Qua thời gian thực tập tiến hành nghiên cứu khả năng lên men tỏi và
phân tích hoạt chất của một số giống tỏi ở Việt Nam tại phòng vi sinh khoa
CNSH – CNTP chúng tôi có những kết luận như sau:
Sử dụng phương pháp lên men tỏi bằng tủ sấy cho màu sắc và mùi vị
đạt chuẩn nhất vào ngày thứ 35 của quá trình lên men.
Sử dụng phương pháp lên men bằng nồi cơm điện cho màu sắc và mùi
vị đạt chuẩn vào ngày thứ 23 của quá trình lên men.
Sau khi kết thúc 35 ngày lên men bằng tủ sấy cho ra sản phẩm tỏi đen
có hàm lượng đường là 47,09mg/g chiếm 4,7%.
Hàm lượng các axit amin thiết yếu trong tỏi đen lên men bằng tủ sấy
trong khoảng thời gian 35 ngày là: Leucine 61,05 mg/100g chiếm 6,10%;
lysine 35,74 mg/100g chiếm 3,57%; isoleucine 65,03 mg/100g chiếm 6,50%;
methionine 67,14 mg/100g chiếm 6,71%; phenylalanine 135,54 mg/100g chiếm 13,55%.
Hàm lượng flavonoids và polyphenol trong tỏi đen lên men bằng tủ
sấy trong khoảng thời gian 35 ngày lần lượt là: 5,66 mg/100g chiếm 0,05% và
17,91 mg/100g chiếm 1,79%.
51 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thắt dạ dày ruột.
10
2.1.4.3. Tỏi phòng chống ung thư
Tỏi còn là vị thuốc chống ung thư hiệu nghiệm. Tỏi được thái mỏng
thành từng lát để trong không khí khoảng 15 phút sẽ sinh ra chất “đại toán tố “
là chất chống ung thư, đó là hỗn hợp các chất có chứa lưu huỳnh, trong củ tỏi
còn có các chất khoáng vi lượng như selen, gecmami, có tác dụng chống ôxy
hóa tế bào, chống ung thư. Các vitamin C, vitamin E có khả năng ngăn chặn
sự phát triển của các khối ung bướu. Theo các nhà nghiên cứu thì tỏi có công
dụng trị ung thư da, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư cột sống Được
giải thích qua cơ chế:
- Mọi khối ung thư đều trải qua ba giai đoạn phát triển, và ở giai đoạn
nào chúng cũng bị tỏi chống phá. Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động của ôxy
trong cơ thế qua quá trình ôxy hóa chuyển thức ăn thành năng lượng đã sản
sinh ra gốc tự do ( loại chất có hại ) gây thương tổn các tế bào khiến nó phát
triển bất thường. Việc ăn tỏi hàng ngày có thể vô hiệu hóa các gốc tự do. Các
chất chống ôxy hóa trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó có thể
nhen nhóm. Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, những tế bào ung thư
sẽ phát triển nhanh nếu các hệ thống miễn dịch ban đầu bị phá vỡ. Lúc này tỏi
sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát
triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u. Một chất khoáng rất cần cho
cơ thể lúc này là selen, có rất nhiều trong tỏi. Selen là một chất chống ôxy hóa
rất mạnh nên có thể giúp cho cơ thể chống lại ung thư.
- Các nhà khoa học Pháp thuộc Trung tâm nghiên cứu Nông học quốc
gia còn đưa ra lập luận: Trong thành phần của tỏi chứa một hợp chất có khả
năng ức chế hoạt động của các chất gây ung thư. Tuy nhiên chúng không tác
dụng trực tiếp mà kích thích các enzyme của cơ thể có khả năng ngăn chặn
quá trình tạo thành các chất gây ung thư.
11
- Ung thư phổi thì có một nghiên cứu của các chuyên gia độc chất học
trường đại học Tổng hợp Queen ở Canada. Họ đưa chất dễ gây ung thư mô
phổi động vật vào 2 lô chuột: lô A được tiêm chất chiết xuất từ tỏi, còn lô B
dùng làm đối chứng không được tiêm. Kết quả lô A không hề hấn gì, còn lô
chuột B thì ung thư phát triển. Từ năm 1952, các nhà khoa học gia Nga Xô
Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung
bướu ở chuột. Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự sự tăng
trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và có chất ôxy hóa rất mạnh để ngăn
chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra. Tại viện Ung Thư M.D.Anderson
Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách
cho uống chất Sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ
đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hợp
chất sulfur này.
2.1.4.4. Tác dụng giải độc kim loại nặng
Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng .
Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi hàm lượng
chì trong mô gan và mô cơ, giảm hẳn các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng
kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công
nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như công nhân khai
thác và chế biến chì, sản xuất accu chì, súc rửa bồn xăng có pha chì, bằng cách
ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân,
cadium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, pheny mercury. Tỏi
có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL
( Bristish Anti Lewisite ) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid ).
12
2.1.4.5. Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào
lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống
tổn thương nhiễm sắc thể AND, kháng virus, phòng chống nhiễm trùng
2.1.5. Nguồn nguyên liệu tỏi ở Việt Nam
Trên thế giới có nhiều nước trồng tỏi nhưng tỏi Việt Nam được đánh
giá là loại tỏi có chất lượng nhất, tính dược học cao, được nhiều nước trên thế
giới tin dùng.
Ở Việt Nam tỏi được trồng trên khắp cả nước. Hiện tỏi được chia làm
2 loại: Tỏi trắng: lá xanh đậm, to bản, củ to, đường kính khoảng 4cm. Củ tỏi
vỏ màu trắng nên gọi là tỏi trắng, loại tỏi này bảo quản kém. Tỏi tía: lá dầy,
cứng màu xanh nhạt, củ chắc và cay, dọc thân gần củ có màu tía. Củ tỏi tía
nhỏ hơn củ tỏi trắng (đường kính 3,5 – 4cm). Tỏi tía có hương vị đặc biệt nên
được trồng nhiều (Đỗ Tất Lợi, 2003) [6].
Sản lượng tỏi nước ta năm 2009 đạt 2000 tấn trong đó: Lý Sơn trồng
được 277/295 ha tỏi, năng suất khô gần 59 tạ/ha, sản lượng đạt 1,616 tấn,
huyện Kinh Môn - Hải Dương đứng đầu về sản lượng tỏi của tỉnh trong 302,1
ha tỏi , năng suất tỏi khô khoảng 62 tạ/ha. Tỏi nước ta có chất lượng cao đặc
biệt là tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi, tỏi Phan Rang, tỏi Hải Dương....được xuất
khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài: Lào, Đài Loan, Hàn Quốc, Canada
(Theo tổng cục thống kê).
2.2. Đặc điểm của Tỏi Đen
2.2.1. Tổng quan về tỏi đen
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi tươi hay còn gọi là tỏi trắng ở
nhiệt độ khoảng 60-750C và độ ẩm 70-90% (Choi và cs, 2014) [30]. Tỏi
đen được sử dụng rộng rãi với vai trò là thực phẩm chức năng giúp tăng
13
cường sức khỏe, nó còn được tin là có khả năng kéo dài tuổi xuân (Kim J.H
và cs, 2012) [23].
Trong vòng 20 năm qua, đã có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của
tỏi, đã phát hiện thêm nhiều công dụng của tỏi như có nhiều chất chống oxy
hóa và chất chống dị ứng (Kim, J.H. và cs, 2012) [23], giúp kéo dài tuổi thọ
(Boyd, O.P. và cs, 2011) [12], phòng chống ung thư (Ejaz S, Woong LC, Ejaz
A, 2003) [16]. Ngoài ra tỏi đen còn được chứng minh có nhiều tác dụng có lợi
đối với sức khỏe con người, như: phục hồi các tổn thưởng ở gan do uống rượu
(Kim và cs, 2011) [22], giảm béo phì và tăng mỡ máu (Kim I.J.Y và cs, 2011)
[25], ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh (Nguyễn Thanh Hải và cs,
2013) [4]. Tuy nhiên, nhược điểm của tỏi là mùi khó chịu do các hợp chất
sulfur gây ra. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn
Quốc đã nghiên cứu lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen. Kết quả lên
men tỏi đen thành công mĩ mãn, vừa khắc phục được mùi khó chịu của tỏi,
vừa làm tăng tác dụng chống oxy hóa của tỏi đen lên rất nhiều lần so với tỏi
tươi, khiến cho tỏi đen có tác dụng như vị thuốc đặc trị chống oxy hóa, chống
lão hóa, phòng chống bệnh ung thư, các bệnh nan y (Nguyễn Đức Vượng,
2015) [8].
