Khóa luận M - Commerce và áp dụng cho hệ thống bán sách di động

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi thiết bị di động đã trở thành phổ biến và phát triển với tốc độ chóng mặt không chỉ ở số lượng người sử dụng mà còn cả về mặt công nghệ di động. Với một số lượng lớn người sử dụng di động thì vấn đề thương mại và dịch vụ trên điện thoại di động chắc chắn sẽ trở thành một nguồn lợi nhuận khổng lồ vô cùng hấp dẫn. Mặc dù thương mại di động có nhiều điểm giống nhau so với thương mại điện tử thông thường. Tuy nhiên, do ra đời sau và được thừa hưởng các công nghệ mới nhất, và luôn đánh vào thị hiếu của người sử dụng. Cho nên nó chắc chắn sẽ nhanh chóng trở thành phổ biến và là một nguồn kinh doanh hấp dẫn. Khóa luận trình bày những quan điểm thương mại di động và các công nghệ đi kèm với nó. Đồng thời cũng xây dựng một hệ thống với các chức năng cơ bản cho phép điện thoại di động có thể truy cập xem sách tìm kiếm và đặt sách một cách dễ dàng. TÓM TẮT NỘI DUNG Khóa luận nhằm mục đích nghiên cứu các công nghệ di động và ứng dụng vào trong thương mại di động (M- Commerce). Nghiên cứu các vấn đề của thương mại di động như mua hàng trên mạng và thanh toán di động. Đưa ra những lợi ích, ưu điểm và nhược điểm và ứng dụng của thương mại di đông. Đồng thời chỉ ra điểm khác biệt của thương mại di động so với thương mại điện tử ( E-Commerce). Khóa luận cũng nêu lên tình hình phát triển của thương mại di động tại Việt Nam và hướng phát triển của nó trong tương lại. Phần sau của khóa luận phân tích thiết kế một website nhỏ ứng dụng thương mại di động vào việc bán sách trên thiết bị di động. Xây dựng các module chính như là xem thông tin sản phẩm, tìm kiếm thông tin và đặt hàng. Sử dụng công nghệ Mobile ASP.NET trên môi trường giả lập OpenWave. MỤC LỤC MỤC LỤC1 CÁC TỪ VIẾT TẮT3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG5 1.1. Giới thiệu. 5 1.2. Các công nghệ di động phổ biến. 5 1.2.1. Điện thoại di động (Phones). 5 1.2.2. Các thiết bị cầm tay khác. 6 1.2.3. Hệ điều hành cho thiết bị di động7 1.2.4. Máy tính xách tay. 8 1.3. Tương lai của công nghệ di động8 CHƯƠNG 2. THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG9 2.1. Các chuẩn công nghệ không dây dùng trong thương mại di động9 2.1.1. GSM . 9 2.1.2. CDMA11 2.1.3. GPRS13 2.1.4. Middleware. 14 2.1.5. Host computer. 16 2.2. Các khái niệm trong thương mại di động17 2.2.1. Mua bán trên mạng18 2.2.2. Ngân hàng trên mạng19 2.2.3. Thanh toán điện tử20 2.2.4. Thanh toán di động25 2.3. Mô hình của thương mại di động31 2.4. Ưu nhược điểm và khó khăn thách thức của thương mại di động34 2.4.1. Giới hạn của điện thọa di động34 2.4.2 .Thuận lợi, khó khăn và thách thức của thương mại di động34 2.5. So sánh thương mại di động và thương mại điện tử35 thông thường.35 2.6. Hướng phát triển của thương mại di động tại Việt Nam . 37 CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG BÁN SÁCH QUA MẠNG SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG39 3.1. Mô tả bài toán. 39 3.2. Phân tích. 40 3.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống hệ thống40 3.2.2. Sơ đồ phân rã chức năng:41 3.2.3. Phân tích các chức năng nghiệp vụ chi tiết41 3.2.4.Các biểu đồ luồng dữ liệu. 43 3.3. Thiết kế. 45 3.3.1. Thiết kế dữ liệu. 45 3.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu. 47 3.3.3.Thiết lập quan hệ. 50 3.3.4. Thiết kế modulo. 51 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO55 4.1. Một số form chức năng cơ bản. 55 4.1.1. Form menu các chức năng55 4.1.2. Form tìm kiếm sách. 56 4.1.3. Form hiển thị chi tiết thông tin sách chi tiết57 4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo. 57 KẾT LUẬN58 TÀI LIỆU THAM KHẢO59 CÁC TỪ VIẾT TẮT PDA : Personal Digital Assistant PIM : Personal Information Manager GSM : Global System For Mobile Communication CDMA : Code Division Multiple Access GPRS : General Packet Radio Services OS : Operating System MS : Mobile Station MSC: Mobile Switching Centre CSD : Circuit-switched data PSD : Packet-switched data PPP : Point-to-Point Protocol AL : Air link DHCP : Dynamic Host Configuration Protocol PDSN : Packet Data Serving Node RAN : Radio Access Network BTS : Base Station Transceiver Subsystem BSC :Base Station Controller PCF : Packet Control Function. HDLC : High-level Data Link Control MMS : Multimedia Messaging Service WAP : Wireless Application Protocol WML : Wireless Markup Language ĐTDĐ : Điện thoại di động PIN : Personal Identificate Number BIN : Bank identificate Number SET : Secure Electronic Transaction SMS-C : Short Message Service Center SIM : Subscriber Identification Module PKC : Public key cryptography TTCK : Thị trường chứng khoán ATM : Automatic Teller Machine

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận M - Commerce và áp dụng cho hệ thống bán sách di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: + Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. + Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. - Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Thẻ rút tiền mặt có hai loại: Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành. Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ. * Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: - Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. - Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. * Phân loại theo chủ thể phát hành: - Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng. - Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex... c. Quá trình thanh toán thẻ tín dụng Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ thống hỗ trợ việc thanh toán thẻ tín dụng. Các hệ thống này đều nhằm một mục đích là mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Để có thể hiểu được quy trình của việc thanh toán điện tử, ta tìm hiểu một hệ thống thanh toán điện tử điển hình hiện nay trên thế giới. Đó là hệ thống Planet Payment. Quá trình giao dịch Hình 2.3 : Quá trình giao dịch thẻ của hệ thống Planet Payment Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment. Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín dụng. Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng. Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet Payment. Máy chủ Planet Payment luu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán. Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây. Quá trình thanh toán thẻ tín dụng Hình 2.4 : Quá trình thanh toán thẻ tín dụng của hệ thống Planet Payment Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng. Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang Planet Payment. Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán. d. Một số khái niệm liên quan * Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer) Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. * Chủ thẻ (Cardholder) Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán. * Danh sách Bulletin Còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là một danh sách liệt kê những số thẻ không được phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân (PIN), thẻ bị mất cắp, thất lạc, thẻ bị loại bỏ... Danh sách được cập nhật liên tục và gởi đến cho tất cả các Ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho cơ sở chấp nhận. * Hạn mức tín dụng (Credit limit) Được hiểu là tổng số tín dụng tối đa mà Ngân hàng phát hành thẻ cấp cho chủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ. * Số PIN (Personal Identificate Number) Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, người chủ thẻ phải giữ bí mật, chỉ một mình mình biết. * BIN (Bank Identificate Number) Là mã số chỉ Ngân hàng phát hành thẻ. Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất. * Ngày hiệu lực Ngày sao kê (Statement date): là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng. Ngày đáo hạn (Due date): là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần trong giá trị sao kê trên * Merchant account Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. * Payment gateway Payment gateway là một chuơng trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. e. Vấn đề bảo mật - Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong TMĐT. Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET. - SET là viết tắt của các từ Secure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng. Đây là một kỹ thuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính... sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet. Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng. Ngoài ra, SET thiết lập một phương thức phối hợp hoạt động (method of interoperability) nhằm bảo mật các dịch vụ qua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau. Tóm lại SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng. Lợi ích mà SET mang lại cho các thành phần tham gia TMĐT Doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay dịch vụ bởi: - Những thẻ tín dụng không hợp lệ. - Người chủ thẻ không đồng ý chi trả. - Ngân hàng được bảo vệ bởi: Giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (Thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh...) Người mua được bảo vệ để: - Không bị đánh cắp thẻ tín dụng. - Không bị người bán giả danh 2.2.4. Thanh toán di động Là phương thức thanh toán hàng hóa và các dịch vụ bằng thiết bị di động như là điện thoại, PDA hoặc các thiết bị khác. Thanh toán di động bao gồm nhiều phương thức khác nhau. Để thực hiện thanh toán, người sử dụng kết nối với máy chủ thông qua thiết bị di động. Thực hiện xác thực thông tin và sau đó là thực hiện công việc thanh toán để hoàn thành giao dịch. Hình 2.5: Mô hình thanh toán di động sử dụng điện thoại và chuẩn WAP 1.1. Việc thanh toán giống như hình vẽ dưới đây bao gồm các bước sau : Người sử dụng truy cập trang web bán hàng Máy chủ web gửi thông tin hàng hóa đến điện thoại di động của người sử dụng thông qua cổng truy cập WAP Khi người sử dụng muốn mua hàng. Yêu cầu mua được gửi tới cổng truy cập WAP, thông tin tiếp tục được gửi đến hệ thống thanh toán điện tử di động. Hệ thống thanh toán điện tử di động phân phối thông tin này đến máy chủ của nhà cung cấp hàng hóa. Máy chủ của nhà cung cấp hàng hóa gửi đề nghị thanh toán đến hệ thống thanh toán điện tử. Hệ thống thanh toán điện tử gửi yêu cầu về loại hình thanh toán tới trình duyệt Web thông qua cổng truy cập WAP. Người sử dụng lựa chọn phương thức thanh toán như là thẻ trả trước hay thẻ tín dụng… Phương thức thanh toán được gửi đến hệ thống thanh toán điện tử thông qua cổng WAP. Hệ thống thanh toán điện tử gửi hợp đồn thanh toán tới SIM điện thoại của người sử dụng thông qua trung tâm nhắn tin ngắn( SMS-C). Hợp đồng này bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa và thanh toán. Sau khi được người sử dụng xác nhận thông tin, bắt đầu yêu cầu xác nhận thực hiện kí điện tử. Thông tin chữ ký điện tử hoàn tất sẽ được gửi đến hệ thông thanh toán điện tử thông qua trung tâm tin nhắn. Hệ thống thanh toán điện tử xử lí các giao dịch cần thiết tùy theo phương thức thanh toán đăng kí. Quá trình này bao gồm việc giải quyết các thủ tục tài chính với công ty thẻ tín dụng nếu phương thức thanh toán là thẻ tín dụng. Hệ thống thanh toán điện tử gửi thông tin xác nhận hoàn tất tới máy chủ của nhà cung cấp hàng hóa. Máy chủ web của nhà cung cấp sẽ gửi lại URL để tiếp tục xem và chọn hàng đến người sử dụng. Hệ thống thanh toán điện tử tạo ra một biên nhận gửi cùng với URL trên tới điện thoại di động. Người sử dụng tiếp tục quá trình xem và chọn hàng. Quá trình mua bán hoàn tất. Người sử dụng có thể tiếp tục xem và chọn hàng hóa. Thanh toán di động: Một xu hướng mới Các công ty thẻ tín dụng, các công ty điện thoại di động và cả những người kinh doanh bán lẻ đang có chung mục tiêu tạo ra một loại thẻ có thể sử dụng bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu và để thanh toán cho bất kỳ thứ gì, kể cả trả tiền mua một chai nước ngọt. Điều này sẽ đem lại sự tiện lợi cho cả khách hàng và công ty bán hàng, cũng như thu hút ngày càng nhiều người vào một phong cách sống phụ thuộc hơn vào điện thoại và thẻ tín dụng. Một số hãng xúc tiến chế tạo và thử nghiệm loại điện thoại di động có thể phát ra một tia hồng ngoại chiếu thẳng vào máy tính tiền. Một số hãng khác lại gắn vào điện thoại một con chíp đặc biệt mà người sử dụng có thể đưa qua một máy quét. Việc các hãng theo đuổi các giải pháp khác nhau chứng tỏ việc đi tìm một giải pháp cuối cùng vẫn chưa ngã ngũ. Mark Burbidge, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách bộ phận thương mại điện tử của Visa International, nhận xét: "Giống như khi chơi một ván bài, người ta bao giờ cũng muốn đặt tiền vào nhiều cửa." Mặc dầu vậy, những kết quả tiềm tàng mà các ngân hàng cũng như các công ty viễn thông có thể thu được là rất lớn. Bằng cách chuyển thẻ tín dụng từ trong ví sang điện thoại, các ngân hàng và các công ty tin tưởng rằng họ có thể thu hút được một thế hệ người tiêu dùng mới sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho những khoản chi tiêu nhỏ hàng ngày, những khoản mà hiện nay đang được trả bằng tiền lẻ. Trong khi đó, các nhà cung cấp điện thoại di động lại thấy đây không chỉ là cơ hội để tăng lưu lượng sử dụng trên mạng của họ mà còn là một cách để đặt chiếc điện thoại di động ở vị trí trung tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày của con người. "Tôi thấy rằng những chiếc điện thoại như vậy có thể thay thế hoàn toàn thẻ nhựa," ông Ryusuke Narukawa, Giám đốc phụ trách hoạch định và phát triển dịch vụ mới của Nippon Shinpan Co, công ty thẻ tín dụng của Nhật Bản hiện có 15,3 triệu khách hàng, nhận định. Các thị trường như Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có nhiều mạng di động tinh vi nhất thế giới, đã và đang đi đầu trong xu hướng này. Hãng Nippon Shinpan đã kết nối với tập đoàn cung cấp dịch vụ mạng di động khổng lồ của Nhật Bản NTT DoCoMo để thử nghiệm một trong những giải pháp đầy tham vọng. Hai công ty này đang thử nghiệm một hệ thống trong đó khách hàng có thể sử dụng máy điện thoại di động do NTT DoCoMo cung cấp để thanh toán. Máy điện thoại di động sẽ phát một tia hồng ngoại mang dữ liệu thanh toán tới đầu đọc đặc biệt trên máy thu tiền . Tại một cửa hàng nhỏ bán băng đĩa nhạc ở gần văn phòng, ông Narukawa mở chức năng thẻ tín dụng trong chiếc điện thoại của mình và chĩa vào một thiết bị đầu cuối tia hồng ngoại. Chỉ trong vòng 2 giây, dữ liệu thẻ tín dụng của Narukawa đã được chuyển sang máy tính tiền. Chiếc máy này phát ra âm thanh quen thuộc và in ra một tờ hoá đơn thanh toán cho đĩa CD nhạc jazz mà ông Narukawa vừa mua. "Hơi chậm một chút," ông Narukawa nhận xét và cho biết thêm: "Tốc độ giao dịch phải đạt được mức từ 1,8 giây trở xuống." Người chủ cửa hàng, ông Hideo Nomura, 63 tuổi, là một trong số khoảng 100 người bán lẻ tham gia vào chương trình thử nghiệm hệ thống này trước khi đem ra triển khai trên toàn quốc vào tháng 4/2004. Thiết bị đầu cuối có tia hồng ngoại dùng để gắn vào máy tính tiền giá chỉ có khoảng 90 USD. "Thật là đơn giản," ông Nomura nói. "Và ở Nhật Bản thì tất cả mọi người đều có điện thoại di động, trừ tôi." Trong khi có thể dễ dàng khuyến khích người ta nói chuyện với nhau bằng điện thoại thì việc khuyến khích mọi người tiêu tiền trong thẻ tín dụng lại không hề đơn giản. Các công ty thẻ tín dụng đang hy vọng rằng điện thoại di động có thể giúp họ cải thiện được tình hình sử dụng thẻ tín dụng ít ỏi hiện nay. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản là 78% nhưng tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng lại rất thấp. Người Nhật sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thanh toán khoảng 5,6% chi tiêu cá nhân so với mức 31% ở Mỹ. Đặc biệt, những người có tuổi coi việc sử dụng thẻ tín dụng như là cái gì đó giống như việc "mắc nợ lần." Ông Narukawa cho biết: "Người Nhật thích sử dụng tiền mặt." Nhưng người Nhật còn thích điện thoại di động hơn. Daisuke Watanabe, 23 tuổi, mỗi ngày sử dụng điện thoại iMode của DoCoMo vài giờ để trao đổi tin nhắn với bạn bè và vào các phòng tán gẫu và mỗi tháng anh thanh toán tiền điện thoại ít nhất là 200 USD. Mặc dù có thẻ tín dụng nhưng anh chỉ rút thẻ tín dụng ra thanh toán cho những khoản từ 100 USD trở lên. Watanabe cho rằng ý tưởng đưa thẻ tín dụng vào máy điện thoại vốn đã được tích hợp nhiều tính năng là hoàn toàn bình thường. Và các công ty thẻ tín dụng hy vọng rằng khi các thiết bị đầu cuối tia hồng ngoại được lắp đặt tại vị trí thuận tiện ở các cửa hàng và các máy bán hàng thì mọi người sẽ sử dụng tính năng thẻ tín dụng trong điện thoại để mua 1 chai Cocacola hay một cuốn tạp chí. Kenichi Bando, Phụ trách phòng thương mại điện tử của KDDI, tập đoàn viễn thông di động số 2 của Nhật Bản, cho rằng "từ khi một doanh nhân thức dậy vào buổi sáng cho tới khi anh ta đi ngủ, chúng tôi muốn rằng tất cả các tính năng quan trọng trong đời sống hàng ngày - thẻ tín dụng, đồng hồ và thẻ giao thông - phải có sẵn trong điện thoại của anh ta." KDDI hiện đang thử nghiệm một chương trình giống như của DoMoCo. Tuy nhiên, đó không phải là lợi thế duy nhất mà các công ty hy vọng gặt hái được từ công nghệ mới. Điện thoại di động cho phép dữ liệu thẻ tín dụng trở nên tương tác hơn, có nghĩa là người sở hữu thẻ có thể tra cứu danh sách các lần mua sắm gần đây trên điện thoại của họ. Các cửa hàng cũng có thể gửi thẳng phiếu giảm giá tới điện thoại của khách hàng và phiếu giảm giá này sẽ được sử dụng khi khách hàng mua hàng lần tới. Trong suốt quãng thời gian thử nghiệm của KDDI, hãng này đã gửi các phiếu điều tra khách hàng tới điện thoại di động của những người tham gia chương trình thử nghiệm để khảo sát hiệu quả của chương trình. "Việc này cho phép chúng tôi có cơ hội để lắng nghe ý kiến trực tiếp của những người sử dụng thẻ," Shojiro Mizushima, Giám đốc phát triển kinh doanh IT của UC Card, công ty hợp tác với KDDI trong chương trình thử nghiệm, nhận xét. Tuy nhiên, việc triển khai nhân rộng một dự án như vậy tại Nhật Bản thì dễ dàng hơn nhiều so với ở các nước khác. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động như DoCoMo và KDDI có quan hệ chặt chẽ với các hãng sản xuất điện thoại di động và có thể đặt hàng sản xuất những điện thoại theo các thông số của họ đưa ra. Tất cả các dòng máy điện thoại mới của DoCoMo, với hơn 47 triệu thuê bao, hiện đều có khả năng cài đặt tính năng thẻ tín dụng. KDDI hy vọng tất cả các dòng máy điện thoại mới của tập đoàn sẽ sẵn sàng sử dụng được tính năng thẻ tín dụng trong vòng năm sau. Trong vòng 1 năm, KDDI bán ra được 10 triệu máy điện thoại cầm tay. Mặc dù cả DoCoMo và KDDI đều chưa đặt được mục tiêu về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ mới nhưng hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng qua điện thoại di động đã sẵn sàng cho hàng triệu người Nhật vào cuối năm tới. Chỉ một số rất ít thị trường có được cơ sở hạ tầng thống nhất như ở Nhật Bản. Tại Singapore, Cơ quan Quản lý Viễn thông Infocomm Development Authority (IDA) đã triển khai một số dự án thử nghiệm nhằm đảm bảo rằng không có công ty điện thoại di động nào thống trị thị trường các phương thức thanh toán mới. IDA muốn người tiêu dùng có thể sử dụng bất kỳ hệ thống thanh toán di động nào, không phụ thuộc vào công ty họ đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Điển hình là Visa đã cũng Nokia hợp tác với một công ty công nghệ có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Singapore, và một nhà hát để đưa vào điện thoại di động một con chíp có chứa tất cả các thông tin về thẻ tín dụng. Người sử dụng có thể mua vé bằng cách dùng máy điện thoại truy cập vào trang web của nhà hát thông qua giao thức WAP (Giao thức truy cập không dây). Sau đó họ kích hoạt chức năng thẻ tín dụng trên điện thoại của họ sau