Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Trung

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chính trước hết của các doanh nghiệp hiện nay là làm sao có thể làm tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại mà nó còn là điều kiện để doanh nghiệp càng ngày càng phát triển. Để có được lợi nhuận và để lợi nhuận ngày càng tăng thì doanh nghiệp từng bước phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Là một doanh nghiệp cổ phần, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Trung đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, công ty cũng còn có những khó khăn từ chính bản thân công ty cũng như từ phía khách quan đem lại. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty là một công việc rất quan trọng, là phương pháp chủ yếu để tìm ra các ưu nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời qua đây tìm ra các tiềm năng chưa được khai thác để có biện pháp tận dụng các tiềm năng đó. Do nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty nên trong thời gian qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Và thực tế cho thấy Công ty Việt Trung đã đứng vững và phát triển trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt. Điều này chứng tỏ rằng Công ty Việt Trung hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để có thể đứng vững và phát triển trong tương lai thì đòi hỏi Công ty phải đưa ra được các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong vòng 3 năm, hệ số thanh toán ngắn hạn của năm 2012 là cao nhất ở mức 1,07 tăng 0,1 lần so với năm 2011 có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,07 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn này không có sự chênh lệch quá lớn giữa các năm; năm 2011 chỉ số là 0,97 lần giảm 0,06 lần so vói năm 2011. Ta thấy trong năm 2012 mặc dù cả 2 chỉ tiêu tổng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng song mức độ tăng của tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn (38,48%) so với mức độ tăng của nợ ngắn hạn (24,63%), làm cho khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2012 tăng so với năm 2011. Mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là khá tốt trong 2 năm 2012 và 2010 nhưng năm 2011 lại chưa thực sự tốt ( chỉ số nhỏ hơn 1). Điều này phản ánh khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chưa được đảm bảo, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán cao và chưa thực sự làm hài lòng nhà quản lý. Về khả năng thanh toán nhanh: Ta thấy hệ số thanh toán nhanh năm 2010 là 1,01 tức 1 đồng nợ ngắn hạn được công ty thanh toán bằng 1,01 đồng tài sản ngắn hạn, đến năm 2011 khả năng thanh toán nhanh của công ty đạt 0,96 đồng do hàng tồn kho năm 2011 tăng lên nhưng không bằng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn của công ty. Đến năm 2012 do tốc độ tăng của TSNH giảm xuống nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho cho nên hệ số thanh toán nhanh có tăng nhẹ, 1 đồng nợ ngắn hạn bây giờ được thanh toán bằng 1,07 đồng TSNH. Qua số liệu 3 năm cho ta thấy khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm luôn ở mức thấp so với chỉ tiêu ngành xây dựng (là 1,55 lần) đặc biệt trong năm 2011, hệ số thanh toán nhanh của công ty chưa tốt (0,96 lần nhỏ hơn 1) làm cho công ty không có khả năng thanh toán nhanh toàn bộ các khoản nợ Thang Long University Library 41 ngắn hạn, điều này cũng cho ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc qúa lớn vào hàng tồn kho do đặc thù sản phẩm của công ty phải được đầu tư từ những NVL chất lượng có giá thành khá cao. Xét về khía cạnh khác, tình hình thanh toán của công ty đã có những dấu hiệu khả quan hơn trong năm 2012 vì vậy công ty cần có những chiến lược cụ thể hơn để nâng cao khả năng thanh toán như vậy mới có thể thu hút được các nhà đầu tư cũng như để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Về khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này cho biết trong năm 2012, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,51 đồng tiền mặt, giảm 0,03 đồng so với năm 2011. Hệ số này giảm là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 giảm nên khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm đáng kể so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Song việc này cũng giúp Công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn. Việc dự trữ vốn bằng tiền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Theo bảng tính trên ta thấy hệ số này đều thấp, đều nhỏ hơn 1, đây chưa phải là một con số báo động, tuy nhiên nó cũng cho thấy sự giảm sút về độ an toàn trong thanh toán, cùng với đặc thù doanh nghiệp luôn cần một lượng tiền lớn để tiến hành mua hàng hóa, trang trải chi phí cho bán hàng. Dù trong năm hệ số đã giảm nhưng chưa đến mức báo động tuy nhiên khả năng thanh toán tức thời thấp có thể ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Với một doanh nghiệp thương mại, dự trữ tiền mặt là luôn cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, lượng tiền này để trang trải cho các khoản nợ tới hạn. Công ty cần có biện pháp thu hồi vốn ứ đọng ở khâu khách hàng và khâu tồn trữ để có thể trang trải kịp thời các khoản này. Công ty vẫn đang duy trì được vị thế tương đối an toàn trong thanh toán, nhưng một mặt nào đó vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay. 42 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty (Đơn vị: %) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu ngành 2012 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,018 0,031 0,020 0,013 (0,011) - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 0,031 0,041 0,025 0,01 (0,016) 0,1 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 0,185 0,254 0,105 0,069 (0,149) 0,17 (Nguồn: Bảng kết quả kinh doanh năm 2010-2012) Với bảng chỉ tiêu trên, ta có một số nhận xét như sau: Về tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): thể hiện mối quan hệ doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng, kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty. Qua 3 năm ta thấy hệ số lãi ròng của Công ty tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2011 ROS là 0,031% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra 0,031 đồng lợi nhuận ròng tăng 0,013 đồng so với năm 2010. Sở dĩ có sự tăng như vậy là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng mạnh là 91,59% so với năm 2010 trong khi đó doanh thu thuần cũng tăng 13,76% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 chỉ số này giảm 0,011 so với năm 2011 còn 0,020 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 14,39% so với năm 2011. Chỉ số này so với các doanh nghiệp trong ngành là rất thấp. Điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả và nhà quản trị cần xem xét lại chính sát kiểm soát chi phí của các bộ phận trong công ty. Về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ta đi vào phân tích theo phương pháp phân tích Dupont như sau: Thang Long University Library 43 Bảng 2.7. Phân tích ROA, ROE theo phương pháp phân tích Dupont (Đơn vị: %) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 ROS 0,018 0,031 0,020 0,013 (0,011) Hiệu suất sử dụng tổng TS 0,0167 0,0132 0,0128 (0,0035) (0,0004) Tổng TS / VCSH 0,06 0,062 0,042 0,002 (0,02) ROA 0,031 0,041 0,025 0,01 (0,016) ROE 0,185 0,254 0,105 0,069 (0,149) (Nguồn: Bảng kết quả kinh doanh năm 2010-2012) Qua bảng 2.7. ta thấy: Về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trong 3 năm tăng giảm không ổn định, năm 2011 chỉ số này tăng lên thành 0,041 đồng tức tăng 0,01 đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì lại giảm 0,016 đồng còn 0,025 đồng so với năm 2011. Trong năm 2011 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng do ảnh hưởng của hai yếu tố: Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,013% so với năm 2011 làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng; và do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 0,0035% so với năm 2010 làm ROA năm 2011 tăng 0,01% so với năm 2010. Tương tự, năm 2012 do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,011% so với năm 2011 và hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 0,0004% làm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản xuống còn 0,025 % tương đương giảm 0,016% so với năm 2011. 44 Đồ thị 2.1. Tỷ suất sinh lời ROA(%) và ROS (%) Về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Theo công thức đã phân tích ở chương 1, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản so với chủ sở hữu (Tổng TS / VCSH). Ta thấy, trong năm 2011 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên 0,254% chênh lệch 0,069% so với năm 2010, nguyên nhân là do mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại giảm (là 0,0035%) nhưng tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hệ số tài sản so với chủ sở hữu đều tăng lần lượt là 0,013% và 0,002% nên ROE tăng trong năm 2011. Đến năm 2012 do cả 3 yếu tố là tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản so với chủ sở hữu đều giảm lần lượt ở mức 0,011% của tỷ suất sinh lời trên doanh thu, 0,0004% của hiệu suất sử dụng tổng tài sản và 0,02% hệ số tài sản so với chủ sở hữu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 0,149% so với năm 2011 xuống còn 0,105%. Do vậy, để làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu công ty có thể quản lý tốt chi phí hoặc quản lý tốt tài sản của công ty. 1,8 3,1 2 3,1 4,1 2,5 0 1 2 3 4 5 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ROS ROA Thang Long University Library 45 Đồ thị 2.2. Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) (%) Qua phân tích các chỉ số về nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là cao nhất cho thấy Công ty sử dụng khá tốt vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra lợi nhuận. Mặc dù vậy trong thời gian qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Bên cạnh đó Công ty cũng cần xem xét lại mức sinh lời từ tài sản và doanh thu, các chỉ số này vẫn còn thấp (nhỏ hơn 1) Công ty cần có những chính sách, chiến lược hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đó cũng là điều kiện tất yếu để Công ty tồn tại và phát triển. 2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Vòng quay HTK vòng 12,76 8,34 9,32 (4,42) 0,98 Thời gian quay vòng kho Ngày 28,21 43,17 38,62 14,96 (4,55) Vòng quay PTKH vòng 23,21 14,96 15,86 (8,25) 0,90 Thời gian quay vòng PTKH Ngày 15,51 24,06 22,70 8,55 (1,36) Vòng quay khoản phải trả vòng 1,74 1,37 1,51 (0,37) 0,15 Thời gian quay vòng khoản phải trả Ngày 207,26 263,12 237,71 55,86 (25,41) Thời gian quay vòng tiền Ngày (163,54) (195,89) (176,39) (32,35) 19,5 (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) 18,5 25,4 10,5 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 46 Qua bảng trên ta thấy: Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2010- 2012 không ổn định, năm 2011 vòng quay kho là 8,34 lần giảm 4,42 lần so với năm 2010. Năm 2012 số vòng quay là 9,32 lần tăng nhẹ tức tăng 0,98 lần so với năm 2011. Số liệu qua 3 năm cho thấy khả năng giải quyết hàng tồn kho của công ty không ổn định. Trong vòng 3 năm thì năm 2010 công ty có số vòng quay HTK cao nhất đạt 12,76 lần vào năm 2010 do cả hai yếu tố hàng tồn kho và GVHB ở năm 2010 ở mức thấp nhất so với 2 năm 2011 và 2012, một phần cũng là do công ty đẩy mạnh công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm nên hàng tồn kho thấp. Nhờ các chính sách khôn ngoan nên công ty đã thanh lý được một số sản phẩm tồn kho (là chung cư giá rẻ cho người thu nhập thấp) nên vòng quay hàng tồn kho ở mức cao nhất đạt 12,76 lần so với 2 năm 2011 và 2012. Thời gian quay vòng kho: cũng giống với chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho chỉ tiêu thời gian quay vòng kho cũng không ổn định. Năm 2011 thời gian quay vòng kho là 43,17 ngày tăng 14,96 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân là do cả chỉ tiêu hàng tồn kho với chỉ tiêu GVHB đều tăng trong 2 năm 2011 và 2012. Đến năm 2012 thời gian quay vòng kho giảm 4,55 ngày so với năm 2011 mức giảm tuy không nhiều song cũng thể hiện sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty trong việc kiểm soát thời gian quay vòng