Khóa luận Hát xẩm trong sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là sự ra mắt công chúng bộ phim “Xẩm đỏ” - một bộ phim tài liệu tái dựng lại chân dung nghệ nhân Hà Thị Cầu cùng những thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm trong dòng chảy cuộc sống đương đại của Đạo diễn Lương Đình Dũng. Phim lấy bối cảnh quay tại Yên Mô (Ninh Bình) với nhân vật chính là nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cùng cây đàn nhị truân chuyên đã gắn bó với bà hơn 60 năm. Câu chuyện kể về cuộc đời long đong của lão nghệ nhân được ví là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ, là “báu vật sống” của loại hình di sản văn hoá dân gian này, được kể lại bằng những câu hát Xẩm ngân lên theo từng nhịp Sênh, tiếng Phách, xen lẫn đó là nỗi niềm trăn trở và luyến tiếc của người trong cuộc về một loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một

pdf11 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Hát xẩm trong sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH ------------ HÁT XẨM TRONG SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hồ Thu Hà Sinh viên thực hiện : Bùi Tuyết Phương HÀ NỘI – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Đề tài khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là kết quả học tập tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô trong Khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Hồ Thu Hà, cô là người đã đặt nền móng và định hướng cho đề tài của em trong những ngày đầu thực hiện và ThS. Nguyễn Văn Thắng, thầy là người đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình phát triển và hoàn thiện đề tài này. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình và nhà hát Chèo tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện cho em trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng bảo tồn nghệ thuật hát Xẩm ở tỉnh Ninh Bình. Tuy đã cố gắng nhưng thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, kính mong quý thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề tài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Bùi Tuyết Phương 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................6 3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7 4. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9 6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 10 Chương 1: KHÁT QUÁT VỀ NINH BÌNH - CÁI NÔI CỦA NGHỆ THUẬT HÁT XẨM ............................................................................................. 11 1.1. Địa lý, lịch sử, con người Ninh Bình......................................................... 11 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................................. 11 1.1.2.Lịch sử ........................................................................................................... 20 1.1.3.Con người ...................................................................................................... 22 1.2. Những giá trị văn hoá đặc sắc ................................................................... 23 1.2.1.Văn hoá vật thể ............................................................................................. 23 1.2.2.Văn hoá phi vật thể ...................................................................................... 32 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 34 Chương 2: HÁT XẨM VÀ VỊ THẾ CỦA HÁT XẨM TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH ....................... 37 2.1. Hát Xẩm - một di sản văn hoá độc đáo .................................................... 37 2.1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của hát Xẩm ..................................... 38 2.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hát Xẩm ............................................................ 42 2.2. Hát Xẩm trên quê hương Ninh Bình ........................................................... 47 2.2.1. Những thăng trầm của hát Xẩm ở Ninh Bình trong quá khứ ...................... 47 2.2.2. Thực trạng bảo tồn di sản phi vật thể hát Xẩm của tỉnh Ninh Bình ..... 54 2.2.3. Nghệ nhân hát Xẩm tiêu biểu ở Ninh Bình .............................................. 56 4 2.3. Vị thế của hát Xẩm trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ......................................................................................................................... 