Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi công ty, ở mọi lĩnh vực ngành nghề, vốn cố định là một bộ phận tối quan trọng. Vốn cố định phản ánh tài sản cố định của công ty vì vậy khi đánh giá về quy mô, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của một công ty, VCĐ sẽ là thứ được dùng làm công cụ đánh giá. Thông qua quá trình khấu hao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ là yếu tố đóng góp rất lớn cho hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong là một công ty chuyên cung ứng dịch vụ vận tải. Trong thời gian qua công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt trong năm 2012. Tuy nhiên công tác quản lý vốn cố định của công ty vẫn luôn được chú trọng và nghiên cứu. Nhờ sự chú trọng đầu tư, có thể xem việc sử dụng vốn cố định là một thế mạnh của công ty, tuy nhiên do vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý, việc nghiên cứu lại và tìm ra những biện pháp xử lý là hoàn toàn cần thiết. Khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty kết hợp với những cơ sở lý thuyết đã được giảng dạy tại trường Thăng Long và được đúc kết qua nhiều tài liệu. Với kiến thức có hạn cũng như để phù hợp với giới hạn khóa luận, em chỉ đề xuất một số biện pháp mang tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

pdf75 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu về đảm bảo tính đổi mới một cách tổng quát, phản ánh chung được tình hình biến động về nâng cấp TSCĐ. Tuy tỷ lệ này chưa làm rõ được quá trình thu mua nhưng đã phần nào cho thấy những nỗ lực và xu hướng quản lý TSCĐ của công ty. 2.2.3.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ Bảng 2.10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ 3.1250 1.9745 3.4494 4.7879 Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chênh lệch -36.82% 74.70% 38.80% Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Nhìn chung hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong tương đối cao. Tất cả các năm hiệu suất đều trên 1.5. Năm thấp nhất là năm 2010, hiệu suất sử dụng trong kỳ cũng lên đến 1.9745 hay nói cách khác, cứ một đồng TSCĐ tham gia vào kỳ sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1.9745 đồng doanh thu thuần. Năm này đã giảm khoảng 35.82% so với năm 2009. Năm 2009, 2011 có hiệu suât sử dụng trên 3 và đến năm 2012, hiệu suất sử dụng TSCĐ tiếp tục tăng 38.8%, lên đến 4.7879 tức là cứ một đồng TSCĐ tham gia vào ký sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 4.7879 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân khiến hiệu suất này tăng cao là do năm 2012 công ty nhận được nhiều hợp đồng cung ứng dịch vụ hơn giúp doanh thu tăng cao đến trên 20 tỷ trong khi công ty không đầu tư thêm nhiều TSCĐ mới, hầu như chỉ sử dụng những TSCĐ cũ khiến lượng VCĐ sử dụng bình quân trong kì giảm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao thể hiện trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp khá cao. Đặc biệt với một doanh nghiệp vận tải thì số liệu trên thể hiện vốn cố định của công ty được đưa vào sản xuất kinh doanh hiểu quả, được tận dụng mạnh mẽ để tạo ra nguồn lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên đối với công ty vận tải, nếu để tỷ lệ VCĐ góp phần vào một đồng doanh thu quá thấp thì có thể khiến chất lượng cung ứng Thang Long University Library 41 dịch vụ giảm sút. Doanh nghiệp nên giữ được hiệu suất sử dụng cao nhưng cũng cần hết sức chú ý tới chất lượng dịch vụ cung ứng. 2.2.3.5. Hệ số hao mòn TSCĐ Bảng 2.11. Hệ số hao mòn TSCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Hệ số hao mòn TSCĐ Số khấu hao lũy kế của TSCĐ 0.1888 0.2321 0.2953 0.4303 Tổng nguyên giá TSCĐ Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Dựa vào bảng trên có thể nhận thấy hệ số hao mòn của công ty thương mại vận tải Thanh Phong tăng dần trong khoảng các năm 2009-2012. Điều này chứng tỏ các TSCĐ của công ty đang có nhiều TSCĐ đang cũ dần và cần chú ý sửa chữa hoặc thay thế. Sự gia tăng của hệ số hao mòn trong 3 năm đầu khá tương đương. Chênh lệch giữa năm 2011 và 2011 là 27,23% cao hơn chênh lệch giữa năm 2010 và 2009 (22,93%) không đáng kể. Sự chênh lệch chỉ tăng lên đột biến vào năm 2012 khi con số này cao hơn năm 2011 tới 45.72%. Khi TSCĐ của công ty có khấu hao lũy kế lớn, tăng nhanh thì chứng tỏ năng lực TSCĐ cũng như VCĐ của công ty còn có mặt yếu kém cần thay đổi. Năm 2012 công ty hoàn toàn không mua mới TSCĐ, các TSCĐ sử dụng trong kì đều là TSCĐ cũ, đồng thời công ty bán một số TSCĐ mới mua trong các năm gần đây do có một số phương tiện vận tải không phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa là dung dịch hóa học (trong khi doanh nghiệp có rất nhiều đơn hàng đến từ các công ty hóa chất) khiến tỷ lệ giữa khấu hao lũy kế và tổng nguyên giá càng tăng lên. Với đặc thù của một công ty kinh doanh cung ứng dịch vụ vận tải và kê khai thuế hải quan, công ty chưa thể hiện được khả năng quản lý khấu hao, chất lượng TSCĐ. Công ty cần chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hiện có để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. 42 2.2.3.6. Mức hao phí TSCĐ Bảng 2.12. Mức hao phí TSCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Mức hao phí TSĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ 0.32 0.5064 0.2899 0.2089 Doanh thu thuần Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng chi phí cho tài sản cố định. Với công ty Thanh Phong, mức hao phí TSCĐ rơi vào khoảng từ 0.2 đến 0.5. Đây được coi là mức hao phí không cao so với một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải. Cụ thể, năm 2009, 2010, 2012 mức hao phí lần lượt là 0.32, 0.2899, 0.2089. Mức hao phí trung bình của công ty rơi vào khoảng 0.2 - 0.3 này. Tuy không vượt mức lên ngưỡng hao phí TSCĐ lớn nhưng năm 2010 là năm có mức hao phí TSCĐ cao hơn hẳn, lên tới 0.5064, gấp gần 2.5 lần so với năm thấp nhất là năm 2012. Nguyên nhân của mức hao phí này là do một số TSCĐ mới mua nhưng không được sử dụng hiệu quả do phương tiện vận tải không thích hợp với đường xá và mặt hàng vận chuyển. Nhìn chung cho dùng ở mức hao phí cao nhất là 0.5064 vẫn không phải con số cần báo động chứng tỏ khả năng quản lý hiệu quả sử dụng của tài sản cố định được đầu tư của công ty khá cao và có ít tài sản sau khi đầu tư mua về sử dụng lại bị để hoang phí. 2.2.3.7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Lợi nhuận trước thuế 1.86% 33.94% 2.04% -0.7913 VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Tỷ số sinh lời vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ suất sinh lời của công ty hoàn toàn không đồng đều, có sự chênh lệch lớn qua các năm. Năm 2009, tỷ suất sinh lời là 1.86% tương đương với việc một đồng vốn cố định trong kì tạo ra 0.0186 đồng lợi nhuận Thang Long University Library 43 trước thuế. Con số này tương đối thấp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lời nhưng vẫn còn những mặt trong sử dụng vốn chưa hiệu quả. Trong khi năm 2011 có tỉ lệ gần tương đương với năm 2009 là 1.53% thì năm 2010 ở giữa 2 năm trên lại có tỷ suất lợi nhuận VCĐ cao đột biến, lên đến 33.94%. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2010 cao hơn hăn các năm khác: 1,3 tỷ. Với mức lợi nhuận này, năm 2010 là một năm thành công trong việc sử dụng vốn cố định nói riêng và toàn bộ việc sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Riêng năm 2012, do lợi nhuận trước thuế của công ty là -1.9 tỷ tức là công ty làm ăn lỗ vốn nên không hề có lợi nhuận. Việc này đồng nghĩa với việc trong năm, vốn cố định của công ty không sinh ra lợi nhuận, toàn bộ ngồn vốn này được sử dụng không đủ hiệu quả cho tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2.4. Phân tích vốn cố định qua mô hình Dupont 2.2.4.1. Liên hệ giữa ROS và ROFA Dựa theo công thức ở cơ sở lý thuyết, ta có: Tỷ suất sinh lời VCĐ = EAT = EAT x Doanh thu VCĐ bình quân Doanh thu VCĐ bình quân = Lợi nhuận ròng biên x Hiệu suất sử dụng vốn cố định Tính toán dựa trên công thức thuộc phần 2.3.3.4 và 2.3.4.1 ta có: Bảng 2.14. Liên hệ ROS và ROFA Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất sinh lời VCĐ (sau thuế) (ROFA) 1.40% 25.45% 1.53% -79.13% Hiệu suất sử dụng VCĐ 3.125 1.9745 3.4494 4.7879 ROS 0.36% 10.46% 0.31% -9.42% Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Nhìn vào bảng phân tích trên, xu hướng tăng hay giảm của ROS và ROFA trong các năm giống nhau do VCĐ là một trong những yếu tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, trong các năm làm ăn có lãi, ROFA luôn cao hơn ROS. Điều này chứng tỏ công tác sử dụng VCĐ của công ty đạt hiệu quả cao hơn việc sử dụng vốn nói chung. Ngay cả trong năm 2012, hiệu suất sử dụng VCĐ vẫn cao, phần nào hạn chế thua lỗ của công ty trong quá trình cung ứng dịch vụ. 44 2.2.4.2. Liên hệ giữa ROE và ROFA Bảng 2.15. Liên hệ ROE và ROFA Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất sinh lời VCĐ 1.40% 25.45% 1.53% -79.13% ROE 3.16% 28.73% 3.08% - Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Việc tăng giảm tỉ suất sinh lời trên vốn cố định trong các năm kéo theo tác động tương đương lên chỉ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Năm 2009, 2011, khi tỷ suất sinh lời VCĐ là 1.40% và 1.53%, ở một mức rất thấp thì ROE cũng dừng lại ở 3.16% và 3.08%. Vào năm 2010, khi tỷ suất sinh lời VCĐ tăng đột ngột kéo theo chỉ số sinh lời của vốn CSH cũng tăng lên 28.73%, gấp gần 10 lần năm trước đó. So với ROE, tỷ suất sinh lời của VCĐ thấp hơn trong mọi năm. Tuy nhiên chênh lệch giữa các năm không có nhiều thay đổi, chỉ khoảng 2-3%. Điều này chứng tỏ ảnh hướng của sức sinh lời của VCĐ lên sức sinh lời của vốn CSH cao. Hay nói cách khác, VCĐ của công ty nắm vai trò quan trọng và tạo nên hiệu quả kinh tế cao so với nhóm vốn khác trong cơ cấu vốn CSH. 2.2.4.3. Liên hệ giữa ROA và ROFA Bảng 2.16. Liên hệ ROA và ROFA Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất sinh lời VCĐ 1.40% 22.45% 1.53% -79.13% ROA 1.00% 14.74% 0.79% -52.01% Chênh lệch ROA và ROFA 0.40 7.71% 0.74% Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả Có thể thấy xu hướng của tỷ suất sinh lời và ROA giống nhau.Tuy nhiên xét về con số tuyệt đối, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thấp hơn tỷ suất sinh lời VCĐ khá nhiều. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ cao hơn hiệu quả sử dụng tài sản nói chung. Vậy VCĐ của doanh nghiệp được đưa vào sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, làm tăng khả năng sinh lời cho TSCĐ nói riêng và kéo khả năng sinh lời của tổng tài sản tăng theo. Tuy nhiên chính vì ảnh hưởng lớn của VCĐ lên hiệu quả sử dụng tài sản nói chung nên khi tỷ suất sinh lời VCĐ tăng giảm không đồng đều cũng dẫn tới tỷ suất sinh lời của tài sản nói chung tăng giảm không đồng đều. Năm 2009, tỷ suất sinh lời của tài sản là 1% thì năm 2010 tăng gấp hớn 14 lần, lên tới 14.74%. Ngay sau đấy tỷ Thang Long University Library 45 suất sinh lời lại giảm hăn xuống 0.79%. Sự tăng giảm không đồng đều này thể hiện khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ổn định, xu hướng hoạt động tách biệt từng năm, không có sự phát triển liền kề giữa năm này với năm kia. đồng thời cho thấy việc sử dụng VCĐ của doanh nghiệp còn gặp nhiều bất ổn với các chính sách giữa các năm chưa được đồng bộ và hiệu quả sử dụng vốn tuy cao những không vững chắc. 46 2.2.5. Tổng kết chƣơng 2 Qua phân tích 4 năm hoạt động gần đây, có thể thấy công ty luôn duy trì được tỉ trọng VCĐ cao, TSCĐ của công ty luôn cao hơn 50% so với tổng tài sản. Sự cân đối này của người quản lý công ty rất phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Công ty hầu như không để xảy ra tình trạng có đơn đặt hàng nhưng thiếu nhiều xe nên không thể nhận. Bên cạnh đó, sau một thời gian hoạt động, việc đầu tư thêm vào trang thiết bị quản lý, vật kiến trúc cũng là dấu hiệu chứng tỏ công ty quan tâm đến việc đầu tư TSCĐ và chú trọng vào cơ cấu hợp lý khi không đầu tư quá đà vào máy móc hay trang thiết bị không cần thiết hoặc quá khả năng tài chính. Qua các chỉ tiêu đã phân tích ở trên có thể nói công ty có điểm mạnh là sử dụng vốn hiệu quả. Vốn cố định được đưa vào sản xuất kinh doanh hợp lý, đem lại doanh thu và lợi nhuận tương đối tốt trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Công ty đã biết các tận dụng triệt để các TSCĐ hiện có để thu về thật nhiều doanh thu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác sử dụng và quản lý VCĐ cần giải quyết: - Thứ nhất: Về nguồn