TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi quốc gia, trong nền
kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Việc theo dõi chính xác, đầy đủ
tình hình tăng, giảm hao mòn và hiệu quả sử dụng các loại TSCĐ là nhiệm vụ quan
trọng của công tác quản lý và hạch toán TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán
TSCĐ không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng, mà còn
có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư và đầu tư cho sản xuất. Trong
phạm vi có hạn, chuyên đề đã đề cập đến ngững vấn đề cơ bản về hạch toán TSCĐ
trong doanh nghiệp SXKD.
Việc mở rộng quy mô về chiều sâu cũng như chiều rộng của Công ty là tất yếu.
Đây là mối quan tâm nhất của các cấp chính quyền tỉnh cũng như ban lãnh đạo Công
ty Cổ phần Trường Danh. Chính vì điều đó Công ty đã chú trọng hơn về đầu tư trang
thiết bị hiện đại nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng. Xuất phát từ những lí
do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần
Trường Danh”. Qua quá trình nghiên cứu tự nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu của tôi
đã hoàn thành được những mục tiêu đặt ra là:
+ Đề tài đã hệ thống hóa được các cơ sở lí luận chung về kế toán TSCĐHH.
+ Đề tài đã tìm hiểu được thực trạng công tác kế toán TSCĐHH năm 2013 tại
Công ty Cổ phần Trường Danh. Ở đây, đề tài đã đi sâu nghiên cứu và phân tích tình
hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
2011-2013 để thấy được sự tăng trưởng SXKD cũng như việc đầu tư trang thiết bị,
máy móc và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, đề tài đã tìm hiểu được các cách
thức tổ chức bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán tại Công ty, quy trình luân
chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán, quy trình hạch toán trên máy vi tính để có
những sự so sánh, nhận xét, đánh giá về cách thức tổ chức công tác kế toán nói chung
và công tác kế toán TSCĐHH nói riêng.
117 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Trường Danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sửa chữa lớn TSCĐHH
Sửa chữa lớn TSCĐHH ở Công ty nhằm khôi phục năng lực hoạt động của máy
móc thiết bị, khi có tài sản hư hỏng cần sửa chữa, phục hồi, Công ty thành lập hội
đồng kiểm tra sửa chữa, lập dự toán sửa chữa trình giám đốc phê duyệt. Công ty không
tự sửa chữa được phải thuê ngoài, khi hoàn thành công việc sửa chữa, kế toán hạch
toán vào TK 241 (2413- sửa chữa lớn TSCĐ) và kết chuyển thẳng vào chi phí SXKD
trong kỳ của bộ phận có tài sản sửa chữa.
Thực tế: Trích số liệu ngày 24/05/2013, Công ty đã tiến hành kí HĐ sửa chữa ô
tô với Công ty Cổ phần ô tô Sông Hàn để sửa chữa xe Hyundai 74K – 6842 đã bị hư
hỏng nặng. Và Công ty Cổ phần ô tô Sông Hàn đã tiến hành sửa chữa đại tu xe với giá
trị hợp đồng sửa chữa là: 56.608.973 đồng (bao gồm cả thuế VAT 10%).
Thời gian sửa chữa từ ngày 24/05/2013 đến 07/06/2013. Căn cứ vào hợp đồng
sửa chữa ô tô (Phụ lục 12), bảng kê hàng xuất bán, bảng báo giá sửa chữa, biên bản
nghiệm thu và thanh lý hợp đồng (Phụ lục số 13), căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán
ghi vào Chứng từ ghi sổ các tài khoản có liên quan.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Mẫu số 16: Chứng từ ghi sổ số 17.
CÔNG TY CỔ PHẦN
TRƯỜNG DANH
Mẫu số S02a- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 17
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
CHỨNG TỪ
Trích yếu
Số hiệu
TK Số tiền Ghi chú
Số Ngày NỢ CÓ
1 07/06/2013
Hợp đồng sửa xe ô tô con
công ty Cổ phần ô tô Sông
Hàn.
211 331 51.462.703
133 331 5.146.270
Cộng 56.608.973
Kèm theo:..02 HĐ GTGT...chứng từ gốc.
Bằng chữ: Năm mươi sáu triệu sáu trăm lẻ tám ngàn chín trăm bảy mươi ba đồng
Người lập
Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
2.2.3.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ.
TSCĐ là thước đo năng lực sản xuất, trình độ trang bị khoa học kĩ thuật và trang
bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Để đánh giá chung tình hình TSCĐ ta đi vào
phân tích tình hình biến động, cơ cấu TSCĐ, các hệ số hao mòn TSCĐ qua số liệu
năm 2012 và 2013.
Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ (Bảng 2.6) cho ta thấy được tình hình biến động
của từng loại tài sản của Công ty. Nhóm máy móc thiết bị là có tỉ trọng lớn nhất chiếm
trên 48%, chiếm tỉ trọng thứ hai là phương tiện vận tải và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là
TSCĐ khác. Sở dĩ có được cơ cấu này là do đặc thù của ngành xây dựng.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
72
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ tại Công ty Cổ phần Trường Danh
Đơn vị tính: VNĐ.
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 2013/2012
Giá trị % Giá trị % + / - %
Tổng nguyên
giá TSCĐ 24.155.462.990 100 30.487.380.503 100 6.331.917.513 26,21
Trong đó:
Nhà cửa, vật
kiến trúc 1.647.554.101 6,82 7.160.529.442 23,49 5.512.975.341 334,62
Máy móc,
thiết bị 14.532.306.039 60,16 14.726.570.108 48,30 194.264.069 1,34
Phương tiện
vận tải 7.680.094.466 31,79 7.638.772.569 25,06 -41.321.897 -0,54
Thiết bị,
dụng cụ
quản lí 279.347.184 1,16 945.347.184 3,10 666.000.000 238,41
TSCĐ khác 16.161.200 0,07 16.161.200 0,05 0 0,00
(Nguồn: Phòng Kế toán).
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Đây là bộ phận TSCĐ quan trọng của Công ty, nhóm tài
sản này năm 2013 cả về giá trị và tỉ trọng đều tăng so với năm 2012. Năm 2013 nhóm
tài sản này chiếm 23,49% trong khi đó năm 2012 chỉ chiếm 6,82% trong toàn bộ giá
trị TSCĐ của Công ty. Và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 5.512.975.341 đồng
tương ứng tăng 334,62%. Con số này cho thấy Công ty đã đầu tư xây dựng mới trong
năm 2013 và nguyên nhân tăng là Công ty đã xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang.
- Máy móc, thiết bị: Là nhóm TSCĐ quan trọng của Công ty trong việc thi công
công trình thủy lợi, giao thông Tổng giá trị máy móc, thiết bị của Công ty năm 2013
tăng so với năm 2012 là 194.264.069 đồng tương ứng tăng 1,34%. Đây là nhóm TSCĐ
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ (chiếm đến 48,30% năm 2013). Tỉ trọng
nhóm tài sản này năm 2013 giảm so với năm 2012 là vì trong năm này tuy Công ty có
đầu tư mua mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nhưng giá trị nhỏ hơn nhiều so với
công trình XDCB mà Công ty đã đầu tư đó là xây mới Trạm dừng nghỉ Quán Ngang.
