Khóa luận Lẩu then của người Nùng thành phố Lạng sơn, tỉnh Lạng Sơn

Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về nghi lễ của một bộ phận tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng tôn giáo của người Nùng ở thành phố Lạng Sơn mà ít khi và khó tiếp cận, từ đó thấy được nét tương đồng trong văn hoá của dân tộc Nùng với các dân tộc khác trong cùng tỉnh. Thông qua đề tài này, tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Nùng ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

pdf14 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Lẩu then của người Nùng thành phố Lạng sơn, tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ ....o0o LẨU THEN CỦA NGƯỜI NÙNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Giảng viên hướng dẫn: LÊ NGỌC THẮNG Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THUỲ TRANG Hà Nội – 2012 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................... 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................. 9 3.1 Mục đích .................................................................................................. 9 3.2 Nhiệm vụ ............................................................................................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 11 7. Bố cục của đề tài .................................................................................... 11 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI NÙNG Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN .................................................................................... 13 1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 13 1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 17 1.3 Lịch sử tộc người và đời sống văn hóa ............................................. 25 1.3.1 Nguồn gốc và lịch sử tộc người ........................................................ 25 1.3.2 Khái quát về đời sống văn hóa ........................................................ 28 Chương 2. LẨU THEN – THEN TĂNG SẮC CỦA NGƯỜI NÙNG 32 2.1. Một số khái niệm liên quan đến Lễ Lẩu then .................................. 32 2.2.Tên gọi, mục đích và ý nghĩa của lễ .................................................. 34 2.2.1. Tên gọi của lễ ................................................................................... 34 2.2.2. Mục đích và ý nghiã của lễ .............................................................. 35 3 2.3. Đối tượng tham gia lễ Lẩu then ....................................................... 37 2.3.1. Đối tượng cầu cúng ........................................................................... 37 2.3.2. Đối tượng thụ lễ ............................................................................... 44 2.4. Nghi thức chính của lễ Lẩu then ...................................................... 46 2.4.1. Lễ vật – điều kiện bắt buộc khi tiến hành các nghi thức ................... 46 2.4.2. Các nghi thức chính .......................................................................... 49 2.4.3. Một số đặc điểm về đại lễ Lẩu Then ................................................ 77 2.5. Sự biến đổi của lễ ............................................................................... 80 2.5.1. Lễ vật ................................................................................................. 80 2.5.2. Nghi thức .......................................................................................... 81 2.5.3. Nguyên nhân .................................................................................... 82 Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA LẨU THEN VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY ......................................................................................................... 84 3.1. Giá trị của Lẩu Then ....................................................................... 84 3.1.1. Then – thế giới tâm linh của người Nùng ......................................... 84 3.1.2. Then - xã hội của người Nùng trong quá khứ ................................... 87 3.1.3. Then - giá trị văn hóa liên quan đến người có chức sắc trong đời sống tâm linh của người Nùng. ................................................................................... 88 3.1.4. Then - hội tụ các giá trị văn hoá của người Nùng ........................... 89 3.1.5. Then - liệu pháp chữa bệnh bằng tinh thần ...................................... 93 3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Lẩu then ................... 95 3.2.1 Những giá trị cần được bảo tồn ........................................................ 95 3.2.2. Một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy .................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 101 4 PHỤ LỤC ................................................................................................. 103 Phụ lục 1: DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU ................... 103 Phụ lục 2: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN ................ 104 Phụ lục 3: VĂN BẢN HÀNH LỄ ................................................ 