Khóa luận Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Quan tâm bổ sung cán bộ kỹ thuật phụ trách thủy sản tại huyện, xã nuôi tôm để hỗ trợ kỹ thuật cho bà con sản xuất. - Kiểm tra, quản lý, đôn đốc bà con xử lý nguồn nước trước khi nuôi. Tiêu diệt mầm bệnh để tránh sự lây lan trong quá trình nuôi. - Đầu tư xây dựng các trại giống, các cơ sở chế biến và thực hiện kiểm dịch thú y thường xuyên. - Chi cục NTTS, trung tâm khuyến ngư, phòng NN & PTNT huyện cùng một số công ty chuyên cung cấp thuốc và thức ăn nên thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, hội thảo để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với các người nuôi, tạo điều kiện giúp người dân nắm bắt thông tin sản xuất và tình hình thị trường.  Về phía hộ nuôi trồng thủy sản - Nâng cao trình độ cũng như hiểu biết về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản. - Tuân thủ đúng lịch thời vụ, tránh thả sớm hoặc muộn so với chỉ thị, hướng dẫn của Chi cục NTTS. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc, quản lý hồ nuôi, kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường, có biện pháp xử lý nhanh chóng, hạn chế dịch bệnh. Tăng cường đầu tư thâm canh và xử lý cải tạo ao theo đúng kỹ thuật. - Xử lý nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sinh hoạt dân cư. Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên. Trường Đại học

pdf110 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống là bình quân là 39,00 triệu đồng, mức đầu tư chi phí trung gian là 739,38 tr.đ, mức tổng chi phí là 843,23 tr.đ, đây là nhóm hộ có mức chi phí cao nhất , doanh thu khá cao nhưng lợi nhuận thấp. Doanh thu và lợi nhuận bình quân trên ha lần lượt là 1322,67 tr.đ, 479,48 tr.đ . Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đều ở mức thấp hơn các nhóm hộ còn lại. TR/TC bằng 1,57 lần, Pr/TC tương ứng là 0,57 lần,TR/vốn SXKD là 1,43 lần, Pr/vốn SXKD là 0,55 lần. Đối với tổ thứ II: tỷ lệ hộ của tổ là 38,87%, mức đầu tư giống bình quân là 74,31 tr.đ . Mức tổng chi phí và chi phí trung gian bình quân trên ha có xu hướng giảm.Mức tổng chi phí và chi phí trung gian bình quân trên ha bỏ ra là 781,28 tr.đ, 702,66 tr.đ. Tổng doanh thu và lợi nhuận bình quân trên ha tăng so với tổ 1, tương ứng là 1310,68 tr.đ và 529,45 tr.đ. Các chỉ tiêu kết quả đều tăng hơn tổ I,TR/TC bằng 1,68 lần, Pr/TC tương ứng là 0,68 lần,TR/vốn SXKD là 1,45 lần, Pr/vốn SXKD là0,59 lần Đối với tổ thứ III: tỷ lệ hộ của tổ là 34,4%, mức đầu tư giống bình quân là 205,55 tr.đ, mức tổng chi phí và chi phí trung gian tính bình quân trên ha thấp nhất trong các nhóm cụ thể là 750,73 tr.đ và 668,60 tr.đ . Kết quả mang lại cũng cao nhất so với các tổ còn lại, lợi nhuận thu được bình quân trên ha là 553,54 tr.đ. Đồng thời các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Chứng tỏ khi tăng mức đầu tư giống hiệu quả cũng tăng theo một cách tương ứng. TR/TC bằng 1,74 lần, Pr/TC tương ứng là 0,74 lần, TR/vốn SXKD là 1,54 lần, Pr/vốn SXKD là 0,68 lần. Qua phân tích kết quả trên, ta thấy rằng việc tăng mức đầu tư giống thì kết quả kinh tế mang lại càng cao. Tuy nhiên, mối tương quan của nó với hiệu quả kinh tế không tuân theo quy luật như vậy bởi còn liên quan đến các phần khác của chi phí trung gian trong mỗi tổ. Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 83 2.3.4. Ảnh hưởng của chi phí thức ăn  Phân tổ ảnh hưởng của chi phí thức ăn:có thể nói việc phân tích ảnh hưởng của chi phí thức ăn là có ý nghĩa về mặt con số nhất. Như ta đã nghiên cứu ở các phần trước, chi phí thức ăn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng chi phí. Việc nghiên cứu một cách kỹ càng về khoản chi phí này sẽ cho ta những nhìn nhận chính xác hơn về tình hình sản xuất cuả các hộ nuôi. Đối với tổ I, mức đầu tư thức ăn bình quân dưới 250 triệu đồng; tổ thứ II mức đầu tư thức ăn bình quân từ 250 triệu đồng đến 500 triệu đồng , tổ thứ III những hộ có mức đầu tư về thức ăn bình quân trên 500 triệu đồng . Qua số liệu ở bảng 22 ta thấy: Đối với tổ I: Đây là mức đầu tư thức ăn của đa số các hộ nuôi tôm,với tỷ lệ hộ của tổ là 56,67%, mức đầu tư về thức ăn bình quân là 167,84 tr.đ. Tiếp theo nữa, đối với nhóm hộ này tổng chi phí là 786,74 tr.đ . Đây là mức đầu tư chi phí khá cao trong 3 nhóm hộ. Tổng doanh thu ở mức trung bình nên lợi nhuận bình quân trên ha thấp nhất trong 3 nhóm hộ. Doanh thu và lợi nhuận tính bình quân trên ha là 1298,79 tr.đ và 512,06 tr.đ. Ta thấy rằng, kết quả mang lại được xem là thấp so với các tổ còn lại.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả là :TR/TC bằng 1,65 lần, Pr/TC tương ứng là 0,58 lần, TR/vốn SXKD là 1,39 lần, Pr/vốn SXKD là 0,58 lần. Đối với tổ III: với mức đầu tư chi phí thức ăn cao như vậy số lượng của tổ này khá ít, vào khoảng 12,12% so với tổng thể. Mức độ đầu tư về thức ăn thực sự đã được tập trung với quy mô lớn. Mức đầu tư thức ăn bình quân của tổ này là 885,93 tr.đ. Với mức đầu tư cao như vậy tuy nhiên kết quả mang lại chỉ ở mức trung bình trong 3 nhóm hộ. Quan sát chỉ tiêu phản ánh kết quả ta thấy, các khoản chi phí chỉ xếp ở mức thấp, tổng doanh thu bình quân trên ha là 1275,82 tr.đ, lợi nhuận bình quân trên ha là 541,80 tr.đ. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cũng khá cao :TR/TC bằng 1,74 lần, Pr/TC tương ứng là 0,74 lần, TR/vốn SXKD là 1,53 lần, Pr/vốn SXKD là 0,64 lần. Một lần nữa ta có nhận xét rằng, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí thức ăn với kết quả và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chi phí thức ăn là một khoản chi phí khá lớn, vì vậy các hộ nuôi tôm cần có sự quản lý và đầu tư một cách hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 84 2.3.4. Ảnh hưởng của chi phí thức ăn Bảng 22: Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả kinh tế (Tính BQ/ha) (Nguồn: số liệu điều tra 2012) STT Tổ Chi phí thức ăn (TA) (Tr.đ ) Số hộ Chi phí thức ăn BQ/hộ TR TC Pr TR/TC Pr/TC TR/vốn SXKD Pr/ vốn SXKD NSBQ SL (%) (Tr.đ ) (Tr.đ ) (Tr.đ ) (Tr.