- Đề tài đã đề xuất tập đoàn loài cây trồng phù hợp cho cải tạo rừng phòng hộ,
sản xuất. Ngoài việc cũng cố lại tổ chức quản lý cũng được đặt ra hợp lý, giúp cho
công tác quản lý rừng ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực hiện
các giải pháp quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng nêu trên góp phần phát triển kinh
tế và làm phong phú tài nguyên rừng của huyện, đáp ứng nhu cầu về phòng hộ, môi
trường trong những năm tới.
- Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý sử dụng
tài nguyên rừng của huyện. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn, đề tài chưa
có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng xuất chất lượng cây trồng để tính toán hiệu quả
kinh tế, môi trường và xã hội một cách chính xác. Công việc này sẽ được nghiên
cứu trong thời gian tới.
134 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân theo chức năng
TT Hạng mục Tổng Phòng hộ Sản xuất
1 Khoanh nuôi 274,3 35 239,3
a KNXTTS có trồng bổ sung 239,3 239,3
b KNXTTS tự nhiên 35 35
2 Trồng rừng + Chăm sóc 5.959,7 2.117,3 3.842,4
a Nguyên liệu (ván sợi, ván ép.....) 3.842,4 3.842,4
b PH đầu nguồn Sông + Hồ đập 2.117,3 2.117,3
3 Quản lý bảo vệ rừng 21.042,4 3.899,1 17.143,3
a Bảo vệ rừng tự nhiên 1.138,9 670,5 468,4
b Bảo vệ rừng trồng 19.903,5 3.228,6 16.674,9
4 Trồng cây phân tán (triệu cây) 1.020.000
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
106
a)- Bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng
Căn cứ vào định suất đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng, hàng năm có kế
hoạch tăng cường lực lượng bảo vệ, đảm bảo ở mức tối thiểu 150 ha rừng phải có 1
bảo vệ, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp trong quản lý chỉ đạo, cùng với các
giải pháp trên, chú trọng áp dụng các biện pháp về kỹ thuật lâm sinh như: chọn và
bố trí cây trồng hợp lý, luỗng phát hạ thấp thực bì dưới tán rừng, san ủi các đường
băng, đường ranh cản lửa, đắp đập giữ nước ở các vùng xung yếu.... Trong những
vùng trồng rừng tập trung, gần khu dân cư và các vùng trọng điểm cần xây dựng
trạm quản lý bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng. Chòi canh phải đặt vị trí thuận lợi có
tầm quan sát rộng.
- Đối tượng bảo vệ: Toàn bộ diện tích rừng hiện có và rừng trồng sau 3 năm
chăm sóc.
- Biện pháp tác động
+ Điều tra thiết kế đúng vị trí, diện tích, chất lượng từng lô, lập hồ sơ theo mẫu
biểu quy định, giao cho các hộ gia đình, tập thể để họ có trách nhiệm quản lý bảo vệ.
+ Nghiêm cấm mọi hoạt động chặt phá, chăn thả gia súc, hạn chế tối đa các tác
động làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
+ Khi rừng bị sâu bệnh các chủ rừng phải báo ngay cho Ban quản lý dự án để
có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
+ Các biện pháp kỹ thuật cụ thể phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm và
thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Khoanh nuôi rừng
Những diện tích quy hoạch cho mục đích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là
những trảng cây bụi đã xuất hiện những cây tái sinh mọc rải rác với mật độ 500 - 1.000
cây/ha hoặc đã có đủ trên 25 cây mẹ gieo giống/ha về cơ bản chúng có khả năng tự
diễn thế tự nhiên thành rừng nhưng đó là khoảng thời gian rất dài, để đáp ứng nhu cầu
phòng hộ bức thiết trước mắt thì phải có kết hợp trồng bổ sung để đẩy nhanh quá trình
hình thành rừng.
Theo số liệu thống nhất rà soát quy hoạch 3 loại rừng giữa Trung tâm Điều tra -
Quy hoạch thiết kế nông lâm Quảng Trị và UBND huyện Cam Lộ, rừng trạng thái
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
107
Ic của huyện Cam Lộ có diện tích 274,3 ha được bố trí vào kế hoạch khoanh nuôi
bảo vệ và khoanh nuôi có trồng bổ sung trong những năm tới.
* Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
Đối tượng là những diện tích đất trống Ic, có mật độ cây mục đích (gỗ) tái sinh
trên 1000 cây/ha, chiều cao từ 1 m trở lên, có đủ điều kiện tái sinh tự nhiên để tái
tạo rừng mới sau 5 - 10 năm mà không cần sự tác động của con người.
Tổng diện tích khoanh nuôi xúc tiến tự nhiên: 35 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ
rất xung yếu tập trung ở xã Cam Tuyền.
Biện pháp kỹ thuật: Điều tra thiết kế, xác định đúng vị trí, diện tích, chất lượng
từng lô, lập hồ sơ theo mẫu biểu quy định, tiến hành đóng mốc ranh giới, biển báo
ngoài thực địa và giao khoán cho các hộ gia đình, tập thể thông qua hợp đồng kinh
tế, ngăn chặt mọi tác động có hại đến rừng.
* Khoanh nuôi xúc tiến tái có trồng bổ sung
Đối tượng là đất trống Ic có mật độ cây tái sinh mục đích (gỗ) 500 cây/ha; tái
sinh có triển vọng 300 cây/ha, cần bổ sung thêm cây lâm nghiệp để tái tạo lại rừng.
Đồng thời thực hiện biện pháp phát quang thực bì, san ủi đường lô, khoảnh kết hợp
đường đai ngăn lửa, bảo vệ.
Tổng diện tích: 239,3 ha chủ yếu là rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở các xã
Cam Thành, Cam Tuyền, Cam Nghĩa.
