Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư và du lịch 365

Để có thể phát triển ổn định cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty cần có những biện pháp để khắc phục các tồn tại kể trên, cụ thể: Để giảm thiểu tỷ trọng nợ vẫn còn cao trong 2 năm gần đây, công ty cần có các kế hoạch chi tiết, các biện pháp chủ động thanh toán các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn nhằm giảm thiểu áp lực trả nợ cho công ty. Tạo ra nhiều chương trình cho khách hàng để luôn tăng doanh thu và lợi nhuận của từng tháng hay để mạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành mà công ty đang đầu tư để thu về những đồng vốn ngắn hạn có thể trả nợ gấp vào các khoản đáo hạn kịp thời

pdf67 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư và du lịch 365, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.902 73,35 2.735 79,16 5.434 87,42 833 43,8 2.699 98,68 I. Nợ ngắn hạn 1.902 73,35 2.735 79,16 4.178 67,21 833 43,8 1.443 52,76 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 1.256 20,21 0 - 1.256 - B. Vốn chủ sở hữu 691 26,65 720 20,84 782 12,58 29 4,2 62 8,61 TỔNG NGUỒN VỐN 2.593 100 3.455 100 6.216 100 862 33,24 2.761 79,91 (Nguồn: phòng Kế toán) Nợ ngắn hạn có sự giảm đi từ năm 2011 đến năm 2012 là 843 triệu đồng là do công ty đã dùng tiền mặt của mình để trả nợ cho ngân hàng. Khi năm 2013 tăng lên 52,76% so với năm 2012 là do khoản vay ngắn hạn ngân hàng tăng lên 640 triệu đồng để chi trả cho các khoản dịch vụ tour mà công ty đã đặt trước làm tăng chi phí để cho khách hàng khi đặt tour là luôn đáp ứng đầy đủ. Kèm theo đó là 2 khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước cũng tăng lên. Các khoản thuế phải nộp Nhà nước giảm đi do công ty đã dùng một phẩn trong các khoản vay của mình để trả vào một phần trong các khoản thế phải nộp nhà nước. Nợ dài hạn trong 2 năm 2011 và 2012, công ty không vay thêm nguồn vốn dài hạn nào để đầu tư vào tài sản cố định nên khoản nợ dài hạn bằng 0. Nhưng đến năm 2013, công ty đã tăng khoản nợ dài hạn này so với 2012 là 1.256 triệu đồng để đầu tư vào tài sản cố định để giúp cho công ty tăng uy tín và hình ảnh đối với khách hàng. Thang Long University Library 35 Vốn chủ sở hữu: Nhìn chung 3 năm gần đây thì vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng tăng lên. Năm 2012 tăng 4,2% so với năm 2011. So với năm 2012 thì năm 2013 có xu hướng tăng lên 8,56% nhưng khoản Vốn đầu tư của chủ sở hữu thì giữ nguyên chỉ riêng khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có xu hướng tăng lên làm lá chắn an toàn giúp cho công ty bước vào năm 2014 sao cho ổn định hơn. Nếu lỗ thì khoản này sẽ bù lỗ giúp công ty không chịu những tổn thất nặng nề khi chưa biết năm 2014 sẽ diễn biến như thế nào. Nhận xét: Nhìn chung, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 trong 3 năm cả tài sản và nguồn vốn đều tăng mạnh, ngoài ra, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty tương đối hợp lý chứng tỏ năng lực kinh doanh cũng như năng lực quản lý tài chính ổn định của công ty. 2.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta sẽ đánh giá một cách khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.2.3 sau đây: Bảng 2.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 11-12 Chênh lêch 12-13 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.347 8.134 14.589 2.787 52,12 6.455 79,36 2 Giá vốn hàng bán 4.357 6.989 13.689 2.632 60,41 6.700 95,86 3 Lợi nhuận sau thuế thu nhập công ty 21 29 62 8 38,1 33 113,79 (Nguồn: Phòng Kế toán) Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy qua ba năm 2011-2012-2013, ta có thể thấy doanh thu của các năm đang có xu hướng tăng lên dẫn đên sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế. Để hiểu điều này, từ báo cáo ta có thể vẽ được biểu đồ thể hiện quy mô tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận như sau: 36 Biểu đồ 2.1. Quy mô tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ĐVT:triệu đồng (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhìn vào biểu đồ 2.2.3 ta có thể thấy doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty có sự tăng mạnh trong ba năm trở lại đây. Mặc dù nền kinh tế đang vực dậy sau thời gian khó khăn nhưng với sự gia tăng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh khác như Amazia, Cosiana Tour những vẫn không thể khiến cho khả năng tạo doanh thu của công ty giảm đi. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch rất lớn giữa doanh thu và lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận chưa bằng số lẻ của doanh thu chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty phát sinh chi phí lớn khiến cho lợi nhuận đạt được chưa tương xứng với doanh thu. Cụ thể: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tại Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 qua các năm không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, bởi vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu thuần của Công ty. Sự tăng của doanh thu không đều qua các năm, năm 2012 doanh thu tăng 52,12% đạt 2.787 triệu đồng so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 khoản mục này đã tăng một cách nhanh chóng khi tỷ trọng tăng 79,36% tương ứng với 6.455 triệu đồng. Trong giai đoạn hiện nay, do đầu tư vào cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh rất tốt so với năm trước và đáp ứng rất tốt các nhu cầu khách hàng cần tour tại mọi thời điểm. Công ty còn áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để thu hút được nhiều khách hàng hơn và gia tăng các khoản hoa hồng mà từng nhân viên đem về trực tiếp. Tuy nhiên với việc tăng lên như vậy thì công ty vẫn phải dự phòng cho năm 2014 tiếp theo với đầy biến động. Giá vốn hàng bán: Dựa vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh ở trên ta có thể thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và tốc độ tăng của doanh thu là tương đương Thang Long University Library 37 nhau, điều này cho thấy việc doanh thu tăng kéo theo giá vốn hàng bán tăng là nguyên nhân chủ yếu. Cụ thể, năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 60,41% tương ứng tăng 2,632 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, khoản mục này tăng lên 