Khóa luận Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế

- Đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ quy trình thanh toán các hình thức TTKDTM mà chưa đi sâu vào quá trình hạch toán, nếu có điều kiện về thời gian thì sẽ trình bày phần hạch toán kế toán để đề tài có sự sâu hơn. - Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng nhỏ chưa được trình bày cụ thể về quy trình cũng như phần kiểm soát nó, đề tài chỉ mới dừng lại ở kiểm soát UNC, nếu có thêm điều kiện sẽ thực hiện nghiên cứu thêm phần kiểm soát chứng từ của các hình thức TTKDTM sẽ làm phong phú hơn cho đề tài. - Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy đề tài Kiểm soát nội bộ quy trình TTKDTM cho khách hàng tại các NHTM cũng là một đề tài rất hấp dẫn, nếu có cơ hội tôi sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu này.

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi, có sự gia tăng về tốc độ chủ yếu do những doanh nghiệp quen sử dụng UNT giao dịch với số tiền lớn hơn năm trước mà thôi, chứ tại chi nhánh, qua 3 năm hầu như chưa có doanh nghiệp mới thực hiện giao dịch thanh toán bằng UNT. Rất ít khách hàng sử dụng hình thức thanh toán bằng UNT - nhờ thu, nguyên nhân là do chính những nhược điểm của hình thức thanh toán này tạo nên: UNT do bên bán lập để đòi tiền người mua sau khi đã giao hàng. Khi ngân hàng nhận được UNT sẽ trích ngày vào TK của người mua để chuyển qua tài khoản người bán mà không đợi người mua có chấp nhận hay không. Chính vì vậy mà UNT tại ACB chi nhánh Huế cũng chỉ dành để thanh toán những giao dịch với số tiền nhỏ, do đó mà doanh số thanh toán của hình thức này cũng rất bé. Thủ tục thanh toán UNT khá rườm rà, phức tạp nên ngân hàng cũng như khách hàng thấy mất thời gian, có thể dẫn đến bị chiếm dụng vốn. Thời gian thanh toán dài hơn thanh toán bằng séc, đòi hỏi 2 bên phải ký hợp đồng mua bán mới có thể lập ủy nhiệm chi để trả tiền. Quyền lợi người mua bị ảnh hưởng do việc chỉ trả tuỳ thuộc vào thiện chí bên bán. Khả năng kiểm soát của ngân hàng bị hạn chế. Đối với ACB chi nhánh Huế thì những khách hàng sử dụng hình thức thanh toán UNT như công ty TNHH 1 Thành viên Du lịch công đoàn sông Hương chủ yếu nhờ thu những hóa đơn thanh toán định kì như tiền cước điện thoại, tiền nước, tiền điện mà chưa có thêm những khách hàng mới cũng như những nội dung thanh toán mới phát sinh. 2.2.3.3 Thanh toán bằng UNC TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 54 Từ bảng số liệu 2.7 trên ta có thể nhận ra rằng doanh số thanh toán bằng UNC là hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số hoạt động TTKDTM tại ngân hàng Á Châu - chi nhánh Huế. Và doanh số cũng như tỉ trọng của nó tăng theo các năm, cụ thể năm 2010 doanh số thanh toán bằng UNC là 156.156 tỉ đồng, chiếm 88.33% trong tổng doanh số hoạt động TTKDTM tại chi nhánh, năm 2011, tăng thêm 179.579 tức tăng 115%, so với năm 2010, đến năm 2012 doanh số thanh toán theo hình thức UNC đạt 839.339 tỉ đồng chiếm 95.14% tổng doanh số TTKDTM tại chi nhánh, tức đã tăng 503.603 tỉ đồng tương đương tăng 150% so với năm 2011. Có lẽ do hình thức thanh toán bằng UNC có nhiều thuận tiện nên doanh số cũng như tỉ trọng thanh toán của nó tại ACB chi nhánh Huế tăng đều qua các năm. Thanh toán bằng UNC được thanh toán trên phạm vi rộng, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, nội dung thanh toán phong phú. Khách hàng chỉ cần lập UNC đem đến ngân hàng. Tại chi nhánh thì bộ phận Teller sẽ nhận UNC và kiểm tra UNC sau đó sẽ thực hiện các lệnh tiếp theo. Do đó khách hàng không cần phải chờ đợi lâu. Nội dung thanh toán của UNC rất đa dang, có thể thanh toán tiền hàng, tiền vật tư, tiền phí và chuyển tiền cá nhân. Tại ACB chi nhánh Huế, UNC cũng được rất nhiều người ưa chuộng khi thực hiện chuyển tiền các nhân. Ví dụ như nếu một người đến chi nhánh và thực hiện chuyển tiền mặt cho một người nào đó thì người chuyển bị phí chuyển tiền, và nếu người nhận rút tiền ngay thì cũng chịu phí kiểm đếm. Nhưng nếu thực hiện chuyển tiền qua UNC thì chỉ người chuyển tiền chịu phí chuyển tiền và người nhận nếu lĩnh tiền này thì sẽ không bị phí kiểm đếm. Chính điều này cũng góp phần làm cho doanh số cũng như tỉ trong của hoạt động thanh toán bằng UNC ngày càng cao tại chi nhánh. Tại ACB chi nhánh Huế thì doanh nghiệp có một mẫu UNC lưu sẵn trên dữ liệu của họ và khi cần thì họ lập nội dung theo mẫu đó và gửi tới ACB có thể là qua đường bưu điện mà không cần phải tới ngân hàng để viết giấy, điều này làm giảm thời gian đi lại cũng như chờ đợi của khách hàng rất nhiều. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 55 2.2.3.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán Khoa học công nghệ trên thế giới ngày một phát triển và cũng có ảnh hưởng không ít đến Việt Nam. Môi trường cạnh tranh lẫn nhau giữa các NHTM nên mỗi một ngân hàng, chi nhánh đều chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cũng như duy trì những khách hàng thân thiết, nắm bắt được xu thế đó nên hoạt động thanh toán tại ngân hàng ACB Huế cũng cũng được chú trọng phát triển, các dịch vụ thẻ, đi kèm với thẻ qua đó cũng được phát triển. Thẻ bây giờ không còn chỉ để rút tiền mặt mà nó đã trở thành phương tiện đa mục đích để giao dịch với ngân hàng, ta có thể thấy các tiện ích của thẻ như là: rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng, dịch vụ tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, chuyển khoản. Ngày nay thì ngân hàng cũng phát triển thêm nhiều hoạt động thông qua thẻ như trả lương, nhận tiền nước ngoài chuyển về Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng doanh số thanh toán bằng thẻ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số thanh toán bằng thẻ là 0.738 tỉ đồng, chiếm 0.42%, năm 2011 doanh số thanh toán bằng thẻ tăng thêm 0.174 tỉ đồng lên thành 0.912 tỉ đồng tức tăng 23.58% so với năm 2010, đến năm 2012, doanh số thanh toán bằng thẻ đạt 2.579 tỉ đồng chiếm 