Biện pháp kỹ thuật: Tra dặm cây con ở những diện tích không có cây tái sinh,
hoặc cây tái sinh có mục đích, triển vọng thấp. Trồng những loài cây bản địa có giá
trị kinh tế, giá trị hàng hoá cao, cây quý hiếm như: Sến trung, Lát hoa, Huỹnh, Vạng
trứng, Lim, Trầm gió, Gụ mật... Khoanh nuôi phục hồi rừng là giải pháp lâm sinh
quan trọng tốn ít tiền của nhưng kết quả thành rừng rất cao. Việc tái tạo lại rừng theo
con đường diễn thế tự nhiên nhằm phục hồi hệ thực vật bản địa vốn đã bị suy thoái
hoặc đã mất nhờ sự tác động con người thông qua giải pháp lâm sinh thích hợp.
c. Trồng rừng và chăm sóc rừng
Là giải pháp lâm sinh rất có hiệu quả, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc,
đáp ứng được mục đích kinh doanh đặt ra.
- Đối tượng
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
108
+ Đối với rừng phòng hộ: Toàn bộ diện tích đất trống IA, IB nằm trong quy
hoạch các loại rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ hồ đập. Những diện tích này
phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật thuận lợi để trồng rừng, chăm
sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ.
+ Đối với rừng sản xuất: Toàn bộ diện tích đất trống trảng cỏ IA, đất trống cây
bụi IB quy hoạch cho trồng rừng sản xuất có đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật đưa vào
trồng rừng.
- Diện tích: Tổng diện tích đưa vào trồng rừng giai đoạn 2006 - 2015 là: 5.959,7
ha, trong đó:
+ Trồng rừng phòng hộ: 2.117,3 ha.
+ Trồng trừng sản xuất: 3.842,4 ha.
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Diện tích đất đai đưa vào trồng rừng hàng năm đều phải có thiết kế cụ thể đến
từng lô, diện tích lô thiết kế tối đa 5 ha, trung bình 2 - 3ha, lập hồ sơ thiết kế và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lô rừng trồng phải làm thủ tục giao khoán
cho chủ quản lý cụ thể.
+ Điều tra điều kiện tự nhiên và mục đích kinh doanh để xác định loài cây,
phương thức, phương pháp, mật độ trồng, tiêu chuẩn cây con, hạt giống...
+ Đối với rừng phòng hộ cần chú trọng đến các loài cây bản đại, cây trồng phải đáp
ứng yêu cầu phòng hộ: Cây sinh trưởng nhanh, nhiều tầng tán, mau khép tán, bộ rễ ăn
sâu và phát triển mạnh, có chu kỳ kinh doanh dài và thích nghi với điều kiện tự nhiên của
vùng, có khả năng tái sinh tốt, chống chịu được lửa rừng và sâu bệnh hại. Ngoài ra để
tăng khả năng phòng hộ của rừng cần trồng xen các loài cây đặc sản, cây công nghiệp,
cây ăn quả dài ngày có giá trị hàng hoá cao.
+ Đối với rừng sản xuất thực hiện các biện pháp thâm canh, nông lâm kết hợp,
nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng xuất chất lượng cao.
+ Phương thức trồng hỗn giao với mật độ tuỳ thuộc vào loài cây và tỷ lệ hỗn
giao (có thể trồng hỗn giao theo hàng, theo băng hay theo đám).
+ Tiêu chuẩn cây con: Tuân thủ đúng theo quy trình quy phạm của Bộ ban hành
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
109
+ Yêu cầu cây con đem trồng phải đảm bảo chất lượng, có khả năng chống chịu
với những tác động xấu của môi trường bên ngoài.
+ Thời vụ trồng: Tháng 9 - tháng 12 (vào đầu mùa mưa)
+ Chăm sóc rừng trồng (3 năm đầu sau khi trồng), đây là việc làm rất quan
trọng vì giai đoạn này cây con chưa thích nghi được với điều kiện ngoại cảnh và
phải chống chịu với nhiều loại sâu bệnh hại. Các biện pháp kỹ thuật cụ thể đối với
từng loài cây trồng tuân thủ theo quy trình, quy phạm và các Thông tư hướng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
d)- Trồng cây phân tán
Đây là một giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do gió bảo gây ra, tạo
cảnh quan tươi đẹp, góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường, đồng thời giải quyết
một phần nhu cầu về gỗ và chất đốt cho nhân dân địa phương.
- Đối tượng: Cây phân tán được trồng ven đường dân sinh, bờ ruộng, bờ
thửa, kênh mương, các cơ quan, trường học, bệnh viện, công viên.... Cây trồng là
những loài cây có khả năng chống chịu với gió bảo, sinh trưởng nhanh, nhiều
tầng tán, không rụng lá theo mùa, hình thái đẹp, thích nghi với điều kiện tự nhiên
của vùng.
- Biện pháp kỹ thuật: Tiến hành điều tra thiết kế cụ thể các đối tượng trên và lập
hồ sơ. Dựa vào kết quả điều tra điều kiện tự nhiên của vùng để xác định loài cây,
phương thức, phương pháp và mật độ trồng, tiêu chuẩn cây con...
+ Tiêu chuẩn cây con: Dùng cây con có bầu, chiều cao từ 1,0 - 1,5 m, phải có
rào bảo vệ tránh sự phá hoại của gia súc.