khi nhập vào mã số bảo mật. Một dự án khác của Singapore do MasterCard, Citibank, ABN Amro, Maybank và Blink, một công ty công nghệ cao của Singapore triển khai lại tận dụng hệ thống nhắn tin và hệ thống dịch vụ ngân hàng qua điện thoại để thực hiện giao dịch. Trong thời gian đợi ở quầy thanh toán, khách hàng gọi điện tới dịch vụ thanh toán qua điện thoại của một trong các ngân hàng tham gia dự án và yêu cầu một mã số xác thực. Họ cũng có thể yêu cầu hệ thống trừ thẳng vào tài khoản hoặc trừ vào thẻ MasterCard. Mấy giây sau, khách hàng này nhận được một tin nhắn có chứa một mã số xác thực có giá trị trong 10 phút. Họ sẽ đưa mã số chấp nhận thanh toán này cho người thu ngân để nhập vào một thiết bị thanh toán đầu cuối thông thường và hoàn tất giao dịch. Tại Philippines, MasterCard đang hượp tác với công ty viễn thông Smart Communications trong một dự án kéo dài 2 năm cho phép những người có thẻ MasterCard nạp thêm tiền vào tài khoản điện thoại trả trước bằng cách gửi một tin nhắn tới công ty điện thoại. Dự án này thuộc vào loại đơn giản nhất nhưng lại là một trong những dự án thu hút được nhiều khách hàng nhất. Hiện có khoảng 300.000 người Philippines sử dụng dịch vụ này. Các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cho biết sự phong phú của các dự án đang được triển khai cho thấy không thể có giải pháp chúng áp dụng được ở tất cả các nước. Do c mức độ hiện đại về công nghệ và mức độ cũng như hành vi sử dụng thẻ tín dụng khác nhau nên các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cần phải đầu tư vào một loại các dự án thử nghiệm để có thể tìm ra giải pháp phù hợp. Và theo lời Mark Burbidge, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách bộ phận thương mại điện tử của Visa International thì "Mỗi thị trường khác nhau đòi hỏi các công nghệ khác nhau." Đối với các nước có tỷ lệ kết nối mạng cao như Nhật Bản và Hàn Quốc thì việc đưa tính năng thẻ tín dụng vào điện thoại di động gần như là một quá trình hoàn toàn tự nhiên. Nhưng tại các nước đang phát triển như ấn Độ và các nước Đông Nam á, nơi thẻ tín dụng mới đang bắt đầu được sử dụng, thì công nghệ di động cơ bản lại đem đến cơ hội đi tắt đón đầu. Mark Burbidge, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách bộ phận thương mại điện tử của Visa International, nhận xét: "Một trong những cơ hội lớn nhất cho dịch vụ thanh toán di động đang ở tại các thị trường đang phát triển. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ để tạo ra một hạ tầng kỹ thuật chấp nhận thanh toán với chi phí rất thấp." Một trong những trở ngại lớn nhất mà các công ty dịch vụ thanh toán đang vấp phải không phải là thu hút khách hàng sử dụng thẻ nhựa mà là tìm ra nơi để khách hàng sử dụng thẻ này. Một phần của vấn đề là tỷ lệ cửa hàng chấp nhận thanh toán thẻ rất thấp. Khu vực bán lẻ thì rất manh mún và có rất ít các tổ hợp hay chuỗi cửa hàng lớn. Hơn nữa, đối với các cửa hàng nhỏ như vậy thì chi phí lắp đặt một thiết bị đầu cuối chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng truyền thống vẫn còn quá cao. Hiện nay Visa đang mong muốn thử nghiệm một công nghệ cho phép biến một chiếc điện thoại di động thành một máy chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng để các chủ cửa hàng ở các vùng hẻo lánh cũng có thể kết nối được. Các công ty thanh toán đã nắm trong tay công nghệ này và đang tìm nơi để thử nghiệm. Cách thứ nhất: Một chiếc điện thoại với một khe quẹt thẻ ở phía sau cho phép khách hàng quẹt thẻ tín dụng truyền thống qua đó để thanh toán. Cách khác: Khách hàng có sử dụng điện thoại di động gửi một tin nhắn đến ngân hàng và yêu cầu thanh toán bằng thẻ tín dụng tại một cửa hàng nào đó có đăng ký. Cửa hàng này sẽ nhận được một tin nhắn báo là khoản thanh toán đã được thực hiện. Hiện nay Visa đang tìm kiếm đối tác ở Ấn Độ và Đông Nam Á để thử nghiệm công nghệ loại đầu tại các cửa hàng bán lẻ và họ hy vọng sẽ thực hiện trong vòng năm tới. Chìa khoá thành công của dự án chính là chi phí của công nghệ di động và máy điện thoại cầm tay thấp. "Cách đây 10 năm khi người dân ấn Độ mới bắt đầu làm quen với thẻ tín dụng, chi phí để lắp đặt thiết bị đầu cuối chấp nhận thanh toán thẻ là quá cao với hầu hết các cửa hàng và người chủ cửa hàng thường phải cho vào tủ và khoá lại. Thế rồi khi thiết bị này trở nên phổ biến thì chính là lúc chi phí thiết bị đã hạ." T.V. Sheshadri, Giám đốc phụ trách công nghệ và hoạt động của MasterCard International tại Đông Nam á cho biết. Câu chuyện tương tự cũng xẩy ra với điện thoại di động, Sheshadri nói. "Mới đầu, điện thoại di động cũng rất đắt đỏ và sau đó chi phí điện thoại di động đã giảm mạnh. Do vậy mà giờ đây điện thoại di động đã được sử dụng khắp nơi." Visa có 9.9 triệu thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ tín dụng ở Ấn Độ. MasterCard có 8,6 triệu thẻ. Hiện tại, Visa đang đàm phán với một loạt các tập đoàn lớn của ấn Độ là chủ sở hữu của các ngân hàng và các công ty điện thoại di động, hai đối tác then chốt để có thể triển khai thử nghiệm dự án. Visa hy vọng có thể tận dụng được mảng thị trường gồm những "cửa hàng tiền mặt" - các cửa hàng bán lẻ và chỉ nhận thanh toán tiền mưặt. Các công ty giao hàng tại nhà và các cửa hàng nhỏ cũng là những đối tượng đầu tiên sử dụng công nghệ này. 2.3. Mô hình của thương mại di động Một mô hình của hệ thống thương mại điện tử được chỉ ra trong hình dưới dây. Hệ thống này sẽ hỗ trợ các chức năng như : - Xác thực người dụng - Xác thực người bán hàng. - Cung cấp các kênh bảo mật riêng và các kênh mã hóa. - Hỗ trợ các phương thức thanh toán điện tử gần gũi với người sử dụng. - Hỗ trợ gửi thông báo biên nhận. - Giao diện người dùng đơn giản. Hình 2.6: Một mô hình hệ thống M-Commerce * Hệ thống trên có đề cập đến chức năng xác thực phục vụ cho việc thanh toán điện tử. Nó bao gồm các bước cơ bản sau. Hình 2.7 : Hệ thống xác thực người dùng Người sử dụng truy cập website mua hàng trực tuyến bằng thiết bị di động Thông tin hàng hóa sẽ được máy chủ gửi về điện thoại thông qua WAP gateway. Người dùng muốn xác nhận thông tin với nhà cung cấp để thanh toán. Cũng qua WAP gateway, yêu cầu xác thực sẽ được gửi đến hệ thống thanh toán điện tử. Sau đó thông tin lại được gửi trả về cho máy chủ của nhà cung cấp hàng hóa. Một thông báo xác thực có thể là một dãy số xác nhận tạo ra bởi máy chủ của nhà cung cấp. Thông báo này sau khi qua hệ thống thanh toán điện tử sẽ được gửi đến trung tâm tin nhắn ( SMS – C). Và từ đó thông báo này sẽ được gửi đến điện thoại của người sử dụng dưới dạng một tin nhắn. Thông báo này bao gồm một yêu cầu người sử dụng