Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:
- Hoạt động Kinh doanh ngoại hối là hoạt động khá phức tạp và dễ biến động
theo thị trƣờng; thể hiện ở các nghiệp vụ đa dạng, quy trình gồm nhiều bƣớc, liên quan
đến nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi nhân lực và vật lực đều phải đƣợc đầu tƣ kĩ
lƣỡng và hoàn chỉnh. Song nếu đƣợc tạo điều kiện phát triển, hoạt động này có thể
mang lại những khoản lợi khổng lồ cho các ngân hàng và khách hàng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đƣợc các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
đƣa vào thực hiện nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, nhƣng việc tổ
chức kinh doanh một cách hoàn thiện, tham gia kinh doanh trên cả thị trƣờng trong
nƣớc và quốc tế, kinh doanh dƣới cả hình thức đầu cơ và chênh lệch tỉ giá thì rất ít
ngân hàng Việt Nam làm đƣợc. Điều này một phần là do cơ chế kinh doanh còn nhiều
bất cập, chƣa hoàn toàn theo hƣớng thị trƣờng, mặt khác do bản thân các ngân hàng
chƣa đủ trình độ và kinh nghiệm kinh doanh.
- Đối với Ngân hàng Techcombank, hoạt động Kinh doanh ngoại hối có khá đầy
đủ các điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn hai vấn đề quan trọng cần đƣợc cải
thiện trong thời gian sắp tới để hoạt động này phát huy hết tiềm năng của nó, đó là:
chính sách khách hàng và sự kết hợp với các hoạt động có liên quan khác (tín dụng,
thanh toán quốc tế )
- Thời gian tới, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ,
hoạt động Kinh doanh ngoại hối sẽ tiếp tục là một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng.
Mỗi ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động này, đồng thời, Ngân hàng
Nhà nƣớc nên hoàn thiện hoạt động Kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam theo hƣớng
nâng cao tính thị trƣờng trong khung pháp lý của mình.
83 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời điểm đó cũng là hợp lý đối với họ thì khi đó họ mới chấp nhận làm forward, còn
thông thƣờng thì số lƣợng hợp đồng kì hạn với mục đích bảo hiểm là rất ít.
Trƣớc năm 2004, điều này một phần đƣợc giải thích bởi những quy định khắt
khe về giao dịch kì hạn. Thời hạn của hợp đồng tối đa chỉ là 6 tháng và tối thiểu là 7
ngày. Tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỉ giá kì hạn là cố định, trong khi các biến số xác
định nó (tỉ giá giao ngay, mức lãi suất của các đồng tiền) lại thay đổi hàng ngày theo
diễn biến của thị trƣờng nên khi NHNN không thay đổi kịp thời điểm kì hạn cho phù
hợp với diễn biến lãi suất của các đồng tiền trên thị trƣờng thì có thể gây bất lợi cho
ngân hàng. Thêm vào đó, đối tƣợng tham gia cũng bị hạn chế, các tổ chức và các cá
nhân không hoạt động xuất, nhập khẩu thì không đƣợc phép tiếp cận với các hợp đồng
kì hạn. Những quy định này đã hạn chế rất nhiều đối với giao dịch kì hạn ở thời điểm
trƣớc năm 2004.
Ngày 28/05/2005, Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ra đời đã thay đổi về cơ
bản nghiệp vụ kì hạn ở Việt Nam. Giới hạn kì hạn đƣợc mở rộng từ 3 đên 365 ngày.
Ngân hàng và khách hàng đƣợc phép thoả thuận mức tỷ giá kì hạn giữa USD và VND;
miễn sao tỉ giá này không vƣợt quá mức tỉ giá đƣợc xác định trên cơ sở: tỉ giá giao
ngay vào ngày ký hợp đồng kì hạn; chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi
55
suất cơ bản VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu USD do Cục
Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố; và kì hạn của hợp đồng. Việc thêm yếu tố lãi suất mục
tiêu USD của FED là một yếu tố lớn để tăng thêm tín hiệu thị trƣờng trong cách tính tỉ
giá kì hạn, từ đó khiến thị trƣờng hợp đồng kì hạn sôi động hơn.
Tuy nhiên, một phần khác, doanh số giao dịch kì hạn bị hạn chế còn vì bản thân
doanh nghiệp chƣa quen với việc dự báo tỉ giá và cũng chƣa có thói quen tiến hành bảo
hiểm rủi ro tỉ giá. Làm forward chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp có thể dự đoán đƣợc
chiều hƣớng lên xuống của đồng tiền, trong khi ở nƣớc ta chƣa nhiều doanh nghiệp có
sự đầu tƣ quan tâm đến tỉ giá thị trƣờng để có thể có khả năng đoán trƣớc thị trƣờng.
Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chƣa có sự quan tâm đầy đủ và đúng
mức đến việc bảo hiểm tỉ giá, thƣờng chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán chứ
không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng. Không chỉ đối
với nghiệp vụ forward, tình trạng này cũng xảy ra tƣơng tự với nghiệp vụ swap và
option. Dƣờng nhƣ các doanh nghiệp đang đặt quá nhiều niềm tin vào sự ổn định của
thị trƣờng tài chính tiền tệ đất nƣớc (vốn chƣa lần nào lâm vào khủng hoảng nhƣ các
nƣớc khác trong khu vực) và sự điều tiết sít sao của NHNN đối với lãi suất và tỉ giá.
Nhƣng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gõ cửa đến tất cả mọi thành phần kinh
tế, doanh nghiệp sẽ khó mà bảo toàn nguồn vốn của mình nếu không nhận thức đúng
tầm quan trọng của các công cụ phái sinh trên thị trƣờng.
4.3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap)
Các quy định pháp luật về nghiệp vụ kì hạn cũng đƣợc áp dụng đồng thời cho
nghiệp vụ hoán đổi, do đó, về căn bản, các yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh
của hai loại nghiệp vụ này là nhƣ nhau. Song, hợp đồng swap còn ít đƣợc doanh nghiệp
xuất nhập khẩu biết đến hơn, là do tính chất của loại hợp đồng này là hai chiều – chiều
mua và chiều bán đồng thời, trong khi đó thƣờng các khoản phải thu và trả trong
thƣơng mại quốc tế là một chiều.
56
Tại Techcombank, số giao dịch swap chỉ chiếm khoảng chừng 1% tổng số giao
dịch, và tất cả đều đƣợc tiến hành trên Interbank. Hầu hết các giao dịch swap của
Techcombank là để cân đối nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của Ngân hàng khi có sự
chênh lệch gây bất lợi cho hoạt động chung. Kiểu swap Techcombank thực hiện là cặp
hợp đồng gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kì hạn.
