Khóa luận Khảo sát việc ứng dụng web 2.0 trong thư viện các trường đại học ở Việt Nam

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiền về Web 2.0 và những ứng dụng của nó trong hoạt động thư viện.- Khảo sát thực trạng việc ứng dụng Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học ở Việt Nam. + Xác định các công nghệ Web 2.0 được áp dụng trong thư viện các trường đại học. + Kiểm tra mục đích của Web 2.0 sử dụng trong các thư viện. + Điều tra đặc điểm của việc sử dụng Web 2.0 trong các thư viện. - Đề xuất, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của Web 2.0 trong các thư viện trên cả nước.

pdf19 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Khảo sát việc ứng dụng web 2.0 trong thư viện các trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN THÔNG TIN ---------------------- KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG WEB 2.0 TRONG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THƯ VIỆN Giảngviênhướngdẫn: TS. Nguyễn Cương Lĩnh Sinhviênthựchiện: Lê Thị Hương Quỳnh Lớp: TV 44 HàNội - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, T.S Nguyễn Cương Lĩnh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Thư viện – thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, cung cấp những tri thức trong suốt quá trình em học tập tại trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng cùng với sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo hướng dẫn, nhưng do chưa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về trình độ hiểu biết nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định về mặt nội dung và hình thức trình bày. Rất mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WEB 2.0 VÀ ỨNG DỤNG CỦA WEB 2.0 TRONG THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌCError! Bookmark not defined. 1.1. Các khái niệm cơ bản .......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Web và trang web ............................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Web 2.0 ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Mạng xã hội (social networking) ...... Error! Bookmark not defined. 1.2. Tình hình nghiên cứu và thực tiễn ứng dụng Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học trên thế giới và ở Việt NamError! Bookmark not defined. 1.2.1. Web 2.0 và ứng dụng trong thư viện Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học trên thế giớiError! Bookmark not defined. 1.2.3. Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học ở Việt NamError! Bookmark not define CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG WEB 2.0 TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ....... Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về việc ứng dụng Web 2.0 tại Thư viện các trường Đại học Việt Nam .............................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Chỉ số áp dụng Web 2.0 ................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Các loại Web 2.0 .............................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng sử dụng Web 2.0 trong thư viện các trường đại học ở Việt Nam ............................................................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Facebook .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. RSS- Really Simple Syndication ...... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. IM - Instant Messaging..................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. YouTube .......................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊError! Bookmark not defined. 3.1. Nhận xét .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Tác động tích cực của Web 2.0 ........ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Việc triển khai ứng dụng Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học ở Việt Nam ........................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Kiến nghị ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Cải tiến các dịch vụ có ứng dụng Web 2.0 của Thư việnError! Bookmark not defined. 3.2.2. Đề xuất, gợi ý cho thư viện các trường Đại học xây dựng và phát triển các ứng dụng Web 2.0 ........................ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 18 PHỤ LỤC ..................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNTT - TT: Công nghệ thông tin - truyền thông 2. ĐHQG: Đại học Quốc gia 3. HN: Hà Nội 4. KHTN: Khoa học tự nhiên 5. KHXH: Khoa học xã hội 6. Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Danh sách câu hỏi kiểm tra đánh giá Web 2.0 Bảng 2: Chỉ số ứng dụng Web 2.0 Bảng 3: Mục đích sử dụng Facebook Bảng 4: Đặc điểm của việc sử dụng Facebook Bảng 5: Mục đích sử dụng RSS Bảng 6: Đặc điểm của việc sử dụng RSS Bảng 7: Mục đích sử dụng IM Bảng 8: Đặc điểm của việc sử dụng IM Bảng 9: Mục đích sử dụng YouTube Bảng 10: Đặc điểm của việc sử dụng YouTube Biểu đồ 1. Tỉ lệ ứng dụng Web 2.0 trong thư viện các trường đại học ở Việt Nam DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1. Facebook thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Hình 2. Thư viện Đại học Nông Lâm - Huế sử dụng RSS để quảng bá thông tin, sự kiện Hình 3. Công cụ ứng dụng tin nhắn nhanh phổ biến Hình 4. YouTube của thư viện Đại học Hoa sen PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống thư viện ngày nay với nhiều hoạt động đa dạng và liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT – TT) cũng như nhu cầu tin và phương thức tiếp cận thông tin của người dùng. Trong bối cảnh đó, thư viện phải đổi mới phương thức để hoạt động hiệu quả, góp phần tạo nên những thay đổi toàn diện nhưng vẫn đảm bảo hoạt động cốt lõi của thư viện, cũng như phải đổi mới hoạt động của thư viện vì sự tiến bộ và phát triển trong bối cảnh có nhiều đòi hỏi mới hơn của người sử dụng đối với các thư viện. Với sự xuất hiện và phổ biến của các ứng dụng Web 2.0 và cách con người sử dụng Internet đã thay đổi, một xu hướng mới bắt đầu, nó tạo ra một cách tiếp cận người dùng là trung tâm nhiều hơn để quản lý nội dung, chia sẻ thông tin, trao đổi thông tin, làm việc theo nhóm, v.v... Sự phát triển nhanh chóng của (CNTT-TT) đã tác động mạnh mẽ đến ngành thông tin – thư viện (TT-TV). Xu hướng phát triển của các cộng đồng thư viện trên thế giới hiện nay là tiến đến số hóa và kết nối để thu hẹp diện tích và khoảng cách địa lý. Trong khi đó, ngành TT-TV Việt Nam đang bước những bước đầu tiên trên con đường hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thế hệ Web 2.0 đã tạo ra những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn ở cách thức sử dụng để tạo nên môi trường cộng đồng, ở đó nhiều người có thể cùng tham gia đóng góp cho xã hội. Kể từ khi xuất hiện, Web 2.0 được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thư viện thông tin trên thế giới, được bàn luận trong các hội thảo thư viện, trên blog của cán bộ thư viện, các tạp chí chuyên ngành thông tin thư viện và được giới thiệu nhiều trong các giải pháp thư viện cộng đồng (Community Library). Nhờ có công nghệ Web 2.0 mà dịch vụ thư viện đã thay đổi theo một diện mạo mới, giúp ích cho thư viện trong việc làm phong phú và nâng cao chất lượng các dịch vụ tra cứu trực tuyến của mình. Có thể tận dụng những tính năng công nghệ để kết nối và tăng cường giao lưu với người dùng tin thư viện, xóa đi nhiều khoảng cách ngăn trở để tạo ra một môi trường "tương tác" thực sự giữa thư viện và người sử dụng. Điều này gián tiếp tạo ra và nuôi dưỡng một môi trường tích cực cho chia sẻ tri thức giữa thư viện và người dùng. Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem". Người dùng giờ đây được tiếp xúc với nhiều dịch vụ trực tuyến cho phép họ tạo ra, thu thập, phân nhóm, thanh lọc, truyền bá, và xuất bản nguồn lực thông tin trên Internet tại chỗ và toàn cầu. Tuy nhiên, Web 2.0 và Thư viện cộng đồng vẫn còn khá mới mẻ đối với cộng đồng thư viện Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ hơn về Web 2.0 và thư viện cộng đồng và vai trò của nó đối với sự phát triển các dịch vụ thông tin thư viện em đã chọn đề tài “Khảo sát việc ứng dụng Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Từ việc tìm hiểu về Web 2.0 và phân tích thực trạng việc ứng dụng Web 2.0 trong hoạt động thư viện, từ đó đưa ra các đề xuất, các giải pháp nhằm giúp cho Web 2.0 được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả hơn trong các thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trong cả nước. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiền về Web 2.0 và những ứng dụng của nó trong hoạt động thư viện. - Khảo sát thực trạng việc ứng dụng Web 2.0 trong thư viện các trường Đại học ở Việt Nam. + Xác định các công nghệ Web 2.0 được áp dụng trong thư viện các trường đại học. + Kiểm tra mục đích của Web 2.0 sử dụng trong các thư viện. + Điều tra đặc điểm của việc sử dụng Web 2.0 trong các thư viện. - Đề xuất, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của Web 2.0 trong các thư viện trên cả nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Web 2.0 và thực trạng ứng dụng của nó. - Phạm vi nghiên cứu: Các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Đề tài kế thừa các công trình nghiên cứu trước có liên quan, trên cơ sở phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã thu nhận được. - Phân tích, so sánh và tổng hợp các số liệu thống kê: + Tạo một danh sách 246 trường đại học Việt Nam + Truy cập tất cả các trang web thư viện của các trường đại học Việt Nam trong danh sách để xác định sự tồn tại của công nghệ Web 2.0. + Đánh dấu các thư viện trên danh sách đó sử dụng bất kỳ loại công nghệ Web 2.0. + Kết quả là, thu thập và tạo thành một danh sách gồm 127 thư viện trường đại học. - Để xác định sự tồn tại của công nghệ Web 2.0, các bước sau đây đã được thực hiện: + Truy cập từng trang web thư viện các trường đại học Việt Nam theo danh sách nêu trên, quan sát hoặc mở các liên kết như: "Tin tức", "dịch vụ thư viện"... để xem các mục này có ứng dụng các công nghệ Web 2.0 như RSS, blog, IM, podcast và wiki. + Ngoài ra, sử dụng chức năng "tìm kiếm" của các trang web. Hầu như tất cả các trang web của thư viện trường đại học cung cấp các hộp tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm các từ hoặc các cụm từ như "RSS", "blog", "tin nhắn tức thời", "chat", "Podcast", "vodcast", "wiki"... + Trường hợp trang web thư viện nào không có hộp tìm kiếm, máy tìm tin "Google" được sử dụng để tìm xem các công nghệ này có được ứng dụng trong thư viện hay không. Cụ thể, các câu hỏi được sử dụng khi khảo sát các trang web như sau: STT Câu hỏi khảo sát A B C D E F G H I J K L M Mục 1 - Sử dụng web 2.0 1 Thư viện có sử dụng công nghệ web 2.0? 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Thư viện có sử dụng Facebook? 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 Thư viện có sử dụng RSS? 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Thư viện có sử dụng IM? 1 1 1 1 1 5 Thư viện có sử dụng YouTube? 1 1 1 6 Thư viện có sử dụng Podcast? 1 7 Thư viện có sử dụng Vodcast? 8 Thư viện có sử dụng Blog? 1 9 Thư viện có sử dụng Wiki? 10 Thư viện có sử dụng Flickr? 1 1 Mục 2 - Sử dụng Facebook * Mục đích sử dụng Facebook 11 Thông tin chung 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 12 Cung cấp dịch vụ thư viện 1 1 1 1 1 1 1 1 1 13 Chia sẻ thông tin về tài nguyên thư viện 1 1 1 1 1 1 1 1 1 14 Cung cấp các liên kết đến trang chủ của thư viện 1 1 1 15 Chia sẻ hình ảnh/ video 16 Mục đích khác * Đặc điểm Facebook của các thư viện 17 Thiết kế riêng Facebook của thư viện 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18 Có tin đăng mới nhất là trong vòng 2 ngày qua 1 1 1 1 19 Cho phép người dùng tải và đăng các tệp tin Mục 3 - Sử dụng RSS * Mục đích sử dụng RSS 21 Tin thư viện và các sự kiện 1 1 1 1 1 1 1 1 22 Tin tổng hợp/ tin của trường học 1 1 1 1 1 1 23 Danh sách sách mới 1 1 1 1 1 24 Danh sách các tạp chí điện tử 1 1 1 1 1 1 1 hoặc cơ sở dữ liệu 25 Mục đích khác 1 1 1 * Đặc điểm RSS của các thư viện 27 Hướng dẫn về cách sử dụng RSS 1 1 1 1 1 1 1 1 28 Cung cấp liên kết đến các trang web cung cấp chức năng đọc RSS 1 1 1 1 1 1 1 1 1 29 Cung cấp liên kết để tải về đọc RSS 1 1 1 1 1 30 Tin tức được phân loại theo các chủ đề 1 1 1 31 Tin tức tìm kiếm được Mục 4 - IM (Tin nhắn tức thời) * Mục đích sử dụng IM 30 Cung cấp dịch vụ tham khảo 1 1 1 1 1 31 Tư vấn về các dịch vụ thư viện 1 1 32 Hướng dẫn truy cập tài nguyên 1 33 Mục đích khác * Đặc điểm của IM 