Thứ nhất, tiếp tục hoan thiện và bổ sung những điểm bất cập trong pháp
luật ngân hàng Việt Nam, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường cho lĩnh
vực ngân hàng theo đúng cam kết gia nhập WTO Việc mở rộng thị trường
vừa tạo điều kiện cho các định chế tài chính lớn tham gia vào thị trường Việt
Nam, đồng thời buộc các ngân hàng trong nước phải tăng cường liên kết với
các đối tác để nâng cao năng lực cho bản thân mình.
Thứ hai, cải thiện sự yếu kém về tính công khai, minh bạch, tính hiệu quả
của các quy định pháp luật về quy trình, thủ tục, giấy phép thành lập và hoạt
động cho các tổ chức tín dụng. Khắc phục hạn chế về tính công khai, minh
bạch sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài cởi mở hơn trong đầu tư
và hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam bổ sung các nguồn lực còn yếu kém.
Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động cấp giấ y
phép. Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức
cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường. Quan trọng hơn, đâu còn là giả i
pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả các quy định về quản lý,
giám sát từ phía Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, góp phần làm giảm
chi phí giao dịch và chi phí gia nhập thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ
tại Việt Nam, tạo điều kiện để các định chế tài chính nước ngoài mạnh dạ n
đầu tư, hợp tác với các ngân hàng trong nước.
99 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ombank và BIDV cũng như sự lớn mạnh không ngừng về
quy mô và năng lực cạnh tranh của ACB, Techcombank, ABBank… sau khi
hợp tác với các đối tác nước ngoài là những ví dụ xác thực nhất cho sự phát
triển cua liên minh chiến lược đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Sự hỗ trợ về tài chính thông qua việc góp vốn, đối tác chiến lược đã tạo cho
các ngân hàng Việt Nam cơ hội nghiên cứu và triển khai các công nghệ, kĩ
thuật tiên tiến, thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, từ đó nâng
cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Doanh thu và lợi nhuận nhờ
vậy cũng gia tăng đáng kể.
Bên cạnh sự hợp tác về vốn, những cam kết về chuyển giao công nghệ, kĩ
năng quản lý, trao đổi và bồi dướng nguồn nhân lực cũng như sự tác động lan
truyền về uy tín từ đối tác cũng là những hiệu ứng tích cực cho sự phát triển
của các ngân hàng.
Nếu như kết thúc năm tài chính 2006, Sacombank đạt lợi nhuận sau thuế là
470, 128 tỉ VNĐ thì sang 2007, con số này tăng lên 1397, 897 tỉ VNĐ, năm
2008 do chịu tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới, lợi nhuận sau thuế
giảm còn 954,753 tỉ VNĐ. Tuy nhiên, năm 2009, con số này là 1670, 559 tỉ
VNĐ, tăng 75% so với năm trước. Thực tế này chứng tỏ chất lượng quản trị
theo tiêu chuẩn quốc tế, khả năng linh hoạt vói biến động thị trường của
Sacombank và sự tin cậy của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ cua
ngân hàng.
68
Techcombank sau một thời gian hợp tác với HSBC đã mở rộng được mạng
lưới ngân hàng bán lẻ và trở thành một trong những ngân hàng có hệ thống
bán lẻ quy mô tại Việt Nam.
Để nhìn thấy hiệu quả cụ thể từ sự xác lập các liên minh chiến lược, chúng
ta hãy cùng nhìn lại các thành tích mà một số ngân hàng Việt Nam đạt được:
Sacombank:
Giải thưởng "Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm
2009, 2010" do Global Finance bình chọn;
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2007, 2008,
2009” do The Asian Banker bình chọn;
Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam
2010” do The Asset (Hong Kong) bình chọn;
Giải thưởng "Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanh
toán qua thẻ Visa tại thị trường Việt Nam"(Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế
Visa không tài sản đảm bảo và thẻ trả trước Visa – Lucky Gift Card) do Tổ
chức thẻ quốc tế Visa bình chọn.
Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney - Tổ
chức bình chọn hàng đầu thế giới trao tặng;
“Ngân hàng lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP và là Ngân hàng lớn
thứ 4 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam 2007” do chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đánh giá và xếp hạng.
Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank):
“Giải thưởng về thanh toán quốc tế 2007” do HSBC trao tặng
“Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do Citi
Bank trao tặng ngày 28/8/2007
69
"Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2007" do
Wachovia trao tặng
“Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000” của
BVQI – Vương quốc Anh ngày 26/5/2007
Trong lĩnh vực liên doanh, năm 2009, hoạt động của các ngân hàng liên
doanh tăng trưởng khá ổn định, thu nhập trước thuế đạt 477 tỷ VND; huy
động vốn tăng 18,2%, dư nợ tín dụng tăng 34,3%, tổng tài sản có tăng 18,3%
so với cuốinăm 2008.
4.2. Hạn chế
4.2.1. Liên minh trong nước còn nhiều bất cập
Liên minh góp vốn giữa các ngân hàng trong nước còn còn thưa thớt, chủ
yếu là liên minh giữa các ngân hàng lớn với ngân hàng nhỏ, có lẽ do tâm lý
cạnh tranh còn phổ biến.
Đối với liên minh thẻ, chất lượng và số lượng các dịch vụ tuy đã được cải
thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Ðối với thị trường thẻ - một lĩnh vực
được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc thời gian qua nhưng vẫn mang
tính rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các NHTM, các liên
minh. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh,
thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào những đối tượng
đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong các khu công nghiệp,
khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
4.2.2. Nguy cơ bị chiếm lĩnh thị trường bởi đối tác chiến lược nước ngoài
Trong liên minh chiến lược với ngân hàng nước ngoài, phía sau mối quan
hệ chiến lược là sự chi phối, khả năng thôn tính của ngân hàng ngoại trong
tương lai. Thực tế, trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam là
70
một bước trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của ngân hàng ngoại từng bước
thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Ngày 15/3, Sacombank tổ chức đại hội đồng cổ đông phiên họp thường
niên năm 2009 thông báo kế hoạch thoái vốn của Ngân hàng ANZ tại
Sacombank.
Khác với những nhà băng chưa có đối tác chiến lược nước ngoài,
Sacombank đã chính thức công bố việc chia tay với cổ đông lớn là ANZ. Hiện
ANZ còn 10% vốn tại Sacombank và đang trong quá trình đi đến kết quả của
việc chấm dứt mối lương duyên với ngân hàng này.
Một trong những nguyên nhân khiến một số ngân hàng trong nước đã có cổ
đông chiến lược nước ngoài lo ngại đó chính là việc đối tác đã thành lập ngân
hàng con 100% vốn ngoại và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động tại
Việt Nam. ANZ cũng là một trong số đó, với giấy phép thành lập được Chính
phủ Việt Nam cấp trong năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động năm 2009.
