Việc góp phần khảo sát thành phần hóa học của cây Boerhaavia diffusa Linn., thu hái
tại Phan Thiết đã thu được những kết quả như sau:
Từ phân đoạn EA1 cao ethyl acetate đã cô lập được hợp chất VDIF10 , sử dụng các
phương pháp phân tích hóa lí hiện đại như phổ NMR, kết hợp so sánh với các tài liệu
tham khảo đã đề nghị cấu trúc VDIF10 như sau:
44 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát thành phần hóa học cây Boerhaavia diffusa Linn. họ bông phấn (Nyctaginaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA
BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY
BOERHAAVIA DIFFUSA LINN.
HỌ BÔNG PHẤN (NYCTAGINACEAE)
GVHD: GS. TS. NGUYỄN KIM PHI PHỤNG
SVTH: TĂNG NHƯ PHƯỢNG
LỚP: 4C
HỆ: CỬ NHÂN NGOÀI SƯ PHẠM
MSSV: 35106042
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- THÁNG 5, NĂM 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến:
- Cô GS. TS. Nguyễn Kim Phi Phụng đã tận tình hướng dẫn, động viên, khuyến
khích, tạo mọi điều kiện và dành thời gian quý báu của mình đọc và góp ý, sửa lỗi
cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
- Chị Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Mỹ Liên, anh Ths. Trương Anh Vũ đã tận tình
giúp đỡ tôi về mặt tinh thần lẫn vật chất, truyền đạt mọi kinh nghiệm mà anh chị
có, giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
- Thầy Nghiên cứu sinh Dương Thúc Huy đã nhận lời phản biện cho đề tài của tôi.
- Quí thầy cô của khoa Hóa đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm qua để tôi có
kiến thức hoàn thành khóa luận của mình.
- Các anh chị cao học và các bạn cùng khóa đã trao đổi, thảo luận, động viên giúp
tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
- Và quan trọng nhất là cha mẹ đã ủng hộ, tiếp sức và là nguồn động viên lớn lao
trên suốt con đường học tập của con.
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................... 1
MỤC LỤC ........................................................................................... 2
CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ............................................................... 5
1.1 Đặc tính thực vật ........................................................................................ 5
1.2 Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................................. 8
1.3 Nghiên cứu về dược tính .......................................................................... 12
CHƯƠNG II THỰC NGHIỆM ...................................................... 16
2.1 Trích ly và cô lập hợp chất ....................................................................... 16
2.2 Sắc kí cột trên cao ethyl acetate ............................................................... 18
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................ 22
3.1. Khảo sát cấu trúc hóa học hợp chất VDIF10 .......................................... 22
3.2. Khảo sát cấu trúc hóa học hợp chất VDIF6 ............................................ 24
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN .............................................................. 27
4.1 Kết luận 27
4.2 Đề xuất 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 28
3
CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
C : Chloroform
d : Mũi đôi (doublet)
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
EA : Ethyl Acetate
H : Hexane
HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Coherence
HR–ESI–MS : High Resolution ElectroSpary Ionization Mass Spectroscopy
HSQC : Heteronuclear Single Quantum Coherence
J : Hằng số ghép (coupling constant)
M : Methanol
NMR : Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy
s : Mũi đơn (singlet)
t : Mũi ba (triplet)
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa có điều kiện môi trường tự nhiên thuận
lợi tạo nên một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Chính sự phong phú, đa dạng đó
mà ngành hóa học hợp chất thiên nhiên phát triển rất mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào sự
phát triển của y học, chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Từ lâu, dân gian đã biết dùng các loài Boerhavia diffusa Linn. hay còn gọi là nam
sâm bò để tăng cường sức đề kháng cho sức khoẻ và điều trị một số bệnh: giúp tan mủ,
điều trị bệnh giun Dracunculus, viêm mắt, chữa hen suyễn, phù thũng, thiếu máu và làm
thuốc nhuận tràng.
Chúng tôi chọn khảo sát thành phần của cây Boerhavia diffusa Linn. góp phần bổ
sung thành phần hóa học của chi Boerhavia, từ đó giúp cho việc khai thác và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thực vật.
2. Mục đích
Cô lập và xác định cấu trúc của một số chất tinh khiết có trong cây Boerhavia diffusa
Linn. họ Bông Phấn (Nyctaginaceae).
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thực nghiệm.
- Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại NMR, MS kết hợp so sánh với
các tài liệu tham khảo.
4. Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã cô lập được hai hợp chất sau:
VDIF10 là methyl 2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)propenoate.
VDIF6 là trans-N-4-hydroxyphenylethyl-3-[4-hydroxy-3-
methoxyphenyl]propenamide.
5
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Đặc tính thực vật
Nam sâm bò tên khoa học là Boerhaavia diffusa Linn. Cây được đặt tên theo tên của
bác sĩ nổi tiếng người Hà Lan ở thế kỉ thứ 18 là Hermann Boerhaave.[16]
Ngoài ra còn có những tên gọi khác như “punarnava” theo tiếng Phạn, “spreading
hogweed” theo tiếng Anh và “erva tostão” ở Brazil. Cái tên “punarnava” dịch theo tiếng
Phạn có nghĩa là “tươi tốt mãi mãi”, nó xuất phát từ đặc điểm cây lâu năm, cây sẽ ngủ
suốt mùa khô, và khi mùa mưa tới, cây hồi sinh từ chính rễ củ dự trữ của mình.
Nam sâm bò còn có tên là sâm đất, sâm rừng, sâm quy bầu, là loại thảo mộc, thuộc
chi Boerhaavia, họ Bông Phấn (Nyctaginaceae) (họ Bốn Giờ), lớp hai lá mầm, thuộc
ngành cây hạt kín.[3]
Chi Boerhaavia có khoảng hơn 40 loài, phân bố rộng rãi ở những vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới và một số nước vùng ôn đới. Nam sâm bò được tìm thấy ở Úc, Trung Quốc, Ai
Cập, Pakistan, Sudan, Sri Lanka, Nam Phi và một vài nước Trung Đông.[16]
Theo Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam chỉ mới xác định được ba loài thuộc chi
Boerhaavia đó là Boerhaavia diffusa (Nam sâm bò), Boerhaavia erecta (Nam sâm đứng),
và Boerhaavia chinensis (Nam sâm Trung Quốc).[2]
Hình 1.1: Hình toàn cây và các bộ phận cây Nam sâm bò Boerhaavia diffusa L.
1.1.1. Mô tả thực vật[2],[16],[25],[38]
6
Nam sâm bò là loài cỏ dại lâu năm, sống dai. Cỏ bò hay bò rồi đứng, hay leo, dài trên
dưới 1 m, có nhánh lan rộng. Rễ mập, hình thoi, phù như củ, từ rễ chính mọc ra thêm
nhiều rễ con, nhỏ hơn, rễ thường có màu vàng sáng, nâu hay xám nâu, có vị đắng.
Thân có lông đầu phù, tiết, hình trụ, cứng hoặc mọng nước, có màu xanh hoặc hơi đỏ
tía, phình to và cứng ở phần đốt.
Lá mọc đối, dầy, nhiều thịt, dài 2-4 cm, rộng 2-3 cm. Phiến lá xoan tròn dài, hình tim,
có mép lượn sóng. Mặt trên lá trơn láng, có màu xanh lục, mặt dưới lá có lông màu trắng
đục, cuống dài 1-1,5 cm.
Hoa lưỡng tính, nhỏ, màu hồng hay đỏ, mọc thành cụm 4-10 hoa, tạo hình chùy, cọng
hoa ngắn 0,2-2 mm, ống 2 mm, đầu nhụy hình khiên, có 1-3 tiểu nhụy, hoa nở vào
khoảng 4 giờ chiều. Quả nhỏ, hình trứng, dài 2-3 mm, có lông dính, 5 cạnh tròn và
Bảng 1.1: Hàm lượng xấp xỉ các chất có trong cây[13]
Thành phần Hàm lượng (%)
Protein 2,26 ± 0,02
Chất béo 1,61 ± 0,06
Độ ẩm 82,22 ± 4,16
Carbohydrat 10,56 ± 0,12
Hình 1.2 : Mô hình cây Nam sâm bò
7
Chất xơ 2,40 ± 0,03
Tro 0,96 ± 0,01
Bảng 1.2: Một số vitamin chứa trong cây[13]
Vitamin Hàm lượng (mg/100g)
Vitamin B2 22,00 ± 4,25
Vitamin B3 97,00 ± 8,01
Vitamin C 44,80 ± 5,78
lông tiết trĩn, có và không có cọng. Do có lông dính, nên dễ dàng dính vào quần áo và
lông động vật, giúp cây có thể phân tán từ nơi này sang nơi khác.
1.1.2. Phân bố
Chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số vùng ôn đới, sống được ở độ cao 0
– 2000 m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở dựa lộ, vườn, sân. Phân bố
nhiều ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Ninh Hòa, và đảo Trường Sa – là những vùng đất
cát khô cằn.
1.1.3. Thu hái
Cây ra hoa kết quả quanh năm, phát triển dồi dào nhất vào mùa mưa từ tháng 4 tới
tháng 6. Hạt nảy mầm trước khi có gió mùa, hạt trưởng thành được hình thành khoảng từ
tháng 10 tới tháng 11. Có thể thu hái rễ, thân, lá quanh năm, đào rễ (tốt nhất là
Bảng 1.3: Hàm lượng các khoáng chất sau khi đã loại chất béo trong lá cây Nam sâm bò[13]
Khoáng chất Hàm lượng (mg/100g)
Natri 162,50 ± 4,56
Kali 0,91 ± 0,07
Calci 174,09 ± 2,73
Sắt 0,012 ± 0,001
Magie 8,68 ± 0,06
Mangan 0,43 ± 0,02
Iod 0,002 ± 0,00
Nhôm 0,46 ± 0,03
8
vào mùa thu), rửa sạch, phơi hay sấy khô.
1.2 Nghiên cứu thành phần hóa học
Năm 2000, ở Nigeria, Ujowundu và cộng sự[13] tiến hành nghiên cứu các chất dinh
dưỡng trong cây Boerhavia diffusa L. và báo cáo hàm lượng các vitamin, khoáng chất
trong cây ở bảng 1.1, 1.2 và 1.3.
1.2.1 Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập chi Boerhaavia:
Steroid
3 5
10
6
8
14
11 17
20
19
H18
HO
21 22
24
25
26
28
29
β -Sitosterol[18],[33],[46]
(1)
27
3 5
10
6
8
14
11 17
20
19
H18
HO
21 22
24
25
26
28
29
β -Sitosterol[18],[33],[46]
(1)
27 H
HO
OH
Ecdysone[48]
(3)
HO
H
OH
HO
Boerhavisterol[19]
(4)
H
O
Daucosterol[19]
(5)
O
OH
HOHO
OH
Triterpenoid
3 5
10
13
12
2625
HO
Ursolic acid[33]
(6)
27
17
18
COOH
28
29
30
24 23
H O
Boerhavilanostenyl benzoate[43]
(7)
O
O
OH
OH
HO
O
O
Flavonoid
9
9
10 11 11a
7a8
12
12a
6a
O
H3C
6 O
4a
1a
1
2 3
4
OOH
HO
OCH3
Boeravinone A[9],[24]
(8)
O
H3C
O
OOH
HO
OH
Boeravinone B[9],[24]
(9)
O
H3C
O
OOH
H3CO
Boeravinone C[19],[26],[33]
(10)
H
OH
OH
O
H3C
O
OOH
HO
OCH3
Boeravinone D[27]
(11)
OH
O
H3C
O
OOH
HO
OH
Boeravinone E[27]
(12)
OH
O
H3C
O
OOH
HO
O
Boeravinone F[27]
(13)
OH
O O
OOH
H3CO
OCH3
Boeravinone G[9],[11]
(14)
OH
O O
OOH
H3CO
OCH3
Boeravinone H[9],[11]
(15)
OHH3C
O O
OOH
H3CO
OH
Boeravinone I[9],[11]
(16)
H3C
OH
O O
OOH
HO
Boeravinone J[9],[11]
(17)
H3C
OH
O O
OOH
HO
Coccineone B[9]
(18)
OH O O
OOH
H3CO
9-O-Methyl-10-hydroxy
-coccineone B[9]
(19)
OH
HO
O O
OOH
H3CO
Coccineone E[9]
(20)
H3CO
H
OH
O O
OOH
H3CO
6-O-Demethylboeravinone H[9]
(21)
H3C
OH
OH
O O
OOH
H3CO
10-Demethylboeravinone C[9]
(22)
OH
OH
H
O O
OOH
H3CO
6,10,11-Trihydroxy-9-
methoxyrotenone[9]
(23)
HO
OH
O O
OOH
HO
Diffusarotenoid[5]
(24)
H3C
O
OH
O
7
6
510
98
4
3
2
O 6'
OOH
HO
5,7-Dihydroxy-3',4'-dimethoxy-
6,8-dimethylf lavone[5]
(25)
1'
H3C
2' 3' 4'
OCH3
CH3
5'
OCH3
10
O
OOH
H3CO
3,3',5'-Trihydroxy-
7-methoxyflavone[5]
(26)
OH
OH
O
OOH
HO
Kaempferol[5]
(27)
OH
OH
O
OOH
HO
3'-Methoxyquercetin[5]
(28)
OH
OH
OH
OCH3
O
OOH
H3CO
Eupalitin 3-O-
galactopyranoside[5]
(29)
O
OH
H3CO
O
OH
HO
OH OH O
OOH
HO
Isorhamnetin[5]
(30)
OH
OH
OCH3
O
OOH
HO
Quercetin[5]
(31)
OH
OH
OH
O
OOH
HO
2-O-Methylbronisof lavone[5]
(32)
OCH3
H3C
O
OH
HO
Proanthocyanidin[19],[33]
(33)
OH
OH
OH
OHO
OH
OH
OH
OH
O
OH
HO
Catechin[47]
(34)
OH
OH
OH
Alkaloid[43]
N
NHOOC
COOH
HO
COOH
O
O
O
HO
HO
OH
O
OH
HOOC
HO
Amarantin
(35)
N
NHOOC
COOH
HO
COOH
O
O
OH
HO
HO
OH
Neobetanin 5-O-β -D-glucopyranoside
(36)
11
Lignan[43]
O
O
HH
OCH3
OCH3
OCH3
H3CO
O
O
O
OH
HO
HO
OH
O OH
OH
HO
OH
Liriodendrin
(37)
O
O
HH
OCH3
OCH3
OCH3
H3CO
O
OH
O
OH
HO
HO
OH
Syringaresinol mono-β -D-glucopyranoside
(38)
Xanthone[43]
O
O
OCH3
O OCH3CH3
CH3OCH3
Borhavinone
(39)
Carbohydrates[43]: fructose, galactose, glucose, xylose, sucrose.Amino acid[43]:
alanine, aspartic acid, glutamic acid, glycine, histidine, leucine, methionine, proline,
serine, threonine, tyrosine, valine.
Acid béo[43]: palmitic acid, stearic acid, arachidic acid, behenic acid, oleic acid.
Bên cạnh đó cây còn chứa một lượng lớn KNO3.
