Khóa luận Mối liên hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế giai đoạn 2005 - 2013

Nguồn vốn FDI đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với Thừa Thiên Huế, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2005-2013 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong thu hút vốn FDI và đạt được một số thành quả, nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế, yếu kém như: chưa thu hút được cái đối tác đầu tư lớn đến từ các nước phát triển, qui mô các dự án còn nhỏ, tốc độ triên khai chậm, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành du lịch dịch vụ, trong khi đó lĩnh vực nông lâm thủy sản vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Tỉnh. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH thành phố trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có môi trường đầu tư. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một trong những nhân tố quan trọng của môi trường đầu tư, phản ánh khả năng của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp dân doanh. Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa chỉ số PCI và tình hình thu hút vốn FDI có ý nghĩa quan trọng đối với các địa phương trong việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này. Nghiên cứu tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013 cho thấy mặc dù chỉ số PCI không tác động trực tiếp đến khả năng thu hút FDI của Tỉnh nhưng chỉ số thành phần gia nhập thị trường lại có tác động tích cực. Vì thế, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tỉnh nên tập trung vào nghiên cứu các chỉ số thành phần có tác động tích cực đến FDI và ưu tiên cải thiện những chỉ số này. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cũng có tác động đến

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối liên hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế giai đoạn 2005 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng SXKD tính đến 31/12 hàng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013 1 3 1 3 1 5 21 22 21 23 26 33 0 5 1 0 1 5 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009 201 0 201 1 201 2 201 3 Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn của DN FDI trên địa bàn tỉnh TTH năm 2005-2013 1 654 1 905 281 0 3931 5759 71 1 3 7532 8085 8552 0 1 000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2005 2006 2007 2008 2009 201 0 201 1 201 2 201 3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 33 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Bảng 2.10: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005-2013 Năm Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổng 2004 71 892 10 973 2005 55 1016 13 1084 2006 50 1294 13 1357 2007 51 1704 15 1770 2008 51 2369 21 2441 2009 51 2807 22 2880 2010 47 2964 21 3032 2011 41 3008 23 3072 2012 42 2986 26 3054 2013 43 2992 33 3068 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 34 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động tại Tỉnh thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 92% 7%1 %0 Năm 2004 DN ngoài nhà nước DN nhà nước DN FDI 98% 1 %1 %0 Năm 201 3 DN ngoài nhà nước DN nhà nước DN FDI Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 Tuy nhiên, so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh thì số doanh nghiệp FDI chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2004 trong tổng số 973 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì chỉ có 10 doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 1,03%, tương ứng năm 2013 con số này là 33 doanh nghiệp FDI trên tổng số 3.068 số doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005-2013 có tăng song tốc độ tăng không bằng với tốc độ chung của các loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 35 Đạ họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Bảng 2.11: Tổng vốn sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Năm Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổng 2005 3.106.263 2.414.982 1.653.494 7.174.739 2006 3.053.245 3.560.733 1.904.859 8.518.837 2007 4.194.705 5.794.040 2.809.763 12.753.308 2008 4.931.162 9.830.668 3.930.527 18.692.357 2009 6.164.613 12.902.683 5.758.704 24.826.000 2010 6.615.069 16.757.773 7.112.858 30.485.700 2011 8.405.938 20.621.763 7.531.863 36.559.564 2012 4.109.509 10.833.176 8.085.060 23.027.295 2013 4.238.658 11.279.952 8.552.028 24.070.638 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 Tổng vốn sản xuất của các DN FDI đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh tăng lên hàng năm trong gian đoạn 2005-2013 và vượt tổng vốn sản xuất của các DN nhà nước trong những năm 2010, 2012 và 2013. Tuy nhiên so với các DN ngoài nhà nước thì tốc độ tăng vốn sản xuất của các DN FDI vẫn còn chậm. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 36 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Bảng 2.12: Vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số 2004 55.778 1.876 134.871 7.176 2005 56.478 2.377 127.192 6.619 2006 61.065 2.752 146.528 6.278 2007 82.249 3.400 187.318 7.205 2008 96.689 4.150 187.168 7.658 2009 120.875 4.597 261.759 8.620 2010 140.746 5.654 338.708 10.055 2011 205.023 6.856 327.472 11.901 2012 97.835 3.628 310.964 7.540 2013 98.573 3.770 259.152 7.846 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 Xét theo quy mô vốn trung bình của mỗi DN thì DN có vốn ĐTNN là lớn nhất. Năm 2013 vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh là trên 98 tỷ VND, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 3,7 tỷ VND trong khi trung bình vốn sản xuất của mỗi doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh là hơn 259 tỷ VND (bảng 2.12). Như vậy, so với qui mô vốn sản xuất của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, qui mô vốn sản xuất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh lớn hơn rất nhiều. Xét về tốc độ tăng vốn sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp, mặc dù vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cao, song do số lượng doanh nghiệp cũng tăng nhanh tương ứng nên qui mô vốn sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp không có sự gia tăng đáng kể. Trong khi đó vốn sản xuất bình quân năm của doanh nghiệp FDI ngoài xu hướng tăng lên theo thời gian, và tốc độ tăng này còn nhanh hơn so với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp, điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của các doanh nghiệp FDI đang ngày càng được đầu tư mở rộng trên địa bàn tỉnh. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 37 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 2.4. Tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế - xã hội Bảng 2.13: Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn FDI Năm Số lao động Doanh thu Nộp ngân sách ĐVT Người Triệu đồng Tỷ đồng 2005 3.324 1.096.031 356 2006 3.375 1.333.919 508 2007 3.658 1.840.813 586 2008 5.481 2.339.083 780 2009 7.994 3.181.921 838 2010 10.181 5.704.991 864 2011 12.155 9.464.517 1075 2012 13.521 9.854.329 1158 2013 14.458 10.414.000 1377 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 Về lao động: Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp FDI đã tạo cơ hội việc làm cho một lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp mà bất cứ địa phương nào cũng quan tâm trong quá trình phát triển, giúp người lao động có thu nhập ổn định nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Theo số liệu của Niên giám thống kê 2013, số lao động tham gia vào khu vực FDI ngày càng tăng. Năm 2009 số lao động trong các doanh nghiệp FDI là 7.994 lao động, đến năm 2013 thì số lao động trong các doanh nghiệp FDI đã tăng lên gần 1,8 lần với 14.458 lao động. Về doanh thu của các doanh nghiệp FDI: Khu vực có vốn FDI đã có vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu của tỉnh trong suốt thời gian qua.Doanh thu của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhanh trong 10 năm qua từ 1.096.031 triệu đồng từ năm 2005 tăng lên 10.414.000 triệu đồng vào năm 2013. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 38 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Về đóng góp ngân sách: Tác động tích cực của FDI còn thể hiện qua việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh từ việc nộp thuế. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh được cấu thành từ nhiều nguồn thu khác nhau được phân thành hai nhóm chính gồm thu trên địa bàn và thu bổ sung từ trung ương. Thu trên địa bàn bao gồm thu nội địa từ kinh tế trung ương, kinh tế địa phương và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; thu thuế xuất nhập khẩu và thu khác. Nhìn chung nộp vào ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2005-2013, năm sau cao hơn năm trước. 2.5. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Tỉnh TT-Huế trong nững năm qua Trong nội dung này, ngoài việc phân tích xếp hạng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tổng thể cả nước theo thời gian, còn có sự phân tích, so sánh với các tỉnh lân cận. 2.5.1. Xếp hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua 2.5.1.1. Xếp hạng chung Trong những năm đầu tiên, chỉ số PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế khá thấp, năm 2005 đạt 56.77 điểm, nằm trong nhóm “Trung bình”, vào năm 2006 điểm số giảm xuống còn 50.53 nằm trong nhóm “Tương đối thấp”. PCI của Tỉnh trong giai đoạn 2007-2011 điểm số đã được cải thiện nhiều so với giai đoạn trước đó, và nằm trong nhóm “Tốt”. Trong đó, năm 2009 có điểm số PCI cao nhất (64.23) và năm 2008 được xếp hạng tốt nhất (xếp thứ 10). Vào năm 2012 điểm số PCI của tỉnh TT-Huế giảm xuống còn 57.12 rơi vào nhóm “Khá” đứng thứ 30/63 cả nước và 6/14 tỉnh DHMT. Bước sang năm 2013 Tỉnh được xếp vào nhóm “Rất tốt” với điểm số PCI là 65.56 đứng thứ 2/63 sau Đà Nẵng (66.45) và đứng thứ 2/14 tỉnh DHMT nhưng theo số liệu mới nhất thì vào năm 2014 Thừa Thiên Huế lại tụt hạng xuống thứ 13/63 cả nước thuộc nhóm Khá với chỉ số PCI là 59.98. Qua đó cho thấy mặc dù nhìn chung Tỉnh đã có những nỗ lực nhằm cải thiện chỉ số PCI những vẫn chưa đạt được tính bền vững. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 39 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2005-2014 Năm Điểm tổng hợp PCI Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành 2014 59.98 13 Khá 2013 65.56 2 Rất tốt 2012 57.12 30 Khá 2011 60.95 22 Tốt 2010 61.31 18 Tốt 2009 64.23 14 Tốt 2008 60.71 10 Tốt 2007 62.44 15 Tốt 2006 50.53 38 Tương đối thấp 2005 56.77 25 Trung bình Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2013 Biểu đồ 2.4: Xếp hạng PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2014 56.77 50.53 62.44 60.71 64.23 61 .31 60.95 57.1 2 65.56 59.95 0 1 0 20 30 40 50 60 70 2005 2006 2007 2008 2009 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 Bi ểu đồ -Hu ế Ch ỉ Nguồn: pcivietnam.org SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 2.5.1.2. Các chỉ số thành phần Bảng 2.15: Vị trị PCI và các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 Các chỉ số thành phần Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 PCI tổng hợp 25/42 38/64 15/64 10/64 14/63 18/63 Chi phí gia nhập thị trường 19 29 14 60 10 16 Tiếp cận đất đai 34 54 54 63 46 58 Tính minh bạch 24 33 13 15 33 13 Chi phí thời gian 18 35 13 32 7 29 Chi phí không chính thức 23 49 38 29 41 7 Tính năng động 31 37 18 24 17 33 Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 