Sau quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có một số đề xuất để cải thiện quá trình
giáo dục môn Hóa học xuất phát từ mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học như sau:
- Đối với nhà trường:
+ Đối với mức độ hứng thú trung bình của môn Hóa học, cần phải có những
định hướng và chỉ đạo rõ ràng trong việc thực hiện công tác giảng dạy các môn
khoa học tự nhiên. Đặc biệt là tăng cường các tiết học thực hành, tăng cường tính
ứng dụng, thực tế vào các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng. Tổ chức
các buổi thao giảng hoặc những cuộc thi dạy học sáng tạo để các GV, các HS có thể
học hỏi kinh nghiệm, giao lưu lẫn nhau.Tập huấn cho GV về tâm lí cũng như đặc
điểm lứa tuổi HS THPT để GV có thể am hiểu sự khác nhau của các đối tượng học
sinh, từ đó có những phương pháp giảng dạy phù hợp.
+ Đối với sự khác biệt về mức độ hứng thú của các yếu tố thành tích học
tập và việc đi học thêm môn Hóa, nhà trường cần xác định xem yếu tố nào đang ảnh
hưởng tích cực, yếu tố nào đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục của
mình và có những biện pháp xử lý phù hợp. Ví dụ như trường hợp nghiên cứu này,
yếu tố thành tích học tập đang tác động tích cực đến mức độ hứng thú của HS thì
nhà trường cần khuyến khích GV nâng cao thành tích học tập của các em HS bằng
các hành động tích cực như tổ chức hoạt động ngoại khóa tại lớp, nâng cao điểm
quá trình Và đối với việc đi học thêm, nhà trường cần kiểm soát chặt chẽ để đảm
bảo số lượng HS bị ép buộc, gượng ép đi học thêm giảm thiểu ít nhất, chỉ có như
vậy thì mới gia tăng được mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học
126 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hứng thú của học sinh khối lớp 10 trung học phổ thông đối với môn hóa học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bởi vì làm việc với môn Hóa rất nguy hiểm.”; “Vì rất
nhiều công thức rất khó học.” Ngoài ra, các em còn tự nhận xét về khả năng của
mình và cho rằng mình không đủ để có thể làm việc trong lĩnh vực liên quan đến
môn Hóa:“Lĩnh vực liên quan đến Hóa học là lĩnh vực khó khăn, cần phải học giỏi
thực hành các thí nghiệm.”;“Vì dù môn Hóa có cái hay của nó nhưng em vẫn
không thích vì nó nhiều tác hại tìm ẩn trong các chất hóa học và em cũng chưa đủ
tự tin và kinh nghiệm về môn Hóa.”; “Khó có việc làm, mà nguy hiểm, ít có khả
năng thành công.”; “Sẽ rất khó để am hiểu môn Hóa, nếu làm trong lĩnh vực này sẽ
làm cản trở đến sự thành công trong công việc.”; “Theo em, em không muốn làm
việc trong lĩnh vực nào liên quan đến môn Hóa vì em rất dở ở môn Hóa.”; “Em
muốn làm trong lĩnh vực khác, không phải môn Hóa vì đó thực sự là sở trường của
em, tuy giáo viên Hóa dạy rất dễ hiểu và vui cộng với sự thích thú với môn Hóa
nhưng môn Hóa không phải niềm đam mê thực sự của em.”
- Định hướng tương lai: Đối với mức độ không đồng ý, các em HS giải
thích khá rõ ràng về lý do chọn lựa là vì em chọn ngành khác, ngành em chọn
83
không liên quan đến Hóachỉ có một số ít vẫn ghi quan điểm em chưa xác định
được, thành phần này có thể phân tích rằng các em chưa xác định được nhưng cũng
không có ý định sẽ làm việc liên quan đến môn Hóa. Cụ thể các giải thích của HS
như sau: “Vì nghề em chọn không liên quan đến môn Hóa.”; “Vì nghề nghiệp em
định hướng không liên quan nhiều đến môn Hóa.”; “Vì em có ước mơ theo đuổi
ngành kiến trúc nên môn Hóa đối với em không quan trọng.”; “Vì em thích làm
việc bên ngoài môi trường giao tiếp rộng, thích lĩnh vực kinh doanh hơn là tìm hiểu
hóa chất.”; “Em biết môn Hóa rất thú vị, đi đâu cũng có. Nhưng như em đã nói
phía trên, em thích các lĩnh vực có liên quan đến môn Toán, Lý hơn.”
3.1.4. Tiểu kết
Sau quá trình phân tích các phát biểu trong thang đo hứng thú của HS khi học
Hóa học cũng như các suy nghĩ, phát biểu của các em như trên, chúng ta có thể thấy
rằng mức độ hứng thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học chỉ đạt mức trung
bình. Điều này hoàn toàn phù hợp với % của mức độ 3 trong biểu đồ tỷ lệ % mức
độ trong thang đo hứng thú (hình 3.2.). Và đối với tỷ lệ 17,8% khá nhỏ của tỷ lệ mứ
độ hứng thú cao trong biểu đồ, ta có thể nhìn nhận ở các phát biểu HT1 và HT3 đều
có thể thấy rằng cảm xúc của các em HS đối với môn Hóa đa phần là tích cực, cho
dù môn Hóa không phải là môn bắt buộc đi nữa, các em cũng sẽ tìm ra được lý do
để mình tiếp tục học tập ở môn Hóa. Tuy nhiên, suy nghĩ này lại không xuất phát từ
sự yêu thích của các em đối với môn Hóa học mà là xuất phát từ nhận thức của các
em đối với môn Hóa học. Đa phần các em cho rằng môn Hóa tuy khó nhưng các em
vẫn có thể học để đạt điểm cao, để có thể vào trường đại học mà mình mong muốn
cũng như thực tế hơn là có thể kiếm được nhiều tiền. Mong muốn được đào sâu, tìm
hiểu, chiếm hữu tri thức của môn Hóa học từ sự hứng thú học tập hoàn toàn không
có. Bằng chứng là ở phát biểu HT2 và HT4 nói về sự cần thiết của môn Hóa để đi
đến nghề nghiệp tương lai của các em được sự đồng ý rất cao (đều hơn 50%) nhưng
khi đến phát biểu HT7 nói về việc được thật sự mong muốn làm việc liên quan đến
Hóa học thì tỷ lệ đồng ý giảm lại chỉ còn phân nửa (khoảng 25%). Hoặc nhìn nhận
ở mặt khác, phát biểu HT5 và HT6 cho ta thấy rõ hơn về mức độ hứng thú, nhấn
mạnh sự yêu thích, mong muốn tìm tòi, học hỏi thêm ở môn Hóa học thì hầu hết ở
cả ba mức độ đồng ý, không đồng ý – không phản đối và không đồng ý gần như
84
tương đương nhau. Chúng đã chứng mình rằng HS chỉ ý thức được rằng mình cần
học Hóa học chứ không hẳn là hứng thú hay yêu thích môn Hóa học. Tất cả những
con số trên làm cho sự hứng thú nói chung trong thang đo đối với mức độ đồng ý,
tức hứng thú cao giảm chỉ còn 17,8% và mức độ không đồng ý, tức hứng thú thấp
tăng đến 37,8%.
