Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông

Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì đều phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và để thực hiện được điều đó, các nhà quản trị cần nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn lưu động để đưa ra những quyết định, chiến lược quản lý phù hợp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Trên cơ sở những kiến thức đã được học tại Đại Học Thăng Long, kết hợp với việc đi sâu tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông, em đã tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm vừa qua. Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian tới. Em hy vọng những ý kiến đóng góp này có thể giúp ích cho ban lãnh đạo Công ty trong thời gian tới.

pdf77 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn. Năm 2011 công ty có đầu tư thêm dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc như máy bơm nước, máy bơm áp lực nhưng công ty đã không có chiến lược quản lý tài sản cố định hiệu quả và những tài sản mua về không thực sự đảm bảo chất lượng dẫn đến giá trị hao mòn cao, đây là điểm bất lợi đối với công ty có cơ cấu tài sản dài hạn lớn. Qua các năm, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do sự tăng mạnh của hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty chưa áp dụng mô hình quản lý kho một cách hợp lý. 2.2.2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 Thang Long University Library 42 Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn nguồn vốn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng % Năm 2011 Tỷ trọng % Năm 2012 Tỷ trọng % 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 11.518 85,88 22.200 83,69 25.251 85,49 10.682 93 3.051 14 I.Nợ ngắn hạn 11.518 85,88 22.200 83,69 25.251 85,49 10.682 93 3.051 14 1.Vay ngắn hạn 0,00 0,00 0,00 - - 0 - 2.Phải trả cho người bán 1.508 11,24 2.426 9,15 1.726 5,84 918 61 -700 -29 3.Người mua trả tiền trước 9.661 72,04 19.149 72,19 22.728 76,95 9.488 98 3.579 19 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 85 0,63 87 0,33 101 0,34 2 2 14 16 5.Phải trả người lao động 106 0,79 149 0,56 137 0,46 43 41 -12 -8 6.Chi phí phải trả 123 0,92 330 1,24 382 1,29 207 168 52 16 7.Các khoản phải trả ngắn hạn khác 35 0,26 59 0,22 177 0,60 24 69 118 200 II.Nợ dài hạn 0,00 0,00 0,00 - - 0 - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.893 14,12 4.325 16,31 4.285 14,51 2.432 128 -40 -1 I.Vốn chủ sở hữu 0,00 4.325 16,31 4.298 14,55 4.325 - -27 -1 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.100 15,66 5.000 18,85 5.000 16,93 2.900 138 0 0 7.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -207 -1,54 -675 -2,54 -702 -2,38 -468 226 -27 4 II.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,00 0,00 -13 -0,04 - - -13 - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 13411 100 26.525 100 29.536 100 13.114 98 3.011 11 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông) 43 Biểu đồ 2.5. Tình hình nguồn vốn qua các năm Đơn vị: Tr.đ (Nguồn: Báo cáo tài chính 2010-2012) Tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn và chiếm toàn bộ khoản nợ phải trả. Tức là công ty không huy động nguồn nợ dài hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Do trong những năm gần đây nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng. Các ngân hàng hạn chế tối đa việc cho vay dài hạn do khả năng mất vốn là lớn. Vì vậy, công ty không thể tìm được nguồn tài trợ dài hạn hoặc nếu tìm được thì chi phí cho việc sử dụng nó là rất lớn nên công ty đã quyết định sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ ngắn hạn. Việc sử dụng toàn bộ nợ ngắn hạn đã làm giảm chi phí trả lãi cho công ty từ đó có góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Tỷ trọng nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu cho thấy doanh nghiệp đang quản lý nợ theo trường phái cấp tiến. Việc quản lý nợ theo trường phái cấp tiến có rất nhiều ưu điểm như: Thời gian quay vòng tiền giảm, chi phí thấp hơn so với nguồn dài hạn, vì chiến lược rủi ro cao nên thu nhập yêu cầu cao. Tuy nhiên, chính sách này cũng có nhược điểm đó là doanh nghiệp có thể sẽ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. 