Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ở vụ Đông Xuân, chi phí đầu tư bình quân/sào là 1084,63 nghìn đồng và thu được 1750,24 nghìn đồng giá trị sản xuất và 665,62 nghìn đồng giá trị gia tăng. Ở vụ Hè Thu chi phí đầu tư bình quân/sào là 1089,10 nghìn đồng, thu được 1500,21 nghìn đồng giá trị sản xuất và 411,11 nghìn đồng giá trị gia tăng. Đây là một kết quả tương đối cao góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ đồng thời góp phần sử dụng nguồn lao động sẵn có trong nông thôn. Trong sản xuất lúa có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa như: đất đai, chi phí trung gian, lao động, yếu tố ngoại cảnh qua phân tổ ta thấy, đất đai là nhân tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Với quy mô đất đai càng lớn thì nông hộ có thể tập trung đầu tư sản xuất giảm được chi phí chăm sóc để tăng năng suất. 2. KIẾN NGHỊ * Đối với nhà nước: - Thực hiện sự điều tiết thị trường đặc biệt đối với phân bón thông qua các biện pháp như quy định giá trần, thực hiện thông tin thị trường, bảo hiểm sản phẩm. - Nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung các chính sách về phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá các yếu tố đầu vào. - Tăng cường đầu tư và nghiên cứu khoa học các giống lúa mới có năng suất phẩm chất tốt khuyến khích các hộ mạnh dạn ứng dụng giống mới vào trong sản xuất. * Đối với chính quyền địa phương: - Tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để cung cấp các thông tin về giá cả kịp thời cho người dân trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. - Tổ chức khảo nghiệm giống mới có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất. Trong đó kết hợp với khảo nghiệm liều lượng và phương pháp bón phân phù hợp với từng loại giống. - Tăng cường mở các lớp tập huấn kĩ thuật, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa, thông báo kịp thời, hướng dẫn người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách đúng thuốc và đúng liều lượng. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, nâng cao năng lực và của hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng kiên cố hóa, bê tông hóa. Đại học Kinh tế H

pdf49 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y sự hiểu biết không đầy đủ về chức năng của các loại thuốc. Đại học Kin h tế Hu 19 Bảng 7: Tình hình sử dụng giống, phân bón và thuốc BVTV của các hộ điều tra (Tính: BQ/sào) Chỉ tiêu ĐVT Thôn Thủ Lễ Thôn Mai Dương BQC Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu 1. Giống - - - - - - - - Lượng giống Kg 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 - Chi phí 1000đ 140,00 133,00 140,00 133,00 140,00 133,00 2. Phân chuồng - - - - - - - - Lượng giống Kg 130,00 100,00 130,00 120,00 130,00 110,00 - Chi phí 1000đ 65,00 50,00 65,00 60,00 65,00 55,00 3. Đạm - - - - - - - - Lượng bón Kg 5,80 6,01 5,90 6,00 5,85 6,01 - Chi phí 1000đ 58,00 60,10 59,00 60,00 58,50 60,05 4. Lân - - - - - - - - Lượng bón Kg 20,00 20,56 21,52 22,00 20,76 21,28 - Chi phí 1000đ 400,00 411,20 430,40 440,00 415,20 425,60 5. Kali - - - - - - - - Lượng bón Kg 7,00 7,24 7,10 7,30 7,05 7,27 - Chi phí 1000đ 105,00 108,60 106,50 109,50 105,75 109,05 6. Vôi - - - - - - - - Lượng bón Kg 25,60 27,20 26,50 30,00 26,05 28,60 - Chi phí 1000đ 38,40 40,80 39,75 45,00 39,08 42,90 7.Thuốc BVTV - - - - - - - - Số lượng Chai 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 - Chi phí 1000đ 12,50 12,50 12,50 12,50 12,50 12,50 Tổng - 818,90 816,20 853,15 860,00 836,03 838,10 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) 2.4.2. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần phải tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Việc đầu tư các khoản chi phí phải được tính toán hợp lí nhằm đưa lại kết quả tốt nhất. Và phải biết đầu tư vào những khoản mục phí nào để nâng cao năng suất cây lúa đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó việc cắt giảm những chi phí không hợp lí là điều cần thiết nhằm vừa đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất vừa tránh lãng phí tiền vốn và lao động. Đại học Kin h tế Hu ế 20 Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng lúa nói riêng, tổng chi phí bao gồm chi phí trung gian và chi phi công lao động gia đình. Chi phí trung gian để tạo ra lúa gạo sản phẩm hàng hoá là nhân tố rất quan trọng quyết định đến đến kết quả và hiệu quả trồng lúa của người dân. Vì vậy nó cần được tính toán hết sức hợp lý khi sử dụng để cho năng suất lúa đạt cao nhất có thể. Phân chuồng là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất lúa nhưng nó không được giao bán, trao đổi chính thức trên thị trường, và vì thế nó không có giá xác định. Cho nên chỉ tiêu chi phí về phân chuồng, tôi sẽ không đưa vào tính trong chi phí trung gian sản xuất lúa. Nhìn vào bảng số liệu 8, ta thấy tổng chi phí đầu tư bình quân một sào lúa vụ Đông Xuân là 1331,31 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn nhất với 81,47% tương ứng với 1084,63 nghìn đồng, còn lại là lao động gia đình quy ra tiền chiếm 18,53% tương ứng 246,68 nghìn đồng. Trong cơ cấu chi phí trung gian ta thấy: chi phí thuê ngoài là khoản chi lớn thứ hai với 254,68 nghìn đồng chiếm 23,47% trong chi phí trung gian, trong đó chi phí thuê máy chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,17% toàn bộ chi phí thuê ngoài. Mức chi phí lớn nhất trong chi phí trung gian là chi phí phân bón chiếm 53,,42% tương ứng với 579,45 nghìn đồng. Chi phí thuốc BVTV được xem là thấp nhất với 1,15% hay chỉ 12.500đ/sào và giống chiếm 12,91%, tương ứng với 140 nghìn đồng. Nhìn chung tùy thuộc vào tình hình sản xuất của mỗi hộ mà chi phí trung gian cũng như tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất có sự khác nhau. Qua bảng số liệu 8 ta thấy có sự chênh lệch về tổng chi phí giữa hai nhóm hộ. Tổng chi phí của nhóm hộ thôn Thủ Lễ là 1300,35 nghìn đồng thấp hơn nhóm hộ thôn Mai Dương là 61,91 nghìn đồng/sào hay thấp hơn 4,54%, điều này chứng tỏ có sự chuyên môn hóa trong sản xuất lúa của các hộ ở thôn Thủ Lễ. Điều này cũng dễ hiểu các nhóm hộ thôn này gieo trồng với diện tích lớn hơn, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào việc sản xuất lúa nên có sự đầu