Thứ ba là phát triển nguồn nhân lực và củng cố về mạng lưới tổ chức. Ở các
cấp cơ sở như xã, huyện năng lực quản lý NTTS rất yếu kém, thiếu cán bộ có chuyên
môn. Cách tốt nhất là cần có các chính sách để khuyến khích, hướng dẫn và đẩy mạnh
công tác tổ chức quản lý theo cơ chế từng cụm nhóm cộng đồng tự quản và từng bước
tái lập các liên minh hợp tác xã kiểu mới.
+ Thứ tư: Cần có những chính sách cung ứng các đối tượng nuôi có giá trị kinh
tế cao như: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá dìa, cá chua và các loại cá
khác. Cần tổ chức lại và nâng cao khả năng nghiên cứu, sản xuất giống nhằm đảm bảo
cung cấp đủ, kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho nuôi trồng thủy sản, kể cả nhập khẩu
giống và công nghệ sản xuất giống cần thiết.
+ Thứ năm: Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm. Cần xây dựng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả từ
nhiều kênh khác nhau như: thu thập tại địa bàn, từ Internet, từ các thương vụ Làm
tốt công tác dự báo về cung, cầu, giá cả phục vụ cho các doanh nghiệp khi tham gia
trên thị trường. Đa dạng hóa thị trường tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị
trường, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
+ Thứ sáu: Nhà Nước cần có những chính sách ưu tiên về vốn và hỗ trợ vốn cho
nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài
Chính, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cân
đối các nguồn vốn và bố trí theo kế hoạch hằng năm trình chính phủ quyết định để đầu
tư theo dự án thực hiện chương trình.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
Để nuôi tôm trên cát phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, UBND
tỉnh cần có chính sách đầu tư quy hoạch vùng nuôi tôm lâu dài, chính quyền địa
phương phải xem nuôi tôm trên cát là một hướng sản xuất mới, mang lại giá trị kinh tế
cao, giải quyết việc làm cho người lao động, khai phá được tiềm năng đất hoang hóa
ven biển.Vì vậy UBND tỉnh và chính quyền địa phương cần:
+ Cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp
với việc lập các dự án đầu tư cụ thể. Dựa trên quy hoạch chi tiết về phát triển nuôi
trồng thủy sản, chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển các vùng nuôi
Đại họ
112 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả của nuôi tôm trên cát ở một số xã vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra, tuy nhiên đây là tổ có mật độ thả
giống cao nhất, mật độ thả giống >160 vạn con/ha. Số lượng giống cao dẫn đến các chi
phí trung gian đầu tư cũng tăng cao, IC = 595,67 Tr.đ/ha, các chỉ tiêu giá trị sản xuất
thu được cũng cao hơn so với hai tổ trên. Năng suất đạt được là 10,59 tấn/ha.
Như vậy, Trong trường hợp các điều kiện khác ổn định, không bị dịch bệnh,
thời tiết thuận lợi. Có thể thấy rằng, hình thức nuôi tôm trên cát cho phép thả với mật
độ cao, đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên khuyến cáo bà con
nuôi tôm không nên thả giống với mật độ dày quá mức cho phép, có thể xảy ra những
hậu quả khác như dich bệnh, tôm gạt thở do thiếu khí, môi trường bị ô nhiễm đi ngược
với mục tiêu kết quả và hiệu quả đặt ra.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
70
Bảng 18: Ảnh hưởng của mật độ tôm giống đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra.
STT
Tổ
Khoảng cách tổ
theo mật độ (Vạn con/ha)
Hộ
Mật độ
BQ (Vạn con/ha)
Năng suất BQ
(Tấn/ha)
GO
(Tr.đ
/ha)
IC
(Tr.đ
/ha)
VA
(Tr.đ
/ha)
GO/
IC
Lần
VA/
IC
Lần
VA/GO
LầnSL %
I < 120 29 48,33 116,01 10,16 825,38 501,45 323,92 1,64 0,64 0,39
II 120 – 160 22 36,67 133,28 11,00 511,15 301,45 209,70 1,70 0,70 0,40
III > 160 9 15,00 183,79 10,96 776.97 595,67 181,31 1,30 0.30 0,23
BQC 60 100 132,51 10,59 702,90 442,25 260,65 1,59 0,59 0,37
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
71
2.6. Sử dụng hàm Cobb – Douglas phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản
lượng tôm nuôi ở một số xã vùng ven biển huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình.
Sản lượng tôm nuôi tăng lên hay giảm xuống do nhiều nhân tố tác động, có
những nhân tố mang tính khách quan cũng có những nhân tố mang tính chủ quan. Trên
thực tế, hàm sản xuất có thể được xây dựng theo nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ
biến là hàm sản xuất dạng Cobb - Douglas. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ sử
dụng hàm sản xuất dạng Cobb - Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản
lượng tôm nuôi của các hộ nuôi tôm trên cát ở hai xã thuộc vùng ven biển huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình vì những lý do sau :
+ Đây là dạng mô hình đơn giản, khi logarit hoá hai vế ta được mô hình hồi quy
tuyến tính, nhờ vậy ta có thể tính toán và ước lượng được các tham số của mô
hình bằng phương pháp OLS.
+ Mô hình hàm sản xuất dạng Cobb - Douglas thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố đầu vào với năng suất tôm nuôi thoả mãn 5 tiêu chuẩn tối ưu (BLUE) của
phương pháp OLS.
+ Mô hình này cho biết được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào đến
năng suất đầu ra thông qua các hệ số là độ co giãn của các yếu tố đầu vào trong mô
hình .
+ Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã thành công khi sử dụng mô hình
này.
Như vậy, hàm sản xuất Cobb-Douglas phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố
đầu vào như diện tích, giống, thức ăn, điện, vụ nuôi... đến sản lượng tôm nuôi ở một số
xã vùng ven biển huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình được xây dựng như sau:
Y= A.X11.X22.X33.X44 .e1D1 (*)
Trong đó:
Y: Sản lượng tôm nuôi đầu ra(kg); A: hằng số (hệ số chặn);
X1: Diện tích ao nuôi (m2); X2 : Lượng thức ăn công nghiệp (kg);
X3: Lượng giống (con); X4: Điện (ngàn đồng)
D1: Biến giả vụ nuôi: D1=1: nuôi vụ 1; D1=0: nuôi vụ 2;
i (i=1÷4): Hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến Y.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
72
j (j=1): Hệ số ảnh hưởng của các biến giả Dj.
Logarit hai vế của hàm sản xuất Cobb - Douglas (*) ta được:
LnY = LnA + 1LnX1 + 2LnX2 + 3LnX3 + 4LnX4 + 1D1
Kết quả có được
Bảng 19: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb - Douglas đối với các hộ nuôi tôm.
(Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Sử dụng mô hình hồi quy, ta thấy có 4 biến ảnh hưởng đến sản lượng tôm đầu
ra, vì có mức ý nghĩa < 0,1. Thông qua bảng ước lượng ta thấy:
- Kiểm định mô hình F = 68,324223 tại mức ý nghĩa 1,106E – 32 ( tức 99%),
điều này cho thấy kết luận bác bỏ giả thuyết Ho, tức là bác bỏ giả thuyết tất cả các hệ
số hồi quy riêng đều = 0 và chấp nhận giả thuyết H1, giả thuyết không phải tất cả các
hệ số hồi quy riêng = 0. Như vậy mô hình hồi quy đưa ra là hợp lý và phù hợp với thực
tế.
