Khóa luận Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – Chi nhánh Nghệ An

- Tạo môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định: hoạt động của NHTM vẫn nằm trong môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh doanh NH. Vì vậy, để hoạt động NH có hiệu quả đòi hỏi Chính phủ phả xây dựng các văn bản pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM - Tạo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô: đối với Việt Nam hiện nay, mộ trong những nội dung của việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Trong giai đoạn tới, Nhà nước cần có giải pháp nhằm kiểm soá và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định v bền vững. - Nhà nước nên ban hành các văn bản pháp quy để quy định trách nhiệm của cá bên hữu quan có liên quan đến hoạt động kinh doanh NH như Uỷ ban nhân dân, Công chứng Nhà nước, Toà án nhân dân, Viện kiểm soát, Việc làm này sẽ tạo ra sự hỗ trợ của các cấp, các ngành đối với hoạt động kinh doanh NH và tạo điều kiện cho công tá kiểm toán, kiểm soát nội bộ. 2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước - NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các NHTM bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng dẫn phù hợp với thông l quốc tế. Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hơp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các ngân hàng cũng như việc mở thêm chi nhánh v các phòng giao dịch của các ngân hàng. - NHNN cần thường xuyên tổng kết, đánh giá việc thực hiện luật NHNN, luật cá tổ chức tín dụng, đặc biệt là các quy định về kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán tại các tổ chức tín dụng. Khi phát hiện những bất cập thì cần chỉ đạo các NHTM và kiến ngh với Chính phủ để sửa chửa.

pdf102 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – Chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phải có chữ ký xác nhận của KH. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP c.Ví dụ minh họa Sau khi nhận được tờ trình tín dụng với đầy đủ chữ ký xét duyệt, bộ phận QLRR sẽ tiến hành kiểm tra, soát xét lại một lần nữa các giấy tờ, thủ tục và chứng từ quan trọng xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra, bộ phận QLRR phát hiện hồ sơ pháp lý của công ty ABC thiếu điều lệ công ty, hồ sơ TSĐB thiếu chữ ký của người hôn phối trên 1 tờ trong hợp đồng thế chấp và yêu cầu CVKH bổ sung thêm hợp đồng mua bán gạo để kiểm tra lại mục đích vay vốn của công ty. CVKH A bổ sung lại đầy đủ trong 3 ngày sau, bộ phận QLRR dựa vào hồ sơ tín dụng để lập hợp đồng tín dụng và đưa cho người vay, chủ tài sản thế chấp và phó giám đốc chi nhánh ký nhận. Căn cứ vào hồ sơ tín dụng của KH bao gồm cả chứng từ thể hiện mục đích vay vốn của công ty ABC là các hợp đồng mua/ bán, bộ phận QLRR sẽ tiền hành lập giấy nhận nợ, ghi rõ số tiền giải ngân lần một là 600 triệu đồng và hình thức giải ngân là chuyển khoản (ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân lần 2 khi có hợp đồng mua bán lần 2) có sự phê duyệt của phó giám đốc chi nhánh và người được ủy quyền vay là bà Đặng thị N, sau đó, bà Đặng Thị N sẽ xuống quầy giao dịch để tiến hành nhận tiền. GDV sẽ tiến hành lập phiếu chuyển khoản cho bà N, đưa cho phó phòng kế toán quỹ để ký duyệt. Đồng thời bộ phận QLRR sẽ tiền hành công chứng, đăng ký thế chấp TSĐB tại phòng giao dịch một cửa thành phố để đảm bảo KH không mang TSĐB đi thế chấp các khoản vay ở ngân hàng khác. GDV tín dụng sẽ nhập ngoại bảng TSĐB, cam kết bảo lãnh. 2.2.3.3. Kiểm soát sau khi cho vay a. Một số hoạt động trong quá trình kiểm soát nội bộ sau khi cho vay Hoạt động kiểm soát sau khi cho vay của chi nhánh tập trung vào việc phân loại nợ để xác định được các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn từ đó đề ra được những biện pháp xứ lý phù hợp và kịp thời nhằm tránh được những rủi ro tín dụng Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng CVKH thường xuyên kiểm tra giám sát • Tình hình tài chính, SXKD, khả năng cạnh tranh. • Tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện phương án vay Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 64 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP • Tình hình trả nợ gốc, lãi vay. • Tình hình của TSĐB tiền vay. Mỗi lần kiểm tra, CVKH để phải lập biên bản kiểm tra xác định rõ các nội dung theo quy định và trình lên Trưởng phòng kinh doanh xem xét. Chuyển nợ quá hạn và xử lý • Đối với khoản cấp tín dụng không trả nợ đúng hạn, đầy đủ, và không được chi nhánh chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là quá hạn. Toàn bộ số dư nợ gốc của KH đang có khoản nợ quá hạn để được phân loại vào tài khoản theo quy định của NHNN. • Trường hợp khoản cấp tín dụng quá hạn do chậm trả nợ, chi nhánh được phép áp dụng mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn đối với phần dư nợ gốc cửa kỳ hạn mà KH không trả đúng hạn. • Trường hợp khoản cấp tín dụng quá hạn do chậm trả lãi vay, chi nhánh áp dụng mức phạt được tính trên số tiền lãi phải trả và số ngày chậm trả. • Việc xử lý nợ quá hạn phải thực hiện theo thỏa thuận của chi nhánh và KH và theo quy định của pháp luật. • Trong trường hợp khoản nợ đã được liệt kê vào nợ khó đòi, chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp nhưng không thể thu hồi lại được vốn, chi nhánh được quyền xử lý TSĐB theo đúng quy định của Sacombank và hợp đồng. Quy định về việc thực hiện phân loại nợ Sacombank tiến hành phân loại nợ theo 2 phương pháp:  Phân loại theo tuổi nợ  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ trong hạn  Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.  Các khoản nợ nhóm 1 được Sacombank điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Các khoản nợ nhóm 1 được Sacombank gia hạn nợ lần đầu;.  Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi một phần hoặc toàn bộ số tiền lãi trong hạn và/hoặc quá hạn (trừ các khoản phạt chậm trả lãi) hoặc được Sacombank giảm lãi suất cho vay do KH suy giảm khả năng trả nợ.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. • Các khoản nợ cơ cấu lần một quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. • Các khoản nợ cơ cấu lần 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. • Các khoản nợ cơ cấu lần 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.  