Hiện nay nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến động, các Doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đều phải được tiến
hành có hiệu quả. Đặc biệt là vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.Bởi
vì TSCĐ là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại hay sự tồn vong
của DN. Cho nên khi tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, việc bảo
toàn và sử dụng TSCĐ sao cho hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết
đối với tất cả các DN.
Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản
Bình Thuận, em nhận thấy công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty nhìn chung
đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần
khác phục trong năm 2014. Với những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học
Thang Long và qua thời gian thực tập tại Công ty em đã mạnh dạn đưa ra những phân
tích đánh giá tình hình chung hoạt động sản xuất và thực trạng hiệu quả sử dụng tài
sản cố định của Công ty với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh cho Công ty.
66 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 có thêm khoản chi phí tiền phạt
phá hợp đồng thuê văn phòng 429 triệu, nhưng GTCL của TSCĐ đã thanh lý giảm từ
587 triệu năm 2011 xuống còn 160 triệu năm 2012, nên chi phí khác vẫn giảm một
chút.
Lợi nhuận sau thuế.
Năm 2010, LN sau thuế của công ty là 64.794 triệu, sang năm 2011 là 8.731
triệu, giảm 56.063 triệu tương đương giảm 86,52 %. Năm 2011, nền kinh tế thế giới
đang trong tình trạng khủng hoảng, lạm phát gia tăng, vì vậy mọi ngành nghề lĩnh vực
đều có ảnh hưởng ít nhiều. Ngành Khoáng sản cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi
nguồn tiêu thụ chính các sản phẩm Khoáng sản là các công ty xây dựng. Công ty Cổ
phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận mặc dù đã cố gắng nỗ lực nhưng lợi nhuận
cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân là do các công trình xây dựng bị trì trệ ứ đọng, thị
trường bất động sản đóng băng, dẫn đến một số lượng lớn các nguyên vật liệu dành
cho xây dựng, công nghiệp bị ứ đọng không bán được. Nhưng sang năm 2012, lợi
nhuận sau thuế tăng lên 12.518 triệu, tức là tăng 3.787 triệu, tương đương với 43,37%.
Nguyên nhân là do, trong năm 2012 hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất là
xuất khẩu cát (chiếm 47,7% doanh thu thuần) của Công ty gặp nhiều thuận lợi, hoạt
động này tăng đáng kể so với năm 2011. Đối với nhân viên đây là một điều đáng
mừng, LN sau thuế năm sau cao hơn năm trước sẽ giúp nhân viên và ban lãnh đạo
trong công ty cảm thấy lạc quan hơn về tương lai của công ty mình.
2.2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty
Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi như thế nào
trong giai đoạn 2010 – 2012.
Thang Long University Library
31
Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính : Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2012)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị % giá trị %
TSNH 166.502 52,1% 149.509 41,5% 138.297 39,3% (16,993) -10,21% (11,212) -7,50%
TSDH 152.892 47,9% 210.405 58,5% 213.383 60,7% 57,513 37,62% 2,978 1,42%
Tổng Tài sản 319.394 100% 359.914 100% 351.680 100% 40,520 12,69% (8,234) -2,29%
32
Nhìn vào bảng về cơ cấu tài sản trên ta thấy, tài sản của Công ty biến đổi rõ rệt
qua các năm, cụ thể hơn là TSNH và TSDH. TSNH giảm khá đều qua các năm. Năm
2010, TSNH có giá trị là 166.502 triệu, chiếm tỷ trọng 52,1%. Nhưng tới năm 2011 lại
giảm đi 16.933 triệu, chỉ còn 149.509 triệu ,tương đương giảm 10,21%. Năm 2012
giảm 11.212 triệu so với năm 2011 tương đương 7.5%. TSNH của công ty bao gồm :
Tiền và các khoản tương đương tiền,các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho, và các tài sản ngắn hạn khác. Theo bảng cân đối kế toán ngày
31/12/2011 của công ty cho thấy, nguyên nhân chính làm giảm TSNH là do, tiền và
các khoản tương đương tiền giảm từ 20.411 triệu xuống còn 12.234 triệu, và năm
2012 giảm còn 11.167 triệu. Nguyên nhân giảm là do, trong 2 năm 2011 và 2012,
công ty không ưu tiên đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có thời gian thu hồi
không quá 3 tháng.
Tỷ trọng TSNH giảm đều qua 3 năm 2010 tới 2012, điều đó có nghĩa là TSDH
tăng đều qua các năm. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về cơ cấu của
TSDH trong Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận.
Thang Long University Library
33
Bảng 2.3. Cơ cấu TSDH của Công ty năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng.
(Nguồn:Báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2012)
chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị % giá trị %
1. Các khoản phải thu dài hạn
-
- - - - - - - - -
2. TSCĐ 128.363 83,96% 158.863 75,5% 202.449 94,9% 30.500 23,8% 43.586 27,4%
3. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - -
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 23.700 15,50% 50.102 23,8% 10.114 4,7% 26.402 111,4% (39.988) -79,8%
5. Tài sản dài hạn khác 828 0,54% 1.439 0,7% 819 0.4% 611 73,8% (620) -43,1%
34
Đầu tiên, chúng ta nhìn vào chỉ tiêu chiếm nhiều tỷ trọng nhất trong TSDH, đó là
TSCĐ. Năm 2010, TSCĐ có giá trị 128.363 triệu, chiếm tỷ trọng 83,96%. Năm 2011
tăng 30,500 triệu lên tới 158.863 triệu, chiếm tỷ trọng 75,5%. Và đỉnh điểm năm 2012
chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm là 94,9 %. TSCĐ tăng lên tới 202.499 triệu,
tương đương với 27,4 %. TSCĐ của Công ty tăng đều qua từng năm. Nguyên nhân do
đặc thù của Công ty là kinh doanh trong ngành Khoáng sản nên tài sản của Công ty
phần lớn là TSCĐ và không ngừng gia tăng qua từng năm.
Chúng ta tiếp tục xem xét chỉ tiêu thứ hai, đó là các khoản đầu tư tài chính dài
hạn. Đây là chỉ tiêu có tỷ trọng đứng thứ 2 trong cơ cấu TSDH của Công ty. Năm
2010, chỉ tiêu này có giá trị 23.700 triệu, chiếm 15,5% tỷ trọng TSDH. Năm 2011
tăng lên tới 50.102 triệu, tăng 26.402 triệu, tương đương 111,4% so với năm 2010,
chiếm tỷ trọng 23,8% tổng TSDH. Nguyên nhân là do năm 2011, Công ty đã đầu tư
vào các công ty con, góp vốn vào các cơ sở kinh doanh và đầu tư vào công ty liên kết
với tổng số tiền là 48.902 triệu. Sang năm 2012, chỉ tiêu khoản đầu tư tài chính đã
giảm mạnh xuống 39.988 triệu, tương đương 79,8 %, xuống còn 10.114 triệu, dẫn đến
tỷ trọng chỉ còn chiếm 4,7% tổng TSDH. Nguyên nhân là do số tiền đầu tư vào các
công ty liên kết giảm.