Việc mở rộng quy mô máy móc, thiết bị của Công ty là hợp lí và cần thiết giúp Công
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
73
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
ty có thể đẩy mạnh SXKD.
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Năm 2013 so với năm 2012 tổng giá trị
của phương tiện vận tải sử dụng tại Công ty giảm 41.321.897 đồng hay giảm 0,54%.
Và đây cũng là nhóm TSCĐ chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng giá trị TSCĐ chiếm
25,06% năm 2013.
- Thiết bị dụng cụ quản lý: Nhóm TSCĐ này chiếm tỉ trọng nhỏ, không đáng kể
trong tổng giá trị TSCĐ của toàn Công ty.Năm 2013 nhóm tài sản này đạt 945.347.184
đồng tăng 666.000.000 đồng so với năm 2012 và tăng 238,41%.
Tình hình TSCĐ qua 2 năm là có xu hướng tăng riêng nhóm phương tiện vận tải
giảm nhưng giảm không nhiều cụ thể máy móc thiết bị tăng 194.264.069 đồng hay
tăng 1,34%, nhóm nhà cửa vật kiến trúc tăng mạnh tăng lên đến 5.512.975.341 đồng
tương ứng tăng 334,62%. Cùng với sự tăng lên của nhóm thiết bị, dụng cụ quản lý
tăng 666.000.000 đồng hay tăng 238,41%. Bên cạnh đó thì nhóm phương tiện vận tải
giảm nhưng giảm không đáng kể khoảng 0,54%.
Nhìn chung cơ cấu TSCĐ của Công ty Cổ phần Trường Danh là hợp lí, tỉ trọng
của từng loại TSCĐ là thích hợp với loại hình kinh doanh của Công ty, cho thấy hướng
đầu tư của Công ty trong những năm qua là đúng đắn.
2.2.3.2. Phân tích tình hình biến động TSCĐ.
Theo bảng phân tích trên tình hình TSCĐ tại Công ty qua 3 năm 2011-2013 đang
có xu hướng tăng lên tích cực trong việc đầu tư, đổi mới và mở rộng quy mô SXKD để
nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Bảng 2.7 trên cho ta thấy giá trị TSCĐ năm 2012 tăng
149.356.894 đồng (tăng 0,62%) so với năm 2011 trong khi đó năm 2013 lại tăng
6.331.917.513 đồng hay tăng 26,21% so với năm 2012. Đây là một bước tăng đột phá của
công ty trong việc trang bị và đổi mới TSCĐ nhằm phục vụ SXKD.
Hệ số trang bị TSCĐ năm 2013 đạt 85.113.463 (đồng/người) có nghĩa là cứ một
người lao động bình quân được trang bị 85.113.463 đồng TSCĐ. Năm 2013 hệ số này
tăng so với năm 2012 là 7.931.462 đồng tương ứng tăng 10,28%. Việc trang bị TSCĐ
nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và kết quả kinh doanh.
Nguyên nhân có sự tăng lên này là do Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị cũng như
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
74
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
phương tiện vận tải tăng mạnh trong năm mà trong khi đó số lao động chỉ tăng có 9
người và điều này cũng chứng tỏ rằng tính hiện đại trong hoạt động SXKD là lớn và
điều kiện lao động của công nhân càng ngày được cải thiện rõ rệt.
Hệ số trang bị kỹ thuật giảm dần qua các năm cụ thể năm 2013 đạt 45.877.165
(đồng/người) và năm 2012 đạt 46.577.904 (đồng/người). So với năm 2012 thì hệ số
này năm 2013 giảm 700.739 đồng tương ứng giảm 1,5%. Nguyên nhân là do tốc độ
tăng của giá trị phương tiện kỹ thuật tham gia trực tiếp sản xuất (tăng 1,34%) nhỏ hơn
tốc độ tăng của số công nhân lao động (tăng 2,88%). Tuy rằng hệ số này có xu hướng
giảm dần qua các năm nhưng lại mang tính khá ổn định không có sự chênh lệch quá
lớn qua các năm.
TSCĐ tại Công ty là khá lớn và tăng đều qua các năm nhưng hệ số hao mòn
TSCĐ tại Công ty thì nhỏ chứng tỏ tình trạng kĩ thuật của TSCĐ là lớn và từ đó giúp
ta đánh giá được mức độ cũ mới của TSCĐ và xem xét để tái đầu tư TSCĐ.
Hệ số này tăng đều qua các năm cụ thể năm 2012 hệ số hao mòn đạt 0,394 lần so
với năm 2011 tăng 0,113 lần tương ứng tăng 40,12%. Đến năm 2013 tăng 0,052 lần
tương ứng tăng 13,31% so với năm 2012.
Hệ số đổi mới TSCĐ tăng đều qua các năm và hệ số loại bỏ TSCĐ giảm dần. Điều này
chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất
cụ thể hệ số đổi mới TSCĐ năm 2013 đạt 0,211 lần tức tăng 0,017 lần so với năm 2012. Hệ
số loại bỏ giảm dần năm 2012 giảm 0,002 lần so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,003 lần
tương ứng giảm 40,10%.
2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Qua bảng phân tích 2.8 trên cho ta thấy:
- Hiệu năng (hiệu suất) TSCĐ là thước đo khả năng sản xuất của TSCĐ được
đầu tư hàng năm của Công ty. Năm 2012 nếu công ty đầu tư 1 đồng giá trị TSCĐ bình
quân sẽ tạo ra được 2,64 đồng doanh thu thuần thì với 1 đồng giá trị TSCĐ bình quân
năm 2013 Công ty thu được 2,57 đồng doanh thu thuần. Như vậy, so với năm 2012
năm 2013 hiệu suất TSCĐ giảm 0,07 đồng hay giảm 2,65 %. Sở dĩ có sự giảm xuống
này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ bình quân.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
75
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Điều này chứng tỏ khả năng khai thác và sử dụng TSCĐ vào SXKD của Công ty ngày
càng giảm sút.
- Hệ số đảm nhiệm TSCĐ cho biết để tạo ra 1 đồng kết quả đầu ra (doanh thu
thuần) thì Công ty cần đầu tư bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ bình quân. Năm 2012 hệ số
đảm nhiệm TSCĐ là 0,38 tức là để có 1 đồng doanh thu thuần trong năm 2012 Công ty
đã đầu tư hết 0,38 đồng giá trị TSCĐ bình quân. Trong khi đó, hệ số này năm 2013
tăng lên 0,39 tức là so với năm 2012 Công ty đã phải tiêu tốn thêm 0,01 đồng giá trị
TSCĐ bình quân để có thể tạo ra 1 đồng doanh thu thuần.
- Mức sinh lợi TSCĐ cho biết 1 đồng TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận thuần. Và với 1 đồng giá trị TSCĐ bình quân trong năm 2013 đã tạo ra 0,04
đồng lợi nhuận thuần mà cũng với 1 đồng giá trị TSCĐ bình quân năm 2012 cũng tạo
ra được 0,04 đồng lợi nhuận thuần.