105 Phụ lục 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ LẨU THEN CỦA NGƯỜI NÙNG ....................................................................................... 143 5 Lời Cảm ơn Để hoàn thành Khóa luận của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, các Giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận này. Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Lê Ngọc Thắng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận. Xin chân thành cảm ơn các vị già làng cùng đồng bào Tày, Nùng tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp cho em những tư liệu quý báu trong quá trình đi thực tế tại địa phương để hoàn thành Khóa luận. Trong quá trình viết, do còn thiếu điều kiện và kiến thức còn hạn chế, bản Khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để Khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Dương Thùy Trang 6 1. MỞ DẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc - thời kỳ đổi mới. Đại hội đã đề ra mô hình kinh tế mới ở nước ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Sau hơn hai mươi năm đổi mới với những thành tựu to lớn, đất nước ta có sự chuyển biến về mọi mặt. Song hành với sự phát triển của nền kinh tế thì nền văn hoá đậm đà bản sắc đã và đang được đặt ra là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết trung ương 5 khoá VIII đề ra:" Văn Hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội". Trên cơ sở lý luận thực tiễn, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm trong đường lối của Đảng ta. Năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: "Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc". Chủ trương đó tiếp tục khẳng định rõ hơn trong nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII (1998) của Đảng: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể". Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng. Trải qua quá trình phát triển, 54 bản sắc dân tộc, ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao thoa đó đã làm cho nền văn 7 hoá của các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan, góp phần làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo. Dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi một dân tộc có những bản sắc văn hoá dân tộc riêng, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, bởi không ít những thế lực phản động đang từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề dân tộc để gây xung đột chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc là một vấn đề cấp thiết của từng dân tộc. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của cả nước. Là một địa danh có lịch sử lâu đời, nằm ở cửa ngõ thông thương giữa đất nước ta và Trung Quốc, Lạng Sơn là nơi sinh sống của đông cư dân đồng bào dân tộc thiểu số, là nơi bảo tồn và giữ gìn những tinh hoa văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc bản địa. Giá trị văn hoá phi vật thể của đồng bào Nùng tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua sự đa dạng tín ngưỡng, cổ truyền, qua hệ thống lễ hội và nhất là qua sự phong phú của các loại hình nghệ thuật. Những lễ hội đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng như lễ hội đầu xuân, lễ cúng liên quan đến chu kỳ sản xuất hay các lễ nghi liên quan đến vòng đời người, là những sinh hoạt văn hoá tinh thần không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào mà còn có tác dụng củng cố ý thức cộng đồng, giáo dục truyền thụ những kinh nghiệm liên quan đến sản xuất. Đặc biệt hiện nay trong đời sống văn hoá tinh thần các dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn còn lưu giữ được nhiều vốn văn nghệ dân gian quý báu. Đặc biệt là hát Then, hát Sli, hát Lượn, thơ ca dân gian... Đó còn là sự phong phú của các các thể loại múa như múa nghi lễ, múa trong lao động, các loại hình nhạc cụ Những giá trị văn hoá tinh thần trên đây đã trở thành niềm tự hào và cần phải được giữ lại không phải chỉ riêng cho con cháu người Nùng ở Lạng Sơn mà còn cho cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. 8 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn là bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Đó chính là sức mạnh về những giá trị văn hoá vật chất và văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần mà người Nùng đã sáng tạo nên và sống bền lâu cùng các dân tộc. Tuy nhiên, trong cuộc sống xây dựng xã hội mới hiện nay, bên cạnh bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đã được sàng lọc qua thời gian, chúng ta còn phải biết tiếp thu những tinh hoa của văn hoá thời đại, của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có như vậy chúng ta mới xây dựng thành công “Một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc” như tinh thần của Nghị quyết lần thứ 5 (khoá 8) mà Đảng ta đã đề ra. Nội dung chính của Khoá luận tái hiện bức tranh sinh động về một nghi lễ của bộ phận tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Nùng. Đó là tầng lớp Then. Khóa luận sẽ tập trung chủ yếu đề cập đến những nghi lễ chính trong đại lễ Lẩu Then của người Nùng trong truyền thống và sẽ đưa ra một số xu thế biến đổi của đại lễ mang đậm màu sắc dân tộc này trong hiện tại. Sinh ra và trưởng thành trong chiếc nôi của dân tộc, bản thân người viết đã từng được chứng kiến nghi lễ này. Hơn nữa, là sinh viên đang theo học tại trường đại học Văn hoá Hà Nội, đặc biệt là chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, bản thân tôi tự nhận thức được cần phải bảo tồn và phát huy nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này. Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá truyền thống của người Nùng, ở thành phố Lạng Sơn hoà chung vào nền văn hoá Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” là mục đích mà khóa luận này muốn đạt được. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: "Lẩu then của người Nùng thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn" làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình. 9 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng đã được đề cập đến trong một số công trình nhưng ở các mức độ khác nhau, mỗi công trình nghiên cứu có thể đề cập toàn diện văn hoá của người Nùng, có những công trình chỉ đề cập đến một lĩnh vực trong văn hoá như một số công trình sau đây: - “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt - Nam” của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội 1968. - “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của Nông Minh Châu, NXB Việt Bắc xuất bản năm 1973 . - “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” các tỉnh phía Bắc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1978 - “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng”của Vi Hồng, NXB Văn hoá ấn hành năm 1979 . - “ Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, NXB Văn hoá, xuất bản năm 1984. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về xã hội, con người, văn hoá của hai dân tộc Tày - Nùng. - “ Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” do Viện Dân tộc học xuất bản năm 1992. Đây cũng là một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân cư Tày, Nùng, lịch sử hình thành tộc người, hình thái kinh tế, hình thái văn hoá vật chất, tổ chức xã hội - gia đình, hôn nhân, các tục lệ như: cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới và tôn giáo tín ngưỡng. Dân tộc Nùng nói chung và ở thành phố Lạng Sơn nói riêng cũng được tác giả đề cập đến mặc dù không nhiều. - “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng Quyết, Ma Khách Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn, NXB Văn hoá Dân tộc xuất bản năm 1993. -"Lễ Cấp Sắc Pụt Nùng " của tác giả Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Thiên Tứ Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. Cuốn sách này đã giới thiệu một di sản văn hóa 10 tiêu biểu của người Nùng với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Pụt mang đặc trưng Shaman giáo của người Nùng có mối quan hệ khá mật thiết với hình thức hát Then. Mặt khác lâu nay vấn đề nghiên cứu, sưu tầm Then Nùng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các ngành nghiên cứu về văn hóa xã hội. Về đại lễ Lẩu Then, cho đến nay ngoài một số bài giới thiệu về Lẩu Then nói chung, còn có một đoạn Clip quay một lễ Lẩu Then của người Nùng ở Thành phố Lạng Sơn của nghệ nhân Mông Thị Sấm được công bố trên mạng internet thì chưa thực sự có một công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về Lẩu Then của người Nùng ở Lạng Sơn cả. - Cuốn "Then Tày" của tác giả Nguyễn Thị Yên, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. Đây là một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của người Tày Cao bằng. Cuốn sách giới thiệu lễ Lẩu Then Cấp Sắc khai quang của dân tộc Tày ở Cao Bằng đã trình bày một cách có hệ thống các thông tin đầy đủ nhất cung cấp cho người đọc về các vấn đề liên quan đến Then. Trong cuốn sách này có đề cập đến lễ Lẩu Then tăng sắc của Then Tày, thì đến nay chưa có một bài viết hoặc công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về lễ Lẩu Then của người Nùng được xuất bản. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều quan tâm đến, đời sống văn hoá tinh thần, vật chất, những phong tục tập quán của hai dân tộc là Tày và Nùng trên phương diện rộng (phạm vi cả nước) và cả phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh). Tuy nhiên trong nét văn hoá chung đó, lại có sự giao thoa, mỗi vùng có những nét đặc sắc riêng để phù hợp với vị trí địa lý và văn hoá ở khu vực đó. Tất cả những công trình nghiên cứu trên tạo cơ sở nền móng để tôi khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ hơn đời sống văn hoá tín ngưỡng của dân tộc Nùng ở thành phố Lạng Sơn. 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Mục đích 11 Nghiên cứu Lẩu then - phong tục và tôn giáo, tín ngưỡng của người Nùng ở Thành phố Lạng Sơn, nhằm tìm hiểu giá trị của những tập tục, tín ngưỡng dân gian của một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc đó là tầng lớp Then, từ đó làm căn cứ để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nó trong cộng cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 1.3.2. Nhiệm vụ Khảo sát một lễ Lẩu Then cụ thể để góp phần cung cấp một tư liệu thực tế cho việc nghiên cứu thực tế cho việc nghiên cứu Then nói chung và Then trong lễ Lẩu Then nói riêng Tìm hiểu các yếu tố văn hóa tín ngưỡng và đánh giá một cách khách quan vị trí của Then trong đời sống tâm linh của người Nùng. Rút ra những giá trị cũng như hạn chế của Then để từ đó đưa ra những đề xuất cho việc bảo tồn và phát huy trong đới sống hiện nay. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là lễ Lẩu Then trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo của người Nùng ở thành phố Lạng Sơn Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Khóa luận chỉ đi sâu vào lễ Lẩu Then và tín ngưỡng tôn giáo qua lễ Lẩu then của đồng bào Nùng ở thành phố Lạng Sơn nhằm góp phần cung cấp tư liệu và làm rõ những đặc điểm của nó trong đời sống của cộng đồng. - Về không gian: Tìm hiểu Lẩu then trên địa bàn cư trú của người Nùng tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn - Thời gian: Những biểu hiện của Lẩu then đang diễn ra hiện nay với những giá trị tuyền thống và giao thoa văn hóa. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả Khóa luận đã vận dụng phương pháp nghiên cứu sau: 12 - Áp dụng phương pháp khảo sát điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin, số liệu. - Áp dụng phương pháp giám định tư liệu, xử lý các tài liệu điền dã đã thu thập được trên cơ sở tiếp cận địa lý lịch sử để đảm bảo tính chính xác. - Áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu đề trình bày kết quả nghiên cứu của khóa luận. 1.6. Đóng góp của đề tài Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về nghi lễ của một bộ phận tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng tôn giáo của người Nùng ở thành phố Lạng Sơn mà ít khi và khó tiếp cận, từ đó thấy được nét tương đồng trong văn hoá của dân tộc Nùng với các dân tộc khác trong cùng tỉnh. Thông qua đề tài này, tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Nùng ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 1.7. Cấu trúc của Khóa luận Khóa luận gồm 152 trang, ngoài phần Mở đầu (11 trang), phần Kết luận (02 trang), Tài liệu tham khảo (02 trang), phần nội dung chính được chia thành 3 chương: Chương 1. Khái quát về người Nùng ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chương 2. Lẩu Then – Then tăng sắc của người Nùng. Chương 3. Giá trị của Lẩu Then và vấn đề bảo tồn, phát huy. Ngoài 3 chương trên, Khóa luận còn có các phần: Phụ lục (40 trang). 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Triều Ân - Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin của người Tày, Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội 2. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Thái, Nùng ở Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 3. Nguyễn Cường, Hoàng Văn Nghiệm: Xứ Lạng văn hóa và du lịch. 4. Bế Viết Đẳng, (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam ,Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội. 5. Trần Văn Giàu, (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hoa: Nghi lễ Then giải hạn của người Tày, Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn. 7. Sở Văn Hóa - Thông tin tỉnh Lạng Sơn, Tuyển tập luận văn hội nghị khoa học Xứ Lạng. 8. Ai lên Xứ Lạng Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 1994 9. Lã văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, (1986), Khảo sát đặc điểm ngữ âm Nùng trên tư liệu Nùng Cháo, Viện Ngôn ngữ học. 10. Viện Dân tộc học, (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 11. Ủy ban nhân dân thị xã Lạng Sơn, (1990), Thị xã Lạng Sơn xưa và nay. 12. Văn hóa truyền thống Tày, Nùng (1993) Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. 13.Lã Văn Lô - Hà Văn Thư, (1984), Văn hóa Tày, Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. 14. Hoàng Nam, (1992), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Thanh Nga và các tác giả( 1967), Người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội. 16. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn, (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Lê Bá Thảo, (1971), Miền núi và con người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 18. Trần Ngọc Thêm, (1997), Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Nxb.TP. Hồ Chí Minh, 19. Vương Hoàng Tuyên, (1996), Sự phân bố dân tộc và Dân cư miền bắc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103 20. Vương Hoàng Tuyên, (1963), Dân tộc nguồn gốc Nan Á ở Miền Bắc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Đăng Nghiêm Vạn, (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 22. Trần Quốc Vượng (và các tác giả), (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Viện Dân tộc học, (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 24. Viện Dân tộc học: Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội , Hà Nội. 25. Viện Ngôn ngữ học, (1984), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách ngôn ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Yên, Then Tày, Nxb Văn hóa Dân tộc (Sách nhà nước tài trợ) 27. Nguyễn Thị Yên - Nguyễn Thiên Tứ , Lễ Cấp Sắc Pụt Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc (Sách nhà nước tài trợ) 28. Nông Thị Nhình, Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng then Tày Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc (Sách nhà nước tài trợ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduong_thuy_trang_tom_tat_3306_2065227.pdf
Luận văn liên quan