Khóa luận Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91

Lý do chọn đề tài: Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với quốc tế. Vì vậy, để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà sử dụng thông tin cần có những thông tin khái quát toàn cảnh về các quá trình kinh doanh diễn ra trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành. Đây là những thông tin tổng hợp đã qua xử lý, sàng lọc, phản ánh những mặt bản chất giúp cho người ra quyết định có những quyết định chính xác phù hợp với thực tế. Đặc biệt trong sản xuất, để có được thông tin chính xác về giá thành sản phẩm, đòi hỏi công tác phân tích hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này phải bao quát toàn bộ quá trình sản xuất của DN. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quạt điện. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, để tạo dựng được vị trí như ngày hôm nay, Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 đã từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách để thích nghi được với môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Quãng thời gian gần 15 năm có thể chưa phải là dài đối với tuổi đời của nhiều doanh nghiệp nhưng cũng đủ để tạo nên một Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 rất riêng, rất mới, rất nhiều tiềm năng phát triển và đi sâu vào lòng người tiêu dùng. Với mục tiêu trở thành nhà một trong những nhà sản xuất và phân phối quạt điện chất lượng cao hàng đầu Việt Nam, cán bộ quản lý cùng đội ngũ công nhân của công ty đang không ngừng cố gắng để hoàn thiện sản phẩm cùng các dịch vụ ngày một tốt hơn đến tay khách hàng. Tuy nhiên do đặc điểm của doanh nghiệp là sản xuất quạt điện đa dạng về chủng loại cho nên việc phân tích các chi phí phát sinh là rất khó khăn. Vì vậy, công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quạt điện lại càng có ý nghĩa quan trọng. Các thông tin về nghiệp vụ phân tích chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm sẽ là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ điều đó và qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 kết hợp với kiến thức được học tập và tích lũy tại Khoa Kinh tế – Viện Đại học Mở Hà Nội chuyên ngành Quản trị kinh doanh, em đã chọn đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91”. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.2.1.1. Mục đích phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.2.1.2. Ý ngĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.2.2. Nội dung và các phương pháp sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.2.2.1. Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.2.2.2. Các phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.3.1. Những nhân tố khách quan. 1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp. Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91. 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91 2.1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty qua các thời kỳ 2.1.3 Tổ chức hệ thống sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 2.1.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 - 2010 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91 2.2.1. Tổ chức công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp 2.2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 2.2.1.3. Quá trình công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm áp dụng tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 2.2.2. Nội dung công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 2.2.2.1 Phân tích tình hình dự toán chi phí sản xuất 2.2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí 2.2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được 2.2.3. Đánh giá về công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91. 2.2.3.1. Thành tựu đạt được của doanh nghiệp 2.2.3.1. Những tồn tại của doanh nghiệp trong công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91. 3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN 3.2 NỘI DUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91. 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích nghiệp vụ tại doanh nghiệp 3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.2.1. Nội dung biện pháp 3.2.2.2. Tổ chức thực hiện 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí nhân công trực tiếp 3.2.3.1. Nội dung biện pháp 3.2.3.2. Tổ chức thực hiện 3.2.4. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất chung PHẦN KẾT LUẬN

doc118 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 - 0,57 + 11.330 0 - 0,00004 + 0,77 + 11.318 à kqcx + 0,77 à kqcx 2007 - 46,85 – 13,15 + 3.320 0 - 0,01 + 0,23 + 3.260 à kqcx + 0,22 à kqcx 2008 + 47,73 + 258,27 – 6.276 0 + 0,02 - 0,42 - 5.970 à kqcx - 0,4 à kqcx 2009 + 813,37 + 756,63 – 5.042 0 + 0,04 - 0,27 - 3.472 à kqcx - 0,23 à kqcx 2010 + 2.019,01 - 1.031,01 – 18.585 0 - 0,04 - 0,77 - 17.597 à kqcx - 0,81 à kqcx g. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ Kết quả trên cho thấy, xét chung cho các sản phẩm, ta thấy: Năm 2006, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được là 11.318 nghìn đồng (hay 0,77%) là do ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều hướng và mức độ sau: - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 11,43 nghìn đồng - Do cơ cấu sản lượng sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 0,57 nghìn đồng (hay 0,00004%) - Do giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 11.330 nghìn đồng (hay 0,77%) Năm 2007, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được là 3.260 nghìn đồng (hay 0,22%) là do ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều hướng và mức độ sau: - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 46,85 nghìn đồng - Do cơ cấu sản lượng sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 13,15 nghìn đồng (hay 0,01%) - Do giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 3.320 nghìn đồng (hay 0,23%) Năm 2008, doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được là 5.970 nghìn đồng (hay 0,4%) là do ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều hướng và mức độ sau: - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 47,73 nghìn đồng - Do cơ cấu sản lượng sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 258,27 nghìn đồng (hay 0,02%) - Do giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 6.276 nghìn đồng (hay 0,4%) Năm 2009, doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được là 3.472 nghìn đồng (hay 0,23%) là do ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều hướng và mức độ sau: - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 