đầu tư được mở rộng hơn, tính chủ
động và nâng cao trách nhiệm của các ngành và cấp cơ sở huyện, xã phường (mở rộng
hơn cả về quy mô lẫn uỷ quyền). Theo nghị định 12/2009, quyết định 30/2010/QĐ-
UBND, xã có thể quyết định dự án 3 tỷ đồng, huyện dự án 5 tỷ đồng
Công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy
trình theo luật pháp quy định, nhất là vốn XDCB tập trung trong cân đối ngân sách.
Việc phân bổ, giao kế hoạch, quản lý chuyển vốn của NSTW dành cho các DAĐT
XDCB trên địa bàn tổ chức rất chặt chẽ, khoa học, dứt điểm, rõ ràng, minh bạch,
không có hiện tượng gia hạn kế hoạch, chuyển vốn chưa thực hiện sang năm sau, khắc
phục được những hạn chế trong công tác kế hoạch và tâm lý ỷ lại, thiếu quyết tâm
trong tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư.
Việc kiểm soát thanh toán vốn, quản lý điều hành nguồn vốn được cải tiến khá
nhiều và thực hiện đúng quy trình, chế độ, chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao. Qua kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và thẩm tra quyết toán đã giảm trừ (chi sai đối
tượng, sai mục đích, sai chế độ định mức) tiết kiệm được cho NSNN hàng chục tỷ
đồng mỗi năm, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia và hướng dẫn cho các
chủ đầu tư những nghiệp vụ cần thiết trong quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.
Báo cáo, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác trong quản lý vốn đầu tư XDCB,
nhất là thông tin phục vụ cấp lãnh đạo, cấp uỷ chính quyền, để có những biện pháp chủ
đạo kịp thời. Vai trò công nghệ thông tin được phát huy, các chương trình ứng dụng
tin học đó được đưa vào triển khai trong các ngành hỗ trợ các nghiệp vụ quản lý vốn,
giảm bớt các tác nghiệp thủ công, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an
toàn và hiệu quả cao.
2.1.5.2. Một số hạn chế, trở ngại trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Do thói quen và tâm lý trong quản lý đã thích nghi với quản lý các dự án nhỏ và
vừa, các chương trình mục tiêu vừa phải, nên khi thực hiện các dự án lớn thì lúng túng
trong triển khai thực hiện, gặp nhiều khó khăn trong khâu xác định trình tự, cách thức
lập, duyệt dự án, lựa chọn công nghệ và chỉ tiêu tính toán hiệu quả, kêu gọi đầu tư vốn,
giải phóng mặt bằng.....Các vấn đề trên cần được tháo gỡ kịp thời để mở đường cho việc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
46
triển khai một loạt dự án lớn đã được khởi động, trong đó vốn đầu tư XDCB NSNN có
vai trò làm nền tảng ban đầu, xúc tác và thu hút, kích thích các nguồn vốn khác.
Mặc dù, có sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan chức năng trong hoạt
động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhưng chi ngân sách vẫn mang tính thời vụ
dồn vào một hai tháng cuối năm, tạo nên áp lực công việc cho KBNN, chi bằng tiền
mặt quá nhiều một lúc sẽ tác động xấu đến thị trường, góp phần tăng cầu và tăng giá
hàng hoá, xuất hiện nhiều kẻ hở và nguy cơ rủi ro mất an toàn cao trong khâu kiểm
soát chi trả.
Việc lựa chọn, quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư XDCB
bằng nguồn NSNN do tính cấp thiết trước mắt và giới hạn bởi đầu tư vào công trình hạ
tầng kinh tế xã hội nên chưa được quan tâm về chi phí cơ hội, suất đầu tư, thu hút lao
động chưa được tổng kết đánh giá đầy đủ sau đầu tư theo các chỉ tiêu hiệu quả. Phản
biện chủ yếu qua báo chí và thanh tra kiểm tra mang tính cụ thể và cá biệt. Tính hệ
thống và tác động vào mục tiêu, phương pháp quản lý chưa toàn diện và chưa đạt kết
quả cao. Chưa sử dụng các chỉ tiêu khoa học trong quản lý nên các thông tin, ý tưởng
tham mưu hạn chế.
Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB thay đổi thường xuyên, ban hành quá nhiều,
gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Việc quản lý vốn đầu tư XDCB đối mới theo
xu hướng nới lỏng quản lý đầu vào nhưng lại chưa tìm được tiêu chí, phương pháp
quản lý có hiệu quả cho đầu ra
Chưa khai thác hết những thông tin theo chức năng bộ máy trong hoạt động để
phục vụ quản lý, các số liệu và tình hình thu chi NSTW trên địa bàn có khá đầy đủ ở
KBNN tỉnh nhưng các báo cáo tổng hợp của sở Kế hoạch đầu tư và sở Tài chính chưa nắm
bắt cập nhật được dẫn đến bức tranh về thu chi đầu tư XDCB bị thiếu và có phần lệch lạc.
Hệ thống thông tin báo cáo chủ yếu vẫn là quá rườm ra, chưa được cải thiện.