Quan trọng nhất là tỏi đen có chứa hàm lượng axit amin, chất chống
oxy hóa cao và nhiều loại hóa chất có lợi cho sức khỏe con người.
2.2.2. Thành phần hóa học của tỏi đen
Các thành phần hóa học có giá trị dinh dưỡng cao trong tỏi đen chủ
yếu là các acid amin, peptide, protein, enzyme, glycosides, vitamin, chất béo,
các chất vô cơ, carbonhydrate và các hợp chất lưu huỳnh và một số thành
phần khác (Choi và cs, 2014) [13].
- Tỏi đen chứa hầu hết các loại acid amin thiết yếu trong cơ thể, nhiều
nhất là : glutamate, arginine, acid aspartic, valine
14
- Trong tỏi đen chứa các loại vitamin như: Vitamin A, vitamin B,
vitamin C
- Trong tỏi đen có chứa các loại nguyên tố như: kali, photphate, magie,
canxi, silic, nhôm, kẽm.. ngoài ra còn chứa nhiều selenium, germanium
- Trong quá trình lên men, xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất
chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol thành những hợp chất
mới chứa lưu huỳnh có khả năng tan trong nước như S-Allyl-L-cysteine,
Alliin, Isoalliin, Methionin, Cycloalliin, các dẫn chất của Cysteine, các dẫn
chất của Tetrahydro-β-carboline (Shin, J.H. và cs, 2008) [33].
2.3. Công dụng của tỏi đen
*Phòng chống ung thư
Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của tỏi đen cho thấy: các hợp
chất sunful hữu cơ, dẫn xuất của tetrahydro-β-carbolines được hình thành từ
quá trình lên men có hoạt tính mạnh, dọn gốc tự do và ức chế quá trình perôxy
hóa lipid cao hơn tỏi thường. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy dịch chiết
tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, do vậy có tác dụng
phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng
cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng
miễn dịch, loại trừ khả năng di căn, ức chế sự nhân lên các tế bào khối u. (Ejaz
S, Woong LC, Ejaz A, 2003) [17].
* Tăng cường hệ miễn dịch
Các thí nghiệm cho thấy tỏi đen tăng cường hệ thống miễn dịch.
Allicin có chức năng kích hoạt các glycolipid màng tế bào, có thể làm tăng
tính thấm của nó, chuyển hóa tế bào, tăng cường cải thiện sức sống, làm tăng
sức mạnh của hệ miễn dịch. Lysine, serine cải thiện chức năng của hệ miễn
dịch, vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tỏi đen có
15
chứa kẽm tổng hợp hormone, và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể
(Purev, U và cs, 2012) [29].
*Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan
BG đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích
tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, các chứng rối
loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí
trung tiện – chống co thắt dạ dày ruột (Banerjee, S.K và cs, 2002) [11].
*Tác dụng giải độc nicotin mạn tính
BG là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc
lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu, chí ít cũng làm giảm cơn nguy
cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh
(Banerjee, S.K và cs, 2002) [10].
*Tác dụng bảo vệ gan
Tỏi đen có tác dụng tăng cường tổng hợp chức năng gan, hiệu quả cao
trong việc ngăn ngừa các loại bệnh, trong đó. Công dụng hiệu quả trong việc
điều trị viêm gan đã được kiểm chứng, tăng cường chức năng chuyển hóa ở
gan, phân hủy bài tiết alcohol giúp giải độc cồn. Giúp giảm nhanh chóng
lượng lipid peroxides và ngăn ngừa sự tích tụ triglycerides trong gan (EL KZ
và cs, 2010) [18].
*Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp
BG được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi, ho gà, thuốc
long đàm cho người lao phổi, trị viêm phế quản mãn tính, viêm họng
(Banerjee, S.K và cs, 2002) [10].
*Chữa bệnh tiểu đường
Tỏi đen có tác dụng điều hoa đường huyết nhờ vào S-methyl-L-
cysteine sulfoxide và S-Allyl cysteine sulfoxide, sulfide có chứa G-6-P
enzyme NADPH có tác dụng ngăn chặn và ức chế sự phá hủy insullin và tác
16
dụng hạ đường huyết. Do đó, tỏi đen có khả năng hỗ trợ điều trị cũng như
phòng chống các biến chứng tiểu đường. Dịch chiết tỏi đen có tác dụng gia
tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose
trong gan – giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương
đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II) (Lee, YM,
2009) [27].
*Giảm cholesterol - giảm béo
Hợp chất SAC (S-Allyl cysteine) và một dẫn xuất của amino acid
cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi.
Hai thành phần đó có thể làm giảm lượng cholesterol bám rộng trên thành mạch.
Từ đó ngăn ngừa được các bệnh xuất huyết máu não, đau thắt tim, cao huyết áp
và một số bệnh tim mạch khác. Sử dụng tỏi đen thường xuyên sẽ làm tăng hàm
lượng cholesterol có lợi (HDL) và giảm đi hàm lượng cholesterol xấu (LDL),
cung cấp SAC (giảm mỡ trong máu). Tỏi đen rất tốt cho bệnh tim mạch, cao
huyết áp và máu nhiễm mỡ (Kim, I., 2011) [25]
*Các tác dụng khác
BG còn có tác dụng khác như: Chữa các bệnh răng miệng, chữa bệnh
mắt, chữa bỏng và lở loét ngoài da, chữa màng nhĩ thủng, chữa phong thấp và
đau thần kinh và xua đuổi và diệt côn trùng. Ngoài ra BG còn có tác dụng diệt
giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng (Banerjee, S.K
và cs, 2002) [10].
2.4. Tình hình nghiên cứu lên men Tỏi đen và phân tích các hoạt chất ở
Việt Nam và trên Thế giới
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây
BG là một loại thực phẩm chức năng rất có lợi cho sức khỏe của con
người, BG bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2003 đã có nhiều nghiên
cứu về tỏi đen trong những năm qua:
17
Theo Vũ Bình Dương và cs khi nghiên cứu tác dụng bảo vệ của dịch
chiết tỏi đen đối với một số cơ quan Lympho trên chuột bị chiếu xạ cho thấy
tỏi đen có tác dụng duy trì quần thể tế bào miễn dịch tại lách, hạch, tuyến ức
và tủy xương (Vũ Bình Dương và cs, 2014) [3]
Một nghiên cứu khác của Vũ Bình Dương và Phạm Xuân Phong
nghiên cứu thành phần hóa học của tỏi đen Lý Sơn đã phát hiện ra trong tỏi
đen có rất nhiều các thành phần có lợi cho sức khỏe con người như: amino
axit, các chất chống oxy hóa, đường, các vitamin A, B1, B2 (Vũ Bình Dương
và Phạm Xuân Phong, 2013) [1].
Theo Vũ Xuân Nghĩa, Vũ Bình Dương và Phạm Xuân Phong đã
nghiên cứu khả năng bảo vệ cơ quan tạo máu của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn
trên chuột bị chiếu xạ. Kết quả về hình ảnh mô bệnh học cơ quan tạo máu (tủy
xương, hạch) cho thấy nhóm chuột uống tỏi đen chiếu xạ ít bị tổn thương hơn
so với nhóm chứng chiếu xạ và chuột uống tỏi thường chiếu xạ. Với liều chiếu
xạ duy nhất 7 Gy trong 1 tuần, nhóm uống tỏi đen có số lượng tế bào máu
giảm ít hơn so với nhóm chứng chiếu xạ và chuột uống tỏi thường với p <
0,05. Như vậy dịch chiết tỏi đen có tác dụng bảo vệ cơ quan tạo máu của
chuột trên mô hình chiếu xạ (Vũ Xuân Nghĩa và cs, 2013) [2].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Theo Choi và cs nghiên cứu đặc điểm lý hóa và thuộc tính chống oxy hóa
của tỏi đen. Kết quả cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, ẩm độ, hàm lường
đường và axit tổng qua từng giai đoạn lên men. Hai hoạt chất chống oxy hóa
chính ở tỏi đen là polyphenol tổng số có hàm lượng cao nhất 58,33mg GAE/g
vào ngày lên men thứ 21 và flavonoid tổng số có hàm lượng là 15,7mg RE/g cao
nhất vào ngày lên men thứ 35 (Choi và cs, 2014) [13].
