Khóa luận Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hướng hóa

Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi DAĐT XDCB là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó. - Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, vốn FDI, vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp. - Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định, thẩm tra quyết toán và phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. - Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB. - Ưu tiên cho công tác đấu thầu và công khai ngay từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. - Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật. 2.2. Về phía địa phương - Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình và giao cho huyện làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã, thị trấn để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng. ĐẠI HỌC KINH

pdf90 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hướng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn được giao, dẫn đến tình trạng công trình không thi công được, hoặc phải xin thêm nguồn vốn khác. +Việc giải ngân cho các dự án còn thấp so với kế hoạch Công tác giải ngân còn hạn chế; khối lượng thực hiện và thanh toán vốn đầu tư ở đầu năm còn ít; tình trạng vốn chờ công trình còn khá phổ biến do nhiều dự án chậm tiến độ thi công, làm chậm tiến độ giải ngân theo yêu cầu của huyện. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư còn hạn chế Chức năng và trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thuộc chủ đầu tư, đa số các chủ đầu tư khi công trình hoàn thành không lập báo cáo quyết toán kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Đa số đều lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định từ 6 tháng đến 1 năm thậm chí có công trình chậm từ 2 đến 3 năm. +Công tác quản lý giá, ra thông báo giá vật tư, vật liệu chưa kịp thời đầy đủ, thiếu chính xác. Giá vật liệu trên thị trường thay đổi liên tục hàng tháng, thậm chí hàng tuần đều có sự biến động nên các công trình xây dựng dễ bị trượt giá, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của dự án do phải điều chỉnh dự toán, dự án, nghiệm thu, nhiều lần. Đơn giá vật tư, vật liệu được thông báo không đầy đủ như: sơn, đá lát nền, ốp tường, xi măng, một số vật liệu xây dựng khác,... và không cập nhật được từng loại vật liệu mới. Nên khi lập dự toán và thanh quyết toán không ít nhiều khó khăn khi thẩm định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 47 +Chất lượng công tác tư vấn vẫn còn những bất cập Hướng Hóa là huyện miền núi, điều kiện đi lại khó khăn, nhiều công trình nhỏ ở vùng sâu vùng xa với nguồn vốn ít, do đó công tác khảo sát không chính xác dẫn đến việc lập dự án cũng không chính xác. Công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra trong quản lý VĐT XDCB chưa được tăng cường Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiện toàn đã được chú trọng. Tuy vậy tính bao quát và đồng bộ chưa cao và toàn diện nên chưa đánh giá hết hiệu quả tổng thể của vốn đầu tư XDCB. Các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thực hiện việc giám sát, kiểm tra và thanh tra thường xuyên. Lực lượng kiểm tra, thanh tra còn mỏng cả về số lượng lẫn chất lượng. 2.2.5.2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn còn ít, chi Ngân sách trên địa bàn chủ yếu dựa vào trợ cấp của trung ương, nên tích luỹ cho đầu tư còn ở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với một khối lượng lớn để đầu tư cho các dự án trọng điểm. Thứ hai, Hướng Hóa là một huyện miền núi, xa vị trí trung tâm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém cho nên lượng thu hút VĐT vào còn gặp nhiều trở ngại. Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quản lý đầu tư có nhiều thay đổi, mỗi chương trình dự án đều có mục tiêu cụ thể và riêng lẻ nên khó lồng ghép các dự án, dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao. Thứ tư, để ổn định và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, đẩy mạnh CNH - HĐH, từ xuất phát nền kinh tế thấp kém và lạc hậu phải chuyển đổi cơ chế quản lý như nước ta hiện nay tất yếu sẽ có có quá nhiều việc phải làm và dẫn đến những bất cập, không đồng bộ. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT. b) Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, năng lực quản lý đầu tư của một số Ban quản lý dự án không chuyên trách còn nhiều hạn chế như: không được đào tạo chuyên môn về quản lý đầu tư, ít được tập huấn về nghiệp vụ quản lý, điều hành dự án, đấu thầu ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 48 Thứ hai, Hướng Hóa là một huyện miền núi, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Ngân sách cấp trên, chủ yếu là nguồn từ các Chương trình mục tiêu của Chính phủ nên không chủ động trong bố trí vốn cho đầu tư. Thứ ba, nhu cầu đầu tư lớn nhưng vốn Ngân sách phân cấp hàng năm hạn chế dẫn đến quy mô đầu tư nhỏ, kéo dài thời gian thi công, nguồn duy tu bảo dưỡng không có nên các công trình nhanh xuống cấp. Thứ tư, công tác GPMB còn nhiều hạn chế do nhận thức của người dân khiến họ không hợp tác, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện DAĐT. Việc phân tích, đánh giá một cách chính xác đầy đủ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN sẽ là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho những giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 49 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA 3.1. Mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hướng Hóa đến năm 2015 Năm 2013 Huyện ủy Hướng Hóa đã có đánh giá nhiệm kỳ Nghị quyết Đại hội đại biệu huyện đảng bộ khóa XV, qua đánh giá thực tế và điều chỉnh một số chỉ tiêu cơ bản phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở đó Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2015 dựa trên những điều chỉnh đó để đề ra mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện và sản xuất hàng hoá tập trung. Khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế, hướng đến hội nhập kinh tế quốc tế và xuất khẩu. Thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng nông thôn mới, Đề án giảm nghèo bền vững các xã đặc biệt khó khăn nhằm đẩy nhanh hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp GDĐT; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và vật chất của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 50 3.1.2. Mục tiêu cụ thể Về lĩnh vực kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân: 11 - 13%. Trong đó: + Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản: 7 - 8% + Công nghiệp - TTCN - xây dựng: 11 - 12% + Thương mại - dịch vụ: 12 - 13% - Tỷ trọng bình quân các ngành kinh tế: Thương mại - dịch vụ: 53,5%; công nghiệp - xây dựng: 31,77%; nông - lâm nghiệp: 14,73%. - Tổng huy động vốn đầu tư bình quân hàng năm đạt từ 350 - 400 tỷ đồng. - Thu nhập bình quân đầu người: 23 - 25 triệu đồng/người/năm - Thu Ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm tăng: 8 - 10% - Tổng sản lượng lương thực cây lấy hạt bình quân hàng năm đạt: 10.000 tấn, trong đó thóc đạt trên 9.000 tấn. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội - Tỷ lệ hộ nghèo bình quân còn dưới 10%, mỗi năm giảm 2 - 3%. - Cơ sở y tế xã, thị trấn có bác sĩ: có 20/22 cơ sở y tế tại các xã, thị trấn có bác sĩ. - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân hàng năm 1,5%. - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 25%. - Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt tỷ lệ 99,5% - Phổ cập trung học phổ thông đạt trên 35% số xã, thị trấn. - Có 75% số xã, thị trấn phát động xây dựng điển hình văn hoá - Lao động đã qua đào tạo đạt 23,6%, trong đó trình độ đại học, cao đẳng trở lên đạt 12,05%. Về công tác xây dựng hệ thống chính trị - Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp huyện có trình độ đại học trở lên 85%, trong đó có 3% có trình độ trên đại học - Tỷ lệ cán bộ, công chức xã, thị trấn tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 80,8% - Tỷ lệ cán bộ, công chức xã, thị trấn có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên môn trở lên đạt 95% - 100%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 51 3.2. Hệ thống quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước Việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN cần phải quán triệt các quan điểm sau: Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước và các Nghị quyết của Đại hội Đảng. Xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Các giải pháp một mặt phải tôn trọng các quy luật thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,... nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác, phải đảm bảo sự quản lý tầm vĩ mô của Nhà nước; giữ vững các mục tiêu phát triển KT - XH. Nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ; trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. VĐT XDCB của Nhà nước phải tập trung để phát triển các ngành mũi nhọn, then chốt; phát triển cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư để kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Hai là, kết hợp chặt chẽ ba lợi ích kinh tế: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động. Để thực hiện phương châm này việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước phải chú trọng đến khuyến khích lợi ích vật chất, coi đó là động lực, là đòn bẩy kích thích hoạt động kinh tế đạt hiệu quả. Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước phải quan tâm đến kết hợp giữa nội lực và ngoại lực. Kết hợp giữa nội lực và ngoại lực sẽ góp phần huy động tối đa sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh của thời đại để phát triển kinh tế. Sự kết hợp đó sẽ tạo điều kiện để huy động triệt để các nguồn lực trong nước, tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực ngoài nước. Muốn vậy, phải tạo được môi trường đủ sức hấp dẫn để khuyến khích mạnh đầu tư trong và ngoài nước. Chú trọng đầu tư phục vụ cho việc phát triển một nền kinh tế hướng ngoại. Theo đó, hướng vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, đầu tư đúng mức vào giáo dục - đào tạo,... Đó là điều kiện để đẩy mạnh xuất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 52 khẩu hàng hoá, dịch vụ, xuất khẩu vốn và lao động. Mặt khác, có thể tiếp nhận tốt nhất vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước phải đi đôi với việc có chính sách khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Bốn là, nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước phải đặc biệt chú trọng nhân tố con người. Vai trò của con người phải được nhìn nhận như là một nhân tố đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải đặt đúng vị trí trung tâm. Coi trọng nhân tố con người trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước được thể hiện trên các nội dung sau: - Phải chú trọng khuyến khích đi đôi với việc đề cao trách nhiệm vật chất. Cần