Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh thương mại Minh Hà

Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động vốn không còn là vấn đề mới của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giúp doanh nghiệp sử dụng nó một cách hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng vững mạnh về tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà, em đã tìm hiểu và biết được những ưu nhược điểm của Công ty trong quá trình sử dụng tài sản lưu động tại Công ty. Với kiến thức đã được học ở trường cùng sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty nhằm giúp Công ty phát triển ổn định và vững mạnh trong tương lai. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn chưa sâu và thiếu kinh nghiệm thực tế nên em không tránh khỏi được những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các quý thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.

pdf77 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh thương mại Minh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động kinh doanh của Công ty càng có hiệu quả. Trong cả 3 năm chỉ số này của Công ty là khá cao, đặc biệt là năm 2012 chứng tỏ rằng lượng hàng hóa mà Công ty bán được là rất lớn. Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết trong bao nhiêu ngày thì hàng trong kho được luân chuyển một lần. Chỉ tiêu này càng ngắn càng tốt. Thời gian luân 41 chuyển kho trung bình của Công ty năm 2011 là 4,33 ngày, năm 2012 là 1,03 ngày và năm 2013 là 2,09 ngày. Nhìn chung trong cả giai đoạn 2011 – 2013, thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty là ngắn, ngắn nhất là năm 2012 chỉ với 1,03 ngày. Điều này lại một lần nữa cho thấy lượng hàng hóa mà Công ty bán được trong năm 2012 là rất lớn tương ứng với việc doanh thu năm 2012 là lớn nhất trong 3 năm. Thời gian luân chuyển kho trung bình ngắn làm giảm chi phí lưu kho, góp phần làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp mua hàng về để bán cho đến khi bán được hàng hóa và thu tiền về. Năm 2011 chu kỳ kinh doanh của Công ty là 4,33 ngày. Do trong cả 3 năm , phải thu khách hàng của Công ty bằng không nên thời gian thu tiền trung bình của Công ty trong 3 năm bằng 0. Do đó chu kỳ kinh doanh của Công ty chính là thời gian luân chuyển kho trung bình. Năm 2012 chu kỳ kinh doanh của Công ty là 1,03 ngày, giảm 3,3 ngày so với năm 2011. Năm 2013 chy kỳ kinh doanh của Công ty là 2,09 ngày, tăng 1,06 ngày so với năm 2012. Sự biến động của chu kỳ kinh doanh là do sự biến động thời gian luân chuyển kho trung bình. 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà Mặc dù giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn duy trì ổn định. Điều đó có được là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban giám đốc của Công ty. Tuy nhiên sau khi phân tích khả năng quản lý tài sản lưu động của Công ty thì Công ty vẫn gặp phải một số vấn đề về quản lý tài sản lưu động. 2.3.1. Kết quả Vượt lên sự khó khăn chung của nền kinh tế khi mà hàng loạt các công ty vừa và nhỏ phá sản thì Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà vẫn tồn tại và phát triển. Biểu hiện là trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013 Công ty đều làm ăn có lãi. Tỷ suất sinh lời tài sản lưu động ở mức thấp nhưng được duy trì ổn định trong cả 3 năm là 0.01%. Công ty đang có sự chuyển đổi trong cách thức và chính sách quản lý tài sản lưu động. Cụ thể là chuyển từ chính sách quản lý thận trọng sang chính sách quản lý cấp tiến. Việc Công ty quản lý tài sản theo chính sách cấp tiến thu được nhiều lợi ích như chi phí giảm dẫn đến EBIT cao hơn Thời gian luân chuyển kho ngắn (năm 2011 là 4 ngày, năm 2012 là 1 ngày và năm 2013 là 2 ngày) chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục. Thang Long University Library 42 Đồng thời, thời gian luân chuyển kho ngắn giúp cho Công ty giảm được chi phí lưu kho – một khoản chi phí không nhỏ đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Thời gian thu tiền trung bình bằng 0 trong cả 3 năm của giai đoạn 2011 – 2013. Điều này chứng tỏ việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng của Công ty trong giai đoạn này là rất hiệu quả. Công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn. Kết quả công ty có thể thu hồi vốn để đầu tư tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên Công ty cũng cần lưu ý vì khách hàng có thể tìm đến nhà cung cấp khác trên thị trường mà cho họ hưởng chính sách tín dụng tốt hơn. Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc mua bán chịu là khá phổ biến. Vòng quay hàng tồn kho tăng từ 83 vòng một năm (2011) lên 172 vòng một năm (2013). Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Công ty càng có hiệu quả. Trong cả 3 năm chỉ số này của Công ty là khá cao, đặc biệt là năm 2012 chứng tỏ rằng lượng hàng hóa mà Công ty bán được là rất lớn. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế a. Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục để hoạt động hiệu quả hơn. Như đã phân tích ở chương 2, tiền mặt tại công ty còn cao dẫn đến phát sinh nhiều chi phí cơ hội cho Công ty. Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật 2011 80.40% 0.42% 15.66% 3.53% Năm 2011 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 64.80% 24.09% 10.08% 1.03% Năm 2011 Tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 43 Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật 2012 Năm 2013 Bảng 2.5. So sánh cơ cấu TSLĐ của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà với Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật 2011 - 2013 [Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà và Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt – Nhật giai đoạn 2011 – 2013] Trong giai đoạn 2011 – 2013 khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh giảm. Khả năng thanh toán ngắn hạn giảm từ 2,06 vào năm 2011 xuống còn 1,01 vào năm 2013 còn khả năng thanh toán nhanh giảm từ 1,74 xuống còn 0,96 vào. Điều này sẽ làm Công ty gặp phải các vấn đề về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của Công ty, làm cho khả năng huy động các nguồn vốn ngắn