Khóa luận Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trong vụ đông xuân 2010 trên địa bàn huyên Nam Đàn tôi rút ra một số kết luận sau: Nam Đàn là một trong những huyện được ưu tiên cho sự phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các cấp lãnh đạo cũng như của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Vụ đông xuân 2010 trên địa bàn huyện thì các giống lúa lai đã được đưa vào sản xuất phổ biến hơn song các giống lúa thuần vẫn đang chiếm ưu thế do giá giống rẻ hơn rất nhiều so với giá giống lúa lai mặt khác do người dân vẫn đang còn thuế kinh nghiệm cũng như kiến thức để sản xuất các giống lúa lai nên hiệu quả của các giống này mang lại còn đang thấp. Trong cơ cấu đầu tư của các nông hộ thì đầu tư cho phân bón và chi phí công lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, do trong vụ này giá phân bón đều tăng mạnh nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất của người dân. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng đa phần người trồng lúa trên địa bàn đều tiến hành đầu tư thâm canh một cách tự phát chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân thiếu cơ sở khoa học, người nông dân chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên đi tác hại lâu dài của việc lạm dụng phân bón hóa học. Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đưa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hoá toàn diện trong sản xuất được đưa lên hàng đầu. Để khẳng định vai trò vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nông dân nói riêng, huyện cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho năng suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, mặt khác cũng cần hướng dẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển sản xuất nhưng không phá hoại môi trường. Đại học Kinh tế

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 1 sào cao nhất nên VA bình quân sào của các nông hô ở Nam Thái cao nhất 1112,08 nghìn đồng, xã có VA thấp nhất là Nam Nghĩa chỉ có 1029,62 nghìn đồng/sào. Trong quá trình sản xuất các hộ ở Nam Nghĩa đã dầu tư với mức thấp hơn bình quân chung nên kết quả sản xuất không cao, năng suất lúa còn thấp nên VA của các nông hộ trên địa bàn xã là thấp nhất chỉ đạt 1029,62 nghìn đồng/sào trong khi bình quân chung trên địa bàn huyện là 1059,07 nghìn đồng/sào. Đại ọc Kin h tế Hu ế 42 Đối với chỉ tiêu GO/IC đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ, nên hiệu suất này cao thì sản xuất càng có hiệu quả. Bình quân trong vụ đông xuân của các hộ điều tra hệ số này là 3,62 lần nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 3,62 đồng giá trị sản xuất. Như đã phân tích ở trên các nông hộ trên địa bàn xã Nam Thái chủ yếu sản xuất các giống lúa lai nên năng suất có cao hơn hẳn vì vậy mà chỉ tiêu GO/IC của xã này cũng cao nhất 3,64 lần. Bên cạnh chỉ tiêu GO/IC một chỉ tiêu khác cũng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất là chỉ tiêu VA/IC, thông qua chỉ tiêu này sẽ thể hiện rõ vệc bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này trong vụ đông xuân 2010 trên địa bàn huyện ở mức 2,62 lần, trong đó Nam Thái là xã có hiệu quả cao nhất 2,64 lần và thấp nhất là Nam Nghĩa với 2,61 lần. Xét một cách tổng quát thì trong vụ đông xuân năm 2010 sản xuất lúa trên địa bàn huyện cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Qua quá trình phân tích cho thấy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người nông dân chủ yếu lấy công làm lãi. Chi phí trung gian mà các nhóm hộ sử dụng là tương đương nhau, song lại có kết quả và hiệu quả có sự khác nhau. 2.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn huyện 2.2.5.1. Ảnh hưởng của các nhân tố nội lực hộ đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2010  Ảnh hưởng của cơ cấu giống Qua quá trình điều tra thực tiễn tại địa bàn cũng như thông tài liệu tại phòng nông nghiệp cung cấp thì hiện nay trên địa bàn huyện nông dân tiến hành sản xuất song song 2 loại lúa lai và các lúa thuần, mỗi giống lúa đều có những ưu điểm và những hạn chế riêng, lúa lai thì sinh trưởng và phát triển nhanh nên rút ngắn được chu kỳ sản xuất, chất lượng gao ngon hơn nhiều tuy nhiên hiện nay giá giống còn cao sâu bệnh trên các giống lúa lai nhiều và khả năng chống chịu được với điều kiện khắc nghiệt của địa phương thấp. Còn các giống lúa thuần thì có khả năng chống chịu thích nghi tốt hơn, giá giống cũng thấp hơn bên cạnh đó có thể dùng lúa từ các vụ trước để lại để làm giống , tuy nhiên năng suất của các giống này không cao mà chu kỳ sinh Đại học Kin h tế Hu ế 43 trưởng lại kéo dài. Để thấy rõ hiệu quả và kết quả của các giống lúa mà các nông hộ điều tra đạt được ta quan sát bảng sau: Bảng 12: So sánh hiệu quả sản xuất của giống lúa lai và giống lúa thuần trên địa bàn huyện Nam Đàn (Bình quân/sào) Chỉ tiêu ĐVT Lúa lai Lúa thuần Tổng/BQ chung % diện tích % 34,5 65,5 100 NS Kg/sào 314,12 292,98 301,97 GO 1000 đ 1569,86 1464,91 1493,05 IC 1000 đ 445,15 427,59 433,98 VA 1000 đ 1124,71 1037,31 1059,07 GO/IC Lần 3,53 3,65 3,62 VA/IC Lần 2,53 2,65 2,62 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đối với các hộ trồng lúa lai thì giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với các giống lúa thuần truyền thống đạt 1569,86 nghìn đồng/sào, còn lúa thuần chỉ có 1464,91 nghìn đồng/sào. Tuy nhiên chi phí trung gian để đầu tư cho sản xuất lúa lai lại cao hơn nhiều 445,15 nghìn đồng/sào và lúa thuần là 427,59 nghìn đồng/sào, IC cao là do giống lúa lai đang sản xuất trên địa bàn huyện chủ yếu là các giống lúa lai F1 của Trung Quốc nên giá khá cao, bên cạnh đó thì sâu bệnh cũng phát triển và diễn biến khá phức tạp trên các giống lúa lai nên đẩy chi phí thuốc bảo vệ thực vật lên cao. Trong thời gian tới thì nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp cần tìm ra giải pháp giúp giảm giá giống mặt khác cũng cần thường xuyên bám sát đồng ruộng phát hiện và tiến hành dập dịch bệnh sớm, áp dụng các biện pháp sinh học để giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Do IC cao nên các chỉ số thể hiện về hiệu quả của các giống lúa lai đều thấp hơn so với giống thuần truyền thống