0.29% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Á Châu - chi nhánh Huế, năm 2012, doanh số thanh toán bằng thẻ tăng 1.667 tỉ đồng tương ứng tăng 182.79%. Qua đó ta thấy rằng, doanh số tuy tăng qua các năm nhưng tỉ trọng của nó vẫn bé so với tổng doanh số hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Để tìm hiểu rõ hơn thì ta có bàng sau: Bảng 2.8: Thống kê các số lượng thanh toán thẻ của ACB chi nhánh Huế giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Máy Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ATM 8 8 6 Các điểm chấp nhận thẻ 20 31 50 ( Nguồn: Quầy dịch vụ thẻ ACB chi nhánh Huế) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 56 Nhìn vào bảng số liệu 2.8 trên ta thấy răng, số lượng những phương tiện thanh toán thẻ, các điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế còn rất khiêm tốn. Số máy ATM của chi nhánh rất ít, năm 2010 và năm 2011 là 8 máy, năm 2012 giảm đi 2 máy do hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên số lượng các điểm chấp nhận thẻ thì lại tăng lên nhiều cho nên doanh số thanh toán qua thẻ vẫn không hề giảm đi sau mỗi năm. ACB chi nhánh Huế cũng cấp cho khách hàng rất nhiều loại thẻ thanh toán khác nhau như ACB Visa, ACB mastercard, các thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa Các dịch vụ đi kèm với thẻ rất phong phú và đa dạng, rút tiền, thanh toán tiền trong nước và quốc tế Tuy nhiên thì hình thức thanh toán qua thẻ chưa cao là do khách hàng của chi nhánh nếu là khách hàng doanh nghiệp thì họ thường xuyên giao dịch với số lượng tiền lớn nên không thể giao dịch qua thẻ, còn đối với khách hàng cá nhân thì chủ yếu là những người buôn bán nhỏ lẻ họ chưa nắm bắt được hết các thủ tục, các bước để thực hiện các giao dịch thanh toán qua thẻ ngân hàng, họ ngại tìm hiểu vì cảm thấy mất thời gian, tâm lý thích đơn giản trước mắt nên ít người tìm đến với các sản phẩm thẻ này. Ít người biết đến cách sử dụng, chủ yếu vẫn là để trả lương, để rút tiền mặt Đối tượng chính sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ tại ACB chi nhánh Huế chủ yếu là cán bộ công nhân viên, những người làm văn phòng, được trả lương qua tài khoản nên việc sử dụng các tiện ích từ thẻ như thanh toán giúp cho họ tiết kiệm thời gian. 2.2.3.5 Các hình thức khác Qua bảng 2.7 trên ta thấy doanh số thanh toán khác tăng đều qua các năm, năm 2010, doanh số của các hình thức không dùng tiền mặt khác là 7.890 tỉ đồng chiếm 4.46% tổng doanh số TTKDTM, năm 1011, tăng thêm 1.370 tỉ đồng tương đương với tăng 17.36%. Năm 2012, doanh số của các hình thức TTKDTM khác là 13.124 chiếm 1.49% tổng doanh số thanh toán, tỷ trọng giảm nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng 3.864 tỉ đồng. Tốc độ tăng cũng cao 41.73%. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 57 Một số hình thức thanh toán khác như: Thanh toán bằng thư tín dụng và thanh toán qua mạng theo hình thức Internet Service hay Mobile Service -Thanh toán bằng thư tín dụng: Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Và thanh toán qua L/C là một trong số đó. Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của công ty nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả cho người được thanh toán (công ty xuất khẩu hàng hoá, công ty cung ứng dịch vụ, hoặc một người nào đó theo chỉ định) một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện người này thức hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong lá thư đó. Các rủi ro mà ACB Huế gặp phải trong thanh toán bằng L/C: Thông thường, các công ty sẽ sử dụng L/C trong thời kỳ đầu của quan hệ kinh doanh khi các bên chưa hiểu rõ nhau. Thanh toán qua L/C được thực hiện theo nguyên tắc "thanh toán trước, khiếu nại sau", khi các chứng từ của người bán phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụng thư (chứng từ hoàn hảo). Đó chính là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất sau phương thức thanh toán trả trước. L/C thường là không huỷ ngang và luôn luôn được thanh toán (ngoại trừ trong trường hợp gian lận). Khi sử dụng thanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (bản hiện tại là UCP 600) của Phòng Thương Mại quốc tế ICC. Đối với địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế, và chủ yếu phát sinh ở những ngân hàng có quy mô lớn, chính vì vậy, những ngân hàng có quy mô vừa trên địa bàn ít khi phát sinh, do đó, việc còn phân vân trong quy trình, trong sử dụng chứng từ cũng dẫn đến rủi ro Rủi ro với chi nhánh khi phát hành: ACB Huế khi phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu cố ý không thanh toán hay không có khả năng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 58 thanh toán thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro. Chính vì vậy, trước khi quyết định có mở L/C hay không thì cần phải qua các khâu kiểm định chặt chẽ. - Thanh toán qua dịch vụ Internet Service và Mobile Service dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Dịch vụ ACB Online - Internet Service, Mobile Service dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp là dịch vụ giúp khách hàng thực hiện giao dịch với ACB ở mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối với Internet. Ngày nay với sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn tỉnh thì dịch vị ngân hàng điện tử cũng là một khía cạnh để cạnh tranh. Đặc biệt các dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, người dân chưa chú trọng hay lưu tâm đến các dịch vụ này thì việc là người tiên phong thay đổi, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng cũng đang là vấn đề trọng tâm của các NHTM và ACB chi nhánh Huế cũng không ngoại lệ. 2.2.4. Kiểm soát hoạt động thanh toán UNC tại ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế. Thông qua bảng doanh số các các hình thức của hoạt động TTKDTM ( Bảng 2.7) thì ta thấy hoạt động thanh toán bằng UNC chiếm tỉ trọng lớn nhất, vì vậy công tác kiểm tra kiểm soát cũng có phần chặt chẽ hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như cho khách hàng. Trong giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đưa ra một cái nhìn cụ thể trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thanh toán qua UNC tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế sẽ như thế nào. - Tại ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế, khách hàng nếu muốn thanh toán qua UNC thì sẽ lập UNC rồi gửi vào ngân hàng, bộ phận Teller nhận UNC và kiểm tra UNC đó có phù hợp hay không, khách hàng đã viết đủ nội dung hay chưa (Tại chi nhánh thì việc viết sai số tiền sẽ không được sửa lại mà phải lập 1 UNC khác). Đối với khách hàng cá nhân thì nếu số tiền trên UNC > 5 triệu đồng thì phải qua kiểm soát hoặc kế toán trưởng kiểm tra. - Sau khi kiểm tra UNC đó hợp lệ thì nhân viên giao dịch sẽ đưa UNC đó lên tài khoản trung gian, từ TK trung gian thì kế toán sẽ bốc UNC từ đó và tiến hành thanh TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 59 toán trong phiên thanh toán bù trừ ngày hôm đó. Sau khi đi thì sẽ tiến hành lập lệnh chuyển có gửi các NH thành viên. Cũng trong phiên thanh toán bù trừ thì Ngân hàng Á Châu cũng nhận về các lệnh thanh toán khác, sau khi tiến hành thanh toán thì cuối ngày, sau khi kết thúc phiên thanh toán bù trừ thì tiến hành bù trừ cho các đơn vị ngân hàng thành viên. - Về kiểm soát thì UNC của khách hàng cá nhân thì trên 5 triệu đồng, và đối với khách hàng doanh nghiệp thì trên 30 triệu đồng sẽ phải qua kiểm soát kiểm tra và cho qua. Đối với những giao dịch thanh toán UNC trên 5 tỉ đồng thì phải qua ban giám đốc của công ty kiểm tra giám sát và cho qua. Ở đây ta thấy được sự phân quyền khá rõ ràng trong công tác tổ chức thanh toán bằng UNC ở ngân hàng Á châu-chi nhánh Huế. - Các lệnh chuyển tiền như UNC được kế toán trưởng và các kiểm soát viên kiểm tra lại một cách cẩn thận, các lệnh được chia thành Lệnh có giá trị thấp và Lệnh có giá trị cao để dễ dàng quản lý, kiểm tra, giám sát, tránh rủi ro cho ngân hàng. - Các rủi ro thường gặp trong công tác thanh toán UNC ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh Huế là: Đi UNC sai tên tài khoản: chủ yếu là do KH viết UNC xong để đó cho nhân viên ngân hàng tự xử lý rồi về nên có nhiều trường hợp sai tên tài khoản nhưng khách hàng không biết dẫn đến sự chậm trễ trong thanh toán. Đi sai ngân hàng trung gian thanh toán: Đối với các UNC tới các tình thành phố thường xuyên xảy ra giao dịch thì việc đi sai ngân hàng trung gian thanh toán khá hiếm, nhưng có những giao dịch phát sinh UNC tới các tỉnh thành mà chi nhánh ít khi thực hiện giao dịch thì nhân viên ngân hàng dễ đi sai. Đi sai số tiền: Trường hợp nhân viên ngân hàng bất cẩn đi sai số tiền trên UNC thì cũng sẽ bị trả về, làm chậm trễ trong thanh toán. Quên thu phí chuyển tiền: gây thiệt hại về thu nhập của chi nhánh. Do một vài sựu cố bất khả kháng nên chưa đi trong phiên thanh toán bù trừ cùng ngày nên mất thời gian. Phiên giao dịch bù trừ kết thúc vào 4h chiều các ngày làm việc. Việc đi các UNC sau giờ này thì sẽ chậm nhất là hôm sau, người thụ hưởng mới có tiền trong tài khoản, nên gây mất thời gian cho khách hàng số tiền bị ứ đọng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 60 - Tất cả các UNC có khối lượng tiền giao dịch lớn, sau khi kiểm soát viên hay kế toán trưởng đã kí xác nhận thì cũng phải cần phó giám đốc kiểm tra lại. - Các chứng từ ngân hàng trong đó có các chứng từ UNC sẽ được lưu theo ngày sau khi kiểm soát viên kiểm tra lại 1 lần nữa. - Các chứng từ ngày sẽ được kiểm toán viên nội bộ của ngân hàng kiểm tra ngẫu nhiên và đột xuất trong tháng. Qua đó ta thấy rằng việc kiểm soát chứng từ ngân hàng, trong đó có các chứng từ liên quan đến hoạt động thanh toán UNC cũng được kiểm tra kĩ càng, tránh gây thiệt hại cho khách hàng cũng như ngân hàng tới mức thấp nhất. 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế. Nhìn chung thì hoạt động thanh toán KDTM tại ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế tương đối phát triển, nhưng chưa phát triển mạnh. Các hình thức thanh toán chưa cân xứng với nhau về tỉ trọng. Chủ yếu vẫn là hình thức thanh toán bằng UNC. So với các NHTM khác thì tỷ trọng về doanh số hoạt động TTKDTM vẫn chưa cao. ACB chi nhánh Huế trong hoạt động thanh toán KDTM qua 3 năm từ 2010 đến 2012 bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng còn những tồn tại cần có những giải pháp nhằm cải thiện hơn. 2.3.1. Thành tựu Trong những năm trở lại đây, hoạt động thanh toán của ngân hàng CPTM Á Châu chi nhánh Huế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán hiện đại đã ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Từ nên tảng thanh toán thủ công, chứng từ bằng giấy làm cơ sở thì dần dần chi nhánh đã chuyển sang hình thức xử lý bán tự động với sự giúp đỡ của các phần mềm hỗ trợ, giao dịch thanh toán hiện nay được chi nhánh xử lý bằng điện tử, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Chi nhánh cũng đã áp dụng đầu tư phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển tiền vân tay, giảm thời gian ghi giấy tờ rất nhiều. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 61 Ngân hàng cũng nỗ lực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm tạo điều kiện cho việc thanh toán của ngân hàng. Với một môi trường địa lý thuận lợi, ổn định về kinh tế và chính trị như địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì đây là một điều kiện hoạt động tốt của các ngân hàng thương mại, và ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế cũng vậy. Mọi hoạt động của ngân hàng nói chung đều có cơ hội phát triển và hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng không ngoại lệ. Về mặt pháp lý, chi nhánh đã có những quy định siết chặt, phù hợp với chính sách của ngân hàng của nhà nước cũng như áp dụng đúng nguyên tắc của Hội sở trong hoạt động thanh toán để tránh rủi ro trong thanh toán. ACB Huế đã chú trọng đến việc đầu tư khoa học kĩ thuật, tăng số lượng các máy POS, EDC để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng được thuận lợi hơn, tuy số lượng ATM của khách hàng còn ít, nhưng lịch tiếp quỹ cũng như số lượng tiền mặt tiếp quỹ tương đối lớn và kịp thời nên những trường hợp hết tiền chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Nguồn nhân lực cũng được ACB chú trọng phát triển, đào tạo những giao dịch viên, những nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng có nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ khách tận tình. Những ưu điểm trên cần được phát huy để đảm bảo trong thời gian tới hoạt động thanh toán qua ngân hàng tại ACB chi nhánh Huế ngày càng được phát triển. 