Đồng thời, qua quá trình phân tính định tính ở các câu hỏi mở, chúng ta cũng
có thể thấy được mức độ hứng thú của HS được các em hình thành từ ba yếu tố
chính là tình cảm – cảm xúc, nhận thức và định hướng - mong muốn của các em
trong tương lai. Mức độ hứng thú cao hay thấp thì tùy thuộc vào các yếu tố trên
được tạo thành trên nền tảng tích cực hay tiêu cực. Nếu là tích cực, dĩ nhiên các em
sẽ tự ý thức, có được những suy nghĩ đúng đắn về môn Hóa học, về nghề nghiệp và
về khả năng của bản thân trong môi trường học tập hằng ngày. Rồi từ đó, sự hứng
thú đối với từng đối tượng sẽ tự động gia tăng dần mức độ mà không cần bất cứ sự
tác động bên ngoài nào. Nếu là tiêu cực, những suy nghĩ không đáng có sẽ làm các
em đi lạc hướng, rời xa con đường tương lai vốn có của mình và bản thân các em sẽ
tự đào thải những kiến thức, những cảm xúc mà các em cho rằng không đúng và
không cần thiết. Cho dù các nhận định của HS là đúng hay sai thì đây cũng vẫn là
những suy nghĩ thật và nó dẫn đến hành động của các em HS. Vì vậy, để tác động
vào thái độ, mức độ hứng thú, góp phần giúp cho các em học tốt hơn ở môn Hóa
học thì việc bồi dưỡng cảm xúc và nhận thức của các em là rất quan trọng.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS
3.2.1. Kiểm định mối liên hệ của các yếu tố
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS, chúng tôi
thực hiện kiểm định Chi-bình phương của thang đo hứng thú đối với các kết quả của
câu hỏi về loại hình trường, giới tính, thành tích học tập và việc học thêm môn Hóa
của HS đã đặt ra ở giả thuyết nghiên cứu ban đầu như sau:
- Về giới tính:
H0: Loại hình trường không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H1: Loại hình trường có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
85
- Về giới tính:
H0: Giới tính không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H1: Giới tính có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp 10
THPT đối với bộ môn Hóa học.
- Về thành tích học tập:
H0: Thành tích học tập không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H1: Thành tích học tập có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối
lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
- Về việc đi học thêm của HS:
H0: Việc đi học thêm không có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
H1: Việc đi học thêm có ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS khối lớp
10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
Nếu kết quả giá trị Sig. < 0,05 thì sẽ chấp nhận các giả thuyết H1 và nếu giá trị
Sig. >0,05 thì sẽ chấp nhận các giải thuyết H0.
Và kết quả kiểm định như sau:
Bảng 3.3. Kiểm định kết quả ảnh hưởng yếu tố
STT Yếu tố Giá trị Sig.
1 Loại hình trường 0,16
2 Giới tính 0,62
3 Thành tích học tập (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) 0,00
4 Học thêm môn Hóa (có và không học thêm môn Hóa) 0,00
Như vậy, theo kiểm định Chi-bình phương, ta có được các giả thuyết nghiên
cứu sau:
- Về loại hình trường: Loại hình trường không có ảnh hưởng đối với mức độ
hứng thú của HS khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
86
- Về giới tinh: Giới tính không ảnh hưởng đối với mức độ hứng thú của HS
khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
- Về thành tích học tập: Thành tích học tập ảnh hưởng đối với mức độ hứng
thú của HS khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
- Về việc học thêm môn Hóa: Việc học thêm môn hóa ảnh hưởng đối với mức
độ hứng thú của HS khối lớp 10 THPT đối với bộ môn Hóa học.
Những giả thuyết này được phân tích kỹ lưỡng ở các phần tiếp theo.
3.2.2. Sự khác biệt giữa các loại hình trường
Bảng 3.4. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo loại hình trường
Sau quá trình kiểm định Chi-bình phương, ta đã kết luận yếu tố loại hình
trường không ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học. Thật
vậy, nhìn vào bảng số liệu trên, ba loại hình trường với ba GTTB đều ở mức độ
trung bình, chênh lệch nhau không nhiều, không đảm bảo để chứng minh sự ảnh
hưởng của yếu tố loại hình trường đến mức độ hứng thú của HS.
Qua bảng số liệu trên, ta cũng có thể rút ra một số ý kiến sơ lược cần được
kiểm chứng kỹ hơn như sau:
- Đối với trường công lập, mức độ đồng ý đạt 41,51%, đây là con số khá lớn,
trong khi mức độ không đồng ý – không phản đối cũng là 44,71%. Điều này có
nghĩa là đối với HS học trường công lập, các em có mức độ hứng thú đối với môn
Hóa học khá cao. Tuy nhiên, sự hứng thú này không bền vững, rất dễ bị lung lây bởi
các yếu tố khách quan và chủ quan khác.
Loại hình
trường
Mức độ (%)
GTTB
Độ lệch
chuẩn Đồng ý
Không đồng ý,
không phản đối
Không
đồng ý
Công lập 41,51 44,71 13,78 3,30 0,77
Tư thục 23,00 44,13 32,87 2,91 0,83
Chuyên 47,52 42,58 9,90 3,47 0,83
87
- Đối với trường tư thục, mức độ không đồng ý đạt mức 32,87%, cũng có
nghĩa là các em không có nhiều hứng thú đối với môn Hóa học. Tuy nhiên, mức độ
đồng ý đạt 23%, chiếm 1/5 tỷ lệ và mức độ không đồng ý – không phản đối đạt mức
khá cao. Điều này phản ánh ở các trường tư thục mặc dù áp lực học hành cũng
không thiếu nhưng được đầu tư khá nhiều về các mặt cơ sở vật chất, thời gian học
tậpNhững yếu tố này góp phần làm cho HS tăng mức độ hứng thú của HS đối với
môn Hóa học.
- Đối với trường chuyên, mức độ không đồng ý đặc biệt thấp, chỉ đạt 9,90%.
Điều này phản ánh rằng tuy mật độ dạy học ở trường chuyên quá dày đặc, chưa kể
đến lý thuyết được dạy chuyên sâu nhưng HS vẫn cảm thấy rất hứng thú đối với
môn Hóa học với tỷ lệ 47,52% đồng ý. Điểm đặc biệt này có lẽ là nhờ sự đầu tư của
Bộ, của các cấp lãnh đạo đối với trường Chuyên là loại hình trường trọng điểm. Các
em được học nhiều hơn về thực hành cũng như có thể tự do, tích cực tham gia các
hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ thường xuyên được tổ chứcđồng nghĩa với việc
có thể hiểu thêm về bản chất của Hóa học và hứng thú hơn với nó.
Do số lượng đối với từng loại hình các trường công lập, trường tư thục và
trường chuyên không mang tính đại diện nên các kết luận trên chỉ mang tính dự
đoán cần được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học khác.
3.2.3. Sự khác biệt theo giới tính
Bảng 3.5. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo giới tính
Giới
tính
Mức độ (%)
GTTB
Độ lệch
chuẩn Đồng ý
Không đồng ý,
không phản đối
Không đồng ý
Nam 38,75 42,76 18,49 3,22 0,81
Nữ 36,96 45,87 17,17 3,23 0,82
Qua sự kiểm định Chi-bình phương, yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến
mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học. Bảng phân tích trên đây cũng cho
thấy mức độ hứng thú khó thể phân biệt theo giới tính HS khi tất cả các con số
88
tương ứng đều có tỷ lệ giống nhau. Tuy nhiên, qua bảng kết quả trên, ta thấy rằng
hơn 1/3 HS đều yêu thích môn Hóa học mà không có sự phân biệt về giới tính.
Đồng thời, kết hợp với GTTB là 3,22 và 3,23, ta có thể thấy rằng cả HS nam và HS
nữ đều có mức độ hứng thú trung bình đối với môn Hóa học.