tư thích đáng và hợp lí. Xét về cơ cấu chi phí trung gian ta thấy, về chi phí giống, nhóm hộ thôn Thủ Lễ cũng như là Mai Dương, chi phí bỏ ra điều là 140 nghìn đồng/sào, chiếm 13,52% đối với Thủ Lễ và 12,35% đối với Mai Dương. Sở dĩ có điều này là vì cả hai thôn đều nằm cùng một xã nên nơi cung cấp giống và kỹ thuật trồng đều như nhau. Tiếp đến là chi phí phân bón, ta thấy chi phí phân bón của các nhóm hộ thôn Thủ Lễ là 563 nghìn Đại học Kin h tế Hu ế 21 đồng/sào chiếm 54,38% chi phí trung gian, khi đó chi phí phân bón ở Mai Dương là 595,90 nghìn đồng/sào chiếm 52,55% chi phí trung gian. Như vậy chi phí phân bón ở vụ Đông Xuân của nhóm hộ Thủ Lễ thấp hơn nhóm hộ Mai Dương là 32,90 nghìn đồng/sào tức thấp hơn 5,52%. Điều này là do chất đất ở vùng Thủ Lễ màu mỡ hơn vùng Mai Dương nên đầu tư phân bón ít hơn. Tuy nhiên, yếu tố đất đai không thể quyết định tất cả, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng mức nên cũng như hệ thống giao thông thủy lợi ở vùng cao thuận lợi hơn nên bà con nông dân ở đây dễ dàng hơn trong khâu canh tác. Đối với vùng thấp địa hình thấp trũng gần đầm phá như Mai Dương, mặc dù đất đai màu mỡ hơn nhưng thường bị ngập úng nên lúa dễ chết khi gieo. Về thuốc BVTV, nhóm hộ thôn Thủ Lễ cũng như Mai Dương đầu tư 12,50 nghìn đồng/sào chiếm 1,21% đối với Thủ Lễ và 1,10% đối với Mai Dương trong tổng chi phí trung gian. Qua đó nói lên rằng các nhóm hộ đều có trình độ hiểu biết về các biện pháp phòng trừ sâu hại và dịch bệnh do cùng tham gia lớp tập huấn. Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc áp dụng máy móc vào sản xuất là điều tất yếu. Ở xã, các khâu trong hoạt động sản xuất lúa đều thông qua thuê tư nhân hay HTX, chính vì thế mà lượng vốn bỏ ra cho các khoản chi phí này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí trung gian. Trong 30 hộ tôi điều tra thì 100% số hộ đều thuê các khoản chi phí làm đất, thủy lợi và tuốt lúa cũng như các khoản hoạt động do ban quản trị HTX ban hành. Chi phí trang bị tư liệu sản xuất sbình quân trên sào thôn Thủ Lễ là 29,88 nghìn đồng, chiếm 2,89% chi phí trung gian. Thôn Mai Dương do có diện tích đất trồng lúa thấp hơn nên chi phí cho công cụ sản xuất tính bình quân trên sào cao hơn đáng kể, cụ thể là 88,13 nghìn đồng, tức cao hơn so với thôn Thủ Lễ là 66,10%. Để có được lúa thu hoạch về nhà cần phải có các chi phí công lao động về cày bừa, làm đất, chi phí tuốt lúa, cấy, gặt. Đây là các loại chi phí dịch vụ mà các nhóm hộ phải chịu, và thường nó có giá chung cho toàn xã. Nếu lao động thuê ngoài thì ta tính vào chi phí thuê ngoài. Và nếu đây là công lao động của gia đình thì khoảng chi phí đó được tính vào chi phí tự có, hay không dược tính vào chi phí trung gian. Chi phí lao động gia đình của thôn Thủ Lễ là 265,03 nghìn đồng/sào cao hơn Mai Dương là 36,70 nghìn đồng/sào. Qua đó ta thấy sự đầu tư chăm sóc nhiều hơn từ thôn Thủ Lễ. Đại học Kin h tế Hu ế 22 Cũng như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu chi phí trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, bình quân là 1089,10 nghìn đồng/ha tương ứng chiếm 81,53% tổng chi phí sản xuất. Với trong từng loại chi phí thì không có gì khác biệt so với vụ Đông Xuân. Khi tiến hành so sánh chi phí đầu tư giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ta thấy tổng chi phí đầu tư bình quân cho vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân. Cụ thể là tổng bình quân chi phí đầu tư bình cho vụ Đông Xuân năm 2010 là 1331,31 nghìn đồng/sào, còn ở vụ Hè Thu là 1435,78 nghìn đồng/ha. Điều này cũng dễ hiểu vì vụ Hè Thu thời tiết thường khắc nghiệt hơn so với vụ Đông Xuân, đầu vụ thường chịu nắng, cuối vụ thường ngập úng và nhiệt độ trung bình hằng ngày cao hơn, vì vậy lượng phân bón cũng như các khoản chi phí khác cũng cao hơn. Đại học Kin h tế Hu ế 23 Bảng 8: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2010 (Tính: BQ/sào) Chỉ tiêu Thôn Thủ Lễ Thôn Mai Dương TL/MD BQC1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%) 1. Chi phí trung gian 1035,32 79,62 1133,93 83,24 -98,61 -8,70 1084,63 81,47 - Giống 140,00 13,52 140,00 12,35 0,00 0,00 140,00 12,91 - Phân bón 563,00 54,38 595,90 52,55 -32,90 -5,52 579,45 53,42 - Vôi 38,40 3,71 39,75 3,51 -1,35 -3,40 39,08 3,60 - Thuốc BVTV 12,50 1,21 12,50 1,10 0,00 0,00 12,50 1,15 - Chi phí thuê ngoài 251,54 24,30 257,65 22,72 -6,11 -2,37 254,60 23,47 + Chi phí Thuê máy 142,50 56,65 148,61 57,68 -6,11 -4,11 145,56 57,17 . Làm đất 111,15 78,00 115,92 78,00 -4,77 -4,11 113,54 78,00 . Tuốt lúa 31,35 22,00 32,69 22,00 -1,34 -4,10 32,02 22,00 + Thủy lợi phí 109,04 43,35 109,04 42,32 0,00 0,00 109,04 42,83 - Chi phí trang bị TLSX 29,88 2,89 88,13 7,77 -58,25 -66,10 59,01 5,44 2. LĐGĐ quy ra tiền 265,03 20,38 228,33 16,76 36,70 16,07 246,68 18,53 Tổng chi phí 1300,35 100,00 1362,26 100,00 -61,91 -4,54 1331,31 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)Đại học Kin h tế Hu ế 24 Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2010 (Tính: BQ/sào) Chỉ tiêu Thôn Thủ Lễ Thôn Mai Dương TL/MD BQC 1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%) 1. Chi phí trung gian 1043,34 79,74 1134,86 83,25 -91,52 -8,06 1089,10 81,53 - Giống 133,00 12,75 133,00 11,72 0,00 0,00 133,00 12,21 - Phân bón 579,90 55,58 609,50 53,71 -29,60 -4,86 594,70 54,60 - Vôi 39,75 3,81 45,00 3,97 -5,25 -11,67 42,38 3,89 - Thuốc BVTV 12,50 1,20 12,50 1,10 0,00 0,00 12,50 1,15 - Chi phí thuê ngoài 248,31 23,80 246,73 21,74 1,58 0,64 247,52 22,73 + Chi phí Thuê máy 139,27 56,09 137,69 55,81 1,58 1,15 138,48 55,95 . Làm đất 108,63 78,00 107,40 78,00 1,23 1,15 108,02 78,00 . Tuốt lúa 30,64 22,00 30,29 22,00 0,35 1,16 30,47 22,00 + Thủy lợi phí 109,04 43,91 109,04 44,19 0,00 0,00 109,04 44,05 - Chi phí trang bị TLSX 29,88 2,86 88,13 7,77 -58,25 -66,10 59,01 5,42 2. LĐGĐ quy ra tiền 265,03 20,26 228,33 16,75 36,70 16,07 246,68 18,47 Tổng chi phí 1308,37 100,00 1363,19 100,00 -54,82 -4,02 1335,78 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)Đại học Kin h tế Hu ế 25 2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHƯỚC 2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra Từ khâu chọn giống đến việc bón phân đúng quy trình kĩ thuật, sử dụng thuốc BVTV hợp lí cũng như các khoản thuê ngoài đều không nằm ngoài mục đích nâng cao năng suất. Bởi vậy, năng suất là mục đích hướng đến của người trồng lúa, nó thể hiện sự bội thu hay thất thu của vụ mùa. Để thấy rõ hơn về tình hình này ta đi vào phân tích bảng 10. Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Thôn Thủ Lễ Thôn Mai Dương Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT 1. Diện tích Sào 11,93 11,93 3,20 3,20 7,57 7,57 2. Năng suất Tạ/sào 3,50 3,00 3,50 3,00 3,50 3,00 3. Sản lượng Tạ 41,77 35,80 11,20 9,60 26,49 22,70 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu trên của nhóm hộ vùng cao đều cao hơn nhóm hộ vùng thấp. Về diện tích gieo trồng, chỉ tiêu này trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu đều như nhau. Diện tích bình quân của ruộng thôn Thủ Lễ là 11,93 sào/hộ trong khi diện tích bình quân ruộng vùng thấp là 3,20 sào/hộ thấp hơn 8,73 sào/hộ. Sự chênh lệch diện tích này là do sự chuyên canh về cây lúa của thôn Thủ Lễ, còn Mai Dương ngoài trồng lúa còn có nuôi trồng thủy sản. Về năng suất, hai nhóm hộ như nhau đều đạt 3,50 tạ/sào vào vụ Đông Xuân và đạt 3 tạ/sào vào vụ Hè Thu. Như vậy năng suất của nhóm hộ vùng cao cao hơn vùng thấp tương ứng 2,9 tạ/ha vào vụ Đông Xuân và 2,6 tạ/ha vào vụ Hè Thu. So sánh giữa hai vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, năng suất bình quân chung là 3,5 tạ/sào vào vụ Đông Xuân và 3 tạ/sào vào vụ Hè Thu. Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi hơn, thời tiết lại ấm áp còn vụ Hè Thu thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh thường phát triển làm thiệt hại không nhỏ đến năng suất. Năng suất như nhau, sự chênh lệch về diện tích dẫn đến sự khác biệt về sản lượng. Do vậy sản lượng của nhóm hộ thôn Thủ Lễ cao hơn thôn Mai Dương, cũng Đại học Kin h tế u ế 26 như sản lượng của vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu. Cụ thể sản lượng của Thủ Lễ vào vụ Đông Xuân là 41,77 tạ, 35,80 tạ vào vụ Hè Thu. Sản lượng lúa của Mai Dương vào vụ Đông Xuân là 11,2 tạ, 9,6 tạ vào vụ Hè Thu. Nhìn chung năng suất và sản lượng của hai thôn rất cao so với một số vùng khác trong tỉnh hay cả nước. Do vậy cần phải duy trì và phát huy hết tiềm năng của mỗi vùng để góp phần phát triển ngành sản xuất lúa nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung của xã nhà. 2.5.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra Hiệu quả kinh tế là thước đo về mặt chất lượng của một hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất, là vấn đề sống còn của bất cứ hình thức kinh doanh nào. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh kết quả hữu ích đạt được cuối cùng với phần chi phí vật chất, lao động bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Hay về mặt chất lượng của một hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất, là vấn đề sống còn của bất cứ hình thức kinh doanh nào. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh kết quả hữu ích đạt được cuối cùng với phần chi phí vật chất, lao động bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Hay nói cách khác đó là sự so sánh giữa đầu vào với đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả đạt được. Để thấy rõ hơn về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa ta đi vào phân tích bảng số liệu được tính theo từng mùa vụ của hai nhóm hộ điều tra. Trước hết, vụ Đông Xuân được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 11: Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân của các hộ điều tra (Tính: bq/sào) Chỉ tiêu ĐVT ThônThủ Lễ Thôn Mai Dương TL / MD BQC +/- % 1. GO 1000đ 1750,49 1750,00 0,49 0,03 1750,24 2. IC 1000đ 1035,32 1133,93 -98,61 -8,70 1084,63 3. VA 1000đ 715,17 616,07 99,10 16,09 665,62 4. GO/IC Lần 1,69 1,54 0,15 9,56 1,62 5. VA/IC Lần 0,69 0,54 0,15 27,14 0,62 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất bình quân/sào của nhóm hộ thôn Thủ Lễ là 1750,49 nghìn đồng cao hơn nhóm hộ thôn Mai Dương là 1750 nghìn đồng tức Đại học Kin h tế Hu ế 27 cao hơn 0,03%. Điều này là do năng suất không có sự chênh lệch do khoảng cách vị trí địa lý của thôn trong xã Quảng Phước. Bên cạnh đó mức chi phí bỏ ra của hai vùng là khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng của nhóm hộ thôn Thủ Lễ là 715,17 nghìn đồng cao hơn 99,10 nghìn đồng so với nhóm hộ thôn Mai Dương tức là cao hơn 16,09%. Điều này được giải thích, do nhóm hộ thôn Thủ Lễ chuyên môn hóa hơn trong việc sản xuất lúa, đã đầu tư kỹ lưỡng chi phí vật tư có hiệu quả hơn nên IC thấp hơn. Tuy thu được giá trị sản xuất GO lớn hơn không bao nhiêu, chỉ 0,49 nghìn đồng nhưng với chi phí thấp hơn đáng kể đến 99,10 nghìn đồng trên sào tạo nên hiệu quả sản xuất tốt hơn. Qua đó cho thấy bên cạnh về sự thuận lợi về địa hình, thủy lợi thì việc đầu tư chi phí đầu vào hợp lí mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu về hiệu quả ta thấy. Xét chỉ tiêu GO/IC, VA/IC đối với nhóm hộ thôn Mai Dương cho thấy khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,54 đồng giá trị sản xuất và thu được 0,54 đồng giá trị gia tăng. Còn nhóm hộ thôn Thủ Lễ thì khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,69 đồng giá trị sản xuất và 0,69 đồng giá trị gia tăng. Do đó nhóm hộ thôn Thủ Lễ có sự đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ thôn Mai Dương. Bảng 12: Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa vụ Hè Thu của các hộ điều tra (Tính: bq/sào) Chỉ tiêu ĐVT ThônThủ Lễ Thôn Mai Dương TL / MD BQC +/- % 1. GO 1000đ 1500,42 1500,00 0,42 0,03 1500,21 2. IC 1000đ 1043,34 1134,86 -91,52 -8,06 1089,10 3. VA 1000đ 457,08 365,14 91,94 25,18 411,11 4. GO/IC Lần 1,44 1,32 0,12 8,80 1,38 5. VA/IC Lần 0,44 0,32 0,12 36,16 0,38 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Xét đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của hai nhóm hộ ở vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân cho thấy các chỉ tiêu GO,VA của nhóm hộ thôn Thủ Lễ đều cao hơn nhóm hộ thôn Mai Dương nhưng chỉ tiêu IC. Khác với vụ Đông Xuân các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thôn Thủ Lễ cao hơn Mai Dương, do các hộ Thủ Lễ đã đầu tư hợp lý hơn chi phí đầu vào và thu được kết quả tốt hơn. Đại