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần Công nghiệp
Khoáng sản Bình Thuận
TSCĐ là một bộ phận tài sản chủ yếu phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh và
trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của một DN. TSCĐ là bộ phận cần thiết để giảm
nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ công nhân. Do đó, TSCĐ có ý nghĩa quyết định
đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.1. Công tác quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty
Cơ cấu đổi mới, thay thế TSCĐ
Theo báo cáo tài chính trong 3 năm 2010, 2011, 2012, tổng giá trị TSCĐ mua
sắm xây dựng mới tương ứng là 1.925 triệu,4.324 triệu, 38.553 triệu. Như vậy qua 3
năm ta thấy, hàng năm Công ty có quan tâm đến việc đổi mới máy móc thiết bị, mua
sắm, xây dựng mới một số TSCĐ khác nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và hoạt
động quản lý của Công ty đồng thời để thay thế một số thiết bị máy móc đã lỗi thời,
lạc hậu, hư hỏng. Hàng năm Công ty lên kế hoạch mua sắm, đầu tư mới TSCĐ theo
nhu cầu và mức độc cần thiết đối với từng loại TSCĐ
Tình hình quản lý sử dụng, giữ gìn và sữa chữa TSCĐ
Thang Long University Library
35
Do quy mô TSCĐ của Công ty rất lớn nên mặc dù đã phân cấp quản lý đến từng
nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng nhưng vấn đề quản lý sử dụng TSCĐ vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Công ty đã cố gắng phát huy khả năng quản lý, ý thức trách nhiệm
trong việc giữ gìn, bảo quản và nâng cao hiệu quả vận hành máy móc nhưng kết quả
còn nhiều hạn chế. Hàng năm, ngoài việc đầu tư, mua sắm mới TSCĐ, Công ty còn
phải bỏ ra một khoản vốn đáng kể cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa lại các
TSCĐ.
Tình hình khấu hao, kiểm kê TSCĐ của Công ty
Hiện nay, hàng năm Công ty vẫn tiến hành đều đặn việc lập kế hoạch khấu hao
cho năm kế hoạch. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý khấu hao
nên việc lập kế hoạch khấu hao được Công ty thực hiện một cách chặt chẽ nhằm thu
hồi được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Tuy nhiên do việc tính toán còn hạn chế nên mức
độ chính xác chỉ là tương đối.
Theo định kỳ, hàng năm theo quy định của Nhà nước, Công ty tiến hành công
tác kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng. Điều này cho phép Công ty có được
những số liệu chính xác về tình hình TSCĐ của mình, giúp cho Công ty quản lý sử
dụng có hiệu quả hơn
2.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty
2.3.2.1 Thực trạng kết cấu TSCĐ tại Công ty
Để hiểu chi tiết về các bộ phận cấu thành nên TSCĐ của Công ty giai đoạn
2010-2012, chúng ta hãy xem xét số liệu ở bảng : “Cơ cấu TSCĐ của Công ty giai
đoạn 2010-12” dưới đây.
36
Bảng 2.4. Cơ cấu TSCĐ của Công ty giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
nguyên giá tỷ trọng nguyên giá tỷ trọng nguyên giá tỷ trọng giá trị % giá trị %
1. TSCD hữu hình 12.453 30,6% 15.941 9,8% 53.792 26,0% 3.488 28,0% 37.851 237,44%
-Nhà cửa,vật kiến trúc 1.330 3,3% 1.387 0,9% 39.921 19,3% 57 4,3% 38.534 2778,23%
-máy móc,thiết bị 175 0,4% 2.494 1,5% 1.918 0,9% 2.319 1325,1% -576 -23,10%
-Phương tiện vận tải,dẫn truyền 10.494 25,8% 11.596 7,2% 11.356 5,5% 1.102 10,5% -240 -2,07%
-Thiết bị,dụng cụ quản lý 409 1,0% 419 0,3% 539 0,3% 10 2,4% 120 28,64%
-TSCĐ khác 45 0,1% 45 0,0% 58 0,0% 0 0,0% 13 28,89%
2. TSCĐ vô hình 18.456 45,3% 13.712 8,5% 42.859 20,7% -4.744 -25,7% 29.147 212,57%
-Phần mềm máy tính 10 0,0% 10 0,0% 10 0,0% 0 0,0% 0 0.00%
-Quyền sử dụng đất 18.446 45,3% 13.702 8,5% 42.849 20,7% -4.744 -25,7% 29.147 212,72%
-chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
9.839 24,1% 132.295 81,7% 110.178 53,3% 122.456 111,1% -22.117 -16,72%
Tổng TSCĐ 40.748 100% 161.948 100% 206.829 100% 121.200 297,4% 44.881 27,71%
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2012)
Thang Long University Library
37
Căn cứ vào bảng trên ta thấy, tổng nguyên giá TSCĐ tăng giảm không đều qua
các năm từ 2010 đến năm 2012. Nguyên nhân là do, TSCĐ hữu hình cùng tăng qua
các năm: năm 2010 là 12,453 triệu, năm 2011 tăng lên tới 15.941 triệu và năm 2012
tăng vọt lên tới 53.792 triệu, tương đương với tăng 237.44 % so với năm 2011. Thế
nhưng TSCĐ vô hình lại tăng giảm không đồng đều. Năm 2010 TSCĐ vô hình là
18.456 triệu, năm 2011 giảm xuống còn 13.712 triệu, nhưng năm 2012 lại tăng lên
42.859 triệu. Điều này dẫn đến tổng TSCĐ cũng thay đổi theo. Bây giờ chúng ta sẽ
phân tích cụ thể từng chỉ tiêu liên quan tới TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình để hiểu
rõ hơn.
Đầu tiên,chúng ta xem xét về TSCĐ hữu hình.
Nhóm nhà cửa vật kiến trúc
Năm 2011 là 1.387 triệu, tăng 57 triệu tương đương với 4,3 % so với năm 2010.
Tới năm 2012 nhóm TSCĐ này tăng mạnh lên tới 39.921 triệu tương đương với
2778,23% . Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do Công ty đầu tư xây dựng cơ bản,
nâng cấp trụ sở chính hoàn thành. Công ty đã chú trọng đầu tư rất lớn vào nhóm TSCĐ
này nhằm cải thiện tình trạng cơ sở vật chất của đơn vị, góp phần nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là lý do khiến thiết bị, dụng cụ quản lý tăng qua
các năm. Năm 2010 thiết bị dụng cụ quản lý là 409 triệu, năm 2011 tăng nhẹ lên 419
triệu và tới năm 2012 tăng tới 539 triệu. Nhưng do nhóm TSCĐ này chiếm tỷ lệ khác
nhỏ trong TSCĐ hữu hình, chỉ dao động từ 0%-2%. Nên nó cũng không ảnh hưởng
nhiều tới TSCĐ.
Nhóm máy móc thiết bị
Năm 2011 là 2.494 triệu, tăng 1,325% so với 2010. Vào năm 2011, để đáp ứng
nhu cầu của thị trường, một lượng vốn lớn là được đầu tư để mở rộng DN, mở rộng cơ
sở sản xuất. Vì vậy một số lượng lớn thiết bị máy móc đã được nhập vào để đầu tư.