Một nghiên cứu của Kim, M.H và cs đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi
đen trên những tổn thương gan do rượu gây ra cho thấy tác dụng của dịch
18
chiết tỏi đen đối với việc chống lại tổn thương gan do rượu gây nên, thí
nghiệm được thử nghiệm trên chuột trong 4 tuần đã kết luận: Dịch chiết tỏi có
khả năng làm giảm các tế bào gan bị tổn thương do rượu gây ra trên chuột. Từ
đó ông tin rằng dịch chiết tỏi đen cũng có khả năng chữa các tổn thương gan ở
người (Kim, M.H và cs, 2011) [24].
Theo Kim, I nói về lợi ích của dịch chiết tỏi đen đến bệnh béo phì và
tăng lipid máu ở chuột được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo. Nghiên cứu
này đã thử nghiệm tác dụng chống béo phì và tăng lipid máu ở chuột bởi một
chế độ ăn giàu chất béo trong khoảng thời gian 4 tuần. Chiết xuất từ tỏi đen 15
Brix đã được bổ sung trong theo tỷ lệ 1, 3, 5 và 7% trong khẩu phần ăn. Kết
quả cho thấy rằng chiết xuất từ tỏi đen có thể có tác dụng chống béo phì và
tăng mỡ máu giúp giảm chỉ số béo phì và giảm lipid máu (Kim, I., 2011) [22].
Theo Wang, X và cs nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đen
đến khả năng ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư dạ dày. Có bằng chứng cho
thấy rằng chiết xuất tỏi có khả năng ức chế các tế bào ung thư dạ dày. Thí
nghiệm này cũng được thử nghiệm trên chuột mang khối u trong 2 tuần. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu được báo cáo về ảnh hưởng của chất chiết xuất từ
tuổi đen tỏi về ung thư dạ dày trong ống nghiệm hoặc trong cơ thể (Wang, X
và cs, 2012) [36].
Mengmeng Lei và cs đã tiến hành phân tích hàm lượng đường và hoạt
tính chống oxy hóa trong tỏi đen. Kết quả từ nghiên cứu này đã chứng minh
hàm lượng đường trong các chất chiết xuất tỏi đen là 55,5%. Trong xét
nghiệm chất chống oxy hóa in vitro và in vivo, chiết xuất từ tỏi đen có khả
năng loại bỏ các gốc tự do một cách triệt để, thí nghiệm trên ruồi giấm cho
thấy tuổi thọ của ruồi giấm Drosophila melanogaster được kéo dài rõ rệt
(Mengmeng Lei và cs, 2014) [28].
19
Theo Kim, J.H và cs đã so sánh khả năng chống oxy hóa và chống dị
ứng ở tỏi đen và tỏi tươi cho thấy: Trong dịch chiết tỏi đen có hàm lượng các
chất chống oxy hóa cao hơn hẳn so với dịch chiết tỏi thường. Ngoài ra trong
dịch chiết tỏi đen còn có hàm lượng phenolic và hoạt động chống oxy hóa cao
hơn so với tỏi tươi (Kim, J.H và cs, 2012) [23].
Một nghiên cứu của Lee YM đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa
và khả năng chữa bệnh tiểu đường type 2 ở tỏi và tỏi đen, nghiên cứu này đã
xác định hiệu lực chống oxy hóa của tỏi và tỏi đen trên chuột thí nghiệm mắc
bệnh tiểu đường type 2. Kết quả cho thấy tỏi đen có tác dụng chữa bệnh cao
hơn hẳn so với tỏi thường. Từ đó khẳng định tỏi đen có khả năng chữa bệnh
tiểu đường trên người (Lee YM, 2009) [27].
20
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng (vật liệu) và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
Giống tỏi nhiều nhánh Lý Sơn được trồng tại huyện đảo Lý Sơn-
Tỉnh Quảng Ngãi. Giống tỏi được trồng tại một số tỉnh như Hải Dương và
Bắc Giang.
3.1.2. Hóa chất
- Natri hydroxide tinh thể (NaOH), Chì acetate (Pb(CH3COO)2), Đồng
sunfate tinh thể (CuSO4.5H2O), Sắt (III) sunfate tinh thể (Fe2(SO4)3), Acid
sunfuric đậm đặc(H2SO4), Kali pemaganate (KMnO4).
- Methanol (CH3OH), Ethanol (C2H5OH), Nhôm clorua (AlCl3), Kali
natri tartrate (KNaC4H4O6.4H2O), Clorofom, Kali clorua (KCl).
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đều thuộc loại tinh khiết được
sử dụng cho phân tích.
3.1.3. Dụng cụ
- Bình tam giác 250 ml, 100 ml, 50 ml.
- Bình định mức 500 ml, 250 ml, 100 ml.
- Cốc thủy tinh 500 ml, 250 ml, 100 ml.
- Ống đong 250 ml, 100 ml, 10 ml.
- Ống nghiệm thủy tinh.
- Ống Falcon đựng mẫu 50 ml.
- Ống nhựa ly tâm 50 ml.
- Pipet 10 ml, 5 ml, 2 ml.
- Cuvet thạch anh.
- Micropipet (10 - 100 µl, 100 – 500 µl, 100 - 1000 µl, 1 – 5 ml).
21
3.1.4. Thiết bị
- Nồi cơm điện 2l Kangaroo và tủ sấy
- Máy đo quang phổ UV - VIS (Spectrophotometry, Carry 50, Varian, Mỹ).
- Máy vortex.
- Bể ổn nhiệt (Elma, S300H, Elmasonic, Germany).
- Máy đo pH (pH meter để bàn CyberScan pH 150, Singapore).
- Cân phân tích (OCE – Germany).
- Tủ sấy vuông (Nhiệt độ sấy 0 - 300 °C, China).
- Lò nung vuông XMT-15 (Nhiệt độ nung tối đa 1200 °C, Việt Nam)
3.1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá khả năng lên men và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
- Phòng thí nghiệm vi sinh khoa CNSH-CNTP.
- Phòng Hóa Thực phẩm - Viện Dược Liệu 48 Tăng Bạt Hổ, Bạch
Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3.2.2. Thời gian
Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng lên
men, sự thay đổi màu sắc và các đặc tính lý hóa của tỏi đen.
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men đến hàm
lượng đường trong tỏi đen.
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men đến hàm
lượng các amino axit thiết yếu ở tỏi đen.
Nội dung 4: Nghiên cứa ảnh hưởng của thời gian lên men đến hàm
lượng các chất chống oxy hóa chính ở tỏi đen.
22
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Sơ đồ qui trình lên men sản xuất tỏi đen
Thuyết minh qui trình
Tỏi nguyên liệu: Tỏi sử dụng trong lên men là tỏi không bị dập nát,
sâu mọt.
Xử lý: Tỏi nguyên liệu được lau sạch đất cát, cắt bỏ rễ và phần cuống
của củ, để nơi thoáng mát.
Lên men: Tỏi sau khi được lựa chọn, được xếp vào nồi cơm điện
hoặc tủ sấy trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát trong khoảng thời
gian nhất định. Nồi cơm điện được giữ ở nút ấm (warm – nhiệt độ khoảng....),
tủ sấy được đặt ở nhiệt độ.....
Sấy khô: Sau khi lên men, tỏi đen được sấy khô đến hàm lượng nước
đạt khoảng 30%.
Bao gói: Sau khi sấy khô, tỏi được để nguội và cho vào túi PA hoặc
hộp đựng khô ráo.