Chỉ tiêu Hệ số ảnh
ảnh hưởng
Sai số chuẩn Thống kê T P - value
Hệ số tự do -3,89319107 0,731991339 -5,31863 5,277E-07
Ln X1(Diện tích) 0,191808554 0,074341341 2,580106 0,0111475
Ln X2 (Thức ăn
công nghiệp)
0,124975333 0,056463685 2,213375 0,0288629
Ln X3 (Con
giống)
0,279330502 0,074002142 3,774627 0,0002561
Ln X4 (Chi phí
điện)
0,59274013 0,123878065 4,784868 5,168E-06
D1 (Vụ nuôi) 0,204197852 0,05856953 3,486418 0,0006961
R2 0,749792106
R2 điều chỉnh 0,738818075
Số quan sát 120
Giá trị F 68,324223 1,106E-32
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
73
- Hệ số xác định của mô hình (R2 điều chỉnh) = 0,738818075 có nghĩa là
73,88% sự biến động của sản lượng tôm nuôi của các hộ điều tra là do các yếu tố trong
mô hình tạo ra. Còn 26,12% sự biến động của sản lượng tôm nuôi của các hộ điều tra
là do các yếu tố ngoài mô hình tạo ra, như yếu tố thời tiết, khí hậu Điều này là hoàn
toàn phù hợp với các biến đã đưa ra trong mô hình và thực tế sản xuất hiện nay tại địa
bàn nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của diện tích: Diện tích là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra. Nhìn vào kết quả của mô hình ta
thấy, hệ số hồi quy của yếu tố diện tích là 0,191808554, tức là khi cố định các yếu tố
đầu vào khác trong mô hình, nếu tăng diện tích lên 1% thì sản lượng tôm nuôi đầu ra
sẽ tăng lên 0,191808554%.
- Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp: hệ số hồi quy của thức ăn công nghiệp là
0,124975333, ở mức ý nghĩa thống kê là 97%. Điều này có nghĩa là thức ăn công
nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm nuôi đầu ra, khi tăng thức ăn công
nghiệp lên 1% và cố định các yếu tố đầu vào khác thì sản lượng tôm nuôi sẽ tăng lên
0,124975333%. Nuôi tôm trên cát sử dụng chủ yếu thức ăn công nghiệp, vì vậy thức
ăn công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đầu ra.
- Ảnh hưởng của lượng giống: Ta thấy hệ số hồi quy của lượng giống có ý
nghĩa thống kê 99%, điều này cho thấy giống có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm
nuôi đầu ra. Hệ số hồi quy của biến giống là 0,279330502, chỉ số này khá cao, tức là
khi cố định các yếu tố đầu vào khác trong mô hình, nếu tăng giống lên 1% thì sản
lượng tôm nuôi đầu ra sẽ tăng lên 0,279330502%.
- Ảnh hưởng của chi phí điện: Điểm đặc biệt của hình thức nuôi tôm trên cát là
phải đầu tư một khoản lớn chi phí điện, muốn tôm sinh trưởng và phát triển nhanh,
không dịch bệnh thì phải liên tục sục khí, quạt khí, bơm nước vào và tiêu nước cung
cấp oxy. Vì vậy chi phí điện ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi tôm. Hệ số hồi quy
của yếu tố điện là: 0,59274013, điều này có nghĩa là khi tăng chi phí điện lên 1% ở
mức trung bình của mẫu và đồng thời cố định các yếu tố khác trong mô hình thì sản
lượng tôm nuôi đầu ra sẽ tăng lên 0,59274013%.
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
74
Như vậy, các hệ số hồi quy riêng của biến độc lập đều có mức ý nghĩa thống kê
cao và có ảnh hưởng cùng chiều đến sản lượng tôm nuôi đầu ra. Vì vậy đối với hình
thức nuôi tôm trên cát cần phải đánh giá và kết hợp chặt chẽ các yếu tố này.
Kết quả phân tích trên cũng cho ta thấy hệ số hồi quy biến giả D1 (vụ nuôi 1) là
0,204197852 với độ tin cậy là 99%. Điều này chứng tỏ rằng nuôi tôm vụ 1 cho sản
lượng cao hơn vụ 2. Thực tế điều tra cho thấy, 60 hộ nuôi tôm trên cát tại địa bàn
nghiên cứu đều có sản lượng tôm nuôi vụ 1 cao hơn vụ 2. Vì vậy, trong những năm
gần đây, chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nên tập trung đầu tư cho vụ 1, vì
vụ 2 thường hay gặp lũ lụt và thời tiết xấu, gây nhiều dịch bệnh làm cho tôm sinh
trưởng và phát triển chậm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm đầu ra. Từ sự phân tích trên
cho biết các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất tôm nuôi, để đạt được sản
lượng tôm nuôi đầu ra cao cần có mức đầu tư thích hợp. Tuy nhiên trong thực tế, việc
đầu tư mở rộng diện tích ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản thì rất khó do diện tích đã được
giao cấp hoặc cố định trước. Vì thế nên tăng đầu tư thêm con giống, đặc biệt là giống
chất lượng cao sẽ cho hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc tăng đầu tư
con giống phải đi đôi với tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ao nuôi và tránh
tình trạng nuôi mật độ quá cao nhưng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Một vấn đề
nữa là mặc dù tăng lượng thức ăn công nghiệp nhưng cần đảm bảo kỹ thuật cho ăn
đúng và đủ lượng cần thiết để tránh thừa dư lượng thức ăn gây ô nhiễm môi trường
nước ảnh hưởng đến sản lượng tôm đầu ra, dẫn đến không có hiệu quả kinh tế, tuy
nhiên hộ có thể tăng chi phí điện vì đây là chi phí rất cần thiết giúp cho tôm sinh
trưởng và phát triển nhanh.
2.7. Thị trường tiêu thụ
Kênh tiêu thụ là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất giúp cho sản phẩm
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của nó.
Sản phẩm sản xuất ra để bán ở thị trường, thông qua đó có tiền mua các nhu yếu
phẩm cho mình “bán càng nhiều càng tốt”. Đây là phương thức sản xuất tiến bộ. Từng
người sản xuất theo thế mạnh riêng của các nông hộ và vùng mình tiến hành sản xuất
để bán những sản phẩm thị trường cần. Như vậy năng suất, chất lượng và hiệu quả sẽ
cao hơn, thu được nhiều tiền hơn.
Đại
ọc
Kin
h tế
Huế
75
Theo kết quả điều tra thực tế, lượng tôm tiêu thụ thực tế cho người tiêu dùng
chiếm tỉ lệ rất thấp, khoảng tới 95% lượng tôm bán cho các tư thương tham gia thu
gom. Đến thời điểm thu hoạch các sản phẩm tôm được tư thương tới thu gom và
vận chuyển đến các địa điểm khác nhau có thể trong hoặc ngoài tỉnh. Chỉ có một số
lượng rất nhỏ được bán cho các đối tượng tiêu dùng trên địa bàn xã. Tư thương là
đối tượng thu gom chủ yếu của người nuôi tôm. Qua điều tra phỏng vấn, được biết
có sự chênh lệch giá rất lớn khi bán cho tư thương. Đối với các hộ nuôi tôm có diện
tích nhỏ và tôm thường hay bị bệnh như hồ tôm của gia đình ông hồ Tiến (xã Nhân
Trạch) thì hình thức tiêu thụ là bản lẻ với giá khoảng 80 đến 100 nghìn đồng/cân.
