Trong khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thành phần hóa học
cao ethyl acetate của thân rễ cây bảy lá một hoa Paris polyphylla Smith, thuộc chi
Paris, thu hái tại tỉnh Lâm Đồng.
Bằng kĩ thuật SKC trên sillica gel pha thường kết hợp với SKLM, chúng tôi
đã phân lập được một hợp chất FE9. Dựa vào các kết quả phổ 1H-NMR, 13C-NMR,
DEPT 90 và 135, HMBC và các tài liệu đã tra cứu thì cấu trúc của hợp chất được
xác định là hỗn hợp của stigmasterol 3-O- β-D-glucopyranoside và β -sitosterol-3-
O- β-D-glucopyranoside
39 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát thành phần hóa học của cao Ethyl acetate cây bảy lá một hoa Paris polyphylla Smith, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA
HOÀNG THỊ THU HỒNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CAO ETHYL ACETATE CÂY BẢY LÁ
MỘT HOA PARIS POLYPHYLLA SM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 5
1.1. Phân loại ............................................................................................................. 5
1.2. Cây bảy lá một hoa ............................................................................................ 5
1.2.1. Khái quát .................................................................................................. 5 1.2.2. Mô tả thực vật .......................................................................................... 6
1.3. Phân bố và sinh thái ........................................................................................... 6
1.4. Các nghiên cứu về cây bảy lá một hoa .............................................................. 7
1.5. Tác dụng dược lý ............................................................................................. 21
1.6. Tính vị, công năng ........................................................................................... 22
Chương 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................... 24
2.1. Nguyên liệu ...................................................................................................... 24
2.2. Điều kiện thực nghiệm ..................................................................................... 24
2.2.1. Hóa chất ................................................................................................. 24
2.2.2. Trang thiết bị .......................................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 25
2.3.1. Chiết xuất ............................................................................................... 25
2.3.2. Lắc phân đoạn ........................................................................................ 25
2.3.3. Sắc kí cột silica gel pha thuận ................................................................ 25
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 28 3.1. Kết quả quá trình chiết ..................................................................................... 28
3.2. Kết quả lắc phân đoạn ...................................................................................... 28 3.3. Kết quả cô lập .................................................................................................. 30 3.4. Biện giải cấu trúc hợp chất thu được ............................................................... 31
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 36
4.1. Kết luận ............................................................................................................ 36
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 37
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ................................................................................................ 37
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho thảm thực vật phong phú,
trong đó có rất nhiều loài cây có khả năng chữa nhiều loại bệnh. Theo thống kê
chưa đầy đủ của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho thấy, hiện nước ta có khoảng 3.800
loài thực vật có thể làm thuốc. Trong đó có những loại quý mà nền y học thế giới rất cần như: hoàng liên, lan kim tuyến, thạch tùng răng cưa, sâm ngọc linh, thất diệp nhất chi hoa, ... Từ xưa, dân gian đã biết dùng các loại cây cỏ kết hợp với nhau để chữa
bệnh. Theo thời gian, cùng với sự phát triền của khoa học, kĩ thuật, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các loài thực vật, các cây thuốc ra đời nhằm bổ sung và phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu các cây thuốc, bên cạnh đó các nhà nghiên cứu dược liệu đã tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên có lợi và an toàn cho sức khỏe con người, chữa được một số bệnh.
Cây bảy lá một hoa hay còn gọi là thất diệp nhất chi hoa là một loại thảo
dược đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy cây bảy lá một hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn,...; kháng virut cúm; chống co thắt, trừ đờm và giảm ho; trấn tĩnh giảm đau; chống viêm và cầm máu; làm giảm mỡ
máu; và đặc biệt là có tác dụng ức chế trực tiếp sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cho thấy, dịch chiết thất diệp nhất
chi hoa đã góp phần kéo dài thời gian sống của những bệnh nhân bị ung thư dạ
dày và ung thư phổi.
Tuy nhiên, cây thuốc này còn chưa được nhiều người biết đến và cũng chưa
được di thực và trồng hái nhiều ở nước ta. Việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hóa học cũng như nghiên cứu tác dụng dược lý của loài cây này tại Việt Nam còn rất hiếm. Bên cạnh đó, việc khai thác bừa bãi hiện nay của người dân cũng
đang làm nguy hại đến nguồn dược liệu quý hiếm này.
Vì những lí do trên , chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Khảo sát
thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa Paris
Polyphylla Sm.” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thành phần hóa học của loài cây này.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Phân loại [4]
Theo trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, cây bảy lá một hoa có vị trí
phân loại như sau:
- Giới: Thực vật
- Ngành: Magnoliophyta (Mộc lan, Hạt kín)
- Lớp: Liliopsida (Hành)
- Bộ: Dioscoreales (Củ nâu)
- Họ: Trilliaceae (Trọng lâu)
- Chi: Paris
1.2. Cây bảy lá một hoa
1.2.1. Khái quát [3]
- Tên khoa học: Paris polyphylla Sm.
- Tên đồng nghĩa: Daiswa polyphylla (Smith) Raf.
- Thuộc chi Paris, họ Hành tỏi (Liliaceae).
- Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu, độc cước liên, thiết đăng
đài, thảo hà sa, cúa dô (H’Mông).
- Tên nước ngoài: Parisette, Herbe – Paris (Pháp).
Hình 1.1: Cây bảy lá một hoa Hình 1.2: Thân rễ bảy lá một hoa
1.2.2. Mô tả thực vật [3]
Bảy lá một hoa là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5 – 0,7m. Thân rễ mập,
chia nhiều đốt, có những ngấn ngang và sẹo to. Thân thẳng đứng, cao đến 1m,
không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím, giữa thân có một tầng lá mọc vòng từ 6-
8 cái, thường là 7, lá hình trứng – bầu dục hoặc mác thuôn, dài 15 – 20cm, rộng 8 – 10cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, mặt dưới màu lục nhạt
hoặc hơi tím đỏ; có 3 gân; cuống lá dài.
Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, cách tầng lá khoảng 15 – 30cm; lá đài hình
mác màu lục; rời từng cái một trông như lá; cánh tràng hình sợi màu vàng; bằng
hơi ngắn hơn lá đài, nhị nhiều; mảnh, có bao phấn màu vàng nâu, bầu màu tím đỏ
có 3 ngăn. Quả mọng, màu tím đen, hạt to màu vàng. Mùa hoa vào tháng 3 – 7, mùa quả: tháng 8 – 12.
