Cùng với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước, sẽ xuất hiện
nhiều hơn doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư và cạnh tranh trên thị
trường xây dựng. Các doanh nghiệp trong nước cần tìm ra chiến lược phát triển bền
vững để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các
doanh nghiệp lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản lý, kỹ thuật
thi công tiên tiến của thế giới, tuy nhiên trong nước lại không có những doanh nghiệp
phụ trợ để tạo ra lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vươn lên tầm thế giới. Để có thể
cạnh tranh thành công, thực hiện được mục tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển trong
các dự án của mình, Công ty TNHH Việt Dũng phải nhanh chóng hoàn thiện phân tích
tài chính dự án của mình, đảm bảo hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư trên thực tế.
Đó là lý do đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện phân tích tài chính dự án tại Công
ty TNHH Việt Dũng” được lựa chọn.
Trong khóa luận này, các nội dung cơ bản đã được luận giải:
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính dự án và hoàn thiện phân tích tài chính dự án.
Đề cập đến thực trạng phân tích tài chính dự án tại một doanh nghiệp cụ thể, đánh
giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân
của những hạn chế này.
Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp cũng như kiến nghị được đề cập với các
cơ quan nhà nước để góp phần hoàn thiện phân tích tài chính dự án tại doanh nghiệp
74 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện phân tích tài chính dự án tại Công ty TNHH Việt Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho quá trình phân tích
còn chưa đầy đủ.
Đối với công ty hiện tại, nguồn thông tin về phục vụ phân tích chủ yếu là từ nội
dung dự án đầu tư, được tiếp cần khá giống nhau giữa bên lập và bên phân tích tài
chính dự án. Các thông tin bổ sung chủ yếu đến từ các trang tin điện tử chuyên ngành,
các công bố đánh giá phổ biến đại chúng của các công ty nghiên cứu thị trường. Đối
với dự án có mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật cao hoặc phức tạp, cán bộ phân tích
khá lúng túng để kiểm soát và xác nhận thông tin và gần như chấp nhận các dữ liệu do
bên tư vấn lập dự án đưa ra.
Các thông tin về các giả thiết kinh doanh đặc biệt là thông tin dự báo thị trường
thiếu tin cậy, phần nhiều phụ thuộc chủ quan của người lập dự án và người phân tích
hoặc lấy từ một số dự án có sẵn không đảm bảo tính đại diện.
Nguyên nhân khách quan:
Những biến động khó lường của tình hình kinh tế, xã hội
Trong 4 năm liên tiếp (2012-2015), tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm sau
cao hơn năm trước (năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,25%, năm 2013: 5,42%,
năm 2014: 5,98% và năm 2015: 6,5%). Điều này phản ánh xu hướng phục hồi vững
chắc của nền kinh tế sau những năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong hệ thống
ngân hàng, khu vực doanh nghiệp, thị trường bất động sản và hoạt động đầu tư. Giá
xăng dầu, chi phí nguyên liệu thế giới không ngừng biến động đã tác động tới giá cả
trong nước. Bên cạnh đó, tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả của một số
dự án công nghiệp làm cho tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc. Nền
Thang Long University Library
38
kinh tế không ngừng biến động đã ảnh hưởng đến công tác dự báo khi việc tính toán
các chỉ tiêu, số liệu không theo kịp sử biến đổi của nền kinh tế. Trong tình hình chung
ấy, Công ty TNHH Việt Dũng cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công tác phân
tích tài chính dự án.
Bên cạnh đó, các quy định của Nhà nước hiện nay còn chồng chéo, thiếu rõ ràng,
thường xuyên sửa đổi bổ sung gây khó khăn không nhỏ cho công ty. Hiện nay, vẫn
còn tồn tại những quy định không phù hợp trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi làm
giảm tính hiệu quả của dự án. Sự thiếu chính xác của các quyết định làm phát sinh mâu
thuẫn giữa công tác phân tích tài chính dự án của doanh nghiệp và cơ quan các cấp có
thẩm quyền phân tích dự án đó. Vì vậy, dẫn đến những hiểu sai cho cán bộ khi thực
hiện phân tích tài chính dự án. Mặt khác, cơ quan các cấp có thẩm quyền phân tích dự
án chưa quan tâm tới hoàn thiện phân tích dự án. Hầu hết, các dự án muốn được phê
duyệt đều đã được bôi trơn số liệu mà các cơ quan có thẩm quyền có thể không biết
hoặc không cần biết. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nhận thức chưa thực
sự đúng đắn của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính dự án.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện này, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng thì công tác
phân tích tài chính dự án chỉ là một công việc để chứng minh rõ hơn cho việc lựa chọn dự
án đó, sự lựa chọn sau khi phân tích tài chính dự án thường là chấp nhận dự án.
Mức độ sẵn có và tin cậy của nguồn thông tin là thấp
Các thông tin phục vụ cho phân tích tài chính dự án là các thông tin liên quan đến
đặc điểm quy hoạch của dự án và các thông tin về thị trường làm cơ sở tính toán dòng
tiền mà dự án mang lại. Với các thông tin về quy hoạch dự án, mặc dù sẵn có nhưng
thời điểm thiết kế sơ bộ để xin thực hiện dự án với khi dự án được thực hiện có sự sai
khác rất đáng kể liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch và sự sai khác giữa diện tích
thiết kế và diện tích thực tế. Với các thông tin thị trường, đây là những thông tin không
đảm bảo tính chính xác và mức độ sẵn có theo nhu cầu là không cao. Vì hiện nay
không có bất kỳ hệ thống thông tin nào như thị trường xây dựng chính thống như các
thị trường khác, chẳng hạn thị trường chứng khoán, liên ngân hàng. Do vậy làm ảnh
hường đến dự báo tài chính trong tương lai và do đó ảnh hưởng đến hoàn thiện phân
tích tài chính dự án của Công ty.
Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác phân tích tài chính
dự án, một số giải pháp hoàn hiện phân tích tài chính dự án tại Công ty TNHH Việt
Dũng sẽ được đề cập trong chương tiếp theo.
39
CHƢƠNG 3.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT DŨNG
3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty
Cơ hội và thách thức 3.1.1.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2016 được dự báo vẫn khó khăn, gắn liền với đó thị
trường xây dựng, thi công công trình cũng sẽ đối diện với nhiều thách thức. Tuy nhiên,
cơ hội đầu tư vẫn rộng mở.
Đúng như quan điểm của nhiều nhà kinh doanh đã khẳng định, đầu tư vào bất kỳ
lĩnh vực nào có nhiều rủi ro thì lĩnh vực đó sẽ đem lại lợi nhuận lớn. Thi công công
trình là một điển hình trong những kênh đầu tư đem lại không ít khoản lợi nhuận lớn
cho các nhà đầu tư trong những năm qua, nhưng cũng đem lại những thất bại đắng cay
cho nhiều người.
Thách thức
Sắp tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự
do (FTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội
mới. Theo đó, các FTA và thỏa thuận của AEC đều thống nhất cắt giảm thuế nhập
khẩu giữa các thành viên xuống còn 0-5%, đồng thời, ngay khi các FTA có hiệu lực thì
90-95% số dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%.
Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý sẽ ngày càng đơn giản, rõ ràng và dễ dự báo
hơn, chuyển giao công nghệ trong hoạt động xây dựng thuận lợi hơn, thuế nhập khẩu
giảm mạnh Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội nhập khẩu kỹ thuật
cao, công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng cao mà các
doanh nghiệp Việt Nam chưa chế tạo hoặc sản xuất được.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách
thức. Cụ thể, việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh với các doanh
nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu trong nước. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay,
chúng ta vẫn đang phải chứng kiến sự "đổ bộ" rầm rộ của các mặt hàng vật liệu xây
dựng, máy móc công trình đến từ EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và thậm chí là
Trung Quốc. "Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng của Việt Nam trong cạnh tranh giữa sản phẩm của Việt Nam với sản phẩm
ngoại nhập" - một chuyên gia nhận định.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam có nguy cơ bị mất thị
trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN. Lý do là mặc dù các thỏa thuận
thương mại chưa hiệu lực nhưng từ nhiều năm qua, hàng hóa gồm vật liệu xây dựng,
Thang Long University Library
40
trang trí nội thất, máy móc công trình của các nước trong khối ASEAN như Thái Lan,
Malaysia, Singapore đã đổ bộ vào Việt Nam ào ạt.
Cùng với đó, trình độ của lao động ngành xây dựng Việt Nam và năng suất lao
động thấp. Trong khi đó, cộng đồng AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay
nghề nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự di chuyển lao động.
Tại hội nghị, các chuyên gia cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước nên
nhanh chóng tiến hành rà soát, tái cấu trúc, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp theo
hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, đồng thời mau chóng cập nhật công
nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành Xây dựng từ các nước tiên tiến, nâng cao năng
suất lao động của công nhân, phương thức quản lý xây dựng... để “không bị chậm
chân”.
Cơ hội
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, năm 2016 được dự báo nền kinh tế sẽ
có những bước phục hồi bền vững và ổn định hơn. Thị trường bất động sản luôn đi liền
và đi sing hành với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, nhiều chuyên gia bất
động sản vẫn dự báo năm 2016 đầu tư bất động sản sẽ có nhiều thuận lợi.
Năm 2016, nhiều chuyên gia dự báo thị trường xây dựng Việt Nam sẽ phát triển
mạnh, đi kèm với đó là dòng đầu tư (FDI) vào Việt Nam chuẩn bị cơ hội từ các hiệp
định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định TPP.
Định hướng phát triển của công ty 3.1.2.
Dựa trên những dự báo về tiềm năng phát triển của nền kinh tế nói chung và
ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản nói riêng trong những năm sắp tới. Định
hướng phát triển ngành cùng với việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và vị thế hiện tại
của mình Công ty đã xác định phương hướng nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2015-
2020 là xây dựng và phát triển Công ty trở thành doanh nghiệp có uy tín trên thị
trường Việt Nam, làm chủ được các công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo thi công
được các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, song song với duy trì chiến lược
đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, tập trung đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty
từng bước làm chủ các dự án tạo nên sự phát triển hài hòa có tính bền vững cao. Phát
huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao cạnh tranh, tìm kiếm những dự án mới có quy
mô trong khu vực. Cụ thể:
Xây dựng Công ty thành một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có nền tài
chính lành mạnh, phát triển bền vững và ổn định, đa sở hữu, đa ngành nghề, trong đó
tập trung vào hai mũi nhọn là: Dịch vụ vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng.
41
Tăng cường các hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài nhằm
huy động nguồn vốn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực. Xây dựng
Công ty thành một doanh nghiệp hướng ngoại, nhạy bén và năng động với thị trường.
Lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu, đồng thời đảm bảo và không ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động để mọi người gắn bó với Công ty,
đoàn kết tạo thành cộng đồng vững chắc.
3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính dự án tại Công ty TNHH Việt
Dũng
Trong xu hướng phát triển mạnh của các dự án đầu tư của mình, để đảm bảo mỗi
dự án là một bước tăng trưởng bền vững về tài sản và giá trị của doanh nghiệp, công ty
cần thiết tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của phân tích tài 3.2.1.
chính dự án
Công tác phân tích tài chính dự án là công việc phức tạp và có vai trò rất quan
trọng trong quyết định đầu tư. Để thực hiện tốt công tác này, trước hết ban lãnh đạo
công ty phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác này trong hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp. Phân tích tài chính dự án là nội dung quan trọng nhằm đánh giá tính
khả thi của dự án thông qua các mặt sau:
- Xem xét nhu cầu và đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện hiệu quả
dự án, cũng như xác định tổng mức đầu tư và các nguồn tài trợ cho dự án.
- Xem xét kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án. Tức là xem xét những chi
phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét
nhưng lợi ích mà dự án mang lại khi thực hiện dự án.
Kết quả quá trình phân tích tài chính dự án là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có
nên đầu tư hay không? Ngoài ra, phân tích tài chính còn là cơ sở để phân tích hiệu quả
kinh tế - xã hội của dự án.
Ban lãnh đạo cần thấy rõ những khó khăn thực tế trong công tác phân tích tại
công ty để có sự hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, điều kiện làm việc cho cán bộ phân tích.
Ban lãnh đạo giám sát cán bộ phân tích có những hướng công tác hợp lý, cùng tháo gỡ
khó khan trong công tác phân tích.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính dự án, ban lãnh đạo Công
ty sẽ đưa ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này như: (1) nâng cao chất lượng cán
bộ phân tích bằng cách tuyển cán bộ phân tích có chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đào tạo
nâng cao trình độ của cán bộ phân tích hiện tại; (2) trang bị thiết bị làm việc cho cán
bộ phân tích
Thang Long University Library
42
Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin 3.2.2.
Trong thời đại ngày nay, đối với mọi lĩnh vực thông tin luôn giữ một vị trí quan
trọng. Lĩnh vực đầu tư bất động sản cũng không nằm ngoài quy luật ấy, không những
thông tin chỉ quan trọng đối với công tác bán hàng của dự án, nó còn giữ một vai trò
chủ chốt trong công tác phân tích tài chính. Mọi dữ liệu đầu vào phục vụ cho quá trình
phân tích đều do quá trình thu thập thông tin mà có. Dữ liệu thu thập có thể là dữ liệu
thô (chưa qua xử lý thông tin), những dữ liệu này bao gồm: (1) những chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô, (2) dữ liệu về thị trường xây dựng, (3) thông tin về thị trường vật liệu xây dựng,
(4) thông tin về những quyết định, quy định, thông tin, văn bản, của nhà nước và cơ
quan có thẩm quyềnTừ những dữ liệu này, cán bộ phân tích phải tổng hợp, phân tích
và xử lý thông tin để có thông tin đầu vào cho quá trình phân tích. Dựa vào dữ liệu đã
xử lý, cán bộ phân tích dự báo xu hướng thị trường, kết quả của dự báo này sẽ đưa ra
các biến số tài chính như doanh thu (tính dòng tiền vào cho dự án), tổng đầu tư và chi
phí hàng năm (tính dòng tiền ra cho dự án)
Để công tác xử lý thông tin chính xác hơn, Công ty cần phải trang bị một hệ
thống thiết bị, công nghệ và phần mềm ứng dụng cho quá trình thống kê, dự báo số
liệu (phần mềm thống kê Eview), phần mềm phân tích tài chính dự án (Crystal ball).