thực hiện thưởng phạt kịp thời và đúng mức để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của con người trong hệ thống quản lý, sử dụng VĐT XDCB của Nhà nước. - Coi trọng công tác tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống quản lý VĐT XDCB của Nhà nước. Nâng cao khả năng quản lý của họ không chỉ về chuyên môn, mà còn cả về chính trị, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao. Năm là, kết hợp chặt chẽ lợi ích KT - XH khi đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT của Nhà nước. Lợi ích kinh tế của VĐT biểu hiện ở mức thực hiện các mục tiêu kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của xã hội. Nó thể hiện cụ thể sự thay đổi về khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm; sự thay đổi về chi phí sản xuất và mức lợi nhuận thu được. Lợi ích xã hội của vốn đầu tư thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội như: chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hoá - xã hội,... Theo đó, còn bao gồm những sự thay đổi về điều kiện sống và lao động; về môi trường sống; về sử dụng thời gian tự do; về hưởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế; về sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Sáu là, hiệu quả sử dụng VĐT cần được xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Quá trình đầu tư hoàn chỉnh một dự án gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Mỗi một giai đoạn có đặc điểm và tính chất khác nhau nên có vai trò và tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng VĐT. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 53 Chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư là những giai đoạn chi phí về VĐT rất lớn nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu được lợi ích từ dự án. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả sử dụng VĐT của hai giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm phần khảo sát, thiết kế - dự toán; nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư XDCB; đảm bảo thời gian thi công. Trong giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng, các lợi ích KT - XH từ dự án được thu nhận. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức sản xuất; quản lý kỹ thuật; quản lý lao động, tài chính, tiêu thụ sản phẩm để hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động được nâng cao; vốn sản xuất được tiết kiệm; sản phẩm tiêu thụ nhanh; giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VĐT. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả VĐT cần phải được xem xét toàn diện trên cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hướng Hóa Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Hướng Hóa, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính hệ thống, nhất quán từ các cấp, ngành, trong đó đặc biệt coi trọng các giải pháp sau: 3.3.1. Về quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra - Nâng cao công tác lập quy hoạch, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ các quy hoạch, làm cơ sở cho công tác đầu tư XDCB. Đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới quy hoạch tổng thể toàn huyện của các ngành, địa phương, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả huyện, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Chú trọng quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, theo hướng hiện hại. Quan tâm quy hoạch chi tiết các cụm trung tâm, cụm xã, các xã theo tiêu chí nông thôn mới. Thực hiện theo đúng quy hoạch. - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đặc biệt đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về lập, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch. Chú trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch và sử lý nghiêm các vi phạm về quy hoạch. Tránh quy hoạch treo. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 54 3.3.2. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt - Bảo đảm bố trí vốn XDCB theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của huyện như: Bố trí vốn đầu tư phù hợp cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư; chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả; dành vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn trong XDCB. - Tạo điều kiện pháp lý, cơ sở hạ tầng, mặt bằng và đề xuất các dự án cho các tổ chức phi chính phủ tài trợ, trong đó ưu tiên đối với các dự án đã, đang triển khai trên địa bàn như SEQAP, Tầm nhìn thế giới, Chia sẻ, Planđồng thời lồng ghép các dự án để tạo sự đồng bộ về hạ tầng và bố trí nguồn vốn cho phù hợp. 3.3.3. Về huy động các nguồn vốn đầu tư - Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư. Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn để tạo cơ sở cho kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hàng năm một cách khoa học, trong đó ưu tiên những công trình quan trọng có tính chiến lược về phát triển KT - XH và quốc phòng an ninh. Hàng năm ưu tiên bố trí hợp lý vốn chuẩn bị đầu tư để chủ động xây dựng tạo điều kiện cho việc bố trí vốn đầu tư hợp lý. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát. - Tăng cường thu hút nguồn vốn ODA, trong đó quản lý và sử dụng có hiệu quả dự án Reta4766 cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông về môi trường cho đô thị Lao Bảo, Khe sanh. Chú trọng thu hút nguồn vốn phi chính phủ để đầu tư hạ tầng KT - XH cho các địa phương, cộng đồng gặp nhiều khó khăn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ưu tiên bố trí vốn đối ứng và tháo gỡ khó khăn, nhất là việc GPMB, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành các dự án. - Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư XDCB, thông qua bảo đảm lợi ích thỏa đáng cho nhà đầu tư. Mở rộng hình thức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 55 Nhà nước và nhân dân cùng làm. Chú trọng phổ biến thông tin về đầu tư các dự án có hiệu quả cao để thu hút mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong huyện, trong vùng và cả nước tham gia. - Huy động nguồn vốn trong dân, các doanh nghiệp để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, vỉa hè đô thị. Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thông tin và thể dục thể thao. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn để vừa tạo sức mạnh tổng hợp vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khuyến khích vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho XDCB. 3.3.4. Về cơ chế quản lý các DAĐT, quản lý chất lượng công trình - Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB. Đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư XDCB, bảo đảm thuận lợi, giảm chi phí cho các nhà đầu tư nhưng vẫn quản lý chặt chẽ việc sử dụng Ngân sách đầu tư. - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý, xây dựng, vận hành, khai thác các công trình XDCB. Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị Nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu Nhà nước đối với các DAĐT thi công xây dựng. Ứng dụng công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại trong việc xây dựng, khai thác và quản lý các công trình XDCB. - Tăng cường công tác giám sát thi công nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ chi phí trong đầu tư. Tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình. - Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các chủ đầu tư. - Khuyến khích các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị thi công, hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao nhằm nâng cao chất lượng thi công các công trình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 56 3.3.5. Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kĩ thuật - dự toán, tổ chức thi công - Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định phê duyệt DAĐT, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; áp dụng quy chế tuyển chọn cơ quan tư vấn thẩm định dự án trên cơ sở cạnh tranh rộng rãi, chú trọng sử dụng tư vấn quốc tế đối với các công trình trọng điểm. - Đăng tải các thông tin cụ thể về các đơn vị tư vấn, năng lực thiết bị kỹ thuật và quản lý của các đơn vị thi công trên các phương tiện thông tin, nhất là trên trang thông tin điện tử của huyện Hướng Hóa. - Tăng cường tự chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng và tiến độ xây dựng công trình, dự án của chủ đầu tư. Lựa chọn giám đốc điều hành dự án là người có đủ điều kiện về năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo quy định. 3.3.6. Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạc, chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản - Công khai, minh bạch hoá quá trình đầu tư từ công tác quy hoạch, kế hoạch VĐT, danh mục dự án công trình đầu tư. - Các cơ quan, đơn vị có dự án, công trình xây dựng phải công bố công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, đơn vị trúng thầu, tiến độ, thời gian thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư để cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân dân địa phương giám sát quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị. - Công khai thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí về đầu tư xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan, đơn vị có sai phạm trong thực hiện quản lý đầu tư XDCB. - Nghiêm túc thực hiện các quy định của luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật NSNN trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư các dự án, nhằm ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong việc thi công xây dựng, nhất là những công trình trọng điểm, công trình lớn để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư. - Các ngành, địa phương, đơn vị, chủ đầu tư phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư XDCB đối với dự án, công trình do ngành, địa phương, đơn vị thực hiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 57 - Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai minh bạch về địa điểm, nguồn vốn, thời gian, đơn vị xây dựng; phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công chức, các đoàn thể xã hội trong việc giám sát công tác XDCB. 3.3.7. Chú trọng công tác đào tạo Có thể khẳng định rằng trình độ quản lý và kiến thức về xây dựng không có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng vốn, thuê tư vấn cũng như giám sát công trình. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư phân cấp về cho xã, phường trình độ hiểu biết về xây dựng, về đấu thầu hạn chế. Vì vậy, cần có những lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho chủ đầu tư là vấn đề rất cần thiết. Nắm rõ được Luật và kiến thức về quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn XDCB trên địa bàn. 3.3.8. Nâng cao công tác GPMB, tái định cư - Thực hiện quy chế dân chủ, công khai. Nếu có 2/3 số ý kiến của người bị ảnh hưởng đồng ý phương án đền bù thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp cụ thể để cưỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện. - Củng cố bộ phận phụ trách công tác GPMB (Trung tâm phát triển quỹ đất). - Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phương án và thực hiện đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu như định mức, đơn giá cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng VĐT cho dự án. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân ủng hộ và cộng đồng trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư XDCB. Cần có kế hoạch tái định cư phù hợp, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, đồng thời vận động sự tự nguyện chấp hành và tham gia đóng góp tích cực của người dân. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cố tình không chấp hành quy định của pháp luật về GPMB. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội. Nó là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, mỗi địa phương. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với huyện Hướng Hóa mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian tìm hiểu về địa bàn chưa thực sự nhiều để có thể hiểu hết thực tiễn về tình hình đầu tư của huyện, thêm vào đó kiến thức còn hạn hẹp, chưa thể đi sâu nghiên cứu, nên có thể nói luận văn còn rất nhiều hạn chế. Tuy vậy luận văn đã thực hiện được một số nội dung và rút ra các kết luận sau đây: 1. Luận văn đã khái quát hoá những lý luận cơ bản về đầu tư - đầu tư XDCB, vốn - vốn đầu tư XDCB từ NSNN; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các chỉ tiêu được dùng để nghiên cứu. Từ đó đi sâu phân tích, tìm hiểu về những đặc trưng, phân loại, vai trò, chức năng của các khái niệm trên. 2. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình KT - XH của huyện Hướng Hóa và thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2011 - 2013. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tồn tại và nguyên nhân bao gồm cả định lượng và định tính. 3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh, trên nền tảng lý luận về đầu tư - vốn đầu tư - hiệu quả và thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Hướng Hóa, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới. Tóm lại, đề tài khóa luận “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Những vấn đề cơ bản đã giới thiệu, phần nào làm sáng tỏ những bức xúc hiện nay. Sau khi hoàn thành bài khóa luận này, tôi mong rằng những giải pháp đưa ra có thể được thực hiện một cách có hiệu quả nhất, để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 59 2. Kiến nghị 2.1. Về phía Nhà nước - Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi DAĐT XDCB là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó. - Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, vốn FDI, vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp. - Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định, thẩm tra quyết toán và phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. - Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB. - Ưu tiên cho công tác đấu thầu và công khai ngay từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. - Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật. 2.2. Về phía địa phương - Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình và giao cho huyện làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã, thị trấn để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 60 - Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn về quản lý đầu tư cho các cấp các ngành. - Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình - Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trong việc lập dự án và đề xuất DAĐT hạ tầng nông nghiệp nông thôn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng Kinh tế đầu tư – Mai Chiếm Tuyến – Đại học Kinh tế Huế 2. Báo cáo Tổng thể phát triển KT - XH huyện Hướng Hóa giai đoạn 2010 - 2013. 3. Các nguồn Ngân sách thông qua UBND huyện Hướng Hóa 4. Cổng thông tin điện tử huyện Hướng Hóa. 5. Lê Quốc Dũng. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trêm địa bàn tỉnh Bắc Giang 6. Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa năm 2010-2013 7. Chỉ thị số 1792/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. 8. Chương trình Hạ tầng của UBND huyện Hướng Hóa 9. co-ban-o-viet-nam-giai-doan-1991-2000-va-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-13278/ 10. bantungansachnhanuocotinhxekongnuoccong-hoa-dan-chu-nhan-danlao-42140/ 11. dung-von-dau-tu-xay-dung-co-ban-tu-ngan-sach-nha-nuoc-o-tinh-quang-binh-13347/ 12. co-ban-nguon-von-ngan-sach-tap-trung-tinh-bac-ninh-900/ 13. dung-von-dau-tu-xay-dung-co-ban-tap-trung-tu-ngan-sach-nha-nuoc-do-thanh-p-749/ 14. sach-nha-nuoc-cho-dau-tu-xay-dung-co-ban-o-thanh-pho-dong-hoi-10475/ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang PHỤ LỤC ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 01: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ngành nông nghiệp, thủy lợi giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Thủy lợi Tân Sơn xã Tân Lập 2.000 2.000 100 500 500 100 1.100 1.100 100 Thủy lợi Tân Tài xã Tân Lập 2.000 2.000 100 500 500 100 Thủy lợi Tà Nòng xã Tân Lập 1.500,37 1.500,37 100 700 677 96,71 900 889 98,78 Thủy lợi Bản Vây 2 xã Tân Lập 2.000 2.000 100 1.200 1.464,89 122,07 700 700 100 Thủy lợi Tà Rùng xã Hướng Việt 2.400 2.400 100 750 750 100 Thủy lợi hồ chứa nước Lìa xã A Túc 1.700 1.700 100 1.200 1.200 100 Thủy lợi thôn Hoong xã Hướng Linh 2.700 2.390,75 88,55 600 600 100 772 772 100 