Bảo quản: Tỏi đen sau khi bao gói được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình lên men sản xuất tỏi đen
3.3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.2.
23
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Giải thích quy trình
Tỏi nguyên liệu được loại bỏ đất, cát và các củ không đảm bảo chất
lượng trước khi xếp vào nồi cơm điện hoặc tủ sấy để tiến hành lên men.
- Đối với tỏi HD lên men bằng TS trong thời gian 3 ngày đầu tiên của
quá trình lên men, tỏi được giữ ở nhiệt độ 75°C và độ ẩm tương đối là 90%.
Trong 4 ngày lên men tiếp theo, tỏi được giữ ở nhiệt độ 60°C và độ ẩm tương
Lấy mẫu phân tích
Lên men
Xử lý
Tỏi nguyên liệu
Chỉ tiêu hóa học Chỉ tiêu vật lý
Điều chỉnh
nhiệt độ và độ
ẩm
Màu
sắc
Độ
ẩm
Mùi
vị
Hàm lượng
đường tổng
Hàm lượng
amino acid
Hàm lượng
polyphenol
Hàm lượng
flavonoids
24
đối 80%. Trong thời gian 28 ngày lên men cuối cùng, tỏi được duy trì ở nhiệt
độ 60 °C và độ ẩm tương đối 70%. Trong thời gian lên men, mẫu tỏi được thu
nhận ở các ngày 0, 5, 8, 11, 14, 17, 20, 23, 28 và 35 để tiến hành đánh giá sự
biến đổi các thành phần hóa lý theo sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở
hình 3.2.
- Đối với tỏi HD lên men bằng NCĐ, tỏi được giữ ở nhiệt độ 700C
trong suốt 23 ngày lên men. Trong thời gian lên men mẫu tỏi được thu nhận ở
các ngày 0, 5, ,8, 11, 14, 17, 20, 23 để tiến hành đánh giá sự biến đổi các
thành phần hóa lý theo sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.2.
- Đối với tỏi LS lên men bằng NCĐ, tỏi cũng được giữ ở nhiệt độ 700C
trong suốt 23 ngày lên men. Trong thời gian lên men mẫu tỏi được thu nhận ở
các ngày 0, 5, ,8, 11, 14, 17, 20 để tiến hành đánh giá sự biến đổi các thành
phần hóa lý theo sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.2.
3.4. Phƣơng pháp chuẩn bị mẫu phân tích
Khoảng 100 g (15 - 20 củ) tỏi được thu nhận theo thời gian lên men.
Các mẫu tỏi được bóc sạch vỏ, đồng hóa và bảo quản trong các ống Falcon 50
ml ở nhiệt độ 4°C trước khi tiến hành phân tích.
3.5. Phƣơng pháp phân tích
3.5.1. Xác định chỉ tiêu lý hóa
Sau khi lên men tiến hành theo dõi cảm quan về sự thay đổi màu sắc,
ẩm độ cũng như mùi vị của tỏi lên men.
3.5.2. Xác định chỉ tiêu hóa học
3.5.2.1. Phương pháp xác định hàm lượng đường tổng
Xác định hàm lượng đường tổng trong tỏi theo thời gian lên men bằng
phương pháp Bertrand.
25
• Nguyên lý:
- Gluxit khử trực tiếp ôxy có tính chất khử Cu(OH)2 ở môi trường
kiềm mạnh, làm cho nó kết tủa dưới thể Cu2O màu đỏ gạch. Số lượng Cu2O
tương ứng với số lượng gluxit khử ôxy
RCHO + 2Cu(OH)2RCOOH + Cu2O + 2H2O
- Cu2O có tính chất khử ôxy, tác dụng với muối sắt ba (Fe +++) làm
cho muối này chuyển thành muối sắt hai (Fe++) ở môi trường axit
Cu2O + Fe2(SO4)3 + H2 SO4 + 2CuSO4 + H2O + 2FeSO4
FeSO4 có tính chất khử ôxy, tác dụng KmnO4 là chất ôxy hóa, do đó
dùng KmnO4 để chuẩn độ FeSO4 ở môi trường axit
10Fe SO4 + 8H2SO4 + 2KmnO4 K2 SO4 + 2MnSO4+ 5Fe2(SO4)3 + 8 H2O
- Từ số ml KmnO4 0,1N dùng để chuẩn độ FeSO4 hình thành, tra bảng
để có số mg đường glucoza, maltoza, lactoza hoặc saccaroza, nhân với hệ số
pha loãng ta có hàm lượng đường trong 100g thực phẩm.
• Tiến hành:
- Chuẩn bị mẫu: Trước khi tiến hành xác định hàm lượng đường, mẫu
đã được đồng nhất bằng đũa thủy tinh. Cân chính xác 5g mẫu tỏi đã chuẩn bị
trước đó, cho vào cốc thủy tinh 50 mL và thêm 30 mL nước cất rồi đem đun
trên bếp điện rồi lấy đũa thủy tinh đánh cho tan.
- Sau đó, cho lượng mẫu đã được hòa tan trên vào bình định mức 500
mL, tráng lại cốc đựng mẫu vài lần với nước cất và cho cả vào bình định mức
(chú ý không quá 250 mL)
- Trung hòa axit hữu cơ có trong mẫu thử bằng dung dịch NaOH 10%
đến pH = 7 (kiểm tra bằng giấy chỉ thị màu vạn năng).
26
- Sau đó, đun cách thủy ở 80°C trong vòng 15 phút, thỉnh thoảng lắc
đều trong khu đun, để nguội đến nhiệt độ phòng , khử tạp chất, cuối cùng cho
thêm nước cất vừa đủ 500 mL, lọc và lấy dịch lọc để chuẩn độ
- Xác định hàm lượng đường: cho vào bình tam giác dung tích 250 ml:
Dung dịch Feling A: 10 mL
Dung dịch Feling B: 10 mL
Đun sôi trên bếp điện sau đó cho 10 mL dịch lọc đã chuẩn bị bên trên
và 20 mL nước cất,sau 3 phút dung dịch phải sôi. Giữ cho đúng 2 phút kể từ
khi bắt đầu sôi lại.
Lấy bình ra và nghiêng để cho cặn đồng (I) ôxyt lắng xuống. Dung
dịch bên trên lớp cặn phải có màu xanh của đồng (II) hydrôxyt. Nếu dung
dịch bên trên có màu vào lục, hoặc vàng nâu có nghĩa là không đủ lượng đồng
cần thiết, phải làm lại và lấy lượng dịch lọc ít hơn.
Sau đó, gạn lớp nước bên trên . Chú ý giữ lại một lớp nước mỏng
bên trên lớp kết tủa trong bình để tránh Cu2O bị ôxy hóa bởi ôxy không khí.
Tiếp tục rửa kết tủa vài lần bằng nước đã đun sôi đến khi nước trong bình
không còn màu xanh thì dừng lại. Lần cuối cùng đổ hết nước đi và thêm vào
đó 15 mL dung dịch Bertrand ( là dung dịch Fe2(SO4)3 trong H2SO4 ) để hòa
tan hết kết tủa Cu2O
Chuẩn độ Fe2+ hình thành trên cốc bằng dung dịch KmnO4 0,1N
cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 15 giây thì dừng lại. Đọc
thể tích KmnO4 tiêu tốn và đem kiểm tra ở bảng để có hàm lượng đường
Glucoza.
• Tính kết quả:
- Hàm lượng đường toàn phần biểu thị bằng đường glucoza trong
100g tỏi, tính bằng công thức:
27
X = (%)
X : Hàm lượng đường toàn phần biểu thị bằng đường glucoza.
M1 : Khối lượng đường Glucoza (mg) tương ứng với số mL KmnO4
0,1N theo bảng Bertrand.
F : Hệ số pha loãng
1000 chuyển từ mg ra g
3.5.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng amino acid
Định lượng axit amin bằng phương pháp quang phổ. Phương pháp này
giúp xác định hàm lượng phenylalanine trong chuỗi polypeptide có phổ hấp
thụ cực đại ở bước sóng 280nm.