3.2.4. Sự khác biệt theo thành tích học tập
Bảng 3.6. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo thành tích học tập
Thành tích
học tập
Mức độ (%)
GTTB
Độ lệch
chuẩn Đồng ý
Không đồng ý,
không phản đối
Không đồng ý
Giỏi 53,23 36,29 10,48 3,51 0,79
Khá 35,50 44,27 20,23 3,15 0,81
Trung bình 21,30 53,85 24,85 2,95 0,74
Yếu 12,33 57,53 30,14 2,81 0,72
Kém 26,92 50,00 23,08 3,04 0,72
Quá trình kiểm định Chi-bình phương cho thấy rằng yếu tố thành tích học tập
có ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học. Đặc điểm này
thể hiện ở GTTB của các thang thành tích. Cụ thể là theo thứ tự giảm dần từ giỏi
đến yếu, GTTB cũng giảm dần. Nói cách khác, HS càng có thành tích càng kém thì
mức độ hứng thú càng giảm dần. Đặc biệt, trường hợp thành tích kém lại có mức độ
hứng thú trung bình 3,04, điều này có thể giải thích bởi vì đối với các HS kém này,
chắc chắc các em sẽ được GV, phụ huynh đốc thúc, nhắc nhở, hơn nữa, như đã phân
tích ở các bước trên, các em cũng có ý thức đối với việc học của mình, các em HS
sẽ có mong muốn tìm hiểu môn Hóa học được nâng cao ở một mức độ nhẹ, từ đó
mức độ hứng thú cũng được tăng theo.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng cũng có thể thấy được qua mức độ không đồng ý và
mức độ không đồng ý – không phản đối, theo các mức thành tích học tập, chúng
đều có giá trị tăng dần tương ứng với giá trị giảm dần của GTTB. Và ngược lại, đối
89
với mức độ đồng ý, giá trị nhận được giảm dần tương ứng với giá trị giảm dần của
GTTB. Nói chung, ta có thể kết luận thành tích học tập có sự tương quan thuận đối
với mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học, thành tích học tập càng cao thì
mức độ hứng thú càng cao.
Qua bảng kết quả trên, ta cũng có thể rút ra một số kết quả sau:
- Đối với đối tượng HS giỏi, con số thống kê 53,23% ở mức độ đồng ý đã
chứng tỏ rằng các em có thể đồng thời học tốt môn Hóa và có được hứng thú đối
với bộ môn Hóa học. Tuy nhiên, vẫn có 10,48% HS giỏi không hứng thú đối với
môn Hóa học. Việc này cũng có thể được lý giải khi nhìn nhận việc học Hóa hiện
nay chỉ cần học thuộc lòng và làm bài tập Toán học, các công việc này lập đi lập lại
dễ gây ra sự nhàm chán, mất đi hứng thú đối với môn Hóa học. Hoặc cũng có thể do
các em chỉ muốn học giỏi Hóa để tạo con đường tương lai nghề nghiệp tốt cho mình
như các phân tích định lượng đã nêu ở phần 3.1.
- Tương ứng các kết luận trên với các đối tượng HS khá và HS trung bình.
- Tương ứng tiếp theo, mức độ HS không đồng ý cao nhất (30,14%) cũng
như mức độ HS phân vân không đồng ý – không phản đối (57,73%) lại ở đối tượng
HS yếu. Điều này cũng chứng tỏ một khi các em cảm thấy bản thân mình không
nhận được những thành tích vừa ý, những thành tích đáng có theo mong muốn thì
mức độ hứng thú đối với môn học cũng vì thế mà giảm sút. Tuy nhiên, đây cũng chỉ
là những suy nghĩ ban đầu của các em HS, trong tiềm thức mong muốn của các em
cũng có mong muốn được học tốt hơn, chính điều này tạo nên con số thống kê hơn
50% ở các HS có thành tích từ trung bình trở xuống chọn lựa sự phân vân cho mức
độ trung tính đối với mức độ hứng thú.
3.2.5. Sự khác biệt giữa việc có đi học thêm và không đi học thêm môn Hóa
Bảng 3.7. Kết quả GTTB mức độ hứng thú theo việc đi học thêm môn Hóa
Học thêm
môn Hóa
Mức độ (%)
GTTB
Độ
lệch
chuẩn Đồng ý
Không đồng ý,
không phản đối
Không
đồng ý
Có 47,19 38,88 13,93 3,38 0,84
90
Không 29,52 48,90 21,58 3,08 0,77
Kiểm định Chi-bình phương đã cho ta kết luận việc đi học thêm có ảnh
hưởng đến mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học. Khi nhìn vào GTTB,
việc không đi học thêm và có đi học thêm đều có GTTB lớn hơn 3, đồng nghĩa với
việc dù không đi học thêm hay có đi học thêm, các em đều khá hứng thú đối với
môn Hóa học. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, việc có đi học thêm đạt được GTTB
(3,38) cao hơn khá nhiều so với việc không đi học thêm (3,08), điều này chứng
minh những HS có đi học thêm môn Hóa học có mức độ hứng thú khá hơn so với
những HS không đi học thêm môn Hóa học.
Mặc dù như ta đã xác định, đối với HS có đi học thêm môn Hóa thì mức độ
hứng thú sẽ cao hơn nhưng khi so sánh giá trị 47,19% HS đồng ý (gần 50%), tức có
mức hứng thú cao với GTTB thu được là 3,38 (chưa đến giá trị 4) thì ta có thể thấy
được rằng mức độ hứng thú HS đạt được không cao, chưa đủ để có thể tạo được
niềm tin, sự hứng thú lâu bền đối với môn Hóa học của các em.
Nhìn nhận ở mặt khác, mặc dù các em HS không đi học thêm môn Hóa có
mức độ hứng thú thấp hơn nhưng đối với sự lựa chọn ở mức độ trung tính lại khá
cao (48,9%). Đồng nghĩa với việc các em HS này không hẳn là không hứng thú đối
với môn Hóa. Có thể lý giải rằng do bản thân của các em cũng chỉ là đang dần phát
triển và hình thành hứng thú ở mặt cảm xúc và nhận thức nên với việc đi học thêm
hay không chưa phản ánh được thật sự sâu sắc mức độ hứng thú của các em đối với
môn Hóa học.
3.2.6. Tiểu kết
Qua sự tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS khối
lớp 10 đối với môn Hóa học như trên, ta có thể kết luận rằng:
- Yếu tố loại hình trường không ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS khối
lớp 10 đối với môn Hóa học. Nguyên nhân có thể là do các em vừa kết thúc được
chương trình THCS, hiện đang ở năm mở đầu của chương trình THPT, các trường
đều sẽ dạy tất cả các môn học, kể cả môn Hóa, ở mức độ cơ bản, tạo nền tảng vững
chắc cho các năm học sau. Vì vậy, nội dung chương trình khá giống nhau, khó tạo
nên sự khác biệt giữa các loại hình trường đối với mức độ hứng thú. Tuy nhiên, khi
91
xét đến trong nội bộ của từng loại hình trường, mức độ hứng thú có sự khác biệt khá
rõ rệt như ngay trong nội bộ trường chuyên, HS đối với môn Hóa có mức độ hứng
thú khá cao (gần 50%) và mức độ không hứng thú khá thấp (dưới 10%).
- Yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS khối lớp 10
đối với môn Hóa học. Với đối tượng khảo sát có mục đích theo tỷ lệ HS nam : nữ là
1 : 1, kết hợp các các phương pháp phân tích thống kê khoa học. mức độ hứng thú
của HS nam và HS nữa đều có các GTTB và tỷ lệ như nhau. Điều này chứng minh
sự khác biệt về giới tính không ảnh hưởng đến mức độ hứng thú đối với môn Hóa
học của HS khối lớp 10, trùng với kết quả của luận văn tác giả Nguyễn Thị Bích
Ngọc [12].