8 36 14 9 24 26 Hỗ trợ doanh nghiệp 37 46 12 62 24 26 Đào tạo lao động - 19 7 6 10 16 Thiết chế pháp lý 33 60 48 10 13 10 Nguồn: pcivietnam.org Đánh giá chung: Trong năm 2005, chỉ số được xếp hạng tốt nhất là phát triển khu vực tư nhân (xếp thứ 8) trong khi đó chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp bị xếp hạng thấp nhất (37), sau đó là tiếp cận đất đai (34) và thể chế pháp lý (33). Năm 2006, Tỉnh bị tụt hạng tất cả các chỉ số thành phần và các chỉ số như thiết chế pháp lý (60) và tiếp cận đất đai (54) rơi vào nhóm thấp nhất trong bảng xếp hạng. Có sự tiến triển vào năm 2007 khi tất cả các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế đều được cải thiện, trong đó chỉ số được cải thiện nhiều nhất là chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp từ vị trí thứ 46 tăng mạnh lên vị trí thứ 12, ngoài ra trong năm 2007 chỉ số lao động được xếp hạng tốt nhất (7), mặc dù đã SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu được cải thiện đáng kể nhưng xếp hạng của chỉ số thiết chế pháp lý vẫn còn rất thấp (48) và vị trí xếp hạng của chỉ số tiếp cận đất đai vẫn không thay đổi (54). Đến năm 2008, hầu hết các chỉ số thành phần lại bị tụt giảm trong đó chỉ số chi phí gia nhập thị trường giảm mạnh xuống vị trí 60 và tiếp cận đất đại vẫn tiếp tục giảm, chỉ các chỉ số như chi phí không chính thức, chính sách phát triển khu vực tư nhân, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý là được cải thiện, trong đó phải kể đến chỉ số thiết chế pháp lý đã tăng vượt bậc lên vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng. Năm 2009, chỉ số cải thiện tốt nhất là chi phí gia nhập thị trường từ vị trí 60 tăng lên vị trí 10, chi phí thời gian là chỉ số có vị trí xếp hạng tốt nhất (7), tiếp cận đất đai vẫn là chỉ số có thứ hạng thấp nhất năm 2009 mặc dù đã có cải thiện (46). Kết quả năm 2010 cũng không tốt khi hầu hết các chỉ số đều giảm (trong đó chỉ số chi phí thời gian giảm mạnh xuống vị trí 29 và tiếp cận đất đai vẫn tiếp tục giảm). Riêng chỉ số tính minh bạch, chi phí không chính thức và thiết chế pháp lý lại tăng. Bảng 2.16: Vị trị PCI và các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2014 Các chỉ số thành phần Năm 2011 2012 2013 2014 PCI tổng hợp 22/63 30/63 2/63 13/63 Chi phí gia nhập thị trường 4 8 9 32 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 63 59 14 17 Tính minh bạch 15 4 1 9 Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 4 43 28 20 Chi phí không chính thức 49 48 6 25 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 21 24 8 54 Hỗ trợ doanh nghiệp 54 42 34 32 Đào tạo lao động 20 42 12 24 Thiết chế pháp lý 57 25 15 26 Cạnh tranh bình đẳng - - 31 44 Nguồn: pcivietnam.org SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Đánh giá chung: Trong khoảng thời gian 2011-2014, chỉ số gia nhập thị trường xếp hạng cao nhất vào năm 2011 (xếp thứ 4) những giảm dần qua các năm về sau, xếp thứ 32 vào năm 2014. Về chỉ số tiếp cận đất đai từ chỉ số có thứ hạng thấp nhất năm 2011 (xếp thứ 63), đã được cải thiện đáng kể, xếp thứ 14 vào năm 2013, nhưng bị tụt 3 hạng vào năm 2014. Chỉ số tính minh bạch và chi phí không chính thức, mặc dù đã cải thiện được vị trí xếp hạng từ năm 2011 đến năm 2013 (tính minh bạch xếp thứ 1, chi phí không chính thức xếp thứ 6) nhưng vào năm 2014, 2 chỉ số này lại giảm 1 cách đáng kể xuống vị trí thứ 9 trong bảng tổng xếp hạng. Về chỉ số chi phí thời gian, đây cũng là chỉ số xếp hạng cao vào năm 2011, lại giảm mạnh xuống vị trí 43 vào năm 2012, nhưng lại có xu hướng tăng lên trong 2 năm sau đó. Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo Tỉnh tăng giảm trong khoảng thời gian 2011-2014. Vào năm 2013 chỉ số này xếp hạng cao nhất trong khoảng thời gian trên (vị trí thứ 8 trong bảng tổng xếp hạng) và thấp nhất là 2014 với vị trí thứ 54. Về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, từ 1 chỉ số có vị trí khá thấp trong năm 2011 nhưng qua các năm về sau có sự cải thiện nhưng vẫn còn ở thứ hạng thấp trong cả nước. Chỉ số đào tạo lao động vẫn không bền vững, tăng giảm trong khoảng thời gian trên, vị trí thấp nhất là vào năm 2012 (xếp thứ 42) và vị trí cao nhất là vị trí thứ 12 vào năm 2013. Còn về chỉ số thiết chế pháp lý, mặc dù khoảng thời gian trước đã có cải thiện vượt bậc nhưng vào năm 2011 chỉ số này có vị trí khá thấp. Sau đó vị trí có tăng lên cho đến năm 2013 (xếp thứ 15) rồi lại giảm xuống vị trí thứ 26 vào năm 2014. Chỉ số mới cạnh tranh bình đẳng có vị trí xếp hạng khác thấp vào năm 2013 (thứ 31) và 2014 (thứ 44) so với các tỉnh khác. Mặc dù vào năm 2014 đa số vị trí các chỉ số thành phần của tỉnh TT-Huế đều giảm so với năm 2013 trong đó có chỉ số về chỉ số về gia nhập thị trường và chỉ số về đào tạo lao động. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 2.5.1.3. So sánh chỉ số năng lực cạnh trạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế so với cái tỉnh, thành phố khác trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có 5 tỉnh và thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Có thể nói tất cả các thành phố này đều có cùng một môi trường kinh tế vĩ mô. Nhưng sự khác nhau ở đặc điểm kinh tế vi mô làm cho năng lực cạnh tranh ở mỗi thành phố khác nhau. Biểu đồ 2.5: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI năm 2014- Vùng DHMT Nguồn: pcivietnam.org Khi so sánh với các tỉnh, thành phố trong vùng DHMT, Thừa Thiên Huế có PCI cao (59.98) dẫn đầu trong nhóm “ Khá “ nhưng thấp hơn Đà Nẵng (66.37) và Thanh Hóa (60.33) cao hơn Quãng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố khác. Nhìn chung thì năm 2014 Thừa Thiên cũng đã có điểm số tương đối tốt, chỉ giảm nhẹ so với năm 2013 (65.56) nên tụt xuống ví trí thứ 3/12 vùng DHMT thay vì 2/12 vùng DHMT như năm 2013. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Bảng 2.17: Chỉ số năng lực cạnh tranh của 5 thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Năm PCI Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định 2005 56.77 70.67 59.72 47.99 60.6 2006 50.53 75.39 56.42 44.2 66.49 2007 60.71 72.18 59.97 50.05 69.46 2008 64.23 75.96 61.08 52.34 60.67 2009 61.31 69.77 59.34 52.21 65.97 2010 60.95 66.98 63.4 62.24 60.37 2011 57.12 61.71 60.27 58.33 58.14 2012 65.56 66.45 58.76 62.6 63.06 2013 59.98 66.87 59.97 59.55 59.37 2014 59.72 Nguồn: pcivietnam.org Thời kỳ 2005-2007, TT-Huế đứng sau tất cả các địa phương trừ Quãng Ngãi, nhưng vào giai đoạn 2008-2010 TT-Huế vươn lên vị trí thứ 2 sau Đà Nẵng và vị trí này tiếp tục duy trì vào các năm 2013, 2014. Tuy nhiên các năm 2011 và 2012, TT- Huế có xếp hạng khá thấp trong khu vực. Có thể thấy rằng những năm gần đây, TT- Huế có thứ hạng khá cao nhưng do tính thiếu ổn định trong năng lực cạnh tranh, vị trí này chưa thực sự vững chắc. Và so với Đà Nẵng thì năng lực cạnh tranh của Tỉnh TT- Huế vẫn còn yếu. Xét so sánh cụ thể ở một vài chỉ số thành phần từ năm 2007-2014 dưới đây: SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Biểu đồ 2.6 : Chỉ số tiếp cận đất đai của 5 tỉnh, thành phố thuộc qua các năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Bình Định 6.4 6.86 6.47 7.21 7.17 6.26 6.27 7.12 7.51 6.18 Quảng Nam 6.22 5.55 5.9 6.41 6.34 5.38 6.81 5.82 7.4 6.22 Quảng Ngãi 5.32 5.99 5.97 5.6 6.14 5.07 7.09 6.37 6.95 5.75 TT-Huế 5.56 4.99 5.53 5.18 5.88 4.33 4.34 5.43 7.37 6.2 Đà Nẵng 6.9 4.7 5.84 5.52 6.61 4.62 6.11 5.67 7.98 6.42 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đ iể m s ố Chỉ số tiếp cận đất đai Nguồn: pcivietnam.org Nhìn vào biểu đồ có thể thấy từ 2005-2014, TT-Huế được đánh giá là địa phương có chỉ số tiếp cận đất đai thấp. Tuy nhiên chỉ số này đã được cải thiện mạnh trong 2 năm 2013 và 2014. Nguyên nhân cũng do thực hiện nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt, cụ thể với sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong việc nâng cao tỷ lệ diện tích đất được cấp GCNQSD đất. Nhờ vậy, tiến trình cấp giấy đã có những chuyển biến vượt bậc, từ tỷ lệ đất được cấp giấy khoảng 20% đầu năm 2013, đến cuối năm tỷ lệ này đã lên tới hơn 95%; việc khiếu nại, kiến nghị liên quan đến đất đai trong đền bù, giải phóng mặt bằng cũng đã giảm một cách đáng kể, không phát sinh thêm vụ việc phức tạp. Nhìn chung so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ chỉ số này của tỉnh chỉ đạt mức trung bình. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Biểu đồ 2.7: Chỉ số minh bạch của của 5 tỉnh, thành phố qua các năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Bình Định 6.04 7.97 7.72 7.18 6.67 6.18 5.78 5.79 6.23 6.53 Quảng Nam 4.65 4.44 6.63 6.75 5.63 6.35 6.64 5.72 5.84 6.08 Quảng Ngãi 3.85 5.24 5.75 6.28 5.87 5.15 6.59 5.71 6.58 6.94 TT-Huế 4.49 5.43 6.61 6.86 5.85 6.3 6.27 6.67 7.63 6.56 Đà Nẵng 6.72 7.68 7.19 7.92 7.29 6.86 7.18 6.58 6.49 6.59 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đ iể m s ố Chỉ số tính minh bạch Nguồn: pcivietnam.org Nhìn chung có thể thấy về chỉ số Tính minh bạch của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng tăng từ năm 2009 về sau , ngược lại điểm số của Đà Nẵng ( mặc dù cao hơn Thừa Thiên Huế ) và Bình Định lại có xu hướng giảm. Đỉnh điểm là vào năm 2013 điểm số về chỉ số tính minh bạch của Thừa Thiên Huế tăng vượt bậc cao nhất từ trước đến này và đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố. Thừa Thiên Huế đã đạt được thành tựu này cũng nhờ đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là triển khai đồng bộ trên diện rộng 5 phần mềm dùng chung và mô hình một cửa điện tử hiện đại. Có thể nói Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh đầu tiên hiện nay đăng ký lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh và phát hành giấy mời được thực hiện qua mạng đến tất cả các sở, ban ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh (không ban hành bản giấy).... nhờ đó, chỉ số ICT (ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước) của tỉnh luôn đứng Top đầu toàn quốc. Đồng thời Cổng thông tin điện tử tỉnh và hệ thống website ở 21 sở, ban ngành cấp tỉnh đã cung cấp đầy đủ tất cả thủ tục hành chính với các quy trình cụ thể, rõ ràng. Đây là kênh cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi cho các doanh nghiệp người dân. Mặc dù vẫn khá cao so với toàn quốc nhưng vào năm 2014 thì chỉ số này giảm đáng kể từ 7.63 xuống còn 6.56 đứng thứ 3/5 vùng kinh tế trong điểm Trung Bộ. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Biểu đồ 2.8: Chỉ số hỗ trợ doanh nghiệm của 5 tỉnh, thành phố qua các năm 2005 2006 2007 2008 2009 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 Bình Đ 5.45 8.1 5 7.92 8.21 4.23 5.54 3.46 4.29 4.94 5.79 Qu ảng Nam 7.03 5.26 6.67 8.09 4.59 5.45 3.66 5.09 4.62 5.94 Qu ảng Ngãi 3.96 4.57 4.1 9 7.73 3.82 5.63 3.22 3.85 5.71 5.83 TT-Hu ế 6.93 4.68 6.1 3 6.03 5.41 5.96 2.58 3.66 5.1 6 5.65 Đ à N ẵng 7.54 9.62 8.39 7.9 6.58 6.6 3.72 4.78 5.36 6.1 6 0 2 4 6 8 1 0 1 2 Đ i ểm s ố Chỉ số hỗ trợ danh nghiệp Nguồn: pcivietnam.org Có thể thấy mặt bằng chung điểm số của 5 tỉnh, thành phố đều giảm mạnh từ 2007-2011 và tăng lên từ 2011-2014. Thừa Thiên Huế từ năm 2011-2014 có điểm số thấp hơn so với 4 tỉnh còn lại mặc dù có xu hướng tăng. Mặc dù tỉnh đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ như chỉ đạo các sở, ban ngành đưa vào vận hành các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ và tiếp nhận các phản ánh của doanh nghiệp nhằm khắc phục và cải thiện môi trường kinh doanh