cụ thể chỉ số GO/IC của các giống lúa lai là 3,53 lần trong khi các giống lúa thuần là 3,65 lần, điều này cho thấy cứ 1 đồng chỉ phái bỏ ra thì lúa lai mang về 3,53 đồng giá trị sản xuất trong khi lúa thuần mang về 3,65 đồng giá trị sản xuất. Đại học Kin h tế Hu ế 44 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy sản xuất lúa lai lại không hiệu quả bằng sản xuất lúa thuần, do đa số bà con nông dân đều sản xuất theo kiểu truyền thống, ít áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác các hộ cũng đầu tư các đầu vào một cách tự phát không theo quy trình kỹ thuật mà các chuyên gia đã đưa ra đối với từng giống lúa. Trong thời thời gian tới để sản xuất lúa trên địa bàn huyện đạt được hiệu quả cao hơn và chất lượng gạo cao thì việc đưa ngày càng nhiều các giống lúa lai chất lượng cao vào sản xuất là điều tất yếu phải làm, bên cạnh đó cũng cần tìm đầu ra cho các giống lúa lai do hiện nay trên địa bàn huyện giá lúa lai cũng bằng với giá lúa thuần nên tuy năng suất có cao hơn nhưng giá trị sản xuất của cây lúa lai không cao hơn là mấy. Để nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa lai, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây : - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về kỹ thuật sản xuất lúa lai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là ưu tiên tăng số lần đọc tài liệu kỹ thuật sản xuất lúa lai trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã. - Tổ chức các lớp tập huấn gắn với việc phát tài liệu kỹ thuật sản xuất lúa lai cho các hộ nông dân có sản xuất lúa lai trong vụ đông xuân 2010-2011. - Thành lập các tổ chỉ đạo sản xuất đông xuân gắn với việc chỉ đạo sản xuất lúa lai ở cơ sở; huy động cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ khuyến nông viên ở xã, cán bộ kỹ thuật ở các HTX NN trong công tác chỉ đạo kiểm tra hướng dẫn kỹ thuật ngâm ủ giống, quản lý lượng giống gieo sạ, chăm sóc, bón phân đúng qui trình ; theo phương pháp cầm tay chỉ việc, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lâu nay chưa làm lúa lai. Không nên chủ quan chỉ tổ chức tập huấn mà thiếu kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp. - Khuyến khích nông dân sử dụng công cụ sạ hàng để đảm bảo mật độ. Các địa phương cần huy động và sử dụng hết công suất của các công cụ sạ hàng đã trang bị và hỗ trợ mua thêm công cụ sạ hàng để tăng diện tích được sạ hàng, giảm diện tích sạ lan. - Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các hội đoàn thể trong chỉ đạo sản xuất đông xuân nói chung và phát triển lúa lai nói riêng. Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Đại học Kin h ế Hu ế 45  Ảnh hưởng của chi phí trung gian Chi phí trung gian là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Chi phí trung gian bao gồm các loại chi phí thuê và mua ngoài như phân bón, thuốc BVTV, thủy lợi phí, lao động thuê ngoài Các yếu tố cấu thành nên chi phí trung gian có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Để thấy được ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả và kết quả của từng giống lúa cụ thể ta quan sát bảng số liệu sau: Đại học Kin h tế Hu ế 46 Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của hộ sản xuất STT Phân tổ theo IC/sào (1000đ) Số hộ NS (kg/sào) GO (1000đ) IC (1000đ) VA (1000đ) VA/IC (lần)Số hộ % Lúa lai Ia <350 2 5,71 300,33 1501,65 292,92 1208,73 4,12 IIa 350-460 21 60,00 310,00 1550,00 412,12 1137,88 2,76 IIIa >460 12 34,29 323,62 1616,00 528,32 1087,68 2,08 Tổng/BQ chung 35 100 314,12 1569,86 445,15 1124,71 2,53 Lúa thuần Ib <350 18 32,73 291,06 1455,3 318,39 1136,92 3,65 IIb 350-460 17 30,09 293,00 1465,00 427,60 1037,4 2,43 IIIb >460 20 36,36 293,4 1467,00 544,04 922,96 1,7 Tổng/BQ chung 55 100 292,98 1464,91 427,59 1037,31 2,65 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)Đại học Kin h tế Hu ế 47 Đối với nhóm hộ điều tra tôi chia ra các nhóm sản xuất lúa lai với 35 hộ và nhóm sản xuất lúa thuần gồm 55 hộ. Đối với giống lúa lai tôi phân thành 3 tổ: Tổ Ia là nhóm hộ có chi phí trung gian bình quân sào nhỏ hơn 350 nghìn đồng/sào. Tổ này có quy mô nhỏ nhất chỉ có 2 hộ chiếm 5,71%. Tổ IIa nhóm hộ có chi phí trung gian bình quân/sào năm trong khoảng 350-460 nghìn đồng, nhóm này có 21 hộ chiếm 60%. Tổ IIIa gồm 12 hộ còn lại chiếm 34,29% là những hộ có mức đầu tư chi phí bình quân/sào cao nhất lớn hơn 460 nghìn đồng/sào. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đối với lúa lai thì mức đầu tư càng cao thì giá trị sản xuất và năng suất lúa bình quân/sào càng tăng tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang về không cùng xu thế. Tổ III là tổ có năng suất lúa bình quân/sào cao nhất đạt 323,62kg/sào, năng suất lúa cao nên GO của các hộ cũng cao tương ứng 1616,00 nghìn đồng/sào. Tổ I là tổ có năng suất lúa thấp nhất, chỉ có 300,33kg/sào, đối với các giống lúa lai năng suất này còn khá thấp do đầu mức đầu tư còn chưa hợp lý. Tương tự lúa lai đối với lúa thuần tôi cũng phân thành 3 tổ: Tổ Ib tương ứng với mức đầu tư nhỏ hơn 350 nghìn đông/sào. Tổ IIb là các hộ có mức đầu tư trong khoảng 350-460 nghìn đồng/sào. Tổ IIIb mức chi phí trung gian cao nhất lớn hơn 350 nghìn đồng/sào. Đối với các giống lúa thuần thì chi phí về giống có thấp hơn nhưng bà con lại tập trung đầu tu cho phân bón nhiều nên đa phần mức đầu tư của các hộ tập trung vào tổ IIIb là tổ có mức chi phí trung gian cao nhất với 20 hộ chiếm 36,36%. Cũng như đối với các giống lúa lai, với mức đầu tư chi phí trung gian thì năng suất cũng như giá trị sản xuất của các hộ đều tăng. Tổ IIIb là tổ có năng suất lúa bình quân hộ cao nhất 293,4kg/sào mang về giá trị sản xuất 1467,00 nghìn đồng/sào. Tổ Ib là tổ có năng suất lúa bình quân trên sào cũng như giá trị sản xuất thấp nhất năng suất chỉ đạt 291,06kg/sào và GO bằng 1455,3 nghìn đồng/sào. 2.2.5.2.Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến kết quả và hiệu quả sản xuất  Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của quá trình sản xuất. Giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất. Cũng giống như các Đại học Ki h tế Hu ế 48 hoạt động sản xuất kinh doanh khác, giá cả sản phẩm luôn được các hộ sản xuất lúa quan tâm hàng đầu trong khâu tiêu thụ vì nó quyết định thành bại trong hoạt động sản xuất của hộ. Sản xuất lúa trên địa bàn huyện chưa phải là ngành sản xuất theo hướng hàng và giá cả tuân theo quy luật thị trường. Nhưng giá cả luôn biến động dựa theo quan hệ cung cầu nên thông tin về giá lúa luôn là bài toán khó cho các hộ sản xuất. Khâu tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện còn khá khó khăn do chưa có nhà máy thu mua sản phẩm trực tiếp cho người dân mà chủ yếu người dân chỉ bán lúa thông qua các tư thương nhỏ, thường bị ép giá. Các hộ gia đình thường bán lúa ngay tại nhà để thuận tiện không mất công vận chuyển mặt khác giá lúa bán tại nhà và tại chợ không chênh lệch nhau. Bảng 14: Tình hình thị trường tiêu thụ lúa trên địa bàn Chỉ tiêu Tỷ trọng trong tổng lượng bán (%) Bán cho tư thương nhỏ 100 - Bán tại nhà 86,55 - Bán tại chợ 13,45 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Do sản xuất lúa trên địa bàn huyện chưa mang tính hàng hóa, sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của gia đình chỉ đưa ra thị trường phần dư thừa nên thị trường tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện còn nhỏ, số lượng người mua ít, nên nông dân rất dễ bị tư thương ép giá, mặt khác vào những thời điểm không có các nhà mày thu mua thì tư thương không mua lúa cho người dân hoặc ép giảm giá làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc trả các khoản nợ đầu tư. Bên cạnh đó thông thường vào những lúa chính vụ lượng lúa bán ra nhiều thì nông dân lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.  Biến động của giá Biến động về giá bao gồm cả giá đầu vào và giá đầu ra. Đầu vào bao gồm giá phân bón, giá công lao động thuê ngoài, giá giống, giá các công tác dịch vụ đầu ra là giá lúa. Thời gian gần đây, giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước đã có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất lương thực cũng như đời sống của người Đại ọc Kin h tế Hu ế 49 nông dân. Giá nhập khẩu Urê bình quân từ mức 292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010 và hiện ở mức khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối năm 2010 đầu năm 2011). Mà như chúng ta đã biết chi phí về phân đạm là chi phí cao nhất trong các khoản chi phí về phân cho sản xuất lúa giá phân đạm tăng sẽ đẩy chi phí tăng lên cao, trong khi giá lúa có tăng nhưng với biên độ nhỏ hơn rất nhiều so với giá phân bón, từ đó làm giảm hiệu quả của người trồng lúa. Giá lúa bình quân trong vụ đông xuân 2008-2009 là 3500đ-3700đ/kg đến vụ Đông xuân 2009-2010 thì giá lúa cũng chỉ lên mức 4700-5000đ/kg. Bên cạnh phân đạm thì các loại phân khác cần cho sản xuất lúa như phân Lân, phân Kali, NPK cũng tăng giá rất nhanh qua các vụ sản xuất nhất là vào những thời điểm chính vụ giá phân bón tăng với tốc độ nhanh mà nông dân không hiểu nguyên nhân của việc tăng giá là từ đâu. Tuy nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như: điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối với một số loại phân bón sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế. Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu, phân bón sẽ tiếp tục bất ổn kể cả về giá và nguồn cung vì biến động tỷ giá ngoại tệ và nguồn nhập từ Trung Quốc đang khó khăn. Hiện nay, nhu cầu phân bón khu vực phía Bắc đang dần tăng do tới thời vụ, tình trạng khan hiếm và tăng giá phân bón nếu tiếp tục kéo dài sẽ tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp phía Bắc và khu vực miền Trung. Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón cần chủ Đại học Kin h tế Hu ế 50 động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần linh hoạt trong việc kiềm chế lạm phát cũng như chính sách về tỷ giá để bình ổn thi trường.  Chính sách Nhà nước Các chính sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Đó là những tác động ở tầm vĩ mô của Nhà nước. Nó có khả năng phát triển nền kinh tế nếu chính sách đúng và phù hợp, ngược lại, nếu chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm nền kinh tế. Đặc điểm của chính sách là mang tính giai đoạn, chỉ phù hợp với từng giai đoạn tương ứng với một điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Do vậy các chính sách cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối với việc phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của các hộ gia đình các chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng. Ngoài ra các hộ cũng phải có nguồn vốn để đầu tư các tư liệu sản xuất cũng như các yếu tố đầu vào. Yếu tố tiếp theo mà các hộ sản xuất quan tâm là kỹ thuật sản xuất và công tác tiêu thụ . Để đáp ứng các nhu cầu trên, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của các hộ về vốn, đất đai và kỹ thuật, cụ thể như sau: - Hỗ trợ giá: Bao gồm chính sách hỗ trợ giá lúa giống, giá phân bón, thu mua lúa tạm trữ cho nông dân. Trong thời gian vừa qua chính phủ đã có những chính sách khá mạnh tay và linh hoạt để bình ổn giá phân bón, bên cạnh đó để tăng giá lúa chính phủ cũng đã thực hiện chính sách thu mua dự trữ lúa với giá lúa cao để nâng giá lúa trên thị trường. Đây là một chính sách lớn và được nông dân rất đồng tình và nó đã tạo ra được những chuyển biến lớn trên thị trường lúa gạo. Công tác hỗ trợ giá giống lúa đặc biệt là các giống lúa mới, các giống lúa lai năng suất cao để nhân dân đưa vào sản xuất thử, do đa phần các giống lúa lai hiện nay đang sử dụng đều phải nhập khẩu nên giá giống rất cao. - Hỗ trợ về đất đai Để giúp các hộ có quỹ đất tương đối lớn và thời gian sử dụng ổn định lâu dài để yên tâm sản xuất, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong Đại học Kin h tế Hu ế 51 việc đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đóng lệ phí để làm thủ tục. Cụ thể là: phòng Tài nguyên & MT, đã quy hoạch đo đạc tham mưu cho UBND huyện cấp đất cho hàng ngàn hộ kịp thời có điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó cũng tiến hành dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử dung máy móc trong sản xuất nông nghiệp. Giao đất nông nghiệp với thời hạn sử dụng dài để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất trên thửa ruộng