58 2.3.1.Góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch .................................................. 58 2.3.2. Đem lại nguồn lợi kinh tế ........................................................................... 59 2.3.3 Góp phần quảng bá cho Ninh Bình và du lịch tỉnh Ninh Bình ............... 60 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 65 Chương 3: PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC NGHỆ THUẬT HÁT XẨM TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH. ............................. 66 3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. ................................................... 66 3.2. Đối với các đơn vị biểu diễn ....................................................................... 68 3.2.1. Nâng cao công tác quản lý, tổ chức biểu diễn ......................................... 68 3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ biểu diễn ................................. 70 3.2.3. Đào tạo củng cố nguồn nhân lực biểu diễn phục vụ khách du lịch ...... 73 3.2.4. Đa dạng hoá không gian biểu diễn phục vụ du lịch ............................... 75 3.2.5. Xây dựng các chương trình biểu diễn đặc sắc phù hợp với các đối tượng khách du lịch ............................................................................................... 79 3.2.6. Xây dựng các chương trình biểu diễn có sự kết hợp giữa hát Xẩm với một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác vốn có ở Ninh Bình ................ 81 3.3. Đối với các công ty du lịch, công ty lữ hành ........................................... 83 3.3.1. Nơi biểu diễn hát Xẩm được thiết kế vào trong các chương trình du lịch .. 83 3.3.2. Liên kết với các đơn vị nhà hàng khách sạn để đưa hát Xẩm đến với khách du lịch một cách linh hoạt ......................................................................... 87 3.4. Đối với hướng dẫn viên ............................................................................... 88 3.5. Đối với hoạt động quảng bá du lịch .......................................................... 88 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 90 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 93 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 94 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên một dải đất nước Việt Nam, Ninh Bình được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với sự hình thành và phát triển của ba vương triều Đinh - Tiền Lê và Lý. Trải qua hàng nghìn năm với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, giờ đây, con người và vùng đất Cố đô đang trỗi dậy, vươn lên để phát triển mạnh mẽ. Là cửa ngõ cực Nam của đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình được biết đến là vùng đất hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hoá đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững với những đặc điểm riêng biệt. Nằm ở vị trí tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng và sông Mã, giữa Bắc Trung Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ, thông qua những tuyến đường giao thông quan trọng, với những cảng sông, cảng biển kho tàng bến bãi rất thuận lợi để phát triển kinh tế và giao thương hàng hoá, đặc biệt là ngành kinh tế du lịch. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nguồn tài nguyên phong phú, nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, những di tích lịch sử văn hoá, những giá trị phi vật thể nổi tiếng như các lễ hội văn hoá dân gian, những làn điệu Chèo, hát Văn, hát Xẩm và một nền nghệ thuật ẩm thực phong phú độc đáo là nguồn nội lực quan trọng để Ninh Bình phát triển du lịch. Ngoài việc là nơi phát tích của nghệ thuật Chèo thì Ninh Bình còn được coi là “cái nôi” của nghệ thuật hát Xẩm cổ truyền bởi nơi đây có những vùng đất và những nghệ nhân tiêu biểu nhất của dân tộc đang lưu giữ loại hình nghệ thuật quý báu có giá trị gần 700 năm này. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc, hát Xẩm vốn có lịch sử tồn tại, phát triển từ nhiều thế kỷ trong không gian văn hoá của người Việt. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hát Xẩm cũng có lúc bị lãng quên, nhiều nghệ nhân là người yêu loại hình nghệ thuật này đã từng phải dấu đi niềm đam mê hát xướng, thậm chí giấu cả nghiệp hát 6 và thân phận mình. Cho nên, đội ngũ nghệ nhân hát Xẩm ngày càng trở nên hiếm hoi. Vì vậy, loại hình nghệ thuật này đang có nguy cơ bị mai một thất truyền và đánh mất đi những giá trị truyền thống. Bên cạnh các di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận là di sản thế giới như: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca Trù, hát Xoan thì hát Xẩm cũng là một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá cần được Nhà nước và chính phủ Việt Nam quan tâm đầu tư để trở thành một loại hình văn hoá phi vật thể có sức hút lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Tự hào là một người dân đất Ninh Bình, là một trong những thế hệ trẻ có trách nhiệm phải gìn giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp cha ông đã để lại, cũng nhận thấy rằng hát Xẩm là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá, một món ăn tinh thần từ xưa đến nay không thể thiếu đối với mỗi người dân đất Ninh Bình, đang có nguy cơ bị thất truyền trên chính quê hương của nó. Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn, thấy rõ những giá trị quý báu và tiềm năng phát triển du lịch từ nghệ thuật hát Xẩm, được sự giúp đỡ và góp ý của giảng viên ThS. Nguyễn Văn Thắng, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài:“Hát Xẩm trong sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là khai thác một thể loại dân ca độc đáo - hát Xẩm để phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu những giá trị độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật hát Xẩm nói chung và của đất Ninh Bình nói riêng. - Tìm hiểu hoạt động bảo tồn gìn giữ nghệ thuật hát Xẩm tại Ninh Bình. 7 - Chỉ ra vị thế, tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của di sản nghệ thuật này trong hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình. - Đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác một cách có hiệu quả hát Xẩm vào hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình và xây dựng hát Xẩm trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn. 3. Phạm vi nghiên cứu Hát Xẩm là một di sản dân ca có mặt tại nhiều địa phương ở Bắc Bộ, nhưng trong đề tài khóa luận tốt nghiệp này người viết chỉ tập trung nghiên cứu hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay vì Ninh Bình được giới nghiên cứu công nhận là “cái nôi” của nghệ thuật hát Xẩm. 4. Tình hình nghiên cứu 4.1. Những công trình nghiên cứu về hát Xẩm Xưa nay đã có nhiều nhà nghiên cứu có các bài viết nghiên cứu về hát Xẩm nói chung, về ca từ, làn điệu Xẩm nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về hát Xẩm mà chỉ đề cập sơ qua, còn chủ yếu là nghiên cứu về các làn điệu Xẩm. Tiêu biểu như các tác giả: nhạc sĩ Thao Giang, tác giả Khương Văn Cường (nghệ thuật hát Xẩm, xb.2009), tác giả Bùi Trọng Hiền (Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội, quyển II nhạc cổ truyền, Nxb Âm nhạc, 2010), Trần Việt Ngữ ( Hát Xẩm, Nxb Âm nhạc Hà Nội, 2002), Bùi Đình Thảo (hát Xẩm, Sở VHTT Ninh Bình, NB. 1995), là những nghệ sĩ, tác giả đã dành nhiều tâm huyết với loại hình nghệ thuật này. Hay một số các bài báo viết đăng trên các báo và tạp chí như : Hát Xẩm - “Nghệ thuật của cội nguồn dân gian” (Phương Lan, baomoi.com), “Nghệ thuật hát Xẩm” (Thanh Ngoan, 2009, 12/3/2013), “Nghệ thuật hát Xẩm - di sản văn hoá Ninh Bình” (Trần Hữu Bình, ninhbinh.gov.vn, 12/6/2012) và bài viết“Một số tương đồng và dị biệt giữa hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh truyền thống Huế” (tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật - 8 văn hoá, 27/08/2012), đặc biệt là sự ra mắt của album hát Xẩm mang phong cách Hà Nội chào đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của 3 NSƯT Thanh Ngoan, Mai Tuyết Hoa và nhạc sĩ Nguyễn Quang Long. Trong đó đáng chú ý nhất là hai công trình “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Âm nhạc, 2002) của tác giả Bùi Trọng Hiền và tác phẩm “Hát Xẩm” (Nxb Âm nhạc, 2002 ) của tác giả Trần Việt Ngữ. Ngoài ra còn có tác phẩm “Nghệ thuật hát Xẩm” (Xb. 2009) của tác giả Khương Văn Cường. Trong cuốn “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội” tác giả Bùi Trọng Hiền đã khái quát về lịch sử của hát Xẩm nói chung (từ lịch sử cho đến nội dung nghệ thuật ca từ trong hát Xẩm). Ông cũng có sự tìm tòi nghiên cứu các