1.3. Phân bố và sinh thái [3]
Loài bảy lá một hoa, có tên khoa học là Paris polyphylla Sm., thực ra rất
hiếm gặp ở Việt Nam. Các điểm đã thu được mẫu vật gồm có Mộc Châu ( Sơn La),
Đồng Văn (Hà Giang), và một số điểm phân bố khác. Trên thế giới, cây phân bố ở
Trung Quốc (bao gồm An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hà Nam, Hồ
Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên...), Ấn Độ, Nê Pan và Myanma.
Bảy lá một hoa là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc rải rác dưới
tán rừng kín thường xanh, dọc theo các bờ khe suối, trên đất ẩm nhiều mùn. Phần
thân trên mặt đất lụi hàng năm vào cuối mùa thu. Thân rễ mang 1 -2 chồi ngủ tồn
tại qua đông và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Trong tự nhiên, thường chỉ
có những cây lớn với chiều dài thân rễ trên 5 cm mới thấy có hoa quả.
OO
OO
O
O
CH2OH
RO
OH
OH
OH
OH
OH
O
H
OH
HO
HOH2C
Bảy lá một hoa là cây thích nơi có khí hậu ẩm mát, ít gió, nhưng không
chịu úng. Cây chưa được trồng trên quy mô lớn mà chỉ ở phạm vi các vườn cây
thuốc ở một số địa phương.
Cây được nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Hằng năm, vào tháng 10 -11, thu lấy quả chín đem gieo trong vườn ươm hoặc phơi khô để đến mùa xuân
năm sau mới gieo. Mỗi cây chỉ có một hoa, mỗi hoa chỉ có ít hạt nên hệ số nhân
giống bằng hạt không cao. Thân rễ bảy lá một hoa có nhiều đốt chứa mắt ngủ, có
thế tách ra từng đoạn để trồng. Thời vụ trồng chủ yếu là mùa xuân và mùa thu.
Mùa thu hoạch thường vào tháng 6 -7. Khi thu, đào thân rễ rửa sạch, để
nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được.
Bảy lá một hoa và những loài khác cùng chi là những cây thuốc thuộc diện
quý hiếm ở Việt Nam. Do nạn phá rừng làm thu hẹp môi trường sống, gần đây lại
bị thu gom bán qua biên giới, nguy cơ tuyệt chủng của chúng càng thêm gay gắt.
Bảo tồn các loài Bảy lá một hoa đang là một yêu cầu cấp thiết.
1.4. Các nghiên cứu về cây bảy lá một hoa
Trên thế giới
Năm 1982, Sheo B.Singh và cộng sự đã cô lập được 4 hợp chất spirostanol saponin gồm Polyphyllin C (1), D (2), E (3) và F (4). [12]
Polyphyllin C (1): R = H
OO
O
Me
OH
OH
OH
OH
Me
H
O
O
OO
Me
O
O
OH
OH
OH
Me
O
O
OH
OH
OH
Me
O
OH
OH
OH
CH2OH
O
Polyphyllin D (2): R =
Polyphyllin E (3): R =
Năm 2002, Hisashi Matsuda và cộng sự đã phân lập được 4 loại
spirostanol saponin steroid gồm pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-arabinofuranosyl(1→4)]-β-D-glucopyranoside (5), pennogenin 3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl
(1→2)]-β-D-glucopyranoside (6), diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-arabinofuranosyl(1→4)]-β-D-glucopyranoside (7), và diosgenin 3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl
(1→2)]-β-D-glucopyranoside (8), một furostanol saponin steroid mới là
parisaponin I (9), cùng với 2 furostanol saponin steroid đã biết là trigofoenoside
A (10) và protogracillin (11). [6]
Polyphyllin F (4)
OO
O
OH
O
OH
HO
O
OH
HO
O
CH3HO
OHOH
O
OH
Ο H
H
H
Pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-
arabinofuranosyl(1→4)]-β-D-glucopyranoside (5)
OO
O
O
OH
HO
O
OH
HO
O
CH3HO
OHOH
O
OH
Ο H
H
H
O
O
O
O
OH
HO
O
CH3HO
OHOH
O
Ο H
H
O
H
CH3
OH OH
OO
H
CH3
OH OH
HO
O
O
H
HO
OH
OHO
CH3
OH OH
O
O
O
HO
OHHO
OH
H
O
OH
O O
OH
HO
OH
H
H
O
O
O
OH
O
OH
HO
O
CH3HO
OHOH
O
Ο H
H
O
H
CH3
OH OH
OO
H
CH3
OH OH
HO
Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-
rhamnopyranosyl(1→2)]-β-D glucopyranoside
(8)
Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-
arabinofuranosyl(1→4)]-β-D-glucopyranoside (7)
Pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-
rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl
(1→2)]-β-D-glucopyranoside (6)
Parisaponin I (9)
O
O
H
HO
O
OHO
CH3
OH OH
H
O
HO
O
H
OH
HO OH
HO
O
O
HO
OHHO
OH
H
O
OH
O
O
H
HO
OH
OHO
CH3
OH OH
H
O
HO
O
O
HO
OHHO
OH
H
O
OH
Năm 2007, Xiu-feng Zhang và cộng sự đã phân lập được ba loại saponin
diosgenyl từ Paris polyphylla và khảo sát ảnh hưởng của 3 loại saponin này đến hệ
miễn dịch kích thích liên quan đến thực bào, hệ hô hấp và việc sản xuất nitric
oxide trong tế bào bạch cầu của chuột. Nhóm tác giả đã phân lập được ba loại saponin diosgenyl là: diosgenin (12), diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-
α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[ α-L-rhamnopyranosyl(1→2)] -β-D-
glucopyranoside (8), và diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)- α-L-arabino
furanosyl- β-D-glucopyranoside (13). [15] O
O
HO
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
19
11
12 13
14
18
17
15
16
20
21
22
23
24
26
25
27
Trigofoenoside A (10)
Protogracillin (11)
OO
O
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
19
11
12 13
14
18
17
15
16
20
21
22
23
24
26
25
O
H
OH
H
H
H
O
HO
H
O HHO
H
H
CH3
HO H
H
HO
O
27
O
H
H
H2CHO
H OH
OH H
O
O
O
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
19
11
12 13
14
18
17
15
16
20
21
22
23
24
26
25
27
O
OH
HOOO
OH
HO
OH
O
OMe
HO
HO OH