Nhưng đến năm 2012, nhóm máy móc thiết bị này giảm 23.10% là do, Công ty đã
thanh lý 1 số lượng máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu không còn phù hợp cho quá trình sản
xuất của Công ty.
Nhóm Phương tiện vận tải, dẫn truyền
Nhóm TSCĐ này phản ánh các loại phương tiện vận tải. Vì đây là Công ty
chuyên về khai thác và kinh doanh Khoáng sản nên phương tiện vận tải đóng một vai
trò rất quan trọng. Công ty luôn phải quan tâm ,chú trọng và không ngừng mua sắm
đầu tư các loại phương tiện, dẫn truyền mới và hiện đại nhất, để phục vụ cho việc khai
thác. Vì vậy, năm 2010 nhóm phương tiện vận tải, dẫn truyền là 10.494 triệu, thì sang
năm 2011 nhóm này đã tăng lên tới 11.596 triệu. Tăng 1.102 triệu tương đương với
10,5 %. Thế nhưng sang tới năm 2012 thì nhóm này lại giảm đi 240 triệu, tức là chỉ
38
còn 11.356 triệu. Điều này cũng khá là dễ hiểu bởi vì Công ty đã thanh lý, nhượng bán
một số lượng phương tiện vận tải, dẫn truyền đã khá là cũ kỹ, không còn phù hợp để
sử dụng nữa.
Bây giờ, chúng ta xét đến TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình những tài sản không có
hình thái vật chất ,thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoã mãn các tiêu chuẩn
của TSCĐ vô hình tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DN. Nhìn vào bảng 2.5
ta thấy, TSCĐ vô hình của Công ty cổ phần công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận chủ
yếu là quyền sử dụng đất. Năm 2010 quyền sử dụng đất của Công ty là 18.446 triệu.
Nhưng năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 13.702 triệu, giảm 25,7%. Do năm 2011 thị
trường bất động sản, nhà đất đóng băng trên diện rộng, dẫn đến giá giảm mạnh. Công
ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Những tài sản liên quan tới đất bị giảm mạnh. Nhưng tới năm 2012, Công ty đã đầu tư
mua một số lượng lớn đất đai với giá trị là 33,891 triệu. Mặc dù trong năm, cũng có
thanh lý một số lượng đất đai nhưng không đáng kể.
2.3.2.2 Tình hình trích khấu hao và quản lý tại Công ty
Trong 3 năm 2010- 2012, Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận
vẫn tiến hành trích lập khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. ( Nhưng từ ngày 25/4/2013, công ty trích khấu hao theo
quyết định 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính). Theo đó, Công ty áp dụng khấu hao
TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo quy
định tại TT203. Ưu điểm của phương pháp này là: Mức trích khấu hao đều đặn qua các
năm làm cho giá thành sản phẩm tương đối ổn định,phương pháp tính lại đơn giản và
khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ, DN thu hồi đủ vốn. Thế nhưng, nhược điểm của nó là,
TSCĐ sử dụng không đều qua các năm nên khả năng thu hồi vốn chậm và chưa tính
toán,phản ánh được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ. Cụ thể như sau :
Nhà cửa,vật kiến trúc : 18-50 năm.
Máy móc và thiết bị : 8-12 năm.
Thiết bị,dụng cụ quản lý : 3-5 năm.
Phương tiện vận tải,dẫn truyền: 8-15 năm.
TSCĐ hữu hình khác : 5-10 năm.
TSCĐ vô hình thể hiện quyền giá trị sử dụng đất. Công ty không trích khấu hao
quyền sử dụng đất vì đây là quyền sử dụng lâu dài.
Dưới đây là bảng về tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ qua 3 năm
2010-2012
Thang Long University Library
39
Bảng 2.5. Tình hình khấu hao TSCĐ của Công ty qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TSCĐ hữu hình 12.453 15.941 53.792 934 3.078 4.370 11.519 12.863 49.422
1.Nhà cửa,vật kiến trúc 1.330 1.387 39.921 133 593 1.354 1.197 794 38.567
2.Máy móc thiết bị 175 2.494 1.918 166 819 1.013 9 1.675 905
3.Phương tiện vận tải,truyền dẫn 10.494 11.596 11.356 535 1.498 1.744 9.959 10.098 9.612
4.Thiết bị,dụng cụ quản lý 409 419 539 91 148 217 318 271 322
5.TSCĐ khác 45 45 58 9 20 42 36 25 16
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty giai đoạn 2010-2012 )
40
Nhìn chung, nguyên giá và giá trị hao mòn của các TSCĐ này đều tăng qua các
năm. Chúng ta sẽ đi phân tích từng chỉ tiêu để hiểu rõ hơn về tình hình khấu hao, giá
trị còn lại của TSCĐ.
Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc
Giá trị hao mòn luỹ kế trong 3 năm từ 2010 – 2012 đều tăng qua các năm với các
giá trị lần lượt là 133 triệu, 593 triệu và 1.354 triệu. Nguyên nhân giá trị hao mòn luỹ
kế tăng một phần là do nguyên giá của nhóm tài sản này tăng đều qua 3 năm.Theo báo
cáo tài chính cho thấy, năm 2011 công ty đã đầu tư 57 triệu để mua sắm. Năm 2012,
xây dựng cơ bản hoàn thành 38.533 triệu, dẫn đến nguyên giá tăng mạnh. Điều này
cũng dẫn đến GTCL của TSCĐ tăng vọt vào năm 2012, lên tới 38.576 triệu. GTCL
phản ánh số vốn hiện thời của Công ty. Mặc dù năm 2011, GTCL chỉ có giá trị là 794
triệu, nhưng năm 2012 lại tăng vọt. Đây là một điều rất đáng khích lệ, vì nó ảnh hưởng
nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phầm của Công ty.
Nhóm máy móc, thiết bị
Mặc dù đây là nhóm TSCĐ có giá trị thấp và tỷ trọng thấp trong nhóm TSCĐ,
nhưng vai trò và tầm quan trọng của nó không hề nhỏ. Công ty Cổ phần Công nghiệp
Khoáng sản Bình Thuận chuyên khai thác và chế biến khoáng sản, vì vậy, các loại máy
móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phải luôn được chú trọng, đổi mới. Giá trị hao
mòn luỹ kế của nhóm TSCĐ này tăng khá đều qua 3 năm 2010- 2012 lần lượt là 166
triệu, 819 triệu, 1.013 triệu. Trong năm 2011, nhóm TSCĐ này khấu hao trong năm trị
giá 652 triệu, vì vậy năm 2011 tăng so với 2010. Năm 2012, khấu hao TSCĐ có giá trị
là 229 triệu, mặc dù có nhượng bán, thanh lý 35 triệu nhưng cũng không đáng kể, khấu
hao luỹ kế nhóm TSCĐ này vẫn tăng vào năm 2012. Mặc dù khấu hao luỹ kế tăng khá
đều, nhưng GTCL của nhóm TSCĐ này tăng giảm không đều, cụ thể năm 2010 là 9
triệu, năm 2011 là 1.675 triệu, năm 2012 là 905 triệu. Nguyên nhân là do nguyên giá
nhóm TSCĐ này tăng giảm không đều. Năm 2011, công ty đầu tư 2.319 triệu mua sắm
máy móc thiết bị, nhưng tới năm 2012, một số máy móc cũ kỹ lạc hậu đã được thanh
lý nhượng bán có trị giá là 576 triệu.