Công ty phải thường xuyên cập nhập, đổi mới nâng cấp nhưng thiết bị công nghệ để
phục vụ tốt công tác phân tích. Ngoài ra cần có hệ thống máy vi tính tốc độ nhanh để
sử dụng các phần mềm và kết nối mạng internet.
Các nguồn thu thập thông tin: internet, Tổng cục thống kê, các website của chính
phủ, ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, các sàn giao dịch bất động sản
Quá trình xử lý thông tin: kiểm định tính chính xác của thông tin phân tích và
dự báo xu hướng của thị trường đưa ra các biến số tài chính:giá bán, lượng và
chủng loại sản phẩm, tổng mức đầu tư và chi phí hàng năm tính toán các biến số
tài chính cần phân tích: NPV, IRR, B/C.
Đảm bảo một hệ thống cung cấp và xử lý thông tin báo cáo nội bộ chính xác. Hệ
thống thông tin không thể thông suốt và chính xác ngay khi ở trong nội bộ sự cung cấp
thông tin đã sai lệch. Việc cung cấp thông tin nội bộ này phụ thuộc vào sự phân tích
các phòng ban liên quan trong Công ty, phải đảm bảo được sự đánh giá toàn diện.
Nâng cao chất lượng cán bộ phân tích tài chính dự án 3.2.3.
Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư quan trọng nhất cho sự phát triển của Công
ty. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có
cơ hội kinh nghiệm học hỏi bên ngoài để phát huy khả năng của mình, phân tích thị
trường đúng đắn, xây dựng các kế hoạch kinh doanh khả thi và có các phân tích tài
chính hợp lý mang lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó, cán bộ phân tích phải đưa ra
43
quy trình và nội dung phân tích phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, cũng như thị
trường bất động sản Việt Nam.
Thực trạng nguồn nhân lực phân tích tài chính dự án của Công ty còn thiếu, chưa
có sự rõ ràng giữa công tác tài chính và nghiệp vụ kế toán. Công tác phân tích tài
chính dự án vẫn được giao cho phòng kế toàn tài chính tại Công ty đảm nhiệm. Vì vậy,
Công ty cần thành lập một ban tài chính của Công ty. Ban tài chính này có nhiệm vụ:
(1) giúp lãnh đạo tìm kiếm và phân tích những cơ hội đầu tư mới, (2) đảm nhận công
tác phân tích tài chính dự án, kiểm soát tình hình tài chính của những dự án đang triển
khai thực hiện.
Để hoàn thiện cơ cấu nhân sự cho ban tài chính, ban lãnh đạo cần tuyển chọn
những nhân viên đã từng đảm nhận công tác tài chính tại phòng kế toàn tài chính và
những người này phải có chuyên môn sâu về tài chính.
Bổ sung, hoàn thiện nội dung phân tích tài chính dự án 3.2.4.
Ban tài chính nên hoàn thiện một quy trình chuẩn cho công tác phân tích tài
chính. Một mẫu quy trình chuẩn phải đầy đủ các bước nhiệm vụ, yêu cầu, kết quả đạt
được của từng bước để nhân viên thực hiện công tác phân tích tài chính một cách
chính xác nhất. Quy trình phân tích đảm bảo từ việc dự toán chính xác các giá trị tài
sản dự kiến đầu tư đến việc đánh giá đầy đủ những chỉ số của các bảng phân tích tài
chính.
* Phân tích tổng mức đầu tƣ và cơ cấu tài trợ
Cần cập nhập đầu đủ các quy định hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực xây
dựng, bao gồm định mức phân bổ chi phí, suất đầu tư, chỉ số giá Tuy nhiên các công
bố này thường có độ trễ về mặt thời gian, mặt khác nó cũng không bao quát hết được
các hoạt động chi phí trong hoạt động xây dựng, do đó công ty cần có biện pháp cập
nhập thông tin có liên quan tại thời điểm lập dự án cũng như dự báo các chỉ số giá tại
các giái đoạn phân kỳ đầu tư, điều này giúp cho việc lập dự toán cũng như thiết lập
mức dự phòng hợp lý hơn.
Trong phân tích cơ cấu vốn tài trợ cho dự án, cán bộ phân tích cần tập trung đánh
giá cụ thể trên hai khía cạnh: phân kỳ tiến độ đầu tư và khả năng đáp ứng ngân sách
của công ty. Trong đó, tiến độ đầu tư phải được xây dựng một cách khả thi bởi những
cán bộ quản lý dự án có kinh nghiệm và ý kiến xác nhận của giám đốc công ty cho
mức độ đáp ứng của ngân sách công ty, khả năng tiếp cạn và đáp ứng điều kiện vay
của các bên tài trợ.
* Phân tích dòng tiền của dự án
Trong xác định dòng tiền, cần kiên quyết loại bỏ các chi phí chìm có trong tính
tổng mức đầu tư của dự án, đồng thời tính toán đủ chi phí cơ hội của các tài sản của
Thang Long University Library
44
công ty dự kiến huy động để phục vụ dự án nghiên cứu. Có một đặc điểm phổ biến là
các tài sản hiện được sử dụng lại, nhất là máy móc thiết bị thi công thường bị bỏ qua
trong quá trình tính toán tổng mức đầu tư cho dự án mới do không tính hết các chi phí
cơ hội của chúng, điều này có thể làm sai lệch tổng chi phí cũng như hiệu quả của dự
án.
Lãi vay trong thời gian thi công và hoạt động có nguồn gốc từ vốn vay đầu tư cần
phải được đưa vào tính toán đầy đủ trong dòng tiền đầu tư và dòng tiền hoạt động dự
án.
Đối với dự kiến các dòng tiền về doanh thu và chi phí hàng năm trong quá trình
hoạt động. Ngoài việc xây dựng các đơn giá hợp lý, cán bộ phân tích cần xem xét đến
yếu tố trượt giá trong xác định dòng tiền biến đổi, trong đó các yếu tố cấu thành khác
nhau có mức độ trượt giá khác nhau.
Trong dòng tiền hoạt động cuối cùng, cần tính đầy đủ giá trị thanh lý tài sản dự
án và giá trị tài sản lưu động ban đầu được thu về. Trong đó, giá trị thanh lý tài sản cần
xác định giá trị khoa học hơn, tránh dùng số ước như hiện tại. Có thể hình thành một
nghiên cứu nhỏ về phương án thanh lý tài sản nằm trong dự án đầu tư (phương án thu
hồi hay bán thanh lý thiết bị) các chi phí kèm theo, từ đó có thể lập dự toán tạm thời
cho phần thu nhập có được sau khi kết thúc thanh lý. Khi đó, phần giá trị tài sản thanh
lý mới được xác định hợp lý nhất.
Phân tích tỷ lệ lãi suất chiết khấu
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV vẫn là chỉ tiêu cốt yếu trong đánh giá hiệu quả
tài chính dự án, do đó xác định được chính xác lãi suất chiết khấu là một vấn đề vô
cùng quan trọng.