tài trợ vốn cố định. Vốn công ty sử dụng để đầu tư cho TSCĐ bao gồm cả vốn CSH và vốn vay tuy nhiên đa phần quá trình hoạt động kinh doanh cho thấy doanh nghiệp dựa nhiều vào vốn vay hơn vốn cố định. Tỉ lệ vốn vay có năm tăng lên quá cao gây ảnh hưởng vô cùng xấu tới tình hình tài chính, thanh toán cũng như uy tín của công ty với các đối tác, khách hàng và đặc biệt là ngân hàng. Trong những năm tiếp theo nếu không chú trọng vào việc giảm nợ phải trả, công ty sẽ dễ dàng gặp nhiều khó khăn trong làm ăn kinh doanh. - Thứ hai: Tính đổi mới của TSCĐ trong công ty ngày một thấp. Những năm trước công ty chú trọng đầu tư trong khi năm gần đây, công ty lại tận dụng hết TSCĐ đang có và không mua thêm TSCĐ mới. Ngoài ra việc mua TSCĐ mới của công ty chưa hợp lý dẫn đến hậu quả phải bán lại nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Việc ảnh hưởng đến quy mô TSCĐ của công ty và gây khó khắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm. - Thứ ba: Về đánh giá quản lý tài sản: công ty chưa chú trọng việc đánh giá tài sản khiến giá trị tài sản ghi trên sổ sách kế toán không đúng với thực tế. Thang Long University Library 47 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP THƢƠNG MẠI VẬN TẢI THANH PHONG 3.1. Định hƣớng phát triển trong thời gian tới của công ty Công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong đã xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công ty tới năm 2015. Mục tiêu trọng tâm của công ty vẫn được duy trì là tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường và trở thành một cái tên uy tín đối với khách hàng. Các mục tiêu chiến lược của công ty bao gồm: - Giữ chân được các khách hàng đã sử dụng dịch vụ bằng chất lượng dịch vụ cũng như dành cho khách hàng những ưu đãi nhỏ nhằm giữ chân họ trở thành khách hàng trung thành, tạo tiền đề cho một nguồn doanh thu tương đối cố định trong các kỳ sản xuất kinh doanh. - Mở rộng kênh tuyên truyền, quảng bá của công ty nhằm thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty hơn. - Đánh vào những phân khúc khách hàng mới nhằm tăng doanh thu. - Điều chỉnh hệ thống và phương pháp quản lý vốn nhằm thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường trong đó bao gồm các chính sách quản lý vốn lưu động và quản lý vốn cố định. - Duy trì môi trường làm việc nội bộ có văn hóa, tinh thần làm việc cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng phục vụ khách hàng. 3.2. Một số giải pháp nhằm cái thiện tình hoàn quản lý vốn cố định của công ty 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tƣ Để có một cơ chế quản lý và sử dụng vốn thật sự hiệu quả, công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn của công ty cũng như tỷ trọng vốn cố định trong đó dựa trên những hoạt động kinh doanh của công ty. Có được nhu cầu vốn hợp lý sẽ là nền tảng tốt cho các hoạt đồng về quản lý sau này. Nhu cầu vốn được xác định phải đồng bộ giữa các kế hoạch DH và NH, giữa nhu cầu vốn và các kế hoạch khác như: kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, kế hoạch vay vốn, trả nợ, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán dự kiến... Các bước xác định nhu cầu vốn đầu tư và vốn cố đinh: - Bước 1: Đặt ra mục tiêu cụ thể về doanh thu và kết quả muốn đạt được cho từng kì hoạt động cũng như cho từng chiến lược kinh doanh được đề xuất. Kể từ khi hoạt động tới nay, công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong không chú trọng việc tìm hiểu thực trạng hoạt động bên trong doanh nghiệp và điều kiện, nhu cầu bên ngoài doanh nghiệp để đặt ra mức doanh thu mục tiêu phù hợp. Xuyên suốt 48 quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty vẫn hoạt động dựa trên cơ sở kế hoạch từ những ngày đầu thành lập, nói cách khác, trong 7 năm hoạt động kể từ năm 2007 tới nay, mức doanh thu mục tiêu của Thanh Phong vẫn là 10 tỷ VNĐ một năm. Việc không thay đổi mục tiêu doanh thu này không thực sự phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bước chuyển biến về lạm phát, lãi suất cũng như nhiều chuyển biến trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 3.1. Doanh thu kế hoạch và doanh thu thực hiện Đơn vị: 1,000,000 VNĐ Năm Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 2009 10,000 13,709 3,709 2010 9,450 -650 2011 17,612 7,612 2012 20,494 10,494 Nguồn: Báo cáo tài chính Trong khi doanh thu thuần kế hoạch của công ty không thay đổi thì doanh thu thực hiện lại có sự biến chuyển lớn. Chỉ có năm 2010 công ty không đạt được kế hoạch, các năm còn lại nhìn chung doanh thu thực hiện đều cao hơn kế hoạch. Chênh lệch giữa doanh thu kế hoạch và thực hiện trong năm gần đây nhất, năm 2012 là 10 tỷ, hay doanh thu thực hiện cao gấp đôi kế hoạch đề ra. Mặc dù việc doanh thu thực hiện cao hơn kế hoạch có thể coi là một dấu hiệu tốt nhưng sự chênh lệch hơn này không xuất phát từ khả năng hoạt động kinh doanh của công ty mà do kế hoạch của công ty chưa hợp lý. Thay vì thể hiện rõ sự tiến bộ trong quá trình hoạt động của công ty, sự chênh lệch này lại thể hiện sự chủ quan và thiếu linh hoạt trong việc đề ra kế hoạch và mục tiêu doanh thu cụ thể của Thanh Phong. Việc thiết lập kế hoạch doanh thu là một việc cần thiết và khả thi đối với công ty. Thay vì cứng ngắc đi theo mục tiêu hoạt động cũ từ những năm đầu thành lập, công ty cần phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, theo dõi xu hướng thay đối của doanh thu công ty, tìm hiểu về sự thay đổi trong doanh thu toàn ngành trong những năm qua, từ đó đặt ra một kế hoạch phù hợp với thực tiễn. Nhờ có kế hoạch này, nhà quản lý mới có thể dễ dàng theo sát tình hình hoạt động và hướng công ty phát triển theo đúng mong muốn của mình. Thang Long University Library 49 - Bước 2: Xác định vòng quay vốn cố định mục tiêu Dựa vào doanh thu thuần trong kế hoạch đề ra, nhà quản lý có thể xác định được vòng quay vốn cố định theo công thức: Vòng quay VCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân - Bước 3: Xác định vốn cố định Từ tỷ trọng thực giữa vốn cố định và doanh thu thuần trong các năm có thể xác định được mức độ phân bổ tỷ trọng vốn cố định trong từng kỳ và xu hướng phát triển của nó. Từ đó phân bổ vốn cố định vào TSCĐ một các hợp lý sao cho phù hợp với doanh thu kế hoạch đã đề ra. - Bước 4: Hoàn chỉnh kế hoạch Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế hoạch: + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch; + Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu + Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động. Trên cơ sở đó, xem xét để bổ sung kế hoạch được hoàn thiện hơn. 3.2.2. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn cố định Hiện tại tỉ trọng vốn vay của công ty cao hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều thể hiện khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài chính của công ty còn rất nhiều hạn chế. Để cải thiện tình hình này, công ty nên có những kế hoạch huy động và sử dụng vốn sao cho giảm tỉ trọng vốn vay xuống mức thấp nhất và tăng tỷ trọng vốn CSH lên cao. Trước hết công ty nên tập trung giảm bớt vốn vay đồng thời huy động thêm vốn kinh doanh từ chủ sở hữu. Nợ DH của công ty không chiếm quá nhiều tỷ trọng vì vậy việc cần làm đầu tiên là xử lý các khoản nợ chưa trả cho người bán. Khoản này nên được trả càng sớm càng tốt, như vậy tỷ trọng vốn CSH tăng lên, vốn vay và chi phí lãi vay giảm, công ty ít lệ thuộc vào chủ nợ hơn từ đó tăng cường khả năng tự chủ về tài chính của công ty mới được nâng cao, đưa khả năng thanh toán, trả nợ về mức an toàn và kéo lại uy tín cho công ty. Sau khi cần bằng được nguồn vốn, công ty cần tránh đưa tỷ trọng vốn trở lại mức vốn vay quá cao như năm vừa qua. 3.2.3. Thanh lý những TSCĐ hết hiệu quả kinh tế Có những TSCĐ của công ty đã cũ và mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Ngược lại, nếu các TSCĐ mới, hiện đại và phù hợp với tình hình vận tải của công ty sẽ dễ dàng làm tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm từ đó tối đa hóa doanh thu. 50 Việc nâng cao tính đổi mới của TSCĐ trong công ty hiện nay được đánh giá là cần thiết. Do TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, việc đổi mới sản phẩm cũng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt đến chất lượng dịch vụ mà công ty cung ứng. Để bổ sung vốn đầu tư mua sắm phương tiện vận tải nói riêng và TSCĐ nói chung, công ty cần nhượng bán những TSCĐ đến thời kỳ thanh lý, hết thời hạn khấu hao và những loại TSCĐ tuy chưa khấu hao hết nhưng năng lực vận tải kém và kéo theo các chi phí sửa chữa cao. Các bước tiến hành thanh lý - Lập hội đồng thanh lý TSCĐ do Giám đốc chủ trì bao gồm: kế toán trưởng, người phụ trách kỹ thuật, những người có liên quan; - Đánh giá TSCĐ theo giá thị trường; - Lập phương án thanh lý và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Xác định TSCĐ cần thanh lý: Muốn đánh giá chính xác những TSCĐ bị hỏng hóc lớn nào cần thay thế, TSCĐ nào có thể giữ lại, công ty có thể dựa theo công thức sau: Hiệu quả sửa chữa lớn = PSCL + Pn Cđt x Gct Trong đó: PSCL: Chi phí sửa chữa lớn Pn: Giá trị thiệt hại liên quan đến việc ngừng phân bổ TSCĐ để sửa chữa lớn Cđt: Chỉ số đánh giá lại TSCĐ tại thời điểm sửa chữa Gct: Giá trị còn lại theo giá nguyên thủy Nếu kết quả >1 nghĩa là việc sửa chữa lớn không có hiệu quả, công ty nên thanh lý, nhượng bán TSCĐ này. Nếu kết quả <1 nghĩa là việc sửa chữa này có hiệu quả, công ty có thể tiến hành sửa chữa và tiếp tục sử dụng TSCĐ này thêm một thời gian. Tuy nhiên những TSCĐ đã qua sửa chữa lớn vẫn nên được chú ý theo dõi hiệu quả kinh tế hơn các TSCĐ khác. Một số TSCĐ cần thanh lý ngay sau khi tìm được tài sản thay thế: - Xe Hyundai HD72 mighty, trọng tải 3.5 tấn, mua năm 2007 thùng lửng đã khấu hao 69.5% - Xe Ben 2 cầu Hoa Mai, trọng tải 3.45 tấn, mua cũ năm 2008 đã khấu hao 75%. Xe này có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng kì cao nhất trong số phương tiện vận tải của Thanh Phong. - Xe Hyundai Porterll trọng tải 1 tấn, mua mới năm 2011 nhưng hỏng hóc lớn do tai nạn vào cuối năm 2012, do chi phí sửa chữa cao nên công ty chưa mới tu sửa qua và không sử dụng đến. Thang Long University Library 51 3.2.4. Đánh giá lại TSCĐ Hiện nay, công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong chưa áp dụng phương pháp đánh giá lại TSCĐ mà chỉ đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (giá nguyên thủy của TSCĐ). Do những biến động về lạm phát, sự phát triển về công nghệ gây ảnh hưởng tới giá cả và làm thay đổi giá trị của TSCĐ nên nếu công ty chỉ chú trọng vào nguyên giá mà không đánh giá lại TSCĐ sẽ dẫn đến việc trích khấu hao và phân bổ TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh không hợp lý. Ví dụ về sự thay đổi giá thị trường của một số xe tải hiện có của công ty: - Xe tải THACO Hyundai HD 65, trọng tải 2.5 tấn nguyên giá ban đầu 450,000,000 VNĐ, giá trị trường vào 03/2014: 350,000,000 VNĐ. - Xe tải Hyundai HD72, trọng tải 3.5 tấn có nguyên giá ban đầu 460,000,000 VNĐ, giá thị trường vào 03/2014 là 365,000,000 VNĐ - Xe tải Hino, trọng tải 3.5 tấn có nguyên giá 590,000,000 VNĐ, giá thị trường vào 03/2014 là 399,000,000 VNĐ Có thể thấy giá trong sổ sách kế toán của công ty và giá trị thị trường của TSCĐ nhiều khi chênh lệch lớn. Có tài sản chênh lệch lên tới hơn 30% giá trị ban đầu. Để đánh giá được giá trị TSCĐ một cách chính xác nhất, công ty không chỉ cần một yếu tố so sánh mà cần kết hợp nhiều yếu tố. Trước hết công ty cần có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyển, lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ do Giám đốc đứng ra làm chủ tịch. Hội đồng cần căn cứ vào thực trạng TSCĐ, giá cả thị trường, thay đổi về lạm phát, thay đổi về tỉ giá trong trường hợp TSCĐ đã mua là hàng nhập khẩu, sự thay đổi về công nghệ Sau khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định. Nếu giá trị TSCĐ hội đồng đánh giá lại cao hơn giá trị còn lại trên số sách thì cần ghi tăng vốn. Ngược lại, nếu giá trị còn lại do hội đồng đánh giá thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ sách thì phải ghi giảm vốn cố định. Hội đồng có thể áp dụng phương pháp định giá: NGL=NGO x HT x HMVH Trong đó: NGL : Giá trị đánh giá lại NGO : Giá trị đánh giá lần đầu HT : Hệ số trượt giá HMVH : Hệ số hao mòn vô hình Tất nhiên quá trình đánh giá lại tài sản cố định trên đây chỉ áp dụng đối với tài sản cố định của doanh nghiệp. Khi đó, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh 52 giá lại