- Yếu tố thành tích học tập có ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS khối
lớp 10 đối với môn Hóa học. Kết quả khảo sát cho thấy rằng nhìn chung, HS có
thành tích càng tốt thì sẽ càng hứng thú với môn Hóa học và ngược lại. Điều này
cũng một phần chứng minh môn Hóa mang bản chất thực nghiệm là chủ yếu. Chỉ
cần HS có mức độ hứng thú cao, HS sẽ tự động tìm hiểu thêm về các kiến thức của
môn Hóa học, từ đó nâng cao khả năng của mình và nâng cao chính thành tích học
tập của bản thân.
- Yếu tố đi học thêm có ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS khối lớp 10
đối với môn Hóa học. Mặc dù khi khảo sát việc đi học thêm trong thang đo hứng
thú bằng phát hiểu HT5 cho kết quả các mức độ ở tỷ lệ gần đều nhau nhưng khi
phân tích yếu tố này trên mức độ hứng thú nói chung thì các em HS có đi học thêm
môn Hóa học có mức độ hứng thú cao hơn so với các em HS không đi học thêm.
Tuy nhiên, sự chênh lệch này không nhiều. Các em HS không đi học môn Hóa vẫn
có một mức độ hứng thú nhất định đối với môn Hóa học. Bằng chứng là vẫn có một
bộ phận không nhỏ (29,52%) HS thật sự có hứng thú cao đối với môn Hóa học mặc
dù không đi học thêm môn Hóa học.
3.3. Xếp hạng của môn Hóa học trong chương trình THPT
3.3.1. Xếp hạng của môn Hóa học trong tất cả các môn học trong chương
trình THPT
Trong tổng số 909 phiếu khảo sát, chỉ có 870/909 phiếu khảo sát điền vào môn
học mình yêu thích nhất. Con số 39/909 phiếu không điền vào phiếu chiếm 4,29%.
92
Để thuận tiện cho quá trình phân tích, tôi bỏ qua phần các phiếu không điền cũng
như bỏ qua lượng % này.
Bảng 3.8. Xếp hạng các môn học yêu thích nhất
Thứ hạng Môn học thích nhất Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)
1 Toán 262 36.44
2 Anh 177 19.86
3 Hóa 113 12.71
4 Văn 104 9.19
5 Khác 98 6.81
6 Lý 89 6.02
7 Sinh 27 4.20
8 Sử 24 3.18
9 Địa 10 1.59
Với kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể thấy môn Toán được xếp ở vị trí dẫn
đầu về môn học được yêu thích với con số 36,44% là chiếm gần 1/3 tỷ lệ các môn
học HS yêu thích. Kết quả này giống với kết quả của xếp hạng sự yêu thích các môn
học ở THPT nói chung từ đề tài “Khảo sát thái độ của học sinh trung học phổ thông
đối với môn Hóa học tại thành phố Hồ Chí Minh”[12]. Nói cách khác, môn Toán có
khả năng giữ vị trí quan trọng trọng tất cả các khối lớp của THPT. Điều này cũng
hợp lý với bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, phụ huynh ngay từ khi các em còn
HS còn nhỏ đã đặt cho các em nhận thức, tư tưởng rằng môn Toán là môn quan
trọng nhất, không thể không học tốt, phải luôn tự biết tìm tòi, hỏi hỏi các kiến thức
từ môn học này. Đồng thời, khi bắt đầu nhìn nhận thế giới quan của mình, các em
cũng thấy được những ứng dụng thực tế của môn Toán trong cuộc sống, từ đó, các
em cảm thấy hứng thú với môn Toán hơn hết là điều tất nhiên.
Vị trí tiếp theo là của môn Anh với tỷ lệ 19,86%, chiếm 1/5 tổng số các môn
học được yêu thích. Điều này chứng minh vị trí môn Tiếng Anh ngày càng được coi
trọng trong các môi trường giáo dục hiện nay. Ngoài lý do vì phụ huynh, gia đình
93
HS hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội mà bắt buộc con em mình học
tốt về môn Tiếng Anh, ngay chính bản thân HS cũng tự ý thức được điều này và
chính suy nghĩ này đã tạo tiền đề, nền tảng cho sự hứng thú, mong muốn tiếp thu
kiến thức từ môn Tiếng Anh của HS. Kết hợp với nhật ký khảo sát thu thập được,
chúng tôi thấy được rằng đối với trường THPT, môn Tiếng Anh luôn được đầu tư
hơn hết để có được những chất lượng tốt nhất. Tiết học Tiếng Anh của các em
không chỉ là do GV người Việt giảng dạy mà còn có sự tham gia của các GV người
bản xứ có thể tạo cho các em sự giao tiếp mới mẻ, những cách học tốt trên thế giới.
Điều này làm cho các em ngày càng hứng thú với môn Tiếng Anh, mức độ hứng thú
vượt lên trên hẳn các môn học khác.
Các môn học được xếp ở vị trí tiếp theo là Hóa, Văn và các môn học khác.
Các con số này chênh lệch nhau không nhiều nên khó có thể đưa cho ta kết luận rõ
ràng về vị trí xếp hạng mức độ yêu thích ba môn học này của HS.
Điều đáng chú ý ở đây là vị trí của môn Lý và môn Sinh lại được xếp sau cả
môn Hóa. Chưa kể đến % yêu thích môn Lý là 6.02% và môn Sinh chỉ là 4,20 %.
Đây là một tín hiệu đáng mừng của các nhà giáo dục và GV môn Hóa học khi thấy
rằng các em HS vẫn cảm thấy môn Hóa có ích hơn, gần gũi hơn với bản thân, từ đó
mà tăng sự hứng thú hơn đối với môn Hóa.
3.3.2. Xếp hạng của môn Hóa học trong ba môn học: Lý, Hóa, Sinh
Đối với việc xếp hạng ba môn học Lý, Hóa và Sinh. Chúng tôi xếp hạng bằng
cách cho HS điền số 1 vào môn mình thích nhất và số 3 vào môn mình không thích
nhất. Điều này tương ứng với việc cho điểm ba môn học này. Điểm càng thấp thì có
nghĩa là mức độ yêu thích đối với môn học đó càng cao. Và kết quả xếp hạng được
trình bày như sau:
Bảng 3.9. Xếp hạng môn học yêu thích nhất trong ba môn Lý, Hóa, Sinh
Thứ hạng Môn học GTTB
1 Hóa 1,82
2 Lý 1,96
3 Sinh 2,22
94
Như bảng kết quả trên, ta thấy rằng, tương tự như kết quả đã khảo sát được từ
các môn học THPT, môn Hóa được yêu thích nhất, kế tiếp là môn Lý và môn Sinh
xếp cuối cùng. Tuy nhiên, khi nhìn vào GTTB thu nhận được, ta thấy rằng Hóa đạt
GTTB là 1,82. Đây là con số gần với giá trị 2 hơn là gần với giá trị 1, cũng có nghĩa
là HS chỉ yêu thích môn Hóa ở mức độ trung bình chứ không hoàn toàn là yêu thích
môn Hóa nhất trong ba môn học. Hay xét đến GTTB của môn Lý là 1,96. Con số
này cũng rất gần với giá trị 2 là cũng rất gần với GTTB của môn Hóa, nói cách
khác, sự xếp hạng mức độ yêu thích của môn Hóa và Lý đối với HS khối lớp 10 có
sự chênh lệch không nhiều và có thể sẽ được đặt ở vị trí ngang hàng nhau trong lòng
HS. Đối với môn Sinh học, GTTB thu được là 2,22. Con số này hơn giá trị 2 không
quá nhiều, và cũng cách quá xa đối với giá trị 3 – không yêu thích, đồng nghĩa với
việc không phải môn Sinh không được các em HS yêu thích mà các em chỉ là dựa
vào cảm xúc trí tuệ của mình nhận xét vị trí của ba môn học này.