2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Viễn Đông 2.3.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần cơ điện Viễn Đông Thang Long University Library 44 Bảng 2.3. Kết cấu nợ ngắn hạn của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Tr.đ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 chênh lệch 2012 so với 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % I.Nợ ngắn hạn 11.518 100 22.200 100 25.251 100 10.682 92,74 3.051 13,74 1.Vay ngắn hạn 2.Phải trả cho người bán 1.508 13,09 2.426 10,93 1.726 6,84 918 60,88 -700 -28,85 3.Người mua trả tiền trước 9.661 83,88 19.149 86,26 22.728 90,01 9488 98,21 3579 18,69 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 85 0,74 87 0,39 101 0,40 2 2,35 14 16,09 5.Phải trả người lao động 106 0,92 149 0,67 137 0,54 43 40,57 -12 -8,05 6.Chi phí phải trả 123 1,07 330 1,49 382 1,51 207 168,29 52 15,76 7.Các khoản phải trả ngắn hạn khác 35 0,30 59 0,27 177 0,70 24 68,57 118 200,00 (Nguồn: Báo cáo tài của Công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông) 45 Biểu đồ 2.6. Biến động tiền và tương đương tiền (Đơn vị: %) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông) Tiền và tương đương tiền: Năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty là 6.415 Tr.đ trong đó tiền mặt tại quỹ công ty là 6000 triệu đồng và tiền gửi ngân hàng là 415 triệu đồng. Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 5.831 Tr.đ tương ứng với 91% so với năm 2010. Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền là 795 triệu đồng tăng 211 triệu đồng tương ứng với 36% so với năm 2011. Mặc dù công ty có mở tài khoản tại ngân hàng Techcombank, tuy nhiên cả 3 năm việc nắm giữ các khoản tiền mặt trong quỹ của công ty nhiều hơn lượng tiền gửi ngân hàng. Với lượng tiền mặt trong quỹ của công ty lớn giúp công ty có thể thanh toán được những tình huống cấp bách nhưng nó lại đem lại bất lợi đó là khả năng sinh lời của các khoản tiền trong quỹ là bằng 0. Hiện nay, hầu hết mọi công ty đều thực hiện các giao dịch thanh toán thu chi qua ngân hàng, ngoài việc thuận lợi thì tài khoản của doanh nghiệp tại các ngân hàng có thể sẽ nhận được một mức lãi suất mặc dù mức lãi suất này không cao nhưng vẫn có khả năng sinh lời không như các khoản tiền được quản lý tại quỹ của công ty. Công ty nên áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt để có thể dự đoán được nhu cầu tiền mặt một cách chính xác để từ đó công ty có thể dùng lượng tiền mặt dư thừa mang đi đầu tư để mang lại một nguồn lợi nhuận cho công ty. Thang Long University Library 46 Biểu đồ 2.7. Biến động các khoản phải thu ngắn hạn (Đơn vị: %) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông) Các khoản phải thu ngắn hạn: Phải thu ngắn hạn tăng vào năm 2011 và có xu hướng giảm vào năm 2012. Khoản phải thu khách hàng trong cả 3 năm chiếm phần lớn trong các khoản phải thu. Mặc dù trong năm 2011 doanh thu từ bán hàng hóa dịch vụ của công ty giảm so với năm 2010 nhưng các khoản phải thu khách hàng tăng chứng tỏ rằng năm 2011 công ty chưa có những chính sách bán hàng hợp lý để giảm khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty. Ngoài ra các khoản phải thu ngắn hạn của công ty còn bao gồm khoản trả trước cho người bán, mặc dù trả trước cho người bán có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao, năm 2010 là 2.524 Tr.đ, năm 2011 là 1.412 Tr.