được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại và hệ số hao mòn của tài sản cố định đó: GcL = NGL x (1 -MkH) Với GcL là giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại MkH là mức khấu hao luỹ kế của tài sản cố định đến thời điểm đánh giá lại. 3.2.5. Mua mới TSCĐ khi có đủ vốn kinh doanh Hiện tại, TSCĐ của công ty đã khá cũ. Sau quá trình thanh lý TSCĐ không dùng đến hoặc TSCĐ có hiệu quả kinh tế thấp cũng như đánh giá lại những tài sản đang có, công ty cần mua thêm TSCĐ bổ sung cho những TSCĐ vừa được thanh lý, nhượng bán để đảm bảo tiến độ cung ứng dịch vụ, tránh để mất khách hàng do không có đủ TSCĐ phục vụ nhu cầu vận tải. Việc nâng cao, hiện đại hóa TSCĐ còn nâng cao chất lượng phục vụ cũng như khả năng cạnh tranh của công ty, từ đó thu hút thêm khách hàng và nguồn nhu cầu mới, tăng doanh thu tiêu thụ góp phần tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc mua TSCĐ mới cần bám sát vào nhu cầu thực tiễn. Với công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong, hàng hóa công ty chuyên chở là hàng hóa chất, vì vậy đối với các phương tiện vận tải mua mới nên là các phương tiện chuyên chở hàng cồng kềnh dễ vỡ. Không nên mua những loại phương tiện không có ngắn chắn, phương tiện có ngăn đông lạnh chuyên chở thực phẩm. Với một số đơn hàng chở đồ đông lạnh, hàng hóa khác công ty không nên bỏ qua nhưng cũng không nên đầu tư vào mua mới mà có thể sử dụng phương pháp thuê ngoài. Khi tài chính của công ty ổn định hơn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng cao, vốn vay giảm và tình hình kinh doanh có chuyển biến tốt, nếu công ty muốn mở rộng quy mô thì có thể bắt đầu đầu tư vào các loại xe khác. Tuy nhiên không nên chọn xe chuyên chở mặt hàng lạ, mà nên bắt đầu tư các loại xe đa tính năng, vừa chở được hàng hóa chất, vừa chở được một số mặt hàng đặc biệt. 3.2.6. Một số biện pháp hỗ trợ 3.2.6.1. Nâng cao tầm quan trọng của quản lý kỹ thuật TSCĐ (1) Cử nhân viên phụ trách quản lý kỹ thuật Hiện tại công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong quản lý TSCĐ thông qua phòng kế toán, phòng kinh doanh và sau đó thông qua giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị. Nói cách khác công ty không có người phụ trách về mặt kỹ thuật TSCĐ. Có thể coi đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng kĩ thuật của TSCĐ của công ty không được theo dõi sát sao dẫn đến việc TSCĐ không đạt hiệu quả kinh tế cao vẫn được giữ lại. Thang Long University Library 53 Nhằm giải quyết nhược điểm trên, công ty cần có bộ phận phụ trách quản lý kỹ thuật của các phương tiện vận tải. Tuy nhiên với quy mô của một công ty nhỏ, Thanh Phong không nên cắt riêng một phòng ban để phụ trách nhiệm vụ này mà nên thuê một cá nhân có kinh nghiệm và kiến thức tốt về phương tiện vận tải, cụ thể là các loại xe tải có có trọng tải dưới 10 tấn phụ trách việc quản lý kỹ thuật. Bởi nhân viên này có kiến thức về các loại xe, nắm rõ tình hình cụ thể từng xe nên nhân viên này có thể kiêm việc điều hành, sắp xếp xe sao cho phù hợp với đơn hàng của khách hàng, sắp xếp chương trình bảo dưỡng thường xuyên sao cho tiết kiệm chi phí nhất, tránh hao phí TSCĐ không cần thiết. Việc đánh giá, quản lý TSCĐ cần được báo cáo đều đặn lên phòng tài chính kế toán. Dựa trên cơ sở của các báo cáo này, phòng kế toán có thể cân nhắc những tình huống cấp thiết cần sự thay đổi lớn và xin ý kiến giám đốc để kịp thời điều chỉnh sao cho việc sử dụng TSCĐ được hiệu quả nhất. (2) Nâng cao trình độ kỹ thuật của đội thi công vận chuyển Thông thường, nhân viên vận tải được công ty thuê theo đội nhưng không có sự giám sát chặt chẽ về kỹ năng của từng cá nhân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc năm 2012 xảy ra một tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Lỗi được xác định là do nhân viên vận tải của công ty và nhân viên đã chịu một phần trách nhiệm thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên để tránh xảy ra trường hợp tương tự, công ty cần cẩn thận hơn trong quá trình chọn lựa đội thi công vận chuyển, đồng thời nhân viên phụ trách quản lý kỹ thuật phải hướng dẫn đội thi công vận chuyển sử dụng xe một cách hợp lý và hiệu quả nhất tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc. Ngoài ra, không chỉ đội vận tải mà mọi nhân viên của công ty cần được tuyên truyền ý thức tự bảo quản những TSCĐ mình sử dụng và phụ trách, tránh gây nên hư hại không cần thiết. Đồng thời công ty cần đưa ra điều lệ nghiêm khắc xử lý những người vi phạm việc sử dụng TSCĐ như sử dụng tài sản chung cho mục đích riêng, cố tình thay đổi kết cấu phương tiện để phục vụ mục đích xấu như gia cố hầm để lấy trộm hàng hoá... Song song với xử lý các vi phạm thì công ty cũng cần thường xuyên khen thưởng xứng đáng với những cá nhân có ý tưởng sáng tạo trong việc phân bổ sử dụng TSCĐ có hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 3.2.6.2. Tăng cường liên hệ hợp tác với các công ty vận tải Việc tăng cường hợp tác với các công ty vận tải khác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. - Nâng cao doanh thu: các công ty vận tải quy mô nhỏ hợp lại với nhau có thể dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Khi khách hàng chú ý đến một nhóm công ty, họ sẽ chú ý tới từng công ty và từ đó từng công ty có thêm nguồn khách hàng. Khách hàng 54 tăng đồng nghĩa với hoạt động cung ứng dịch vụ tăng, đem lại doanh thu và tạo điều kiện sử dụng vốn cố định của công ty. - Trường hợp một công ty trong khối liên kết có lượng khách hàng lớn vượt quá quy mô cung ứng dịch vụ cho phép của mình, công ty này có thể gửi khách hàng qua công ty bạn hay nói cách khác, trực tiếp gửi doanh thu đáng lẽ sẽ mất không cho công ty bạn và hưởng một phần hoa hồng hợp lý hoặc thắt chặt mối quan hệ, nâng cao uy tín của công ty. Với sự liên kết này, công ty có thể tránh được việc sử dụng TSCĐ vượt mức cho phép do đơn hàng quá nhiều khiến hao mòn TSCĐ tăng nhanh hoặc xảy ra hư hại ngoài ý muốn. - Ngoài phương án trên, công ty trong khối liên kết thiếu khách hàng nhưng thừa TSCĐ bỏ trống có thể cho các công ty bạn thuê TSCĐ của mình trong một thời gian ngắn. Vừa tận dụng được TSCĐ, không để chúng bỏ không vừa đem lại một phần doanh thu từ cho thuê các TSCĐ này cho công