của mình. Chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước... và chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá: từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực trong những năm cuối thập kỷi 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng vào một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, cao su, hạt tiêu, điều... và gần đây, xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm vị trí cao. Tuy nhiên, về cơ bản, sản xuất nông nghiệp nước ta còn phát triển thiếu bền vững, manh mún và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp trình độ thấp sang trình độ cao. Điều đó đòi hỏi phải có bước đột phá về chính sách để giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang quỹ đạo hàng hoá và thị trường hiện đại; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nền nông nghiệp giá trị cao và chất lượng cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học công nghệ và phát triển bền vững.  Công tác thủy lợi: Đặc điểm của cây lúa là cần nhiều nước, đòi hỏi ngâm chân trong nước vì vậy nước là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lúa. Vì vậy mà công tác thủy lợi cần được đầu tư đúng mức. Là huyện ven sông nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt lũ lụt, công tác thủy lợi được nhân dân cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm. Trong những năm qua huyện đã tập trung vào công tác kiên cố hóa kênh mương, bê Đại học Kin h tế Hu ế 52 tông hóa theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân đóng góp một phần nhà nước hỗ trợ một phần. Bên cạnh việc kiên cố hóa kênh mương , giảm thiểu tối đa thất thoát nước không đáng có trong quá trình tưới, huyện cũng đầu tư xây dựng các hồ chứa nước để đấp ứng công tác tưới vào mùa khô. Tổng chiều dài kênh mương dẫn nước trên địa bàn huyện là 574,5 km, trong đó kênh mương đã được kiên cố hóa là 265,5 km đạt 46,2%. Về kết cấu kênh mương toàn huyện có 69,5km kênh cấp 1, 132km kênh cấp 2, kênh cấp 3 dài 59km, 144km kênh cấp 4 và 170km mương kênh chân rết. Thời gian tới huyện chủ trương sẽ tiến hành kiên cố hóa hết toàn bộ kênh mương trên địa bàn và sẽ hoàn thành việc xây dựng cống Bara Nam Đàn 2, để nâng cao khả năng tiêu úng cũng như dự báo được tình hình lũ lụt trên địa bàn huyện giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của lũ lụt đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Công tác cung ứng giống cho nông dân Trên địa bàn huyện, phòng nông nghiệp, phòng khuyến nông và trạm giống huyện đã tiến hành cung cấp giống đến từng hợp tác xã dịch vụ. Nông dân tiến hành đăng ký loại cũng như số lượng giống đến các xóm trưởng sau đó HTX tập hợp và đăng ký lên trên. Việc tiến hành cung cấp như trên có các ưu điểm sau: - Đáp ứng được đầy đủ về số lượng giống cho nông dân vào lúc thời điểm xuống giống. - Đảm bảo được chất lượng giống tốt có nguồn gốc rõ ràng cho nông dân sản xuất, tránh các loại giống kém phẩm chất. - Nắm được số lượng xuống giống, đảm bảo xuống giống đúng lịch thời vụ của huyện đề ra.  Hướng dẫn kỹ thuật đầu tư thâm canh Có thể nói kỹ thuật đầu tư thâm canh là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa. Đa phần các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện đều tiến hành đầu tư cho sản xuất dựa vào kinh nghiệm từ trước để lại, chưa biết cách đầu tư như thế nào để giúp hạ thấp chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết bà con đều có tâm lý cứ đầu tư nhiều thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Đại học Kin h tế Hu ế 53 Trong những năm gần đây, phòng nông nghiệp cùng với phòng khuyến nông đã tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật đầu tư thâm canh sản xuất lúa nhất là các giống lúa lai cho các hộ sản xuất lúa trên địa bàn. Cụ thể trong năm 2009 huyện tổ chức được 29 buổi tập huấn cho các hộ nông dân tại 29 HTX trên tổng số 36 HTX trong huyện. Năm 2010 tổ chức được 23 buổi tập huấn về kỹ thuật đầu tư thâm canh cho nông dân. Thông qua các buổi tập huấn này đã giúp cho nông dân nâng cao được trình độ hiểu biết cũng như nắm được kỹ thuật thâm canh sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn thì trong vụ đông xuân 2010 huyện còn đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn thực tiễn tại 4 HTX xã Nam Thái, Vân Diên 2, Hùng Tiến 1 và Nam Kim 2. Tại các mô hình này có sự tham gia của cán bộ và nông dân, nông dân được hỗ trợ toàn bộ chi phí về giống phân bón bên cạnh đó còn được cán bộ khuyến nông của huyện trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, nông dân thực hiện ngay tại chân ruộng của mình. Mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt các hộ tham gia năng suất lúa đều cao hơn bình quân chung từ 5-7%.  Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Đây là biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa chủ yếu bằng việc sử dụng các biện pháp sinh học, các ký sinh trùng, các loại thiên địch, giúp hạ chi phí cho nông dân mà còn thân thiện với môi trường xung quanh. Thông qua việc tổ chức các lớp học về IPM sẽ giúp nông dân nhận biết và phát hiện sớm các loại sâu bệnh trên cây lúa, áp dụng các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh bằng việc sử dụng các loại thiên địch như: ong đen ký sinh trên trứng bọ xít, ong xanh ký sinh trên trứng sâu đục thân, ruồi đầu to ký sinh trên rầy, ong đen kén trắng ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ, hay sử dụng các động vật ăn thịt như mèo, rắn để bắt chuột. Bên cạnh đó thì IPM cũng hướng dẫn cho nông dân cách sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV: Đại học Kin h tế Hu ế 54 - Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường. - Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch. - Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm (đúng lúc), đúng kỹ thuật (đúng cách). Thông qua việc mớ các lớp học về IPM bao gồm các lớp dài hạn và ngắn hạn, hàng năm phòng khuyến nông huyện đều tiến hành cử cán bộ của phòng, thuê thêm giáo viên từ các trường về nông nghiệp để tham gia giảng dạy trong các lớp IPM cho nông dân. Các lớp học này bước đầu đã mang lại hững thành công bước đầu, công tác phát hiện phòng trừ, tiêu diệt sâu bệnh hại lúa trên dịa bàn huyện đã có những chuyển biến lớn, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sâu ại đến năng suất và sản lượng lúa của huyện. 