Hiện ANZ đang từng bước đẩy mạnh chiến lược bán lẻ tại thị trường tài chính
Việt Nam và đây cũng chính là mục tiêu của Sacombank. Song điều cốt lõi là
cả hai bên cảm thấy không tìm được tiếng nói chung, đành phải đi đến kết cục
chia tay.
Có thể nói, ngoài việc đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần của các ngân
hàng trong nước, họ đang cố gắng mở dịch vụ bán hàng trực tiếp cho người
dân bằng cách thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Chiến lược phát
triển của đối tác chiến lược nước ngoài sau khi đã thành lập ngân hàng con
100% vốn ngoại là đẩy mạnh việc bán lẻ sản phẩm tài chính - ngân hàng trên
thị trường Việt Nam. Trong khi đó, mục tiêu của các ngân hàng trong nước
cũng nhắm đến chiến lược trên và không chỉ ở thị trường nội địa mà còn vươn
ra thế giới. Do đó, việc chia tay đối tác ngoại là một kết cục có thể dự đoán
được.
71
Liên kết với ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng ngoại đã đạt được mục
đích tiếp cận thị trường tài chính trong nước. Với sự am hiểu thị trường địa
phương đã được chia sẻ trong liên minh, các ngân hàng con 100% vốn nước
ngoài được thành lập và từng bước củng cố và đẩy mạnh chiến lược bán lẻ tại
thị trường Việt Nam, mảng kinh doanh mà vốn được coi là yếu thế của các
ngân hàng nội.
Điển hình như HSBC, sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc nâng
tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng Kỹ thương Techcombank lên 20% năm
2008 đã chính thức nhận giấy phép lập ngân hàng con 100% vốn tại Việt
Nam.
Khi ngân hàng con 100% vốn của HSBC tại Việt Nam đi vào hoạt động,
cũng như những ngân hàng nội địa khác, thị phần của Techcombank sẽ bị ảnh
hưởng nhất định. Khi đó, HSBC Việt Nam là đối thủ, nhưng cũng là một
đồng minh của Techcombank, xét ở khía cạnh quan hệ đối tác chiến lược.
Không phải ngẫu nhiên có sự trùng hợp giữa sự kiện HSBC nâng tỷ lệ sở
hữu cổ phần tại Techcombank với sự kiện nhận giấy phép lập ngân hàng con
100% vốn tại Việt Nam. Thông điệp mà HSBC đưa ra qua hai sự kiện này là
tiếp tục tham gia sâu hơn vào thị trường tài chính Việt Nam, bên cạnh sự mở
rộng là sự tăng cường các quan hệ.
Với dân số 85 triệu nhưng mới chỉ có khoảng 10% người dân mở tài khoản
tại ngân hàng và hơn 2/3 là dân số trẻ, Việt Nam đang là mục tiêu trong trung
hạn của các ngân hàng ngoại. Do vậy, tuy âm thầm nhưng cũng rất quyết liệt,
các định chế tài chính ngoại đang tăng cường thâm nhập thị trường tài chính -
ngân hàng Việt Nam. Kế hoạch trước mắt của các ngân hàng ngoại là chiếm
lĩnh thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Các ngân hàng nội sẽ phải đối mặt
với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các ngân hàng nước ngoài lớn mạnh và dày
dặn kinh nghiệm.
72
Trong lịch sử hoạt động của ngân hàng HSBC Việt Nam, “lai vãng” thường
xuyên trong ngân hàng là các vị khách nước ngoài cao lớn. Nhưng hơn 1 năm
nay, theo thống kê của một giám đốc bộ phận, bóng dáng các vị khách nước
ngoài bị che khuất bởi hơn 90% khách trong nước. Từ khi HSBC nới lỏng
chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân, thay đổi mạnh nhất là mức lương tối
thiểu, từ 8 - 10 triệu đồng hạ xuống còn 3 triệu đồng. Lúc đầu HSBC còn
“giằng co” giữa mức lương tối thiểu 5 triệu và 3 triệu. Sau đó, mức 3 triệu
được quyết định với lý do là HSBC không muốn bỏ qua lượng khách này.
Khác với HSBC, đầu tháng 7/2008, Ngân hàng ANZ đã triển khai và cho ra
mắt dịch vụ “ngân hàng tận nơi”, khách hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh có thể được tư vấn và thực hiện các nhu cầu giao dịch ngân hàng của
mình trong thời gian và địa điểm thích hợp nhất. Ngân hàng này đã cung cấp
dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. Có các sản phẩm như:
chứng chỉ tiền gửi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như đô la Mỹ, đô la Úc,
Euro, bảng Anh. Sản phẩm thẻ ANZ Visa Debit đáp ứng nhu cầu về an toàn,
thuận tiện trong các hoạt động mua sắm, du lịch xa và các sinh viên Việt Nam
du học. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để có thể sở hữu
một chiếc xe hơi, ANZ đã đưa ra một cam kết về dịch vụ tài trợ mua ô tô là
“Cho vay mua ô tô trong vòng 48 giờ”, các sản phẩm tiết kiệm (dành cho phụ
huynh), trợ giúp thủ tục xin visa, chứng minh tài chính, tài khoản sinh viên
với thẻ ANZ Visa Debit, Internet banking.
Trước đó, Ngân hàng Standard Chartered cũng đã cho ra mắt dịch vụ “ngân
hàng bán lẻ tại Việt Nam” sau nhiều năm khá “im hơi, lặng tiếng” so với
“người đồng hương” HSBC. Ngân hàng Standard Chartered cũng lập ra các
nhóm nhân viên tư vấn trực tiếp đến doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hội
thảo... giới thiệu dịch vụ để thu hút người tiêu dùng. Sự tin tưởng của
Standard Chartered dựa trên hai lợi thế mà ngân hàng này có được trong việc
cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho người tiêu dùng cá nhân và doanh
73
nghiệp vừa và nhỏ (SME): mạng lưới toàn cầu và chất lượng dịch vụ. Đây
cũng chính là hai yếu tố lợi thế cạnh tranh cơ bản mà các ngân hàng ngoại có
lợi thế hơn các đối thủ nội.
Bởi vậy, sau khi đạt được mục đích, các đối tác chiến lược tiềm năng này
có khả năng sẽ thoái vốn để tập trung toàn lực phát triển bản thân. Nếu các
ngân hàng trong nước vẫn ỷ mình có lợi thế am hiểu khách hàng thì sẽ khó
cạnh tranh nổi với các ngân hàng ngoại trong tương lai.