+ Thời vụ trồng: Vụ thu hoặc vụ xuân.
e)- Đề xuất tập đoàn cây trồng rừng
Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng
sản xuất theo 3 vùng: vùng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng thể hiện ở bảng 19.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
110
Bảng 3.2: Đề xuất tập đoàn cây trồng rừng trên các loại đất
Tiểu vùng lập địa
Nhóm dạng đất
Cây trồng chính Cây trồng hổ trợ Trồng xen
- Vùng núi
+ Nhóm dạng đất Fa,
Fq
Thông nhựa, thông
Caribe, thông ba lá
Keo lá tràm, keo tai
tượng, keo lai
Mây, song
+ Nhóm dạng đất Fs,
Fa
Trầm hương, sao đen
Keo lá tràm, keo tai
tượng, keo lai
Sắn, dứa, chè
+ Nhóm dạng đất Fk Cà fê, hồ tiêu Đậu, lạc, mè
- Vùng đồi
+ Nhóm dạng đất Fa,
Fq, Fe
Thông nhựa, Vạng
trứng , Huỷnh
Keo lá tràm, keo tai
tượng, keo lai
Dứa, chè
+ Nhóm dạng đất Fs,
Fq
Sao đen, Sến trung Xoài, Cam, Chanh Đậu, lạc, mè
+ Nhóm dạng đất Fk Hồ tiêu, Cà fê, cao su Đậu, lạc, mè
- Vùng đồng bằng
+ Nhóm dạng đất phù sa
Cam, chanh, Xoài,
sapoche, mãng cầu
Sắn, khoai
Đậu, lạc, cây
lương thực
Căn cứ vào kết quả điều tra lập địa kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc
tính sinh lý, sinh thái và khả năng nguồn giống của một số loài cây. Đề xuất một số
loài cây trồng rừng như sau:
+ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ hồ đập, nên trồng rừng hỗn
giao: Keo lá tràm (Acasia auriculiformis), Keo tai tượng (Acasia mangium wild),
Keo lai, Thông (Pinus merkusii) với một số cây bản địa như: Huỷnh (Tarrietia
javanica Blume), Vạng trứng, Gụ, Sao đen (Hopera odorata Roxb), Trầm hương
(Aquilarria crassna), Sến trung,....
+ Đối với cây phòng hộ môi trường (cây phân tán) nên chọn những cây vừa có
chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan môi trường như một số cây
sau: Long não (Cinamomum camphora), Lim xẹt (Peltophororum pterocarpum), Phi
lao (Casuariana equisetifolia), Bạch đàn (Eucalyptus sp), Xà cừ (khya seneganesis),
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
111
Dừa (Cocos nucifera), Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa), Phượng vĩ
(Delonix regia), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Keo (Acasia sp.) ...
+ Đối với rừng sản xuất nên trồng những loài cây phù hợp với mục đích kinh tế
của địa phương như: Thông nhựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Keo lưỡi
liềm (Acasia crassicarpa), Bạch đàn tere (Eucalyptus teretiornis), Bạch đàn
urophylla (Eucalyptus urophylla), Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn
uro, canmal, tere) ...và trồng rừng nông lâm kết hợp. Nên trồng rừng hỗn giao để
tăng khả năng phòng chống sâu bệnh, lửa rừng và nâng cao năng xuất lập địa. Một
số loài cây ăn quả có thể trồng xen như: Xoài, Mít, Nhãn, Vải, Cam, Chanh, Bưởi
Bảng 3.3: Đề xuất một số loài cây trồng rừng theo chức năng
Loại rừng /
Nhóm dạng đất
Cây trồng chính Cây trồng hổ trợ Trồng xen
- Trồng rừng phòng hộ
+ Nhóm dạng đất Fs, Fp Huỷnh, Vạng trứng
Keo lá tràm, keo
tai tượng, keo lai
+ Nhóm dạng đất Fa, Fq
Thông nhựa, thông
Caribe
Keo lá tràm, keo
tai tượng, keo lai
Mây, song
+ Nhóm dạng đất Fs
Trầm hương, sao
đen
Keo lá tràm, keo
tai tượng, keo lai
Sắn, dứa, chè
+ Nhóm dạng đất Fk Cà fê, hồ tiêu Đậu, lạc, mè
- Trồng rừng sản xuất
+ Nhóm dạng đất Fa, Fq,
Fe, Fp
Thông nhựa,
Huỷnh, Vạng trứng
Keo lá tràm, keo
tai tượng, keo lai
Dứa, chè
+ Nhóm dạng đất Fs Quế Keo các loại Đậu, lạc, mè
+ Nhóm dạng đất Fk Hồ tiêu, Cà fê, cao su Đậu, lạc, mè
+ Nhóm dạng đất phù sa Cam, chanh, Xoài Sắn, khoai
Cây lương
thực
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
112
f)- Giải pháp về phân bón
Tập trung phát triển theo hướng chiều sâu cả trồng trọt lẫn chăn nuôi trên cơ
sở luân canh cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất lâm
nghiệp. Tập trung đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất cây trồng bằng cách đầu
tư phân bón để tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất. Tuy vậy, hiện nay các hộ dân vùng
gò đồi, miền núi quy trình bón phân vẫn chưa hợp lý chủ yếu vẫn dựa vào kinh
nghiệm và không chú trọng lắm đến quy trình bón phân. Do vậy, cán bộ khuyến
nông, khuyến lâm , phòng nông nghiệp phải là chiếc cầu nối đưa tiến bộ KHKT đến
hộ nông dân là điều rất quan trọng giúp bà con áp dụng vào thực tiễn sản xuất đưa
lại hiệu quả cao.
Đối với phân bón cần dựa vào kế hoạch trồng trọt chi tiêu, yêu cầu đất đai và
cây trồng để tính toán cụ thể mức phân bón trong năm. Yêu cầu về phân bón không
phải lúc nào cũng giống nhau mà nó thay đổi theo yêu cầu sản xuất, yêu cầu cải tạo
đất và những biến động đột xuất của thời tiết và khí hậu. Tuy nhiên, kiến thức về
phân bón hoá học hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chưa dựa vào chất đất, đặc
tính cây trồng và điều kiện liên quan khác nhau.