2.6. Tình hình chế biến lúa tại địa phương Qua quá trình tiến hành điều tra thực tế trên địa bàn huyện Nam Đàn trong vụ đông xuân 2010 thì đa phần người dân trong huyện sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu của gia đình, chỉ đem ra thị trường phần dư thừa. Bảng 15: Tình hình chế biến và tiêu thụ lúa tại địa phương Chỉ tiêu Tỷ trọng so với tổng sản lượng Tổng 100 1. Để sử lại dụng trong gia đình 68,42 2. Bán ra thị trường 31,56 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng số lượng lúa mà các nông hộ để lại sử dụng chiếm một tỷ trọng lớn 68,42% tổng sản lượng lúa của các nông hộ. Theo kết quả điều tra tại các nông hộ thì phần để lại sử dụng trong gia đình này gòm 2 phần, một phần là để đáp ứng về nhu cầu lương thực của gia đình, một phần là phục vụ nhu cầu chăn nuôi do trên địa bàn huyện thì việc chăn nuôi gia súc gia cầm khá phát triển, tuy còn ở quy mô chưa lớn, song nó cũng đóng góp 1 phần vào thu nhập của các nông hộ, bên cạnh đó nguồn phân từ chăn nuôi còn phục vụ cho trồng trọt nhất là trồng lúa. Đại học Kin h tế Hu ế 55 Phần đưa ra thị trường chỉ chiếm 31,56% trong tổng sản lượng lúa của các nông hộ. Đây là tỷ lệ khá thấp vì sản xuất lúa của các hộ còn ở quy mô nhỏ, sản lượng và chất lượng gạo cũng chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu của các thi trường xuất khẩu gao lớn trên thế giới. 2.6.1. Những khó khăn trong tiêu thụ lúa Trong quá trình sản xuất của bất kỳ một ngành nghề nào thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu. Sản phảm sản xuất nếu không tiêu thụ được thì sẽ không có vốn để quay vòng sản xuất. Việc tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định sự tồn vong của các nhà sản xuất. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nước ta thì người nông dân thường rất vất vả trong khâu tiêu thụ này. Qua quá trình điều tra thì hầu hết các nông hộ trên địa bàn huyện đều gặp khó khăn trong việc tiêu thụ lúa tuy lượng lúa mà các nông hộ đưa ra thị trường là không lớn, lúa trên địa bàn chủ yếu được các tư thương nhỏ thu mua tại nhà hoặc tại chợ, nên hầu hết các hộ đều phải chấp nhận giá lúa mà các tư thương đưa ra. Vì hiện nay trên địa bàn chưa có một nhà máy nào tiến hành thu mua lúa tập trung cho nông dân. Bên cạnh đó thì một số hộ còn bán lúa tươi do không có địa điểm để phơi cũng như sấy lúa giá bị đẩy xuống rất thấp. Mặt khác giữa nông dân và người mua không có một mối quan hệ hỗ trợ hay cam kết gì, các hộ không có thông tin về nơi thu mua lúa cuối cùng và giá lúa ở đó. Vì vậy trong thời gian tới muốn cây lúa đứng vững trên địa bàn huyện thì cần tiến hành sản xuất lúa mang tính hàng hóa, sản xuất nhưng cần tìm đầu ra cho nhân dân với giá cao ổn định. Huyện cũng cần có chính sách cụ thể hơn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.Đại học Kin h tế Hu ế 56 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN 3.1. Nhận định chung về tình hình sản xuất lúa tại huyện Nam Đàn Nam Đàn là một huyện thuần nông, trong những năm qua cây lúa vẫn là cây chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện. Với xu hướng chung của quá trình phát triển kinh tế giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp dịch vụ, thì hiện nay nhiều diện tích lúa trên địa bàn đã phải nhường chỗ cho các nhà máy các khu công nghiệp, cũng như nhu cầu về nhà ở. Nhưng lúa sẽ vẫn là cây trồng chính của huyện trong những năm tới vì nó phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng trên địa bàn. Trong những năm qua người trồng lúa đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, như rét đậm rét hại kéo dài, hạn hán, lũ lụt giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cao do lạm phát nhưng nhờ vào tinh thần chịu thương chịu khó của người dân cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành chính quyền địa phương huyện mà sản xuất lúa thời gian qua đã có những khởi sắc đáng kể, năng suất và sản lượng lúa của địa phương liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên để phát triển một nền nông nghiệp bền vững thì trong thời gian tới cần có những chính sách đổi mới trong sản xuất, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân dân áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, mặt khác cũng cần có những chính sách hỗ trợ người dân trong việc đầu tư máy móc để sản xuất, tìm thì trường đầu ra ổn định cho cây lúa. 3.2. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn huyện Xuất phát từ tiềm năng sản xuất nông nghiệp của huyện định hướng phát triển sản xuất lúa trong thời gian tới của huyện sẽ là:  Tiếp tục xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, duy trì tốc độ phát triển đã đạt được những năm qua, tiến hành sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường. Song song với đó chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng cường công tác phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó nghiên cứu đặc điểm của một số giống lúa lai năng suất cao khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của huyện đưa vào sản xuất trên diện rộng. Đại học Kin h tế Hu ế 57  Chú trọng từng bước hoàn thiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ ra các huyện và tỉnh lân cận. Phát huy nội lực tranh thủ các nguồn đầu tư của nhà nước để sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất.  Việc sản xuất lúa trên địa bàn huyện cần theo kịp với nhu cầu và sự phát triển của thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.  Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng luôn có những tác động đến môi trường. Để nâng cao năng suất, các hộ nông dân đã đẩy mạnh đầu tư thâm canh nên đã làm tăng dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu trong môi trường đất, nước. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, vì vậy trong thời gian tới, đi đôi với việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh, các cơ quan chính quyền cần có các chính sách và biện pháp cụ thể để hạn chế những ảnh hưởng của sản xuất lúa đến môi trường. 