đ) (Lần) (Lần) (Lần) (Lần) Tấn/ha I < 250 51 56.67 167,84 1298,79 786,74 512,06 1,65 0,58 1,39 0,58 10,26 II 250 – 500 28 31,11 362,93 1347,18 787,64 559,55 1,71 0,42 1,50 0,59 10,35 III >500 11 12,12 885,93 1275,82 734,02 541,80 1,74 0,74 1,53 0,64 10,41 BQC 90 100 316,29 1307,97 768,90 539,12 1,71 0,67 1,47 0,61 10,36 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 85 Bảng 23: Ảnh hưởng của chi phí thuốc bệnh đến kết quả và hiệu quả kinh tế (Tính BQ/ha) STT Tổ Chi phí thuốc bệnh Số hộ CPBQ/hộ TR TC Pr TR/TC Pr/TC TR/vốn SXKD Pr/ vốn SXKD NSBQ SL (%) (Tr.đ ) (Tr.đ) (Tr.đ ) (Tr.đ) (Lần) (Lần) (Lần) (Lần) Tấn/ha I <25 29 32,22 18,18 1268,39 781,97 486,43 1,62 0,62 1,37 0,57 10,17 II 25 – 50 35 38,89 35,61 1370,63 835,49 535,15 1,64 0,64 1,45 0,60 10,35 III > 50 26 28,89 81,38 1314,00 745,86 568,14 1,76 0,76 1,61 0,63 10,50 BQC 90 100 316,29 1307,97 768,90 539,12 1,71 0,67 1,47 0,61 10,36 (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 86 2.3.5. Ảnh hưởng của chi phí phòng trừ dịch bệnh  Phân tổ ảnh hưởng của chi phí phòng trừ dịch bệnh: đây là một trong những yếu tố mang tính chất quan trọng nhất, việc phân tích ảnh hưởng của chi phí xử lý và phòng bệnh đến kết quả và hiệu quả cho ta có thêm cơ sở để phân tích về hiệu kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng thủy sản. Cũng như cách phân tổ các yếu tố khác, tổng thể nghiên cứu tiếp tục được phân chia là ba tổ khác nhau có mức đầu tư về chi phí xử lý và phòng bệnh tăng dần. Cụ thể ở tổ I, tổ này gồm các hộ có mức đầu tư dưới 25 triệu đồng, tổ II gồm những hộ có mức đầu tư từ 25 triệu đến 50 triệu đồng, tổ III là các hộ có mức đầu tư chi phí xử lý và phòng bệnh trên 50 triệu đồng . Ta sẽ phân tích lần lược các tổ theo thứ tự về các mặt kết quả và hiệu quả kinh tế. Số liệu ở bảng 23 cho thấy: Đối với tổ I: Tỷ lệ hộ của tổ này là 32,22%. Mức đầu tư bình quân về chi phí xử lý và phòng bệnh là 18,18 triệu đồng, mức đầu tư này quá thấp. Mặc dù xử lý và phòng bệnh là hai khâu quan trọng thế nhưng các hộ không thực sự chú có thái độ quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, chi phí mà các hộ đầu tư lại ở mức khá cao. Điều này được giải thích rằng, nhiều hộ nuôi cho rằng việc sử dụng thuốc để xử lý và trị bệnh nhiều lúc mang kết quả ngược lại mong muốn. tổng chi phí là 781,97 tr.đ . Đây là mức đầu tư chi phí thấp trong 3 nhóm hộ. Tổng doanh thu và lợi nhuận bình quân trên ha thấp nhất trong 3 nhóm hộ. Doanh thu và lợi nhuận tính bình quân trên ha là 1268,39 tr.đ và 486,43 tr.đ. Ta thấy rằng, kết quả mang lại được xem là thấp so với các tổ còn lại.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cũng thấp nhất trong các tổ :TR/TC bằng 1,62 lần, Pr/TC tương ứng là 0,62 lần, TR/vốn SXKD là 1,37 lần, Pr/vốn SXKD là 0,57 lần.. Đối với tổ II: số hộ trong tổ này chiếm 38,89 % trong tổng thể mẫu nghiên cứu. Đây là tổ có số hộ cao nhất trong ba nhóm, Mức đầu tư về chi phí xử lý và phòng bệnh là 35,61 triệu đồng, mức chi phí trung gian có cao nhất trong các tổ , t kết quả mang lại xếp trung bình trong ba nhóm hộ. Cụ thể là, Doanh thu và lợi nhuận tính bình quân trên ha là 1370,63 tr.đ và 535,15 tr.đ. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cũng xếp ở mức trung bình trong các tổ :TR/TC bằng 1,64 lần, Pr/TC tương ứng là 0,64 lần, TR/vốn SXKD là 1,45 lần, Pr/vốn SXKD là 0,57 lần.. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 87 Đối với tổ III: tỷ lệ hộ trong mẫu nghiên cứu là 28,89%. Mức đầu tư chi phí xử lý phòng bệnh cao hơn rất nhiều. Mức đầu tư về chi phí xử lý và phòng bệnh là 81,38 triệu đồng, mức chi phí trung gian thấp nhất trong các tổ . Kết quả đem lại của nhóm hộ này rất cao. Doanh thu và lợi nhuận tính bình quân trên ha là 1314,00 tr.đ và 568,14 tr.đ . Bên cạnh đó xét đến khía cạnh hiệu quả kinh tế thì đây cũng là tổ cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với hai tổ còn lại. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cao nhất trong các tổ :TR/TC bằng 1,76 lần, Pr/TC tương ứng là 0,76 lần, TR/vốn SXKD là 1,61 lần, Pr/vốn SXKD là 0,63 lần.. Ta thấy rằng, có mối liên hệ tương quan giữa chi phí xử lý và phòng bệnh với kết quả và hiệu quả kinh tế. Qua kết quả phân tích cho thấy các hộ có mức đầu tư chi phí này càng cao thì thu kết quả mang lại càng có chiều hướng tốt lên. Vậy nên việc khuyến cáo các hộ đầu tư về chi phí phòng bệnh và xử lý là rất quan trọng. Như vậy bằng phương pháp thống kê, chúng ta đã tiến hành phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả, hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, các yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định và mức ảnh hưởng này phần lớn là cùng chiều. Điều này có nghĩa khi ta tăng mức độ sử dụng các yếu tố thì hầu hết kết quả mang lại có xu hướng tăng lên. Qua quá trình phân tích, ta cũng nhận thấy mức độ ảnh hưởng của quy mô diện tích, chi phí xử lý và phòng bệnh là rõ ràng nhất, chẳng hạn khi ta tăng việc sử dụng chi phí xử lý và phòng bệnh thì kết quả và hiệu quả đều tăng lên. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 88 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM TRÊN CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất của các hộ nuôi tôm trên cát Để có thể đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi tôm ven biển của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ta cần có một cái nhìn tổng quát về tình hình nuôi tôm của các hộ gia đình này. a) Thuận lợi: Đối với điều kiện tự nhiên: - Huyện Phong Điền có địa hình trải dài theo đường quốc lộ 1A, có vị trí tương đối thuận lợi để giao thương kinh tế với các vùng khác, tạo điều kiện cho việc giao thương, trao đổi hàng hoá. - Các xã ven biển của huyện Phong Điền có đường bờ biển khá dài, có dải cồn cát và bãi triều chạy dọc suốt chiều dài bờ biển. Có nguồn nước biển và nguồn nước ngọt khá sạch. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi tôm trên cát. Đối với điều kiện kinh tế xã hội: - Những xã ven biển thuộc huyện Phong Điền thường có lực lượng lao động dồi dào, đây là những lao động có kinh nghiệm trong ngành thuỷ sản. Đây là một động lực lớn thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển. - Có nguồn vốn đầu tư lớn với nhiều nguồn khác nhau, bao gồm :Nguồn vốn tích luỹ của gia đình, nguồn vốn vay ưu đãi và đặc biệt là nguồn vốn được cung cấp từ bà con Việt Kiều ở nước ngoài. - Có thị trường tiêu thụ các mặt hàng thuỷ hải sản, đặc biệt là thị trường tôm rất rộng lớn. Trong những năm tới có thể mở rộng việc tiêu thụ những mặt hàng thuỷ sản này qua con đường xuất khẩu. Đây là một hướng đi có hiệu quả cho nghề nuôi tôm trên cát hiện nay. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 89 - Mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản mà đặc biệt là tôm. - Nhu cầu về thuỷ hải sản ngày càng gia tăng cả trong và ngoài nước. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Hiện nay, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn và khuyến khích người dân phát triển nuôi trồng thuỷ sản đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người dân. Cùng với sự đầu tư phát triển kinh tế của huyện nhà, việc đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. b) Khó khăn: Đối với điều kiện tự nhiên: - Thời tiết, khí hậu không ổn định, hàng năm thường xảy ra bão lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của bà con. - Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thuỷ sản.Điều này đã tác động ngược trở lại đối với hoạt động sản xuất của bà con nông dân. - Tình hình dịch bệnh đang xảy ra trên diện rộng và mức độ ảnh hưởng ngày càng cao đã gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Đối với điều kiện kinh tế xã hội: - Nuôi tôm tuy phát triển nhanh nhưng chưa mạnh và ổn định. Diện tích nuôi tôm gần đây tăng không đáng kể. Năng suất và hiệu quả nuôi tôm chưa ổn định. - Người dân nuôi tôm chỉ dựa vào kinh nghiệm, ít áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi đó kinh nghiệm nuôi tôm của bà con là rất hạn chế, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm. - Hiện tại huyện chưa có các trại giống để cung cấp nguồn giống tại chỗ cho bà con nông dân. - Do đời sống của con người ngày càng phát triển nên những yêu cầu về chất lượng thuỷ sản của con người càng cao. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 90 - Sự canh tranh gay gắt của các vùng thuỷ sản khác trong tỉnh và các tỉnh khác.Thị trường không ổn định, đặc biệt việc mua bán tôm thường diễn ra ngay ở các hồ nuôi nên thường bị tư thương ép giá, giá thường thấp hơn so với thị trường. - Khả năng tiếp cận thông tin về thị trường của các hộ nuôi tôm là không đầy đủ và kịp thời. 3.2. Các định hướng - Phương hướng phát triển của huyện Phong Điền trong những năm tới là tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch, quản lý về lịch thời vụ, con giống, chủ động phòng chống dịch bệnh để bảo đảm năng suất và hiệu quả nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thuỷ sản nói chung. - Tiếp tục mỡ rộng diện tích nuôi và tăng cường công tác kiểm tra, quản lý vùng nuôi tôm. - Lấy hiệu quả làm trọng tâm, không chạy theo năng suất, sản lượng. Tuân thủ quy trình và lịch thời vụ, không nên chạy theo lợi nhuận trước mắt để hạn chế tối đa những rũi ro có thể gặp phải trong quá trình nuôi. - Xác định đối tượng nuôi và phương pháp nuôi hợp lý. Trên cơ sở phân tích vùng đất cát, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng là loại tôm cho năng suất và chất lượng cao nhất. Vì vậy cần nhắm tới đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao này. - Đa dạng hoá các đối tượng nuôi. Để hạn chế sự ô nhiễm môi trường nuôi và những rũi ro như dịch bệnh có thể gây mất trắng, cần tiến hành đa dạng hoá các đối tượng nuôi, nuôi xen ghép các đối tượng như sò, ngao Đây là những đối tượng nuôi vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa có khả năng lọc nước, duy trì sự trong sạch của nguồn nước. -Tập trung mọi nguồn lực để phát triển nghề nuôi tôm theo hướng phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn đầu tư khác để phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi, xây dựng các vùng nuôi trọng điểm. Đồng thời tăng cường xây dựng các mô hình thí điểm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sản xuất và bảo đảm phát triển bền vững. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 91 3.3. Một số giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm trên cát ở huyện Phú Lộc 3.3.1. Đối với chính quyền địa phương 3.3.1.1. Giải pháp về quy hoạch Hiện nay, đã có nhiều chỉ thị về quy hoạch vùng nuôi, song trên thực tế thì công tác quy hoạch ở các cấp còn thiếu rõ ràng, nguồn tài nguyên chính cho quy hoạch hạn chế vì vậy đã gây ra những khó khăn nhất định. Do những hậu quả từ việc phát triển nuôi tôm một cách tự phát, thiếu quy hoạch, hệ thống kênh mương cấp thoát nước không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đa phần các hộ nuôi tôm ven biển ở địa bàn huyện đang ở trong nguy cơ bị ô nhiễm. Vì vậy, việc quy hoạch tổng thể vùng nuôi là hết sức quan trọng. Việc quy hoạch vùng nuôi cần kết hợp hài hoà lợi ích của các thành phần kinh tế. Cần tạo điều kiện để các hộ nuôi tôm có đủ diện tích để tiến hành sản xuất. Đồng thời cần xây dựng một hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện thuận lợi cho quá trình sản xuất của bà con nông dân. Quy hoạch vùng nuôi vừa bảo đảm cho quá trình sản xuất của bà con nông dân vừa giúp các cơ quan chức năng có cơ sở để tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất một cách hiệu quả nhất. 3.3.1.2. Giải pháp về thị trường Thị trường tiêu thụ là một phần quan trọng sau quá trình sản xuất. Nó giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng và giúp người sản xuất thu hồi vốn và lợi nhuận. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, lượng tôm mà các hộ nuôi tôm bán cho người tiêu dùng là khá ít. Phần lớn khối lượng tôm được bán cho các nhà thu gom ở địa phương. Các công ty chế biến hay những người thu gom ở tỉnh thường ít thu mua ở đây. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 92 Bảng 24: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra Thông tin Số hộ % 1. Bán ở đâu Bán tại ao 90 100 Bán tại nhà - - Bán tại chợ - - Bán ở nơi khác - - 2. Bán cho ai Người tiêu dùng 3 3,33 Người thu gom ở địa phương 87 96,67 Người thu gom ở tỉnh - Công ty chế biến - (Nguồn: số liệu điều tra 2012) Những người thu gom ở địa phương sẻ tới tận ao nuôi tôm của bà con để mua. Qua điều tra, giá mà các nhà thu gom ở địa phương so với giá thị trường có sự chênh lệch khá lớn. Đối với những hộ nuôi có quy mô nhỏ lẻ họ sẽ bán tại chợ, người tiêu dùng để được giá hơn. Đối với những hộ nuôi có quy mô lớn, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn vì vậy họ đành chấp nhận bán sản phẩm cho các nhà thu gom ở địa phương dù mức giá chênh lệch nhiều với giá thị trường. Nghề nuôi tôm trên cát có thể ví như một canh bạc, đầy tính may rủi. Những lúc được mùa thì giá thấp, mất mùa thì giá cao, ngoài những lo lắng như dịch bệnh, thiên tai, thì vấn đề lo lắng của bà con là lúc thu hoạch, thị trường tiêu thụ là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân ở đây khiến họ không yên tâm sản xuất. Có thể nói rằng thị trường thủy sản mà đặc biệt là thị trường tôm thường không ổn định bởi vì nó không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong nước mà còn chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường thế giới. Một khó khăn nữa đó là trên địa bàn huyện vẫn chưa có trang trại cung cấp giống kịp thời cho địa phương. Do đó, người dân phải đi những tỉnh khác hoặc địa bàn khác để mua con giống, điều đó khiến cho chi phí giống cao, chất lượng con giống không được bảo đảm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 93 Đứng trước tình hình đó, cần phải xây dựng một hệ thống thông tin thị trường để giúp bà con luôn luôn cập nhật được những thông tin cần thiết về thị trường để có những chiến lược sản xuất hợp lý. Đồng thời, chính quyền địa phương nên đầu tư xây dựng những trang trại giống trên địa bàn, giúp kiểm tra chặt chẽ được chất lượng con giống, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất và đồng thời giảm thiểu chi phí giống cho bà con. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần có các biện pháp can thiệp để hạn chế việc ép giá của tư thương, tăng cường quan hệ hợp tác , liên kết giữa những hộ nuôi tôm, chính quyền địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ, những người thu mua và các công ty chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm trên cát. 3.3.1.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật Thứ nhất, tăng cường công tác chuyển giao công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật và các hình thức nuôi mới có hiệu quả cao vào sản xuất. Cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm, bởi vì đa số người dân là những người có học vấn thấp khả năng am hiểu và tiếp thu khoa học kỹ thuật là rất thấp. Thứ hai, cần xây dựng một đội ngũ cán bộ khuyến ngư có trình độ ,am hiểu kỹ thuật và hiểu biết về phong tục, tập quán sản xuất của bà con để có thể dễ dàng chuyển giao và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân. Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, bồi dưỡng lao động, nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động bằng cách mỡ các lớp tập huấn về nuôi tôm. Cần xây dựng những mô hình trình diển để bà con có thể tiếp thu kỹ thuật nhanh hơn. 3.3.1.4. Giải pháp về môi trường Có thể nói rằng, nuôi tôm là một hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng những tác động tiêu cực của nó đến môi trường là vấn đề rất đáng ngại. Một bài toán khó khăn đặt ra cho chính quyền địa phương và các hộ nuôi tôm đó là vừa có thể phát triển hoạt động nuôi tôm nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sau đây là một số giải pháp để khắc phục tình trạng này: - Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng nuôi tôm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 94 - Khi phát hiện các hồ nuôi xuất hiện dịch bệnh cần tiến hành khoanh vùng để xử lý, không thải nước ra môi trường gây lan tràn dịch bệnh. - Thường xuyên làm công tác vệ sinh ao nuôi tôm và vùng nuôi. Cần xây dựng những bãi rác ở xa khu vực nuôi, không thải các loại rác thải tư hoạt động sản xuất ra môi trường. - Nuôi một số loài động, thực vật có khả năng làm sạch môi trường như cá rô phi, sò, ngao - Các hộ nuôi tôm cần xây dựng một hệ thống sử lý nước thải theo tiêu chuẩn, nước thải từ các hoạt động sản xuất cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đồng thời chính quyền địa phương nên xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung để tăng cường khả năng xử lý trước khi chất thải được thải ra môi trường. 3.3.1.5. Giải pháp về vốn Cần thực hiện những giải pháp nhằm huy động nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho hoạt động nuôi tôm và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả như: - Huy động nguồn vốn từ trong dân, hướng dẫn tư vấn cho các hộ nuôi tôm sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. - Có các chính sách để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. - Đơn giản hóa thủ tục vay vốn tạo cơ chế thông thoáng để người dân vay vốn với lãi suất thấp, kéo dài thời gian vay vốn trong những trường hợp khó khăn trong sản xuất. 3.3.1.6. Giải pháp về chính sách Cấp quyền sử dụng đất lâu dài tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất. Chuyển đổi những diện tích đất ruộng kém hiệu quả, đất cát, đất bạc màu sang nuôi trồng thủy sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời kết hợp kêu gọi các dự án đầu tư. Ưu tiên giải quyết việc làm cho các dự án phát triển thủy sản, dành các khoản vay ưu đãi cho những hộ sản xuất gặp khó khăn. 3.3.2. Đối với người nuôi tôm Về sử lý ao nuôi: cần làm tốt khâu cải tạo ao, xử lý ao nuôi theo đúng kỹ thuật trước khi thả giống, tiêu diệt hết các mầm bệnh trong ao nuôi vì đây là quá trình đầu tiên quyết định xuyên suốt đến toàn bộ hoạt động nuôi tôm sau này. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 95 Đối với mật độ thả nuôi: Cần thả nuôi với mật độ thích hợp để tôm có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Tránh tình trạng vì mục đích lợi nhuận mà thả tôm với mật độ dày, điều này có thể gây những ảnh hưởng như tôm chậm lớn, dể phát sinh dịch bệnh... Đối với thức ăn dành cho tôm: Thức ăn dành cho tôm phải bảo đảm chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Cần cho tôm ăn một lượng vừa đủ để tránh tình trạng thức ăn bị dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước. Nên cho tôm ăn các loại thức ăn công nghiệp, hạn chế thức ăn tươi. Bởi vì hiện nay thức ăn công nghiệp đã đầy đủ lượng dinh dưởng để tôm phát triển, thức ăn tươi sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi. Về kỹ thuật nuôi : Hầu hết các hộ nuôi tôm đều dựa vào kinh nghiệm và học hỏi kinh nghiệm nuôi của người khác, vì vậy trong quá trình nuôi đã gặp không ít những khó khăn. Do đó các hộ nuôi tôm cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm để nâng cao kiến thức của mình. Đối với việc phòng trừ dịch bệnh: Cần tuân thủ nghiêm túc những quy định về xử lý chất thải. Có hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn, thường xuyên kiểm tra và có những biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh cho tôm. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 96 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu thực trạng về tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế . Tôi rút ra một số kết luận như sau:  Qui mô nuôi: Nuôi tôm trên cát đang là một mô hình nuôi mới đối với bà con nông dân. Trong những năm gần đây nuôi tôm trên cát đang phát triển mạnh mẽ ở địa bàn huyện Phong Điền. Những diện tích đất cát hoang hoá ven biển đã được bà con chuyển đổi để tiến hành nuôi tôm. Tuy nhiên nuôi tôm trên cát vẫn diễn ra một cách tự phát, không có qui hoạch. Diện tích nuôi tôm bình quân trên hộ không cao, tình hình dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của bà con nông dân. Vì vậy, chính quyền địa phương nên có những chính sách nhằm hỗ trợ để bà con mở rộng qui mô sản xuất, đẩy mạnh thâm canh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.  Tình hình đầu tư cho sản xuất: Trong nuôi trồng thuỷ sản thì nuôi tôm trên cát đòi hỏi bà con phải đầu tư một khoản chi phí rất lớn. Ngoài chi phí cao cho quá trình đầu tư xây dựng cơ bản thì trong quá trình nuôi các khoản chi phí như: thức ăn, giống, điện, phòng trừ dịch bệnh đều là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay, để phục vụ cho hoạt động nuôi tôm trung bình mỗi hộ phải bỏ ra gần 700 triệu đồng, cần khoảng 900 triệu đồng để xây dựng và sản xuất 1 ha nuôi tôm . Nuôi tôm là mô hình đem lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi phải sử dụng một lượng vốn lớn, mức độ rủi ro là khá cao. Đây là khó khăn lớn cho bà con khi tiến hành sản xuất.  Kết quả nuôi tôm: Qua nghiên cứu, một số bà con cho biết: Năm 2011 là năm thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh xuất hiện nhiều nên kết quả thu được không cao như năm trước. Tuy nhiên, kết quả thu được từ nuôi tôm là rất cao so với các hoạt động sản xuất Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 97 nông nghiệp khác của bà con nông dân. Năng suất và sản lượng tính bình quân chung đều đạt, sản lượng bình quân chung/ha/vụ đạt 10,22 tấn, năng suất đạt 10,36 tấn/ha/vụ. Một số hộ nuôi áp dụng phương pháp nuôi mới có thể đem lại kết quả cao hơn. Nhìn chung các hộ nuôi tôm đều thu được lợi nhuận khá lớn, lợi nhuận bình quân/ha/vụ là 539,12 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế từ hoạt động nuôi tôm: Đối với bất cứ một hoạt động sản xuất nào thì hiệu quả kinh tế được xem là mục tiêu. Hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi tôm trên cát tại địa bàn huyện Phong Điền là rất cao. Cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất bà con nông dân có thể thu lại 1,71 đồng doanh thu, 0,7 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cũng rất cao, cứ một đồng vốn bỏ vào sản xuất bà con có thể thu lại 0,61 đồng lợi nhuận, 1,47 đồng doanh thu. Có thể khẳng định nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao khó có hoạt động sản xuất nào trong nông nghiệp có thể đem lại.  Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm: Kết quả nghiên cứu từ đề tài cũng chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ giữa kết quả, hiệu quả kinh tế, và các nhân tố như chi phí , quy mô diện tích, chi phí giống... Hầu hết các hộ sử dụng nhiều yếu tố hơn thường có kết quả cao hơn, trong số các yếu tố ảnh hưởng ngoài chi phí trung gian, quy mô diện tích phải chú ý nhất đến chi phí xử lý và phòng bệnh, chi phí thức ăn. Đây chính là điểm quan trọng và cần tích cực khuyến cáo người dân tích cực đầu tư cho công tác này, đặc biệt là khuyến khích bà con sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học và giảm thiểu những tác hại cho môi trường. Tóm lại, nuôi trồng thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong thời gian vừa qua, trong đó nuôi tôm trên cát là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với lợi thế là diện tích mặt nước rộng lớn, các dải cát trải dài, hoạt động nuôi tôm trên cát đã có những bước phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Diện tích và sản lượng tôm đã tăng lên trong những năm vừa qua. Phong Hải, Điền Hương, Điền Lộc và một số xã ven biển của huyện trước đây là những xã nghèo, diện tích đất sản xuất là rất hạn chế. Cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đa số người dân sống phụ thuộc vào đánh bắt thủy hải sản. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 98 Trong những năm trở lại đây, nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm trên cát bà con nông dân đã dần thay đổi cuộc sống của mình. Các ngư dân đã chuyển từ hoạt động đánh bắt ngoài khơi sang nuôi trồng thủy sản mà tiêu biểu là nuôi tôm trên cát. Một lượng lớn lao động có được thu nhập ổn định tư mô hình này. Nuôi tôm đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho những người hoạt động trong lĩnh vực này. Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các hộ nuôi tôm đều thu được lợi nhuận và khoản lợi nhuận này khá lớn so với những hoạt động trong những lĩnh vực nông nghiệp khác. Một số bà con cho biết: ‘’ nếu như trúng một vụ tôm thì có mất mùa đến 2 vụ thì bà con vẫn còn lãi ‘’. Cuộc sống của người dân nông thôn ở đây đã có những thay đổi nhanh chóng. Bà con đã có điều kiện để xây dựng nhà cửa, mua sắm các vật dụng sinh hoạt... Kinh tế hộ gia đình phát triển là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của huyện nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và hiệu quả đã đạt được thì nghề nuôi tôm trên cát còn một số khó khăn, bất cập cần giải quyết ngay trước mắt như: vấn đề về con giống, thức ăn nuôi tôm, vốn, phòng trừ dịch bệnh, các vấn đề liên quan tới môi trường, và vấn đề về thị trường tiêu thụ... Giải quyết tốt những vấn đề này sẽ mở ra một tương lai tươi sáng, thành công cho nghề nuôi tôm trên cát của bà con nông dân. 2. Kiến nghị  Đối với nhà nước - Hỗ trợ vốn trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất thấp để các hộ dân yên tâm sản xuất. Đối với những đối tượng hộ làm ăn thua lỗ thì nên có chính sách thích hợp hơn chẳng hạn áp dụng việc giãn nợ cho vay lại để người dân tái đầu tư sản xuất, tuy nhiên việc cho vay cần có điều kiện nghiêm ngặt, phải gắn trách nhiệm của người dân với đồng vốn vay. Cần nghiên cứu và ban hành chính sách kịp thời cho người dân.  Về phía tỉnh - Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai nhanh tiến độ thực hiện các dự án nuôi trồng thủy sản để đưa vào khai thác, sử dụng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải ở các vùng nuôi trên cát để củng cố vùng nuôi trên cát theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 99 - Hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các địa phương huyện để có thể phát triển các trại giống có chất lượng và giá thành giảm. - Tiếp tục đầu tư cho chương trình mục tiêu phát triển NTTS, chương trình trợ giá đầu vào, tìm kiếm thị trương đầu ra, thực hiện việc can thiệp về giá nhằm tránh hiện tượng ép giá từ phía tiểu thương.  Đối với ủy ban nhân nhân huyện, chính quyền địa phương - Quan tâm bổ sung cán bộ kỹ thuật phụ trách thủy sản tại huyện, xã nuôi tôm để hỗ trợ kỹ thuật cho bà con sản xuất. - Kiểm tra, quản lý, đôn đốc bà con xử lý nguồn nước trước khi nuôi. Tiêu diệt mầm bệnh để tránh sự lây lan trong quá trình nuôi. - Đầu tư xây dựng các trại giống, các cơ sở chế biến và thực hiện kiểm dịch thú y thường xuyên. - Chi cục NTTS, trung tâm khuyến ngư, phòng NN & PTNT huyện cùng một số công ty chuyên cung cấp thuốc và thức ăn nên thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, hội thảo để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với các người nuôi, tạo điều kiện giúp người dân nắm bắt thông tin sản xuất và tình hình thị trường.  Về phía hộ nuôi trồng thủy sản - Nâng cao trình độ cũng như hiểu biết về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản. - Tuân thủ đúng lịch thời vụ, tránh thả sớm hoặc muộn so với chỉ thị, hướng dẫn của Chi cục NTTS. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc, quản lý hồ nuôi, kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường, có biện pháp xử lý nhanh chóng, hạn chế dịch bệnh. Tăng cường đầu tư thâm canh và xử lý cải tạo ao theo đúng kỹ thuật. - Xử lý nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sinh hoạt dân cư. Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Mai Văn Xuân, bài giảng:’’ kinh tế nông hộ và trang trại’’, ĐHKT-ĐHH. 2. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, NXB Nông nghiệp, 2003. 3. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế thuỷ sản, Tài liệu lưu hành nội bộ. 4. Trần Văn Hoà, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ. 5. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hoà, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 6.Nuôi tôm trên cát qui mô lớn - một số cảnh báo về môi trường, tổng hợp từ báo cáo tại hội thảo môi trường NTTS ven biển VN. 7/2003. 7. Nuôi tôm trên vùng đất cát và những vấn đề cần quan tâm, tạp chí KHCN TS, 7/2003. 8. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Phong Điền, Phòng Kế hoạch- Tài chính huyện Phong Điền. 9. Báo cáo tổng hợp: Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phong Điền đến năm 2020. 10. Báo cáo tổng kết NTTS hàng năm, UBND huyện Phong Điền. 11. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND huyện Phong Điền. 12. Niên giám thống kê Việt Nam 2011. 13. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2011. 14. Niên giám thống kê huyện Phong Điền 2011. 15. Các khoá luận trước. 16. Các trang web www.globefish.org www.google.com.vn www.gso.gov.vnTrư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT -BQ : Bình quân -BQC : Bình quân chung -ĐVT : Đơn vị tính -TR : Tổng thu -TC : Tổng chi -IC : Chi phí trung gian -TI : Tổng thu nhập -Pr : Lợi nhuận -N : Năng suất -Q : Sản lượng -S : Diện tích -NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản -NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn -SXKD : Sản xuất kinh doanh -KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định -TSCĐ : Tài sản cố định -UBNN : Ủy ban nhân dân -HQKT : Hiệu quả kinh tế -HQSXKD : Hiệu quả sản xuất kinh doanh -QC : Quảng canh -QCCT : Quảng canh cải tiến -BTC : Bán thâm canh -TC : Thâm canh -ST : Sinh thái Trư ờng ạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3.Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 5 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................5 1.1.1. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................5 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ............................................................................... 7 1.1.1.2.Đặc điểm sinh vật học của loài tôm.......................................... 8 1.1.1.3.Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát ........................................... 9 1.1.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề nuôi tôm trên cát .....12 1.1.2. Các hình thức nuôi tôm ..........................................................................13 1.1.2.1. Nuôi tôm quảng canh. ........................................................... 