Thủy lợi A Xau xã A Túc 1.800 1.800 100 475 672 141,47 Sửa chữa thủy lợi thôn Pa Tầng xã Ba Tầng 840,5 820,01 97,56 Khai hoang ruộng nước và hệ thống thủy lợi cấp nước phục vụ sản xuất vùng khai hoang 1.325 1.325 100 500 500 100 Sửa chữa thủy lợi A Mô xã A Xing 1.222 1.222 100 372 436 117,20 264 264 100 Thủy lợi Mưng 2 Tân Liên 2.273 2.273 100 470 463,11 98,53 Thủy lợi khe Pa Liêng, thôn Mã Lai, 2.250 2.250 100 900 1.170 130 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Hướng Phùng Sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi thôn Xa Ry xã Hướng Phùng 1.400 1.400 100 Sửa chữa hệ thống thủy lợi thôn Coóc xã Hướng Linh 1.600 1.576 98,50 Nâng cấp thủy lợi thôn A Cha xã A Xing 1.300 1.300 100 Hệ thống thủy lợi thôn Nguồn Rào xã Hướng Sơn 3.750 3.642 97,12 672 646 96,13 500 473 94,60 Nâng cấp sửa chữa hệ thống thủy lợi thôn Của xã Hướng Lộc 1.720 1.720 100 680,6 680,6 100 Thủy lợi khe Pa Liêng thôn Mã Lai xã Hướng Phùng; HM: kiên cố hóa kênh mương 4.200 4.200 100 Nâng cấp hệ thống thủy lợi khóm 5, Khe Sanh 2.723 2.614 96 250 250 100 650 650 100 Các công trình - dự án khác 13.318,63 11.906,87 89,40 3.510,40 3.910,40 111,39 12.775 12.612 98,72 Tổng 47.330 46.540 98,33 13.280 14.420 108,58 23.150 22.960 99,18 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 02: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Chợ Khe Sanh; HM: rãnh thoát nước, sân cổng phụ 240 275 114,58 Chợ Xuân Phước Lao Bảo (Chợ và điện) 2.000 2.000 100 620 620 100 744 744 100 Chợ Khe Sanh; HM: Đình thực phẩm, thoát nước 630 742 117,78 Rãnh thoát nước, bãi tập kết vận chuyển xử lý rác thải chợ Tân Liên 230 245 106,52 500 519 103,80 Kè chống xói lở chợ Xuân Phước 9.000 9.000 100 Trung tâm Thương mại Lao Bảo; HM: Cải tạo nhà vệ sinh công cộng, sảnh trước nhà A1, A2 800 800 100 Trung tâm Thương mại Lao Bảo; HM: Cải tạo cổng tường rào, xây mới cột cờ, nhà để xe, sân bê tông trước chợ gà, cải tạo nhà A1 A2 A3 và nhà B 946 927 97,99 1.940 1.940 100 Chợ Tân Phước 670 670 100 750 750 100 Mở rộng chợ Tân Long 1.630 1.544 94,72 Rãnh thoát nước chợ Tân Lập 677 677 100 Công trình - dự án khác 20.210 19.518 96,58 9.484 9.484 100 13.949 13.585 97,39 Tổng 32.310 31.780 98,36 12.220 12.220 100 20.490 20.040 97,80 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 03: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN lĩnh vực hệ thống nước sạch, điện giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng Khe Sanh 220 220 100 120 120 100 Sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng Lao Bảo 300 300 100 100 100 100 Sữa chữa hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Thanh, Thuận 650 643,25 98,96 Hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn Trằm xã Hướng Tân 679 679 100 237 237 100 Nâng cấp sữa chữa nước sinh hoạt thôn mới, thôn Ra Ly xã Hướng Sơn 1.667 1.650 98,98 Nâng cấp, sửa chữa hệ thống nước sinh hoạt xã A Túc 540 540 100 Nâng cấp sửa chữa nước sinh hoạt xã A Xing 460 467 101,52 245 214 87,35 173 168 97,11 Nâng cấp sửa chữa nước sinh hoạt xã Húc 1.130 1.130 100 Nâng cấp sửa chữa hệ thống nước 453 446 98,45 651 651 100 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang sinh hoạt thôn Chênh Vênh xã Hướng Phùng Sửa chữa nâng cấp nước thôn Xóc xã Hướng Lập 203 201,02 99,02 723 710 98,20 Sửa chữa hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn Pả Xía xã Hướng Lộc 240 240 100 627 620 98,88 323 323 100 Sửa chữa nước sinh hoạt thôn Cha Lỳ, Sê Pu, Hướng Lập 2.021 1.988 98,37 Sửa chữa hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn Trăng xã Hướng Việt 237 230 97,05 467 467 100 Sửa chữa nước sinh hoạt thôn Xa Đưng xã Hướng Việt 204 204 100 Hệ thống điện chiếu sáng đường Trường Chinh, Khe Sanh 532 532 100 1.430 1.430 100 Cấp điện cụm trường học, trạm y tế, UBND xã Húc 238,6 216,6 90,78 1.276 1.198 93,89 Hệ thống điện chiếu sáng đường Trường Chinh, Khe Sanh 705 705 100 1.165 1.165 100 Công trình - dự án khác 371 389,73 105,05 2.062,4 1.839,4 89,19 14.960 13.526 90,41 Tổng 6.460 6.460 100 6.280 5.970 95,06 22.670 21.120 93,16ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 04: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ngành giao thông, thông tin liên lạc giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Đường giao thông Vầng đi Măng Sông xã Pa Tầng 1.033 1.030 99,71 471 471 100 520 510 98,08 Đường Tân Thuận xã Tân Lập 490 490 100 289 272 94,12 Đường vào khu nghĩa địa khóm 3A, thị trấn Khe Sanh 460 429 93,26 120 120 100 Sửa chữa đường giao thông đi thôn A Dơi Đớ 400 397,25 99,31 247 242,1 98,02 800 779 97,38 Sửa chữa khắc phục sạt lở đường giao thông xã Hướng Linh 350 350 100 Đường vào khu DV hồ Khe Sanh 2.100 2.100 100 1.247 1.226 98,32 Đường trung tâm xã Tân Liên - tuyến T2 1.500 1.115,94 74,40 324 324 100 500 478 95,60 Đường vào trung tâm xã Tân Lập 1.500 1.024,88 68,33 Đường giao thông xã Tân Liên 76,81 73,5 95,69 Đường Sê Pu - Cù Bai xã Hướng Lập 297 296,88 99,96 227 227 100 Đường giao thông thôn ú ply 500 500 100 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang 2 đi Thuận Hòa xã Thuận Đường giao thông thôn Prăng Xy xã A Dơi 549,57 549,57 100 100 100 100 500 483 96,60 Cầu Tràn thôn Hướng Độ xã Hướng Phùng 500 500 100 Đường vào trụ sở UBND xã Hướng Sơn 7.765,17 7.755,86 99,88 2.450 2.424,18 98,95 10.076 10.023 99,47 Đường vào khu TĐC Cu Vơ Hướng Linh 700 700 100 120 120 100 656 647 98,63 Đường giao thông đến điểm định canh định cư Cu Vơ 1.130,06 