3.3.3. Tiểu kết
Như vậy, qua các phân tích trên, ta có thể thấy, vị trí của môn Hóa luôn được
đề cao trong các môn học THPT nói chung và các môn khoa học tự nhiên nói riêng.
Tuy nhiên, khi so với mô hình chung thì giá trị để cho biết vị trí của môn Hóa trong
lòng HS chỉ đạt giá trị trung bình. Điều này chính là cơ sở để các nhà giáo dục, các
GV Hóa nói riêng và các bộ môn khác nói chung có thể nhìn nhận lại về mục đích
dạy học, phương pháp giảng dạy của mình tại các trường THPT.
3.4. Kết luận về sự hứng thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học
Qua quá trình phân tích trên, tôi có thể thấy được rằng, môn Hóa học 10 có
chương trình giảng dạy lý thuyết quá nhiều, ít thực hành làm mất đi bản chất thực
nghiệm của môn Hóa học nhưng các em HS vẫn còn ý thức được rằng Hóa học là
cần thiết cho cuộc sống tương lai của bản thân. Tuy phần lớn các em HS cho rằng
mình không muốn gắn bó với môn Hóa học nhiều nhưng bản thân các em đang
trưởng thành, ý thức tò mò, ham học hỏi, quan sát những cái mới luôn tiềm ẩn trong
con người các em. Chính vì vậy mà HS khối lớp 10 vẫn luôn có một mức độ hứng
thú trung bình nhất định ở giá trị 3,23 đối với môn Hóa học luôn có những phản
ứng, những đặc trưng diễn ra xung quanh các em HS. Sự hứng thú này cũng bị chi
phối bởi tình cảm – cảm xúc, nhận thức và những định hướng tương lai của chính
95
bản thân các em. Chúng ta cần phải nhìn nhận điểm này để có thể sáng tạo ra những
bài học Hóa học vừa bổ ích vừa gây nhiều ấn tượng cho các em HS, từ đó mới có
thể nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học nói riêng và các môn khoa học tự nhiên
nói chung.
Các yếu tố loại hình trường và giới tính không ảnh hưởng đến mức độ hứng
thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học. Và ngược lại, yếu tố thành tích học
tập và việc đi học thêm ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của HS khống lớp 10 đối
với môn Hóa học.
- HS có thành tích học tập càng cao thì HS càng có sự hứng thú đối với môn
Hóa học.
- HS có đi học thêm môn Hóa học có mức độ hứng thú đối với môn Hóa học
cao hơn so với những HS không đi học thêm môn Hóa học.
Dựa vào sự phân tích này, với vai trò là những nhà GV tương lai có thể có cái
nhìn khách quan hơn về HS và môi trường giáo dục. Từ đó đưa ra những biện pháp,
phương pháp giáo dục nâng cao các yếu tố tích cực nâng cao khả năng hứng thú,
làm tăng khả năng học tập của HS đối với môn Hóa học.
Vị trí của môn Hóa học trong trường THPT luôn nằm trong nhóm dẫn đầu
các môn yêu thích của HS khối lớp 10. Đây là một điều đáng mừng cho các GV
THPT, tạo niềm tin cho các GV có thể tiếp tục giảng dạy, phát huy tính sáng tạo của
bản thân để giúp HS ngày một yêu thích môn Hóa học, nâng cao vị trí môn Hóa
trong lòng của mỗi HS.
96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn do hạn chế
về tài liệu, kiến thức và thời gian. Tuy vậy, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của
đề tài, chúng tôi đã giải quyết và đạt được những kết quả như sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
- Làm rõ các khái niệm về hứng thú, cấu trúc, phân loại, vai trò và biểu hiện
của hứng thú. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc định nghĩa “Hứng thú học tập đối
với môn Hóa học” và sử dụng phân tích kết quả dữ liệu.
- Tìm hiểu về HS THPT nói chung và HS khối lớp 10 nói riêng: những đặc
điểm của học sinh THPT, đặc biệt là các đặc trưng về tâm sinh lí của các em.
- Tìm hiểu tổng quan về bộ môn Hóa học trong chương trình THPT nói chung
và bộ môn Hóa học 10 nói riêng bao gồm: đặc trưng của bộ môn Hóa học, đặc trưng
tiêu biểu của bộ môn Hóa học 10, mục tiêu chương trình lớp 10 cơ bản và tầm quan
trọng của môn Hóa học 10 đối với học sinh.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận xây dựng và kiểm định các thang đo lường thái độ ở
nước ngoài và Việt Nam. Các nguyên tắc để xây dựng công cụ bảng hỏi khảo sát.
- Giới thiệu phần mềm phân tích dữ liệu SPSS với phiên bản mới nhất 22.0
phù hợp cho lĩnh vực điều tra giáo dục bao gồm: khái niệm phần mềm SPSS 22.0,
các tính năng chính, ưu - nhược điểm của phần mềm.
1.2. Xây dựng và kiểm định thang đo thử nghiệm
- Thu thập dữ liệu cho việc xây dựng thang đo
Thông qua sự kết hợp của việc hồi cứu tài liệu, quan sát học sinh, phỏng vấn
học sinh và điều tra giáo viên, sáu thang đo thái độ được xem là quan trọng đã ra
đời bao gồm: giáo viên Hóa học, thí nghiệm Hóa học, sự tự tin của học sinh khi học
Hóa học, sự liên quan của môn Hóa học đến học sinh, sự nỗ lực của học sinh khi
học Hóa học và niềm vui thích của học sinh khi học Hóa học.
- Xây dựng công cụ bảng hỏi khảo sát
Trong bảng hỏi thực tế để khảo sát học sinh, chúng tôi sử dụng nhiều thang
đo: thứ bậc, danh nghĩa và Likert. Thang Likert được sử dụng với năm mức độ,
97
trong đó mức độ 5 là Rất đồng ý, 4 là Đồng ý, 3 là Không đồng ý, không phản đối, 2
là Không đồng ý và 1 là Rất không đồng ý.
- Tiền thử nghiệm và thử nghiệm thang đo
Sau khi xây dựng các phát biểu trong các thang đo, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu tiền thử nghiệm với 38 học sinh lớp 10 tại trường THPT Hùng Vương, Quận 5,
TP.HCM và tiếp đó được thử nghiệm với 262 học sinh được chọn ngẫu nhiên tại cả
ba khối lớp ở trường THPT Trần Khai Nguyên, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu
thử nghiệm gấp khoảng hơn năm lần số phát biểu trong thang đo (42 phát biểu) theo
đề xuất của Hatcher (1994).
- Kiểm định thang đo thử nghiệm
Sau giai đoạn kiểm định thang đo thử nghiệm, bảng hỏi được rút gọn thành
năm thang đo với 30 phát biểu. Chủ đề năm thang đo bao gồm:
1. Giáo viên Hóa học (6 phát biểu)
2. Thí nghiệm Hóa học (5 phát biểu)
3. Sự tự tin của học sinh khi học Hóa học (6 phát biểu)
4. Sự nỗ lực của học sinh khi học Hóa học (6 phát biểu)
5. Sự hứng thú của học sinh khi học Hóa học (7 phát biểu)
1.3. Khảo sát chính thức học sinh
Đề tài được thực hiện đồng thời với đề tài “Khảo sát thái độ của học sinh
Trung học phổ thông đối với môn Hóa học tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn
Thị Bích Ngọc [12]. Vì vậy, bảng hỏi chính thức được phát cho 2 676 HS THPT từ
lớp 10 đến lớp 12 tại TP.HCM vào tháng 05 năm 2015. Qua các quá trình lọc làm
sạch dữ liệu, số lượng chính thức của mẫu khảo sát là 2 655 HS. Đây là mẫu đại
diện từ 11 trường THPT trên toàn TP.HCM. Và đối với đề tài này, mẫu khảo sát
được lọc lại chỉ lấy đối tượng là HS khối 10. Kết quả mẫu chính thức là 909 HS.