OH
Diosgenin (12)
(25R)-spirost-5-en-3β, 7β-diol-3-O-α-L-
arabinofuranosyl-(1→4)-[ α-L-rhamnopyranosyl-
(1→2)]- β-D-glucopyranoside (14)
Cũng vào năm 2007, Yu Zhao và cộng sự đã phân lập được một hỗn hợp
đồng phân lập thể saponin spirostanol mới và một saponin cholestane mới từ thân rễ của Paris polyphylla var. yunnanensis. Công thức của ba hợp chất mới
được xác định là (25R)-spirost-5-en-3β, 7β-diol-3-O-α-L-arabinofuranosyl-
(1→4)-[ α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]- β-D-glucopyranoside (14), (25R)-spirost-5-en-3β, 7α-diol-3-O-α-L-arabinofuranosyl-(1→4)-[ α-L-
rhamnopyranosyl-(1→2)]- β-D-glucopyranoside (15), 26-O- β- D-glucopyranosyl-
(25R)-∆5(6),17(20)-dien-16,22-dione-cholestan-3β, 26-diol-3-O-α-L-
arabinofuranosyl-(1→4)-[ α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]- β-D-glucopyranoside
(16). [17]
Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)- α-L-
arabino furanosyl- β-D-glucopyranoside (13)
OO
OHO
O
OH
HO
O
O
HO
OH
OH
O
OMe
HO
HO OH
O
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
19
11
12 13
14
18
17
15
16
20
21
22 24
25
27
O
OH
HOOO
OH
HO
OH
O
OMe
HO
HO OH
OH
OO
O
26
23
O
OH
HO
HO
OH
(25R)-spirost-5-en-3β, 7α-diol-3-O-α-L-arabinofuranosyl-
(1→4)-[ α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]- β-D-
glucopyranoside (15)
Cũng năm này, Yu Wang và cộng sự cũng đã phân lập được 2
phenylpropanoid glycoside là parispolyside F (17) và parispolyside G (18). [16]
26-O- β- D-glucopyranosyl-(25R)-∆5(6),17(20)-dien-16,22- dione-cholestan-3β, 26-diol-3-O-α-L-arabinofuranosyl-
(1→4)-[ α-L-rha mnopyranosyl-(1→2)]- β-D-
glucopyranoside (16)
Parispolyside G (18)
Năm 2008, LuLu Yan và cộng sự đã phân lập được một hợp chất
phenylpropanoid glycoside từ rễ cây Paris polyphylla var. yunnanensis. Công thức của chất mới: 2-feruloyl-O-α-D-glucopyranoyl-(1’→2)]-3,6-O-feruloyl- β-D-
fructofuranoside (19). [8] 2-feruloyl-O-α-D-glucopyranoyl-(1’→2)]-3,6-O-feruloyl- β-D-fructofuranoside (19)
Cùng năm, Dawei Deng và cộng sự đã phân lập được 3 saponin steroid
gồm (25R)-spirost-5-ene-3β,17α-diol (pennogenin) 3-O-{O-α-L-
H3CO
OH
O O
OH
O
OH
OCH3
O
O
O
O
OH
OH
OH
OH
OH
3'''
2'''
4'''
5'''
6'''
1'''
7'''
8'''
9'''
5
6
4
3
2
1
1'
6'
5'
4'
3'
2'
9''
8''
7''
1''
2''
6''
5''
4''
3''
HO
O
OH
OH
O
O
O
OH
OH
O
O
H3CO
HO
O
OH
OH
O
O
OH OOH
COOH
H3C OHO
OCH3
HOOC
Parispolyside F (17)
OH3C
O
O
HO
OR1
H
H
H
O
O
HO
RO
OH
O
OH
OH
OH
CH3
O
OH
OH
HO
O
OH
OH
O
OH
HO
HO O
O O
OH
OH
OH
CH3
O
OH
OH
CH3
rhamnopyranosyl-(12)-O-[α-L-arabinofuranosyl-(1→4)]-β-D-glucopyranoside}
(20); (25R)-spirost-5-ene- 3β,17α-diol (pennogenin) 3-O-{O-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→4)]-β-D-glucopyranoside} (21); (25R)-spirost-5-ene-
3β,17α-diol (pennogenin) 3-O-{O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[O-β-
xylopyranosyl-(1→5)-α-L-arabinofuranosyl- (1→4)]-β-D-glucopyranoside} (22). [5]
(20): R = (21): R = (22): R =
Năm 2009, Ting Zhang và cộng sự đã phân tích định tính và định lượng
các hợp chất saponin steroid từ Paris polyphylla var. yunnanensis và Paris
polyphylla var. chinensis bằng phương pháp sắc kí lỏng kết hợp với khối phổ. [13] Cấu trúc chung của các saponin steroid mà nhóm tác giả đã nghiên cứu:
OO
R1
R2O
3
10
19
11
12
18
13
14
7
9
5
17
16
15
22
21
26 25
2723 24
1
20
Ký hiệu Loại Aglycone R1 R2 Tên hợp chất
6 Pennogenin -OH Rha(1→4)-Rha (1→4)-
[Rha(1→2)]-Glc-
Pennogenin 3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl
(1→2)]-β-D-
glucopyranoside
23 Pennogenin -OH Rha(1→2)-[Glc
(1→3)]-Glc- Pennogenin 3-O-α-L- rhamnopyranosyl(1→2)-[ β-D-glucopyranosyl(1→3)]-
β-D-glucopyranoside
5 Pennogenin -OH Rha(1→2)- [Ara
(1→4)]-Glc- Pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-arabinofuranosyl(1→4)]-
β-D-glucopyranoside
24 Pennogenin -OH Rha(1→2)-Glc- Pennogenin 3-O-α-L- rhamnopyranosyl(1→2)-β-D- glucopyranoside
25 Pennogenin -OH Ara(1→4)-Glc- Pennogenin 3-O-α-L- arabinofuranosyl(1→4)-β-D- glucopyranoside
8 Diosgenin -H Rha(1→4)-Rha(1→4)-
[Rha(1→2)]-Glc-
Diosgenin 3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl
(1→2)]-β-D-
glucopyranoside
26 Diosgenin -H Rha(1→2)-[Glc
(1→3)]-Glc-
Diosgenin 3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1→2)- [β-D-
glucopyranosyl(1→3)]-β-D-
glucopyranoside
7 Diosgenin -H Rha(1→2)-
[Ara(1→4)]-Glc- Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-arabinofuranosyl(1→4)]-
β-D-glucopyranoside
27 Diosgenin -H Rha(1→2)-Glc- Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-β-D- glucopyranoside
28 Diosgenin -H Ara(1→4)-Glc- Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-β-D- glucopyranoside
OO
OO
O
HO
OH
O
O
Me
HO OH
OH
OMe
HO
HO OH
O
O
H3C
CH3
OHOHCH3
CH3
O
O
O
O
HO
OH
O
O
HO
H3C
HO
OH
HO
H3C
HO
OH
β-ecdysterone (30)
24-α-hydroxyl-pennogenin-3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-
arabinofuranosyl(1→4)]- β-D-glucopyranoside (31)
Bảng 1. Các saponin steroid từ cây Paris polyphylla var. yunnanensis và P.