14 1.1.2.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến. ............................................... 14 1.1.2.3. Nuôi tôm bán thâm canh. ...................................................... 15 1.1.2.4. Nuôi tôm thâm canh.............................................................. 15 1.1.2.5. Nuôi sinh thái ....................................................................... 16 1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá......................................................................17 1.2. Cơ sở thực tiển. ..............................................................................................19 1.2.1. Vai trò của ngành thủy sản .....................................................................29 1.2.2. Vai trò của nghề nuôi tôm ......................................................................23 1.2.3. Khái quát tình hình nuôi tôm trên thế giới .............................................24 Trư ờng Đạ i h c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 1.2.4. Khái quát tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở Việt Nam .............................................................................................26 1.2.5. Khái quát tình hình nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế .................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM TRÊN CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...................................................... 34 2.1. Một số đặc điểm cơ bản của huyện Phong Điền................................................34 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................34 2.1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................34 2.1.1.2. Địa hình địa thế........................................................................................34 2.1.1.3. Khí hậu.....................................................................................................35 2.1.1.4. Thuỷ văn ..................................................................................................37 2.1.1.5. Đất đai.....................................................................................................38 2.1.1.6. Tài nguyên rừng.......................................................................................40 2.1.1.7. Tài nguyên biển và đầm phá....................................................................40 2.1.1.8.Tài nguyên nước .......................................................................................40 2.1.1.9. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................41 2.1.1.10. Tài nguyên du lịch .................................................................................41 2.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hôi ...................................................................41 2.1.2.1. Dân số và lao động...................................................................................41 2.1.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội ......................................................................44 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................50 2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Phong Điền .......................................................................................51 2.1.3.1.Thuận lợi ...................................................................................................51 2.1.3.2. Khó khăn .................................................................................................52 2.2. Kết quả và hiệu quả nghề nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra ở huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................................................54 2.2.1. Thực trạng nuôi tôm ở huyện Phong Điền..................................................54 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 2.2.2. Thông tin chung về các hộ điều tra ở huyện Phong Điền ...........................56 2.2.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho nuôi tôm của các hộ điều tra ..............58 2.2.4. Tình hình chi phí sản xuất cho nuôi tôm.....................................................61 2.2.4.1. Chi phí giống........................................................................................61 2.2.4.2. Chi phí thức ăn.....................................................................................62 2.2.4.3. Chi phí tu bổ, xử lý ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh ...............................63 2.2.4.4. Chi phí điện, xăng dầu chạy máy.........................................................64 2.2.4.5. Chi phí lao động ..................................................................................64 2.2.4.6. Tổng hợp chi phí của các hộ nuôi tôm năm năm 2011........................66 2.2.5. Kết quả và hiệu quả kinh tế hộ nuôi tôm của các hộ điều tra .....................68 2.2.5.1. Kết quả nuôi tôm của các hộ điều tra...................................................68 2.2.5.2. Hiệu quả của hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra .........................70 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra ................75 2.3.1. Ảnh hưởng của qui mô diện tích.............................................................75 2.3.2. Ảnh hưởng của tổng chi .........................................................................78 2.3.3. Ảnh hưởng của chi phí giống..................................................................80 2.3.4. Ảnh hưởng của chi phí thức ăn ...............................................................83 2.3.5. Ảnh hưởng của chi phí phòng trừ dịch bệnh ..........................................86 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM TRÊN CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....................................................... 88 3.