Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam

Sự phát triển không ngừng của hoạt động thƣơng mại quốc tế kéo theo sự phát triển phong phú của hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Trƣớc ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại có ít nhiều bị ảnh hƣởng. Tuy vậy, khủng hoảng tài chính cũng là cơ hội để các ngân hàng quan tâm đến hoạt động quản lý rủi ro hơn nữa, từ đó phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế một cách bền vững hơn. Trong tƣơng lai, kinh tế thế giới lấy lại sự ổn định và thịnh vƣợng vốn có sẽ là cơ hội để hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa, với các loại hình mới, tiện ích hơn nhiều cho khách hàng. Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, cùng với thu thập, nghiên cứu và phân tích, xử lý số liệu thực tế, khóa luận đã hoàn thành các vấn đề cơ bản sau: 1. Nghiên cứu, hệ thống cơ bản về tài trợ thƣơng mại quốc tế, một số hình thức tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại, và vai trò của tài trợ thƣơng mại quốc tế. 2. Nghiên cứu tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam và thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó, phân tích chỉ ra những điểm đã đạt đƣợc trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ là những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. 3. Dựa trên những nguyên nhân đã đƣợc chỉ ra, khóa luận đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam hơn nữa, bao gồm: hoàn thiện chu trình kinh doanh các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế khép kín, tăng cƣờng mối liên hệ giữa các hoạt động, phòng ban khác nhau để có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ, và đa dạng hóa dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế Bên cạnh đó là một số kiến nghị đối với chính phủ và khách hàng. 93 4. Chỉ ra xu hƣớng phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng, xu hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Với những giải pháp vô cùng khiêm tốn đã đƣợc nêu ra, ngƣời viết hi vọng Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung có thể phát triển hơn nữa hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển, mang lại phồn vinh cho đất nƣớc.

pdf117 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn cụ thể. Căn cứ trên hạn mức đã đƣợc cấp, các cán bộ tài trợ thƣơng mại sẽ cấp tài trợ từng món cho khách hàng. Do đó, để tránh rủi ro, ngân hàng quyết định về việc có chấp nhận tài trợ hay không, quy định tỷ lệ ký quỹ cần thiết, kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thƣơng trƣớc khi tiến hành giao dịch, nếu có yếu tố tiềm ẩn 82 rủi ro yêu cầu khách hàng sửa đổi hợp đồng, hoặc tăng tỷ lệ ký quỹ...Thƣờng xuyên có liên hệ với khách hàng để kịp thời nắm bắt thông tin về hàng hoá. Ngân hàng phải tƣ vấn nghiệp vụ cho khách hàng những giải pháp tối ƣu nhất nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra nhƣng không vi phạm các quy định, thông lệ hiện hành trong nƣớc và của quốc tế. Ngoài ra, NHCTVN cũng nên áp dụng một cách năng động hơn nữa các công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá, để có thể duy trì đƣợc lƣợng ngoại tệ cần thiết cho hoạt động tài trợ thƣơng mại. Đi liền với hoạt động quản trị rủi ro là hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống này của Ngân hàng chỉ cần đảm bảo mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả. Công tác kiểm soát nội bộ không chỉ dừng ở công tác hậu kiểm, dƣới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, phát hiện những sai phạm đã phát sinh, mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa và quản trị rủi ro. Ngoài ra cần nâng cao vai trò của bộ phận kiểm toán nộ bộ, thực hiện đánh giá độc lập về hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ, đƣa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện ở hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở NHCTVN. 4.1.7. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc Hầu nhƣ các nhà quản lý đều ý thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Nhƣ có nhà kinh doanh đã từng nói: “Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, sức sáng tạo của nguồn nhân lực là vô hạn”. Nói đến phát triển nguồn nhân lực dƣờng nhƣ đã trở thành một vấn đề cũ, song đối với ngành ngân hàng, nơi mà Việt Nam vẫn còn kém sức cạnh tranh, đặc biệt là hoạt động tài trợ TMQT luôn là một hoạt động phức tạp, cần nhiều kinh nghiệm và hiểu biết thì phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu dƣờng nhƣ không cũ một chút nào cả. Đội ngũ nhân lực có trình độ, thành thạo trong công việc là chìa khóa để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vì thế, để có thể phát triển hoạt động tài trợ TMQT thì một yếu tố mà NHCTVN không thể không quan tâm đến là phát triển nguồn nhân lực. Chính sách thu hút nhân tài Lƣơng thƣởng là những yếu tố hết sức quan trọng vì nó đáp ứng ngay các 83 nhu cầu cơ bản của con ngƣời, đặc biệt là trong hoàn cảnh thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp, một số nhu cầu cần thiết còn chƣa đƣợc đáp ứng tốt và đƣơng nhiên nó là yếu tố đầu tiên mà ngƣời lao động quan tâm. Nhƣng để thu hút và giữ đƣợc ngƣời lao động lại là vấn đề khác. NHCTVN cần xây dựng một hệ thống lƣơng, thƣởng, phúc lợi công bằng và rõ ràng, tránh tình trạng khiếu kiện gây mất đoàn kết nội bộ. Việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên để nâng cao ý thức, vai trò của họ và sự cố gắng để đạt đƣợc những mục tiêu Ngân hàng đề ra, từ đó có đƣợc chế độ đãi ngộ phù hợp. Hệ thống đánh giá phải làm bật lên đƣợc sự khác biệt giữa ngƣời làm tốt và không tốt. Trên cơ sở hệ thống đánh giá này đƣa ra các chính sách làm tăng lƣơng, thăng chức và thƣởng cho nhân viên một cách công bằng và hợp lý. Việc đánh giá không chỉ bằng những mẫu in sẵn mà còn cần những cuộc tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp, đánh giá theo hình thức “đối mặt” giữa nhân viên với nhân viên, giữa quản lý với nhân viên… Bên cạnh đó là môi trƣờng làm việc bao gồm trang thiết bị hỗ trợ làm việc. Môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thoải mái, hòa đồng giữa nhân viên và với lãnh đạo sẽ là một nhân tố tốt thúc đẩy ngƣời lao động làm việc hiệu quả hơn. Hơn nữa, phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, bao gồm: mức độ hấp dẫn và thử thách của công việc, con đƣờng thăng tiến, cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển của công việc đó. Yếu tố phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc nhân viên gắn bó lâu dài với NHCTVN hay không, đặc biệt là những ngƣời có tài và có tiềm năng mà NHCTVN muốn giữ. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng Ngoài chính sách thu hút và giữ nhân tài tốt thì NHCTVN cần phải có những lớp tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nghiệp vụ. Ý thức đƣợc vấn đề này, NHCTVN thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn về tài trợ thƣơng mại cho cán bộ. Tại hội nghị tập huấn, các học viên đƣợc nghe Lãnh đạo SGDIII giới thiệu về cơ cấu mô hình tổ chức mới của hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) và TTTM; Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh xử lý tập trung và của SGD III; Các quy trình xử lý sản phẩm TTTM theo mô hình xử lý tập trung và lộ trình tập trung hóa hoạt động TTTM của các chi nhánh NHCTVN và công tác chuẩn bị… 84 Đồng thời giải đáp những kiến nghị, đề xuất của các chi nhánh trong quá trình triển khai mô hình xử lý tập trung TTTM. Song, việc tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng cần đƣợc tiến hành trên phạm vi rộng hơn nữa, không chỉ dừng lại ở một số tỉnh. Hơn nữa, cần rút ngắn khoảng cách giữa trình độ giữa đội ngũ cán bộ ở Hội sở chính và các chi nhánh để có thể phát triển hoạt động tài trợ TMQT trong tƣơng lai, để không phải dồn quá nhiều công việc vào Hội sở chính nhƣ hiện tại. Ngoài ra, NHCTVN cần tiếp tục tập trung vào phát triển trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là một hoạt động rất tốt, tạo tiền đề cho NHCTVN phát triển các nghiệp vụ khó. Trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một kênh phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, đảm bảo nguồn nhân lực phát triển theo đúng yêu cầu của thực tế giúp NHCTVN có đƣợc một đội ngũ nhân lực lành nghề trong tƣơng lai. 4.1.8. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống kỹ thuật, công nghệ hiện đại Khi mà cơ chế là nhƣ nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho khách hàng là nhƣ nhau thì công nghệ đƣợc nhiều ngƣời nhìn nhận là sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng trong cuộc hành trình tìm sự ủng hộ của những ngƣời sử dụng dịch vụ. Không chỉ riêng với NHCTVN, mà hầu hết các NHTM Việt Nam đều còn gặp vấn đề về cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại. Để có thể bắt kịp với tiêu chuẩn của khu vực và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác thì NHCTVN cần phải đầu tƣ hơn nữa cho cơ sở vật chất và kỹ thuật khách hàng. NHCTVN cần phải đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng để thực sự phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nƣớc bảo đảm cho tiến trình hội nhập thuận lợi và đây cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả thực hiện tài trợ TMQT. NHCTVN cần phải sớm thực hiện giai đoạn 2 - hiện đại hóa ngân hàng để có thể cung ứng đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ và chất lƣợng hệ thống thông tin quản lý, tăng cƣờng tính tự động, thêm chức năng, tăng tốc độ xử lý và đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro và hiện đại hóa thủ tục nghiệp vụ. Từ đó NHCTVN có thể giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, 85 để góp phần mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển thị phần, tăng lƣợng khách hàng, sắp xếp lại lao động, tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ 4.2.1. Tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế Nhƣ đã phân tích ở trên, chính sách thƣơng mại của nhà nƣớc thay đổi dẫn đến khó khăn trong hoạt động tài trợ TMQT tại NHCTVN. Để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm ăn ổn định, nhà nƣớc cần tạo ra một môi trƣờng pháp lý thông thoáng, ít thay đổi. Tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng, bao gồm Luật ngân hàng Nhà nƣớc năm 1997 (sửa đổi và bổ sung năm 2003) và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và các văn bản dƣới luật về ngân hàng. Hai luật này mặc dù đã góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh hoạt động và sự phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian qua nhƣng đƣợc ban hành và sửa đổi khi mức độ hội nhập kinh tế và những thay đổi trong các quan hệ kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam diễn ra chƣa mạnh mẽ nay đã bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập nhất định. Các văn bản dƣới luật thì đƣợc ban hành khá tản mạn, không tập trung và bất cân xứng. Vai trò và tính độc lập của NHNN đƣợc quy định trong 2 luật này là không cao, chƣa đủ để có thể thực hiện quản lý và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt. Các văn bản dƣới luật thƣờng đƣợc ban hành để xử lý vấn đề mang tính chất vụ việc nhiều hơn là những vấn đề mang tính chất chiến lƣợc. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng phải đƣợc tiến hành linh hoạt chính sách tiền tệ, mở rộng thẩm quyền và tăng cƣờng công cụ kiểm tra, giám sát hoạt động của NHTM. Các văn bản về ngân hàng phải đặt nền tảng pháp lý để tạo môi trƣờng kinh doanh ngân hàng minh bạch và nâng cao tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ TMQT có một số nghiệp vụ còn mới ở Việt Nam, nên hệ thống pháp luật và văn bản điều chỉnh còn chƣa theo kịp với thực tế. Vì vậy đối với hoạt động tài trợ TMQT thì Nhà nƣớc cần có những văn bản, quy định cụ thể, và cho phép các ngân hàng áp dụng các hình thức mới nếu xét thấy khả năng có thể. Một số quy chế của NHNN quy định về một số nghiệp vụ hiện nay đã 86 thể hiện nhiều bất cập, vì thế NHNN cần nghiên cứu và bổ sung, sửa đổi một số điều để có thể tạo điều kiện dễ dàng nhất cho hoạt động tài trợ TMQT tại các NHTM. 4.2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là thị trƣờng cho các giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với các tổ chức tín dụng đƣợc phép và giữa các tổ chức tín dụng đƣợc phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phƣơng thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thỏa thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam29. Để có thể phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế thì một trong những vấn đề không thể không đề cập đến đó là hoạt ngoại tệ. Vì thế việc phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng có ý nghĩa đối với hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ thƣơng mại nói riêng. Trƣớc mặt, NHNN cần thực hiện một số biện pháp sau: - Giám sát thƣờng xuyên hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng tuỳ thuộc theo nhu cầu của từng NHTM. - Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phƣơng tiện thanh toán quốc tế đƣợc mua bán trên thị trƣờng, đa dạng hoá các hình thức giao dịch nhƣ mua bán trao đổi ngay, mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền lựa chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mƣợn trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. - Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng. Tỷ giá có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, việc tăng giá của một đồng tiền có thể làm cho nhà xuất khẩu nƣớc đó khó khăn trong việc bán hàng của họ30. Với vai trò là ngân hàng trung ƣơng, hiện nay NHNN quản lý thị trƣờng ngoại tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân 29 Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (12/2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, điều 37. 