học Kin h tế Hu ế 28 Qua phân tích ở trên cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong vụ Đông Xuân đều cao hơn vụ Hè Thu. Nguyên nhân chính là do đặc điểm kinh tế đặc điểm thời tiết vào vụ Đông Xuân thuận lợi, thích hợp với sự phát triển của cây lúa tạo ra sản lượng cao. Vào vụ Hè Thu thì nắng nóng kéo dài gây hiện tượng khô hạn ở cuối mùa vụ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng. 2.5.3 Ảnh hưởng của qui mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô đất đai ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến mức thu nhập của các nông hộ. Nếu quy mô đất đai đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, thêm vào đó hoạt động lao động được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập sẽ tăng lên. Ngược lại, quy mô đất đai bị hạn chế thì không thể mở rộng sản xuất. Để đánh giá ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa tôi tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô cho hai vụ Đông Xuân-Hè Thu. Tổ I có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 7 sào bao gồm 9 hộ chiếm 30% , bình quân quy mô đất sử dụng là 3 sào. Tổ II có quy mô sử dụng đất từ 7 sào đến 15 sào gồm 15 hộ chiếm 50% bình quân diện tích đất canh tác của các hộ này là 7,2 sào. Tổ III có quy mô sử dụng đất lớn hơn 15 sào gồm 6 hộ còn lại chiếm 20%, bình quân diện tích đất canh tác của các hộ này là 15,35 sào. Để biết tình hình sử dụng đất đai ảnh hưởng như thế nào ta đi vào phân tích bảng 13: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ở vụ Đông Xuân, những hộ có diện tích thuộc tổ I chiếm tỷ lệ đứng thứ hai trong tổng số hộ. Những hộ thuộc tổ này có năng suất bình quân, giá trị sản xuất GO cũng như giá trị gia tăng VA đứng thấp nhất trong ba tổ. Điều này được giải thích, với quỹ đất chỉ đủ để canh tác vừa đủ tiêu dùng trong gia đình nên đầu tư sản xuất không cao, nhưng do diện tích thấp nên chi phí trung gian cao tương đối so với các nhóm hộ khác. Đối với các hộ thuộc tổ I cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì mang lại 0,53 đồng giá trị gia tăng và 1,53 đồng giá trị sản xuất. Những hộ có diện tích gieo trồng lớn thuộc tổ III thì mang lại năng suất, giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng lớn nhất trong ba tổ. Tương ứng với GO là 1792,75 nghìn đồng và VA là 750,22 nghìn đồng. Điều này cho thấy với diện tích đất canh tác lớn, thu nhập của các hộ này phụ thuộc vào việc sản xuất lúa nên đã có sự chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất một cách hợp lí và hiệu quả từ đó giảm được chi phí làm Đại học Kin h tế Hu ế 29 cho VA bình quân cao nhất. Cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì các hộ thuộc tổ III mang lại 0,72 đồng giá trị gia tăng, và một đồng giá trị sản xuất mang lại 1,72 đồng giá trị gia tăng. Đối với nhóm hộ vùng II thì năng suất của họ đứng thứ hai trong ba tổ đạt 3,52 tạ/sào; giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng cũng đứng vị trí thứ hai trong ba tổ tương ứng là 1760,24 nghìn đồng và 674,79 nghìn đồng. Chính vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VA/IC của các nhóm hộ này cũng vào vị trí thứ hai. Đối với vụ Hè Thu cũng tương tự như vụ Đông Xuân. Thấp nhất vẫn là các hộ thuộc tổ I, tiếp đến là các nhóm hộ tổ II chiếm tỷ lệ đứng vị trí thứ hai bao gồm 15 hộ mang lại các chỉ tiêu hiệu quả đứng thứ hai trong ba tổ. Nhóm thứ III có các chỉ tiêu đều cao nhất. Từ những phân tích ở trên ta thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Diện tích càng cao thì các nhóm hộ tập trung đầu tư thâm canh tốt. Tuy nhiên, trong quá trình CNH-HDH như hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng mai một dần là điều không tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra là cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và hợp lí nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nông hộ trực tiếp sản xuất với các cán bộ phụ trách khuyến nông cũng như sự chỉ đạo của các cấp chính quyền. Đại học Kin h tế Hu ế 30 Bảng 13: Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai Tổ Phân tổ theo quy mô đất trồng lúa(sào) Diện tích lúa bình quân/hộ (sào) Số hộ Cơ cấu (%) NSBQ/sào (tạ/sào) GO/sào (1000đ) IC/sào (1000đ) VA/sào (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Vụ Đông Xuân 7,57 30 100,00 3,50 1750,24 1084,63 665,61 1,61 2,63 I <7 3,00 9 30,00 3,41 1705,23 1111,33 593,90 1,53 2,87 II 7 – 15 7,20 15 50,00 3,52 1760,24 1085,45 674,79 1,62 2,61 III >15 15,35 6 20,00 3,59 1792,75 1042,53 750,22 1,72 2,39 Vụ Hè Thu 7,57 30 100,00 3,00 1500,21 1089,10 411,11 1,38 3,65 I <7 3,00 9 30,00 2,90 1450,20 1110,45 339,76 1,31 4,27 II 7 – 15 7,20 15 50,00 3,02 1510,21 1087,86 422,35 1,39 3,58 III >15 15,35 6 20,00 3,10 1550,22 1060,18 490,04 1,46 3,16 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế 31 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC 3.1.1. Những căn cứ để đề ra định hướng phát triển Để việc sản xuất lúa phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả cao, các địa phương nói chung cũng như xã Quảng Phước nói riêng cần phải xác định đúng định hướng phát triển. Việc định hướng phát triển trong thời gian tới xuất phát từ các căn cứ sau: - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã, so với các xã khác trong huyện thì Quảng Phước có nhiều lợi thế trong việc sản xuất lúa. - Căn cứ vào nhu cầu về lúa gạo và nguyện vọng của bà con nông dân trên địa bàn. Việc đẩy mạnh sản xuất lúa không chỉ góp phần cung cấp lương thực tại chổ cho người dân mà còn cung cấp cho các vùng khác trên địa bàn tỉnh. - Căn cứ vào lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối dồi dào. Người dân ở đây có truyền thống trồng lúa từ rất lâu đời, họ cần cù, chịu khó học hỏi và dày dặn kinh nghiệm trong sản xuất. Trải qua biết bao năm trồng lúa, họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, tiếp thu được nhiều kĩ năng và kĩ thuật mới trong đầu tư thâm canh nên cơ hội để nâng cao sản xuất trong thời gian tới là rất lớn. 