Đối với các hộ nuôi tôm có diện tích lớn và có sản lượng cao như hồ tôm của gia
đình ông Nguyễn Văn Khương với sản lượng năm 2009 là 22 tấn thì hình thức tiêu
thụ là bán cho các trung tâm chế biển thủy hải sản với giá thành từ 65 đến 70 nghìn
đồng/cân. Do đó các gia đình nuôi với quy mô nhỏ thường chọn cách bán lẻ để giá
thành cao hơn.Tuy nhiên do mua với khối lượng lớn, đồng thời người nuôi chủ
động về thời gian trao đổi mua bán, phương thức thanh toán nhanh, vì thế các hộ
nuôi ở đây đều chủ yếu bán cho tư thương.
Bảng 20: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra.
Thông tin Số hộ Tần số ( %)
1. Bán ở đâu
Bán tại ao 55 91,67
Bán tại nhà - -
Bán tại chợ địa phương 5 8,33
Bán ở nơi khác - -
2. Bán cho ai
Tiêu dùng 3 5
Thu gom nhỏ địa phương 6 10
Thu gom lớn của vùng/tỉnh 51 85
Công ty chế biến - -
Tổng 60 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Như vậy, hiện nay thị trường tiêu thụ và kênh phân phối tại địa bàn nghiên cứu
còn khá đơn giản. Người dân chủ yếu bán cho tư thương, đến thời điểm thu hoạch, các
hộ nuôi tôm sẽ chủ động gọi điện cho thương lái đến thu mua trực tiếp tại ao. Được
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
76
biết trong những năm đầu khi mới nổi lên phong trào nuôi tôm trên cát, tư thương đến
mua với giá rất cao, đã có những ngư dân đã trở thành “tỷ phú” chỉ sau 2 vụ nuôi. Điều
này đã thúc đẩy phong trào nuôi tôm trên cát phát triển mạnh, chỉ sau một năm đã có
nhiều ngư dân bỏ nghề, thậm chí có những “đại gia”, “tay chơi” không biết gì về nghề
nuôi tôm trên cát cũng nhảy vào “sân chơi” béo bở này. Nhưng thực tế đã đi ngược với
những gì người dân nghỉ. Chỉ một năm sau đó, mặc dù sản lượng thu được cao, những
tư thương đến thu mua với giá chênh lệch rất cao so với thị trường “chợ”, được biết có
lúc bị ép giá, chênh lệch lên đến 10 – 20 giá, người dân đành “cắn răng chịu đựng”, vì
chỉ có tư thương mới mua được khối lượng lớn, đồng thời đảm bảo lịch thời vụ diễn ra
đúng như dự định. Đặc biệt, những lúc dịch bệnh, người dân phải thu hoạch sớm, thời
điểm này thì càng bị ép giá nhiều hơn. Qua điều tra người dân cho biết: “Nghề nuôi
tôm trên cát được ví như nghề “đánh bạc”, may rủi, những lúc được mùa thì giá thấp,
mất mùa thì giá cao”, ngoài lo lắng dịch bệnh, lũ lụt, thì vấn đề lo lắng hơn là lúc thu
hoạch, thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân ở đây,
khiến họ không yên tâm sản xuất. Vì vậy để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định tạo
động lực thúc đẩy nghề nuôi tôm của xã Nhân trạch, và Đại Trạch phát triển đòi hỏi
cần phải tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng thị trường sang xuất khẩu để
thu được kết và hiệu quả kinh tế cao.
2.8. Đánh giá môi trường vùng nuôi
Nước là một tài nguyên quý giá. Sử dụng quá mức tài nguyên nước cộng với sự
quản lý yếu kém là nguyên nhân suy giảm tài nguyên rõ rệt (Kumar và Sierp, 2003).
Nước cho NTTS đặc biệt cho nuôi tôm trên cát là rất quan trọng: mục tiêu của
cấp nước cho NTTS là bảo đảm nguồn nước sạch, đầy đủ về số lượng ở những thời
điểm có nhu cầu cao. Đây là bài toán phức tạp vì nhu cầu nước tăng cao ở nhiều ngành
ngoài NTTS như thủy nông, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông cùng lúc
với thời kỳ khan hiếm nguồn nước như trong cao điểm mùa khô. Đặc biệt tình hình
cung cấp nước cho ao nuôi tôm trên cát tại địa bàn nghiên cứu có nhiều điểm bất cập.
Khoảng gần 100% hộ trả lời đều có kênh lấy nước ngọt và mặn lợ riêng. Tuy nhiên khi
được hỏi về vấn đề tiêu nước thì hầu hết các hộ đều trả lời “không có kênh tiêu nước”,
tất cả nước thải bẩn đều được thải trực tiếp ra biển. Điều này lại trái ngược với bảng
điều tra 21.
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
77
Bảng 21: Đánh giá môi trường nước tại vùng nuôi của các hộ điều tra
Đánh giá môi trường nước Số hộ %
Ô nhiễm hơn - -
Bình thường 51 85
Trong sạch 9 15
Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Qua điều tra cho thấy có tới 51 hộ chiếm 85% trả lời môi trường nước bình
thường, 9 hộ chiếm 15% trả lời môi trường nước sạch hơn. Như vậy theo kết quả điều
tra thì tình hình môi trường vùng nuôi tôm trên cát nuôi theo hình thức thâm canh sạch
hơn so với các hình thức nuôi khác. Người dân chỉ mới thấy được lợi ích trước mắt mà
không nghĩ đến trong trương lai nguồn thức biển sẽ bị ô nhiễm do việc thải nước thải
từ các ao nuôi mà không qua bất kỳ hình thức xử lý nào. Như vậy sau vài năm nữa
nước biển sẽ bị ô nhiễm. Mặt khác tôm nuôi trên cát là đối tượng sống dưới nước, có
mối quan hệ chặt chẽ với cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn. Một khi nguồn nước
mặn bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi, kết quả và hiệu quả nuôi tôm.
Vì vậy muốn có môi trường nước tốt giúp cho tôm phát triển một cách khỏe
mạnh, tăng trọng nhanh cần hoạch định kế hoạch.
Việc hoạch định kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn nước phải lưu ý theo
một số điểm như:
+ Phân vùng theo sinh thái nguồn nước: nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
+ Dự báo thị trường tôm nuôi và phân tích kinh tế nguồn nước.
+ Thời vụ canh tác tương ứng với thời kỳ lấy nước.
+ Tách nơi lấy nước và nơi xả nước riêng biệt.
+ Cần có khu xử lý nước cấp và nước nước thải.
+ Xây dựng lịch lấy nước luân phiên.
+ Thống nhất trong vận hành hệ thống thủy lợi (trạm bơm, đóng mở cống, nạo
vét kênh mương, sửa chữa và thay thế trang thiết bị.
+ Việc thiết kế hệ thống cung cấp nước và tháo nước cho các ao nuôi tôm
cần kết hợp với biện pháp xử lý nước. Kênh lấy nước tốt nhất là bố trí riêng rẽ với
kênh xả nước.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
78
+ Kênh cấp nước cho ao nuôi phải từ nguồn nước sạch từ sông lớn, nếu có điều
kiện nên làm ở dạng bán nổi. Nước đưa vào một bể xử lý để lắng lọc và khử trùng trước
khi cho vào ao nuôi. Nước thải từ ao nuôi có thể bơm qua một ao lọc hoặc bãi lọc bằng cát
kết hợp với cây trồng kiểu đất ngập nước kiến tạo hoặc một khu rừng ngập nước. Nơi tháo
nước cuối cùng sẽ đổ vào một kênh xả tập trung. Biện pháp này tương đổi rẻ tiền, dễ
quảnlý và hiệu quả nhưng sẽ chiếm thêm diện tích cho các khu xử lý và hệ thống chỉ có ý
nghĩa và đem lại hiệu quả cao khi tất cả cộng đồng cùng nhau thực hiện.