đ và năm 2012 tiếp tục giảm xuống 634 Tr.đ. Đây cũng là một khoản vốn khá lớn mà công ty bị người bán chiếm dụng vì vậy nó làm giảm đi cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác của công ty. Do đó, công ty nên tìm kiếm những nhà cung cấp có những chính sách sao cho có lợi cho mình nhất. Năm 2012, các khoản phải thu của công ty là 12.561 Tr.đ giảm 3.797 Tr.đ tương ứng với 23% trong khi đó năm 2012 doanh thu từ cung cấp hàng hóa của công ty cũng tăng so với năm 2011. Ngoài ra khoản ứng trước cho người bán năm 2012 cũng giảm so với năm trước. Điều này chứng tỏ rằng năm 2012 các chính sách quản lý nợ của công ty đang ngày càng có hiệu quả. Từ đó giảm được một phần vốn không nhỏ bị nhà cung cấp và khách hàng chiếm dụng. Chính sách tín dụng tại công ty năm 2012: Cũng như các công ty khác để đảm bảo rằng khi cung cấp hàng hóa cho khách 47 hàng công ty đều thu được tiền. Công ty cũng có một số những quy định đối với khách hàng. Sau đây là chính sách tín dụng mà công ty đã áp dụng: Đối với người mua hàng là cá nhân thì công ty sẽ không cung cấp tín dụng. Đối với khách hàng là các công ty xây dựng thì tùy theo số lượng mua hàng sẽ được công ty cung cấp tín dụng. Đối Với những hóa đơn có trị giá từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng công ty sẽ cho khách hàng nợ trong vòng 10 ngày. Với những hóa đơn từ 60 đồng triệu đến 80 triệu công ty thường cho nợ tới 20 ngày. Những hóa đơn có giá trị trên 80 triệu đồng trở nên sẽ có thời gian nợ là 30 ngày. Biểu đồ 2.8. Biến động hàng tồn kho (Đơn vị: %) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông) Hàng tồn kho: Cũng như các doanh nghiệp khác, mục đích giữ hàng trong kho của công ty là để đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa ngay lập tức của khách hàng. Hàng tồn kho của công ty tăng lên qua các năm, năm 2010 là 3.621 Tr.đ, năm 2011 là 9.389 Tr.đ. Năm 2011 hàng tồn kho tăng 5.768 Tr.đ tương ứng với 159% so với năm 2010. Mặc dù năm 2011 công ty đầu tư thêm vào hàng lưu kho nhưng tốc độ tăng của doanh thu bán hàng giảm chứng tỏ rằng số lượng công trình cơ điện mà công ty lắp đặt là rất ít và hàng tồn kho xảy ra tình trạng dư thừa. Đến năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 16.121 Tr.đ tăng tương ứng với 72% so với năm 2011. Chi phí lưu kho chiếm một phần không nhỏ trong phần chi phí của công ty và từ đó nó làm giảm đi khoản lợi nhuận của công ty. Công ty thi công lắp đặt hệ thống điện nước, cơ điện cho các công trình xây dựng nên kho của doanh nghiệp chủ yếu là dự trữ linh kiện về điện nước. Để quản lý kho công ty phải bỏ ra không ít các khoản chi phí như chi phí cho bộ phận quản lý kho, chi phí hao mòn tự nhiên của các linh kiện, hàng tháng công ty còn Thang Long University Library 48 phải trả tiền lương cho nhân viên bảo vệ trông kho. Việc dự trữ trong kho quá lâu sẽ làm ứ đọng vốn của công ty ngoài ra còn phát sinh các chi phí trong đó chi phí do lỗi thời về công nghệ là khoản chi phí lớn nhất. Hiện tại, công ty chưa áp dụng mô hình quản lý kho, do đó trong thời gian tới công ty nên áp dụng một số mô hình quản lý kho để có thể xác định được chính xác nhất lượng hàng lưu kho nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Biểu đồ 2.9. Biến dộng tài sản ngắn hạn khác (Đơn vị: %) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông) Tài sản ngắn hạn khác: chủ yếu là các khoản chi phí trả trước ngắn hạn cho vật tư và các công cụ dụng cụ và có xu ướng giảm dần qua các năm. Năm 2010 tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 0,99%, năm 2011 giảm xuống 0,45% và năm 2012 tiếp tục giảm xuống 0,11%. Nhìn chung tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tài sản ngắn hạn. 49 2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần điện Viễn Đông 2.3.2.1 Nhận xét về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn tại công ty Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lí Tr.