95,86% tương ứng tăng 6.700 triệu đồng tương ứng so với doanh thu. Điều này có thể giải thích được tại sao doanh thu của công ty tăng lên rất cao đồng nghĩa với việc giá vốn hàng hóa tăng để đáp ứng đủ lượng tour cũng như dịch vụ khác xung quanh. Lợi nhuận sau thuế thu nhâp công ty: Do có những kế hoạch cụ thể để áp dụng vào tình hình kinh tế hiện nay mà công ty đã phát triển vượt trội hơn so với năm trước điều này được minh chứng bằng lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 29 triệu đồng tăng 8 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với 38,1% và đến năm 2013 con số này tăng lên 62 triệu đồng tương đương 33 triệu so với năm 2012. Một con số mà rất nhiều công ty hiện nay cũng đang muốn hướng đến lợi nhuận của mình trong những năm gần đây. Vậy có được điều này là do doanh thu bán hàng vào năm 2012, 2013 tăng cao đến 52,12% và 79,36% kèm theo đó là chi phí quản lý quản lý kinh doanh giảm đi đã bù vào các phần chênh lệch chi phí của giá vốn hàng bán và chi phí tài chính tăng lên nên khi doanh thu trừ đi phần chi phí đã làm gia tăng thêm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty lên rất cao là 108,66% Nhận xét: Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013 tình hình kinh doanh của công ty đang có những bước tiến rất tốt trên phương diện về tình hình kinh tế vẫn đang bị đình trệ hiện nay. Nhưng xét tổng quan thì công ty đang có những kế hoạch rất cụ thể đặt ra cho từng bộ phận lẫn nhân viên của mình để tạo cho họ những động lực cùng công ty vượt qua nền kinh tế đang gặp khó khăn này. Mặt khác dịch vụ tour và xung quanh tour mà công ty cung cấp vẫn luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng tại mọi thời điểm nên công ty sẽ vững mạnh trên con đường hiện tại. 2.1.4.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng2.4 Khả năng sinh lời của Công ty TNHH Đầu tƣ và Du lịch 365 ĐVT:% Chỉ tiêu Công thức Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13 ROS 0,39 0,36 0,42 (0,03) 0,06 38 ROA 0,81 0,84 0,99 0,03 0,15 ROE 3,04 4,03 7,93 0,99 3,9 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,02 2,35 2,35 1,33 0 (Nguồn: Phòng Kế toán) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) năm 2013 là 0,42% hay 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này tăng so với năm 2012 là 0,06% tương ứng 0,06 đồng. Đối với năm 2012 là 0,36 giảm đi 0,03% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng tình hình kinh doanh của công ty đang ổn định lên nhưng vẫn nằm ở mức rất thấp. Dựa trên tình hình tổng quan của cả bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy được sự cố gắng của công ty trong việc sử dụng nguồn vốn. Từ năm 2011 – 2013, tốc độ của doanh thu thuần tăng lên so với lợi nhuận sau thuế làm cho con số ROS cũng tăng lên tương ứng. Nhưng con số này rất thấp nên công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư để đem lại doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): so với năm 2012 thì năm 2013 tăng 0,14% tức là cứ 100 đồng tài sản năm 2013 tạo ra nhiều hơn năm 2012 là 0,14 đồng. Còn năm 2012 cũng tăng lên 0,03 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng (113,79% năm 2013) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (79,91% năm 2013) dẫn đến ROA tăng lên. Như vậy công ty đã thận trọng khi sử dụng chính sách đầu tư trong việc điều tiết tài sản của mình. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Năm 2013 có vẻ nhưng mọi chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên nên chỉ tiêu ROE cũng không nằm ngoại lệ. Chỉ số này của công ty năm 2013 tăng 3,9% so với năm 2012 tức 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty sẽ có 7,93 đồng lợi nhuận ròng tăng 3,9 đồng của năm 2012. Tuy năm 2012 chỉ tăng gần sấp xỉ 1 đồng so với năm 2011 nhưng cũng cho thấy được rằng công ty đã sử dụng được đồng vốn tốt như thế nào. Chỉ số này năm 2013 tăng khá mạnh so với 2 chỉ số Thang Long University Library 39 ROS và ROA nhưng nó cũng là chỉ số vô cùng quan trọng khi họ đánh giá được rằng với những đồng mà họ đầu tư vào hiện nay thì nó có phát sinh lợi nhuận tăng theo từng năm hay không. Khi nhìn vào 2 con số chênh lệch này của 3 năm chắc các chủ sở hữu cũng chưa thể hài lòng đối với những gì mà ban quản lý công ty đang thực hiện hiện nay. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay vòng quay tài sản) dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung mà không phân biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định. Dựa vào số liệu tính toán được ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên và có biến động lớn trong ba năm qua. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong năm 2013 là 2,35 lần trong khi đó năm 2012 là 2,35 lần. Tức là trong năm 2012, một đồng tài sản mang lại được 2,35 đồng doanh thu thuần. So với chỉ số ngành thì con số này vẫn thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, trong tương lai công ty cần chú trọng hơn nữa về hiệu suất sử dụng tài sản để không chỉ dừng lại ở con số 2,35 này. Kết luận: Tỷ suất sinh lời của công ty ở mức rất thấp nên cần phải cải thiện khi sử dụng nguồn vốn của mình. Ta có thể nhìn thấy rõ hơn khi nhìn vào bảng 2.5 dưới đây để so sánh với trung bình ngành năm 2013: Bảng 2.5 So sánh chỉ số ROA, ROE của Công ty với trung bình ngành năm 2013 ĐVT:% Chỉ tiêu Du lịch Công ty 365 Chênh lệch ROA (năm 2013) 5,98 0,81 5,17 ROE (năm 2013) 9,16 3,04 6,12 (Nguồn: So với ROA của trung bình ngành năm 2013, tỷ suất sinh lời của công ty thấp hơn rất nhiều. Trong khi ROA của ngành đạt 5,98% thì công ty đạt mức 0,81% tức là thấp hơn 5,17%. Điều này cho thấy công ty đang hoạt động kém hiệu quả và bị hạn chế bởi nhiều các công ty khác cùng ngành. Đối với chỉ số ROE của công ty có thể thấy rằng năm 2013 là một năm khó khăn của công ty khi mà chỉ số ROE của trung bình nghành là 9,16 còn của công ty là 3,04. 