4.4. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option)
Theo văn bản đề nghị của Ban Tổng giám đốc Techcombank, NHNN đã cho
phép Techcombank tiến hành thí điểm nghiệp vụ quyền lựa chọn ngoại tệ - VND từ
tháng 4/2005. Đây là một bƣớc tiến lớn trong quá trình đa dạng hóa loại hình nghiệp vụ
KDNH của Ngân hàng, bởi lẽ cho tới thời điểm đó, tại Việt Nam mới chỉ có hai ngân
hàng đƣợc phép thực hiện thí điểm option cặp ngoại tệ - VND là NHTMCP Á Châu
(ACB) và Techcombank, trong khi nghiệp vụ option ngoại tệ với ngoại tệ thì đã đƣợc
triển khai từ trƣớc đó hai năm. Lại một lần nữa, Techcombank đƣợc giao phó vị trí tiên
phong khai phá thị trƣờng mới với cả tiềm năng lợi nhuận lẫn mối họa rủi ro.
NHNN đã đƣa ra một số quy định cơ bản mang tính chất hƣớng dẫn cho
Techcombank đối với việc thí điểm nghiệp vụ option ngoại tệ - VND nhƣ sau:
- Cặp đồng tiền trong giao dịch: các ngoại tệ tự do chuyển đổi với VND
- Tỉ giá thực hiện (exercise price) trong hợp đồng quyền chọn USD/VND không
đƣợc vƣợt quá tỉ giá kì hạn USD/VND cùng kì hạn
- Tỉ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác USD với VND
do Techcombank với khách hàng tự thoả thuận
- Phí đƣợc tính bằng VND (đồng/1 đơn vị ngoại tệ) do Techcombank và khách
hàng tự thoả thuận
- Thời hạn của giao dịch: từ 3 ngày đến tối đa 365 ngày
- Kiểu option: theo thông lệ quốc tế (kiểu châu Âu và kiểu Mĩ)
- Chỉ thực hiện với các cá nhân và tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam (cá
nhân và tổ chức kinh tế luôn là bên mua trong hợp đồng quyền chọn) và các tổ
57
chức tín dụng ở Việt Nam đã đƣợc NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp
vụ option ngoại tệ - VND
- Thời gian thí điểm là 6 tháng
Qua thêm hai lần gia hạn, tổng thời gian mà Techcombank đã thực hiện nghiệp
vụ option ngoại tệ - VND tại Hội sở Ngân hàng là hơn một năm. Đúng với tên gọi thí
điểm, nghiệp vụ này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, các Chuyên viên giao dịch
vẫn đang vừa làm vừa rút kinh nghiệm qua từng giao dịch.
Trên thực tế, kết quả thu đƣợc từ nghiệp vụ này chƣa mấy khả quan. Số giao
dịch đƣợc tiến hành cho tới nay còn ít ỏi (khoảng 5 – 6 giao dịch) với doanh số mua
bán không đáng kể. Ngoại tệ mua bán trong phần lớn các hợp đồng là USD.
Việc kí kết hợp đồng gặp khá nhiều khó khăn, có khi kéo dài đến vài tháng.
Nguyên nhân là sau khi gửi đơn chào giới thiệu về nghiệp vụ cho các doanh nghiệp
tiềm năng, phía Ngân hàng phải chờ một thời gian khá lâu mới nhận đƣợc trả lời của
các doanh nghiệp. Thêm nữa, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chấp nhận thử
nghiệm một nghiệp vụ còn mới mẻ nhƣ option, và nếu có chấp nhận thì không phải lúc
nào cũng có sẵn các hợp đồng đủ lớn để có thể tận dụng tốt nhất hiệu quả của nghiệp
vụ này.
Có thể rút ra một số mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình thí điểm option
ngoại tệ - VND tại Techcombank nhƣ sau:
4.4.1. Điểm thuận lợi
- Trong thời gian đầu, Techcombank thuộc nhóm ngân hàng tiên phong trong việc áp
dụng nghiệp vụ option ngoại tệ - VND tại Việt Nam, có đƣợc lợi thế của ngƣời khai
thác thị trƣờng mới. Ngoài ra, Techcombank đƣợc NHNN hƣớng dẫn chỉ đạo sát sao
và tạo điều kiện để có thể tiến hành thử nghiệm các phƣơng thức kinh doanh sao cho
hiệu quả nhất, cũng nhƣ kịp thời phản ánh các khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Đội ngũ cán bộ đảm nhận triển khai option đã có sự chuẩn bị rất kĩ lƣỡng trƣớc khi
ứng dụng nghiệp vụ tại Ngân hàng. Nhóm option đã tiến hành nhiều nghiên cứu về lí
58
thuyết cũng nhƣ thực tế thực hiện nghiệp vụ này trên thế giới nhằm đƣa ra mô hình phù
hợp nhất cho Techcombank, tạo hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp và lợi nhuận tối đa
cho Ngân hàng.
4.4.2. Điểm khó khăn
Về phía Doanh nghiệp:
- Kiến thức về những sản phẩm phái sinh phòng chống rủi ro còn quá mới ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp chƣa quen với việc áp dụng các phƣơng thức này.
- Về mặt pháp lý, hiện chỉ có văn bản của NHNN cho phép các Ngân hàng thực hiện
thí điểm hợp đồng option ngoại tệ - VND. Các cơ quan khác nhƣ Bộ thƣơng mại, Bộ
tài chính (Tổng cục thuế) chƣa có những văn bản làm rõ, xác nhận nghiệp vụ này nhƣ
một hoạt động kinh doanh tài chính của DN. Việc này có thể gây khó khăn khi DN ghi
nhận chi phí, nhất là trong trƣờng hợp không thực hiện quyền chọn. Việc không có các
văn bản của các cơ quan khác điều chỉnh nghiệp vụ này còn gây cản ngại tâm lý cho
các doanh nghiệp nhà nƣớc.
Về phía Ngân hàng:
- Phân đoạn khách hàng chủ yếu của Techcombank thời gian gần đây là nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh cá thể - không phải là thị trƣờng mục tiêu tiềm năng
cho nghiệp vụ option ngoại tệ - VND. Nghiệp vụ này phát huy tốt nhất khi khối lƣợng
ngoại tệ giao dịch lớn trong hoàn cảnh tỉ giá có nhiều biến động.
- Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ này khá phức tạp. So với nghiệp vụ kì hạn hay
hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn tối ƣu hơn trong việc bảo hiểm cho doanh nghiệp,
song cũng khó làm hơn, đòi hỏi sự nhạy bén và trình độ tƣ vấn thị trƣờng. Hơn nữa,
thời gian một năm thực hiện chƣa đủ dài và số giao dịch cũng chƣa đủ lớn để các bộ
phận liên quan đến nghiệp vụ option có thể thu thập kinh nghiệm và vận dụng một cách
hiệu quả nhất.
Qua phân tích trên có thể rút ra kết luận: Hoạt động KDNH tại
Techcombank tuy đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể: đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ cho
59
dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng, quản lý tốt nguồn vốn chung của Ngân hàng;
song hoạt động này vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của Ngân
hàng, kể cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực. Đóng góp vào doanh thu hoạt động
chung còn ít, số giao dịch phái sinh thực hiện nhằm mục đích phòng chống rủi ro cho
doanh nghiệp chƣa nhiều. Do đó, thời gian tới đây, Techcombank cần có nhiều biện
pháp hữu hiệu hơn để nâng cao hơn số lƣợng lẫn chất lƣợng của hoạt động KDNH.