74
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC
HIỆU QUẢ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
I. Giải pháp đối với ngân hàng Việt Nam
1. Xây dựng liên minh hiệu quả và bền vững
1.1. Lựa chọn đối tác
Lựa chọn đối tác là bước đi đầu tiên trong quy trình lựa chọn và xây dựng
liên minh chiến lược. Làm tốt bước đi đầu tiên có ý nghĩa rất lớn để tiếp tục
triển khai thành công những bước đi tiếp theo. Để làm tốt khâu này, các ngân
hàng Việt Nam cần thiết phải:
- Tìm hiểu mục đích và nguyện vọng phát triển của các đối tác lựa chọn
đối tác chiến lược theo phương châm không đặt nặng vấn đề tài chính mà
nhắm đến đối tác có định hướng phát triển phù hợp, khả năng hỗ trợ về quản
trị, kỹ thuật, công nghệ và đặc biệt là tăng cường nguồn nhân lực để phát triển
ngân hàng.
- Nắm vững năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của đối tác: Bất kì ngân hàng
nào khi tham gia liên minh cũng mong muốn tận dụng những lợi thế từ phía
đối tác. Để nhận được sự bổ sung các nguồn lực cần thiết từ liên minh, ngân
hàng phải nắm rõ những ưu thế của đối tác, tránh tình trạng chấp nhận thỏa
thuận hợp tác vội vàng khi mới chỉ nghe những lời hứa có cánh và chỉ dựa
vào những nguồn thông tin không rõ ràng về đối tác. Không nghiên cứu kỹ,
ngân hàng rất có thể phải cho không đối tác những nguồn lực của mình.
- Hiện nay, việc ngân hàng Việt Nam liên kết với đối tác nước ngoài ngày
càng trở nên phổ biến. Những khoảng cách về địa lý và ngôn ngữ gây không
ít khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc tìm hiểu đối tác chiến
lược. Vì thế, bên cạnh việc yêu cầu Chính phủ tạo điều kiện nguồn thông tin
chính thức thông qua Cục xúc tiến thương mại, Đại sứ quán… nơi đối tác có
trụ sở hoạt động, các ngân hàng cũng cần cảnh giác với các nguồn thông tin
khác.
75
- Cảnh giác với đối tác có tư tưởng “cơ hội”: Liên minh có bền vững hay
không? Ngân hàng có thật sự an toàn khi bắt tay hợp tác với đối tác hay
không? Điều đó phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Với các đối tác, đặc biệt
là ngân hàng ngoại có tham vọng xâm chiếm, dẫn đầu thị trường cần hết sức
thận trọng khi đặt bút kí thỏa thuận hợp tác.
- Tìm kiếm đối tác có uy tín: Liên kết với những đối tác có uy tín sẽ giúp
ngân hàng an tâm hơn trong việc trao đối kĩ năng, công nghệ và các nguồn lực
khác. Ngoài ra, những ảnh hưởng tích cực từ uy tín của đối tác cũng giúp ích
nhiều cho hoạt động giao dịch của ngân hàng Việt Nam trong và ngoài nước.
Vì thế, trước nhu cầu thành lập liên minh, ngân hàng cần dành sự lựa chọn ưu
tiên cho các đối tác có danh tiếng và thương hiệu trên thị trường tài chính.
1.2. Lựa chọn cấu trúc liên minh chiến lược
Sự liên kết trong liên minh gắn liền với việc trao đổi nguồn lực giữa các
bên, điều này giúp các ngân hàng nhận được lợi ích từ sự hỗ trợ của các đối
tác, đồng thời phải đối mặt với sự rủi ro do sự phổ biến các nguồn lực. Để
giảm thiểu nguy cơ đó, trong việc thiết kế cấu trúc liên minh, các ngân hàng
nên:
- Bảo đảm thành công, tránh rủi ro tiềm ẩn: Trong mối quan hệ hợp tác, để
tránh tranh chấp và xung đột, trách nhiệm phải được phân chia rõ ràng, đồng
thời các bên phải định ra mục tiêu cụ thể và cơ chế kiểm soát chúng, đưa các
điều khoản phòng ngừa vào trong thỏa thuận. Khi đã thống nhất cùng nhau
thành lập liên minh, các bên tham gia phải cùng thống nhất về nội dung hợp
tác cũng như quyền lợi và nghĩa vụ các bên phải thực hiện. Sự thống nhất này
phải thể hiện rõ ràng trong thỏa thuận liên kết. Ngân hàng nên đề xuất các
điều khoản ràng buộc nhằm đối phó với những tư tưởng “cơ hội”. Thiết lập
các điều khoàn phòng ngừa là bước đi cần thiết để duy trì sự phát triển dài
hạn của ngân hàng trong tương lai, tránh sự can thiệp và thâu tóm từ các đối
tác.
76
- Thống nhất về việc trao đổi nguồn lực trước khi thực hiện các liên kết:
Khi ngân hàng lựa chọn đối tác là đã nhắm đến những mục đích riêng và có
những ý đồ riêng, có ngân hàng hướng đến tiềm lực tài chính ổn định của đối
tác, có ngân hàng lại mong muốn hỗ trợ về nguồn nhân lưc, kĩ năng quản lý...
Tuy nhiên, những mong muốn đó cần được cụ thể hóa và có được sự đồng ý
chia sẻ của đối tác trước khi thực hiện liên minh. Kế hoạch trao đổi phải được
chi tiết hóa thành các giai đoạn và mức độ chuyển giao cụ thể, chi tiết hóa
trách nhiệm của mỗi bên. Tốt nhất, với các liên kết chuyển giao nguồn lực,
các bên nên đối thoại để thống nhất các kế hoạch hành động thông qua hợp
đồng chuyển giao (công nghệ, kĩ năng, nhân lực), với các liên kết về vốn nên
thỏa thuận để đạt được các bản cam kết có quy định cụ thể về lịch trình và tỉ
lệ góp vốn của các bên liên quan.
- Tạo niềm tin cho các đối tác: Bên cạnh việc củng cố uy tín, thương hiệu
của mình trên thị trường thông qua việc gây dựng tốt mối quan hệ với khách
hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, thậm chí các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng
cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết trong thỏa thuận liên minh,
dành sự quan tâm đúng mực cho đối tác để hỗ trợ kịp thời khi các đối tác gặp
khó khăn.
1.3. Quá trình xây dựng và thực hiện liên minh chiến lược
Trong quá trình xây dựng và thực hiện liên minh, để đảm bảo tính hiệu quả,
các bên tham gia phải cùng nỗ lực:
Đồng lòng
Cho dù mỗi bên tham gia có những mục đích riêng nhưng khi đã cùng nhau
xây dựng nên quan hệ hợp tác chiến lược, đòi hỏi tất cả phải có sự nhất quán
trong suy nghĩ, cách thức hoạt động khi giải quyết các vấn đề, khía cạnh liên
quan đến liên minh.