Tóm lại, qua bảng phân tích các hệ số trên cho ta thấy rằng năm 2013 mặc dù
Công ty Cổ phần Trường Danh có đầu tư mới TSCĐ nhưng về hiệu quả đem lại chưa
cao, điều đó thể hiện Công ty chưa khai thác hết mọi khả năng về năng lực sản xuất
của TSCĐ, trong đó có nguyên nhân là sử dụng công suất làm việc của máy móc, thiết
bị là chưa hợp lí, đồng thời máy móc, thiết bị mới đưa vào sử dụng nên chưa ổn định.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
76
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ
Đơn vị tính: VNĐ.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012
+ / - % + / - %
1.Giá trị hao mòn lũy kế 6.755.171.826 9.491.607.613 12.202.711.981 2.736.435.787 40,51 2.711.104.368 28,56
2.Số CN lao động 301 312 321 11 3,65 9 2,88
3.Giá trị TSCĐ đầu năm 24.022.200.659 24.006.106.096 24.155.462.990 -16.094.563 -0,07 149.356.894 0,62
4.Giá trị TSCĐ cuối năm 24.006.106.096 24.155.462.990 30.487.380.503 149.356.894 0,62 6.331.917.513 26,21
5.Giá tri TSCĐ bình quân 24.014.153.378 24.080.784.543 27.321.421.747 66.631.166 0,28 3.240.637.204 13,46
6.Giá trị phương tiện kỹ
thuật 14.039.794.034 14.532.306.039 14.726.570.108
492.512.005
3,51 194.264.069 1,34
7.Giá tri TSCĐ tăng 4.009.019.718 4.692.433.718 6.435.892.589 683.414.000 17,05 1.743.458.871 37,15
8.Giá trị TSCĐ giảm 216.199.806 172.509.343 103.975.076 -43.690.463 -20,21 -68.534.267 -39,73
9 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,281 0,394 0,447 0,113 40,12 0,052 13,31
10.Hệ số trang bị TSCĐ 79.781.240 77.182.002 85.113.463 -2.599.239 -3,26 7.931.462 10,28
11.Hệ số trang bị kỹ thuật 46.643.834 46.577.904 45.877.165 -65.930 -0,14 -700.739 -1,50
12.Hệ số đổi mới TSCĐ 0,167 0,194 0,211 0,027 16,32 0,017 8,67
13.Hệ số loại bỏ TSCĐ 0,009 0,007 0,004 -0,002 -20,15 -0,003 -40,10
(Nguồn bảng tổng hợp TSCĐ và Bảng tình hình lao động- Phòng Kế toán).
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
77
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính: VNĐ.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012
+ / - % + / - %
1.Giá trị TSCĐ đầu năm 24.022.200.659 24.006.106.096 24.155.462.990 -16.094.563 -0,07 149.356.894 0,62
2.Giá trị TSCĐ cuối năm 24.006.106.096 24.155.462.990 30.487.380.503 149.356.894 0,62 6.331.917.513 26,21
3.Giá tri TSCĐ bình quân 24.014.153.378 24.080.784.543 27.321.421.747 66.631.166 0,28 3.240.637.204 13,46
4.Doanh thu thuần 49.390.428.489 63.474.561.629 70.109.486.069 14.084.133.140 28,52 6.634.924.440 10,45
5.Lợi nhuận thuần 982.553.817 1.018.762.276 1.082.851.167 36.208.459 3,69 64.088.891 6,29
6.Hiệu suất TSCĐ 2,06 2,64 2,57 0,58 28,16 -0,07 -2,65
7.Hệ số đảm nhiệm TSCĐ 0,49 0,38 0,39 -0,11 -21,97 0,01 2,72
8.Mức sinh lợi TSCĐ 0,04 0,04 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng tình hình TSCĐ- Phòng Kế toán)
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
78
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH
3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần
Trường Danh
3.1.1. Những ưu điểm
- Tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của
Công ty, phục vụ tốt cho quá trình SXKD. Các phòng ban được quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ và phục vụ kịp thời các yêu cầu quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả
SXKD của Công ty.
- Bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với
tình hình thực tế của Công ty. Bộ máy kế toán thiết kế nhằm thực hiện chức năng kiểm
tra, giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty và nó đã
thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong tham mưu cho các nhà quản lý trong việc
tạo ra các quyết định kinh tế. Với mô hình tổ chức này, năng lực của kế toán viên được
khai thác một cách có hiệu quả đồng thời hạn chế việc tiêu hao công sức.
Bộ phận kế toán của Công ty được bố trí đội ngũ nhân viên hợp lý, phân công
trách nhiệm cụ thể, nhân viên kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình với công việc đã
góp phần ngày càng hoàn thiện hơn công tác kế toán. Lãnh đạo Công ty đã luôn chú
trọng công tác kế toán của đơn vị, quan tâm đầu tư về con người cũng như phương tiện
vật chất kỹ thuật cần thiết giúp cho việc xử lý thông tin kế toán nhanh chóng. Trong
quá trình áp dụng chế độ kế toán mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng bộ phận kế
toán của Công ty đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả chế độ
kế toán này vào điều kiện cụ thể của mình.
- Hình thức kế toán, chứng từ sổ sách.
Hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ đây là hình
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
79
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
thức kế toán dễ ghi chép thuận tiện cho việc phân công giữa các kế toán viên, phù hợp với
quy mô, bộ máy kế toán cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán Công ty. Từ
khâu hạch toán ban đầu đến việc kế toán hợp lý, hợp lệ của chứng từ đã tiến hành khá cẩn
thận, đảm bảo số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, tránh sự phản ánh sai lệch các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh.
Hệ thống chứng từ tại Công ty được lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học
trong việc truy cập và tìm kiếm thông tin. Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được
tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau. Chứng từ của 5 năm tài chính liên
tiếp được lưu trữ trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán tài chính.
3.1.2. Những hạn chế
Nhìn chung chứng từ luân chuyển trong Công ty còn chậm làm ảnh hưởng đến
tốc độ của công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Việc chứng từ luân chuyển
chậm như trên là do nhiều nguyên nhân chủ yếu là 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất, do
trình độ kế toán trong Công ty là chưa đồng đều dẫn đến việc chứng từ được lưu
chuyển từ các đội thi công công trình còn chậm. Thứ hai, là do quan niệm về công tác
kế toán của các cán bộ nhân viên nói chung và các cán bộ kế toán nhiều khi còn coi
nhẹ, không tập trung vào công tác đẩy mạnh việc đưa chứng từ vào lưu chuyển, việc
xử lý các chứng từ không được giải quyết. Thứ ba, do đặc điểm của Công ty là doanh
nghiệp xây dựng, nơi thi công công trình phân bố rải rác không tập trung trên một địa
bàn nhất định, điều kiện làm việc luôn phải thay đổi để có thể theo sát được công trình.
3.2. Đánh giá về công tác kế toán TSCĐHH
3.2.1. Những ưu điểm
- Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/
QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài. Riêng đối với phần hành TSCĐ, kế
toán đã mở tài khoản theo dõi đầy đủ chi tiết theo quy định hiện hành.