hạn trở nên khó khăn hơn. 93.45% 3.92% 2.63% Năm 2012 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 64.99% 28.53% 0.98% 5.50% Năm 2012 Tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn han khác 5.94% 2.53% Năm 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 56.55% 32.06% 6.76% 4.63% Năm 2013 Tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Thang Long University Library 44 Đơn vị: lần Doanh nghiệp Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh 2011 2012 2013 2011 2012 2013 TNHH sản xuất KDTM Minh Hà 2,06 1,27 1,01 1,74 1,22 0,96 Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật 2,18 2,19 2,08 1,96 2,17 1,94 Bảng 2.6. So sánh về khả năng thanh toán của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà và Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật giai đoạn 2011 – 2013 [Nguồn: Tác giả tự tính] Trong cả giai đoạn 2011 – 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà đều giảm xuống và thấp hơn so với Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật – một doanh nghiệp tương đương đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn lớn hơn 1 trong cả 3 năm còn khả năng thanh toán nhanh năm 2013 đã bắt đầu nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy rằng khả năng thanh toán của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà chưa đáng quan tâm nhưng cũng chưa được tốt như các công ty tương đương đang hoạt động hiện nay. Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận ròng của Công ty là rất lớn do công tác quản lý chi phí của Công ty chưa hiệu quả. Ta dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch của 2 Công ty. Với Công ty Việt Nhật thì sự chênh lệch từ khoảng 14 đến 21 tỷ đồng còn tại Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà chênh lệch lên đến 30, 40 thậm chí là 50 tỷ đồng vào năm 2012. Rõ ràng đây là một hạn chế lớn của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà. Đơn vị: Đồng Chênh lệch DT & LNR Công ty Minh Hà Công ty Việt-Nhật Năm 2011 43.397.905.898 14.592.365.064 Năm 2012 52.956.188.327 21.359.190.614 Năm 2013 31.769.928.335 19.056.409.293 Bảng 2.7. So sánh chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận ròng của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà và Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật giai đoạn 2011 – 2013 [Nguồn: Tác giả tự tính] 45 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) trong giai đoạn 2011 – 2013 đều giảm mạnh. Đơn vị: % Chỉ tiêu TNHH sản xuất KDTM Mình Hà Công ty Việt-Nhật 2011 2012 2013 2011 2012 2013 ROA 0,66 0,61 0.26 25,79 17,16 11,85 ROE 1,01 1,21 0.51 ROS 0,07 0,07 0.05 15,93 8,95 7,2 Bảng 2.8. So sánh khả năng sinh lời của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà và Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật giai đoạn 2011 – 2013 [Nguồn: Tác giả tự tính] Từ bảng trên, ta thấy các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà đều dương và duy chỉ có chỉ tiêu ROE là đều lớn hơn 1 trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013. Từ năm 2011 đến năm 2013, các chỉ tiêu này đều giảm xuống mạnh mặc dù vẫn dương. Nếu chỉ nhìn nhận đơn giản thì có thể cho rằng Công ty đang hoạt động hiệu quả và ko có vấn đề gì ở đây. Tuy nhiên nếu đem so sánh với một doanh nghiệp tương đương khác đang hoạt động thì lại thấy con số đó còn quá nhỏ. Trong khi các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà chỉ dao động từ 0 đến 1% thì các chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt-Nhật lại là khoảng 15% đến 20%. Có thể thấy rõ sự chênh lệch ở đây. Dễ dàng nhận thấy Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà mới là hoạt động ổn định chứ chưa thực sự đạt được hiệu quả như các doanh nghiệp khác. Vòng quay tài sản lưu động giảm từ 13 vòng một năm vào năm 2011 xuống còn 10 vòng một năm vào năm 2013. Nguyên nhân b.  Nguyên nhân chủ quan Công ty chưa có biện pháp quản lý, chưa tính toán được mức dự trữ tiền hợp lí. Công ty đang có xu hướng chuyển đổi chính sách quản lý tài sản theo trường phái cấp tiến. Tức là sẽ lấy nguồn vay ngắn hạn để đầu tư vào các nguồn dài hạn. Chính vì vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công Thang Long University Library 46 ty giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Với tình hình này Công ty dễ gặp phải những vần đề tài chính trong ngắn hạn. Công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý nào vào vấn đề quản lý kho. Do chưa áp dụng mô hình quản lý nào nên doanh nghiệp không thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong việc xác định điểm đặt hàng, lượng đặt hàng cũng như thời gian đặt hàng. Hàng tồn kho lúc thừa lúc thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này không những làm cho doanh nghiệp giảm doanh số bán hàng dẫn đến giảm lợi nhuận mà còn khiến cho phát sinh thêm những chi phí lưu kho và chi phí cơ hội khác. Chính vì những lí do trên mà khiến cho chi phí của doanh nghiệp gia tăng, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa doanh thu bán hàng và lợi nhuận ròng. Công ty chưa có các chính sách tín dụng hấp dẫn cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, việc cấp tín dụng cho khách hàng luôn có hai mặt của nó. Mặt lợi là có thể giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó cũng là nỗi lo của doanh nghiệp về việc thu hồi vốn. Trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh nghiệp chưa thực sự có những chính sách tín dụng cho khách hàng dẫn đến hạn chế lượng khách hàng đến với doanh nghiệp. Cũng vì thế mà lượng khách hàng không những không tăng mà còn giảm dần, dẫn đến lượng khách hàng đến với doanh nghiệp giảm sút. Nếu tình hình này kéo dài thì sẽ là một vấn đề tương đối lớn đối với doanh nghiệp. Hằng năm, Công ty bán được rất nhiều hàng nên doanh thu là rất lớn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều chi phí phát sinh nhưng Công ty lại quản lý các khoản chi phí đó chưa hiệu quả. Do chưa quản lý kho hiệu quả, dẫn đến phát sinh các khoản chi phí không đáng có. Đặc biệt là chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy mặc dù doanh thu hàng năm của Công ty là tương đối cao (hàng chục tỉ đồng) nhưng lợi nhuận ròng của Công ty lại rất thấp (chỉ có khoảng chụ triệu đồng). Đây cũng chính là lí do khiến cho doanh thu và lợi nhuận ròng chênh lệch rất lớn. Do trình độ nguồn nhân lực của Công ty chưa cao nên Công ty chưa thể áp dụng được những mô hình quản lý phức tạp để quản lý kho cũng như chưa xây dựng được cho doanh nghiệp mình những chính sách tín dụng hợp lí và hấp dẫn khách hàng.  