kho, góp phần làm tăng doanh thu. Thời gian quay vòng kho tăng làm giảm tốc độ vòng quay của HTK, làm hàng hóa của công ty bị ứ đọng, ảnh hưởng đến doanh thu thuần, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy công ty cần có những biện pháp hợp lý nhằm đem lại hiểu quả sản xuất kinh doanh cao. Vòng quay các khoản phải thu: nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2010 vòng quay các khoản phải thu của công ty khá cao là 23,21 vòng do các khoản phải thu của công ty tăng cũng như doanh thu thuần cũng tăng song mức độ tăng không bằng mức độ tăng của các khoản phải thu. Và một phần cũng do công ty thực hiện chính sách thu nợ tốt, bên cạnh đó công ty không thực hiện nhiều chính sách bán chịu (bán nhà trả góp) nên phần nào ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, cụ thể là trong năm 2012 chỉ tiêu các khoản phải thu vẫn tăng song tăng không bằng tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010. Do đó, khoản phải thu giảm xuống còn 14,96 vòng năm 2011 và 15,85 vòng năm 2012. Thời gian quay vòng các khoản phải thu: Trong 3 năm ta thấy, thời gian quay vòng các khoản phải thu của năm 2010 là tốt nhất là 15,51 ngày sớm hơn năm 2011 là 8,55 ngày một phần là do công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, để bảo đảm thực hiện các chính sách phải thu sao cho tốt nhất, đem lại hiệu quả doanh thu tốt nhất cho công ty. Năm 2012 thời gian quay vòng các khoản phải thu là 22,70 ngày giảm Thang Long University Library 47 1,36 ngày so với năm 2011, thể hiện các nhà quản lý công ty đã dần thực hiện hiệu quả các chính sách đối với các khoản phải thu. Vòng quay khoản phải trả: Năm 2011 vòng quay khoản phải trả của công ty là 1,37 lần giảm 0,37 lần so với năm 2010, nguyên nhân là do công ty đã đưa ra các biện pháp thanh toán công nợ nhanh chóng để giảm bớt thời gian chiếm dụng vốn, góp phần nâng cao uy tín của công ty, cho nên các khoản phải trả giảm mặc dù GVHB vẫn tăng làm cho vòng quay khoản phải trả năm 2011 giảm. Năm 2012 vòng quay khoản phải trả là 1,51 lần tăng 0,15 lần so với năm 2011. Việc làm giảm vòng quay khoản phải trả cũng có thể tốt nếu công ty đủ uy tín để nhà cung cấp cho phép trả chậm, ngược lại, nếu như nhà cung cấp không hài lòng thì uy tín của công ty sẽ bị giảm mạnh, bạn hàng không cho nợ, mua phải trả tiền ngay. Thời gian quay vòng khoản phải trả: qua bảng trên ta thấy, năm 2011 thời gian quay vòng khoản phải trả là 263,12 ngày tăng 55,86 ngày. Thời gian quay vòng khoản phải trả như vậy nhìn chung là khá cao, nguyên nhân là do cả hai yếu tố là GVHB và các khoản phải trả tăng trong 2 năm 2011 và 2012. Thời gian quay vòng khoản phải trả của DN quá cao sẽ dẫn đến việc làm giảm uy tín rất lớn của công ty, khả năng rủi ro cũng tăng cao. Thời gian quay vòng khoản phải trả năm 2012 là 237,71 ngày giảm 25,41 ngày. Thời gian quay vòng khoản phải trả cao cũng không có một số ưu điểm là công ty tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng của các tổ chức tài chính để đem đi đầu tư mang về lợi nhuận cho công ty, song để cân nhắc giữa lợi ích đem lại và rủi ro có thể xảy ra đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần tính toán cân nhắc kĩ trước khi ra quyết định nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho DN. Thời gian quay vòng tiền: Qua bảng trên ta thấy, thời gian quay vòng tiền năm 2011 là 195,89 ngày giảm 32,35 ngày so với năm 2010. thời gian quay vòng tiền năm 2012 là 176,39 ngày tăng 19,5 ngày so với năm 2011. Trong 3 năm, ta thấy thời gian quay vòng của tiền có tốc độ tốt nhất vào năm 2011 là 195,89 ngày, nguyên nhân do thời gian quay vòng HTK và thời gian quay vòng các khoản phải thu ở năm 2011 là cao nhất trong 3 năm chứng tỏ trong năm 2011 công ty thực hiện chính sách quản lý hàng tồn kho là khá hiệu quả. 48 2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản (Đơn vị: lần) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 1. Số vòng quay Tổng TS 1,67 1,33 1,28 (0,34) (0,05) 2. Suất hao phí TS so với doanh thu thuần 0,60 0,75 0,78 0,15 0,03 3. Suất hao phí TS so với LNST 32,53 24,28 39,27 (8,24) 14,99 4. Tỷ suất sinh lời của TSNH 0,04 0,05 0,03 0,01 (0,02) 5. Số vòng quay TSNH 1,96 1,65 1,59 (0,31) (0,06) 6. Suất hao phí của TSNH so với DT 0,51 0,61 0,63 0,10 0,02 7. Suất hao phí của TSNH so với LNST 27,69 19,59 31,45 (8,11) 11,87 8. Số vòng quay TSDH 11,25 6,88 7,64 (4,38) 0,77 9. Tỷ suất sinh lời của TSDH 0,21 0,21 0,15 0,01 (0,06) 10. Suất hao phí của TSDH so với DT 0,09 0,15 0,13 0,06 (0,01) 11. Suất hao phí của TSDH so với LNST 4,83 4,69 6,55 (0,14) 1,86 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh) Thang Long University Library 49 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số vòng quay tổng tài sản: Số vòng quay tổng tài sản năm 2011 giảm 0,34 lần so với năm 2010 đạt 1,33 lần cho ta biết cứ 1 đồng tài sản đầu tư thì đem lại 1,33 đồng lợi nhuận thuần. Số vòng quay tổng tài sản năm 2012 là 1,28 lần giảm 0,05 lần so với năm 2011. Số vòng quay tổng tài sản giảm liên tục trong 3 năm nguyên nhân là do mặc dù doanh thu trong kỳ kinh doanh có tăng nhưng tăng không nhiều bằng mức tăng của tổng tài sản. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần: Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần liên tục tăng trong 3 năm, năm 2011 ở mức 0,75 lần tăng 0,15 lần so với năm 2010, năm 2012 ở mức 0,78 tăng 0,03 so với năm 2011, cho biết để kiếm được 1 đồng doanh thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,78 đồng tài sản đầu tu. Chỉ tiêu này tuy tăng liên tiếp song vẫn ở mức có thể chấp nhận được (nhỏ hơn 1) chứng tỏ công ty đang kinh doanh có hiệu quả. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế: Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 đạt giá trị thấp nhất vòng 3 năm đạt 24,28 lần giảm 8,24 lần so với năm 2010, chỉ số cho biết để doanh nghiệp thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì phải bỏ ra 24,28 đồng tài sản. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 39,27 tăng 14,99 lần so với năm 2011. Tuy trong năm 2011 suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế là thấp nhất trong 3 năm song vẫn còn là quá cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa thực sự hiệu quả, một phần nguyên nhân cũng là do tổng tài sản tăng đều nhiều trong 3 năm trong khi đó lợi nhuận sau thuế có tăng nhưng tăng ở mức thấp hơn nhiều so với mức tăng của tài sản. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp, do đó việc phân tích tỷ số này cho chúng ta biết hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong việc tạo ra thu nhập của công ty, qua đó đánh giá được chất lượng công tác quản lý tài sản cũng như chất lượng kinh doanh của công ty. Tỷ suất sinh lợi từ TSNH: Tỷ suất sinh lợi từ TSNH trong 3 năm không có sự thay đổi nhiều. Tỷ suất sinh lợi từ TSNH đạt mức cao nhất vào năm 2011 là 0,05 tăng 0,01 so với năm 2010, chỉ số tỷ suất sinh lợi từ TSNH cho ta biết 1 đơn vị TSNH trong kỳ đem lại 0,05 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 tỷ suất sinh lợi từ TSNH giảm 0,02 so với năm 2011 đạt 0,03 do TSNH tăng ở năm 2012 đồng thời lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm. 50 Số vòng quay TSNH: Số vòng quay TSNH năm 2011 là 1,65 giảm 0,31 lần so với năm 2010 do mức tăng của TSNH tăng nhiều hơn mức tăng của doanh thu thuần. Năm 2012 số vòng quay TSNH là 1,59 tiếp tục giảm 0,06 so với năm 2011. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu: liên tục tăng trong 3 năm, cụ thê: Suất hao phí của TSNH so với doanh thu năm 2011 là 0,63 tăng 0,10 so với năm 2010, ở năm 2012 là 0,63 tăng 0,02 so với năm 2011. Số vòng quay TSNH giảm và Suất hao phí của TSNH so với doanh thu tăng cho thấy công ty quản lý TSNH chưa hiệu quả. Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế: Trong năm 2011 suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế đạt hiệu quả nhất ở mức 19,59 giảm 8,11 so với năm 2010. Chỉ số này cho biết để có một đồng lợi nhuận sau thuế công ty cần 19,59 đồng TSNH bình quân. Năm 2012 suất hao phí của TSNH so với LNST là 31,45 tăng 11,87 so với năm 2011 nguyên nhân do LNST năm 2012 giảm cùng với sự tăng lên của TSNH. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Việc sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Số vòng quay của TSDH đạt mức cao nhất vào năm 2010 là 11,25 nhưng đến năm 2011 số vòng quay giảm 4,38 lần còn 6,88 lần. Năm 2012 số vòng quay đạt 7,64 lần tăng 0,77 lần so với năm 2011. Do mức tăng của TSDH lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần. Tỷ suất sinh lời của TSDH tăng giảm không đều qua các năm. Trong năm 2010 là 0,21 lần tức là 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 0,21 đồng doanh thu thuần. TSDH năm 2011 tạo ra được 0,21 đồng doanh thu thuần tăng lên 0,01 đồng so với năm 2010 do việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty là tương đối tốt đây là kết qủa của việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu và lạc hậu của quy trình công nghệ. Mặc dù Công ty vẫn cố gắng đầu tư công nghệ mới nhưng vì năm 2012 lạm phát thì tăng cao cũng như tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nên sức mua của khách hàng cũng vì thế mà giảm nên mặc dù doanh thu tăng lên rất nhiều nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn giảm chính vì lẽ đó mà tỷ suất sinh lợi của tài sản dài hạn của năm 2012 chỉ còn 0,15 đồng giảm 0,06 đồng so với năm 2011. Suất hao phí của TSDH so với doanh thu năm 2011 là 0,15 tăng 0,06 so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 chỉ số này có dấu hiệu giảm còn 0,13 tức giảm 0,02 so với năm 2011. Suất hao phí của TSDH so với LNST cao nhất ở năm 2012 tăng 1,86 so với năm 2011, do lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm. Thang Long University Library 51 2.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.10. Khả năng thanh toán lãi vay (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế (EBIT) 7.192.448 14.447.723 12.132.652 7.255.275 1,01 (2.315.071) (0,16) Lãi vay 1.467.147 3.478.347 2.741.374 2.011.200 137,08 (736.973) (21,19) Khả năng thanh toán lãi vay 4.90 4.15 4.43 (0.75) (15,27) 0.27 6,55 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-20112) Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). Lãi vay là một trong những nghĩa vụ ngắn hạn phải hoàn thành rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm ưu tín của doanh nghiệp với chủ nợ, làm tăng rủi ro nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp. Qua bảng 2.9. ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tăng giảm không đều, năm 2011 giảm 15,27% so với năm 2010. Năm 2012 tình hình có khả quan chút ít song mức tăng không nhiều khả năng thanh toán lãi vay chỉ đạt 4.43, nghĩa là một đồng lãi vay được che chở đảm bảo bằng 4.43 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, đây là tình trạng riêng của công ty Việt Trung nói riêng cũng như các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung vì năm 2012 nền kinh tế đang dần bước phục hồi, các doanh nghiệp đều được hưởng mức lãi suất vay thấp hơn do các gói kích cầu kinh tế nên lãi vay năm 2012 giảm 736.973 triệu đồng tương đương 21,19% so với năm 2011. 52 2.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng chi phí Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Doanh thu thuần Triệu 224.050.451 254.857.248 339.087.492 30.806.797 13,75 84.230.244 33,05 2. Tổng chi phí Triệu 215.324.340 239.594.041 319.567.219 24.269.701 11,27 79.973.178 33,38 3. Giá vốn hàng bán Triệu 194.108.122 219.807.429 304.686.142 25.699.307 13,24 84.878.713 38,62 4. Chi phí bán hàng Triệu 15.548.087 14.829.755 10.727.419 (718.332) (4,62) (4.102.336) (27,66) 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu 5.668.131 4.956.857 4.153.658 (711.274) (12,55) (803.199) (16,20) 6. Tỷ suất sinh lời của tổng CP Lần 1,041 1,064 1,061 0,023 2,23 (0,003) (0, 2) 7. Tỷ suất sinh lời của GVHB Lần 0,15 0,16 0,11 0,01 3,04 (0,05) (30,14) 8. Tỷ suất sinh lời của CPBH Lần 1,92 2,36 3,17 0,44 23,12 0,80 34,37 9. Tỷ suất sinh lời của CPQL Lần 5,28 7,07 8,18 1,79 34,07 1,11 16,52 (Nguồn: bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán 2010-2012) Thang Long