Khóa luận Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á

Để ngày càng thích nghi hơn nữa trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh mà thể hiện rõ nét nhất là lợi nhuận. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà quản lý kinh doanh là phải quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả để có lợi nhuận không ngừng tăng lên. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về lợi nhuận ngân hàng Đông Á, em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định. Do đó đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng sáng tạo, phối kết hợp vận dụng một cách khoa học giữa lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đông Á, mở rộng thị trường và các dịch vụ ngân hàng thêm đa dạng, hướng tới trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

pdf82 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam 2009  Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam 2009  Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2009  Website và Dịch vụ Thương mại Điện tử được ưa thích  Thương hiệu Vàng - Logo và Slogan ấn tượng  Thương hiệu Việt 2009  Giải thưởng “Công nghệ Thông tin – Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh” dành cho “Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền thông” tiêu biểu 2008  Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2008”  Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu 2008 48 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý của ngân hàng Đông Á. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 1992 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng ( trong đo có 80% vốn của các pháp nhân) với 3 phòng nghiệp vụ chính là tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh. Trải qua hơn 17 năm hoạt động, tính đến 31/12/2009, vốn điều lệ của ngân hàng Đông Á đã tăng 16.900% lên đến 3.400 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 42.520 tỷ đồng; từ 3 phòng ban nghiệp vụ lên 37 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 173 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Về nhân sự, từ con số khiêm tốn 56 người vào những ngày đầu thành lập đến một đội ngũ gồm 3.691 người hiện nay, Ngân hàng Đông Á tự tin đang tập hợp được một lực lượng nhân sự trẻ, giỏi và đầy tâm huyết. Hướng đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, ngân hàng Đông Á đã không ngừng nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại để mang đến cho hơn 4 triệu khách hàng những sản phẩm - dịch vụ ngân hàng khác biệt và thiết thực cho cuộc sống. Các kênh giao dịch của Ngân hàng Đông á • Ngân hàng Đông Á truyền thống với hệ thông 173 điểm giao dịch trên khắp 44 tỉnh thành cả nước • Ngân hàng Đông Á tự động với 1200 máy ATM để có thể tạo ra sự thuận tiện trong giao dịch cho khách • Ngân hàng Đông Á điện tử ( Đông Á e-Banking với 3 phương thức SMS, Mobile và Internet Banking ) Điểm mạnh của ngân hàng Đông Á nằm trong sức mạnh nội tại của họ. Nguồn nhân lực tinh thông và tâm huyết, công nghệ ngân hàng hiện đại và đi đầu, mạng lưới giao dịch phủ rộng toàn quốc cùng những sản phẩm - dịch vụ tài chính tiện ích, đó chính là những yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh nội tại của Ngân hàng Đông Á. Những giá trị đó được tạo dựng và khẳng định qua thời gian, là nền tảng tạo nên sự khác biệt và năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Đông Á trong cuộc chạy đua chinh phục trái tim hàng triệu khách hàng Việt Nam. 49 Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Đông Á. Nguồn : Báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á 2009 2.1.3. Mạng lƣới hoạt động. Trong năm qua, Ngân hàng Đông Á đã phát triển thêm 26 chi nhánh, phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị giao dịch toàn hệ thống là 173, trong đó có 21 đơn vị giao dịch được xây dựng theo mô hình của tòa nhà Hội sở, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu ngân hàng Đông Á uy tín và hiện đại trong lòng khách hàng. Đặc biệt hơn, mạng lưới của ngân hàng Đông Á cũng đã có mặt ở tận vùng sâu, vùng xa - nơi mà trước đây chỉ có ngân hàng quốc doanh xuất hiện.Trong đó, tại các tỉnh DakLak, Lâm Đồng, Long Xuyên… ngân hàng Đông Á đã có trụ sở rất khang trang và hiện đại. Bên cạnh đó, họ đã mở rộng độ phủ của mạng lưới ATM/POS với hơn 1.200 máy ATM và 1.500 điểm chấp hành thẻ ATM trên toàn quốc. Đáng chú ý là hệ thống giao dịch 24h của DongA Bank. Tuy ra đời chưa được bao lâu, nhưng có thể nói đây là mô hình giao dịch thành công với phương thức nhanh chóng, gọn lẹ và dễ tạo cảm giác thân thiện giữa khách hàng và nhân viên. Khi đến giao dịch tại các trung tâm 24h của ngân hàng Đông Á được đặt ở các trạm xăng hay điểm giao dịch 3 trong 1 với quầy sách báo, giao dịch ngân hàng và buồng vệ sinh công cộng, khách hàng còn ti t kiệm được thời gian do các thủ tục đều được giải quyết"một cửa". Việc mở rộng hệ thống của ngân hàng Đông Á chính là thể hiện cụ thể nhất mong muốn đưa sản phẩm - dịch vụ đến gần hơn với mọi người dân, phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và nhanh nhất. Chính sự phát triển nhanh chóng mạng lưới hoạt động và trải rộng khắp cả nước đã giúp ngân hàng Đông Á bứt phá mạnh mẽ trong năm 2009 vừa qua. Tóm lại, so với bức tranh ngành tổng quan ngân hàng nói chung chúng ta đã xem xét ở chương I, Ngân hàng Đông Á nằm ở giữa, là một ngân hàng ở mức vốn trung bình, đang dần dần khẳng định được uy tín từ khách hàng Việt Nam. Ngân hàng Đông Á có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt về công nghệ và chất lượng phục vụ rất tốt. Với mức vốn ở tầm trung bình nhưng nhờ những lợi thế cạnh tranh ở trên 50 mà ngân hàng Đông Á vẫn tiếp tục có những bước phát triển tốt trong ngành ngân hàng trong năm 2009, thời kì khó khăn tài chính và chuẩn bị đối mặt với cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài. 2.2. Thực trạng về kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đông Á 2.2.1. Tình hình nguồn vốn kinh doanh Bảng 6. Cơ cầu vốn và nguồn vốn kinh doanh ĐVT:triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tổng VKD 34.713.192 100 42.520.402 100 7.807.210 22.5 1.Vốn cố định 1.370.225 4 1.504.894 3.5 134.669 9.83 2.Vốn lưu động 33.342.967 96 41.015.508 96.5 7.672.541 23 II.Tổng NVKD 