[16]
Ngoài ra còn có triacontan và
hentriacontan, fructose, galactose, glucose, xylose, sucrose và một glycoprotein có phân
tử lượng là 16-20kDa.[34],[38]
12
1.3 Nghiên cứu về dược tính
Dược tính của cây Nam sâm bò rất phong phú và có một lịch sử phát triển rất lâu đời.
Tùy vào từng mùa cũng như từng bộ phận của cây và từng loại cao mà có dược tính khác
nhau.
1.3.1. Tác dụng dược lý trong dân gian và y học cổ truyền
Lá cây được sử dụng như một loại rau.
Nghiên cứu tính chất dược lý đã chứng minh rằng rễ của Boerhaavia diffusa thể hiện
một loạt các thuộc tính: ức chế miễn dịch,[37] chống viêm,[10] chống vi khuẩn,[36] chống
độc cho gan, chống hen suyễn, các bệnh da liễu và chống stress.[32],[40]
Ở Ấn Độ người ta dùng cây làm thuốc chữa rất nhiều bệnh như chữa đau bao tử, trừ
giun sán, thuốc hạ sốt, chữa phong, chữa bệnh lậu, chứng khó tiêu, chứng phù nề, vàng
da, thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt. [17]
Ở nước ta, trong dân gian cũng đã sử dụng cây Nam sâm bò để chữa hen suyễn, phù
thũng, thiếu máu và làm thuốc nhuận tràng.[3]
1.3.2 Tác dụng dược lý cụ thể
1.3.2.1 Thân lá
Trong các thử nghiệm in vitro xác nhận cao ethanol của lá cây có đặc tính chống vi
khuẩn, như vi khuẩn gây bệnh lậu, vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn Salmonella
typhi, vi khuần Salmonella enteritidis, vi khuẩn Shigella flexneri và vi khuẩn Escherichia
coli. Ngoài ra còn có vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn Pseudomonas, và Staphylococcus.[22],[41]
Năm 2003, Rupjyotibharali và cộng sự[42] đã báo cáo khả năng ngăn ngừa ung thư da
ở trên chuột của dịch chiết EtOH 80% từ thân và lá cây, với liều 50 mg/kg trọng lượng cơ
thể/ngày.
Rất nhiều loại cao trích của cây (cao ether dầu hỏa, cao chloroform, cao ethyl acetate
và cao ethanol) đã được kiểm tra về khả năng chống nấm. Kết quả cho thấy các cao trích
này có thể ức chế sự hình thành bào tử của một số loại nấm ngoài da như Microsporum
gypseum, M. fulvum và M. canis.[6]
Từ xưa Nam sâm bò đã được dùng như một loại thuốc trị tiểu đường hiệu quả. Việc
dùng hằng ngày cao nước của lá cây với liều 200 mg/kg trọng lượng cơ thể liên tục trong
bốn tuần đối với chuột bị tiểu đường đã cho thấy sự giảm đáng kể lượng đường trong
13
máu và tăng lượng insulin một cách rõ rệt. Nghiên cứu mới đây của Pari và cộng sự đã
kết luận lá cây Nam sâm bò có khả năng làm giảm lượng đường trong máu cũng như các
haemoglobin glycosyl hóa và làm tăng lượng haemoglobin tổng cộng và insulin tạo ra từ
tế bào β của tuyến tụy.[29]
Khi dùng với lượng thích hợp cao MeOH 70% của cây Nam sâm bò cho thấy khả
năng làm ức chế sự hình thành di căn trên dòng tế bào. Khi dùng lượng cao 0,5 mg/kg thể
trọng cho thấy khả năng ức chế sự hình thành di căn vào khoảng 95% so với nhóm động
vật không được điều trị.[45]
Năm 1984, Ramabhimaiah và cộng sự[41] đã xác nhận cây Nam sâm bò có khả năng
chống tăng huyết áp.
Năm 1991, Lami và cộng sự[27] đã tìm thấy hợp chất liriodendrin (37) có khả năng
khóa kênh ion Ca2+ trong tế bào đơn ở tâm nhĩ của tim ếch, làm hồi phục và giảm nhịp
tim. Vì vậy có thể ứng dụng để chữa một số bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, thiếu
máu cục bộ, và loạn nhịp tim.
1.3.2.2 Rễ
Chiết xuất dung dịch rễ Nam sâm bò với liều 2 mg/kg thể hiện một tính chất bảo vệ
các enzym khác nhau chẳng hạn như huyết thanh glutamic oxaloacetic transaminase,
huyết thanh transaminase glutamic pyruvic và bilirubin trong huyết thanh chống lại tổn
thương gan ở chuột.[14]
Rễ Nam sâm bò được sử dụng để điều trị bệnh thận và viêm bàng quang, làm thuốc
lợi tiểu.[7],[43] Nó cũng được sử dụng trong điều trị rắn và chuột cắn.[49]
Bảng 1.4: Khả năng ức chế tác nhân gây co thắt dạ dày acetylcholine- của các rotenoid (lượng
ung 30 µg/Ml) cô lập được trong cây Nam sâm bò[9]
Rotenoid Khả năng ức chế (%)
Boeravinone D Không có tác dụng
Boeravinone E 100
6-O-Demethylberavinone H 100
Boeravinone H Không có tác dụng
Boeravinone G 60,0 ± 6,9
Boeravinone C Không có tác dụng
14
10-Demethylboeravinone C 19,4 ± 1,3
Coccineone E 25,2 ± 2,0
2’-O-Methylabronisoflavone 36,8 ± 3,2
Boeravinone F 50,0 ± 8,2
Coccineone B Không có tác dụng
9-O-Methyl-10-hydroxycoccineone B 36,1 ± 3,3
Papaverine 72,3 ± 7,6
Ghi chú: Sử dụng papaverine làm chất chứng dương
Singh và Udupa (1972) [45] đã báo cáo bột rễ khô của Nam sâm bò cho thấy khả năng
chữa bệnh giun sán hiệu quả khi trẻ em cũng như người lớn dùng trong một tháng.
Barthwal và cộng sự (1990,1991) [8] và nhóm Hiruma và cộng sự (2000) [12] đã khẳng
định khả năng chống phân hủy fribin (tế bào tơ huyết) và kháng viêm của rễ cây. Cây
được đề nghị như là một phương thuốc để điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ.
Trong một nghiên cứu gần đây, Mehrotra và cộng sự[31] đã báo cáo rằng chiết xuất
ethanol của Nam sâm bò cho thấy hoạt động miễn dịch đáng kể trên tế bào của người và
cũng như trên các tế bào chuột.
Cao nước của bột rễ khô cho thấy khả năng kháng virus đầy triển vọng đối với một
vài loại virus thực vật. [30],[4]
Bảng 1.5: Khả năng ức chế tế bào ung thư vú của các rotenoid[9],[11],[23]
Rotenoid Lượng ung (µM) Khả năng ức chế (%)
Boeravinone G 5 92 ± 6,5
Boeravinone H 5 68 ± 6,1
Boeravinone E 10 56 ±5,0
Boeravinone B 10 55 ± 5,8
Boeravinone C 10 31 ± 4,2
Coccineone B 10 29 ± 5,3
Boeravinone A 10 27 ± 5,1
Coccineone E 10 15 ± 5,2
6-O-Demethylboeravinone H 20 15 ± 3,1
Boeravinone I 20 12 ± 5,4
Boeravinone J 20 15 ± 3,1
15
1.1.1. Tác dụng dược lý của các hợp chất cô lập được trong cây Nam sâm bò:
Thử nghiệm về hoạt tính ức chế acetylcholine của một số hợp chất rotenoid cho thấy
boeravinone E (12), boeravinone G (14) và 6-O-demethylboeravinone H (21) có
hoạt tính chống sự co thắt rõ rệt.[9]
Bên cạnh đó, còn cho thấy boeravinone G, H and D có khả năng chống oxy hóa hữu
hiệu. Trong đó boeravinone G cho thấy khả năng rõ rệt nhất.[9],[11],[23]
Lami, Kadota và cộng sự[27] đã tìm thấy liriodendrin (37) có khả năng khóa kênh ion
Ca2+ trong tế bào đơn ở tâm nhĩ của tim ếch, làm hồi phục và giảm nhịp tim, vì vậy có thể
ứng dụng để chữa một số bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ, và loạn
nhịp tim.