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Tồn tại Nhìn chung thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, nhân viên công sở có thu nhập ổn định, đại đa số người dân lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận với các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 62 Bên cạnh những ưu điểm, những thành tựu trên thì có không ít những điểm yếu mà ACB Huế cần phải khắc phục: Một vài thủ tục thanh toán chưa được đầu tư mạnh khoa học công nghệ nên còn rất phức tạp, chứng từ rất nhiều gây mất thời gian cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. Tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng của ACB chi nhánh Huế so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh là chưa cao như VCB hay Vietin Bank. Hình thức thanh toán bằng Séc và UNT đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng. Hình thức thanh toán Séc bảo chi hầu như không phát sinh tại chi nhánh. 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan Cơ sở hạ tầng chưa xứng, cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý vẫn chưa thực sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế, chất lượng dịch vụ và tính đa dạng về thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú, các phương tiện như Séc, UNC, UNT, L/C chưa đạt được phạm vi và tiện ích thanh toán để thay thế cho tiền mặt, các phương tiện tiện ích từ xa như Internet Service, Mobile Service của chi nhánh vẫn chưa được khách hàng thực sự đón nhận và chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, chủ yếu là những khách hàng thường xuyên phải đến ngân hàng giao dịch và các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh mà thôi. Phí dịch vụ của ngân hàng cũng là một yếu tố gây cho khách hàng sự e ngại. Phí dịch vụ là để bù đắp chi phí để phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng nhưng lại gây cho khách hàng sự e ngại nhất định khi thực hiện giao dịch thanh toán tịa ngân hàng. Việc thanh toán chủ yếu diễn ra trong cùng một ngân hàng, thanh toán khác ngân hàng gặp nhiều thủ tục phiền hà, rắc rồi nên ít người sử dụng. Hoạt động TTKDTM chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp, nhu cầu mua hàng hóa nhiều nơi, số lượng tiền lớn, nên để tránh tình trạng rủi ro trong thanh toán tiền mặt nên mới thực hiện thanh toán qua ngân hàng, còn về phía dân cư thì người dân rất ít sử dụng, ngân hàng vẫn chưa khai thác hết được lượng khách hàng tiềm năng này. b. Về nguyên nhân khách quan TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 63 So với thế giới thì Việt Nam có nền kinh tế chưa phát triển, hệ thống ngân hàng cũng chưa phát triển mạnh, giao dịch thanh toán qua ngân hàng chưa đa dạng so với thế giới, khối lượng giao dịch thấp, như UNC, Séc hay UNT thì cũng cùng một nội dung thanh toán tiền hàng là chủ yếu, vì vậy, thay vì dùng hình thức Séc hay UNT thì người ta càng ngày càng có xu hướng dùng UNC thay thế vì nó đơn giản hơn và ít rủi ro hơn. Thói quen của người Việt Nam từ lâu đời nay là thích cầm tiền mặt mua hàng, thanh toán từ bao đời nay, đặc biệt là ở địa bàn tỉnh, khi nền kinh tế còn trầm, hoạt động mua bán hàng hóa nhỏ, đa số hoạt động mua bán thường trong địa bàn tỉnh nên nhiều người vẫn muốn thanh toán ngay bằng tiền mặt thay vì bỏ thời gian đi đến ngân hàng để thực hiện thanh toán. Hệ thống pháp lý của Việt Nam về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa đạt được sự hoàn thiện. Tâm lý e ngại cái mới: Nhiều người vẫn cho rằng dịch vụ ngân hàng chỉ dành cho những người nhiều tiền, đối với sản phẩm thẻ thì đại đa số cho rằng thẻ chỉ để rút tiền mặt và cảm thấy rắc rối, phiền hà khi phải tới địa điểm đặt máy ATM để thao tác rút tiền, họ cho rằng mất thời gian thay vì cầm tiền mặt để tiền kiệm thời gian và công sức hơn. Tâm lý e ngại rủi ro: Nhiều người rất sợ mở tại khoản tại ngân hàng vì sợ rủi ro, hay chuyển tiền đi thì sợ thất lạc, thanh toán không đúng người, sợ chậm trễ, v.v.v nên ít dùng phương thức thanh toán qua ngân hàng mà chủ yếu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Thị trường tài chính tiền tệ trên địa bàn tỉnh chưa thực sự phát triển. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTMCP Á châu chi nhánh Huế trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng của nước ta về hoạt động TTKDTM trong thời gian tới Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện) quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, có những điểm đáng lưu ý như sau: Trả lương qua tài khoản chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội. Tất cả đều trả qua tài khoản ngân hàng. Chú trọng phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập. Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý. Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2011. Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11% đồng thời tăng mạnh số người dân được tiếp cấn các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 65 Bên cạnh đó, sẽ phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Đề án nhằm mục đích đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước. Đề án chủ trương phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, an toàn, thuận tiện trong đó trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong bộ phận lớn dân cư. Khuyến khích thanh toán các loại cước điện, nước, điện thoại,... không dùng tiền mặt Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội) phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán các loại cước, phí định kỳ (điện, nước, điện thoại...). 