Phân loại nợ theo kết quả: Đây là cách phân loại dựa trên ma trận phối giữa kết quả xếp hạng tín dụng và số ngày quá hạn của khoản nợ. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 66 Đạ i h ọc K in tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.2.3.3 Cách phân loại nợ đối với một KH Hạng Ngày quá hạn AAA, AA, A BBB, BB B, CCC, CC C D Từ 0 đến 9 ngày Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Từ 10 đến 90 ngày Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Từ 91 đến 180 ngày; hoặc bị cơ cấu thời gian trả nợ lần đầu; miễn giảm trả lãi cho KH không thể trả đúng hạn Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Từ 181 đến 360 ngày; hoặc bị cơ cấu nợ lần đầu và quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian cơ cấu lại hoặc bị cơ cấu thời gian trả nợ lần 2 Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 5 Quá hạn trên 360 ngày; hoặc bị cơ cấu alij lần đầu và quá hạn trên 90 ngày theo thời gian cơ cấu lại hoặc bị cơ cấu thời gian trả nợ lần 2 và quá hạn theo thời gian cơ cấu lại; hoặc bị cơ cấu thời gian trả nợ lần 3 hoặc KH là tổ chức DN bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 (Nguồn: Phòng QLRR Sacombank chi nhánh Nghệ An – quyết định 3106/2011/QĐ – QLRR) Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trích lập dự phòng cụ thể cho các khoản nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng: • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5% • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20% • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50% • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%. Công thức tính: Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Số dư nợ gốc của khoản nợ. r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. Giá trị khấu trừ (C) = Giá trị TSĐB (V) x Tỷ lệ khấu trừ (Kkt) (Tỷ lệ khấu trừ TSĐB được quy định rõ trong Quyết định phân loại nợ, trích lập dự phòng số 3106/2011/QĐ – QLRR của Sacombank). Trích lập dự phòng chung Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của Ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Chi nhánh tiến hành trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. R = max {0, (A - C)} x r Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP b. Một số rủi ro và hoạt động kiểm soát cụ thể: Công việc Bộ phận thực hiện Rủi ro Nguyên nhân gây ra rủi ro Hoạt động kiểm soát Giám sát quá trình sử dụng vốn và trả nợ của KH CVKH KH sử dụng vốn không đúng mục đích trong hợp đồng; sử dụng vốn không hiệu quả; khả năng thanh toán sụt giảm; Sự thẩm định không kỹ càng của CVKH về tư cách, trình độ, khả năng của KH có hạn. Các yếu tố khách quan từ thị trường KH tiến hành đầu tư hoặc SXKD Định kỳ 3 tháng kể từ khi giải ngân cho KH, CVKH phụ trách khoản vay đó phải lập báo cáo tình hình sử dụng vốn trình lên phòng QLRR và Trưởng phòng kinh doanh để giám sát. Đối với mỗi khoản cho vay, chi nhánh thường yêu cầu KH sử dụng các dịch vụ thanh toán tại ngân hàng. CVKH thường xuyên theo dõi dòng tiền vào/ ra tại các tài khoản, phát hiện dấu hiệu bất thường cần điều tra rõ và thông báo lại cho KH. TSĐB bị giảm giá trị Sự hao mòn hoặc các nguyên nhân khách quan khác tùy thuộc vào loại TSĐB Theo khoản 2 điều 15 quyết định số 1740/2013/QĐ-QLTD quy định rõ vào ngày cuối tháng 3, 6, 9, 11 chi nhánh phải tiến hành định giá lại TSĐB, nếu TSĐB giảm do tái định giá, chi nhánh tiến hành nhập điều chỉnh vào trong hệ thống công nghệ thông tin, làm cơ sở để tính toán số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định hiện hành của NHNN. CVKH lơ là, không theo dõi chặt các khoản vay Trách nhiệm, trình độ của CVKH chưa cao. Trưởng phòng kinh doanh và phòng QLRR chịu trách nhiệm đốc thúc CVKH thực hiện công việc kiểm tra giám sát và lập báo cáo định kỳ từng quý. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Công việc Bộ phận thực hiện Rủi ro Nguyên nhân gây ra rủi ro Hoạt động kiểm soát KH không trả nợ gốc và lãi đúng hạn; phát sinh nợ quá hạn Khả năng thanh toán của KH giảm sút hoặc KH cố tình không trả nợ Theo quy định trong việc xử lý việc chậm trễ trong việc trả nợ, chi nhánh đã quy định rõ mức phạt cho KH trả lãi chậm (trình bày ở mục a). Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra tình hình sử dụng vốn của KH, CVKH cũng theo dõi, lập bảng theo dõi tình hình trả nợ của KH để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng QLRR Lập dự phòng chưa đủ, chưa chính xác Sự bất cẩn và trình độ của nhân viên Bộ phận QLRR sẽ tiền hành lập dự phòng rủi ro dựa trên tình hình cho vay thực tế CVKH báo cáo, sau đó sẽ gửi về phòng kế toán để rà soát. Tất toán hồ sơ GDV quỹ Tính toán không đúng lãi, gốc, phí, phụ phí phải thu của KH Phó phòng/ Trưởng phòng kế toán – quỹ trực tiếp duyệt lại việc tính toán và ký kiểm soát trên chứng từ, xác nhận tất toán khoản vay. Giải chấp TSĐB khi chưa đủ chứng từ. Theo quy định, phòng kế toán – quỹ phải tiếp nhận đủ giấy đề nghị giải chấp tài sản, tờ trình giải chấp TSĐB của CVKH, bảng kê tính lãi, vốn; phiếu thu có chữ ký của KH tất cả phải có chữ ký của kiểm soát viên mới được phép xuất tài khoản ngoại bảng TSĐB và giao chứng từ quản lý hồ sơ TSĐB để GDV tiến hành giải chấp. Lưu hồ sơ CVKH, chuyên viên QLRR Hồ sơ lưu không đủ, không đúng Chứng từ liên quan đến khoản vay được lưu theo hợp đồng tín dụng của KH. Các chứng từ được lưu trong hồ sơ được lập bảng danh sách chi tiết trên file hồ sơ. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP c. Ví dụ minh họa Ngày 13/3/14 bà N đến xin tất toán khoản vay, do trong quá trình vay, công ty ABC thực hiện trả lãi đầy đủ theo hợp đồng, nên đến ngày tất toán công ty ABC chỉ cần trả khoản nợ gốc là 400 triệu đồng. Công ty ABC đã tiến hành chuyển khoản đề hoàn thành khoản vay, phó phòng kế toán quỹ đã duyệt chứng từ và giao cho bộ phần QLRR để tiến hành lập chứng từ tất toán, giải tỏa TSĐB cho công ty ABC. CVKH A sẽ lập tờ trình giải chấp TSĐB cho công ty ABC kèm theo giấy đề nghị rút TSĐB của công ty ABC đưa lại phòng QLRR để duyệt và chuyển về phòng kế toán quỹ để xuất tài khoản ngoại bảng cho công ty ABC. Công ty ABC đưa tờ trình giải chấp TSĐB đến phòng giao dịch một cửa thành phố để tiến hành xóa thế chấp. Hồ sơ tín dụng của công ty ABC lưu theo mã khách hàng của công ty ABC và được phòng QLRR lưu trữ, bảo quản. 2.2.4. Đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay KHDN tại Sacombank chi nhánh Nghệ An 2.2.4.1. Thành tựu Quy trình cho vay chặt chẽ, lường trước được các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tại chi nhánh cơ cấu tổ chức, sự phân công trách nhiệm rõ ràng, đúng năng lực của từng người, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy được sở trường của mình. Phần lớn các khoản vay đều được kiểm tra, kiểm soát một cách t hường xuyên, liên tục. Sacombank đã ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát khoản vay bằng văn bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giám sát khoản vay. Quy chế kiểm soát tín dụng được thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống, từ Hội sở đến tất cả các điểm giao dịch, thể hiện ở việc kiểm tra thường được lập kế hoạch trước và tiến hành thành từng đợt. Hàng quý, Chi nhánh thường tổ chức các đợt kiểm tra về việc thực hiện quy trình, quy chế của cán bộ tín dụng. Vào đầu năm, Hội sở chỉnh cử bộ phận Kiểm toán nội bộ về chi nhánh kiểm tra toàn bộ giấy tờ, hồ sơ, cách làm việc của nhân viên, đồng thời chương trình “KH bí mật” được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện những vấn đề còn yếu kém của nhân viên. Điều này đã phần nào giúp phát hiện kịp thời những điểm sai sót trong việc thực hiện quy trình kiểm soát. Sacombank áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động, tất cả các hoạt động cho vay, quản lý và thu nợ đều được xử lý bằng máy tính với phần mềm Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP luôn được đổi mới cho phù hợp. Từ đó tăng khả năng quản lý của ngân hàng, rút ngắn được thời gian thu hồi nợ gốc và lãi; giảm thiểu áp lực công việc cho nhân viên, tăng độ chính xác, tính chuyên nghiệp trong công việc. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đúng với quy trình mà Hội sở chính đã đề ra, điều này đã giúp chi nhánh giữ mức nợ xấu ở các năm ít thay đổi và đảm bảo theo đúng quy định. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng DN tuy có sự sụt giảm nhưng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, chi nhánh vẫn đảm bảo được lượng KHDN thường xuyên giao dịch mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. 2.2.4.1. Tồn tại - Khách hàng: Đối với KHDN tình hình hoạt động SXKD hay BCTC là một thủ tục rất quan trọng để CVKH có thể xác định được khả năng thanh toán cũng như trả nợ của KH, tuy nhiên, trên địa bàn Nghệ An, các DN tiến hành kiểm toán BCTC còn hạn chế, do thị trường kiểm toán ở Nghệ An chưa phát triển, chi nhánh chủ yêu dựa vào thuế để xác minh sự chính xác của báo cáo. DN ở địa bàn còn mang nặng tư tưởng lạc hậu, dùng tiền xử lý vấn đề. Điều này tạo cơ hội cho CVKH cơ hội gian lận, không trong sạch, phục vụ KH không chuyên nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung của chi nhánh. KHDN cung cấp các thông tin sai lệch, không đúng sự thật, cung cấp không đầy đủ giấy tờ, đúng thời hạn, dây chậm trễ trong việc hoàn thành hồ sơ giải ngân, áp lực lên CVKH. - Sacombank CN Nghệ An: Chỉ tiêu nặng nề gây áp lực lên CVKH, tạo động cơ thúc đẩy gian lận, thẩm định sơ sài hồ sơ KH tăng rủi ro tín dụng hơn. Sự hạn chế về chi phí gây khó khăn cho công tác thẩm định của CVKH đối với các KH ở xa vị trí chi nhánh, phòng giao dịch. CVKH chủ yếu được tuyển dụng từ các chuyên ngành kinh tế, tài chính gây khó khăn trong công tác thẩm định nhà xưởng, máy móc thiết bị kỹ thuật hoặc các dự án liên quan đến xây dựng. Do đó, đối với các dự án có quy mô lớn, chi nhánh thường xuyên phải thuê chuyên gia về trợ giúp, tư vấn trong công tác thẩm định. Thêm vào đó, CVKH được tuyển vào các phòng giao dịch đều rất còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, nguy cơ gặp rủi ro cao khi KH gian xảo đầy kinh nghiệm có ý đồ lừa gạt, đặc biệt với các phòng giao dịch ở xa chi nhánh, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, can thiệp của chi nhánh. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 72 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cơ chế, thủ tục, giấy tờ vay còn rườm rà, gây mất thời gian, và khó khăn cho các CVKH trong công tác thẩm định gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ KH của chi nhánh. Ban tín dụng đều là những nhân sự cấp cao tại chi nhánh, lịch làm việc dày đặc, thời gian hạn chế khiến các cuộc họp ban tín dụng không thể diễn ra thường xuyên gây chậm trễ đến nhu cầu giải ngân sớm của KH, ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh. Phòng QLRR chịu trách nhiệm kiểm soát lại các hồ sơ tín dụng của các CVKH. Tuy nhiên sự kiểm soát này chỉ thể hiện trên giấy tờ, tức là chuyên viên QLRR chỉ dựa trên những chứng từ và tờ trình mà CVKH lập để kiểm soát rủi ro mà không tiến hành đi điều tra thực tế. Nguyên nhân là do nhân sự ở phòng quá ít chỉ có 4 người phải phụ trách rất nhiều hồ sơ nên thời gian đi thực tế là rất khó, điều này làm tăng độ rủi ro nếu CVKH cố tình cấu kết với KH, tạo chứng từ giả nhằm qua mặt kiểm soát, vì các CVKH là những người có kinh nghiệm trong việc hoàn chỉnh giấy tờ hồ sơ vay. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu. Việc theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay vẫn còn bị lơ là bởi các CVKH và trưởng phòng, nhất là đối với các khoản vay nhỏ và lẻ. Do CVKH chưa nhận thức được đúng đắn và thật sự chú trọng đến công tác thẩm định sau khi cho vay, nhiều báo cáo hàng quý được chỉ mang tính hình thức, không đi sát theo nguồn vốn đã giải ngân, mặt khác do sự hạn chế về thời gian và chi phí để theo dõi nên công việc này thường bị bỏ qua. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng đối với các khoản vay tại chi nhánh. Công tác thẩm định, bảo quản TSĐB gặp nhiều khó khăn do chi nhánh không có kho riêng để bảo quản nên thường xảy ra tình trạng sụt giảm giá trị của TSĐB hoặc do sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. Mối liên hệ giữa bộ phân tín dụng KHDN và bộ phận GDV còn chưa thật chặt chẽ, do đặc thù công việc của mỗi vị trí, sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa 2 bộ phận nhiều khi ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân vốn của KH. Mối liên hệ và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn hạn chế nên việc xử lý tài sản thế chấp, phát mại tài sản còn chậmĐây là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chưa được xử lý nhanh chóng, dứt điểm. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 73 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH NGHỆ AN 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Sacombank chi nhánh Nghệ An trong thời gian tới 3.1.1. Thuận lợi  Xây dựng quy trình tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống, việc quản lý hồ sơ, dữ liệu của KH mang tính an toàn, bảo mật cao. Công tác kiểm tra, giám sát trong quy trình tại các phòng ban diễn ra một cách hợp lý và khoa học, giúp ban lãnh đạo dễ dàng kiểm soát các khoản vay từ thời điểm xét duyệt đến khi thanh lý hợp đồng.  Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính thực tiễn, khả năng đánh giá chính xác cao và được áp dụng vào bước thẩm định trước cho vay của quy trình. Điều này giúp cho CVKH có được những nhận định chính xác trong khâu thẩm định cho vay. Các chỉ tiêu để định giá, xây dựng hồ sơ TSĐB được quy định cụ thể tại Quy định 3170/2013 QĐ –QLRR về Cách thức định giá và bảo quản TSĐB, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ QHKH trong quá trình đánh giá, kiểm tra TSĐB chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Danh mục tín dụng được kiểm soát hàng tháng chi tiết cụ thể đến từng KH theo từng ngành nghề, công ty, nợ cơ cấu.. dựa trên các tiêu chí theo đúng chuẩn mực kinh tế. Yếu tố đầu vào: Chi nhánh hiện tại đang tiếp nhận các thực tập viên tiềm năng để nuôi dưỡng nguồn nhân lực tương lai. Đào tạo về cả kiến thức lẫn kỹ năng để tạo ra nguồn lao động có chất lượng nhằm phục vụ cho nhu cầu về nguồn lao động sau này. 3.1.2. Khó khăn Nợ xấu của Chi nhánh ở mức thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái và các hoạt động sản xuất thương mại trong nước tiếp tục đình trệ. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 74 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong công tác tín dụng được ban hành nhiều tuy nhiên chưa mang tính hệ thống, trình tự tổng thể, đôi khi xảy ra tình trạng đan xen, chồng chéo giữa các văn bản Dư nợ có tài sản đảm bảo của chi nhánh khá cao, tuy nhiên chất lượng TSĐB chưa thật sự tốt do tình trạng thị trường bất động sản đóng băng. Dư nợ ngoại bảng còn lại hầu hết là các khoản nợ tồn đọng từ nhiều năm trước, KH hoạt động khó khăn nên việc thu hồi khó và chậm. Một số dự án thực hiện bán nợ chậm tiến độ so với dự kiến, mặt khác hiện nay đối tác mua nợ của các tổ chức tín dụng trên thị trường còn hạn chế, thiếu yếu tố cạnh tranh nên chi nhánh thường gặp khó khăn trong việc đàm phán giá bán nợ. Quá trình thi hành án và xử lý tài sản đảm bảo kéo dài nên ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi nợ của ngân hàng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản chế độ của Nhà nước trong việc xử lý nợ. 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát cho vay tại Sacombank chi nhánh Nghệ An 3.2.1 Xây dựng một chính sách tín dụng khoa học Hiện nay, trong thời kỳ lạm phát đang ở mức cao, đồng tiền trở nên mất giá, các DN có nhu cầu vay thường vay với số tiền lớn, vì thế Sacombank nên thay đổi chính sách phân cấp quản lý duyệt hồ sơ tín dụng lên mức một tỷ đồng. Tức là đối với các khoản vay của KHDN trên 1 tỷ đồng mới cần đến Ban tín dụng họp và phê duyệt, dưới một tỷ đồng thì khoản vay này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng kinh doanh. Điều này sẽ giảm thiểu các thủ tục rắc rối vốn là điều mà các DN thường e ngại khi vay tiền ngân hàng. Thủ tục cho vay đối với DN ở mảng đầu tư dự án còn phức tạp, cần nhiều thủ tục giấy tờ và phải xác định được giá trị tương lai của dự án, gây khó khăn cho KH. Do đó, chi nhánh nên tùy thuộc vào từng đối tượng KH cụ thể để giảm thiểu những thủ tục không cần thiết nhằm níu giữ KH. Ví dụ như các KHDN đã tiến hành giao dịch ở chi nhánh, có triển vọng phát triển trong tương lai, có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 75 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chi nhánh cũng cần thường xuyên điều tra nắm bắt được xu hướng đầu tư, sản xuất của KH để từ đó đưa ra được các sản phẩm vay với lãi suất phù hợp nhằm phong phú thêm lượng KHDN. Đồng thời chi nhánh cũng nên phân loại KH theo các tiêu chí như địa bàn, tiềm lực tương lai, dòng tiền vào/ra, quá khứ trả nợ để đưa ra các mức lãi suất phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp chi nhánh đa dạng hóa các khoản cho vay và phân tán được rủi ro tín dụng. 3.2.2. Việc kiểm soát cần thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình cho vay đối với tất cả các khoản vay. Hoạt động kiểm soát là điều tất yếu để kiểm soát được rủi ro tín dụng xảy ra trong quy trình tín dụng. Tuy nhiên, tại chi nhánh, việc kiểm soát chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn trước khi cho vay, hoàn thiện hồ sơ, giải ngân vốn mà không thực sự chú trọng đến quá trình kiểm soát sau khi cho vay, gây ra một số rủi ro tín dụng trầm trọng. Do đó, Hội sở chính nên yêu cầu các CVKH lập báo cáo về tình hình sử dụng vốn sau khi vay một cách tỉ mỉ, chi tiết gửi trực tiếp cho trung tâm tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản có dấu hiệu xấu. Việc gửi báo cáo đến trung tâm tín dụng sẽ nâng cao trách nhiệm của CVKH trong việc phát sinh nợ quá hạn của khách hàng. Để thực hiện điều này, trước hết, chi nhánh Nghệ An nói riêng và Hội sở chính nói chung nên căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra các chỉ tiêu phù hợp, chuyên môn hóa nhiệm vụ của từng người nhằm tối thiểu hóa được áp lực công viêc, tăng thêm thời gian theo dõi, giám sát các khoản sau khi cho vay một cách tốt hơn. Ngoài ra do CVKH ở chi nhánh tương đối ít, khối lượng công việc lại nhiều, do đó, để đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu và theo dõi các khoản vay một cách thường xuyên, chính xác. Ngân hàng có thể giao việc giám sát cho chính KH, tức là KH là người lập báo cáo về tình hình, hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cung cấp chứng từ nhằm chứng minh sự trung thực của báo cáo đó. Ví dụ như DN A vay vốn của chi nhánh nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ cho việc mua nguyên vật