813,37 nghìn đồng - Do cơ cấu sản lượng sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 756,63 nghìn đồng (hay 0,04%) - Do giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 5.042 nghìn đồng (hay 0,27%) Năm 2010, doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được là 17.597 nghìn đồng (hay 0,81%) là do ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều hướng và mức độ sau: - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm hụt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 2.019,01 nghìn đồng - Do cơ cấu sản lượng sản xuất thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 1.031,01 nghìn đồng (hay 0,04%) - Do giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch đã tác động làm vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được là 18.585 nghìn đồng (hay 0,78%) Kết quả phân tích các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 đều cho thấy giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đã tác động làm hụt hay vượt mức kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được trong kỳ của doanh nghiệp. 2.2.2.4. Phân tích tình hình biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành a. Phân tích biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Doanh nghiệp tiến hành phân tích sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2006 – 2010 bằng phương pháp so sánh, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Bảng phân tích so sánh sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2006 - 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Bảng 11a: Bảng phân tích so sánh sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị tính: nghìn đồng, % Tên chủng loại Tổng chi phí từng loại nguyên vật liệu So sánh chênh lệch Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 ( +/ - ) % ( +/ - ) % Nguyên vât liệu chính Sắt 3.556.000 3.554.500 3.767.500 -1.500 -0,04 213.000 6,00 Thép CT3 4.000.000 4.000.400 4.061.800 400 0,01 61.400 1,53 Thép silic 3.360.000 3.568.700 3.676.200 208.700 6,21 107.500 3,01 Nhựa 4.513.700 4.500.600 4.420.000 -13.100 -0,29 -80,600 -1,79 Nhôm sợi 4.000.500 3.997.800 4.020.000 -2.700 -0,07 22.200 0,56 Tôn 3.700.000 4.401.000 4.388.000 701.000 18,95 -13.000 -0,30 Đồng thỏi 4.200.200 4.120.000 4.051.600 -80.200 -1,91 -68.400 -1,66 … … … … … … … … Nguyên vật liệu phụ Sơn T/điện 9.200 9.400 9.600 200 2,17 200 2,13 Sơn phun 9.000 8.700 9.000 -300 -3,33 -300 -3,45 Đá cắt 2.800 3.000 2.400 200 7,14 -600 -20 Ốc vít 9.000 9.200 8.500 200 2,22 -700 -7,61 Keo 1.320 1.500 1.320 180 13,64 -180 -12 Bản lề 11.800 11.000 12.300 -800 -6,78 1.300 11,82 … … … … … … … … Tổng cộng 32.203.000 32.485.000 33.460.800 255.000 0,79 975.800 3,00 (Nguồn: Số liệu do Phòng kế toán - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 cung cấp tháng 3/2011) Bảng 11b: Bảng phân tích so sánh sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị tính: nghìn đồng, % Tên chủng loại Tổng chi phí từng loại nguyên vật liệu So sánh chênh lệch Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 ( +/ - ) % ( +/ - ) % Nguyên vât liệu chính Sắt 3.767.500 3.514.900 3.437.600 -252.600 -6,71 -77.300 -2,20 Thép CT3 4.061.800 3.771.200 3.840.200 -290.600 -7,15 69.000 1,83 Thép silic 3.676.200 3.688.200 3.597.100 12.000 0,33 -91.100 -2,47 Nhựa 4.420.000 5.146.000 5.040.000 726.000 16,43 -106.000 -2,06 Nhôm sợi 4.020.000 4.340.000 4.148.000 320.000 7,96 -192.000 -4,42 Tôn 4.388.000 4.177.300 4.180.100 -210.700 -4,80 2.800 0,07 Đồng thỏi 4.051.600 3.937.200 3.919.500 -114.400 -2,82 -17.700 -0,45 … … … … … … … … Nguyên vật liệu phụ Sơn T/điện 9.600 13.200 12.600 3.600 37,5 -600 -4,55 Sơn phun 9.000 9.000 9.800 0 0 800 8,89 Đá cắt 2.400 1.680 1.380 -720 -30 -300 -17,86 Ốc vít 8.500 8.450 9.450 -50 -0,59 1.000 11,83 Keo 1.320 2.000 2.430 680 51,52 430 21,5 Bản lề 12.300 14.800 19.600 2.500 20,33 4.800 32,43 … … … … … … … … Tổng cộng 33.460.800 30.446.000 34.174.000 -3.014.800 -9 3.726.000 12,24 (Nguồn: Số liệu do Phòng kế toán - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 cung cấp tháng 3/2011) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong năm năm trở lại đây không ổn định. Điều này xảy ra nguyên nhân là do chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào luôn biến đổi theo từng năm, lên xuống bất thường. Cụ thể, năm 2007, chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp tăng 255.000 nghìn đồng (hay 0,79%) so với năm 2006 và năm 2008, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng tăng 975.800 nghìn đồng (hay 3%). Trong khi đó, năm 2009, chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp giảm 3.014.800 nghìn đồng (hay 9%) so với năm 2008 và năm 2010, chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp lại tăng lên 3.726.000 nghìn đồng (hay12,24%) so với năm 2009. Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 thực hiện nghiệp vụ phân tích biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng chưa xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa các năm và tình hình sử dụng chúng có đạt hiệu quả tốt hay không. b. Phân tích biến động về chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong hay ngoài biên chế. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý gián tiếp. Có thể chia chi phí nhân công trực tiếp ra thành 2 bộ phận chủ yếu là tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được trích trên lương theo tỷ lệ quy định. Đối với bộ phận công nhân viên chức trong danh sách thì công ty tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT theo đúng quy định hiện hành đó là: + Quỹ BHXH được trích theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương cấp bậc chi trả cho người lao động để hình thành nguồn quỹ bảo hiểm tập trung. Theo chế độ hiện hành trích lập quỹ BHXH là 19% trên tổng quỹ lương. Trong đó, doanh nghiệp phải chịu 15% tính vào chi phí sản xuất, còn người lao động chịu 4% trừ vào lương. + Quỹ BHYT công ty phải trích 3% trên tiền lương cấp bậc. Trong đó, công ty phải chịu 2% tính vào chi phí sản xuất, còn người lao động chịu 1% trừ vào lương. Chi phí tiền lương trả cho công nhân ngoài danh sách (công nhân thuê ngoài) mang tính chất công việc thì công ty coi là khoản thanh toán ngay bằng tiền mặt và cũng hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp như công nhân biên chế nhưng không trích các khoản BHXH, BHYT. Khi phân tích tình hình thực hiện khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm hoàn thành, Công ty tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp trong kỳ. Để minh họa rõ hơn về việc sử dụng chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, em xin lấy ví dụ vào