University Library 53 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí: chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì ta thu lại được bao nhiêu đồng. Nó phản ánh mức độ sinh lợi của những yếu tố đầu vào. Năm 2010 Công ty bỏ ra một đồng thì thu lại được 1,041 đồng doanh thu, năm 2011 tỷ suất sinh lợi của một đồng tăng lên cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu về được 1,064 đồng doanh thu, năm 2012 thì mức tỷ suất sinh lợi giảm đi chỉ còn 1,061 đồng doanh thu. Doanh thu tăng lên đồng nghĩa với việc công ty cũng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho các hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng như giá vốn để sản xuất kinh doanh. Ta có thể nhận thấy rằng tỷ suất doanh thu trên chi phí năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,023 tương ứng với tỷ lệ 2,23% tuy nhiên mức tăng này không cao nhưng nó cũng cho ta thấy được Công ty đã cố gắng tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được nhiều đồng doanh thu hơn. Đây là một điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2012 thì tỷ suất này có giảm nhưng cũng không nhiều chỉ có 0,2% mặc dù chi phí sản xuất và tiêu thụ trong năm 2012 tăng lên rất nhiều nhưng cùng với đó thì doanh thu của năm 2012 cũng tăng lên rất nhiều, sự tăng lên của doanh thu vẫn chậm hơn sự tăng của chi phí sản xuất trong kỳ nên năm 2012 tỷ suất này giảm. Tỷ suất sinh lời của GVHB: Qua bảng trên ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu không bằng tốc độ tăng của GVHB nên tỷ suất sinh lời của GVHB không ổn định. Năm 2010 tỷ suất sinh lời của GVHB là 0,15 tức là để có được 1 đồng doanh thu mang về doanh nghiệp mất 0,15 đồng GVHB. Năm 2011 tỷ suất có tăng lên thành 0,16 nhưng năm 2012 giảm 0,05 còn 0,11 so với năm 2011. Nguyên nhân do GVHB của các năm liên tiếp tăng và tăng nhiều nhất là năm 2012. Năm 2011 tăng 25.699.307 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 13,24%. Năm 2012 tăng lên 84.878.713 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 38,62% nguyên nhân của việc tăng lên này là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, công ty trúng thầu xây dựng khu căn hộ trung cư cao cấp liền kề khu vui chơi giải trí trong nhà quy mô quốc tế. Riêng năm 2012 chi phí này tăng lên nhiều như vậy ngoài nguyên nhân trên còn do sự biến động của thị trường nên chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và do lạm phát vì vậy tiền Việt Nam mất giá. Như phân tích ở trên, doanh thu thuần tăng thể hiện sự phát triển sản xuất kinh doanh tốt, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó sự gia tăng mạnh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp luôn ở mức khá cao, liên tục tăng trong 3 năm và ở mức cao nhất vào năm 54 2012 tăng 34,57% so với năm 2011 của chi phí bán hàng và tăng 16,52% so với năm 2011 của chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều đó cho thấy công ty đang có những bước cố gắng dần hoàn thiện công tác quản lý chi phí góp phần làm tăng doanh thu mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất cho công ty. 2.4 Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng Việt Trung Qua việc phân tích trên ta thấy trong thời gian qua Công ty cũng đã có những cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất, đem lại doanh thu cao, nhưng Công ty vẫn chưa thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân của việc chưa thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là do ngoài những thuận lợi và nỗ lực bản thân thì Công ty còn có hạn chế, nguyên nhân từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài của Công ty đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Việt Trung. 2.4.1 Những thành tích đã đạt được Tuy chưa thực sự làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012 nhưng cũng không thể phủ nhận những thành tích mà công ty đã đạt được. Phải kể đến một số thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua như sau: Một là, công ty đã củng cố được uy tín, thúc đẩy mạnh mẽ đầu ra của Công ty, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao giúp công ty luôn đứng vững trên thị trường trong nước nói riêng cũng như thị trường quốc tế nói chung. Hai là, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tiếp tăng trong giai đoạn 2010-2012, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy ban lãnh đạo công ty Việt Trung đã có những chính sách đúng đắn dẫn dắt công ty phát triển. Ba là, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng mạnh qua các năm, công ty nắm giữ nhiều tiền làm tăng khả năng thanh toán, đảm bảo uy tín và hình ảnh của công ty. Ngoài việc xem xét các thành tích đáng biểu dương của công ty trong giai đoạn 2010-2012 vừa rồi, ta cũng cần nhìn lại những hạn chế và nguyên nhân khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, cần kể đến là cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong đó, cơ cấu nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn, khi tỷ trọng nợ phải trên nguồn vốn chủ sở hữu quá cao làm tăng nguy cơ rủi ro cho kinh doanh công ty. Thang Long University Library 55 Thứ hai, chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn, các chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng cao, công ty cần tìm cách làm giảm tối đa chi phí nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Thứ ba, cần để ý đến hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho của công ty tuy không chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhưng hàng tồn kho tăng liên tiếp trong 3 năm liền tiềm ẩn nguy cơ làm mất khả năng quay vòng vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ tư, cần lưu ý đến việc tăng mạnh các khoản phải thu ngắn hạn, tuy việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn không nhanh bằng việc tăng các khoản nợ phải trả mà công ty đi chiếm dụng, song công ty cũng cần lưu ý để tránh lãnh phí vốn của công ty. Thứ năm, trong cơ cấu tài sản của công ty, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Công ty cần có những biện pháp sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền một cách hợp lý nhằm sử dụng một cách có hiệu quả lượng tiền nhàn rỗi, nhằm làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng. Ngoài ra, việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm chậm cũng như gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng dẫn đến việc hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa cao do không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến không có doanh thu, vì vậy để có thể tìm thêm khách hàng cũng như để quảng bá tên tuổi công ty, ta cũng cần quan tâm đến một số chính sách marketing. Cuối cùng, thu nhập bình quân một tháng của người lao động còn thấp, gần đây xảy ra tình trạng nhiều công nhân tổ chức đình công hoặc bỏ việc. Ban lãnh đạo cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tránh tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Xuất phát từ thực trạng các vấn đề nêu trên, công ty cần nhìn nhận và đánh giá lại hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình trong giai đoạn vừa qua, đồng thời có những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao doanh thu cùng lợi nhuận sau thuế hơn nữa trong giai đoạn sắp tới, luôn hướng tới mục tiêu cốt lõi là tăng lợi nhuận và giá trị tài sản cho chủ sở hữu công ty. Để góp phần vào việc khắc phục nhược điểm này, tiếp sau đây, ở Chương 3, em xin được đóng góp một số ý kiến và nhận xét để dẫn tới các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 56 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƢƠNG 3. SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG VIỆT TRUNG 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới Mỗi doanh nghiệp để đạt được các thành công luôn phải bắt đầu từ một hướng đi đúng với phương thức quản lý phù hợp. Mỗi công ty phải lựa chọn cho mình một định hướng phát triển riêng và lựa chọn phương thức tổ chức quản lý phù hợp nhất để điều hành hoạt động, làm cho công ty phát triển theo hướng đó. Bất cứ một sai sót nhỏ nào trong công tác quản lý cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của công ty. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi các công ty phải lập kế hoạch, vạch ra một phương hướng phát triển và phương thức quản lý đúng đắn. Từ việc phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, sự biến động các nhân tố của môi trường kinh doanh cũng như xu thế phát triển của thị trường trong nước và thế giới hiện nay, Công ty Việt Trung đã đề ra phương hướng trong các năm tới như sau: Thứ nhất, để tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới bằng việc quảng bá, giới thiệu. Đồng thời tiếp tục phát huy những lợi thế cạnh tranh của mình, đặc biệt là phát triển các chính sách khuyến mại và chăm sóc khách hàng hiện có để giữ được những khách hàng truyền thống của mình. Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm công trình, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, cập nhật những thiết kế mẫu mà xu hướng nhất, gắn liền thương hiệu của công ty với các sản phẩm, công trình mà công ty sản xuất ra. Thứ ba, tìm kiếm nguồn khách hàng, đối tác cung cấp thị trường đầu vào cũng như đảm bảo thị trường đầu ra ổn định, thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thiết bị công nghệ, theo kịp nhu cầu của thị trường, nâng cấp hệ thống máy móc và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các công ty trong cùng ngành. Thứ năm, phát huy việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện làm việc cũng như nghỉ ngơi cho công nhân viên một cách tốt nhất. Tạo ra môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, phát huy tối đa khả năng của công nhân viên. Thứ sáu, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho các cấp quản lý, ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn quản lý cao để lãnh đạo dẫn dắt công ty một cách hiệu quả và đúng đắn. Thang Long University Library 57 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Việt Trung 3.2.1 Giải pháp cân bằng tỷ trọng nguồn vốn Qua phân tích ở chương 2 ta thấy cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty rất cao, điều này cho thấy công ty chủ yếu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay và vốn đi chiếm dụng. Sử dụng quá nhiều vốn vay làm cho khả năng tự chủ tài chính của công ty thấp, phụ thuộc vào các cá nhân tổ chức cho công ty vay nợ. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần thực hiện những biện pháp sau: Công ty nên xây dựng kế hoạch chi tiết để phát hành cổ phiếu, niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán nhằm khả năng huy động vốn chủ sở hữu một cách dễ dàng hơn. Thay vì nợ quá nhiều, doanh nghiệp có thể tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành nhằm mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh- liên kết là hình thức hợp tác mà qua đó công ty không những tăng được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp hợp tác. Sau khi phát hành cổ phiếu, công ty nên xây dựng chính sách cổ tức hợp lý, tăng phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho công ty, phần lợi nhuận giữ lại được để kích thích tăng trưởng lợi nhuận và có thể tác động đến giá trị cổ phần trong tương lai, đồng thời tăng lợi nhuận giữ lại cũng làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Phân tích rõ nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn đặt ra cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ưu. Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh thông qua thanh lý những tài sản không còn sử dụng, tăng tỷ lệ chiết khấu tài chính để kích thích khách hàng thanh toán sớm, huy động vốn cổ đông và phát hành trái phiếu dài hạn. 3.2.2 Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh Tiết kiệm chi phí để giảm giá thành là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Do đó, công tác quản lý chi phí trong doanh nghiệp là một khâu hết sức quan trọng, nếu công tác này được làm tốt thì công ty chỉ phải mất một khoản chi phí thấp nhất mà hiệu quả đạt được vẫn cao. Ngược lại nếu công tác quản lý chi phí kém sẽ làm cho chi phí cao mà hiệu quả thu về lại thấp. Trong biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh công ty cần chú trọng tìm biện pháp 58 làm giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, Vì trong giai đoạn 2010-2012 tổng chi phí tăng nhiều đặc biệt là giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng có xu hướng giảm song giảm không nhiều làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đáng kể. Ta thực hiện các biện pháp sau: Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, là chi phí gián tiếp, rất khó quản lý. Vì vậy biện pháp tốt nhất để làm giảm chi phí này là nâng cao ý thức toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, phải có ý thức tích kiệm chi phí trong từng công việc và trong từng hành động của mình để làm giảm chi phí xuống mức hợp lý nhất. Như việc sử dụng tích kiệm điện nước...Phòng kế toán kết hợp cùng với các phòng ban khác tiến hành giám sát thu thập thông tin, nghiên cứu chi phí thực tế, rồi định mức phân bổ giới hạn các khoản chi phí cụ thể. Đối với chi phí bán hàng cần đề xuất và đưa ra những chính sách bán hàng hiệu quả nhất để tích kiệm chi phí ở mức tối đa. Muốn làm được điều đó thì công ty phải đầu tư đào tạo chuyên sâu nhân viên bộ phận bán hàng, có năng lực trình độ cũng như có những kỹ năng cần thiết bán được nhiều hàng mà chi phí bỏ ra là thấp nhất. Để chi phí giá vốn hàng bán ở mức hợp lý công ty nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin về tình hình giá cả trong nước nhằm tranh thủ cơ hội kinh doanh. Nghiên cứu để thấy được xu hướng biến động của tình hình giá cả hàng hóa thế giới, từ đó đưa ra những quyết định nhập hàng xuất hàng một cách hợp lý, làm giảm giá vốn hàng bán, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cho công ty cũng như làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng doanh thu cho công ty. 3.2.3 Giải pháp giảm hàng tồn kho Qua phân tích ở chương 2, hàng tồn kho có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010- 2012, hàng tồn kho nhiều sẽ làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho đồng thời làm tăng chi phí bảo quản...Để giảm hàng tồn kho công ty nên lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, qúy, từ đó xác định lượng hàng tối ưu cho mỗi lần nhập. Kiểm tra chất lượng hàng nhập ngay khi hàng mới về để xác định những hàng hóa sai hỏng từ đó có kế hoạch trả lại hoặc đền bù tránh tổn thất cũng như để tích kiệm chi phí. Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, quản lý lượng hàng tồn kho để tìm hướng giải quyết, giải phóng số hàng tồn kho để nhanh chóng thu lại vốn, tránh tình trạng tồn đọng lâu ngày làm giảm giá trị hàng hóa. Công ty nên áp dụng một số mô hình quản trị hàng tồn kho để có thể xác định lượng hàng tồn kho tối ưu. Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo nhằm xác định lượng hàng tồn kho cần thiết, nhằm đảm bảo tính liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library 59 3.2.4 Giải pháp quản lý các khoản phải thu Có thể thấy khoản phải thu trong hai năm vòng 3 năm của Công ty đang có xu hướng tăng cao. Trong giai đoạn tới, Công ty nên sử dụng dịch vụ thu hộ, dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp thu nợ nhanh và hiệu quả hơn. Dịch vụ thu hộ có tác dụng như một nhân viên quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp, giúp theo dõi, thu tiền, tất toán các khoản, thông báo với khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Tránh tình trạng ứ đọng vốn cũng như không tận dụng được cơ hội kinh doanh khác. 3.2.5 Giải pháp quản lý tiền mặt tồn quỹ nhằm sử dụng có hiệu quả Tiền mặt kết nối các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế nhà quản trị cần tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền. Trước tiên Công ty cần định lượng được khoản tiền dự trữ cần thiết để chi trả cho các khoản mục có thể phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đó để tránh lãng phí lượng tiền nhàn rỗi doanh nghiệp nên: Đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu. Sử dụng các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt... 3.2.6 Giải pháp về marketing Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là cốt lõi để công ty có thế tăng doanh thu và lợi nhuận. Cho nên, để thực hiện tốt việc tiêu thụ, công ty cần thực hiện tốt những biện pháp giới thiệu sản phẩm của công ty. Vì là một công ty trong lĩnh vực xây dựng nên tốt nhất công ty nên thuê một công ty chuyên về truyển thông để giúp công ty có thể PR quảng cáo cho công ty trên những kênh: truyền hình, báo chí, báo mạng Internet, hoặc đăng kí tham gia hội thảo ngành công trình. Thông qua những kênh này, khách hàng sẽ biết đến công ty nhiều hơn và đến với công ty. Ngoài ra, chính chất lượng sản phẩm cùng giá cả hợp lý sẽ giữ chân khách hàng lại. Một trong những chính sách mà công ty đã và đang làm rất hiệu quả những năm vừa qua là chính sách chiết khấu hoa hồng nên được tiếp tục phát huy trong những năm kế tiếp. Khi khách hàng tìm đến công ty và ký hợp đồng thỏa thuận, công ty đưa ra mức chiết khấu hoa hồng cao hơn so với các công ty khác, chấp nhận chịu lỗ trong thời gian đầu phân phối sản phẩm cho khách hàng, để khi cuối thời gian phân phối này, khi đạt được thỏa thuận giảm giá với nhà môi giới, lúc đó cũng với mức giá và mức chiết khấu như vậy, công ty mới bắt đầu thu lời lại. Đây là một phương án có chứa đựng nhiều rủi ro nếu kiểm soát và sử dụng không tốt, nhưng là một tuyệt chiêu, lợi thế cạnh tranh của công ty với các đối thủ cùng ngành. 60 Hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt luôn là một yếu tố quan trọng để khách hàng xem xét đến việc làm ăn lâu dài với công ty bởi nó làm cho khách hàng thấy thoải mái, tin cậy và cảm thấy mình được tôn trọng cũng như lợi ích của mình được đảm bảo tối đa. 3.2.7 Giải pháp đầu tư nâng cao trình độ cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên Đối với bối cảnh như hiện nay thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến năng lực hoạt động của công ty. Song song với việc đầu tư đổi mới máy móc thì trình độ người lao động phải tương xứng với sự hiện đại của máy móc thiết bị. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao tay nghề và trình độ hiểu biết của những nhân viên phụ trách mảng kỹ thuật. Bên cạnh đó, cần có chế độ quan tâm, chăm sóc, động viên và khen thưởng kịp thời những tập thể hoặc cá nhân làm việc có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên để họ yên tâm công tác. Vừa rồi người viết đã mạnh dạn đưa ra những đóng góp ý kiến của mình về một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Trung trong giai đoạn sắp tới. Hy vọng rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực, quyết tâm và đoàn kết của toàn bộ công nhân viên trong công ty, những năm tiếp theo công ty sẽ thu được nhiều kết quả cao hơn, vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước nói chung, thị trường quốc tế nói riêng góp phần vào công cuộc hội nhập, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giúp đưa cái tên Việt Nam ra toàn thế giới. Thang Long University Library 61 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chính trước hết của các doanh nghiệp hiện nay là làm sao có thể làm tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại mà nó còn là điều kiện để doanh nghiệp càng ngày càng phát triển. Để có được lợi nhuận và để lợi nhuận ngày càng tăng thì doanh nghiệp từng bước phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Là một doanh nghiệp cổ phần, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Trung đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, công ty cũng còn có những khó khăn từ chính bản thân công ty cũng như từ phía khách quan đem lại. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty là một công việc rất quan trọng, là phương pháp chủ yếu để tìm ra các ưu nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời qua đây tìm ra các tiềm năng chưa được khai thác để có biện pháp tận dụng các tiềm năng đó. Do nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty nên trong thời gian qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Và thực tế cho thấy Công ty Việt Trung đã đứng vững và phát triển trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt. Điều này chứng tỏ rằng Công ty Việt Trung hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để có thể đứng vững và phát triển trong tương lai thì đòi hỏi Công ty phải đưa ra được các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do thời gian và sự hiểu biết vẫn còn hạn chế nên trong bản chuyên đề này mới chỉ nghiên cứu và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó thấy được những nỗ lực, cố gắng cũng như thành tựu mà Công ty đã đạt được, đồng thời trong bản chuyên đề này cũng đã nêu lên được một số vấn đề còn tồn tại và khó khăn của Công ty. Nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá trong bản chuyên đề này chắc chắn vẫn còn hạn chế do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và những thành viên trong Công ty để bản chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Bằng những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, bằng những kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình thực tập tại công ty em cũng xin đưa ra một số ý kiến về các giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tới. 62 Tuy nhiên do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo, của tập thể cán bộ công nhân viên công ty Việt Trung để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Ths. Vũ Lệ Hằng đã tận tình hướng dẫn em viết bài khoa luận này. Em xin cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Việt Trung đã tận tình tạo điều kiện cho em hoàn thành thực tập và góp ý cho bài luận này. Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thu Trang Thang Long University Library PHỤ LỤC Phụ lục 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Trung. Phụ lục 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh giữa 2011 và 2010 So sánh giữa 2012 và 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 224.050.451 254.857.248 339.087.492 30.806.797 13,75 84.230.244 33,05 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 224.021.848 254.857.248 338.671.953 30.835.400 13,76 83.814.705 32,89 3. Giá vốn hàng bán 194.108.122 219.807.429 304.686.142 25.699.307 13,24 84.878.713 38,62 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29.913.726 35.049.819 33.985.811 5.136.093 17,17 (1.064.008) (3,04) 5. Doanh thu hoạt động tài chính 101.573 113.060 121.544 11.487 11,31 8.484 7,50 6. Chi phí tài chính 3.077.389 4.371.710 9.780.169 1.294.321 42,06 5.408.459 123,71 7. Chi phí bán hàng 15.548.087 14.829.755 10.727.419 (718.332) (4,62) (4.102.336) (27,66) Thang Long University Library Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh giữa 2011 và 2010 So sánh giữa 2012 và 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 8. Chi phí quản lý DN 5.668.131 4.956.857 4.153.658 (711.274) (12,55) (803.199) (16,20) 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.721.692 11,004.557 9.446.109 5.282.865 92,33 (1,558.448) (14,16) 10. Thu nhập khác 3.609 3.340 8.699 (269) (7,45) 5.359 160,45 11. Chi phí khác 38.521 63.530 38.521 25.009 64,92 12. Lợi nhuận khác 3.609 (35.181) (54.831) (38.790) - (19.650) - 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.725.301 10.969.376 9.391.278 5,244.075 91,59 (1.578.098) (14,39) 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.603.084 3.071.425 2.629.558 1,468.341 91,59 (441.867) (14,39) 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.122.217 7.897.951 6.761.720 3,775.734 91,59 (1.136.231) (14,39) (Nguồn: Phòng hành chính – Kế toán) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội – 2008, Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm & TS. Bạch Đức Hiển 2. Quản trị kinh doanh - GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền, NXB lao động – xã hội, Hà Nội (2009) 3. Giáo trình Khoa học Quản lý Tập II – TS. Đoàn Thị Thu Hà & TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002 4. Quản trị kinh doanh - GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền, NXB lao động – xã hội, Hà Nội (2009) 5. Tạp chí Việt Nam Economics news (2007) Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a17198_6598.pdf