60
CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
CỦA TECHCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong những năm tới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các ngân
hàng nƣớc ngoài đƣợc tự do đầu tƣ vào nƣớc ta, môi trƣờng kinh doanh của ngành tài
chính ngân hàng sẽ đem lại rất nhiều thời cơ thuận lợi nhƣng kèm theo đó cũng là vô
vàn thách thức. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng là điều có thể nhìn thấy trƣớc.
Tuy nhiên, toàn thể ban lãnh đạo cùng nhân viên Techcombank vẫn xác định
kiên trì theo đuổi những mục tiêu phát triển đã đặt ra, xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hết
mình và hƣớng tới tầm nhìn xa hơn: đến năm 2010, Techcombank phấn đấu thuộc
nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lƣợng và hiệu quả.
Techcombank xác định hƣớng kinh doanh trong thời gian tới sẽ tập trung vào
phát triển cơ sở khách hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng và cạnh tranh;
phát triển mạng lƣới tại các vùng trọng điểm; phát triển dịch vụ ngân hàng doanh
nghiệp, đẩy mạnh nguồn lực và nâng cao chất lƣợng hoạt động song song với việc
hoàn thiện các dự án hiện đại hoá ngân hàng.
Mục tiêu lớn nhất của Techcombank về hoạt động KDNH là: trong vòng 3 năm
tới sẽ trở thành một trong các market-maker (nhà tạo lập thị trƣờng, hay còn gọi là nhà
tạo giá sơ cấp) của thị trƣờng liên ngân hàng Việt Nam và có những đóng góp tích cực
vào hoạt động chung của thị trƣờng. Trong đó, thời gian đầu sẽ hoạt động song song tại
cả hai TTNH thứ cấp và sơ cấp, rồi sau đó tiến dần lên hoạt động độc lập tại thị trƣờng
sơ cấp.
61
Định hƣớng hoạt động trong những năm tới là tiếp tục hoàn thiện quy trình tổ
chức kinh doanh, quản lý rủi ro và mở rộng phạm vi kinh doanh, bao gồm mở rộng thị
trƣờng hoạt động, đa đạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, loại ngoại tệ kinh doanh, đồng
thời tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ khách hàng. Hoạt động KDNH hƣớng tới hai mục
đích lớn :
- Đảm bảo tốt nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt
là nhu cầu ngoại tệ trong tín dụng và thanh toán quốc tế, nhằm thu hút nhiều
khách hàng hơn đến sử dụng dịch vụ của ngân hàng
- Nâng dần tỉ trọng thu nhập từ hoạt động KDNH trong tổng thu nhập của Ngân
hàng.
Để hoạt động KDNH tại ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển nhằm đạt
đƣợc hai mục đích trên thì một hệ thống các giải pháp vi mô và vĩ mô về phía
Techcombank và về phía NHNN cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI TECHCOMBANK
1. Các giải pháp về phía Techcombank
1.1. Xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả
Việc thu hút khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong
KDNH. Khách hàng ở đây bao gồm cả những đối tƣợng có nhu cầu mua và nhu cầu
bán ngoại tệ, trong đó, đối tƣợng khách hàng bán đặc biệt quan trọng. Việc thu hút
đƣợc các đối tƣợng khách hàng này là rất quan trọng vì nó giúp tạo ra doanh thu cũng
nhƣ tạo nguồn cung ngoại tệ để Ngân hàng bán và thực hiện các giao dịch khác. Xây
dựng một chính sách khách hàng toàn diện và hiệu quả sẽ là điểm mấu chốt giúp cải
thiện tình hình doanh số giao dịch hạn chế nhƣ hiện nay tại Techcombank.
Việc thu hút khách hàng là quan trọng song cũng rất khó vì sản phẩm ngân hàng
nói chung và sản phẩm trong KDNH nói riêng có tính đồng nhất khá cao giữa các ngân
hàng, khó tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm. Thêm nữa, hiện nay các ngân hàng đang
62
phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bởi ngày càng có nhiều thành viên
tham gia vào thị trƣờng tài chính. Bên cạnh các NHTM Nhà nƣớc, NHTMCP, các
trung gian tài chính khác trong nƣớc, thì cùng với sự hội nhập kinh tế các thành viên
nƣớc ngoài cũng từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng tài chính trong nƣớc, buộc các
ngân hàng trong nƣớc phải chia sẻ thị phần của mình. Để việc thu hút khách hàng đƣợc
hiệu quả, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần, Techcombank cần phải xây dựng và
thực hiện đƣợc một chiến lƣợc khách hàng đúng đắn và hiệu quả. Muốn vậy, thiết nghĩ
Ngân hàng cần thực hiện tốt những công việc sau :
Thứ nhất, phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền mà trƣớc hết là
quảng bá và tuyên truyền về hình ảnh của Ngân hàng. Hoạt động này giúp khách hàng
biết tới Techcombank, thấy đƣợc những lợi ích khi giao dich với Techcombank và tìm
đến với Techcombank. Hơn nữa, thông qua các hoạt động tài trợ, các chƣơng trình
tuyên truyền sẽ làm cho tiếng tăm, uy tín của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, tạo
niềm tin cho khách hàng mà niềm tin là yếu tố quan trọng hàng đầu khi khách hàng lựa
chọn ngân hàng để giao dịch. Bên cạnh đó Ngân hàng còn phải giới thiệu về sản phẩm
của mình. Đặc biệt đối với hoạt động KDNH thì các sản phẩm nhƣ hợp đồng kì hạn,
hợp đồng quyền chọn đều rất mới mẻ và ít đƣợc sử dụng bởi các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu, trong khi đây là các công cụ hữu ích để họ bảo hiểm rủi ro cho những
khoản thanh toán cũng nhƣ những khoản thu nhập bằng ngoại tệ của mình. Do vậy, nếu
Ngân hàng có những cuộc gặp gỡ khách hàng để thuyết trình về lợi ích cũng nhƣ cách
thức giao dịch thì chắc chắn khách hàng sẽ sử dụng nhiều hơn.
Thứ hai, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng. Chỉ tuyên truyền và quảng
bá về ngân hàng là chƣa đủ mà Ngân hàng còn phải chủ động tìm đến với khách hàng
để xây dựng các mối quan hệ. Đối tƣợng khách hàng trọng tâm là các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, thậm chí cả các khách hàng cá nhân với nguồn thu kiều hối ổn định từ
nƣớc ngoài. Để công tác mở rộng khách hàng là có hiệu quả thì việc mở rộng mạng
lƣới kinh doanh là quan trọng. Hiện Techcombank đã có đƣợc ƣu thế lớn về mạng lƣới
63
kinh doanh so với nhiều NHTMCP khác, song trong những năm trƣớc mắt, vẫn cần
định hƣớng mở rộng mạng lƣới chi nhánh vào các khu vực có hoạt động kinh tế mạnh,
hiệu quả đầu tƣ cao, đặc biệt có hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài, các vùng
nguyên liệu, sân bay, bến cảng, khu du lịch, khu chế xuất…Ngoài ra, để mở rộng tiếp
xúc khách hàng thì việc cung cấp đầy đủ những thông tin về Ngân hàng, việc đƣa ra
giá ƣu đãi, và phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự và chu đáo cũng là
những yếu tố quan trọng mà khách hàng rất quan tâm.