Sử dụng BSA làm chất chuẩn, biết rằng ở bước sóng 280nm 1ml BSA
có nồng độ 1mg/ml sẽ có mật độ quang học là OD = 0,67. Dựa vào đó có thể
xác định hàm lượng protein trong các mẫu thí nghiệm theo công thức sau:
Y(mg) = ([OD].a.V)/0,67
Trong đó:
+ [OD]: mật độ quang học của 1ml dung dịch mầu.
+ V: thể tích dung dịch mầu.
+ a: độ pha loãng dung dịch
Con số 0,67 là hệ số tắt của BSA. Để xác định nồng độ các loại protein
khác thì cần phải sử dụng hệ số tắt tương ứng đối với mỗi loại protein.
Lựa chọn các protein tiêu chuẩn cần có cấu trúc tương tự như cấu trúc
của các protein cần đo xét nghiệm ở mẫu nghiên cứu vì các protein thường có
hệ số tắt khác nhau ở bước sóng 280nm (Hệ số tắt biểu thị bằng sự hấp thụ
của dung dịch 1% protein đối với một tia sáng có bề dày 1cm). Thêm vào đó,
các protein có cấu trúc khác nhau cũng cho khả năng tạo phản ứng mầu khác
28
nhau với các thuốc thử tạo mầu như thuốc thử folin – ciocalteu, coomassie
brilliant blue G250.
Nồng độ protein tổng số được tính theo công thức sau:
Nồng độ protein, tính theo mg/ml = 1,55 x A280 – 0,77 x A260
Trong đó:
+ A280 là giá trị hấp thụ ở bước sóng 280 nm.
+ A260 là giá trị hấp thụ ở bước sóng 260 nm.
3.5.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng Flavonoid và Polyphenol
* Phương pháp xác định hàm lượng Flavonoid
Hàm lượng flavonoid trong tỏi được xác định theo phương pháp so
màu. Cụ thể, 2g tỏi được đồng hóa với 20 mL methanol 80% và để ở nhiệt độ
phòng trong thời gian 2 giờ. Sau đó dịch đồng hóa được li tâm ở tốc độ 4000
vòng/phút trong thời gian 15 phút (Hermile Z 323, Germany). Dịch li tâm
được thu nhận và bổ sung methanol 80% cho đến khi đạt thể tích 45 mL. 1mL
dịch li tâm được hòa trộn với 1 mL dung dịch AlCl3 2% trong ethanol, để ở
nhiệt độ phòng trong thời gian 1 giờ. Cường độ hấp thụ ánh sáng được đo ở
bước sóng 420 nm (Spectrophotometry, Carry 50, Varian, Mỹ). Hàm lượng
flavonoid được tính toán từ đường chuẩn được xây dựng bằng rutin và kết quả
được thể hiện là mg rutin tương đương (RE) trong 1 g sản phẩm.
* Phương pháp xác định hàm lượng Polyphenol
Hàm lượng Polyphenol tổng số của BG được xác định bằng phương
pháp so màu. Lấy một lượng dịch chiết BG (2,4ml) trộn với thuốc thử Folin-
Ciocalteu (0,15 ml), tiếp theo bổ sung dung dịch NaCO3 1M (0,45 ml). Phản
ứng xảy ra trong vòng 1 phút. Độ hấp thụ ở 750 nm được đo sau 30 phút ở
nhiệt độ phòng trong bóng tối. Tổng hàm lượng polyphenol được thể hiện
bằng miligam đương lượng axit gallic (GAE).
29
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả về đặc tính lý hóa của tỏi đen
4.1.1. Thay đổi về màu sắc của tỏi đen
Màu sắc là một đặc tính quan trọng của sản phẩm thực phẩm nói
chung và tỏi đen nói riêng, ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Màu
sắc của tỏi đen thay đổi từ màu trắng -> xám nhạt -> nâu đen -> đen trong suốt
quá trình lên men. Ở thí nghiệm này, giống tỏi là tỏi Hải Dương và tỏi Lý Sơn
được khảo sát khả năng lên men bằng hai phương pháp khác nhau là lên men
trong tủ sấy (điều kiện nhiệt độ là 600C) và trong nồi cơm điện (nhiệt độ
70
0
C). Ở cả hai phương pháp, tỏi được bọc kín trong túi nilon và giấy bạc để
duy trì độ ẩm. Các kết quả cho thấy thời gian tối ưu để chuyển hóa thành tỏi
đen là khác nhau đối với các giống tỏi khác nhau và điều kiện ủ (nhiệt độ)
khác nhau.
*Kết quả lên men của tỏi Hải Dƣơng trong tủ sấy
Hình 4.1. Thay đổi màu sắc tỏi đen lên men trong tủ sấy
Tỏi đã có sự thay đổi về màu sắc từ màu trắng nguyên thủy thành màu
đen trong suốt 35 ngày chuyển hóa. Nguyên nhân của thay đổi màu sắc là do
phản ứng Maillard, hay còn gọi là phản ứng hóa nâu không enzym. Theo các tài
liệu có liên quan, các sản phẩm phản ứng Maillard thường liên quan với sự tăng
hấp thụ ở 280 nm, 320-360 nm, và 420-450 nm, tương ứng với từng giai đoạn
chuyển hóa: Giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối cùng của sản phẩm
30
phản ứng Maillard (MRPS) hình thành. Trong giai đoạn đầu của phản ứng
Maillard tạo màu (khoảng 280 nm) sản sinh đường, amino axit. Giai đoạn trung
giữa (320-360 nm) sinh ra sản phẩm không màu hoặc màu vàng thông qua một
số phản ứng, chẳng hạn như mất nước đường, phân mảnh đường, và suy thoái
axit. Giai đoạn cuối cùng (420-450 nm) được đánh giá cao với màu đối nghịch
với màu ban đầu, aldehyde-amin ngưng tụ, và hình thành các hợp chất nitro dị
vòng. MRPs bắt nguồn từ glucose và cysteine hấp thụ ở 285 nm với một độ hấp
thụ tối đa ở mức 340-360 nm. Sự hình thành của MRPs phụ thuộc vào điều kiện
chế biến như nhiệt độ và thời gian. Do đó, thay đổi màu sắc của tỏi đen có thể
liên quan đến việc hình thành MRPs trong giai đoạn chuyển hóa ở nhiệt độ cao.
Kết quả chuyển hóa tỏi đen trong hình 4.1 cho thấy khi tỏi Hải Dương ủ trong tủ
sấy với nhiệt độ là 600C, thời gian chuyển hóa tối ưu nhất để tạo tỏi đen là 35
ngày, khi đó tỏi có màu đen đặc trưng và không bị khô, nếu để lâu hơn (40 ngày)
thì màu sắc chuyển thành đen cháy và khô cứng, ăn có vị đắng. Kết luận: Lên
men tỏi HD bằng tủ sấy trong 40 ngày thì tỏi được lên men vào ngày thứ 35 có
màu sắc đẹp nhất.
* Kết quả lên men tỏi Lý Sơn và Hải Dƣơng bằng nồi cơm điện
Hình 4.2. Thay đổi màu sắc tỏi ủ trong nồi cơm điện ứng với tỏi Hải
Dƣơng (a), tỏi Lý Sơn (b).
31
- Đối với tỏi Hải Dƣơng:
Dựa vào kết quả màu sắc tỏi trên hình 4.2a ta thấy: Tỏi HD khi lên
men bằng nồi cơm điện hóa nâu nhanh hơn so với tỏi được lên men bằng tủ
sấy. Nguyên nhân cũng là do nồi cơm điện có nhiệt độ cao hơn so với nồi ủ
nên quá trình hóa nâu xảy ra nhanh hơn. Nếu màu sắc của tỏi HD ủ bằng nồi ủ
là đẹp nhất vào ngày thứ 35 thì tỏi được ủ bằng nồi cơm điện lại có màu đen
đẹp nhất vào ngày thứ 23.
Chính vì vậy tôi có kết luận như sau: Tỏi HD sau khi lên men bằng nồi
cơm điện trong khoảng thời gian là 28 ngày thì tỏi được ủ vào ngày thứ 23 có
màu đẹp nhất.