+ Việc điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng đa mục tiêu là điều rất cần
thiết. Việc sử dụng nước cho ngành NTTS phải gắn với biện pháp xử lý nước, mới hy
vọng giữ được sự phát triển bền vững.
Hiện nay để nâng cao kết quả và hiệu quả nuôi tôm thì không thể bỏ qua các giải
pháp về môi trường. Để có một môi trường nuôi trong sạch, không bị nhiễm bệnh, không
bị ô nhiễm đang là vấn đề rất khó khăn đối với các vùng nuôi tôm trên cát.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
79
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN
HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Đánh giá chung về điều kiện sản xuất của các xã ven biển huyện Bố Trạch
Để đưa ra định hướng phát triển chúng ta cần phải căn cứ trên những tiềm năng
và hiện trạng phát triển của nghề nuôi tôm ven biển xã Nhân Trạch và xã Đại Trạch.
a) Về tiềm năng.
Đối với các điều kiện sinh thái tự nhiên thì Nhân trạch và Đại Trạch là hai xã
ven biển, với đường bờ biển dài hơn 10km, có dải cồn cát và bãi triều chạy dọc suốt
chiều dài bờ biển. Gần nguồn nước biển với độ mặn hợp lý và nguồn nước ngầm dễ
khai thác. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm ven biển.
Bên cạnh tiềm năng về điều kiện sinh thái tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
nghề nuôi tôm thì các điều kiện kinh tế xã hội cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của nghề nuôi tôm, cụ thể:
+ Nhân Trạch và Đại Trạch có nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong
việc đánh bắt và NTTS, đặc biệt là nuôi tôm. Những kinh nghiệm lao động được tích
lũy qua thời gian và được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành những động lực
thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển.
+ Có nguồn vốn đầu tư với nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Nguồn vốn trong
gia đình, nguồn vốn vay với chính sách ưu đãi, nguồn vốn đầu tư bên ngoài...
+ Thị trường tiêu thụ các mặt hàng thủy hải sản, đặc biệt là thị trường tôm rất
rộng lớn. Trong những năm tới có thể mở rộng việc tiêu thụ những mặt hàng này thông
qua con đường xuất khẩu. Đây chính là con đường mang lại hiệu quả cao nhất cho
nghề nuôi tôm.
b) Về hiện trạng
Bên cạnh những điều tích cực đã đạt được trong nghề nuôi tôm thì còn có nhiều
vấn đề chưa được trong việc phát triển nghề nuôi tôm vùng ven biển xã Nhân Trạch và
xã Đại trạch cụ thể:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
80
- Mặt tích cực
Nuôi tôm trở thành nghề mới cho người dân ở vùng biển ven xã Nhân Trạch,
Đại trạch. Với hiệu quả kinh tế mà hoạt động này đem lại đã làm cho đời sống của
hàng trăm người dân được cải thiện rõ rệt. Nghề nuôi tôm đã trở thành động lực thúc
đẩy nền kinh tế hàng hóa và một số ngành dịch vụ phát triển. Do kết quả của việc nuôi
tôm nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
ngày càng lớn. Từ đó kích thích nền kinh tế hàng hóa phát triển.
Tuy mới phát triển trong vòng 8 năm trở lại đây nhưng nghề nuôi tôm ở xã
Nhân Trạch và Đại Trạch đã khẳng định được vai trò của mình trong ngành thủy sản
của huyện nhà và trong toàn tỉnh. Hàng năm lợi nhuận mà nghề nuôi tôm đưa lại cao,
thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
- Mặt hạn chế
Nuôi tôm tuy phát triển nhanh nhưng chưa mạnh. Diện tích nuôi tôm trong
những năm gần đây tăng không đáng kể. Năng suất và hiệu quả nuôi chưa ổn định,
trung bình năng suất của mỗi vụ nuôi từ 10-12 tấn/ha. Nhưng trong những năm gần
đây, năng suất không được ổn định. Có vụ nuôi đạt năng suất cao nhưng cũng có vụ
nuôi bị mất trắng.
Nuôi tôm là một nghề có yêu cầu cao về khâu chăm sóc, bảo vệ. Nếu phát triển
thuận lợi thì nuôi tôm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong những năm gần đây
nghề nuôi tôm ở xã Nhân Trạch và Đại Trạch đã giải quyết việc làm cho một bộ phận
lao động, giúp cải thiện đời sống của nhân dân. Mặc dù vậy, hiện nay các hộ nuôi tôm
đang đứng trước vấn đề dịch bệnh, những bệnh thường gặp trên tôm nuôi ở đây là
bệnh hồng thân, đốm trắng, đục thân... Đặc biệt là bệnh đốm trắng làm cho nhiều hồ
nuôi bị mất trắng và có vụ phải bỏ hoang. Dịch bệnh là nỗi lo ngại lớn nhất của người
nuôi tôm hiện nay, vì nuôi tôm là nghề tốn nhiều chi phí và đầu tư lớn, một khi dịch
bệnh xảy ra rất khó xử lý triệt để và phòng ngừa hiệu quả. Thêm một thực trạng đáng
báo động nữa là ở đây, đa phần các hộ nuôi tôm đều xả nước thải chưa qua xử lý ra
biển, vì vậy dịch bệnh theo đó mà lan rộng thêm.
Vấn đề thị trường: Sản phẩm tôm của xã Nhân Trạch và Đại Trạch có sức cạnh
tranh trên thị trường không cao. Thị trường còn chưa ổn định, đặc biệt do việc mua
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
81
bán tôm thường diễn ra ở hồ nuôi nên thường bị tư thương ép giá, giá thường thấp hơn
so với giá thị trường .
3.2. Các định hướng
Trong những năm qua do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ngành đánh bắt và
NTTS luôn được chú trọng đầu tư và phát triển, đặc biệt là nuôi trồng vì mang lại hiệu
quả cao. Nuôi tôm chân trắng trên cát đang ngày càng phát triển ở các xã ven biển
huyện Bố Trạch. Để nuôi tôm trên cát ngày càng phát triển bền vững dựa trên những
thế mạnh về tự nhiên, Nhân Trạch và Đại Trạch nói riêng và các xã trên địa bàn huyện
nói chung cần phải có sự kết hợp với huyện và tỉnh để đưa ra những định hướng cho
nghề nuôi tôm vùng ven biển huyện Bố Trạch phát triển bền vững. Cụ thể:
- Cần mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Nhân Trạch và Đại
Trạch là hai xã ven biển có dải cồn cát dài chạy song song với đường bờ biển (dài
10km) là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng đến năm
2009 diện tích nuôi tôm trên cát bị thu hẹp, do nhiều nguyên nhân. So với tiềm năng
thì diện tích này còn quá ít. Do đó cần phải tiến hành quy hoạch mở rộng diện tích
nuôi tôm .
- Xác định đối tượng và phương pháp nuôi hợp lý. Trên cơ sở phân tích vùng
đất cát, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng với chất đáy là cát. Tôm thẻ chân
trắng là loại tôm đưa lại năng suất và sản lượng cao nhất. Về cơ bản thì nuôi tôm thẻ
chân trắng cũng giống như nuôi tôm sú ở điểm: chủ yếu là hình thức nuôi bán thâm
canh và thâm canh theo quy trình ít thay nước, nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng có một
số ưu điểm khác so với nuôi tôm sú là trong quá trình nuôi, phần lớn sử dụng các loại
men vi sinh vôi, khoáng chất để quản lý môi trường ao, hạn chế sử dụng các loại
thuốc, hóa chất độc hại trong quá trình phòng bệnh, nên môi trường khá ổn định. Đồng
thời chi phí thức ăn của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú, thời gian nuôi ngắn
hơn, nhưng cho năng suất cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi.