40 Như vậy, có thể thấy rằng sức cạnh tranh của Công ty có phần giảm sút so với các công ty khác trong ngành. Nhận xét: Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ta nhận thấy, qua 3 năm, công ty vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời của mình nhưng so sánh với chỉ số ngành hiện nay thì con số này vẫn rất nhỏ nên công ty vẫn cần những sự đổi mới và một sự thay đổi hợp lý nào đó nữa để công ty có thể cải thiện được những đồng vốn của mình một cách tốt hơn và tăng cao hơn nữa trong năm 2014. Tuy nhiên mọi thứ đang có xu hướng tăng lên sẽ kích thích được toàn bộ tập thể hay cổ đông công ty tin vào một điều rằng với nền kinh tế hiện nay công ty sẽ có đủ mọi nguồn lực để vượt qua. 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Du lịch 365 2.2.1 Kết cấu vốn lƣu động tại công ty 2.2.1.1 Quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn (hay còn được gọi là tài sản lưu động) là bộ phận vô cùng quan trọng của công ty. Thông qua quá trình luân chuyển TSLĐ có thể đánh giá kịp thời việc mua sản phẩm, dự trữ sản phẩm và tiêu thụ của công ty. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu 2.3.1 dưới đây: Bảng 2.7 Tình hình tài sản ngắn hạn tại Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13 Giá trị triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị triệu đồng Tỷ trọng % Giá trị triệu đồng Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tỷ trọng % A. Tài sản ngắn hạn 2.065 100 2.998 100 3.833 100 933 45,18 835 27,84 I. Tiền 372 18,01 298 9,94 56 1,46 (74) (19,89) (241) (81,06) II. Các khoản phải thu 603 29,2 802 26,75 3.234 84,37 199 33 2.432 303,13 III. Đầu tư tài chính NH 0 0 0 0 250 6,52 0 - 250 - IV. Hàng tồn kho 1.066 51,62 1.876 62,58 274 7,15 810 75,98 (1.602) (85,39) V. Tài sản ngắn 23 1,11 23 0,77 18 0,47 0 0 (5) (21,74) Thang Long University Library 41 hạn khác (Nguồn: Phòng Kế toán) Quy mô tài sản ngắn hạn tăng đều qua từng năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 933 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 45,18% do trong năm 2012 công ty quyết định bổ sung vốn lưu động để mở rộng hoạt động kinh doanh. Sang năm 2013 con số này tăng lên 3.833 triệu đồng tương ứng tăng 835 triệu so với năm 2012, nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong năm 2013 công ty tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Cơ cấu tài sản ngắn hạn Nhìn vào bảng có thể thấy được các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong TSNH. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ và tiền qua các năm có xu hướng giảm. Tỷ trọng tiền trong giai đoạn 2011 – 2013 đang có xu hướng giảm. Cụ thể, trong năm 2012 tiền chỉ chiếm 8,94% tương đương với việc giảm 74 triệu đồng. Đến năm 2013 khoản mục này chỉ còn chiếm 1,46%. Việc giảm tỷ trọng tiền trong TSLĐ giúp công ty có cơ hội đầu tư vào các tài sản sinh lời khác thay vì giữ tiền. Tuy nhiên việc trữ lượng tiền ít dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán khi có những khoản phát sinh đột xuất cần tiền ngay, điều này sẽ làm mất uy tín của công ty. Do đó, công ty cần cân đối tiền với các TSLĐ khác để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như nắm bắt các cơ hội hưởng chiết khấu khi thanh toán sớm các hợp đồng Tour. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu VLĐ. Các khoản phải thu tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể , trong năm 2012 các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 26,75% tăng 33% tương ứng tăng 199 triệu đồng so với năm 2011. Sang đến năm 2013 con số này tăng lên đến 2.432 triệu đồng tương ứng tăng 303,13% so với năm 2012. Có sự tăng lên đột biến này là do trong năm 2013 do công ty đã đầu tư rất nhiều để mua các tour và dịch vụ đi kèm để luôn đáp ứng tốt nhất cho khách hàng. Hàng tồn kho của Công ty bao gồm: tour và dịch vụ xung quanh (đặt phòng trước, dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm, ăn uống nhà hàng) đã giảm đi trong 2013 và còn tồn lại chỉ là 274 triệu đồng tức giảm đi 85,39% so với năm 2012. Nguyên nhân hàng tồn kho có sự giảm mạnh này là do nhu cầu khách hàng đi du lịch trong năm 2013 tăng rất cao nên công ty đầu tư rất nhiều vào việc kinh doanh đều rất tốt nên 42 doanh thu và lợi nhuận năm 2013 tăng rất cao so với năm 2012. Hàng tồn kho giảm đi sẽ giúp cho khả năng xoay vòng vốn của công ty tăng lên. Trong năm công ty đã đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo khả năng kinh doanh của mình. Do tác động nền kinh tế nhưng với đặc thù ngành dịch vụ vẫn giúp cho công ty phát triển mạnh trong năm 2013. Sự xâm nhập thị trường của nhân viên kinh doanh đã phát huy hiệu quả để có đà phát triển trong năm 2014. TSNH khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu VLĐ và có ổn định trong giai đoạn gần đây. Năm 2011 chỉ chiếm 1,11% nhưng đến năm 2013 con số này đã giảm nhẹ xuống 0,47%. Qua phân tích cơ cấu TSNH cho ta thấy việc quản lý và sử dụng VLĐ ở Công ty chưa thực sự hiện quả. TSNH của công ty tập trung nhiều ở các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho, hai khoản mục này chiếm hơn 80% tỷ trọng TSNH của công ty. Do đó, công ty cần có những biện pháp, chính sách quản lý để nhanh chóng thu hồi những khoản nợ đã quá hạn và quản lý hàng tồn kho tốt hơn. 2.2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn là một khoản nợ của công ty hay một nghĩa vụ nợ mà thường xác định trong khoảng thời gian 1 năm (năm tài chính). Về bản chất, đó là những hóa đơn phải trả giữa người đi vay và người cho vay trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, công ty dùng tiền mặt trong tài sản ngắn hạn để trả cho nợ ngắn hạn của họ. Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn tại công ty Đơn vị trính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11- 12 Chênh lệch 12- 13 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nợ ngắn hạn 1.902 100 2.735 100 4.178 100 833 43,8 2,699 98,68 1. Vay ngắn hạn 1.814 95,37 971 35,5 1.611 38,56 (843) (46,47) 640 (65,91) 2. Phải trả người bán 73 3,84 0 0 875 20,94 (73) (100) 875 - 3. Người 0 0 1.746 63,84 1.675 40,09 1.746 - (71) (4,07) Thang Long University Library 43 mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản PNNN 16 0,84 18 0,66 16 0,38 2 12,5 (2) (11,11) 5. Các khoản PTNH khác 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - (Nguồn: Phòng Kế toán) Tại Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Bảng số liệu 2.3.2 thống kê chi tiết các khoản nợ ngắn hạn của công ty qua ba năm 2011, 2012 và 2013. Nguồn vốn ngắn hạn tại công ty tăng mạnh trong năm 2012, với tốc độ tăng là 43,8% tương ứng tăng 833 triệu đồng so với năm 2011 do trong năm này công ty cần vay thêm vốn để trả cho người bán để làm tăng giá trị khó Tour và dịch vụ xung quan tour của công ty. Nguồn vốn ngắn hạn này sang tới năm 2013 đã tăng mạnh với tốc độ tăng 52,76% tương ứng giảm 1.443 triệu đồng so với năm 2012 bởi công ty đã được khách hàng tin tưởng và đặt tour trước rất nhiều ngày để hưởng chính sách ưu đãi từ công ty đưa ra. Mức độ chênh lệch này là do khoản khách hàng đặt trước phát sinh ra làm tăng nợ ngắn hạn. Nhìn vào Bảng số liệu ta có thể thấy vay và nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của công ty do đó ta chỉ tập trung phân tích vào mục này:  Vay và nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản vay để bổ sung vốn lưu động từ các ngân hàng và các tổ chức cá nhân khác. Năm 2012, công ty đã trả đi gần một nửa số nợ mà họ vay ngân hàng nhưng đến năm 2013 con số này cũng đã tăng lên 65,91% tương đương 640 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá cao trong khoản mục vay ngắn hạn này. 2 năm đầu tiên có thể nói khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vay và nợ ngắn hạn nhưng khi đến năm 2013, nhu cầu khách hàng di du lịch tăng lên nên việc lựa chọn các loại hình tour trở nên nhiều hơn từ đó khách hàng đã lựa chọn việc đặt trước các tour để hưởng những ưu đãi và rẻ hơn so với việc đặt ngay làm cho khoản mục người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng cao.  Phải trả cho người bán là khoản mục chiếm tỷ trong khá thấp trong vay ngắn hạn trong năm 2011, 2012 nhưng đến năm 2013 phả trả người bán đã 44 tăng lên đến 875% so với năm 2012. Khoản vốn này công ty chiếm dụng được thông qua việc chưa trả nợ được cho người bán. Năm 2012 khoản mục này bằng 0 cho thấy công ty đã trả hết nợ cho người bán để giảm thiểu nợ ngắn hạn của mình nhưng năm 2013 lại khác đó là sự tăng lên bằng một nửa tỷ trọng của Vay và nợ ngắn hạn là do nhu cầu khách hàng tăng lên cao trong năm 2013 nên công ty đã phải đặt trước các tour và dịch vụ đi kèm (đặt phòng trước, dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm, ăn uống nhà hàng) giúp cho việc cung ứng kịp thời khi khách hàng đặt tour.  Các khoản mục còn lại chiếm khoảng 10% nguồn vốn ngắn hạn của Công ty và ảnh hưởng không nhiều như hai khoản mục vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, và người mua trả tiền trước. Phân tích về tình hình cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 ta có thể thấy trong hai năm 2012 và 2013 nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng lên, một phần do việc tạo dựng uy tín với khách hàng và 2 năm tình hình kinh tế biến động khách hàng muốn được đi với tour có chính sách ưu đãi cao phù hợp với túi tiền của họ. 2.2.2 Chính sách quản lý vốn lƣu động Hình 2.2 Chính sách quản lý vốn lưu động (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Chính sách quản lý VLĐ mà công ty áp dụng trong năm trước 2011 – 2012, khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn để duy trì sự ổn định công ty đã áp dụng chính sách thận trọng trong quản lý VLĐ. Với đặc điểm là một phần NVDH tài trợ cho TSLĐ, TSLĐ 79,64% TSDH 20,36% NVNH 73,25% NVDH 26,65% TSLĐ 86,77% TSDH 13,23% NVNH 79,16% NVDH 20,84% TSLĐ 61,66% TSDH 38,34% NVNH 87,42% NVDH 12,58% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thang Long University Library 45 chính sách này mang lại nhiều lợi ích cho công ty; NVDH có tính ổn định cao, hạn chế rủi ro thanh khoản. Nhưng năm 2012, NVDH của công ty đã giảm đi 4,2% so với năm 2011 nhưng TSDH cũng giảm đi nên công ty vẫn duy trì được chính sách này. Chính sách này sẽ giúp công ty giảm bớt được các rủi ro như biến động tăng giá thành tour do dự trữ hàng tồn kho ở mức cao Tuy nhiên thu nhập không cao do phải chịu chi phí cao hơn như: chi phí quản lý, chi phí lưu kho, chi phí lãi vaylàm cho EBT giảm. Nhưng đến năm 2013 công ty đã áp dụng chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến. Qua mô hình trên cho thấy công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài để tài trợ cho TSCĐ. Điều này cho thấy sự ổn định của nguồn vốn không cao do nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn ngắn hạn (thời gian sử dụng dưới 1 năm). Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty không được đảm bảo: quản lý TSLĐ theo trường phái cấp tiến thường duy trì mức thấp nhất của toàn bộ TSLĐ, công ty chỉ giữ một lượng tiền tối thiểu (56 triệu trong năm 2013), dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và vay ngắn hạn để đáp ứng mọi nhu cầu không dự báo trước. Do đó, nếu quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng công ty mất khả năng thanh toán. Chính sách này sẽ đem lại cho công ty thu nhập cao do chi phí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí lưu kho,đều thấp làm cho EBT cao hơn. Tuy nhiên, nó cũng mang đến những rủi ro lớn hơn. Một số rủi ro có thể gặp phải khi công ty sử dụng chính sách này: không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả, công ty dự trữ hàng thấp dẫn đến doanh thu có thể bị mất khi hết hàng dự trữ, phát sinh chi phí cơ hội. Bằng việc thay đổi cấu trúc tài sản và nợ qua từng giai đoạn, công ty có những biện pháp thay đổi chính sách quản lý VLĐ để phù hợp với điều kiện kinh doanh từng thời kỳ. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, không ổn định, chính sách dung hòa rủi ro và tạo mức thu nhập cao là chính sách thích hợp mà công ty đã lựa chọn. 46 2.2.3 Thực trạng quản lý tài sản lƣu động của công ty 2.2.3.1 Quản lý tài sản tiền Bảng 2.9 Cơ cấu tài sản tiền tại công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11- 12 Chênh lệch 12- 13 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tiền, TĐ tiền 372 100 298 100 56 100 (74) 43,8 (241) 98,68 1. Tiền gửi ngân hàng 302 81,62 233 78,19 0 0 (69) (22,85) (233) (100) 2. Tiền mặt 72 18,38 65 21,81 56 100 (7) (9,72) (9) (13,85) Ngƣời mua trả tiền trƣớc 0 0 1.746 100 1.675 100 1.746 - (71) (4,07) (Nguồn: Phòng kế toán) - Tiền và tương đương tiền bao gồm tiền gửi ngân hàng và tiền mặt. Trong đó 2 năm 2011 và 2012 tỷ trọng tiền gửi ngân hàng luôn cao hơn tiền mặt. Các khoản phải trả cho ngân hàng, phải trả cho người bán, phải trả tiền lương cho nhân viên đều được thực hiện qua ngân hàng và số dư ở tài khoản ngân hàng luôn cao hơn tiền mặt dự trữ tại công ty. Nhưng đến năm 2013 tiền gửi ngân hàng của công ty bằng 0 và tiền mặt chỉ có 56 triệu đồng. Do công ty đã chi trả rất nhiều tiền cho việc mua tour, đầu tư tài chính ngắn hạn và chi trả lương cho nhân viên đã tiêu tốn hết phần tiền trong ngân hàng cộng thêm một phần tiền mặt công ty đang dự trữ. Kèm theo đó chính sách cấp tiến của công ty trong năm 2013 cũng làm giảm lượng tiền trong công ty ở mức thấp nhất. Như vậy, với lượng tiền dự trữ của mình công ty nên có chính sách khác để cải thiện tình hình trên không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của mình. - Người mua trả tiền trước cũng là khoản tiền mà công ty đang cầm của khách hàng để chi trả dịch vụ trong tương cũng đang ổn định hơn nhưng cũng là khoản mà công ty cần quản lý chặt chẽ để đáp ứng đúng thời gian mà khách hàng đặt trước. Thang Long University Library 47 2.2.3.2 Quản lý khoản phải thu Bảng 2.10 Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn tại công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11- 12 Chênh lệch 12- 13 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Các khoản PTNH 603 100 802 100 3.234 100 199 33 2.432 303,13 PTKH 263 43,62 0 0 257 7,95 (263) (1) 257 - Trả trước cho người bán 0 0 801 99,88 2.976 92,02 801 - 2.175 271,53 Các khoản phải thu khác 341 56,38 1 0,12 0,52 0,03 (340) (99,71) (0,48) (0,48) (Nguồn: Phòng Kế toán) Trong khoản thu này có những khoản phải thu của khách hàng đang có xu hướng tăng lên, trả trước cho người bán tăng, các khoản phải thu khác giảm đi so với năm 2012. Thứ nhất, về khoản phải thu khách hàng đang có xu hướng tăng lên nhưng do năm 2012 con số này lại bằng không nhưng năm 2011 con số này là 263 triệu (chiếm tỷ trọng 43,62% trong tổng PTNH) vậy công ty đã thu hồi hết công nợ với khách hàng để bắt đầu triển khai kế hoạch mới của mình phù hợp với năm 2013. Ta thấy cuối năm 2012, chính sách nới lỏng tín dụng của công ty đã sử dụng phù hợp do khách hàng có nợ nhưng cuối năm đã thanh toán hết và năm 2012 nền kinh tế có khó khăn thì với chính sách đã áp dụng thì công ty luôn tăng lượng khách hàng theo từng năm để thấy được điều này đó chính là doanh thu của công ty tăng lên gần như gấp đôi so với năm 2012. Thứ hai, năm 2013 trả trước cho người bán tăng lên rất mạnh 2.175 triệu đồng là do nhu cầu khách hàng trong năm 2013 tăng cao về các dịch vụ du lịch nên công ty đã đặt trước các tour tại các thời điểm khác nhau đã làm gia tăng các khoản phải trả trước cho người bán mà chủ yếu là bên cung cấp dịch vụ thứ ba. Thứ ba, các khoản phải thu khác đã có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2012 đã giảm đi gần 340 triệu đồng so với năm 2011 và 2013 giảm đi gần 1 triệu đồng so với năm 2012 chứng tỏ công ty đang thu hồi dần dần được các khoản phải thu ngoài khoản phải thu khách hàng và thu từ người bán. Con số này tuy nhỏ nhưng cũng là một phần khoản thu mà công ty cần xử lý vì những khoản nhỏ tồn đọng nhiều sẽ làm cho công ty gặp vướng 48 mắc trong khoản thu hồi. Tóm lại các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên sẽ làm tăng rủi ro, tăng chi phí quản lý nợ nên công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc quản lý các khoản phải thu nhất là trả trước cho người bán vì khoản này tăng lên rất cao trong năm 2013. 2.2.3.3 Quản lý hàng tồn kho Bảng 2.11 Cơ cấu hàng tồn kho tại công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11- 12 Chênh lệch 12- 13 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Hàng tồn kho 603 100 802 100 3.234 100 199 33 2.432 303,13 Tour 603 100 802 100 3.234 100 199 33 2.432 303,13 (Nguồn: Phòng kế toán) Hàng tồn kho: Với đặc trưng là công ty dịch vụ vì vậy hàng tồn kho của công ty được nhắc đến đó chính là các tour mà công ty mua nhưng do khi đặt tour không đủ số lượng khách và có một số vấn đề phát sinh khi mua tour đó gặp phải xảy ra lỗi nên vẫn chưa được thanh lý ra khỏi “kho”. Năm 2012 tăng lên gần 810 triệu đồng so với năm 2011 tương đương 75,89%. Việc tăng lên vậy do công ty đã tăng việc mua bán dịch vụ tour lên để đáp ứng tốt hơn với khách hàng. Trong năm 2013, công ty đã mua bán tour một cách hợp lý đã giảm được hàng tồn kho đến cuối năm là 1.602 triệu đồng tương ứng với 85,4% so với năm 2012. Nếu giữ được tình hình này thì công ty sẽ tăng doanh thu lên rất tốt mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hàng tồn kho mà công ty còn đọng lại từ năm trước và tăng được khả năng quay vòng vốn của công ty lên. 2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong công ty 2.3.1 Nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lƣu động Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Bởi vậy ta xem xét chỉ tiêu này nhắm đánh giá khả năng sử dụng VLĐ tại Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. Trước tiên ta cần tính được VLĐ trung bình của Công ty trong các năm 2011, 2012 và 2013 như sau: Thang Long University Library 49 VLĐ trung bình năm 2010 = = 2.005 (triệu đồng) VLĐ trung bình năm 2011 = = 2.531,5 (triệu đồng) VLĐ trung bình năm 2012 = = 3.415,5 (triệu đồng) Bảng 2.12 Tốc độ luân chuyển VLĐ tại Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 – 12 12 -13 Doanh thu thuần Triệu đồng 5.347 8.134 14.589 2.787 6.455 VLĐ trung bình Triệu đồng 2.005 2.531,5 3.415,5 526,5 884 Vòng quay VLĐ Vòng 2,67 3,21 4,27 0,54 1,06 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 134,83 112,15 84,31 (22,68) (27,84) (Nguồn: Phòng Kế toán)  Vòng quay vốn lưu động hay số lần luân chuyển vốn lưu cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay bao nhiêu vòng. Vòng quay vốn lưu động tại cong ty năm 2011 là 2,67 vòng có nghĩa trong năm này 1 đồng TSLĐ của Công ty tạo ra được 2,67 đồng doanh thu thuần hay trong năm VLĐ của Công ty luân chuyển được 2,67 vòng. Năm 2012, son số này tăng nhẹ lên mức 3,21 tương ứng tăng 0,54 vòng so với năm 2011, và sang năm 2013 con số này lại tiếp tục tăng 4,27 vòng tương ứng tăng 1,06 vòng so với năm 2012. Số vòng quay hiện tại của công ty còn rất nhỏ cho ta thấy khả năng quản lý vốn lưu động của Công ty vào thời điểm hiện tại chưa tốt khiến cho việc nâng cao doanh thu còn gặp nhiều hạn chế.  