30 Frederic S.Mishkin (1992), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trƣờng tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, tr. 587. 87 giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trƣớc mắt thì các biện pháp này là cần thiết nhƣng dần dần phải nới lỏng từng bƣớc để chúng không trở thành lực cản cho sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối. Do tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hƣởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải đƣợc tiến hành theo từng giai đoạn, trƣớc mắt nới lỏng dần biên độ dao động, tiến tới dỡ bỏ biên độ, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trƣờng ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế. - Cần tính toán xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị trƣờng ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng nhƣ hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trƣờng tự do tránh hiện tƣợng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơ sốt giả tạo trên thị trƣờng. 4.2.3. Chính sách hỗ trợ ngành ngân hàng trƣớc khủng hoảng tài chính toàn cầu Mặc dù, hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu ảnh hƣởng không mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhƣng hệ thống ngân hàng vẫn gặp phải những yếu tố xuất phát từ nội tại. Để có thể hỗ trợ cho ngành ngân hàng, tránh đƣợc những tác động xấu nhất từ nền kinh tế, nhà nƣớc cần phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thị trƣờng: Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trƣờng mở, lãi suất và các công cụ khác để tiếp tục hỗ trợ các NHTM có khả năng đảm bảo thanh khoản ở mức cao, điều tiết lãi suất huy động cho vay của NHTM theo hƣớng ổn định và giảm dần. Tăng cƣờng kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trƣớc hết, NHNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng và TCTD theo quy định luật các tổ chức tín dụng và quyết định số 457/2005 ngày 19/4/2005 quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các văn bản khác. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng và giám sát chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực nhạy cảm nhƣ cho vay kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán, bất động 88 sản… Về lâu dài, NHNN cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel, rà soát và xây dựng mới các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro… Về phía chính phủ và bộ tài chính cần phải quản lý và kiểm soát nguồn vốn Nhà nƣớc trong các tổ chức tín dụng này nhƣ một biện pháp loại trừ nguyên nhân lạm phát và góp phần lành mạnh hóa thị trƣờng tiền tệ. 4.3. Kiến nghị đối với khách hàng Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, một số chuyên gia nhận định, hoạt động thƣơng mại quốc tế sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề khi mà nhu cầu tiêu dùng thế giới suy giảm mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi, thƣơng mại quốc tế lại nhộn nhịp trở lại, liệu các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng kịp với các nhu cầu phát triển của nó. Để có thể vƣợt qua thời kỳ khủng hoảng, và chuẩn bị sẵn sàng cho tƣơng lai, thì bên cạnh rất nhiều nhiệm vụ khác, các doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến phát triển việc tài trợ TMQT – một lĩnh vực chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai. 4.3.1. Thiết lập mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và ngân hàng Trong kinh doanh, uy tín và mối quan hệ là hai thành tố thiết yếu. Doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ tốt với các NHTM để có thể suôn sẻ hơn trong kinh doanh, tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng một cách tốt hơn. Hơn nữa, thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp luôn luôn cần đến một lƣợng vốn lớn, và nhiều khi doanh nghiệp không thể có đủ vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hay là mở rộng sản xuất kinh doanh, khi đó, mối quan hệ mật thiết với ngân hàng trở nên vô cùng hữu ích. Doanh nghiệp có thể vay vốn đƣợc nhanh hơn, thuận tiện hơn và với lƣợng vốn lớn hơn. Muốn nhƣ thế doanh nghiệp cần: Giữ chữ tín trong kinh doanh, đảm bảo thanh toán các khoản đúng hạn, không dây dƣa, nợ nần. Luôn có đƣợc báo cáo kết quả kinh doanh tốt, là tiền đề tạo niềm tin cho ngân hàng trợ cấp vốn trong các hợp đồng sau. Trong quan hệ với đối tác nƣớc ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trƣớc mắt mà đánh mất 89 uy tín của bản thân doanh nghiệp và của ngân hàng Việt Nam. Luôn có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc tìm ra các biện pháp tháo gỡ khi có rủi ro xảy ra, không nên đặt hết trách nhiệm cho ngân hàng. 4.3.2. Củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng Để có thể thành công trong thƣơng mại quốc tế thì sự am hiểu về trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng dƣờng nhƣ trở thành một nhu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp cần có đƣợc một bộ phận cán bộ hiểu biết về lĩnh vực này, thông thạo nghiệp vụ ngoại thƣơng bằng cách cử cán bộ đi học tập các lớp nghiệp vụ do các trƣờng đại học, các NHTM tổ chức hay là tại nƣớc ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thƣờng xuyên cập nhật các quy định mới về văn bản pháp luật trên thế giới, quốc gia mà doanh nghiệp làm ăn buôn bán cùng. Riêng về lĩnh vực tài trợ TMQT thì doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn về lợi ích và hạn chế của từng hình thức để có thể lựa chọn một cách hợp lý. Bên cạnh đó, thì việc doanh nghiệp hiểu biết về các loại hình này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong quá trình ngân hàng cung cấp dịch vụ. Tìm hiểu kỹ về các loại hình của tài trợ TMQT là điều kiện bắt buộc song chƣa hoàn toàn đã là điều kiện đủ. Khi mà thƣơng mại quốc tế mở rộng, quan hệ làm ăn với các quốc gia khác nhau, và tập quán thƣơng mại, cũng nhƣ là tập quán sử dụng các hình thức tài trợ thƣơng mại cũng khác nhau. Doanh nghiệp nên nắm vững đƣợc vấn đề này để có thể thành công hơn trong kinh doanh. 