3.1.2. Định hướng của ngân hàng CPTM Á Châu chi nhánh Huế trong thời gian sắp tới Hoàn thiện các chiến lược TTKDTM: Cần phải quan sát, điều tra thị trường xem xét như cầu của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là như thế nào để từ đó đưa ra nhưng chính sách hợp lý. Thị trường bên ngoài, các cá nhân, tổ chức có những đánh giá như thế nào về hình thức cũng như chất lượng của hoạt động thanh toán tại chi nhánh để từ đó đưa ra những kế hoạch theo từng định hướng giai đoạn phát triển tiếp theo. Bên cạnh đó trong môi trường cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng cao thì việc xem xét, đưa ra những sản phẩm mới cũng là một cách thể hiện tầm nhìn chiến lược trong tương lai. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 66 Mở rộng đa dạng các các hình thức TTKDTM: Các hình thức thanh toán hiện nay chủ yếu là các lệnh nhờ chi để thanh toán tiền hàng hóa ở các địa phương khác nhau. Cần phải nâng cao, mở rộng chất lượng để phát huy ngày càng cao của hình thức Ủy nhiệm chi, đồng thời cũng cần giới thiệu những sản phẩm khác của ngân hàng như Séc, ủy nhiệm thu, và đặc biệt là các hình thức hiện đại như giao dịch thanh toán trên ACB Online, tăng cường mở rộng thêm các chức năng, các tiện ích đi kèm với thẻ. Tăng cường hợp tác chiến lược: Xây dựng quan hệ đối với các đối tác chiến lược là điều cần thiết cho quá trình phát triển, việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phương tiện kĩ thuật, triển khai các dự án hợp tác phát triển mở rộng nhiều sản phẩm mới. Hoàn thiện công nghệ thông tin: Tăng cường đầu tư phần mềm hỗ trợ xử lý, hiện nay, ACB chi nhánh Huế đang sử dựng phần mềm TCBS, nhưng hiện nay đang đào tạo đội ngũ cán bộ để triển khai sử dụng phần mềm mới có tính năng ưu việt hơn. Chú trọng phát triển, cập nhật những thiết bị kĩ thuật ngành ngân hàng. Triển khai thêm hệ thống thanh toán thẻ như tăng thêm số lượng các máy ATM, các điểm chấp nhận thẻ, máy POS, EDC Nâng cao trình độ chất lượng nguồn nhân lực: Chú trọng tuyển nguồn nhân lực đầu vào với chất lượng cao sau đó tiếp tục đào tạo theo hướng chuyên môn tại Hội sở hoặc tại chi nhánh lớn của khu vực miền trung Tây Nguyên là ACB chi nhánh Đà Nẵng. Nâng cao hiệu quả công tác: Điều chình hoạt động TTKDTM theo đúng định hướng mà ngân hàng đặt ra. Hoàn thiện công tác quản lý đối với các hoạt động thanh toán KDTM tại chi nhánh. Nâng cao giám sát, kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Cần phải nâng cao sự giám sát kiểm tra chặt chẽ để tránh những rủi ro trong hoạt động này. 3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động dịch vụ TTKDTM cho khách hàng tại ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh Huế. 3.2.1. Giải pháp chung 3.2.1.1. Ngân hàng cần phát triển hơn nữa các công cụ hỗ trợ cho hoạt động TTKDTM TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 67 Phát triển dịch vụ bán lẻ là xu hướng tất yếu của các NHTM trên thế giới và Việt Nam trong những năn gần đây, xu hướng này không chỉ nảy sinh từ áp lực cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng mà còn bởi sự phát triển vượt bậc của hạ tầng kĩ thuật công nghệ. Với sự hỗ trợ của công nghệ mới, các ngân hàng có điều kiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiện ích đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Công nghệ mới cho phép kết nối toàn hệ thống, xử lý các giao dịch gần như tức thời, tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế nên tiếp tục đẩy mạnh các hình thức thanh toán bằng thẻ, nghiên cứu cung cấp đa dạng các loại thẻ với nhiều chức năng và tiện ích đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Xu hướng trước mắt mà ngân hàng cần hướng tới chính là mở rộng hơn nữa việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng, mở ộng việc thanh toán qua ACB Online, tăng cường các dịch vụ mở tài khoản tiền gửi các nhân và tiền gửi thanh toán qua ngân hàng, nghiên cứu sử dụng các phần mềm hiện đại, luôn đổi mới hệ thống thanh toán tự động hóa các giao dịch, tiếp tục đẩy mạnh các hình thức thanh toán chuyển tiền điện tử cũng là một thế mạnh của NH, đặc biệt các hình thức thanh toán Séc, UNT, UNC được khách hàng sử dụng do độ an toàn của nó. 3.2.1.2. Tiếp tục đầu tư mới các trang thiết bị Việc cung ứng dịch vụ TTKDTM cho khách hàng nếu muốn phát triển thì cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua internet, mobile. Tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại trên thế giới theo cách thức “đi tắt, đón đầu”. ACB chi nhánh Huế nếu ứng dụng công nghệ tốt hơn nữa thì sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng hệ thống truyền tải thông tin, hệ thống thanh toán, hệ thống lưu trữ chứng từ, các dữ liệu điện toán, các vấn đề thanh quyết toán nội bộ. 3.2.1.3. Tiếp tục nâng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng trong hoạt động TTKDTM. Tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực để phát triển TTKDTM ACB chi nhánh Huế nên chú trọng hơn trong việc:. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 68 - Tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách nhiệm lập chính sách và đề xuất chiến lược, định hướng phát triển hoạt động thanh toán của nền kinh tế, về số lượng và chất lượng. - Có chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, nhằm tạo ra các chuyên gia trên lĩnh vực thanh toán. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành ngay trong nước, tuy nhiên với những kiến thức chuyên sâu cần tổ chức đào tạo ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm. - Đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và công nghệ ứng dụng trong thanh toán nói riêng cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực thanh toán. - Phối hợp với với các tổ chức quốc tế, mời chuyên gia giảng dạy và đào tạo kiến thức về từng lĩnh vực của hoạt động TTKDTM. - Trang bị thiết bị tin học cho phép truy cập internet cho các đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin, trên cơ sở đó nắm bắt được xu thế phát triển của hoạt động thanh toán trên thế giới phục vụ cho việc lập chiến lược, chính sách phát triển thanh toán. 3.2.1.4. Mở rộng thêm các hình thức quảng cáo ACB chi nhánh Huế cần đẩy mạnh trong việc: Thông tin, tuyên truyền và phổ biến những thuận tiện và những ưu đãi trong việc thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng mình. - Tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp. Các hình thức tuyên truyền cụ thể như sau:  Tuyên truyền trên báo chí: thông qua những tờ báo mà số lượng độc giả đông đảo để đăng tải các nội dung cần tuyên truyền.  Tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình: lựa chọn chương trình và thời gian thích hợp để thông tin tuyền truyền tới nhiều người nhất.  Tuyên truyền trên mạng internet: ở Việt Nam tốc độ người sử dụng internet gia tăng nhanh ở các thành phố và thị xã, vì vậy đây cũng là một kênh tuyên truyền rất TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 69 hiệu quả, nội dung tuyên truyền cần đăng tải trên những website có số lượng người truy cập nhiều nhất và thường xuyên nhất. Thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán 3.2.1.5. Một số đề xuất khác Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. - Tăng cường việc chấp nhận các phương tiện TTKDTM trong thanh toán bằng việc tăng cường mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo tiến trình phát triển của hệ thống thương mại dịch vụ để hỗ trợ các giao dịch thanh toán từ xa, phục vụ cho các giao dịch thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ không mang tính định kỳ tại khách sạn, nhà hàng, siêu thị... Phát triển mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại điểm bán: Tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCN) ở hệ thống phân phối hàng hoá bán lẻ hiện đại (bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn v.v...), ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, hàng không. - Phát triển các thỏa thuận thanh toán cho các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, phí dịch vụ công cộng, bảo hiểm... Những chính sách trên tuy đã được Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế đưa ra nhưng với một mức độ còn hạn chế, muốn phát triển hơn hệ thống thanh toán trong tương lai cần có những sự dầu tư lâu dài về cơ sở vật chất, về năng lực nhân viên trên từng giai đoạn chiến lược phát triển cụ thể. 3.2.2. Giải pháp cụ thể Bên cạnh những giải pháp chung thì những giải pháp cụ thể cho từng hình thức thanh toán KDTM tại ngân hàng Á Châu - chi nhánh Huế cũng nên được chú trọng đề cập. 3.2.2.1. Giải pháp cho hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản. Để phát huy được lợi thế của Séc thì phạm vi thanh toán của Séc phải được mở rộng. Quy chế phát hành và sử dụng Séc quy định Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở cùng một đơn vị TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 70 hoặc ở khác đơn vị trong cùng một tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh. Việc giới hạn phạm vi sử dụng Séc như vậy sẽ làm giảm đi sự tiện dụng của Séc, do đó cần phải mở rộng phạm vi sử dụng Séc để Séc trở nên quen thuộc với người dân hơn. Séc chuyển khoản chưa áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Việc thành lập trung tâm thanh toán bù trừ Séc nên áp dụng thanh toán Séc chuyển khoản trên toàn quốc. Quy định thời hạn thanh toán của tờ Séc là 30 ngày, nên chia ra thời hạn cho từng khu vực, ví dụ như thanh toán cho Séc thanh toán trong phạm vi cùng tỉnh thành là ngắn hơn so với thanh toán Séc trong phạm vi các thanh phố khác nhau và hiệu lực thanh toán Séc sẽ dài hơn cho Séc thanh toán trong phạm vi các vùng miền khác nhau. Có thể cho khách hàng phát hành quá số dư trong một hạn mức nhất định, điều này khiến cho người phát hành Séc chuyển khoản sẽ an tâm chi trả. Đồng thời người thụ hưởng sẽ có được sự đảm bào thanh toán, tránh tình trạng phải chờ đợi, lui tới ngân hàng nhiều lần, tiết kiệm được thời gian, công sức của khách hàng. Tuy nhiên nếu cho phép phát hành quá số dư thì phải xem xét đó là những khách hàng thân thuộc, có tình hình tài chính tương đối ổn định, biện pháp này sẽ giúp cho khách hàng cũ sẽ gắn bó hơn với chi nhánh, đồng thời sẽ lôi kéo được thêm nhiều khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, tham gia thanh toán, giao dịch thường xuyên với ngân hàng để trở thành khách hàng thân thiết và hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích như phát hành Séc quá số dư trong hạn mức nhất định. 3.2.2.2.Giải pháp cho hoạt động thanh toán Séc bảo chi Hiện nay doanh số thanh toán Séc bảo chi rất ít, hầu như không phát sinh giao dịch tại ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế, nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục quá rườm rà, khách hàng phải lui tới chi nhánh nhiều lần, bất tiện cho khách hàng. Hơn nữa, việc trích tiền lưu ký vào TK đảm bảo thanh toán Séc bảo chi khiến cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn ở đó và mất đi nhiều chi phí cơ hội, nếu dựa vào tình hình tài chính để ra quyết định xem thử khách hàng nào cần phải lưu kí tiền ở tài khoản đó và TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 71 khách hàng nào không cần lưu kí sự vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng thì có thể Séc bảo chi sẽ phát triển hơn nhiều so với hiện nay. Chi nhánh cũng nên xem xét việc tính lãi cho số tiền được khách hàng lưu ký đảm để đảm bảo thanh toán Séc bảo chi. 3.2.2.3. Giải pháp cho hình thức thanh toán UNT Hoạt động thanh toán UNT chủ yếu tập trung đối với các khoản phải thu mang tính chất