Thứ ba, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Bên cạnh việc tiếp xúc và xây
dựng các mối quan hệ với khách hàng, Ngân hàng phải duy trì tốt đƣợc mối quan hệ
ấy. Điều này đòi hỏi Techcombank phải duy trì đƣợc một chính sách đãi ngộ hợp lý (về
phí giao dịch, tỉ lệ kí quỹ…) đồng thời luôn quan tâm đến khách hàng. Ngay từ khi
doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, Ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn nội
tệ với lãi suất ƣu đãi hay tạo điều kiện để khách hàng mua đƣợc ngoại tệ một cách
thuận lợi khi có nhu cầu thực sự. Nhƣ thế khách hàng sẽ yên tâm và thực sự tin tƣởng
vào Ngân hàng, đồng thời đây cũng là một cách hay để cân bằng vai trò của các dịch
vụ liên quan đến ngoại tệ mà trong thời gian qua vẫn còn khá chênh lệch tại
Techcombank. Ngoài ra, định kì Ngân hàng phải theo dõi khách hàng của mình, nếu
thấy doanh số giao dịch giảm hoặc không đến giao dịch với Ngân hàng nữa thì phải
nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp và từng bƣớc hoàn thiện hoạt đông
của mình.
1.2. Phối hợp các hoạt động liên quan trực tiếp đến KDNH
Các hoạt động của NHTM có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau, nếu một nghiệp
vụ đƣợc làm tốt thì sẽ tạo điều kiện để làm tốt nghiệp vụ khác. Hoạt động KDNH có
quan hệ trực tiếp nhất đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Khi hoạt động thanh toán
quốc tế đƣợc làm tốt, thì khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu mới đến giao dịch
nhiều với ngân hàng, từ đó làm tăng doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng với các
khách hàng này. Để làm đƣợc điều này, Ngân hàng cần thực hiện tốt chính sách khách
64
hàng nhƣ đã trình bày ở trên. Cụ thể Ngân hàng cần đƣa ra tỉ lệ ký quỹ hợp lý, giảm chi
phí giao dịch cho khách hàng lâu năm, tƣ vấn cho khách hàng giúp khách hàng hoàn
thiện bộ chứng từ để việc thanh toán đƣợc nhanh hơn và an toàn hơn. Bên cạnh đó
Ngân hàng cần chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng nƣớc ngoài để
tận dụng sự trợ giúp về đào tạo nghiệp vụ, khai thác thông tin, cũng nhƣ trở thành đối
tác trong các phƣơng thức thanh toán. Đối với Techcombank, mối quan hệ đối tác
chiến lƣợc với ngân hàng Hồng Kông và Thƣợng Hải (HSBC) sẽ là lợi thế rất lớn trong
vấn đề này.
1.3. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và đa dạng hoá
nghiệp vụ kinh doanh
Hiện nay ngân hàng đang kinh doanh một số ngoại tệ mạnh nhƣ USD, JPY,
GBP, CHF, HKD, AUD, CAD, EUR… nhƣng giao dịch bằng USD vẫn chiếm một tỉ
trọng lớn bởi USD vẫn là đồng ngoại tệ mạnh nhất và đƣợc chấp nhận thanh toán phổ
biến nhất tại tất cả các thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Song thực tế trong thời
gian qua những biến động về kinh tế, chính trị đã làm cho đồng USD liên tục mất giá
so với EUR và JPY. Mặt khác Nhật Bản và liên minh châu Âu đang là những cƣờng
quốc và khu vực kinh tế phát triển mạnh cho nên các đồng tiền này cũng ngày càng
làm tốt chức năng phƣơng tiện thanh toán quốc tế. Vì vậy Techcombank cũng phải tính
đến việc kinh doanh các đồng tiền này nhiều hơn. Việc đa dạng hoá loại ngoại tệ kinh
doanh còn có ý nghĩa phân tán rủi ro. Nếu chỉ tập trung kinh doanh đồng USD thì khi tỉ
giá VND/USD biến động theo hƣớng bất lợi sẽ dẫn đến những khoản lỗ trong KDNH
mà không có nguồn để bù đắp.
Tuy nhiên, để đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh Ngân hàng cũng phải
tính đến nhu cầu của khách hàng. Mặc dù trên thị trƣờng ngoại hôi quốc tế EUR, JPY
và một số đồng tiền mạnh khác đang đƣợc ƣu chuộng nhƣng trên TTNH Việt Nam tỉ
giá USD/VND vẫn biến động tăng và tâm lý cũng nhƣ thói quen cất trữ USD đã ăn sâu
vào trong ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp. Hơn nữa, nhu cầu thanh toán cho phía
65
nƣớc ngoài của các công ty nhập khẩu vẫn chủ yếu là USD. Do đó, nếu Ngân hàng
nắm giữ quá nhiều các loại ngoại tệ khác mà không bán đƣợc thì có thể bị lỗ. Bởi vậy
Ngân hàng cần lập kế hoạch về cơ cấu các loại ngoại tệ trong dự trữ ngoại tệ của mình
theo hƣớng đa dạng hoá và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Song song với việc đa dạng hoá loại ngoại tệ kinh doanh, Ngân hàng cần đa
dạng hoá nghiệp vụ KDNH. Nhƣ đã nêu ở Chƣơng II, hiện nay Techcombank đã thực
hiện 4 nghiệp vụ là giao ngay, kì hạn, hoán đổi và quyền chọn ngoại tệ - VND; trong
đó chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kì hạn và hoán đổi phần lớn thực hiện
với các ngân hàng, nghiệp vụ quyền chọn chƣa đáng kể. Techcombank chƣa thực hiện
đƣợc nghiệp vụ tƣơng lai một mặt do nguồn lực chƣa cho phép, mặt khác NHNN chỉ
cho phép tiến hành nghiệp vụ này theo từng thời kì nhất định; và thị trƣờng tƣơng lai
cũng chƣa thực sự phát triển ở Việt Nam.
Vì vậy, định hƣớng giải pháp để đa dạng hoá nghiệp vụ KDNH trong thời gian
tới nên là: Đối với giao dịch giao ngay: cần tiếp tục mở rộng quy mô bằng cách thực
hiện tốt chiến lƣợc khách hàng để thu hút khách hàng đến giao dịch mua bán ngoại tệ
với khách hàng. Đối với nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi và quyền chọn: Ngân hàng cần giới
thiệu, tƣ vấn để khách hàng hiểu rõ về các nghiệp vụ này cũng nhƣ lợi ích của chúng
để tiến hành thực hiện các giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu chứ không bó hẹp là chỉ thực hiện với các ngân hàng khác. Riêng đối với giao
dịch quyền chọn, việc mở rộng kinh doanh sang đối với các cặp ngoại tệ - ngoại tệ sẽ là
một hƣớng đi hay góp phần phát triển nghiệp vụ này tại Techcombank. Đối với các
giao dịch tƣơng lai: cần thực hiện nghiên cứu nắm vững lý thuyết, quy định của
NHNN, quy trình giao dịch cũng nhƣ phải học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để khi có đầy
đủ điều kiện thuận lợi sẽ sẵn sàng thực hiện các giao dịch này.