xác nhận việc thanh toán. Nếu người sử dụng đồng ý xác nhận, SIM tiến hành xử lí tạo chữ kí điện tử dưới chuần PKC#1. Chữ kí điện tử sau khi được tạo sẽ được gửi đến SMS-C và sau đó là đến hệ thống thanh toán di động. Từ chữ kí điện tử ở chuẩn PKC#1 ban đầu, hệ thống thanh toán di động sẽ tạo ra một chữ kí điện tử khác sử dụng chuẩn PKCS#7. Chữ kí điện tử sau khi đã xử lí được gửi lại cho nhà cung cấp hàng hòa để tiếp tục quá trình mua bán. 2.4. Ưu nhược điểm và khó khăn thách thức của thương mại di động 2.4.1. Giới hạn của điện thọa di động Những yêu cầu nghiêm ngặt của thương mại điện tử di động đưa ra rất nhiều khó khăn cho các thiết bị điện thoại di động hiện thời. Đó là : - Điện thoại di động phải được cung cấp trình duyệt web - Hỗ trợ cung cấp chữ kí điện tử bằng tin nhắn sử dụng khóa riêng để tham gia vào quá trình xác thực người dùng. - Có khả năng xác thực nhà cung cấp hàng hóa. Có nghĩa là lưu trữ được việc xác thực người dùng đồng thời được trang bị các khóa công khai các hàm mã hóa. - Phải có các hàm mật mã dùng cho các kênh bảo mật giữa điện thoại của người mua hàng và máy chủ của nhà cung cấp. 2.4.2 .Thuận lợi, khó khăn và thách thức của thương mại di động Thuận lợi của thương mại di động 1. Sự yêu thích của khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận mà thương mại di động. Thương mại di động sẽ tiết kiệm chi phí và tạo ra những cơ hội buôn bán mới. 2. Thương mại di động có thể thực hiện được ở bất cứ đâu và bất cư lúc nào trên những thiết bị nhẹ và nhỏ gọn. 3. Mang tính cá nhân cao vì có thể kiểm soát được tài khoản của chính mình thông qua thiết bị di động. 4. Thương mại di động có thể làm cho người bán hàng và người mua hàng dễ tiến lại gần nhau hơn để mang lại những lợi nhuận tốt nhất dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa người bán và người mua. Khó khăn của thương mại di dộng 1. Thiết bị di động thường không có được sức mạnh về xử lí cũng như sức mạnh về đồ họa như máy tính cá nhân. 2. Màn hình hiển thị của thiết bị di động thường nhỏ. Đó cũng là một khó khăn trong việc hiển thị các ứng dụng phức tạp 3. Mỗi hệ thống cung cấp mạng có cách kết nối đến M-Commerce khác nhau. Có nghĩa là việc thống nhất một chuẩn kết nối là khó khăn. Thách thức của thương mại di động Thương mại di động hiện nay vẫn còn hàng loạt các khó khăn đồng hành với sự phát triển không ngừng của công nghệ không dây. Những cản trở này bao gồm giá cước truy cập internet không dây cao, lợi nhuận đặt lên trên sự riêng tư và bảo mật, giới hạn về thiết bị, và thiếu một chuẩn toàn cầu cho các kết nối không dây. Khách hàng và các nhà thương mại đã không đón nhận thương mại di động một cách nồng nhiệt như đã tiên đoán từ trước. Và kết quả là, sự chấp nhận thương mại di động trở nên chậm hơn, đặt biệt ở Mỹ và châu âu. Thực tế cho thấy, một nguồn dữ liệu đã chỉ ra rằng thương mại di động sẽ chỉ chiểm khoảng 1.2 % tổng thu nhập nghề nghiệp trong năm 2006. Trong thời kỳ còn trứng nước, thương mại di động cần phải xác định các thử thách ở phía trước. Để có được một tương lai sáng sủa cần phải định dạng lại 3 mặt của thương mại di động đó là : công nghệ, ứng dụng và vấn đề cục bộ. Các nhà quản lí cũng như các nhà phát triển cần phải nghiên cứu các vấn đề này trong khi thiết kế các giải pháp cho thương mại di động. Mặc dù thương mại di động vẫn không ngừng phát triển, các vấn đề về công nghệ như là giới hạn về thiết bị, khả năng sử dụng, sự chuẩn hóa và tích hợp các công nghệ không dây với nhau cần phải được xác định một cách rõ ràng. Thương mại di động phải được chi phối bởi một tập hợp các chuẩn, các thiết bị trên các nền công nghệ chung. Mỗi thiết bị khác nhau thì khác nhau về kích cỡ màn hình hay bàn phím. Sự phát triển ứng dụng thương mại điện tử trên hàng loạt các thiết bị khác nhau đã được chỉ ra là vô cùng khó khăn. Hơn thế nữa, trở ngại kích cỡ màn hình nhỏ, giới hạn về đầu vào của thiết bị di động đã tạo ra nhiều khó khăn cũng như thử thách trong việc thiết kế. Một phần nhỏ các thiết bị di động khó khăn trong việc hiển thị đầy đủ dữ liệu. Giới hạn về việc nhập dữ liệu đầu vào cũng là một khó khăn đáng kể làm cho việc sử dụng thương mại di động không dễ dàng. Cộng với việc tốc độ truy cập Internet không dây chậm làm cho thương mại di động không trở nên phổ biến hiện nay. Xung quanh các vấn đề kể trên, những thử thách kế tiếp đặt ra cho thương mại di động đó là vấn đề về bảo trì, bảo mật và tính cá nhân. Trong khi hầu hết các đe dọa về bảo mật và tính cá nhân đưa ra đều tràn ngập trong các ứng dụng thương mại điện tử thông thường, các ứng dụng thương mại di động đưa ra các tính năng di động và kết nối thông thường. Điều này thúc đẩy các nhà quản lí và các nhà phát triển cần phải nhạy cảm trong việc thiết kết các ứng dụng thương mại di động. Vấn đề tổng quát ở đây được đưa ra đó là cái mà đụng chạm đến tính xã hội, tính bản quyền và tính cá nhân. Các quốc gia khác nhau cần phải có sự thống nhất chung về thương mại di động, có như vậy thì thương mại di động mới trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. 2.5. So sánh thương mại di động và thương mại điện tử thông thường. Thương mại di động khác với thương mại điện tử thông thường ở nhiều mặt, do đó, việc phát triển ứng dụng thương mại di động đòi hỏi các công cụ, công nghệ và các giải pháp khác so với thương mại điện tử thông thường. Hầu hết các ứng dụng thương mại điện tử thông thường không thể chuyển thành các ứng dụng thương mại di động. Khi bạn muốn chuyển một ứng dụng thương mại điện tử thông thường thành ứng dụng thương mại di động. Nhớ rằng môi trường áp dụng thương mại di động là môi trường không dây, do đó việc đầu tiên cần làm đó là phải cung cấp môi trường không dây cho ứng dụng. Và để thành công trong việc chuyển ứng dụng, thì phạm vi của ứng dụng phải được định nghĩa lại, giao diện của người sử dụng phải được thiết kế lại, và quá trình kết nối và xử lí kết nối mạng cần phải được đánh giá lại. Để có thể làm được điều này các nhà phát triển cần phải hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa các ứng dụng thương mại di động và ứng dụng thương mại điện tử thông thường. Thương mại di động Thương mại điện tử Thiết bị Độ phân giải của màn hình lớn tử 640 x 480 đến 1600 x 1200 Màn hình nhỏ, hiển thị 4 dòng và mỗi dòng chỉ được 12 kí tự. Độ phân giải là 120 x 160. Màn hình có thể hiển thị hàng trăm triệu màu Có số lượng màu hiển thị giới hạn. Bàn phím và chuột là các thiết bị đầu vào Bàn phím và bút là những thiết bị đầu vào. Có CPU mạnh và bộ nhớ lớn Bộ xử lí và bộ nhớ giới hạn Mạng Tốc độ mạng nhanh từ 28.8 KB đến vài MB trên giây. Tốc độ mạng chậm. Tối đa là 28.8KB trên giây Mạng ổn định Chậm, kết nối không ổn định. Người dùng Người sử dụng phải có những kỹ năng về máy tính nhất định Người sử dụng có thể không cân thiết phải có kinh nghiệm máy tính. Người dùng có thể sẽ tốn thời gian vào việc duyệt web. Công việc giao dịch có thể thực hiện trong vòng vài phút. Người sử dụng hướng tới thực hiện nhiều việc trong cùng một thời gian. Hình 2.8 : Sự khác nhau ứng dụng thương mại di động và thương mại điện tử Đánh giá ban đầu cho thấy thương mại điện tử di động xuất hiện giống như là thưong mại điện tử không dây thông thường và sử dụng các giải pháp cửa hàng điện tử và ngân hàng điện tử. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt khá rõ nét, cụ thể ở một số mặt sau : - Phân phối ngay lập tức : Đây là tình chất đặc biệt cho phép có thể nhận được hàng hóa ngay lập tức hay trong một thời gian ngắn. Để thực hiện điều này thì việc xác thực người dùng phai được tiến hành một cách nhanh gọn. - Giao dịch nhỏ : Đối với người sử dụng điện thoại di động việc giao dịch các loại hàng hóa có giá trị thấp là nhiều và cần thiết. - Thông tin có tính chất di động : Người sử dụng di động thông thường sử dụng di động bằng một tay. Nhiều trường hợp sử dụng trong hoàn cảnh phân tâm bởi tiếng ồn và ở chỗ đông người. Điều này buộc thông tin thương mại điện tử di động phải có tính chất đơn giản nhỏ gọn và dễ hiểu. Đặc biệt là thông tin thanh toán phải nhanh gọn và dễ hiểu đối với người sử dụng. Thương mại điện tử là một hướng đi vô cùng hấp dẫn, và nó ngày càng hấp dẫn hơn khi phát triển lên thương mại di động. Thương mại điện tử giải quyết các vấn đề thương mại điện tử trên Internet và các mạng ảo (VPN). Còn thương mại di động sử dụng các thiết bị di động ở bất cứ nơi đâu để thực hiện các giao dịch thương mại buôn bán trên mạng. Một điều không thể phủ nhận đó là thương mại di động sẽ không thể có nếu không có thương mại điện tử thông thường, nhưng một lợi thế lớn của thương mại điện tử là nó được thực hiện ở bất cứ nơi nào và bất cứ đâu. Bằng cách sử dụng các công nghệ không dây như đã nêu trong chương 1. 2.6. Hướng phát triển của thương mại di động tại Việt Nam Ðối với M-Commerce, chiếc ÐTDÐ chính là cửa kết nối cho phép thuê bao thực hiện các hoạt động thương mại điện tử như: dịch vụ tài chính, mua hàng, thanh toán... Hiện nay đang có nhiều "kịch bản" cho việc ứng dụng M-Commerce tại Việt Nam. Ða số các nhà phân tích đều cho rằng dịch vụ tài chính di động (Mobile Finance Service) sẽ đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với tất cả các ứng dụng của M-Commerce, bao gồm các ứng dụng như: Mobile Banking -kiểm tra tài khoản hoặc thực hiện chuyển khoản từ một máy ÐTDÐ; Mobile Broking: thực hiện thu nhận thông tin và buôn bán cổ phiếu trên TTCK; Mobile Payment: trả tiền mua hàng thông qua ÐTDÐ... Một trong các ứng dụng nữa của M-Commerce là hình thức thanh toán bằng tin nhắn hay còn gọi là thanh toán qua SMS (Short Message Service). Ứng dụng này đang được Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện (VPSC) triển khai. Thuê bao ÐTDÐ có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ cho nhà cung cấp qua một trung gian là VPSC bằng việc sử dụngSMS của mạng điện thoại di động. Ðiều kiện để sử dụng M-Commerce rất đơn giản. Chỉ cần nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ và khách hàng là chủ thuê bao ÐTDÐ đều mở tài khoản tại Công ty VPSC, khi khách hàng gửi tin nhắn trả tiền cho các hàng hoá, dịch vụ đã sử dụng thì hệ thống thanh toán điện tử qua SMS của VPSC sẽ thực hiện chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của nhà cung cấp. Tất nhiên, việc thanh toán này khách hàng có thể thực hiện được bằng hệ thống máy ATM (Automatic Teller Machine) của các ngân hàng, nhưng chỉ có điều là họ phải ở bên cạnh máy và không phải ở bất cứ đâu cũng có máy ATM. Chính vì thế mà các ngân hàng coi việc thanh toán qua SMS là đối thủ đáng gờm bởi tính linh động của nó. Hiện tại, VPSC đang thử nghiệm dịch vụ thanh toán qua SMS bằng việc thực hiện thanh toán cước MobiFone qua ÐTDÐ. Khi sử dụng thanh toán qua SMS, khách hàng chỉ cần mở tài khoản tại VPSC và đăng ký sử dụng dịch vụ trả tiền qua ÐTDÐ. Khi có hoá đơn cho thuê bao, VPSC được thông báo bằng điện tử các thông tin về tổng số tiền cước khách hàng chi trả, số tiền cước mới phát sinh trong tháng và số tiền cước tối thiểu khách hàng phải trả. VPSC sẽ báo cho thuê bao bằng SMS các số tiền cước trên như một menu tuỳ chọn. Thuê bao có thể chọn để thanh toán bất kỳ số tiền cước nào bằng cách trả lời một trong các lựa chọn. VPSC sẽ thông báo bằng điện tử cho MobiFone việc thanh toán đó. Cùng với sự nhanh chóng và thuận tiện của việc thanh toán qua SMS, quá trình thu cước của MobiFone sẽ đạt được tốc độ cao hơn so với quá trình hiện đang áp dụng, từ đó giúp cho thời gian quay vòng vốn giảm đáng kể. Những chi phí liên quan đến quy trình thu cước thông qua các bưu điện tỉnh và đại lý cũng được cắt giảm đồng thời tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng và trả cước dịch vụ. VPSC đã triển khai dịch vụ này vào đầu năm 2003. Với hơn 5 triệu thuê bao ÐTDÐ và tốc độ tăng số người sử dụng ÐTDÐ ngày càng cao, các dịch vụ M- Commerce ở nước ta đang có "mảnh đất mầu mỡ" để phát triển, tạo nên một hình thức thanh toán mới rất tiện lợi, góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.   CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG BÁN SÁCH QUA MẠNG SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG 3.1. Mô tả bài toán Website bán sách qua mạng xây dựng cho thiết bị di động nhằm mục đích thực hiện các chức năng như giới thiệu , quảng bá các loại sách trên mạng và thực hiện mua bán sách trên mạng. Người sử dụng có thể dùng thiết bị di động truy cập internet và thực hiện việc xem sách và mua sách qua mạng. Trung tâm giao dịch mua bán sách sẽ là một cửa hàng sách. Cửa hàng sách này sẽ có một website mua bán sách. Trên website sẽ cung cấp danh mục các loại sách, thông tin chi tiết về sách cho khách hàng lựa chọn. Khách hàng sử dụng thiết bị di động truy cập vào website của cửa hàng và thực hiện xem sách, đặt sách qua mạng… Thông tin đặt sách sẽ được kiểm tra và xây dựng thành các đơn hàng và chuyển vể trung tâm xử lí thông tin của cửa hàng. Khi nhân được đơn đặt hàng do trung tâm xử lí gửi đến, cửa hàng sẽ kiểm tra và gửi lại thông tin xác nhận đơn hàng cùng phương thức thanh toán và giao hàng cho trung tâm xử lí, sau đó trung tâm sẽ gửi các thông tin này cho khách hàng. Trong công việc thanh toán, người sử dụng có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hay thanh toán qua thẻ. 3.2. Phân tích 3.