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất của các hộ nuôi tôm trên cát .............88 3.2. Các định hướng..............................................................................................90 3.3. Một số giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm trên cát ở huyện Phú Lộc ...........91 3.3.1. Đối với chính quyền địa phương............................................................91 3.3.1.1. Giải pháp về quy hoạch.....................................................................91 3.3.1.2. Giải pháp về thị trường .....................................................................91 3.3.1.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật.........................................................93 3.3.1.4. Giải pháp về môi trường ...................................................................93 Trư ờn Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân 3.3.1.5. Giải pháp về vốn ..............................................................................93 3.3.1.6. Giải pháp về chính sách ....................................................................94 3.3.2. Đối với người nuôi tôm .......................................................................94 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 96 1. Kết luận .................................................................................................................96 2. Kiến nghị ...............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 01: Tóm tắt các hình thức nuôi tôm................................................................ 16 Bảng 02: Sản lượng thủy sản cả nước trong giai đoạn 2010-2011 ......................... 27 Bảng 03: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2010 ......30 Bảng 04 : Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ................ 39 Bảng 05: Tình hình dân số và lao động của huyện .................................................. 42 Bảng 06: Cơ cấu lao động theo ngành nghề ............................................................ 43 Bảng 07: Giá trị sản xuất theo giá thực tế của các ngành nghề ............................... 44 Bảng 08:Tỷ lệ % giá trị các ngành kinh tế huyện Phong Điền từ 2006-2010 ......... 55 Bảng 9: Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2011............................................ 56 Bảng 10: Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho nuôi tôm của các hộ điều tra....... 59 Bảng 11: Chi phí giống của các hộ điều tra năm 2011 ............................................ 61 Bảng 12:Chi phí thức ăn của các hộ điều tra năm 2011 .......................................... 62 Bảng 13: Chi phí tu bổ , xử lý ao nuôi,phòng trừ dịch bệnh của các hộ điều tra năm 2011 .63 Bảng 14:Chi phí lao động của các hộ điều tra năm 2011 ....................................... 65 Bảng 15:Chi phí điện, xăng dầu chạy máy của các hộ điều tra năm 2011 ............. 64 Bảng 16:Tổng hợp chi phí sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 ......................... 66 Bảng 17: Kết quả nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2011 ......................... 68 Bảng 18: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2011 ........... 71 Bảng 19: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế .......... 76 Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí giống đến kết quả và hiệu quả kinh tế ................ 79 Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế ......... 81 Bảng 22: Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả kinh tế.......................... 84 Bảng 23: Ảnh hưởng của chi phí thuốc bệnh đến kết quả và hiệu quả kinh tế........ 85 Bảng 24: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra ............................................... 92Trư ờ g Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 1. Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Á............... 25 Hình 2. Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Mỹ Latinh. 25 Hình 3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu ................................................. 44 Hình 4: Tỷ lệ giá trị các ngành kinh tế huyện Phong Điền từ 2006-2010........................ 45 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân Lời Cảm Ơn Sau quá trình thực tập tại Phòng NN và PTNT huyện Phong Điền tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huê ’. Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trong Trường, cùng các cô bác, anh, cũng như bà con ở ba xã Phong Hải, Điền Hương, Điền Lộc thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý thầy cô trong Trường Đại học Kinh tế Huế cũng như khoa kinh tế và phát triển đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Vượng, người đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo cho tôi để tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng ban lãnh đạo thuộc UBND huyện Phong Điền. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Phòng NN & PTNT huyện Phong Điền đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập. Xin được gửi đến các cô chú, các bác, các anh chị trên địa bàn huyện Phong Điền đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực tập. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Vượng SVTH: Nguyễn Ngọc Tân Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Vì đây là giai đoạn đầu được tiếp cận và nghiên cứu với thực tế, bản thân cũng chưa đủ kinh nghiệm. Do vậy đề tài không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Tân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ PHAÙT TRIEÅN ---------------- KHOÙÙA LUAÄÄN TOÁÁT NGHIEÄÄP ÑAÏÏI HOÏÏC ÑAÙÙNH GIAÙÙ HIEÄÄU QUAÛÛ KINH TEÁÁ NUOÂÂI TOÂÂM TREÂÂN CAÙÙT TAÏÏI HUYEÄÄN PHONG ÑIEÀÀN TÆNH THÖØØA THIEÂÂN HUEÂÂ Giaùo vieân höôùng daãn: Sinh vieân thöïc hieän: Th.S Nguyeãn Vaên Vöôïng Nguyeãn Ngoïc Taân Lôùp: K42A – KTNN Khoùa hoïc: 2008 - 2012 HUEÁ, 05/2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_nuoi_tom_tren_cat_o_huyen_phong_dien_tinh_thua_thien_hue_7181.pdf
Luận văn liên quan