4.3.3. Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trƣờng để lựa chọn đúng bạn hàng Trong xu thế mở rộng giao lƣu, buôn bán với nƣớc ngoài, doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững đƣợc hết khả năng tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng đƣợc ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc do khách hàng khác giới thiệu nên dễ xảy ra rủi ro, doanh nghiệp có thể thông qua Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN, các ngân hàng phục vụ mình, các tổ chức của Việt Nam ở nƣớc ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác. 90 Trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với ngân hàng tranh thủ sự tƣ vấn của ngân hàng. Từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán cần tranh thủ sự tƣ vấn của ngân hàng để nắm bắt thông tin và có những lựa chọn đúng đắn về thời gian thanh toán, tránh điều khoản bất lợi, qua đó còn tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng. 4.3.4. Tìm ra con đƣờng riêng, đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng Khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trƣớc tình hình khó khăn chung, xảy ra ở hầu hết các ngành và lĩnh vực thì mỗi doanh nghiệp cần phải tự tìm ra con đƣờng riêng cho mình để có thể đứng vững trên thƣơng trƣờng. Để có thể làm đƣợc điều này, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu về các thị trƣờng mới, khi mà thị trƣờng truyền thống gần nhƣ là không có khả năng phát triển thêm. Tuy vậy, một trong số những biện pháp quan trọng hàng đầu là cần phải cắt giảm chi phí, duy trì qua thời kỳ khủng hoảng. Doanh nghiệp cần sắp xếp lại nhân sự sao cho không thừa, không thiếu, đồng thời rà soát lại hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn, giảm tối đa hàng tồn kho. Riêng đối với hoạt động tài trợ TMQT, trƣớc ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, doanh nghiệp nên áp dụng các hình thức có mức độ đảm bảo cao, để có thể đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng này, kiếm đƣợc đơn hàng đã khó, mà lại để thất bại trong đơn hàng đó thì càng khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hơn. TỔNG KẾT CHƢƠNG Xu thế phát triển tài trợ TMQT trong thời kỳ khủng hoảng cũng đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh tập trung vào các sản phẩm tài trợ trọn gói, thì phí tài trợ tăng cao, và khan hiếm về các nguồn tài trợ là những vấn đề mà doanh nghiệp và các ngân hàng cần quan tâm. NHCTVN để có thể phát triển hoạt động tài trợ TMQT 91 hơn nữa thì cần phải hoàn thiện chu trình kinh doanh các nghiệp vụ tài trợ TMQT khép kín, tăng cƣờng hợp tác với các ngân hàng khác trong lĩnh vực này, đầu tƣ hơn nữa vào công nghệ, nhân lực, và hoạt động quản lý rủi ro, tăng cƣờng năng lực tài chính, và quan trọng nhất là đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ TMQT để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thì Chính phủ cũng cần tạo điều kiện hỗ trợ để các NHTM có thể phát triển đƣợc hoạt động tài trợ TMQT, và khách hàng doanh nghiệp cũng cần có những động thái tích cực để cùng hợp tác với các NHTM trong lĩnh vực tài trợ TMQT. 92 KẾT LUẬN Sự phát triển không ngừng của hoạt động thƣơng mại quốc tế kéo theo sự phát triển phong phú của hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Trƣớc ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại có ít nhiều bị ảnh hƣởng. Tuy vậy, khủng hoảng tài chính cũng là cơ hội để các ngân hàng quan tâm đến hoạt động quản lý rủi ro hơn nữa, từ đó phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế một cách bền vững hơn. Trong tƣơng lai, kinh tế thế giới lấy lại sự ổn định và thịnh vƣợng vốn có sẽ là cơ hội để hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa, với các loại hình mới, tiện ích hơn nhiều cho khách hàng. Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, cùng với thu thập, nghiên cứu và phân tích, xử lý số liệu thực tế, khóa luận đã hoàn thành các vấn đề cơ bản sau: 1. Nghiên cứu, hệ thống cơ bản về tài trợ thƣơng mại quốc tế, một số hình thức tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại, và vai trò của tài trợ thƣơng mại quốc tế. 2. Nghiên cứu tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam và thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó, phân tích chỉ ra những điểm đã đạt đƣợc trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ là những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. 3. Dựa trên những nguyên nhân đã đƣợc chỉ ra, khóa luận đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam hơn nữa, bao gồm: hoàn thiện chu trình kinh doanh các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế khép kín, tăng cƣờng mối liên hệ giữa các hoạt động, phòng ban khác nhau để có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ, và đa dạng hóa dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế… Bên cạnh đó là một số kiến nghị đối với chính phủ và khách hàng. 93 4. Chỉ ra xu hƣớng phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng, xu hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Với những giải pháp vô cùng khiêm tốn đã đƣợc nêu ra, ngƣời viết hi vọng Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung có thể phát triển hơn nữa hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế, góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển, mang lại phồn vinh cho đất nƣớc. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (12/2006), Nghị định số 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, điều 37. 2. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thƣơng mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, tr. 179. 3. Frederic S.Mishkin (1992), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trƣờng tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, tr. 587. 4. ICC – Phòng thƣơng mại quốc tế (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C, NXB Đại học kinh tế quốc dân, tr. 65. 