Nguyên nhân khách quan Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nên giai đoạn 2011 – 2013 vẫn là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà cũng không ngoại lệ. Kinh tế khó khăn vô hình chung đã làm cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội giảm đi. Chính vì vậy lượng hàng bán được của Công ty là giảm so với giai đoạn phát triển dẫn đến tốc độ luân chuyển tài sản lưu 47 động chậm hơn. Vì vậy vòng quay tài sản lưu động của Công ty trong giai đoạn này giảm. Đồng thời trong giai đoạn kinh tế khó khăn này các loại chi phí cũng cao hơn so với khi nền kinh tế ổn định. Lượng hàng bán được giảm cộng với việc chi phí tăng cao đã vô hình chung làm cho lợi nhuận giảm. Từ đó làm cho các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Công ty (ROA, ROE, ROS) giảm. Nhà nước chưa thực sự có biện pháp quản lý hiệu quả đối với các doanh nghiệp cũng như chưa tạo điều kiện thực sự tốt để các doanh nghiệp có thể thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh. Chế độ kiểm toán còn nhiều bất cập. Môi trường kinh doanh chưa thực sự được minh bạch. Chưa xây dựng được hệ thống chỉ số trung bình ngành. Các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại chưa thực sự tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn, thanh toánkhiến cho doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động khi cần vốn. Thang Long University Library 48 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KDTM MINH HÀ 3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà 3.1.1. Định hướng phát triển công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà Môi trường kinh doanh a. Tìm hiểu và nghiên cứu điều kiện kinh doanh Công ty TNHH SXKD TM Minh Hà đã cho thấy được một số thành tựu, những khó khăn thách thức và thuận lợi cơ bản của Công ty. Những thuận lợi đối với công ty là:  Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng về cơ bản đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và có dấu hiệu hồi phục. Trong những năm tới, các dự báo đều cho thấy nền kinh tế sẽ có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn vốn thuận lợi hơn, đặc biệt là các nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ tạo điều kiện giải ngân nguồn vốn hiệu quả hơn.  Việt Nam hiện nay đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam hội nhập và phát triển cả về kinh tế và văn hóa xã hội.  Một thuận lợi nữa đối với công ty là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ từ các xã lân cận.  Trụ sở công ty nằm tại xã Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngay gần với Khu kinh tế Nghi Sơn – một khu kinh tế mới được thành lập trên địa bàn huyện vào giữa năm 2006, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này làm cho công ty sẽ có cơ hội tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn cũng như có nhiều điều kiện phát triển hơn.  Với vị trí địa lý bên cạnh Cảng cá Lạch Bạng – nơi có nhiều phương tiện tàu thuyền qua lại, đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển cả về lượng hàng hóa dịch vụ cũng như sản phẩm đến với khách hàng. Hơn nữa, khách hàng chủ yếu của công ty là các tàu đỗ tại Cảng, vì vậy giúp cho doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển.  Trong tình hình tranh chấp biển đông như hiện nay, Nhà Nước đang rất khuyến khích các tàu bè ra khơi đánh bắt nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Do đó số lượng các tàu ra khơi ngày càng nhiều và không ngừng tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. 49 Bên cạnh những thuận lợi, công ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:  Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi nhất định nhưng cũng không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng. Đây là một thách thức rất khó khăn trong những năm tới đây vì nước ta chủ yếu vẫn nhập khẩu xăng dầu thành phẩm cho nhu cầu sử dụng trong nước, nên sẽ bị phụ thuộc vào nguồn cung và các chính sách giá của các nhà cung cấp nước ngoài.  Quy mô mở rộng khiến cho áp lực của việc quản lý điều hành, sử dụng vốn an toàn hiệu quả ngày càng tăng, bộ máy quản lý trước đây đã dần thiếu phù hợp cần có sự thay đổi hoàn thiện hơn.  Về lao động: Mặc dù lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ nhưng đa phần xuất thân từ nông thôn nên dân trí kém, chưa qua đào tạo, ý thức chấp hành kỉ luật chưa cao dẫn đến năng suất làm việc chưa đạt hiệu quả tối đa.  Về điều kiện tự nhiên: Việc ra khơi của các tàu bè phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Về công nghệ: Các loại máy móc rất dễ bị lỗi thời do đó công ty cần sử dụng nhiều thời gian và vốn vào việc nâng cấp cũng như thay thế chúng để có thế bắt kịp được xu hướng hiện nay.  Về lãi suất: Mặc dù lãi suất đã được điều chỉnh nhưng khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh thương mại Minh Hà là rất khó khăn. Thiếu vốn cho việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là bài toán khó không chỉ với công ty này Định hướng phát triển Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà b. Tìm ra cơ hội trong khó khăn thử thách là điều mà các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà nói riêng đang cố gắng thực hiện. Phương hướng mà công ty đề ra là: Định hướng xây dựng Công ty TNHH SXKD TM Minh Hà trở thành doanh nghiệp mạnh, cung cấp các dịch vụ xăng dầu đa dạng và tối ưu cho các khách hàng không chỉ trong địa bàn huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, mà còn vươn tầm ra các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Không ngừng nâng cao đời sống, thu nhập của cán bộ công nhân viên đưa công ty phát triển toàn