đ 8971 3263 4732 Phải trả người bán, lương, thuế Tr.đ 1699 2662 1964 Nợ ngắn hạn Tr.đ 11518 22200 25251 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 132 -459 -7 Tỷ suất sinh lời NNH % 1,15 -2,07 -0,03 Vòng quay các khoản phải trả vòng 5,28 1,23 2,41 Thời gian trả nợ TB ngày 68 294 149 Thời gian quay vòng tiền ngày 199 3021 2059 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông) Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn: Cho biết trong 100 đồng nợ ngắn hạn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010, 100 đồng nợ ngắn hạn tạo ra 1,15 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, 100 đồng nợ ngăn hạn làm mất đi 2,07 đồng lợi nhuân. Do năm 2011 lợi nhuận sau thuế đột ngột giảm xuống mức âm trong khi nợ ngắn hạn tăng. Năm 2012, 100 đồng nợ ngắn hạn mất đi 0,03 đồng lợi nhuận tăng 2,04 đồng so với năm 2011. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng nhưng vẫn ở mức nhỏ hơn 0, trong khi đó nợ ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng tăng với tốc độ nhỏ hơn độ tăng của lợi nhuận làm cho tỷ suất sinh lời trên nợ ngắn hạn tăng tuy nhiên vẫn ở mức âm. Trong năm 2012 hệ số này đang có xu hướng tăng nhưng vẫn nhỏ hơn 0 cho thấy hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn của công ty tăng nhưng công ty cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao lợi nhuận và giảm khoản nợ ngắn hạn. Thời gian trả nợ trung bình: Cho biết khoảng thời gian trung bình các công ty phải thanh toán các khoản nợ. Năm 2010 của công ty chỉ tiêu này là 68 ngày, tới năm 2011 tăng lên đến 294 ngày. Do năm 2010 công ty được chiếm dụng một khoản vốn của nhà cung cấp nhưng tới năm 2011 thì khoản phải trả người bán, lương, thuế tiếp Thang Long University Library 50 tục tăng nên đã làm cho thời gian trả nợ trung bình của công ty tăng mạnh. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 149 ngày. Do năm 2012 không những công ty khó chiếm dụng được của nhà cung cấp mà các khoản thuế chiếm dụng của nhà nước cũng bị giảm. Thời gian quay vòng tiền: Phản ánh thời gian từ khi chi tiền thực tế mua hàng hóa cho đến khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa cho khách hàng. Năm 2010 thời gian quay vòng tiến là 199 ngày, năm 2011 thời gian quay vòng tiền là 3021 ngày. Năm 2012 chỉ tiêu này là 2059 ngày, giảm so với năm 2011 do năm 2011 thời gian trả nợ trung bình giảm với tốc độ lớn hơn độ giảm của chu kỳ kinh doanh đã làm cho thời gian quay vòng tiền năm 2012 giảm so với năm 2011. Đây là dấu hiệu tốt tuy nhiên thời gian quay vòng tiền của công ty vẫn còn dài. Công ty cần có kế hoạch quản lý vốn lưu động một cách hợp lý như quản lý tốt hàng lưu kho, các khoản phải thu, chi phí và các khoản phải trả người bán, phải trả lương, thuế, để rút ngắn được thời gian quay vòng tiền, tăng thêm lợi ích cho công ty. 2.3.2.2 . Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tại công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông Bảng 2.5. Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản ngắn hạn Tr.đ 13.325 26.451 29.509 Nợ ngắn hạn Tr.đ 11.518 22.200 25.251 Hàng tồn kho Tr.đ 3.621 16.358 16.121 Tiền và tương đương với tiền Tr.đ 6.415 584 795 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,16 1,19 1,17 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,84 0,45 0,53 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,56 0,03 0,03 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Qua bảng phân tích, ta thấy từ thời điểm cuối năm 2010 hệ số này đều lớn hơn 51 1, mức chênh lệch qua các năm không lớn, năm 2010 là 1,16; năm 2011 là 1,19 và 2012 là 1,17. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các TSNH của mình. Tuy nhiên, nếu so với hệ số trung bình của ngành cơ điện là 1,56 lần thì hệ số KNTT hiện thời của Công ty còn thấp. Và việc suy giảm khả năng thanh toán hiện thời của Công ty sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín trong tương lai và rất đáng lo ngại vì phần lớn nguồn vốn vay lại là các khoản nợ phải trả người bán và vay nợ ngắn hạn. Công ty cần chú ý để đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Mặt khác, cần lưu ý rằng trong TSNH có một bộ phận lớn là các khoản phải thu và HTK, có tính thanh khoản thấp nên Công ty cần phải có chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm tồn kho và tăng tiến độ thi công lắp đặt, cũng như tích cực thu hồi nợ để tránh làm giảm khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh Các hệ số này của công ty trong 3 năm qua có sự sụt giảm và còn thấp hơn so với mức trung bình ngành là 1,23, xuất phát từ việc dự trữ HTK biến đổi và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng cao trong cơ cấu tài sản. Nhìn chung, hệ số KNTT nhanh của Công ty ngày càng giảm sút và chưa đảm bảo an toàn thanh toán cho Công ty. Do đó trong những năm tới, Công ty cần phải tiếp tục nâng dần hệ số này lên bằng cách giảm tỷ trọng HTK. Vì HTK được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nên việc HTK giảm sẽ làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng lên. Hệ số số khả năng thanh toán tức thời Ta nhận thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty có xu hướng giảm qua các năm. Hệ số này cuối năm 2010 là vào khoảng 0,56 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được bảo đảm bởi 0,56 đồng vốn. Đến cuối năm 2011 hệ số KNTT tức thời giảm về 0,03 lần. Cuối năm 2012, hệ số KNTT tức thời chỉ ở mức như năm 2011. Qua đánh giá, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là rất thấp, điều này ảnh hưởng tới việc chi trả nợ của Công ty. Tuy nhiên không phải lúc nào Công ty cũng phải thanh toán các khoản nợ thường xuyên, mà nợ thường mang tính chất thời điểm nên việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ ít sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn do giảm lượng tài sản ứ đọng. Tuy nhiên, tới đây, Công ty vẫn cần xây dựng một mức dự trữ tiền mặt hợp lý, ổn định, đề phòng những biến động thất thường có thể xảy ra. Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về KNTT, xét tổng thể, tình hình khả năng thanh toán hiện hành của công ty khá tốt tuy nhiên có xu hướng giảm vào năm 2012, công ty Thang Long University Library 52 cần có biện pháp giảm nợ ngắn hạn song song với việc tăng tài sản ngắn hạn nhằm tăng hệ số thanh toán hiện hành trong tương lai. Hệ số thanh toán tức thời của công ty ở mức thấp, không đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính. Công ty cần có ngay những biện pháp để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh. Biểu đồ 2.10. Biểu đổ kết hợp khả năng thanh toán của Công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 (Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC) 2.3.2.3 . Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý TSNH Bảng 2.6. Khả năng quản lý tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản ngắn hạn Tr.đ 13.325 26.451 29.509 Doanh thu thuần Tr.đ 9.148 2.796 4.675 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 132 -459 -7,50 Vòng quay TSNH Vòng 0,69 0,11 0,16 Thời gian luân chuyển vốn lưu động Ngày 524 3406 2272 Tỷ suất sinh lời TSNH % 0,99 -1,74 -0,02 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông) 53 Vòng quay TSNH: có xu hướng giảm dần từ mức 0,69 vòng năm 2010 xuống còn 0,11 vòng năm 2011, năm 2012 vòng quay tài sản ngắn hạn tăng nhẹ lên đến 0,16 vòng, điều này chứng tỏ rằng một đồng tài sản ngắn hạn của công ty đã tạo ra ít đồng doanh thu thuần so với trước, khả năng quản lý tài sản ngắn hạn nói