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn 3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất Từ những căn cứ nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất định hướng phát triển sản xuất lúa ở xã Quảng Phước như sau: Tiếp tục xác định Nông Nghiệp là mặt trận hàng đầu, tiếp tục duy trì nhịp độ đã đạt, phát triển sản xuất lương thực theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất và đầu tư chuyển giao công nghệ vào trong quá trình sản xuất. Quy hoạch và ưu tiên đầu tư thủy lợi, hệ thống giao thông nội đồng để tạo điều kiện cho quá trình cơ giới hóa, tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào Đại học Kin h tế Hu ế 32 trong sản xuất, nghiên cứu lựa chọn những giống mới phù hợp với điều kiện đất đai, thỗ nhưỡng của từng vùng nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao, năng suất lớn. Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì kéo theo phân công lao động ngày càng cao thì sản xuất lương thực từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Nhiệm vụ trước mắt là tập trung sức chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Vấn đề đặt ra là cần phảu có những chính sách và giải pháp đúng đắn để nâng cao giá trị cho “hạt gạo làng ta”. 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cũng như đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh lương thực, trong thời gian tới xã Thủy Phương cần đạt các mục tiêu sau: - Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã để đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà. - Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa. - Đảm bảo chủ động vấn đề thủy lợi trong cả hai vụ Đông Xuân – Hè Thu cũng như phải chuẩn bị đầy đủ máy móc và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu tại địa phương. - Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kĩ thuật sản xuất cho bà con, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp và thân thiện với môi trường tuy nhiên không được khai thác quá mức tiềm năng đất đai. - Đẩy mạnh và phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH góp phần giả quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Xuất phát từ thực tế của địa phương và trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất lúa của các nông hộ điều tra, đánh giá một cách chi tiết tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng sản xuất lúa tại địa phương như sau: 3.2.1. Giải pháp kĩ thuật Việc áp dụng các kiến thức về khoa học kĩ thuật mới vào thực tiễn sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói Đại học Kin h tế Hu ế 33 riêng. Để nâng cao hơn nửa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, theo tôi các giải pháp về kĩ thuật cần thực hiện đó là: - Đối với cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng: + Do giới hạn về quỹ đất phục vụ, sản xuất nông nghiệp, yêu cầu cấp thiết đối với các nông hộ là tăng cường đầu tư sản xuất thâm canh để tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó yếu tố giống là yếu tố được quan tâm hàng đầu của bà con nông dân, kể từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất, giống quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trên địa bàn hiện nay bà con thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày như: H5, HT1 Yêu cầu đặt ra cần nâng cao tỷ lệ diện tích lúa chất lượng cao, đặc biệt là các loại giống H5, Nếp IRI 352: nâng tỷ lệ và chất lượng giống xác nhận do HTX tự sản xuất và yêu cầu các nông hộ phải sử dụng hoàn toàn giống lúa cấp một để giảm thiểu khả năng rủi ro. Đối với hộ nông dân còn dùng giống lúa cấp hai thì cần phải thay đổi suy nghĩ chuyển sang giống lúa cấp 1 để đảm bảo chất lượng. + Bên cạnh đó, nắm bắt được lịch thời vụ gieo trồng cũng quyết định không nhỏ đến thành quả đạt được. Vì vậy, công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là hết sức cần thiết, HTX căn cứ vào hướng dẫn lịch thời vụ của phòng NN & PTNT huyện để nghiên cứu vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương mà xây dựng lịch thời vụ đảm bảo cây lúa sinh trưởng phát triển trong điều kiện thuận lợi và an toàn từ khi gieo đến khi thu hoạch. - Đối với phân bón: Do khó khăn về giao thông cũng như thiếu thốn trang thiết bị, vật chất kĩ thuật và chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, các vụ trồng trọt hiện nay chủ yếu là dung phân bón hóa học thay cho phân bón hữu cơ. Điều này vừa làm tốn chi phí vừa gây thoái hóa đất đai. Qua điều tra cho thấy các nông hộ ít sử dụng phân chuồng. Vấn đề đặt ra cần nhận thức vai trò của nó ảnh hưởng đến năng suất lúa là rất lớn. Đồng thời biết kết hợp cân đối giữa các loại phân bón sẽ góp phần cải tạo đất cân bằng chất dinh dưỡng cho cây trồng. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng thời điểm và đủ liều lượng là điều kiện hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Hiện nay hầu hết các nông hộ trên địa bàn đều nắm được kĩ thuật bón phân đúng quy trình ( bón lót Đại học Kin h tế Hu ế 34 lần đầu bằng cách vùi phân vào đất, tiếp theo bón thúc đúng thời điểm) và chọn thời điểm thích hợp ( không quá nóng hay quá lạnh) nên mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong cơ cấu bón phân hóa học các hộ nông dân thường lạm dụng phân đạm nên độ chua trong đất có khuynh hướng tăng nhanh đặc biệt là đối với các chân ruộng trũng. Thời gian gần đây nhờ có sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật nên các loại phân bón tổng hợp như NPK đã cải thiện phần nào độ chua trong đất mang lại năng suất lao động cao hơn. - Đối với công tác BVTV: Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất lúa. Phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh kịp thời là biện pháp vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao năng suất. Qua điều tra cho thấy hầu hết các nông hộ sử dụng thuốc hóa học như một biện pháp chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc hóa học có thể mang lại sản lượng cao hơn nhưng tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Thiết nghĩ cần phải có những biện pháp để “phòng trừ” dịch bệnh tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là “chống” sâu bệnh như hiện nay. Giải pháp đặt ra đó là thường xuyên tuyên truyền thực hiện chương trình quản lí phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM cho người dân, áp dụng mô hình ba tăng ba giảm một cách có hiệu quả nhất. HTX cần kết hợp với trạm