3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn trong lâm nghiệp
Trở ngại lớn nhất đối với kinh doanh rừng gỗ lớn hiện nay ở VN là gì? Theo
các chuyên gia về kinh tế lâm nghiệp, đó là chu kỳ sản xuất của rừng kinh tế gỗ lớn
khá dài, trong khi đồng vốn của người trồng rừng (đặc biệt là đối tượng nông dân)
thì xem ra lại quá “ngắn”! Song, trở ngại này sẽ được khắc phục, nếu như Nhà nước
có những chính sách hợp lý về vay vốn dành cho việc kinh doanh rừng kinh tế, đặc
biệt là kinh doanh rừng gỗ lớn.
Vì vậy cần triển khai, phát huy tốt việc cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu
đãi để thực hiện sản xuất lâm nghiệp, cho vay theo chương trình mục tiêu, không
cho vay tràn lan, thời gian cho vay dài hơn. Cần phát huy có hiệu quả vốn trợ cấp
của các tổ chức, nhà đầu tư tránh để tình trạng trông chờ ỷ lại của người dân. Đối
với các loại vồn này nên đầu tư trực tiếp bằng hiện vật như cung cấp đầu vào cho
sản xuất và kiến thức cho người dân là biện pháp giúp người dân lâu dài và có hiệu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
113
quả. Không nên để người dân cầm tiền mặt vì họ sẽ dùng để chi tiêu cho cuộc sống
gia đình. Thực hiện tốt việc cải tiến cho vay, cấp sổ tín dụng thay cho nhiều lần làm
thủ tục, khế ước vay. Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò của các tổ chức như hội
nông dân, hội phụ nữ cho người dân vay vốn sản xuất theo hình thức tín chấp.
3.2.4. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lâm nghiệp
Tiến tới từng bước cơ giới giới hoá các khâu canh tác với máy móc thiết bị
thích hợp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu vật nuôi theo hướng có
hiệu quả kinh tế cao. Muốn vậy cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp, tăng
cường cơ giới hoá trong khâu làm đất, thu hoạch sẽ góp phần rất lớn cho việc nâng
cao hiệu quả kinh tế sử dụng của người dân.
Hiện nay, các xã vùng núi đường lâm nghiệp vẫn chưa được chú trọng nên rất
khó khăn trong quá trình sản xuất lâm nghiệp và vận chuyển và tiêu thụ lâm sản. Vì
vậy cần tập trung xây dựng các trục đường lâm nghiệp chính, nâng cấp xây dựng
các công trình giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển sau
thu hoạch đồng thời có thể đưa máy móc đến tận thửa đất lâm nghiệp của hộ gia
đình. Chú trọng đầu tư xây dựng các tuyến đường vào các vùng sản xuất nguyên
liệu, hàng hoá tập trung, các tuyến đường vào khai thác gỗ nguyên liệu, mủ cao su,
thông nhựa.. đặc biệt là các xã Cam Tuyền, Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính.
Quan tâm xây dựng mạng lưới chế biến thủ công vừa và nhỏ như xây dựng
xưởng chế biến gỗ nguyên liệu, mũ cao sugóp phần trực tiếp phục vụ sản xuất
chế biến đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân trong thời gian nhàn rỗi ở
các xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn như: Cam Chính, Cam Nghĩa...
- Tiếp tục củng cố và nâng cấp hệ thống điện lưới cho các địa phương.
3.2.5. Giải pháp về thị trường vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đối với huyện Cam Lộ nói chung và các xã miền núi nói riêng, cơ cấu ngành
dịch vụ phát triển chậm chính vì vậy người dân rất khó khăn khi tìm thị trường đầu
vào để sản xuất. Việc trao đổi mua bán giữa các xã trong huyện đã rất khó khăn chứ
chưa nói đến mở rộng ra thị trường bên ngoài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
114
Vì vậy, giải pháp chủ yếu về thị trường đó là cung cấp thông tin cho người sản
xuất để người dân không chạy đua mù quáng theo những thông tin và theo những
địa phương khác ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
- Đối với thị trường đầu vào: Do địa hình giao thông cách trở, chi phí vận
chuyển cao nên người dân ở các vùng gò đồi miền núi chịu giá cao hơn so với các
vùng khác vì vậy giải pháp trước mắt là phải ổn định giá phân bón, vật tư, có thể trợ
giá cho người dân để họ phấn khởi đầu tư sản xuất .Vì vậy khuyến nông, khuyến
lâm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến nhận thức của người dân. Cán
bộ khuyến nông, khuyến lâm cung cấp những thông tin về thị trường giá cả phân
bón, vật tư nông, lâm nghiệp, giá cả nông, lâm sản phẩm trên thị trường, những
thông tin về mặt hàng nông lâm sản đang có xu hướng tiêu thụ mạnh trong thời gian
tới ..để người dân đưa ra quyết định sản xuất (trồng cây gì, nuôi con gì) để đem
lại hiệu quả cao.
- Đối với thị trường đầu ra: ở Việt Nam, năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị
Định số 80/2002/TTg khuyến khích việc áp dụng chế độ hợp đồng giữa các doanh
nghiệp và nông dân (liên kết 4 nhà). Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Cam Lộ gặp
phải những khó khăn điển hình cụ thể như việc quy hoạch đất trồng rừng cho nhà
máy gỗ ván MDF - Quảng Trị, người dân trồng các sản phẩm cây lâm nghiệp để
bán sản phẩm cho nhà này, nhưng nhà máy lại mua nguyên liệu với giá thấp hơn so
với các nơi khác hậu quả người dân phải gánh chịu. Vì vậy, để khắc phục các khó
khăn này, người dân phải tổ chức lại thành hợp tác xã, hoặc một nhóm hộ gia đình
để bảo vệ quyền lợi cho nhau và tăng khả năng mặc cả trên thị trường. Đồng thời
từng bước hình thành, phát triển các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn huyện
nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển năng động hiệu quả hơn.