Các ngành riêng lẽ đã có chương trình phần mềm dành riêng cho từng nghiệp vụ,
nhưng chưa có một chương trình nối mạng để có thể cập nhật thông tin, đánh giá đối
tượng quản lý là chủ đầu tư, Ban quản lý công trình dự án và lâu dài là đánh giá các
chủ đầu tư, công trình dự án tại từng thời điểm tạo cho công tác quản lý kịp thời và
hiệu quả hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
47
Trong một thời gian ngắn nhưng có nhiều Nghị định với Thông tư hướng dẫn
về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ra đời. Sau đó, lại có nhiều văn bản sửa đổi, bổ
sung liên tục của Chính phủ, Bộ, Ngành gây ra chồng chéo lẫn nhau, khó khăn trong
việc thực hiện và triển khai các công trình đầu tư XDCB từ NSNN. Điều này không
tránh khỏi gây bức xúc cho chủ đầu tư và nhà thầu, ảnh hưởng đến chất lượng công
trình, cũng như gây ra khó khăn trong việc giải ngân, trong khi các dự án đang khát
vốn, cần được bổ sung. Mặt khác, cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB và tổ chức đầu tư
chưa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập và qua liên tục thay đổi do những quy định
có tính chất pháp lý cao đã tạo ra nhiều khe hở dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất thoát vốn
ngày một gia tăng.
Kỷ luật trong chấp hành các chế độ quản lý NSNN chưa nghiêm, chẳng hạn
như 100% tổng mức đầu tư của dự án đăng ký nguồn TPCP của tỉnh sau khi được chấp
nhận đều phải điều chỉnh tăng lên với nhiều lý do: Tư vấn kém, làm vội, khảo sát
thiếu và nhiều dự án khác cũng tương tự. Kỷ luật về thu hồi tạm ứng, chấp hành hợp
đồng A-B, về thời hạn quyết toán hầu như đều bị vi phạm nhưng không xử lý được,
mặc dù thế đến nay chưa có trường hợp chủ thể nào vi phạm bị xử lý kỷ luật. Trong
khi chế tài xử lý cũng có vấn đề như phạt trong hoạt động xây dựng theo Nghị định
23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ quy định: phạt chủ đầu tư 10-15 triệu
đồng nếu chậm quyết toán; phạt nhà thầu 100 ngàn đến 200 ngàn nếu thi công không
có thiết kế hoặc sai thiết kế.
Qua nhiều năm triển khai và chấn chỉnh bộ máy Ban QLDA và chủ đầu tư, kết
quả đạt được nâng lên một bước về trách nhiệm và năng lực song chưa ngang tầm với
công việc và vẫn còn tình trạng quá nhiều ban quản lý, chủ đầu tư từ tỉnh đến huyện,
xã (hiện có 210 chủ đầu tư), qua sự biến động giá do lạm phát vừa qua lại càng lộ rõ
yếu kém của các tổ chức này. UBND tỉnh và các ngành chưa có đánh giá phân loại chủ
đầu tư theo trình độ, năng lực và theo kết quả hoạt động. Do vậy chưa có sự chấn
chỉnh về chuyên môn cho những đơn vị yếu và chưa khen thưởng, khuyến khích được
những chủ đầu tư làm việc tốt, hiệu quả. Việc đánh giá phân loại nhà thầu cũng đó làm
được một số bước thông qua kiểm tra song chưa được thường xuyên và công khai trên
mạng như các Bộ ngành TW đã làm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
Ê
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
48
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
3.1. Phương hướng phát triển KTXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015
Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương,
là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của
cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; có kinh tế phát triển vững chắc, dân chủ, kỷ
cương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an
ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định.
3.1.1. Chỉ tiêu về kinh tế
Bảng 3.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế dự kiến của tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013 - 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015
1 GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 32.453,4 39.313,6 50.549
2 Tăng trưởng GDP % 13,08 13,24 19,41
3 Cơ cấu kinh tế %/năm
Công nghiệp, xây dựng 37,8 39 42,6
Nông, lâm, ngư nghiệp 12,8 11,3 9,4
Dịch vụ 49,4 49,7 48
4 GDP bình quân đầu người USD/người 1.735,1 2.045,4 2.309
5 Giá trị kim ngạch xuất khẩu Tỷ đồng 540 605 675
6 Thu NSNN Tỷ đồng 4.157 5.285 6.500
7 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 15.625 19.531 24.414
(Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
49
3.1.2. Chỉ tiêu xã hội
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng 1 - 1,1%.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 14%.
Lao động được đào tạo nghề đạt 60%; giải quyết việc làm mới trên 14.000 -
16.000 lao động/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5% (theo chuẩn thời kỳ 2013 - 2015).
Tỷ lệ đô thị hoá 50 - 60%.
3.1.3. Định hướng phát triển
3.1.3.1. Các ngành dịch vụ
Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 13-14%/năm; trong
đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, KHCN chiếm 15 - 20%. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng bình quân 17-18%/năm, doanh thu du lịch
tăng 26 - 28%/năm; doanh thu vận tải và thông tin liên lạc tăng bình quân 18 -
20%/năm. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2015 đạt 650 - 700 triệu USD.
3.1.3.2. Sản xuất công nghiệp, xây dựng
Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản
phẩm và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Tạo chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành
theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ và giá
trị gia tăng cao. Hình thành hệ thống các sản phẩm đạt chuẩn quốc gia. Cơ bản hoàn
thành xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa, phát triển nghề và làng nghề ở
khu vực nông thôn.
Các chỉ tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm. Một
số sản phẩm chủ yếu đến năm 2015 gồm: Xi măng 7,0 triệu tấn, bia 270 triệu lít, sợi
50 nghìn tấn, xỉ titan 10 nghìn tấn, men Frit 80 nghìn tấn, dăm gỗ 300 nghìn tấn, thủy
tinh các loại 50 tấn, điện sản xuất 1.700 triệu KWh.