34.713.192 100 42.520.402 100 7.807.210 22.5 1.VCSH 3.514.954 10.12 4.200.423 9.88 685.469 19.5 2.Vốn vay 31.198.238 89.82 38.319.879 90.12 7.121.641 22.83 Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á 2009 Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy số vốn lưu động của ngân hàng Đông Á chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng số vốn kinh doanh, cụ thể năm 2008 chiếm 96% và năm 2009 chiếm 96.5%, đây là đặc điểm rất đặc trưng của ngành ngân hàng do số tài sản cố định của khối ngành chiểm một tỷ trọng rất nhỏ. Số vốn lưu động năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 23% do nhu cầu mở rộng kinh doanh và khẳng định vị thể ngân hàng Đông Á. Vốn cố định của năm 2009 cũng tăng lên, cụ thể 51 tăng 9.83% so với năm 2008 do ngân hàng Đông Á đầu tư mở rộng thêm các chi nhanh mới, tăng mạng lưới các chi nhánh trên cả nước. Nguốn vốn cố định của ngân hàng Đông Á chỉ chiếm xấp xỉ 4% so với tổng vốn kinh doanh, do ngân hàng Đông Á chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan tới tiền và đầu tư tài chính, do đó không giống như các doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng Đông Á sở hữu rất ít các tư liệu sản xuất và nguyên vật liệu. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng Đông Á hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với một ngân hàng thương mại cổ phần như Đông Á, nguồn vốn chủ sở hữu là do các nhà sáng lập nên ngân hàng đầu tư và được bổ sung khi ngân hàng làm ăn có lãi. Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng hơn 19% so với năm 2008, đây là một dấu hiệu tốt vì ngân hàng đã làm ăn có lãi năm 2008 trong thời kì bắt đầu khủng hoảng tại Việt Nam. Vốn vay cùa ngân hàng Đông Á chiếm một tỷ trọng lớn luôn xấp xỉ mốc 90% tổng vốn kinh doanh và có mức tăng 22.83% trong năm 2009 so với năm trước đó. Tỷ lệ vốn vay lớn sẽ đặt doanh nghiệp trước áp lực trả nợ lớn nhưng đối với các ngân hàng, đó lại là một tỷ lệ hợp lý: Bảng 7. Một số chỉ tiêu tài chính của ngành ngân hàng ( Vietcombank, BIDV, Agribank) Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng tháng 06 -2009 Chú ý tới hai dòng Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của 3 ngân hàng trên ta cũng có thể thấy tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản lần lượt của 3 ngân hàng năm 2008 là : 94%, 95%, 95,15%. Như vậy, tỷ lệ vốn vay của ngân hàng Đông Á mặc dù lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất nhưng so với trung bình ngành ngân hàng vẫn còn ở mức thấp. Chính vì vậy, Đông Á còn cần phải nỗ lực hơn nữa để bắt kịp các ngân hàng đầu ngành, tiếp tục khẳng định uy tín đã có và phát triển hơn nữa. 2.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 8. Doanh thu ngân hàng Đông Á 2008-2009 ĐVT:triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 52 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu từ dịch vụ 4.019.232 87.6 3.597.626 85.9 -421.606 -10.5 2.Doanh thu từ HĐTC 549.919 12 588.527 14 38.608 7 3.Doanh thu khác 21.225 0.4 3.611 0.1 -17.614 -83 4.Tổng doanh thu 4.590.376 100 4.189.764 100 -400.612 -8.7 Nguồn: Báo cáo Thường niên ngân hàng Đông  2009 Từ bảng số liệu trên, doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 8.7% từ 4490 tỷ xuống 4189 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ mảng dịch vụ bao gồm các dịch vụ ngân hàng và chủ yếu là doanh thu từ tín dụng giảm khá đáng kể đến hơn 10% từ 4019 tỷ đồng xuống chỉ còn 3597 tỷ đồng. Năm 2009 là một năm đầy sóng gió và thử thách với các ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng lớn tại Mỹ đã phải đóng cửa vì quá chú trọng tới lợi nhuận trong ngắn hạn. Chính vì vậy, tình hình doanh thu của ngân hàng Đông Á tuy có giảm đáng kể nhưng vẫn rất tốt và đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà ban Đại hội đồng cổ đông ngân hàng đã đặt ra từ đầu năm, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu “ Chất lượng trên cơ sở bền vững”. Doanh thu tài chính lại có biểu hiện tốt hơn khi đã không giảm mà còn tiếp tục tăng, cụ thể doanh thu tài chính tăng hơn 7% với hơn 38 tỷ đồng, đó là kết quả của các hoạt động kinh doanh kiều hối và chứng khoán rất hiệu quả của ngân hàng Đông Á. Nhìn chung, tuy doanh thu có giảm nhưng ngân hàng Đông Á vẫn làm ăn có lãi trong năm 2009, tiếp tục chuỗi dài nhiều năm liên tiếp làm ăn tốt và đây là năm thứ 17 ngân hàng Đông Á làm ăn có lãi. 2.3. Thực trạng thuận lợi và nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận tại Ngân hàng Đông Á 2.3.1. Phân tích tổng quát 53 2.3.1.1 .Lợi nhuận thực hiện qua các năm 2008-2009 Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Đông Á năm 2009 tăng 12% so với nhăm 2008. Trong đó các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của Đông Á . Năm 2008 hoạt động kinh doanh đem về 67% tổng thu nhập tương ứng với 995 tỷ đồng, đến năm 2009 con số này tiếp tục tăng đến 80% tương ứng với hơn 1.326 tỷ đồng mặc cho doanh thu từ mảng dịch vụ có bị giảm sút như chúng ta đã đề cập ở phần trên. Để có thể làm được điều đó, ngân hàng Đông Á đã thực hiện rất tốt việc giảm chi phí, nhất là các khoản chi phí lãi, tốc độ giảm các khoản chi phí lãi giảm mạnh hơn tốc độ giảm doanh thu, chính vì thể lợi nhuận mảng dịch vụ vẫn tăng trưởng đều đặn và đạt mức rất cao hơn 33%. Chính vì vậy, khoản lợi nhuận từ dịch vụ đã bù đắp được cho sự giảm sút nhẹ tại màng lợi nhuận từ hoạt động tài chính ( kinh doanh ngoại hối, vàng, ngoại tệ và kinh doanh chứng khoán) và giảm sút tại lợi nhuận bất thường. Cụ thể hoạt động tài chính của ngân hàng Đông Á giảm nhẹ 8.3% , với hơn 30 tỷ đồng, còn hoạt đông bất thường giảm rất mạnh 96%, tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bất thường không đáng kể nên không có ảnh hưởng lớn tới tổng thu nhập và lợi nhuận sau thuế. Bảng 9. Cơ cầu các doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuê của ngân hàng Đông Á ĐVT:Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Sổ tiền Tỷ trọng (%) CL(+/-) Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập kinh doanh 995.724 67.3 1.326.544 80 330.820 33.22 2.Thu nhập tài chính 362.414 24.5 332.098 19.9 -30.316 -8.3 3.Thu nhập khác 112.712 8.2 3.787 0.1 -108.925 -96.7 54 Tổng thu nhập 1.479.071 100 1.663.581 100 184.510 12.5 Tổng chi phí + dự