Kỳ luân chuyển VLĐ cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành vòng luân chuyển VLĐ. Nhìn vào bảng số liệu 2. Ta thấy kỳ luân chuyển VLĐ tại Công ty có xu hướng giảm. Từ năm 2011 Công ty cần 134,83 ngày để hoàn thành 1 vòng quay VLĐ thì sang năm 2012 vòng quay này giảm xuống 112,15 ngày. Và tiếp tục sang đến năm 2013 con số này lại giảm xuống mức mức 84,31 ngày tức là giảm 27,84 ngày so với năm 2012. Do 50 vòng quay VLĐ tăng lên nên kỳ luân chuyển vốn lưu động cũng giảm đi nhưng với thời gian mất hơn 2 tháng để luân chuyển là con số vẫn rất cao nên doanh nghiệp cần đẩy cao hơn nữa vòng quay vốn lưu động để kỳ luân chuyển VLĐ tốt hơn. Như vậy, ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong 3 năm vừa qua có phần tăng lên. Tuy vòng quay vốn lưu động tăng chậm và kì luân chuyển có giảm đi nhưng vẫn là những con số rất nhỏ tuy nhiên cũng đã biểu thị nỗ lực của Công ty trong việc thích ứng với sự biến động của thị trường. Ngoài ra, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ VLĐ sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao hơn. 2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lƣu động Hàng tồn kho Bảng 2.12. Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 -12 12 - 13 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 4.375 6.989 13.689 2.632 6.700 Giá trị lưu kho bình quân Triệu đồng 1136,5 1471 1075 334,5 (396) Hệ số lưu kho Vòng 3,85 4,75 12,73 0,9 7,98 Thời gian luân chuyển kho TB Ngày 94,81 76,84 28,67 (17,97) (48,17) (Nguồn: Phòng Kế toán) - Hệ số lưu kho hay có tên gọi khác là vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kì để tạo ra doanh thu. Hệ số lưu kho của công ty năm 2011 là 3,85 có nghĩa trong năm này hàng tồn kho của công ty phải quay 3,85 vòng mới tạo ra doanh thu. Năm 2012, công ty bán được nhiều tour hơn, giá vốn hàng bán giảm đi và giảm nhanh hơn so với hàng tồn kho của năm 2011 nên hệ số này tăng lên 4,75 vòng. Sang năm 2013, hệ số lưu kho tăng mạnh lên mức 12,73 vòng tức là tăng 7,98 so với năm 2012. Điều này cho thấy trong ba năm vừa qua Công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho, chủ yếu là Tour nhưng đến năm 2013 tình hình đã cải thiện được hơn khi đã tăng được số vòng quay. Thang Long University Library 51 - Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết bình quân tồn kho của công ty mất bao nhiêu ngày hay số ngày trung bình của một vòng quay kho. Tại công ty ta thấy trong ba năm gần đây số ngày hàng tồn kho trung bình đang có xu hướng giảm đi. Năm 2011, thời gian luân chuyển kho trung bình chỉ là 94,81 ngày, nhưng sang đến năm 2012 con số này đã giảm đi 76,84 ngày tương ứng giảm 17,97 ngày có nghĩa 1 vòng quay hàng tồn kho tại công ty trong năm 2012 mất 76,84 ngày. Tuy nhiên con số này còn giảm mạnh xuống còn 28,67 ngày khi kết thúc năm 2013 một tín hiệu rất đáng mừng cho công ty khi bước vào năm 2014. Tóm lại, do hàng tồn kho của Công ty luôn được duy trì ở mức cao nên hệ số lưu kho thấp và thời gian luân chuyển kho cũng đã giảm dần đi. Điều này sẽ giúp cho công ty ổn định hơn với hàng tồn kho của mình đang nắm giữ có thể quay vòng vốn lưu động của mình nhanh hơn. Các khoản phải thu Bảng 2.13 Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 - 12 12 - 13 Doanh thu thuần Triệu đồng 5.347 8.134 14.589 2.787 6.455 Bình quân các khoản phải thu Triệu đồng 287,5 131,5 128,5 156 (3) Hệ số thu nợ Vòng 18,6 61,86 113,53 43,26 51,67 Thời gian thu nợ TB Ngày 19,63 5,9 3,21 (13,73) (2,69) (Nguồn: Phòng Kế toán) - Hệ số thu nợ hay còn gọi là vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này tại Công ty có xu hướng tăng trong vòng ba năm qua. Cụ thể năm 2011, hệ số thu nợ là 18,6 có nghĩa trong năm này vòng quay các khoản phải thu của công ty là 18,6 vòng. Năm 2012, hệ số này tăng 43,26 so với năm 2011. Tới năm 2013, vòng quay các khoản phải thu tiếp tục tăng mạnh lên 113,53 và tăng so với năm 2011 là 51,67. Điều này cho thấy công ty đã thu hồi các khoản phải thu rất nhanh trong năm 2013. 52 - Thời gian thu nợ trung bình hay còn được gọi là kỳ thu tiền bình quân dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng các khoản phải thu của công ty. khi hệ số thu tiền càng thấp thì kỳ thu tiền bình quân càng tăng cao và ngược lại. Tại công ty ta thấy kì thu tiền bình quân đang có xu hướng giảm đi, có nghĩa công ty đã kiểm soát được các khoản phải thu khách hàng mất ít ngày hơn để thu hồi các khoản phải thu. Cụ thể, năm 2011, thời gian thu nợ trung bình tại công ty chỉ mất 19,63 ngày có nghĩa bình quân Công ty chỉ mất 19,63 ngày cho một khoản phải thu. Năm 2012, con số này tiếp tục giảm đi rất nhiều còn 5,9 ngày và sang đến năm 2013 con số này đã lên đến 3,21 ngày tức là giảm 2,69 ngày so với năm 2012. Điều này cho ta thấy khả năng quản lý các khoản phải thu của khách hàng tại công ty đang khá tốt. Thời gian ngắn hơn rất nhiều so với chỉ số ngành là 5 vào năm 2013. 2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Du lịch 365 2.4.1 Kết quả đạt đƣợc Trong nền kinh tế khó khăn 2011 – 2013 nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì được sự ổn định của mình qua từng năm. Doanh thu và lợi nhuận của công ty luôn tăng đều. Công ty đã có những biện pháp tích cực huy động các nguồn vốn ngắn hạn khác nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh. Công ty đã có những biện pháp thích hợp trong quản lý VLĐ để phù hợp với từng thời kì kinh doanh. Sử dụng chính sách quản lý vốn lưu động cấp tiến trong thời kì phát triển và quản lý vốn lưu động thận trọng trong khi thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty. Tận dụng các lợi ích từ các khoản vay, chiếm dụng vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty, dựa trên cơ sở tôn trọng và tin tưởng giữa công ty và đối tác trong thanh toán. Điển hình vào năm 2013, khoản tiền phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng 14,08% nguồn vốn ngắn hạn của công ty. Với lượng vốn chiếm dụng này công ty sử dụng làm nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tạm thời giúp công ty nắm giữ được hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và tốn chi phí thấp. Tích cực thu hồi các khoản phải thu khách hàng, tránh tình trạng bị làm dụng vốn, hệ số tăng lên chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của công ty có xu hướng tốt giúp công ty có thêm nguồn xoay vòng trong kinh doanh. 