- Tiến hành chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Đặc điểm khí hậu ở đây thường có
nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, nạn cát bay, hạn hán do vậy để có năng suất cao tránh
được các thiên tai và tai biến khác không có lợi thì cần phải tính thời gian để xây dựng
cơ cấu mùa vụ cho thích hợp. Vùng ven biển xã Nhân Trạch và Đại Trạch có thể thực
Đại
học
Kin
h tế
Huế
82
hiện 2-3 vụ mỗi năm. Vụ đầu tiên là vụ xuân hè, đây là vụ nuôi chính trong năm, thời
gian từ tháng 2 - tháng 5. Tiếp theo là vụ 2 với thời gian là từ tháng 6 đến tháng 9. Nếu
có điều kiện thuận lợi, thời gian còn lại sẽ là vụ 3.
- Đa dạng hóa các đối tượng nuôi. Việc nuôi tôm vùng ven biển ngày càng phát
triển cũng gây ra ô nhiễm môi trường, làm giảm tính cân bằng vốn có, ảnh hưởng đến
cuộc sống sau này và sự phát triển bền vững. Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm do nuôi độc
canh, trong ao nuôi tôm có thể kết hợp nuôi với các sinh vật khác như sò, ngao... đây
là những động vật nhuyễn thể, có khả năng lọc nước, duy trì môi trường nước trong
ao, giảm bỏ cặn bã thức ăn. Hơn nữa nếu có xảy ra dịch bệnh, nó cũng là nguồn bù đắp
một phần kinh phí, có thể đầu tư trở lại hoặc giảm tình trạng mất trắng.
3.3. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch
Diện tích đất cát biển là nhân tố quan trọng để phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế về nuôi tôm của các hộ gia đình. Vì vậy, đây là giải pháp đi trước mang tính cơ
sở cho việc phát triển nghề nuôi tôm trên cát bền vững.
Hiện nay, đa phần các hồ nuôi tôm của các xã ở khu vực bắc sông Dinh đang
trong tình trạng bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do ở đây đang phát triển nuôi tôm một
cách ồ ạt, quá trình xây dựng các ao nuôi không đúng quy hoạch. Thiếu hệ thống kênh
mương cấp và thoát nước, làm nguồn nước sạch cung cấp cho việc nuôi tôm không
được đảm bảo. Do đó, cần phải quy hoạch kiểm tra lại các vùng nuôi, hệ thống cấp
thoát nước. Việc làm này nhằm mục đích để tránh tình trạng triều cường xâm nhập làm
mặn hóa nguồn đất, ngăn chặn dịch bệnh lan tràn thông qua hệ thống dẫn nước chung.
3.3.2. Giải pháp về thị trường
Thị trường thủy hải sản đặc biệt là thị trường tôm thường không ổn định do tôm
là một mặt hàng xuất khẩu nên giá cả phụ thuộc rất lớn vào giá cả thị trường tôm trên
thế giới. Sự biến động này của thị trường đã tác động đến nghề nuôi tôm, hoặc là thúc
đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi tôm.
Mặt khác người dân ở đây thường thiếu thông tin về thị trường, việc mua bán
phải thông qua các lái thương, thường tiến hành mua bán ngay tại hồ nên còn bị tư
thương ép giá. Do đó cần phải xây dựng hệ thống thông tin thị trường để góp phần
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
83
giúp cho bà con cập nhật được các thông tin cần thiết liên quan đến thị trường, giá cả.
Đồng thời tăng cường tìm kiếm thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài
tỉnh, cần tạo ra một chuỗi thị trường thông suốt từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào
tới khâu tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng mua đi bán lại, ép giá đối với người dân,
tạo thông tin ổn định giữa người mua và người bán.
3.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư và tín dụng
Nuôi tôm ven biển là nghề đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Trong đó quá trình
nuôi cần phải áp dụng các hình thức nuôi tiên tiến. Đầu tư hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ
tầng như đắp đê, xây dựng hệ thống kênh mương, cống rãnh tiêu thoát nước hiện đại ở
các khu vực hồ nuôi nhằm cung cấp và phục vụ tốt cho sự phát triển của nghề nuôi
tôm. Tuy nhiên để đầu tư và xây dựng các công trình này đòi hỏi các hộ gia đình cần
phải có nguồn vốn lớn.Về vấn đề này thì hiện nay các hộ gia đình không có đủ vốn để
phát triển. Là xã có hoạt động tín dụng từ sớm nhưng thủ tục vay vốn còn phức tạp. Do
đó cần nhanh chóng giảm bớt những thủ tục vay vốn để các hộ kịp thời vay vốn đáp ứng
cho sản xuất đồng thời cần phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay của các
hộ nuôi. Cần thực hiện những giải pháp huy động nguồn vốn để tăng nguồn đầu tư cho
hoạt động nuôi tôm và sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả như:
+ Huy động nguồn vốn từ trong dân, hướng dẫn tư vấn cho các hộ nuôi tôm
cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
+ Xã cần có kế hoạch phối hợp với sở nông nghiệp huyện và tỉnh để xin ngân
sách đầu tư vào việc phát triển nghề nuôi tôm như mở rộng diện tích nâng cấp cơ sở hạ
tầng, đầu tư trang thiết bị...
+ Có các chính sách để thu hút sự đầu tư từ bên ngoài... Thu hút vốn bằng các
chính sách mở cho các doanh nghiệp và các công ty trong và ngoài nước đầu tư tại địa
phương.
+ Đơn giản hóa thủ tục vay vốn tạo cơ chế thông thoáng để người dân vay vốn
với lãi suất thấp, cần có chính sách kéo dài thời gian vay vốn đặc biệt khi điều kiện
thời tiết bất lợi.
Đạ
học
Kin
h tế
Huế
84
3.3.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật
Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ, đưa các hình thức, kĩ thuật nuôi
mới vào sản xuất. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, bồi dưỡng lao động
có trình độ chuyên môn thông qua việc mở các lớp tập huấn về kĩ thuật nuôi tôm tăng
cường công tác đào tạo, tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để chuyển
giao công nghệ cho các hộ gia đình tham gia nuôi tôm ở vùng ven biển. Từng bước
nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước.
3.3.5. Giải pháp về môi trường
Hiện nay nhiều diện tích hồ nuôi tôm đang đứng trước nguy cơ bị bỏ hoang do
các dự án nuôi tôm bị phá sản. Vì vậy môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt tại khu vực
bắc sông Dinh. Từ đó cần có những giải pháp về môi trường như :
+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái. Đặc biệt tại các vùng nuôi tôm, người dân cần phải biết và nắm chắc những tác
động của môi trường đến năng suất, sản lượng và chất lượng của tôm. Như vậy việc
tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường sinh thái mới có hiệu quả cao.
+ Khi phát hiện các hồ nuôi có dịch bệnh, cần khoanh vùng tại chỗ để có biện
pháp xử lý, kịp thời dập tắt dịch và phòng tránh tình trạng lây sang các hồ nuôi khác.
+ Trước khi thả tôm giống, các hộ nuôi cần tiến hành công tác xử lý môi trường
hồ nuôi bằng cách bón vôi, tát cạn nước và nạo vét. Sau mỗi vụ thu hoạch cần phải
chuẩn bị lại môi trường đáy ao, diệt tạp chuẩn bị ao nuôi cho vụ tiếp theo.