1.130,06 100 Sửa chữa cầu tràn thôn Hướng Đại xã Hướng Phùng 200 198,42 99,21 Sửa chữa đường liên thôn Kì Rĩ đi Tăng Quan 1 220 215,21 97,82 540 540 100 Sửa chữa đường giao thông Pa Công đi Hoong Coóc 2.350 2.348,52 99,94 Sửa chữa đường vào bãi rác 480 447 93,13 Sửa chữa đường giao thông thôn Tà Núc 276,04 275,89 99,95 330 330 100 Sửa chữa đường giao thông Tà Ri 1 đi Tà Ri 2 355 351,63 99,05 500 500 100 Sửa chữa cầu tràn thôn Xa Re 420 417,67 99,45 Sửa chữa cầu tràn thôn Long Phụng xã Tân Long 650 650 100 Đường GTNT xã Tân Hợp 700 676 96,57 592 589,6 99,59 Đường GTNT thị trấn Khe Sanh 733 728,9 99,44 642 654,4 101,93 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Đường GTNT xã Tân Liên 841,7 832,2 98,87 334,1 323 96,68 Đường GTNT xã Tân Lập 1.055 1.024 114,12 784 780 Đường GTNT xã Tân Long 800 800 100 324 324 100 Đường GTNT xã Tân Thành 760 742 97,63 330 330 100 Sửa chữa cầu tràn thôn Tân Trung xã Tân Lập 300 289 96,33 400 400 100 Sửa chữa nâng cấp đường thôn Duy Hòa xã Tân Liên 273 273 100 300 300 100 Đường giao thông thôn Coóc xã Hướng Linh 560 555 99,11 670 664 99,10 1.000 955 95,50 Đường giao thông thôn Pả Xía đi thôn Ra Ty xã Hướng Lộc 800 800 100 500 500 100 263 263 100 Đường giao thông thôn A Ho đi Thanh 4, xã Thanh 540 540 100 301 301 100 Đường liên thôn Tăng quan II đến thôn A Cha xã A Xing 300 300 100 200 196 98 500 427 85,40 Đường giãn dân Ba Ling đi A Voong xã A Túc 600 600 100 200 200 100 461 461 100 Đường thôn Troan Thượng, xã Xy 160 160 100 499 481 96,39 Đường giao thông thôn Măng Sông đi thôn Cợp xã Ba Tầng 2.148 2.126 98,98 300 300 100 674 674 100 Đường ra vùng sản xuất tập trung xã Thuận 2.504 2.500 99,84 Đường thôn Trằm xã Hướng Tân 1.700 1.700 100 Đường nội thôn bản 4 xã 1.560 1.560 100 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Thuận Đường vào trường THCS xã Hướng Phùng 780 758 97,18 Khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông Thuận đi Hướng Lộc do mưa lũ năm 2010 gây ra 500 500 100 560 560 100 Đường từ Hướng Phùng vào UBND xã Hướng Sơn 1.022 1.022 100 342 342 100 1.350 1.286 95,26 Nâng cấp sửa chữa một số tuyến đường giao thông xã Húc 550 550 100 780 780 100 Nâng cấp đường Ngô Sỹ Liên và đường Hai Bà Trưng, thị trấn Khe Sanh 700 700 100 Sửa chữa nâng cấp trạm phát lại truyền thanh - truyền hình xã A Túc 700 655 93,57 642 650 101,25 300 300 100 Sửa chữa nâng cấp trạm phát lại truyền thanh - truyền hình xã Hướng Phùng 800 990 123,75 200 200 100 658 622 94,53 Sửa chữa Đài phát thanh truyền hình 500 472 94,40 Công trình - dự án khác 84.317,65 81.372,62 96,51 25.308,9 22.354,72 88,73 42.661 39.453 92,48 Tổng 120.740 116.860 96,79 39.490 36.460 92,33 72.070 68.740 95,38ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 05: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN lĩnh vực quản lý Nhà nước, ANQP giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Nhà làm việc phòng Tài chính - Kế hoạch 1.000 941 94,10 1.000 978 97,80 570 556 97,54 Sửa chữa nâng cấp Trụ sở UBND huyện 413 299,06 72,41 Nhà tạm giữ hàng buôn lậu công an huyện 273 256,41 93,92 Nhà tạm giữ vi phạm hành chính công an huyện 340 334,52 98,39 Trụ sở xã Húc 343,55 343,55 100 Cổng hàng rào, đường sân bê tông BCH QS huyện 556,67 550,22 98,84 Sửa chữa trụ sở mặt trận huyện Hướng Hóa 100 100 100 Sữa chữa nâng cấp trụ sở UBND xã Hướng Việt 928,79 1.033,76 111,30 Nhà công vụ UBND xã Hướng Lập 1.100 1.055 95,91 1.220 1.178 96,56 Cổng, hàng rào và sân bê tông trụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang sở UBND xã Xy Trụ sở xã Hướng Sơn 1.300 1.300 100 750 742 98,93 Sửa chữa phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hướng Hóa 1.250 1.250 100 Sân Ban chỉ huy quân sự huyện 400 316 79 Mua sắm và lắp đặt thiết bị KT phục vụ QLNN về KHCN 200 200 100 100 100 100 Thao trường huấn luyện, kiểm tra bắn súng huyện Hướng Hóa 200 200 100 Trụ sở xã Hướng Lộc 1.300 1.300 100 Trụ sở UBND xã Tân Hợp 1.300 1.300 100 Trụ sở UBND xã Tân Liên 1.300 1.273 97,92 Công trình - dự án khác 2.804,99 2.721,48 97,02 2.870 3.026 105,44 4.100 4.156 101,37 Tổng 8.260 8.080 97,82 7.420 7.390 99,60 10.040 10.040 100 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 06: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Trường THCS Tân Liên (Sân, đường bê tông) 136,91 125,90 91,96 Trường THCS Tân Long (Sân cổng hàng rào) 350 348,11 99,46 Trường MN xã A Xing 260 259,69 99,88 100 100 100 Trường PTCS xã Húc, HM: San nền, đường vào trường 424 424 100 170 170 100 Thiết bị trường học cho các trường 900 900 100 1.000 1.000 100 997 997 100 Trường THCS xã Thanh 1.369,69 1.369,23 99,97 230 218,66 95,07 1.186 1.173 98,90 Trường PTCS xã Thuận 500,46 500,46 100 120 115,89 96,58 895 895 100 Trường PTCS xã Xy 576,85 576,85 100 110 101,91 92,65 250 244,89 97,96 Trường MN Lao Bảo 439,28 439,28 100 Trường PTCS xã Hướng Linh 264,58 264,58 100 235,42 235,42 100 Trường PTCS xã Hướng Sơn 1.050 991,72 94,45 Trường tiểu học thôn Trăng xã Hướng Việt 568,48 562,27 98,91 156 156 100 262 262 100ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Trường MN xã Húc 646,82 646,82 100 150 143 95,33 Trường PTCS xã Thanh (Các công trình phụ trợ) 500 500 100 Trường PTCS xã Xy (Các công trình phụ trợ) 500 500 100 Trường THCS Tân Long 643 643 100 Trường THCS Tân Liên 304 303,77 99,92 294 287,96 97,95 1.060 989,51 93,35 Trường MN Hướng Lập 603,81 589,42 97,62 Trường MN Tân Hợp 1.309,88 1.262,78 96,40 Trường THCS Lao Bảo 326,07 324,25 