5. TS. Lê Vũ Nam (12/2008), Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những tác động đến Việt Nam, nhìn từ góc độ Ngân hàng và Chứng khoán, Tài liệu Hội thảo khoa học: “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam” do Khoa Kinh tế, ĐQG TP.HCM tổ chức. 6. PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, tr. 267. 7. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Báo cáo thƣờng niên các năm 2003 – 2007. 8. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (2006), Các quy chế tài trợ thƣơng mại và các quy trình, quy định về nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại, Điều 4. 9. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (2007), Tài liệu hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động kinh doanh đối ngoại, tr. 33. 10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. 11. TS. Ngô Kim Ngọc (2005), Giáo Trình Lý thuyết tiền tệ – Ngân hàng, NXB Thống kê, tr. 103. 95 12. TS. Đặng Thị Nhàn (2007), Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán factoring và forfaiting trong tài trợ thƣơng mại quốc tế, NXB Thống kê, tr. 16- 29, 32-43. 13. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế, NXB Văn hóa dân tộc, tr. 997-1001. 14. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thƣơng, NXB Thống kê, tr. 237, 301, 402-407. 15. GS. NGƢT. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động xã hội, tr. 13-14, 323-366. 16. GS. NGƢT. Đinh Xuân Trình (2000), Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ thƣơng mại quốc tế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, tr. 14-16, 21-22, 27-28, 36, 38. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 17. David F.Conroy, Global Head of Supply Chain Serviece and Trade Sales, Current Trends in Global Trade Finance. &tabid=64&mid=406 18. Thomas Dorsey, Trade Finance Stumbles, Finance & Development Magazine, March 2009, Volume 46, Number 1. WEBSITE: 18. 19. xuat-nhap-khau-2008.htm 20. 21. 22. 23. Phụ lục số 1: Quy trình thư tín dụng nhập khẩu đang được áp dụng tại NHCTVN 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Hồ sơ xin mở gồm: (1).Hồ sơ pháp lý( đối với L/C mở lần đầu), (2).Hồ sơ tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, (3).Hồ sơ L/C, (4).Hồ sơ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán L/C của khách hàng trong đó hồ sơ L/C gồm có: - Hợp đồng ngoại thương gốc hoặc bản sao công chứng hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị xác nhận copy từ bản gốc ra và có giá trị hợp pháp như bản gốc. - Đơn xin mở L/C - Hợp đồng ủy thác (nếu có) - Cam kết thanh toán hoặc hợp đồng tín dụng (nếu ký quỹ dưới 100% trị giá L/C) - Hợp đồng mua ngoại tệ (nếu có) - Giấy phép của bộ thương mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý của Nhà nước) Bộ hồ sơ trên phải đảm bảo tính chân thực, pháp lý, phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối và chính sách quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước. 2. Phát hành L/C Khi hồ sơ xin mở L/C của khách hàng đã đầy đủ các điều kiện theo quy định, thanh toán viên của chi nhánh tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng trên máy vi tính trong chương trình Trade Finance. Sau khi hoàn thiện việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra đối chiếu lại với đơn xin mở L/C của khách hàng và với hợp đồng ngoại thương, kiểm tra bút toán ký quỹ, thu phí... Thanh toán viên sử dụng đầu điện MT 700 hoặc MT 701 để phát hành L/C. Sau khi đã khớp đúng các yếu tố, tập tin được chuyển sang cho bộ phận kiểm soát viên là trưởng phó phòng thanh toán xuất nhập khẩu hoặc người được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tương đương kiểm soát giao dịch. Sau khi kiểm soát, thì mỗi giao dịch được gắn một ký hiệu mật và được chuyển lên Hội sở chính theo chương trình quản lý riêng. Đối với các chi nhánh, các L/C có giá trị tương đương USD 500.000 trở lên và với các sở giao dịch thì các L/C có giá trị tương đương USD 1.000.000 trở lên phải có thêm sự phê duyệt của Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc ủy quyền. Tại Hội sở chính NHCTVN, tập tin sẽ được in ra, kiểm soát lại, tính ký hiệu mật bởi các cán bộ thanh toán quốc tế, sau đó lại được các trưởng phó phòng thanh toán xuất nhập khẩu hoặc người được ủy quyền kiểm soát lại lần nữa trước khi gửi các bức điện này ra các ngân hàng nước ngoài thông qua mạng SWIFT. Đối với L/C có trị giá tương đương từ USD 2.000.000 trở lên phải thực hiện thêm một bước kiểm soát và tính ký hiệu mật của tổng giám đốc hoặc người được tổng giám đốc ủy quyền. 3. Sửa đổi và tra soát L/C Sau khi L/C đã được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng làm đơn đề nghị sửa đổi L/C gửi chi nhánh. Thanh toán viên của chi nhánh kiểm tra nếu thấy yêu cầu sửa đổi là hợp lý thì tiến hành nhập dữ liệu sửa đổi vào hệ thống Trade Finance và sử dụng đầu điện MT 707 để làm điện sửa đổi. Sau khi nhập xong, bức điện được thanh toán viên đẩy sang các kiểm soát viên là trưởng phó phòng hoặc người được ủy quyền của trưởng phó phòng kiểm soát, tính ký hiệu mật chuyển về phòng thanh toán xuất nhập khẩu tại Hội sở chính. Những sửa đổi của L/C có trị giá lớn như trên cũng phải thông qua sự kiểm soát của giám đốc hoặc người ủy quyền của giám đốc trước khi đẩy lên Hội sở chính. Tại Hội sở chính, tập tin cũng được in ra và kiểm soát như phát hành L/C trước khi đẩy ra nước ngoài. Nếu khách hàng hoặc bản thân ngân hàng có nhu cầu tra soát nước ngoài hoặc trả lời các câu hỏi tra soát của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh lập điện tra soát tự do có đuôi 99 như MT799/999/299 gửi ra ngân hàng nước ngoài qua Hội sở chính của NHCTVN. 4. Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi có liên quan (nếu có) phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán theo chỉ dẫn trong L/C và gửi bộ chứng từ này qua ngân hàng của mình là ngân hàng thương lượng hoặc ngân hàng chấp nhận (nếu có) hoặc ngân hàng chỉ định trong L/C. Sau khi nhận được bộ chứng từ các ngân hàng này có tối đa 5 ngày làm việc (theo UCP 600) để kiểm tra bộ chứng từ và gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành là NHCTVN hoặc chi nhánh của NHCTVN theo chỉ dẫn trong L/C. Các chi nhánh hoặc phòng thanh toán XNK của NHCTVN có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của bộ chứng từ trong vòng 5 ngày làm việc. - Đối với chi nhánh loại I: Các chi nhánh loại I sẽ trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và quyết định thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc từ chối thanh toán. Nếu bộ chứng từ là phù hợp hoặc có sai sót nhưng người yêu cầu mở L/C vẫn chấp nhận thanh toán thì chi nhánh sẽ tiến hành thanh toán. Việc thanh toán sẽ sử dụng đầu điện MT 202 và dựa vào chỉ thị trên thư đòi tiền hoặc trên điện đòi tiền (nếu L/C được xác nhận) để tạo điện và/hoặc có thêm các điện thông báo thanh toán MT756/799/999 đi kèm. Với L/C trả chậm, chi nhánh lập thêm điện chấp nhận thanh toán MT799 và khi đến hạn thanh toán làm điện MT 202. Các bức điện cũng được kiểm soát như kiểm soát phát hành L/C. Nếu bộ chứng từ có sai sót, khách hàng từ chối thanh toán, chi nhánh lập điện MT734 thông báo từ chối thanh toán và thực hiện theo đúng chỉ thị tiếp theo của ngân hàng nước ngoài. - Đối với chi nhánh loại II: Hội sở chính chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ, sau đó thông báo về tình trạng bộ chứng từ cho chi nhánh biết. Nếu bộ chứng từ là phù hợp, Hội sở chính tiến hành thanh toán (nếu là L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (nếu là L/C trả chậm) và thanh toán khi đến hạn và báo nợ về chi nhánh, đồng thời chuyển bộ chứng từ về chi nhánh để giao cho khách hàng đi nhận hàng. Nếu bộ chứng từ có sai sót, Hội sở chính sẽ thông báo ngay cho chi nhánh biết, chi nhánh phải liên hệ với khách hàng của mình để có quyết định xử lý. Nếu khách hàng chấp nhận sai sót, chi nhánh phải thông báo ngay cho Hội sở chính bằng tập tin MTn99 về sự chấp nhận này. Bộ chứng từ sẽ được xử lý như đối với trường hợp chứng từ phù hợp nói trên. Trường hợp khách hàng không chấp nhận sai sót và từ chối thanh toán, chi nhánh cũng thông báo cho Hội sở chính bằng MTn99, Hội sở chính sẽ làm điện từ chối thanh toán gửi cho ngân hàng gửi chứng từ và chờ chỉ thị của ngân hàng nước ngoài. 5. Ký hậu vận đơn/bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng/giao chứng từ cho khách hàng Chi nhánh chỉ ký hậu vận đơn hoặc ủy quyền cho khách hàng đi nhận hàng, và/hoặc giao chứng từ cho khách hàng sau khi khách hàng đã thanh toán tiền hoặc ký giấy nhận nợ trong trường hợp vay vốn của NHCTVN hoặc chưa thanh toán đủ tiền 6. Theo dõi tài trợ cho L/C nhập khẩu Các phòng khách hàng phải có trách nhiệm kết hợp với bộ phận kế toán hạch toán theo dõi khoản vay trong hệ thống Module Loan của hệ thống INCAS. Theo dõi việc thu nợ và thu lãi theo đúng quy định tín dụng hiện hành. 7. Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu được thực hiện khi L/C đã được hủy bỏ, đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ. Ngoài ra, đối với các L/C không còn hiệu lực sẽ được tự động đóng hồ sơ sau 1 tháng kể từ ngày hết hiệu lực của L/C. 8. Lưu trữ chứng từ Tất cả các chứng từ có liên quan kể từ khi phát hành L/C, sửa đổi, tra soát, cho đến khi L/C đã thanh toán hết hoặc L/C được hủy đều phải được lưu trữ tại chi nhánh và Hội sở chính căn cứ theo quy định hiện hành của NHCTVN. Phụ lục số 2: Quy trình hoạt động tài trợ xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NHTVN 1. Nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C Trụ sở chính NHCTVN có chức năng nhận và phân luồng các L/C, sửa đổi L/C và các bức điện khác có liên quan đến L/C xuất khẩu đến từ các chi nhánh NHCTVN hoặc các ngân hàng khác qua hệ thống Trade Finance, mạng SWIF, mạng kết nối trực tuyến, Telex hoặc bằng thư đến các chi nhánh hoặc các ngân hàng khác để thông báo cho người hưởng lợi. Khi chi nhánh nhận được L/C đã được xác thực từ Hội sở chính, trực tiếp từ ngân hàng phát hành hoặc từ các Ngân hàng thương mại khác trong nước, chi nhánh tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của L/C, lập thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng xuất khẩu. 2. Thương lượng, chiết khấu và gửi chứng từ đòi tiền Đối với chi nhánh loại I: Ngay khi nhận được bộ chứng từ của khách hàng gửi đến, chi nhánh phải yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C, và các bản gốc của các sửa đổi có liên quan đã được xác thực. Chi nhánh nhận và kiểm tra chứng từ trong khoảng thời gian nhanh nhất nhưng không tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ. Nếu chứng từ là hoàn hảo, L/C cho phép đòi tiền bằng điện, chi nhánh lập điện đòi tiền, gửi đến ngân hàng trả tiền thông qua Hội sở chính NHCTVN, sau đó gửi chứng từ theo đúng chỉ dẫn của L/C. Trường hợp đòi tiền bằng thư, chi nhánh lập thư đòi tiền gửi cùng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài bằng chuyển phát nhanh. Nếu chứng từ có sai sót, chi nhánh thông báo cho khách hàng biết để bổ sung, sửa đổi chứng từ nếu có thể. Nếu sai sót là không thể sửa chữa, chi nhánh có thể điện cho ngân hàng nước ngoài về các sai sót đó để xin sự chấp nhận, hoặc chuyển sang hình thức nhờ thu, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài nếu khách hàng yêu cầu với điều kiện khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro. Các chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu khi có bảo lưu quyền truy đòi người ký phát hối phiếu trong trường hợp ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận không thanh toán, ngoài ra, L/C và bộ chứng từ phải đảm bảo sự phù hợp, không có các yếu tố gây bất lợi cho chi nhánh và phải có đơn xin chiết khấu cùng cam kết thực hiện quyền truy đòi của ngân hàng đối với khách hàng trong trường hợp không đòi được tiền của ngân hàng phát hành và chịu các khoản phí có liên quan. Đối với chi nhánh loại II: Hoạt động này được thực hiện tại trung tâm thanh toán và tài trợ thương mại 3. Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Sau khi nhận điện báo có cùng sao kê xác nhận cho báo có đó hoặc điện chuyển tiền từ ngân hàng nước ngoài, Hội sở chính NHCTVN sẽ chuyển báo có về cho chi nhánh qua chương trình Trade Finace. Tại chi nhánh, sau khi nhận được báo có sẽ kiểm tra số L/C được thanh toán để xác định người hưởng lợi, ghi có cho người hưởng sau khi thu các loại phí theo quy định hiện hành của NHCTVN. Trường hợp nhận được điện chấp nhận thanh toán của ngân hàng nước ngoài, Hội sở chính phải chuyển bức điện đó về cho chi nhánh để chi nhánh thông báo cho khách hàng. Đến hạn thanh toán, khi nhận được báo có từ nước ngoài, trình tự xử lý nghiệp vụ tương tự như trên. Đối với chi nhánh loại II: Khi nhận được bộ chứng từ L/C xuất khẩu, chi nhánh tiến hành kiểm tra về số lượng chứng từ theo bảng kê khách hàng cung cấp và tính hợp lệ của chúng rồi trong vòng 1 ngày kể từ ngày nhận chứng từ, chi nhánh phải chuyển ngay chứng từ về cho Hội sở chính NHCTVN. Tại