năm 2010 của doanh nghiệp như sau: Bảng 12: Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất năm 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Các chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh (+/-) % Tổng giá thành khối lượng sản xuất hoàn thành Triệu đồng 45.047 45.872 825 1,83 Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Triệu đồng 475,2 511,2 36 7,58 Số công nhân sx bình quân tháng Người 216 213 -3 -1,39 Mức lương bình quân người/tháng Triệu đồng 2,2 2,4 0,2 9,09 Tỉ suất tiền lương/giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành % 1,05 1,11 0,06 (Nguồn: Số liệu do Phòng kế toán - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 cung cấp tháng 3/2011) Nhận xét: Qua bảng số liệu 12 ta có một số nhận xét sau: Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm thực hiện trong kỳ so với kế hoạch tăng 36 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,58 % Tổng giá thành khối lượng sản xuất hoàn thành thực tế tăng 1,83 % so với kế hoạch đề ra, với số tiền tăng là 825 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành giảm ít hơn tổng quỹ tiền lương giảm, dẫn đến tỷ suất tiền lương trên giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng 0,06 %, Như vậy, tình hình quản lý và sử dụng chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở Công ty là hợp lý . Số công nhân lao động bình quân trong danh sách thực hiện so với kế hoạch giảm 1,39%, với số công nhân giảm là 3 (người). Mức lương bình quân của một công nhân trực tiếp sản xuất thực hiện so với kế hoạch tăng 9,09% , với số tiền tăng là 2 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ rằng, Công ty đã thực sự quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, và thực hiện tốt các chế độ, chính sách tăng lương của Nhà nước đối với người lao động trong Công ty. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, giúp cho việc tính toán của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 trở nên đơn giản hơn. Thông qua nội dung phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ta có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương của công trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, nội dung phân tích đơn giản, chưa chỉ ra được những nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp. c. Phân tích biến động về chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một khoản mục của giá thành sản phẩm sản xuất, đây là những chi phí gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, chúng phục vụ cho việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. So với các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí sản xuất chung là khoản chi phí có tính chất thường xuyên, tương đối ổn định giữa các thời kỳ kế hoạch và đối với khối lượng sản phẩm thực hiện của công ty. Để minh họa rõ hơn về việc sử dụng chi phí sản xuất chung trong sản xuất, em xin lấy ví dụ vào năm 2010 của doanh nghiệp ở bảng sau: Bảng 13: Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hiện khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm năm 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Đơn vị tính: nghìn đồng Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh (+/-) % Chi phí lương nhân viên quản lý đội 1.700.000 1.680.000 -20.000 -1,18 Chi phí nguyên vật liệu dùng vào quản lý 320.000 319.200 -800 -0,25 Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quản lý 33.000 33.800 800 2,4 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 50.000 50.000 0 0 Chi phí dịch vụ mua ngoài 70.000 62.200 -7,800 -11,14 Chi phí bằng tiền khác 140.000 130.000 -10.000 -7,14 Tổng cộng 2.313.000 2.275.200 -37.800 -1,63 (Nguồn: Số liệu do Phòng kế toán - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 cung cấp tháng 3/2011) Nhận xét: Qua bảng số liệu 13 trên, cho thấy khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản xuất thực hiện so với kế hoạch giảm 1,63 %, với số tiền giảm là 37.800 nghìn đồng. Xem xét từng khoản chi phí của chi phí sản xuất chung qua bảng số liệu ta thấy: Chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng thực hiện so với kế hoạch giảm 1,18 %, với số tiền giảm tương ứng là 20.000 nghìn đồng. Chi phí này giảm không phải do công ty không chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách tăng lương của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ trong công ty mà Công ty đã biết loại bỏ những bất hợp lý trong tổ chức lao động, loại bỏ những cán bộ không có trình độ, năng lực quản lý ra khỏi đội ngũ cán bộ. Chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý thực hiện so với kế hoạch giảm 0,25 %, với số tiền giảm là 800 nghìn đồng. Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng thực hiện so với kế hoạch tăng 2,4%, với số tiền tăng là 800 nghìn đồng. Chi phí khấu hao TSCĐ thực hiện đúng so với kế hoạch. Chi phí dịch vụ mua ngoài thực hiện so với kế hoạch giảm 11,14 %, với số tiền tăng là 7.800 nghìn đồng. Chi phí bằng tiền khác thực hiện so với kế hoạch là giảm 7,14%, với số tiền giảm là 10.000 nghìn đồng. Qua việc phân tích trên, ta thấy tình hình quản lý và sử dụng khoản chi phí của chi phí sản xuất chung ở Công ty là chưa tốt là: Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quản lý. Đối với các khoản chi phí này, doanh nghiệp cần phải có quy định sử dụng và đôn đốc cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và có hiệu quả để giúp doanh nghiệp giảm được thêm chi phí sản xuất chung trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm. 2.2.3. Đánh giá về công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91. 2.2.3.1. Thành tựu đạt được của doanh nghiệp Cùng với việc đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 đã không ngừng cải tiến công tác quản lý nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới. Hệ thống thông tin phục vụ cho việc đề ra các quyết định quản lý không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, việc phân cấp quản lý vừa tăng cường được chức năng quản lý các doanh nghiệp của ngành, vừa tạo điều kiện để công ty có thể phát huy tính tự chủ độc lập trong sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế đang từng bước phát huy tác dụng và vai trò trong hoạt động quản lý. Trong những năm qua công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng đã làm tốt chức năng là công cụ quản lý kinh tế, phát hiện và điều chỉnh kịp thời những bất cập và điểm yếu trong hoạt động kinh tế, kết quả của việc phân tích thực sự là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp các quyết định trong quản lý kinh doanh của công ty. Thông tin của phân tích đã trở thành một phân hệ quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý. Nhờ có nghiệp vụ phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp đã có những bước đi để điều chỉnh phù hợp theo nền kinh tế thị trường. Kế hoạch hạ giá thành sản phẩm trở nên không mấy khó khăn khi doanh nghiệp biết sử dụng hợp lý các yếu tố trực tiếp trong sản xuất. Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp được càng tỏ ra hiệu quả hơn nhất là trong thời kỳ bão giá hiện nay. Việc biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, công cụ dụng cụ đang trở thành một vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành. Nhưng với Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91, nhờ công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm đã giúp cho doanh nghiệp không những vẫn đứng vững trên thị trường hiện nay mà còn tạo đà cho các bước phát triển sắp tới trong tương lai của doanh nghiệp. * Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được: - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 có đội ngũ cán bộ lãnh đạo sáng suốt, kịp thời nhìn ra những bất cập của doanh nghiệp vào những năm 2005 – 2007, để từ đó năm 2008, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần. Điều này giúp cho doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn lớn, mua sắm trang thiết bị sản xuất có năng suất và chất lượng cao, giảm thời gian sản xuất….điều này cũng góp phần làm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong ba năm trở lại đây. - Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 tạo điều kiện tốt cho phòng tài chính – kế toán về cơ sở vật chất, trang thiết bị …và chăm sóc đến đời sống tinh thần cho cán bộ để họ có thể có điều kiện cống hiến và làm việc hiệu quả nhất. - Nghiệp vụ phân tích tình hình dự toán chi phí sản xuất, phân tích kế hoạch chi phí, phân tích thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1.000đ giá trị sản phẩm hàng hóa”, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được là rất tốt. Vì những nghiệp vụ này, không những doanh nghiệp chỉ ra sự chênh lệch giá trị giữa các năm mà còn chỉ rõ các nhân tố tác động tới các chỉ tiêu và lượng hóa chúng bằng những con số cụ thể, Điều đó giúp các nhà quản trị dễ dàng nhìn nhân công việc sản xuất kinh doanh của Công ty để tìm ra những hướng đi đúng đắn và hợp lý hơn. 2.2.3.1. Những tồn tại của doanh nghiệp trong công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm Hoạt động phân tích kinh tế do phòng kế toán - tài chính của Công ty tiến hành. Hoạt động phân tích được tiến hành chủ yếu là việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, tình hình lao động - tiền lương, tình hình vật tư, trang thiết bị máy móc sử dụng sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành…Còn đối với các bộ phận của công ty thì các nội dung phân tích này ít đề cập tới. Do đặc điểm của sản phẩm quạt điện là mang tính thời vụ, sản xuất hàng loạt, nên khi phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty chỉ tiến hành phân tích các khoản mục chi phí của giá thành các sản phẩm sau khi đã hoàn thành. Hiện nay, để phân tích và đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm, Công ty thường tiến hành so sánh giá trị thực hiện của các chỉ tiêu với giá trị kế hoạch dự toán của các chỉ tiêu đó, sau đó Công ty đưa ra nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng các khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất để phân tích. Tuy nhiên, việc phân tích này cũng còn những tồn tại như: nguồn tài liệu quan trọng để phục vụ cho công tác phân tích là báo cáo của các loại hạch toán: hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và các hạch toán nghiệp vụ. Các báo cáo này của Công ty, tuy có được lập ra nhưng các thông tin do báo cáo cung cấp lại chưa mấy đầy đủ, các chỉ tiêu trong các biểu mẫu thường quá tổng hợp. Mặc dù đã có quy định về thời điểm lập báo cáo, nhưng phần lớn các báo cáo này thường được lập ra muộn hơn so với yêu cầu, do vậy mà không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của phân tích. Quá trình chuyển trả thông tin về phòng kế toán còn chậm, dẫn đến các thông tin phân tích không được ghi nhận kịp thời, làm cho công tác phân tích không bám sát với thực tế. Đối với nghiệp vụ phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong giá thành như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp phân tích bằng phương pháp so sánh giản đơn, không chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích và lượng hóa chúng bằng những con số cụ thể. Điều đó tạo nên sự không hiệu quả trong việc phân tích các chỉ tiêu này. * Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phân tích chi phí sản xuất: Qua các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 thì thấy tuy công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp. Nhưng, để đáp ứng được các yêu cầu quản lý của công ty trong tình hình mới khi nhu cầu về số lượng và chất lượng thông tin ngày càng tăng, thì công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, có thể đánh giá trên ba mặt: tổ chức thông tin, nội dung phân tích, phương pháp phân tích. Về tổ chức hệ thống thông tin ở công ty chưa được khoa học, việc thu thập, tổng hợp số liệu cho công tác phân tích hết sức khó khăn và không kịp thời, đôi khi còn thiếu và không chính xác. Hệ thống thông tin thực hiện, đặc biệt là thống kê và kế toán chưa được kiện toàn, vì vậy công tác phân tích phải xử lý một khối lượng lớn tài liệu, số liệu có liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều bộ phận trong công ty, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công tác phân tích. Về nội dung phân tích: Phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí trong giá thành là nội dung trung tâm và chủ yếu của công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty. Mục tiêu của phân tích là tìm ra các biện pháp để nhằm sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, giảm chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nội dung phân tích chi phí và giá thành sản phẩm của công ty còn đơn giản, chủ yếu là đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc phân tích chưa giải quyết được các yêu cầu trong quản lý như: - Chưa đánh giá được tình hình thực hiện chi phí sản xuất có tương xứng với kết quả sản xuất hay không? - Chưa xác định được những nhân tố ảnh hưởng và mức độ và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Chưa tìm ra các khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh để giảm thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó bao gồm các biện pháp về tổ chức khai thác nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tổ chức lao động… Về phương pháp phân tích: phương pháp phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích so sánh và phương pháp phân tích chi tiết. Các phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chưa được sử dụng nhiều, chưa áp dụng các kỹ thuật phân tích trong dự báo kinh tế của công ty. Trong lý luận cũng như thực tiễn phân tích đang đặt ra những yêu cầu và vấn đề mới thì các nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty cần phải có sự hoàn thiện. Với sự phát triển về quy mô và thị phần, yêu cầu phải đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của công ty, đặt ra nhu cầu phải xây dựng được hệ thống thông tin khoa học và kịp thời trong quá trình ra quyết định. CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91. 