3.1.3.3. Nông nghiệp
Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có chất
lượng và hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tạo
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
50
Các chỉ tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3 -
4%/năm; trong đó: Nông nghiệp tăng 1,5 - 2,5%/năm; thủy sản tăng 5 - 6%/năm. Sản
lượng lương thực có hạt trên 260 vạn tấn/năm. Tổng đàn gia súc tăng bình quân
7,9%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 5,7%/năm; tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 30%
trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trồng mới 4,5 - 5 nghìn ha rừng/năm, khai thác
bình quân 800 tấn nhựa thông/năm. Đến năm 2014 hoàn thành giao hơn 240.000ha
rừng cho các chủ quản lý. Đến năm 2015, sản lượng NTTS đạt 20 nghìn tấn, sản lượng
khai thác thủy sản đạt 43,5 nghìn tấn.
3.1.3.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa các đô thị vệ tinh với cụm đô
thị động lực, hệ thống giao thông Quốc gia và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ theo hướng cải tạo, nâng cấp các tuyến
đường hiện có đi đôi với xây dựng thêm các tuyến mới phục vụ phát triển kinh tế, mở
rộng các đô thị và giãn dân. Phát triển giao thông đường thủy ở vùng đầm phá gắn với
phát triển du lịch.
Về giao thông đối ngoại: Thúc đẩy dự án nâng cấp cảng hàng không Quốc tế Phú
Bài, mở rộng cảng nước sâu Chân Mây, nâng cấp cảng Thuận An. Thúc đẩy và phối
hợp các đơn vị Trung ương trong dự án xây dựng đường bộ cao tốc Huế - Đà Nẵng; dự
án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A Phong Điền - Hải Vân và hai hầm đường bộ Phú
Gia, Phước Tượng....
Giao thông đối nội: Ưu tiên đầu tư chỉnh trang, mở rộng hệ thống giao thông kết
nối các cụm đô thị động lực và giao thông nội thị ở thành phố Huế, thị xã Hương
Thủy, các đô thị Tứ Hạ, Thuận AnNâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông đến các
cụm, điểm du lịch. Mở rộng cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế....Xây dựng một số cầu
mới để thay thế các cầu yếu trên các tuyến quan trọng, ưu tiên đầu tư khắc phục hệ
thống cầu yếu trên địa bàn thành phố Huế. Xây dựng hệ thống giao thông tĩnh nội đô
thị Huế, trung tâm các huyện, thị xã và các khu dân cư tập trung...
Hệ thống thuỷ lợi: Phát triển theo hướng đa mục tiêu, đảm bảo điều tiết nguồn
nước, hạn chế lũ lụt, ngăn mặn và cung cấp nước cho sản xuất, phòng chống cháy rừng
và các ngành kinh tế khác. Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống hồ, đập; kiên cố hóa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
51
hệ thống đê biển, nâng cấp hệ thống đê phá, đê sông, đê bao đồng, đê nội đồng; nạo
vét các sông hói chính, nâng cấp hệ thống kênh mương. Hoàn thành và đưa vào sử
dụng công trình hồ Tả Trạch, công trình hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam...ưu tiên
đầu tư hệ thống thủy lợi vùng trũng Quảng Điền, Phú Vang; bao gồm cả thủy lợi cho
nuôi trồng thuỷ sản. Xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền, âu thuyền, nâng cấp cảng
cá Thuận An.
Cấp nước: Triển khai dự án cấp nước toàn tỉnh; xúc tiến nhà máy nước Thủy
Yên - Thủy Cam; nâng cấp các nhà máy nước Tứ Hạ (đạt công suất 32.000 m3/ngđ),
xây mới nhà máy nước Phong Điền (10.000 m3/ngđ)...đảm bảo cung cấp nước sạch
đến hộ dân các huyện đồng bằng, các trung tâm thị trấn, các khu dân cư tập trung ở
Nam Đông, A Lưới.
Cấp điện: Xây dựng lưới truyền tải 220 KV và 110 KV; xây dựng mới trạm 220
KV ở KKT Chân Mây - Lăng Cô, trạm 110 KV tại các KCN, các nhà máy xi măng và
các khu du lịch trọng điểm. Tiếp tục triển khai dự án điện RE II giai đoạn 2 và hệ
thống đường dây trung hạ áp. Cải tạo hệ thống truyền tải trong các đô thị và khu dân
cư theo hướng ngầm hóa, nâng cao chất lượng.
Xây dựng hạ tầng viễn thông và CNTT theo hướng cáp quang, ngầm hóa và dùng
chung hạ tầng mạng vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ứng dụng có chất lượng
cao vừa đảm bảo mỹ quan môi trường đô thị và các khu dân cư. Xây dựng hạ tầng kỹ
thuật CNTT theo hướng hiện đại hoá và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ,
băng thông và độ tin cậy; đáp ứng yêu cầu vận hành “Chính quyền điện tử” ở các cấp
chính quyền và phục vụ các giao dịch điện tử, cung cấp các cổng điện tử tới người
dân, tổ chức, doanh nghiệp, từng bước xây dựng xã hội thông tin. Xây dựng và thực
hiện chương trình phổ cập Internet cho các trường học, đảm bảo 100% trường học
được kết nối Internet băng rộng.