chung của công ty giảm. Mặc dù công ty luôn chú trọng đầu tư tài sản ngắn hạn hàng năm, tài sản ngắn hạn tăng đều qua các năm nhưng lại tạo ra được ít doanh thu đặc biệt là năm 2011 doanh thu của công ty giảm trầm trọng. Chứng tỏ vấn đề sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty chưa được thực hiện tốt. Điều này cho thấy trong hoạt động kinh doanh Công ty có gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2012 Công ty cũng tiến hành triển khai thi công lắp ráp hệ thống điện nước tại dự án lớn như dự án GREEN GARDEN, các dự án này đang ở trong giai đoạn thi công, và đang hoàn thành nên tài sản ngắn hạn cần cho quá trình thi công rất lớn và doanh thu chưa thể thu về được điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của tài sản ngắn hạn, nó có thể được cải thiện trong nhưng năm tới. Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn: Cho biết tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn là nhanh hay chậm. Năm 2010, vòng quay TSNH là 0,69 vòng tương ứng với thời gian luân chuyển là 524 ngày. Năm 2011 tài sản ngắn hạn quay được 0,11 vòng tương ứng với thời gian thực hiện một luân chuyển là 3406 ngày. Năm 2012, vòng quay là 0,16 vòng tương ứng với thời gian cho một kỳ luân chuyển là 2272. Như vậy có thể nói năm 2011 công ty bị ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái của ngành xây dựng bất động sản nên số vòng quay tài sản ngắn hạn thấp và thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn quá lâu do công ty đầu tư thêm tài sản ngắn hạn để thi công lắp ráp nhưng chưa thu về được doanh thu, trong năm 2012 gần đây công ty đã có rất nhiều cố gắng để có thể tăng được số vòng quay TSNH tương ứng với đó làm giảm thời gian luân chuyển TSNH. Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn: Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn năm 2011 giảm trầm trọng so với năm 2010, ở mức nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình ngành là 2,01% (nguồn: www.cophieu68.vn), cho thấy mức độ hiệu quả đạt được của việc đầu tư tài sản ngắn hạn của công ty không tốt. Trong năm 2010, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra 0,99 đồng lợi nhuận, nhưng năm 2011 thì công ty bị thua lỗ 1,74 đồng và năm 2012 thua lỗ 0,02 đồng lợi nhuận khi đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn. Còn năm 2012 tỷ số này được cải thiện khi tăng so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức âm và nhỏ hơn so với trung bình ngành (2,35%). Đây chưa phải là con số mà Công ty có thể yên tâm về chính sách đầu tư của mình và đặc biệt bắt đầu từ năm 2011 thì tỷ số này lại giảm xuống ở mức nhỏ hơn 0. Chỉ số này càng cao thì triển vọng về sự tăng trưởng nhiều mặt của Công ty càng được khẳng định, đồng thời hiệu quả quản lý càng cao. Trong những năm tới để tăng hiệu quả sử dụng tài sản, Công ty cần có Thang Long University Library 54 những biện pháp giảm chi phí, lập kế hoạch sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Qua việc phân tích một số chỉ tiêu vê hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần Viễn Đông trong ba năm cho thấy các chỉ tiêu đều giảm trầm trọng vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012, nhưng vẫn còn ở mức thấp, Công ty vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. 2.3.2.4 . Nhận xét về các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý kho và các khoản phải thu Bảng 2.7. Khả năng quản lý kho, các khoản phải thu Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hàng tồn kho Tr.đ 3.621 9.389 16.121 Khoản phải thu Tr.đ 3.157 16.358 12.561 Doanh thu thuần Tr.