Trong phân tích tỷ lệ lãi suất chiết khấu, cần xác định lãi suất chiết khấu nhất
quán với xác định dòng tiền đầu tư, dòng tiền ròng trên cùng giác độ nghiên cứu là
doanh nghiệp (chủ đầu tư). Theo đó, lựa chọn lãi suất chiết khấu là chi phí vốn chủ sở
hữu được xác định theo phương pháp định giá tài sản chính CAPM.
Các yếu tố liên quan được cấu thành trong xác định chi phí chủ sở hữu trong
phương pháp này được xác định theo nguyên tắc sau:
- Sử dụng lãi suất trái phiếu Kho bạc phát hành cùng thời nghiên cứu làm lãi suất
phi rủi ro. Tuy nhiên, trong trường hợp không có lãi suất này, có thể sử dụng lãi
suất trái phiếu Kho bạc có thời hạn tương đồng với thời hạn bỏ vốn của chủ đầu
tư làm lãi suấ phi rủi ro.
Đối với phần bù rủi ro thị trường và hệ số beta (ß) của doanh nghiệp. Đây là các
chỉ số mang tính chuyên sâu không dễ dàng xác định chính xác. Doanh nghiệp cần sử
45
dụng cơ chế chuyên gia và cơ chế đặt hàng nghiên cứu cung cấp thông tin đối với đơn
vị tư vấn tài chính – thị trường chuyên ngành tiếp cận và nghiên cứu chỉ số này.
Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xác định chính xác chi phí vốn chủ sở hữu
có thể áp dụng một số nguyên tắc khác để lựa chọn lãi suất chiết khấu cho dự án như:
- Sử dụng lãi suất chiết khấu của dự án khác đã được thực hiện của cùng công ty
có cùng mức độ rủi ro làm lãi suất chiết khấu cho dự án nghiên cứu.
- Sử dụng chỉ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp
trong vài năm gần nhất làm mức tối thiểu để lựa chọn lãi suất chiết khấu.
Nguyên tắc này giả định việc sử dụng vốn tự có của công ty hiện tại là tối ưu và
các dự án mới ít nhất cũng phải đạt được tỷ lệ sinh lợi tương tự.
Dù xác định lãi suất chiết khấu theo phương pháp nào thì cũng cần tuân thủ
nguyên tắc nhất quán trên giác độ nghiên cứu là doanh nghiệp và lãi suất chiết khấu
được lựa chọn phải cao hơn lãi suất vay vốn ngân hàng dự kiến.
Hoàn thiện phƣơng pháp, chỉ tiêu phân tích tài chính dự án
Trước hết, công ty cần tiếp cận các lý thuyết mới và hoàn chỉnh nhất về phân tích
tài chính dự án, được đề cập trong giáo trình, tài liệu của các đơn vị đào tạo, các hiệp
hội có uy tín trong và ngoài nước. Việc tiếp cận cần mở rộng trên nhiều phương diện
phân tích, bao gồm phương thức tự đầu tư và phương thức hợp tác đầu tư của các nhà
tài trợ đối với nhiều loại hình dự án khác nhau. Từ đó chọn lọc và xây dựng lên nội
dung phân tích phù hợp với đặc điểm công ty và từng loại dự án.
Ngoài ra, Công ty cần thiết đánh giá lại các dự án đã thực hiện, có thể sử dụng để
thử nghiệm các phương pháp phân tích khác nhau để chứng minh tính hợp lý và hiệu
quả của việc sử dụng các phương pháp này so với kết quả thực tiễn của dự án, lưu ý
rằng cần điều chỉnh lại các yếu tố khác cho phù hợp với hoàn cảnh và giả thiết ban
đầu.
Về chỉ tiêu phân tích tài chính, Công ty cần có các lưu ý sau:
- Sử dụng NPV làm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính cao nhất, đồng thời bắt
buộc sử dụng phương pháp tính IRR và phương pháp tỷ số thu chi (B/C) để
kiểm nghiệm lại kết quả. Đặc biệt về tỷ số thu chi B/C
- Cần đưa vào phân tích đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn kèm theo chỉ
tiêu DSCR. Do lượng vốn đầu tư và nhu cầu tài trợ lớn nên kế hoạch trả nợ
trong những năm đầu khai thác dự án thường chịu sức ép nặng nề. Theo đó, nội
dung cần phân tích bao gồm đánh giá kế hoạch trả nợ, nguồn và khả năng thanh
toán của dự án, gánh nặng ngân sách công ty và khả năng thanh toán của dự án,
gánh nặng ngân sách công ty và phân tích khả năng ngân sách công ty đáp ứng
cho những phần còn lại. Trong trường hợp dự án thực sự hiệu quả, chỉ tiêu
Thang Long University Library
46
DSCR cần nên xem xét trong mối liên hệ với tài chính doanh nghiệp mà không
chỉ đơn thuần trên khía cạnh tài chính dự án.
Áp dụng phân tích rủi ro tài chính như là một nội dung bắt buộc trong báo cáo
phân tích. Rủi ro của dự án đầu tư máy móc, thiết bị là các rủi ro này thể hiện như
hỏng hóc máy móc xây dựng do độ bền và độ tin cậy của máy móc không đảm bảo, do
sử dụng máy móc và công nghệ thiếu an toàn, do phương án tổ chức xây dựng không
hợp lý Ngoài ra, Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vi mô thường liên quan đến
các rủi ro trong quan hệ cung cầu – giá cả của thị trường cũng như các rủi ro vể tài
chính do doanh nghiệp xây dựng gây nên. Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vĩ mô
có liên quan đến sự thay đổi đường lối và chính sách của nhà nước về phía bất lợi cho
dự án (như chính sách thuế, tín dụng, giá cả, xuất nhập khẩu)
Do đó , trước hết cần đưa vào áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy, trong đó
xem xét các chỉ tiêu phản ánh tài chính dự án chịu tác động thế nào khi các yếu tố đầu
vào phổ biến có sự biến động với mức độ hợp lý. Việc phân tích độ nhạy trước hết tập
trung xem xét biến động của các yếu tố đầu vào theo hướng làm hiệu quả tài chính dự
án trở nên xấu đi. Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan và
kiến nghị các vấn đề cần lưu ý đối với Công ty trong triển khai và đánh giá hiệu quả
dự án.
Ngoài ra, trong điều kiện kỹ thuật đáp ứng được, cần đưa vào tính toán sự ảnh
hưởng của các đại lượng đầu vào bất định kèm theo các khả năng xuất hiện (xác suất
xảy ra rủi ro tới các kết quả tài chính bằng các phần mềm chạy mô phỏng.
Hiện nay có một số phần mềm chạy mô phỏng có thể sử dụng trong phân tích tài
chính dự án, trong đó khuyến nghị Công ty nên áp dụng phương pháp Crystal Ball, là
phần mềm mô phỏng được viết trên giao diện Exel dành cho người sử dụng bảng tính
để phân tích rủi ro, phân tích tối ưu hóa, phân tích mô phỏng Monte Carlo và dự báo
theo chuỗi thời gian.