1.4. Mở rộng hoạt động KDNH trên thị trường quốc tế
Hiện nay Techcombank mới chỉ thực hiện KDNH với các đối tác trong nƣớc mà
chƣa thực hiện kinh doanh trên TTNH quốc tế. Mặc dù để thực hiện kinh doanh trên thị
66
trƣờng quốc tế cần rất nhiều điều kiện, đặc biệt là điều kiện về nguồn nhân lực, về cơ
sở vật chất nhƣng nếu thực hiện đƣợc thì sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động KDNH của
Ngân hàng. Ngân hàng có thêm nhiều cơ hội để kinh doanh do đó có thể tăng thu nhập,
có thêm đối tác giao dịch để Ngân hàng mua ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
khi thị trƣờng trong nƣớc khan hiếm hoặc để Ngân hàng bán ngoại tệ khi nguồn ngoai
tệ của Ngân hàng dƣ thừa mà chƣa bán đƣợc trên thị trƣờng trong nƣớc, hoặc nếu có
bán đƣợc thì lãi cũng không đáng kể.
Mở rộng KDNH trên thị trƣờng quốc tế là một giải pháp không dễ gì thực hiện
đƣợc, song cùng với sự phát triển của Techcombank, việc mở rộng KDNH ra thị
trƣờng quốc tế chắc chắn sẽ là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Hiện tại Ngân hàng cần
có kế hoạch về nguồn nhân lực cho bộ phận này và giành một phần thu nhập thích hợp
của mỗi năm để đầu tƣ cho máy móc, cơ sở hạ tầng kinh doanh, đồng thời nghiên cứu
các thị trƣờng khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ đại lý, quan hệ đối ngoại để học
hỏi thêm kinh nghiệm trong kinh doanh.
1.5. Phát huy mạnh mẽ nhân tố con người
Nhân tố con ngƣời luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Đối với lĩnh vực KDNH là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều về trí tuệ, đòi hỏi sức làm việc
cao và bền bỉ thì việc phát huy mạnh mẽ nhân tố con ngƣời lại càng phải đƣợc nhấn
mạnh. Việc phát huy nhân tố con ngƣời cần phải đƣợc thực hiện một cách thống nhất,
toàn diện, từ đội ngũ cán bộ kinh doanh cho đến ban lãnh đạo.
Đối với các cán bộ lãnh đạo, để đƣa ra đƣợc những quyết định vi mô và vĩ mô,
những quyết định trƣớc mắt và lâu dài đòi hỏi họ phải có kiến thức toàn diện, nắm rõ
hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực ngoại hối của NHNN, nắm rõ đƣợc
tình hình thị trƣờng đồng thời có khả năng dự báo đƣợc xu hƣớng biến động của thị
trƣờng để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và thích ứng linh hoạt với những biến động
bất ngờ của thị trƣờng nhằm hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Đồng thời, cán bộ lãnh
đạo cần có kĩ năng phân bổ hạn mức giao dịch hợp lý tùy theo kinh nghiệm, trình độ
67
của từng cán bộ kinh doanh, điều này yêu cầu sự sâu sát của lãnh đạo đối với nhân
viên.
Đối với cán bộ kinh doanh, ngoài những phẩm chất cần thiết nhƣ nhanh nhẹn,
sáng tạo, chủ động cần phải nắm vững chuyên môn, quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó
họ cũng thƣờng xuyên phải tìm hiểu những sự thay đổi của văn bản pháp quy về thực
hiện giao dịch hối đoái của NHNN, hiểu rõ tiện ích của các nghiệp vụ kinh doanh để có
thể tƣ vấn cho khách hàng thực hiện các nghiệp vụ này. Đặc biệt, cán bộ kinh doanh
cần phải có khả năng ứng dụng tốt công nghệ tin học, có khả năng ngoại ngữ tốt để
tham khảo tài liệu của nƣớc ngoài, để cập nhật thông tin cũng nhƣ giao tiếp với bên đối
tác. Dựa trên những yêu cầu cơ bản này, ngân hàng có định hƣớng cho công tác tuyển
dụng, đào tạo và đãi ngộ phù hợp và đúng đắn để phát huy tốt nhất nhân tố con ngƣời
trong KDNH.
Cụ thể ở khâu tuyển dụng, cần đặt ra những tiêu chuẩn cơ bản về kinh nghiệm
làm việc, về chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ và vi tính làm cơ sở để tổ chức thi
tuyển một cách công khai và khách quan. Khi đã đƣợc tiếp nhận, cán bộ kinh doanh
cần tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo, đặc biệt là đào tạo ở nƣớc ngoài để có mặt bầng
kiến thức, trình độ ngang với các nhà kinh doanh chuyên nghiệp của nƣớc ngoài. Thực
hiện tốt khâu tuyển dụng và đào tạo là về cơ bản Ngân hàng đã có đƣợc một đội ngũ
cán bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động KDNH, song để phát huy đƣợc hết những
phẩm chất của các cán bộ này thì Ngân hàng cần có chính sách khen thƣởng và đãi ngộ
một cách hợp lý. Ngân hàng có thể chấp nhận trả mức lƣơng cao cho những cán bộ
quản lý có trình độ. Đối với cán bộ kinh doanh giỏi, Ngân hàng cần có thƣởng và mức
thƣởng có thể đƣợc quy định gắn liền với mức lợi nhuận đạt đƣợc trong từng kì. Nếu
làm đƣợc nhƣ thế Ngân hàng sẽ khuyến khích đƣợc các cán bộ KDNH phát huy đƣợc
hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc.
Trên đây là những giải pháp mà Techcombank có thể chủ động thực hiện để
hoàn thiện và phát triển hoạt động KDNH của Ngân hàng mình. Song hoạt động
68
KDNH của mỗi ngân hàng còn chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khách quan mà chủ
yếu là sự phát triển của TTNH trong nƣớc. Do đó, bên cạnh những giải pháp về phía
Techcombank cần có những giải pháp về phía NHNN để hoàn thiện và phát triển
TTNH Việt Nam.