3.2.6. Giải pháp về chính sách
*/ Chính sách về đất đai
Trên cơ sở rà soát quy hoạch lại rừng và đất lâm nghiệp, công việc tiếp theo là
tiến hành giao đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng) theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Công
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
115
việc này giao cho Phòng Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với các Phòng
chức năng trong huyện tiến hành. Cụ thể như sau:
- Theo điều 72 sử dụng đất rừng phòng hộ, đặc dụng - Nghị định số
181/2004/NĐ-CP: Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng theo
quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Hiện nay, rừng phòng hộ của
huyện Cam Lộ giao cho Ban quản lý Dự án 661 của Lâm trường Đường 9 nay là
Công ty lâm nghiệp Đường 9, Cơ sở giáo dục Hoàn Cát và Ủy ban nhân dân xã
Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Tuyền quản lý 3.899,1 ha (trong đó
doanh nghiệp nhà nước quản lý 1.103 ha; Uỷ ban nhân dân xã quản lý 2.796,1 ha),
làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ, trồng mới và cải tạo rừng phòng hộ. Sau khi trồng
rừng hoàn thành, Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện việc giao khoán trồng, chăm
sóc và bảo vệ rừng phòng hộ cho nhân dân trong vùng.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân: Theo điều 70 - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;
những địa phương chưa thực hiện việc giao đất để sản xuất lâm nghiệp cho hộ gia
định, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì UBND xã nơi có đất lập
phương án đề nghị UBND huyện giao đất lâm nghiệp cho nhân khẩu có nguồn sống
chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thường trú tại địa phương; UBND xã
xem xét đưa vào phương án giao đất cho hộ gia đình, cá nhân là con cán bộ, viên
chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
- Những diện tích rừng sản xuất do các hộ gia đình, cá nhân đã được mượn
trước đây để trồng vườn rừng, vườn quả, nông lâm kết hợp từ năm 1988 nhưng
chưa theo đúng các quy định về pháp luật đất đai (như Nghị định 02, Nghị định
163,...),. công nhân lâm trường (sau khi giải thể lâm trường và được giải quyết chế
độ) được xét giao đất như hộ gia đình các xã.
Việc giao đất sản xuất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo
nguyên tắc: Trên cơ sở hiện trạng, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định nông
thôn; Đúng đối tượng, bảo đảm công bằng, tránh manh mún ruộng đất. Vì vậy,
hộ gia định, cá nhân làm thủ tục để giao đất rừng sản xuất, đất trang trại trên cơ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
116
sở kê khai diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao (sau khi
trừ diện tích rừng quy hoạch phòng hộ, đặc dụng) và tự nhận xét về chấp hành
pháp luật về đất đai để được giao theo nguyên trạng. Những hộ xin giao mới
thực hiện theo hạn mức qui định của luật đất đai và quỹ đất thực tế . Toàn bộ
diện tích rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân là 4.874,8 ha; tập thể:
1.632,5 ha; lực lượng vũ trang; 923,6 ha; UBND xã: 5.907,1ha.
Thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là UBND huyện
trên cơ sở quy hoạch rừng được duyệt, có bản đồ địa chính.
*/ Chính sách hưởng lợi.
- Đối với rừng phòng hộ: Ưu tiên khoán cho các hộ gia định canh, định cư, các hộ
nghèo, hộ ở gần rừng, những hộ đã nhận khoán trước đây và các hộ tái định cư. Hộ
nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được khai thác củi và lâm sản phụ
dưới tán rừng. Hộ trồng rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông
sản và lâm sản phụ dưới tán rừng.
- Đối với rừng sản xuất: Hộ đầu tư trồng rừng sản xuất có quyền quyết
định thời điểm và phương thức khai thác rừng nhưng phải có nghĩa vụ trồng
lại rừng ngay cuối năm đó. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre nứa và
lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tư do lưu thông trên thị trường.
Nhà nước có chính sách tiêu thụ sản phẩm rừng trồng theo quy hoạch của các
dự án và các chính sách khác đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng.
*/ Chính sách thuế.
Các nhà đầu tư, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên đất hoang hoá,
đồi núi trọc được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của luật đầu tư trong
nước. Miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ rừng sản xuất và rừng tự
nhiên được phục hồi bằng phương pháp khoanh nuôi tái sinh. Miễn thuế buôn
chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khác
từ rừng tự nhiên.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kết luận
Nâng cao HQKTSDĐ lâm nghiệp là vấn đề có tính chiến lược nhằm phát triển
nhanh sản xuất hàng hoá, đồng thời góp phần tích cực vào nâng cao hiệu quả kinh tế
sử dụng các nguồn lực khác trong lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả xã hội, môi trường
và phát triển nông nghiệp bền vững nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng trong
quan hệ hữu cơ với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đất lâm nghiệp: Trong đó, đất rừng sản xuất 12.824,8 ha (đất có rừng tự nhiên
sản xuất 157 ha, đất có rừng trồng sản xuất 10.180,2 ha, đất chưa có rừng quy
hoạch cho trồng rừng sản xuất 2.487,6 ha); đất rừng phòng hộ 8.355,7 ha (đất có
rừng tự nhiên phòng hộ 707,6 ha, đất có rừng trồng phòng hộ 3.763,6 ha, đất chưa
có rừng quy hoạch cho trồng rừng phòng hộ 2.487,6 ha)
Huyện Cam Lộ với tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 21.180,5 ha
chiếm 61,06% diện tích tự nhiên của huyện. Qua tìm hiểu thực trạng sử dụng đất
lâm nghiệp và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất
lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, chúng tôi có một số ý kiến sau:
- Huyện Cam Lộ có nhiều lợi thế về đất đai, diện tích đất chưa sử dụng của
huyện chiếm 7,29 % tổng diện tích tự nhiên. Điều kiện địa hình đất đai, thổ nhưỡng
rất thích hợp để phát triển các loại cây loại cây lâm nghiệp như Bạch Đàn, thông
nhựa,keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm... ngoài tác dụng làm nguyên liệu cho ngành
chế biến còn nhằm mục đích để cải tạo đất đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi
núi trọc.