3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không phải là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ của công ty, muốn nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì con đường cơ bản nhất và chủ yếu nhất là phải giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển của kinh tế xã hội, việc áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất của ngành xây dựng đã tạo cơ sở và tiền đề để công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất và nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng, đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất quạt điện phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất quạt điện vừa phải tổ chức tốt công tác tìm kiếm hợp đồng đầu tư, mở rộng thị phần, đồng thời phải đổi mới công tác quản quản lý hoạt sản xuất động kinh doanh nhằm đáp ứng được những nhu cầu phát triển của công ty trong tình hình mới. Muốn mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm quạt điện cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý, trong đó có phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng đi vào nề nếp và phát huy được hiệu quả đối với công tác quản lý doanh nghiệp thì phải hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích. Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế, tuân thủ các chế độ quản lý kinh tế tài chínhcủa Nhà nước đã ban hành, phù hợp với những xu hướng phát triển kinh tế và yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn tới. - Phải đáp ứng được những yêu cầu quản lý và đổi mới tổ chức, phù hợp với những đặc thù kinh tế của ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mà cụ thể là sản xuất quạt điện. - Các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích phải phù hợp với các chỉ tiêu kế toán, thống kê, đồng thời phải phù hợp với quá trình thu thập, xử lí và cung cấp thông tin của các các loại hạch toán này. - Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích phải đảm bảo tính khả thi trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu, tài liệu và tổ chức phân tích, phải đảm bảo các nội dung phân tích là thực sự hữu ích đối với doanh nghiệp. - Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác phân tích là phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp, vì vậy nên tổ chức quá trình phân tích sao cho có hiệu quả, đảm bảo một kết quả cao nhất với một chi phí là ít nhất. Muốn vậy công tác phân tích phải kết hợp với các công cụ quản lý khác như kế hoạch, thống kê, kế toán (bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị). - Phải đánh giá chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Dự tính được ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng như xác định được bản chất, xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích. - Phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin trung thực cho công tác phân tích của công ty. - Đối với các nghiệp vụ phân tích chưa hiệu quả và cụ thể như công tác phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí trong giá thành phải thay đổi nội dung và phương pháp để đạt hiệu quả hơn. Việc giải quyết được các yêu cầu trên trong quá trình tổ chức công tác phân tích sẽ tạo điều kiện rất lớn để phân tích sản xuất kinh doanh phát huy được chức năng và nhiệm vụ của mình trong hoạt động quản lý. Trong quá trình phân tích cũng cần nhận diện được những thay đổi của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty, điều chỉnh nội dung và phương pháp phân tích cho phù hợp với những sự thay đổi đó. Cũng phải nhận thấy rằng, phân tích chỉ là một công cụ trong hệ thống các công cụ quản lý của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91, vì vậy sự kết hợp với các công cụ khác sẽ giúp cho việc đánh giá, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty sẽ được chính xác hơn. 3.2 NỘI DUNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐIỆN CƠ 91. 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích nghiệp vụ tại doanh nghiệp Hoạt động quản lý luôn gắn liền với chức năng thông tin, thông tin vừa là cơ sở để tổ chức tốt công tác quản lý trong doanh nghiệp. Phân tích kinh tế với chức năng điều chỉnh và dự đoán các hoạt động kinh tế, sẽ liên quan đến việc thu thập, xử lí và cung cấp thông tin của hầu hết các cấp quản lý khác nhau trong doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức tốt hệ thống thông tin sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phân tích: Giảm khối lượng công việc, nâng cao hiệu suất của quá trình xử lí và cung cấp thông tin, kết quả rút ra từ công tác phân tích sẽ chính xác và phù hợp hơn. Đối với Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 thì việc tổ chức hệ thống thông tin cho công tác phân tích là một vấn đề khó. Điều đó xuất phát từ đặc điểm hạch toán và tổ chức của công ty, việc phân chia nhiều cấp hạch toán đã tạo nên nhiều cấp độ thông tin khác nhau và quá trình thu thập, xử lý thông tin cũng khá phức tạp. Trong quá trình hoàn thiện công tác phân tích cần phải quan tâm đến việc xây dựng tổ chức một hệ thống thông tin khoa học phù hợp với đặc điểm của công ty trong điều kiện mới. Một yêu cầu của tổ chức thông tin là phải nâng cao được chất lượng của công tác phân tích, để kết quả phân tích là thực sự là cơ sở định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Muốn vậy, tổ chức thông tin phải gắn với việc tạo ra cho công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm một nguồn số liệu, tài liệu cần thiết, đầy đủ, nhanh chóng. Như vậy, vấn đề quan trọng trong tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là sự kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong quá trình thu thập và xử lý tài liệu, số liệu cho công tác phân tích. Điều này gắn với quy chế và sự phân cấp chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy tổ chức của công ty. 3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Như đã nói ở trên, công tác phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lý do là doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh đơn giản, tuy dễ làm, dễ hiểu nhưng lại không phát hiện ra các nhân tố tác động tới sự biến động của chỉ tiêu phân tích và cũng không lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Vì vậy, em xin đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong sản xuất cho Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 như sau: 3.2.2.1. Nội dung biện pháp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, tham gia trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất. Vì vậy, phân tích khoản mục này trong giá thành để xác định các nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí nguyên vật liệu, những tiềm năng chưa được khai thác, nhằm giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm. Việc phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo trình tự sau: a. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm - Bằng phương pháp so sánh mức chi phí NVL trực tiếp thực tế với dự toán sẽ xác định được số chênh lệch tiết kiệm (hay lãng phí) - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí NVL Mức tăng (giảm)chi phí NVL trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm thực hiện so với kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước) ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm được tính như sau: Mức tăng (giảm) tuyệt đối: ∆m = ∑m’1s1 - ∑ m’0s0 Mức tăng (giảm) tương đối: I∆m = x100 Trong đó: m’1, m’0 – mức tiêu hao thực tế và kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước) về từng loại NVL cho một đơn vị sản phẩm (tính bằng đơn vị hiện vật). s1,s0 – giá thực tế và giá kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước) của một đơn vị NVL. z0 – giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm kế hoạch ∆m – mức tăng (giảm) khoản mục chi phí NVL trực tiếp I∆m – tỷ trọng mức tăng (giảm) khoản mục chi phí NVL trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm - Nếu kết quả tính ra số âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm được chi phí NVL trực tiếp (cả về số tuyệt đối và số tương đối), nhờ đó làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm. - Nếu kết quả tính ra số dương (+) chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí NVL trực tiếp làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm. - Nếu kết quả tính toán trên bằng không chứng tỏ tình hình sử dụng NVL trực tiếp không có ảnh hưởng gì đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Sau khi đánh giá chung, có thể đi sâu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí NVL trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm như sau (sử dụng phương pháp loại trừ): - Do lượng NVL từng loại hao phí cho sản xuất một đơn vị sản phẩm: + Ảnh hưởng đến mức tăng (giảm) tuyệt đối của m: ∆m(m’) = ∑m’1s1 - ∑ m’0s0 = ∑∆m’. s0 + Ảnh hưởng đến tỷ trọng tăng (giảm) tuyệt đối của m trong giá thành đơn vị sản phẩm: = - Do giá một đơn vị NVL đưa vào sản xuất: ∆m(s) = ∑m’1s1 - ∑ m’1s0 = ∑∆m’1 ∆s = Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và rút ra nhận xét, kết luận. b. Phân tích tổng chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm trong tổng giá thành công xưởng sản phẩm hàng hóa Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, vận dụng phương pháp trên ta sẽ xác định được mức tăng (giảm) của chi phí NVL trực tiếp của toàn bộ sản phẩm thực hiện so với kế hoạch ảnh hưởng tới sự biến động của tổng giá thành sản phẩm hàng hóa như sau: + Mức tăng (giảm) tuyệt đối: ∆M = ∑q1m’1s1 - ∑ q0m’0s0 + Mức tăng (giảm) tương đối: I∆m = x100 Trong đó: q1 ; q0 - số lượng sản phẩm sản xuất thực tế và kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước). ∆M – mức tăng (giảm) tuyệt đối của tổng chi phí NVL cho sản phẩm sản xuất. I∆m - tỷ trọng mức tăng (giảm) tuyệt đối của chi phí NVL trong giá thành toàn bộ sản phẩm. Dựa vào kết quả tính toán trên để kết luận theo từng trường hợp (tương tự như doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm). Sau khi đánh giá chung, có thể đi sâu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng chi phí NVL cho sản xuất như sau (sử dụng phương pháp loại trừ): - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi: + Ảnh hưởng đến mức tăng (giảm) tuyệt đối của M: ∆M(q) = ∑q1m’0s0 - ∑ q0m’0s0 = ∑∆ qm’0s0 + Ảnh hưởng đến tỷ trọng mức tăng (giảm) tuyệt đối của M trong giá thành toàn bộ sản phẩm: = x 100 - Do lượng NVL hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi: ∆M(m’) = ∑q1m’1s0 - ∑ q1m’0s0 = ∑q1∆m’s0 = x 100 Do thay đổi giá cả đơn vị NVL đưa vào sản xuất: ∆M(s) = ∑q1m’1s1 - ∑ q1m’1s0 = ∑q1m’1 ∆s = x 100 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và rút ra nhận xét kết luận. 3.2.2.2. Tổ chức thực hiện Vì Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 sản xuất sản phẩm quạt điện rất đa dạng về số lượng, chủng loại, nên doanh nghiệp sẽ thực hiện công tác phân tích tổng chi phí NVL cho sản xuất sản phẩm trong tổng giá thành công xưởng sản phẩm hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về nội dung phương pháp ở trên, em xin lấy số liệu năm 2010 để thực hiện công tác phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91. Bảng 14: Bảng số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm chính và tiêu dùng nguyên vật liệu năm 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Sản phẩm chính Số lượng sản phẩm sản xuất (cái) Giá thành công xưởng đơn vị SP (1.000đ) Loại NVL sử dụng Mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm (kg) Giá 1 kg NVL (1.000đ) KH TH KH TH KH TH KH TH QĐ - 400NS 1.400 1.410 155 155 Sắt 8 7,5 3 3,15 Thép CT3 6 6,2 7 6,5 Nhựa 5 4,9 2 2,05 QB – 225T 3.000 3.120 123 125 Thép silic 3 3,25 6,5 6 Nhựa 5 4,9 2 2,05 Đồng thỏi 1 0,75 40 38,5 QT – rút 2d 3.500 3.580 187 185 Nhựa 5 4,9 2 2,05 Tôn 2 2,15 3,5 4 QTR – CTB 800 778 505 500 Sắt 8 7,5 3 3,15 Nhựa 5 4,9 2 2,05 Thép silic 3 3,25 6,5 6 Căn cứ vào bảng 14 trên, ta lập bảng 15 phân tích như sau: Bảng 15: Bảng phân tích tổng chi phí NVL dùng cho sản xuất trong tổng giá thành công xưởng sản phẩm hàng hóa năm 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Sản phẩm chính Loại NVL sử dụng Tổng chi phí nguyên vật liệu (1.000đ) q0m’0s0 q1m’0s0 q1m’1s0 q1m’1s1 QĐ - 400NS Sắt 33.600 33.840 31.725 33.311 Thép CT3 58.800 59.220 61.194 56.823 Nhựa 14.000 14.100 13.818 14.163 QB – 225T Thép silic 58.500 60.840 65.910 60.840 Nhựa 30.000 31.200 30.576 31.340 Đồng thỏi 120.000 124.800 93.600 90.090 QT – rút 2d Nhựa 35.000 35.800 35.084 35.961 Tôn 24.500 25.060 26.940 