Adesina và cộng sự[4] đã báo cáo kết quả dược tính của hypoxanthine 9-L-arabinosid
tạo sự ức chế và làm giảm số lần đập của tim trên mèo và chuột.
Ngoài ra các rotenoid thu được từ cây Nam sâm bò được nghiên cứu về khả năng ức
chế tế bào ung thư vú. Trong đó boeravinone G (14) và boeravinone H (15) có hoạt tính
nhất ngay cả khi dùng liều rất nhỏ (boeravinone G ức chế 92 ± 5,6 %). Trong khi
boeravinone A, B, C, E, (8), (9), (10), (12) và coccineone B (18) thì cho hoạt tính thấp
hơn. 6-O-demethylboeravinone H (21) và boeravinone I, J (16), (17) cho thấy hoạt tính
rất yếu.[9],[11],[23]
Theo Phan Đức Bình, [1] acid ursolic (6) có tác dụng kháng nhiều dòng tế bào ung thư
khác nhau. Nó còn ức chế tác nhân gây phát triển khối u TPA, chống sỏi mật và tái tạo tế
bào gan, có hoạt tính lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, báo cáo cho thấy acid ursolic còn cho
thấy khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm gây viêm âm đạo ở phụ nữ Candida
albicans và nấm Microsporium lenosum.
Độc tính của các cao chiết từ cây cũng được thử nghiệm trên chuột, cho thấy không
có độc tố nào trong cao, không thấy bất kì tác nhân gây quái thai hay gây đột biến nào
cho dù dùng liều lên tới 5g/kg thể trọng. Và khi đối với chuột đang mang thai, cao trích
không gây nên chết non hay ngộ độc phôi thai và gây quái thai hay sảy thai.[31],[35],[41]
16
CHƯƠNG II THỰC NGHIỆM
2.1 Trích ly và cô lập hợp chất
2.1.1 Hóa chất
- Dung môi: n-hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol, acetic acid
(Chemsol).
- Thuốc thử hiện hình vết trên bảng mỏng: H2SO4 30%, FeCl3/alcol, vaniline –
sulfuric, sấy nóng bản mỏng.
- Sắc ký lớp mỏng pha thường: Silica gel GF254 (Merck).
- Sắc ký cột pha thường: silica gel (Himedia) (230-400 Mesh).
2.1.2 Thiết bị:
- Các thiết bi dùng để trích ly như lọ thủy tinh, becher, bình lóng.
- Máy cô quay chân không (BUCHI).
- Cột sắc ký.
- Bình triển khai sắc kí lớp mỏng.
- Cân phân tích (SARTORIOUS BL 210S).
- Bếp cách thủy (MEMMERT).
- Các thiết bị ghi phổ:
Phổ 1H–NMR, 13C–NMR và 2D NMR được ghi bằng máy Bruker Avance 500III (phổ
1H đo với tần số 500 MHz and phổ 13C NMR đo với tần số 125 MHz). Gía trị độ dịch
chuyển hóa học được đo bằng đơn vị ppm. Gía trị độ dịch chuyển hóa học của proton
được chuẩn theo dung môi CDCl3 ở δH 7,24. Phổ
13C được chuẩn theo tín hiệu ở giữa của
dung môi CDCl3 ở δC 77,23.
Tất cả phổ được ghi tại phòng phân tích Trung tâm của, Đại học Khoa học, Đại học
Quốc gia - Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Nguyên liệu:
17
Sơ đồ 1: Sơ đồ điều chế cao và cô lập hợp chất hữu cơ
Lá cây Boerhaavia diffusa L. đỏ tía đã được hái tại Phan Thiết, Việt Nam vào tháng
Bảy năm 2010 và được định danh bởi dược sĩ Phan Đức Bình và nhà thực vật học Võ
Văn Chi. Mẫu cây được ký hiệu Boerhaavia diffusa (kí hiệu US-A003) và lưu tại Bộ môn
Hóa hữu cơ, khoa Hóa, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Cao MeOH (500 g)
Dịch nước methanol còn lại Cao hexane (40 g)
Cao methanol – nước còn lại
(340 g)
-Ngâm, tận trích bằng methanol
-Lọc, cô quay thu hồi dung môi
-Trích lỏng-lỏng với dung môi
-Thu hồi dung môi
EA1
(2,1 g)
-Sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng.
Cao ethyl acetate (20 g)
Lá cây khô (5 kg)
VDIF10
(4 mg)
EA2
(3,8 g)
EA3
(2,3 g)
EA4
(2,7 g)
EA5
(4,5 g)
EA6
(3,5 g)
VDIF6
(4 mg)
18
Lá cây khô (5 kg) được xay thành bột và ngâm dầm với MeOH (20 lít × 5 lần) ở nhiệt
độ phòng trong 24 giờ. Dịch trích được thu hồi dung môi ở áp suất kém nhiều lần để thu
được cao trích thô methanol. Sử dụng đơn dung môi trích lỏng - lỏng với cao methanol,
đơn dung môi từ không phân cực đến phân cực hexane, ethyl acetate và dịch nước
methanol còn lại. Các dịch trích này được thu hồi dung môi ở áp suất kém thu được các
loại cao tương ứng, cao hexane (H, 40 g), cao ethyl acetate (EA, 20 g) và cao methanol -
nước còn lại (M, 340 g). Sắc kí lớp mỏng các loại cao này với hệ dung môi C-M 9:1 thu
được kết quả như hình 2.1.
A: Cao methanol thô
C: Cao elthyl acetate
B: Cao hexane
M: Cao methanol
Hình 2.1: Sắc kí lớp mỏng các cao thu được từ sơ đồ 1
2.2 Sắc kí cột trên cao ethyl acetate
Cao etyl acetat EA được sắc ký cột với những hệ dung môi có độ phân cực tăng dần
từ H 100%, H-EA (9:1), (8:2), (6:4), E:M (95:5), (9:1), (8:2) tới MeOH 100%.
Kết quả sắc ký cột thu được sáu phân đoạn (EA1 – EA6). Sắc ký lớp mỏng cho thấy
phân đoạn EA1 có các vết chính rõ đẹp. Do đó phân đoạn EA1 được chọn để tiếp tục sắc
ký cột. Bên cạnh đó chọn thêm phân đoạn EA4 sắc ký cột, giải ly lần lượt bằng các hệ
dung môi có tinh phân cực tăng dần.