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống hệ thống Mobile Devices M- Commerce Website Books - Shopping Banking Xem, tìm, chọn, đặt sách Gửi đơn hàng đăng kí Gửi đơn hàng và phương thức giao hàng Kiểm tra tài khoản Xác nhận tài khoản Thông tin về sách Hình 3.1 : Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống bán sách Website M-Commerce Books – Shopping bao gồm các chức năng chính đó là hiển thị sách, tìm kiếm sách và đặt sách. 3.2.2. Sơ đồ phân rã chức năng: 2.3. Tác giả Website Books Shopping by CellPhones 1. Hiển thị sách 2. Tìm kiếm sách 3. Đặt sách 1.1. Theo Loại sách 1.2. Thông thường 2.1. Theo tên 2.3. Nhà xuất bản 3.1. Đăng kí tài khoản 3.2.Cập nhập giỏ hàng 2.1. Theo chủ đề 3.3.Kiểm tra TK – Tạo đơn hàng Hình 3.2: Sơ đồ phân rã chức năng 3.2.3. Phân tích các chức năng nghiệp vụ chi tiết a. Hiển thị sách Với mỗi cuốn sách được hiển thị trên trang Web. Có hai dạng hiển thị là hiển thị ngắn gọn và hiển thị chi tiết. Hiển thị ngắn gọn bao gồm các thông tin cơ bản về sách như : - Ảnh - Tên sách - Tên tác giả - Tên NXB - Giá sách. Hiển thị chi tiết bao gồm các thông tin về sách như hiển thị ngắn gọn đồng thời có thêm các thông tin như : - Số trang - Kích thước - Trọng lượng - Tóm tắt nội dung - Góp ý của cửa hàng * Theo loại sách Chức năng hiển thị theo loại sách thực hiện việc hiển thị sách dưới các loại khác nhau như : - Sách độc quyền - Sách mới - Sách bán chạy - Sách khuyến mại - Sắp phát hành * Thông thường Chức năng này thực hiện việc hiển thị dưới dạng liệt kê các loại sách bới các yêu cầu tìm kiếm sách của người dùng. b. Tìm kiếm sách Chức năng này cho phép nhập nội dung tìm kiếm và thực hiện việc tìm kiếm theo : * Tìm kiếm theo tên sách * Tìm kiếm theo chủ đề * Tìm kiếm theo NXB * Tìm kiếm theo tác giả c. Đặt sách * Đăng kí tài khoản Nếu bạn đã từng mua sách tại cửa hàng. Nhập địa chỉ hòm thư và password. Có thể thực hiện đặt sách và cập nhập giỏ hàng Nếu bạn là khách hàng mới. Nhập địa chỉ hòm thư bạn sẽ phải nhập các thông tin chi tiết cá nhân như : Tên Địa chỉ Thành phố Tỉnh Mã vùng/ Mã quốc gia Điện thoại Email Fax Cơ quan Địa chỉ giao hàng Thông tin cá nhân * Cập nhập giỏ hàng Khi đã tạo xong thông tin về tài khoản mua hàng. Thực hiện việc cập nhập giỏ hàng và gửi hóa đơn về cửa hàng để kiểm tra TK và tạo hóa đơn xác nhận đến khách hàng. * Kiểm tra TK và tạo đơn hàng Kiểm tra hóa đơn, xử lí hóa đơn. Xác định các thông tin trong hóa đơn là hợp lệ hay không hợp lệ. Xác định phương thức thanh toán : Thanh toán tại nhà Thanh toán bằng chuyển khoản Thanh toán bằng thẻ tin dụng Sau khi xác nhận các thông tin về khách hàng cũng như các phương thức thanh toán. Thực hiện việc tạo hóa đơn mới và gửi đến email của khách hàng yêu cầu xác nhận thông tin đặt hàng. 3.2.4.Các biểu đồ luồng dữ liệu a Thông tin sách 1.0 Hiển thị sách TT sách b Hóa đơn 2.0 Xử lí đặt sách c Phiếu TT Mobile Devices 3.0 Tìm kiếm sách d Yêu cầu t.kiếm Xác nhận thanh toán TT Sách URL truy cập Mobile Devices Hình 3.3 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 Mobile Devices 1.2 1.3 1.1 Nhận TT hiển thị Kiểm tra TT Hiển thị lên trình duyệt Nhận TT hiển thị TT Hiển thị Nhận TT hiển thị Yêu cầu a Yêu cầu b TT Hiển thị c Trình duyệt Hình 3.4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 : Hiển thị sách Mobile Devices 1.2 1.3 1.1 Nhận TT tìm kiếm Kiểm tra và lấy TT Hiển thị lên trình duyệt TT Tìm kiếm TT Sách TT Sách Yêu cầu a Yêu cầu b TT Sách c Trình duyệt Hình 3.5: Biểu đồ luông dữ liệu mức 1 : Tìm kiếm sách Mobile Devices 1.2 1.3 1.1 Đặt hàng Kiểm tra TT Khách Hàng Hiển thị lên trình duyệt TT Đơn hàng TT đặt hàng a TT Sách b Đơn hàng 1.3 Xác nhận Thanh Toán TT Đơn hàng và PTTT URL c Phương thức TT d Hóa đơn TT Hình 3.6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 - Đặt hàng và xử lí đơn hàng 3.3. Thiết kế 3.3.1. Thiết kế dữ liệu - Thực thể loại sách : Category Dùng để lưu trữ thông tin về loại sách được bán. Nhận thuộc tính categoryID làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả catID Mã loại sách cat_name Tên loại sách cat_des Mô tả về loại sách - Thực thể chủ để sách: Subject Dùng để lưu trữ thông tin về chủ đề của sách như sách văn học, thể thao, tin học…. Thuộc tính subID làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả #SubID Mã chủ đề Sub_name Tên chủ đề Sub_des Mô tả - Thực thể tác giả : Author Dùng để lưu trữ thông tin về tác giả. Thuộc tính authorID làm khóa chính Tên thuộc tính Mô tả #AuthorID Mã tác giả Author_name tên tác giả Author_add Địa chỉ tác giả Author_age Tuổi tác giả - Thực thể nhà xuất bản : Production Dùng đề lưu trữ thông tin về NXB. Thuộc tính productionID làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả #PrtID Mã NXB Prt_name Tên NXB Prt_add Địa chỉ NXB Prt_phone Điện thoại liên hệ - Thực thể sách : Books Dùng để lưu trữ thông tin về sách có trong của hàng. Nhân thuộc tính bookID làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả #bookID Mã sách ( Auto_increments) name Tên sách desc Mô tả sách price Giá sản phẩm catID Mã loại sách authorID Mã tác giả productionID Mã nhà xuất bản year Năm phát hành edition Lần xuất bản languageID Mã ngôn ngữ status Tình trạng sách picture Ảnh sách activate Sách còn giao dịch hay không zip Tên tập tin zip download - Thực thể ngôn ngữ : Language Dùng để lưu trữ thông tin về ngôn ngữ viết trong sách. Thuộc tính langID làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả LangID Mã ngôn ngữ LangName Tên ngôn ngữ - Thực thể country Dùng đề lưư trữ thông tin danh mục quốc gia của khách hàng. Nhận thuộc tính CountryCode làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả CountryCode Mã quốc gia CountryName Tên quốc gia - Thực thể khách hàng : Customers Chứa các thông tin liên quan đến khách hàng. Thuộc tính custID làm khóa chính. Tên thuộc tính Mô tả CustID Mã khách hàng CustName Tên khách hàng CustEmail Email của khách hàng CustUsername Tên khách hàng 3.