Nhóm TSCĐ là phương tiện vận tải, dẫn truyền
Đây là nhóm TSCĐ có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSCĐ của Công ty. Như
đã nói ở trên, vì đây là Công ty về khoáng sản, nên các phương tiện vận tải giữ vị trí
rất quan trọng. Giá trị hao mòn luỹ kế của Công ty tăng qua các năm, cụ thể, năm 2010
là 535 triệu, năm 2011 là 1.498 triệu và năm 2012 là 1.744 triệu. Nguyên giá của nhóm
TSCĐ này khá cao, nhưng khấu hao ít, có tỷ lệ khá thấp so với nguyên giá, đây là một
điều rất đáng mừng cho Công ty. Điều này dẫn đến GTCL trong 3 năm của nhóm
TSCĐ này khá cao. Trong 3 năm từ 2011-2012 lần lượt là 9.959 triệu, 10.098 triệu,
Thang Long University Library
41
9.612 triệu. Điều này chứng tỏ Công ty khá quan tâm tới nhóm TSCĐ này, vì nó đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhóm TSCĐ là thiết bị, dụng cụ quản lý
Nhóm TSCĐ này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu TSCĐ. Giá trị hao mòn
luỹ kế của nhóm TSCĐ này tăng lần lượt qua các năm, năm 2010 là 91 triệu, năm
2011 tăng nhẹ lên 148 triệu và năm 2012 tăng lên 217 triệu. Giá trị này tăng là do,
công ty đã khấu hao tăng trong năm 2011 là 56 triệu, năm 2012 là 92 triệu. GTCL của
nhóm TSCĐ này cũng biến động nhẹ qua các năm 2010-2012 lần lượt là: 318 triệu,
271 triệu, 322 triệu. Vì đây là nhóm TSCĐ có giá trị ít và mức độ hao mòn cũng
không đáng kể, nên ít được công ty quan tâm hơn.
Như vậy, trong 3 năm 2010-2012, Công ty đã thực hiện đầy đủ việc trích khấu
hao cho những những TSCĐ thuộc diện phải trích khấu hao, đồng thời xác định những
TSCĐ không thuộc diện phải trích khấu hao.Một số TSCĐ đã cũ, năng lực sản xuất
của chúng giảm tương đối nhiều. Vì vậy, trong các năm tới nếu Công ty không đầu tư
mua sắm mới các TSCĐ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, thì với năng lực sản
xuất hiện có của mình, Công ty khó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
cung cấp cho thị trường, khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và đặc biệt sẽ
ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển vị thế là một Công ty có uy tín và thương hiệu
trong lĩnh vực kinh doanh Khoáng sản.
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công
nghiệp Khoáng sản Bình Thuận
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng của TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp
Khoáng sản Bình Thuận ,ta phân tích các chỉ tiêu tiếp theo biểu hiện hiệu quả sử dụng
TSCĐ :
42
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của TSCĐ giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
giá trị giá trị giá trị giá trị % giá trị %
1 Tổng doanh thu 154.676 55.686 52.617 (98.990) -64% (3.069) -5,5%
2 Lợi nhuận sau thuế 64.791 8.731 12.518 (56.060) -86,5% 3.787 43,4%
3 Nguyên giá TSCĐ bình quân 38.354 101.366 184.407 63.012 164,3% 83.041 81,9%
4 Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ 1.925 4,324 38.553 2.399 124,6% 34.229 791,6%
5 Khấu hao luỹ kế trong kỳ 934 3,078 4.370 2.144 229,6% 1.292 42,0%
6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,03 0,55 0.29 (3,48) -86,4% (0.26) -48,1%
7 Tỷ suất sinh lời của TSCĐ 1,69 0,09 0.07 (1,60) -94,9% (0.02) -21,2%
8 Hệ số đổi mới TSCĐ 0,05 0,04 0.21 (0,01) -15,0% 0.17 390,1%
9 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,02 0,03 0.02 0,01 24,7% (0.01) -22,0%
10 Suất hao phí TSCĐ 0,25 1,82 3.50 1,57 634,1% 1.68 92,5%
(Nguồn : Báo cái tài chính giai đoạn 2010-2012)
Thang Long University Library
43
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
Năm 2010,chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là 4,03. Chỉ tiêu ở năm
này khá cao, một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo 4,03 đồng DT thuần, điều này
chứng tỏ trong năm 2010 TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất rất hiệu quả.
Nhưng sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm khá mạnh xuống còn 0,55, tức là giảm 86,4
% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm mạnh là do DT thuần giảm mạnh từ 154.676
triệu năm 2010 xuống còn 55.686 triệu năm 2011, trong khi nguyên giá TSCĐ tăng từ
38.354 triệu năm 2010 lên 101.366 triệu năm 2011. Năm 2012, một đồng nguyên giá
TSCĐ tham gia tạo ra 4,56 đồng DT thuần.So với 2011, chỉ tiêu này giảm 2,88 đồng
với tỷ lệ giảm 63%. Sở dĩ giảm mạnh như vậy là do sang năm 2012,tổng DT giảm đi
6% nhưng giá trị còn lại TSCĐ bình quân lại tăng 155%. Tổng DT giảm là do suy
thoái kinh tế toàn cầu về mọi ngành nghề lĩnh vực,vì vậy ngành Khoáng sản cũng
không thể tránh khỏi. Suy thoái kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm đi ,không bán
được nhiều hàng dẫn đến DT bị giảm . Ngoài ra thị trường xuất khẩu còn bị cạnh tranh
từ nhiều nước khác trên thế giới, vì vậy hàng hoá bị ứ đọng. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
có xu hướng giảm dần, thể hiện mặt hạn chế của Công ty Cổ phần Công nghiệp
Khoáng sản Bình Thuận trong việc khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất của TSCĐ
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đây cũng chính là vấn đề mà Công ty
cần quan tâm trong thời gian tới nhằm phát huy hơn nữa công suất hoạt động của máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải, góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời TSCĐ
Một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng được quan tâm đó là tỷ suất
lợi nhuận TSCĐ.Nó là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả sử dụng TSCĐ và
trình độ quản lý doanh nghiêp.Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ bình
quân khi đưa vào sản xuất thì sinh ra được cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ
tiêu này được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng TSCĐ bình quân. Năm
2010, tỷ suất sinh lời TSCĐ của công ty là 1,69. Tức là cứ một đồng giá trị TSCĐ bình
quân đem lại 1,69 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm khá mạnh xuống
còn 0,09, tức là giảm 94,9 % so với năm 2010.Nguyên nhân giảm mạnh là do lợi
nhuận sau thuế giảm từ 64.791 triệu năm 2010 xuống còn 8.731 triệu năm 2011.