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân Thang Long University Library 53 Trong giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt do sức mua của khách hàng giảm mạnh khiến cho các công ty gặp khó khăn trong thanh toán và Tour, dịch vụ bị ứ đọng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh, tuy tăng trưởng chậm lại nhưng đó là nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của toàn công ty. Tuy nhiên, sau khi phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty, ta thấy được công ty vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém, đặc biệt về các khoản phải trả nợ ngân hàng tăng lên. Hạn chế Nợ ngân hàng của công ty liên tục tăng trong ba năm 2011 – 2013, tuy rằng đây là những năm khó khăn chung của nền kinh tế nhưng công ty vẫn bị cuốn theo và chưa chứng tỏ được khả hết khả năng sử dụng các khoản vốn đó của mình. Công ty sử dụng chính sách quản lý đầu tư kinh doanh chủ yếu bằng nguồn nợ ngân hàng, làm cho khả năng tự chủ tài chính của công ty có phần hạn chế. Việc nới lỏng chính sách tín dụng tuy đem lại nhiều khách hàng cho Công ty, tăng doanh thu nhưng mặt khác, việc này cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí khác như chi phí quản lý các khoản phải thu, tăng mức độ rủi ro của các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên thời gian thu nợ của công ty đang có xu hướng giảm đi làm tăng khả năng thu hồi nợ của mình. Tiếp theo là việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ta thấy khả năng đảm bảo thanh toán của công ty chưa được tốt đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời, các chỉ số này cần điều chỉnh cao hơn để đạt mức an toàn trong thanh toán trong nền kinh tế biến động như hiện nay. Năm 2013, trong khi khả năng thanh toán của công ty là 0,92 thì khả năng thanh toán tức thời chỉ ở mức 0,07 tức là công ty chỉ có 0,07 đồng có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn để trang trải các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 còn tồn tại những hạn chế trên chủ yếu là do những nguyên nhân sau: Công ty chưa xác định nhu cầu vốn lưu động. Do công ty đầu tư vào cơ sở vật chất làm tăng nợ của ngân hàng 54 Nền kinh tế khó khăn nên phải linh hoạt sử dụng chính sách nới lỏng tín dụng làm tăng khả năng nợ khó đòi cao lên. Thơi gian quay vòng các khoản của công ty chưa được tốt. Qua những phân tích cơ cấu và chỉ tiêu tài chính của vốn lưu động ở chương 2 đã cho thấy những điểm còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365. Từ đó, dựa vào những kết quả này khóa luận sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động cho Công ty ở chương 3. Thang Long University Library 55 CHUONG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ DU LỊCH 365 3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Đầu tƣ và Du lịch 365 3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty Thuận lợi Thứ nhất, đó là thuận lợi về lực lượng lao động. Với sự phát triển mạnh mẽ trong nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch của người dân nước ta một vài năm trở lại đây cũng như sự mở rộng trong quy mô của ngành. Điều này giúp cho công ty có thể tuyển dụng được đội ngũ lao động có trình độ cao vì tại thời điểm hiện nay ngành du lịch luôn cần những người nhanh nhẹn và có thể luôn làm hài lòng khách hàng, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đây cũng chính là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực trong công ty. Mọi lao động có trình độ và yêu nghề sẽ giúp cho công ty có số lượng khách hàng luôn ổn định vì họ sẽ luôn biết cách giữ chân khách hàng trong thời điểm hiện nay. Thứ hai, đó là những yếu tố của thị trường cũng mang lại nhiều thuận lợi cho công ty. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ du lịch đã trở thành một trong những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống người dân. Tuy thời điểm kinh tế có biến động và khó khăn nhưng nhu cầu của thị trường vẫn không thay đổi đã mang lại những tiềm năng lớn cho công ty để tiếp tục phát triển. Thứ ba, công ty không chỉ phát triển riêng ngành dịch vụ du lịch mà còn kinh doanh, đầu tư vào nhiều lĩnh vực sẽ cho công ty có thể dùng các việc đầu tư này bù đắp lợi nhuận cho ngành du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường lẫn nền kinh tế khó khăn hiện nay. Thứ tư, ngành du lịch đang là ngành nổi bật trong thị trường hiện nay. Nhà nước đang quan tâm rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng tới các nơi du lịch giúp cho các điểm đến du lịch thu hút không chỉ trong nước mà ngoài nước đều biết đến. Mỗi một dịch vụ tour hiện nay giá cả đều phải chăng vì sự cạnh tranh cao của ngành giúp một phần cho khách hàng có thể chọn lựa được nhiều loại hình tour hơn với mình đem lại nguồn lợi không nhỏ cho công ty. Nhìn vào số liệu các năm của Tổng cục thống kê du lịch như sau: 56 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) 56,00 60,00 68,00 96,00 130,00 160,00 200,00 Tốc độ tăng trƣờng (%) 9,8 7,1 13,3 41,2 35,4 23,1 25,00 (Nguồn: Tổng thu từ khách du lịch từ năm 2007 đến 2013 luôn tăng lên rất nhanh chóng làm cho nhiều công ty tham gia vào ngành này nhiều hơn tăng khả năng cạnh tranh. Du lịch là loại hình dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng do mang lại nhiều lợi ích cho gia đình họ để thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi với công việc. Khó khăn Ngoài những thuận lợi kể trên, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn thách thức. Trước hết là sức ép nhu cầu. Đó chính ngành du lịch luôn phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tại thời điểm hiện nay. Nhìn vào phần bảng cân đối kế toán cho thấy phần Hàng tồn kho dù giảm nhưng vẫn là con số khá lớn phản ánh doanh đã nói lên công ty đã mua rất nhiều các tour để có thể luôn phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất đã gây ra sức ép không nhỏ trong Giá vốn mà công ty chi trả ra. Khách hàng không chỉ có nhu cầu về tour không mà còn các dịch vụ xung quanh khác nên đã tạo ra nhiều sức ép cho công ty phải luôn đặt trước các dịch vụ đó. Nếu không nâng cao các kĩ năng chuyên môn thì công ty sang năm 2013 sẽ khó có thể đáp ứng đủ các nhu cầu khách hàng như trong năm 2012. Thứ hai, sự cạnh tranh ngày một tăng lên cũng là một trong những khó khăn công ty phải đối mặt. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ hơn hẳn công ty về vốn, năng lực quản lý cũng như khả năng đầu tư mà tiêu biểu là Công ty Amasia, Sister Tour, Syrena CruiseThêm vào đó, các công nghệ đặt tour hiện đại vì giảm thiểu tối đa các bước đặt tour thông qua website làm cho cổng thanh toán hay quy trình trở nên ngắn gọn hơn với người khách hàng đặt online trên mạng trong khi khả năng đầu tư của công ty lại hạn chế. Điều này sẽ khiến cho công ty phải đối mặt với sức ép về cạnh tranh rất lớn. Một trong những thách thức của công ty hiện nay đó là sự biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Những cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát Thang Long University Library 57 cao, những thay đổi về chính sách kinh tế của Nhà nước,đã làm cho chi phí nhiều yếu tố đầu vào của công ty (chi phí mua, nhân công,) tăng lên đáng kể, từ đó làm tăng chi phí bán hàng và làm giảm lợi nhuận của công ty. 3.1.2 Định hƣớng phát triển của Công ty trong thời gian tới Với những thuận lợi, khó khăn cũng như ưu điểm, tồn tại đã phân tích ở trên, cũng như nhận thức được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế hiện nay trong các năm tới công ty TNHH Đầu tư và Du lịch 365 có định hướng phát triển như sau: Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp các hệ thống website sao cho tối ưu hóa nhất với người sử dụng kèm theo việc nâng cấp cơ sở hạ tầng lẫn trang trí sao cho công ty luôn tạo cảm giác mới mẻ cho khách hàng. Về chiến lược nguồn nhân lực, công ty xây dựng và thực thi các chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút lực lượng nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, luôn nâng cao các kỹ năng bán hàng và quan hệ khách hàng với từng nhân viên trong công ty. Công ty sẽ luôn đặt ra mục tiêu cho mọi năm là phải luôn làm hài lòng khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. (Nguồn: Phòng giám đốc kinh doanh) 3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Du lịch 365 3.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, không cung cấp được dịch vụ ra bên ngoài, công ty không đạt được nhưng hợp đồng đã ký ngược lại nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vốn luân chuyển chậm làm phát sinh những chi phí không cần thiết. Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là cơ sở để huy động VLĐ nhằm đáp ứng nhu cầu VLĐ của công ty, đồng thời là cơ sở để tổ chức sử dụng VLĐ, điều hòa VLĐ giữa các khâu tránh tình trạng căng thẳng về giá vốn và kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Đối với công ty có thể xác định theo phương pháp sau: Phƣơng pháp ƣớc tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: 58 Bảng 3.1 Bản cân đối kế toán đã tính số dƣ bình quân năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Số dư bình quân Số dư bình quân TỔNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. Tài sản ngắn hạn 3.415,5 A. Nợ phải trả 4.084,5 1. Tiền 177 I. Nợ ngắn hạn 3.456,5 2. PTNH 2.018 1. Vay ngắn hạn 1291 3. Đầu tư tài chính NH 125 2. Phải trả người bán 437,5 4. Hàng tồn kho 1.075 3. Người mua trả tiền trước 1.710,5 5. Tài sản NH khác 20,5 4. Thế và khoản phải nộp nhà nước 17 II. Nợ dài hạn 628 B. Tài sản dài hạn 1.420 B. Vốn chủ sở hữu 628 1. Tài sản cố định 1.378 2. Tài sản dài hạn khác 42 Tổng cộng tài sản 4.835,5 Tổng cộng nguồn vốn 4.835,5 (Nguồn: Phòng kế toán) Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, năm 2013 công ty đat doanh thu thuần là 14.589 triệu đồng. Dưới đây ta có bảng tỷ lệ các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu: Bảng 3.2 Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu 2013 Đơn vị tính: % Tài sản Tỷ lệ trên doanh thu Nguồn vốn Tỷ lệ trên doanh thu Tiền 1,21 Phải trả cho người bán 29,99 Các khoản phải thu 13,83 Thuế và khoản phải nộp 0,12 Hàng tồn kho 7,37 TSNH khác 0,14 Tổng 22,55 Tổng 30,11 (Nguồn: Số liệu tính từ bảng 3.1) Thang Long University Library 59 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần phải tăng thêm 22,55 đồng VLĐ ; và 1 đồng doanh thu tăng thêm thì công ty chiếm dụng được 30,11 đồng nguồn vốn. Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên công ty đã mất số VLĐ ròng là 30,11 – 22,55 = 7,61 đồng Theo bảng kế hoạch doanh thu – chi phí của công ty năm 2014, doanh thu thuần dự kiến tăng lên 10% so với năm 2012: Như vậy vốn lưu động của công ty là 14.589 x 1,1 x 7,61 = 133.226,748 triệu đồng Với việc tính toán được mức lãng phí VLĐ của công ty là 30,11 triệu đồng trong năm 2013, vậy trong năm tới công ty cần bổ sung nhu cầu VLĐ thường xuyên là 133.226,748 triệu đồng. VLĐ ròng tăng lên thì công ty nên có cách quản lý VLĐ tốt hơn. 3.2.2 Một số biện pháp khác Để có thể phát triển ổn định cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty cần có những biện pháp để khắc phục các tồn tại kể trên, cụ thể: Để giảm thiểu tỷ trọng nợ vẫn còn cao trong 2 năm gần đây, công ty cần có các kế hoạch chi tiết, các biện pháp chủ động thanh toán các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn nhằm giảm thiểu áp lực trả nợ cho công ty. Tạo ra nhiều chương trình cho khách hàng để luôn tăng doanh thu và lợi nhuận của từng tháng hay để mạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành mà công ty đang đầu tư để thu về những đồng vốn ngắn hạn có thể trả nợ gấp vào các khoản đáo hạn kịp thời. Việc mua bán tour và dịch vụ xung quanh của công ty nên có những đối tác chiến lược lâu dài nhằm cung cấp dịch vụ một các nhanh chóng hơn. Liên kết với nhiều công ty bán tour hơn để có những nguồn cung cấp một cách cụ thể. Các dịch vụ xung quanh công ty sẽ luôn cố định những nơi nào mà khách hàng tập trung đi nhiều nhất và không đầu tư dàn trải để khó có thể định hướng vào nguồn khách hàng mà công ty muốn cung cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa15654_1799.pdf
Luận văn liên quan