- Qua đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ,
chúng tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cần phải chú
trọng đầu tư lao động đây là nhân tốt có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến sản
xuất lâm nghiệp. Nhân tố chi phí và diện tích cũng có vai trò rất quan trọng nhằm
nâng cao hiệu quả.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
118
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp đặc biệt ở huyện còn gặp nhiều khó
khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên, thời tiết khí hậu đặc biệt là điều kiện địa hình đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình sản xuất lâm nghiệp của vùng. Hiện tượng xói mòn đất đã và
đang xảy ra phổ biến hầu như khắp nơi. Đất đai ngày càng cằn cỗi, bạc màu, năng
suất cây trồng thấp.
- Thị trường chưa phát triển, việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh tỉnh Quảng Trị nói chung cũng như huyện Cam Lộ nói riêng gần với nước
bạn Lào nên sản phẩm gỗ thường bị cạnh tranh nhiều.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém
- Trình độ học vấn của người dân trong vùng còn rất thấp, cùng với những kỹ
thuật lạc hậu và tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước còn tồn tại nhiều ở trong
nông dân. Bên cạnh đó người dân gặp nhiều khó khăn với vốn đầu tư sản xuất như
đầu tư giống, vật tư, phân bónDo giá cả phân bón tăng nên các hộ gia đình nghèo
không có điều kiện bón phân đầy đủ và đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật nên hiệu quả
kinh tế vì thế cũng giảm đi rõ rệt. Vì vậy, vấn đề rất quan trọng là phải tạo sự
chuyển biến nhận thức cho người dân trong việc chuyển đổi các loại cây lâm nghiệp
cho phù hợp với từng vùng sinh thái, từng chân đất để đem lại hiệu quả cao.
Qua thời gian thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” đã đạt được mục tiêu và hoàn
thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể:
- Đã tìm hiểu kỹ đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện, phân tích quá
trình quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất của huyện Cam Lộ giai đoạn
2002 - 2010. Từ đó đánh giá đúng những bất cập, tồn tại để đề xuất các nội dung
quy hoạch lại rừng.
- Việc đề xuất quy hoạch 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất làm cơ sở
cho việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện kết hợp việc giao đất lâm nghiệp
theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ để thi hành luật
đất đai một cách nghiêm túc và có hiệu quả hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
119
- Đề tài đã đề xuất tập đoàn loài cây trồng phù hợp cho cải tạo rừng phòng hộ,
sản xuất. Ngoài việc cũng cố lại tổ chức quản lý cũng được đặt ra hợp lý, giúp cho
công tác quản lý rừng ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực hiện
các giải pháp quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng nêu trên góp phần phát triển kinh
tế và làm phong phú tài nguyên rừng của huyện, đáp ứng nhu cầu về phòng hộ, môi
trường trong những năm tới.
- Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý sử dụng
tài nguyên rừng của huyện. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn, đề tài chưa
có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng xuất chất lượng cây trồng để tính toán hiệu quả
kinh tế, môi trường và xã hội một cách chính xác. Công việc này sẽ được nghiên
cứu trong thời gian tới.
5.2- Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
- Đề nghị cần nghiên cứu, xem xét lại thời hạn giao đất rừng cho người
dân để họ yên tâm đầu tư sản xuất.
- Đầu tư vốn xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là những
dự án cấp quốc gia.
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến một phần giải quyết đầu ra cho nông
dân mặt khác tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Có chính sách trợ giá cho nông dân đối với giống, phân bón để giảm thiểu chi
phí sản xuất cho người dân tạo điều kiện nâng cao hiệu kinh tế
- Có những chính sách đồng bộ, hợp lý hơn.
5.2.2. Đối với địa phương
- Mở rộng xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên thôn liên xã tạo điều kiện
thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp.
- Trung tâm giống cây trồng lâm nghiệp cần nghiên cứu những loại giống phù
hợp, có năng suất cao phù hợp với thị trường.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông dân nhằm ổn định giá cả lâm sản, thị
trường cung ứng vật tư kỹ thuật, giống, phân bón.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
120
- Có chính sách khuyến khích khai hoang cải tạo đất để đưa vào sử dụng có
hiệu quả.
- Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện và
cấp xã.
- Hỗ trợ vốn cho người dân, tăng mức tín dụng cho hộ dân vay với lãi suất thấp
và thời gian dài.
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến lâm huyện, xã, cán bộ
phòng kinh tế huyện. Thường xuyên tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm sản
xuất của những hộ làm ăn kinh tế giỏi.
