Khóa luận Khai thác nguồn lực thông tin số tại thư viện quốc gia Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề của khóa luận, tác giả
đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
9 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Khai thác nguồn lực thông tin số tại thư viện quốc gia Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
------------
KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S. PHẠM THỊ THÀNH TÂM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN XUÂN DỊU
LỚP : TV 42A
HÀ NỘI – 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS.Phạm Thị Thành Tâm là
người đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa luận.
Tác giả cũng xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến quý
thầy, cô giá Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường.
Nhân đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc,
cán bộ nghiệp vụ ở Thư viện Quốc gia Việt Nam và những người thân trong
gia đình đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian, kinh phí,
cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu để tác giả hoàn thành được khóa luận
tốt nghiệp.
Do khả năng có hạn nên luận văn không thể tránh được các thiếu xót,
tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn bè
đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Xuân Dịu
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM .......................................................... 11
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của TVQGVN ........ 11
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của TVQGVN ............................................. 14
1.3 Vai trò nguồn lực thông tin số trong hoạt động của TVQGVN ...... 18
1.3.1 Khái niệm nguồn lực thông tin số ................................................... 18
1.3.2 Đặc điểm nguồn lực thông tin số ................................................... 20
1.3.3 Vai trò nguồn lực thông tin số trong hoạt động TVQGVN ............ 24
1.4 NDT và nhu cầu tin về nguồn thông tin số tại TVQGVN ................ 26
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN
SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ........................................... 31
2.1 Nguồn lực thông tin số tại TVQGVN ................................................. 31
2.1.1 Nguồn lực thông tin số do Thư viện Quốc gia tạo lập .................... 31
2.1.2 Nguồn lực thông tin số nhập từ nước ngoài .................................... 34
2.1.3. Một số nguồn thông tin số thông qua tặng, biếu, tài trợ ................ 37
2.2 Dịch vụ khai thác nguồn lực thông tin số .......................................... 38
2.2.1 Dịch vụ tư vấn thông tin .................................................................. 49
2.2.2 Dịch vụ tra cứu số ........................................................................... 51
2.2.3 Dịch vụ cung cấp thông tin số theo chuyên đề ............................... 55
2.2.4 Dịch vụ trao đổi thông tin số ........................................................... 57
2.2.5 Dịch vụ hướng dẫn NDT sử dụng thư viện ..................................... 58
2.3 Công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn lực thông tin số của
TVQGVN .................................................................................................... 59
2.4 Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT tại TVQGVN .... 61
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGUỒN
LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA ............................... 71
3.1 Đánh giá ................................................................................................ 71
4
3.1.1 Điểm mạnh ...................................................................................... 71
3.1.2 Điểm yếu ......................................................................................... 72
3.2 Giải pháp..62
3.2.1 Bổ sung nguồn lực thông tin số ........................................................ 73
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin ........................................... 73
3.2.3 Nâng cao năng lực khai thác thông tin của NDT .......................... 75
3.2.4 Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................... 78
3.2.5 Đảm bảo an toàn thông tin...64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74
PHỤ LỤC .. .76
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và công nghệ phát triển đã dẫn đến tình trạng thông tin tăng
nhanh cả về chất lượng và số lượng, tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực xã
hội trong đó có lĩnh vực thông tin – thư viện.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin –
thư viện đã tạo ra những thay đổi trong tư duy xây dựng thư viện theo hướng
tự động hóa giúp quá trình xử lý, lưu thông, quản lý và khai thác tài liệu hiệu
quả hơn. Nhiều loại hình tài liệu mới ra đời được lưu trữ trên các vật mang tin
hiện đại như: đĩa từ, đĩa quang, CD-ROM có thể chứa thông tin dưới dạng số.
Từ đây xuất hiện khái niệm thông tin số. Thông tin số là thông tin được biểu
diễn dưới dạng kỹ thuật số, được xử lý và lưu trữ trên máy tính. Tập hợp
nguồn thông tin số của cơ quan thông tin – thư viện sẽ tạo thành nguồn lực
thông tin số của cơ quan đó. Nguồn lực thông tin số đóng vai trò rất quan
trọng, có nhiều ưu thế vượt trội so với nguồn lực thông tin truyền thống, có
khả năng truy cập từ xa, không giới hạn thời gian và không gian, khoảng cách
địa lý, được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như: văn bản, âm thanh, hình
ảnh, không hạn chế lượng người truy cập tại cùng một thời điểm.