phòng -775.902 -875.954 -100.052 12.9 Lợi nhuận trước thuế 703.169 787.627 84.458 12 Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCKQKD của ngân hàng Đông Á 2009 Như vậy, lợi nhuận trước thuế tiếp tục có đà tăng 12%, ta có thể thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng Đông Á rất có hiệu quả trong thời kì khó khăn nói chung của ngành ngân hàng. Đông Á sẽ còn nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình khi nền kinh tế phục hồi và hoạt động tín dụng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nếu như giữ được hoạt động tài chính trở lại nhịp tăng trưởng tập trung vào thế mạnh trong lượng kiều hối chuyển về và kinh doanh ngoại hối tốt hơn cũng như tiếp tục quản lý tốt các chi phí về quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi thì hiệu quả kinh doanh có thể tốt hơn nữa. Đặc biệt tập trung khai thác điểm mạnh của ngân hàng Đông Á là uy tín trong các dịch vụ ngân hàng của họ để giữ vững nhịp tăng trưởng của lợi nhuận từ kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng Đông Á còn cao hơn nữa. 2.3.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận Bảng 10. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Đông Á năm 2008-2009 ĐVT:triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 CL(+/-) Tỷ lệ (%) 1 DTT 1.479.071 1.663.581 184.510 12.5 2 LN sau thuế 538.737 587.648 48.911 9 3 VCSH 3.514.954 4.200.423 685.469 19.5 4 TS 34.713.192 42.520.402 7.807.210 22.5 5 LNST/DTT(2/1) 36.42% 35.32% -1.1% -3 6 ROE(2/3) 15.3% 14% -1.3% -8.5 55 7 ROA(2/4) 1.55% 1.38% -0.17% -10.97 Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng Đông Á 2009 *Về chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Trong năm 2009 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần đạt mức 35.32%, ở một mức rất tốt nhưng so với năm 2008 đã giảm nhẹ 1.1%, chỉ tiêu nói lên răng cứ một đông doanh thu có 0.3532 đồng là lợi nhuận mà doanh nghiệp được nhận, so với 2008 giảm đi 0.0011 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu. Như vậy ngân hàng Đông Á đang có một mức lợi nhuận hợp lý tren doanh thu, cần tiếp tục phát huy giữ vững tỷ lệ này xung quanh mức 35%. *Về chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE – return on equity): Ta thây rằng Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 1.3 điểm, tương ứng với 8.5%. Sở dĩ có hiện tượng trên vì vốn chủ sở hữu tăng mạnh 19.5% năm 2009 so với 2008 trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 9% . Việc tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính cho Đông Á so với các ngân hàng khác, đôi với chiến lược phát triển bền vững trong thời kì khủng hoảng tài chính. Đây là việc làm đúng đắn và cần thiết để tránh mắc phải các sai lầm như các định chế tài chính đã sụp đổ tại Mỹ. *Về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ( ROA – return on asset) Ngân hàng Đông Á có mức tăng tài sản khá nhanh trong năm 2009 so với năm 2008 là 22.5% từ mức hơn 34.713 tỷ đồng năm 2008 lên tới hơn 42.520 tỷ đồng năm 2009. Có nhiều lý do giải thích cho sự tăng lên mạnh mẽ của tài sản ngân hàng Đông Á trong năm 2009 này. Nhìn vào bảng cân đôi kế toán, ta có thể thấy rằng các khoản tiền và tương đương tiền tăng mạnh, bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng làm ăn tốt nên khoản chưng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư cũng như cho vay khách hàng cũng tăng lên rất đáng kể. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện công nghệ cho các dịch vụ của ngân hàng, Đông Á đã đầu tư thêm vào mua sắm tài sản cố định, phát hành nhiều loại thẻ mới với các tính năng mới tiện dụng hơn cho khách hàng . 56 Chính vì vậy, với mức tăng quá ấn tượng của tổng tài sản, vượt mức cả kế hoạch đặt ra đầu năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tông tài sản lại có phần khiêm tốn hơn giảm mất 0.17 điểm từ mức 1.55% năm 2008 xuống chỉ còn 1.38% năm 2009, mức giảm tương ứng với gần 11%. 2.3.1.3.Lợi nhuận của các mảng dịch vụ chính. 2.3.1.3.1.Lợi nhuận từ tín dụng Biểu đồ 10. Dƣ nợ cho vay bình quân các năm 2005-2009 ĐVT: triệu VNĐ Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo thường niên Ngân hàng Đông Á 2009 Tổng dư nợ cho vay tín dụng 31/12/2009 đạt mức 34.687 tỷ đồng tăng mạnh 36% so với cuối năm 2008, dư nợ tín dụng bình quân đạt hơn 29.464 tỷ đạt 100% kế hoạch đã đạt ra. Tình hình nợ quá hạn được ngân hàng Đông Á kiểm soát chặt chẽ và Đông Á cũng nghiêm túc thực hiện chuyển nợ quá hạn đông thời với trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 2% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2009. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á đã đi đúng hướng và góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm của họ. Đây là mảng hoạt động chính và quan trọng nhất của ngân hàng Đông Á và họ đã hoàn toàn thành công trong chiến lược định ra trong năm 2009 đấy khó khăn và thử thách với các định chế tài chính. Bảng 11. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận tín dụng ngân hàng Đông Á 2009 ĐVT: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Số tiền CL(+/-) Tỷ lệ (%) 57 1. Doanh thu tín dụng 3.815.708 3.325.056 -490.652 -12,86 2. Chi phí tín dụng 2.971.376 2.218.224 -753.152 -25,35 3. Lợi nhuận thuần tín dụng 844.332 1.106.832 262.500 31,1 Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng Đông Á 2009 Từ bảng trên, ta có một cái nhìn rõ nét hơn về lợi nhuận từ mảng tín dụng của ngân hàng Đông Á. Doanh thu tín dụng giảm đáng kể , với tốc độ rất đáng chú ý gần 13% từ hơn 3.815 tỷ đồng năm 2008 xuống chỉ còn hơn 3.325 tỷ năm 2009. Sự sụt giảm này đến từ giảm hàng loạt trong doanh thu của các hoạt động tín dụng như lãi cho vay khách hàng, lãi tiền gửi và các nguồn thu nhập khác từ tín dụng: Bảng 12. Doanh thu tín dụng ngân hàng Đông Á 2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ (%) DT cho vay khách hàng 3.605.308 3.204.378 -400.930 -11,1 DT lãi tiền gửi 129.916 109.087 -20.829 -16 DT khác từ tín dụng 17.039 7.171 -9.868 -58 Tổng doanh thu tín dụng 3.815.708 3.325.056 -490.652 -12,8 Nguồn : tác giả tự tổng hợp từ bản BCKQKD ngân hàng Đông Á 2009 Dù doanh thu giảm 12,9% nhưng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn tăng mạnh 31% từ mức hơn 844 tỷ đồng năm 2008 lên 1.106 tỷ đồng năm 2009. Để điều này xảy ra, chắc chắn chi phí phải giảm mạnh hơn độ giảm của doanh thu. Chi phí tín dụng đã giảm nhanh gần gấp đôi so với tốc độ giảm của doanh thu hơn 25%, tương ứng giảm chi phí hơn 700 tỷ đồng. Chủ yếu là giảm chi phí trả lãi tiền gửi, còn các chi phí lãi tiền vay, chi phí lãi phát hành các giấy tờ có giá khác không đáng kể cụ thể là: Bảng 13. Các chi phí tín dụng ngân hàng Đông Á 2008-2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ (%) 58 Trả lãi tiền gửi 2.858.258 2.118.663 -739.595 -26 Trả lãi vay 40.814 20.368 -20.446 Trả lãi phát hành các giấy tờ có giá 71.717 79.013 7296 10 Chi phí tín dụng khác 587 180 -407 -69,33 Tổng chi phí tín dụng 2.971.376 2.218.224 -753.152 -25,35 Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCKQKD ngân hàng Đông Á Tóm lại, lợi nhuận tín dụng của ngân hàng Đông Á vẫn tăng trưởng tốt 31% cho dù doanh thu có giảm. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ vào giảm các chi phí trả lãi, đặc biệt là chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng. Nhìn lại hai năm 2008 và 2009, có một sự chênh lệch lớn trong lãi suất tiền gửi của Đồng Việt Nam. Trong khi năm 2008, ngân hàng Đông Á phải chịu chi phí lãi cao do lãi suất lúc này còn giữ ở mức cao 21% / năm ( 19/05/2008). Lãi suất do cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đẩy lên. Còn trong năm 2009, lãi suất giảm rất nhiều và giữ ở mức thấp 6-7,5% /năm. Đây là năm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu, khiến chính phủ các nước phải hạ lãi suất nhằm hỗ trợ các công ty và các thể chế tài chính nhằm vực dậy nền kinh tế. Nhờ vậy, chi phí lãi phải trả cho khách hàng giảm rất đáng kể 26%. Chi phí này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí tín dụng. Vì vậy chi phí tín dụng ngân hàng Đông Á cũng đã giảm hơn 25%. Từ đó 2.3.1.3.2.Lợi nhuận từ thanh toán quốc tế Biều đồ 11. Doanh số thanh toán quốc tế ĐVT:triệu VNĐ Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ BCTN của Ngân hàng Đông Á 2009 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng đủ cho nhu cầu khách hàng trong thanh toán quốc tế và đáp ứng kịp thời cho chi trả kiều hối. Tổng doanh số mua các loại ngoại tệ quy USD trong năm 2009 tăng 80%, doanh số đạt 6.5 tỷ USD, tổng doanh số bán các loại ngoại tệ đạt 6.6 tỷ USD, tăng 82% so với năm 2008. Đây không phải dịch vụ thế mạnh của ngân hàng Đông Á nhưng Đông Á luôn luôn đảm bảo chất lượng với dịch vụ với khách hàng của mình và cố gắng đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng . 59 Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 đạt 2566 triệu USD tăng 6.3% so với năm 2008, đạt 105% kế hoạc đã đề ra. Tháng 03-2009, ngân hàng Đông Á vinh dự được nhận giải thưởng Straight-Through Processing (STP) do Standard Charter Bank trao tặng nhằm ghi nhận những thành tích xuất sắc trong thanh toán quốc tế của ngân hàng Đông Á. Đây là năm thứ 3 liên tiếp ngân hàng Đông Á được trao tặng giải thưởng uy tín này từ các ngân hàng quốc tế như Deutsche Bank, A.G, SCB, Bank of Newyork, American Express Bank,… 2.3.1.3.3.Lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán Bảng 14.Lợi nhuận trong kinh doanh chứng khoán cùa ngân hàng Đông á ĐVT: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) CL(+/-) Tỷ lệ 1.Tổng LN CK 29049 100 69.606 100 40.557 139 2.LN chứng khoán kinh doanh 12.672 43 4916 7 -7.756 -61 3.LN chứng khoán đầu tư 16.377 57 64.690 93 48.313 295 Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng mới có trong một vài năm gần đây, bao gồm hai mảng chính là chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư. Như chúng ta đã đề cập ở chương một rằng chứng khoán kinh doanh là các 60 khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn từ 3 tháng đến 6 tháng và không nhằm mục đích kiểm soát, còn các chứng khoán đầu tư là các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn hơn: như đầu tư vào trái phiếu chính phủ, góp vốn kinh doanh, đầu tư chứng khoán dài hạn… Các ngân hàng thường lập ra một công ty con nhỏ hơn phụ trách mảng này, đối với ngân hàng Đông Á là công ty chứng khoán ngân hàng Đông Á. Tuy không chiếm được thị phần áp đảo nhưng công ty chứng khoán ngân hàng Đông Á cũng rất có uy tín và nổi bật về ứng dụng các công nghệ tân tiến nhất giúp cho các nhà đầu tư có thể giao dịch nhanh chóng và tiện lợi hơn, bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư nhỏ. Mặc dù vậy, trong năm 2009 lợi nhuận của chứng khoán kinh doanh lại sụt giảm khá mạnh, giảm tới 61% so với nhăm 2008. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn mới phát triển số các công ty chứng khoán mọc ra như nấm trong khi số lượng khách hàng cũng chỉ có giới hạn, vì vậy sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty chứng khoán là không thể tránh khỏi, công ty chứng khoán ngân hàng Đông Á cũng không ngoại lệ và rõ rang họ cần phải nỗ lực hơn nữa trong cuộc chay đua này. Điểm sáng của hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng Đông Á là trong mảng chứng khoán đầu tư. Cực kì nổi bật với mức tăng mạnh mẽ 295%, từ mức hơn 16 tỷ năm 2008 lên tới hơn 64 tỷ năm 2009. Trong một năm thị trường chứng khoán rất khó nhận định như năm 2009, các nhà đầu tư chuyên nghiệp của Đông Á đã có những chiến lược đầu tư hợp lý và cần trọng nhưng vẫn không kém phần táo bạo, họ đầu tư vào các cổ phiếu tốt ở tầm trung và dài hạn, bên cạnh những cổ phiếu nhỏ có nhưng biểu hiện tốt, từ đó đã đem lại kết quả ngoài sức tưởng tượng như đã thấy ở bảng trên. 2.3.2.Các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng Đông Á. 2.3.2.1. Chi phí các hoạt động kinh doanh Bảng 15. Các chi phí của ngân hàng Đông Á ĐVT: triệu VNĐ 61 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) CL(+/-) Tỷ lệ (%) Chi phí lãi 2.971.376 79.3 2.218.224 71.3 -753.152 -25 Chi phí hoạt động 565.710 15 728.977 23.9 163.267 28.8 Chi phí dự phòng 210.192 5.7 146.848 4.8 -63.344 -30 Tổng chi phí 3.747.278 100 3.094.049 100 -653.229 -17.4 Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCTN ngân hàng Đông Á 2009 Chi phí có một mối quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận nhưng theo tỷ lệ nghịch. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, trị số của chỉ tiêu này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng tới trị số của lợi nhuận giảm hay tăng một cách tương ứng. Nhìn vào bảng phân tích chi phí trên của ngân hàng Đông Á ta thấy rằng: Chi phí hoạt động của ngân hàng Đông Á vẫn tăng gần 30% do nhu cầu mở rộng và khẳng định uy tín nâng cao công nghệ và chất lượng dịch vụ. Nhưng việc tăng chi phí hoạt động này có thể ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của ngân hàng Đông Á. Tuy nhiên chi phí hoạt động chỉ chiếm phần thiểu số, 15% năm 2008 và dù có tăng cũng chỉ chiếm tới gân 24% tổng chi phí trong năm 2009. Chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí từ gần 80% năm 2008, sang năm 2009 dù có giảm xuống gần 70% nhưng vẫn là chiếm trọng phần lớn nhất. Đây là chi phí chủ yếu và ngân hàng Đông Á đã rất chú trọng để giảm chi phí này. Cụ thể năm 2008 chi phí lãi là hơn 2900 tỷ đồng sang năm 2009 chỉ còn hơn 2200 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 25%. Đây là yếu tốt quan trọng nhất khiến cho tổng chi phí giảm xuống 17% giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu nên lợi nhuận ngân hàng Đông Á đã vẫn tăng lên 9% so với năm ngoái. Chi phí dự phòng rùi ro cũng giảm hơn 30%, tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí song cũng góp phần nào vào giảm chi phí nói chung cho Đông Á. Nếu để ý kĩ trong báo báo kết quả kinh doanh của ngân hàng Đông Á, ta thấy vai trò 62 của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn rất nhiều. Để tìm ra lợi nhuận trước thuế thì cần lấy tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Chính vì thể so với tổng chi phí tuy không đáng kể nhưng so với tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng Đông Á năm 2009 là hơn 934 tỷ đồng thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2009: 146 tỷ đồng (15,6% của lợi nhuận hoạt động) cũng rất đáng chú ý. Và có thể nói, chi phí dự phòng rủi ro giảm góp phần quan trọng vào tăng lợi nhuận trước thuế cho ngân hàng Đông Á Nguyên nhân chi phí giảm đó là chi phí lãi cho tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong chi phí lãi giảm rất mạnh. Lý do là lãi suất cơ bản năm 2009 được kiềm chế và duy trì ở mức thấp do nhưng quan ngại của chính phủ về lạm phát và chính sách hỗ trợ lãi suất cũng như các chính sách phục hồi nền kinh tế mới qua đáy khủng hoảng. Thêm vào đó, các khoản nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn của ngân hàng Đông Á cũng được kiểm soát và giảm đi đáng kể, nhờ đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng được giảm đi nhiều. Điều này ảnh hưởng cực kì tích cực và mạnh mẽ đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Đông Á Chính vì vậy, các chi phí quan trọng được kiểm soát hiệu quả , hơn thế đã giúp cho ngân hàng Đông Á tiếp tục làm ăn có lãi và tiếp tục mở rộng kinh doanh trong năm 2009 đầy sóng gió. 2.3.2.2. Chính sách vĩ mô của nhà nước và lãi suất Ngành ngân hàng là ngành chịu tác động trực tiếp và mạnh nhất đối với mọi chính sách kinh tế của nhà nước. Vì ngân hàng đóng vai trò như trái tim của nên kinh tế, lưu trữ và bơm tiền vào nền kinh tế, khi nền kinh tế khỏe mạnh ắt trái tim của nó cũng khỏe mạnh và ngược lại. Ngân hàng Đông Á cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nói về nền kinh tế Việt Nam năm 2009, rõ ràng người Việt chúng ta tự hào vì kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng tiếp tục có được con số tăng trưởng GDP ở mức 5.2% trong khi phần lớn toàn cầu đang suy thoái. Nhưng không phải vì thế mà các doanh nghiệp trong nước không gặp khó khăn. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, họ cần có vốn để vực lại doanh nghiệp và không ai khác họ tìm đến 63 các ngân hàng. Khi này để khuyến khích các doanh nghiệp, Chính phủ đã hạ lãi suất năm 2009 chỉ còn 6-7,5% và có nhiều gói hỗ trợ cứu nền kinh tế. Nhờ đó hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á. Hơn thế, lãi suất thấp này đã cho phép Đông Á giảm rất mạnh chi phí trả lãi khách hàng. Nhiều hơn thế, gói hỗ trợ kinh tế không đi đâu hết, đầu tiên bắt buộc là qua các ngân hàng. Mục đích các gói hỗ trợ này là giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục hồi thế nhưng phần lớn người hưởng lợi lại là các ngân hàng. Dùng số tiền hỗ trợ nền kinh tế này, ngân hàng đã lại đầu tư vào tài chính chứ không giải ngân hết được cho các doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, ngân hàng ĐÔng Á cũng được hưởng rất nhiều lợi ích từ gói hỗ trợ này về cả phí lãi vay thấp, lại có thể đầu tư tăng doanh thu đầu tư chứng khoán. Lợi đơn lợi kép, chính phủ đã điều tiết nền kinh tế khá tốt, ngân hàng Đông Á cũng được hưởng rất nhiều từ đó: những biện pháp lãi suất, bình ổn lạm phát, gói hỗ trợ lãi suât. Đây là ảnh hưởng từ cấp vĩ mô tới Đông Á nhưng ảnh hưởng này là rất mạnh, một cách trực tiếp tốt và ban quản trị của ngân hàng Đông Á cũng đã có những định hướng phù hợp khiến lợi nhuận ngân hàng Đông Á vẫn giữ được mức khả quan như chúng ta đã thấy ở phần trước. 2.3.2.2. Uy tín và thương hiệu của ngân hàng Đông Á Ra đời và phát triên đã 17 năm, nhờ một lòng nhiệt huyết và đam mệ của toàn tập thể nhân viên, ngân hàng Đông Á đã trở thành một cái tên quen thuộc trong lòng khách hàng và người dân Việt Nam với uy tín và sự bảo đảm. Thương hiệu ngân hàng Đông Á ngày càng được củng cố vững chác và trường tồn hơn như một ngân hàng hiện đại, thân thiện và đáng tin cậy. Để xây dựng nên thương hiệu đó, ngân hàng Đông Á đã phải xây dựng cho mình những thế mạnh riêng về công nghệ và dịch vụ. Thế mạnh của ngân hàng Đông Á chính là việc sở hữu một hệ thống hạ tầng ứng dụng tốt, một đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao để đảm bảo hoạt động của hệ thống công nghệ và nhanh chóng cho ra đời các sản phẩm dịch vụ tiện ích có hàm lượng công nghệ cao, từ đó nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh và khác biệt cho Ngân hàng Đông Á. Ngay từ những ngày đầu thành lập và phát triển, Ngân hàng Đông Á đã sớm 64 định hướng rõ rệt trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất trên nền tảng của sự an toàn và bảo mật tối đa, vì Ngân hàng Đông Á hiểu rằng ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt cần phải áp dụng Công nghệ thông tin tiên tiến để khách hàng trao gửi niềm tin tài chính của mình. Được xem