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải: Hoàn thành đầu tư 07 điểm xử lý chất thải rắn
ở các huyện, 06 điểm chôn lấp chất thải rắn ở các trung tâm tiểu vùng; đầu tư giải
quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các KCN, khu du lịch, khu đô thị;
cơ bản hoàn thành dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (giai đoạn 1 do
JICA tài trợ).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
52
3.2. Các quan điểm sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bản tỉnh Thừa
Thiên Huê
Thứ nhất, cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương
nhằm khẩn trương tổ chức thực hiện, kiện toàn hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế
nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Thứ hai, trong tương lai, việc sử dụng vốn đầu tứ XDCB từ NSNN có vai trò
quyết định việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội và thu
hút các nguồn vốn khác
Thứ ba, gắn quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN với quá trình cải cách
hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh
phân cấp trong quản lý Nhà nước.
Thứ tư, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải gắn liền với thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
3.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế
Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của NSNN phải dựa trên quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh công cuộc xóa đói
giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự phân tầng
không làm tăng các nguy cơ gây bất ổn xã hội, phá hoại môi trường sinh thái.
Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào nhiều dự án sản xuất
hàng hoá công cộng có quy mô lớn không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn
chậm mà các thành phần khác không muốn, không có khả năng đầu tư, ngoài ra cũng
phải tiên phong vào những lĩnh vực ngành nghề có ứng dụng KHCN cao, khoa học
nghiên cứu cơ bản mà thị trường chưa thể đáp ứng được.
Việc phân bổ nguồn lực cũng phải bảo đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất
theo hướng tiến bộ, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp
và người lao động. Tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất
lao động góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xó hội cụng bằng dân chủ
văn minh. Một số hướng đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
53
Một là, hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB nhà nước phải bảo đảm tính đồng
bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Trước hết phải có tính đồng bộ trong cơ chế
chính sách, mọi thể chế, quy định phải minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, công khai, tạo điều
kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất (tránh chống chéo, mâu thuẫn giữa các quy
định), tham gia vào thị trường và tiến hành hoạt động sản xuất, tiếp cận các yếu tố
vốn, lao động, đất đai, công nghệ. Tiếp đó phải là đồng bộ giữa các khâu và các nội
dung trong tổ chức thực hiện giữa các địa phương, Bộ ngành. Tránh tình trạng tổ chức
thực hiện vận dụng khác nhau của cơ chế chính sách cả về nội dung lẫn thời gian, gây
nên sự xáo trộn trong quản lý.
Hai là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN trong điều kiện hội nhập và
mở cửa phải bảo đảm vừa phù hợp với điều kiện trong nước, vừa phù hợp với thông lệ
quốc tế mà nước ta cam kết, tạo cơ hội thu hút được mọi nguồn lực bên trong và ngoài
nước cho phát triển kinh tế xã hội các dự án lớn.
Ba là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng hiện đại
và bám sát, góp phần thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước. Hiện đại hoá quản
lý là việc đưa nhiều thành tựu của công nghệ thông tin và các lý thuyết, mô hình quản
lý hiện đại vào quản lý. Đồng thời áp dụng các tiêu chí, nguyên tắc để thanh toán, đánh
giá quá trình quản lý vốn, quản lý dự án. Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ thông
tin vào cải cách hành chính góp phần giảm công sức lao động trong công việc quản lý,
nâng cao năng suất lao động quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả
và thuận tiện trong giải quyết các công việc với doanh nghiệp và nhân dân. Ngăn ngừa
được các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, phát huy được vai trò của bộ máy quản lý
Nhà nước trong điều hành một cách chủ động, chính xác, kịp thời và hiệu quả.
3.4. Nhu cầu vốn đầu tư xây dụng cơ bản cho phát triển KTXH giai đoạn 2013 - 2015
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và khả năng cân đối vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2013 - 2015
khoảng 68.500 tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư XDCB từ NSNN là 20.388 tỷ đồng, chiếm 30%
tổng nhu cầu vốn; vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư khoảng 31.807
tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
54
Bảng 3.2: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB của tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013 - 2015
TT Các nguồn vốn Nhu cầu vốn giai đoạn 2013 - 2015
I Phân theo nguồn vốn 68.500
1 Vốn NSNN 20.388
Địa phương quản lý 10.333
Trung ương quản lý 10.055
2 Vốn tín dụng 20.873
3 VĐT của dân và DN 10.934
4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 15.752
II Phân theo ngành 68.499
1 Công nghiệp, xây dựng 23.875
2 Nông, lâm, ngư nghiệp 2.809
3 Dịch vụ 41.815
(Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế)
Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2013:
Nguồn vốn XDCB năm 2013 do tỉnh quản lý:
Nguồn vốn cân đối qua NSĐP, nguồn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn xổ số kiến thiết,
vốn chương trình mục tiêu quốc gia về di tích và nguồn vốn sự nghiệp XDCB: Trên cơ
sở số hướng dẫn của Bộ KH & ĐT tại công văn số 8156/BKHĐT-TH ngày 24/10/2013
và căn cứ vào khả năng huy động các nguồn lực từ địa phương để thực hiện các nhiệm
vụ phát triển KTXH của năm 2013. Dự kiến nguồn vốn đầu tư XDCB năm 2013 cụ
thể như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
55
Vốn cân đối theo tiêu chí : 290 tỷ đồng
Vốn cấp quyền sử dụng đất : 210 tỷ đồng
Vốn hỗ trợ có mục tiêu : 402,264 tỷ đồng
Vốn Chương trình MTQG : 22,84 tỷ đồng
Nguồn vốn xổ số kiến thiết : 42 tỷ đồng
Vốn sự nghiệp có tính chất XDCB : 40 tỷ đồng
Tổng cộng : 1.007,104 tỷ dồng
Nguồn thu từ sử dụng đất toàn tỉnh năm 2013 là 717 tỷ đồng, ngoài phần để lại
cho huyện theo phân cấp, Quỹ phát triển đất... còn lại 210 tỷ đồng dự kiến được đưa
vào cân đối để đầu tư.