Polyphylla var. chinensis nhóm tác giả phân tích.
Cùng năm 2009, Liancai Zhu và cộng sự đã phân lập được hợp chất β-ecdysterone (30) và 3 saponin steroid từ Paris polyphylla var. yunnanensis gồm pennogenin 3-O-α-L- rhamnopyranosyl(1→2)-β-D- glucopyranoside (24), pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl(1→4)-[α-L-
rhamnopyranosyl (1→2)]-β-D-glucopyranoside (6) và 24-α-hydroxyl-pennogenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-[α-L-arabinofuranosyl(1→4)]- β-D- glucopyranoside
(31). [9]
Năm 2010, Wang G. X. và cộng sự đã nghiên cứu và nhận thấy 2 hợp chất saponin steroid là dioscin (32) và polyphyllin D (2) có tiềm năng là tác nhân chống lại ký sinh trùng Dactylogyrus. [14]
29 Diosgenin -H Glc- Diosgenin 3-O-β-D-
glucopyranoside
OH
OH
O
OH
OH
OH OH
O
OH
OH
HO
OH
O
OH
HO
OH
O
O
1
2
3
4
5
6
7
810
19
11
12 13
14
18
17
15
16
20 22 24
26
25
27
23
H
H2C
OR2
21
H
OR1
HO
H
HO
OR3
9
H H
O
OH
H2C
OR2
H
OR1
HO
H
HO
OR3
H H
Năm 2012, Li-Ping Kang và cộng sự đã phân lập bốn hợp chất saponin steroid mới: parisyunnanosides G-J (33-36) và 3 hợp chất đã biết của Paris
polyphylla var. yunnanensis: padelaoside B (37), pinnatasterone (38), và 20-
hydroxyecdyson (39). Tất cả các hợp chất trên được đánh giá là có khả năng gây
độc chống lại tế bào ung thư bạch cầu CCRF của con người. [7]
Parisyunnanoside G (33): R1=S1, R2=S2, R3=S3
Parisyunnanoside H (34): R1=S1, R2=H, R3=S3
O
OH
O
O
HO
OHO
HO OH
O
HO
HO OHS1 S3
Dioscin (32)
S2
OH
H2C
OR2
H
OR1
HO
H
H H
O
Parisyunnanoside I (35): R1=S1, R2=S2, R3=S Parisyunnanoside J (36): R1=S1, R2=S2 Padelaoside B (37): R1=S1, R2=H, R3=S3 Pinnatasterone (38): R1=OH, R2=H 20-hydroxyecdyson (39): R1=H, R2=OH
O
OH
H2C
OR2
H
OR1
HO
H
HO
OR3
H H
H
HO
H OH
OH
H O
OH
R1 R2
OH
Trong nước
Hiện nay chưa tìm thấy nghiên cứu nào về cây bảy lá một hoa hay chi Paris tại Việt Nam.
1.5. Tác dụng dược lý
Glucosid α – paristyphnin chiết từ bảy lá một hoa gây một cảm giác râm
ran, và có tác dụng ức chế trên huyết áp động mạch cảnh, cơ tim và cử động hô
hấp. Nó gây co mạch thận, nhưng lại gây giãn mạch lách và các chi và kích thích
ruột động vật thí nghiệm. Những tác dụng này không bị atropin hoặc ergotoxin
làm thay đổi.
Bảy lá một hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn gây
bệnh và có hoạt tính chống ung thư đối với những khối u thực nghiệm. Những
glucoside steroid chủ yếu là glucoside của diosgenin và pennogenin, được chứng
minh có tác dụng cầm máu và làm tăng lực co cơ của tim.
Thân rễ của P. polyphylla và P. fargesii thu hái ở một số địa phương của
Trung Quốc, được thử nghiệm về tác dụng trên những tế bào cơ tim được nuôi
cấy. Trong môi trường nuôi cấy tiêu chuẩn, cao chiết với methanol với nồng độ
0,2 mg/ml đã làm ngừng sự đập tự phát của những khối tế bào cơ tim, nhưng cao
này làm tăng nhịp đập khi giảm nồng độ xuống một nửa.
Trong môi trường nuôi cấy có nồng độ calci thấp, 0,5 mM, nhịp đập của
những tế bào cơ tim giảm xuống khoảng 60% nhịp đập của đối chứng trong môi
trường tiêu chuẩn. Việc cho thêm cao chiết vào môi trường có nồng độ calci thấp
với nồng độ 0,1 mg/ml gây nên sự ngừng đập của tế bào, nhưng những cao khác
làm tăng nhịp đập ít nhất 10 %. [3]
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Paris polyphylla đã được sử dụng để trị
bệnh gan, ung thư phổi và thanh quản, ung thư biểu mô, Nhiều disgenin và pennogenin, cũng như các glycoside liên quan đã được cô lập từ Paris polyphylla.
Các thí nghiệm dược lý cho thấy Flacarindiol và một số hợp chất saponin trong
Paris polyphylla có hoạt tính chống ung thư. Số lượng lớn glycoside và vị trí cầu
nối của chúng trong cấu trúc của saponin ảnh hưởng mạnh đến hoạt tính chống
ung thư của chúng. Trong số các saponin, polyphyllin D được nghiên cứu rộng rãi và
được đánh giá là một tác nhân chống ung thư mạnh. [15] Dawei Deng và cộng sự đã cô lập được 3 saponin (22), (23), (24) và thử hoạt tính kháng nấm lên loài Cladosporium cladosporioides và Candida. Kết quả cho thấy cả 3 saponin này có hoạt tính kháng nấm. Hoạt tính này được đem so
sánh với một số thuốc thương mại, từ đó đưa ra một giải pháp thay thế hữu ích
cho các loại thuốc tổng hợp. [5]
Hisashi Matsuda và cộng sự đã làm thí nghiệm với dẫn xuất methanol từ thân rễ Paris polyphylla var. yunnanensis và đã phát hiện về khả năng ức chế tổn
thương dạ dày do ethanol gây ra ở chuột. Thông qua các xét nghiệm sinh học, chứng tỏ các hợp chất (5) – (8) có tác dụng mạnh trong việc ức chế tổn thương dạ
dày gây ra bởi ethanol và indomethacin. [6]
1.6. Tính vị, công năng
Thân rễ bảy lá một hoa có vị đắng, hới cay, tính hơi lạnh, hơi độc, vào kinh
can, có tác dụng xổ hạ, lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, thân rễ
của cây còn chữa sốt, sốt rét cơn, kinh giản, giải độc; nhất là khi bị rắn độc cắn,
chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn.