là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, trong suốt thời gian qua, thế mạnh công nghệ thông tin Ngân hàng Đông Á chính là khả năng kết nối ổn định trong mạng lưới nhằm đảm bảo thực hiện các giao dịch trên hệ thống thông qua Chương trình Core banking (Chương trình Lõi) và đảm bảo tối đa các giao dịch online trên máy ATM được kết nối trực tiếp với hệ thống máy chủ của Ngân hàng Đông Á. Đồng thời dựa trên nền tảng tiến bộ công nghệ hiện đại, năm 2009 Smartlink và VNBC đã hoàn thành việc kết nối hệ thống ATM cho 3 ngân hàng đầu tiên là Ngân hàng Đông Á, Vietcombank và Techcombank. Nhờ đó các khách hàng của 3 ngân hàng có thể giao dịch trên các máy ATM của 3 hệ thống. Đây cũng là nền tảng để phát triển các dịch vụ thanh toán trên kênh giao dịch điện tử như POS, internet và mobile cho các ngân hàng, cũng như những tiện ích giá trị gia tăng khác trên máy ATM. Đặc biệt, dựa trên thế mạnh cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin của Ngân hàng Đông Á hiện có để làm cơ sở phát triển Ngân Hàng Đông Á Điện tử với: SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking, Phone Banking với hình thức xác nhận mã xác thực thông qua tin nhắn điện thoại di động (One time password). Ngoài ra, Ngân hàng Đông Á Điện tử cũng đang hoàn thiện hơn nữa về hệ thống bảo mật tối ưu nhất cho khách hàng khi sử dụng Ngân hàng Điện Tử: Thẻ xác thực - Token card (theo hình thức sử dụng ma trận số). Có thể nói rằng, năm 2009 là năm thành công rực rỡ của Ngân hàng Đông Á Điện tử trong việc ký kết với hàng loạt đối tác triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến; đưa ra hàng loạt dịch vụ mới trên các kênh SMS Banking/ Mobile Banking/Internet Banking đồng thời là Ngân hàng đầu tiên triển khai các dịch vụ ưu việt như: Ứng dụng DongA Mobile Internet Banking hỗ trợ Internet Banking bằng điện thoại di động; ứng dụng DongA Mobile Internet dành cho điện thoại Iphone/ có chức năng kết nối GPRS/Wifi Chính nhờ những 65 nỗ lực đó mà năm 2009 Ngân hàng Đông Á Điện Tử đã đạt được những con số ấn tượng: số lượng khách hàng tăng 173%, số giao dịch tăng 105% so với năm 2008 và đạt được nhiều giải thưởng có giá trị như giải thưởng Website thương mại điện tử mô hình B2C các ngành khác được ưa thích nhất và giải thưởng Ví điện tử, cổng thanh toán được ưa thích nhất dành cho website trong chương trình bình chọn "Website và Dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất" năm 2009 do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Văn phòng Phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức. Ngoài kênh Ngân hàng Đông Á Điện tử, trong năm 2009, ngân hàng Đông Á cũng đã triển khai cluster trên nền công nghệ Oracle cho toàn bộ các hệ thống ứng dụng nhằm đảm bảo vận hành xuyên suốt. Đặc biệt, cùng với việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy trình quản lý công nghệ thông tin bằng cách áp dụng giải pháp quản lý dịch vụ thì ngân hàng Đông Á cũng đã tập trung xây dựng và phát triển ứng dụng theo quy trình tự động hóa nhằm đem lại cho khách hàng những dịch vụ tiện ích hơn nữa trong thời gian sớm nhất. Với những thành tích và sự nỗ lực không ngừng, năm 2009 cũng là năm ngân hàng Đông Á đạt được nhiều giải thưởng uy tín về công nghệ. Đây thật sự là một thành quả xứng đáng và là nguồn động viên khích lệ để Ngân hàng Đông Á tiếp tục phấn đấu phát triển mạnh về công nghệ hơn nữa và khẳng định vị thế tiên phong trên thị trường Việt Nam. 66 CHƢƠNG III ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 3.1. Đánh giá nhận xét chung 3.1.1.Những điểm mạnh của ngân hàng Đông Á Năm 2009, Ngân hàng Đông Á tiếp tục gặt hái được những thành công đáng ghi nhận với việc đạt và vƣợt hầu hết các chỉ tiêu tăng trƣởng đề ra. Đây là năm thứ 17 liên tiếp Ngân hàng Đông Á vượt chỉ tiêu lợi nhuận của Đại hội cổ đông giao cho. Ngân hàng Đông Á đã đạt được một bước tiến chiến lược quan trọng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lể tốt nhất với việc đã chinh phục sự tin tưởng của hơn 4 triệu khách hàng để dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như : Ngân hàng điện tử, thẻ ATM, Kiều hối,…. Ngân hàng Đông Á đã trải qua nhiều khó khăn, tự đi lên và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế mới. Để làm được điều này, toàn thể cán bộ công nhân viên đã cùng nhau phấn đấu thi đua nhằm thực hiện được mục tiêu chung của công ty. Đó là tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững trong nền kinh tế. Không dừng lại ở các thành quả ngắn hạn, Ngân hàng Đông Á trong năm 2009 đã có những thành tựu trong việc nâng cao chất lượng của các nguồn lực nền tảng. Chất lượng phục vụ khách hàng được nâng cao một bước với việc đầu tư mở rộng mạng lưới và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trụ sở kết hợp với việc nâng cao kỹ năng phục vụ khách hàng của nhân viên. Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng phát triển với các hoạt động huấn luyện dành cho mọi cấp nhân viên và quản lý. Các nhân sự mới với các phương pháp làm việc khác nhau được chủ động đưa vào thử nghiệm trong thực tế nhằm tìm ra các thực hành quản trị tối ưu đồng thời gia tăng khả năng tiếp thu"cái mới"của toàn hệ thống. Các hoạt động quản trị rủi ro và chăm sóc quan hệ khách hàng đã bước đầu giúp cho Ngân hàng Đông Á nâng cao thêm một bước về chất lượng tài sản và khách hàng cho vay. 67 Với những nền tảng được đầu tư vững chắc, Ngân hàng Đông Á đang hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Với sự tin cậy và ủng hộ của khách hàng, quý cổ đông, sự hợp tác của các đối tác, các cơ quan quản lý Nhà nước, sự chỉ đạo sáng suốt của Hội đồng Quản trị và sự quyết tâm phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, Ngân hàng Đông Á tin tưởng vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của năm lâu dài với định hướng "TIẾN LÊN- BỀN VỮNG". Trong năm qua, Ngân hàng Đông Á đã phát triển thêm 26 chi nhánh, phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị giao dịch toàn hệ thống là 173, trong đó có 21 đơn vị giao dịch được xây dựng theo mô hình của tòa nhà Hội sở, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu Ngân hàng Đông Á uy tín và hiện đại trong lòng khách hàng. Đặc biệt hơn, mạng lưới của Ngân hàng Đông Á cũng đã có mặt ở tận vùng sâu, vùng