2. Các giải pháp về phía NHNN
Việc hoàn thiện và phát triển TTNH Việt Nam có ý nghĩa rất lớn. Khi đó, thị
trƣờng có tính thanh khoản cao, các quy định pháp lý chặt chẽ nhƣng không cứng nhắc
bởi vậy mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Ngoài
ra khi TTNH phát triển các hoạt động xuất, nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế sẽ
đƣợc bôi trơn và thúc đẩy, các khoản đầu tƣ và tín dụng quốc tế sẽ đƣợc kích thích luân
chuyển vì vậy mà hoạt động KDNH trở nên sôi động hơn vì sự gia tăng của cung cầu
ngoại tệ cũng nhƣ nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỉ giá. Tất cả những điều này đều là những
thông tin rất hữu ích đối với Ngân hàng trong KDNH. Để hoàn thiện và phát triển
TTNH Việt Nam NHNN cần tập trung vào những giải pháp sau:
2.1. Hướng tới chính sách tỉ giá cân bằng cung cầu
Tỉ giá cân bằng cung cầu là tỉ giá thị trƣờng, linh hoạt, là sản phẩm của quan hệ
cung cầu ngoại tệ trên TTNH. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thả
nổi tỉ giá ngay lập tức sẽ gây ra hiệu ứng ―sốc‖ khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh
hƣởng bất lợi cho hệ thống kinh tế – xã hội. Vì vậy NHNN có thể tiến hành từng bƣớc,
từ việc quy định biên độ giao động của tỉ giá để thăm dò tình hình của thị trƣờng, sau
đó tăng dần biên độ giao động và không ấn định trực tiếp tỉ giá mà chỉ tiến hành can
thiệp trên TTNH để tỉ giá biến động theo hƣớng có lợi cho nền kinh tế.
2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng
- Đối với thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng: Tỉ giá hay giá cả của ngoại tệ đƣợc hình
thành theo quy luật cung cầu trên TTNH là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc
phát triển TTNH hoạt động hiệu quả. Tỉ giá đƣợc hình thành theo hai cấp: tỉ giá bán
buôn và tỉ giá bán lẻ. Tỉ giá bán buôn đƣợc hình thành trên thị trƣờng ngoại tệ liên
69
ngân hàng còn tỉ giá bán lẻ đƣợc hình thành trên cơ sở tỉ giá bán buôn cộng với chi phí
bán lẻ.
Đối với Việt Nam do trình độ thị trƣờng còn sơ khai, ngoài yếu tố tỉ giá còn bị
rằng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị
trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm khoảng 15-20%, nên thị trƣờng chỉ đóng
vai trò thứ yếu, tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng này chƣa thể là tỉ giá cơ bản
và đặc trƣng cho cả nền kinh tế. Do đó, việc hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại tệ
liên ngân hàng là việc làm tất yếu để hình thành và phát triển TTNH Việt Nam.
- Đối với thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng: Do định hƣớng lâu dài trong việc điều tiết
thị trƣờng ngoại tệ phải thông qua công cụ lãi suất nên yếu tố lãi suất không những là
yếu tố trung tâm của thị trƣờng tiền tệ mà còn là công cụ hiệu quả để điều tiết TTNH.
Về nguyên lý, giống nhƣ tỉ giá, lãi suất đƣợc hình thành theo hai cấp lãi suất bán buôn
và lãi suất bán lẻ.
Đối với Việt Nam, do thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng còn sơ khai, thủ tục phức
tạp nên mức độ thanh khoản và doanh số giao dịch còn thấp. Việc ảnh hƣởng của
NHNN lên lãi suất thƣờng phải thông qua biện pháp can thiệp trực tiếp, hay nói cách
khác thị trƣờng không có độ nhạy cảm cao với việc thay đổi lãi suất cơ bản do NHNN
công bố. Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào việc điều tiết TTNH một
cách hiệu quả thì tất yếu phải hoàn thiện và phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng.
Ngoài ra, việc hoàn thiện và phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng còn góp phần
vào việc thúc đẩy phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
2.3. Hoàn thiện phương pháp công bố tỉ giá
Thực tế hiện nay, tỉ giá của VND mới chỉ gắn định với USD mà chƣa có sự gắn
định với các loại ngoại tệ khác. Điều này đƣợc thể hiện trên cả phƣơng diện tập quán
thị trƣờng (khối lƣợng giao dịch đƣợc tính bằng USD chiếm một tỉ trọng giao dịch lớn)
và phƣơng pháp xác định và công bố tỉ giá ( tỉ giá VND/USD đƣợc xác định và công
bố gần nhƣ độc lập hoàn toàn với quan hệ tỉ giá của USD với các ngoại tệ khác).
70
Thực tế cho thấy, USD luôn có giá trị ổn định (thể hiện ở tỉ lệ lạm phát thấp)
trong khi đó VND có giá trị bấp bênh, tiềm ẩn lạm phát cao, chính vì vậy việc ấn định
tỉ giá của VND với USD là điều bất hợp lý, bởi vì nó làm xói mòn sức cạnh tranh
thƣơng mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, hậu quả của chế độ gắn định còn thể hiện
ở chỗ: nếu USD lên giá với các ngoại tệ khác, nghĩa là VND cũng lên giá theo, do đó
kìm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu của Việt Nam. Nhƣ vây, với tập quán thị
trƣờng, phƣơng pháp xác định và công bố tỉ giá nhƣ trên thì hoạt động kinh tế đối
ngoại cũng nhƣ hoạt động của TTNH Việt Nam sẽ chứa đựng rủi ro tiềm ẩn có thể
bùng phát một khi giá trị của USD đột ngột thay đổi lớn so với ngoại tệ khác.
3. Một số kiến nghị khác
3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Techcombank
Thứ nhất, để thực hiện tốt chiến lƣợc khách hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều
khách hàng, ban lãnh đạo cần tiếp tục cải cách hệ thống Ngân hàng một cách toàn diện,
có hiệu quả. Cụ thể:
- Tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn để có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quen
dần với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái, trong đó có các giao dịch phái sinh rất có lợi
cho việc phòng chống rủi ro cho họ.
Để thực hiện điều này, các ngân hàng cân rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp
thị chào bán các sản phẩm phái sinh, theo hƣớng là lựa chọn và huấn luyện kiến thức
tiếp thị cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và
chào bán cho khách hàng. Ngoài ra, về lâu dài cần lập ra bộ phận chuyên tƣ vấn và hỗ
trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái
sinh cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh của Ngân hàng nhằm tạo một môi trƣờng làm
việc cho các nhân viên vừa cạnh tranh nhƣng vừa đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập
phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự, nhiệt tình và ấn tƣợng.
71
- Đầu tƣ vào công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng một cách an toàn, nhanh
chóng và hiệu quả
- Xây dựng chính sách giá hợp lý với từng đối tƣợng khách hàng
- Định kì tổ chức những cuộc họp mặt khách hàng để lắng nghe tâm tƣ, nguyện
vọng của khách hàng cũng nhƣ hỏi thăm về tình hình kinh doanh của khách hàng để có
những hỗ trợ cần thiết.
- Tiếp tục mở rộng mạng lƣới chi nhánh tại các tỉnh biên giới nhƣ Cao Bằng,
Lạng Sơn hay tại một số các tỉnh công nghiệp, các khu du lịch nổi tiếng nhƣ: Quảng
Ninh, Cần Thơ, Bình Dƣơng…
Trên cơ sở thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhờ chính sách khách hàng hiệu quả,
bộ phận KDNH cần khai thác triệt để nguồn ngoại tệ từ bộ phận khách hàng này để đáp
ứng nhu cầu ngoại tệ của bộ phận khách hàng khác. Ngân hàng cần có chính sách mua
bán hợp lý với từng đối tƣợng khách hàng. Đối với khách hàng lớn, khách hàng quen
Ngân hàng cần luôn có đủ nguồn ngoại tệ để bán bất kì khi nào họ có nhu cầu.