Ứng dụng Crystal Ball mở rộng khả năng dự báo của mô hình bảng tính, bao
gồm việc cung cấp, thông tin dự báo cần thiết hỗ trợ ra quyết định với độ chính xác
cao hơn, hiệu quả và tin cậy hơn nhờ sử dụng các số ngẫu nhiên để đo ảnh hưởng của
sự không chắc chắn trong mô hình bảng tính. Phương pháp Crystal Ball cũng có thể
tạo ra các đồ thị trong phân tích và minh họa các báo cáo nhằm giúp loại trừ các yếu tố
bất định khi đưa ra quyết định, do đó giúp cho công tác phân tích có thể đưa ra các đề
xuất tin cậy hơn.
Các nội dung về phương pháp và chỉ tiêu phân tích trên Công ty cần soạn thảo lại
theo hướng chuẩn hàng hóa và xây dựng bộ tài liệu nội bộ về nội dung , phương pháp,
chỉ tiêu phân tích tài chính dự án. Bộ tài liệu cùng quy trình phân tích, phối hợp trong
hoạt động lập, phân tích và phê duyệt dự án được áp dụng thống nhất trong công ty sẽ
47
là biện pháp quan trọng nâng cao tính khoa học và chuyên nghiệp, tạo điều kiện để
nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính dự án nói riêng cũng như hoạt động
đầu tư của công ty nói riêng.
Nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ phân tích 3.2.5.
Thông tin là một trong những yếu tố quyết định chính xác trong kết quả phân
tích. Để nâng cao chất lượng thu thập, phân tích, dự báo nguồn thông tin cho công tác
phân tích, công ty cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với các thông tin dự án do tư vấn lập: Cần các yêu cầu đối với các đơn vị
tư vấn trong việc cung cấp nguồn hoặc căn cứ những thông tin đầu vào, những định
mức hay giả thiết được sử dụng. Những thông tin này cần được phân tích độc lập lại
và trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đơn vị tư vấn giải trình để làm rõ.
- Có phương thức cập nhập liên tục các văn bản pháp luật mới nhất có liên quan
đến lĩnh vực đầu tư, các dữ liệu về kinh tế xã hội, kinh tế vĩ mô, các thông tin thị
trường trên các diễn đàn chuyên ngành chính thức, thông tin báo chí và thông tin báo
chí và thông tin từ các đối tác, nhà cung cấp
- Đối với dự án có độ phức tạp cao về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản lý hay yêu
cầu phân tích chuyên sâu, cần thiết sử dụng chế độ gia và chế độ đặt hàng cấp tin trong
phân tích dự án, đồng thời tham khảo dữ liệu của các ngành nghề, dự án liên quan,
phục vụ cho so sánh đánh giá các vấn đề kỹ thuật.
- Tăng cường tính chuẩn hóa sự phối hợp trong nội bộ các đơn vị phòng ban của
Công ty. Công tác phân tích tài chính nằm trong tổng thể của quá trình phân tích dự án
đầu tư . Mỗi khâu, mỗi bộ phận nằm trong quy trình phân tích đều có nhiệm vụ riêng
và chịu trách nhiệm về số liệu và nội dung riêng. Sự chuẩn hóa về mặt quy trình, thu
thập dữ liệu của các khâu có liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để tránh
sự lãng phí thời gian, hạn chế sai sót trong khâu phân tích tài chính.
- Việc phân tích kết quả phân tích thông tin, dự báo các giả thiết đầu tư kinh
doanh phải được cán bộ phân tích thực hiện trong quy trình chặt chẽ, thống nhất ý
tưởng từ cán bộ đến lãnh đạo Ban Đầu Tư và lãnh đạo Công ty. Các bộ phận có liên
quan trong công ty được tham khảo và phản biện trong trường hợp cần thiết.
Tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phân tich tài chính 3.2.6.
dự án
Hiện nay khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất và là yếu tố
quyết định làm tăng năng suất lao động. Các ứng dụng công nghệ máy tính với các
phần mềm chuyên ngành được tích hợp đã có thể đem lại các công cụ rất hữu hiệu
trong tính toán phân tích tài chính dự án. Thông tin được cần được cán bộ phân tích
nhập vào theo các phương pháp và chỉ tiêu, giả thiết kịch bản chọn trước, máy tính và
Thang Long University Library
48
các ứng dụng sẽ tính toàn và cung cấp kết quả cho chúng ta trong thời gian rất nhanh
và độ chính xác gần như tuyệt đối. Vấn đề của cán bộ phân tích là lựa chọn thông tin,
tình huống, giả thiết nào và đưa ra các đánh giá phù hợp dựa trên kết quả. Các chương
trình tính toán bằng máy tính đặc biệt rất hiệu quả trong việc phân tích rủi ro, đưa ra
các mô hình, biểu đồ về chu kỳ sản phẩm thuận tiện cho công tác phân tích.
Áp dụng các giải pháp trên và đặc biệt là giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích
tài chính dự án để phân tích lại dự án, chi tiết tính toán như dưới đây:
a. Xác định suất chiết khấu qua các năm
Dựa trên số liệu phần bù rủi ro thị trường qua các năm do nhà tài chính
Damodran xác định cho Việt Nam là 8,91%, hệ số beta ngành xây dựng công trình kỹ
thuật dân dụng là 0,18 tại thời điểm quý II năm 2014, lãi suất Trái phiếu Chính Phủ
thời hạn 10 năm phát hành đợt 21/10/2015 là 7%. Áp dụng mô hình CAPM ta sẽ tính
toán suất chiết khấu năm 2015 là:
Ke= 7% + 0,18 * 8,91% = 8,6%
b. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả đầu tƣ, bổ sung thêm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
có điều chỉnh:
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án sau hiệu chỉnh
Chỉ tiêu Giá trị
NPV (đồng) 432.479.817
IRR (%) 19,2%
B/C 1,04
PP 2,2 năm
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Công ty TNHH Việt Dũng)
Sau khi điều chỉnh lại một số tính toán để đảm bảo chính xác hơn, theo kết quả
tính toán ở bảng trên, có thể thấy dự án vẫn khả thi bởi:
NPV có giá trị là 386.953.743 đồng, nên dự án vẫn có lãi. Như vậy, việc đầu tư
vào dự án mang lại mức lãi tương đối cho doanh nghiệp.
IRR= 19,2% lớn hơn lãi suất tiền vay ngân hàng và phản ánh mức sinh lời của
Chủ doanh nghiệp khi đầu tư vào dự án. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính như
hiện nay, đây là mức lợi tức tương đối cao.
Thời gian hoàn vốn (PP) là 2,2 năm cho thấy đến năm 2017 Công ty có thể thu
hồi vốn được số vốn đã đầu tư vào dự án.
49
c. Phân tích rủi ro dự án
Như đã đề cập ở chương 1, phân tích rủi ro dự án sẽ được tiến hành thông qua
phân tích độ nhạu, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng. Tại công ty hiện nay,
phân tích rủi ro dự án chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy 1 chiều.
Để tính toán độ nhạy 1 chiều Công ty tiến hành tăng chi phí, hoặc giảm doanh
thu, hoặc đồng thời tăng chi phí và giảm doanh thu theo một tỷ lệ phần trăm nào đó
(cụ thể là 5%), sau đó tính các chỉ tiêu NPV, B/C, IRR có còn hay không để rút ra kết
luận về tính hiệu quả của dự án.