Nguyên nhân là do năm 2010 Công ty thu được lợi nhuận cao từ việc khai thác đất
nhiễm mặn để san lấp công trình ,thế nhưng sang năm 2011 thì hoạt động này gặp rất
nhiều khó khăn khi các dự án lớn đều hoãn khởi công hoặc triển khai cầm chừng. Năm
2012, tỷ suất lợi nhuận TSCĐ có giảm nhẹ một chút, xuống còn 0,07, tương ứng giảm
44
21%. Mặc dù lợi nhuận trong năm 2012 có tăng lên tới 12.518 triệu, nhưng nguyên giá
TSCĐ cũng tăng theo, nên tỷ suất lợi nhuận vẫn giảm.Nguyên giá TSCĐ tăng là do,
trong năm 2012 xây dựng cơ bản trong năm được hoàn thành. Vì vậy một số lượng lớn
TSCĐ, cụ thể là nhóm nhà cửa, vật kiến trúc được đưa vào sử dụng, làm tăng nguyên
giá của TSCĐ
Chỉ tiêu hệ số đổi mới TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số TSCĐ hiện có cuối kỳ, thì có bao nhiêu
TSCĐ mới được trang bị và bổ sung trong năm. Năm 2011, chỉ tiêu hệ số đổi mới
TSCĐ của công ty là 0,04, giảm 0,01 tương đương giảm 15 %. Điều này chứng tỏ
trong năm 2011, công ty chưa thực sự chú trọng đổi mới, mua sắm TSCĐ. Nhưng sang
năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên khá cao, từ 0.04 năm 2011 lên tới 0.21 năm 2012, tức
là tăng 0.17, tương đương 390%. Nguyên nhân là do, Công ty đã đầu tư mua sắm các
TSCĐ hữu hình như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Đặc biệt là nguyên giá nhà
cửa, vật kiến trúc năm 2012 đã hoàn thành, làm nguyên giá TSCĐ tăng mạnh
ệ số hao mòn TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ. Chỉ tiêu hệ số hao mòn càng
gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ của DN đã quá cũ, DN cần phải chú trọng đến đổi mới và
hiện đại hoá TSCĐ, và ngược lại, nếu hệ số hao mòn càng nhỏ đi so với 1 bao nhiêu,
chứng tỏ nhóm TSCĐ của DN đã được đổi mới càng nhiều.Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy,
hệ số hao mòn TSCĐ của công ty khá là thấp, không biến động là mấy. Năm 2010 là
0.02, năm 2011 là 0.03, năm 2012 là 0.02. Điều này chứng tỏ, Công ty đã đầu tư chú
trọng tới TSCĐ, cố gắng hạn chế đi sự hao mòn của các TSCĐ. Đây là một điều rất
đáng khen ngợi đối với Công ty
Chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ so với DT
Chỉ tiêu này chi biết trong kỳ, để tạo ra một đồng DT thì DN phải sử dụng bao
nhiều đồng TSCĐ. Với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phân tích như trên thì hiệu
suất càng cao càng chứng tỏ DN sử dụng TSCĐ hiệu quả, thế nhưng với chỉ tiêu suất
hao phí thì ngược lại, chỉ tiêu càng có giá trị cao thì DT phải bỏ ra nhiều chi phí để thu
được DT. Năm 2011, suất hao phí của TSCĐ là 1,82. Như vậy, để tạo ra một đồng DT,
DN phải sử dụng 1,82 đồng TSCĐ. Tăng 631,1% so với năm 2010. Nguyên nhân tốc
độ tăng của nguyên giá TSCĐ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của DT. Năm 2012,
suất hao phí TSCĐ là 3,5. Tăng 1,68 đồng, tương đương với với 92,5%. Báo cáo tài
chính cho thấy trong năm 2012, TSCĐ trong năm tăng lên khá cao, 4.325 triệu, dẫn
đến nguyên giá TSCĐ tăng lên cao. Công ty đã đầu tư, mua sắm các TSCĐ hữu hình
như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Đặc biệt là nguyên giá nhà cửa, vật kiến
trúc năm 2012 đã hoàn thành, làm nguyên giá tăng mạnh.
Thang Long University Library
45
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần Công
nghiệp Khoán Sản Bình Thuận
2.4.1. Kết quả đạt được
Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng quan trọng đến năng
suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, do đó tác động đến lợi nhuận, đến
tình hình tài chính DN. Trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở Công ty đạt
được một số kết quả sau:
Mặc dù còn có những khó khăn nhất định nhưng Công ty đã có phần nào quan
tâm đến công tác quản lý và sử dụng TSCĐ phục vụ quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình. Để đảm bảo TSCĐ được sử dụng một cách tối đa, đạt hiệu quả và
công tác quản lý được thuận lợi, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo tình hình
sử dụng và công dụng kinh tế.
Các loại TSCĐ đều được đưa vào hoạt động đúng mục đích sử dụng, phát huy tối
đa công suất. Một số TSCĐ đã quá cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp cho
hoạt động sản xuất đều được thanh lý, nhượng bán, thay mới. Đồng thời, mỗi TSCĐ
lại được Công ty tiến hành mở sổ theo dõi riêng, các nghiệp vụ về TSCĐ đều được
hạch toán tỉ mỉ, chi tiết, giúp cho việc quản lý TSCĐ được sát sao và hiệu quả, xác
định chính xác năng lực sản xuất hiện còn từng thời điểm của từng TSCĐ để có biện
pháp kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa nhằm giảm thiểu tối đa thời gian không hoạt động
của chúng.
Để đảm bảo tái đầu tư TSCĐ, Công ty còn thường xuyên tiến hành việc tính và
trích khấu hao TSCĐ.Hàng năm, Công ty tiến hành trích khấu hao theo đúng kế hoạch
nhằm bổ sung vào quỹ khấu hao, tái đầu tư cho TSCĐ
Công ty còn quy định những chế tài khen thưởng thích đáng đối với người có
thành tích trong việc bảo quản, duy trì, cải thiện năng lực hoạt động của máy móc,
thiết bị cũng như những biện pháp kỷ luật đối với các hành vi gây mất mát, hư hỏng tài
sản.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù trong quá trình sử dụng TSCĐ, Công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được
những thành tựu như trên đã nêu, song trong quá trình sử dụng TSCĐ vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ, trong thời
gian tới Công ty cần phải nghiêm túc xem xét, phân tích kỹ lưỡng để tìm ra nguyên
nhân và các biện pháp khắc phục phù hợp.
Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ là:
46
Về công tác đầu tư TSCĐ.
Tuy công ty đã chú trọng tới công tác đầu tư, đổi mới TSCĐ,nguyên giá TSCĐ
từ năm 2010-2012 có tăng lên nhưng DT và lợi nhuận vẫn giảm, dẫn đến hiệu suất sử
dụng TSCĐ và tỷ suất sinh lời của TSCĐ giảm. Mặt khác khi tiến hành đầu tư mua
sắm TSCĐ thì công tác đánh giá lựa chọn phương án đầu tư còn nhiều hạn chế, dẫn
đến tình trạng một số thiết bị được đầu tư chưa phát huy hết được hiệu quả trong quá
trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về công tác khấu hao,bảo trì,bảo dưỡng TSCĐ.
Do loại hình là Công ty Khoáng sản nên TSCĐ chuyên tập trung vào máy móc.