5.2.3. Đối với người nông dân
Các hộ dân cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ bỏ thói quen canh tác lâu
đời lạc hậu bị động trong sản xuất. Nhiệt tình tham gia thường xuyên các lớp tập
huấn của tỉnh, huyện, học hỏi kinh nghiệm của các hộ làm ăn giỏi. Trong sản xuất
cần tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất và có ý thức bảo vệ môi trường.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan (2001), Sinh thái học nông nghiệp và bảo
vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Bình (2000), Phân loại đất và Hệ thống sử dụng đất, Giáo
trình đất lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp
3. Bộ NN & PTNT (2005), Báo cáo ngành lâm nghiệp 2005, Hà Nội
4. Bộ NN & PTNT (2006), Chương Đất và dinh dưỡng đất, Cẩm nang ngành
Lâm nghiệp, Hà Nội
5. Bộ NN & PTNT (2004), Chương Phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao
đất lâm nghiệp, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Hà Nội
6. Bộ NN & PTNT (2006), Chương Kinh tế lâm nghiệp và đầu tư, Cẩm nang
ngành Lâm nghiệp, Hà Nội
7. Bộ NN & PTNT (2004), Chương Định hướng phát triển lâm nghiệp, Cẩm
nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội
8. Bộ NN & PTNT (2006), Chương Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng
ở Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Hà Nội
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996 ), Kinh tế chính trị học, Hà Nội
10. Chi Cục Kiểm lâm Quảng Trị (2007), Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến
rừng và đất lâm nghiệp năm 2007, Quảng Trị
11. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2007), Niên giám thống kê năm 2007, Quảng
Trị
12. Nguyễn Cưỡng (2006), Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc
tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế, trường Đại học Kinh
tế Huế
13. Thái Thanh Hà (2008), Tập bài giảng về phân tích số liệu với ứng dụng
SPSS, Đại học Kinh tế Huế
14. Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng Quản trị Doanh nghiệp Nông nghiêp,
Trường Đại học Kinh tế Huế
15. Hoàng Hữu Hoà (2000), Lý thuyết thống kê, trường Đại học kinh tế Huế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
16. Hội khoa học kinh tế Việt Nam - Hội khoa học kinh tế nông - lâm nghiệp
(2000), Kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà
Nội
17. Hồ Thị Minh Huệ (2006), Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng
gò đồi huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Huế
18. Võ Văn Huy, Võ Thị Lan, Hoàng Trọng (1997), Ứng dụng SPSS For
Windows để xử lý và phân tích dữ kiện nghiên cứu, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
TP Hồ Chí Minh
19. Bảo Huy (2007), Phương pháp tiếp cận Khoa học, Trường Đại học Tây
Nguyên
20. Bảo Huy (2007), Thống kê và tin học trong Lâm nghiệp, Trường Đại học
Tây Nguyên
21. Lê Đình Khả (2004), Một số giống cây rừng có triển vọng cho trồng rừng
sản xuất vùng Bắc Trung Bộ, Báo cáo trình bày tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật
lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp tổ chức
22. Hà Quang Khải (2002), Đất Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
23. Phạm Văn Khôi (2007), Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông
thôn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
24. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội
25. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2003), Luật đất đai, Hà Nội.
26. Phòng Thống kê huyện Cam Lộ (2008), Niên giám thống kê huyện Cam Lộ
từ năm 2002-2007, Quảng Trị
27. Phạm Xuân Phương (1997), Kinh tế Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội
28. Quốc hội khóa X (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, số hiệu
29/2004/QH11, ban hành ngày 14/12/2004
29. Quyết định UBND tỉnh Quảng Trị số: 08/2007/QĐ-UBND ngày
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
17/05/2007, về việc Phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020
30. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị (2002), Dự án quy hoạch đất
trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy gỗ MDF-COSEVCO tại Quảng Trị, Quảng
Trị
31. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị (2002), Báo cáo tổng kết dự án
trồng rừng Việt - Đức từ 1997-2002 tại Quảng Trị , Quảng Trị
32. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị (2005), Kết quả kiểm kê đất đai
năm 2005 tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị
33. Bùi Dũng Thể (1998), Bài giảng kinh tế nông nghiệp I, Huế
34. Đào Châu Thu (1998), Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
35. Ngô Văn Thứ (2002), Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS, Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội
36. Vũ Đức Thuận, Chi cục kiểm lâm Sơn La (2006), Hội thảo giao rừng tự
nhiên và quản lý cộng đồng, Sơn La
37. Dương Viết Tình (2008), Quản lý đất lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Huế
(
38. Nguyễn Văn Toàn (2004), Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư, Đại học
Huế
39. Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ (2003), Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử
dụng đất đai huyện Cam Lộ thời kỳ 2002-2010, Quảng Trị
40. Trần Hữu Viên (2005), Quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
41. Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn Thành (2005), Phân cấp
trong quản lý Tài nguyên rừng và sinh kế người dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
42. Viện Chính Sách Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông thôn, Cục Lâm
Nghiệp, văn phòng Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) và Trung tâm
Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) (2007), Hội thảo Quốc gia về Tích tụ
đất lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất: Hiện trạng và Giải pháp, Hà Nội
(
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43. Mai Văn Xuân (2008), Bài giảng Kinh tế Nông hộ và Trang trại, Trường
Đại học Kinh tế Huế
44.
45.
46.
47.
48.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
iLêi cam ®oan
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Dương Tiến Dũng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại
kinh tế Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS-TS.
Nguyễn Văn Toàn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Chi Cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị, Chi
Cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Trị, Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ-tỉnh Quảng
Trị, phòng thống kê huyện Cam Lộ cùng với gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài.
