Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở một số gallery trênđịa bàn thành phố Hà Nội

Gallery hiện nay phát triển mạnh mẽ từ khi Việt Nam kinh tế thị trường phát triển, Hà nội là nơi có nền móng mỹ thuật từ 1925 là cái nôi nghệ thuật nằm ở bán đảo đông dương gồm Việt nam, Lào, campuchia. Với sự phát triển của mỹ thuậtcác gallery cũng theo nó mà xuất hiện, thủa ban đầu phát triển bằng hình thức trao đổi, hiến tặng , sau lớn dần trở thành hình thức kinh doanh. Đến nay ở hà nội gallery xuất hiện ngày càng nhiều đa dạng trong hình thức kinh doanh với những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng về quản lý còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quản lý điều hành doanh nghiệp kinh doanh loại hình văn hóa tranh nghệ thuật. Thiếu chuyên nghiệp làm cho hiệu quả kinh doanh suy giảm, đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh mất uy tín do tệ nạn tranh giả tranh nhái hoành hành, thị trường tiêu thụ bị mất lòng tin, thiếu sự sáng tạo trong kinh doanh, hình thức mì ăn liền xuất hiện, đã gây lên những nghi ngờ về nghệ thuậ

pdf9 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở một số gallery trênđịa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA CHUYÊN NGÀNH:MỸ THUẬT QUẢNG CÁO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRANH NGHỆ THUẬT Ở MỘT SỐ GALLERY TRÊNĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Minh Của Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Đạt Lớp:MTQC5 Khóa học: 2012 - 2016 HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Nhà trường, các thầy cô trong Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật , Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, những nhà giáo đã truyền dạy cho em những kiến thức bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS. Hoàng Minh Của – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua thực hiện đề tài này. Em xin chân trọng cảm ơn tới Gallery Tân Phong 47 Hàng Trống, Gallery Ngàn Phố 82 Hàng Gai, Gallery Long 60 Hàng Trống và một số những cơ sở Gallery khác đã cung cấp những tài liệu cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu để khóa luận được thành công tốt đẹp. Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Trần Xuân Đạt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 Chương 1:TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRANH NGHỆ THUẬT .......................................................................................................... 7 1.1. Thị trường nghệ thuật ở hà nội từ năm 1986 đến nay .................................. 7 1.2. Kinh doanh tranh nghệ thuật - loại hình kinh doanh đặc thù ..................... 9 1.3. Khái niệm về gallery, phòng tranh nghệ thuật ............................................. 13 1.4. Khái niệm về tranh nghệ thuật ......................................................................... 14 1.5. Vai trò của nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ...... 14 Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTRANH NGHỆ THUẬT Ở MỘT SỐ GALLERYTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................................................16 2.1. Đặc điểm chung về quản lý hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở một số Gallery trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................. 16 2.2. Quản lý hoạt động kinh doanh ở Gallery nghệ thuật .................................. 19 2.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý phòng tranh nghệ thuật ................................... 22 2.2.2. Mối quan hệ giữa gallery với nghệ sỹ và tác phẩm ............................ 26 2.2.3. Mối quan hệ giữa gallery với các cá nhân, tổ chức khác ................... 29 2.2.4. Hoạt động marketing quảng bá tranh nghệ thuật ................................. 35 2.2.5. Hoạt động công chúng và mối liên kết ................................................... 36 2.2.6. Xây dựng thương hiệu................................................................................. 38 2.2.7. Lựa chọn tác phẩm ....................................................................................... 