Ở Trung Quốc, thân rễ cây bảy lá một hoa mọc ở miền Tây Nam Trung
Quốc được dùng chủ yếu làm thuốc chữa sốt, giải độc và chữa ho.
Ở Ấn Độ và Nê Pan, thân rễ bảy lá một hoa trị giun sán bằng cách uống bột
thân rễ mỗi lần một thìa cà phê, ngày một lần, liền trong 2 ngày. Để trị mụn nhọt
và nhọt độc, hằng ngày bôi bột nhão chế từ thân rễ bảy lá một hoa một cách đều
đặn. [3]
Thân rễ của Paris polyphylla được sử dụng rộng rãi ở Nepal như chống
giun sán, chống co thắt, dễ tiêu hóa dạ dày, thuốc long đờm, và thuốc giun. Thuốc
bột từ thân rễ dùng trị sốt và ngộ độc thực phẩm. Bột rễ nhão được ứng dụng làm
thuốc giải độc rắn cắn và độc do côn trùng cắn và cũng làm giảm ảnh hưởng của
thuốc mê. [10]
Chương 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng để nghiên cứu là rễ cây bảy lá một hoa (Paris
polyphylla Sm.) được thu hái tại tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Điều kiện thực nghiệm
2.2.1. Hóa chất
- Methanol (Merck, Trung Quốc).
- Diethyl ether (Trung Quốc).
- Acetone (Trung Quốc).
- Chloroform (Trung Quốc).
- Sulfuric acid (Trung Quốc).
- Nước cất hai lần.
- Ethanol (Việt Nam).
- Silica gel G 0,06-0,02 mm (Merck).
2.2.2. Trang thiết bị
- Tủ sấy KC-65, tủ sấy chân không VWRS/P.
- Cân phân tích Meltler Toledo AB- 204.
- Đèn soi UV-VIS DESAGA SARTEDT GRUPPE.
- Máy cô quay BUCHI R-114.
- Máy ảnh kĩ thuật số.
- Máy siêu âm Elma LC 60H (Đức).
- Bếp cách thủy Memmert. (Đức).
- Cột sắc kí kích thước : 7,5 cm x 60 cm, 2 cm x 50 cm, 1 cm x 50 cm
- Bình phun thuốc thử.
- Bình triển khai sắc kí.
- Tủ sấy.
- Bản nhôm tráng sẵn, loại silicagel 60 F254 (Merck).
- Máy ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân: AVANCE 500 BRUKER [500
MHz (1H) và 125 MHz (13C)], đo trong pyridine.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chiết xuất
Bột nguyên liệu được làm ẩm và ngâm 24 giờ , chiết ngấm kiệt bằng EtOH
70% (tỉ lệ 1:6), thu được dịch chiết. Cô giảm áp dịch chiết đến dạng cao sệt thu
được cao EtOH thô.
2.3.2. Lắc phân đoạn
Dùng cao EtOH thô hòa với nước rồi lắc với diethylether, sau khi cô giảm
áp dịch diethylether ta thu được cao diethylether. Dịch nước tiếp tục được lắc với
ethyl acetate, rồi lắc tiếp với butanol, cô giảm áp dịch lắc ta thu được lần lượt là
cao ethyl acetate và cao butanol.
2.3.3. Sắc kí cột silica gel pha thuận Nạp cao ethyl acetate (EA) vào cột silica gel , rửa giải lần lượt với hệ dung môi giải ly EA:MeOH có độ phân cực tăng dần (100% EA → 95:5 → 9:1 → 8:2 →
7:3 → 5:5 → 100% MeOH), dựa trên SKLM hiện màu bằng dung dịch H2SO4
10%/EtOH thu được 8 phân đoạn. Sử dụng cột sắc kí với các thông số sau (CỘT 1): Chất hấp phụ: Silica gel 60 F254 (100 g).
- Quy cách cột: 7,5 cm x 60 cm
- Chiều cao cột silica gel: 40 cm.
- Tốc độ dòng: 40 giọt/phút.
- Thể tích mỗi phân đoạn: 50 ml.
- Tổng số phân đoạn: 8
Để kiểm tra thành phần tách của các phân đoạn hứng trong quá trình chiết
tách, chúng tôi dùng SKLM, khai triển với hệ dung môi: CHCl3:MeOH (9:1, 8:2).
Thuốc thử phát hiện là dd H2SO4 10% /EtOH, phun sấy 110 oC trong 5 phút.
Bảng 2.1: Các phân đoạn CỘT 1
Hệ dung môi
EA:MeOH Phân đoạn tập hợp Phân đoạn
EA 100% I1 I2 1-12 13-47
95:5 I3 48-77
9:1 I4 78-106
8:2 I5 107-134
8:2 I6 135-147
7:3 I7 148-164
7:3 I8 165-185
Sau khi qua cột silica gel phân đoạn EA của cây bảy lá một hoa, tách thành những phân đoạn tập hợp. Để phân lập được đơn chất, phải tiếp tục tách và tinh chế các phân đoạn tiếp theo.
a) Phân đoạn I3 xuất hiện tủa trắng sau khi để một thời gian ở điều kiện
thường. Lọc tủa, rửa tủa bằng MeOH. Sau khi lọc thu được hai phân đoạn là dịch
lọc DI3 và tủa TI3.
b) Tiếp tục tiến hành SKC silica gel phân đoạn tủa TI3 với hệ dung môi
CHCl3:MeOH có độ phân cực tăng dần (100% CHCl3 → CHCl3:MeOH 95:5), thu
được chất tinh sạch FE9. Sử dụng cột sắc kí với các thông số sau:
− Chất hấp phụ: Silica gel 60 F254 (60 g).
− Quy cách cột: 2 cm x 50 cm.
− Chiều cao cột silica gel: 30 cm.
− Tốc độ dòng: 25 giọt/phút.
− Thể tích mỗi phân đoạn: 15 ml.
− Tổng số phân đoạn : 67.
Bảng 2.2: Các phân đoạn của CỘT 2
Hệ dung môi
CHCl3:MeOH Phân đoạn tập hợp Phân đoạn
CHCl3 100% II1 1-10
100:5 II2 10-25
95:5 II3 40-67
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả quá trình chiết Thực hiện phương pháp chiết ngấm kiệt cho 2,5 kg nguyên liệu khô bảy lá một hoa bằng EtOH (1:6), thu được dịch chiết EtOH. Sau khi cô giảm áp, thu được
300 g cao EtOH thô.