Hội sở chính việc kiểm tra bộ chứng từ do chi nhánh loại II gửi đến được thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ. Hội sở chính cũng thực hiện gửi chứng từ cùng điện đòi tiền hoặc thư đòi tiền đến ngân hàng nước ngoài trình tự như chi nhánh loại I. Sau khi nhận được báo có từ ngân hàng nước ngoài, Hội sở chính báo có cho chi nhánh sau khi đã thu một số phí (ví dụ như phí gửi chứng từ...), chi nhánh báo có cho khách hàng. 4. Đóng hồ sơ bộ chứng từ L/C xuất khẩu Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C xuất khẩu, thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ lý do đóng hồ sơ do chứng từ đã được thanh toán, hoặc bị từ chối thanh toán, chuyển sang hình thức thanh toán khác hay chứng từ bị trả lại. 5. Lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu Toàn bộ bản gốc của L/C, các sửa đổi, tra soát, bản copy của các chứng từ, điện thanh toán, chấp nhận thanh toán đều phải được lưu trữ theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng công thương Việt Nam. Phụ lục số 3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu (nhờ thu đến) thực hiện tại các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam 1. Tiếp nhận chứng từ nhờ thu đến Các chi nhánh có thể tiếp nhận nhờ thu đến (kể cả nhờ thu trơn và nhờ thu chứng từ) do các ngân hàng trong và ngoài nước gửi đến, trường hợp đặc biệt (nếu đã có sự thỏa thuận của chi nhánh và người bán – người phát lệnh nhờ thu) chứng từ có thể do người bán gửi trực tiếp đến nhưng chi nhánh phải hiểu rõ người bán và các chỉ thị tiếp theo liên quan đến lệnh nhờ thu đó để tránh tranh chấp về pháp lý sau này. 2. Kiểm tra chứng từ nhờ thu đến Thanh toán viên có trách nhiệm Kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng gửi chứng từ và thực hiện đúng chỉ dẫn của lệnh nhờ thu và các thông tin về nhờ thu nêu tại bước tiếp nhận chứng từ. Kiểm tra, đối chiếu số lượng các loại chứng từ nhận được với bảng kê chứng từ của Ngân hàng gửi chứng từ. Mặc dù ngân hàng nhận nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra nội dung bất kỳ chứng từ nào nhưng vẫn phải kiểm tra vận đơn và ký hậu vận đơn. Trường hợp có sự khác biệt hoặc thiếu chứng từ so với bảng kê, hoặc lệnh nhờ thu không đầy đủ thông tin và/hoặc nếu chỉ dẫn thanh toán không rõ ràng hoặc vì lý do nào đó không thực hiện lệnh nhờ thu thì thanh toán viên phải lập ngay điện MT499/999 thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ biết. 3. Thông báo nhờ thu và xử lý nhờ thu đến Sau khi nhận lệnh nhờ thu kèm chứng từ. Nếu lệnh nhờ thu rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin, thanh toán viên vào màn hình IBC-INCEPTION để lập thông báo cho khách hàng (người trả tiền) về bộ chứng từ nhờ thu đến. Kiểm soát viên cấp 1 sẽ kiểm soát và ký trên thông báo nhờ thu trước khi chuyển thông báo nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng. 4. Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu Quá trình nhận chứng từ, thông báo nhờ thu và nhận tiền thanh toán từ người trả tiền, nếu có vướng mắc, lập điện MT420/499/MT 999 tra soát và xin chỉ thị của ngân hàng gửi chứng từ. Nếu bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, thanh toán viên phải lập ngay điện MT499/999 gửi thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ kèm theo lý do từ chối thanh toán, đồng thời chứng từ phải được giữ nguyên trạng như khi nhận để xử lý tiếp theo chỉ dẫn của ngân hàng gửi chứng từ. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo từ chối thanh toán và/hoặc từ chối chấp nhận (MT 499/999) được truyền đi trên mạng SWIFT mà chi nhánh không nhận được chỉ thị từ ngân hàng gửi chứng từ thì chi nhánh được phép gửi trả chứng từ cho Ngân hàng. Trước khi gửi chứng từ chi nhánh lập điện MT499/999 yêu cầu ngân hàng gửi chứng từ trả phí gửi chứng từ và các khoản phí liên quan theo quy định hiện hành của NHCTVN. Chi nhánh chỉ gửi trả chứng từ khi đã nhận được phí gửi chứng từ và các khoản phí liên quan. 5. Ký hậu vận đơn/Phát hành bảo lãnh nhận hàng/Giao chứng từ cho khách hàng Trường hợp ký hậu vận đơn do khách hàng đưa đến khi chưa nhận được bộ chứng từ nhờ thu hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ủy quyền nhận hàng, chi nhánh phải yêu cầu khách hàng nộp đủ tiền thanh toán và hạch toán vào tài khoản chờ thanh toán với nước ngoài và/hoặc yêu cầu khách hàng ký khế ước nhận nợ vay (trường hợp vay vốn NHCTVN hoặc khách hàng không nộp đủ tiền thanh toán). 6. Thanh toán và chấp nhận thanh toán Thanh toán: Thanh toán viên vào màn hình IBC-SETTLEMENT để lập điện MT 202 hoặc điện chuyển tiền MT103 (nếu người bán trực tiếp gửi chứng từ đến chi nhánh) theo đúng chỉ dẫn của người bán và thu các khoản phí. Sau khi hoàn tất công việc thanh toán viên lưu bức điện trong chương trình và in bản draft của mỗi loại chứng từ, chuyển toàn bộ hồ sơ và bản draft cho kiểm soát viên cấp 1. Kiểm soát viên cấp 1 có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu giữa lệnh chi của khách hàng với điện thanh toán và các bút toán hạch toán số tiền chuyển cho Ngân hàng hưởng hoặc người hưởng, số tiền thu phí dịch vụ và thuế VAT. Sau khi đã khớp đúng, kiểm soát viên cấp 1 phê duyệt chứng từ trên giấy và trên máy sau đó chuyển chứng từ cho kiểm soát viên cấp 2 phê duyệt trên giấy và trên máy. Sau khi hoàn tất việc phê duyệt trên mạng, kiểm soát viên cấp 2 in mỗi loại chứng từ một bản gốc và 1 bản dành cho khách hàng, bản lưu trữ. Chấp nhận thanh toán: Ngay khi được chấp nhận thanh toán của người trả tiền, thanh toán viên lập điện MT412/499/999 thông báo chập nhận thanh toán gửi cho ngân hàng gửi chứng từ. Trong trường hợp ngân hàng gửi chứng từ yêu cầu gửi trả hối phiếu sau khi đã được chấp nhận thì chi nhánh sẽ gửi trả liên 1 của hối phiếu sau khi đã được người trả tiền ký chấp nhận thanh toán cho ngân hàng gửi chứng từ. 7. Đóng hồ sơ nhờ thu Chi nhánh có thể đóng hồ sơ nhờ thu nếu bộ chứng từ bị trả lại ngân hàng gửi chứng từ hoặc chuyển tiếp đến ngân hàng khác và ghi rõ lý do đóng hồ sơ. Trường hợp bộ chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán thì việc đóng hồ sơ nhờ thu sẽ thực hiện sau khi đã thanh toán xong toàn bộ nhờ thu đó. 8. Lưu trữ chứng từ Chi nhánh và Hội sở chính có trách nhiệm lưu giữ chứng từ nhờ thu đến cần thiết. Phụ lục số 4: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu xuất khẩu (nhờ thu đi) tại các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam 1. Tiếp nhận và xử lý chứng từ Các chi nhánh có thể tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do khách hàng ủy thác thu hộ bao gồm: 2 liên giấy yêu cầu nhờ thu kiêm bảng kê chứng từ xuất trình của người ủy thác thu, 1 liên lưu tại chi nhánh, 1 liên ký nhận và trả lại cho khách hàng và các chứng từ liên quan đến nhờ thu. 2. Lập lệnh nhờ thu kiêm bảng kê chứng từ (covering letter) Sau khi kiểm tra số lượng của từng loại chứng từ đầy đủ và khớp đúng với bảng kê xuất trình chứng từ và chỉ thị nhờ thu của khách hàng đã rõ ràng. Căn cứ yêu cầu của khách hàng, thanh toán viên vào chức năng OBC INCEPTION để lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh nhờ thu (covering letter) gửi kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu. 3. Kiểm soát Kiểm soát viên cấp 1 kiểm tra sự khớp đúng giữa lệnh nhờ thu của khách hàng và các lệnh nhờ thu của ngân hàng do thanh toán viên lập đồng thời phải kiểm tra kỹ các điều khoản trong lệnh nhờ thu đảm bảo lệnh nhờ thu rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin, phù hợp với thông lệ quốc tế hạn chế rủi ro cho khách hàng ủy thác nhờ thu. 4. Chiết khấu chứng từ nếu có yêu cầu Trình và nhận ủy quyền của Hội sở chính trong trường hợp số tiền chiết khấu vượt qua hạn mức của chi nhánh. 5. Gửi chứng từ đi nhờ thu Chứng từ và lệnh nhờ thu (covering letter) đã hoàn thiện được trả lại thanh toán viên để đóng gói gửi đi nhờ thu bằng phương thức chuyển phát nhanh đến ngân hàng nhận nhờ thu. Sau khi gửi chứng từ đi nhờ thu, nếu muốn thu phí ngay, thanh toán viên vào OBC – INCEPTION để thu các khoản phí dịch vụ có liên quan đến nhờ thu như phí tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu và phí gửi chứng từ nhờ thu. 6. Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu + Đối với chi nhánh trực tiếp xử lý chứng từ Các chi nhánh chưa có kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ này, trước khi gửi chứng từ đi có thể liên hệ trực tiếp với Hội sở chính để có những chỉ dẫn cần thiết. Trong quá trình chờ thanh toán, nếu chi nhánh nhận được bất cứ thông tin nào về tình trạng của bộ chứng từ đều phải xem xét kỹ các thông tin, đối chiếu với hồ sơ lưu hoặc liên hệ với người ủy thác thu để có biện pháp xử lý thích hợp. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi chứng từ, nếu chi nhánh không nhận được báo có hoặc hồi âm từ ngân hàng nhận nhờ thu, chi nhánh phải lập điện tra soát tình trạng chứng từ gửi đến ngân hàng nhận. + Đối với các chi nhánh không trực tiếp xử lý chứng từ Trước khi gửi chứng từ về trung tâm thanh toán và TTTM, chi nhánh có trách nhiệm photo hoặc scan và lưu giữ bản photo/scan toàn bộ chứng từ nhờ thu cùng bản kê chứng từ đã gửi đi. Toàn bộ việc theo dõi hồ sơ chứng từ, tra soát và thanh toán thực hiện tại Trung tâm thanh toán và TTTM trong chức năng của TF 999. 7. Thanh toán, chấp nhận thanh toán + Đối với chi nhánh trực tiếp xử lý chứng từ Thanh toán: Nhận được báo có của Trung tâm thanh toán và TTTM, thanh toán viên vào thư mục OBC SETTLEMENT để thực hiện thanh toán cho khách hàng. Chấp nhận: Kiểm soát viên dùng ký hiệu mật xác thực và in bản gốc điện chấp nhận thanh toán từ hệ thống Trade Finance. Chuyển điện chấp nhận thanh toán cho thanh toán viên để thông báo cho người hưởng biết và tiến hành thu phí dịch vụ trên hệ thống Trade Finance. + Đối với chi nhánh không trực tiếp xử lý chứng từ Chi nhánh in kết quả xử lý nghiệp vụ của trung tâm TTTM và giao chứng từ cho khách hàng bao gồm các điện thanh toán/điện báo có (bản copy), các giấy báo có, báo nợ… 8. Đóng hồ sơ nhờ thu Đóng hồ sơ nhờ thu khi nhờ thu được hủy bỏ hoặc đã thanh toán hết. Thanh toán viên vào chức năng OBC CANCELLATION để lựa chọn lý do đóng hồ sơ nhờ thu thích hợp. 9. Lưu trữ chứng từ Chi nhánh và hội sở chính có trách nhiệm lưu giữ chứng từ nhờ thu đi cần thiết. Phụ lục số 5: Quy trình phát hàn và thanh toán thư bảo lãnh 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Hồ sơ phát hành thư bảo lãnh: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh của khách hàng. Xuất trình hồ sơ xin phát hành thư bảo lãnh: - Thư bảo lãnh ký quỹ dưới 100% trị giá thư bảo lãnh: Khách hàng xuất trình hồ sơ đến các phòng khách hàng để thẩm định và trình giám đốc chi nhánh phê duyệt việc bảo lãnh bằng văn bản, ký hợp đồng bảo lãnh và cấp hạn mức bảo lãnh và chuyển sang bộ phận thanh toán XNK. - Thư bảo lãnh ký quỹ đủ 100% giá trị thư bảo lãnh: Khách hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đến bộ phận thanh toán XNK. Thanh toán viên tiến hành kiểm tra đảm bảo hồ sơ trước khi phát hành thư bảo lãnh. 2. Đăng ký và phát hành thư bảo lãnh Khi hồ sơ để phát hành bảo lãnh của khách hàng đã đầy đủ các điều kiện thì thanh toán viên đăng ký phát hành thư bảo lãnh trên mạng máy tính, thu tiền ký quỹ và các khoản phí liên quan. Tạo điện thư bảo lãnh trên mạng máy tính có sẵn: lựa chọn ngân hàng thông báo có uy tín, nhập dữ liệu, sau khi hoàn tất thì phải đối chiếu lại thông tin giữa thư bảo lãnh và giấy đề nghị phát hành bảo lãnh và các tài liệu liên quan. Kiểm soát thư bảo lãnh: Kiểm soát viên cấp 1 phải kiểm soát toàn bộ hồ sơ xin phát hành thư bảo lãnh đảm bảo các điều kiện phát hành bảo lãnh đã được đáp ứng đầy đủ, giữa các chứng từ có sự nhất quán 3. Sửa đổi thư bảo lãnh Sau khi thư bảo lãnh đã được phát hành, nếu có nhu cầu sửa đổi thư bảo lãnh, khách hàng phải gửi Giấy đề nghị sửa đổi thư bảo lãnh cho chi nhánh. Kiểm soát viên cấp 1 và cấp 2 kiểm soát điện sửa đổi, nếu khớp đúng với đơn xin sửa đổi thư bảo lãnh của khách hàng và các điều khoản sửa đổi là hợp lý, các bút toán hạch toán đúng thì phê duyệt chứng từ trên chứng từ giấy và trên máy. 4. Xử lý khiếu nại đòi tiền theo thư bảo lãnh Khi nhận được chứng từ khiếu nại đòi tiền thư bảo lãnh, các chi nhánh phải kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với thư bảo lãnh và từ chối trong khoảng thời gian hợp lý (nếu chứng từ không phù hợp) và đồng thời thông báo cho người yêu cầu phát hành thư bảo lãnh biết. Các chi nhánh cần cẩn trọng xem xét các tài liệu của khách hàng và trao đổi vơi trung tâm thanh toán và TTTM để tìm cách giải quyết nhằm ngăn chặn việc gian lận đòi tiền của người hưởng thư bảo lãnh. 5. Đóng hồ sơ thư bảo lãnh 6. Lưu trữ chứng từ Lưu hồ sơ phát hành thư bảo lãnh của khách hàng. Bản Draft thư bảo lãnh, sửa đổi thư bảo lãnh, các giấy báo có tiền ký quỹ, giấy báo nợ các khoản phí và thuế VAT... Các bức điện có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4636_0202.pdf
Luận văn liên quan