ty. 3.2.6.3. Chú trọng lưu trữ thông tin Ngoài những biện pháp tác động trực tiếp trên, công ty cũng nên chú ý vào việc lưu trữ thông tin. Các thông tin này bao gồm cả số liệu báo cáo tài chính, sổ chi tiết các tài khoản kế toán, các hóa đơn giá trị gia tăng và cả số liệu về các nhân viện, sự thay đổi nhân lực trong công ty. Trong quá trình nghiên cứu về vốn cố định của công ty có thể nhận thấy công ty không chú trọng vào việc lưu trữ dữ liệu và nghiên cứu về tài chính. Việc số liệu không đầy đủ, sự thay đổi về các yếu tố nội bộ không được ghi chép đầy đủ cũng phần nào ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và phân tích tài chính công ty. Trong tương lai, nếu công ty cẩn trọng hơn trong việc quản lý thông tin thì đây sẽ là cơ sở tốt cho việc nghiên cứu, tạo tiền đề cho các chính sách khoa học, hợp lý, đúng đắn. 3.3. Tổng kết chƣơng 3 Những biện pháp được nêu trên được đề ra dựa trên những thiếu sót, tồn tại của công ty đã được đề ra tại chương 2. Với giới hạn kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế, kiến nghị tác giả đưa ra có thể chưa được bao quát và xử lý toàn bộ những vẫn đề của công ty nhưng dựa trên sự cần thiết thay đổi để đem lại hiệu quả sử dụng vốn cố định cho công ty cố phần thương mại vận tải Thanh Phong. Những biện pháp này mang tình sơ bộ, đa phần có thể thực hiện ngay lập tức trong ngắn hạn nhằm thay đổi dần những hạn chế hiện tại của công ty. Thang Long University Library 55 KẾT LUẬN Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi công ty, ở mọi lĩnh vực ngành nghề, vốn cố định là một bộ phận tối quan trọng. Vốn cố định phản ánh tài sản cố định của công ty vì vậy khi đánh giá về quy mô, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của một công ty, VCĐ sẽ là thứ được dùng làm công cụ đánh giá. Thông qua quá trình khấu hao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ là yếu tố đóng góp rất lớn cho hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong là một công ty chuyên cung ứng dịch vụ vận tải. Trong thời gian qua công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt trong năm 2012. Tuy nhiên công tác quản lý vốn cố định của công ty vẫn luôn được chú trọng và nghiên cứu. Nhờ sự chú trọng đầu tư, có thể xem việc sử dụng vốn cố định là một thế mạnh của công ty, tuy nhiên do vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý, việc nghiên cứu lại và tìm ra những biện pháp xử lý là hoàn toàn cần thiết. Khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty kết hợp với những cơ sở lý thuyết đã được giảng dạy tại trường Thăng Long và được đúc kết qua nhiều tài liệu. Với kiến thức có hạn cũng như để phù hợp với giới hạn khóa luận, em chỉ đề xuất một số biện pháp mang tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Trần Đình Toàn cũng như sự hỗ trợ từ phía các phòng ban của công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong đã giúp em định hướng và hoàn thành khóa luận tốt hơn. Quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bào của các Thầy, các Cô cũng như những người quan tâm tới đề tài để những nghiên cứu này có thể áp dụng vào thực tiễn. Em xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên thực hiện Ngô Thị Ngọc Diệp PHỤ LỤC 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong năm 2009; 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong năm 2010; 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong năm 2011; 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong năm 2012; 5. Bảng cân đối kế toán công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong năm 2010. Thang Long University Library Mẫu số B02-CTQ (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 04/09/2006 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2009 Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng mại vận tải Thanh Phong Mã số thuế: 0 1 0 2 3 6 4 5 9 9 Địa chỉ trụ sở: 402B – C4 Nam Thành Công, Phường Láng Hạ Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh/ Thành phố: Hà nội Điện thoại Fax: Email: vantaithanhphong@gmail.com Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 13,709,423,838 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 13,709,423,838 4 Chi phí hoạt động kinh doanh, giá vốn hàng bán 11 8,246,011,842 5 Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh (20=10-11) 20 5,463,411,996 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,904,310 7 Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 409,650,293 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 4,890,340,916 10 Thu nhập khác 31 465,325,097 11 Chi phí khác 32 0 12 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 399,003,644 13 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50=30+40) 50 IV.09 -399,003,644 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 66,321,453 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 16,580,363 Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Lập, ngày 04 tháng 04 năm 2010 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu số B02-CTQ (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 04/09/2006 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2010 Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng mại vận tải Thanh Phong Mã số thuế: 0 1 0 2 3 6 4 5 9 9 Địa chỉ trụ sở: 402B – C4 Nam Thành Công, Phường Láng Hạ Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh/ Thành phố: Hà nội Điện thoại Fax: Email: vantaithanhphong@gmail.com Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 16 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 9,450,134,809 17 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 18 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 9,450,134,809 19 Chi phí hoạt động kinh doanh, giá vốn hàng bán 11 6,514,753,911 20 Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh (20=10-11) 20 2,935,380,898 21 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,424,195 22 Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 77,253,875 23 Chi phí quản lý kinh doanh 24 1,541,221,418 24 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 1,318,329,800 25 Thu nhập khác 31 26 Chi phí khác 32 27 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 28 