Các giá trị được chia sẻ
77
Cho dù ở những môi trường khác, các ngân hàng là đối thủ có nhiều mâu
thuẫn với nhau về lợi ích nhưng khi đã tham gia vào liên minh, tất cả phải
cùng nhau chia sẻ lợi ích chung cũng như khó khăn, vướng mắc chung. Trong
quá trình liên kết, khi những vướng mắc nảy sinh, thay vì đổ lỗi hay chỉ trích
lẫn nhau, việc các bên ngồi lại cùng bàn cách giải quyết vấn đề là giải pháp
hữu hiệu nhất cho sự tồn tại lâu dài của mối quan hệ hợp tác.
Cân bằng sự khác biệt
Các ngân hàng liên kết với nhau để tận dụng những bí quyết, thị trường,
khách hàng và nhà cung cấp của các thành viên. Tuy vậy, có những khác biệt
như sự đối lập trong văn hóa, ngôn ngữ có thể dẫn tới những xung đột khó
chịu. Thay vì cố gắngche lấp xung đột đó, các bên hãy đối mặt với nó và tìm
cách sử dụng những điểm khác biệt đó để tạo giá trị.
Bổ sung kĩ năng và kinh nghiệm
Việc thành lập một quan hệ hợp tác với một đối tác có nghĩa là những kĩ
năng và kinh nghiệm mà ngân hàng thiếu sẽ có cơ hội được bổ sung bằng
kinh nghiệm và kĩ năng của đối tác. Thiện chí hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của
các bên sẽ giúp liên minh tồn tại bền vững hơn.
Đưa các thước đo vào quá trình hợp tác
Các liên minh cần thời gian để tạo ra lợi nhuận tài chính. Do đó, bên cạnh
những thước đo kết quả, nên sử dụng các thước đo công cụ để đánh giá những
ảnh hưởng của các yếu tố định tính đến kết quả cuối cùng của liên minh như
chia sẻ thông tin, phát triển ý tưởng…
1.4. Tạo quan hệ liên minh chiến lược hiệu quả
Một liên minh hiệu quả chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở thiện chí hợp
tác của tất cả các bên. Thái độ của các thành viên là nhân tố vô cùng quan
trọng quyết định đến quan hệ hợp tác:
Tôn trọng lẫn nhau
78
Mọi thành công của sự hợp tác được xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn
nhau. Hiểu và tôn trọng lẫn nhau mới duy trì được sự hợp tác lâu dài. Nếu
không có sự tôn trọng, các bên sẽ không thể cùng bàn luận và thống nhất về
các phương án cũng như cách thức điều hành liên minh chiến lược. Sự tôn
trọng trong liên minh chiến lược được biểu hiện thông qua thái độ lắng nghe,
chia sẻ những ý kiến, quan điểm giữa các bên về các vấn đề liên quan đến liên
minh, là việc đánh giá cao những nỗ lực hợp tác, chia sẻ nguồn lực đối tác
dành cho mình.
Liên lạc thường xuyên
Các bên cần có sự liên lạc thường xuyên trong quá trình hợp tác để nắm rõ
tình hình phát triển và nguyện vọng của nhau bởi danh tiếng và hiệu quả hoạt
động của bất cứ thành viên nào cũng có tác động không nhỏ tới sự phát triển
của liên minh. Nắm bắt kịp thời thông tin về đối tác sẽ giúp ngân hàng phản
ứng kịp thời khi đối tác gặp các vấn đề khó khăn làm ảnh hưởng không tốt tới
liên minh. Ngoài ra, giữ liên lạc thường xuyên với đối tác còn có tác dụng
giúp ngân hàng có những điều chỉnh cần thiết trong chiến lược hợp tác và
kinh doanh.
2. Nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là vấn đề nan giải của các ngân hàng Việt Nam trong
thời kì hội nhập. Việc các ngân hàng tích cực tham gia vào các liên minh cũng
xuất phát từ vấn đề cơ bản này. Để cải thiện và củng cố vị thế của mình trong
liên minh và trên thị trường tài chính, các ngân hàng không thể trông chờ sự
hỗ trợ từ phía đối tác mà còn phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính
bản thân mình.
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất
tiền gửi trung và dài hạn hợp lý, các ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong
điều kiện mới theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng
79
cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân
trong nền kinh tế. Để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực
hiện một số biện pháp khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn
đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh
và chống rủi ro.
- Đối với các NHTM Nhà nước, cần áp dụng các biện pháp thực tế như
phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài sản và thuê lại để bổ sung
vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn
đọng.
- Đối với các NHTMCP, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp
nhất, phát hành cổ phiếu để tăng vốn theo đúng lộ trình.
Thứ hai, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng nước
ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc
biệt là cơ chế thanh toán, phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ
thống, đồng bộ. Mạng lưới phủ khắp nơi, nhưng giữa các chi nhánh không
liên lạc với nhau được thì vô nghĩa. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm
tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút
nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác
điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh
toán do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. Đối với các
ngân hàng đã được trang bị công nghệ hiện đại thì cần phải phát huy hết hiệu
quả ứng dụng công nghệ đó, tránh tình trạng mua các công nghệ hiện đại về
chỉ để đánh bóng tên tuổi, gây lãng phí nguồn lực. Đối với các ngân hàng còn
hạn chế về công nghệ thì cần xây dựng kế hoạch đầu tư có lựa chọn vào công
nghệ hiện đại, tính năng sử dụng hiệu quả, đồng bộ với toàn hệ thống.
80
Các ngân hàng cần phải lập ra phòng, ban chuyên trách nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ hiện đại. Phòng ban này có trách nhiệm nghiên cứu các công
nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, nghiên cứu khả năng áp dụng công
nghệ của ngân hàng mình để có thể đổi mới công nghệ hiệu quả, tiết kiệm
thời gian, chi phí.
Thứ ba, các ngân hàng thương mại cần củng cố và hoàn thiện mạng lưới
chi nhánh (thế mạnh của NHTM Việt Nam).
Việc gia tăng mạng lưới cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí. Do đó,
mở rộng đồng thời với nâng cao hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh,
phòng giao dịch là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh mở rộng mạng lưới, cần
phải cân bằng với sự phát triển cũng như nguồn lực của ngân hàng và cũng
cần phải cân bằng với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tiếp
cận khách hàng. Các chi nhánh, phòng giao dịch mới cần phải được hiện đại
hóa về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới trong nước, các ngân hàng cần củng cố
và mở rộng mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng quan hệ với các ngân
hàng trên thế giới, tăng cường số lượng ngân hàng đại lý. Tăng số lượng ngân
hàng đại lý sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam tăng uy tín của mình đối với
khách hàng trong nước cũng như với khách hàng và các ngân hàng khác trên
thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may mặc, lúa gạo, thủy
hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là
ASEAN, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc... Các ngân hàng phải nghiên cứu thị trường
xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ yếu này trong
quá trình mở rộng hệ thống đại lý của mình để có thể tăng được doanh số, thị
phần trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
Thứ tư, phát triển marketing ngân hàng.