Sơ đô 3.1: Sơ đồ điều chế cao EtOH
3.2. Kết quả lắc phân đoạn
Sau khi hòa 11 nước vào 300 g cao EtOH thô, lắc phân đoạn với khoảng 101
diethyl ether, cô giảm áp dịch trích ta thu được 8,8182 g cao diethyl ether. Dịch nước còn lại lắc tiếp với khoảng 101 ethyl acetate, cô giảm áp dịch trích ta
thu được 51,2075 g cao ethyl acetate. Tiếp tục cho lắc dịch nước với khoảng 101 butanol, cô giảm áp dịch trích ta
thu được 46,5387 g cao butanol.
Cô chân không, thu hồi EtOH
Chiết ngấm kiệt với EtOH 96% tỉ lệ 1:6 Dịch chiết EtOH
Cao chiết EtOH 300 g cao thô
Nguyên liệu khô 2,5 kg
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ điều chế các phân đoạn
300 g cao EtOH
Hoà với 11 nước cất
Dịch nước 1. Chiết lỏng lỏng với diethyl ether
2. Cô quay chân không thu hồi diethyl
Dịch nước Cao diethyl ether
(m = 8,8182 g) 1. Chiết lỏng lỏng với ethyl acetate
2. Cô quay chân không thu hồi ethyl
Dịch nước Cao ethyl acetate
(m = 51,2075 g) 1. Chiết lỏng lỏng với butanol
2. Cô quay chân không thu hồi butanol
Dịch nước Cao butanol
(m = 46,5387 g)
Sau khi lắc với các dung môi theo độ phân cực tăng dần, thu được cao các
phân đoạn diethyl ether, ethyl acetate và butanol. Các phân đoạn này được tiếp tục cho qua cột silica gel để phân lập các hợp chất tinh sạch.
3.3. Kết quả cô lập Lấy 51,2075 g cao của phân đoạn etyl acetate để thực hiện sắc kí cột hấp phụ trên silica gel pha thường với nhiều hệ dung môi giải li có độ phân cực khác
nhau, bước đầu chúng tôi đã cô lập được chất tinh sạch FE9 (12 mg).
Quá trình cô lập các chất FE9 được trình bày trong sơ đồ
Sơ đồ 3.3: Quá trình cô lập hợp chất FE9
SKC silica gel EA : MeOH
Phân đoạn ethyl acetate
(51,2075g)
PĐ I1
(4,3497 g)
PĐI2
(2,7338 g)
PĐ I3
(1,493 g)
PĐ I 4
(2,2751 g)
PĐ I5
(2,1618 g)
PĐ I6
(3,3781 g)
PĐ I7
(1,8027 g)
PĐ I8
(0,9331 g) DI3
(97,7 mg)
TI3
(30 mg) SKC silica gel CHCl3 : MeOH
FE9
(12 mg)
Hệ dung môi giải li: CH3Cl:MeOH (85:15)
Thuốc thử hiện hình: ddH2SO4/EtOH
Hình 3.1: SKLM chất đã cô lập được với phân đoạn I3
3.4. Biện giải cấu trúc hợp chất thu được
Hợp chất FE9 được cô lập dưới dạng bột vô định hình, màu trắng. Tan trong hệ dung môi CHCl3 : MeOH = 1:1 hoặc pyridine. SKLM pha thường với hệ
dung môi CHCl3 : MeOH = 85:15, hiện hình bằng dd H2SO4 10% /EtOH, cho một vết đậm màu tím với giá trị Rf = 0,6.
Biện luận: Phổ 13C-NMR (phụ lục 2a, 2b) kết hợp với phổ DEPT (phụ lục 3a, 3b) cho thấy hợp chất FE9 có 54C, trên phổ 1H-NMR (phụ lục 1, 1a, 1b) và 13C-NMR , ta thấy có những tín hiệu cao bất thường, cùng với những tín hiệu đi cặp với nhau, chứng tỏ hợp chất FE9 là hỗn hợp của 2 chất có cấu trúc gần giống nhau, ký hiệu
là FE9a và FE9b. Phổ 1H-NMR của hợp chất chính FE9a xuất hiện 2 tín hiệu proton mũi đơn của nhóm methyl tại δH 0.70 ppm (3H, s), 0.97 ppm (3H, s) tương ứng với tín hiệu C tại δC 12.2 ppm (C-18a), và δC 19.5 ppm (C-19a). Do các tín hiệu proton của hợp chất phụ có δ gần giống với hợp chất chính nên không thể thấy rõ được một số tín hiệu proton nhóm methyl trên phổ 1H-NMR. Dựa vào phổ 13C-NMR và phổ DEPT,
xác định được các tín hiệu các nhóm methyl đó ở vùng trường δC 20.0 (C-11a, C-
26a), δC 19.3 (C-27a), δC 12.6 (C-29a). Các tín hiệu trên là những đặc trưng cho
khung steroid. Phổ 13C-NMR xuất hiện các tín hiệu của 2 nguyên tử carbon olefin tại δC
121.9 ppm (=CH-) và δC 141.0 (=C<) chứng tỏ sự hiện diện của liên kết đôi giữa C-
6 và C-5. Phổ 1H-NMR xuất hiện 2 mũi đôi đôi biểu thị cho 2 proton olefin H-22a (
δH 5.25, 1H, dd, J=8.65, 15.15Hz), và H-23a ( δH 5.10, 1H, dd, J=9, 15.3 Hz), tương
ứng với C-22a (δC 138.8, >CH−), C-23a (δC 129.6, >CH−) trên phổ 13C-NMR và DEPT. Đây là những cặp mũi đặc trưng của khung stigmasta-5,22-dien. Trên phổ 1H-NMR, tín hiệu proton H-3 dịch chuyển về vùng trường δH 4.01 ppm (1H, m), thay vì xuất hiện như dự đoán tại δH 3.50 ppm như các steroid
có nói đôi ở vị trí số 5 khác, cùng với sự xuất hiện tín hiệu của carbon anome tại
δC 102.7 ppm (C-1′) trên phổ 13C-NMR, chứng tỏ chất này có sự liên kết với nhánh
đường tại vị trí C-3. Phổ HMBC (phụ lục 4) cho thấy tương quan giữa proton có δH
5.07 ppm (1H, d, J=7.7, H-1′) với carbon có δC 78.7 (C-3) tái khẳng định kết luận trên. Từ các dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR và so sánh với dữ liệu phổ của hợp chất stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranoside, thấy có sự tương hợp nên chúng
tôi đề nghị hợp chất chính trong hỗn hợp FE9: FE9a là stigmasterol 3-O- β-D-
glucopyranoside. Phổ 1H-NMR của hợp chất phụ FE9b hiển thị một số tín hiệu methyl có sự