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50=30+40) 50 IV.09 1,318,329,800 29 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 329,582,450 30 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 988,747,350 Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Lập, ngày 04 tháng 04 năm 2011 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Thang Long University Library Mẫu số B02-CTQ (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 04/09/2006 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng mại vận tải Thanh Phong Mã số thuế: 0 1 0 2 3 6 4 5 9 9 Địa chỉ trụ sở: 402B – C4 Nam Thành Công, Phường Láng Hạ Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh/ Thành phố: Hà nội Điện thoại Fax: Email: vantaithanhphong@gmail.com Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 31 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 17,612,169,636 32 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 33 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 17,612,169,636 34 Chi phí hoạt động kinh doanh, giá vốn hàng bán 11 11,033,592,292 35 Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh (20=10-11) 20 6,578,577,344 36 Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,988,264 37 Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 179,968,817 173,982,086 38 Chi phí quản lý kinh doanh 24 6,216,922,391 39 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 184,674,400 40 Thu nhập khác 31 4,232,580 41 Chi phí khác 32 115,500,002 42 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (111,267,422) 43 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50=30+40) 50 IV.09 73,406,978 44 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 18,351,744 45 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 55,055,234 Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Lập, ngày 04 tháng 04 năm 2012 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu số B02/DNN (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2012 Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng mại vận tải Thanh Phong Mã số thuế: 0 1 0 2 3 6 4 5 9 9 Địa chỉ trụ sở: 402B – C4 Nam Thành Công, Phường Láng Hạ Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh/ Thành phố: Hà nội Điện thoại Fax: Email: vantaithanhphong@gmail.com Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 46 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 20,494,361,250 47 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 48 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 20,494,361,250 49 Chi phí hoạt động kinh doanh, giá vốn hàng bán 11 18,566,565,224 50 Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh (20=10-11) 20 1,927,796,026 51 Doanh thu hoạt động tài chính 21 4,207,359 52 Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 144,244,090 144,244,090 53 Chi phí quản lý kinh doanh 24 3,745,520,225 54 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 (1,957,760,930) 55 Thu nhập khác 31 79,259,564 56 Chi phí khác 32 51,342,176 57 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 27,917,388 58 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50=30+40) 50 IV.09 (1,929,843,542) 59 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 60 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 (1,929,843,542) Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Lập, ngày 04 tháng 04 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Thang Long University Library Mẫu số B02-CTQ (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 04/09/2006 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2012 Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng mại vận tải Thanh Phong Mã số thuế: 0 1 0 2 3 6 4 5 9 9 Địa chỉ trụ sở: 402B – C4 Nam Thành Công, Phường Láng Hạ Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh/ Thành phố: Hà nội Điện thoại Fax: Email: vantaithanhphong@gmail,com Đơn vị tính: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 1,169,570,209 2,890,822,691 I I, Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 III,01 261,765,534 1,029,459,807 II II, Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 II,05 1 1, Đầu tư ngắn hạn 121 2 2, Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III III, Các khoản phải thu ngắn hạn 130 43,483,770 679,531,507 1 1, Phải thu khách hàng 131 663,812,149 2 2, Trả trước cho người bán 132 3 3, Các khoản phải thu khác 135 43,483,770 15,719,358 4 4, Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV IV, Hàng tồn kho 140 394,996,736 3,731,377 1 1. Hàng tồn kho 141 III,02 394,996,736 3,731,377 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V V, Tài sản ngắn hạn khác 150 469,324,169 1,178,100,000 1 1, Thuế GTGT được khấu trừ 152 38,744,636 2 2, Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 3 3, Tài sản ngắn hạn khác 158 430,579,534 1,178,100,000 B B, TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 250 + 260) 200 2,541,091,318 4,122,475,482 I I, Tài sản cố đinh 210 III.03,04 2,438,701,576 3,597,883,530 1 1. Nguyên giá 211 4,280,488,789 5,105,829,659 2 2. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (1,841,787,212) (1,507,946,129) 3 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II II, Bất động sản đầu tƣ 220 1 1, Nguyên giá 221 2 2, Giá trị hao mòn lũy kế 222 III III, Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 230 III.05 1 1, Đầu tư tài chính dài hạn 231 2 2, Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 239 IV IV, Tài sản dài hạn khác 240 102,389,742 524,591,953 1 1, Phải thu dài hạn 241 2 2, Tài sản dài hạn khác 248 102,389,742 524,591,953 STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) 3 3, Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 250 3,710,661,527 7,013,298,173 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 4,177,568,528 5,225,264,624 I I, Nợ ngắn hạn 310 3,619,490,764 3,828,264,624 1 1, Vay ngắn hạn 311 2 2, Phải trả người bán 312 3,238,817,433 3,628,292,647 3 3, Người mua trả tiền trước 313 375,836,429 4 4, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 4,836,902 199,971,977 5 5, Phải trả người lao động 315 6 6, Chi phí phải trả 316 7 7, Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 