- Việc hạch toán chi tiết TSCĐ được thực hiện trên máy vi tính theo từng đối
tượng ghi tài sản theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Mọi TSCĐ đều có hồ sơ riêng, các
thủ tục liên quan đến TSCĐ đều được xem xét kỹ càng. Kế toán đã xác định, tính toán
chính xác nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp tăng giảm và tiến hành phân loại
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
80
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
theo kết cấu xác định sự đồng bộ của tài sản để theo dõi. Kế toán mở sổ TSCĐ theo
từng loại, từng nhóm và theo từng quý theo các nội dung như: năm sử dụng, số lượng,
nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao năm, khấu hao đã trích đến khi ghi giảm
chi tiết theo đặc trưng của tài khoản (nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý và TSCĐ khác).
- Hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại Công ty đã tuân thủ theo đúng quy định
của Bộ Tài chính: mọi nghiệp vụ phát sinh được ghi chép kịp thời theo đúng nguyên tắc,
chế độ kế toán hiện hành; kế toán mở các tài khoản theo đúng yêu cầu của việc quản lý và
theo đúng chế độ quy định; chu trình luân chuyển chứng từ hợp lý theo hình thức kế toán
Chứng từ ghi sổ.
- TSCĐHH được Công ty kiểm kê, đánh giá vào thời điểm cuối năm. Việc này giúp
cho Công ty có khả năng kiểm soát được tình hình giá trị và hiện trạng của TSCĐHH
đang được sử dụng tại Công ty. Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng năm, Công ty đã có
những biện pháp giải quyết kịp thời. Ngoài ra việc kiểm kê giúp cho các nhà quản lý định
ra được phương hướng đầu tư vào TSCĐHH cũng như việc đề ra những biện pháp thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH.
- Việc đầu tư TSCĐHH trong những năm qua đã được Công ty Cổ phần Trường
Danh quan tâm một cách đứng mức. Công ty rất chú trọng trong việc mở rộng quy mô
máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng cũng như các thiết bị sử dụng trong
quản lý. Việc nâng cao tỉ trọng nguồn vốn tự có đã cho thấy khả năng chủ động của Công
ty.
3.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, hạch toán TSCĐ tại Công ty vẫn còn một
số tồn tại nhất định:
- Phân loại TSCĐHH: Hiện nay Công ty đang thực hiện phân loại TSCĐHH
theo quyền sở hữu và theo hình thái vật chất biểu hiện. Cách phân loại này phần nào
đã giúp Công ty quản lý được TSCĐ nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để Công ty có
thể biết hiện tại TSCĐ đang được sử dụng vào mục đích gì, có bao nhiêu tài sản đang
chờ xử lý
- Hạch toán chi tiết TSCĐHH.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
81
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
+ Trong việc hạch toán chi tiết TSCĐHH Công ty không theo dõi chi tiết tình
hình sử dụng và nguyên giá đối với các TSCĐ ở từng bộ phận thi công. Điều này dẫn
đến tình trạng là việc quản lý về giá trị không thống nhất với việc quản lý về mặt hiện
vật, không ràng buộc trách nhiệm vật chất của người sử dụng TSCĐ trong trường hợp
xảy ra mất mát hư hỏng
+ Công ty không thực hiện đánh số TSCĐHH. Nếu xét trên góc độ hạch toán chi
tiết thì rõ ràng việc không đánh số TSCĐ sẽ thực sự gây khó khăn cho việc sắp xếp,
phân loại, kiểm kê và phản ánh vào thẻ TSCĐ. Trong khi đó, về nguyên tắc TSCĐ đưa
vào sử dụng tại Công ty phải được đánh số để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý và
thường được áp dụng linh hoạt cho từng doanh nghiệp.
- Hạch toán tổng hợp TSCĐHH.
+ TK ngoại bảng 009 chưa mở để theo dõi nguồn vốn khấu hao, những biến động
tăng, giảm của nguồn vốn này. Khi tính trích khấu hao TSCĐ một số tài sản như trụ sở
làm việc, xe ô tô con được hạch toán vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp.
+ Hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐHH: thông thường công tác sửa chữa lớn
TSCĐHH ở Công ty đều được thuê ngoài. Do đó Công ty sẽ phải thực hiện trích trước
chi phí sửa chữa lớn nhưng hiện nay tại Công ty chưa thực hiện được công tác này. Vì
vậy toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh ở kì kế toán nào sẽ được kết chuyển thẳng
vào chi phí SXKD trong kì của bộ phận có tài sản sửa chữa. Cách làm này sẽ làm cho
Công ty không chủ động trong việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây
lắp.
+ Hạch toán khấu hao: Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính khấu
hao theo phương pháp đường thẳng tuân thủ đúng theo quy định của Bộ tài chính
nhưng cách tính khấu hao này còn có phần chưa hợp lý vì TSCĐ tại Công ty có rất
nhiều loại khác nhau và TSCĐ phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoài trời nên hao mòn
vô hình là rất lớn vì vậy theo tôi Công ty nên áp dụng phương pháp tính khấu hao theo
số dư giảm dần sẽ phù hợp hơn với tình hình hao mòn của tài sản.
+ Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ chưa được thực hiện tốt. Việc điều chuyển,
tăng giảm TSCĐ giữa các bộ phận còn thiếu chặt chẽ và chưa được kiểm tra, đối chiếu
thường xuyên. Ngoài ra, việc đánh giá, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
82
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
chưa làm được dẫn đến chất lượng công tác quản lý giảm sút thể hiện ở việc đầu tư
máy móc không đồng bộ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD.
3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, kế toán
TSCĐHH tại công ty Cổ phần Trường Danh
3.3.1. Đối với tổ chức công tác kế toán
Do chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh
nghiệp nên công việc thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ khi phát sinh nghiệp vụ kinh
tế là một bước quan trọng, sau khi ghi sổ và kết thúc kì hạch toán, chứng từ được
chuyển sang lưu trữ để đảm bảo an toàn, không bị mất. Quá trình lưu trữ chứng từ cần
được tiến hành một cách nhanh chóng, không gây ứ đọng hay chậm trễ trong doanh
nghiệp. Vì thế công việc này đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trách nhiệm hơn trong
việc luân chuyển chứng từ. Trưởng phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để
phần hành kế toán được diễn ra một cách chuyên môn hóa.
3.3.2. Đối với công tác kế toán TSCĐHH
- Để thực hiện quản lý tốt hơn và đảm bảo tính hiệu quả của công tác kế toán
TSCĐHH, ngoài hai phương pháp phân loại thì Công ty nên áp dụng thêm phương
pháp phân loại theo mục đích sử dụng. Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này sẽ
giúp Công ty nắm bắt được thông tin về TSCĐHH và ra quyết định đầu tư hoặc thanh
lí để thu hồi vốn.
- Hoàn thiện hạch toán chi tiết TSCĐHH: Để quản lý TSCĐHH tại các bộ phận
khác nhau, theo tôi Công ty nên mở thêm Sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng. Tại
mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ cần có một sổ theo dõi TSCĐ mà chỉ cần theo dõi về
nguyên giá, thời gian sử dụng, tên công trình phục vụ, người quản lý tài sản. Và tiến
hành đánh số TSCĐ để thuận tiện cho việc quản lý.