Với điều kiện nắng nóng ở miền Nam có thể gây hỏng hóc và giảm thời gian sử dụng
của TSCĐ. Hơn nữa hầu hết các loại máy móc xây dựng nên ít được bảo dưỡng kỹ
lưỡng. Dẫn đến sự khấu hao nhiều về máy móc thiết bị của Công ty. Trong những năm
qua, công tác này chưa được Công ty quan tâm đúng mức, do đó hiệu suất hoạt động
của TSCĐ chưa phát huy hết tối đa công suất, đây cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ liên tục giảm.
Công tác định kỳ tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa được chú
trọng, kịp thời.
Trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ của cán bộ nhân viên:
Như đã phân tích ở trên, hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty trong các năm vừa
qua liên tục giảm. Điều này cho thấy trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ của cán bộ
nhân viên còn hạn chế, chưa phát huy được năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị,
chưa đạt được tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Công ty còn chưa thực sự chú trọng
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ.Người lao động
không chủ động nâng cao trình độ sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại mà Công
ty đã đầu tư, trang bị cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Việc xây dựng quy chế, chế tài khen thưởng cũng như kỷ luật, bồi thường vật
chất trong công tác sử dụng TSCĐ còn thiếu và không rõ ràng, nghiêm minh. Đối với
những cá nhân, tập thể có thành tích trong bảo quản, sử dụng có hiệu quả TSCĐ, Công
ty còn chưa kịp thời khen thưởng (cả về vật chất và tinh thần). Bên cạnh đó, đối với
những cá nhân, tập thể thiếu trách nhiệm làm mất mát, hư hỏng, lãng phí không phát
huy hiệu quả sử dụng TSCĐ Công ty còn chưa kịp thời nhắc nhở và tiến hành kỷ luật
thích đáng.
Thang Long University Library
47
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHƢƠNG 3.
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP
KHOÁNG SẢN BÌNH THUẬN
3.1. Định hƣớng hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình
Thuận
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn với nhiều vấn đề còn tồn
tại đến thời điểm hiện nay như nợ xấu ngân hàng, trong đó nợ xấu lĩnh vực bất động
sản chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng khiến cho dòng vốn lưu thông trong
nền kinh tế trở nên tắc nghẽn. Điều này kéo dài trong 2 năm qua đã khiến cho nền kinh
tế rơi vào trạng thái đình đốn, chỉ số tồn kho của nền kinh tế liên tục tăng cao và
nhanh, sức tiêu thụ giảm mạnh và ở mức rất thấp.Vì vậy, trong năm 2014 Chính phủ
sẽ phải có giải pháp để giải quyết các vấn đề trên. Để làm được điều đó Chính phủ
cần một nguồn ngân sách rất lớn do đó trong thời gian tới mục tiêu mà Chính phủ
hướng đến là thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhận định dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên sẽ làm cho thị trường chứng
khoán năm 2014 trở nên sôi động hơn.Vì vậy để nắm bắt cơ hội, trong năm 2014 Công
ty sẽ thực hiện phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm huy động nguồn vốn
đầu tư vào dự án Nhà máy chế biến Xỉ Titan Bình Thuận.
Đây là một ngành công nghiệp còn khá non trẻ ở Việt Nam tuy nhiên đất nước
ta có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến sâu
Titan. Do đó, mục tiêu của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận sẽ
là một DN tham gia sớm vào ngành công nghiệp tiềm năng này, tận dụng các lợi thế tự
nhiên sẵn có ở địa bàn đầu tư (Bình Thuận có trữ lượng Titan lớn nhất Việt Nam) để
vươn mình trở thành một DN dẫn đầu trong ngành. Nhà máy chế biến Xỉ Titan đầu
tiên đã được khởi công vào quý 2 năm 2013 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm
2014.
Một điểm sáng nữa trong năm 2014 của Công ty đó là hoạt động xuất khẩu cát
nhiễm mặn sang các thị trường nước ngoài đã được Chính phủ cho phép hoạt động trở
lại. Đây sẽ là mảng kinh doanh chủ lực trong năm 2014, hứa hẹn mang lại kết quả kinh
doanh khả quan cho Công ty.
Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận đang ngày càng khẳng
định vị thế của mình trong lĩnh vực Khoáng sản. Do đó mục tiêu trong dài hạn sẽ phấn
đấu trở thành một trong những Công ty hàng đầu ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
trong lĩnh vực Sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm Titan.
Kế hoạch kinh doanh 5 năm (2014-2018):
48
Trong năm 2014 Công ty phát hành tăng vốn để đầu tư vào dự án nhà máy Xỉ
Titan Bình Thuận, công suất 30,000 tấn Xỉ/năm. DT và lợi nhuận năm 2013 chủ yếu
đến từ việc xuất khẩu cát nhiễm mặn và các hoạt động kinh doanh Khoáng sản phi kim
khác. Ng DT và lợi nhuận sẽ có bước đột phá khi nhà máy Xỉ Titan Bình Thuận
hoạt động. Đồng thời trong năm này Công ty sẽ đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài
vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam để tiến hành tăng vốn tiếp tục đầu
tư vào dự án nhà máy Xỉ Titan Hòa Thắng, công suất 60,000 tấn Xỉ/năm.
Dự kiến đến năm 2016 –2017 DT Công ty sẽ đạt trên mốc 2,000 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế cũng đạt trên 200 tỷ đồng khi hai nhà máy vận hành ổn định và cho
năng suất đạt 100% công suất thiết kế.
Tổng tài sản năm 2016 – 2017 ước tính đạt trên 2.000 tỷ, vốn chủ sở hữu đạt
gần 1.000 tỷ đồng. EPS đạt 4,818 đồng/cp, ROE đạt 25%
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần
Khoáng sản Bình Thuận
Qua xem xét tình hình sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ
phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận trong những năm vừa qua cho thấy: Mặc
dù còn có những khó khăn nhất định, nhưng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo cùng đội
ngũ cán bộ nhân viên nên Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt
động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, đóng góp đáng kể cho Ngân sách
Nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được, Công ty vẫn bộc lộ một số điểm hạn chế trong công tác quản lý và sử
dụng TSCĐ
Từ việc nghiên cứu tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần
Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận trong những năm 2010,2011,2012 kết hợp với
những kiến thức đã được nghiên cứu tại trường, em xin đề xuất một số giải pháp chủ
yếu sau:
3.2.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ
TSCĐ là tư liệu chủ yếu của DN. Nó quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của mỗi DN, bảo đảm sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của
DN trên thương trường. Do vậy, việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ của mỗi DN
có ý nghĩa thiết thực. Trong những năm vừa qua, hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty
có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do, tốc độ tăng của DT luôn nhỏ hơn tốc độ
tăng của nguyên giá TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó, Công ty nên chú
trọng tới các biện pháp nhằm tăng DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, phát
huy hiệu quả của một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia trong kỳ.