318 8 8, Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II II, Nợ dài hạn 320 558,077,765 1,397,000,000 1 1, Vay và nợ dài hạn 321 239,399,996 1,397,000,000 2 2, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3 3, Phải trả phải nộp dài hạn khác 328 318,677,768 4 4, Dự phòng phải trả dài hạn 329 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 (466,907,001) 1,788,033,550 I I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 (466,907,001) 1 1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1,350,000,000 1,650,000,000 2 2, Thặng dư vốn cổ phần 412 3 3, Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 4, Cổ phiếu quỹ (*) 414 5 5, Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 6 6, Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 417 7 7, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (1,816,907,001) 138,033,550 II II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 3,710,661,527 7,013,298,173 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1 1. Tài sản thuê ngoài 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3 3. Hàng Hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5 5. Ngoại tệ các loại Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Lập, ngày 04 tháng 04 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Thang Long University Library Mẫu số B02-CTQ (Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 04/09/2006 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2010 Ngƣời nộp thuế: Công ty cổ phần thƣơng mại vận tải Thanh Phong Mã số thuế: 0 1 0 2 3 6 4 5 9 9 Địa chỉ trụ sở: 402B – C4 Nam Thành Công, Phường Láng Hạ Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh/ Thành phố: Hà nội Điện thoại Fax: Email: vantaithanhphong@gmail,com Đơn vị tính: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 2,823,811,011 1,234,306,415 I I, Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 III.01 2,130,820,070 449,462,167 II II, Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 II.05 0 0 1 1, Đầu tư ngắn hạn 121 0 2 2, Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 0 III III, Các khoản phải thu ngắn hạn 130 454,306,327 604,539,294 1 1, Phải thu khách hàng 131 454,306,327 596,957,437 2 2, Trả trước cho người bán 132 3 3, Các khoản phải thu khác 135 7,581,857 4 4, Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV IV, Hàng tồn kho 140 121,128,120 3,485,053 1 3. Hàng tồn kho 141 III.02 121,128,120 3,485,053 2 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V V, Tài sản ngắn hạn khác 150 117,556,494 126,819,901 1 1, Thuế GTGT được khấu trừ 152 117,556,494 126,819,901 2 2, Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 3 3, Tài sản ngắn hạn khác 158 B B, TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 250 + 260) 200 3,884,349,261 3,731,938,782 I I, Tài sản cố đinh 210 III.03,04 3,884,349,261 3,558,935,959 1 4. Nguyên giá 211 4,786,002,835 4,386,999,191 2 5. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (901,653,574) (828,0630232) 3 6. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II II, Bất động sản đầu tƣ 220 0 0 1 1, Nguyên giá 221 2 2, Giá trị hao mòn lũy kế 222 III III, Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 230 III.05 0 0 1 1, Đầu tư tài chính dài hạn 231 IV IV, Tài sản dài hạn khác 240 173,002,823 1 1, Phải thu dài hạn 241 2 2, Tài sản dài hạn khác 248 3 3, Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 249 STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 6,78,160,272 4,966,245,197 STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trƣớc (1) (2) (3) (4) (5) (6) NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 3,266,725,233 3,390,810,364 I I, Nợ ngắn hạn 310 1,059,725,233 3,390,810,364 1 1, Vay ngắn hạn 311 0 1,707,000,000 2 2, Phải trả người bán 312 730,142,783 1,659,755,884 3 3, Người mua trả tiền trước 313 4 4, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III,06 329,582,450 24,054,480 5 5, Phải trả người lao động 315 6 6, Chi phí phải trả 316 7 7, Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 318 8 8, Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II II, Nợ dài hạn 320 2,207,000,000 0 1 1, Vay và nợ dài hạn 321 2,207,000,000 2 2, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3 3, Phải trả phải nộp dài hạn khác 328 4 4, Dự phòng phải trả dài hạn 329 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 3,441,435,039 1,575,434,833 I III. Vốn chủ sở hữu 410 III,07 3,441,435,039 1,575,434,833 1 1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1,500,000,000 1,500,000,000 2 2, Thặng dư vốn cổ phần 412 3 3, Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 4, Cổ phiếu quỹ (*) 414 5 5, Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 6 6, Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 417 7 7, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1,941,435,039 75,434,833 II IV. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 6,708,160,272 4,966,245,197 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1 6. Tài sản thuê ngoài 2 7. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3 8. Hàng Hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4 9. Nợ khó đòi đã xử lý 5 10. Ngoại tệ các loại Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Lập, ngày 04 tháng 04 năm 2011 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2011), Hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế, tài chính doanh nghiệp, Chế độ kế toán, kiểm toán, thuế 2011 trong các loại hình doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hồ Chí Minh, tr, 104-375; 2. PGS, TS, Nguyễn Đình Kiệm, TS, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hồ Chí Minh, tr 01-395; 3. TS, Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp trường Đại học Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, tr 01-284; 4. PGS, TS, Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr 3-262; 5. PGS, TS, Nguyễn Năng Phúc (2005), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nhà xuất bản Tài Chính, Hồ Chí Minh; 6. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương mại vận tải Thanh Phong.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a16226_4242_0239.pdf
Luận văn liên quan