2.2.1 Sắc kí cột silica gel cho phân đoạn EA1
19
Phân đoạn EA1 (2,1 g) được tiến hành sắc kí cột silica gel với hỗn hợp dung môi
H-E có độ phân cực tăng dần. Dịch giải ly từ cột sắc kí được gom thành các phân
đoạn có thể tích 50 ml. Sau đó, tiến hành sắc kí lớp mỏng trên các phân đoạn thu
được. Các phân đoạn giống nhau được cô quay thu hồi dung môi thu được tám phân
đoạn (EA1.1-EA1.8) trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả sắc kí cột của phân đoạn EA1
Phân đoạn Dung môi giải ly
Trọng lượng
(mg)
Sắc kí lớp mỏng Ghi chú
EA1.1 H:EA (95:5) 79 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.2 H:EA (95:5) 195 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.3 H:EA (95:5) 346 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.4 H:EA (9:1) 153 Vết tím rõ Khảo sát
EA1.5 H:EA (9:1) 233 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.6 H:EA (8:2) 172 Vết dài Chưa khảo sát
EA1.7 H:EA (8:2) 234 Vết dài Chưa khảo sát
EA1.8 H:EA (5:5) 314 Vết dài Chưa khảo sát
Ghi chú: H (Hexane), EA (Ethyl acetate)
Phần cao thu được từ phân đoạn EA1.4 có khối lượng (153 mg). Sau đó tiếp tục sắc kí
cột silica gel nhiều lần, giải ly bằng hệ dung môi có độ phân cực tăng dần. Kết quả thu
được chất bột màu trắng (4 mg). Kiểm tra bằng sắc kí bản mỏng với hệ dung môi H-E
(9:1) cho một vết rõ, màu tím, Rf = 0,25. Hợp chất này được kí hiệu là VDIF10.
2.2.2 Sắc kí cột silica gel cho phân đoạn EA4
Phân đoạn EA4 (2,7 g) được tiến hành sắc kí cột silica gel với hỗn hợp dung môi C-M
có độ phân cực tăng dần. Dịch giải ly từ cột sắc kí được gom thành các phân đoạn có thể
tích 50 ml. Sau đó, tiến hành sắc kí lớp mỏng trên các phân đoạn thu được. Các phân
đoạn giống nhau được cô quay thu hồi dung môi thu được năm phân đoạn (EA4.1-
EA4.5) trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả sắc kí cột của phân đoạn EA4
20
Phân đoạn Dung môi giải ly
Trọng lượng
(mg)
Sắc kí lớp mỏng Ghi chú
EA4.1 C 100% 570 Vết không rõ Chưa khảo sát
EA4.2 C:M (95:5) 820 Vết tách rõ Khảo sát
EA4.3 C:M (9:1) 640 Vết không rõ Chưa khảo sát
EA4.4 C:M (9:1) 120 Vết dài Chưa khảo sát
EA4.5 C:M (8:2) 360 Vết dài Chưa khảo sát
Ghi chú: C (Chloroform), M (Methanol)
2.2.2.1 Sắc kí cột silica gel cho phân đoạn EA4.2
Phân đoạn EA4.2 (820 mg) được tiến hành sắc kí cột silica gel với hỗn hợp dung môi C-
M có độ phân cực tăng dần. Dịch giải ly từ cột sắc kí được gom thành các phân đoạn có
thể tích tương ứng. Sau đó, tiến hành sắc kí lớp mỏng trên các phân đoạn thu được. Các
phân đoạn giống nhau được cô quay thu hồi dung môi thu được năm phân đoạn
(EA4.2.1-EA4.2.5) trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Sắc kí lớp mỏng phân đoạn EA4.2 820 mg
Phân đoạn Dung môi giải ly
Trọng lượng
(mg)
Sắc kí lớp mỏng Ghi chú
EA4.2.1 H:EA (6:4) 88 Vết không rõ Chưa khảo sát
EA4.2.2 H:EA (1:1) 120 Vết tách rõ Khảo sát
EA4.2.3 H:E A (1:1) 245 Nhiều vết tách Chưa khảo sát
EA4.2.4 EA 100% 100 Vết dài Chưa khảo sát
EA4.2.5 EA100% 252 Vết dài Chưa khảo sát
Ghi chú: H (Hexane), EA (Ethyl acetate)
2.2.2.2 Sắc kí cột silica gel cho phân đoạn EA4.2.2
Phân đoạn EA4.2.2 (120 mg) được tiến hành sắc kí cột silica gel với hỗn hợp dung
môi C-M có độ phân cực tăng dần. Dịch giải ly từ cột sắc kí được gom thành các phân
đoạn tương ứng. Sau đó, tiến hành sắc kí lớp mỏng trên các phân đoạn thu được. Khi
21
chấm sắc ký bản mỏng với hệ dung môi C-M (9:1) cho vết màu xanh Rf = 0,25, rõ nhưng
vẫn còn lẫn tạp chất. Sắc kí lớp mỏng điều chế trên thu được hợp chất tinh khiết, đó là
chất bột màu trắng (4 mg). Hợp chất này được kí hiệu là VDIF6.
.
22
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát cấu trúc hóa học hợp chất VDIF10
Hợp chất VDIF10 (4 mg) thu được từ phân đoạn EA1 (Sơ đồ 1), có những đặc điểm sau:
• Chất bột màu trắng.
• Phổ 1H-NMR (CDCl3) (Phụ lục 1a và bảng 3.1)
• Phổ 13C kết hợp với phổ DEPT-NMR (CDCl3) (Phụ lục 2b, 2c và bảng 3.1)
• Phổ HSQC, HMBC (CDCl3) (Phụ lục 2d, 2e và bảng 3.1)
Phổ 1H-NMR của VDIF10 có hai tín hiệu mũi đôi ghép cặp nhau với hằng số ghép
lớn δH 7,62 (d; J = 16,0 Hz; H-7) và δH 6,28 (d; J = 16,0 Hz; H-8) đặc trưng cho hai
proton của nhóm –CH=CH- với cấu hình E.
Ngoài ra trên phổ 1H-NMR của VDIF10 còn xuất hiện thêm ba tín hiệu của proton
methin thơm ghép nhau theo kiểu ABX tại δH 7,08 (1H; d; J = 2 Hz; H-6) , δH 6,91 (1H;
d; J = 8; H-5), δH 7,025 (1H; d; J = 1,5; H-2), cho thấy đây là nhân thơm mang ba nhóm
thế ở vị trí 1,3,4. Cuối cùng trên phổ 1H-NMR còn xuất hiện một tín hiệu của nhóm
hydroxyl tại δH 5,87 và hai nhóm methoxy với hai tín hiệu tại δH 3,92 (3H; s; 3-OCH3) và
δH 3,79 (3H; s; 9-OCH3).
Phổ 13C kết hợp phổ DEPT-NMR cho thấy hợp chất VDIF10 có 11 carbon. Trong đó,
một carbon carbonyl liên hợp δC 167,8 (C-9), hai carbon hương phương tứ cấp gắn với
oxy tại δC 146,9 (C-3), δC 148,1 (C-4), ba carbon methin olefin hương phương tại δC
109,6 (C-2), δC 114,9 (C-5), δC 123,1 (C-6), hai carbon methin olefin tại δC 145,0 (C-7),
δC 115,4 (C-8) và hai carbon thuộc nhóm methoxy tại δC 56,1 (3-OCH3), δC 51,6 (9-
OCH3).
Phổ HMBC cho thấy có tương quan từ δH 7,62 (d; J = 16,0 Hz; H-7) và δH 6,28 (d; J
= 16,0 Hz; H-8) đến δC 167,8 (C-9), cho thấy carbon carbonyl gắn vào –CH=CH-.