diện, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thang Long University Library 50 Quan trọng nhất là vấn đề con người, yếu tố có tính quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ một tổ chức nào. Trong bối cảnh hiện nay, công ty đã nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn chất xám đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị mình. Nhưng để tìm lời giải cho bài toán sử dụng, gìn giữ và phát huy những giá trị phi vật chất quý giá đó là công việc không dễ dàng. Vì vậy, để thúc đẩy tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên, công ty đã có những chính sách chăm lo đời sống cho người lao động cả về vật chất và tinh thần. Tiếp tục củng cố, xây dựng bộ máy của công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Thông qua việc hoàn thiện, ban hành và áp dụng các quy chế quản lý nội bộ để từng bước nâng cao năng lực của công ty trong công tác quản lý cũng như điều hành sản xuất. Chú trọng vào đổi mới khoa học công nghệ để tạo ra sự khác biệt. Tận dụng tối đa công suất máy hiện tại, từng bước thay mới máy móc, tài sản cố định tiên tiến. Chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hoàn thiện cơ chế quản lý thiết bị, có chế độ cho người quản lý thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả thiết bị hiện có, tiến tới khoán thiết bị cho các chi nhánh, các đội. Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp, tìm kiếm việc làm cho các năm tiếp theo, đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty và người lao động. Vai trò của nhà lãnh đạo là cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một môi trường tích cực cho mọi thành viên phát huy tối đa năng lực của mình. Lấy ưu thế bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo uy tín bằng việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường. Để đạt được điều đó, công ty cần phải sử dụng thông tin và tri thức một cách có hiệu quả, tiếp nhận nhanh các nguồn thông tin, từ đó chọn lọc và xử lý thông tin để phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh. Những quan điểm trên sẽ là kim chỉ nam cho chiến lược sách lược dài hạn của Công ty. 3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà Tiền và các khoản tương đương tiền a. Tiền và các khoản tương đương tiền là một khoản mục để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của Công ty. Tuy nhiên đây là một khoản mục không sinh lời cho Công ty. Vì vậy Công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi không cần thiết đề từ đó có thể dự báo một cách chính xác lượng tiền mặt cần dự trữ sao cho hợp lí nhất. Công 51 ty có thể sử dụng các khoản tiền thừa đề đầu tư tài chính ngắn hạn. Hiện nay thị trường chứng khoán đang có những bước chuyển biến. Công ty có thể đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn. Nó là chứng khoán có tính thanh khoản cao mà lại có thể đem lại lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy khi không có nhu cầu tiền mặt thì Công ty có thể dễ dàng bán lại trên thị trường. Phải thu khách hàng b. Phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọng nhất trong các khoản phải thu. Tuy nhiên phải thu khách hàng trong các năm 2011, 2012, 2013 của Công ty đều bằng 0. Điều này là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho Công ty. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc mua bán chịu là rất phổ biến. Vì vậy để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa Công ty cần đưa ra những chính sách tín dụng hợp lí và hấp dẫn cho khách hàng. Việc làm đó vừa giúp Công ty duy trì được lượng khách hàng trung thành vừa thu hút được thêm nhiều khách hàng mới. Do đó Công ty cần nghiên cứu và áp dụng những chính sách tín dụng hấp dẫn cho khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần áp dụng những chính sách quản lý khoa học, có cơ sở để quản lý hiệu quả các khoản phải thu khác sao cho vừa đảm bảo thu hồi được vốn, vừa thu hút được khách hàng đến với Công ty mình. Hàng tồn kho c. Hàng tồn kho là một trong những dự trữ quan trọng của Công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên dự trữ thế nào cho đủ đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty nói riêng. Việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm nhiều khoản chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay Công ty chưa sử dụng một phương pháp nào để xác định lượng hàng cần dự trữ trong kho mà công ty chỉ xác định dựa vào ý kiến chủ quan của mình. Do đó trong thời gian tới công ty nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả vào công tác quản lý kho của mình. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu đông của công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà 3.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Như đã thấy trong phần phân tích thực trạng ở chương 2, công tác quản lý tiền của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do đó để quản lý tiền và các khoản tương đương tiền hiệu quả hơn, Công ty cần xem xét, tính toán một cách kỹ lưỡng để từ đó xác định được mức dự trữ tối ưu về tiền cho Công ty mình, tránh tình trạng nắm giữ tiền mặt quá nhiều dẫn đến phát sinh chi phí cơ hội cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên áp dụng mô hình Baumol – một mô hình quản trị tiền mặt khá phổ biến và dễ dàng sử dụng. Mô hình Baumol được áp dụng đối với đơn vị có kế Thang Long University Library 52 hoạch thu chi tiền rõ ràng, cụ thể và hầu như là không có sự biến động về thu chi tiền mặt trong kỳ, mang tính cấp phát. Những giả thiết của mô hình này khá phù hợp với những đặc điểm của Công ty như nhu cầu về tiền là ổn định, có động cơ duy nhất giữ tiền là để giao dịch. Cách xác định mức dự trữ tiền tối ưu như sau. Giả sử, trong năm nhu cầu về tiền của công ty là 6.000 triệu đồng nhưng sang năm do ảnh hưởng của lạm phát gia tăng khiến cho nhu cầu về dự trữ tiền mặt của công ty tăng lên là 8.000 triệu đồng. Công ty dự kiến trong suốt năm hoạt động số tiền chi ra vượt mức thu về là 2.000 triệu đồng/tháng. Chi phí cố định phải trả cho nhà môi giới trong một lần bán chứng khoán là 1 triệu đồng, với lãi suất hàng năm khi đầu từ vào chứng khoán