Nguồn trái phiếu Chính Phủ: Dự kiến nguồn lực: 270,838 tỷ đồng
Nguồn vốn sổ xố kiến thiết: Dự kiến nguồn lực: 400 tỷ đồng
Dự kiến phân bổ: Nguyên tắc bố trí:
Đối với nguồn vốn cân đối qua ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ có mục tiêu,
nguồn xổ số kiến thiết, vốn chương trình mục tiêu quốc gia về di tích và nguồn vốn sự
nghiệp XDCB thì:
Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành năm 2012 về trước nhưng chưa bố
trí đủ vốn, các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013, các dự án chuyển tiếp sau năm
2013, các dự án chỉnh trang đô thị Huế, các dự án hạ tầng y tế, giáo dục, nông nghiệp -
phát triển nông thôn và an sinh xã hội.
Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ vốn để bố trí cho các
dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới trong kế hoạch năm 2013 đều phải nằm
trong quy hoạch đã được phê duyệt và hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư trước
31/10/2012 (quyết định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định).
Dự kiến kế hoạch 2013:
Nguồn vốn cân đối qua ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn
xổ số kiến thiết, vốn chương trình mục tiêu quốc gia về di tích và nguồn vốn sự nghiệp
XDCB khoảng (1.007,104 tỷ đồng). Được dự kiến cụ thể như sau:
Phân cấp cho thành phố Huế là 60 tỷ đồng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
56
Số vốn còn lại (947,624 tỷ đồng) được bố trí cho 204 dự án; trong đó vốn hỗ
trợ có mục tiêu và chương trình MTQG là 58 dự án( tổng vốn 424,624 tỷ đồng), cụ thể
như sau:
Thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án đã hoàn thành từ 31/12/2012 về
trước là 44 dự án với tổng số vốn 94,766 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ có mục tiêu là 4 dự
án với tổng vốn là 6,2 tỷ đồng.
Các dự án khởi công mới là 64 dự án với tổng vốn là 359,7 tỷ đồng, trong đó
Hỗ trợ có mục tiêu và và chưng trình MTQG về di tích là 22 dự án với tổng vốn là
203,72 tỷ đồng.
Còn lại tập trung cho dự án chuyển tiếp và hoàn thành trong năm 2013 là 96 dự
án với tổng số vốn là 493,6 tỷ đồng.
3.5. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời
gian tới, về tổng thể cần quán triệt, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chung sau:
Căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế chỉ đạo, phối hợp các Sở, Ban, Ngành chức năng trong tỉnh triển khai các quy
định cụ thể về quy trình, chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tư
XDCB từ NSNN trong từng khâu của quá trình đầu tư; các nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn XDCB; định mức lập dự toán đầu tư và tiêu chí đánh giá hiệu quả
đầu tư cho từng dự án và từng ngành. Thực hiện công khai minh bạch các quy định
pháp luật; các dự án công trình từ chủ trương đầu tư, thẩm định phê duyệt dự án đầu
tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết quả
thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý thanh tra, kiểm tra.
Quy định, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án quy
hoạch, kế hoạch đầu tư. Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Triển khai phân
cấp, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng Sở, Ban, Ngành, giữa
tỉnh và thành phố, huyện với xã; xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của chủ tịch
UBND tỉnh, hoặc phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách về công nghiệp - XDCB đối với
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
57
hoạt động quản lý đầu tư XDCB của chủ đầu tư. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những
trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan có
thẩm quyền, của cấp trên. Xây dựng lộ trình cụ thể để từng bước xoá bỏ tình trạng
khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư XDCB để
kịp thời bổ sung các văn bản hướng dẫn của cấp trên, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới các văn bản thuộc thẩm quyền, hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về đầu tư XDCB đồng bộ hơn, cơ tính pháp lý cao hơn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đầu tư XDCB trong
thời gian tời, có kế hoạch chỉ đạo thanh tra, kiểm tra kịp thời những công trình có biểu
hiện tiêu cực được nhân dân và công luận phản ánh.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, các cấp lãnh đạo, chủ đầu tư cũng như
nhà thầu thích nghi trong việc triển khai thực hiện các dự án lớn, phải phối hợp và
thống nhất trong việc ra quyết định giữa các Sở, Ban, Ngành có liên để tháo gỡ và giải
quyết các khó khăn trong khâu xác định trình tự, cách thức lập, duyệt dự án, lựa chọn
công nghệ và chỉ tiêu tính toán hiệu quả, kêu gọi đầu tư vốn, giải phóng mặt bằng...cần
phải được giải quyết kịp thời để mở đường cho triển khai các dự án khác
Giải quyết triệt để nợ đọng vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là nợ đọng của các công
trình, dự án có nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, hàng quý, năm có báo cáo kịp thời
với Sở Tài chính và các Ban, Ngành chức năng trong tỉnh.