Thang Long University Library
49
Công ty nên tăng cường các hoạt động mở rộng thị trường. Đây là một trong
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đây là ngành công
nghiệp còn khá non trẻ và đang phát triển ở Việt Nam .Vì vậy tạo thuận lợi cho việc
Công ty mở rộng thị trường. Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường sẽ là tiền đề để Công
ty tăng trưởng về quy mô sản xuất, kinh doanh. Khi đã có sự lớn mạnh về quy mô,
máy móc thiết bị sẽ hoạt động liên tục, phát huy tối đa công suất, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Phòng kế hoạch là bộ phận đảm trách nhiệm vụ thực hiện, triển khai kế hoạch
thăm dò, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Do đó, cần nâng cao năng lực hoạt động của
bộ phận này trong Công ty như bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ, nâng cấp,
cải tiến máy móc thiết bị, bổ sung thêm về nguồn tài chính
Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ .Việc nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ của Công ty sẽ tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, nhanh
chóng, DT tăng. Ngược lại, những sản phẩm có chất lượng kém thì các chủ hợp đồng,
người mua hàng có thể từ chối thanh toán, hoặc không kí kết hợp đồng sẽ dẫn tới phải
hạ giá bán sản phẩm, làm giảm bớt DT.
Tính toán các chi phí, đưa ra mức giá dịch vụ hợp lý có thể cạnh tranh nhằm thu
hút khách hàng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Tạo dựng và nâng cao uy tín, thương hiệu của Công ty trên thị trường.
3.2.2. Nâng cao tỷ suất sinh lời của TSCĐ
Để nâng cao tỷ suất sinh lời TSCĐ thì phải tăng lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận
thì phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong sản xuất, kinh doanh, Công ty
nên quan tâm đến quản lý chi phí, tìm biện pháp để giảm chi phí, loại trừ những chi
phí bất hợp lý, bất hợp lệ. Hạ giá thành tạo điều kiện để đưa ra mức giá cả phù hợp, có
thể cạnh tranh, đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Thực tế hiện nay, chi phí
kinh doanh hàng năm của Công ty ở mức cao, dẫn đến lợi nhuận đạt được thấp. Khi
xem xét mức độ sử dụng chi phí ta thấy trong những năm tới, Công ty nên chú trọng
quan tâm đến công tác quản lý giá vốn hàng bán, mặc dù giá vốn hàng bán giảm trong
giai đoạn năm 2010-2012 nhưng lại có giá trị khá cao. Ngoài ra các khoản chi phí dịch
vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền như chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, chi
phí thuế sửa chữa TSCĐ cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất
kinh doanh và chi phí quản lý DN.
3.2.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên
nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ.
Lao động là nhân tố tổ chức cực kỳ quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu
quả quản lý, sử dụng TSCĐ nói riêng mà toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
50
DN nói chung. Đối với DN hiện nay, để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh gay gắt, hơn bao giờ hết, trình độ của cán bộ công nhân viên có yếu
tố quyết định. Trong thực tế, tài sản máy móc thiết bị càng tiên tiến, thì người lao động
phải được đào tạo cơ bản qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng hiệu
quả. DN cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và
triệt để khai thác nguồn lực này.
Người lao động được đào tạo, bồi dưỡng sẽ nắm vững được lý thuyết cũng như
thực tế ứng dụng trong sử dụng TSCĐ. Đồng thời, họ cũng có ý thức chấp hành tốt các
quy định nội quy của DN trong sử dụng, quản lý tài sản của Công ty.
Để nâng cao chất lượng lao động thì:
Lao động phải qua sử dụng và có tiêu chuẩn chặt chẽ.
Lao động có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, học nghề nào làm nghề đó.
DN phải tạo điều kiện cho người lao động được bổ túc, đào tạo them chuyên
môn, tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc.
Thực tế, trong thời gian qua trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của cán bộ nhân
viên Công ty còn một số hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty nên có
hướng giải quyết như sau:
Tuyển dụng, bổ sung cán bộ nhân viên:
Trước hết, Công ty phải có chính sách tuyển dụng hợp lý. Chính sách tuyển dụng
này phải thu hút được nguời tài, người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, năng
lực làm việc. Ưu tiên tuyển dụng những người có học lực khá, giỏi, có trình độ tin học,
ngoại ngữ.
Tổ chức, cơ cấu đội ngũ cán bộ:
Trong quá trình làm việc, công tác, Công ty cần chú trọng phát hiện, mạnh dạn
đề bạt những cán bộ trẻ, có năng lực vào những vị trí phù hợp trên cơ sở đúng người,
đúng việc để họ lhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy được tài năng của
họ, phục vụ cho sự phát triển chung của toàn Công ty.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.
Với đội ngũ cán bộ quản lý:
Tổ chức những khóa học ngắn hạn, hoặc cử người đi học ở nước ngoài để tiếp
cận với trình độ quản lý tiên tiến, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của Công ty
trong nền kinh tế thị trường, đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn trong DN nói chung và TSCĐ nói riêng.
Thang Long University Library
51
Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, những người trực tiếp sử dụng, quản lý máy
móc, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng:
Công ty cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo hợp lý, cử đi học thêm ở các
trường lớp để giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tổ chức các buổi giới
thiệu về kỹ thuật mới trong tin học điện tử, huấn luyện sử dụng máy móc thiết bị đúng
quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, cần bố trí những người có trình độ chuyên môn cao
hướng dẫn, giúp đỡ nguời có trình độ còn yếu, nhất là những cán bộ vừa tuyển dụng,
giúp họ nhanh chóng thích nghi với máy móc thiết bị và sử dụng chúng có hiệu quả
cao nhất.
Song song với việc tạo điều kiện, khuyến khích tự học tập bồi dưỡng Công ty
cũng nên có chính sách hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện về mặt công việc, thời gian
cho cán bộ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và sử dụng
TSCĐ. Đặc biệt nên có chính sách khen thưởng xứng đáng những người có ý thức
trong việc bảo quản TSCĐ, có sang kiến tiết kiệm trong sử dụng tài sản máy móc, thiết
bị làm lợi cho tập thể, đồng thời sử phạt nghiêm minh người thiếu ý thức trách nhiệm
làm hư hỏng mất mát tài sản.
3.2.4. Chủ động đầu tư mua sắm TSCĐ mới, nâng cấp TSCĐ cũ, phát huy tối đa
công suất của tài sản, tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều
sâu.
Trong các DN, việc đầu tư đổi mới bổ sung TSCĐ là nhân tố quan trọng để bảo
toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Công ty cần thường xuyên đổi mới thay thế các TSCĐ đã quá cũ kỹ, hư hỏng,
đặc biệt là máy móc thiết bị vì chúng có độ hao mòn cao. Từng TSCĐ cần được quản
lý, theo dõi chi tiết về tình hình sử dụng, mức độ hao mòn, tình trạng kỹ thuật của
chúng, qua đó để có kế hoạch đầu tư đổi mới kịp thời đảm bảo cho sản xuất được diễn
ra liên tục, đạt hiệu quả.