3.3. Những giải pháp thiết yếu để phát triển sản xuất lúa Để khai thác lợi thế vốn có của vùng, phát huy những thành quả đã đạt được đồng thời hạn chế khắc phục những khó khăn nhược điểm đang tồn tại đối với hoạt động sản xuất lúa của địa bàn huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn cần thiết phải có các biện pháp tác động một cách đồng bộ có khoa học. 3.3.1. Giải pháp về đất đai Như chúng ta đã biết đất đai có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Vì vậy các giải pháp về đất đai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất cũng như sản lượng lúa trong thời gian tới trên địa bàn huyện Nam Đàn. Việc giao khoán đất nông nghiệp cho người dân là một việc làm đúng đắn và đã phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, tạo ra những tác động tích cực cho quá trình đầu tư sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên diện tích đất đai giao cho nhân dân còn mang tính mang mún,chưa có liên kết vùng nên chưa tao ra được một nền sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa lớn. Do đó trong thời gian tới chính quyền địa phương phải tập trung cho công tác dồn điền đổi thửa song song với đó bản thân mỗi người nông dân cũng phải ý thức được lợi ích của việc dồn điền đồi thửa. Bên cạnh đó cần đầu tư cho sản xuất cải tao đất đai tránh làm mất đi độ phì nhiêu của đất, không quá Đại học Kin h tế Hu ế 58 lạm dụng phân hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, tiến hành cải tao những diện tích đất đai hoang hóa chưa sử dụng đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao số lượng cũng như chất lượng đất. 3.3.2. Giải pháp về công tác diệt trừ chuột hại, sâu bệnh Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật đã biết trước, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất lúa. Đa phần các hộ được điều tra trên địa bàn huyện cũng gặp khó khăn trong công tác phòng trừ sâu bênh do càng ngày tình hình sâu bệnh càng có những diễn biến phức tạp trong khi trình độ của người dân lại có hạn. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy công tác dự báo nhằm phòng chống dịch bệnh bất thường và lây lan trên diện rộng là rất cần thiết, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biện pháp, công thức luân canh mới vào sản xuất. Bên cạnh đó công tác diệt chuột bảo vệ mùa màng cũng cần phải được quan tâm đúng mức. Nên khuyên khích người dân tiến hành nuôi mèo để diệt chuột, song song bên cạnh đó phải tiến hành bắt chuột thủ công, tránh dùng các loại thuốc hóa học vì nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm. Nên tiến hành tập huấn hướng dẫn cho người nông dân về phương thức phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM để hạ chi phí và bảo vệ môi trường. 3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật Qua quá trình điều tra, phân tích thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ đã cho ta thấy người nông dân trên địa bàn các Xã đã biết sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào để nâng cao năng suất lúa. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng, và cần thực hiện như sau: + Đối với giống lúa: Giống lúa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn đã và đang gieo trồng các loại giống lúa lai như Nhị Ưu, Khải Phong phù hợp với thổ nhưỡng và năng suất cao đạt trên 60tạ/ha/vụ . Ngoài ra địa phương cần tiếp tục thử nghiệm loại giống có năng suất cao hơn mà phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại địa phương. + Phân bón: Nó là yếu tố dầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Đại học Kin h tế Huế 59 lúa. Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học, phân bón quyết định 60-70% năng suất ở vùng đất xấu và 40-50% năng suất ở vùng đất tốt. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và đúng thời điểm cây yêu cầu. + Chăm sóc làm cỏ: Qua thực tế cho thấy những hộ đầu tư nhiều công chăm sóc thường cho năng suất cao hơn. Vì vậy việc tăng cường chăm sóc thăm ruộng là cần thiết để nâng cao năng suất lúa. Mặc dù đầu tư thêm công lao động là không có hiệu quả, nhưng nó sẽ dẫn đến nhiều tác hại nếu không theo dõi kịp thời các loại sâu bệnh gây hại, thì không chữa trị kịp và đúng lúc. Điều này sẽ làm giảm sản lượng rất đáng kể có thể bị mất trắng. + Bố trí thời vụ: Kế hoạch thời vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Vì vậy công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là rất quan trọng và phải chủ động dựa vào thời tiết của từng năm để bố trí mùa vụ cho hợp lý. Phòng nông nghiệp huyện, phòng khuyến nông cần phối hợp với HTX chỉ đạo các nông hộ thực hiện gieo cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo 100% diện tích lúa trổ vào lúc thời tiết thuận lợi nhất. Nhất là trong vụ đông xuân rét đậm rét hại kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp đủ mạ cho gieo cấy vì vậy trong vụ này chính quyền địa phương, phòng khuyến nông cũng như phòng nông nghiệp cần theo dõi bố trí lịch thời vụ một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó cũng cần có nhũng biện pháp mạnh tay dối với các HTX các hộ nông dân có tình gieo cấy sai thời vụ mà huyện đã đề ra. 3.3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa trên địa bàn huyện chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Bên cạnh đó thì người trồng lúa cũng có phần thụ động trong việc tiêu thụ lúa nếu các tư thương không tìm được nơi tiêu thụ thì sẽ không thu mua lúa cho người dân. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có chính sách quan tâm thích đáng đến việc tìm thị trường tiêu thụ cho người trồng lúa trên địa bàn, mặt khác thì các HTX cũng nên tiến hành thu Đại học Kin h tế Hu ế 60 mua lúa tập trung cho người dân, để người trồng lúa yên tâm trong việc sản xuất của mình, mạnh dạn đầu tư trong quá trình sản xuất. 3.3.5. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua huyện đã rất cố gắng để xây dựng kiên cố hoá kênh mương, phát triển hệ thống giao thông nội đồng, song chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Mặt khác qua quá trình đi thực tế tại địa bàn cũng như phản ánh của các nông hộ thì hiện nay một bộ phân lớn kênh mương bê tông và đường giao thông nội đồng xây dựng từ lâu đã bị xuống cấp nặng do đó làm thất thoát nước cũng như làm giảm hiệu quả của công tác tười tiêu. Do đó trong thời gian tới các dự án về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dặc biệt là quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải được ưu tiên hàng đầu. 3.3.6. Giải pháp về công tác khuyến nông Tăng cường công tác khuyến nông là việc làm cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay bởi vì thông qua công tác này các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đến với người nông dân. Đây là điều kiện quan trọng để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn người nông dân sẽ biết cách sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất của mình. Bên cạnh đó thông qua các buổi tập huấn thì sẽ làm cho người nông dân thấy được hiệu quả từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật các giống lúa mới từ đó sẽ áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cũng như sản lượng hiệu quả của cây lúa trên địa bàn. 3.3.7. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau này, hầu hết các hộ nông dân chỉ quan tâm đến khâu sản xuất, sau khi thu hoạch các hộ cũng chỉ chú ý đến khâu tuốt lúa sau đó sử dụng sân phơi của gia đình để phơi lúa bằng phương pháp thủ công, sử dụng những phương tiện thô sơ như trang, cào phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nếu mưa kéo dài thì chất lượng sản phẩm thu được sẽ rất thấp. Sau khi lúa được phơi khén đa số các nông hộ được điều tra chủ yếu cho vào bao bì để lưu trữ nên một và chuột rất dễ phá hoại. Do vậy cần quan tâm và hỗ trợ Đại học Kin h tế Huế 61 công nghệ sau thu hoạch cho các hộ nông dân, giúp người dân bảo quản sản phẩm được tốt hơn là việc làm rất cần thiết đối với chính quyền địa phương bằng cách xây dựng sân phơi, đầu tư mua sắm máy sấy, kho lưu trữ nông sản được trang bị kỹ thuật bảo quản, thóc phải được bảo quản nơi thông thoáng, tránh chỗ bị ẩm ướt, tránh mưa nắng hắt vào. Quá trình bảo quản phải kiểm tra định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những hiện tượng bất lợi xảy ra trong quá trình bảo quản. Đại học Kin h tế Hu ế 62 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trong vụ đông xuân 2010 trên địa bàn huyên Nam Đàn tôi rút ra một số kết luận sau: Nam Đàn là một trong những huyện được ưu tiên cho sự phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các cấp lãnh đạo cũng như của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Vụ đông xuân 2010 trên địa bàn huyện thì các giống lúa lai đã được đưa vào sản xuất phổ biến hơn song các giống lúa thuần vẫn đang chiếm ưu thế do giá giống rẻ hơn rất nhiều so với giá giống lúa lai mặt khác do người dân vẫn đang còn thuế kinh nghiệm cũng như kiến thức để sản xuất các giống lúa lai nên hiệu quả của các giống này mang lại còn đang thấp. Trong cơ cấu đầu tư của các nông hộ thì đầu tư cho phân bón và chi phí công lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, do trong vụ này giá phân bón đều tăng mạnh nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất của người dân. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng đa phần người trồng lúa trên địa bàn đều tiến hành đầu tư thâm canh một cách tự phát chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân thiếu cơ sở khoa học, người nông dân chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên đi tác hại lâu dài của việc lạm dụng phân bón hóa học. Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đưa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hoá toàn diện trong sản xuất được đưa lên hàng đầu. Để khẳng định vai trò vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nông dân nói riêng, huyện cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho năng suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, mặt khác cũng cần hướng dẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển sản xuất nhưng không phá hoại môi trường. Đạ học Kin h tế Hu ế 63 Một vấn đề khác cũng cần được các cấp chính quyền từ huyện đến xã quan tâm là tránh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhất là diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện, duy trì diện tích trồng lúa cho năng suất cao hiện nay, cải tạo nâng cao chất lượng đất ở những vùng trồng lúa lâu năm bị thoái hóa, mặt khác cũng cần cải tạo diện tích đất bỏ hoang đưa vào sản xuất. Sản xuất lúa trên địa bàn huyện thời gian qua đã có những thành tựu đáng kể tuy nhiên trong thời gian tới cần có sử nỗ lực vào cuộc của cán bộ cũng như nhân dân trên địa bàn huyện một cách tích cực hơn nữa, đưa sản xuất theo hướng hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như có thể phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Để cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của huyện, đưa Nam Đàn thoát khỏi một huyện nghèo. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà nước Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ ta thấy đựơc bên cạnh những thành tựu đạt được, các nông hộ cũng gặp phải không ít khó khăn. Do vậy để phát triển hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:Nhiều nông dân tại địa phương nói rằng: giá vật tư thì càng ngày cao giá, trong khi giá lúa tăng không đáng kể, kết quả sản xuất lúa chúng tôi thường là lỗ. vì vậy, Nhà nước phải hỗ trợ giá phân, thuốc cho nông dân và ổn định giá lúa để khuyến khích nông dân tiếp tục sản xuất. Bên cạnh đó thi nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân trong việc phát triển khôi phục các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống để người đân nâng cao thu nhập tăng thêm vốn để đầu tư cho sản xuất lúa. 2. Đối với chính quyền địa phương  Cần phải có chính sách cho vay vốn đầu tư sản xuất lúa, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp để họ có vốn mua sắm đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo, phối hợp với cán bộ phòng nông nghiệp để tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cho nông dân. Ngoài ra cần phải đưa các loại giống có năng suất cao hơn về khảo nghiệm tại địa phương, để có thể đưa vào gieo cấy.  