Đặc điểm của học sinh được khảo sát đa dạng về giới tính, trình độ học vấn đến từ
các trường có đặc điểm đa dạng về vị trí Địa lý (bao gồm 6 quận và 1 huyện) và loại
hình trường (bao gồm cả công lập, tư thục và chuyên).
1.4. Kiểm định thang đo chính thức
Chúng tôi thực hiện kiểm định độ giá trị của thang đo bằng phép phân tích
nhân tố EFA với kết quả hệ số KMO = 0.94, Sig. = 0.00 và độ tin cậy bằng kiểm
98
định Cronbach’s Alpha với các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha cao (≥
0.80). Kết quả hai phép kiểm định trên hoàn toàn phù hợp với tiêu chí đánh giá
trong nghiên cứu giáo dục đo lường. Cho thấy chúng tôi đã xây dựng một thang đo
có giá trị và đáng tin cậy để có thể thực hiện những nghiên cứu về thái độ của học
sinh đối với môn Hóa học một cách khoa học và có hệ thống ở việt Nam.
1.5. Phân tích kết quả nghiên cứu
Quá trình phân tích kết quả đã giúp chúng tôi giải quyết được mục đích
chung là “Khảo sát thái độ của học sinh khối lớp 10 trung học phổ thông đối với
môn học Hóa học tại TP.HCM” cũng như những mục tiêu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu mức độ hứng thú của HS khối lớp 10 đối với môn Hóa học
Kết quả khảo sát cho chúng tôi cho thấy mức độ hứng thú của học sinh đối
với môn Hóa học là trung bình với giá trị là 3,23. Đạt mức thái độ tích cực so với
tiêu chí đánh giá về giá trị trung bình theo thang đo Likert.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố: loại hình trường, giới tính, thành
tích học tập và việc đi học thêm môn Hóa học đến mức độ hứng thú môn Hóa
học của HS khối lớp 10.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hứng thú của HS khác
nhau về loại hình trường và giới tính. Đồng thời, mức độ hứng thú của HS có sự
khác biệt đối với yếu tố thành tích học tập và việc đi học thêm môn Hóa. Cụ thể
như sau:
+ HS có mức độ hứng thú đối với môn Hóa học trung bình không phân biệt
vào yếu tố HS đang học ở loại hình trường nào hay giới tính nam nữ.
+ HS có thành tích học tập môn Hóa cao có mức độ hứng thú, yêu thích
môn Hóa hơn học sinh có thành tích học tập môn Hóa thấp.
+ HS đi học thêm môn Hóa có mức độ hứng thú cao hơn so với HS không
đi học thêm môn Hóa, tuy nhiên, sự chênh lệch không lớn.
- Tìm hiểu sự yêu thích của môn Hóa học so với các môn học khác trong
chương trình, đặc biệt là trong số ba môn Lý, Hóa và Sinh.
Kết quả cho thấy môn học được yêu thích nhất là Toán, một trong những môn
học chính và là môn học khoa học cơ bản được học ngay từ khi các em HS vừa vào
ngồi trên ghế nhà trường. Môn học tiếp theo là môn Anh, phù hợp với tình hình
99
thực tế phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam. Môn
Hóa học được xếp vị trí thứ 3 và sau đó là môn Lý, Sinh, các môn xã hội như Văn,
Sử. Điều này cho thấy môn Hóa có thể không phải là môn được HS yêu thích cao
nhất nhưng các em luôn nhận thức, coi trọng và tự ý thức về vai trò thực tiễn, ứng
dụng của Hóa học trong cuộc sống hằng ngày.
Theo kết quả xếp hạng chi tiết về sự yêu thích ba môn học Lý, Hóa và Sinh
thuộc bộ môn khoa học tự nhiên trong chương trình học phổ thông thì môn học yêu
thích nhất là môn Hóa, thứ hai là môn Lý và môn học các em cho là không thích
nhất là môn Sinh.
2. Đề xuất
Sau quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có một số đề xuất để cải thiện quá trình
giáo dục môn Hóa học xuất phát từ mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học
như sau:
- Đối với nhà trường:
+ Đối với mức độ hứng thú trung bình của môn Hóa học, cần phải có những
định hướng và chỉ đạo rõ ràng trong việc thực hiện công tác giảng dạy các môn
khoa học tự nhiên. Đặc biệt là tăng cường các tiết học thực hành, tăng cường tính
ứng dụng, thực tế vào các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng. Tổ chức
các buổi thao giảng hoặc những cuộc thi dạy học sáng tạo để các GV, các HS có thể
học hỏi kinh nghiệm, giao lưu lẫn nhau.Tập huấn cho GV về tâm lí cũng như đặc
điểm lứa tuổi HS THPT để GV có thể am hiểu sự khác nhau của các đối tượng học
sinh, từ đó có những phương pháp giảng dạy phù hợp.
+ Đối với sự khác biệt về mức độ hứng thú của các yếu tố thành tích học
tập và việc đi học thêm môn Hóa, nhà trường cần xác định xem yếu tố nào đang ảnh
hưởng tích cực, yếu tố nào đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục của
mình và có những biện pháp xử lý phù hợp. Ví dụ như trường hợp nghiên cứu này,
yếu tố thành tích học tập đang tác động tích cực đến mức độ hứng thú của HS thì
nhà trường cần khuyến khích GV nâng cao thành tích học tập của các em HS bằng
các hành động tích cực như tổ chức hoạt động ngoại khóa tại lớp, nâng cao điểm
quá trình Và đối với việc đi học thêm, nhà trường cần kiểm soát chặt chẽ để đảm
bảo số lượng HS bị ép buộc, gượng ép đi học thêm giảm thiểu ít nhất, chỉ có như
vậy thì mới gia tăng được mức độ hứng thú của HS đối với môn Hóa học.
100
+ Nhà trường cũng cần tổ chức các hoạt động thi đua, kết hợp lẫn nhau giữa
các môn học trong nhà trường như ngoại khóa, câu lạc bộ khoa họcđể có thể nâng
cao được sự yêu thích của HS ở mỗi môn học.
- Đối với giáo viên, cụ thể là GV Hóa học:
+ Để tăng cường mức độ hứng thú của HS nói chung, GV cần đầu tư tìm
hiểu các phương pháp dạy học Hóa học tích cực tạo cho học sinh hứng thú bằng sự
thay đổi phương pháp, hình thức dạy học. Tăng cường các thí nghiệm, biễn diễn và
thực hành thí nghiệm cho HS xem cũng như cho HS tự tìm tòi, khám phá. Tìm hiểu
các kiến thức về tâm lí, đặc điểm, năng lực, tư duy và tình cảm của lứa tuổi học sinh
THPT. Nhận thức được sự khác nhau giữa các đối tượng học sinh để từ đó có biện
pháp phù hợp, giúp học sinh thái độ học tập tích cực hơn.
+ Xem xét về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú học tập của HS
đối với môn Hóa học và có những phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiệu quả
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy giáo dục nhằm khích lệ HS nhiều hơn,
nâng cao sự hứng thú của HS.