38 2.2.8. Tổ chức triển lãm ......................................................................................... 38 2.2.9. Thực hiện pháp luật về quyền tác giả ...................................................... 42 Chương 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TRANH NGHỆ THUẬT Ở GALLERYTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................................................44 3.1. Giải pháp về hoạt động kinh doanh ................................................................ 44 3.2. Giải pháp về thị trường ...................................................................................... 45 3.3. Giải pháp nguồn nhân lực ................................................................................. 46 3.4. Giải pháp về tài chính......................................................................................... 46 3.5. Giải pháp quảng cáo, xây dựng thương hiệu ................................................ 47 KẾT LUẬN ..................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................49 PHỤ LỤC .....................................................................................................50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1886) đã mở ra thời kỳ đổi mới đất nước, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Đời sống kinh tế xã hội Việt Nam đã có bước chuyển đổi hết sức căn bản và sâu sắc. Đây chứng tỏ là một sự sáng tạo lớn về đường lối kinh tế, phù hợp với đòi hỏi có tính cấp bách của thực trạng kinh tế nước ta. Cùng với chính sách mở cửa đã tạo ra sự giao lưu văn hóa rộng rãi trong nước và quốc tế. Từ đó tác động mạnh mẽ tới văn hóa, tư tưởng, trong đó có mỹ thuật. Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta một mặt nào đó có tác động rất lớn tới những chuyển động, thay đổi của văn hóa- xã hội, làm xuất hiện văn hóa mang tính thị trường. Gallery ở Việt Nam được kế thừa và phát triển trong thời kỳ đất nước mở cửa hội nhập quốc tế với các chính sách kinh tế và sự giao lưu văn hóa nghệ thuật. Sự ra đời của các Gallery đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng nghệ thuật, tạo nên sự giao lưu giữa nghệ sỹ và công chúng. Đặc biệt khi đời sống vật chất được nâng lên thì nhu cầu về thế giới tinh thần cũng được quan tâm phát triển, người chơi tranh hiện nay không chỉ là giới sưu tập ngoài, người đi du lịch mà còn có rất nhiều người Việt Nam đã bỏ một khoản tiền lớn mua tác phẩm tranh của các họa sỹ Việt Nam. Gallery phát triển là môi trường hoạt động nghệ thuật đã tạo điều kiện cho các họa sỹ giao lưu trao đổi nghệ thuật và cũng từ đây nhiều họa sĩ sáng tác được các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nhiều họa sỹ sống được bằng nghề, tác phẩm bán được thông qua việc trao đổi đã tạo nên nguồn kích thích về tinh thần và vật chất là điều kiện thuận lợi cho các nghệ sỹ tiếp tục công việc sáng tạo, tiếp tục niềm đam mê của mình. Có thể thấy, một trong những nơi hoạt động Gallery phát triển mạnh nhất hiện nay là thủ đô Hà Nội- nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán tác phẩm mỹ thuật sôi động hiện nay trên toàn quốc, với nhiều cửa hàng, phòng tranh , Gallery lớn nhỏ khác nhau, quy tụ các gương mặt họa sỹ nổi tiếng với các triển lãm nhóm, cá nhân và tổ chức, với nhiều thể loại tranh, đa dạng trong chất liệu đáp ứng cho nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế, tạo nên một thị trường tranh nghệ thuật sôi động đầy màu sắc. Bên cạnh những mặt tích cực do kinh tế thị trường mang lại, thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh các tác phẩm mỹ thuật ở các Gallery cũng diễn ra nhiều bất cập. Tình trạng mua bán tranh theo kiểu “hàng chợ” hoạt động kinh doanh còn nghiệp dư thiếu nhất quán qui trình đồng bộ, tranh thật tranh giả lẫn lộn, tình trạng sao chép tác phẩm vi phạm bản quyền tác giả còn thường xuyên diễn ra ở một số gallery gây tổn thương về uy tín, tạo nên những bức xúc dư luận trong xã hội suy giảm đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến thị trường nghệ thuật nói chung. Để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Gallery trên địa bàn Hà Nội hiện nay với tư cách là người làm nghiên cứu việc phân tích những khó khăn, thuận lợi, những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa tinh thần dựa trên cơ sở lý luận văn hóa, giá trị nghệ thuật, kinh tế học văn hóa, nhằm nâng cáo hiệu quả kinh doanh ở một số gallery nghệ thuật hiện nay. Với đề tài khóa luận “Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở gallery trên địa bàn thành phố Hà Nội” .Với mong muốn được đóng góp những nghiên cứu tích cực của mình làm cho gallery ở Hà Nội ngày càng phát triển, hiệu quả kinh doanh tranh nghệ thuật ngày càng cao, thị trường tranh nghệ thuật minh bạch và phát triển. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở Gallery , phòng tranh nghệ thuật trên địa bàn Hà nội và các địa điểm mua bán tranh. - Nghiên cứu thị trường tranh nghệ thuật ở Hà nội với những ảnh hưởng, tác động và nhu cầu của công chúng, những người đam mê nghệ thuật. - Nghiên cứu chi tiết các hoạt động cụ thể trong quản lý điều hành, quản lý, công tác kinh doanh của gallery cũng như mối quan hệ với các tổ chức khác trong tiêu thụ tranh nghệ thuật. Trong đó có hoạt động tổ chức triển lãm trưng bày tác phẩm giới thiệu họa sĩ. - Nghiên cứu công tác quảng cáo truyền thông về nghệ thuật trong công tác kinh doanh,và vai trò trách nhiệm đạo đức kinh doanh nghệ thuật. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu sẵn có ( sách báo, tạp chí, internet...) - Dựa trên cơ sở lý thuyết về nghệ thuật học, kinh tế học văn hóa, marketing , luật doanh nghiệp, luật bản quyền tác giả để làm rõ công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp văn hóa. - Thu thập, khảo sát thực tế tại một số gallery ở thành phố Hà nội - phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh. 4. Đóng góp của đề tài Gallery hiện nay phát triển mạnh mẽ từ khi Việt Nam kinh tế thị trường phát triển, Hà nội là nơi có nền móng mỹ thuật từ 1925 là cái nôi nghệ thuật nằm ở bán đảo đông dương gồm Việt nam, Lào, campuchia. Với sự phát triển của mỹ thuật các gallery cũng theo nó mà xuất hiện, thủa ban đầu phát triển bằng hình thức trao đổi, hiến tặng , sau lớn dần trở thành hình thức kinh doanh. Đến nay ở hà nội gallery xuất hiện ngày càng nhiều đa dạng trong hình thức kinh doanh với những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng về quản lý còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quản lý điều hành doanh nghiệp kinh doanh loại hình văn hóa tranh nghệ thuật. Thiếu chuyên nghiệp làm cho hiệu quả kinh doanh suy giảm, đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh mất uy tín do tệ nạn tranh giả tranh nhái hoành hành, thị trường tiêu thụ bị mất lòng tin, thiếu sự sáng tạo trong kinh doanh, hình thức mì ăn liền xuất hiện, đã gây lên những nghi ngờ về nghệ thuật. Đóng góp đề tài mong muốn đưa ra những giả pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở thành phố Hà Nội. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận chia thành 3 chương. Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh tranh nghệ thuật ở một số GALLERY trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao quản lý hoạt động kinh doanh tranh nghệ ở GALLERY trên địa bàn thành phố Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản lý mỹ thuật – Ths. Nguyễn Văn Trung, Ths. Hoàng Minh Của, Ths. Trần Hậu Yên Thế . 2. Mỹ học nghệ thuật – Nguyễn Quang Huy, GS.TS Huỳnh Khái Vinh . 3. Văn hóa kinh doanh – Đỗ Minh Cương – Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội. 4. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường Việt Nam – Hà Duy Thành. 5. Matsushita Konossuke : Nhân sự chìa khóa thành công – Quản lý và Kinh doanh. 6. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp công ích ngành VHTT trong nền kinh tế thị trường. 7. Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 2/2002 8. Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 6/2002 9. Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 12/2002 10. Mỹ thuật và nhiếp ảnh số 9/2003 11. Diễn đàn văn hóa nghệ thuật số 8/2004 12. Báo Tiền Phong 15/9/2004 13. Báo Lao Động số 85/2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_tom_tat_1_6965_2064410.pdf
Luận văn liên quan