34 Thư viện trò chuyện thông qua văn bản 1 1 1 35 Thư viện trò chuyện bằng giọng nói/video 1 1 1 1 1 36 Dịch vụ tin nhắn tức thời có hơn 8 tiếng trên một ngày Mục 5 - YouTube * Mục đích sử dụng YouTube 38 Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ thư viện 1 1 39 Giới thiệu về thư viện 1 1 40 Tổ chức triển lãm ảo 41 Thông tin chung * Đặc điểm của YouTube 42 Thiết kế riêng YouTube của thư viện 1 1 43 Cho phép người dùng tải về các file 44 Các video được lưu trữ trên YouTube hơn 1 năm 1 Tổng các câu trả lời có 23 10 27 5 8 6 13 24 8 9 19 5 4 Chỉ số ứng dụng 52 23 61 11 18 14 30 55 18 20 43 11 9 Bảng 1. Danh sách câu hỏi kiểm tra, đánh giá web 2.0 Theo kết quả nghiên cứu thì có 127 trường đại học áp dụng công nghệ Web 2.0 mà trên bảng 1 chỉ là danh sách 13 trường đại học được khảo sát việc áp dụng Web 2.0 và 114 trường còn lại được bổ sung trong phần phụ lục. Chú ý: Trả lời có = 1; Trả lời không = khoảng trống; Tổng số có 44 câu hỏi; - Chỉ số ứng dụng = Tổng các câu trả lời có/ Tổng số câu hỏi x 100 - Chỉ số trung bình = Tổng tất cả các chỉ số/ Số trường Đại học ở Việt Nam ứng dụng Web 2.0  Chỉ số trung bình = 2671/127 = 21 A = Đại học Quốc gia Hà Nội; B = Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG HN); C = Đại học Quốc gia Tp.HCM; D = Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG Tp.HCM); E = Đại học Bách khoa (ĐHQG Tp.HCM); F = Đại học CNTT (ĐHQG Tp.HCM); G = Đại học KHTN (ĐHQG Tp.HCM); H = Đại học KHXH và NV (ĐHQG Tp.HCM); I = Đại học Quốc tế (ĐHQG Tp.HCM); J = Đại học Tây Bắc; K = Đại học Thái Nguyên; L = Đại học CNTT và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên); M = Đại học Khoa học (ĐH Thái Nguyên) 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học Khóa luận đưa ra những cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng ứng dụng Web 2.0 nhằm làm rõ vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trong cả nước. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập cũng như trong việc nghiên cứu khoa học cho các sinh viên. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Web 2.0 và ứng dụng của Web 2.0 trong thư viện các trường đại học Chương 2: Thực trạng sử dụng Web 2.0 trong các thư viện đại học ở Việt Nam Chương 3: Nhận xét và kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Han, Z., Liu, Y.Q. (2010). Web 2.0 application in top Chinese university libraries. Library Hi Tech, 28(1), 41 – 62. 2. Harinarayana, N. S., Vasantha, R. N. (2010). Web 2.0 features in university library web sites. Electronic Library, 28(1), 69 – 88. 3. Hoàng Thị Thu Hương (2010). Tác động của công nghệ Web đến hoạt động thông tin – thư viện trường Đại học. Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 3, tr. 3-20. 4. Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thanh Hoa (2011). Mô hình ứng dụng Web 2.0 cho trung tâm thông tin – thư viện trường đại học. Tạp chí thư viện Việt Nam, số 5(31), tr. 35-40. 5. Lâm Thị Hương Duyên (2012). Ứng dụng Web 2.0 ở các thư viện Đại học trên thế giới và tại việt Nam. Trường Đại học Cần Thơ. 6. Lâm Thị Hương Duyên, Lý Thành Lũy, Nguyễn Thị Kim Tri (2015). Thực trạng việc ứng dụng Web 2.0 trong các thư viện Đại học Việt Nam và đề xuất trang web 2.0 mẫu cho Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ và thư viện Đại học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 39, tr.64-73. 7. Nguyễn Công Hà (2011). Web 2.0 và thư viện cộng đồng. Bản tin thư viện – công nghệ thông tin, tr. 22-25. 8. Nguyen, C. L. (2008). A survey of the application of Web 2.0 in Australian university libraries. Library Hi Tech, 26(4), 630 – 535. 9. Trương Đại Lượng, Nguyễn Cương Lĩnh (2009). Web 2.0 và thư viện. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 4, tr. 16 – 21. 10. Nguyễn Đức Toàn (2010). Ứng dụng công nghệ Web 2.0 - Hướng đi đúng cho các thư viện Việt Nam. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 11. O’Reilly, T. (2005). What is Web 2.0. 12. Trương Đại Lượng (2008). Sử dụng blog phổ biến thông tin thư viện. Tạp chí thư viện Việt Nam, số 4, tr. 16-19. 13. Wikipedia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_1_2287_2065931.pdf