xa - nơi mà trước đây chỉ có ngân hàng quốc doanh xuất hiện.Trong đó, tại các tỉnh Đắk Lắk,Lâm Đồng Ngân hàng Đông Á đã có trụ sở rất khang trang và hiện đại. Bên cạnh đó ngân hàng Đông Á đã mở rộng độ bao phủ của mạng lưới ATM/POS với hơn 1.200 máy ATM và 1.500 điểm chấp nhận thẻ ATM/POS trên toàn quốc. Đáng chú ý là hệ thống giao dịch 24h của Ngân hàng Đông Á. Tuy ra đời chưa được bao lâu, nhưng có thể nói đây là mô hình giao dịch thành công với phương thức nhanh chóng, gọn lẹ và dễ tạo cảm giác thân thiện giữa khách hàng và nhân viên. Khi đến giao dịch tại các trung tâm 24h của Ngân hàng Đông Á được đặt ở các trạm xăng hay điểm giao dịch 3 trong 1 với quầy sách báo, giao dịch ngân hàng và buồng vệ sinh công cộng, khách hàng còn tiết kiệm được thời gian do các thủ tục đều được giải quyết"một cửa". Việc mở rộng hệ thống của Ngân hàng Đông Á chính là thể hiện cụ thể nhất mong muốn đưa sản phẩm - dịch vụ đến gần hơn với mọi người dân, phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và nhanh nhất. Chính sự phát triển nhanh chóng mạng lưới hoạt động và trải rộng khắp cả nước đã giúp Ngân hàng Đông Á bứt phá mạnh mẽ trong năm 2009 Ngân hàng Đông Á còn có các quỹ phát triển kinh doanh, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo, quỹ khen thưởng. Chính nhờ có những quỹ này mà hoạt 68 động nghiên cứu kinh doanh của họ được đẩy mạnh và phát triển, thúc đẩy công nhân viên vào sự tăng trưởng kinh tế của công ty. Về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Đông Á ngày càng được cải thiện theo xu hướng tốt, hệ số nợ giảm và hệ số vốn chủ sở hữu tăng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán cũng như tính chủ động của công ty ngày càng được cải thiện hơn trong kinh doanh. Về tổ chức bộ máy cũng như vị trí các phòng ban trong ngân hàng Đông Á cũng rất hợp lý phù hợp cho sự quản lý điều hành trong điều kiện một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Những kết quả đạt được đã góp phần làm cho tình hình tài chính của ngân hàng tương đối ổn định và đang trong đà phát triển. Sự phát triển của công ty cho thấy những lựa chọn và hướng đi của ban lãnh đạo công ty là đúng đắn và đầy triển vọng. Bên cạnh những mặt mạnh ấy, ngân hàng Đông Á còn có một số tồn tại 3.1.2. Những tồn tại của ngân hàng Đông Á. Từ những phân tích lợi nhuận ở chương II, ta có thể rút ra ba hạn chế tồn tại ở ngân hàng Đông Á là: Thứ nhất: Vốn vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng 90% nhưng so với trung bình ngành ( 94%) vẫn còn thấp. Lượng vốn vay tăng nhanh hơn 22% trong năm 2009 so với năm 2008. Trong khi đó doanh thu còn giảm nhẹ 8,7% . Điều này chứng tỏ ngân hàng Đông Á sử dụng vốn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Thứ hai: Các tỷ suât lợi nhuận ROA, ROE tuy vẫn khá tốt nhưng lại có xu hướng giảm, trong khi ROE giảm hơn 8% thì ROA giảm gần 11%. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Đông Á vẫn tăng trưởng 9% nhưng so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản vẫn còn kém xa. Vốn chủ sở hữu tăng tới 19% còn tổng tài sản tăng hơn 22%. Ngân hàng Đông Á muốn tăng sức cạnh tranh và vị thể là điều tốt nhưng lại có việc tăng vốn này lại có ảnh hưởng tiêu cực tới các tỷ suất lợi nhuận. Thứ ba: Chi phí hoạt động của ngân hàng Đông Á tăng mạnh gần 30%. Nếu tiếp tục đà tăng chi phí này thì sẽ có ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận . Việc ngân hàng Đông Á mở rộng mạng lưới các chi nhánh đồng nghĩa với việc tốn thêm chi phí cho 69 thuê mặt bằng, văn phòng, điện nước, liên lạc và các chi phí liên quan khác nên chi phí hoạt động tăng cao là hợp lý. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí hoạt động 30% là một tốc độ tăng quá lớn vì các chỉ tiêu khác về doanh thu các mảng dịch vụ và kinh doanh khác khó đạt được tốc độ tăng trưởng đó, chính vì vậy làm giảm lợi nhuận trước thuế. 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận Ngân hàng Đông Á 3.2.1. Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả và phù hợp với kế hoạch phát triển của ngân hàng Đông Á Ngân hàng Đông Á có tốc độ tăng trưởng vốn và tài sản khá nhanh bên cạnh đó, hình thức kinh doanh đặc thù sử dụng vốn chủ yếu từ bên ngoài nên áp lực cho chi phí trả lãi là rất lớn. Vì thế, ngân hàng Đông Á nên chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động, vốn vay nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt .Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài như ngân hàng Đông Á để giảm thiểu chi phí sư dụng vốn, ngân hàng Đông Á nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết hợp tác với các ngân hàng chiến lược là một nguồn huy động rất đáng quan tâm. Đây là hình thức hợp tác mà qua đó ngân hàng nói chung cũng như ngân hàng Đông Á nói riêng tăng đựợc vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học được kinh nghiệm quản lý lâu năm của các đối tác nước ngoài. Không những thế, dù đang dẫn đầu về công nghệ trong nhóm các ngân hàng của Việt Nam nhưng ngân hàng Đông Á vẫn cần học hỏi nhiều về các công nghệ và các nhóm dịch vụ mới mẻ và đa dạng của các ngân hàng nước ngoài. Đối tác mà ngân hàng Đông Á chọn là City Bank của City Group. Đây là một ngân hàng nước ngoài rất mạnh mẽ về vốn và co uy tín lâu đời tại Mỹ, hoàn toàn phù hợp để làm đối tác chiến lược cho ngân hàng Đông Á . Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, ngân hàng Đông Á cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ. 