Tác giả luận văn
Dương Tiến DũngĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên : Dương Tiến Dũng
Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Niên khóa: 2006 - 2009
Người hướng dẫn khoa học : PGS-TS Nguyễn Văn Toàn
Tên đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam
Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Đề tài nghiên cứu phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, các
vấn đề về công tác quản lý đất lâm nghiệp của huyện Cam Lộ mà cụ thể là ở 2 xã
Cam Hiếu và Cam Tuyền. Đề tài sử dụng một số phương pháp như điều tra, thu
thập thông tin số liệu; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; phương pháp thống
kê kinh tế và phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas để tìm hiểu nguyên nhân và
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn. Dựa trên
kết quả nghiên cứu được đề tài đưa ra các đề xuất và giải pháp thực hiện cụ thể
như : công tác quản lý, giải pháp kỹ thuật và một số loài cây trồng thích hợpnhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỹ thuật
LTQD Lâm trường quốc doanh
TBKH Tiến bộ khoa học
UBND Ủy ban nhân dân
VLXD Vật liêu xây dựng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
vDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:Cơ cấu kinh tế của huyện Cam Lộ ........................................................54
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra.....................................................68
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2: Phân loại sử dụng đất Lâm nghiệp theo trạng thái thực bì tự nhiên....13
Bảng 2.1: Tình hình dân số, lao động của huyện Cam Lộ qua 3 năm .................45
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây lương thực, cây có
củ lấy bột, cây thực phẩm và cây CN ngắn ngày ................................50
Bảng 2.3. Cơ cấu GDP của huyện Cam Lộ qua 6 năm 2003-2008 .....................55
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cam Lộ năm 2008 ........................58
Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Cam Lộ năm qua các
năm ......................................................................................................61
Bảng 2.6. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ ...........63
Bảng 2.7. Diễn biến diện tích rừng trồng qua 3 năm từ 2006-2008 ....................66
Bảng 2.8: Đặc điểm chung của các hộ điều tra ....................................................67
Bảng 2.9: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ....................................................68
Bảng 2.10: Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp các hộ điều tra
huyện Cam Lộ năm 2008.....................................................................69
Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp huyện Cam Lộ ...................71
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trồng rừng của các hộ dân huyện Cam Lộ .73
Bảng 2.13: Kết quả hàm sản xuất phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến trồng rừng
ở xã Cam Hiếu .....................................................................................75
Bảng 2.14: Kết quả hàm sản xuất phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến trồng rừng
ở xã Cam Tuyền...................................................................................78
Bảng 2.15: Kết quả hàm sản xuất phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến trồng rừng
ở 2 xã Cam Hiếu và Cam Tuyền .........................................................80
Bảng 3.1: Quy hoạch tác nghiệp phân theo chức năng ......................................105
Bảng 3.2: Đề xuất tập đoàn cây trồng rừng trên các loại đất .............................110
Bảng 3.3: Đề xuất một số loài cây trồng rừng theo chức năng..........................111
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ........................................................................iv
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị ...........................................................................v
Danh mục các bảng ....................................................................................................vi
Mục lục......................................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
4. KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................. 3
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................... 5
1.1. LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP ........................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về đất đai, đất lâm nghiệp................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai ......................................................................................5
1.1.1.2. Đất lâm nghiệp ...............................................................................................6
1.1.2. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp .....................................................................7
1.1.2.1. Hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc.....................................................7
1.1.2.2. Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp...................................................8
1.1.3. Vị trí và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế lâm nghiệp .....................15
1.1.3.1. Vị trí của đất đai ...........................................................................................15
1.1.3.2. Đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế lâm nghiệp ...........................16
ẠI
HO
̣C K
INH
TÊ
́ HU
Ế
viii
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp....................................................................17
1.1.4.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ................17
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ....................19
1.4.1.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
lâm nghiệp.................................................................................................................22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN, CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP ................................................................... 27
1.2.1 Tình hình quản lý, sử dụng và giao đất lâm nghiệp ở các cấp.........................27
1.2.2. Kinh nghiệm sử dụng đất lâm nghiệp tại Việt Nam .......................................32
1.2.3. Các căn cứ pháp lý để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp .................36
CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ -
TỈNH QUẢNG TRỊ ................................................................................. 39
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................. 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................39
2.1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế ........................................................................................39
2.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................40
2.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn .........................................................................................40
2.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng...................................................................................42
2.1.1.5 Tài nguyên động thực vật. ................................................................ 43
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 44
2.1.2.1. Nguồn lao động,dân số, thu nhập.................................................................44
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng................................................................................................47
2.1.2.3 Văn hóa, giáo dục xã hội và y tế ...................................................................48
2.1.2.4 Về sản xuất kinh doanh, cơ cấu kinh tế của huyện Cam Lộ ........................49
2.1.2.5 Về cơ cấu kinh tế của huyện .........................................................................53
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản................................................................56
2.1.3.1 Về điều kiện tự nhiên ....................................................................................56
2.1.3.2. Về điều kiện kinh tế xã hội ..........................................................................56
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ U
Ế
ix
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ ....................................................... 58
2.2.1. Thực trạng sử dụng đất ở huyện Cam Lộ........................................................58
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Cam Lộ ........................................60
2.2.3. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp ...................................................................62
2.2.4. Diện tích rừng trồng qua các năm của huyện Cam Lộ....................................64
2.2.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .67
2.2.5.1. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Cam Lộ......................................................................................................................67
2.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CAM LỘ ...................................................................................................... 70
2.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp........................................................70
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của các loại cây
trồng chính .................................................................................................................73
2.3.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp với vấn đề xã hội và phát triển
bền vững ....................................................................................................................82
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ............................................................ 85
2.4.1. Những chuyển biến tích cực ...........................................................................85
2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................86
CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ TỈNH
QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2008-2015 .................................................... 90
3.1.ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ............................................................. 90
3.1.1 Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới (đến
năm 2015)..................................................................................................................90
3.1.1.1 Quan điểm phát triển chung ..........................................................................90
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................91
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
x3.1.2. Tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có về đất đai nói
chung và đất lâm nghiệp nói riêng ............................................................................93
3.1.2.1. Đất đai ..........................................................................................................93
3.1.2.2. Đất lâm nghiệp..............................................................................................95
3.1.3. Bố trí các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp hiện có theo hướng hợp lý, ổn định
hiệu quả......................................................................................................................98
3.1.4. Tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung đất lâm nghiệp để thúc đẩy
sản xuất hàng hoá phát triển......................................................................................99
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ ............................... 100
3.2.1- Giải pháp về tổ chức .....................................................................................100
3.2.2- Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................................105
3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn trong lâm nghiệp ............112
3.2.4. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lâm nghiệp...............113
3.2.5. Giải pháp về thị trường vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm....................113
3.2.6. Giải pháp về chính sách ................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 117
5.1.Kết luận ................................................................................................ 117
5.2- Kiến nghị ............................................................................................ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_da_in_1834.pdf