Thứ hai, để hoàn thiện tổ chức kinh doanh, quản lý rủi ro, mở rộng phạm vi kinh
doanh, đặc biệt là để đáp ứng cho nhu cầu có Chuyên viên giao dịch ngoại hối riêng tại
các Chi nhánh, Ngân hàng cần sớm xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực từ khâu
tuyển dụng đến đào tạo với những mục tiêu và biện pháp cụ thể. Hiện nay,
Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng kết quả kì
thi GMAT và TOEIC vào quá trình tuyển dụng. Đối với các nhân viên đang làm việc
trong bộ phận KDNH, Ngân hàng cũng nên xem xét đào tạo cao hơn để có thể kinh
doanh chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần xây dựng chính sách lƣơng,
thƣởng, thăng tiến và tuyên dƣơng hợp lý và công bằng để có thể giữ đƣợc những nhân
viên giỏi và phát huy đƣợc năng lực của họ
Thứ ba, là tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc
ngoài để một mặt làm tốt hơn công tác thanh toán quốc tế, mặt khác tạo điều kiện thuận
72
lợi trong việc học tập kinh nghiệm, khai thác thông tin thị trƣờng nƣớc ngoài khi hoạt
động KDNH đƣợc mở rộng.
3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Thứ nhất, tiếp tục có những cải cách về thủ tục, giấy tờ theo hƣớng nhanh
chóng, thuận lợi để hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng nhƣ hoạt
động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc diễn ra dễ dàng và thuận lợi
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại: Xúc tiến việc hội nhập tích cực trong
khu vực tạo điều kiện tăng trƣởng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Thứ ba, đầu tƣ hơn nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở
đồng thời tiếp tục thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam dƣới nhiều hình thức trực
tiếp và gián tiếp.
Thứ tư, xây dựng một hệ thống các biện pháp nghiêm khắc chống lại các hành
vi lậu và mua bán ngoại tệ trái phép dẫn tới những lộn xộn cho hoạt động kinh doanh
trên thị trƣờng ngoại tệ.
3.3. Kiến nghị đối với NHNN
Để hoàn thiện và phát triển TTNH, NHNN cần nâng cao hơn nữa vai trò của
mình trên thị trƣờng này với tƣ cách vừa là thành viên, vừa là ngƣời tổ chức, quản lý,
điều hành hoạt động của thị trƣờng. Cụ thể:
Thứ nhất, NHNN tiến hành mua bán ngoại tệ cuối cùng trên TTNH. Hoạt động
này phải diễn ra kịp thời, với quy mô thích hợp nếu không sẽ làm phát sinh tâm lý rụt
rè, ngóng đợi khiến cho thị trƣờng rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và
gây áp lực lên tỉ giá. Muốn vậy, NHNN cần tăng cƣờng mức dự trữ ngoại tệ, đảm bảo
mức dự trữ cần thiết để khi cần sẽ có sẵn nguồn ngoại tệ để can thiệp.
Thứ hai, NHNN cần mở rộng số lƣợng thành viên thông qua những hỗ trợ về tài
chính, về nhân lực để các thành viên có đủ điều kiện tham gia thị trƣờng, mặt khác cần
tạo môi trƣờng và điều kiện để các thành viên tham gia thị trƣờng đƣợc tích cực hơn.
73
Thứ ba, NHNN cần khuyến khích, cấp phép cho một vài công ty môi giới hoạt
động trên TTNH Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các NHTM có nhu cầu mua bán gặp
gỡ nhau, làm tăng doanh số giao dịch trên thị trƣờng. Trƣớc mắt, do hệ thống các công
ty môi giới chƣa kịp hình thành nên NHNN có thể cho phép một số NHTM có hoạt
động KDNH lớn, có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối thành lập các
công ty con với chức năng môi giới ngoại tệ trên TTNH Việt Nam.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán,
trang bị công nghệ thông tin tiên tiến đồng thời đổi mới chính sách quản lý ngoại hối
theo hƣớng tự do hoá, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng biện pháp kinh tế trong điều
hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỉ giá. Mặt khác, tạo
quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và các
NHTM. Chính vì vậy mà biện pháp kết hối cần đƣợc xoá bỏ chứ không chỉ giảm xuống
0% và thay vào đó là sử dụng công cụ tỉ giá để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên TTNH.
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ KDNH. Có thể thấy
trong các quy định mới gần đây NHNN đã có những thay đổi tích cực về kì hạn, về
việc xác định tỉ giá của các giao dịch kì hạn và hoán đổi. Riêng đối với nghiệp vụ
quyền chọn, do mới đƣợc đƣa vào thực hiện nên còn nhiều mới mẻ trong khi nội dung
nghiệp vụ này rất phức tạp bởi vậy NHNN cần có quy định chặt chẽ về hành lang pháp
lý, đặc biệt là những quy định về hạch toán lỗ, lãi, nộp thuế VAT đối với ngân hàng và
cả doanh nghiệp.
Thứ sáu, NHNN cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các NHTM
có hoạt động kinh doanh quốc tế, đƣợc thực hiện giao dịch quyền lựa chọn. Trên cơ sở
có nhiều NHTM cùng thực hiện nghiệp vụ này sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái
bảo hiểm trên thị trƣờng giữa các NHTM trong nƣớc cũng nhƣ trên thị trƣờng quốc tế.
Đồng thời cũng tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, phấn đấu giảm phí hợp đồng.
Tóm lại, tất cả các giải pháp mang tính khái quát và các kiến nghị mang tính cụ
thể riêng lẻ trên đây đều nhằm hƣớng tới một TTNH Việt Nam phát triển cũng nhƣ
74
hoạt động KDNH sôi động và hiệu quả tại Techcombank. Trong đó, các khuyến nghị
về nguồn nhân lực, chính sách khách hàng, phối hợp các hoạt động liên quan đối với
Techcombank; cùng các giải pháp về chính sách tỉ giá, hoàn thiện thị trƣờng, mở rộng
phạm vi nghiệp vụ KDNH đối với NHNN đƣợc đặc biệt nhấn mạnh.
75
Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:
- Hoạt động Kinh doanh ngoại hối là hoạt động khá phức tạp và dễ biến động
theo thị trƣờng; thể hiện ở các nghiệp vụ đa dạng, quy trình gồm nhiều bƣớc, liên quan
đến nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi nhân lực và vật lực đều phải đƣợc đầu tƣ kĩ
lƣỡng và hoàn chỉnh. Song nếu đƣợc tạo điều kiện phát triển, hoạt động này có thể
mang lại những khoản lợi khổng lồ cho các ngân hàng và khách hàng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đƣợc các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
đƣa vào thực hiện nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, nhƣng việc tổ
chức kinh doanh một cách hoàn thiện, tham gia kinh doanh trên cả thị trƣờng trong
nƣớc và quốc tế, kinh doanh dƣới cả hình thức đầu cơ và chênh lệch tỉ giá thì rất ít
ngân hàng Việt Nam làm đƣợc. Điều này một phần là do cơ chế kinh doanh còn nhiều
bất cập, chƣa hoàn toàn theo hƣớng thị trƣờng, mặt khác do bản thân các ngân hàng
chƣa đủ trình độ và kinh nghiệm kinh doanh.