BVTV để kiểm tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh nhằm thông báo kịp thời chi bà con nông dân biết. Bên cạnh đó công tác diệt chuột cần được quan tâm ngay từ đầu vụ. Vụ Hè Thu sau lụt tiểu mãn thì tiến hành bỏ bã và triễn khai toàn dân ra quân diệt chuột. Các công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nông hộ với HTX mới đạt hiệu quả cao. - Đối với công tác làm đất và thủy lợi: Trong khâu làm đất, việc đầu tư mua sắm các thiết bị máy móc cơ giới để thay thế dần sức kéo của gia súc cũng như hoạt động cơ bắp của con người là hết sức cần thiết. Qua điều tra cho thấy các nông hộ đều thuê lao động bên ngoài phục vụ cho khâu làm đất điều này cũng dể hiểu bởi bà con chưa đủ điều kiện để trang bị các công cụ máy móc phục vụ sản xuất. Do vậy, các nông hộ hợp đồng với HTX, HTX hợp đồng cụ thể với các chủ máy để tổ chức điều hành khâu làm đất. Bên cạnh đó, HTX cần chú trọng công tác giám sát kiểm tra tránh việc làm đất không kĩ gây khó khăn cho việc gieo trồng và diệt cỏ dại. Đại học Kin tế H uế 35 Về công tác thủy lợi- đây là khâu mà HTX tham gia đảm trách làm công tác dịch vụ cần đảm bảo công tác dẫn nước vào ruộng, trỗ bông và vào mẩy. HTX cùng với hộ nông dân cần kiểm tra làm đường khe bờ giử nước, kiểm tra hang mội,rò rỉ. - Đối với công tác chăm sóc: Ngoài việc sử dụng những giống lúa kháng sâu bệnh, cần chú trọng đầu tư công chăm sóc trong quy trình canh tác. Đặc biệt là công chăm sóc, tỉa dặm, làm cỏ ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất lúa. Những hộ nào đầu tư nhiều công chăm sóc thường mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn. Do đó trong thời gian tới, các hộ cần chú trọng đầu tư thời gian và công sức hơn nữa, cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện những dịch bệnh có nguy cơ làm giảm năng suất cây trồng. 3.2.2. Giải pháp về đất đai Đất đai đóng vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng. Vì vậy giải pháp về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa trong thời gian tới. Thực tế trên địa phương quỹ đất nông nghiệp hầu như đã được sử dụng gần hết. Do vậy giải pháp nâng cao sản lượng bằng cách mở rộng diện tích là điều không thể thực hiện được nên thực hiện giải pháp bằng con đường thâm canh là chủ yếu. Để sử dụng hợp lí và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, HTX cần tiến hành mạnh mẽ hơn nửa kế hoạch “dồn điền đổi thửa” nhằm tiến tới mỗi hộ chỉ có 1-2 thửa ruộng thay vì 2-3 thửa như hiện nay, tạo điều kiện cho các nông hộ giảm bớt chi phí mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Bên cạnh đó, HTX cần đánh giá, xem xét thu hồi đất của những hộ không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 3.2.3. Giải pháp về công tác khuyến nông Để không ngừng đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng đồng thời tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo vươn lên thì đòi hỏi công tác khuyến nông cần phải được đẩy mạnh. Hiện nay HTX cũng có triễn khai các lớp tập huấn kĩ thuật cho bà con song số lượng người tham gia vẫn chưa nhiều, việc tập huấn kĩ thuật chỉ dừng lại ở một số đối tượng như cán bộ hội, đoàn thể. Do đó, trong thời gian tới để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan Đại học Ki tế H uế 36 khuyến nông với HTX nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông cả về số lượng lẫn chất lượng và quy mô đối tượng tham gia. 3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công tác này đã được chú trọng và ngày cang hoàn thiện song còn vài việc cần phải tiến hành thường xuyên: - Tăng cường hơn nữa nạo vét kênh mương vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu vừa thuận lợi cho vận chuyển bằng đường thủy. - Nâng cao năng lực tưới tiêu của máy bơm, trạm bơm thông qua thay thế mới các máy quá cũ hay lắp đặt thêm các trạm bơm mới ở những vị trí xung yếu. - Gia cố hệ thống đê điều và tiến tới bê tông hóa một cách toàn diện. 3.2.5. Giải pháp về thị trường Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng dầu của mọi quá trình sản xuất. Trong thời gian qua, việc tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn chủ yếu do các tiểu thương, người buôn bán nhỏ đảm nhiệm nên hiện tượng ép giá vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy trong thời gian tới, bên cạnh việc đưa các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thì HTX cần phải chủ động liên hệ với các cơ sở chế biến và thu mua sản phẩm, theo dỏi chặt chẽ diễn biến giá cả của thị trường để giúp người dân nắm rõ những thông tin cần thiết nhất. Đại học Kin h tế Hu 37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam nông nghiệp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, phần lớn người dân sống ở nông thôn nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp. Quảng Phước là một trong những xã trồng lúa điễn hình của huyện Quảng Điền. Sản xuất lúa trên địa bàn không chỉ có vai trò quan trọng đối với địa phương mà còn tác động đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như các cán bộ HTX cùng với sự nỗ lực của bà con trong quá trình đầu tư thâm canh sản xuất nên những năm nay năng suất lúa trên địa bàn không ngừng tăng lên. Trong thời gian thực tập tôi tốt nghiệp nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn, tôi rút ra một số kết luận sau: Nhìn chung năng suất lúa trên địa bàn là khá cao, vào năm 2010 diện tích lúa bình quân của xã là 423,71 ha, với năng suất bình quân cả năm đạt 104,08 tạ/ha. Đây là mức năng suất khá cao mà xã đạt được. Qua điều tra của các nông hộ tôi thấy với tổng số diện tích bình quân là 7,57 sào, ở vụ Đông Xuân năng suất đạt được 3,5 tạ/sào tương ứng mức sản lượng 26,49 tạ. Ở vụ Hè Thu năng suất đạt 3 tạ/sào tương ứng mức sản lượng là 22,7 tạ. Đây là mức năng suất khá cao so với toàn huyện. Qua quá trình điều tra tôi thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp năng suất lúa. Trong cơ cấu đầu tư thì phân bón và lao động chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, giá cả của các yếu tố đầu vào không ổn định nên việc sử dụng phân bón hợp lý và và có hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, giống là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Đa số