Sau đây là các giải pháp cụ thể cần thực hiện để tăng cường quản lý Nhà nước về
đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.5.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối với các cơ quan Nhà nước quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước
Thứ nhất, rà lại chức năng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của ba hệ thống
cơ quan Sở KH & ĐT, Sở Tài chính, KBNN để phân định chức năng rõ ràng hơn.
Thứ hai, cần triển khai phân cấp mạnh và phân công hợp lý trong quản lý đầu
tư XDCB, TW phân cấp cho tỉnh, tỉnh phân cấp cho huyện. Bảo đảm tính tự chủ và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
58
nâng cao năng lực sáng tạo cấp dưới. Cấp nào đảm nhiệm vai trò cấp đó Việc phân
cấp cần chú ý các yêu cầu quan trọng đó là: Phân cấp phải đồng bộ bộ máy trước hết là
cơ quan UBND thực hiện phân cấp cho cấp dưới. Theo đó, Sở KH & ĐT, Sở Tài
chính, KBNN triển khai ra cấp dưới của mình. Việc phân cấp phải đi với phân quyền
và phân tiền để có điều kiện thực hiện các công việc một cách chủ động (tránh các
hiện tượng can thiệp hành chính hoặc phi hành chính, hoặc kinh tế ảnh hưởng đến
nhiệm vụ phân cấp). Bên cạnh đó phân cấp phải chú ý đến nâng cao trình độ, tập huấn
hướng dẫn cấp dưới và tăng cường kiểm tra, chỉ đạo là những điều kiện rất quan
trọng mới có thể quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB.
Thứ ba, triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính theo đề án của Chính phủ,
nhưng không nên máy móc, cứng nhắc. Cải cách hành chính phải đi đôi với nâng cao
chất lượng cán bộ và phải gắn với áp dụng hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản
lý vốn đầu tư XDCB. Cải cách hành chính trong quản lý vốn đầu tư XDCB là một trong
những trọng tâm của cải cách nền hành chính quốc gia mà Chính phủ. Yêu cầu cải cách
hành chính là phải làm đồng bộ tất cả các khâu: Thể chế, bộ máy, con người và tài chính
công; và làm một cách thường xuyên, uyển chuyển. Hiện nay ở cấp cơ sở đang triển
khai cơ chế một cửa ở tất cả các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng phục vụ (thời gian
rút ngắn, thủ tục đơn giản, thuận tiện trong giao dịch) và hiệu quả quản lý.
Một điểm quan trọng trong hoàn thiện bộ máy là phải nâng cao chất lượng cán
bộ; trẻ hoá cán bộ công chức, đồng thời tiến hành cải cách hành chính phải gắn với
hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao năng suất lao động quản
lý, nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo yêu cầu nhanh, kịp thời, chính xác.
Đối với nhóm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là chủ đầu
tư, Ban QLDA
Thứ nhất, khẩn trương sắp xếp lại bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB. Do việc
phân bổ vốn đầu tư có tính chất phân tán, dàn trải.
Thứ hai, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý,
trình độ của các chức danh trong Ban QLDA (lãnh đạo Ban, kế toán, kỹ thuật, kế
hoạch). Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, một mặt tiếp tục hoàn thiện cơ chế
chính sách, định mức tiêu chuẩn QLDA cho phù hợp thực tế, có căn cứ khoa học, đồng
bộ, ổn định và có tính khả thi cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
59
Thứ ba, tăng cường kỷ cương trong QLDA nhưng phải linh hoạt trong chỉ đạo
điều hành. Hiện nay, nhìn chung công tác QLDA mới chỉ được quan tâm ở khâu xây
dựng, lắp đặt công trình còn các khâu khác như môi trường, an toàn, báo cáo tình hình,
thanh toán, quyết toán còn nhiều vấn đề chưa chấp hành kỷ luật. Nhiều dự án không
quyết toán (bỏ dỡ) hoặc không quyết toán được (vi phạm) đều không được xử lý dứt
điểm. Xu hướng tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong thời gian gần đây chính
là tăng cường tự chủ của Ban QLDA. Tăng cường tự chủ đồng thời cũng phải chịu
trách nhiệm và chấp hành tốt các quy định của cơ chế chính sách.
3.5.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể KTXH và quy hoạch ngành,
quy hoạch khu kinh tếxây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ, tối ưu để làm cơ sở cho cơ
cấu đầu tư và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Thứ hai, xây dựng chính sách, biện pháp linh hoạt, hấp dẫn trong thu hút đầu
tư, thực hiện quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn để giải quyết những yêu cầu
rất lớn về vốn trong một vài năm tới.
Đối với vốn NSNN và vốn có nguồn gốc NSNN phải tranh thủ sự ủng hộ của
Chính phủ và các Bộ, Ngành để đầu tư các dự án lớn và các dự án bồi thường hỗ trợ
giải phóng mặt bằng và tái định cư bằng nguồn vốn NSTW, nguồn vốn TPCP, vốn hỗ
trợ có mục tiêu của Chính phủ.
Tiếp tục triển khai quản lý tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các CTMT đầu tư
hạ tầng KTXH, xoá đói giảm nghèo, Chương trình 135, 106, vùng sâu vùng xa hoặc
mục tiêu môi trường, kiên cố hoá trường lớp học, để được TW đánh giá cao và tăng
cường đầu tư.