- Đối với tỏi Lý Sơn
Dựa vào hình 4.2b ta thấy: Màu sắc của tép tỏi qua các giai đoạn lên
men(ngày) 0 -> 8 -> 11 -> 14 -> 17 -> 20 lần lượt như sau: Trắng -> nâu nhạt
-> nâu đậm -> nâu đen -> đen -> đen khô -> đen cháy. Nguyên nhân sự thay
đổi về màu sắc cũng do phản ứng Maillard, được gọi là phản ứng hóa nâu
không enzym. Nếu như tỏi và tỏi HD có màu đẹp nhất vào ngày thứ 23 thì tỏi
LS lại có màu đẹp nhất vào ngày thứ 17. Nguyên nhân gây ra sự khác biệt về
màu sắc này là do tỏi LS nhỏ hơn tỏi HD. Tỏi LS có đường kính trung bình là
1,5cm tép tỏi nhỏ. Tỏi HD có đường kính từ 2 - 2,5cm tép tỏi to, chính vì vậy
thời gian ủ màu cũng lâu hơn so với tỏi LS.
=> Kết luận chung: Khi tỏi ủ trong nồi cơm điện, thời gian để tạo tỏi
đen có màu đặc trưng đối với tỏi LS là 17 ngày và tỏi HD là 23 ngày. Tỏi Lý
Sơn có thời gian chuyển hóa là ít nhất (17 ngày) do có kích thước củ và tep tỏi
bé nhất, và ngược lại tỏi HD là lâu nhất (23 ngày) do kích thước củ và tép tỏi
to nhất.
4.1.2 Thay đổi về ẩm độ của tỏi đen lên men
*Đối với tỏi Hải Dương lên men bằng tủ sấy
32
Trong quá trình lên men, tỏi có hiện tượng mất nước do ảnh hưởng bởi
nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài. Qua những hình ảnh cắt ngang tỏi đen
có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi về hình dáng của tép tỏi qua từng giai
đoạn lên men khác nhau: tỏi lên men được 17 ngày tép tỏi ướt, dễ bị bóp nát,
nhìn rõ váng nước trên tép tỏi, vỏ của tỏi dính liền với tép tỏi, rất khó bóc. Tỏi
lên men được 20 ngày tép tỏi vẫn khá bở tuy nhiên vỏ của tỏi không còn dính
liền với tép tỏi, dễ bóc. Tỏi được lên men 35 ngày. Tép tỏi nhỏ đi đáng kể, dai
và dẻo, mặt ngoài tép tỏi khô, dễ bóc.
*Đối với tỏi Hải Dương lên men bằng nồi cơm điện
Tỏi được lên men bằng nồi cơm điện nhanh khô hơn so với tỏi được
lên men bằng tủ sấy vì nhiệt độ trong nồi cơm điện cao hơn nên thời gian
chuyển hóa cũng nhanh hơn. Tỏi lên men được 23 ngày đạt được tính chất như
tỏi lên men được 35 ngày bằng tủ sấy.
*Đối với tỏi Lý Sơn lên men bằng nồi cơm điện
Tỏi Lý Sơn có thời gian chuyển hóa tối ưu bằng nồi cơm điện là 17
ngày, chính vì vậy vào ngày thứ 17 tép tỏi cũng nhỏ đi khô, dẻo dai và dễ bóc.
Nguyên nhân dẫn đến sự tạo thành tỏi đen nhanh hơn là do tỏi LS nhỏ và nhiệt
độ trong nồi cơm điện cao hơn tủ sấy.
4.1.3. Thay đổi về mùi vị của tỏi lên men
Tỏi sau khi được lên men hoàn chỉnh có sự thay đổi rõ rệt về mùi vị,
không còn mùi vị hăng nồng như tỏi sống. Tép tỏi sau khi lên men hoàn chỉnh
trở nên dai và dẻo, có mùi giống thuốc bắc thơm, không còn giòn, có vị chua
ngọt giống vị hoa quả. Đối với tỏi Hải Dương được lên men bằng tủ sấy có
mùi vị ngon nhất vào ngày thứ 35. Đối với 2 loại tỏi Hải Dương và Lý Sơn lên
men bằng nồi cơm điện có mùi vị ngon nhất lần lượt vào ngày thứ 23 và 17.
Khoảng thời gian tỏi cho mùi vị ngon nhất tương ứng với khoảng thời gian mà
tỏi có màu đẹp nhất.
33
4.2. Kết quả về hàm lƣợng các chất hóa học có trong tỏi đen
Dựa vào kết quả đánh giá cảm quan chúng tôi quyết định lấy mẫu tỏi
Hải Dương được ủ vào ngày thứ 35 bằng tủ sấy để phân tích hàm lượng các
chất hóa học có trong tỏi đen.
4.2.1. Kết quả về hàm lượng đường tổng của tỏi đen.
Trong các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng của tỏi đen thì đường là một
trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Nó quyết định đến chất lượng của tỏi
đen, tạo vị ngọt cho tỏi đen sau quá trình lên men. Đồng thời, đường là yếu tố
quan trọng trong quá trình lên men để tạo nên các phản ứng tạo màu cho sản
phẩm. Chính vì vậy việc xác định hàm lượng đường có ý nghĩa quan trọng
quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Hàm lượng đường tổng trong tỏi Hải Dương được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Kết quả phân tích hàm lƣợng đƣờng
Giống
Hàm lƣợng
(mg/g)
Tỷ lệ %
Hải Dương 47,09 4,7%
Dựa vào kết quả bảng 4.1 cho thấy: Hàm lượng đường là 47,09mg/100g
chiếm 4,7%. Theo nghiên cứu của Choi và cs [13], tỏi được lên men trong điều
kiện 70°C, độ ẩm tương đối 90%, trong thời gian 35 ngày thì hàm lượng
đường đạt giá trị 16,07mg/g chiếm 1,6%. Tại Việt Nam Nguyễn Thanh Huyền
– Đại học Nha Trang [7] trong thời gian 13 ngày lên men tỏi hàm lượng
đường tổng đạt 50% . Theo trung tâm nghiên cứu và ứng dụng sản xuất thuốc
- Học Viện Quân Y cũng đã nghiên cứu thành công sản phẩm tỏi đen trong
khoảng thời gian là 35 ngày cho thấy hàm lượng đường 47,9% [38].
Từ kết quả của nghiên cứu đồng thời kết hợp với các nghiên cứu khác
cho thấy sự khác nhau về hàm lượng đường tổng số có trong tỏi đen. Tuy
34
nhiên, sự khác nhau về hàm lượng đường của mỗi nghiên cứu là do khác nhau
về giống tỏi, nhiệt độ và qui trình lên men dẫn đến sự biến đổi khác nhau cho
mỗi qui trình.
4.2.2. Kết quả về thay đổi hàm lượng axit amin trong tỏi đen
Axit amin là thành phần dinh dưỡng có mặt trong hầu hết các loại thực
phẩm, nó quyết định đến chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm.
Axit amin có vai trò sản xuất kháng thể, giảm cholesterol, giúp hấp thụ canxi,
giảm đau, kích thích tiêu hóa....Chính vì vậy iệc xác định hàm lượng axit amin
có trong tỏi đen là cần thiết trong nghiên cứu.
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hàm lượng một số amino acid có trong tỏi đen
Amino acid
Hàm lƣợng
(mg/g)
Tỷ lệ %
Leucine 61,05 6.10%
Lysine 35,74 3,57%
Isoleucine 65,03 6,50%
Methionine 67,14 6,71%
Phenylalanine 135,54 13,55%
Năm chỉ tiêu a.a quan trọng được lựa chọn để xác định hàm lượng có
trong 100g BG. Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, Phenylalanine chiếm hàm lượng
cao nhất là 135,54 mg chiếm 13,55%; tiếp theo là Methionine và Isoleucine với
hàm lượng gần tương đương nhau – 67,14mg và 65,03mg (chiếm 6,71 và 6,5%).