Khi tăng tăng chi phí 5% tính được:
NPV = 386.953.743 > 0
B/C = 1,04 > 1
IRR = 14%
Như vậy, trong trường hợp tăng chi phí thêm 5% theo giả thiết nói trên đã làm
giảm NPV của dự án đi khoảng 11%,, đồng thời làm giảm IRR đi 27%. Mức sụt giảm
này nhìn chung chưa phải quá lớn, vẫn có thể kết luận đây là dự án có lợi nhuận khá.
3.3. Kiến nghị
Kiến nghị với Chính phủ 3.3.1.
Đầu tư của doanh nghiệp là một thành phần của tổng đầu tư của toàn xã hội, và
ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng cho xã hội, giải quyết việc làm và góp phần thực
hiện các mục tiêu vĩ mô khác của Chính phủ. Công tác phân tích tài chính dự án có vai
trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, và đảm bảo hiệu quả, an toàn tài chính cho
doanh nghiệp đồng thời góp phần đảm bảo cho thị trường xây dựng phát triển lành
mạnh, đảm bảo hiệu quả đầu tư xã hội.
Để thu hút đầu tư, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, kiến nghị
Chính phủ quan tâm thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, Sự phát triển của ngành Xây Dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển
của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ
đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi sut cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là
lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói
chung.
Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc
biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác
động trực tiếp tới ngành xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt
chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ
Thang Long University Library
50
vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác
động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng
trưởng GDP.
Thứ hai, các doanh nghiệp Nhà Nước có nhiều lợi thế khi tham gia đấu thầu các
công trình cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư Nhà Nước, sẽ làm giảm tính hiệu quả đấu thầu
và có thể gây ảnh hưởng lớn về sau đối với các công trình xây dựng khi các nhà thầu
đảm nhận không đủ năng lực thực hiện. Do vậy ngành xây dựng nếu có sự minh bạch
hơn, có thể dự đoán là yếu tố quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệp cả trong và
ngoài nước quyết định bỏ vốn đầu tư và là những căn cứ cơ bản để thực hiện công tác
phân tích tài chính dự án có hiệu quả.
Kiến nghị với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan 3.3.2.
Bộ xây dựng, bộ tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành có liên quan và các Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể các văn bản pháp định về
quản lý và phát triển thị trường xây dựng. Đặc biệt là hướng dẫn thựcc hiện chi tiết,
đồng bộ các nội dung quan trọng như thực hiện Chính sách kích cầu thị trường BĐS,
Luật đấu thầu 2013 và Nghị Định 63 về công tác đấu thầu, Luật xây dựng (sửa đổi)
2014, Các quy hoạch phát triển Liên tục nắm bắt các vấn đề thực tiễn đời sống kinh
tế nảy sinh nhằm nghiên cứu ban hành văn bản tháo gỡ nhanh chóng. Đây là các căn
cứ không chỉ định hướng, chủ trương đầu tư kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng xử lý và phân tích thông tin, công ty cần nghiên cứu đầu
tư đồng bộ và hiện đại một số trang thiết bị công nghệ thông tin, cài đặt các chương
trình phần mềm tài chính, phần mềm quản trị dự án nói chung và phân tích tài chính
nói riêng.
Thứ nhất, Bộ xây dựng, bộ tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành có liên quan
và các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể các văn bản
pháp định về quản lý và phát triển thị trường xây dựng. Đặc biệt là hướng dẫn thực
hiện chi tiết, đồng bộ các nội dung quan trọng như thực hiện Chính sách kích cầu thị
trường BĐS, Luật đấu thầu 2013 và Nghị Định 63 về công tác đấu thầu, Luật xây dựng
(sửa đổi) 2014, Các quy hoạch phát triển Liên tục nắm bắt các vấn đề thực tiễn đời
sống kinh tế nảy sinh nhằm nghiên cứu ban hành văn bản tháo gỡ nhanh chóng. Đây là
các căn cứ không chỉ định hướng, chủ trương đầu tư kinh doanh của cộng đồng doanh
nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp Xây Dựng vừa và nhỏ đang phát triển theo hướng tự
phát, không có chiến lược, thế mạnh, hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc
hậu. Điều này đã tạo ra sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và xây dựng. Do đó Bộ
51
Xây dựng nên có các cơ quan chuyên trách phổ cập và phát triển các công nghệ thi
công và quản lý mới là bước đi cần thiết cho ngành xây dựng trong thời gian sắp tới.
Thứ ba, các cơ sở ban ngành cấp địa phương cần giảm thiểu những thủ tục hành
chính rườm rà nhằm giải quyết vấn đề một cách khoa học và nhanh chóng tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư dự án và đặc biệt tránh lãng
phí. Hiện nay các thủ tục hành chính vẫn còn rất phức tạp, không những làm chậm tiến
độ mà còn phát sinh những khoản chi phí lớn góp phần đẩy giá công trình lên cao. Bản
thân các khoản chi phí cho việc thực hiện các thủ tục hành chính này đôi khi không
được phản ánh vào chi phí đầu tư, trở thành các khoản chi phí chìm và việc tính toán
chi phí thực để đầu tư dự án trở nên không chính xác.
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước, sẽ xuất hiện
nhiều hơn doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư và cạnh tranh trên thị
trường xây dựng. Các doanh nghiệp trong nước cần tìm ra chiến lược phát triển bền
vững để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các
doanh nghiệp lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản lý, kỹ thuật
thi công tiên tiến của thế giới, tuy nhiên trong nước lại không có những doanh nghiệp
phụ trợ để tạo ra lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vươn lên tầm thế giới. Để có thể
cạnh tranh thành công, thực hiện được mục tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển trong
các dự án của mình, Công ty TNHH Việt Dũng phải nhanh chóng hoàn thiện phân tích
tài chính dự án của mình, đảm bảo hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư trên thực tế.
Đó là lý do đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện phân tích tài chính dự án tại Công
ty TNHH Việt Dũng” được lựa chọn.
Trong khóa luận này, các nội dung cơ bản đã được luận giải:
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính dự án và hoàn thiện phân tích tài chính dự án.
Đề cập đến thực trạng phân tích tài chính dự án tại một doanh nghiệp cụ thể, đánh
giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân
của những hạn chế này.
Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp cũng như kiến nghị được đề cập với các
cơ quan nhà nước để góp phần hoàn thiện phân tích tài chính dự án tại doanh
nghiệp.
Hy vọng rằng các nghiên cứu và giải pháp, kiến nghị được đề cập sớm được xem
xét, áp dụng và phản hồi. Trong điều kiện cho phép, sinh viên mong muốn được tiếp
tục nghiên cứu đề tài này, trong mối liên hệ với công tác quản trị tài chính doanh
nghiệp và quản trị tổng thể dự án tại Công ty TNHH Việt Dũng nói riêng cũng như các
doanh nghiệp xây dựng nói chung.