loại nhạc khí độc đáo được sử dụng trong loại hình nghệ thuật này. Với tác phẩm “Hát Xẩm” của tác giả Trần Việt Ngữ. Ngoài việc giới thiệu khái quát về hát Xẩm, tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu về những làn điệu Xẩm cổ, trong đó tác giả có sưu tầm, trích dẫn rất nhiều lời của các bài hát Xẩm thuộc các làn điệu cổ theo các điệu Xẩm Ba bậc, Huê tình, Phồn huê, Thập ân như: “Dạt nước cánh bèo” (trích bài Xẩm theo điệu Hà Liễu - lời cổ), “Công cha nghĩa mẹ sinh thành” (bài hát Xẩm theo điệu Thập ân - lời cổ ), “Nước chảy đôi dòng” (bài hát Xẩm theo điệu Huê tình trong Ca trù - lời cổ ) Ngoài còn một số nhạc sĩ rất nổi tiếng với nhiều lời nhận xét, đánh giá có giá trị về hát Xẩm như nhạc sĩ Thao Giang, nhạc sĩ Quang Long Trong đó, nghệ sĩ Quang Long được biết đến với cái tên “Người của “thế giới” Xẩm Hà Nội”. Mặc dù mới ngoài 30 tuổi nhưng nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã là một trong những nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc trẻ được nhiều người biết đến. Nhiều bài viết về âm nhạc truyền thống của anh mang thiên hướng lý luận, nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí và được độc giả đón nhận. Những 9 năm gần đây, anh còn được biết tới là một trong những nghệ sĩ góp công phục hồi nghệ thuật Xẩm và dòng Xẩm Hà Nội. Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là sự ra mắt công chúng bộ phim “Xẩm đỏ” - một bộ phim tài liệu tái dựng lại chân dung nghệ nhân Hà Thị Cầu cùng những thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm trong dòng chảy cuộc sống đương đại của Đạo diễn Lương Đình Dũng. Phim lấy bối cảnh quay tại Yên Mô (Ninh Bình) với nhân vật chính là nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cùng cây đàn nhị truân chuyên đã gắn bó với bà hơn 60 năm. Câu chuyện kể về cuộc đời long đong của lão nghệ nhân được ví là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ, là “báu vật sống” của loại hình di sản văn hoá dân gian này, được kể lại bằng những câu hát Xẩm ngân lên theo từng nhịp Sênh, tiếng Phách, xen lẫn đó là nỗi niềm trăn trở và luyến tiếc của người trong cuộc về một loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một. 4.2. Tình hình nghiên cứu hát Xẩm trong hoạt động du lịch ở Ninh Bình Như đã nên ở trên, hầu hết các công trình nghiên cứu về loại hình nghệ thuật hát Xẩm thường nghiên cứu theo hướng tổng hợp và đi sâu hơn vào nghiên cứu các làn điệu Xẩm. Còn việc nghiên cứu hát Xẩm với tư cách là một sản phẩm du lịch thì hoàn toàn khuyết thiếu, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến. Vậy nên, bài khóa luận tốt nghiệp “Hát Xẩm trong sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình” có thể coi như là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, người viết thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp sưu tầm và xử lý tài liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp khảo sát thực tế 10 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận được triển khai theo ba chương: Chương 1: Khái quát về Ninh Bình - cái nôi của nghệ thuật hát Xẩm Chương 2: Hát Xẩm và vị thế của hát Xẩm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương thức khai thác nghệ thuật hát Xẩm trong hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách 1. Trần Việt Nữ (2002), Hát Xẩm, NXB Âm nhạc Hà Nội 2. Bùi Đình Thảo (1995), Hát Xẩm, Sở VHTT Ninh Bình 3. Tổng cục Du lịch Việt Nam, (2011), Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội 4. 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội (2010), (quyển V, Bình luận), NXB Âm nhạc Hà Nội 5. 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội (2010), (quyển II, Nhạc cổ truyền), NXB Âm nhạc Hà Nội B. Báo và tạp chí 1. Chí Dũng, Hát Xẩm - một nét văn hoá dân gian đặc sắc, Báo Nhân dân. Số 19572 (27/3/2009) 2. Vương Hà, Sức sống mới của nghệ thuật hát Xẩm, Báo Quân đội nhân dân. Số 17215 (23/3/2009) 3. Nhật Huy, Rộn rã chiếu Xẩm Hà Thành, Tạp chí Hà Nội mới cuối tuần. Số 6 (14/2/2009) 4. Nguyễn Quang Long, Lễ trọng của người hát Xẩm, Báo Tiền phong. Số 77 (18/3/2009) 5. Hoàng Nam, Có một “trung tâm”... hát Xẩm, Quân đội nhân dân cuối tuần (14/62009) C. Các trang Website 1. 2. 3. gian/52/7334017.epi 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbui_tuyet_phuong_tom_tat_9169_2066080.pdf
Luận văn liên quan