các hộ sử dụng lúa cấp 1 do HTX cấp giống và đặt mua ở cong ty giống nhưng khả năng chống chịu bệnh chưa cao, do đó dẫn đến chi phí thuốc BVTV cao, tăng giá thành sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và con người. Do vậy, cần xác định yếu tố đầu vào hợp lý để đầu tư đúng mức và đúng kỹ thuật đạt năng suất cao. Đại học Kin h tế Hu ế 38 Ở vụ Đông Xuân, chi phí đầu tư bình quân/sào là 1084,63 nghìn đồng và thu được 1750,24 nghìn đồng giá trị sản xuất và 665,62 nghìn đồng giá trị gia tăng. Ở vụ Hè Thu chi phí đầu tư bình quân/sào là 1089,10 nghìn đồng, thu được 1500,21 nghìn đồng giá trị sản xuất và 411,11 nghìn đồng giá trị gia tăng. Đây là một kết quả tương đối cao góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ đồng thời góp phần sử dụng nguồn lao động sẵn có trong nông thôn. Trong sản xuất lúa có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa như: đất đai, chi phí trung gian, lao động, yếu tố ngoại cảnh qua phân tổ ta thấy, đất đai là nhân tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Với quy mô đất đai càng lớn thì nông hộ có thể tập trung đầu tư sản xuất giảm được chi phí chăm sóc để tăng năng suất. 2. KIẾN NGHỊ * Đối với nhà nước: - Thực hiện sự điều tiết thị trường đặc biệt đối với phân bón thông qua các biện pháp như quy định giá trần, thực hiện thông tin thị trường, bảo hiểm sản phẩm. - Nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung các chính sách về phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá các yếu tố đầu vào. - Tăng cường đầu tư và nghiên cứu khoa học các giống lúa mới có năng suất phẩm chất tốt khuyến khích các hộ mạnh dạn ứng dụng giống mới vào trong sản xuất. * Đối với chính quyền địa phương: - Tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để cung cấp các thông tin về giá cả kịp thời cho người dân trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. - Tổ chức khảo nghiệm giống mới có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất. Trong đó kết hợp với khảo nghiệm liều lượng và phương pháp bón phân phù hợp với từng loại giống. - Tăng cường mở các lớp tập huấn kĩ thuật, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa, thông báo kịp thời, hướng dẫn người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách đúng thuốc và đúng liều lượng. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, nâng cao năng lực và của hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng kiên cố hóa, bê tông hóa. Đại học Kin tế H uế 39 * Đối với người dân: - Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất cùng với kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất. - Mạnh dạn đề xuất hướng giải quyết hợp lí trong sản xuất đối với các cơ quan ban ngành về vấn đề liên quan. Đại học Kin h tế Hu ế 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2004 2. PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – 2010, trường Đại học kinh tế Huế 3. PGS. PTS. Đỗ Thị Ngà Thanh, Thống kê nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 4. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản thống kê - 2010 5. Phòng thống kê huyện Quảng Điền, Niên giám thống kê 2008 - 2010 6. Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 xã Quảng Phước 7. Kế hoạch tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng–an ninh năm 2010. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 của UBND xã Quảng Phước. 8. Đánh giá thực trạng nông thôn năm 2010 của UBND xã Quảng Phước Đại học Kin h tế Hu ế Lời Cảm Ơn Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để hoàn thành chuyên đề này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo CN. Nguyễn Thùy Linh, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành chuyên đề này.. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang làm việc tại xã Quảng Phước, và phòng Nông Nghiệp huyện Quảng Điền, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Quảng Phước đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài chuyên đề này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và anh chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ. Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ và thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn vì tất cả! Huế, ngày 09 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Huỳnh Anh Vũ Đại học Kin h tế Hu ế MỤC LỤC Trang PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 1 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................. 2 PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ............................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ............................................................ 3 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ........................................................ 3 1.1.2 Đặc điểm sinh thái và vai trò kinh tế của cây lúa ................................. 4 1.1.2.1 Đặc điểm sinh thái .......................................................................... 4 1.1.2.2. Giá trị kinh tế của cây lúa .............................................................. 4 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa............................................ 5 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa...... 5 1.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất .................... 5 1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa .......................... 6 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN................................................................................... 6 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế .................................... 6 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Quảng Điền giai đoạn 2008 - 2010 . 8 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................. 10 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................... 10 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 10 2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 10 2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu........................................................... 10 2.1.1.3. Điều kiện thủy văn ....................................................................... 