+ Tổ chức các tiết học liên môn, kết hợp các môn để các em HS có thể thấy
được sự liên hệ giữa các môn, từ đó tạo ra sự so sánh, dễ dàng phát triển sự hứng
thú tiềm ẩn trong con người hơn nữa.
- Đối với gia đình:
Dù không phải là yếu tố tác động trực tiếp đến sự giảng dạy ở trường học
nhưng gia đình cũng là một trong các yếu tố chi phối thái độ học tập của các HS. Vì
vậy, gia đình đóng vai trò là người phối hợp và hỗ trợ các hoạt động học tập tích
cực cho các em HS có giá trị nhất.
+ Gia đình nên quan tâm đúng mức đến học tập của con cái, khuyến khích
con cái học theo khả năng của bản thân. Tránh tình trạng ép con học quá mức khiến
các em sợ học, chán học hoặc không để ý đến học tập của con. Không nên dùng
mệnh lệnh ép buộc học sinh mà tạo điều kiện và động viên, giúp đỡ các em trong
quá trình học tập, không nên quá nặng về điểm số mà chủ yếu làm cho HS thấy
thích thú học tập, phát triển khả năng và điểm mạnh của bản thân giúp các em lĩnh
hội nhanh những điều mới mẻ, thú vị và hữu ích.
101
+ Ngoài ra các bậc phụ huynh còn phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc
học tập của con em mình, thường xuyên liên hệ với GV chủ nhiệm, GV bộ môn để
tìm hiểu việc học tập của con em mình.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bê la ép M. F (1957), Tâm lý học hứng thú, Luận án Tiến sĩ, Matxcơva.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiếm tra, đánh giá trong quá
trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung
học phổ thông, Hà Nội.
3. Lương Thị Kim Chi, Trần Thị Kim Ngân, Tìm hiểu hứng thú học tập môn Giáo
dục thể chất của sinh viên trường Đại học Quảng Nam, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng.
4. Nguyễn Thị Thu Cúc (2008), Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn Toán của
học sinh tiêu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn
Toán ở các em, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, viện KHGDVN, Hà Nội.
5. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Niên giám thông kê 2014, TP.
HCM.
6. Im Koch (1990), Tìm hiểu hứng thú đối với môn Toán của học sinh Phnom-
Penh, Luận ấn Phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm Tâm lý học, Hà Nội.
7. Đỗ Huỳnh Kiều (2013), “Khảo sát thực trạng hứng thú học tiếng Anh của HS
lớp 5 tại một số trường tiểu học ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương”, Tạp chí
khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, số 45.
8. Nguyễn Thị Sông Lam (04/2006), Tìm hiểu thực trạng áp lực tâm lý của hoạt
động học tập của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư
phạm TP. HCM.
9. L. X. Xôlôvâytrich (1975), Từ hứng thú đến tài năng, NXB Phụ nữ Hà Nội.
10. Ma rô zô va. N. G (1989), Hứng thú nhận thức, Tài liệu dành cho giáo viên,
Nguyễn Thế Hùng (dịch), NXB “Tri thức”.
11. Nguyễn Xuân Nghĩa (1995), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội,
Đại học Mở - Bán công TP. HCM.
12. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015), Khảo sát thái độ của học sinh trung học phổ
thông đối với môn Hóa học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Khoa
học giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
103
13. Huỳnh Văn Sơn (1999), Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh trung
học phổ thông ở một số trường nội thành Thành phố Hồ Chí Minh đối với nội
dung giáo dục giới tính, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm
TP. HCM.
14. Sukina. G. I (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, Tài
liệu dịch – Tổ tư liệu trường CĐSP Hà Nội I.
15. PGS. TS. Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên), Phương pháp dạy học Hóa học, Học
phần phương pháp dạy học Hóa học 2, Giảng dạy những nội dung quan trọng
của chương trình và sách giáo khoa Hóa học Phổ thông, NXB Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội, 2009.
16. Phạm Lê Thanh Thảo (2012), Hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của
học sinh một số trường trung học phổ thông tại quận 8 Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
17. Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý
học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
18. Phạm Ngọc Thủy (2008), Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa
học ở trường phổ thông”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư
phạm TP.HCM.
19. Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ (2012), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư
phạm, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM.
20. Vũ Toản, Tìm hiểu thái độ của sinh viên về sức khỏe sinh sản tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, TP. HCM, 2004.
21. Hoàng Bích Trâm (2014), Một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao
kết quả học tập phần Hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ
Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM
22. Trần Thị Phương Trâm (1994), Tìm hiểu hứng thú học tiếng Anh của học sinh
cuối cấp 2 một số trường phổ thông cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
104
23. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, tập 1, tập 2, trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Hồng Đức.
24. Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Nhập môn xã hội Học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2002.
25. Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Hội
An, đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.
Tiếng Anh
26. Holbrook, J. (2008), “Introduction to the special issue of science education
international devoted to PASEL”, Science Education International, 19 (3), 257
– 266.
Tiếng Nga
27.
Trang web
28.
sinh-vien-truong-dai-hoc-quang-nam-32669.html
29.
30.
418-6b61-4386-a050-5c073ea5c678&groupId=18
105
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát
Phụ lục 2. Kiểm định thang đo
Phụ lục 3. Thống kê mức độ hứng thú
Phụ lục 4. Kiểm định Chi – bình phương
106
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI KHẢO SÁT
Trong luận văn, chúng tôi chỉ xin trích dẫn phần A bao gồm các câu hỏi
chung và phần B bao gồm thang đo: “Sự hứng thú của học sinh khi học Hóa học”
trong bảng hỏi khảo sát chính thức.
THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
Các em thân mến, bảng hỏi này được thiết kế nhằm giúp chúng tôi hiểu về
những suy nghĩ, tình cảm và thái độ của các em đối với môn Hóa học ở trường
trung học. Mong các em trả lời trung thực và đầy đủ nhất có thể các câu hỏi trong
bảng hỏi. Các câu trả lời này rất quan trọng và có ý nghĩa đối với chúng tôi. Xin
chân thành cám ơn các em.
PHẦN A. CÁC CÂU HỎI CHUNG
Đánh dấu X vào ô em chọn. Nếu bỏ chọn hãy khoanh tròn ô đó và chọn ô khác.
1. Em học lớp mấy? 8 9 10 11 12
2. Em học loại hình trường nào?
Trường công lập Trường tư thục Trường chuyên Trường quốc tế
Khác (làm ơn nêu rõ loại hình trường):
3. Giới tính: Nam Nữ
4. Em có đang học thêm môn Hóa không? Có Không
5. Điểm phẩy môn Hóa của em học kì gần đây nhất là bao nhiêu?
6. Liệt kê ra hai môn học mà em thích nhất: Môn 1:..........
Môn 2:...
7. Liệt kê hai môn học mà em không thích nhất: Môn 1:...
Môn 2:
8. Em thích nhất giáo viên dạy môn nào?......................................
9. Em không thích nhất giáo viên dạy môn nào?.........................................
10. Trong số ba môn Lý, Hóa, Sinh, hãy ghi số 1 ở môn em thích nhất, số 3 ở môn
em không thích nhất.
Lý Hóa Sinh
107
11. Đánh dấu X vào những môn mà em dự định chọn để thi vào đại học (có thể
đánh dấu nhiều hơn một lựa chọn):
Toán Lý Hóa Sinh Ngữ văn
Anh Địa Sử Môn khác (nêu
rõ):..