Bên cạnh đó thì chính quyền địa phương cũng cần mạnh dạn đưa vào sản Đại học Kin h tế Hu ế 64 xuất những giống lúa lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên địa hình của huyện nhằm nâng cao sản lượng tăng thu nhập cho người dân nâng cao đời sống cải thiện phúc lợi xã hội.  Tích cực mở các lớp khuyến nông hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật cho người trồng lúa. Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa, thông báo kịp thời, hưỡng dẫn cho người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách, đúng thuốc, đúng liều lượng, xây dựng các trung tâm cung ứng giống cây trồng và vật tư tại các cơ sở đảm bảo cung cấp đầy đủ đầu vào cho người dân đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa. 3. Đối với hộ nông dân  Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng. Tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, để có đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải hoạt động thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác để giải quyết lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho mình. Mạnh dạn đầu tư sử dụng các giống lúa lai có năng suất và chất lượng gạo cao để nâng cao thu nhập loại bỏ các giống lúa đã bị thoái hóa.  Không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết kỹ thuật đầu tư thâm canh như thế nào để giảm chi phí mà vẫn mang về hiệu quả kinh tế cao. Đại họ Kin h tế Hu ế 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 phương hướng,nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu. Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011 huyện Nam Đàn. 2. Bài giảng Kinh Tế Thủy Sản, Th.S Tôn Nữ Hải Âu, đại học Kinh Tế Huế. 3. Bài giảng: Nguyên lý phát triển nông thôn, Th.S Nguyễn Quang Phục, đại học Kinh Tế Huế. 4. PGS. TS Trương Đích, kỹ thuật trồng các giống lúa lai mới, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2002 5. Nguyễn Thị Lý, Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa đông xuân tại xã Thiệu Nguyên huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa, khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2010. 6. Nguyễn Lương Bằng, Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Đông Quý huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2010. 7. Một số trang web:  www.caylua.vn  www.gso.gov.vn  www.nhanong.com.vn  www.google.com  www.nghean.gov.com Đại học Kin h tế Hu ế 66 PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010 I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT: Người điều tra:Văn Thị Thùy Dung Ngày điều tra.. Họ tên chủ hộ: Giới tính: Nam Nữ Tuổi. Trình độ học vấn: Mù chữ.. Tiểu học. Trung học..( lớp mấy) Trình độ chuyên môn: Sơ cấp Trung cấp. Cao đẳng. Đại hoc.. Địa chỉ: Xóm.. Xã.Huyện. Tỉnh Nghệ An Nghề nghiệp chính.. Nghề phụ. Phân loại hộ: Nghèo  Trung Bình  Khá, Giàu 1.1.Tình hình nhân khẩu lao động: 1.1.1Số nhân khẩu đang sống trong gia đình: 1.1.2 Sô lao động.. Trong đó: Lao động Giới tính Năm sinh Trình độ (lớp) Nghề nghiệp Hiện nay ở nhà hay làm ăn xa LĐ 1 LĐ 2 LĐ 3 LĐ 4 LĐ 5 Đại học Kin h tế Hu ế 67 1.2. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai của nông hộ:(2010) Loại đất Tổng số (sào) Giao cấp Đấu thầu Thuê, mướn Khác 1.2.1 Tổng DT đang sử dụng 1.1.1.a DT đất ở 1.2.1.b DT đất SXNN 1.2.1.b.1 Đất cây hàng năm - Đất trồng lúa 1.2.1.b.2 Đất cây lâu năm 1.3. Vốn và tư liệu Sản xuất của hộ: 1.3.1. Tình hình vay vốn của hộ: Nguồn vốn Số lượng (1000đ) Năm vay Thời hạn vay( tháng) Lãi suất (%/tháng) Còn nợ (1000đ) 1.Ngân hàng - NHNN&PTNT - NH CSXH 2. Quỹ tín dụng 3. bà con , bạn bè 4. Tư nhân 5.Tổ chức NGO 6. Khác Đại học Kin h tế Hu ế 68 1.4. Tư liệu sản xuất của các hộ: Loại ĐVT Số lượng GT mua Trâu, bò cày, kéo Con Bình phun thuốc Cái Máy tuốt lúa Cái Cày, bừa tay Cái Xe chuyên chở Cái Nông cụ nhỏ khác Cái II. Tình hình sản xuất Lúa: 2.1 Diện tích và giống lúa trong vụ đông xuân 2010: 2.1.1 Diện tích canh tác. Sào. 2.1.2 Các loại giống lúa mà gia đình sử dụng: 2.2. Lúa vụ Đông Xuân: Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Tự có Mua ngoài 2.2.1 Đầu tư ban đầu - Khai hoang Công - Thuê đất Sào 2.2.2. Chi Phí đầu tư - Giống Kg - Phân chuồng Kg Đại học Ki h tế Hu ế 69 - Phân đạm Kg - Phân kali Kg - Phân lân Kg - Phân NPK Kg - Thuốc trừ sâu Chai - Thuốc trừ cỏ Chai - Chi phí lao động + Cấy Công + Chăm sóc Công + Thu hoạch Công - Làm đất Sào - Thủy lợi phí Sào - Tuốt lúa Sào - Khác 2.2.3 Thu nhập - Sản phẩm chính Kg - Sản phẩm phụ Kg 2.3. Cơ cấu thu nhập của hộ Diễn giải Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Tổng 1. Thu từ trồng trọt - Trong đó từ sx lúa vụ đông xuân 2. Thu từ chăn nuôi 3. Thu từ ngành nghề 4. Thu dịch vụ khác 5. Thu khác (lương, trợ cấp) Đại học Kin h tế Hu ế 70 III. Tình hình tiêu thụ Lúa: 3.1 Hình thức, Địa Điểm và đối tượng tiêu thụ: Các chỉ tiêu Khối lượng (Kg) Cơ cấu (%) 3.1.1 Hình thức tiêu thụ 100 - Tiêu dùng cho gia đình - Nộp để bù lại các yếu tố đầu vào đã mua trước - Bán ra thị trường 3.1.2 Địa điểm bán 100 - Bán tại ruộng - Bán tại nhà - Bán tại đại lý - Bán tại chợ - Bán nơi khác 3.1.3 Đối tượng mua 100 - Thu gom nhỏ địa phương - Thu gom lớn của vùng/ tỉnh - Công ty chế biến - Bán cho người khác 3.2 Xin Ông/Bà cho biết các thương lái có phải cạnh tranh để mua sản phẩm của ông/bà không?  Có  Không IV CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN: 4.1 Giữa ông/bà và người mua khác có mối quan hệ hợp tác hoặc hỗ trợ gì không?  Có  Không 4.2 Khi bán Lúa ông/bà có người mua ép giá không?  Có  Không Đại học Kin h tế Hu ế 71 4.3 Ông/bà có biết nơi cuối cùng mà sản phẩm Lúa của ông/bà bán ra?  Có  Không 4.4 Ông/bà có biết giá bán của Lúa tại nơi cuối cùng là bao nhiêu không?  Có  Không 4.5. Ngoài những khó khăn trên, ông/bà có gặp khó khăn gì khác?( cơ sở hạ tầng, chính sách) ... 4.9 Ông/bà có kiến nghị gì trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa trên đìa phương mình? XIN CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ)Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_lua_vu_dong_xuan_nam_2010_o_huyen_nam_dan_tinh_nghe_an_851.pdf