liệu, thì khi lập báo cáo, DN A cần cung cấp đầy đủ hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho cho số lượng nguyên vật liệu. Qua đó, CVKH sẽ kiểm soát được tình hình sử dụng vốn của KH mà không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, báo cáo này có độ tin cậy không Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 76 Đạ i h ọc K inh ế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cao so với báo cáo do chính CVKH lập, vì thế, CVKH cần yêu cầu KH cung cấp đầy đủ, chính xác, hợp lý các chứng từ để tiến hành kiểm tra, kiểm soát lại. Còn CVKH sẽ trực tiếp theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng qua báo cáo giao dịch thường ngày tại ngân hàng. Tuy nhân sự ở phòng QLRR không đủ để đáp ứng được việc đi ra thực tế xác minh tình hình của KH, nhưng phòng QLRR cũng nên đột xuất đi thực tế kiểm tra, xác minh hồ sơ tín dụng của một số CVKH. Việc kiểm tra đột xuất sẽ phát hiện ra được các sai sót, gian lận mà CVKH muốn giấu và cũng để răn đe CVKH không thực hiện hành vi lừa đảo. KSVRR cần theo dõi chặt chẽ KH mà mình đang quản lý hồ sơ, khi phát hiện thấy KH thường xuyên trả lãi chậm ngày quy định thì cần độc lập với CVKH gọi điện điều tra, kiểm tra tình hình của KH. 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực tại Sacombank chi nhánh Nghệ An Nhân sự là yếu tố cốt lõi tại Sacombank, từ khi thành lập đến nay, Sacombank luôn được coi là cái nôi đào tạo nhân tài trong mảng tài chính ngân hàng. Do đó, chi nhánh Nghệ An cũng nên phát huy được thế mạnh truyền thống của mình. Chi nhánh nên chú trọng tuyển dụng những nhân viên có những kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, thuyết phục, đứng nói trước đám đông,...để phù hợp với công việc. Việc tuyển dụng nên được thông báo rộng rãi, rõ ràng, cụ thể để thu hút được nguồn nhân tài chất lượng cao ở thị trường bên ngoài. Chi nhánh nên giảm một số chỉ tiêu trong quá trình làm việc, do chỉ tiêu tại chi nhánh vẫn còn cao, gây áp lực cho nhân viên. Chi nhánh cần trình bày cụ thể lên Văn phòng khu vực để tiến hành điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp hơn với khả năng của từng nhân viên giúp công việc được hoàn thành tốt và giảm thiểu được áp lực gây ra rủi ro tín dụng. Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Ngân hàng có thể tổ chức các cuộc thi dành cho CVKH, trong đó đặt ra các tình huống để các CVKH có thể trải nghiệm, rèn luyện kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là mang lại những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát tín dụng và đánh vào ý thức của CVKH để họ thấy được sự cần thiết phải thực hiện sát sao công tác này. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 77 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật. Cần tạo thói quen kiểm soát sau khi cho vay đối vs KH, không dựa vào TSĐB để tin tưởng hoặc bỏ ngơ không theo dõi quá trình sử dụng vốn của KH. Đồng thời, chi nhánh cũng nên tăng cường nhắc nhở CVKH thường xuyên cập nhật các bộ luật, văn bản luật mới quy định về việc định giá TSĐB nhằm xác định đúng giái trị của TSĐB, tránh xảy ra trường hợp định giá cao hoặc thấp hơn giá trị thực của TSĐB. 3.2.4. Phát triển hệ thống thông tin tín dụng Thường xuyên cải thiện nâng cấp hệ thống thông tin Sacombank CRS tránh để xảy ra một số trường hợp lỗi hệ thống, máy chầm điểm sai ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng của KH. Hệ thống quản lý TSĐB còn đơn giản, khá thủ công. Chưa có các chính sách, sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nhân viên đối với sự sai sót trong quá trình nhập liệu TSĐB ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay. Hệ thống phân loại nợ của chi nhánh chưa thực sự được quan tâm, CVKH nên thường xuyên thực hiện việc nhập số liệu để hệ thống thực hiện cơ cấu lại nợ cho KH dựa vào đó để chi nhánh có thể đưa ra được các quyết định phù hợp. 3.2.5. Thực hiện tốt công tác huy động vốn Phần lớn các khoản cho vay KHDN tại chi nhánh là các khoản nợ trung/dài hạn, vì thế chi nhánh cần có các tăng cường các chương trình khuyến mãi, tặng quà cho KH nhằm thu hút nguồn vốn trung/dài hạn phục vụ tốt cho nhu cầu vay của KH. Tìm được hệ khách hàng phù hợp, cải thiện chất lượng dịch vụ của nhân viên nhằm thu được một nguồn huy động dồi dào trên địa bàn. 3.2.6. Hoàn thiện công tác quản lý TSĐB TSĐB là một công cụ để ngân hàng có thể hạn chế rủi ro cho khoản vay của khách hàng khi khoản vay đó có vấn đề xấu. Do đó, việc quản lý TSĐB là một yếu tố quan trọng cần phải được đặc biệt chú ý đến. Có 2 rủi ro có thể xảy ra đối với TSĐB trong quá trình cho vay: TSĐB bị giảm giá trị hoặc TSĐB bị cầm cố/ sử dụng cho mục đích khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TSĐB bị giảm giá trị có thể do nguyên nhân khách quan là thời gian, không gian ảnh hưởng. TSĐB tại chi nhánh phần lớn thường là bất động sản, phương tiện đi lại, máy móc thiết bị có khả năng bị hao mòn và mất giá trị rất cao. Do đó, chi nhánh ngoài việc xem xét kỹ càng trước khi cho vay, tức là chỉ cung cấp hạn mức vay tối đa 70% giá trị của TSĐB, chi nhánh cũng cần phải đưa ra các biện pháp quản lý TSĐB sau khi cho vay một cách cụ thể để phòng tránh được rủi ro. Đối với phương tiện đi lại, máy móc thiết bị tùy vào đặc điểm từng loại để bảo quản hoặc đưa vào sử dụng. Ví dụ các loại phương tiện đi lại, chi nhánh nên đưa vào kho bảo quản, thường xuyên bảo trì, tránh việc sử dụng nhằm giảm thiểu hao mòn trong quá trình sử dụng. Đối với các dây chuyền sản xuất, chi nhánh, nên tận dụng để cho thuê tiếp tục sử dụng, không nên bảo quản trong kho sẽ dễ xảy ra tình trạng hao mòn vô hình. Đối với nhà xưởng, quyền sử dụng đất, việc giảm giá trị chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Vì thế, ngân hàng khó lòng kiểm soát được, do đó, để giảm thiểu được rủi ro này, khi cho vay có TSĐB là nhà đất, ngân hàng nên thực hiện cho vay trong ngắn hạn. Bởi vì, thị trường nhà đất luôn biến động, khó có thể dự đoán trước, nên để đảm bảo thị trưởng đất không quá biến động so với thời điểm tiến hành thẩm định giá, ngân hàng nên thương lượng thời hạn cho vay với khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thực hiện ký kết hợp đồng với một tổ chức/ công ty môi giới bất động sản nhằm đảm bảo một mức giá nhất định khi xử lý TSĐB. Do công ty này thường có những chuyên gia nghiên cứu bất động sản, từ đó có thể dự đoán giá đất trong khoảng thời gian ngắn hạn. Việc ký hợp đồng đảm bảo có thể sẽ mất chi phí, tuy nhiên, trong thời kỳ nhà đất đóng băng thì đây là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng này cũng nên được thực hiện trong ngắn hạn do bản chất của tình hình thị trường bất động sản, điều này sẽ đảm bảo an toàn hơn cho chi nhánh. Hiện nay, việc một TSĐB có thể bị đem đi vay/ cầm cố/ thế chấp ở các tổ chức tín dụng khác, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng đang là một vấn đề nóng hổi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự quản lý lỏng lẽo của ngân hàng trong vấn để vay mượn giấy tờ sau khi cho vay. Để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng điều đó là hợp lý. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú ý đến việc kiểm tra, kiểm soát lại sự xác thực của giấy tờ khi KH trả lại tránh trường hợp KH tiến hành làm giả nhằm mục Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 79 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đích xấu rồi đem trả lại cho ngân hàng giấy tờ không hợp pháp gây ảnh hưởng xấu nếu như phải sử dụng TSĐB để xử lý nợ, đồng thời, ngân hàng cũng nên triệt để thực hiện đầy đủ các yêu cầu của phòng giao dịch một cửa, nhằm tránh trường hợp KH đem bán hoặc cầm cố. Trên thực tế, việc đem TSĐB đi cầm cố thường chỉ xảy ra trong trường hợp TSĐB là hàng hóa, khiến ngân hàng khó có thể kiểm soát được chất lượng cũng như quyền sở hữu số lượng hàng hóa đó. Vì thế, tại chi nhánh, nghiệp vụ tín dụng KHDN chưa xảy ra trường hợp TSĐB là hàng hóa. Tuy nhiên, để tránh được rủi ro có thể xảy ra, ngoài việc hạn chế tiếp nhận TSĐB này, ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến hóa đơn mua hàng, bán hàng, nhập kho để đảm bảo được sở hữu của hàng hóa, đồng thời, hiện nay nhà nước cũng đã tiến hành ban hành ra mốt số nghị định nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. 3.2.7. Hoàn thiện công tác thẩm định, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu CVKH tại chi nhánh thường chỉ quan tâm đến tình hình hoạt động SXKD mà bỏ qua yếu tố quan trọng là hệ thống quản trị điều hành của KH. Do đó, CVKH cần chú ý điều tra, thu thập thông tin về ban quản trị cũng như những người cầm đầu DN để hiểu rõ được triết lý quản lý và phong cách điều hành của DN. Một DN có người cầm đầu tốt sẽ là một DN vững mạnh trong tương lai, ngược lại, một DN tuy mạnh về tiềm lực nhưng nhà quản lý thiếu trình độ cũng chưa thể được đánh giá là tốt. Việc trích lập dự phòng hàng năm đã làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh, do vậy việc xử lý nợ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đánh giá phân tích từng khoản nợ nhằm xây dựng phương án xử lý phù hợp cho từng khoản nợ xấu là giải pháp tích cực nhất hiện nay. Để đưa ra phương án hợp lý và hiệu quả, cần phải cơ cấu lại nợ đối với các KH đang có khó khăn về tài chính. Công tác xử lý nợ xấu cũng cần được quan tâm, theo dõi chặt chẽ hơn. Tùy thuộc vào tính chất khoản vay và đặc điểm KH, CVKH áp dụng những biện pháp xử lý cưỡng chế hay mềm mỏng thích hợp. Chi nhánh nên tích cực thu hồi lại nợ từ KH, trong trường hợp bắt buộc như DN bị phá sản, giải thể thì ngân hàng mới nên tính đến biện pháp thu hồi TSĐB. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 80 Đạ i h ọc K in ế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chi nhánh nên thiết lập mối quan hệ đối với các công ty môi giới bất động sản, xử lý tài sản,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý TSĐB khi KH không gặp được nợ hoặc thị trường khó khăn, nhiều biến động. Đối với các khoản vay phục vụ dự án đầu tư, CVKH nên thương lượng với KH thực hiện giải ngân từng lần, từng giai đoạn, giải ngân trực tiếp cho bên thứ 3 có liên quan nhằm tránh trường hợp KH cầm tiền bỏ chạy, tham ô bớt xén tiền đầu tư gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lại vốn của ngân hàng. Đối với các khoản vay SXKD, chi nhánh nên yêu cầu KH thực hiện các giao dịch liên quan đến mua bán qua ngân hàng, để CVKH có thể tiện theo dõi được dòng tiền hiện tại của KH như thế nào? Đồng thời cũng tiến hành thu hồi nợ dễ dàng hơn. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 81 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong điều kiện kinh tế đầy biến động hiện nay, việc kiểm soát rủi ro tín dụng là một điều rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, công tác kiểm soát nội bộ đang được chú trọng hơn bao giờ hết. Mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh sẽ tùy theo đặc điểm thế mạnh, điều kiện kinh tế, địa bàn hoạt động của mình để đề ra hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp. Vì thế, để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề cấp thiết này, em đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận về đề tài “ Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay KHDN tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Nghệ An”, từ đó có cái nhìn chi tiết cụ thể hơn về các biện pháp kiểm soát trong hoạt động cho vay KHDN tại chi nhánh. Trên cơ sở đó đòng góp một phần nhỏ trong việc truyền tải những lý thuyết về kiếm soát vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng.  Về cơ bản, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay nói riêng và các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại. - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay KH DN tại Sacombank chi nhánh Nghệ An. - Đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay KH DN tại Chi nhánh.  Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về mặt số liệu, thời gian và đặc thù công việc nên đề tài vẫn còn một số hạn chế như sau: - Khóa luận gặp một số về mặt cung cấp thông tin từ ngân hàng nên chưa đi sát được vào thực trạng hiện nay. - Đề tài mới chỉ tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay KH DN trên khía cạnh các yếu tố định tính mà chưa phân tích các yếu tố định lượng, điều tra các hồ sơ thực tế để làm rõ quá trình và thủ tục kiểm soát. - Các giải pháp đưa ra còn nhiều thiếu sót, mang tính chất định hướng, khả năng áp dụng vào thực tế trong một số trường hợp còn thấp. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 82 Đạ họ c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước - Tạo môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định: hoạt động của NHTM vẫn nằm trong môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh doanh NH. Vì vậy, để hoạt động NH có hiệu quả đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng các văn bản pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM - Tạo sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô: đối với Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Trong giai đoạn tới, Nhà nước cần có giải pháp nhằm kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định và bền vững. - Nhà nước nên ban hành các văn bản pháp quy để quy định trách nhiệm của các bên hữu quan có liên quan đến hoạt động kinh doanh NH như Uỷ ban nhân dân, Công chứng Nhà nước, Toà án nhân dân, Viện kiểm soát, Việc làm này sẽ tạo ra sự hỗ trợ của các cấp, các ngành đối với hoạt động kinh doanh NH và tạo điều kiện cho công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ. 2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước - NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các NHTM bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng dẫn phù hợp với thông lệ quốc tế. Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hơp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các ngân hàng cũng như việc mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch của các ngân hàng. - NHNN cần thường xuyên tổng kết, đánh giá việc thực hiện luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các quy định về kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán tại các tổ chức tín dụng. Khi phát hiện những bất cập thì cần chỉ đạo các NHTM và kiến nghị với Chính phủ để sửa chửa. - NHNN nên đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, có đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong hoạt động NH và triển khai mạnh trong toàn hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước theo kịp trình độ công nghệ của các ngân hàng trên thế giới, dần dần xác lập danh tiếng và uy tín của ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 83 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Tăng cường công tác quản trị điều hành, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường xuyên, có hiệu quả, tạo ra được nhận thức đồng bộ, đúng đắn trong toàn hệ thống. - Tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ mới, trọng đào tạo tại chỗ, đào tạo theo chuyên đề đối với các cấp cán bộ để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý cũng như năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm soát. - Đi đôi với nâng cao vai trò, trách nhiệm và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai sót, vi phạm thì vấn đề xử lý khắc phục các sai sót đã phát hiện phải được thực hiện triệt để, có các chế tài xử lý nghiêm khắc. Xử lý các đơn vị cá nhân có vi phạm, sai phạm lớn, sai phạm điển hình, kể cả việc không chủ động và chậm khắc phục các tồn tại, sai sót sau thanh tra, kiểm tra, cần cương quyết kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng sai sót được kiểm tra phát hiện nhưng không chấn chỉnh khắc phục, sai phạm tái diễn. - Tăng cường, phát huy chế độ khen thưởng, xử phạt các đơn vị hoàn thành tốt mục tiêu và chưa hoàn thành mục tiêu để tạo ra động lực làm việc. Đồng thời, các trung tâm phòng ban tại Hội sở chính nên tổ chức phối hợp nhịp nhàng, cung cấp thông tin đầy đủ hơn đối với các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tạo ra môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp. 2.4. Đối với Sacombank chi nhánh Nghệ An - Thường xuyên bồi dưỡng, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Thực hiện chế độ luân chuyển công tác định kỳ. - Tăng cường kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng, bảo đảm tính tuân thủ và cẩn trọng. Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình quy chế cho vay và quản lý các giới hạn, cơ cấu, tỷ trọng, tăng trưởng tín dụng. - Thường xuyên tổng kết đánh giá những sai sót tồn tại trong nghiệp vụ tín dụng, trong quản trị điều hành, tìm ra những nguyên nhân để rút kinh nghiệm, cảnh báo và có các biện pháp chấn chỉnh ngăn ngừa. - Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh cho vay ngoài quốc doanh, cho vay ngắn hạn, cho vay bán lẻ, nâng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 84 Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHỤ LỤC 1 Các thao tác và sự kiểm soát trên hệ thống T24 –R08 Bước Nội dung quy trình cấp tín dụng Thao tác thực hiện trên T24 Bước Nội dung thực hiện Duyệt trên hệ thống Có Không 1 Tiếp thị, thu nhập hồ sơ và đề xuất nhu cầu 1 Mở mã KH x 2 Xác minh, thẩm định Không thao tác 3 Phê duyệt Không thao tác 4 Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết: Lập hợp đồng 2 Mở tài khoản loan working account x 3 Mở hạn mức cho KH, bao gồm 3.1 Hạn mức global x 3.2 Hạn mức product x 4 Mở TSĐB x 5 Mở và duyệt hợp đồng, bao gồm 5.1 Đối với cho vay theo hạn mức 5.1.1 Mở hợp đồng cam kết x 5.1.2 Mở hợp đồng cho vay(Giấy nhận nợ) x 5.2 Đối với cho vay từng lần 5.2.1 Mở hợp đồng cho vay x 5.3 Đối với cho vay góp đều 5.3.1 Mở hợp đồng cho vay góp đều x Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K i h tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kiểm soát hợp đồng Không thao tác Kỳ hợp đồng Không thao tác Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo Không thao tác Nhận hồ sơ TSĐB, quản chấp hàng hóa, lập chứng từ giải ngân/lập chứng thư bảo lãnh 5.4 Một số trường hợp tu chỉnh tự động 5.4.1 Tu chỉnh hợp đồng cam kết x 5.4.2 Tu chỉnh hợp đồng cho vay hạn mức từng lần x 5.4.3 Tu chỉnh hợp đồng cho vay góp đều Duyệt Không thao tác Giải ngân/ phát hành chứng từ bảo lãnh, lưu hồ sơ tín dụng 6 Giải ngân x 5 Quản lý và thu hồi nợ 7 Thanh toán vốn trước hạn Thanh toán quá hạn Thanh toán nợ theo nhóm x 6 Tất toán hồ sơ tín dụng, xuất TSĐB 8 Tất toán và xuất TSĐB x Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHỤ LỤC 2 HỒ SƠ LƯU PHẦN 1 STT HỒ SƠ PHÁP LÝ Ghi chú DN 1. Điều lệ hoạt động công ty (*) 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư (*) 3. CMND, hộ khẩu của người được ủy nhiệm (*) 4. Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, (*) 5. Giấy đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu có) (*) 6. Giấy đăng ký mã số thuế (*) 7. Mã số DN (nếu có) (*) 8. Hồ sơ khác (nếu có) (*) Cá nhân 1. CMND, hộ khẩu, giấy tờ khác có liên quan của người vay (bao gồm cả vợ/chồng) (*) 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có) (*) 3. Hồ sơ khác (nếu có) (*) PHẦN 2 TÀI SẢN ĐẢM BẢO 1. Biên bản giao nhận hồ sơ TSĐB giữa Bộ phận Quản lý tín dụng và kho quỹ (**) 2. Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ khác liên quan (theo thứ tự thời (*) Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP gian) 3. CMND, hộ khẩu của người chủ sở hữu tài sản (trường hợp bảo lãnh) (*) 4. Chứng thư định giá tài sản (SBA/SCRV) (*) 5. Biên bản định giá tài sản của chi nhánh (*) 6. Hợp đồng thế chấp/Cầm cố tài sản (*) 7. Đơn đăng ký giao dịch đảm bảo (*) 8. Biên nhận hồ sơ đăng ký bảo lãnh, thế chấp (nếu có) (*) 9. Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm (nếu có) (*) 10. Hồ sơ khác (nếu có) (*) Nếu có nhiều tài sản đảm bảo thì mỗi tài sản lưu thành một bộ theo thứ tự như trên Bản chính lưu kho quỹ (theo Quy trình quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo) PHẦN 3 BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Bảng cân đối kế toán (**) 2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (**) 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (**) 4. Thuyết minh báo cáo tài chính (**) PHẦN 4 HỒ SƠ TÍN DỤNG 1. Tờ trình cấp tín dụng (*) Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Biên bản phán quyết cấp tín dụng (Ban TDCN) (*) 3. Báo cáo tái thẩm định của P.TĐHS/PTĐ.SGD (*) 4. Biên bản phán quyết cấp tín dụng (HĐTD/UBTD) (*) 5. Chứng từ chứng minh thu nhập (*) hay (**) 6. Giấy đề nghị vay vốn (**) 7. Các hợp đồng kinh tế mua hàng (*) hay (**) 8. Phương án kinh doanh (*) hay (**) 9. Biên bản họp Hội đồng thành viên (DN) (**) 10. Hợp đồng tín dụng (**) 11. Hợp đồng bảo lãnh (*) 12. Kết quả xếp hạng tín dụng (**) 13. Thông tin CIC (nếu có) (**) 14. Hồ sơ khác (nếu có) (*) Bản chính lưu kho quỹ (theo Quy trình quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo PHẦN 5 HỒ SƠ GIẢI NGÂN 1. Giấy nhận nợ/Giấy đề nghị phát tiền vay (*) 2. Chứng từ sử dụng vốn (Hợp đồng cầm cố, biên bản giao nhận, phụ lục, invoice, packing list, hợp đồng (*) Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP mua bán, hóa đơn, 3. Hồ sơ khác (nếu có) (*) PHẦN 6 CHỨNG TỪ SAU TẤT TOÁN 1. Hồ sơ chứng từ nhận lại từ kho quỹ (đối với chứng từ KH cung cấp thì trả lại KH) (**) 2. Chứng từ giao nhận với KH (**) 3. Chứng từ khác (nếu có) (*) hay (**) Lưu ý: - Các phần và thứ tự được sắp xếp từ dưới lên (từ phần 1 -> 6, stt 1 -> hết) - Giữa các phần cách bằng nhau bằng tờ giấy màu - Những hố sơ có nhiều tài liệu nên lưu vào bìa cong (*): bản sao công chứng hoặc đối chiều ký xác nhận của CVKH (**): bản chính Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHỤ LỤC 3 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH NGHỆ AN Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc Ngày 18 tháng 03 năm 2013 BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIÁ BẬT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP A. Thông tin về việc thẩm định giá: 1. Họ tên chủ sở hữu Đặng Thị N 2. Địa chỉ của bất động sản Khối 16, P.Hưng Bình, Tp Vinh, Nghệ An 3. Mục đích thẩm định giá Thế chấp bão lãnh vay vốn tại Sacombank chi nhánh Nghệ An 4. Thời điểm thẩm định giá 15/03/2013 5. Phương pháp thẩm định So sánh trực tiếp B. Giấy tờ pháp lý của bất động sản: STT Tên giấy tờ Số Ngày cấp Nơi cấp 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BM 447098 06/03/2013 UBND Tp Vinh 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà / / / 3 Giấy trước bạ / / / C. Vị trí và cơ sở hạ tầng của bất động sản: 1 Vị trí giao thông: Vị trí giao thông thuận lợi, cách mặt đường Nguyễn Thị Minh Khai 100m, giáp mặt tiền đường rộng 5m, nằm trong khu dân cư đông đúc tại trung tâm thành phố. 2 Vị trí có khả năng sinh lợi: Có Khu vực đông dân cư: Có 3 Vị trí bất lợi: Không 4 Nguồn điện: Ổn định Nguồn nước: Ổn định Điện thoại: Ổn định 5 Ghi chú khác: Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP D. Đặc điểm của bất động sản: ĐẤT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐẤT Loại đất Đất ở Loại công trình Nhà ở Diện tích 85.5 m2 Tổng diện tích sàn xây dựng 80m2 Hình dạng Hình đa giác Cấp 4 Chiều ngang 8.58 m Số tầng 3 Chiều dài #11.85m; #5.8m; #2.78m Kết cấu Bê tông cốt thép TL chất lượng còn lại 80% Ghi chú khác: E. Kết quả thẩm định bất động sản: STT Bất động sản Đơn giá (đồng/m2) Diện tích (m2) Giá trị (đồng) 1 Quyền sử dụng đất 18.000.000 85.5 1.539.000.000 2 Công trình xây dựng trên đất 3 Cộng giá trị bất động sản 1.539.000.000 Thống nhất định giá: 1.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ, năm trăm triệu đồng) KH CV QHKH TP CN&DN Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.S Lâm Thị Hồng Hoa (2002), Giáo trình Kiểm toán ngân hàng, NXB Thống kê. 2. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh. 3. Bộ môn kiểm toán, Khoa kế toán tài chính, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (2012) Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông, Tp Hồ Chí Minh. 4. Tóm tắt luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị bích Ngọc Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phồ Đà Nẵng. 5. Quy trình tín dụng ban hành theo Quyết định số 150/2011/ QĐ – TĐ 6. Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ - cá nhân, doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 5127/2011/ QĐ – QLRR của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 7. Chính sách tín dụng ban hành theo Quyết định số 567/2012/ QĐ – HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 8. Quyết định 3106/2011/ QĐ – QLRR về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 9. Quyết định 1740/2013/QĐ –QLTD về việc ban hành Quy định về định giá, quản lý Tài sản bảo đảm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 10. www.sacombank.com 11. www.tailieu.vn Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đạ i h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh i Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_hong_hanh_2265.pdf
Luận văn liên quan