PHẦN B. CÁC CÂU LIÊN QUAN ĐẾN MÔN HÓA
Phần sau đây nói về môn Hóa học, hãy đánh dấu X vào ô vuông em chọn, trong đó:
5 nghĩa là em rất đồng ý
4 nghĩa là em đồng ý
3 nghĩa là em không đồng ý cũng không phản đối
2 nghĩa là em không đồng ý
1 nghĩa là em rất không đồng ý
Lưu ý: Ở các câu có liên quan đến giáo viên Hóa muốn nói đến giáo viên đang dạy
Hóa ở lớp của em.
Rất
đồng
ý
Đồng
ý
Không đồng
ý,
không phản
đối
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
20. Em không tìm thấy lý do gì
để phải học Hóa ngoại trừ đó
là môn bắt buộc trong chương
trình mà em phải học.
5 4 3 2 1
23. Em cần học tốt môn Hóa
để có nghề nghiệp tốt. 5 4 3 2 1
24. Cảm xúc của em đối với
môn Hóa là một cảm xúc tích
cực.
5 4 3 2 1
25. Môn Hóa cần thiết cho việc
học ở bậc cao hơn của em
(chẳng hạn, ở bậc đại học).
5 4 3 2 1
29. Em thích đi học thêm môn
Hóa. 5 4 3 2 1
38. Nếu em không bao giờ
được học Hóa nữa, em sẽ rất
buồn.
5 4 3 2 1
39. Em muốn làm việc trong
lĩnh vực có liên quan đến môn
Hóa.
5 4 3 2 1
108
PHỤ LỤC 2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
Chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hứng thú của HS khi học Hóa học
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.813 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
c20 19.3844 21.112 .508 .796
c23 19.1979 21.540 .533 .791
c24 19.1304 21.080 .609 .779
c25 19.1510 20.520 .605 .778
c29 19.6659 22.214 .390 .816
c38 19.5915 20.368 .614 .777
c39 19.8604 20.001 .608 .778
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
22.6636 27.687 5.26188 7
109
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ
Statistics
c20 c23 c24 c25 c29 c38 c39
N Valid 903 905 905 905 905 902 902
Missing 6 4 4 4 4 7 7
Phát biểu HT1.
c20
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat dong y 79 8.7 8.7 8.7
dong y 133 14.6 14.7 23.5
khong dong y, khong phan
doi
291 32.0 32.2 55.7
khong dong y 272 29.9 30.1 85.8
rat khong dong y 128 14.1 14.2 100.0
Total 903 99.3 100.0
Missing System 6 .7
Total 909 100.0
Phát biểu HT2.
c23
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat khong dong y 39 4.3 4.3 4.3
khong dong y 100 11.0 11.0 15.4
khong dong y, khong phan
doi
305 33.6 33.7 49.1
dong y 315 34.7 34.8 83.9
rat dong y 146 16.1 16.1 100.0
Total 905 99.6 100.0
Missing System 4 .4
Total 909 100.0
110
Phát biểu HT3.
c24
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat khong dong y 40 4.4 4.4 4.4
khong dong y 77 8.5 8.5 12.9
khong dong y, khong phan
doi
300 33.0 33.1 46.1
dong y 347 38.2 38.3 84.4
rat dong y 141 15.5 15.6 100.0
Total 905 99.6 100.0
Missing System 4 .4
Total 909 100.0
Phát biểu HT4.
c25
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat khong dong y 44 4.8 4.9 4.9
khong dong y 120 13.2 13.3 18.1
khong dong y, khong phan
doi
252 27.7 27.8 46.0
dong y 313 34.4 34.6 80.6
rat dong y 176 19.4 19.4 100.0
Total 905 99.6 100.0
Missing System 4 .4
Total 909 100.0
111
Phát biểu HT5.
c29
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat khong dong y 102 11.2 11.3 11.3
khong dong y 188 20.7 20.8 32.0
khong dong y, khong phan
doi
312 34.3 34.5 66.5
dong y 213 23.4 23.5 90.1
rat dong y 90 9.9 9.9 100.0
Total 905 99.6 100.0
Missing System 4 .4
Total 909 100.0
Phát hiểu HT6.
c38
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat khong dong y 103 11.3 11.4 11.4
khong dong y 122 13.4 13.5 24.9
khong dong y, khong phan
doi
374 41.1 41.5 66.4
dong y 216 23.8 23.9 90.4
rat dong y 87 9.6 9.6 100.0
Total 902 99.2 100.0
Missing System 7 .8
Total 909 100.0
112
Phát biểu HT7.
c39
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid rat khong dong y 134 14.7 14.9 14.9
khong dong y 237 26.1 26.3 41.1
khong dong y, khong phan
doi
293 32.2 32.5 73.6
dong y 153 16.8 17.0 90.6
rat dong y 85 9.4 9.4 100.0
Total 902 99.2 100.0
Missing System 7 .8
Total 909 100.0
113
PHỤ LỤC 4. KIỂM ĐỊNH CHI – BÌNH PHƯƠNG
A. Loại hình trường
Case Processing Summary
Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
c2 * HUNGTHU 909 100.0% 0 .0% 909 100.0%
c2 * HUNGTHU Crosstabulation
Count
HUNGTHU
Total 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
c2 cong lap 7 75 266 227 20 595
tu thuc 4 66 94 43 6 213
chuyen 1 9 43 38 10 101
Total 12 150 403 308 36 909
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Pearson Chi-Square 62.500a 8 .000
Likelihood Ratio 57.357 8 .000
Linear-by-Linear Association 1.277 1 .258
N of Valid Cases 909
a. 3 cells (20.0%) have expected count less than 5. The minimum
expected count is 1.33.
114
B. Giới tính
Case Processing Summary
Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
c3 * HUNGTHU 909 100.0% 0 .0% 909 100.0%
c3 * HUNGTHU Crosstabulation
Count
HUNGTHU
Total 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
c3 nam 5 78 192 159 15 449
nu 7 72 211 149 21 460
Total 12 150 403 308 36 909
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Pearson Chi-Square 2.661a 4 .616
Likelihood Ratio 2.667 4 .615
Linear-by-Linear Association .004 1 .951
N of Valid Cases 909
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 5.93.
115
C. Thành tích học tập
Case Processing Summary
Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
c5 * HUNGTHU 902 99.2% 7 .8% 909 100.0%
c5 * HUNGTHU Crosstabulation
Count
HUNGTHU
Total 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
c5 duoi 3.5 0 6 13 7 0 26
3.5 den duoi 5.0 2 20 42 8 1 73
5.0 den duoi 6.5 4 38 91 35 1 169
6.5 den duoi 8.0 6 47 116 88 5 262
8.0 tro len 0 39 135 169 29 372
Total 12 150 397 307 36 902
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Pearson Chi-Square 97.866a 16 .000
Likelihood Ratio 108.361 16 .000
Linear-by-Linear Association 72.119 1 .000
N of Valid Cases 902
a. 8 cells (32.0%) have expected count less than 5. The minimum
expected count is .35.
116
D. Việc đi học thêm Hóa
Case Processing Summary
Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
c4 * HUNGTHU 863 94.9% 46 5.1% 909 100.0%
c4 * HUNGTHU Crosstabulation
Count
HUNGTHU
Total 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
c4 co 6 51 159 167 26 409
khong 6 92 222 126 8 454
Total 12 143 381 293 34 863
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Pearson Chi-Square 35.188a 4 .000
Likelihood Ratio 35.829 4 .000
Linear-by-Linear Association 28.521 1 .000
N of Valid Cases 863
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 5.69.
117
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hung_thu_cua_hoc_sinh_khoi_lop_10_trung_hoc_pho_thong_doi_voi_mon_hoa_hoc_tai_thanh_pho_ho.pdf