- Đối với Ngân hàng Techcombank, hoạt động Kinh doanh ngoại hối có khá đầy
đủ các điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn hai vấn đề quan trọng cần đƣợc cải
thiện trong thời gian sắp tới để hoạt động này phát huy hết tiềm năng của nó, đó là:
chính sách khách hàng và sự kết hợp với các hoạt động có liên quan khác (tín dụng,
thanh toán quốc tế…)
- Thời gian tới, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ,
hoạt động Kinh doanh ngoại hối sẽ tiếp tục là một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng.
Mỗi ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động này, đồng thời, Ngân hàng
Nhà nƣớc nên hoàn thiện hoạt động Kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam theo hƣớng
nâng cao tính thị trƣờng trong khung pháp lý của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2006.
76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS. Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Ngọc Bích (1999), Từ điển giải nghĩa Tài chính
- Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh - Việt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
2. TS. Lê Quốc Lý (2003), Quản lý ngoại hối và điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. TS. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Chiến (2001), Giáo
trình Nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Văn Tiến (2001), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. TS. Nguyễn Văn Tiến, (2004), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch
Kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. GS. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại
thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Frederich. S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín, Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2005.
9. Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2002, 2003,
2004, 2005.
10. Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, Bản tin số 17, 18, 19 (quý IV năm
2005, quý I, quý II năm 2006).
11. Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, (2003), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Xây
dựng cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
77
12. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM), (2006), Kinh tế Việt
Nam năm 2005.
13. Các trang web: www.tapchiketoan.info, www.sbv.gov.vn, www.mof.gov.vn,
www.sgo.gov.vn, www.vnbourse.com, www.federalreserve.gov, và một trang
số trang web khác.
14. Các văn bản pháp luật có tên trong khóa luận.
78
Yes
Order Contract1
Contract2
Check1
Check2
Check3
Check4
Contract4
Sign1 Sign2
Check5
End progress
No
No
Yes
Yes
Yes
No No
Customer Dealer Risk Officer Back Officer Authorizer
C
o
n
fi
rm
C
o
n
tr
a
ct
C
o
n
v
e
rs
a
ti
o
n
Contract2
Yes
PHỤ LỤC
Sơ đồ: Quy trình giao dịch Kinh doanh ngoại hối Techcombank
79
MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................................................... 1
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................... 3
CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI .... 4
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI ............................................ 4
1. Khái niệm thị trƣờng ngoại hối ................................................................... 4
2. Đặc trƣng của thị trƣờng ngoại hối ............................................................. 4
3. Các chủ thể tham gia thị trƣờng ngoại hối ................................................... 5
II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI .................. 8
1. Khái niệm Kinh doanh ngoại hối ................................................................ 8
2. Đặc trƣng cơ bản của hoạt động Kinh doanh ngoại hối ............................... 8
3. Vai trò của Kinh doanh ngoại hối đối với hoạt động của Ngân hàng thƣơng
mại …………………………………………………………………………….10
4. Mô hình tổ chức Kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại ........... 11
III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI ........ 12
1. Tỉ giá hối đoái .......................................................................................... 12
1.1. Khái niệm ............................................................................................. 12
1.2. Các cách yết tỉ giá ................................................................................. 13
1.3. Yết tỉ giá trên thị trƣờng liên ngân hàng ................................................ 14
1.4. Kinh doanh chênh lệch hoặc đầu cơ tỉ giá ............................................. 15
2. Các ngày giá trị trong Kinh doanh ngoại hối ............................................. 16
3. Trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền ............................................. 17
3.1. Trạng thái ngoại hối .................................................................................. 17
3.2. Trạng thái luồng tiền ................................................................................. 19
80
IV. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI ...................................... 20
1. Nghiệp vụ KDNH giao ngay (Spot) .......................................................... 20
1.1. Spot .......................................................................................................... 20
1.2. Arbitrage ................................................................................................... 21
2. Nghiệp vụ KDNH theo kì hạn (Forward) .................................................. 21
3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap) .......................................................... 24
4. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng tƣơng lai (Future) ................................. 28
5. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option) ............................ 29
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ................................................. 32
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 32
1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động KDNH Việt Nam ..................................... 32
1.1. Các quy định liên quan tới hoạt động tài khoản và mua, bán ngoại tệ ........ 33
1.2. Các quy định về việc duy trì trạng thái ngoại tệ ......................................... 33
1.3. Các quy định liên quan đến các giao dịch ngoại hối .................................. 34
2. Tình hình phát triển của TTNH Việt Nam thời gian gần đây ........................ 36
II. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI
TECHCOMBANK .......................................................................................... 38
1. Quá trình phát triển của KDNH trong hoạt động chung của Techcombank .. 38
2. Quy chế hoạt động KDNH tại Techcombank ............................................... 39
2.1. Nghiệp vụ ................................................................................................. 41
2.2. Nguyên tắc ................................................................................................ 41
2.3. Các bộ phận chức năng ............................................................................. 42
2.4. Quy trình giao dịch và kiểm soát ............................................................... 44
2.5. Một số quy định khác ................................................................................ 47
3. Tình hình hoạt động KDNH tại TCB những năm gần đây ............................ 48
4. Tình hình KDNH tại Techcombank xét theo từng nghiệp vụ ........................ 53
81
4.1. Nghiệp vụ KDNH giao ngay (Spot) .......................................................... 53
4.2. Nghiệp vụ KDNH theo kì hạn (Forward) .................................................. 54
4.3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap) ........................................................... 55
4.4. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option) ............................. 56
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ................................................. 60
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
CỦA TECHCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................... 60
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI TECHCOMBANK 61
1. Các giải pháp về phía Techcombank ............................................................ 61
1.1. Xây dựng một chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả ..................... 61
1.2. Phối hợp các hoạt động liên quan trực tiếp đến KDNH ............................. 63
1.3. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và đa dạng hoá nghiệp vụ
kinh doanh ....................................................................................................... 64
1.4. Mở rộng hoạt động KDNH trên thị trƣờng quốc tế .................................... 65
1.5. Phát huy mạnh mẽ nhân tố con ngƣời........................................................ 66
2. Các giải pháp về phía NHNN ....................................................................... 68
2.1. Hƣớng tới chính sách tỉ giá cân bằng cung cầu .......................................... 68
2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng liên ngân hàng .................................... 68
2.3. Hoàn thiện phƣơng pháp công bố tỉ giá ..................................................... 69
3. Một số kiến nghị khác .................................................................................. 70
3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Techcombank ............................................. 70
3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ..................................................................... 72
3.3. Kiến nghị đối với NHNN .......................................................................... 72
Kết luận .......................................................................................................... 75
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3477_5079.pdf