Có thể xác định một nhóm mehtoxy gắn vào C-3 thông qua tương quan HMBC từ tín
hiệu δH 3,92 (3H; s; 3-OCH3) đến tín hiệu δC 146,9. Nhóm methoxy còn lại gắn vào C-9
thông qua tương quan HMBC từ tín hiệu δH 3,79 (3H; s; 9-OCH3) đến tín hiệu δC 167,8
Bảng 3.1: Phổ 1H, 13C-NMR và HMBC của hợp chất VDIF10 và hợp chất so sánh methyl
ferulate.[28]
23
Vị trí
Loại
carbon
VDIF10
(CDCl3)
Methyl ferulate[28]
(CDCl3)
δH (ppm)
J (Hz)
δC (ppm)
HMBC
(1H 13C)
δH (ppm)
J (Hz)
1 >C= - 127,2 - -
2 =CH- 7,02 d (1,5) 109,6 3, 6 7,00 d (1,9)
3 >C= - 146,9 - -
4 >C= - 148,1 - -
5 =CH- 6,91 d (8,0) 114,9 1, 3 6,91 d (8,1)
6 =CH- 7,08 dd (8,0;
2,0)
123,1 2, 5
7,07 dd (8,1; 1,9)
7 =CH- 7,62 d (16,0) 145,0 2, 6, 8, 9 7,20 d (15,9)
8 =CH- 6,28 d (16,0) 115,4 1, 9 6,28 d (15,9)
9 >C=O - 167,8 - -
3-OCH3 -OCH3 3,92 s 56,1 3 3,90 s
4-OH - 5,87 s - 3, 5 5,89 s
9-OCH3 -OCH3 3,79 s 51,6 9 3,78 s
Bên cạnh đó, từ δH 7,62 (d; J = 16,0 Hz; H-7) đến δC 109,6 (C-2) và δC 123,1 (C-6) giúp
xác định nhóm –CH=CH- gắn vào nhân thơm tại vị trí C-7 (Hình 3.1).
Phổ HSQC không cho tương quan giữa proton tại δH 5,87 (1H; s), nhưng với phổ
HMBC thấy tương quan giữa proton đó với tín hiệu δC 146,9 (C-3) và tín hiệu δC 114,9
(C-5) nên có thể đề nghị tín hiệu đó là của nhóm hydroxyl –OH.
Dựa vào dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, 2D-NMR và phổ 1H-NMR của tài liệu
tham khảo[28] cấu trúc hóa học của VDIF10 được đề nghị là methyl ferulate hay methyl
2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)propenoate.
.
24
HO
OCH3
O
OCH31
2
3
6
5
7
8
9
H
H
H
H
H
4
Hình 3.1: Một số tương quan HMBC quan trọng của VDIF10
3.2. Khảo sát cấu trúc hóa học hợp chất VDIF6
Hợp chất VDIF6 (4 mg) thu được từ phân đoạn EA1 (Sơ đồ 1), có những đặc điểm
sau:
• Chất bột màu trắng.
• 1H, 13C và DEPT-NMR (CD3OD) (Phụ lục 2a, 2b, 2c và bảng 3.2)
• HSQC và HMBC quang phổ (CD3OD) (Phụ lục 2d, 2e và bảng 3.2).
• Phổ HR-ESI-MS cho mũi ion giả phân tử ở m/z 312,1222 [M-H]- (Phụ lục 2f)
• Hấp thu UV254, thuốc thử H2SO4, Vaniline – sulfuric: xanh nhạt, thuốc thử FeCl3:
vết màu xanh đen.
Phổ 1H-NMR của hợp chất VDIF6 cho thấy hai tín hiệu mũi đôi ghép cặp nhau với
hằng số ghép lớn δH 7,45 (d; J = 16,0 Hz; H-3) và δH 6,42 (d; J = 15,5 Hz; H-2) đặc
trưng cho hai proton của nhóm –CH=CH- với cấu hình E. Bên cạnh đó, ba tín hiệu của
proton methin thơm ghép nhau theo kiểu ABX tại δH 7,14 (1H; d; J = 2 Hz; H-5) , δH
7,05 (1H; d; J = 2 và J = 8 Hz; H-9), δH 7,025 (1H; d; J = 8 Hz; H-8), cho thấy đây là
nhân thơm mang ba nhóm thế ở vị trí 1,3,4. Tín hiệu mũi đôi ở δH 7,08 (2H; d; J= 8,5 Hz;
H-4’ và H-8’), δH 6,74 (2H; d; J = 8,5 Hz; H-5’ và H-7’) cho thấy sự hiện diện nhân thơm
thứ hai có cấu trúc đối xứng. Ngoài ra, còn thấy hai tín hiệu mũi ba của hai nhóm
methylene nằm kề nhau tại δH 3,49 (t; J = 7,5 Hz; H-1’) và δH 2,78 (t; J = 7,5 Hz, H-2’).
Bảng 3.2: Phổ 1H, 13C-NMR và HMBC của hợp chất VDIF6 và hợp chất so sánh
trans–N –feruloyltyramine.[15],[49]
Vị trí
Loại
carbon
VDIF6
(CD3OD)
trans–N–feruloyltyramine
(CD3OD)
25
δH (ppm)
J (Hz)
δC (ppm)
HMBC
(1H 13C)
δH (ppm)[15]
J (Hz)
δC (ppm)[49]
1 >C=O - 169,2 - 169,2
2 =CH- 6,42 d (15,5) 118,8 1, 4 6,42 d (15,8) 118,7
3 =CH- 7,45 d (16,0) 141,9 1, 2, 4, 5, 9 7,44 d (15,8) 142,0
4 >C= - 128,3 - 128,3
5 =CH- 7,14 d (2,0) 111,7 3, 6, 7, 9 7,11 d (1,8) 111,5
6 - - 149,3 - 149,3
7 - - 149,8 - 149,9
8 =CH- 6,82 d (8,0) 116,5 4; 6; 7 6,80 d (8,1) 116,5
9 =CH-
7,05 dd (8,0;
2,0)
123,2 3, 5, 7
7,02 dd (8,2;
1,8)
123,2
1’ -CH2- 3,50 t (7,0) 42,4 1, 2’, 3’ 3,47 t (7,7) 42,5
2’ -CH2- 2,78 t (7,5) 35,7 1’, 3’, 4’, 8’ 2,75 t (7,7) 35,8
3’ >C= - 131,3 131,3
4’ =CH- 7,08 d (8,5) 130,7 2’, 3’, 6’’ 7,05 d (8,5) 130,7
5’ =CH- 6,74 d (8,5) 116,3 3’, 4’, 6’ 6,72 d (8,5) 116,3
6’ - - 156,8 - 156,9
7’ =CH- 6,74 d (8,5) 116,3 3’, 5’, 6’ 6,72 d (8,5) 116,3
8’ =CH- 7,08 d (8,5) 130,7 2’, 3’, 4’ 7,05 d (8,5) 130,7
6-
OCH3
-OCH3 3,91 s 56,4 - 3,88 s 56,4
Phổ 13C kết hợp phổ DEPT-NMR cho thấy hợp chất VDIF6 có sự hiện diện của 18
carbon trong đó có một carbon carbonyl liên hợp tại δC 167.8 (C-1), ba carbon tứ cấp
hương phương gắn với oxy tại δC 156,8 (C-6’), δC 149,8 (C-7) và δC 149,3 (C-6), hai
carbon methin olefin tại δC 141,9 (C-3) δC 118,8 (C-2), hai carbon tứ cấp hương phương
không gắn oxy tại δC 131,3 (C-3’), δC 128,3 (C-4), một nhóm methoxy tại δC 56,4 (6-
OCH3).
Phổ HMBC cho thấy tương quan giữa δH 3,4 (2H; t; J = 7,5 Hz; H-1’) đến δC 167,8
(C-1) và δC 131,3 (C-3’) điều này phù hợp với công thức đề nghị. Bên cạnh đó, từ δH 7,4
(d; J = 16,0 Hz; H-3) đến δC 128,3 (C-4) và δC 118,8 (C-2) giúp xác định nhóm -
26
CH=CH- gắn vào nhân thơm tại vị trí C-3. Tín hiệu δH 2,78 (2H; t; J =7,5 Hz; H-2’)
tương quan đến δC 42,4 (C-1’) và δC 131,3 (C-3’) nên vòng thơm còn lại gắn với C2’ tại
C-3’.