81
Marketing ngân hàng phải tìm ra những nhu cầu của thị trường, nhu cầu
của khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp và tiện ích nhất.
Marketing ngân hàng cũng phải nghiên cứu thị trường để tìm ra và phát triển
thị trường tiềm năng.
- Khi ngân hàng đưa ra sản phẩm của mình, cần phải nhấn mạnh cho khách
hàng biết rằng sản phẩm đó có những tiện ích, công dụng gì vượt trội và khác
hẳn với các ngân hàng khác. Đặc biệt với các sản phẩm mới như bao thanh
toán, Option, Futures..., ngân hàng cần giới thiệu cho khách hàng để khách
hàng hiểu về sản phẩm, hiểu được tính năng và ưu điểm của sản phẩm.
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để thúc đẩy mối quan hệ
giữa ngân hàng với khách hàng, để giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh
của ngân hàng.
- Thường xuyên củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng chất lượng sản
phẩm cũng như bằng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, có trách nhiệm cao.
Thứ năm, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ ngân
hàng quốc tế.
Đi liền với chính sách chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp
thị, NTHM Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng: trong huy động vốn, tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng,
tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán, thẻ, thu hộ chi hộ, giữ hộ, ủy thác,
ngân hàng điện tử... Cần chú ý phát triển các sản phẩm gắn với thị trường
chứng khoán và hoạt động bảo hiểm.
Số lượng sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng
trên thế giới là tương đối hạn chế. Đó là chưa kể đến chất lượng của các dịch
vụ này. Các dịch vụ ngân hàng quốc tế cũng không nằm ngoài thực tế đó.
Những dịch vụ ngân hàng quốc tế hiện đại hầu như chưa có khả năng phát
triển. Để có thể hội nhập với thị trường thế giới và cạnh tranh với các ngân
82
hàng nước ngoài đang xâm nhập một cách mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam
thì hơn bao giờ hết các ngân hàng Việt Nam cần phải đa dạng hóa các dịch vụ
ngân hàng quốc tế của mình, một lĩnh vực được coi là thế mạnh của các ngân
hàng nước ngoài:
- Đa dạng hóa các hình thức tài trợ ngoại thương như bao thanh toán, chiết
khấu bộ chứng từ miễn truy đòi, hay bảo lãnh.
- Bao thanh toán vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và chưa phát triển tại
Việt Nam. Nguyên nhân là do các ngân hàng vẫn còn dè dặt với nghiệp vụ
này. Bên cạnh đó, nó còn khá lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp trong nước. Và
một nguyên nhân khác nữa, đó là những bất cập về mặt pháp lý. Để phát triển
bao thanh toán, các ngân hàng cần phải xây dựng sản phẩm bao thanh toán
phù hợp với thị trường. Bên cạnh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình
thức truy đòi, ngân hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết
hợp với việc cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy
tín cao trên thị trường, có tình hình tài chính tốt. Đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu, việc nắm rõ tình hình tài chính của nhà nhập khẩu đôi khi rất khó
khăn. Do đó, sản phẩm bao thanh toán trên sẽ được rất nhiều nhà xuất khẩu
lựa chọn.
Bên cạnh bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng có thể cung cấp cho các nhà nhập
khẩu bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu hay thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Đa dạng hóa kinh doanh ngoại hối, phát triển các nghiệp vụ ngoại tệ phái
sinh như Forward, Option, Swaps, Futures... để đáp ứng nhu cầu cho khách
hàng.
- Xây dựng chu trình kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khép kín
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là mảng nghiệp vụ rất rộng, bao gồm nhiều
nghiệp vụ: Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối.
83
Các nghiệp vụ này không phát triển rời rạc mà có mối quan hệ gắn bó với
nhau trong một thể thống nhất.
Với khách hàng có nhu cầu về thanh toán quốc tế như yêu cầu ngân hàng
phát hành L/C hay thông báo L/C, ngân hàng có thể tài trợ xuất nhập khẩu
cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng nhập khẩu yêu cầu mở L/C,
ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh nhận hàng hay bảo lãnh thanh
toán cho khách hàng. Với khách hàng xuất khẩu yêu cầu thông báo L/C, ngân
hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng cách chiết khấu bộ chứng từ hàng
xuất hay bao thanh toán. Những nhà xuất nhập khẩu thường có nhu cầu mua
bán ngoại tệ, ngân hàng có thể cung cấp cho họ những sản phẩm ngoại tệ phái
sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là tương lai của các NHTM Việt
Nam khi bước vào hội nhập kinh tế, chú trọng phát triển và nâng cao năng lực
hoạt động trong lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng khả
năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, mở rộng thị phần, đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế.
Thứ sáu, cần có một chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn, đặc biệt
là chiến lược nhân sự.
Gắn chiến lược nhân sự với các trường đại học trọng điểm và hình thành
các trung tâm đào tạo tại các ngân hàng thương mại. Nhân viên ngân hàng là
những người làm việc trên lĩnh vực dịch vụ cao cấp nên phải đảm bảo tính
chuyên nghiệp và lương cao, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám. Một
trong những việc ngân hàng trong nước hơn ngân hàng nước ngoài là hiểu
thói quen, tập tục người dân hơn. Nhưng một khi nhân viên của ngân hàng
nước ngoài cũng là người Việt Nam, thì tầm am hiểu người Việt của họ vì thế
cũng không hề thua kém.
84
Thứ bảy, thực hiện quản trị ngân hàng thương mại từ chiều rộng sang
chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn
thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra
và chế độ báo cáo thường xuyên.
Đây là một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của ngân
hàng.
Thứ tám, thị trường chứng khoán đang phát triển rất thuận lợi cho các
NHTMCP phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn tự có và năng cao năng
lực tài chính của mình.
Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng
thương mại trong nước (tối đa 30%) cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ
của các NHTMCP Việt Nam. “Cái bánh ngon” (lợi nhuận hoạt động ngân
hàng) đã được chia cho nhiều người, trong đó có người nước ngoài không có
gì lo ngại, vấn đề là làm sao cho cái bánh đó ngon hơn, chất lượng hơn và to
hơn. Vốn điều lệ tăng sẽ góp phần hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng
lưới, nâng cao năng lực tài chính... và thực hiện nhiều chiến lược khác.
II. Phƣơng hƣớng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam
1. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng trong nước trên cơ sở giúp đỡ
nhau cùng phát triển
Trước mắt, hệ thống ngân hàng trong nước nên tìm sự liên kết trong hệ
thống ngành. Bên cạnh việc mở rộng kênh phân phối, thu hút khách hàng,
việc hợp tác giữa các ngân hàng trong nước sẽ tận dụng những kinh nghiệm
của nhau, chuyển những điểm yếu thành điểm mạnh để cùng phát triển.
Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép họat
động ở Việt Nam, với mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng
ngày càng quyết liệt, cùng với việc mở rộng mạng lưới, các ngân hàng cần
đẩy mạnh hoạt động thông qua liên kết với nhau để đầu tư, tài trợ cho các dự
85
án hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó. Các ngân hàng làm việc này sẽ đạt
được nhiều mục đích, nhằm tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố
thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính. Sự liên minh
này cũng phù hợp với xu thế của thị trường cũng như phù hợp với định hướng
phát triển của ngành ngân hàng.
Với thế mạnh của một ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp nhiều
sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nước ngoài có thế mạnh hơn hẳn các
ngân hàng bản địa rất nhiều. Muốn giữ thị phần cho mình, các ngân hàng Việt
Nam phải liên kết lại với nhau tạo sức mạnh cạnh tranh trước khi các ngân
hàng ngoại xâm nhập. Dự kiến đến năm 2010 sự thay đổi về thị phần của các
ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng trong nước chưa lớn, nhưng về lâu
dài con số thị phần có thể sẽ nghiêng về phía các ngân hàng nước ngoài, nếu
các ngân hàng trong nước không chuẩn bị sẵn sàng để giữ vững và phát triển
thị phần của mình ngay từ hôm nay.
Việc liên kết có thể diễn ra giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ hoặc giữa
các ngân hàng lớn với nhau hoặc giữa các ngân hàng nhỏ với nhau. Trong liên
kết giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, ngân hàng nhỏ có được thêm uy
tín, thêm sức mạnh về tài chính, thêm khách hàng. Đây là giải pháp cho các
ngân hàng nội củng cố thị phần và các cơ hội kinh doanh để đối phó với hoạt
động ngày càng mạnh của các ngân hàng ngoại.
Có thể nói, không nhất thiết phải có đối tác chiến lược nước ngoài mà đối
tác chiến lược trong nước nếu phù hợp cũng sẽ rất tốt cho chiến lược phát
triển của ngân hàng. Trước đây quan niệm phải thu hút đối tác chiến lược
nước ngoài để nâng cao trình độ công nghệ, chiến lược bán lẻ. Nhưng hiện
nếu có chi phí, ngân hàng sẽ đầu tư được công nghệ và thu hút chuyên gia
nước ngoài vào làm việc. Từ đó, các nhà băng có thể xây dựng chiến lược bán
86
lẻ và phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, thay vì phải có
đối tác chiến lược nước ngoài.
2. Mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tìm hiểu kĩ đối
tác, xác định mục tiêu cụ thể, khai thác tối đa lợi thế của họ từ đó tiếp nhận
công nghệ, học hỏi kinh nghiệm
Nhìn một cách thẳng thắn, ngân hàng Việt Nam đang ở thế yếu so với ngân
hàng nước ngoài. Vậy, các ngân hàng Việt Nam phải làm gì để không bị thất
thế ngay tại sân nhà? Biến đối thủ thành đồng minh là giải pháp được nhiều
ngân hàng Việt Nam lựa chọn.
Việc Nhà nước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế
đối với các tổ chức tài chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực
tiếp vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các NHTM trong nước có điều kiện
để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên
doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Vì thế, các
ngân hàng cần tăng cường hợp tác để chuyển giao công nghệ, phát triển sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, khai thác thị trường. Trong quá trình hội
nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của các ngân hàng trong nước sẽ
tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại,
góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài
chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn
sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các ngân
hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn
theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng quốc tế sẽ mang đến các sản phẩm và dịch
vụ tiên tiến cũng như kỹ năng quản lý rủi ro và các chuẩn mực về quản trị
điều hành.
87
Trong lĩnh vực ngân hàng, biện pháp bán bớt cổ phần cho các ngân hàng
nước ngoài, nhất là những ngân hàng có thương hiệu lâu đời và vốn mạnh là
an toàn nhất. Với kinh nghiệm quốc tế và đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, họ
sẽ giúp ngân hàng trong nước đứng vững và đưa ngân hàng trong nuớc ngang
hàng với họ trên thương trường quốc tế. Về mặt quyền lợi, các cổ đông Việt
Nam có bớt đi, nhưng lợi tức của ngân hàng và lợi tức qua chứng khoán sẽ
bảo đảm hơn. Dĩ nhiên việc thương thảo để ngân hàng nước ngoài chiếm đa
số hay thiểu số cổ đông còn tùy thuộc vào tầm nhìn chiến lược của những
người chủ thực sự của ngân hàng Việt Nam.
Khi mở cửa giao lưu thì thái độ lo sợ hay tâm lý co cụm không phải là giải
pháp phòng thủ hay đương đầu, mà sẽ đưa đến hậu quả tụt hậu và thua kém.
Cho nên muốn tồn tại và đứng vững khi ra biển lớn thì phải sửa soạn lại chiếc
thuyền thật bền chắc và huấn luyện đội ngũ đủ trình độ nghiệp vụ để vượt
sóng và tiến lên.
Bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và hệ thống quản
lý chặt chẽ, an toàn để thu hút vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài, các
ngân hàng nội cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để hạn chế sức
ép “lấn sân” từ các đối tác ngoại.
Muốn chiến thắng trong trận chiến không cân sức này thì ngay từ bây giờ
các ngân hàng Việt Nam phải có phương án kinh doanh hiệu quả phải nâng
cao được lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối,
chính sách thu hút khách hàng, đồng thời, phải cải thiện năng lực quản lý các
nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà
nước.
Song để tìm kiếm được đối tác chiến lược nước ngoài trong bối cảnh thị
trường thời hậu khủng hoảng là điều không dễ. Bởi các tập đoàn tài chính trên
thế giới phải đối mặt với khó khăn trong cuộc khủng hoảng vừa qua, nên
88
nguồn tài chính từ đó cũng vơi dần. Mặt khác, trải qua giai đoạn khủng hoảng
sẽ lộ rõ được mặt yếu và mạnh của các ngân hàng nên đối tác nước ngoài
cũng sàng lọc hơn trong việc tìm kiếm nhà băng của Việt Nam để hợp tác.
3. Đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh
Mặc dù hạn chế về hoạt động, liên doanh với các ngân hàng nước bạn có vẻ
là giải pháp an toàn để tiếp thu công nghệ hiện đại, kĩ năng quản lý. Chiến
lược này phù hợp với những ngân hàng Việt Nam có danh tiếng cũng như
tiềm lực vốn lớn.
III.Một số kiến nghị với các cơ quan, ban ngành chức năng
Khu vực ngân hàng là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế nên giải
pháp xây dựng liên minh chiến lược hiệu quả trong khu vực ngân hàng Việt
Nam, hay rộng hơn là tăng cường khả năng cạnh tranh không chỉ cần được
xem xét từ góc độ vi mô (từng ngân hàng) mà cả từ góc độ vĩ mô (Nhà
nước/Chính phủ).