Rà lại các dự án kém hiệu quả, dàn trải, chưa cần thiết để kiên quyết cắt giảm,
dành vốn cho những dự án, công trình hiệu quả. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân để sử
dụng vốn vòng quay và hiệu suất cao hơn. Giải quyết tốt quan hệ biện chứng giữa
quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB và thu hút vốn đầu tư làm nền tảng cho sự phát
triển nhanh, bền vững và lâu dài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
60
Thứ ba, hạn chế chuyển vốn không thực hiện được năm nay sang năm sau một
cách tràn lan, hạn chế vay tồn ngân và ứng vốn khi chưa cần thiết và khi tồn quỹ
NSNN cấp tỉnh còn nhiều.
3.5.3. Hoàn thiện các khâu trong quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Một là, hoàn thiện khâu phân bổ kế hoạch vốn.
Hiện nay, trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN do nhu cầu vốn không đáp
ứng đủ, mặt khác việc tính toán xác định sự cần thiết và hiệu quả của dự án chưa thật
khách quan và khoa học nên khâu phân bổ vốn đầu tư XDCB nhạy cảm, dễ mang tính
chủ quan. Để khắc phục hạn chế, yêu cầu đặt ra với khâu này là cần bảo đảm yêu cầu
cao về tính công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả, do vậy phải theo nguyên tắc,
tiêu chí và định mức rõ ràng.. Xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định
nguyên tắc, tiêu chí, mức phù hợp với địa phương và khả năng ngân sách. Làm tốt
khâu phân bổ vốn có ý nghĩa quan trọng trong tiền đề mở đường cho sự phát triển bắt
đầu từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo sức hút đầu tư từ các nguồn vốn khác.
Hai là, phối hợp các khâu phân bổ kế hoạch vốn là kiểm soát thanh toán và
quyết toán, tất toán thành một hệ thống trong quy trình quản lý vốn. Để khắc phục yếu
kém tồn tại hiện nay, đó là: kỷ luật về thông tin báo cáo, kỷ luật thanh toán, kỷ luật
hoàn tạm ứng, kỷ luật sử dụng vốn, kỷ luật quyết toán, tất toán tài khoản chấp hành
kém cần xem xét tác động qua lại của 3 khâu phân bổ kế hoạch vốn - kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư - quyết toán, tất toán, như sau: phân bổ kế hoạch đúng tạo ra thanh
toán vốn đầu tư nhanh, thanh toán vốn đầu tư nhanh và đúng chế độ tạo tiền đề cho
quyết toán nhanh gọn và ngược lại
Ba là, hoàn thiện khâu cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thường hỗ trợ GPMB. Do tính chất phức tạp và
yêu cầu công việc thường xuyên nhạy cảm, trong quản lý chủ đầu tư, hội đồng bồi
thường hỗ trợ GPMB được phép tạm ứng không hạn chế (sau khi có phương án
GPMB được duyệt).
Bốn là, hoàn thiện khâu quyết toán vốn công trình hoàn thành và tất toán
tài khoản.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
61
Do danh sách và quy mô vốn hiện nay tồn đọng quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ sử
dụng vốn sai mục đích, hồ sơ chứng từ không hợp pháp hợp lệ và tình trạng thất thoát
có thể xảy ra. Vì vậy, cần bổ sung một số nội dung quản lý đồng bộ và chặt chẽ hơn.
3.5.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, đặt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trụ cột quan trọng
trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, nâng cao
hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Về phía các đơn vị liên quan và xã hội
cần hết sức tạo điều kiện cho cơ quan kiểm tra, giám sát như cung cấp thông tin, tài
liệu và sẵn sàng hợp tác. Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong cơ quan đơn vị và
tạo điều kiện về kinh phí, về thời gian và lực lượng cho công tác thanh tra, giám sát
cộng đồng. Thường xuyên có chế độ tự kiểm tra, đánh giá quá trình và tự hoàn thiện,
chấp hành pháp luật và chế độ quản lý vốn đầu tư XDCB một cách có nề nếp.
Về phía cơ quan có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB phải có kế hoạch và phối hợp lẫn nhau tránh trùng lặp và chồng chéo
gây cản trở trong hoạt động xây dựng. Thanh tra ngành xây dựng phải chịu sự chỉ đạo
của thanh tra Nhà nước về công tác, tổ chức và nghiệp vụ. Phối hợp với các cơ quan
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN để lấy thông tin và có kế hoạch thanh tra, kiểm
tra, giám sát, các cơ quan này là một mắt xích quan trọng trong kiểm tra giám sát quản
lý vốn đầu tư XDCB. Kết hợp hài hoà giữa lý trí, quyền lực, năng lực tổ chức để xử lý
vấn đề khó khăn hiện nay là “hậu thanh tra, kiểm toán”.
Thứ hai, trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về
phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các ngành chức năng liên
quan phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác xác định định mức, đơn giá trong
lĩnh vực XDCB.
Bên cạnh đó các ngành chức năng cũng phải tăng cường thực hiện kiểm soát giá
cả trong lĩnh vực xây dựng thể hiện vai trò của Nhà nước để bình ổn giá, bảo đảm
thước đo không bị méo mó thiên lệch do nạn đầu cơ và lạm phát
Thứ ba, định kỳ kiểm tra, giám sát các chủ thể quản lý sử dụng vốn đàu tư
XDCB NSNN và công khai các đánh giá nhằm có sự phân loại và có thái độ rừ ràng
với chất lượng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
62
Đối với chủ đầu tư và Ban QLDA, công trình cần có đánh giá hàng năm thông
qua kiểm tra giám sát theo các tiêu thức như tình trạng vi phạm các chế độ (chậm
quyết toán, chậm thanh toán vốn, vi phạm hợp đồng) nhằm phân loại, kiểm điểm
trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của đơn vị mặt khác có biện pháp xử lý khi các vi
phạm quá nghiêm trọng và có hệ thống.