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu Tblbooks itemID (int) auto_increment itemName varchar(100) Description varchar(200) AuthorID(int) CatID(int) PrtID(int) Pages(int) Price(int) PublishYear varchar(7) Edition( tinyint) LangID( int) CustTypeID( tinyint) Size varchar(20) Status( tinyint) Filezip varchar(50) Pictures varchar(50) joinDate(date) activate(tinyint) default 1 Tblcategory CatID (int) auto_increment CatName varchar(50) TblSubject SubID (int) auto_increment SubName varchar(50) TblProduction prtID (int) auto_increment prtName varchar(50) TblLanguage LangCode varchar(3) LangName varchar(50) TblPayment PayID (int) auto_increment Description varchar(50) TblAuthors AuthorID(int) auto_increment AuthorName varchar(50) TblCustTypes CtypeID (int) auto_increment TypeName varchar(50) TblCountries CountryCode varchar(3) CountryName varchar(50) TblPromotion PromoID (int) auto_increment ProFrom( Date) ProTo( Date) ProAmt( Double) ProType( tinyInt) default 0 Description varchar(50) TblCustomers CustID ( int) auto_increament CustName varchar(50) UserName varchar(20) Password varchar(10) Address varchar(50) Tel varchar(20) FaxNo varchar(20) Email varchar(50) Contact varchar(50) CountryCode varchar(3) ProvinceCode varchar(3) TblTempCustomers CustID ( int) auto_increament CustName varchar(50) Address varchar(50) Tel varchar(20) FaxNo varchar(20) Email varchar(50) Contact varchar(50) TblOrders OrderID (int) auto_increament OrderDate Date CustID( int) Description varchar(100) TranID( tinyint) PaymentID( tinyint) ShipCost( float) Amout( float) TotalAmount( float) TblOrderDetails SubID ( int) auto_increament ItemID ( int) OrderID ( int) No ( int) Qtty( float) Price( float) Discount( float) Amout( float) 3.3.3.Thiết lập quan hệ Hình 3.7 : Mô hình quan hệ 3.3.4. Thiết kế modulo Một phương pháp của Module hoá hệ thống là sử dụng Structure Chart (lược đồ cấu trúc). Lược đồ cấu trúc có thứ bậc để mô tả sự sắp xếp các module trong hệ thống, biểu diến tượng trưng dữ liệu và thông tin điều khiển được trao đổi giữa các module, cho phép người lập trình có được một quan sát trực quan vào đặc trưng của mối quan hệ và giao tiếp bên trong các module. Lược đồ cấu trúc là một bước phát triển cao hơn, có thừa kế của công việc phân tích và thiết kế hệ thống từ sơ đồ luồng dữ liệu. Trong lược đồ cấu trúc, mỗi module được mô tả bằng một hình chữ nhật đóng, với tên module ở trong. Dữ liệu được chỉ ra bởi mũi tên nối với một đường tròn, còn thông tin điều khiển được chỉ ra bởi mũi tên nối với một hình tròn. Đường nối giữa hai module chỉ ra module phía trên gọi module phía dưới. Khi module phía trên (module gọi) có nhiều hơn một module phía dưới (module được gọi), các module được gọi được sắp xếp không tuỳ ý, phụ thuộc vào trình tự xử lý. Để chỉ ra thứ tự gọi các module, xếp các module theo trình tự được gọi từ trái sang phải. Các quy tắc chuyển từ sơ đồ luồng dữ liệu sang lược đồ quan hệ: - Quy tắc 1: Chuyển tất cả các tiến trình thành module và mô tả chúng bên dưới module điều khiển. - Quy tắc 2: Thêm các module hoặc các ký hiệu tượng trưng theo các quy tắc sau: Quy tắc 2-1: Nếu tiến trình nhận dữ liệu từ ngoài sơ đồ luồng dữ liệu, thêm module mức dưới hỗ trợ lấy dữ liệu cho module đó của tiến trình. Chuyến dữ liệu từ module hỗ trợ lấy dữ liệu tới module đó. Quy tắc 2-2: Nếu tiến trình truyền dữ liệu ra ngoài sơ đồ luồng dữ liệu, thêm module mức dưới hỗ trợ xuất dữ liệu cho module đó của tiến trình. Chuyến dữ liệu từ module hỗ trợ xuất dữ liệu. Quy tắc 2-3: Nếu tiến trình lưu dữ liệu vào vùng lưu trữ, thêm module mức dưới hỗ trợ lưu dữ liệu cho module đó của tiến trình. Chuyến dữ liệu từ module hỗ trợ lưu dữ liệu. Quy tắc 2-4: Nếu tiến trình nhận dữ liệu vào vùng lưu trữ, thêm module mức dưới hỗ trợ truy xuất dữ liệu cho module đó của tiến trình. Chuyến dữ liệu từ module hỗ trợ lưu dữ liệu tới module đó. Quy tắc 2-5: Nếu tiến trình truyền dữ liệu trực tiếp tới một tiến trình khác, chuyển dữ liệu tới module điều khiển phía trên. Các thành phần của một lược đồ cấu trúc: Kí hiệu Giải thích Kết nối tới module ngoài Get ………. Module lấy thông tin từ bên ngoài Store…… Module thực hiện ghi vào CSDL Control ….. Module điều khiển Out ….. Module xuất thông tin ra bên ngoài Kiểm tra điều kiện Luồng dữ liệu Hình 3.8: Các thành phần của một lược đồ cấu trúc Sơ đồ thiết kế các module : HỆ THỐNG BÁN SÁCH TRÊN DI ĐỘNG Hiển thị TT Sách Tìm kiếm sách Đặt sách - Module hiển thị sách: Hiển thị TT Sách Get kiểu hiển thị Theo Tên Sách Theo Loại Sách Theo Tác Giả Kiểu hiển thị Tên sách Loại sách T.Giả Nhà XB Theo NXB - Module tìm kiếm sách Tìm kiếm sách Get TT Tkiếm Theo Tên Sách Theo Loại Sách Theo Tác Giả TT T.Kiếm Tên sách Loại sách T.Giả Nhà XB Theo NXB TK nâng cao TT T.Kiếm - Module đặt hàng và xử lí đơn hàng Đặt hàng Get TT Đặt Hàng Đơn hàng Biên nhận TT. Thanh Toán TT Đặt Hàng TT. Đơn Hàng TT. XNhận TT. T.Toán CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Website bán sách qua mạng truy cập bằng mobile được xây dựng trên các công nghệ : ASP.NET Mobile Web Language : C# Database : SQL Server 2000 Emulator : OpenWave Simulator V7 4.1. Một số form chức năng cơ bản 4.1.1. Form menu các chức năng 4.1.2. Form tìm kiếm sách 4.1.3. Form hiển thị chi tiết thông tin sách chi tiết 4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Với kêt quả đã đạt được, em sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện đề tài này hơn nữa. Sau đây, là một số hướng nghiên cứu của em: Hoàn thành các chức năng cho website bán sách trên thiết bị di động ví dụ: Tìm kiếm nâng cao, trích rút thông tin. Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về thương mại di động. Nghiên cứu một số các công nghệ khác xây dựng website thương mại di động như WML, XML. Đặc biệt, nghiên cứu và triển khai các hình thức thanh toán di động vào website bán sách. KẾT LUẬN Khóa luận đã phần nào trình bày và tìm hiểu về thương mại di động và các công nghệ di động gắn liền với nó. Qua quá trình viết khóa luận em đã tiếp thu thêm được các kiến thức về ASP.NET, xây dựng và tổ chức cơ sở dữ liệu ... Với kiến thức còn hạn chế nên bước đầu website mới chỉ đáp ứng được những chức năng cơ bản nhất của một website thương mại điện tử, hỗ trợ truy cập trên môi trường di động. Khóa luận chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và chương trình chắc chắn sẽ không thể tránh được những lỗi phát sinh. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy cô và các bạn quan tâm để có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển khóa luận, để khóa luận không chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu mà còn tiến xa hơn trong việc đưa ứng dụng thương mại di động vào thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Advances in Mobile Commerce Technologies E-Commerce and M-Commerce Technologies Wireless Communications and Mobile Commerce GPRS Gateway to Third Generation Mobile Networks Building Dotnet Applications For Mobile Devices Một số bài viết trên các trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM-COMMERCE và Áp dụng cho hệ thống bán sách Di động.doc
Luận văn liên quan