- Hoàn thiện phương pháp tính và phân bổ khấu hao: Đối với các loại xe vận tải
chuyên chở phục vụ cho các công trình, Công ty nên thực hiện tính khấu hao theo một
tỉ lệ quy định của nhà nước. Ngoài ra, Công ty phải tiến hành tính khấu hao các loại
máy thi công được phân bổ cho các công trình.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
83
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
- Về hạch toán sửa chữa lớn TSCĐHH: Công ty nên thực hiện trích trước chi phí
sửa chữa TSCĐ để khi phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ thì Công ty có sẵn
nguồn để bù đắp.
- Về công tác quản lý và sử dụng TSCĐHH: Công ty cần có biện pháp để quản lý
chặt chẽ, điều chuyển tài sản hợp lý giữa các bộ phận, tích cực kiểm kê phát hiện những
tài sản hư hỏng mất mát để có phương án giải quyết, những tài sản thừa, không cần dùng
có thể cho thuê hoạt dộng hoặc thanh lý để thu hồi vốn đầu tư tài sản lớn, hiên đại hơn.
Nếu không xử lý như vậy, giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách thì lớn mà giá trị thi
trường của tài sản lại nhỏ hơn, tài sản không phát huy được hiệu suất sử dụng, hao mòn
vô hình ngày càng tăng, gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp.
Cần khai thác triệt để công suất của máy móc thiết bị tránh hao mòn theo thời
gian bằng cách tăng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất, muốn làm được
điều đó Công ty cần có biện pháp để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, đấu thầu
được nhiều công trình, tăng doanh thu nhằm tằng hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Công ty cần có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, đúng định kỳ để kéo dài tuổi
thọ của máy móc thiết bị và những TSCĐ cần thiết. Khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ
cần xem xét để hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa tránh tổn thất về kinh tế không cần
thiết.
Ở Công ty, ngoài một số TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý và phục vụ cho thi
công một số công trình mà công ty đảm nhiệm thì vẫn có một bộ phận lớn TSCĐ được
sử dụng cho các công trình xây dựng ngoài trời nên công tác quản lí gặp nhiều khó
khăn. Hàng tháng, căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ của từng bộ phận, kế toán lập
bảng khấu hao. Theo tôi, Công ty cần có quyết định chặt chẽ hơn về quản lí TSCĐ để
các bộ phận sử dụng tích cực chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản, có phương pháp
tính khấu hao hợp lý, phù hợp với thực trạng SXKD của đơn vị.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
84
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi quốc gia, trong nền
kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Việc theo dõi chính xác, đầy đủ
tình hình tăng, giảm hao mòn và hiệu quả sử dụng các loại TSCĐ là nhiệm vụ quan
trọng của công tác quản lý và hạch toán TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán
TSCĐ không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng, mà còn
có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư và đầu tư cho sản xuất. Trong
phạm vi có hạn, chuyên đề đã đề cập đến ngững vấn đề cơ bản về hạch toán TSCĐ
trong doanh nghiệp SXKD.
Việc mở rộng quy mô về chiều sâu cũng như chiều rộng của Công ty là tất yếu.
Đây là mối quan tâm nhất của các cấp chính quyền tỉnh cũng như ban lãnh đạo Công
ty Cổ phần Trường Danh. Chính vì điều đó Công ty đã chú trọng hơn về đầu tư trang
thiết bị hiện đại nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng. Xuất phát từ những lí
do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần
Trường Danh”. Qua quá trình nghiên cứu tự nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu của tôi
đã hoàn thành được những mục tiêu đặt ra là:
+ Đề tài đã hệ thống hóa được các cơ sở lí luận chung về kế toán TSCĐHH.
+ Đề tài đã tìm hiểu được thực trạng công tác kế toán TSCĐHH năm 2013 tại
Công ty Cổ phần Trường Danh. Ở đây, đề tài đã đi sâu nghiên cứu và phân tích tình
hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
2011-2013 để thấy được sự tăng trưởng SXKD cũng như việc đầu tư trang thiết bị,
máy móc và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, đề tài đã tìm hiểu được các cách
thức tổ chức bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán tại Công ty, quy trình luân
chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán, quy trình hạch toán trên máy vi tính để có
những sự so sánh, nhận xét, đánh giá về cách thức tổ chức công tác kế toán nói chung
và công tác kế toán TSCĐHH nói riêng.
+ Từ thực trạng công tác kế toán tại Công ty đề tài đã phân tích được tình hình
biến động tăng, giảm, cơ cấu TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
để có những biện pháp khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những lợi thế.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
85
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Nhưng bên cạnh đó, đề tài chưa tìm hiểu và phân tích được công tác quản lý
TSCĐHH tại nơi sử dụng vì do gặp khó khăn là TSCĐHH nằm phân tán ở nhiều công
trình và ở ngoài trời nên trong quá trình thực tập không tập hợp được số lượng
TSCĐHH hiện có tại mỗi công trình. Ngoài ra, chưa phân tích được tình hình sử dụng
năng lực của từng nhóm TSCĐ.
2. Kiến nghị
Kết hợp những kiến thức đã học ở nhà trường cùng với qua quá trình thực tập tại
Công ty Cổ phần Trường Danh, tôi đã hiểu rõ hơn về công tác hạch toán TSCĐHH,
quy trình ghi sổ kế toán và trình tự hạch toán trên máy vi tính. Nhưng do hạn chế về
mặt thời gian và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên chưa thể mô tả một các chi tiết
về toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và công tác hạch toán TSCĐHH tại Công
ty. Và nếu có thêm thời gian thì đề tài sẽ tìm hiểu sâu hơn, phân tích tỉ mỉ hơn về công
tác kế toán TSCĐHH về các khía cạnh:
+ Thể hiện rõ hơn cũng như mô tả chi tiết quy trình hạch toán tăng, giảm
TSCĐHH, quy trình thanh lí, nhượng bán cũng như quy trình mua sắm TSCĐ trên
phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng (Phần mềm kế toán Fast).
+ Nghiên cứu và phân tích chi tiết tình hình sử dụng và tình hình sử dụng năng
lực của từng nhóm TSCĐ của Công ty.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trang bị TSCĐ và hệ số hao mòn
cũng như các hệ số phản ánh trình độ cơ giới, trình độ kỹ thuật.
+ Bên cạnh đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và biện
pháp khắc phục các hạn chế trong công tác kế toán TSCĐHH.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
86
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nguyên lí kế toán – Phan Thị Minh Lý.
2. Giáo trình Kế toán tài chính- Phan Đình Ngân, Hồ Phan Minh Đức.
3. Giáo trình Kế toán tài chính- Học viện tài chính, GS.TS. Ngô Thế Chi, TS.
Trương Thị Thủy.
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- TSCĐHH.
5. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 16).
6. Chế độ tài chính Việt Nam hiện hành.
7. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.
8. Tailieu.vn.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
PHỤ LỤC
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 01: Quyết định của Ban giám đốc.
CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG DANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Quảng Trị, ngày 02 tháng 11 năm 2013.
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG
DANH.
( V/v mua sắm TSCĐ phục vụ công tác)
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Trường Danh.