Thứ tư, tăng cường giám sát cộng đồng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Giám sát cộng đồng cũng là một hình thức phát huy dân chủ của cơ sở nơi dự
án công trình đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Mỗi khi chất lượng công trình tốt, bảo đảm các chỉ tiêu tiến độ, dự toán, môi
trường thì sẽ được lòng dân, khi đó vấn đề đất đai và giải phóng mặt bằng, tiềm
lực vốn trong dân do tiết kiệm và phát huy nội lực sẽ được giải quyết. Sau khi hoàn
thành công trình sẽ được dân bảo vệ và việc khai thác sử dụng sẽ có hiệu quả, tuổi
thọ công trình sẽ được kéo dài, đây là một truyền thống rất quý mà lĩnh vực nào cũng
cần phát huy sức dân.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
63
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, liên
quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và nguồn lực tài
chính trọng yếu của quốc gia. Do vai trò to lớn như vậy nên quản lý lĩnh vực này được
chú trọng đặc biệt với nhiều nội dung và phương thức quản lý.
Là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, Thừa Thiên Huế có bước phát triển đáng
kể về kinh tế, xã hội nói chung và đầu tư XDCB nói riêng. Trong những năm qua, số
dự án, nguồn vốn và lượng vốn đầu tư XDCB tăng lên đáng kể. Hoạt động quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều kết quả trên các mặt: tổ chức bộ máy, triển khai
thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn, thực hiện các khâu trong quy trình sử dụng
vốn, kiểm tra - kiểm soát sử dụng vốn. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trên địa bàn được nâng lên, hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn được kiểm soát
tốt hơn, góp phần phát huy vai trò của nguồn lực tài chính này thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện còn không ít hạn chế trở ngại
trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên một số mặt từ kế hoạch vốn đến cấp
phát, thanh toán, quyết toán và kiểm tra, kiểm soát. Những hạn chế này đã phần nào
làm giảm vai trò của nguồn lực tài chính này đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có cả từ phía chủ quan các chủ thể quản
lý vốn NSNN, nhưng cũng do từ phía cơ chế, chính sách và môi trường hoạt động
2. KIẾN NGHỊ
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy
mạnh CNH, HĐH trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhu
cầu, quy mô và hình thức vốn đầu tư XDCB ngày càng tăng, đòi hỏi phải tiếp tục
hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn, cần chú trọng thực hiện một số
biện pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
64
Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vốn có liên quan.
Đổi mới các khâu trong quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN từ khâu
lập kế hoạch vốn, cấp phát, thanh toán đến quyết toán
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động huy động, phân phối và sử dụng vốn
đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, đồng thời góp phần quan trọng vào việc hoàn
thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế, chúng tôi
xin kiến nghị với các cơ quan ban, ngành chức năng một số nội dung sau:
Đối với Quốc hội: Cần bổ sung hoàn chỉnh Luật Ngân sách nhà nước theo
hướng phân cấp các nguồn chi (trong đó có chi XDCB và chi CTMT) rõ ràng cụ thể
hơn theo từng giai đoạn dài hoặc trung hạn và ngân sách chương trình.
Đối với Bộ Tài chính: Cần có chế tài kiểm soát giá XDCB nhất là giá vật liệu
xây dựng và bảo đảm các khoản chi XDCB phải được kiểm soát chặt chẽ.
Đối với Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Cần có cơ chế chống dàn trải trong phân bổ
vốn đầu tư và cơ chế đánh giá đầu tư XDCB.
Đối với Bộ Xây dựng: Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và hợp đồng
xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét
trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Khóa học: 2009 - 2013
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7
năm 2011 về việc ban hành quy định phân công, phân cấp và ủy quyền quản lý
chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư theo
mục tiêu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8
năm 2010 ban hành quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư
xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN của tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Báo cáo “ Tình hình kinh tế xã hội TT.Huế ” năm 2009, 2010, 2011, 2012.
4. Báo cáo “ Kế hoạch đầu tư nguồn NSNN và TPCP” năm 2013, 2014, 2015.
5. Báo cáo “Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB TT.Huế” năm 2009, 2010, 2011, 2012
6. Báo cáo “Tổng hợp vốn XDCB” năm 2009, 2010, 2011,2012, 2013
7. Sở Kế Hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Hệ thống các văn bản quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2011), Niên giám thống kê năm 2010 - Thừa Thiên
Huế, NXB Thống kê, TT.Huế.
9. Cấn Quang Tuấn (2003), “Bảy giải pháp cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Hà Nội”,
Nghiên cứu lập pháp, (06), tr 68 - 75
10. GS. PTS Vũ Đình Bách (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, NXB
Thống kê, Hà Nội.
DANH MỤC CÁC WEBSITE
1. www.thuathienhue.gov.vn
2. www.thuvienphapluat.vn
3. www.voer.edu.vn
4. www.chinhphu.vn
5. www.thuathienhue.vietccr.vn
6. www.skhdt.thuathienhue.gov.vn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_chau_quynh_trang_9985.pdf