Hàm lượng của Lysine và Leucine là thấp nhất – 35,74 và 61.05g; chiếm 3,57 và
5,56%. Theo nghiên cứu của Choi và cs [13] tỏi được lên men ở nhiệt độ 700C
với độ ẩm tương đối 90% và thời gian lên men là 35 ngày thì hàm lượng Leucine
là 59,19 mg; Lysine 40,5 mg; Isoleucine 71,07mg; Methionine 71,11mg và
Phenylalanine 143,07mg. Ngoại trừ Phelylalanine có hàm lượng cao nhất vào
35
ngày thứ 35 thì các axit amin còn lại đều đạt hàm lượng cao nhất vào ngày thứ 21
của quá trình lên men.
Qua kết quả nghiên cứu đồng thời kết hợp với kết quả nghiên cứu
trước đây cho thấy sự khác nhau về hàm lượng axit amin có trong tỏi đen. Tuy
nhiên, sự khác nhau về hàm lượng các axit amin của mỗi nghiên cứu là do
khác nhau về giống tỏi, nhiệt độ và qui trình lên men dẫn đến sự biến đổi khác
nhau cho mỗi qui trình.
4.2.3. Kết quả hàm lượng các chất chống oxy hóa chính trong tỏi đen
4.2.3.1. Kết quả hàm lượng Flavonoids trong tỏi đen
Flavonoid là nhóm chất màu quan trọng trong thực phẩm, nó có nhiều
trong các loại rau, quả và hoa, số lượng cũng như tỉ lệ các flavonoid khác
nhau, do đó làm cho chúng có nhiều màu sắc khác nhau. Flavonoid là dẫn xuất
của phenol hầu hết ở người, động thực vật và vi sinh vật do đưa trực tiếp vào
từ nguồn thức ăn. Flavonoid tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất,
sinh tổng hợp và quá trình enzyme. Flavonoid thuộc nhóm hợp chất phenol, là
nhóm hợp chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh. Chính vì vậy, việc xác định
hàm lượng flavonoid là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về hoạt tính chống ôxy
hóa của tỏi đen.
Bảng 4.3: Kết quả hàm lƣợng Flavonoidss tổng số trong tỏi đen
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng
(mg/100g)
Tỷ lệ %
Flavonoid 5,6 0,05
Dựa vào bảng 4.3 cho thấy hàm lượng Flavonoids có trong tỏi HD lên
men bằng tủ sấy trong khoảng thời gian 35 ngày là 5,66 mg/100g chiếm
0,05%. Theo một nghiên cứu của Nguyễn Thanh Huyền [7] trong thời gian 3
ngày đầu tiên của quá trình lên men, tỏi được giữ ở nhiệt độ 750C và độ ẩm
36
tương đối là 90%. Trong 4 ngày lên men tiếp theo, tỏi được giữ ở nhiệt độ
65
0C và độ ẩm tương đối 80%. Trong thời gian 6 ngày lên men cuối cùng, tỏi
được duy trì ở nhiệt độ 600C và độ ẩm tương đối là 70%. Đến ngày lên men
thứ 13 hàm lượng Flavonoids tổng số là cao nhất 21,5 mgRE/ g,. Theo nghiên
cứu của Choi và cộng sự [13] tỏi được lên men ở nhiệt độ 700C với độ ẩm
tương đối 90% và thời gian lên men là 35 ngày thì hàm lượng Flavonoids là
16,26 mg RE/g và có hàm lượng cao nhất vào ngày lên men thứ 21 của quá
trình lên men.
Từ kết quả của nghiên cứu đồng thời kết hợp với các nghiên cứu khác
cho thấy sự khác nhau về hàm lượng Flavonoids tổng số có trong tỏi đen. Tuy
nhiên, sự khác nhau về hàm lượng Flavonoids của mỗi nghiên cứu là do khác
nhau về giống tỏi, nhiệt độ và qui trình lên men dẫn đến sự biến đổi khác
nhau cho mỗi qui trình.
4.2.3.2. Kết quả hàm lượng Polyphenol trong tỏi đen
Polyphenol là chất có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại việc tạo lập
các gốc tự do dư thừa trong cơ thể. Gốc tự do chính là nguyên nhân gây ra sự lão
hóa tế bào trong cơ thể. Polyphenol có thể bảo vệ cơ thể giúp cơ thể chống lại
nhiều loại bệnh khác nhau: Chống lại ung thư, chống loãng xương, chống lại các
bệnh về tim mạch....cũng như Flavonoids việc xác định hàm lượng Polyphenol là
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về hoạt tính chống ôxy hóa của tỏi đen.
Bảng 4.4: Kết quả hàm lƣợng Polyphenol tổng số trong tỏi đen
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng
(mg/100g)
Tỷ lệ %
Polyphenol 17,91 1,79%
Dựa vào bảng 4.3 cho thấy hàm lượng Polyphenol có trong tỏi HD lên
men bằng tủ sấy trong khoảng thời gian 35 ngày là 17,91 mg/100g chiếm
37
1,79%. Cũng theo nghiên cứu của Choi và cs [13] khi lên men tỏi ở nhiệt độ
70
0
C với độ ẩm tương đối 90% và thời gian lên men là 35 ngày thì hàm lượng
Polyphenol tổng số là 48,35 mg/g và có hàm lượng cao nhất vào ngày thứ 21
của quá trình lên men.
Từ kết quả của nghiên cứu đồng thời kết hợp với các nghiên cứu khác
cho thấy sự khác nhau về hàm lượng Polyphenol tổng số có trong tỏi đen. Tuy
nhiên, sự khác nhau về hàm lượng Polyphenol của mỗi nghiên cứu là do khác
nhau về giống tỏi, nhiệt độ và qui trình lên men dẫn đến sự biến đổi khác
nhau cho mỗi qui trình.
38
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian thực tập tiến hành nghiên cứu khả năng lên men tỏi và
phân tích hoạt chất của một số giống tỏi ở Việt Nam tại phòng vi sinh khoa
CNSH – CNTP chúng tôi có những kết luận như sau:
Sử dụng phương pháp lên men tỏi bằng tủ sấy cho màu sắc và mùi vị
đạt chuẩn nhất vào ngày thứ 35 của quá trình lên men.
Sử dụng phương pháp lên men bằng nồi cơm điện cho màu sắc và mùi
vị đạt chuẩn vào ngày thứ 23 của quá trình lên men.
Sau khi kết thúc 35 ngày lên men bằng tủ sấy cho ra sản phẩm tỏi đen
có hàm lượng đường là 47,09mg/g chiếm 4,7%.
Hàm lượng các axit amin thiết yếu trong tỏi đen lên men bằng tủ sấy
trong khoảng thời gian 35 ngày là: Leucine 61,05 mg/100g chiếm 6,10%;
lysine 35,74 mg/100g chiếm 3,57%; isoleucine 65,03 mg/100g chiếm 6,50%;
methionine 67,14 mg/100g chiếm 6,71%; phenylalanine 135,54 mg/100g
chiếm 13,55%.
Hàm lượng flavonoids và polyphenol trong tỏi đen lên men bằng tủ
sấy trong khoảng thời gian 35 ngày lần lượt là: 5,66 mg/100g chiếm 0,05% và
17,91 mg/100g chiếm 1,79%.
Cả 2 phương pháp lên men đều cho sản phẩm tỏi đen đạt yêu cầu về
màu sắc và mùi vị. Nhưng phương pháp lên men bằng tủ sấy hiệu quả hơn khi
tạo ra sản phẩm tỏi đen có hàm lượng các chất cao hơn.
39
5.2. Đề nghị
Qua quá trình thực tập tại trường tôi đã học được rất nhiều kinh
nghiệm quý báu đồng thới cũng mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:
Tiếp tục lập lại chuyên đề quy mô, số lượng lớn hơn.
So sánh hiệu quả của nhiều loại phương pháp lên men tỏi để tìm ra
phương pháp lên men tốt nhất nhằm khuyến khích mọi người áp dụng, tuyên
truyền sâu rộng và phổ biến quy trình lên men tỏi có hiệu quả, hạn chế áp
dụng những qui trình kém hiệu quả.
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt.
1. Vũ Bình Dương, Phạm Xuân Phong .Nghiên cứu thành phần hóa học của
tỏi đen Lý Sơn. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2013.