- Căn cứ vào tình hình năng lực nguồn vốn hiện có của công ty Cổ phần Trường
Danh.
Quyết định
Điều I: Thực hiện mua mới 01 xe ô tô 5 chổ ngồi đủ khả năng phục vụ cho việc đi lại
công tác.
Điều II: TSCĐHH được tài trợ từ nguồn vốn công ty.
Điều III: Phòng kĩ thuật, phòng kế toán công ty có trách nhiệm thực hiện quyết định
này.
Nơi nhận: Giám đốc công ty
Công ty Cổ phần Trường Danh (Kí, họ tên, đóng dấu)
Các phòng KT, KT
Lưu công ty
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 02: Biên bản giao nhận xe ô tô.
BIÊN BẢN GIAO XE ÔTÔ VÀ HỒ S Ơ
(Số HĐ: 171.11/HĐMB-MAZDA/TM)
Ngày 03 tháng 12 năm 2013.
Hôm nay tại CÔNG TY TNHH KIM SƠN chúng tôi gồm có:
1.Ông: Nguyễn Chí Thuần, chức vụ: Giám đốc, đại diện: Công ty TNHH KIM SƠN.
Địa chỉ: Số 248 Lê Duẩn, TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.
2.Ông: Nguyễn Xuân Hải, chức vụ: Giám đốc, đại diện: Công ty CP Trường Danh.
Địa chỉ: Thôn Hà Thanh- Gio Châu- Gio Linh- Quảng Trị.
Cùng nhau lập biên bản giao xe với những đặc điểm như sau:
Loại xe: MAZDA 3S (AT) Màu: Trắng. Số chổ ngồi: 05. Sản xuất: 2013.
I- Chất lượng xe:
TT
Khoản mục
N ộ
1 Hư hỏng bên ngoài Không
2 Hệ thống đèn trước sau Đủ, tốt
II- Giấy tờ kèm theo xe:
TT Loại giấy tờ Nội
dung
1 Hoá đơn tài chính bản chính số 0000175 Có
2 Phiếu kiểm tra chất lượng bản chính: K 25673 Có
...
III- Phụ tùng kèm theo: 01 bánh dự phòng, 01 bộc lốp, 01 bộ đồ nghề, 02 cờ lê,
sách hướng dẫn sử dụng
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Sau khi kiểm tra kỹ, chúng tôi cùng nhất trí bàn giao chiếc xe trên với đầy đủ tính
năng kỹ thuật, chất lượng xe mới 100 % và toàn bộ giấy tờ như trong biên bản bàn
giao.
Biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, mỗI bên giữ 01 bản.
Đ ẠI DIỆN BÊN NHẬN Đ ẠI DIỆN BÊN GIAO
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 03: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Người nộp thuế: Công ty cổ phần Trường Danh
Mã số thuế: 3200172428
Địa chỉ: Thôn Hà Thanh, huyện Gio Linh, tỉnh quảng Trị
Người nộp thay: Hồ Nam Tiến
Đề nghị ngân hàng: NHNo&PTNT CN Gio Linh (hoặc) nộp tiền mặt để chuyển cho
KBNN: KBNN Gio Linh- Quảng Trị.
Để ghi thu NSNN vào TK: 7111 hoặc nộp vào TK tạm thu số:..
Trường hợp nộp theo kết luận của CQ có thẩm quyền:
Cơ quan quản lý thu: CHI CỤC THUẾ GIO LINH. Mã CQ thu: 1056368
Số khung: RN2BL4ZA4DC003508 Số máy: B31956Z6
STT Nội dung các khoản nộp NS Mã NDKT Mã
chương
Kỳ thuế Số tiền
1 Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy 2802 754 12/2013 66.000.000
Tổng cộng 66.000.000
Tổng số tiền ghi bằng chữ: sáu mươi sáu triệu đồng.
Người nộp tiền Thanh toán viên Kiểm soát viên
(Kí, ghi rõ họ tên)
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 04: Hợp đồng gia công sản phẩm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG SẢN PHẨM
Số: 10-2013/HĐ- GCSP
V/v: Gia công bồn chứa xăng dầu V= 15m3; V= 25m3
I. Các căn cứ để kí kết hợp đồng:
- Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH-11 ngày 14/6/2005 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006;
- Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH-11 ngày 16/04/2005 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006
.
Hôm nay, ngày 19 tháng 10 năm 2013, chúng tôi gồm có các bên dưới đây:
II. Các bên kí hợp đồng:
1/ Bên đặt hàng: Công ty Cổ phần Trường Danh (Bên A).
Địa chỉ: hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị
Điện thoại: 0533 825 164
Mã số thuế: 3200172428
Do ông: Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc.
2/ Bên gia công: Chi nhánh CTCP XL III Petrolimex tại Đà Nẵng (Bên B).
Địa chỉ: 81 – Lê Văn Hiển- Quận Ngũ Hành Sơn- TP. Đà Nẵng.
Mã số thuế: 0302536580-003
Do ông: Nguyễn Văn Chinh Chức vụ: Giám đốc.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Điều 1: Nội dung, chất lượng sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật hợp đồng:
Theo bản vẽ thiết kế định hình, bên A giao cho bên B gia công
mới các bồn thép chứa xăng dầu với số lượng và kích thước như sau:
1, Bồn thép V= 15m3:
- Số lượng : 02 cái ( không có vách ngăn giữa)
- Theo bản vẽ thiết kế định hình và được hai bên thống nhất như sau:
+ Bồn được làm bằng thép TQ dung tích V= 15m3 với kích thước
(4050x2176) mm.
+ Thân và đầu bồn thép làm bằng thép tấm có độ dày 5 mm, có các tấm gân
tăng cường ở 2 đầu bồn.
2, Bồn thép V= 25m3:
+ Số lương: 02 cái (không có vách ngăn giữa).
+ Thân và đầu bồn thép làm bằng thép tấm có độ dày 5 mm, có các tấm gân
tăng cường ở 2 đầu bồn.
Điều 2: Trách nhiệm các bên:
Bên A:
- Cứ cán bộ kỹ thuật giám sát công việc trong thời gian bên B thi
công.
- Chịu trách nhiệm thanh toán như quy định tại điều 4 của hợp
đồng.
- Bố trí mặt bằng thuận lợi để bên B tập kết và bàn giao sản phẩm.
Bên B:
- Cung cấp chứng chỉ CO, CQ các vật tư chính để gia công sản
phẩm.
- Thi công đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế định hình, đảm bảo các
thông số kỹ thuật,...
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Điều 3: Thời gian, địa điểm giao hàng
.
Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán.
Điều 5: Bảo hành sản phẩm
Điều 6: Điều khoản chung
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 05: Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Công trình: Gia công chế tạo 04 bồn chứa 25m3 và 15m3.
Hạng mục: GCCT 02 bồn chứa 25m3 và 02 bồn chứa 15m3.
Địa điểm: 81- Lê Văn Hiển- Q. Ngũ Hành Sơn- TP. Đà Nẵng.
1. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:
a. Đại diện chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Trường Danh.
Ông: Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc.