Ngoài ra có thể xác định được C-6 gắn với một nhóm methoxy do tương quan HMBC
giữa tín hiệu δH 3,91 (3H; s; 6-OCH3) với tín hiệu δC 149,3 (C-6). Vậy hai carbon còn lại
(C-7 và C-6’) sẽ gắn với nhóm hydroxyl –OH (Hình 3.2).
Thêm nữa, phổ khối lượng HR-ESI-MS với mũi ion phân tử giả tại ở m/z 312,1222
[M-H]- tương ứng với công thức phân tử [(C18H18NO4 – H) với M = 312,1231, sai số
0,9%o] nên hợp chất VDIF6 được đề nghị là N-4-hydroxyphenylethyl-3-[4-hydroxy-3-
methoxyphenyl]propenamide hay trans–N–feruloyltyramine.[15],[49]
N
H
OCH3
HO
O
OH
H
H
H
H
H
H
H H
H
H
H
1
24
5
6
7
8
9 1'
2'
3'
4'
8'
6'
5'
7'
3
Hình 3.2: Một số tương quan HMBC quan trọng của VDIF6
27
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN
4.1 Kết luận
Việc góp phần khảo sát thành phần hóa học của cây Boerhaavia diffusa Linn., thu hái
tại Phan Thiết đã thu được những kết quả như sau:
Từ phân đoạn EA1 cao ethyl acetate đã cô lập được hợp chất VDIF10 , sử dụng các
phương pháp phân tích hóa lí hiện đại như phổ NMR, kết hợp so sánh với các tài liệu
tham khảo đã đề nghị cấu trúc VDIF10 như sau:
HO
OCH3
OCH3
O
Methyl 2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)propenoate
Từ phân đoạn EA4 cao ethyl acetate đã cô lập được hợp chất VDIF6 , sử dụng các
phương pháp phân tích hóa lí hiện đại như phổ NMR, phổ MS phân giải cao, kết hợp so
sánh với các tài liệu tham khảo đã đề nghị cấu trúc VDIF6 như sau:
HO
OCH3
N
H
O
OH
N-4-Hydroxyphenylethyl-3-[4-hydroxy-3-methoxyphenyl]propenamide
4.2 Đề xuất
Do còn nhiều hạn chế, vì vậy, thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu những phân đoạn
còn lại, đồng thời tiến hành thử hoạt tính sinh học đối với các loại cao và các hợp chất đã
cô lập được.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A - TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
[1] Phan Đức Bình (2004), Tạp chí Thuốc và Sức khỏe, số 273, trang 16.
[2] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1, NXB Trẻ, trang 717.
[3] Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt nam, NXB Y học, TP.HCM, trang 1029-
1030.
B - TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
[4] Adesina S.K, Anticonvulsant properties of the roots of Boerhavia diffusa. Quarterly
Journal of Crude Drug Research, 17, 84-86, (1979).
[5] Agrawal, B., Das, S., Pandey, A. (2011), Boerhaavia diffusa Linn: A review on its
phytochemical and pharmacological profile, Asian Journal of Applied Sciences,
4(7), 663-684.
[6] Agrawal, Anurag (A); Srivastava, Shalini (S); Srivastava, M M (MM). Antifungal
activity of Boerhavia diffusa against some dermatophytic species of Microsporum.
Hindustan Antibiot. Bull.; 45-46(1-4): 1-4.
[7] Anand R.K. (1995), Biodiversity and tribal association of Boerhaavia diffusa in
India ‒ Nepal Himalayan Terai region, Flora nd Fauna, 6(2), 167-170.
[8] Barthwal, M. and Srivastava, K. Advances in Contraception 6, 113-124, (1990).
[9] Belkacem, A.A., Macalou, S., Borrelli, F., Capasso, R., Fattorusso, E., Scafati, O.T.,
Pietro, A.D. (2007), Nonprenylated rotenoids, a new class of potent breast cancer
resistance protein inhibitors, Journal of Medicinal Chemistry, 50, 1933–1938.
[10] Bhalla, T.N., Gupta, M.B., Sheth, P.K., Bhargava K.P. (1968), Anti-inflammatory
activity of Boerhaavia diffusa, Indian Journal of Physiology and Pharmacology, 12,
37.
[11] Borrelli, F., Milic, N., Ascione, V., Capasso, R., Izzo, A.A., Capasso, F., Petrucci,
F., Valente, R., Fattourusso, E., Scafati, O.T. (2005), Isolation of new rotenoids
from Boerhavia diffusa and evaluation of their effect on intestinal mobility, Planta
Medica, 71(10), 928-932.
[12] C.A. Hiruma-Lima, J.S. Gracioso, E.J.B. Bighetti,L. Germonsén Robineou, A.R.M.
Souza Brito, The juice of fresh leaves of Boerhavia diffusa L.(Nyctaginaceae)
29
markedly reduces pain in mice. Journal of Ethnopharmacology 71, page 267–274,
(2000).
[13] C.O. Ujowundu , C.U. Igwe , V.H.A. Enemor , L.A. Nwaogu and O.E. Okafor,
Nutritive and anti-nutritive properties of Boerhavia diffusa and Commelina
nudiflora leaves, Pakistan Journal of Nutrition, 7 (1): 90-92, (2008).
[14] Chandan, B.K., Sharma, A.K., Anand, K.K. (1991), Boerhaavia diffusa: A study of
its hepatoprotective activity, Journal of Ethnopharmacology, 31(3), 299-307.
[15] Chang ,Y.C., Chen C.Y., Chang, F.R., Wu, Y.C. (2001), Alkaloids from Lindera
glauca, Journal of the Chinese Chemical Society, 48, 811-815.
[16] Chopra, R.N., Ghosh, S., Dey, P., Ghosh, B.N. (1923), Pharmacology and
therapeutics of Boerhaavia diffusa (Punarnava), Indian Medical Gazette, 68, 203-
208.
[17] Chopra G.L. (1969). Angiosperms. Systematics and Life Cycle. S. Nagin & Co.,
Jalandhar, Punjab, India, 361–365.
[18] Desai, H.K., Gawad, D.H., Govindachari, T.R., Joshi, B.S., Kamat, V.N. (1973),
Chemical investigation of Indian plants. Part VII, Indian Journal of Chemistry, 11,
840-842.
[19] Gupta, J., Ali, M. (1998), Chemical constituents of Boerhaavia diffusa Linn. roots,
Indian Journal of Chemistry, 37, 912-917.
[20] Güvenalp, Z., Demirezer, O. (2005), Flavonol glycosides from Asperula arvensis L.,
Turkish Journal of Chemistry, 29, 163-169.
[21] Hiruma-Lima, C.A., Gracioso, J.S., Bighetti E.J.B., Robineou, G., Souza Brito, A.
R.M. (2000), The juice of fresh leaves of Boerhaavia diffusa L. (Nyctaginaceae)
markedly reduces pain in mice, Journal of Ethnopharmacology, 71, 267-274.
[22] I. Adeleye Adeyemi, A. Ezekiel Omonigbehin , Smith Stella , Odusola Oluwatosin
and Sobande Jumoke, Antibacterial activity of extracts of Alchornea cordifolia
(Schum and Thonn) Mull.Arg., Boerhavia diffusa (L) and Bridellia micranthaI
(Hoscht) Baill. used in traditional medicine in Nigeria on Helicobacter pylori and
four diarrhoeagenic bacterial pathogens. African Journal of Biotechnology Vol. 7
(20), pp. 3761-3764, 20 October,(2008).
30
[23] Jain G.K. and Khanna N.M. (1989), Punarnavoside: A new antifibrinolytic agent
from Boerhaavia diffusa L., Indian Journal of Chemistry, 28b, 163-166.