11 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 11 2.1.2.1. Kinh tế.......................................................................................... 11 2.1.2.2. Văn hóa – xã hội .......................................................................... 12 Đại học Kin h tế Hu ế 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............ 12 2.3. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC NHÓM HỘ ĐIỀU TRA. ................... 14 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra.............. 14 2.3.2. Tình hình đất đai................................................................................. 15 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra ............ 16 2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA ... 17 2.4.1. Tình hình sử dụng giống lúa phân bón và thuốc BVTV của các nhóm hộ .................................................................................................................. 17 2.4.2. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ...................................... 19 2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHƯỚC ............................................................................................................ 25 2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra ............ 25 2.5.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra........................................................................................... 26 2.5.3 Ảnh hưởng của qui mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. 28 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP........................................... 31 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC ............................................................................................ 31 3.1.1. Những căn cứ để đề ra định hướng phát triển .................................... 31 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn ............ 31 3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất ............................................. 31 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa................................................... 32 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 32 3.2.1. Giải pháp kĩ thuật ............................................................................... 32 3.2.2. Giải pháp về đất đai............................................................................ 35 3.2.3. Giải pháp về công tác khuyến nông ................................................... 35 3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng ...................................................... 36 3.2.5. Giải pháp về thị trường....................................................................... 36 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 37 1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 37 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40 Đại học Kin h tế H ế DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT SL Số lượng CC Cơ cấu GT Gía trị NS Năng suất BQC Bình quân chung NSBQ Năng suất bình quân ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích LĐ Lao động ĐX Đông Xuân HT Hè Thu HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật UBND Uỷ ban nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn BQ Bình quân Đ Đồng TL Thủ Lễ MD Mai Dương CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóaĐại học Kin h tế Hu ế DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào 500m2 1 tạ 100kg 1 tấn 1000kg 1 ha 10.000 m2 = 20 sào Đại học Kin h tế Hu ế DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế ................ 7 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Quảng Điền qua 3 năm 2008-2010. 8 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Quảng Phước qua 3 năm 2008-2010 ............................................................................................................................. 13 Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ........................... 14 Bảng 5: Tình hình đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân/hộ) .................... 15 Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra .. 17 Bảng 7: Tình hình sử dụng giống, phân bón và thuốc BVTV của hộ điều tra ... 19 Bảng 8: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra ....... 23 Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra .............. 24 Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nhóm hộ điều tra ............ 25 Bảng 11: Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân của các hộ điều tra..... 26 Bảng 12: Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa vụ Hè Thu của các hộ điều tra ........... 27 Bảng 13: Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai ......................... 30 Đại học Kin h tế Hu ế TÓM TẮT NGHIÊN CỨU * Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn. * Dữ liệu phục vụ nghiên cứu - Điều tra 30 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, bao gồm: 15 hộ thôn Thủ Lễ và 15 hộ thôn Mai Dương, thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng thống kê xã Quãng Điền, phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền. - Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và các website liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin số liệu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo * Kết quả nghiên cứu Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn còn lạc hậu. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới như thử nghiệm vùng lúa thâm canh năng suất cao đang được áp dụng vào địa phương những năm gần đây cũng đã và đang có sự chuyển biến tích cực, cụ thể là năng suất lúa tăng lên, kéo theo đó là kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của người dân được nâng lên rõ rệt so với các năm trước.Đại học Kin h tế Hu ế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THÙY LINH HUỲNH ANH VŨ LỚP: K41A KTNN Huế, 05/2011 Đại học Kin h tế Hu ế Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_cua_cac_nong_ho_o_xa_quang_phuoc_huyen_quang_dien_tinh_thua_thien_hue.pdf