ngày một tốt hơn. Định kỳ 02 tháng một lần, lãnh đạo tỉnh (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh) tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp và người dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh nhằm kịp thời giải đáp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vẫn là một điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Tỉnh. 2.6. Tác động của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tình hình thu hút FDI của Tỉnh TT-Huế 2.6.1. Xây dựng mô hình Để xem xét tác động của PCI đến tình hình thu hút FDI của Tỉnh, trước tiên cần xây dựng mô hình đo lường tác động của các yếu tố đến lượng vốn FDI Tỉnh thu hút được. Trong nghiên cứu này, FDI thực hiện được chọn làm biến phụ thuộc do FDI SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, còn FDI đăng ký vẫn là vốn tiềm năng. Mô hình có thể được trình bày như sau: FDITHt = C0 + C1* FDIDKt-1 + C2*GDPt-1 + C3*GNTTt + C4 *MBt + C5 * PCIt + et Trong đó: • FDITHt: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm t • FDIDKt-1: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký năm t-1 • GDPt-1: GDP của Tỉnh năm t-1 • GNTTt: chỉ số gia nhập thị trường của Tỉnh năm t (1 trong những chỉ số thành phần của PCI) • MBt: chỉ số minh bạch năm t (một trong những chỉ số thành phần của PCI) • PCIt: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm t • C0: hệ số chặn • C1, C2, C3, C4, C5: hệ số tương quan cần ước lượng • et: sai số Hai biến trễ được sử dụng trong mô hình là FDI đăng ký và GDP. Việc sử dụng biến trễ trong trường hợp FDI đăng ký là do thực tế trong một số năm tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký của Tỉnh lớn hơn 100% chứng tỏ FDI của năm nay có thể được giải ngân trong năm sau. Trường hợp GDP, biến trễ được dùng để giải quyết vấn đề biến nội sinh. Thống kê mô tả các biến được trình bày trong bảng 1 Bảng 2.18: Tóm tắt thống kê mô tả các biến Các biến Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Đô biến thiên rFDITH 1046136 1900080 624748 452732.3 FDIDK 4400013 20614207 573893 6501414 GDP 17968370 34937680 7131194 10071795 PCI 59.95778 65.56 50.53 4.558988 GNTT 8.061111 9.2 6.31 1.008693 MB 6.233333 7.63 4.49 0.901707 SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 2.6.2. Kiểm định tương quan các biến độc lập Bảng 2.19: Bảng tương quan các biến độc lập GDP FDIDK MB PCI GNTT GDP 1 -0.12345 0.696949 0.438326 0.537981 FDIDK 0.12345 1 0.450248 0.240601 -0.22737 MB 0.696949 0.450248 1 0.597193 0.476923 PCI 0.438326 0.240601 0.597193 1 0.346173 GNTT 0.537981 -0.22737 0.476923 0.346173 1 Bảng 2 cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình không lớn, do đó đa cộng tuyến không phải là vấn đề của mô hình 2.6.3. Kết quả ước lượng mô hình Bảng 2.20: Kết quả ước lượng mô hình Các biến Hệ số ước lượng Thống kê T Trị số p Hệ số chặn (C0) 73559.75 0.142 0.90 FDIDK (-1) (C1) -0.017 -2.983 0.10 GDP(-1) (C2) 0.039** 7.702 0.01 GNTT (C3) 244832.9** 5.986 0.02 MB (C4) 30402.82 0.367 0.74 PCI (C5) -28789.95 -2.879 0.10 R2 điều chỉnh: 0.976 Kiểm định F: 59.30*** Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả Ghi chú: ** ,*** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 5% và 1% Qua bảng kết quả ước lượng mô hình, có thể thấy trong số các yếu tố trên chỉ có GDP và chỉ số gia nhập thị trường có tác động đến FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với mức ý nghĩa thống kê là 5%. PCI không có tác động trực tiếp đến FDI thực hiện của Tỉnh. Mối quan hệ giữa PCI, chỉ số gia nhập thị trường và FDI thực hiện của Tỉnh có thể được miêu tả thông qua biểu đồ sau: SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Biểu đồ 2.9: Mối tương quan giữa FDI TH, PCI và chỉ số GNTT của Tỉnh giai đoạn 2005-2013 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 PCI 56.77 50.53 62.44 60.71 64.23 61.31 60.95 57.12 65.56 GNTT 6.31 7.52 8.47 7.45 9.06 7.2 9.17 9.2 8.15 FDI TH 624.7 836.9 846.1 635.1 747.5 883.1 1428 1900 1513 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 0 10 20 30 40 50 60 70 Nguồn: pcivietnam.org và niên giám thống kê 2009, 2013 tỉnh Thừa Thiên Huế Có thể kết luận rằng PCI nói chung không có tác động đến FDI thực hiện của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2013. Tuy nhiên một chỉ số thành phần của PCI có tác động đến FDI thực hiện của Tỉnh, đó là chỉ số gia nhập thị trường. Kết quả này có ý nghĩa Tỉnh có thể thúc đẩy FDI thực hiện thông qua giảm bớt chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế cũng góp phần cải thiện tình hình thu hút FDI của Tỉnh. Việc sử dụng kết quả ước lượng để đưa ra các đề xuất về chính sách cần được xem xét thận trọng do mô hình có một số nhược điểm sau: Đề tài chỉ sử dụng mô hình hồi quy đơn giản để ước lượng tác động của các yếu tố đến vốn FDI thực hiện trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2005 – 2013. Tính đơn giản của mô hình, cộng thêm thời gian xem xét không dài không cho phép chạy một số các kiểm định như kiểm định về tính dừng của chuỗi thời gian, có thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Mục tiêu phát triển KT-XH 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo lớn của cả nước, đủ sức chủ động hội nhập đầy đủ với các nước trong khu vực. 3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất, nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ sản xuất. Tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động trong quan hệ hợp tác kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế với nước ngoài, khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại... Riêng về mục tiêu kinh tế, cần phải đạt được như sau: - Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt trên 4000 USD. - Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 1 tỷ USD vào năm 2020. - Tích cực đầu tư tạo thêm nguồn thu mới cho ngân sách, quản lý và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP chiếm trên 14% năm 2020. Thực hiện tiết kiệm chi, tăng chi hợp lý cho đầu tư phát triển. 