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát huy nội lực
Thứ nhất, trên phương diện vĩ mô, vấn đề mục tiêu tăng trưởng kinh tế
cũng cần phải được “cơ cấu lại” theo hướng mới là không nên đặt ra mục tiêu
tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá mà thay vào đó là một mức tăng trưởng
hợp lý, bền vững.
Thứ hai, cũng trên phương diện vĩ mô, cần phải cơ cấu lại hệ thống luật
pháp tài chính, ngân hàng. Hiện Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng
Nhà nước và các quy định khác đang được xem xét sửa đổi một cách cơ bản.
Việc cơ cấu lại Ngân hàng Nhà nước cũng nên được đặt ra theo lộ trình sửa
đổi Luật Ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo cơ quan này hoạt động theo đúng
chức năng của một ngân hàng trung ương hiện đại.
89
Thứ ba, cũng cần tăng cường quản trị, quản lý đối với cả hệ thống ngân
hàng trên phương diện vĩ mô và vi mô. Đến nay, vốn tự có của các ngân hàng
thương mại đã được cải thiện đáng kể (hầu hết các ngân hàng thương mại có
tỷ lệ an toàn vốn đạt và vượt 8%). Tuy nhiên vấn đề quản trị và quản lý đã và
đang đặt ra yêu cầu cơ cấu lại.
Thứ tư, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để bảo đảm nhất quán giữa
các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa; tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân
hàng; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước
những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; tăng cường hợp tác
quốc tế, nâng vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ
quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách
và hoạt động ngân hàng, nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa các tin đồn, tạo sự
đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
Thứ năm, tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, giảm các chi phí vốn cho
doanh nghiệp và cung ứng kịp thời các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu
đầu tư phát triển của đất nước trong phạm vi an toàn tín dụng cho phép; từng
bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới;
củng cố niềm tin của nhà đầu tư và của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng
và các giải pháp kích cầu của Chính phủ.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm đảm bảo tính an
toàn cho cả hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng, nâng cao
thương hiệu “hàng VN chất lượng cao và giá dịch vụ phải chăng”, tăng cường
công tác kiểm toán-kiểm soát nội bộ nhằm giám sát và ngăn ngừa sai sót
trong từng ngân hàng. Các quy định về thanh tra giám sát cần nghiên cứu và
ban hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế và các quy định trong Basel I và
Basel II.
90
Thứ bảy, tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc cung cấp
thông tin và định hướng hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam.
2. Tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động liên minh của các ngân hàng
Thứ nhất, tiếp tục hoan thiện và bổ sung những điểm bất cập trong pháp
luật ngân hàng Việt Nam, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường cho lĩnh
vực ngân hàng theo đúng cam kết gia nhập WTO… Việc mở rộng thị trường
vừa tạo điều kiện cho các định chế tài chính lớn tham gia vào thị trường Việt
Nam, đồng thời buộc các ngân hàng trong nước phải tăng cường liên kết với
các đối tác để nâng cao năng lực cho bản thân mình.
Thứ hai, cải thiện sự yếu kém về tính công khai, minh bạch, tính hiệu quả
của các quy định pháp luật về quy trình, thủ tục, giấy phép thành lập và hoạt
động cho các tổ chức tín dụng. Khắc phục hạn chế về tính công khai, minh
bạch sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài cởi mở hơn trong đầu tư
và hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam bổ sung các nguồn lực còn yếu kém.
Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động cấp giấy
phép. Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức
cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường. Quan trọng hơn, đâu còn là giải
pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả các quy định về quản lý,
giám sát từ phía Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, góp phần làm giảm
chi phí giao dịch và chi phí gia nhập thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ
tại Việt Nam, tạo điều kiện để các định chế tài chính nước ngoài mạnh dạn
đầu tư, hợp tác với các ngân hàng trong nước.
Thứ tư, bài toán đặt ra cho các cơ quan chuyên ngành là quy định sở hữu
bao nhiêu phần trăm cổ phần của các ngân hàng Việt Nam thì ngân hàng nước
ngoài sẽ nhiệt tình hợp tác, gắn bó mật thiết. Bởi chỉ khi đầu tư nhiều họ mới
thực sự nhiệt tình với đồng vốn họ bỏ ra và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với
ngân hàng nội.
91
Qua thực tế hợp tác với các ngân hàng nước ngoài và hoạt động trong
ngành, với mức sở hữu 10% cổ phần, hoạt động chuyển giao công nghệ và
chia sẻ kinh nghiệm giữa các ngân hàng “không sôi động như mong đợi”;
phải đến khi được nâng lên 15% hay 20% thì hoạt động hợp tác mới để lại
những dấu ấn đậm nét.
Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đủ kích thích các ngân hàng nước ngoài thực
sự đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược mà có thể mới chỉ đóng vai trò nhà đầu
tư kinh doanh kiếm lời từ việc mua cổ phiếu. Từ đó, các ngân hàng nước
ngoài chỉ quan tâm tới các ngân hàng thương mại lớn, làm ăn có lãi mà bỏ
qua những ngân hàng thương mại nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển.
Ngành ngân hàng là một ngành kinh tế quan trọng và nhạy cảm của đất
nước. Mục tiêu theo đuổi của Việt Nam tất nhiên là không để cho các ngân
hàng nước ngoài chi phối ngành kinh tế này, nhưng sự thận trọng thái quá có
thể làm giảm những thuận lợi mà các nhà đầu tư chiến lược này có thể mang
lại. Sự ổn định thái quá sẽ hạn chế cạnh tranh, yếu tố cần thiết để thúc đẩy quá
trình cải cách ngân hàng đi nhanh hơn nữa. Chẳng những thế, việc khống chế
tỷ lệ tham gia của ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng thương mại nội địa sẽ
hạn chế việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cần thiết để cổ
phần hóa thành công những ngân hàng thương mại trong nước.
Nếu các giải pháp trên đây được thực hiện đồng bộ, chắc chắn sẽ góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại VN trong
tiến trình hội nhập quốc tế.
92
KẾT LUẬN
Một trong những nguyên nhân chính đưa đến sự hình thành các liên minh
chiến lược trong ngành ngân hàng là do kinh doanh ngày càng chịu ảnh
hưởng của những khuynh hướng toàn cầu. Tăng cường sức mạnh, nâng cao
năng lực cạnh tranh là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng Việt Nam khi
tham gia vào liên minh chiến lược. Cho dù thực tế thành lập và duy trì hoạt
động của các liên minh đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả về lâu dài không phải
là chuyện dễ thì việc liên kết với các đối tác khác trong bối cảnh toàn cầu hóa
là yêu cầu thiết yếu.
Chỉ sau một thời gian ngắn, các liên minh chiến lược trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng, quy mô, thành viên.
