Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Quảng thành, huyện Quảng Điền tỉnh thừa Thiên Huế

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Qua quá trình khảo sát thực tiễn tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - UBND sớm phê duyệt đề án phát triển rau an toàn, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển RAT theo hướng hàng hóa, hỗ trợ giống mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản xuất, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, khắc phục rủi ro trong sản xuất. - Chỉ đạo rà soát, quy hoạch hạ tầng đường xá, giao thông đi lại, kênh mương nhà máy đóng sơ chế và đóng gói sản phẩm, xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch vùng sản xuất RAT, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, hình thành các nông trại, trang trại sản xuất với sản lượng lớn, chất lượng tốt. - Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm kịp thời, nhanh chóng và chứng nhận khi đủ điều kiện, tạo lòng tin của người tiêu dùng góp phần tăng giá bán sản phẩm rau an toàn. - Tăng cường vai trò quản lý, quản bá thương hiệu rau an toàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang web, báo, loa phát thanh huyện, xã, các phóng sự ngắn phỏng vấn nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng về khả năng sẵn lòng chi trả giá cao hơn khi chất lượng được đảm bảo hay không. - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng từ tỉnh, huyện đến xã để thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên rau. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau. - Các đơn vị quản lý nhà nước cần tăng cường cán bộ khuyến nông, cán bộ NN - PTNN tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau đặc biệt là RAT trên các phương tiện thông tin và khuyến khích nông dân áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện chiến lược mỗi cán bộ gắn với mỗi vùng sản xuất và chịu trách nhiệm về khâu quản lý, kiểm tra chất lượng vùng đó. - Cần có sự liên kết chặc chẽ giữa người sản xuất với người thu gom nhỏ địa phương, thu gom lớn ở tỉnh, các doanh nghiệp sơ chế, vận chuyển và các siêu thị trong địa bàn. Nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm tránh tình trạng chèn ép giá. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 64 Đại học

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Quảng thành, huyện Quảng Điền tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây là cây trồng có chu kỳ sản xuất tương dài, thời gian thu hoạch phụ thuộc vào khả năng phát triển của cây trồng nên chi phí phân bón, giống và nước tưới cao nhất trong các loại rau. Tiếp đến là cải xanh có tổng chi phí 1.008,31 nghìn đồng/sào cao thứ hai, nguyên nhân chủ yếu do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, lao động thuê và chi phí nước tưới quyết định đến tổng chi phí. Rau dền với tổng chi phí bằng tiền 975,54 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách mũi tên với tổng chi phí 968,11 nghìn đồng/sào, chủ yếu do giá giống tiến hành hoạt động sản xuất thấp nên chi phí bằng tiền thấp. - Vào Mùa mưa: Tổng chi phí bình quân bằng tiền cho các loại rau là 823,25 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là cần tây với 922,40 nghìn đồng/sào, chi phí cao chủ yếu do giống, phân bón, công lao động thuê ngoài lớn. Tiếp đến là cải cúc 823,77 nghìn đồng/sào và thất nhất là xà lách 723,58 nghìn đồng/sào do hình thức gieo cây con, mật độ thấp nên hao phí tiền giống thấp. Ta thấy tổng chi phí bằng tiền hoạt động sản xuất RAT trong mùa nắng cao hơn so với mùa mưa là 186,47 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân chủ yếu do mùa nắng phát sinh chi phí nước tưới, hàm lượng phân bón có sự thay đổi, ngoài ra sản xuất cải xanh có sử dụng một lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật nên phần nào làm cho chi phí cao hơn. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Chi phí tự có Ta thấy tổng chi phí tự có bình quân trong sản xuất RAT mùa nắng thấp hơn so với mùa mưa không đáng kể. - Vào mùa nắng: Chi phí bình quân sản xuất các loại rau trong mùa nắng là 1.139,71 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là mùng tơi 1.208,49 nghìn đồng/sào, đây là loại rau có chu kì sản xuất tương đối dài so với các loại rau khác nên chi phí có phần cao hơn. Tiếp đến là cải xanh 1.143,27 nghìn đồng/sào, rau dền 1.118,02 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách mũi tên với 1.089,06 nghìn đồng/sào. - Vào mùa mưa chi phí tự có bình quân 1.156,19 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là cần tây với 1.294,96 nghìn đồng/sào, tiếp đến là cải cúc 1.107,78 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách 1.065,83 nghìn đồng/sào. Ta thấy rằng chi phí công lao động cần tây cao do đây là loại cây gieo cây con, mật độ khá cao nên công lao động nhiều hơn so với các loại rau còn lại. Xà lách có hình thức gieo tương tự như cần tây nhưng mật độ thưa nên công lao động thấp.  Tổng chi phí - Bao gồm tổng chi phí bằng tiền và chi phí tự có. Vào mùa nắng tổng chi phí bình quân các loại rau 2.149,43 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là rau mùng tơi với 2.295,41 nghìn đồng/sào chủ yếu do chi phí bằng tiền và chi phí tự có lớn. Cải xanh 2.151,58 nghìn đồng/sào, rau dền là 2.093,56 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách mũi tên 2.057,16 nghìn đồng/sào. - Mùa mưa: Tổng chi phí bình quân 1.979,44 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là cần tây với 2.217,37 nghìn đồng/sào, tiếp đến là cải cúc 1.931,55 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách 1.789,41 nghìn đồng/sào. Có sự chênh lệch khá lớn về tổng chi phí giữa xà lách và cần tây, chủ yếu do sự chênh lệch trong chi phí bằng tiền và chi phí tự có. 2.3.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn Từ số liệu thu thập được trong quá trình điều tra tại địa bàn xã Quảng Thành, tiến hành phân tích, các loại chi phi, khấu hao, sản lượng thu hoạch, giá bán Tổng hợp và đưa ra bảng kết quả hoạt động sản xuất RAT ở các hộ điều tra, được tính bình quân trên/sào. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất rau an toàn xã Quảng Thành (Tính bình quân/sào) Mùa nắng Mùa mưa Xà lách Rau dền Mùng tơi Cải xanh Bq chung Xà lách Cải cúc Cần tây Bq chung I. Giá trị sản xuất (GO) 5.445,29 8.282,22 8.130,63 5.026,53 6.721,17 4.972,15 5.218,66 7.336,46 5.842,42 II. Chi phí bằng tiền 968,11 975,54 1.086,92 1.008,31 1.009,72 723,58 823,77 922,40 823,25 1. Chi phí giống 198,71 229,63 263,20 209,47 225,25 80,26 183,18 179,55 147,66 2. Chi phí phân bón 571,59 543,00 618,54 574,37 576,88 527,36 522,34 576,70 542,13 3. Chi phí thuốc BVTV 0,04 0,00 0,00 4,94 1,24 0,00 0,00 0,00 0,00 4. Chi phí nước tưới 78,40 77,78 90,67 85,98 83,21 0,00 0,00 0,00 0,00 5. Chi phí thuê lao động 31,28 37,04 26,41 45,45 35,04 27,87 30,16 78,06 45,36 6. Chi phí khác 88,10 88,10 88,10 88,10 88,10 88,10 88,10 88,10 88,10 III. Chi phí tự có 1.089,06 1.118,02 1.208,49 1.143,27 1.139,71 1.065,83 1.107,78 1.294,96 1.156,19 1. Lao động gia đình 1.082,15 1.111,11 1.201,58 1.136,36 1.132,80 1.058,93 1.100,87 1.288,06 1.149,29 2. Khấu hao 6,90 6,90 6,90 6,90 6,90 6,90 6,90 6,90 6,90 IV. Tổng chi Phí (TC) II+III 2.057,16 2.093,56 2.295,41 2.151,58 2.149,43 1.789,41 1.931,55 2.217,37 1.979,44 VI. Thu nhập hỗn hợp (MI) =I-II- III.2 4.470,28 7.299,77 7.036,81 4.011,31 5.704,54 4.241,67 4.387,98 6.407,15 5.012,26 VII.Lợi nhuận = I-IV 3.388,12 6.188,66 5.835,22 2.874,95 4.571,74 3.182,74 3.287,11 5.119,09 3.862,98 (Số liệu điều tra năm 2016) SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Qua số liệu bảng 11 ta thấy:  Tổng giá trị sản xuất (GO): Nhìn chung tổng giá trị sản xuất bình quân chung các loại rau ở mùa nắng cao hơn so với mùa mưa là 878,75 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị sản xuất rau dền và mùng tơi ở mùa nắng lớn. - Trong mùa nắng: Tổng giá trị sản xuất bình quân các loại rau là 6.721,17 nghìn đồng/sào. Cao nhất là rau dền với 8.282,22 nghìn đồng/sào, mùng tơi thứ hai với 8.130,63 nghìn đồng/sào , xà lách mũi tên 5.445,29 nghìn đồng/sào và thấp nhất cải xanh 5.026,53 nghìn đồng/sào. Nhìn chung, có sự chênh lệch về giá trị thu được của bốn loại rau mùa nắng, do nhu cầu thị trường và nguồn cung sản phẩm. Diện tích sản xuất rau dền và mùng tơi ở các hộ điều tra tương đối thấp, từ đó sản lượng thu được không nhiều, khi nguồn cung thấp, nhu cầu thị trường lớn thì giá cao, từ đó giá trị sản xuất lớn và ngược lại đối với cải, xà lách mũi tên. - Trong mùa mưa: Tổng giá trị sản xuất (GO) bình quân các loại rau 5.842,42 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là cần tây 7.336,46 nghìn đồng/sào, thứ hai là cải cúc 5.218,66 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách 4.972,15 nghìn đồng/sào. Đối với mỗi loại cây trồng khác nhau thu được tổng giá trị khác nhau và có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại rau. Cần tây loại cây trồng đặc trưng vào mùa mưa, nhưng diện tích không lớn, khi cung thấp, nhu cầu cao từ đó giá bán cao tổng giá trị thu được lớn. Ngược lại, đối với xà lách được trồng phổ biến trên phần lớn diện tích sản xuất RAT, cung lớn trên thị trường dẫn đến giá giảm tổng thu bình quân thấp hơn.  Tổng chi phí: Bao gồm chi phí bằng tiền và chi phí tự có, tổng chi phí bình quân sản xuất rau an toàn trong hai mùa nắng và mùa mưa có sự chênh lệch không đáng kể. Tổng chi phí bình quân mùa mưa là 1.979,44 nghìn đồng/sào và nắng 2.149,43 nghìn đồng/sào cao hơn mùa mưa 170 nghìn đồng/sào. Chủ yếu do tổng chi phí bằng tiền bình quân mùa nắng cao hơn so với mùa mưa - Vào mùa nắng: Tổng chi phí bình quân các loại rau 2.149,43 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là rau mùng tơi với 2.295,41 nghìn đồng/sào chủ yếu do chi phí bằng tiền và chi phí tự có lớn. Cải xanh 2.151,58 nghìn đồng/sào, rau dền là 2.093,56 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách mũi tên 2.057,16 nghìn đồng/sào. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Mùa mưa: Tổng chi phí bình quân 1.979,44 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là cần tây với 2.217,37 nghìn đồng/sào, tiếp đến là cải cúc 1.931,55 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách 1.789,41 nghìn đồng/sào.  Thu nhập hỗn hợp (MI) phản ánh thu nhập ròng mà người nông dân thu được chưa tính đến công lao động gia đình bỏ ra. Ta thấy rằng, thu nhập hỗn hợp bình quân các loại rau mùa nắng cao hơn so với mùa mưa là 692,28 nghìn đồng/sào, nguyên nhân do sự chênh lệch chi phí bằng tiền trong hai mùa sản xuất. - Mùa nắng: Thu nhập hỗn hợp có sự chệnh lệch khá rỏ ở những loại rau, thu nhập hỗn hợp bình quân là 5.704,54 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất là rau dền 7.299,77 nghìn đồng/sào, thứ hai mùng tơi 7.036,81 nghìn đồng/sào, xà lách mũi tên 4.470,28 nghìn đồng/sào và thấp nhất là cải xanh với 4.011,31 nghìn đồng/sào. Chênh lệch đó là do lượng cung và cầu có sự thay đổi, giá bán khác nhau từ đó có sự khác biệt trong thu nhập hỗn. - Mùa mưa: Thu nhập hỗn hợp bình quân các loại rau là 5.012,26 nghìn đồng/sào, cao nhất là cần tây 6.407,15 nghìn đồng/sào, thứ hai cải cúc 4.387,98 nghìn đồng/sào và thấp nhất là xà lách 4.241,67 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch này chủ yếu nằm ở giá bán mỗi loại rau.  Lợi nhuận thu được bình quân trên sào. Lợi nhuận bình quân thu được trong hoạt động sản xuất RAT mùa nắng cao hơn mùa mưa là 708,76 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do sự khác biệt trong giá trị sản xuất và tổng chi phí sản xuất. ( bao gồm: sản lượng, giá bán sản phẩm, chi phí đầu tư giống, phân bón, nước tưới, công lao động gia đình và lao động thuê) - Mùa nắng: lợi nhuận bình quân các loại rau là 4.571,74 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất rau dền 6.188,66 nghìn đồng/sào, thứ hai mùng tơi 5.835,22 nghìn đồng/sào, xà lách mũi tên 3.388,12 nghìn đồng/sào và thấp nhất là cải xanh với 2.874,95 nghìn đồng/sào. Ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa các loại rau chủ yếu là do khác biệt trong giá bán, năng suất, mức đầu tư giống và phân bón làm cho giá trị sản xuất (GO) và tổng chi phí (TC) thay đổi, dẫn đến lợi nhuận thay đổi. - Mùa mưa: Lợi nhuận bình quân các loại rau là 3.862,98 nghìn đồng/sào. Trong đó, cao nhất cần tây 5.119,09 nghìn đồng/sào, thứ hai rau cải cúc 3.287,11 SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp nghìn đồng/sào và thấp nhất xà lách 3.182,74 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong lợi nhuận thu được là do giá trị sản xuất và tổng chi phí, mỗi loại rau có sản lượng, giá bán và chi phí sản xuất khác nhau nên lợi nhuận thu được có sự khác biệt. Bảng 12: Hiệu quả sản xuất rau an toàn ở các hộ điều tra (Bình quân/sào) Chỉ tiêu Mùa nắng Mùa mưa Xà lách Rau dền Mùng tơi Cải xanh Bq chung Xà lách Cải cúc Cần tây Bq chung GO/IC 5,81 8,82 7,67 5,22 6,88 7,15 6,58 8,69 7,47 VA/IC 4,81 7,82 6,67 4,22 5,88 6,15 5,58 7,69 6,47 MI/IC 4,77 7,78 6,64 4,17 5,84 6,10 5,53 7,59 6,40 GO/TC 2,65 3,96 3,54 2,34 3,12 2,78 2,70 3,31 2,93 VA/TC 2,19 3,51 3,08 1,89 2,67 2,39 2,29 2,93 2,54 MI/TC 2,17 3,49 3,07 1,86 2,65 2,37 2,27 2,89 2,51 (Số liệu điều tra năm 2016) Qua số liệu bảng 12 ta thấy: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất GO/IC, VA/IC, MI/IC dùng để xem xét một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ đem lại kết quả kinh tế như thế nào. - Chỉ tiêu GO/IC bình quân chung mùa nắng đạt 6,88 lần thấp, mùa mưa đạt 7,47 lần. Ta thấy rằng mùa nắng thấp hơn so với mùa mưa, phản ánh với một đồng chi phí trung gian bỏ ra vào mùa nắng thu được giá trị sản xuất bé hơn mùa mưa. Trong đó, rau xà lách đạt 5,81 lần có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 5,81 đồng giá trị sản xuất. Tương tự là rau dền đạt 8,82 lần cao nhất trong các loại rau sản xuất mùa nắng, mùng tơi đạt 7,67 lần và cải xanh đạt 5,22 lần. Đối với mùa mưa cao nhất là cần tây đạt 8,69 lần, thứ hai là xà lách 7,15 lần và cải cúc 6,58 lần. - Về VA/IC: Bình quân chung mùa nắng đạt 5,88 lần, mùa mưa đạt 6,47 lần. Phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra vào mùa nắng sẽ thu được giá trị gia tăng SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp thấp hơn mùa mưa. Trong đó, vào mùa nắng cao nhất là rau dền 7,82 lần có nghĩa là một đồng chi phí trung gian sẽ thu được 7,82 đồng giá trị gia tăng. Tương tự với các loại cây còn lại, mùng tơi 6,67 lần, xà lách 4,81 lần và thấp nhất là cải xanh 4,22 lần. Vào mùa mưa cao nhất là cần tây với 7,69 lần, xà lách 6,15 lần và thấp nhất cải cúc 5,58 lần. - Về chỉ tiêu MI/IC : Bình quân chung mùa nắng đạt 5,84 lần, mùa mưa đạt 6,40 lần. Mùa nắng thấp hơn so với mùa mưa, phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra vào mùa nắng sẽ thu được thu nhập hỗn hợp thấp hơn so với mùa mưa. Trong đó, vào mùa nắng: xà lách đạt 4,77 lần có nghĩa là một đồng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất tạo ra 4,77 đồng thu nhập hỗn hợp cho hộ trồng rau. Tương tự rau dền đạt 7,78 lần cao nhất trong các loại rau mùa nắng, rau mùng tơi 6,64 lần và thấp nhất là cải xanh 4,17 lần. Vào mùa mưa cao nhất là cần tây đạt 7,59 lần, rau xà lách 6.10 lần, thấp nhất là cải cúc 5,53 lần. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất RAT thì chỉ tiêu GO/TC, VA/TC, MI/TC dùng để xem xét một đồng chi phí (gồm cả chi phí bằng tiền và chi phí không bằng tiền) bỏ ra thu được bao nhiêu đồng tương ứng. - Chỉ tiêu GO/TC cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiều đồng giá trị sản xuất, căn cứ vào bảng trên ta thấy. Bình quân chung mùa nắng 3,12 lần cao hơn mùa mưa 0,19 lần. Phản ánh một đồng chi phí bỏ ra vào mùa nắng sẽ thu được giá trị sản xuất cao hơn so với mùa mưa là 0,19 đồng. Trong đó, vào mùa nắng, sản xuất rau dền đạt hiệu quả cao nhất với 3,96 lần có nghĩa là một đồng chi phí bỏ vào sản xuất tạo ra 3,96 đồng giá trị sản xuất cho hộ trồng rau. Tương tự, rau mùng tơi 3,54 lần, xà lách mũi tên 2,65 lần và thấp nhất là cải xanh 2,34 lần. Với mùa mưa: Cao nhất là rau cần tây 3,31 lần, xà lách 2,78 lần và thấp nhất là cải cúc 2,70 lần. - Chỉ tiêu VA/TC cho biết cứ mỗi một đồng chi phí bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Ta thấy bình quân chung VA/TC của mùa nắng đạt 2,67 lần, mùa mưa đạt 2,54 lần. Mùa nắng cao hơn so mùa mưa là 0,13 lần, phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra vào mùa nắng thu được giá trị gia tăng cao hơn so với mùa mưa là 0,13 đồng. Trong đó, Vào mùa nắng cao nhất vẫn là rau dền 3,51 lần có nghĩa là một đồng chi phí bỏ vào sản xuất tạo ra 3,51 đồng thu nhập hỗn hợp cho hộ trồng rau. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Tương tự, mùng tơi 3,08 lần, xà lách mũi tên 2,19 lần và thấp nhất là cải xanh 1,89 lần. Tương tự mùa mưa cao nhất cần tây 2,93 lần, xà lách 2,39 lần và thấp nhất là cải cúc 2,29 lần. - Chỉ tiêu MI/TC phản ánh một đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho hộ trồng rau. Ta thấy bình quân chung của mùa nắng đạt 2,65 lần, mùa mưa đạt 2,51 lần, thấp hơn mùa nắng 0,14 lần, phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra vào mùa nắng thu được giá trị gia tăng cao hơn so với mùa mưa là 0,14 đồng. Trong đó, mùa nắng cao nhất là rau dền 3,49 lần, có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 3,49 đồng thu nhập hỗn hợp. Tương tự, mùng tơi 3,07 lần, xà lách mũi tên 2,17 lần và thấp nhất cải xanh 1,86 lần. Vào mùa mưa cao nhất cần tây 2,89 lần, xà lách 2,37 lần và thấp nhất cải cúc đạt 2,27 lần. Như vậy, qua các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất RAT cả hai mùa nắng và mưa ta thấy: Rau dền mang lại hiệu quả cao nhất, tiếp đến cần tây, mùng tơi, xà lách, cải cúc, xà lách mũi tên và thấp nhất là cải xanh. 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 2.3.6.1. Ảnh hưởng quy mô đất đai Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng quy mô sản xuất nó còn thể hiện mức độ sản xuất hàng hóa. Không những thế quy mô đất đai còn ảnh hưởng một phần tới kết quả và hiệu quả sản xuất. Thực tế chúng ta thấy rằng, những diện tích sản xuất rau quy mô lớn thường đạt được hiệu quả hơn so với các hộ có diện tích trung bình và nhỏ. Nguyên nhân là khi đầu tư sản xuất trên quy mô lớn người nông dân có tâm lý chú trọng hơn trong công tác chăm sóc và bảo vệ. Nhưng không phải lúc nào đầu tư trên quy mô lớn lại mang lại lợi nhuận cao cần phải có quy hoạch, có thị trường tiêu thụ ổn định. Để hiểu sâu hơn về ảnh hưởng diện tích đến kết quả sản xuất RAT ta nghiên cứu bảng sau. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 48 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích tới kết quả sản xuất RAT ở các hộ (Tính bình quân trên sào) Phân tổ theo diện tích (sào) Số hộ Tổng chi phí (triệu đồng) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Thu nhập hỗn hợp (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) GO/TC MI/TC Mùa nắng <0,5 17 2,16 6,70 5,69 4,54 3,10 2,63 0,5 – 1 31 2,15 6,71 5,70 4,56 3,12 2,65 >1 12 2,12 6,76 5,73 4,64 3,18 2,70 Bq chung 60 2,15 6,72 5,70 4,57 3,12 2,65 Mùa mưa <0,5 17 2,00 5,83 5,00 3,83 2,92 2,50 0,5 – 1 31 1,99 5,83 5,03 3,84 2,93 2,53 >1 12 1,93 5,88 4,99 3,95 3,04 2,58 Bq chung 60 1,98 5,84 5,01 3,86 2,95 2,53 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2016) SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Qua số liệu bảng 13 ta thấy: Tổng lợi nhuận bình quân chung mùa nắng cho 60 hộ là 4,57 triệu đồng/sào/hộ, bình quân một đồng chi phí bỏ ra thu được 3,12 đồng giá trị sản xuất và 2,65 đồng thu nhập hỗn hợp. Có 17 hộ quy mô <0,5 sào đạt lợi nhuận là 4,54 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ thu được 3,10 đồng giá trị sản xuất và 2,63 đồng thu nhập hỗn hợp. Với quy mô từ 0,5- 1 sào có 31 hộ lợi nhuận thu được 4,56 triệu đồng/sào/hộ, một đồng chi phí bỏ ra hộ thu được 3,12 đồng giá trị sản xuất và 2,65 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với quy mô sản xuất >1 sào có 12 hộ đạt lợi nhuận 4,64 triệu đồng/sào/hộ, với một đồng chi phí bỏ ra hộ thu được 3,18 đồng giá trị sản xuất và 2,70 đồng thu nhập hỗn hợp. Từ thông tin trên ta thấy rằng vào mùa nắng mở rộng ba quy mô sản xuất trên đều mang lại hiệu quả kinh tế. Chênh lệch về lợi nhuận thu được ở cả ba quy mô là không lớn, các hộ sản xuất nên chọn quy mô >1 sào để thu được kết quả cao nhất. Vào mùa mưa: Tổng lợi nhuận bình quân thu được là 3,86 triệu đồng/sào/hộ, bình quân một đồng chi phí bỏ ra hộ thu được 2,95 đồng giá trị sản xuất và 2,53 đồng thu nhập hỗn hợp. Có 17 hộ sản xuất với quy mô <0,5 sào đạt lợi nhuận 3,83 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,92 đồng giá trị sản xuất và 2,50 đồng thu nhập hỗn hợp. Có 31 hộ quy mô 0,5–1 sào đạt lợi nhuận 3,84 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,93 đồng giá trị sản xuất và 2,53 đồng thu nhập hỗn hợp. Với diện tích >1 sào có 12 hộ tham gia sản xuất đạt lợi nhuận 3,95 triệu đồng/sào/hộ. Một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,04 đồng giá trị sản xuất và 2,58 đồng thu nhập hỗn hợp. Ta thấy rằng, lợi nhuận thu được ở các loại rau là khá lớn, bà con nên chọn quy mô sản xuất >1 sào để đạt hiệu quả cao nhất. 2.3.6.2. Ảnh hưởng mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất rau an toàn Mức độ đầu tư ban đầu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất RAT, chi phí giống, phân bónQuyết định trực tiếp đến kết quả năng suất từng loại rau. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 14: Ảnh hưởng của mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất RAT ở các hộ (Tính bình quân/sào) Phân tổ theo mức độ đầu tư (triệu đồng/sào) Số hộ Tổng chi phí (triệu đồng) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Thu nhập hỗn hợp (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) GO/TC MI/TC Mùa nắng <1 21 2,15 6,71 5,71 4,56 3,12 2,70 1 – 1,5 23 2,16 6,72 5,72 4,56 3,11 2,65 >1,5 16 2,13 6,75 5,67 4,62 3,17 2,66 Bq chung 60 2,15 6,72 5,70 4,57 3,12 2,65 Mùa mưa <1 18 2,02 5,83 5,00 3,81 2,89 2,48 1 – 1,5 21 1,99 5,84 5,01 3,85 2,94 2,52 >1,5 21 1,94 5,86 5,03 3,92 3,02 2,60 Bq chung 60 1,98 5,84 5,01 3,86 2,95 2,53 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2016) SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Qua số liệu bảng 14 ta thấy rằng: Vào mùa nắng: Mức đầu tư <1 triệu đồng/sào có 21 hộ, đạt lợi nhuận 4,56 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,12 đồng giá trị sản xuất và 2,70 đồng thu nhập hỗn hợp. Mức đầu tư 1- 1,5 triệu đồng/sào có 23 hộ đạt lợi nhuận 4,56 triệu đồng/sào/hộ. Ở mức này, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,11 đồng giá trị sản xuất và 2,65 đồng thu nhập hỗn hợp. Có 16 hộ đầu tư >1,5 triệu đồng/sào đạt lợi nhuận 4,62 triệu đồng/sào/hộ. Ta thấy, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,17 đồng giá trị sản xuất và 2,66 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhìn chung, ở mỗi mức đầu tư đều thu được kết quả và lợi nhuận khá cao và chênh lệch không đáng kể. Người sản xuất nên lựa chọn mức đầu tư >1,5 triệu đồng/sào để thu được lợi nhuận cao nhất. Vào mùa mưa: Mức đầu tư <1 triệu đồng/sào có 18 hộ tham gia đạt lợi nhuận 3,81 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,89 đồng giá trị sản xuất và 2,48 đồng thu nhập hỗn hợp. Mức 1- 1,5 triệu đồng/sào có 21 hộ tham gia đạt lợi nhuận 3,85 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,94 đồng giá trị sản xuất và 2,52 đồng thu nhập hỗn hợp. Với mức đầu tư >1,5 triệu đồng/sào có 21 hộ tham gia đạt lợi nhuận 3,92 triệu đồng/sào/hộ. Một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,02 đồng giá trị sản xuất và 2,60 đồng thu nhập hỗn hợp. Ta thấy rằng, ở mỗi mức đầu tư đều mang lại hiệu quả khá cao, để đạt được hiệu quả cao nhất các hộ sản xuất nên chọn mức >1,5 triệu đồng/sào. 2.3.6.3. Ảnh hưởng công lao động tới kết quả sản xuất RAT Lao động là yếu tố quan trọng, chăm sóc cây trồng qua từng giai đoạn phát triển, yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Khi công lao động trên một đơn vị diện tích tăng lên dẫn đến sự thay đổi của kết quả sản xuất. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động tới kết quả sản xuất RAT ở các hộ (Tính bình quân trên sào) Phân tổ theo lao động gia đình (công) Số hộ Tổng chi phí (triệu đồng) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Thu nhập hỗn hợp (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) GO/TC MI/TC Mùa nắng <5 24 2,17 6,70 5,71 4,53 3,09 2,64 5-8 24 2,15 6,71 5,70 4,56 3,12 2,65 >8 12 2,11 6,79 5,70 4,68 3,22 2,70 Bq chung 60 2,15 6,72 5,70 4,57 3,12 2,65 Mùa mưa <5 22 2,01 5,82 5,02 3,80 2,89 2,50 5-8 28 1,98 5,83 5,02 3,84 2,94 2,53 >8 10 1,89 5,94 4,97 4,05 3,14 2,62 Bq chung 60 1,98 5,84 5,01 3,86 2,95 2,53 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2016) SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Qua số liệu bảng 15 ta thấy: Vào mùa nắng: Mức sử dụng công lao động <5 công/sào có 24 hộ, đạt lợi nhuận 4,53 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,09 đồng giá trị sản xuất và 2,64 đồng thu nhập hỗn hợp. Mức từ 5–8 công/sào có 24 hộ đạt lợi nhuận 4,56 triệu đồng/sào/hộ. Một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,12 đồng giá trị sản xuất và 2,65 đồng thu nhập hỗn hợp. Có 12 hộ sản xuất với mức >8 công/sào đạt lợi nhuận 4,68 triệu đồng/sào/hộ. Ta thấy rằng, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,22 đồng giá trị sản xuất và 2,70 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong quá trình sản xuất rau an ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khả năng cơ giới hóa còn hạn chế nên lao động chủ yếu bằng thủ công, vì vậy hộ sản xuất nên đầu tư >8 công/sào để mang lại hiệu quả cao nhất. Vào mùa mưa: Với mức <5 công/sào có 22 hộ đạt 3,80 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,89 đồng giá trị sản xuất và 2,50 đồng thu nhập hỗn hợp. Từ 5–8 công/sào có 28 hộ đạt 3,84 triệu đồng/sào/hộ, một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,94 đồng giá trị sản xuất và 2,53 đồng thu nhập hỗn hợp. Ở mức >8 công/sào có 10 hộ đạt lợi nhuận 4,05 triệu đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 3,14 đồng giá trị sản xuất và 2,62 đồng thu nhập hỗn hợp. Vào mùa mưa các hộ sản xuất nên chọn mức đầu tư công lao động >8 công/sào để thu được hiệu quả cao nhất. 2.3.6.4. Ảnh hưởng các nhân tố khác  Thị trường tiêu thụ. - Sản xuất rau an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường và giá cả. Sự tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn. Để tìm kiếm một thị trường ổn định cho sản phẩm RAT là rất khó khăn, sự biến động về giá luôn thay đổi hàng ngày phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nguồn cung, nhu cầu thị trường và lòng tin khác hàng đến sản phẩm.  Khí hậu thời tiết. - Sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặc với yếu tố môi trường bên ngoài, độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ đều ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp sản xuất RAT, với tính chất khí hậu miền trung nắng nóng và mưa nhiều gây khó khăn, làm ảnh hưởng SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp quá trình sản xuất của bà con trên địa bàn xã. Vì vậy cần có các biện pháp hợp lý tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. 2.3.7. Tình hình tiêu thụ rau an toàn 2.3.7.1. Sơ đồ chuỗi cung rau an toàn Hoạt động sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất trên quy mô nhỏ. Nên kênh phân phối sản phẩm rau an toàn chưa phát triển mạnh. Sản phẩm được lưu thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận. Các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ rau an toàn ít. Bao gồm: Người thu gom ở địa phương, HTX và một số doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn xã như doanh nghiệp tư nhân Hóa Châu. Sơ đồ 1: Chuỗi cung rau an toàn 10% 50% 20% 20% Hộ sản xuất rau an toàn Người thu gom địa phương Hợp Tác Xã. (Kim Thành) Doanh nghiệp tư nhân. (Hóa Châu) Chợ Siêu thị Người tiêu dùng Người cung cấp giống Người cung cấp phân bón Người cung cấp đầu vào khác Các cở sở chế biến, nhà hàng, quán ăn SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đầu tiên người cung cấp đầu vào bao gồm: giống, phân bón, người cung cấp đầu vào khác, các công cụ, dụng cụ phục vụ trong quá trình sản xuất rau an toàn. Các hộ sản xuất RAT sau khi thu hoạch tiêu thụ sản phẩm theo bốn đường chính. 1, Hộ sản xuất bán sản phẩm cho người thu gom nhỏ trong địa phương, hình thức này chiếm 50% khối lượng sản phẩm. Chủ yếu thông qua trao đổi trực tiếp tại gia đình, không thông qua hợp đồng mua bán mà chỉ trao đổi bằng miệng số lượng rau sẽ mua, đây là hình thức phổ biến vì người nông dân bán sản phẩm tại vườn, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Sau đó người thu gom địa phương mang sản phẩm bán cho các cửa hàng trong chợ, người thu gom trong tỉnh và đưa đến người tiêu dùng. 2, Sản phẩm các hộ nông dân bán cho HTX thông qua hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm chiếm khoảng 20%. HTX chuyển đến bán tại các cửa hàng, quán ăn, cơ sở chế biến, siêu thị dưới hình thức hợp đồng, sau đó sản phẩm chuyển đến người tiêu dùng. 3, Doanh nghiệp tư nhân thu mua sản phẩm rau an toàn thông qua các hợp đồng mua bán chiếm 20% trong kênh phân phối. Từ đó sản phẩm được các doanh nghiệp bán lại cho các mối làm ăn, các nhà hàng, quán ăn, siêu thịsản phẩm được vận chuyển đến tay người tiêu dùng. 4, Sản phẩm được người nông dân ra chợ bán chiếm 10% tổng sản phẩm được sản xuất ra. 2.3.7.2. Chênh lệch giá bán các trong chuỗi cung Ở mỗi cấp trung gian trong chuỗi cung có các mức giá bán sản phẩm RAT khác nhau tùy từng loại rau, từng thời điểm có giá bán nhất định. Nhìn chung, giá bán chủ yếu của các loại trong mùa nắng và mùa mưa tuân theo các cấp độ như sau: Thấp nhất là giá bán hộ sản xuất, tiếp đến HTX, người thu gom, doanh nghiệp thu mua, chợ và cao nhất là giá mua sản phẩm của người tiêu dùng. Giá có sự chênh lệch đó, là do ở mỗi cấp độ khác nhau giá bao gồm cả lợi nhuận, hoa hồng, giá trị thực, chi phí vận chuyển. Do vậy giá có sự chênh lệch giữa các trung gian trong chuỗi cung. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 16: Chênh lệch giá bán trong chuỗi cung ĐVT: 1000đ/kg Chỉ tiêu Hộ sản xuất Người thu gom Hợp tác xã Doanh nghiệp tư nhân Chợ Người tiêu dùng Mùa nắng - Xà lách mũi tên 6,0 7,5 7,0 8,0 8,5 10,0 - Rau dền 15,5 17,5 17,0 18,0 18,5 21,0 - Mùng tơi 15,0 16,5 16,0 17,5 17,5 20,0 - Cải xanh 7,0 9,0 8,0 9,5 10,0 12,0 Mùa mưa - Xà lách 6,0 8,0 7,0 8,5 9,0 10,0 - Cải cúc 9,0 11,0 10,5 12,0 13,0 15,0 - Cần tây 11,0 12,0 11,0 13,5 14,0 18,0 ( Số liệu điều tra 2016) Qua số liệu bảng 16 ta thấy rằng: Trong khâu tiêu thụ sản phẩm rau an toàn có sự khác biệt về giá trong các trung gian. - Vào mùa nắng: Giá bán chênh lệch người sản xuất và người tiêu dùng ở các loại rau là khá lớn, cao nhất là rau dền 5,5 nghìn đồng/kg, tiếp đến là cải xanh và mùng tơi với 5 nghìn đồng/kg, xà lách mũi tên với 4 nghìn đồng/kg. Từ người sản xuất đến người tiêu dùng có sự chênh lệch giá đáng kể, nguyên nhân chủ yếu gây nên sự chênh lệch giá là do qua các khâu trung gian giá bán sản phẩm bao gồm cả chi phí vận chuyển, lợi nhuận, hoa hồng, từ đó làm cho giá tăng. Vì vậy, người sản xuất cần có sự liên kết trong khâu tiêu thụ nhằm nâng cao giá bán và tăng thu nhập. - Vào mùa mưa: Giá bán chênh lệch giữa người sản xuất và người tiêu dùng, ở các loại rau như sau: Cao nhất là cần tây với 7 nghìn đồng/kg, cải cúc 6 nghìn đồng/kg và xà lách 4 nghìn đồng/kg. Chi phí người tiêu dùng bỏ ra tiêu thụ sản phẩm cao, trong khi đó giá bán tại các hộ sản xuất thấp, hao phí ở các cấp độ trung gian khá lớn. Vì vậy cần có các biện pháp nhằm hạn chế hao phí, nâng cao giá bán cho các hộ sản xuất rau an toàn. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.8. So sánh hoạt động sản xuất rau an toàn trong mùa nắng và mùa mưa Sản xuất RAT mùa nắng Sản xuất RAT mùa mưa - Ưu điểm: + Sản lượng cao + Giá bán được duy trì ở mức ổn định + Thời tiết sản xuất thuận lợi, có hiện tượng sương sớm và mưa giông cung cấp lượng đạm tự nhiên cho cây phát triển + Mùa nắng thời tiết nóng bức, rau có tính làm mát nên được tiêu dùng nhiều. + Quá trình chăm sóc dể dàng hơn so với mùa mưa - Ưu điểm: + Trồng được đa dạng nhiều loại rau, đặc biệt cây vụ đông. + Tiết kiệm chi phí nước tưới và lưới che. + Giá cả biến động lớn, một số thời điểm giá bán cao, tùy vào điều kiện yếu tố ảnh hưởng. + Hạn chế được sâu bệnh sảy ra. - Nhược điểm: + Có hiện tượng sâu bệnh trên một số diện tích cải xanh. + Tăng thêm chi phí nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, lưới che và công tưới nước. - Nhược điểm: + Giá bán không ổn định ngoài thời điểm tết âm lịch giá thường thấp. + Xu hướng tiêu dùng mùa mưa là các thực phẩm khô, nên tiêu thụ rau hạn chế, chủ yếu trong dịp lễ Tết. + Khó khăn trong quá trình chăm sóc, thu hoạch do thời tiết lạnh, mưa. Nhìn chung, hoạt động sản xuất RAT ở mùa nắng và mùa mưa đều có ưu, nhược điểm riêng. Tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, không thể tách rời nên dẫn đến sản lượng, năng suất thay đổi theo biến động thời tiết. Bên cạnh đó nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng quyết định giá bán sản phẩm, tùy vào lượng cung sản phẩm, thời điểm bán giá cả có sự biến động khác nhau. Theo ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất RAT, ở mùa nắng có nhiều thuận lợi hơn so với mùa mưa, từ điều kiện sản xuất, cho đến tiêu thụ sản phẩm. Trong mùa mưa thời tiết lạnh, điều kiện sản xuất tương đối khó khăn, giá bán không ổn định, chủ yếu cao trong dịp lễ tết, ngoài thời điểm đó thì giá bán tương đối thấp. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ QUẢNG THÀNH 3.1. Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành. Từ những lợi thế của xã đã đưa ra định hướng phát triển cho ngành nông nghiệp sản xuất rau an toàn. - Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, xã Quảng Thành quyết tâm thực hiện thành công mô hình, đồng thời mở rộng toàn bộ diện tích sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã, phấn đấu nâng diện tích trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP lên toàn bộ diện tích trồng rau trong địa bàn và mở rộng vùng rau lên từ 3- 3,5 ha trong năm 2016. - Tiếp tục mở rộng các lớp tập huấn và trang bị kỹ thuật sản xuất RAT, vận động người dân trong vùng cùng tham gia sản xuất. Thực hiện tốt các quy trình kỹ theo hướng VietGAP đã được khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Huế chuyển giao. - Chỉ đạo doanh nghiệp tư nhân rau Hóa châu tìm kiếm thị trường để nâng cao sản lượng bán ra trong thời gian tới, đối với sản lượng rau còn lại đề nghị các hộ gia đình tham gia mô hình tổ chức bao gói sản phẩm, bao bì ghi rõ địa chỉ xuất xứ và hộ sản xuất và tự chịu trách nhiệm trước sản phẩm mình đưa vào tiêu thụ trên thị trường. Chỉ đạo 2 HTXNN tham gia vào chuỗi giá trị trong đó đảm nhận thêm khâu thu mua và phân phối sản phẩm của nông dân sản xuất ra. - Xây dựng kế hoạch để hàng năm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau như hệ thống điện, quy hoạch và bê tông hóa đường nội bộ, hệ thống tưới tiêu nhất là hỗ trợ cho các hộ tham gia lắp đặt hệ thống tưới tự động, nhà lưới, xây dựng hệ thống tường rào bảo vệ. Đầu tư xây dựng nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. - Xây dựng trang web quản bá sản phẩm, liên doanh với các đơn vị phân phối để cung ứng sản phẩm rau đảm bảo chất lượng. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành 1, Tổ chức sản xuất rau theo đúng quy trình kỹ thuật Qua kết quả phân tích, năng suất rau cao do áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy trong sản xuất cần phải: - Khuyến khích sử dụng nhà lưới và áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn mới đảm bảo chất lượng rau an toàn và cho năng suất cao. - Thực hiện tốt 5 điều cấm trong chuỗi sản xuất đến cung ứng là:  Cấm sử dụng phân tươi và nước thải trên rau.  Cấm sử dụng nguồn nước bẩn đã cấm theo quy định trên rau.  Cấm lạm dụng phân hóa học.  Cấm lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, hạn chế tiến đến không dùng thuốc có độ độc cao.  Cấm sử dụng hóa chất trong công nghiệp (phân, thuốc, chất kích thích sinh trưởng) trong vòng 15 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc:  Đúng chủng loại: Chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.  Đúng liều lượng: Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.  Đúng cách: Áp dụng biện pháp phun, bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.  Đúng thời gian: Sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau.  Thực hiện sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản kịp thời ngay sau thu hoạch. Để đảm bảo chất lượng rau an toàn, rau không bị dập nát, hư thối và có bao bì nhãn mác rõ ràng. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2, Nâng cao trình độ cho người sản xuất - Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân, khuyến khích người dân tích cực tham gia các lớp đào tạo ngắn và dài hạn của các cơ quan chức năng nhằm trang bị kiến thức, thay đổi tư duy hướng đến vì sức khỏe cộng đồng, chống ô nhiễm môi trường. - Không ngừng học hỏi và tiếp thu những cái mới các mô hình sản xuất giỏi nhằm áp dụng nâng cao tay nghề trong sản xuất. - Cần có sự liên kết giữa các hộ sản xuất, thành lập các câu lạp bộ, thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng nhau thảo luận những khó khăn trong khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 3, Giải pháp tiêu thụ - Hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, đăng ký xây dựng nhãn hiệu, nâng cao uy tín sản phẩm trong lòng người tiêu dùng tạo tiền đề nâng cao giá bán sản phẩm. - Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, tìm đầu ra ổn định giá cả hợp lý cho sản phẩm tránh thương lái chèn ép giá. - Có sự liên kết chặc chẽ giữa nhà sản xuất, người thu gom, chủ buôn địa phương, các doanh nghiệp thu mua xây dựng thành mạng lưới hỗ trở cùng phát triển gắn kết với nhau. Tổ chức tiêu thụ dưới nhiều hình thức tìm kiếm nhiều thị trường mới, thị trường khu vực, trong nước và hướng ra xuất khẩu. - Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ trên địa bàn thành phố, xây dựng các điểm bán rau an toàn, bước đầu tạo dựng cơ sở phát triển cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm của mình. 4, Giải pháp chính sách vĩ mô - Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn. - Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác điều tra cơ bản xác định vùng sản xuất, xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, kho bảo quản, xúc tiến thị trường, chợ bán buôn, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 61 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Tập trung đầu tư có trọng điểm vào các vùng trồng rau truyền thống, có điều kiện thuận tiện về cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ việc cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau an toàn ở những địa phương đủ điều kiện. - Hỗ trợ nông dân trong bảo quản bằng việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. - Có chính sách giao đất, quy hoạch phát triển vùng rau tạo điều kiện thuận lợi phát triển tập trung kiểm tra chất lượng. - Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cần chú trọng công tác thủy lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho sản xuất, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, khuyến khích sử dụng điện thoại cá nhân giúp người trồng rau nắm bắt được thông tin cần thiết, kịp thời để có những quyết định đúng đắn trong các quyết định sản xuất kinh doanh rau an toàn. - Đối với các hộ sản xuất quy mô lớn nên đầu tư hệ thống nước tưới đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất vừa tiết kiệm được thời gian lao động tưới nước vào mùa nắng. - Tổ chức chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất giống rau, tăng cường công tác quản lý chất lượng giống đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống rau trên địa bàn. - Tập trung xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất cho từng chủng loại rau, đặc biệt là các loại rau có khả năng tiêu thụ và thích ứng cao với điều kiện tự nhiên của địa phương. - Tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho rau đã được Bộ NN & PTNT cho phép sử dụng. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng giống, vật tư hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón... Trong sản xuất rau, sử dụng rau an toàn nhằm đảm bảo sản phẩm rau xanh cung ứng cho thị trường đạt chất lượng. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 62 Đạ i h ọc K nh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua việc thực tế thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi rút ra một số kết luận sau. Rau an toàn là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên thì yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm càng gia tăng. Rau an toàn có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe của con người. Thực tế cho thấy rằng phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Quãng Thành là hướng đi đúng, phù hợp với xu hướng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Năm 2015 diện tích sản xuất RAT đạt 11,6 ha, giá trị sản xuất đạt được là 220 triệu/ha. Hằng năm, hoạt động sản xuất rau đã tạo ra giá trị ước đạt 7,79 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 520 hộ với trên 1.100 lao động tại chỗ. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế của địa phương. Tuy nhiên người dân ở đây cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất như: Công tác tổ chức thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật ở một số hộ nông dân chưa được đảm bảo. Trình độ sản xuất của người nông dân còn hạn chế, một số bộ phần còn theo lối sản xuất truyền thống. Khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, giá cả chưa tương xứng giá trị sản xuất ra sản phẩm, người nông dân bị các thương lái chèn ép giá, giá bán không ổn định thất thường. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thấp, hệ thống che chắn và tưới tiêu vẫn còn hạn chế chưa được đầu tư đồng bộ. Để khắc phục những khó khăn trên tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: - Cần tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, áp dụng đúng quy trình sản xuất rau an toàn. - Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ tay nghề cho người nông dân, tìm hiểu tài liệu sản xuất. - Cần có sự liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm, người sản xuất, người thu gom các cơ sở chế biến và tăng cường ký kết hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm. - Thường xuyên cập nhập thông tin thị trường, để có chiến lược phát triển sản xuất, tìm kiếm nhiều thị trường tiêu thụ mới. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Hoàng thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà lưới, tưới tiêu. Chuyển giao quy hoạch đất đai thuận tiện trong khâu sản xuất, hệ thống tín dụng ngân hàng. 2. Kiến nghị Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Qua quá trình khảo sát thực tiễn tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - UBND sớm phê duyệt đề án phát triển rau an toàn, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển RAT theo hướng hàng hóa, hỗ trợ giống mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản xuất, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, khắc phục rủi ro trong sản xuất. - Chỉ đạo rà soát, quy hoạch hạ tầng đường xá, giao thông đi lại, kênh mương nhà máy đóng sơ chế và đóng gói sản phẩm, xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch vùng sản xuất RAT, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, hình thành các nông trại, trang trại sản xuất với sản lượng lớn, chất lượng tốt. - Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm kịp thời, nhanh chóng và chứng nhận khi đủ điều kiện, tạo lòng tin của người tiêu dùng góp phần tăng giá bán sản phẩm rau an toàn. - Tăng cường vai trò quản lý, quản bá thương hiệu rau an toàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang web, báo, loa phát thanh huyện, xã, các phóng sự ngắn phỏng vấn nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng về khả năng sẵn lòng chi trả giá cao hơn khi chất lượng được đảm bảo hay không. - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng từ tỉnh, huyện đến xã để thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên rau. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau. - Các đơn vị quản lý nhà nước cần tăng cường cán bộ khuyến nông, cán bộ NN - PTNN tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau đặc biệt là RAT trên các phương tiện thông tin và khuyến khích nông dân áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện chiến lược mỗi cán bộ gắn với mỗi vùng sản xuất và chịu trách nhiệm về khâu quản lý, kiểm tra chất lượng vùng đó. - Cần có sự liên kết chặc chẽ giữa người sản xuất với người thu gom nhỏ địa phương, thu gom lớn ở tỉnh, các doanh nghiệp sơ chế, vận chuyển và các siêu thị trong địa bàn. Nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm tránh tình trạng chèn ép giá. SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả thực hiện quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VIETGAP 2015. 2. Báo cáo đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng”. 4. Quy trình sản xuất rau an toàn VIETGAP. 5. Bài giảng kinh tế nuôi trồng thủy sản – Th.s Tôn Nữ Hải Âu – Khoa kinh Tế và Phát Triển, Trường Đại Học Kinh Tế Huế. 6. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 7. Bài giải Hệ Thống Nông Nghiệp – Ths Phạm Thị Thanh Xuân. 8. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế https://skhcn.thuathienhue.gov.vn 9. Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh 10. Thực trạng và giải pháp sản xuất ran an toàn ở Việt Nam – sv Thái Thị Bun My - Kinh tế nông nghiệp 46A 11. Lý thuyết và vấn đề áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. 12. Viện khoa học kỹ thuật miền nam SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN I. Thông tin về chủ hộ (người ra quyết định sản xuất rau an toàn) 1.1. Họ và tên chủ hộ:..... 1.2. Địa chỉ: thôn .................... Xã .................... Huyện: 1.3. Giới tính: ............. 1.4. Tuổi: ................ 1.5. Trình độ văn hóa: lớp ........... 1.6 Tham gia tập huấn khuyến nông:lần. trong đó tập huấn về sản xuất rau an toàn: . Lần 1.7 Gia đình hiện sản xuất 1. rau an toàn 2. Rau thường 3. Rau an toàn và rau thường II. Thông tin về các nguồn lực cơ bản của hộ 2.1. Số người đang sống trong gia đình: 2.3 Số lao động: ............. Trong đó lao động sản xuất nông nghiệp: 2.4 Tình hình đất đai của nông hộ (chú ý điều tra DT đất sản xuất rau an toàn) Chỉ tiêu đất đai ĐVT Tổng số Giao cấp Thuê, mướn Khác 2.4. Tổng DT đang sử dụng sào 2.4a. DT đất ở sào 2.4b. DT đất SX NN Sào 2.4c. DT đất trồng lúa sào 2.4d. DT đất trồng rau an toàn Sào 2.5 Tư liệu sản xuất của các hộ cho sản xuất rau an toàn . Loại ĐVT Số lượng Gía trị mua (1.000đ) Thời gian sử dụng (tháng) Ghi chú Phiếu số: SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 66 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp III. Thông tin về sản xuất rau an toàn 3.1 Sản xuất rau an toàn Thông tin Mùa nắng Mùa mưa Rau ăn lá Rau gia vị Rau ăn lá Rau gia vị Xà lách mũi tên Rau dền Mùng tơi Cải xanh Rau thơm Ngò Xà lách Cải cúc Cần tây Rau thơm ngò 1. Diện tích 2. Sản lượng 3. Mức đầu tư 3.1 Giống 3.2 Phân hữu cơ Phân chuồng 3.3 Phân vô cơ Đạm đầu trâu U rê NPK . 3.4 Thuốc trừ sâu 3.5 Công lao động -Công lao động thuê - lao động gia đình SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2 Thông tin về giá cả (giá năm 2015) Chỉ tiêu ĐVT Giá tiền Ghi chú 3.2a. Giống 3.2b. Giá phân vô cơ 1000 đ/kg - Loại . 1000 đ/kg Loại 1000 đ/kg Loại 1000 đ/kg - Loại .. 1000 đ/kg 3.2c. Phân hữu cơ 1000 đ/kg 3.2d. Thuốc trừ sâu 1000 đ/chai - Loại ,.. 1000 đ/chai - Loại .. 1000 đ/chai 3.2e. Ngày công lao động 1000 đ/công 3.2f. Giá sản phẩm bán ra 1000 đ/kg - rau an toàn 1000 đ/kg Rau 1000 đ/kg Rau 1000 đ/kg Rau 1000 đ/kg Rau 1000 đ/kg - Giá bán cao nhất 1000 đ/kg - Thời điêm giá cao nhất - Giá bán thấp nhất 1000 đ/kg - thời điểm giá thấp nhất SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.3. Tình hình tiêu thụ (kg) Chỉ tiêu 3.3.a Tổng khối lượng tiêu thụ 3.3 b. Bán ở đâu? + Bán tại vườn + Bán tại nhà + Bán ở nơi khác 3.3.c. Bán cho ai? + Thu gom nhỏ địa phương + Thu gom lớn của vùng/tỉnh + Bán cho người khác 3.4. Các dịch vụ mà gia đình Ông/ Bà có tiếp cận Loại dịch vụ Có/Không Đánh giá chất lượng (Tốt/TB/Xấu) 1. Khuyến nông/tập huấn sản xuất rau an toàn 2. Vật tư NN HTX 3. Vật tư NN do công ty tư nhân cung cấp 4. Thông tin thị trường 5. Dịch vụ tín dụng của ngân hàng 6. 7. 3.5 Nhận thức của gia đình về rau an toàn 3.5.1 Gia đình sx rau an toàn để 1. Tiêu dùng trong gia đình 2. Bán ra thị trường 3. lý do khác. 3.5.2. Gia đình có muốn mở rộng diện tích sx rau an toàn không SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 1. có 2. Không Lý do : . 3.5.3. Gia đình có áp dụng yêu cầu kỹ thuật trong sx rau an toàn không 1. có 2. Không Lý do : . 3.5.4. Sản xuất rau an toàn thường gặp những khó khăn gì 1. Không tiêu thụ được sản phẩm 2. năng suất thấp 3. Giá bán thấp 4. Khó tiêu thụ sản phẩm 5. sâu bệnh nhiều 6. khó khăn trong việc mua vật tư (giống, phân bón,) cho sản xuất 7. thời tiết không thuận lợi 8. Sản phẩm kiểm nghiệm không đạt chuẩn 9. Khác. . 3.5.5. Gia đình có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong sản xuất rau an toàn 1. có 2. Không Cụ thể : 3.5.6. Gia đình có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong tiêu thụ rau an toàn 1. có 2. Không Cụ thể : 3.5. 7. Kiến nghị của gia đình đối với chính quyền địa phương để phát triển rau an toàn XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SVTH: Lương Quý – Lớp: K46B KTNN 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_rau_an_toan_tai_xa_quang_thanh_huyen_quang_dien_tinh_thua_thien_hue_834.pdf