PHỤ LỤC
1. Bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013, 2014
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014
3. Phụ lục 1: Bảng tập hợp chi phí của máy xúc đào bánh xích 0,8 m3
4. Phụ lục 2: Bảng tập hợp chi phí của ô tô 16T
5. Phụ lục 3: Bảng tập hợp chi phí các máy theo khoản mục chi phí
6. Phụ lục 4: Bảng tập hợp chi phí của các máy theo năm
7. Phụ lục 5: Bảng Chi phí nhân công
8. Phụ lục 6: Bảng Tập hợp chi phí sản xuất hàng năm
9. Phụ lục 7: Bảng phân tích đơn giá sản phẩm
10. Phụ lục 8: Bảng tính lợi nhuận của dự án
11. Phụ lục 9: Bảng kế hoạch và khả năng trả nợ
12. Phụ lục10: Bảng dòng chi phí sản xuất hàng năm sau thuế
13. Phụ lục 11: Bảng giá trị hiện tại ròng
14. Phụ lục 12: Bảng tính tỉ lệ hoàn vốn nội bộ
Thang Long University Library
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2009), Bài giảng phân tích dự án đầu tư
2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội
3. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà
Nội
4. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo
dục, Hà Nội
5. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, NXB Tài chính
6. VS. TSKH Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án xây dựng, NXB Tổng hợp
Đồng Nai.
7. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 05/2007/TT-BXD Hướng dẫn lập và quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình
8. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm
2014, Hà Nội
9. Bộ Xây dựng (1998), Định mức XDCB 1242/1998/QĐ-BXD và thông tư
05/2003/TT-BXD về việc điều chỉnh chi phí nhân công
10. Bộ Xây dựng (1998), Định mức XDCB số 1242/1998 Căn cứ vào định mức
XDCB số 1242/1998/QB-BXD ban hành ngày 25/11/1998
11. Quyết định số 1260/1998/QB-BXD quy định giá dự toán ca máy và thiết bị xây
dựng
12. Aswath Damodaran, Phần bù rủi ro thị trường Việt Nam,
13. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hệ số beta ngành, www.div.gov.vn
14. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, https://vcbs.com.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tập hợp chi phí của máy xúc đào bánh xích 0,8 m3
Đơn vị: Đồng
Năm thứ 1 2 3 4 5 6
Ca/năm 250 280 280 280 280 270
Nhiên liệu 206.917.200 231.747.264 231.747.264 231.747.264 231.747.264 223.470.576
Lƣơng CN 30.899.228 34.607.135 34.607.135 34.607.135 34.607.135 33.371.166
KHCB
169.000.000 169.000.000 169.000.000 169.000.000 169.000.000 169.000.000
KHSCL
42.250.000 42.250.000 42.250.000 42.250.000 42.250.000 42.250.000
BHXH +
KPCĐ
5.870.853 6.575.356 6.575.356 6.575.356 6.575.356 6.340.521
Cộng 454.937.281 484.179.755 484.179.755 484.179.755 484.179.755 474.432.263
Chi phí
khác
22.746.864 24.208.988 24.208.988 24.208.988 24.208.988 23.721.613
Tổng 477.684.145 508.388.743 508.388.743 508.388.743 508.388.743 498.153.876
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Thang Long University Library
Phụ lục 2: Bảng tập hợp chi phí của ô tô 16T
Đơn vị: Đồng
Năm thứ 1 2 3 4 5 6
Ca/năm 250 280 280 280 280 270
Nhiên liệu
160.650.000
179.928.000
179.928.000
179.928.000
179.928.000
173.502.000
Lƣơng CN
16.853.348
18.875.749
18.875.749
18.875.749
18.875.749
18.201.615
KHCB
79.166.667 79.166.667 79.166.667 79.166.667 79.166.667 79.166.667
KHSCL
19.791.667
19.791.667
19.791.667
19.791.667
19.791.667
19.791.667
BHXH
+KPCĐ
3.202.136 3.586.392 3.586.392 3.586.392 3.586.392 3.458.307
Cộng
279.663.817
301.348.475
301.348.475
301.348.475
301.348.475
294.120.256
Chi phí khác 13.983.191 15.067.424 15.067.424 15.067.424 15.067.424 14.706.013
Tổng
293.647.008
316.415.899
316.415.899
316.415.899
316.415.899
308.826.269
Tổng(2 máy) 587.294.016 632.831.798 632.831.798 632.831.798 632.831.798 617.652.538
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Phụ lục 3: Bảng tập hợp chi phí các máy theo khoản mục chi phí
Đơn vị: Đồng
Năm thứ 1 2 3 4 5 6
Ca/năm
250
280
280
280
280
270
Nhiên
liệu
367.567.200 411.675.264 411.675.264 411.675.264 411.675.264 396.972.576
Lƣơng
CN
47.752.576 53.482.884 53.482.884 53.482.884 53.482.884 51.572.781
KHCB 248.166.667 248.166.667 248.166.667 248.166.667 248.166.667 248.166.667
KHSCL 62.041.667 62.041.667 62.041.667 62.041.667 62.041.667 62.041.667
BHXH +
KPCĐ
9.072.989 10.161.748 10.161.748 10.161.748 10.161.748 9.798.828
Cộng 734.601.098 785.528.230 785.528.230 785.528.230 785.528.230 768.552.519
Chi phí
khác
36.730.055 39.276.412 39.276.412 39.276.412 39.276.412 38.427.626
Tổng 1.064.978.161 1.141.220.541 1.141.220.541 1.141.220.541 1.141.220.541 1.115.806.414
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Phụ lục 4: Bảng tập hợp chi phí của các máy theo năm
Đơn vị: Đồng
Năm
thứ
Máy xúc đào bánh xích 0,8m
3
(1 cái)
Ô tô vận chuyển 16T (3
cái)
Tổng
1 477.684.145 587.294.016 1.064.978.161
2 508.388.743 632.831.798 1.141.220.541
3 508.388.743 632.831.798 1.141.220.541
4 508.388.743 632.831.798 1.141.220.541
5 508.388.743 632.831.798 1.141.220.541
6 498.153.876 617.652.538 1.115.806.414
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Thang Long University Library
Phụ lục 5: Bảng Chi phí nhân công
Đơn vị: Đồng
Năm thứ Đơn giá Số ca Thành tiền
1
142.994
250 35.748.500
2 280 40.038.320
3 280 40.038.320
4 280 40.038.320
5 280 40.038.320
6 270 38.608.380
Tổng 234.510.160
Phụ lục 6: Bảng Tập hợp chi phí sản xuất hàng năm
Đơn vị: Đồng
Năm
thứ
Ca/năm
Chi phí
MTC
Chi phí
NC
Chi phí chung Chi phí sản xuất
1 250 1.064.978.161 35.748.500 53.248.908
1.153.975.569
2 280 1.141.220.541
57.061.027 1.123.319.888
40.038.320
3 280 1.141.220.541 40.038.320 57.061.027 1.123.319.888
4 280 1.141.220.541 40.038.320 57.061.027 1.123.319.888
5 280 1.141.220.541 40.038.320 57.061.027 1.123.319.888
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Phụ lục 7: Bảng phân tích đơn giá sản phẩm
Đơn vị: Đồng
Mã hiệu Hạng mục công việc Đ.vị Đ.mức Đơn giá Thành tiền
ĐG01 Xúc đất đá lấp hào giếng
đứng phụ +35/-500 bằng máy
xúc Huyndai W200 xúc đất
đá tại mặt bằng +35 lên ô tô
Kamaz loại 16 tấn
100 m
3
A/ Chi phí trực tiếp 658.501
I/ Vật liệu 0
II/ Nhân công (NC x 1.102) 76.584
Nhân công bậc 3/7 công 0,486 142994 69.495
III/ Chi phí máy thi công
Máy đào 0,8 m3 ca 0,2016 2.822.449 569.006
IV/ Trực tiếp phí khác 12.912
B/ Chi phí chung 36.218
C/Thu nhập chịu thuế tính
trước
41.683
D/Giá trị xây dựng trước thuế 810.042
E/ Thuế giá trị gia tăng đầu ra 73640
F/ Giá trị xây dựng sau thuế 810042
G/ Chi phí xây dựng nhà tạm
tại hiện trường
8100
1/ Giá trị trước thuế 7364
2/ Thuế giá trị gia tăng 736
Đơn giá tổng hợp 818142
Tiết giảm chi phí 10% 81814
Đơn giá 736.328
Thang Long University Library
SG.2310B
S
Vận chuyển đất đá bằng ô tô
tự đổ 16T, cự ly 3,7km.