[24] Kadota ,S., Lami ,N., Tezuka ,Y., and Kikuchi ,T.(1989), Structure and NMR
spectra of boeravinone C, a new rotenoid analogue from Boerhaavia diffusa L.,
Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 36(6), 2289-2292.
[25] Kerrigan, R.A., Dixon, D.J. (2011), Flora of Darwin Region, Northern Territory
Herbarium, Department of Natural Resources, Environment, The Arts and Sport, 1,
1-6.
[26] Lami, N., Kadota, S., Tezuka, Y., Kikuchi, T. (1990), Constituents of the roots of
Boerhaavia diffusa L. II. Structure and stereochemistry of a new rotenoid,
boeravinone C, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 38(6), 1558–1562.
[27] Lami, N., Kadota, S., Tohru Kikuchi, T. (1991), Constituents of the roots of
Boerhaavia diffusa L. IV. Isolation and structure determination of boeravinone D, E
and F, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 39(7), 1863-1865.
[28] Lee, T.H., Chiou, J.L., Lee, C.K., Kuo, Y.H. (2005), Separation and determination
of chemical constituents in the roots of Rhus javanica L. var. roxburghiana, Journal
of the Chinese Chemical Society, 52, 833-841
[29] L. Pari, M. Amarnath Satheesh, Antidiabetic activity of Boerhavia diffusa L. Effect
on hepatic key enzymes in experimental diabetes. Journal of Ethnopharmacology 91,
109–113, (2004).
[30] L P Awasthi and H N Verm, Boerhavia diffusa – A Wild Herb with Potent
Biological and Antimicrobial Properties.
[31] Mehrotra, S., Mishra, K.P., Maurya, R., Srimal, R.C., Singh V.K. (2002),
Immunomodulation by ethanolic extract of Boerhaavia diffusa roots, International
Immunopharmacology, 2(7), 987-996.
[32] Mishra, J.P. (1980), Studies on the effect of indigenous drug Boerhaavia diffusa on
kidney regeneration, Indian Journal of Pharmacy, 12, 59.
[33] Misra, A.N., Tiwari, H.P. (1971), Constituents of the roots of Boerhaavia diffusa,
Phytochemistry, 10, 3318-3319.
31
[34] Najam, A., Singh, A.K., Verma, H. N. (2008), Ancient and modern medicinal
potential of Boerhaavia diffusa and Clerodendrum aculeatum, Research in
Environment and Life Sciences, 1(1), 1-4.
[35] Orish Ebere Orisakwe, Onyenmechi Johnson Afonne, Mary Adaora Chude,
Ejealutuchukwu Obi, and Chudi Emma Dioka, Sub-chronic toxicity studies of
aqueous extract of Boerhavia diffusa leaves. Journal of Health Science, 49(6), page
444-447, ( 2003).
[36] Olukoya, D.K., Tdika, N., Odugbemi T. (1993), Antibacterial activity of some
medicinal plants from Nigeria, Journal of Ethnopharmacology, 39, 69-72. [23]
[37] Pandey, R., Maurya, R., Singh, G., Sathiamoorthy, B., Naik, S. (2005),
Immunosuppressive properties of flanonoids isolated from Boerhaavia diffusa
Linn., International Immunopharmacology, 5, 541-553.
[38] Rajpoot, K., R.N. Mishra (2011), Boerhaavia diffusa roots (Punarnava mool) ‒
Review as Rasayan (Rejuvenator/Antiaging), International Journal of Research in
Pharmaceutical and Biomedical Sciences, 2(4), 1451-1460.
[39] Ramabhimaiah S., Stalin D., Kalaskar N.J., (1984), Pharmacological investigations
of the water soluble fraction of the methanol extracts of Boerhavia diffusa roots.
Indian Drugs, 21 (8), 343-344.
[40] Rawat, A.K.S., Mehrotra, S., Tripathi, S.K., Shama U. (1997), Hepatoprotective
activity in punarnava ‒ a popular Indian Journal of
Ethnopharmacology, 56(1), 61-68.
[41] Rain tree nutrition, tropical plant database, database file for: ERVA TOSTÃO
(Boerhavia diffusa).
[42] Rupjyoti Bharali, Mohammed R. H. Azad and Jawahira Tabassum
Chemopreventive action of Boerhavia diffusa on DMBA-Included skin
carcinogenesis in mice. Indian J Physiol Pharmacol; 47 (4) : 459–464, (2003).
[43] Sahu, A.N, Damiki, L., Nilanjan, G., Dubey, S. (2008), Phytopharmacological
review of Boerhaavia diffusa Linn. (Punarnava), Pharmacognosy Reviews–
Supplement, 2(4), 14-22.
32
[44] Seth, R.K., Khamala, M., Chaudhury, M., Singh, S., Sarin, J.P.S. (1986), Estimation
of punarnavosides, a new antifibrinolytic compound from Boerhaavia diffusa,
Indian Drugs, 23, 583-584.
[45] Singh, R.P., Shokala, K.P., Pandey, B.L., Singh, R.G., Usha, Singh, R. (1992),
Recent approach in clinical and experimental evaluation of diuretic action of
purnarnava (Boerhaavia diffusa) with special effect to nephrotic syndrome, Journal
of Indian Medicine, 11, 29-36.
[46] Srivastava, D.N., Singh, R.H., Udupa, K.N. (1972), Studies on the Indian
indegeneous drug, Punarnava (Boerhaavia diffusa Linn.) Part V. Isolation and
identification of a sterol, Journal of Research in Indian Medicine, 7, 34-36.
[47] Stintzing, F.C., Kammerera, D., Schiebera, A., Adamab, H., Odile G. Nacoulmab,
O.G., Carlea, R. (2003), Betacyanins and phenolic compounds from Amaranthus
spinosus L. and Boerhaavia erecta L., Zeitschrift Naturforsch, 59c, 1-8.
[48] Suri, O.P., Kant, R., Jamwal, R.S., Suri, K.A., Atal, C.K. (1982), Boerhaavia
diffusa, a new source of phytoecdysones, Planta Medica, 44(3), 180-181.
[49] Tanaka, H., Yatsuhashi, S., Yasuda, T., Sato, M., Sakai, E., Xiao, C., Murata, H.,
Murata, J. (2009), A new amide from the leaves and twigs of Litsea auriculata,
Journal of Natural Medicines, 63, 331-334
[50] Wang, T., Yuan, Y., Wang, J., Han, C., Chen, G. (2012), Anticancer activities of
constituents from the stem of Polyalthia rumphii, Pakistan Journal of
Pharmaceutical Sciences, 25(2), 353-356.
[51] Wohrli, F.W.E., Nishida, T. (1979), Progress in the chemistry of organic natural
products, Springer-Verlag/Wein, 36, 90-103.
C - TÀI LIỆU TRÊN MẠNG
[52] (15/5/2013)
[53]
(15/5/2013)
33
PHỤ LỤC
Phụ lục 1a: Phổ 1H-NMR của hợp chất VDIF10
34
Phụ lục 1b: Phổ 13C-NMR của hợp chất VDIF10
35
Phụ lục 1c: Phổ DEPT của hợp chất VDIF10
36
Phụ lục 1d: Phổ HMBD của hợp chất VDIF10
37
Phụ lục 1e: Phổ HSQC của hợp chất VDIF10
38
Phụ lục 2a: Phổ 1H-NMR của hợp chất VDIF6
39
Phụ lục 2b: Phổ 13C-NMR của hợp chất VDIF6
40
Phụ lục 2c: Phổ DEPT của hợp chất VDIF6
41
Phụ lục 2d: Phổ HMBC của hợp chất VDIF6
42
Phụ lục 2e: Phổ HSQC của hợp chất VDIF6
43
Phụ lục 2f: Phổ MS của hợp chất VDIF6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_16_0413280932_1726.pdf