3.2. Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 3.2.1. Mục tiêu Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng điều hành, quản lý kinh tế tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh. Tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 52 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 3.2.2. Nhiệm vụ Lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các sở, ngành, UBND thành phố Huế; thị xã Hương Trà, Hương Thủy, UBND các huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau: + Chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp hành chính đối với cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức thường xuyên tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm các Tổ công tác liên ngành giải quyết vướng mắc trong đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng, làm đầu mối theo dõi và giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh giải quyết vướng mắc phát sinh, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. + Công bố công khai, cập nhật thường xuyên và đầy đủ các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, các chính sách ưu đãi của Tỉnh, quy trình thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở các cơ quan. + Triển khai quyết liệt việc thực hiện mô hình một cửa điện tử hiện đại ở cấp huyện. Tiếp tục kiểm soát việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với ứng dụng tin học và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hoàn thành xây dựng các Đề án Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Giám sát việc thực hiện các quy định hướng dẫn thủ tục hành chính ngay từ khi người dân, doanh nghiệp đến nộp hồ sơ lần đầu tại bộ phận tiếp nhận. Các lần hướng dẫn, bổ sung hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản. Không được hướng dẫn quá một lần, yêu cầu bổ sung hồ sơ quá một lần đối với một thủ tục hành chính. + Tổ chức thanh tra công vụ các bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bộ phận một cửa mỗi năm ít nhất một lần. Kiểm tra và có giải pháp xử lý đối với các trường hợp giải quyết trễ hạn. Trước ngày 23/11 hàng năm, báo cáo kết quả về Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND tỉnh chỉ đạo. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu + Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp thông qua cơ chế đối thoại, khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ nhằm tiếp tục cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ quan, đơn vị. + Xây dựng kế hoạch cụ thể về nâng cao vị trí xếp hạng PCI cho năm Khi xây dựng kế hoạch nâng cao vị trí xếp hạng PCI, ngoài việc phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2013 và 2014, các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp lưu ý giải pháp và chỉ tiêu cụ thể về các nội dung sau: Giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư: + Đảm bảo số ngày thấp nhất trong giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong, văn hóa giao tiếp nơi công sở cho đội ngũ cán bộ tại bộ phận một cửa. + Chuẩn hóa quy trình cấp đăng ký kinh doanh cấp huyện; kiểm tra, giám sát công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. - Sở Tài Nguyên và Môi trường: Giảm số ngày chờ đợi được cấp Giấy CNQSĐ; đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh. - Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô: Đảm bảo thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tại Ban bằng hoặc thấp hơn thời gian giải quyết của các Sở. - Các Sở, ngành khác: Giảm số ngày cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ đủ điều kiện hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận ĐKKD. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Cải thiện việc tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Sở Tài Nguyên và Môi trường: Tăng cường giám sát công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các huyện, thị xã và thành phố Huế; rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh về tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh trong năm 2014. Nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin - Văn phòng UBND tỉnh: Đảm bảo cập nhật, đăng tải đầy đủ các thông tin liên quan chỉ đạo điều hành, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp; Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. - Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế: Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới... tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin về đất đai, xây dựng, định hướng phát triển không gian, định hướng phát triển kinh tế xã hội ở các cấp. - Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số ICT của Tỉnh, triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, trong một số lĩnh vực cung cấp ở mức 4 (thành lập mới doanh nghiệp) trên Cổng Thông tin điện tử; tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính. Giảm chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Sở Nội vụ: - Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 ở các cơ quan, đơn vị; củng cố, kiện toàn, thống nhất mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại UBND cấp huyện và cấp xã. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu - Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Giảm chi phí không chính thức - Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp cùng các cơ quan liên quan: Tiếp tục duy trì Chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề“Trao đổi và tháo gỡ” định kỳ theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực... kịp thời tham mưu Lãnh đạo tỉnh giải quyết vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức về cải cách hành chính, cơ chế, chính sách. - Sở Nội vụ: Kiểm tra, giám sát Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014. Nâng cao tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh - Văn phòng UBND tỉnh: Tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp ý kiến chỉ đạo, ý kiến cử tri, cập nhật kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trên trang Thông tin điện tử tỉnh. Tham mưu nhân rộng mô hình quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước thông qua Văn phòng điện tử. - Các Sở, ngành, địa phương: + Triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp + Nâng cao hiểu biết về các chính sách, quy định hiện hành của pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp + Thu hút cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia ngay trong quá trình xây dựng, phản biện các quy định, chính sách của địa phương Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Liên hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: + Kết nối thông tin chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm tiếp nhận và tham mưu giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Duy trì hoạt động đối thoại với Doanh nghiệp và có phản hồi ý kiến, kiến nghị của Doanh nghiệp. + Đo lường, đánh giá hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tham mưu tăng cường hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu - Sở Công Thương: Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động - Sở Lao động Thương binh và Xã hội: + Kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề của các Trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các cơ sở mới thành lập để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời. + Hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm và tổ chức sàn giao dịch việc làm theo hướng xã hội hóa; gắn với kiểm soát chất lượng và tính pháp lý tạo môi trường tiếp cận việc làm an toàn, tin cậy cho người lao động. - UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Rà soát kết quả, nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm giai đoạn 2011 – 2015; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. 3.3. Một số giải pháp thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch Thứ nhất, xây dựng sớm chiến lược thu hút và sử dụng vón FDI đến năm 2015 và những năm tiếp theo phù hợp với chiến lược phát triển tế - xã hội, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn. Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực làm căn cứ cho việc lập quy hoạch phát triển: Một số quy định còn mang tính định tình, chưa cụ thể, rất khó xác định. Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT trong việc xác định và xây dựng dự án. Thứ tư, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi vốn theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 57 Đạ i ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 3.3.2. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư Thứ nhất, hoàn thiện hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh (trực thuộc ban chỉ đạo điều phối phát triển, hiện nay đang trực thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh) làm đầu mối chính trong việc xây dựng chương trình kế hoạch xúc tiến đầu tư và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư khác (UBND huyện, thị xã, Ban quản lý các KCN...). Thứ hai, các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý KCN cần tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương và của tỉnh TT-Huế. Thứ ba, trên cơ sở các dự án đã được lập, đã được quy hoạch, TT-Huế cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư thông qua các mối quan hệ hiện có, thông qua các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, thông qua tổ chức hội thảo quốc tế, .... Thứ tư, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư 3.3.3. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư: Thứ nhất, đối với cơ sở hạ tầng: Tỉnh cần tận dụng mọi nguồn lực sẵn có, xây mới đi kèm với cải tạo, sửa chữa và nâng cấp toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN tập trung, các khu du lịch Bên cạnh đó cần có những chính sách khuyến khích NĐT đầu tư vào phát triển hạ tầng. Thực hiện quản lý FDI theo nguyên tắc "một cửa", tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, làm cho NĐT phải gõ cửa từng ngành. Thứ hai, đa dạng hóa phương thức đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng đặc biệt là trong các KCN/KKT. Tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng một KCN, mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhận từng hạng mục mà họ có thế mạnh trong xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. 3.3.4. Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư bao gồm các chính sách tài chính Thứ nhất, đối với hệ thống ưu đãi về thuế bao gồm thuế TNDN, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thuế xuất nhập khẩu. Thứ hai, đối với vấn đề ngoại tệ thanh toán Thứ ba, việc xây dựng CSHT bằng các nguồn đầu tư khác SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 58 Đạ i h ọc inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu 3.3.5. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 3.3.5.1. Luật pháp Thứ nhất, tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của NĐT liên quan. Cụ thể hóa Luật Cạnh tranh nhằm bảo vệ cạnh tranh trung thực, xử lý nghiêm hành vi cản trở, độc quyền... Thứ hai, chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật của các địa phương. 