70 - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tin của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn... - Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới. Nếu thừa vốn, ngân hàng Đông Á nên có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Tìm kiếm các nơi đầu tư vốn có hiệu quả cao, hiệu suất sinh lời ít nhât trên 20% , thời gian thu hồi vốn càng nhanh càng tốt, đảm bảo mức độ an toàn cao , rủi ro ít. 3.2.2. Thực hiện chiến lƣợc da dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đa dạng thị trƣờng, tăng doanh thu của các dịch vụ ngân hàng có tỷ suất lơi nhuận cao. Lợi nhuận hoạt động tín dụng có tỷ trọng lớn nhất đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng Đông Á. Nhưng có một điều không tốt đó là tỷ suất lợi nhuận tín dụng trên doanh thu của hoạt động tín dụng chi phụ thuộc vào chênh lệch lãi tiền gửi và cho vay, chính vì vậy tỷ suất lợi nhuận của hoạt đông này không cao. Do đó, Đông Á nên chuyển dần dần vào các dịch vụ và hoạt động khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn mà ngân hàng Đông Á có thế mạnh như hoạt động kinh doanh ngoại hối,tăng phí thu hệ thống ATM. Vì sao lại nên tập trung hơn vào kinh doanh kiều hối? Lý do là Đông Á có lợi thế kiều hối thu về lớn.Và thứ hai thị trường tiền tệ sẽ có nhiều biến động trong tỷ giá ngoại tệ mạnh như đồng đôla Mỹ và đồng EURO do những lo lắng mới dấy lên về sự ổn định của các đồng tiền này sau đợt khủng hoảng nợ Hy Lạp. Vì sao lại nên tập trung vào ATM? Phải nói ATM là điểm mạnh của ngân hàng Đông Á. Với số lượng máy rất lớn và độ bao phủ cao trong cả nước, thêm vào cả nhiều liên kết với các hệ thống ATM của nhiều ngân hàng khác, hệ thông ATM Đông Á thực sự rất tiện lợi không chi cho khách hàng ngân hàng Đông Á mà còn cho nhiều khách hàng các ngân hàng khác. Với sự tiện lợi đó, ngân hàng Đông Á nên thu phí hợp lý từ các giao dịch của khách hàng ngân hàng khác khi rút tiền qua ATM của ngân hàng Đông Á. Đây cũng là một hướng đi mới Đông Á nên nghiên cứu và thử nghiệm. 71 Quan trọng hơn, đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao là điểm mạnh của ngân hàng Đông Á (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Cấn phải phát huy triệt để thế mạnh này để tăng doanh thu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Đông Á tiếp tục cần phải cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. 3.2.3. Tăng cƣờng tính chuyên nghiệp trong quản lý và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu chi phí Để có thể giảm được phần chi phí tăng cao trong năm 2009, các nhà quản trị ngân hàng Đông Á cần phải tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống tại Hội sở chính thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Phát triển nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt với một tinh thần đạt được sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng để đảm bảo hài hòa lợi ích Cộng đồng - Khách hàng - Ngân hàng. Xây dựng môi trường nội bộ lành mạnh với hệ thống khuyến khích có hiệu quả. Xây dựng các định mức chi phí cụ thể, chi tiết nhất là chi phí kinh doanh, ví dụ gắn trả lương với mức đạt được của doanh thu, ngân hàng Đông Á có nhiều chi nhánh. Công ty chứng khoán Đông Á cần có chính sách hoa hồng hợp lý đạt được khi họ kinh doanh đầu tư chứng khoán có lời, vừa khuyến khích được nhân viên, vừa không làm tăng chi phí hoạt động lên quá mức . Dựa theo phương pháp thống kê kinh nghiệm để rút ra một tháng mỗi nhân viên tạo ra được bao nhiêu doanh thu 72 và phải trả họ bao nhiêu lương để tìm ra mối quan hệ giữa doanh thu với tiền lương. Trên cơ sở gắn một mức lương với một mức doanh thu, nhân viên nào tạo ra vượt hơn sẽ trả thêm lương cho họ. Nhưng phải theo nguyên tắc là tiền lương tăng lên không được vượt quá tốc độ tăng doanh thu để công ty còn có lãi. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp như chi về hội họp, tiếp khách, đối ngoại ... cần xây dựng định mức chi tiêu, cần gắn với kết quả kinh doanh và có chứng từ hợp lệ. Trên cơ sở các định mức lập dự toán chi phí kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp, đặt ra các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí. Ngoài ra công ty thanh lý một số trang thiết bị cũ, không còn hiệu quả như máy tính các phòng ban nhất là phòng tài chính kế toán để việc cập nhật chứng từ, tính toán chi phí được nhanh chóng phục vụ cho việc lên kế hoạch sản xuất... Đầu tư thêm một số trang thiết bị hiện đại giảm chi phí khấu hao tài sản cố định . Em tin rằng ngân hàng Đông Á hoàn toàn có thể làm được vì họ có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ và năng lực cũng như kinh nghiệm lâu năm trong quản lý, lực lượng nhân viên nhanh nhạy và rất tri thức. 73 KẾT LUẬN Để ngày càng thích nghi hơn nữa trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh mà thể hiện rõ nét nhất là lợi nhuận. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà quản lý kinh doanh là phải quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả để có lợi nhuận không ngừng tăng lên. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về lợi nhuận ngân hàng Đông Á, em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định. Do đó đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng sáng tạo, phối kết hợp vận dụng một cách khoa học giữa lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đông Á, mở rộng thị trường và các dịch vụ ngân hàng thêm đa dạng, hướng tới trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Qua bài luận văn này, em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn TS Đào Thị Thu Giang, người đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cám ơn các anh chị trong phòng Tài chính kế toán của ngân hàng Đông Á đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn ngắn, khả năng và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn thêm của các thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Efinance, “GDP năm 2009 của Việt Nam tăng 5,32%”, 5/2010. 2. Báo Saga, “Tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng”, 12/2006. 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Đông Á 2009. 4. Báo cáo tài chính ngân hàng Đông Á 2009. 5. Báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á 2009. 6. Báo Vnexpress.net, “Lãi suất cơ bản bất ngờ giảm xuống mức 7%”, 01/2009. 7. Peter S.Rose (2001), “Commercial Bank Management” . 8. Phân tích ngành ngân hàng công ty chứng khoán Bảo Việt 2009. 9. Lưu Thị Hương (2002), “Giáo trình tài chính doanh nghiệp “, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 10. Tạp chí tài chính, “Quản lý chi phí trong doanh nghiêp”, 30/01/2009. 11. Thời báo kinh tế Việt Nam, ”lãi suất cơ bản giảm còn 8,5%/năm “, 12/2008. 12. Thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng Đông Á 2009. 13. Việt báo, “EAB và Citibank hợp tác phát triển thị trường thẻ nội địa”, 09/2006. 75 Phụ lục 1.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2. Bảng cân đối kế toán- phần tài sản 3. Bàng cân đối kế toán- phần vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5220_0237.pdf
Luận văn liên quan