99,44 232 232 100 800 800 100 Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh 509 489,47 96,16 150 150 100 679 686,20 Trường THCS Khe Sanh 503 598,22 118,93 110 107,66 97,87 Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện Hướng Hóa 3.000 3.000 100 800 800 100 Mua sắm trang thiết bị dạy nghề 900 900 100 700 700 100 Sửa chữa trường THCS Tân Thành 408 401,13 98,32 Nhà đa năng trường tiểu học Tân Hợp 670 670 100 172 172 100 Trường tiểu học Hòa Thành 1.439 1.439 100 249 249 100 Trường tiểu học xã A Túc 980 980 100 140 127 90,71 742 658 88,68 Trường MN Bình Minh Khe Sanh 1.258 1.249 99,28 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Nhà ở GV trường MN thôn Trung Phước xã A Dơi 302 302 100 217 217 100 Trường MN Bụt Việt xã Hướng Phùng 568 563 99,12 Trường PTCS A Dơi 742 729,56 98,32 Mua sắm thiết bị Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện Hướng Hóa 1.000 915 91,50 700 700 100 Hỗ trợ xây dựng các lớp MN vùng khó, biên giới đạt chuẩn 1.470 1.408 95,78 1.072 1.048 97,76 1.164 1.098 94,33 Trường THCS Hướng Phùng (8 phòng học) 169 147 86,98 105 105 100 Trường tiểu học Hướng Phùng (Điểm lẻ thôn Choa) 260 258 99,23 250 273 109,2 Trường MN Lao Bảo (nhà 4 phòng học) 175 175 100 Điểm trường MN Cheng xã Tân Liên 488 488 100 200 198,68 99,34 Nhà ở GV trường THCS xã Xy 400 400 100 383,8 382,8 99,74 Công trình - dự án khác 59.559,17 56.828,62 95,42 21.608,58 21.199,82 34.676,2 32.162,47 92,75 Tổng 84.760 81.790 96,50 27.630 27.120 46.450 43.720ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 07: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ngành y tế giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Trạm y tế xã Thuận 1.800 1.890 105 340 340 100 547 547 100 Trạm y tế xã Tân Hợp 980 781,88 79,78 750 823 109,73 1.100 1.100 100 Trạm y tế xã Tân Lập 1.841 1.920 104,29 1.385 1.270 91,70 Trạm y tế xã Húc 800 788 98,50 1.834 1.750 95,42 280 276 98,57 Trạm y tế xã Hướng Phùng 3.000 3.000 100 896 890 99,33 Trạm y tế xã Hướng Sơn 2.000 2.000 100 Mua sắm thiết bị y tế Bệnh viện Đa Khoa Hướng Hóa (máy siêu âm, máy mổ nội soi,) 1.600 1.600 100 Trạm y tế xã A Xing 933,4 933 99,96 Trạm y tế xã Thanh 881 850 96,48 2.230 2.230 100 Trạm y tế xã Hướng Lộc 2.000 2.000 100 560 560 100 Kè chống xói lở trạm y tế xã Tân Hợp 420 420 100 140 140 100 Trạm y tế xã Xy 570 567 99,47 744 744 100 1.740 1.740 100 Trạm y tế xã Ba Tầng 1.220 1.220 100 Trạm y tế xã Hướng Lộc 1.430 1.422 99,44 Công trình - dự án khác 7.699 7.743,12 100,57 6.386,6 6.230 97,55 11.893 9.705 81,60 Tổng 22.710 22.710 100 14.710 14.530 98,78 20.440 18.240 89,24ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 08: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN lĩnh vực văn hóa - xã hội - thể thao giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Nghĩa trang liệt sỹ huyện Hướng Hóa 1.129 1.129 100 1.270 1.220 96,06 1.730 1.733 100,17 Nhà sinh hoạt cộng đồng xã Thuận 600 600 100 Trung tâm thể dục thể thao (Hệ thống nước) 200 200 100 Trung tâm thể dục thể thao (Sửa chữa mái) 100 100 100 Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Tân Hào xã Tân Liên 200 200 100 Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Xung xã Thanh 800 800 100 Nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô huyện Hướng Hóa 1.229 1.220 99,27 995 970 97,49 Xây dựng nhà tình nghĩa xã A Túc, Hướng Linh 650 640 98,46 573 573 100 778 760 97,69ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện (nhà hội trường) 103 103 100 128 118 92,19 Nâng cấp sửa chữa nhà thi đấu thể thao huyện Hướng Hóa 200 200 100 Cải tạo sửa chữa sân vận động huyện Hướng Hóa 662 662 100 Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng khối 2 thị trấn Khe Sanh 250 250 100 Công trình - dự án khác 3.640 3.448 94,73 2.020 2.049 101,44 2.195 2.235 101,82 Tổng 6.420 6.420 100 5.420 5.380 99,26 7.410 7.410 100 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Phụ lục 09: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN các ngành, lĩnh vực khác giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Công trình - Dự án Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế Hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Khu tái định cư cho đồng bào dân tộc di dời thực hiện dự án CSHT cụm cửa khẩu mở rộng 3.000 2.900 96,67 1.120 1.100 98,21 1.173 1.173 100 Hệ thống đường phòng hộ lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng cấp bách huyện Hướng Hóa 1.200 1.155 96,25 340 332 97,65 1.370 1.330 97,08 Công trình - dự án khác 1.010 925 91,58 990 888 89,70 3.737 3.387 90,63 Tổng 5.210 4.980 95,59 2.450 2.320 94,69 6.280 5.890 93,79 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang Hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, từ tấm lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy trong những năm qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hoàng Triệu Huy, người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị ở phòng Tài chính – Kế hoạch - Ủy ban nhân dân Huyện Hướng Hóa – Tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt tôi xin cảm ơn bác Trần Văn Xuân – Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tìm hiểu, thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và người thân luôn bên tôi, động viên tôi để hoàn thành tốt đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hương Giang ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_nguyen_thi_huong_giang_4391.pdf
Luận văn liên quan