định kì thường xuyên, phát sinh hàng tháng như thu tiền điện, nước, điện thoại, nguyên nhân do quy trình thủ tục khá rườm rà, phức tạp. Khi người bán bán hàng cho người mua thì có thể thỏa thuận với người mua về hình thức thanh toán UNT, sẽ lập UNT cùng với thời hạn thanh toán chậm nhất ghi rõ trên đó rồi gửi tới NH để đảm bảo thời gian thanh toán nhanh chóng. NH nên mở rộng các dịch vụ như thu phí bảo hiểm, thu lãi hàng tháng đối với các doanh nghiệp vay nợ có mở TK tại NH. NH cũng nên nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục thanh toán bằng UNT, khi lập UNT thì ghi rõ thời hạn thanh toán chậm chất cùng với hình thức phạt như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người bán. 3.2.2.4. Giải pháp cho hình thức thanh toán bằng UNC. UNC đang là hình thức có tỉ trọng doanh số thanh toán lớn nhất trong tổng doanh số hoạt động TTKDTM tại ngân hàng CPTM Á Châu-chi nhánh Huế, để quản lý UNC hiệu quả hơn thì đối với những UNC ghi sai mà khách hàng chưa tới điều chỉnh sẽ gây chậm trễ trong thanh toán, vì vậy có thể áp dụng phạt các UNC trả chậm, mức lãi suất phù hợp với chính sách mà ngân hàng đưa ra trong từng thời kì nhất định. Mức phí hiện nay của UNC khá cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, để nâng cao tính cạnh tranh, trong môi trường cạnh tranh dài hạn, nếu nhận thấy việc phí chuyển tiền là một trở ngại trong thanh toán thì cần đề ra chính sách thay đổi mức phí phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 72 Cần phải hạn chế các rủi ro gặp phải trong thanh toán UNC đã nêu ở trên, nếu trong thời gian tới thì NH nên phổ biến cho khách hàng về thời gian nộp UNC vào ngân hàng để có được thời gian thanh toán nhanh nhất, tránh trường hợp kết thúc phiên thanh toán bù trừ, hết ngày làm việc thì sẽ dẫn đến chậm trễ trong thanh toán. 3.2.2.5. Giải pháp cho hoạt động thanh toán bằng thẻ Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh thì việc cạnh tranh về khoa học kĩ thuật cũng là điều đáng phải nói đến. Tại ACB chi nhánh Huế, thanh toán bằng thẻ chiếm tỷ trọng nhỏ, vì vậy cần phải có những chiến lược phù hợp để phát triền hình thức thanh toán này trong tương lai nhằm thu hút khách hàng và vươn lên so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực dịch vụ thẻ thanh toán. Mở rộng đối tượng sử dụng thẻ: ngoài việc củng cố những sản phẩm thẻ hiện có tại chi nhánh thì việc nghiên cứu phát hành thêm nhiều loại thẻ và các tiện ích kèm theo cũng là một giải pháp tốt có thể cạnh tranh với những ngân hàng thương mại khác. Chi nhánh nên tiếp tục triển khai và phát triển hơn nữa hệ thống thẻ thanh toán của mình. Đầu tư vào chiến lược marketing mở rộng thị trường sử dụng và thanh toán thẻ, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Duy trì và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ này. Đa dạng hóa sản phẩm: Nghiên cứu ứng dụng thêm các loại thẻ với nhiều chức năng ưu đãi. Có những chính sách ưu đãi khác nhau cho những khách hàng thân thiết cũng như để thu hút thêm những khách hàng mới. Chính sách phí phù hợp: Nếu ngân hàng có chính sách phí phù hợp với các loại thẻ ghi nợ thì sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng tìm đến sản phẩm thẻ tại chi nhánh, vì vậy, để phát triển và cạnh tranh thì trong từng giai đoạn phát triển phải có sự nghiên cứu về mức phí thích hợp, thuận lợi và tạo cho người sử dụng cảm thấy có lợi từ việc sử dụng sản phẩm thẻ này. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 73 ACB chi nhánh Huế nên chú trọng mở rộng thêm các máy ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ trong thành phố. Hợp tác tại các siêu thị, các trung tâm mua sắm, các trường học, hiện nay thì các máy ATM chỉ xuất hiện tại trung tâm thành phố mà chưa xuất hiện ở gần những trường Đại học mới quy hoạch, vì vậy, sẽ thuận lợi hơn nếu ACB chi nhánh Huế hướng đến nhóm đối tượng này. Ở nông thôn cận thành phố cũng nên đầu tư, phát triển hệ thống ATM để người dân dễ dàng tiếp cận với sản phẩm thẻ của doanh nghiệp. 3.2.2.6. Giải pháp cho các hình thức thanh toán khác + Hình thức thanh toán L/C: Hiện nay thì L/C rất ít được sử dụng, chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để nâng cao được doanh số của hình thức thanh toán này thì nên chú trọng giới thiệu cho các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp như khu công nghiệp Phú Bài, Hương Sơ, Phong Điền các doanh nghiệp thường xuyên làm việc, giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài, có chính sách ưu đãi về phí dịch vụ, bước đầu tạo niềm tin và tìm kiếm khách hàng, sau đó mở rộng phạm vi hoạt động, giao dịch, thanh toán. + Hình thức thanh toán qua ACB Online. Thanh toán qua Internet Service, Mobile Service dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp: Củng cố các dịch vụ truyền thống như tra cứu thông tin giao dịch trên tài khoản, tra cứu tỉ giá, lãi suất, biểu phí, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống ACB, chuyển tiền cá nhân, thanh toán hóa đơn dịch vụ định kì. Đồng thời mở rộng các dịch vụ nâng cao như thanh toán tiền vay trực tuyến, chi hộ lương nhân viên, nộp thuế trực tuyến ( đối với khách hàng doanh nghiệp) 3.3. Một vài kiến nghị cho đơn vị cấp trên để hoàn thiện hơn các giải pháp. 3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - Hội sở chính Một hạn chế lớn hiện nay tại ACB Huế là có quá nhiều công việc chi nhánh không thể tự mình quyết định mà phải phụ thuộc nhiều vào Hội sở, điều này gây mất thời TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 74 gian cho khách hàng, làm giảm tính cạnh tranh so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Vì vậy, điều quan trọng hiện nay là Hội sở ACB nên tạo điều kiện cho chi nhánh Huế được nâng cao tính độc lập trong việc giải quyết các vấn đề của chi nhánh (trong giới hạn cho phép).  