khác biệt rõ rệt so với hợp chất chính tại δH 0.69 ppm (3H, s, H-18b), 0.95 ppm
(3H, s, H-19b), 1.01 ppm (3H, d, J=6.35Hz, H-21b). Bên cạnh 3 nhóm methyl này
còn có 3 nhóm methyl khác xuất hiện trong phổ 13C-NMR và phổ DEPT, tuy nhiên
tín hiệu của 3 nhóm methyl này không quan sát rõ ràng được trong phổ 1H-NMR
bởi các giá trị δ của chúng gần với hợp chất chính, 3 nhóm methyl đó là δC 21.3 (C-11b), δC 20.0 (C-27b), δC 19.3 (C-26b). Từ các dữ liệu phổ, so sánh với dữ liệu phổ của hợp chất β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside, nhận thấy hợp chất phụ
FE9b của hỗn hợp FE9 phù hợp với công thức β-sitosterol-3-O- β-D-
glucopyranoside. . Trên phổ 1H-NMR của hỗn hợp hai chất này, tỉ lệ đường tích phân của các proton tại δH 0.70 ppm (3H, s, H-18a) và δH 0.69 ppm (3H, s, H-18b) là 3:2. Do đó
có thể xác định tỉ lệ tương đối của FE9a và FE9b trong hỗn hợp thu được là 3:2. Những dữ liệu trên kết hợp đối chiếu, so sánh với hỗn hợp Sc2 [12] đã
được báo cáo trước đó, cùng với dữ liệu phổ của stigmasterol 3-O-β-D-
glucopyranoside và β -sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside trên phổ 13C-NMR
(Bảng 3.1) và phổ 1H-NMR (Bảng 3.2), chúng tôi đưa ra kết luận FE9 là hỗn hợp của stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranoside và β -sitosterol-3-O-β-D-
glucopyranoside.
Bảng 3.1: So sánh phổ 13C-NMR của FE9 với Sc2, stigmasterol 3-O- β-D-
glucopyranoside và β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside
STT Hợp chất FE9 Hợp chất Sc2 Dữ liệu DEPT δC DEPT Stigmasterol-3-O- β-D-glucopyranoside
(A)
β-sitosterol-3-O-
β-D-
glucopyranoside
(B) 1 12.1 CH3 12.0 CH3 12.0 (C-18), 12.1
(C-29) 2 12.2 CH3 12.2 CH3 12.2 (C-18) 3 12.6 CH3 12.6 CH3 12.6 (C-29) 4 19.1 CH3 19.1 CH3 19.0 (C-21)
5 19.2 CH3 19.2 CH3 19.2 (C-27)
6 19.3 CH3 19.3 CH3 19.2 (C-26) 7 19.5 CH3 19.5 CH3 19.5 (C-19) 19.4 (C-19) 8 20.0 CH3 20.0 CH3 21.3 (C-26), 21.3
(C-11) 20.0 (C-27)
9 21.3 CH3 21.3 CH3 21.5 (C-21) 21.3 (C-11) 10 21.4 CH3 21.5 CH3 11 21.5 CH2 22.0 CH2 12 23.6 CH2 23.5 CH2 23.4 (C-28) 13 24.6 CH2 24.6 CH2 24.5 (C-15)
14 24.7 CH2 24.6 CH2
15 25.7 CH2 25.7 CH2
16 26.6 CH2 26.5 CH2 26.4 (C-23) 17 28.6 CH2 28.6 CH2 28.6 (C-16) 18 28.8
19 29.0 CH2 29.3 CH2 29.4 (C-16) 20 29.3 CH 29.5 CH 29.4 (C-25) 21 29.5 CH2 29.6 CH2 30.2 (C-2) 22 29.7 CH 29.6 CH 23 30.3 CH2 30.3 CH2 30.3 (C-2) 24 32.1 CH 32.1 CH 32.1 (C-8)
25 32.2 CH2 32.2 CH2 32.2 (C-7) 32.2 (C-7)
26 34.1 CH 32.2 CH 27 34.3 CH2 34.3 CH2 34.2 (C-22) 28 36.4 CH 36.4 CH 36.4 (C-20)
29 37.0 C 36.9 C 36.9 (C-10) 36.9 (C-10) 30 37.6 CH2 37.5 CH2 37.5 (C-1) 37.5 (C-1) 31 39.5 CH2 39.4 CH2 39.32 (C-12) 32 39.9 CH2 39.9 CH2 39.9 (C-12) 33 40.0 CH2 40.0 CH2 39.9 (C-4) 34 40.7 CH 40.8 CH
35 42.4 C 42.4 C 42.4 (C-13)
36 42.6 C 42.5 C 42.5 (C-13) 37 46.2 CH 46.1 CH 46.0 (C-24) 38 50.5 CH 50.4 CH 50.3 (C-9)
39 51.5 CH 51.4 CH 40 56.2 CH 56.1 CH 41 56.4 CH 56.3 CH 56.23 (C-17) 42 56.9 CH 56.9 CH 56.8 (C-14) 43 57.0 CH 56.9 CH 44 63.0 CH2 62.9 CH2 62.9 (Glc-6’) 62.8 (Glc-6’)
45 71.9 CH 71.8 CH 71.7 (Glc-4’) 71.6 (Glc-4’)
46 75.4 CH 75.4 CH 75.4 (Glc-2’) 75.3 (Glc-2’) 47 78.3 CH 78.1 CH 78.1 (Glc-5’) 48 78.5 CH 78.5 CH 78.6 (Glc-5’) 74.5 (Glc-3’)
49 78.7 CH 78.7 CH 78.7 (C-3) 78.6 (C-3)
50 102.7 CH 102.7 CH 102.6 (Glc-l’) 102.5 (Glc-l’)
51 121. 9 CH 121.9 CH 121.9 (C-6) 121.9 (C6)
52 129.6 CH 129.5 CH 129.5(C-23)
53 138.8 CH 138.8 CH 138.2 (C-22)
54 141.0 C 140.9 C 140.9 (C-5) 140.8 (C-5)
Bảng 3.2: So sánh phổ 1H-NMR của FE9 với Sc2, stigmasterol 3-O- β-D-
glucopyranoside và β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside STT Hợp chất FE9 Hợp chất so sánh Sc2 Dữ liệu Stigmasterol-3-O-
β-D-
glucopyranoside
(A)
β -sitosterol-3-O- β-D-
glucopyranos
ide (B) 1 0.69 (s,H-18b) 0.67 (s,H-18) 0.67 (3H, s) 2 0.70 (s, H-18a) 0.69 (s, H-18) 0.69 (s, H-18) 3 0.92 (d, J=6.5Hz,
H-26) 0.92 (d, J=6.5Hz, H-26) 0.92 (d, J=6.5Hz, H-26) 4 0.95 (s, H-19b) 0.93 (s)
5 0.97 (s, H-19a) 0.95 (s, H-19) 0.95 (s, H-19)
6 1.10 (d, J=6.65Hz,
H-21a) 1.09 (d, J=6.5Hz, H-21) 1.09 (d, J=6.4Hz, H-21) 7 4.01 (m, H-3) 4.00 (m, H-3) 4.30 (m, H-3) 8 5.10 (dd, J=9, 15.3
Hz, H-23a) 5.09 (dd, J=8.25, 11.75 Hz) 5.09 (dd, J=8.9, 15.1Hz, H-23)
9 5.25 (dd, J=8.65,
15,15Hz, H-22a) 5.23 (dd, J=8.75, 15.25 Hz, H-22) 5.23 (dd, J=8.7, 15.1Hz, H-22) 10 5.37 (br, H-6) 5.36 (br, H-6) 5.36 (H-6) 5.36 (m, H-6)
stigmasterol 3-O- β-D-
β -sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Trong khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thành phần hóa học
cao ethyl acetate của thân rễ cây bảy lá một hoa Paris polyphylla Smith, thuộc chi
Paris, thu hái tại tỉnh Lâm Đồng.