đ 9.148 2.796 4.675 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,53 0,30 0,29 Thời gian luân chuyển kho trung bình Ngày 142 1209 1241 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 2,90 0,17 0,37 Thời gian thu tiền trung bình Ngày 124 2106 967 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2010-2012 của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông) Vòng quay hàng tồn kho: Năm 2010, HTK của Công ty quay được 2,53 vòng, sang năm 2011 số vòng quay HTK của Công ty giảm xuống còn 0,30 vòng. Sang năm 2012, số vòng quay HTK tiếp tục giảm về 0,29 vòng. Nguyên nhân của việc số vòng quay HTK giảm đi năm 2011 chủ yếu là do sự thu hẹp của thị trường BĐS cộng với khó khăn về mặt tài chính của các chủ đầu tư khiến cho khối lượng thi công lắp đặt hệ thống điện nước theo các đơn đặt hàng ít đi. Đồng thời với đó, Công ty hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn huy động, nợ phải thu cao trong khi khả năng vay nợ và khả năng tài chính của chủ đầu tư bị hạn chế khiến Công ty không có vốn để triển khai tiếp các dự án. Từ đó làm doanh thu thuần giảm mà hàng tồn kho thì vẫn tăng cao dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm năm 2011. Trong tương lai công ty cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc xúc tiến thương mại như quảng bá thương hiệu, tặng quà tri ân, giảm giá hàng bán, dịch vụ để tăng tính cạnh tranh góp phần làm tăng doanh thu trong tương lai, và công ty cũng cần có chiến lược quản lý kho hợp lý để nguyên vật liệu dự trữ ở mức vừa đủ cho quá trình thi công, tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, phát sinh thêm các chi phí lưu kho,... 55 Thời gian luân chuyển kho trung bình: Cho biết trong bao nhiêu ngày thì hàng trong kho được luân chuyển một lần. Năm 2010, 142 ngày thì kho lại được luân chuyển một lấn, đến năm 2011 là 1209 ngày. Năm 2012 là 1241 ngày, tăng so với năm 2011. Thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty trong năm 2011 và 2012 đều rất dài. Việc thời gian luân chuyển kho trung bình dài làm tăng các chi phí liên quan tới việc quản lý kho. Vòng quay các khoản phải thu: Dựa vào kết quả tính toán, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu là 2,90 vòng. Sang năm 2011, số vòng quay giảm xuống còn 0,17 vòng. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 tăng lên đến 0,37 vòng. Điều này cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của Công ty suy giảm đáng kể trong năm 2011 tuy nhiên đến năm 2012 công ty đã dần thu hồi được các khoản nợ khó đòi. Năm 2011 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt ngành xây dựng – bất động sản nên các nhà đầu tư thiếu vốn trầm trọng để giải ngân cho công ty, dẫn đến vòng quay khoản phải thu sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian thu tiền trung bình: Độ dài kì thu tiền trung bình thông thường phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố, đó là: chính sách bán chịu của Công ty, công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp và đặc điểm kĩ thuật của ngành kinh doanh. Nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác, ta thấy kì thu tiền trung bình của Công ty dài hơn và ngày càng tăng chủ yếu là do công tác thu hồi nợ của Công ty chưa hiệu quả, đặc biệt là năm 2011. Năm 2010 là 124 ngày tới năm 2011 là 2106 ngày và năm 2012 là 967 ngày. Trong 3 năm gần đây, năm 2011 có thời gian thu tiền trung bình cao nhất và có xu hướng giảm năm 2012, đây là một dấu hiệu tốt với doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được các khoản tiền của khách hàng và nó làm giảm thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng đối với doanh nghiệp. 