Hội sở ACB cần tăng quyền hạn và thẩm quyền ra quyết định của Ban giám đốc Chi nhánh về mức phí của các hình thức thanh toán qua ngân hàng phù hợp với tình hình kinh tế của từng chi nhánh cũng như theo đại đa số góp ý của khách hàng tại địa phương.  Trong những năm tiếp theo, Hội sở cần tạo điều kiện cho ACB Huế nhanh chóng khai trương thêm phòng giao dịch và hoàn thành việc lắp đặt thêm máy ATM để có thể đưa các dịch vụ của ACB đến gần khách hàng hơn.  Hội sở cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiến hành tham gia nghiên cứu thị trường để có những bước đi đúng đắn trong hoạt động thanh toán qua ngân hàngvà các hoạt động khác.. 3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế  ACB Huế cần tăng thêm số lượng các phòng giao dịch đặt tại khu đông dân cư qua lại. Qua đây giúp chi nhánh đến gần với nhận thức người dân hơn và dễ dàng tìm hiểu nhu cầu cũng như đáp ứng tốt nhu cầu của họ.  Chi nhánh Huế cần nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dân để đưa ra những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh.  ACB Huế không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là chăm sóc khách hàng, cán bộ giao dịch viên, cán bộ quản lý liên quan đến hoạt động thanh toán, những người gián tiếp tạo ra phần lớn thu nhập của chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh cũng nên tạo một môi trường làm việc tốt và có chế độ lương thưởng hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực của nhân viên. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 75 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài “Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế” với nội dung nghiên cứu thể hiện ở tên đề tài có thể tóm lược trong những nội dung chính sau: - Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu đó là hoạt động TTKDTM tại ngân hàng thương mại, dựa trên cơ sở khoa học này để đi tìm hiểu ở thực tiễn và đồng thời so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn. - Đề tài đã đưa ra được tổng quan về đơn vị nghiên cứu là ngân hàng CPTM Á Châu chi nhánh Huế, đồng thời thu thập và phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh, tính hình huy động vốn, cũng như tình hình lao động của đơn vị nghiên cứu, từ đó làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động TTKDTM. Phần trọng tâm của đề tài là phân tích tình hình biến động doanh số của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. Đề tài có đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động TTKDTM so với một số ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, cũng như tỉ trọng của nó trên toàn tỉnh. Ở phần cuối đề tài đưa ra những nguyên nhân cũng như những giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện hơn công tác này. Hạn chế: Đề tài hạn chế về thời gian, không gian, kinh phí, khả năng phân tích còn hạn chế nên chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá và đưa ra giải pháp một cách chủ quan. 2. Kiến nghị TTKDTM đang là một vấn đề được Đảng và nhà nước đặt ra như một mục tiêu của đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế. Do đó việc đưa ra các văn bản hướng dẫn, quy định, chỉ dẫn về đối tượng sử dụng, phạm vi sử dụng, cách thức sử dụngcác loại hình thanh toán này là rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đưa TTKDTM vào sử dụng rộng rãi trong quần chúng nhân dân, trong các tổ chức kinh tế. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán 76 Thông qua quá trình nghiên cứu, tôi xin đưa ra những kiến nghị sau: - Đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ quy trình thanh toán các hình thức TTKDTM mà chưa đi sâu vào quá trình hạch toán, nếu có điều kiện về thời gian thì sẽ trình bày phần hạch toán kế toán để đề tài có sự sâu hơn. - Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng nhỏ chưa được trình bày cụ thể về quy trình cũng như phần kiểm soát nó, đề tài chỉ mới dừng lại ở kiểm soát UNC, nếu có thêm điều kiện sẽ thực hiện nghiên cứu thêm phần kiểm soát chứng từ của các hình thức TTKDTM sẽ làm phong phú hơn cho đề tài. - Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy đề tài Kiểm soát nội bộ quy trình TTKDTM cho khách hàng tại các NHTM cũng là một đề tài rất hấp dẫn, nếu có cơ hội tôi sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu này. 3. Hướng nghiên cứu trong thời gian sắp tới Đề tài “Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng tại ngân hàng CPTM Á Châu - Chi nhánh Huế” được thực hiện với mục tiêu cho thấy thực trạng của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế giai đoạn 2010-2012. Thông qua quá trình nghiên cứu tôi cũng có đưa ra hướng nghiên cứu đề tài trong thời gian sắp tới: Đề tài mới chỉ mới dừng ngang phân tích doanh số cũng như tỉ trọng của các hình thức TTKDTM tại ngân hàng, nếu có thêm điều kiện nghiên cứu thì sẽ nêu thêm cách hạch toán của từng loại hình thanh toán cũng như cách thức kiểm tra, kiểm soát các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh. Khảo sát khách hàng xem xét những mặt nào chưa được để có thêm nhiều giải pháp cho chi nhánh. Điều tra hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại 1 số chi nhánh trên địa bàn tỉnh để có hướng so sánh sâu hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Kiều Oanh K43A Kế Toán Kiểm Toán DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán ngân hàng Trương Thị Hồng, giảng viên trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Tài Chính,2008. 2. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. 3. quyết định 30/2006/QĐ-CP-NHNN ngày 11/7 năm 2006 về việc quy chế cung ứng và sử dụng Séc 4. TS Nguyễn Minh Kiều,2006, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - ĐH kinh tế Hồ Chí Minh, nhà xuất bản thống kê. 5. Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam 6. Luật số 46/2010/QH12 của Quốc hội : Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 7. Tham khảo luận văn của các sinh viên khóa trước 8. Các trang web TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thi_kieu_oanh29_43_7846.pdf
Luận văn liên quan