Bằng kĩ thuật SKC trên sillica gel pha thường kết hợp với SKLM, chúng tôi
đã phân lập được một hợp chất FE9. Dựa vào các kết quả phổ 1H-NMR, 13C-NMR,
DEPT 90 và 135, HMBC và các tài liệu đã tra cứu thì cấu trúc của hợp chất được
xác định là hỗn hợp của stigmasterol 3-O- β-D-glucopyranoside và β -sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside.
4.2. Kiến nghị Tiếp tục cô lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất trong các phân
đoạn chưa khảo sát. Thử nghiệm các hoạt tính chuyển hóa đường huyết của hỗn hợp chất phân
lập được.
O
OH
HO
HO
OH
O
O
OH
HO
HO
OH
O
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1] Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), “Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ”.
NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM. [2] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), “Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ”. NXB
Đại Học Quốc Gia TPHCM. [3] Viện dược liệu (2003), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” - tập I. NXB KH & KT, Hà Nội, 182-184. [4]
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[5] Dawei D., Denis R. L., Janine M. C., Dwayne J. J., Kirstin V. W., Jenine E. U.,
Richard D. C., Ming Z. W., Ming Z. L. (2008), “Antifungal saponins from Paris
Polyphylla Smith”, PlantaMed,Vol 74, 1397–1402.
[6] Hisashi M., Yutana P., Toshio M., Akinobu K., Shinya K., Masayuki Y. (2003),
“Protective Effects of Steroid Saponins from Paris polyphylla var. yunnanensis on
Ethanol- or Indomethacin-Induced Gastric Mucosal Lesions in Rats: Structural
Requirement for Activity and Mode of Action”, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 13, 1101–1106. [7] Li P. K., Yi X. L., Tolga E., Else D., He S. Y., Yang Z., Cheng Q. X., Chao L., Thomas
E., Bai P. M. (2012), “Polyhydroxylated Steroidal Glycosides from Paris
polyphylla”, Journal of Natural Products, 75, 1201-1205. [8] LuLu Y., Wen Y. G., Yan J. Z., Yu W. (2008), “A new phenylpropanoid glycosides
from Paris polyphylla var. yunnanensis”, Fitoterapia 79, 306-307. [10] Liancai Z., Jun T., Bochu W., Luhan G., Yuping L., Chao Z. (2011), “In-vitro
antitumor activity and antifungal activity of pennogenin steroidal saponins from
Paris polyphylla var. yunnenensis”, Iranian Journal of Pharmaceutical Research ,10
(2): 279-286. [11] Madhu K. C., Sussana P., Pramod K. J. (2010), “Ecological study of Paris
polyphylla Sm.”, Ecological Society (ECOS), 87-93. [12] N. P. Rai, B. B. Adhikari, Arjun P, K. Masuda, R. D. Mckelvey, M. D. Manandhar
(2006), “Phytochemical consituents of the flowers of Sarcococca coriacea of
Nepalese origin”, Japan Nepal Chemical, vol 21. [13] Sheo B. S, Raghunath S. R. và Hans R. S. (1982), “Spirostanol saponins from
Paris Polyphylla, structures of Polyphyllin C, D, E and F”, Phytochemistry, Vol. 21,
2925-2929. [14] Ting Z., Hai L., Xue T. L., De-ran X., Xiao Q. C., Qiang W. (2009), “Qualitative
and quantitative analysis of steroidal saponins in crude extracts from Paris
polyphylla var. yunnanensis and P. polyphylla var. chinensis by high performance
liquid chromatography coupled with mass spectrometry”, Journal of
Pharmaceutical and Biomedical Analysis 51, 114-124.
[15] Wang G. X., Han J., Zhao L. W., Jiang D. X, Liu Y. T., Liu X. L. (2010),
“Anthelmintic activity of steroidal saponins from Paris polyphylla”, Phytomedicine 17, 1102-1105.
[16] Xiu F. Z, Yan C., Jia J. H., Ya Z. Z., Zhou N., Lan F. W., Bao Z. Y., Ya L. T., Yang L.
(2007), “Immuno-stimulating properties of diosgenyl saponins isolated from
Paris polyphylla”, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 17, 2408-2413. [17] Yu W., Wen Y. G., Tie J. Z., Yuan Q. G. (2007), “A novel phenylpropanoid
glycosides and a new derivation of phenolic glycoside from Paris polyphylla var.
yunnanensis”, Chinese Chemical Letters 18, 548-550. [18] Yu Z., Li P. K., Yi X. L., Yang Z., Cheng Q. X., Bai P. M., Fang T. D. (2007), “Three new steroidal saponins from the rhizome of Paris polyphylla”, Magn. Reson. Chem. 2007; 45: 739-744.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_04_5153437364_1256.pdf