ngắn hạn là 8,5%/năm. Vậy tổng chi phí tối thiệu cho việc giữ tiền mặt là: C* = = = 751,5 triệu đồng [Nguồn: Tác giả tự tính] Ta thấy, để đáp ứng nhu cầu về tiền mặt trong năm lên tới 8.000 triệu đồng thì công ty phải tốn chi phí ít nhất là 751,5 triệu đồng. Nếu xét về mặt chi phí cơ hội thì với số tiền này công ty có thể mang đi đầu tư hoặc gửi ngân hạn để hưởng lãi suất. Sử dụng mô hình Baunmol, giúp công ty so sánh được lợi ích và chi phí của việc dự trữ tiền mặt để có chính sách hợp lý hơn trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Với việc áp dụng mô hình trên vào công tác quản lý tiền, Công ty sẽ nhanh chóng xác định được lượng tiền dự trữ tối ưu cho Công ty, phần còn lại gửi vào ngân hàng. Công ty vừa đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo uy tín tài chính cũng như khả năng huy động vốn của mình mà không mất chi phí cơ hội. Với khoản tiền gửi tại ngân hàng, Công ty có thể giao dịch thuận tiện, nhanh chóng mà lại nhận được khoản tiền lãi hàng năm. Đây chính là cách quản lý hiệu quả nhất mà Công ty nên theo đuổi. 3.2.2. Quản lý hàng tồn kho Như đã nói ở chương 2, công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý nào vào vấn đề quản lý kho. Do chưa áp dụng mô hình quản lý nào nên doanh nghiệp không thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong việc xác định điểm đặt hàng, lượng đặt hàng cũng như thời gian đặt hàng. Do đó Công ty cần có những biện pháp hiệu quả hơn, áp dụng những mô hình quản lý kho hiệu quả để cải thiện tình hình cho Công ty. Các biện pháp để quản trị để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty bao gồm: Phân loại hàng tồn kho a. 53 Có nhiều loại hàng tồn kho. Mỗi loại có đặc điểm và tính chất riêng. Phân loại hàng tồn kho, nắm bắt được quy mô và tỷ trọng từng loại trong hàng tồn kho, là cơ sở để có biện pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Dự trữ nguyên vật liệu b. Định mức dự trữ nguyên vật liệu bao gồm:  Dự trữ thường xuyên đảm bảo cho sản xuất được liên tục giữa hai kỳ cung cấp. Dtx = V x T Trong đó: V : lượng tiêu dùng bình quân của loại vật liệu đang xét trong một ngày đêm ( tính thành tiền) T : Số ngày giữa hai kỳ cung cấp, được xác định theo kinh nghiệm hoặc theo công thức sau : T =   Ai TiAi Trong đó Ti – thời gian giữa hai lần cung cấp vật liệu i ; Ai – Giá trị của nguyên liệu, vận liệu được cung cấp lần i; Trong thực tế, việc cung cấp các loại vật liệu có chủng loại khác nhau không được tiến hành đồng thời cùng một lúc. Do đó, đự trữ của của một loại vật liệu nào đó có thể là cực đại (ở ngày chở đến) và có thể là cực tiểu (ở ngày cuối của chu kỳ cung cấp). Trong trường hợp các loại vật liệu phải dự trữ khá lớn, tình hình trên có thể giúp công ty giảm nhu cầu dự trữ, và các phương tiện, tiền bạc còn chưa dùng để mua loại vật liệu này có thể tạm dùng để mua một loại nguyên vật liệu khác. Vì vậy, dự trữ thường xuyên có thể lấy bằng 50% dự trữ thường xuyên đó tính theo cách trên. Dự trữ số ngày nhập kho, xuất kho: Dk = T x V Trong đó: T – số ngày nhập kho, xuất kho thống kê theo kinh nghiệm. Dự trữ bảo hiểm đề phòng khi cung cấp bị gián đoạn Db = T x V Trong đó: T là số ngày dự trữ bảo hiểm do cung cấp chậm so với kế hoạch xác định theo thống kê kinh nghiệm. Dự trữ thời vụ có tính đến nhân tố thời vụ của việc khai thác, sản xuất và cung cấp vật tư. Cách tính tương tự như trên. Thang Long University Library 54 Định mức dự trữ vật liệu phụ thuộc được xác định dựa trên kinh nghiệm và được tính theo phần trăm giá trị công tác xây lắp đã thực hiện. Xây dựng kế hoạch cung cấp và và dự trữ vật tư c. Công ty có thể áp dụng mô hình EOQ để quản lý tốt hơn việc cung ứng và dự trữ hàng tồn kho của Công ty. Đây là một biện pháp đơn giản, dễ áp dụng mà lại đem lại hiệu quả cao. Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu sao cho tổng chi phí (bao gồm chi phí dự trữu kho và chi phí đặt hàng) là nhỏ nhất. Giả định của mô hình:  Nhu cầu về hàng tồn kho là ổn định  Không có biến động về giá, không có mất mát trong khâu dự trữ  Chi phí phát sinh 2 loại là chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng  Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là cố định  Không có thiếu hụt xảy ra nếu đơn đặt hàng đúng hẹn Mô hình này cho phép doanh nghiệp xác định lượng hàng đặt mua mỗi lần và lượng hàng dự trữ tối ưu trên cơ sở làm cho chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho là thấp nhất. Giả thiết về nhu cầu hàng tồn kho của doanh nghiệp như sau: Số lượng dầu cần đặt (S): 400.000 (l) Chi phí một lần đặt hàng (O): 100.000.000 đồng Chi phí dự trữ cho một đơn vị hàng lưu kho (C): 1.050.000 đồng Thời gian chờ hàng về: 5 ngày Thời gian làm việc thực tế trong năm là 300 ngày Từ đó ta tính được các chỉ tiêu như sau: Chỉ tiêu Đơn vị Số lƣợng Mức dự trữ kho tối ưu (Q*) Lít 8.729 Thời gian dự trữ kho tối ưu (T*) Ngày 21,83 Điểm đặt hàng (OP) lít 6.667 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu hàng tồn kho [Nguồn: Tác giả tự tính] Thông qua tính toán các chỉ tiêu ta thấy tổng chi phí cho hàng lưu kho tại mức dự trữ trong khoảng 8792 lít là nhỏ nhất. Mức dự trữ này giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng và giảm thiểu chi phí phát sinh trong 55 khi lưu kho. Thời gian dự trữ kho tối ưu 21,83 ngày là khoảng thời gian kể từ khi trong kho dự trữ 8792 lít cho đến khi lượng hàng này được bán hết và lại được dự trữ một lượng như vậy nữa. Trong thực tế, doanh nghiệp không thể chờ đến khi hết hẳn hàng hóa trong kho mới tiền hành nhập kho tiếp, vì vậy thời điểm đặt thêm hàng là rất quan trọng để tránh cạn kiệt vật liệu và tạo sự liền mạch trong dự trữ hàng hóa. Trong giải thiết này, khi trong kho còn dự trữ khoảng 6667 lít thì doanh nghiệp cần tiến hành đặt thêm lượng hàng 8792 lít để trong quá trình chờ hàng (5 ngày) doanh nghiệp vẫn đủ hàng cung cấp cho đối tác và có một lượng nguyên liệu bổ sung kịp thời. Trường hợp đặt hàng có chiết khấu, Công ty cần phải cân nhắc giữa phần tiền chiết khấu thu được với chi phí tồn kho tăng thêm của việc gia tăng thêm lượng hàng đặt mua mỗi lần. Nếu phần chiết khấu nhận được lớn hơn phần chi phí tăng thêm thì doanh nghiệp có thể đặt hàng theo điều kiện chiết khấu và ngược lại thì vẫn duy trì lượng đặt hàng đặt mua tối ưu. Cung ứng nguyên vật liệu d. Phân cấp quyết định mua sắm cho các cấp quản lý khác nhau tùy thuộc vào giá trị hợp đồng mua sắm. Thực hiện các cuộc viếng thăm thường xuyên đến các cơ sở của nhà cung cấp. Đốc thúc sát sao bằng điện thoại để kiểm tra tiến độ cung ứng, thực hiện hợp đồng. Kiểm tra tình hình giao hàng. Phòng ngừa rủi ro e. Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn phải nhận thức được rằng mình sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động để có thể phần nào hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. Các biện pháp có thể sử dụng là :  Mua bảo hiểm với các hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho  Trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng phải thu khú đũi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3.2.3. Quản lý các khoản phái thu Như đã phân tích ở phần thực trạng quản lý các khoản phải thu ta thấy rằng công tác thu hổi khoản phải thu từ khách hàng là rất tốt. Cuối năm doanh nghiệp có thể thu hổi hết tất cả các khoản phải thu từ khách hàng. Như đã nói thì đây vừa là thuận lợi lại vừa là khó khăn đối với công ty. Các khoản phải thu khiến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhưng nó lại là một biện pháp giúp tăng doanh số. Tín dụng thương mại cũng giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ kinh doanh và gắn bó giữa các doanh Thang Long University Library 56 nghiệp. Cân bằng lợi ích giữa doanh số và chi phí cho khoản vốn bị chiếm dụng là nhiệm vụ chính để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu. Tuy vậy, công ty vẫn có thể nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu của mình hơn nữa thông qua các chính sách: Chính sách thu nợ a. Công ty theo dõi các khoản nợ quá hạn bằng cách lập ra một bản kê thời gian quá hạn của các khoản phải thu. Khi một khách hàng chậm thanh toán, công ty gửi một bảng sao kê tài sản (hồ sơ quyết toán). Tiếp theo đó là sử dụng thư tín hoặc điện thoại nhắc nợ ngày càng thúc bách hơn. Công ty phải cứng rắn với những khách hàng thực sự không muốn trả nợ nhưng không nên làm mất lòng một khách hàng tốt bằng các bức thư thúc giục trả tiền. Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách xây dựng thời gian các khoản phải thu hợp lý. Nếu các biện pháp đòi nợ “dân sự” không có hiệu quả, công ty có thể nhờ đến pháp luật can thiệp. Tuy nhiên, biện pháp này thường ít khi sử dụng bởi nếu khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ, có kiện ra tòa thì họ cũng không còn tiền để trả, mà bản thân công ty lại mất thêm khoản án phí. Chính sách tín dụng thương mại b. Trong tình hình nền kinh tế khó khăn hiện nay thì việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng là rất phổ biến. Mặc dù công tác thu hồi các khoản nợ của Công ty là rất tốt nhưng để đảm bảo duy trì và tăng số lượng khách hàng thì công ty nên áp dụng những chính sách tín dụng hấp dẫn. Nên cấp tín dụng cho khách hàng cùng với những ưu đãi khác. Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa, kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và chi phí rủi ro. Nếu không bán chịu thì sẽ mất đi chi phí cơ hội bán hàng, mất đi lợi nhuận. Nhưng nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng lên và phát sinh khoản nợ khó đòi. Phân tích tín dụng c. Để tiến hành cung cấp hàng hóa cho khách hàng khi áp dụng chính sách bán chịu thì doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tín dụng nghĩa là phân tích uy tín, khả năng trả nợ, của khách hàng. Những nguồn thông tin có thể căn cứ để tiến hành phân tích tín dụng là báo cáo tài chính, báo cáo xếp hạng tín dụng, kinh nghiệm của doanh nghiệp. Từ những nguồn thông tin trên, Công ty cần tính điểm tín dụng rồi xếp hạng các khách hàng. Quy trình phân tích tín dụng gồm các bước sau: 57  Thu thập thông tin khách hàng qua các BCTC, các đánh giá của ngân hàng của khách hàng  Phân tích thông tin thu thập được để đánh giá về uy tín tín dụng của khách hàng Z = 3,2(EBIT/tổng tài sản)+1,0(Doanh thu/tổng tài sản) + 0,6(giá thị trường của CP/tổng nợ)+1,4(Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản)+1,2(Vốn luân chuyển/tổng tài sản) Sau khi tiến hành phân tích tín dụng, Công ty cần đưa ra quyết định một các cẩn thận. Khách hàng có uy tín thì tiến hành bán chịu và ngược lại, không bán chịu cho những khách hạng không có uy tín hay điểm tín dụng thấp. Quyết định chính sách bán chịu d. Quyết định tiêu chuẩn bán chịu: tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành nên chính sách bán chịu của mỗi công ty và mỗi công ty phải thiết lập tiêu chuẩn bán chị cho phù hợp. Tùy theo tình hình hiện tại ở mỗi công ty mà giám đốc tài chính quyết định nên thực hiện thắt chặt hay nới lỏng chính sách bán chịu. Quyết định điều khoản bán chịu: xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời hạn bán chịu cho phép. Như vậy quản trị tín dụng bao gồm các bước sau: Bước 1: Thiết lập điều kiện bán hàng thông thường nghĩa là quyết định thời gian thanh toán, tỷ lệ chiết khấu, Bước 2: Quyết định hình thức hợp đồng với khách hàng Bước 3: Đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng Bước 4: Thiết lập hạn mức tín dụng hợp lý Bước 5: Thu nợ Năm bước trên có liên quan và tác động lẫn nhau. Chẳng hạn nếu công ty có thể có những điều kiện bán hàng rộng rãi nếu công ty cẩn thận hơn về những khách hàng muốn cung cấp tín dụng. Công ty có thể chấp nhận các khách hàng có những rủi ro cao hơn nếu công ty chủ động hơn trong việc theo dõi khách hàng sẽ trả nợ sau đó. Tóm lại, một chính sách tốt là một chính sách tạo nên một tổng thể tốt lên. 3.2.4. Một số giải pháp khác Trình độ nhân lực cũng là một nguyên nhân khiến cho Công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Do đó phát triển nguồn nhân lực không những là biện pháp tức thời mà còn là giải pháp lâu dài cho sự phát triển của Công ty. Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà cần có những lớp tập huấn kĩ năng (cứng và mềm) để giúp cho cán bộ nhân viên Công ty không những được nâng cao tay nghề, trình độ mà còn nâng cao Thang Long University Library 58 kĩ năng sống. Để họ vừa là nhân viên của công ty mà cũng vừa là những thành viên trong một gia đình, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau không những trong công việc mà còn ngoài đời sống. Để giải quyết vấn đề về sự chênh lệch lớn giữa doanh thu và lợi nhuận ròng, Công ty cần có quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn nữa. Cần kiểm soát chặt chẽ, loại bỏ những chi phí không thực sự cần thiết và giảm thiểu tối đa đến mức có thể những chi phí để làm giảm sự chênh lệch của 2 chỉ tiêu này. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ Với vai trò là chủ sở hữu, Bộ tài chính sẽ là cấp cao nhất, có vai trò vĩ mô tới tất cả các hoạt động của Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà. Công ty chịu sự giám sát của Bộ tài chính. Chính vì thế, Bộ tài chính cần có những biện pháp thúc đẩy các công ty hoạt động hiệu quả hơn thông qua tác động đến điều lệ công ty, ban hành những quy chế chung Bộ tài chính cần có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công ty có đủ nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, giành thắng lợi trong cạnh tranh. Hoàn thiện chế độ kế toán, tạo một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Các công ty công khai báo cáo tài chính của mình. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán. Xây dựng hệ thống chỉ số trung bình ngành và công khai các chỉ tiêu này để các chủ thể trong nền kinh tế có cái nhìn so sánh khách quan. Đặc biệt hữu ích với các nhà quản lý và nhà đầu tư, có cơ sở đánh giá chất lượng của doanh nghiệp. Thông qua đó nhà nước cũng có thể nắm chắc chắn hơn thực trạng phát triển kinh tế ngành và đưa ra được những chính sách kịp thời, đúng đắn để định hướng phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra. 3.3.2. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, thanh toán của các doanh nghiệp. Quan hệ của công ty với các ngân hàng vì thế mà càng thường xuyên, khăng khít. Do vậy, những quyết định của Ngân hàng sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Quá trình lưu chuyển của tài sản lưu động là một quá trình thông suốt, do đó nếu chỉ một khâu gặp trục trặc thì cả hệ thống sẽ bị ùn tắc, hậu quả dây chuyền sẽ khiến công ty thiệt hại lớn. Trong quá trình vận động ấy, nếu công ty bị thiếu hụt vốn tài trợ, 59 Ngân hàng sẽ là một kênh hỗ trợ tốt. Vì thế Ngân hàng cần đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng, giảm bớt thủ tục phiền hà và các rào chắn vô hình để công ty có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Là một khách hàng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng cho công ty, phát triển mối quan hệ gắn bó lâu dài, hợp tác cùng có lợi. Về phương diện thanh toán, ngân hàng cần hiện đại hóa hơn nữa công nghệ thanh toán, cung cấp nhiều hình thức thanh toán mới, thuận tiện và nhanh gọn hơn nhằm tăng tốc độ thanh toán , nâng cao tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động của công ty. 3.3.3. Kiến nghị với Tổng công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà Tài sản lưu động luôn vận động chuyển hóa trong chu trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động bao gồm tăng tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động (tăng số vòng quay tài sản lưu động, giảm thời gian luân chuyển), giảm hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động. Muốn làm được điều này, cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn các công tác trong sản xuất, mọi khâu từ dự trữ tiền mặt, hàng hóa, đến sản xuất tiêu thụ phải ăn khớp với nhau (mô hình hiệu quả tối ưu EOQ). Có như vậy mới không làm sản xuất bị gián đoạn hay mất chi phí dự trữ, bảo quản, lưu kho và chi phí cơ hội của doanh nghiệp. Công ty cần nghiên cứu thị trường để đưa ra các kế hoạch sử dụng tài sản lưu động lợp lý. Từ đó sẽ có kế hoạch chi tiết và chủ động trong đầu tư, quản lý từng loại tài sản lưu động. Thang Long University Library KẾT LUẬN Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động vốn không còn là vấn đề mới của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giúp doanh nghiệp sử dụng nó một cách hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng vững mạnh về tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà, em đã tìm hiểu và biết được những ưu nhược điểm của Công ty trong quá trình sử dụng tài sản lưu động tại Công ty. Với kiến thức đã được học ở trường cùng sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty nhằm giúp Công ty phát triển ổn định và vững mạnh trong tương lai. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn chưa sâu và thiếu kinh nghiệm thực tế nên em không tránh khỏi được những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các quý thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Minh Huệ cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn kinh tế trường đại học Thăng Long và các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Vũ Ngọc Linh PHỤ LỤC 1. Bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà giai đoạn 2011 – 2013 2. Bảng Tình hình tài sản tại Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà giai đoạn 2011 – 2013 3. Bảng Tình hình nguồn vốn tại Công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà giai đoạn 2011 – 2013 4. Bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt – Nhật giai đoạn 2011 – 2013 5. Bảng Tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt – Nhật giai đoạn 2011 – 2013 6. Bảng Tình hình nguồn vốn tại Công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt – Nhật giai đoạn 2011 – 2013 Thang Long University Library Phụ lục 1 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2011 so với năm 2012 Chênh lệch năm 2012 so với năm 2013 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Doanh thu bán hàng 43.422.884.685 52.986.407.930 31.785.482.075 9.563.523.245 22.02 (21.200.925.855) (40.01) Giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần 43.422.884.685 52.986.407.930 31.785.482.075 9.563.523.245 22.02 (21.200.925.855) (40.01) Giá vốn hàng bán 43.135.409.809 52.380.904.946 31.163.432.005 9.245.495.137 21.43 (21.217.472.941) (40.51) Lợi nhuận gộp 287.474.876 605.502.984 622.050.070 318.028.108 110.63 16.547.086 2.73 Doanh thu HĐTC Chi phí tài chính 52.355.556 380.742.500 326.988.885 328.386.944 617.22 (53.753.615) 14.12 Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí quản lý kinh doanh 204.842.003 188.130.662 274.322.865 (16.711.341) (8.16) 86.192.203 45.82 Lợi nhuận thần HĐSXKD 30.277.317 36.629.822 20.738.320 6.352.505 20.98 (15.891.502) (43.38) Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế 30.277.317 36.629.822 20.738.320 6.352.505 20.98 (15.891.502) (43.38) Chi phí thuế TNDN 5.298.530 6.410.219 5.184.580 1.111.689 20.98 (1.225.639) (19.12) Lợi nhuận sau thuế 24.978.787 30.219.603 15.553.740 5.240.816 20.98 (14.665.863) (48.53) Bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà giai đoạn 2011 – 2013 [Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011 – 2013] Phụ lục 2 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.311.165.949 3.816.618.433 3.051.213.680 505.452.484 15.27 (765.404.753) (20.05) Tiền và các khoản tương đương tiền 2.662.141.183 3.566.596.357 2.792.970.336 904.455.174 33.97 (773.626.021) (21.69) Các khoản phải thu ngắn hạn 13.762.912 (13.762.912) (100.00) Các khoản phải thu khác 13.762.912 (13.762.912) (100.00) Hàng tồn kho 518.451.482 149.566.427 181.117.468 (368.885.055) (71.15) 31.551.041 21.1 Hàng tồn kho 518.451.482 149.566.427 181.117.468 (368.885.055) (71.15) 31.551.041 21.1 Tài sản ngắn hạn khác 116.810.372 100.455.649 77.125.876 (16.354.723) (14.00) (23.329.773) (23.22) Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 116.810.372 100.455.649 77.125.876 (16.354.723) (14.00) (23.329.773) (23.22) TÀI SẢN DÀI HẠN 1.302.565.253 2.223.962.442 3.005.291.957 921.397.189 70.74 781.329.515 35.13 Tài sản cố định 1.302.565.253 2.223.962.442 3.005.291.957 921.397.189 70.74 781.329.515 35.13 Nguyên giá 695.454.455 695.454.455 3.280.291.957 2.584.837.502 371.68 Giá trị hao mòn lũy kế (140.000.000) (275.000.000) (140.000.000) (135.000.000) 96.43 Chi phí XD cơ bản dở dang 607.110.798 1.668.507.987 1.061.397.189 174.83 (1.668.507.987) (100.0 0) TỔNG TÀI SẢN 4.613.731.202 6.040.580.875 6.056.505.637 1.426.849.673 30.93 15.924.762 0.26 Bảng Tình hình tài sản tại công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà 2011 – 2013 [Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011 – 2013] Thang Long University Library Phụ lục 3 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối NỢ PHẢI TRẢ 1.605.298.530 3.001.928.601 3.002.299.623 1.396.630.071 87.00 371.022 0.01 Nợ ngắn hạn 1.605.298.530 3.001.928.601 3.002.299.623 1.396.630.071 87.00 371.022 0.01 Vay ngắn hạn 1.600.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 1.400.000.000 87.50 0 0 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5.298.530 1.928.601 2.229.623 (3.369.929) (63.60) 301.022 15.61 VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.008.432.672 3.038.652.274 3.054.206.014 30.219.602 1.00 15.553.740 0.51 Vốn chủ sở hữu 3.008.432.672 3.038.652.274 3.054.206.014 30.219.602 1.00 15.553.740 0.51 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 0 0 0 0 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8.432.672 38.652.274 54.206.014 30.219.602 358.36 15.553.740 40.24 TỔNG NGUỒN VỐN 4.613.731.202 6.040.580.875 6.056.505.637 1.426.849.673 30.93 15.924.762 0.26 Bảng Tình hình nguồn vốn công ty TNHH sản xuất KDTM Minh Hà 2011 – 2013 [Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011 – 2013] Phụ lục 4 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.357.876.141 23.459.881.443 20.534.336.206 63.102.005.300 35,15 (2.925.545.240) (12,47) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.020.475.864 3.970.070.224 4.119.749.258 (50.405.640) (1.25) 149.679.034 3,77 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.768.651.391 2.327.930.142 2.025.997.718 (440.721.249) (15,92) (301.932.424) (12,97) Lợi nhuận khác (3.140.307) (60.467.322) (11.536.697) (57.327.015) (1825,5) 48.930.625 80,92 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.765.511.084 2.267.462.820 2.014.461.021 (498.048.264) (18,01) (253.001.799) (11,16) Lợi nhuận sau thuế 2.765.511.077 2.100.690.829 1.477.926.913 (664.820.248) (24,04) (622.763.916) (29,65) Bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt Nhật giai đoạn 2011 – 2013 [Nguồn: phòng Tài chính kế toán] Thang Long University Library Phụ lục 5 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền 6.949.647.838 64,8% 7.954.195.778 64,99% 7.054.301.048 56,55% Phải thu ngắn hạn 2.583.763.612 24,09% 3.491.701.506 28,53% 3.999.756.447 32,06% Hàng tồn kho 1.081.649.569 10,08% 120.263.075 0,98% 842.751.032 6,76% Tài sản ngắn hạn khác 109.425.141 1,03% 702.936.351 5,5% 578.706.780 4,63% TSDH 0 0% 0 0% 0 0% Tổng TS 10.724.486.160 100% 12.239.096.710 100% 12.475.515.307 100% Bảng Tình hình tài sản tại công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt Nhật 2011 – 2013 [Nguồn: Phòng Tài chính kế toán] Phụ lục 6 Đơn vị tính: Đồng Bảng Tình hình nguồn vốn công ty Cổ phần dịch vụ điều hòa không khí Việt Nhật 2011 – 2013 [Nguồn: Phòng Tài chính kế toán] Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 4.922.505.515 45,9% 5.579.175.236 45,58% 6.010.466.920 48,18% Nợ dài hạn 32.875.000 0,31% 39.925.000 0,33% 39.925.000 0,32% Vốn CSH 5.769.105.645 53,79% 6.619.996.474 54,09% 6.425.123.387 51,5% Tổng NV 10.724.486.160 100% 12.239.096.710 100% 12.475.515.307 100% Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 2. Th.s Ngô Thị Quyên (2013), Slide bài giảng Quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Thăng Long. 3. TS. Nguyễn Hợp Toàn (2012), Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Th.s Chu Thị Thu Thủy (2012), Slide bài giảng Quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Thăng Long. 5. Luận văn trường Đại học Thăng Long 6. Các website www.tailieu.vn google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a18501_0807.pdf
Luận văn liên quan