Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đề tài nghiên cứu những cơ sở
lý luận khoa học, phương pháp nghiên cứu văn hóa học dưới cái nhìn của các
nhà văn hóa về lễ hội đền Bảo Lộc trong đời sống văn hóa người dân xã Mỹ
Phúc Huyện Mỹ Lộc Tỉnh Nam Định.
- Phương pháp thực địa (quan sát thực tế): Đây là phương pháp chủ yếu
của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát phỏng vấn, ghi
chép để phản ánh trung thực đời sống văn hóa của người dân nơi đây, với
mục tiêu làm rõ được ảnh hưởng lễ hội đền Bảo Lộc với đời sống văn hóa
hiện nay
14 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Lễ hội đền bảo lộc trong đời sống văn hóa người dân xã Mỹ phúc - Huyện Mỹ lộc - Tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
!TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA HỌC
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG
LỄ HỘI ĐỀN BẢO LỘC
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI DÂN
XÃ MỸ PHÚC - HUYỆN MỸ LỘC - TỈNH NAM ĐỊNH
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Kim Loan
Sinh viên thực hiện: Đỗ Quang Phong
Lớp: VHH4A
Khóa học: 2012 – 2016
HÀ NỘI - 2016
!
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Lễ hội đền Bảo Lộc
trong đời sống văn hóa người dân xã Mỹ Phúc - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam
Định”, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Lê Thị Kim Loan
đã định hướng và hướng dẫn tận tình cho em những cơ sở khoa học và hướng
phát triển của đề tài nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình làm đề tài này.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Văn hóa học, trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện và góp ý cho em trong quá trình làm đề
tài này nhằm giúp em có những suy nghĩ và những lưu ý trong khi tiến hành
khảo sát thực tế để có cơ sở thực tiễn cho đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ văn hóa, Ban quản lý các di tích,
người dân xã Mỹ Phúc đã cung cấp tư liệu và dành thời gian giúp đỡ để em
hoàn thành những khảo sát thực tế.
Mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong quý thầy cô và các bạn có thể góp ý cho em để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Đỗ Quang Phong
1
!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ MỸ PHÚC, HUYỆN MỸ
LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH ................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Một số khái niệm liên quan ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Văn hóa ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Lễ hội .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Đời sống văn hóa ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Tổng quan về xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định ...... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Qúa trình hình thành, đơn vị hành chính xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm về kinh tế văn hóa xã hội Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Mỹ Phúc trong quan hệ với nhà TrầnError! Bookmark not
defined.
Chương 2: LỄ HỘI ĐỀN BẢO LỘC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
.................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. Lễ hội đền Bảo Lộc ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Vài nét về di tích đền Bảo Lộc ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nguồn gốc lễ hội đền Bảo Lộc ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các nghi thức nghi lễ ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Các trò chơi dân gian ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá lễ hội đền Bảo Lộc và tác động của nó đến đời sống văn
hóa cộng đồng ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tác động của lễ hội đền Bảo Lộc đến cư dân xã Mỹ Phúc Huyện
Mỹ Lộc Tỉnh Nam Định ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số đánh giá .............................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG LỄ HỘI ĐỀN
BẢO LỘC ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2
!
3.1. Những giá trị văn hoá của đền Bảo LộcError! Bookmark not
defined.
3.2. Phương hướng giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá trong lễ hội đền Bảo Lộc. ................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Phương hướng ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 11
PHỤ LỤC ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3
!
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mục đích tham dự lễ hội đền Bảo Lộc của khách thập phương
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Bảng thống kê tần suất tham dự lễ hộiError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.3: Đánh giá sự biến đổi của lễ hội sau nhiều lần tham dự ........... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.4: Lễ hội Đền Bảo Lộc đối với đời sống văn hóa người dân ...... Error!
Bookmark not defined.
4
!
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đời sống văn hóa dân gian truyền thống của người Việt, lễ hội
được coi là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng chủ đạo.
Lễ hội phản ánh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, hay nói cách khác là
văn hóa vật thể và văn hoá phi vật thể của mỗi cộng đồng, của vùng miền của
dân tộc. Xét về cấu trúc, lễ hội truyền thống Việt Nam có hai thành tố chính là
phần lễ và phần hội. Hai thành tố này quan hệ quan chặt chẽ với nhau và góp
phần phản ánh trung thực đời sống cộng đồng. Nghi lễ/ lễ là các hoạt động
tâm linh, thoát tục của con người nhằm biểu cảm và tôn vinh những yếu tố
thiêng liêng, thần bí gồm các. Hội là hoạt động của con người nhưng mang
tính hiện thực/ nhập thế như vui chơi, giải trí Có thể nói, lễ hội là hoạt động
của con người trong đời sống tâm linh, là văn hóa tinh thần của cộng đồng và
là hình thức để duy trì bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần
của người Việt, được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người
Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ
hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh
những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những nhân
vật từng có thật trong lịch sử dân tộc hay những nhân vật được coi là huyền
thoại. Hình tượng các vị thần linh là biểu trưng cho những phẩm chất cao đẹp
của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người
khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với
thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật
truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng
thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri
ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
5
!