2. Vũ Bình Dương, Vũ Xuân Nghĩa, Phạm Xuân Phong. Nghiên cứu khả
năng bảo vệ cơ quan tạo máu của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn trên chuột bị
chiếu xạ. Tạp chí Dược học. 2013, số 446.
3. Vũ Bình Dương, Nguyễn Văn Long. Đánh giá tác dụng chống oxy óa của
dịch chiết tỏi đen Lý Sơn trên động vật thực nghiệm. Tạp chí ược học số 447.
4. Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho. Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn invitro
của dịch chiết tỏi (Allium Sativum L) đối với E.Coli gây bệnh và E.Coli
kháng Ampicillin, Kanamycin. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11,
số 6: 804-808.
5. Phạm Hoàng Hộ (2006) “ Cây có vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản trẻ.
6. Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXBY
học, Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Huyền (2015). Nghiên cứu sự biến đổi thành phần hóa lý
của tỏi (Allium Sativum L) Phan Rang theo thời gian lên men.
8. Nguyễn Đức Vượng (2015). Nghiên cứu lên men tỏi đen từ tỏi trắng xã
Quảng Hòa - Quảng Trạch – Quảng Bình. Tạp chí thông tin khoa học và
công nghệ Quảng Bình – số 1/2015.
II. Tài liệu Tiếng Anh.
9. Amagase, H.; Petsch, B.L.; Matsuura, H.; Kasuga, K.; Itakura, Y. Intake
of garlic and its bioactive components. J. Nutr. 2001, 131, 955S–962S.
10. Asdaq SM, Inamdar MN, Asad M (2009). Effect of conventional
antihypertensive drugs on hypolipidemic action of garlic in rats. Indian J.
Exp. Biol., 47(3): 176-181
11. Banerjee, S.K.; Maulik, S.K. Effect of garlic on cardiovascular disorders:
A review. Nutr. J. 2002, 1, 1–14. 2
41
12. Boyd, O., P. Weng, X. Sun, T. Alberico, M. Laslo et al., 2011.
Nectarine promotes longevity in Drosophila melanogaster. Free Radical Bio
Med., 50(11): 669-1678.
13. Sook Choi, Han Sam Cha and Young Soon Lee, 2014. Physicochemical
and Antioxidant Properties of Black Garlic. Molecules 2014, 19, 16811-
16823.
14. Corzo-Martínez, M.; Corzo, N.; Villamiel, M. Biological properties of
onions and garlic. Trends Food Sci. Technol. 2007, 18, 609–625. 4.
15. Colin-Gonzalez, A.L.; Santana, R.A.; Silva-Islas, C.A.; Chanez-
Cardenas, M.E.; Santamaria, A.; Maldonad, P.D. The antioxidant
mechanisms underlying the aged garlic extract- and S-allylcystein-induced
protection. Oxidative Med. Cell. Longev. 2012, 2012, 1–16.
16. Chao, L.F., H. Guo and Z. Li, 2012. Research progress in the nutritional
value and health effects of black garlic. Sci. Technol. Food Ind., 33(13):
429-432.
17. Ejaz S, Woong LC, Ejaz A (2003). Extract of garlic (Allium sativum) in
cancer chemopreventions. Exp. Oncol., 24: 93-97.
18. EL KZ, Rasheed W, Ramzy T, Hussein J, Agaiby M, Morsy S, Morsy F,
Shaffie N (2010). Protective effect of garlic oil against liver injury in
experimental animals. J. Med. Plants Res., 4(22): 2359-2369.
19. Folch J, Lees M, Sloan SGH (1957). A simple method for isolation and
purification of total lipids from animal tissues. J. Biol. Chem., 226: 497-509.
20. Ichikawa, M.; Ryu, . K.; Yoshida, J.; Ide, N.; Yoshida, S.; Sasaoka, T.;
Sumi, S.I. Antioxidant effects of tetrahydro-β-carboline derivatives
identified in aged garlic extract. BioFactors 2002, 16, 57–72
21. Ichikawa, M.; Yoshida, J.; Ide, N.; Sasaoka, T.; Yamaguchi, H.; Ono, K.
Tetrahydro-β-carboline derivatives in aged garlic extract show antioxidant
properties. J. Nutr. 2006, 136, 726S–731S.
42
22. Inhye Kim1,2*, Jin-Young Kim1, Yu-Jin Hwang1, Kyung-A Hwang1,
Ae-Son Om2, Jae-Hyun Kim1 and Kang-Jin Cho1. The beneficial effects of
aged black garlic extract on obesity and hyperlipidemia in rats fed a high-fat
diet. (Journal of Medicinal Plants Research Vol. 5(14), pp. 3159-3168, 18
July, 2011).
23. Kim, J.H., S.H. Nam, C.W. Rico and M.Y. Kang, 2012. A comparative
study on the antioxidative and antiallergic activities of fresh and aged black
garlic extracts. Int. J. Food Sci. Tech., 47: 1176-1182.
24. Kim, M.H.; Kim, M.J.; Lee, J.H.; Han, L.J.; Kim, J.H.; Sok, D.E.; Kim,
M.R. Hepatoproective effect of aged black garlic on chronic alcohol-
induced liver injury in rats. J. Med. Food. 2011, 14, 732–738
25. Kim, I.; Kim, J.Y.; Hwang, Y.J.; Hwang, K.A.; Om, A.S.; Kim, J.H.;
Cho, K.J. The beneficial effects of aged black garlic extract on obesity and
hyperlipidemia in rats fed a high-fat diet. J. Med. Plants Res. 2011, 5,
3159–3168.
26. Kim JY, Kwon O (2009). Garlic intake and cancer risk: an analysis using
the food and drug administration’s evidence-based review system for the
scientific evaluation of health claims. Am. J. Clin. Nutr., 89: 257264
27. Lee YM, Gweon OC, Seo YJ, Im J, Kang MJ, Kim MJ, Kim JI (2009).
Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2
diabetes mellitus. Nutr. Res. Pract., 3(2): 156-161.
28. Mengmeng Lei, Mengying Xu, Zesheng Zhang, Min Zhang and
Yunfeng. The Analysis of Saccharide in Black Garlic and its Antioxidant
Activity Gao Key Laboratory of Food Nutrition and Safety, Tianjin
University of Science and Technology, Ministry of Education, Tianjin
300457, P.R. Chin(Advance Journal of Food Science and Technology
6(6): 755-760, 2014).
43
29. Purev, U., M.J. Chung and D. Oh, 2012. Individual differences on
immunostimulatory activity of raw and black garlic extract in human
primary immune cells. Immunopharm. Immunot., 34(4): 651-660.
30. Rahman, K.; Lowe, G.M. Garlic and cardiovascular disease: A critical
31. Sato, E.; Kohno, M.; Niwano, Y. Increased level of tetrahydro-β-
carbokine derivatives in short-term fermented garlic. Plant Food Hum.
Nutr. 2006, 61, 175–178.
32. Sook Choi, Han Sam Cha and Young Soon Lee. Physicochemical and
Antioxidant Properties of Black Garlic. (Department of Food and Nutrition,
Kyung Hee University, 1 Hoeki-dong, Dongdaemun-Ku, Seoul 130-701,
Korea, Molecules 2014).
33. Shin, J.H.; Choi, D.J.; Chung, M.J.; Kang, M.J.; Sung, N.J. Changes of
physicochemical components and antioxidant of aged garlic at different
temperatures. J. Korean Soc. Food Sci. Nutr. 2008, 37, 1174–1181.
34. The Herb Society of America. Garlic An Herb Society of America Guide.
35. Yang ST (2007). Antioxidant activity of extracts of aged black garlic on
oxidation of human low density lipoprotein. J. Life Sci., 17(10): 13301335.
36. Wang, X., F. Jiao, Q.W. Wang, J. Wang, K. Yang et al., 2012. Aged
black garlic extract induces inhibition of gastric cancer cell growth in vitro
and in vivo. Mol. Med. Rep., 5: 66-72.
III. Các website
37. http:// ndb.nal.usda.gov/
38. toidenvietnam.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_kha_nang_len_men_va_phan_tich_mot_so_hoat_chat_trong_toi_den_0113.pdf