30.788 QTR – CTB Sắt 19.200 18.672 17.505 18.380 Nhựa 8.000 7.780 7.624 7.815 Thép silic 15.600 15.171 16.435 15.171 Tổng cộng (∑ q0m’0s0) 417.200 (∑q1m’0s0) 426.483 (∑q1m’1s0) 400.411 (∑q1m’1s1) 394.683 * Đánh giá: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí NVL tiêu hao cho sản xuất thực hiện giảm so với kế hoạch là + Mức tăng (giảm) tuyệt đối: ∆M = ∑q1m’1s1 - ∑ q0m’0s0 = 394.683 – 417.200 = - 22.517 nghìn đồng + Mức tăng (giảm) tương đối: I∆m = x 100 = x 100 = - 1,35% đã làm cho giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 cũng giảm được một lượng tương ứng là 22.516,5 nghìn đồng. Việc giảm chi phí NVL thực hiện so với kế hoạch là: - Do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi: ∆M(q) = ∑q1m’0s0 - ∑ q0m’0s0 = 426.483 – 417.200 = + 9.283 nghìn đồng Lượng sản phẩm sản xuất tăng làm chi phí NVL tăng 9.283 nghìn đồng là hoàn toàn hợp lý. Vì lượng hao phí vật liệu tỷ lệ thuận với lượng sản phẩm sản xuất. Việc tăng chi phí nguyên vật liệu do số lượng sản phẩm sản xuất tăng đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên với tỷ lệ tương ứng là: = x 100 = = + 0,56% - Do lượng NVL hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi: ∆M(m’) = ∑q1m’1s0 - ∑ q1m’0s0 = 400.411 - 426.483 = - 26.072 nghìn đồng đã làm giá thành giảm là: = x 100 = x 100 = - 1,57% Do thay đổi giá cả đơn vị NVL đưa vào sản xuất làm chi phí NVL giảm: ∆M(s) = ∑q1m’1s1 - ∑ q1m’1s0 = 394.683 - 400.411 = - 5.728 nghìn đồng đã làm giá thành giảm là: = x 100 = x 100 = - 0,34% * Tổng hợp ảnh hưởng kiểm tra kết quả: ∑AH (nghìn đồng) = ∆M(q) + ∆M(m’) + ∆M(s) = 9.283 - 26.072 - 5.728 = - 22.517 à kqcx ∑AH (%) = + + = 0,56 - 1,57 - 0,34 = - 1,35 à kqcx * Nhận xét: Kết quả trên cho thấy năm 2010, doanh nghiệp đã giảm được chi phí NVL trực tiếp là 22.517 nghìn đồng (hay -1,35%) là do ảnh hưởng của các nhân tố theo chiều hướng và mức độ sau: - Là do số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi đã tác động làm tăng tổng chi phí NVL cho sản xuất sản phẩm là 9.283 nghìn đồng (hay 0,56%) - Là do lượng NVL hao phí cho một đơn vị sản phẩm thay đổi đã tác động làm giảm chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm là 26.072 nghìn đồng (hay 1,57%) - Là do sự thay đổi về giá cả NVL đưa vào sản xuất thay đổi đã tác động làm giảm chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm là 5.728 nghìn đồng (hay 0,34%) Kết quả phân tích trên cho thấy lượng NVL hao phí cho một đơn vị sản phẩm thay đổi so với kế hoạch là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tác động làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2010. 3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí nhân công trực tiếp Công tác phân tích chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lý do là doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh đơn giản, tuy dễ làm, dễ hiểu nhưng lại không phát hiện ra các nhân tố tác động tới sự biến động của chỉ tiêu phân tích và cũng không lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Vì vậy, em xin đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích chi phí nhân công trực tiếp dùng trong sản xuất cho Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 như sau: 3.2.3.1. Nội dung biện pháp Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành bao gồm tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp sản xuất. Trình tự phân tích khoản chi phí này được tiến hành như sau: - Bước 1: Đánh giá chung (sử dụng phương pháp so sánh): + So sánh trực tiếp: Mức tăng (giảm) tương đối quỹ lương (IQL) = Quỹ lương thực tế (QL1) : Quỹ lương kế hoạch (QL0) Mức tăng (giảm) tuyệt đối quỹ lương (∆QL) = Quỹ lương thực tế (QL1) - Quỹ lương kế hoạch (QL0) * Nếu kết quả so sánh là dấu âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp chi hụt quỹ lương. * Nếu kết quả so sánh là dấu âm (+) chứng tỏ doanh nghiệp chi vượt quỹ lương. + So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh (tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất): Mức tăng (giảm) tương đối quỹ lương (IQL) = Quỹ lương thực tế (QL1) Quỹ lương kế hoạch (QL0) x Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch SX (IQ) Mức tăng giảm tuyệt đối quỹ lương (∆QL) = Quỹ lương thực tế (QL1) - Quỹ lương kế hoạch (QL0) x Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch SX (IQ) * Nếu kết quả so sánh là dấu âm (-) chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm quỹ lương. * Nếu kết quả so sánh là dấu âm (+) chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tăng phí quỹ lương. - Bước 2: Tìm nguyên nhân làm tăng, giảm quỹ lương của người lao động trực tiếp, sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích phương trình sau: Quỹ tiền lương của lao động trực tiếp (QL) = Số lượng LĐ trực tiếp (L) x Mức tiền lương bình quân người (X) + Mức tăng (giảm) tuyệt đối của quỹ lương: ∆ QL = QL1 - QL0 + Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: - Do số lượng lao động trực tiếp sản xuất thay đổi: ∆QL(L) = ∆L . X0 - Do tiền lương bình quân của một lao động thay đổi: ∆QL(X) = L1 . ∆X0 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố rút ra nhận xét, kết luận về tình hình sử dụng quỹ lương của đơn vị. 3.2.3.2. Tổ chức thực hiện Để hiểu rõ hơn về nội dung phương pháp ở trên, em xin lấy số liệu năm 2010 để thực hiện công tác phân tích sự biến động của chi phí nhân côngtrực tiếp cho Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91. Bảng 16: Bảng số liệu tình hình sử dụng quỹ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất năm 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Các chỉ tiêu Ký hiệu ĐVT Kế hoạch Thực hiện Tổng giá thành khối lượng sản xuất hoàn thành Qsx Triệu đồng 45.047 45.872 Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất QL Triệu đồng 475,2 511,2 Số công nhân sx bình quân tháng L Người 216 213 Mức lương bình quân người/tháng X Triệu đồng 2,2 2,4 * Đánh giá chung: Từ bảng số liệu trên, ta có đối tượng phân tích: ∆QL = QL1 - QL0 = 511,2 – 475,2 = 36 triệu đồng IQL = QL1 : QL0 = 511,2 : 475,2 = 1,08 % Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã chi vượt quỹ lương 36 triệu đồng (hay 1,08%) So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh (tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất): Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sx = x 100 = x 100 = 101,8% ∆QL = QL1 - (QL0 x Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sx) = 511,2 – (475,2 x 101,8%) = 27,4 triệu đồng IQL = = = 1,05% Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí quỹ lương 27,4 triệu đồng (hay 1,05%) * Xác định nhân tố ảnh hưởng làm tăng giảm quỹ lương của người lao