Nhiều liên minh đã hoạt động hiệu quả và chứng minh tầm quan trọng của nó
đối với sự phát triển của của các ngân hàng nội. Ngày càng nhiều nhà quản lý
nhận thức được vai trò của sự hợp tác, liên kết trong môi trường cạnh tranh
mới. Hợp tác để dành thế cạnh tranh trở thành một yêu cầu cấp bách mang
tính chiến lược tại nhiều ngâ hàng. Rõ ràng, việc phát triển mô hình liên minh
chiến lược mang lại những chiều hướng tích cực góp phần gia tăng lợi nhuận
và nâng cao vị thế, sức mạnh, danh tiếng của các ngân hàng.
Xu hướng liên kết giữ các ngân hàng được dự đoán sẽ tăng cường và mở
rộng trong những năm tới, khi cạnh tranh giữa các định chế tài chính ngày
càng gay gắt. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công cho các liên minh, các
ngân hàng Việt Nam cần hết sức cẩn trọng trong quá trình lựa chọn đối tác,
xác định các mục tiêu và chiến lược dài hạn, xác định rõ vai trò, trách nhiệm
của các bên tránh nảy sinh xung đột.
Hi vọng với sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng, cùng sự giúp đỡ, tạo
điều kiện từ phía Nhà nước, liên minh chiến lược sẽ tiếp tục phát triển và góp
93
phần to lớn vào sự phát triển của chính các ngân hàng nói riêng và thị trường
tài chính, nền kinh tế Việt Nam nói chung.
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam năm 2008
2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Một số vấn đề kinh tế, tiền tệ -
ngân hàng năm 2009 và 2010, Tạp chí ngân hàng số 2/2010
3. Nguyến Thu Trang, Nguyễn Thị Thu Thủy, Bài giảng môn Quản trị
chiến lược, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương.
4. Phạm Thanh Bình (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Kỷ yếu
Hội thảo Ngân hàng Nhà nước – Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc
hội: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam.
5. PGS. TS Phan Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
6. Trần Kim Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy, Liên minh chiến lược trong kinh
doanh quốc tế, Kỷ yếu hội nghị khoa học Kinh doanh quốc tế trong bối
cảnh toàn cầu hóa, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương.
7. Trịnh Thanh Huyền (2010), Hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2009 và
những bài toán đặt ra cho năm 2010, Tạp chí ngân hàng số 1/2010.
8. Strategic Management: Competition and globalization South – West
Pulishing 2001
9. www.chinhphu.vn
10. www.nhipcaudautu.vn
11. www.sbv.gov.vn
12. www.tapchikinhte.com
13. www.vneconomy.vn
95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ATM (Automatic teller machine): Máy rút tiền tự động
GDP (Gross domestic product): Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR (Incremental Capital-Output Ratio): Hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư
L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
RRTD: Rủi ro tín dụng
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
96
PHỤ LỤC
Danh sách ngân hàng tại Việt Nam
Ngân hàng Chính sách - Phát triển (Nhà nƣớc)
STT Tên ngân hàng
Vốn điều
lệ
tỷ đồng
Tên giao dịch tiếng Anh,
tên viết tắt
1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam 15000 VBSP
2 Ngân hàng Phát triển Việt Nam 10000 VDB
3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 7477 BIDV
4
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long
3000 MHB
5
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
21000 Agribank
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đô thị
STT Tên ngân hàng
Vốn điều
lệ
tỷ đồng
Tên giao dịch tiếng Anh, tên
viết tắt
1 Ngân hàng Á Châu 7814 Asia Commercial Bank, ACB
2 Ngân hàng Đại Á 1000 Dai A Bank
3 Ngân hàng Đông Á 3400 DongA Bank, DAB
4 Ngân hàng Đông Nam Á 5068 SeABank
5 Ngân hàng Đại Dương 2000 Ocean Bank
6 Ngân hàng Đệ Nhất 1000 FICOMBANK
7 Ngân hàng An Bình 3482 ABBank
8 Ngân hàng Bắc Á 2120 NASBank, NASB
9 Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu 2000 GP.Bank
10 Ngân hàng Gia Định 1000 GiadinhBank
11 Ngân hàng Hàng hải Việt Nam 3000 Maritime Bank, MSB
12 Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 5400 Techcombank
13 Ngân hàng Kiên Long 1000 KienLongBank
14 Ngân hàng Nam Á 1252 Nam A Bank
15 Ngân hàng Nam Việt 1000 NaViBank
16
Ngân hàng Các doanh nghiệp Ngoài
quốc doanh
2117 VPBank
17 Ngân hàng Nhà Hà Nội 3000 Habubank, HBB
18 Ngân hàng Phát triển Nhà TPHCM 1550 HDBank
97
19 Ngân hàng Phương Đông 2000 Oricombank, OCB
20 Ngân hàng Phương Nam 2568 Southern Bank, PNB
21 Ngân hàng Quân Đội 5300 Military Bank, MB,
22 Ngân hàng Miền Tây 2000 Western Bank
23 Ngân hàng Quốc tế 2400 VIBBank, VIB
24 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3653 SCB
25 Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 1500 Saigonbank
26 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 6700 Sacombank
27 Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội 2000 SHBank, SHB
28 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3399 Vietnam Tin Nghia Bank
29 Ngân hàng Việt Á 1515 VietABank, VAB
30 Ngân hàng Bảo Việt 1500 BaoVietBank, BVB
31 Ngân hàng Việt Nam Thương tín 1000 VietBank
32 Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex 1000
Petrolimex Group Bank, PG
Bank
33 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 8800 Eximbank, EIB
34 Ngân hàng Liên Việt 3650 LienVietBank
35 Ngân hàng Tiên Phong 1250 TienPhongBank
36 Ngân hàng TMCP Ngoại thương 12100 Vietcombank
37 Ngân hàng Mỹ Xuyên 1000 MyXuyenBank, MXB
38 Ngân hàng Đại Tín 1500 TrustBank
39 Ngân hàng Công Thương Việt Nam 12572 VietinBank
Ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Stt Tên ngân hàng
Vốn điều
lệ
tỷ VND
Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt
1 HSBC Việt Nam 3000 HSBC
2
Standard Chartered
Việt Nam
1000
Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited,
Standard Chartered
3 ANZ Việt Nam 2500 ANZ
4 Shinhan Việt Nam 1670 Shinhan Vietnam Bank Limited - SHBVN
5 Hong Leong Việt Nam 1000 Hong Leong Bank Vietnam Limited - HLBVN
Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
Stt Tên ngân hàng
Vốn điều lệ
Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt
1 Ngân hàng Indovina 100 triệu USD IVB
2 Ngân hàng Việt - Nga 62,5 triệu USD VRB
98
3 Ngân hàng ShinhanVina 64 triệu USD SVB
4 VID Public Bank 62,5 triệu USD VID PB
5 Ngân hàng Việt - Thái 20 triệu USD VSB
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5343_2703.pdf