Bên cạnh đầu tư đổi mới TSCĐ, cũng cấn tiến hành cải tạo, xây lắp, trang bị bổ
sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao và phát huy tối đa công suất của tài sản, kéo dài
thêm thời gian sử dụng của TSCĐ. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa dự phòng
TSCĐ.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, khoa học, công nghệ
phát triển nhanh chóng, Công ty cần có chính sách đầu tư vào TSCĐ theo chiều sâu,
tránh đầu tư tràn lan gây thất thoát, lãng phí vốn. Cần đầu tư cho máy móc thiết bị mới
có tính năng, tác dụng cao đáp ứng được đòi hỏi cao về chất lượng và tiến độ thi công
công trình của chủ đầu tư.
52
Công ty cũng nên chú trọng đầu tư, bổ sung thêm máy móc thiết bị cho một số
chi nhánh.
3.2.5. Tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới TSCĐ.
Để có thể đầu tư mua sắm, thay thế TSCĐ, máy móc thiết bị, cần thiết phải có
nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này. Hiện nay, TSCĐ của Công ty bao gồm: Vốn do
các thành viên góp ban đầu, vốn tự bổ sung, vốn khác. Để đáp ứng cho yêu cầu đầu tư
TSCĐ, máy móc, thiết bị, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
Phải sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ để tái đầu tư cho máy móc thiết
bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.Để tồn một lượng vốn khá lớn trong
quỹ trong khi tài sản hầu như đã khấu hao hết, năng lực sản xuất còn lại thấp
là một vấn đề đáng quan tâm.Quỹ khấu hao được sử dụng hiệu quả, linh hoạt
không những có tác dụng tái sản xuất giản đơn TSCĐ mà có thể tái sản xuất
mở rộng phục vụ yêu cầu tăng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty cần tích cực huy động các nguồn tài trợ cho TSCĐ như: Vay vốn của
các tổ chức tín dụng, tăng cường liên doanh, liên kết, huy động từ nguồn tiền
nhàn rỗi của cán bộ nhân viên, hoặc thông qua thị trường tài chính
Quá trình sản xuất kinh doanh của DN chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để giảm
thiểu rủi ro và chủ động trong việc bù đắp sự thiếu hụt vốn, Công ty cần thực
hiện:
Trích lập quỹ dự phòng tài chính theo đúng chế độ quy định để bù đắp
những khoản chênh lệch từ tổn thất, rủi ro trong kinh doanh.
Mua bảo hiểm cho TSCĐ cũng là một biện pháp tốt nhằm bảo toàn vốn.
Ngày nay, khi thị trường cho thuê tài chính TSCĐ không ngừng phát triển thì
phương thức huy động vốn từ hình thức thuê mua này là rất quan trọng và tương đối
phù hợp với điều kiện của các DN Việt Nam hiện nay với một số vốn vừa và nhỏ vẫn
có thể đầu tư được máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh. Đây cũng là hình thức mà Công ty cũng nên chú trọng đến.
3.2.6. Thanh lý, nhượng bán những tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với
yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Có thể thấy, TSCĐ của Công ty phần lớn đã hết thời gian khấu hao, nhiều tài sản
đã trở nên quá cũ, không còn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Xử lý nhanh những tài sản này là một trong những biện pháp quan trọng nhằm
giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi
Thang Long University Library
53
phí hoạt động thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều
này làm lợi nhuận của Công ty bị giảm sút, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, những tài sản đã quá cũ không những không đảm bảo an toàn trong
quá trình sử dụng mà còn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó
khăn cho Công ty.
Để tiến hành thanh lý, nhượng bán những TSCĐ đó cần:
Tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng hư hỏng của máy móc, thiết bị.
Lập dự trù kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng.
Nếu máy móc, thiết bị đã quá cũ không sửa chữa được hoặc sửa chữa với chi
phí cao hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, thì tiến hành lập kế
hoạch thanh lý, nhượng bán.
Giao cho bộ phận kỹ thuật, bộ phận tài chính, kế toán, thành lập Hội đồng
đánh giá và định giá các tài sản cần thanh lý, nhượng bán.
Thông báo thanh lý, nhượng bán.
Tổ chức bán và thu hồi vốn.
Định kỳ phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ
Cuối mỗi quý và năm, Công ty nên tiến hành kiểm điểm, phân tích đánh giá tình
hình thực hiện quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, nhằm phát huy những điểm mạnh,
việc làm tốt, khắc phục những điểm yếu, sửa chữa những sai sót trong quản lý và sử
dụng. Đó là biện pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường quản lý và sử
dụng TSCĐ.
Khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, Công ty có thể dựa vào các chỉ
tiêu như đã nêu ở chương 1, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả trong kỳ báo cáo với kỳ báo
cáo trước để biết được động thái sử dụng TSCĐ.
54
KẾT LUẬN
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến động, các Doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đều phải được tiến
hành có hiệu quả. Đặc biệt là vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.Bởi
vì TSCĐ là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại hay sự tồn vong
của DN. Cho nên khi tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, việc bảo
toàn và sử dụng TSCĐ sao cho hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết
đối với tất cả các DN.
Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản
Bình Thuận, em nhận thấy công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty nhìn chung
đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần
khác phục trong năm 2014. Với những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học
Thang Long và qua thời gian thực tập tại Công ty em đã mạnh dạn đưa ra những phân
tích đánh giá tình hình chung hoạt động sản xuất và thực trạng hiệu quả sử dụng tài
sản cố định của Công ty với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh cho Công ty.
Trong phạm vi đề tài và điều kiện nghiên cứu, thời gian nghiên cứu có hạn cũng
như khả năng tìm hiểu còn hạn chế, nên em cũng khó tránh khỏi những sai sót, khuyết
điểm trong quá trình thực hiện luận văn này.Vì vậy, em kính mong nhận được sự
thông cảm cũng như những sự bổ sung, góp ý quý giá từ các thầy, cô giáo và các anh
chị lãnh đạo trong Công ty để bài luận văn này được đầy đủ hơn và có giá trị thực tiễn
hơn, nhằm mục đích góp phần giúp đỡ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, hiệu
quả sử dụng TSCĐ của công ty trong những năm tới.
Và cuối cùng, quan trọng nhất, Em xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến sự
hướng dẫn trực tiếp hết sức tận tình của cô giáo Vũ Lệ Hằng, Cô là người có bề dày
kinh nghiệm và kiến thức hết sức sâu sắc, lại hiểu biết rộng về lĩnh vực tài chính nói
chung và lĩnh vực TSCĐ nói riêng mà em đang nghiên cứu trong luận văn này, cô là
người mà em người viết vô cùng biết ơn trong quá trình hoàn thành bài viết của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành, luôn tạo điều kiện hết sức có
thể của các anh chị trong phòng tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng
sản Bình Thuận, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để bài luận văn tốt nghiệp được hoàn
thành.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Cao Thị Trinh
Thang Long University Library
55
1. giáo
– ân.
2. TS. Nguyễn Tấn Bình (2005), giáo trình Phân tích hoạt động doanh nghiệp, nhà
xuất bản Tài Chính. Tr.122-130
3.
– . Tr.58-79
4. Tài liệu về quá trình hình thành, phát triển và bản tin nội bộ của Công ty Cổ
phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận.
5. Số liệu báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài sản nguồn vốn,
thuyết minh báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
(2010-2012) của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15565_8082_413.pdf