Ông: Hồ Nam Tiến Chức vụ: Kế toán.
b. Đại diện đơn vị thi công: CN Công ty CP Xây lắp III Petrolimex Đà Nẵng.
Ông: Nguyễn Văn Chinh Chức vụ: Giám đốc.
Ông: Nguyễn Ngọc Mậu Chức vụ: Chỉ huy phó- Kỹ thuật CT.
2. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: 8h30 ngày 05 tháng 12 năm 2013
Kết thúc: 10h ngày 05 tháng 12 năm 2013
Tại : Công trình.
3. Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:
a. Xem xét các tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
1.1. Phiếu yêu cầu nghiệm thu của đơn vị thi công.
1.2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt
b.Các hạng mục xây dựng.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
c. Tiến độ thực hiện:
- Ngày khởi công: 01/11/2013
- Ngày hoàn thành: 05/12/2013
d. Quy mô xây dựng công trình:
Theo hồ sơ thiết kế được duyệt
e. Chất lượng xây dựng
.
4. Kết luận:
5. Các bên đồng ý nghiệm thu để đưa hạng mục công trình vào sử dụng.
Đ/D CHỦ ĐẦU TƯ Đ/D ĐƠN VỊ THI CÔNG
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
c.
Phụ lục 06: Hợp đồng giao khoán.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Số: ....... /HĐGK
Công trình : Dự án xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang.
Gói thầu 9A: Thi công hạng mục xây dựng cơ bản.
Hạng mục : Xây mới.
- Căn cứ Quyết định số 527 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/10/2007 của Giám đốc công ty
Cổ phần Trường Danh kèm theo quy chế quản lý cấp đội;
- Căn cứ quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Trường
Danh về việc triển khai thực hiện các hợp đồng do Công ty ký kết;
Hôm nay, ngày 30 tháng 06 năm 2013, các bên gồm có:
1. BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH
- Đại diện : Ông Nguyễn Xuân Hải
Chức vụ: Giám đốc.
- Địa chỉ : Hà Thanh – Gio Châu – Gio Linh- Quảng Trị
- Điện thoại : 0533.825.164
Fax: 0533.825.164
- Mã số thuế : 3200172428.
- Tài khoản : 540.10.000.9544 tại Ngân hàng ĐT & PT Quảng Trị.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
2. BÊN B: ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH 402 - CÔNG TY CP TRƯỜNG
DANH
- Đại diện : Ông Nguyễn Danh Nam
Chức vụ: Đội trưởng
- Địa chỉ : Gio Bình – Gio Linh – Quảng Trị
- Điện thoại di dộng: 0972703595
Sau khi bàn bạc hai bên đã thoả thuận và thống nhất ký kết hợp đồng giao khoán
với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc và tiến độ thi công
1.1 Nội dung thi công:
Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thi công toàn bộ hạng mục xây dựng cơ
bản hoàn thành, Dự án xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang (sau đây gọi tắt là
công trình).
1.2 Các tài liệu kèm theo:
a. Hợp đồng kinh tế số 945/2013/HĐXD ngày 14/06/2013 giữa công ty Cổ phần
Trường Danh và đội thi công công trình 402 về việc thi công xây dựng công trình:
Thi công Trạm dừng nghỉ Quán Ngang.
b. Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
c. Tổng hợp khối lượng và giá trị trúng thầu.
d. Hồ sơ bản vẽ thiết kế được duyệt.
e. Các tài liệu khác có liên quan.
1.3 Thời gian thi công và hoàn thành:
Thời gian thi công và hoàn thành: 06 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Điều 2: Giá trị và hình thức thanh toán
2.1 Giá trị tạm tính:
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
- Đơn giá và khối lượng (có bản chi tiết kèm theo)
Giá trị hợp đồng (tạm tính) làm tròn: 5.512.975.341 VNĐ
2.3. Hình thức thanh toán:
Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Điều 3: Phương thức tạm ứng, nghiệm thu và thanh toán
3.1.Tạm ứng:
3.2. Nghiệm thu, thanh toán:
Điều 4: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Điều 5: Thưởng phạt hợp đồng
5.1. Thưởng hợp đồng:
5.2. Phạt hợp đồng:
Điều 6: Trách nhiệm của các bên
6.1. Trách nhiệm và quyền lợi của Bên A:
6.2. Trách nhiệm và quyền lợi của Bên B:
Điều 7: Điều khoản chung
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 07: Biên bản đị nh giá TSCĐ thanh lí v à nh ượng bán.
BIÊN BẢN ĐỊ NH GIÁ TSCĐ THANH LÝ V À NHỢNG BÁN
Hôm nay, ngày 13/02/2013, công ty Cổ phần Tr ường Danh thành lập Hội đồng thanh lý tài sản nh ư
sau:
1. Ông: Nguyễn Xuân Hải Giám đốc công ty Chủ tị ch hội đồng
2. Ông: Đinh Duy Thắng Phó giám đốc Phó chủ tị ch hội đồng
3. Ông: Nguyễn Đức Lân Kế toán tr ưởng Uỷ viên
1. Chiếc xe tải ben 13 tấn biển số 74 K 1437, thời gian đ ưa vào sử dụng năm 2005, nguyên giá ghi
trên sổ sách: 92.784.600 đồng. Đã khấu hao: 75.946.000 đồng. Giá trị còn lại: 16.838.600 đồng.
Hội đồng thanh lý thống nhất giá tối thiểu: 18.500.000 đồng (m ười tám triệu năm trăm nghìn
đồng chẵn).
Hình thức nh ượng bán: Thông báo rộng rãi trên ph ương tiện thông tin đại chúng.
Giao cho phòng kế toán làm thủ tục cần thiết và quy đị nh chi tiết từ nay đến ngày 28/02/2013
phải hoàn thành các thủ tục đấu giá.
CÁC UỶ VIÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 08: Biên bản mở thầu đấu giá xe tải ben 13 tấn 74K- 1437.
BIÊN BẢN MỞ THẦU ĐẤU GIÁ XE TẢI BEN 13 TẤN 74K-1437.
Hôm nay, ngày 03/03/2013, thành phần hội đồng gồm có:
1. Ông: Nguyễn Xuân Hải Giám đốc công ty Chủ tị ch HĐ
2. Ông: Đinh Duy Thắng Phó giám đốc P.CT HĐ
3. Ông: Nguyễn Đức Lân Kế toán tr ưởng Uỷ viên
4. Ông: Vũ Ngọc Long Tr ưởng phòng kĩ thuật Uỷ viên
5. Ông: Nguyễn Văn S ơn Tr ưởng đội thi công Uỷ viên
Đã tiến hành mở thầu đấu giá xe tải ben 13 tấn biển số 74K- 1437, kết quả mở thầu nh ư sau:
1. Bà: Nguyễn Thị Ph ương Mai đấu thầu với giá: 19.500.000 đồng
2. Ông: Hồ Văn Việt 19.000.000 đồng
3. Ông: Nguyễn Đạt 12.500.000 đồng
Giá sàn quy đị nh là: 18.500.000 đồng
Với kết quả trên, bà Mai có giá cao nhất và trên giá sàn quy đị nh nên hội đồng nhất trí bán chiếc xe
nói trên cho bà Mai với giá 19.500.000 đồng.