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trong một
năm trên các tỉnh thành đất nước. Và trong bối cảnh đất nước đang bước vào
thời kỳ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự phát triển
nhanh chóng về kinh tế cũng là nguyên nhân khiến mỗi cộng đồng phải đứng
trước những thách thức; phát triển nhưng phải bền vững, hòa nhập nhưng
nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
Cũng giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, Nam Định là tỉnh
có rất nhiều lễ hội được người dân tiến hành tổ chức hàng năm. Vốn là nơi
khởi phát của vương triều Trần (1225-1400), cho nên điều dễ hiểu là, khi đề
cập đến các hoạt động lễ hội ở Nam Định, chúng ta không thể không đề cập
đến những lễ hội liên quan đến vương triều này. Trong đó, tiêu biểu nhất là
các lễ hội liên quan đến “Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn” - vị anh hùng dân tộc, vị tướng tài danh được phong thánh - điện
thờ của ông ở rất nhiều nơi nhưng có 3 nơi ông chính thức được phụng thờ,
đó là những địa danh bất hủ đã đi vào câu ca dao: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần
Thương, quê hương Bảo Lộc”.
Là một trong những địa phương chính thức phụng thờ vị anh hùng dân
tộc, cho nên đền Bảo Lộc và lễ hội tổ chức tại địa phương đã có nhiều tác
động đến đời sống văn hóa của người dân trong và ngoài địa phương. Vài
năm gần đây, tác động này ngày càng rõ nét trên cả 2 hướng: tích cực và tiêu
cực. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội đền Bảo Lộc trong đời sống
văn hóa người dân xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp bậc đại học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về lễ hội hiện nay đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhiều
khía cạnh khác nhau của lễ hội đã được phản ánh như nghiên cứu về quản lý lễ
6
!
hội, nghiên cứu về du lịch lễ hội, nghiên cứu về sự biến đổi lễ hộiChúng ta có
thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Lễ hội cổ truyền,Viện Văn hóa dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội
(1992) là công trình đề cập đến các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội
liên quan đến quá trình hình thành lễ hội, lịch sử lễ hội, cơ cấu, phân loại, các
biểu hiện và giá trị của hội làng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ.
- 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội (1992) đã
đề cập đến 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
- Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc
(1993) của các giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam
là công trình đề cập đến lễ cầu mùa của người Kinh, các dân tộc vùng Việt
Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Trường Sơn-Tây Nguyên.
- Từ điển Hội lễ Việt Nam của Bùi Thiết, Nxb. Văn hóa-Thông tin
(2000) là công trình trong đó tác giả đã cố gắng sưu tầm, tập hợp, hệ thống,
chỉnh lý và biên soạn tất cả hội lễ truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh
thổ nước ta từ xưa đến nay, sắp xếp theo thứ tự A, B, C theo tên riêng của
từng hội lễ.
- Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh của Lê Huy Trâm - Hoàng Anh
Nhân, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội - 2001 là công trình cho chúng ta tiếp
cận với một quan điểm trong việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội. Hai tác giả
đã nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận lễ hội trong sự tổng thể của nó, chứ
không nên tách riêng phần Lễ riêng và phần Hội.
- Đáng kể là công trình gần đây của GS.TS. Ngô Đức Thịnh: “Về tín
ngưỡng lễ hội cổ truyền", Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007, là những
chuyên luận đề cập đến các vấn đề “Tín ngưỡng dân gian” của người Việt,
các dân tộc thiểu số với đa sắc diện ở các vùng của đất nước; đề cập đến
7
!
“Đạo mẫu và Lên đồng” của người Việt, Tày, Chăm; đề cập đến “Lễ hội cổ
truyền” với môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa, đến vai trò của “tín ngưỡng,
môi trường nảy sinh, tích hợp baỏ tồn sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật dân gian...”
- Văn hóa - lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb. Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội (1992) của tập thể các giả do GS. Phan Hữu Dật chủ biên, đề cập
đến lễ hội các dân tộc ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện,
Inđônêxia, Philippin, Singapor, Malayxia.
- Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam của
Hoàng Lương, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội - (2002) đã dành riêng một
chương (chương 2) bàn về “Khái niệm chung về lễ hội truyền thống của các
dân tộc thiểu số ở miền Bắc” để bàn về “Khái niệm chung”, tác giả đã đưa khái
niệm Lễ nói chung và đối với các dân tộc thiểu số miền Bắc nước ta nói riêng.
- Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch của Dương Văn Sáu,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội 2004 đã xây dựng mô hình, cơ cấu
tổng thể về hệ thống lễ hội nói chung, đề cập đến những vấn đề chung nhất,
đồng thời cụ thể hoá những biện pháp, cách thức tiến hành, triển khai các nội
dung của từng công việc trong một lễ hội.
- Lễ hội cổ truyền ở Nam Định của Hồ Đức Thọ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội là công trình đề cập đến quá trình hình thành và phát triển lễ hội ở
Nam Định.
- Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam của PGS.TS.
Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2005 là công trình đề cập đến các tín
ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần
thành hoàng, tín ngưỡng phồn thực.Ngoài ra, một số công trình như:Mối quan
hệ giữa truyền thuyết người Việt và các lễ hội về anh hung, Lê Văn Kỳ, Nxb
Khoa học xã hội; Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam, Hà Tiến Hùng, Nxb.
8
!
Văn hoá Thông tin (1997); Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng
đồng, Hồ Hoàng Hoa, Nxb KHXH (1998); Khảo sát thực trạng văn hoá lễ
hội của Nguyễn Quang Lê. H.2001 cũng là những công trình rất quan trọng
liên quan đến nội dung nghiên cứu của khóa luận.
3. MỤC ĐÍCH,NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phác dựng lại những nét căn bản nhất về lễ hội đền Bảo Lộc và những
ảnh hưởng của lễ hội này đối với đời sống cư dân địa phương trong xã hội
đương đại.
Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội
đền Bảo Lộc và phát triển hơn nữa hoạt động du lịch tại đền Bảo Lộc. Hạn
chế những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực đối với đời
sống văn hóa - xã hội của người dân địa phương.
Đồng thời việc nghiên cứu đề tài góp một phần nhỏ vào công tác quản
lý văn hoá, phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội của
xã Mỹ Phúc nói riêng và huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài;
- Nghiên cứu lịch sử vùng đất và con người, nơi lưu giữ các giá trị của di
tích và lễ hội.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó nêu lên đặc điểm, ảnh
hưởng của lễ hội đền Bảo Lộc đến đời sống văn hóa cộng đồng nơi đây.
- Đề xuất những giải pháp bảo tồn phát huy giá trị của lễ hội gắn với
tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay.
9
!
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lịch sử vùng đất, di tích, lễ hội đền Bảo Lộc.
- Nghiên cứu biểu hiện của cộng đồng dưới tác động của di tích và lễ hội.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Lễ hội đền Bảo Lộc và các di tích phụ cận di tích tại
thôn Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: 2014 đến nay.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đề tài nghiên cứu những cơ sở
lý luận khoa học, phương pháp nghiên cứu văn hóa học dưới cái nhìn của các
nhà văn hóa về lễ hội đền Bảo Lộc trong đời sống văn hóa người dân xã Mỹ
Phúc Huyện Mỹ Lộc Tỉnh Nam Định.
- Phương pháp thực địa (quan sát thực tế): Đây là phương pháp chủ yếu
của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát phỏng vấn, ghi
chép để phản ánh trung thực đời sống văn hóa của người dân nơi đây, với
mục tiêu làm rõ được ảnh hưởng lễ hội đền Bảo Lộc với đời sống văn hóa
hiện nay.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh: phương pháp này phân tích
tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tài liệu tham khảo,
dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu điền dã thực địa, rút ra
những kết luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội: nhằm mục đích tổng hợp số liệu trên cơ
sở định hướng, từ đó phân tích và xử lý thông tin một cách chính xác.
10
!
7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Chú thích và Phụ lục, nội
dung chính của khóa luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc
tỉnh Nam Định
Chương 2: Lễ hội đền Bảo Lộc trong đời sống văn hóa cộng đồng
Chương 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong lễ hội đền
Bảo Lộc
11
!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.! Đào Duy Anh (1957), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Thuận Hóa
2.! Phan Kế Bính (1992), Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
3.! Phan Hữu Dật (chủ biên), Văn hoá - Lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á
4.! Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Lâm Bá Nam (1993), Lễ cầu
mùa của các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
5.! Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian- mấy vấn đề phương pháp
luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6.! Ngô Văn Doanh (1998), Lễ hội Rija Nwgar của người Chăm, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
7.! Phan Đại Doãn (1996), "Vài nét về tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam thế
kỷ XIX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (3).
8.! Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb
Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
9.! Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
10.!Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng
đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11.!Hà Tiến Hùng (1997), Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam, Nxb Văn
hoá thông tin, Hà Nội.
12.!Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội.
13.!Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
12
!
14.!Trần Bình Minh (2000), Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền
Đông Nam á, Viện Văn hóa-Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
15.!Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
16.!Lưu Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương (1997), Lịch lễ hội, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
17.!Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn học, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_6_0656_2066056.pdf