+ Có thể nuôi tôm kết hợp với các sinh vật khác như san hô hoặc các sinh vật
nhuyễn thể, đặc biệt là các loại sò, ngao... những sinh vật này có tác dụng làm giảm
bớt các tạp khuẩn của đáy ao, cải thiện và duy trì môi trường nước trong đáy ao...
3.3.6. Giải pháp về chính sách
Cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm
sản xuất. Chuyển đổi một số ruộng kém hiệu quả, đất cát, đất hoang hóa sang NTTS.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thới kết hợp kêu gọi các dự án
đầu tư. Ưu tiên vốn giải quyết việc làm cho các dự án phát triển thủy sản, dành một
phần vốn ngân hàng nghèo cho các hộ sản xuất thủy sản có điều kiện khó khăn vay.
Hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, tham gia học tập.
Đại
họ
Ki
tế H
uế
85
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Triển vọng phát triển ngành NTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo đánh giá tiềm năng nguồn tài
nguyên thủy sản của Việt Nam vẫn còn khá lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực NTTS.
Thêm vào đó Việt Nam có lợi thế về tiềm năng lao động , đặc biệt là lao động trong
nông nghiệp, nông thôn không có kỹ năng nhưng với chi phí tiền công thấp. Đây là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh với các mặt
hàng thủy sản xuất khẩu của các nước khác.
Nhân Trạch và Đại Trạch là hai xã có tốc độ phát triển kinh tế mạnh so với các
xã khác trong huyện Bố Trạch. Hoạt động kinh tế chủ yếu là đánh bắt hải sản. Nhưng
từ năm 2002 phong trào nuôi trồng thủy hải sản bắt đầu phát triển và đưa lại hiệu quả
kinh tế cao và trở thành thế mạnh của xã. Vì vậy Nhân Trạch nói riêng và huyện Bố
Trạch nói chung đang tập trung đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là
nuôi tôm vùng ven biển hay còn gọi là nuôi tôm trên cát.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành nuôi tôm ở xã còn có một
số tồn tại cần khắc phục:
+ Nuôi tôm trên cát cần khối lượng lớn thức ăn công nghiệp, tuy nhiên thức ăn
không được kiểm tra chất lượng chặt chẽ nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả nuôi
tôm. Giá thức ăn nuôi tôm khá cao. Tại những thời điểm cả giá tôm giống và giá thức
ăn cao, nếu tính giá nguyên liệu đầu vào đã chiếm tới 90% giá thành sản phẩm.
+ Vấn đề dịch bệnh đã và đang làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng
tôm nuôi. Việc quản lý Nhà Nước các hoạt động dịch vụ thú y vẫn còn những bất cập
lớn, như: Chưa chủ động kiểm soát về giống dẫn đến tỷ lệ giống được kiểm dịch, được
kiểm tra chất lượng còn thấp.
+ Nuôi trồng thủy sản có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất cân bằng sinh
thái. Điều này gây những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người nuôi, đến xuất
khẩu, tiêu dùng thủy sản và nhiều lĩnh vực khác của kinh tế - xã hội đất nước. Công
tác quy hoạch và phát triển NTTS ở nhiều nơi chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều rủi
Đại
học
K n
h tế
Hu
ế
86
ro. Đặc biệt nuôi thủy sản mới chỉ phát triển về chiều rộng chưa được chú trọng hiện
đại hóa, việc đa dạng hóa các phương thức nuôi trồng thủy sản (xen canh, luân canh,
chuyên canh, thâm canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái) cũng chưa được quan tâm
đúng mức. Nhiều vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu về nước sạch và tiêu nước thải cho
ao nuôi, ruộng nuôi. Ngoài ra mật độ thả giống cao, mùa vụ thả nuôi chưa hợp lý,
người nuôi còn thiếu kinh nghiệm nuôi thả.
+ Hệ thống buôn bán phân tán và nhỏ lẻ: Cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tơi
nơi tiêu thụ chủ yếu theo phương thức gián tiếp. Do đó trong kênh phân phối còn
nhiều tầng nấc. Điều đó làm cho đường đi của hàng hóa vòng vèo, chi phí lưu thông
cao. Hợp đồng mua bán chủ yếu là hợp đồng miệng. Phương thức thanh toán trong
mua bán chủ yếu bằng tiền mặt.
+ Việc tiếp cận các nguồn vay ưu đãi còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn
về tiếp cận nguồn vốn tín dụng đã dẫn đến hiện tượng các hộ gia đình ngại đi vay mà
chỉ dùng tích lũy của bản thân mình hoặc của gia đình mình để phát triển kinh tế, hoặc
vay từ bạn bè.
II. KIẾN NGHỊ
Thủy sản là mặt hàng rất có lợi thế, là một trong những nhóm hàng có khả năng
cạnh tranh rất cao. Để đảm bảo nâng cao chất lượng phát triển, ngoài việc triển khai các
chủ trương, chính sách hiện tại của chính phủ, việc bổ sung, điều chỉnh các chính sách là
cần thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu và điều tra thực tế, tôi đưa ra một số kiến nghị
sau.
2.1. Đối với Nhà Nước và chính quyền các cấp
+ Cần quan tâm và triển khai mạnh hơn nữa công tác quy hoạch, khâu then chốt
quyết định phát triển NTTS bền vững. Qui hoạch NTTS cần được lồng ghép với các
qui hoạch phát triển kinh tế vùng biển và chú ý đến các yếu tố biến động về thị trường,
các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và thương hiệu.
+ Thứ hai, vấn đề môi trường và các ảnh hưởng xã hội nếu không giải quyết sẽ
đem đến nguy cơ tàn lụi ngành nuôi tôm. Cần đưa đánh giá tác động môi trường thành
một nhiệm vụ bắt buộc trong nuôi tôm và nuôi tôm trên cát phải triệt để tuân thủ.
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
87
+ Thứ ba là phát triển nguồn nhân lực và củng cố về mạng lưới tổ chức. Ở các
cấp cơ sở như xã, huyện năng lực quản lý NTTS rất yếu kém, thiếu cán bộ có chuyên
môn. Cách tốt nhất là cần có các chính sách để khuyến khích, hướng dẫn và đẩy mạnh
công tác tổ chức quản lý theo cơ chế từng cụm nhóm cộng đồng tự quản và từng bước
tái lập các liên minh hợp tác xã kiểu mới.
+ Thứ tư: Cần có những chính sách cung ứng các đối tượng nuôi có giá trị kinh
tế cao như: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá dìa, cá chua và các loại cá
khác. Cần tổ chức lại và nâng cao khả năng nghiên cứu, sản xuất giống nhằm đảm bảo
cung cấp đủ, kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho nuôi trồng thủy sản, kể cả nhập khẩu
giống và công nghệ sản xuất giống cần thiết.
+ Thứ năm: Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm. Cần xây dựng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả từ
nhiều kênh khác nhau như: thu thập tại địa bàn, từ Internet, từ các thương vụ Làm
tốt công tác dự báo về cung, cầu, giá cả phục vụ cho các doanh nghiệp khi tham gia
trên thị trường. Đa dạng hóa thị trường tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị
trường, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
+ Thứ sáu: Nhà Nước cần có những chính sách ưu tiên về vốn và hỗ trợ vốn cho
nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài
Chính, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cân
đối các nguồn vốn và bố trí theo kế hoạch hằng năm trình chính phủ quyết định để đầu
tư theo dự án thực hiện chương trình.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
Để nuôi tôm trên cát phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, UBND
tỉnh cần có chính sách đầu tư quy hoạch vùng nuôi tôm lâu dài, chính quyền địa
phương phải xem nuôi tôm trên cát là một hướng sản xuất mới, mang lại giá trị kinh tế
cao, giải quyết việc làm cho người lao động, khai phá được tiềm năng đất hoang hóa
ven biển.Vì vậy UBND tỉnh và chính quyền địa phương cần:
+ Cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp
với việc lập các dự án đầu tư cụ thể. Dựa trên quy hoạch chi tiết về phát triển nuôi
trồng thủy sản, chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển các vùng nuôi
Đại
ọc
Kin
h tế
Huế
88
thủy sản tập trung quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững
tại các vùng trọng điểm để có thể kiểm soát môi trường và tạo nguyên liệu tập trung
với quy mô đủ lớn cho các cơ sở chế biến.