Hội đồng và các nhà thầu cùng nhất trí nội dung trên và ký tên.
Bà Mai nộp tiền cho công ty, hai bên lập biên bản giao nhận xe ô tô cùng với các giấy tờ cần thiết và
kết thúc việc mua bán.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 09: Phiếu thu
Mẫu số: 01 - TT
Ban hành theo QĐ số 15/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU THU
Ngày 03 tháng 03 năm 2013
Quyển số 1/2013.
Số 1156
Nợ TK 111
Có TK 331
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Phương Mai
Địa chỉ: Công ty TNHH Sông Hiền
Lí do: Thu tiền nhượng bán xe tải ben 13 tấn.
Số tiền: 19.500.000 đồng.
( Mười chín triệu năm trăm ngàn đồng chẵn).
Kèm theo: 02 chứng từ gốc.
Ngày 03 tháng 03 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu
(Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên).
Đã nhận đủ số tiền (Mười chín triệu năm trăm ngàn đồng chẵn).
Thủ quỹ
Người nhận
(Kí, họ tên) (Kí, họ tên)
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 10: Tờ trình xin thanh lí máy phát điện.
CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG DANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Quảng Trị, ngày 02 tháng 11 năm 2013
TỜ TRÌNH
(V/v xin thanh lí máy phát điện).
Kính gửi: Ban giám đốc công ty Cổ phần Trường Danh.
Bộ phận kho, phân xưởng - Công ty Cổ phần Trường Danh xin thanh lí một máy phát
điện nhãn hiệu 2200 (Động cơ Hon Da) của Hàn Quốc được mua từ năm 2007, nguyên
giá: 11.190.476 đồng, đã khấu hao hết. Hiện nay máy đã bị hư hỏng nặng, đơn vị
không có nhu cầu sử dụng.
Đề nghị Ban giám đốc công ty Cổ phần Trường Danh xét duyệt cho Bộ phận kho,
phân xưởng được thanh lí chiếc máy phát điện theo đúng thủ tục quy định.
Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ!.
Nơi nhận: Giám đốc công
ty
Công ty Cổ phần Trường Danh (Kí, họ tên, đóng dấu)
Các phòng KT, KT
Lưu công ty
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 11: Biên bản thanh lí TSCĐ.
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế về tài sản h ư hỏng không sử dụng đ ược tại kho Công ty Cổ
phần Tr ường Danh.
Hôm nay, ngày 20/06/2013, hội đồng thanh lý gồm có:
1. Phòng Kế toán:
- Ông:Nguyễn Đức Lân - Kế toán tr ưởng
- Ông:Trần Văn Sang - Kế toán NVL và TSCĐ.
2. Phòng Kỹ thuật:
- Ông: Vũ Ngọc Long - Tr ưởng phòng
- Ông: Lê Hữu Đạt - Cán bộ sửa chữa
3. Bộ phận kho, phân x ưởng:
- Ông: Nguyễn Ngọc S ơn - Tr ưởng bộ phận
- Ông: Nguyễn Duy Nam - Thủ kho
Sau khi xem xét tài sản h ư hỏng không còn sử dụng đ ược thực tế
TT Tên tài sản Nguyên giá Giá trị đã KH Giá trị còn lại Ghi chú
1 Máy phát điện SH 2200 11.190.476 11.190.476 0
Qua xem xét thực trạng tài sản đ ã h ư hỏng không thể sữa chữa lại, hội đồng thanh lý TSCĐ của công
ty đồng ý cho thanh lý, giao cho công đoàn làm bán làm quỹ. Phòng Kế toán làm thủ tục xuất kho, ghi
giảm tài sản.
T/M HỘI ĐỒNG THANH LÝ
PHÒNG TC-KT PHÒNG KH-TT PHÒNG TC-HC
Ý KIẾN BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phụ lục 12: Hợp đồng sứa chữa ô tô.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA Ô TÔ
Số: 240513/HĐSC
Bên A: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH
Địa chỉ: Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị
Điện thoại: 0533 825 164
Mã số thuế: 3200172428
Do ông: Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc.
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ SÔNG HÀN
Địa chỉ: 86 Duy Tân, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511- 3783.888
Mã số thuế: 0401337755
Do ông: Trương Thanh Sơn Chức vụ: Giám đốc.
Hai bên thỏa thuận kí kết hợp đồng và cam kết thực hiện các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc và thời gian thực hiện
1/ Bên A giao và bên B nhận gia công sửa chữa chiếc xe:
Hiệu: Hyundai Loại: Santafe Biển đăng kí: 74K- 6842
2/ Nội dung công việc sửa chữa cụ thể theo phiếu báo giá số 130524-002 ngày 24
tháng 5 năm 2013.
Tổng giá trị hợp đồng sửa chữa bao gồm VAT: 56.608.973 đồng.
(Bằng chữ: Năm mươi sáu triệu sáu trăm lẻ tám ngàn chín trăm bảy mươi ba đồng).
3/ Thời gian sửa chữa: 15 ngày kể từ ngày bên A đồng ý và tiến hành bàn giao xe cho
bên B.
Điều 2: Phương thức thanh toán.
Tiền mặt hoặc chuyển khoản.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Điều 3: Trách nhiệm bên A
Điều 4: Trách nhiệm bên B
Điều 5: Điều khoản chung.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
Phụ lục 13: Biên bản nghiệm thu và thanh lí hợp đồng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ THANH LÍ HỢP ĐỒNG
Số 100613/NTTL
Bên A: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH
Địa chỉ: Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị
Điện thoại: 0533 825 164
Mã số thuế: 3200172428
Do ông: Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc.
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ SÔNG HÀN
Địa chỉ: 86 Duy Tân, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511- 3783.888
Mã số thuế: 0401337755
Do ông: Trương Thanh Sơn Chức vụ: Giám đốc.
Tiến hành nghiệm thu và thanh lí hợp đồng số: 240513/HĐSC kí ngày 24 tháng 05
năm 2013. Về việc sửa chữa chiếc xe:
Hiệu : Hyundai Loại : Santafe Biển đăng kí: 74K- 6842
Sau khi bên A cùng bên B kiểm tra cụ thể các phần việc do bên B thực hiện hai bên
thống nhất các nội dung sau đây:
Phần nghiệm thu:
1. Về phụ tùng thay thế: Đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng yêu cầu kỹ thuật.
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa
2. Về kỹ thuật sửa chữa: các phần việc được tiến hành đúng quy trình kỹ thuật,
đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
Phần thanh lí:
1. Bên B thực hiện các phần việc theo bảng giá sửa chữa số 130524- 002 ngày 24
tháng 05 năm 2013.
Số tiền theo bảng báo giá: 56.608.973 đồng.
2. Số tiền bên A còn lại phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho bên
B trước khi nhận xe là: 56.608.793 đồng.
3. Bên B cam kết bảo hành các phần việc đã làm trong thời gian 3 tháng hoặc
6.000 km (tùy theo điều kiện nào đến trước) kể từ ngày bên A nhận xe ra
xưởng.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
SVTH: Đoàn Thị Thanh Nguyệ t
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doan_thi_thanh_nguyet_7783.pdf