động: Quỹ tiền lương của lao động trực tiếp (QL) = Số lượng LĐ trực tiếp (L) x Mức tiền lương bình quân người (X) Từ phương trình kinh tế trên, suy ra chỉ tiêu kinh tế QL chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là L và X. - Do số lượng lao động trực tiếp sản xuất biến động: ∆QL(L) = ∆L . X0 = ( 213 – 216) x 2,2 = - 6,6 triệu đồng - Do tiền lương bình quân của một lao động thay đổi: ∆QL(X) = L1 . ∆X0 = 213 x (2,4 – 2,2) = + 42,6 triệu đồng * Tổng hợp ảnh hưởng, kiểm tra kết quả và nhận xét: ∑AH (triệu đồng) = ∆QL(L) + ∆QL(X) = - 6,6 + 42,6 = 36 à kqcx Kết quả trên cho thấy, quỹ tiền lương của người lao động trực tiếp chi vượt 36 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố với mức độ sau: - Do số lượng lao động trực tiếp sản xuất biến động so với kế hoạch làm quỹ tiền lương trực tiếp giảm 6,6 triệu đồng - Do tiền lương bình quân của một lao động thay đổi so với kế hoạch làm quỹ tiền lương trực tiếp tăng 42,6 triệu đồng. Điều này chứng tỏ, năm 2010 doanh nghiệp quan tâm đến đời sống của công nhân viên và thực hiện tốt kế hoạch tăng lương theo định kỳ cho người lao động. 3.2.4. Hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất chung Công tác phân tích chi phí sản xuất trong sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lý do là doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh đơn giản, tuy dễ làm, dễ hiểu nhưng lại không tính đến việc điều chỉnh kế hoạch theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất. Vì vậy, em xin đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích chi phí nhân công trực tiếp dùng trong sản xuất cho Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 như sau: Chi phí sản xuất chung là những chi phí chi ra trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, có loại mang tính chất biến đổi, có loại mang tính chất cố định. Do vậy để đảm bảo những nhận xét đưa ra được chính xác, trước khi phân tích cần tiến hành điều chỉnh các khoản biến phí theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin lấy số liệu năm 2010 để thực hiện công tác phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung cho Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91. Ta có: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sx = x 100 = x 100 = 101,8% Vậy, ta có bảng phân tích chi phí sản xuất chung của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 năm 2010 như sau: Bảng 17: Bảng phân tích tình hình biến động khoản mục chi phí sản xuất chung năm 2010 Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 Đơn vị tính: nghìn đồng Các chỉ tiêu Kế hoạch Điều chỉnh KH theo tỷ lệ % hoàn thành KH sản xuất (101,8%) Thực hiện So sánh với KH đã điều chỉnh (+/-) % Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng 1.700.000 1.730.600 1.680.000 -50.600 -2,92 Chi phí nguyên vật liệu dùng vào quản lý 320.000 325.760 319.200 -6.560 -2,01 Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quản lý 33.000 33.394 33.800 406 1,22 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 50.000 50.900 50.000 -900 -1,77 Chi phí dịch vụ mua ngoài 70.000 71.260 62.200 -9.060 -12,71 Chi phí bằng tiền khác 140.000 142.520 130.000 -12.520 -8,78 Tổng cộng 2.313.000 2.354.634 2.275.200 -79.434 -3,37 Qua bảng phân tích trên, ta thấy chi phí sản xuất chung trong kỳ doanh nghiệp đã thực tế chi ra 2.275.200 nghìn đồng. Chi phí sản xuất chung theo dự kiến sau khi đã điều chỉnh với tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất là 2.354.634 nghìn đồng. Như vậy, so với kế hoạch đã điều chỉnh, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí với mức là 79.434 nghìn đồng (hay 3,37%). Điều này xảy ra khi: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng giảm 50.600 nghìn đồng (hay 2,92%). Chi phí nguyên vật liệu dùng vào quản lý giảm 6.560 nghìn đồng (hay 2,01%). Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý giảm 900 nghìn đồng (hay 1,77%). Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 9.060 nghìn đồng (hay 12,71%). Chi phí bằng tiền khác giảm 12.520 nghìn đồng (hay 8,78%). Ngoài ra chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quản lý tuy có tăng 406 nghìn đồng (hay 1,22%) nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều tới chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp thực hiện. PHẦN KẾT LUẬN Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế Nhà nước được đổi mới với những chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội và những thách thức cho sự phát triển cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của mình. Một trong những mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, Công ty Cổ phần sản xuất điện cơ 91 luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng chi phí tiết kiệm nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn vậy, công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty phải luôn được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với sự vận động không ngừng của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và tạo dựng được uy tín đối với khách hàng. Trong giai đoạn thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91, em đã có được một cái nhìn tổng quát về hoạt động của một doanh nghiệp trong nền cơ chế thị trường. Đồng thời em cũng đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu về tình hình thực tế trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp. Xuất phát từ điều đó, em đã cố gàng vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu, tìm hiểu công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và hoàn thành nên Khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài viết của em không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành bài viết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Học liệu Mở Vietnam - Vietnam Open Educational Resources Thời báo kinh tế Việt Nam Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Viện Đại học Mở Hà Nội Giáo trình Quản trị kinh doanh – Viện Đại Mở Hà Nội Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91 các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. Bảng cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Công ty cổ phần sản xuất điện cơ 91. Tạp chí thương mại Số đặc biệt năm 2008 Diễn đàn doanh nghiệp và hôi nhập ngày 9/10/2009 phát trên kênh VTV1 Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc – NXB Thống kê Trang web kế toán: webketoan.vn Trang web của bộ tài chính Một số tài liệu tham khảo khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhóa luận tốt nghiệp- Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quạt điện tại Công ty cổ phần sản.doc
Luận văn liên quan