+ Khuyến khích các cơ sở nuôi tôm quảng canh chuyển mạnh sang thâm canh
và bán thâm canh trên diện rộng và kết hợp nuôi nhiều đối tượng theo phương thức
xen canh và luân canh.
+ Cần xây dựng, duy trì các tổ nuôi tôm cộng đồng ở các vùng nuôi tôm nhằm
tăng cường sự hỗ trợ trong sản xuất, cùng nhau phát hiện sớm dịch bệnh và dập tắt
dịch kịp thời. Thực hiện việc thả tôm giống đạt chất lượng, kiểm dịch tôm giống trước
khi thả nuôi. Ở mỗi vùng nuôi tôm nên có chung nguồn nước cấp, khi có dịch bệnh
xảy ra, phải kịp thời báo cho cán bộ khuyến ngư và cơ quan chuyên môn để có biện
pháp xử lý.
+ Ðể ổn định và nâng cao hiệu quả cho nghề nuôi tôm trên vùng đất cát, hạn
chế việc ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trong xây dựng ao nuôi bà con nên
dành lại 15-20% diện tích để làm ao chứa lắng, ao xử lý nước thải. Trong ao xử lý
nước thải có thể thả nuôi cá rô phi, các loài nhuyễn thể : vẹm, sò huyết... sau đó cấp lại
ao nuôi, vận hành theo mô hình tuần hoàn khép kín.
+ Trong công tác khuyến ngư, cần tăng cường mở các lớp tập huấn miễn phí,
hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, việc hướng dẫn này nên được thực hiện tại
chỗ tránh cho người dân phải đi lại vất vã và tốn kém.
Trên đây là một số đề xuất, kiến nghị đáng quan tâm trong nghề nuôi tôm trên
cát. Tất nhiên còn có nhiều vấn đề khác nữa. Tuy nhiên trong khuôn khổ của khóa
luận tốt nghiệp, tôi chưa thể thông tin hết được. Hy vọng với các thông tin trên, các
nhà quản lý và những người liên quan sẽ có được những phát hiện và giải pháp mới
nhằm đóng góp một cách hữu ích cho nghề nuôi tôm trên cát!
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Mai Văn Xuân, bài giảng “Kinh tế nông hộ và trang trại”, ĐHKT – ĐHH.
2. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, bài giảng “Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp”,
ĐHKT – ĐHH.
3. Thống kê nông nghiệp, trường đại học NNI, NXB nông nghiệp.
4. TS. Lê Thị Hoa Sen, bài giảng “Khuyến nông”, trường ĐH Nông Lâm Huế.
5. TS. Nguyễn Văn Chương, bài giảng “Quản trị tài chính ”, ĐHKT – ĐHH.
6. Các luận văn tốt nghiệp của các khóa trước.
7. Nuôi tôm trên cát quy mô lớn - một số cảnh báo về môi trường, TTKHCN TS -
7/2003, Tổng hợp từ báo cáo tại Hội thảo Môi trường NTTS ven biển VN.
8. Nuôi trồng thuỷ sản trên cát: Sẽ trả giá nếu...không quy hoạch! Tạp chí Nông
Nghiệp Việt Nam, 9/10/2003
9. Trần Thị Thu Ngân, Ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven
biển,Hợp phần SUMA
10. Nuôi tôm trên vùng đất cát và những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí KHCN TS,
7/2003.
11. Phát triển NTTS bền vững góp phần “xóa đói giảm nghèo ”, NXB nông nghiệp.
12. Thị trường xuất – nhập khẩu thủy sản, NXB thống kê.
13. Niên giám thống kê năm 2010 – huyện Bố Trạch
14. Báo cáo tổng kết chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2006 – 2010.
15. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của
huyện Bố trạch.
16. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội năm 2011, UBND xã Nhân Trạch, UBND xã Đại Trạch.
Các trang Web, sử dụng:
http://: www.google.com.vn.
http://: www. gso.gov.vn.
http://: World State of Fishery and Argiculture products 2010.
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
90
PHỤ LỤC
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
INgười phỏng vấn: Hồ Thị Huyền
Hiện đang là sinh viên trường Đại Học Kinh tế- Đại Học Huế- Khoa Kinh Tế& Phát
Triển.
Mục đích phỏng vấn: Thu thập thông tin về thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm trên địa
bàn hai xã Nhân Trạch và Đại Trạch - huyện Bố Trạch- tỉnh Quảng Bình. Nhằm đánh
giá hiệu quả của nuôi tôm trên cát ở một số xã vùng ven biển huyện Bố Trạch.
Rất mong Ông/ Bà dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi của tôi. Tôi xin
cam đoan những thông tin mà Ông/ Bà cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ
cho học tập.
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1.1. Tên người được phỏng vấn:.....
1.2. Địa chỉ: Thôn .................... Xã ......... Huyện ............. Tỉnh: .................
1.3. Giới tính: .............
1.4. Sinh năm: ................
1.5. Năm bắt đầu NTTS: ............
1.6. Năm bắt đầu nuôi tôm: .............
1.7. Năm tham gia tập huấn NTTS:......................
II. THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ
2.1. Số người đang sống trong gia đình: ......
2.2. Số nam: ..........
2.3 Số lao động: ............. Trong đó lao động NTTS: .........................
2.4 Tình hình đất đai
Đất đai (m2) Tổng số Giao cấp Đấu thầu Thuê, mướn Khác
Tổng DT đang sử
dụng
DT mặt nước NTTS
DT nuôi tôm
2.5 Nguồn vốn đang vay mượn
Nguồn vốn
hiện đang
vay mượn
Năm vay
Số tiền vay
(1000đ)
Lãi / tháng
(%)
Thời hạn
(tháng)
Mục đích
vay
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
II
Nguồn vốn hiện đang vay
mượn
Nợ quá hạn Nguyên nhân nợ quá hạn
2.6 Tư liệu sản xuất phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản
Tư liệu chính
nuôi trồng thuỷ sản ĐVT Số lượng Năm mua
Tổng giá
trị mua
(1000đ)
Tổng giá
trị hiện còn
(1000đ)
Máy nổ (bơm nước, sục khí...)
Motơ điện (bơm nước, sục khí)
Ống bơm nước, tiêu nước
Giàn quạt nước
Cánh quạt
Vải, bạt, nilon
Chài, lưới
Tư liệu khác
III. THÔNG TIN VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN / NUÔI TÔM
3.1 Ông/bà hiện có bao nhiêu ao nuôi: ................. ao.
Trong đó: Số ao của gia đình xây dựng hoặc mua: ........... ao, Số ao thuê, mướn:........... ao
3.1.a. Ao của gia đình xây
dựng hoặc mua
Diện tích
(m²)
Năm xây
dựng, mua
Giá trị xây
dựng/mua(1000đ)
Ao 1
Ao 2
Ao 3
3.1.b. Tình
hình nuôi
trồng
Mô hình nuôi
trồng (*)
Số vụ nuôi
trồng /năm (vụ)
Hình thức nuôi
trồng vụ 1 (**)
Hình thức nuôi
trồng vụ 2 (**)
Ao 1
Ao 2
Ao 3
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
III
(*) Mô hình nuôi trồng: chuyên canh; xen ghép hỗn hợp (cụ thể)
(**) Hình thức nuôi trồng: Quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh,
siêu thâm canh, Nuôi sinh thái.