3.3.5.2. Chính sách đất đai trong KCN/KKT Thứ nhất, chính sách đất đai cần được sửa đổi theo hướng tách bạch giữa giá cho thuê đất thô của nhà nước với giá cho thuê cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Thứ hai, đề nghị thực hiện thí điểm chính sách cho người nông dân được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc cho họ được hưởng tỉ lệ phần trăm nhất định diện tích đất thương phẩm (đã phát triển công trình kết cấu hạ tầng) trên tổng số diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, hoặc thực hiện phương thức các hộ nông dân cho Ban quản lý KCN thuê đất có thời hạn. Thứ ba, tuỳ từng dự án cụ thể mà có thể điều chỉnh giá thuê đất một cách phù hợp theo hướng có lợi cho NĐT. 3.3.5.3. Chính sách về Lao động Thứ nhất, Xây dựng Chính sách phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo có trình độ và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu: UBND tỉnh phải xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, BQL các KCN/KTT và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể đệ trình các ý kiến. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. 3.3.6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính trong các KCN/KKT để tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI. Cải tiến cơ chế quản lý các dự án FDI trong các KCN. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc quản lý KCN. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Nguồn vốn FDI đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với Thừa Thiên Huế, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2005-2013 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong thu hút vốn FDI và đạt được một số thành quả, nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế, yếu kém như: chưa thu hút được cái đối tác đầu tư lớn đến từ các nước phát triển, qui mô các dự án còn nhỏ, tốc độ triên khai chậm, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành du lịch dịch vụ, trong khi đó lĩnh vực nông lâm thủy sản vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Tỉnh. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH thành phố trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có môi trường đầu tư. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một trong những nhân tố quan trọng của môi trường đầu tư, phản ánh khả năng của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp dân doanh. Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa chỉ số PCI và tình hình thu hút vốn FDI có ý nghĩa quan trọng đối với các địa phương trong việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này. Nghiên cứu tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013 cho thấy mặc dù chỉ số PCI không tác động trực tiếp đến khả năng thu hút FDI của Tỉnh nhưng chỉ số thành phần gia nhập thị trường lại có tác động tích cực. Vì thế, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tỉnh nên tập trung vào nghiên cứu các chỉ số thành phần có tác động tích cực đến FDI và ưu tiên cải thiện những chỉ số này. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cũng có tác động đến dòng vốn FDI thực hiện ở địa phương. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu Kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương: - Đề nghị Chính phủ rà soát lại, sửa đổi, bổ sung các chính sách về đầu tư, kinh doanh phù hợp; Ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực và địa bàn trọng điểm, cụ thể như ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến; Tập trung vào địa bàn vùng ven biển đầm phá, các khu công nghiệp phía bắc (KCN Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh). - Đề nghị Chính Phủ quan tâm hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương hàng năm, vốn trái phiếu chỉnh phủ, vốn ứng trước, tạo điều kiện kêu gọi vốn ODA,... để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống đường,... tại Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền, Cụm công nghiệp Hương Sơ, thành phố Huế; Hỗ trợ xúc tiến nhanh tiến độ triển khai dự án nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài nhằm tạo đột phá trong đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hệ thống cảng biển, cảng hàng không của tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 61 Đạ i h ọc K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Trần Mỹ Minh Châu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn An (2012), Thu hút đầu tư nước ngoài vào Thừa Thiên Huế, Luận văn ThS nghành: Kinh tế chính trị. 2. Niên giám thống kê 2009, 2013 3. Nguyễn Thị Ánh Linh (2012), Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh TT – Huế, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẳng, Đà Nẳng. 4. Phan Nhật Thanh (2011), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Công nghiệp, Đại học Quốc dân. 5. Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế - Báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế. - Dự án đến 2014 - Kế hoạch PCI năm 2011 - Kế hoạch PCI năm 2014 - Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số PCI tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Trần Thị Quỳnh Trang (2008), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Ngoại thương Hà Nội. 7. Các website: - Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế: www.thuathienhue.gov.vn - Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpo.gov.vn - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh TT – Huế: www.khdt.hue.gov.vn - Báo tỉnh Thừa Thiên Huế: www.baothuathienhue.vn - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: www.pcivietnam.org SVTH: Đinh Văn Nhật Quang 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_van_nhat_quang_3162.pdf
Luận văn liên quan