TVQGVN là Thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng
của cả nước, công tác phục vụ thông tin – tư liệu luôn được coi là nhiệm vụ
trọng tâm nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của NDT. Dự án số hóa là một trong
những yếu tố để tạo nên nguồn lực thông tin số của Thư viện, vậy nên cần
có một chính sách số hóa phù hợp và định hướng đúng đắn để việc khai
thác nguồn lực thông tin số được thực hiện một cách đồng bộ.
Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Khai thác nguồn lực thông
tin số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn lực thông tin số và vấn đề khai thác nguồn lực thông tin số tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Quốc gia Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng khai thác nguồn lực thông tin số tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác
nguồn lực thông tin số tại TVQGVN.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nguồn lực thông tin số của Thư viện Quốc gia Việt Nam và
vai trò của nó.
- Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin về nguồn lực thông
tin số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Nghiên cứu hiện trạng khai thác nguồn lực thông tin số tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực
thông tin số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
4. Phương Pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề của khóa luận, tác giả
đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
5. Cấu trúc khóa luận
10
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo, khóa luận gồm 3 chương.
Chương 1: Nguồn lực thông tin số trong hoạt động của Thư viện Quốc
gia Việt Nam
Chương 2: Thực trạng khai thác nguồn lực thông tin số tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực
thông tin số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hữu Hùng (2006), Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực
thông tin số hoá tại Việt Nam, Thông tin và Tư liệu, số 1, tr.5-10.
2. Phạm Thế Khang, Lê Văn Viết (2006), Tăng cường phối hợp hoạt
động giữa các cơ quan Thông Tin – Thư viện nước ta: Những hướng chủ yếu
trong vài năm tới, Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 3-8
3. Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty (2008), Giải pháp xây dựng các
bộ sưu tập số, truy cập trang web: ngày 05/05/2008.
4. Vũ Thị Nha (2008), Vài thách thức đối với Thư viện số và những
chiến lược đối phó, Thư viện Việt Nam, số 2, tr. 19-24.
5. Lê Văn Viết, Võ Thu Hương (2007), Thư viện Đại học Việt Nam
trong xu thế hội nhập, Thư viện Việt Nam, số 2, tr. 6-11.
6. Báo cáo tổng kết từ năm 2009, TVQGVN.
7. Nguyễn Tiến Đức(2005), Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa
tài liệu ở Việt Nam, tạp chí Thông tin và tư liệu.
8. Nguyễn Viết Nghĩa ( 2003) Tài liệu điện tử và giá cả tài liệu điện
tử, tạp chí thông tin và tư liệu tr.2-8
9. Pháp lệnh thư viện(2001),Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đoàn Phan Tân (2006), thông tin học, Nxb. Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
11. Lê Đức Thắng (2009): Quy trình tổ chức số hóa tài liệu thư viện.
Tạp chí Thư viện Việt Nam (3),tr 24- 30.
12. Đặng Thị Mai(2008): Quá trình 20 năm tin học hóa và xây dựng
Thư viện điện tử tại TVQGVN và hệ thống Thư viện cộng Việt Nam 1986 –
2006, xu hướng phát triển đến năm 2020. Tạp chí Thông tin và tư liệu(1),tr
19 – 23.
87
13. Nguyễn Hưu Hùng(2006): Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực
thông tin số hóa tại Việt Nam. Thông tin và tư liệu(1), tr5-10.
14. Nguyễn Văn Thiên, Kiều Kim Ánh(2013): Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng sử dụng khổ mẫu biên mục Dublin core tại Việt Nam.
Tạp chí Thông tin và tư liệu(6),tr3-9.
15. Vũ Dương Thúy Ngà(2010), Thư viện học đại cương, Nxb. Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
16. TVQGVN, Báo cáo tổng kết công tác (2010 - 2013)
17. Nguyễn Thị Hạnh (2007), “Dịch vụ tra cứu số và việc phát triển ở
Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.18-27.
18. Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý (2006): Nguồn tin điện tử, Thư viện
Việt Nam, số 1,tr. 25-29.
19. Nguyễn Cương Lĩnh (2008): Đảm bảo an toàn thông tin trong các
thư viện hiện đại. Tạp chí Thư viện Việt Nam (3),tr. 31-37.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_xuan_diu_tom_tat_0043_2065913.pdf