3.2 Tình
hình ao
nuôi
Có ao xử lý
riêng
(có/không)
Có kênh lấy
nước ngọt riêng(
có/ không)
Có kênh lấy
nước mặn lợ
riêng( có/
không)
Có kênh tiêu
nước riêng( có/
không)
3.2a. Ao 1
3.2b. Ao 2
3.2c. Ao 3
3.3. Chuẩn bị ao nuôi trồng Vụ 1 Vụ 2
3.3a. Tu bổ, nạo vét ao:
+ Công gia đình (ngày công)
+ Công thuê tu bổ, nạo vét (ngày công)
Giá thuê 1 ngày công (1000đ)
+ Tiền vật tư tu bổ (1000đ)
+ Chi phí Điện dùng cho nuôi tôm
(1000đ)
3.3b. Khối lượng vôi (kg)
Giá vôi (1000đ/kg)
3.3c. Khối lượng hoá chất xử lý khác
Giá hóa chất xử lý khác (1000đ)
3.4Thông tin về giống
3.4. Thông tin về giống Vụ 1 Vụ 2
3.4a. TÔM POST
Nơi mua (tên tỉnh hoặc cơ sở bán)
Số lượng giống POST (vạn con)
Giá giống POST (1000đ/vạn con)
Mật độ thả giống POST (con/m2)
Ngày tháng thả giống POST
Ngày tháng thu hoạch TÔM
3.4b. TÔM 3546
Nơi mua (tên tỉnh hoặc cơ sở bán)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
IV
Số lượng giống 3546 (vạn con)
Giá giống 3546 (1000đ/vạn con)
Mật độ thả giống 3546 (con/m2)
Ngày tháng thả giống 3546
Ngày tháng thu hoạch TÔM
3.5 Thông tin về thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh.
3.5. Thông tin về thức ăn+ thuốc phòng dịch bệnh Vụ 1 Vụ 2
3.5a. Thức ăn công nghiệp
+ Khối lượng ..(kg)
Giá (1000đ/kg)
+ Khối lượng( kg)
Giá( 1000đ/ kg)
3.5b. Thuốc bệnh, kích thích.....
+ Khối lượng loại ............... (gói)
Giá ................ (1000đ/gói)
3.6 Chăm sóc, thu hoạch và chi khác Vụ 1 Vụ 2
3.6a. Gia đình chăm sóc, bảo vệ(ngày
công)
3.6b. Thuê chăm sóc, bảo vệ( ngày công)
Giá thuê chăm sóc, bảo vệ (1000đ/ngày)
3.6c. Chi phí khác
+ Thuê thu hoạch
Giá lao động thuê thu hoạch ( 1000 đ/tấn)
+ Lao động gia đình( ngày công)
IV. KẾT QUẢ NUÔI TÔM
4.1. Kết quả Vụ 1 Vụ 2
TÔM
+ Tổng sản lượng (kg)
+ Giá bán ngang (1000đ/kg)
- Loại 1 (............................) (kg)
Giá loại 1 (1000đ/kg)
- Loại 2 (............................) (kg)
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
VGiá loại 2 (1000đ/kg)
- Loại khác() (kg)
Giá loại khác(1000đ/kg)
4.2 Thị trường tiêu thụ
4.2.a. Bác bán ở đâu?
Bán tại ao Bán tại nhà Bán ở chợ địa phương Bán ở nơi khác ..
4.2.b. Bác bán cho ai?
Tiêu dùng Thu gom nhỏ địa phương Thu gom lớn của vùng/tỉnh
Công ty chế biến Bán cho người khác ..........
4.2.c. Thời hạn thanh toán: Trả ngay Sau 5 ngày
Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt Bù trừ tiền mua vật tư
4.3 Trong số những nơi( người) mà Bác thường bán, Bác thích bán cho nơi nào nhất?
Người bán buôn lớn Nhà máy chế biến
Người bán buôn nhỏ Người khác..
Vì sao?.........................................................................................................................................
4.4 Người mua sản phẩm có hỗ trợ gì cho Bác không?
....
4.5 Khi bán sản phẩm, Bác có gặp khó khăn gì từ phía người mua?
4.6 Bác có suy nghĩ gì về sự chênh lệch giá bán?
NHẬN XÉT CHUNG VỀ VÙNG NUÔI
Nhận xét về vùng nuôi Vụ 1 Vụ 2
Môi trường nước?
Ô nhiễm hơn
Bình thường
Trong sạch
Các loài thuỷ sản?
Nhiều hơn
Bình thường
Ít hơn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
VI
NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Công tác quản lý Chặt hơn Bình thường Ít chặt hơn
Kiểm dịch giống?
QL thời vụ nuôi?
QL dịch bệnh?
QL môi trường?
Công tác khác
...
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Bác có đề xuất gì với chính quyền địa phương để nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Ý KIẾN QUÝ BÁU CỦA ÔNG/BÀ!
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
VII
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0,865905368
R Square 0,749792106
Adjusted R Square 0,738818075
Standard Error 0,298797199
Observations 120
ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 5 30,49985328 6,099971 68,324223 1,106E-32
Residual 114 10,17789332 0,08928
Total 119 40,6777466
Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95,0% Upper 95,0%
Intercept -3,89319107 0,731991339 -5,31863 5,277E-07 -5,34326 -2,443122 -5,3432602 -2,4431219
LN(Diện Tích) 0,191808554 0,074341341 2,580106 0,0111475 0,0445389 0,3390782 0,04453893 0,33907817
LN(Thức ăn) 0,124975333 0,056463685 2,213375 0,0288629 0,0131212 0,2368295 0,01312121 0,23682945
LN(Lượng Giống) 0,279330502 0,074002142 3,774627 0,0002561 0,1327328 0,4259282 0,13273283 0,42592817
LN(Điện) 0,59274013 0,123878065 4,784868 5,168E-06 0,3473386 0,8381416 0,34733864 0,83814162
Vụ 0,204197852 0,05856953 3,486418 0,0006961 0,0881721 0,3202236 0,08817207 0,32022364
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
ICỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
------------------------------------
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: Trường Đại Học Kinh Tế Huế.
Ban chủ nhiêm khoa Kinh tế và Phát triển.
Tôi tên là: Hồ Thị Huyền
Sinh viên lớp: K41- KDNN.
Trong thời gian thực tập tại UBND xã Nhân Trạch.
Tôi nhận thấy:
- Bản thân đã tuân thủ nghiêm túc những quy định do nhà trường đặt ra đối
với sinh viên thực tập cuối khóa cũng như các nội quy tại đơn vị thực tập.
- Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện khóa luận tốt nghiệp mà Nhà trường và
giáo viên hướng dẫn đã đề ra.
- Chủ động tìm kiếm tài liệu, thông tin phục vụ cho quá trình thực tập cũng
như việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích về mặt thực tiễn tại
địa bàn thực tập nhằm nâng cao hiểu biết.
Mặc dù vậy, do thời gian thực tập ngắn, kiến thức thực tiễn cũng như nhận thức
của bản thân còn nhiều hạn chế. Nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình thực tập cũng như tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Huế, tháng 5 năm 2011.
Sinh Viên
Hồ Thị Huyền
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_nuoi_tom_tren_cat_o_mot_so_xa_vung_ven_bien_huyen_bo_trach_tinh_quang_binh_2141.pdf