100 m
3
A/ Chi phí trực tiếp 3.382.282
I/ Vật liệu 0
II/ Nhân công 0
III/ Chi phí máy thi công 3.315.963
Ô tô 16 tấn Ca 1,17 2.824.870 3.315.963
IV/ Trực tiếp phí khác
(AI+AII+AIII)
66.319
B/ Chi phí chung 186.026
C/Thu nhập chịu thuế tính
trước (A+B) x 6%
214.098
D/Giá trị xây dựng trước thuế
(A+B+C)
3.782.406
E/ Thuế giá trị gia tăng đầu ra
(D x 10%)
378.241
F/ Giá trị xây dựng sau thuế
(D + E)
4.160.647
G/ Chi phí xây dựng nhà tạm
tại hiện trường
41.606
1/ Giá trị trước thuế (D x 1%) 37.824
2/ Thuế giá trị gia tăng (G1 x
10%)
3.782
Đơn giá tổng hợp 4.202.253
Tiết giảm chi phí 10% 420.225
Đơn giá 3.782.028
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Phụ lục 8: Bảng tính lợi nhuận của dự án
Tổng doanh thu trong năm = đơn giá 1m3 x khối lượng (m3) máy thực hiện
được trong ca x số ca trong năm.
Đơn vị: Đồng
Năm thứ 1 2 3 4 5 6
Ca/năm
250
280
280
280
280
270
Doanh thu
chưa có
VAT
2.459.021.400
2.754.103.968
2.754.103.968
2.754.103.968
2.754.103.968
2.655.743.112
Thuế VAT
(5%)
122.951.070
137.705.198
137.705.198
137.705.198
137.705.198
132.787.156
Doanh thu
đã có VAT
2.581.972.470
2.891.809.166
2.891.809.166
2.891.809.166
2.891.809.166
2.788.530.268
Chi phí sản
xuất
1.153.975.569
1.238.319.888
1.238.319.888
1.238.319.888
1.238.319.888
1.210.205.114
Lợi nhuận
trước thuế
1.305.045.831
1.515.784.080
1.515.784.080
1.515.784.080
1.515.784.080
1.445.537.998
Thuế thu
nhập
365.412.833
424.419.542
424.419.542
424.419.542
424.419.542
404.750.639
Lợi nhuận
sau thuế
939.632.998
1.091.364.538
1.091.364.538
1.091.364.538
1.091.364.538
1.040.787.359
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Thang Long University Library
Phụ lục 9: Bảng kế hoạch và khả năng trả nợ
Đơn vị: Đồng
Năm
thứ
Nợ phải trả Khả năng trả nợ Nợ chuyển
năm sau Tổng số Gốc Lãi vay Số trả hàng
năm
Tổng số KHCB 50% lợi
nhuận sau
thuế
1 2.475.910.400 2.264.000.000 211.910.400 520.928.176 520.928.176 339.000.000 181.928.176 1.954.982.224
2 2.137.968.560 1.954.982.224 182.986.336 564.152.864 564.152.864 339.000.000 225.152.864 1.573.815.696
3 1.721.124.845 1.573.815.696 147.309.149 564.152.864 564.152.864 339.000.000 225.152.864 1.156.971.980
4 1.265.264.558 1.156.971.980 108.292.577 564.152.864 564.152.864 339.000.000 225.152.864 701.111.693
5 766.735.748 701.111.693 65.624.055 564.152.864 564.152.864 339.000.000 225.152.864 202.582.884
6 221.544.642 202.582.884 18.961.758 549.744.635 549.744.635 339.000.000 210.744.635 0
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Phụ lục 10: Bảng dòng chi phí sản xuất hàng năm sau thuế
Đơn vị: Đồng
Năm
thứ
Chi phí sản
xuất
Lãi tiền vay Thuế thu
nhập
KHCB Ct
1 1.153.975.569 211.910.400 365412832,7 339.000.000 2.070.298.802
2 1.123.319.888 182.986.336 424419542,4 339.000.000 2.069.725.766
3 1.123.319.888 147.309.149 424419542,4 339.000.000 2.034.048.579
4 1.123.319.888 108.292.577 424419542,4 339.000.000 1.995.032.007
5 1.123.319.888 65.624.055 424419542,4 339.000.000 1.952.363.485
6 1.210.205.114 18.961.758 365412832,7 339.000.000 1.933.579.705
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Thang Long University Library
Phụ lục 11: Bảng giá trị hiện tại ròng
Đơn vị: Đồng
Năm thứ
Dòng chi Dòng thu
Ct Quy đổi Ct/(1+r)t Bt Quy đổi Bt/(1+r)t
0 2.264.000.000 2.264.000.000
1 2.070.298.802
1.882.089.820
2.459.021.400 2.235.474.000
2 2.069.725.766
1.710.517.162
2.754.103.968 2.276.118.982
3 2.034.048.579
1.528.210.803
2.754.103.968 2.069.199.074
4 1.995.032.007
1.362.633.705
2.754.103.968 1.881.090.068
5 1.952.363.485
1.212.264.118
2.754.103.968 1.710.081.880
6 1.933.579.705
1.091.455.335
2.880.743.112 1.626.104.386
11.051.170.944
11.798.068.389
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Phụ lục 12: Bảng tính tỉ lệ hoàn vốn nội bộ
Năm
thứ
Vốn đầu tƣ Lợi ích (Bt – Ct)
NPV1 với IRR1=17% NPV2 với IRR2=20%
(1+r)
t
(Bt – Ct)/ (1+r)
t
(1+r)
t
(Bt – Ct)/ (1+r)
t
0 2.264.000.000
1
388.722.598 1,17 332.241.537,01 1,20 323.935.498,58
2
684.378.
202
1,37 499.947.550,30 1,44 475.262.640,00
3
720.055.
389
1,60 449.581.383,64 1,73 416.698.720,25
4
759.071.
961
1,87 405.078.788,39 2,07 366.064.795,81
5
801.740.
483
2,19 365.682.775,39 2,49 322.201.518,53
6
947.163.
407
2,57 369.240.848,85 2,99 317.203.108,69
2.421.772.884
2.221.366.282
(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính dự án khai thác hầm lò mỏ than Khe Chàm II-IV)
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a22011_fn499_3712_6598.pdf