Khóa luận Hội phe – hội hiếu của người tày (khảo sát tại xã Đình lập, huyện Đình lập, tỉnh Lạng sơn)

Giới thiệu cách thức tổ chức, công việc phải thực hiện và những quy định xung quanh vấn đề trên. - Tìm hiểu một số nét đẹp văn hóa chứa đựng trong những quy định và việc làm của hội phe góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp bảo tồn những giá trị tốt đẹp của hội phe

pdf10 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Hội phe – hội hiếu của người tày (khảo sát tại xã Đình lập, huyện Đình lập, tỉnh Lạng sơn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HÓA CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ TƯỜNG CHU GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S HOÀNG NAM HÀ NỘI, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NÔI KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ -----------o0o----------- HỘI PHE – HỘI HIẾU CỦA NGƯỜI TÀY (KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN) 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp vừa qua, em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy, cô giáo trong Khoa Văn hoá dân tộc thiểu số, đặc biệt là sự giúp đỡ của GS.TS Hoàng Nam, người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô. Bên cạnh đó em cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến cán bộ và nhân dân xã Đình Lập đã cung cấp cho em những nguồn tư liệu quý giá để hoàn thành khoá luận một cách tốt nhất. Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khoá luận của em được đầy đủ và chi tiết hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận. Hoàng Thị Tường Chu 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ......................................................................... 6 3. Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu. .................................................. 6 4. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .............................................. 7 6. Đóng góp của đề tài. .................................................................................. 7 7. Bố cục ........................................................................................................ 8 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI TÀY XÃ ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN ............................................ 9 1.1 Tổng quan về tự nhiên. ............................................................................ 9 1.1.1 Vị trí địa lý. ...................................................................................... 9 1.1.2. Địa hình. ........................................................................................ 10 1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 10 1.2 Tổng quan về người Tày ở xã Đình Lập. .............................................. 12 1.2.1 Lịch sử cư trú. ................................................................................ 12 1.2.2 Vài nét về kinh tế. .......................................................................... 14 1.2.3 Vài nét về đặc trưng văn hóa xã hội. .............................................. 16 CHƯƠNG II: HỘI PHE-HỘI HIẾU TRONG ĐÁM TANG CỦA NGƯỜI TÀY ................................................................................................................ 27 2.1 Khái niệm hội phe ................................................................................. 27 2.1.1 Khái niệm ....................................................................................... 27 2.1.2 Hội phe và bản ............................................................................... 28 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và những quy định nhập hội. ................................ 31 2.2 Hoạt động của hội phe........................................................................... 35 4 2.2.1 Sổ hội phe. ...................................................................................... 35 2.2.2 Trách nhiệm của nhà hiếu đối với hội phe. .................................... 37 2.2.3 Trách nhiệm của hội phe. .............................................................. 39 2.2.4 Quy định về chế tài xử phạt và thực tế xử lý vi phạm. .................. 49 2.4 So sánh với nơi không có hội phe. ........................................................ 51 CHUƠNG III: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. ........................ 55 3.1 Một số gía trị văn hóa truyền thống của hội phe................................... 55 3.1.1 Giá trị đạo đức nhân văn ................................................................ 55 3.1.2 Giá trị văn hóa tộc người. .............................................................. 58 3.1.3 Giá trị xã hội. .................................................................................. 60 3.2 Một số suy nghĩ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. .. 62 3.2.1 một số biến đổi và hạn chế còn tồn tại của hội phe. ...................... 62 3.2.2 Một số ý kiến trong việc bảo tồn. .................................................. 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nghị quyết 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, trong phần nhiệm vụ cụ thể: bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số có nêu việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số: " Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm nghiên cứu các giá trị văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số". Văn hóa các dân tộc thiểu số rất phong phú bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần trong đó hội phe của người Tày là một thành tố làm nên các giá trị văn hóa đó và có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của người Tày. Hội phe chứa đựng trong nó cả những giá trị tinh thần và vật chất vô cùng sâu sắc. Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, các bài báo đăng trên các báo tạp chí, các đề tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiể số nói chung và văn hóa dân tộc Tày nói riêng. Tuy nhiên chưa có công trình nào tìm hiểu về tổ chức hội phe trong tang ma của người Tày một cách có hệ thống và độc lập. Đa số hội phe chỉ được nhắc một cách rải rác trong một số công trình nghiên cứu nói về đám ma của người Tày, vì vậy tôi chọn đề tài: Hội phe- hội hiếu của người Tày ( khảo sát tại xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) với mong muốn có thể ghi chép đầy đủ về tổ chức hội phe và quá trình thực hiện các công việc của hội qua đó tìm hiểu về các nội dung được quy định chặt chẽ trong các khâu tổ chức và thực hiện của hội, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của những người trực tiếp thực hiện các công việc của hội. Thiết nghĩ đây là việc làm hết sức cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay với sự nhập nhập ngày càng mạnh mẽ, văn hóa của các dân tộc đang có nguy cơ bị biến đổi, xáo trộn. 6 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Tày có số dân đông thứ hai sau người Kinh.Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời, văn hóa truyền thống độc đáo, từ lâu đã khẳng định được bản sắc văn hóa riêng của tộc người. Do vậy nó đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước tìm hiểu khá sâu, trong đó bao gồm các lĩnh vực thuộc văn hóa vật thể và phi vật thể. Các công trình tiêu biểu sau: - Văn hóa Tày- Nùng: của tác giả Lã Văn Lô và Hà Văn Thư, NXB Văn hóa, năm 1984, có đề cập đến hội phe của người Tày trong phần tổ chức xã hội nhưng chỉ nói một cách khai quát trong 2 trang ( trang 165-166). - Văn hóa truyền thống Tày- Nùng: Của các tác giả Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn, NXB Văn hóa Dân tộc, năm 1993. Trong phần văn hóa phi vật thể khi đi tìm hiểu về tang lễ của người Tày hội phe được đề cập một cách chung chung chưa đi vào chi tiết. - Cuốn phong tục tập quán của dân tộc Tày ở Việt Bắc" có mục phong tục tập quán về ma chay dài hơn 20 trang trong đó chú trọng đến nội dung tang lễ mà ít chú trọng đến tổ chức hội phe. Như vậy các công trình nhiên cứu về văn hóa chưa có công trình nào viết về hội phe của người Tày ở Lạng sơn trong đó có xã Đình Lập. 3. Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu. - Đối tượng: những quy định về tổ chức vận hành, chế tài sử phạt và những giá trị tốt đẹp của hội phe của người tày trong đám ma hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện không cho phép nên người viết không có tham vọng tìm hiểu hội phe của người Tày trong cả nước mà chỉ tìm hiểu hội phe của người Tày ở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. 7 4. Mục đích nghiên cứu. - Giới thiệu cách thức tổ chức, công việc phải thực hiện và những quy định xung quanh vấn đề trên. - Tìm hiểu một số nét đẹp văn hóa chứa đựng trong những quy định và việc làm của hội phe góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp bảo tồn những giá trị tốt đẹp của hội phe. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước về văn hóa đối với các dân tộc thiểu số. - Phương pháp thu thập tài liệu là: Điền dã, ghi chép, quan sát, phỏng vấn các nhân chứng tại địa phương, miêu tả. - Nguồn tài liệu bao gồm các công trình, bài viết từ trước đến nay về văn hóa Tày và đặc biệt là các tài liệu gắn với tang ma của người Tày, những cuốn sổ hội phe còn lưu giữ tại địa phương. - Phương pháp xử lí tài liệu: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê 6. Đóng góp của đề tài. - Bước đầu tìm hiểu, tập hợp tư liệu, giới thiệu đầy đủ các vấn đề xung quanh hội phe của người Tày ở Đình Lập. - Kết quả nghiên cứu hy vọng phần nào cung cấp thêm về mặt tư liệu cho việc tìm hiểu hệ thống các quan niệm, cách ứng xử, phong tục tập quán của người Tày, có thể góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 8 7. Bố cục Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về tự nhiên và người Tày Ở xã Đình Lập, Huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Chương II: Hội phe-hội hiếu trong đám tang của người Tày. Chương III. Các giá trị văn hóa truyền thống của hội phe và một số suy nghĩ với việc bảo tồn. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ-tục ngữ dân tộc Tày, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 2.Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8, số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998, Nghị quyết lần thứ 5 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đận đà bản sắc dân tộc. 3. Chỉ thị số 27 CT/TW ngày 12/11/1998 của Bộ chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội 4. Lã Văn Lô, Hà văn Thư (1984), Văn hóa Tày-Nùng, NXB Văn hóa, Hà Nội. 5.Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984) sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 6. GS Vũ Ngọc Khánh-Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển văn hóa tín ngưỡng phong tục, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Hoàng Nam (2004), Văn hóa các dân tộc vùng Đông bắc Việt nam, Trường Đại học văn hóa Hà Nội. 8. Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 9. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trungg tâm từ điển học, Hà Nội, Đà Nẵng. 10. Hoàng Quyết,Triều Ân, Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hóa dân tộc Tày,NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 11. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng,Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn (1993), Văn hóa truyền thống Tày-Nùng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 72 12. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1994), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội 13. Viện nghiên cứu Hán Nôm, Sở văn hóa thông tin Lạng Sơn (1997), Tục lệ Lạng Sơn, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 14. Viện khoa học xã hội Việt Nam, viện dân tộc học (1997),Các dân tộc Tày, Nùng Ở Việt Nam. 15. Nguyễn Thị Yên (chủ biên) (2007) Lời hát nghi lễ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoang_thi_tuong_chu_tom_tat_0125_2065253.pdf
Luận văn liên quan