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông giai đoạn 2010-2012 Trong giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn khó khăn chung cuả nền kinh tế, đặc biệt là sự đóng băng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng tới ngành xây dựng và ảnh hưởng trực tiếp tới công ty cổ phần Viễn Đông hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt hệ thống điện nước trong các công trình xây dựng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn được duy trì và tăng trưởng đó là có sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Tuy nhiên sau khi phân tích về khả năng quản lý vốn lưu động của công thì công ty vẫn gặp phải một số vấn đề về quản lý vốn lưu động. 2.4.1. Thành quả đạt được Công ty đã vượt lên sự khó khăn của nền kinh tế khi mà hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa. Lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2011-2012 vẫn ở mức Thang Long University Library 56 thấp nhưng có sự tăng trưởng trong năm 2012. Hệ số thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt. Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn ở mức thấp. Nhưng trong những năm gần đây hệ số này đang tăng lên, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng tốt hơn. Thời gian luân chuyển kho dài nhưng có sự giảm sút ở năm 2012 chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tuc và làm giảm các chi phí liên quan tới việc lưu kho. Thời gian thu tiền trung bình giảm trong năm 2012 chứng tỏ rằng thời gian công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều này giúp công ty nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tiếp cho hoạt động kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý vì khách hàng có thể tìm người bán khác trên thị trường mà cho họ hưởng những chính sách tín dụng tốt hơn. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Hệ số thanh toán tức thời và hệ số thanh toán nhanh giảm trong giai đoạn 2010 - 2011 và vẫn còn nhỏ hơn 1. Việc gặp phải vấn đề về khả năng thanh toán ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của công ty. Mức độ chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty ngày càng lớn. Điều này đã làm cho công ty mất cơ hội đầu tư trên thị trường để kiếm lợi nhuận cho mình. Công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý nào vào vấn đề quản lý kho hay quản lý các khoản phải thu. Cách xây dựng chính sách tín dụng của công ty còn khá đơn giản chỉ dựa vào những ý kiến chủ quan của công ty. 2.4.2.2 Nguyên nhân Ngày này khi hoạt động kinh doanh khó khăn để có vốn kinh doanh thì khách hàng đã chậm trễ trong việc giải ngân cho công ty do vậy lượng vốn mà khách hàng chiếm dụng của công ty đang có xu hướng tăng. Do trình độ nguồn nhân lực còn thấp kém nên công ty chưa thể áp dụng được những mô hình quản lý phức tạp cũng như chưa xây dựng được cho mình một chính sách tín dụng hợp lý Việc quản lý hàng tồn kho còn ở mức lỏng lẻo. Việc tăng mức dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều trong thời gian qua chưa hợp lý và có xu hướng tăng theo từng năm. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do tình hình lập đơn đặt hàng đôi khi không sát với thực tế, có trường hợp dư thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, một số nguyên vật liệu đầu vào nhập về không đủ tiêu chuẩn chất lượng, sai quy cách, giá cả còn cao. Công ty chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến viêc quản lý hàng tồn kho chưa khoa học. Bên cạnh đó, thị trường 57 nguyên vật liệu đầu vào biến động thường xuyên làm công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác mua sắm và quản lý tài sản cố định còn nhiều hạn chế. Công ty đầu tư vào tu bổ nhà xưởng, đó là cải tạo một số nhà kho cũ và xây dựng thêm một số nhà kho mới. Nhưng việc đầu tư này thực sự chưa cần thiết vì nhà kho chỉ là nơi lưu giữ bảo quản sản phẩm nó không tạo ra được doanh thu cho Công ty. Số tiến chi cho công tác đối mới lớn nhưng tài sản được đầu tư mua về chưa hẳn là hiện đại nhất, nó cũng có nhiều điều không phù hợp khi vận hành trong nước do vậy khi vận hành gặp nhiều khó khăn và mất chí phí nghiên cứu và đào tạo công nhân để có thể sử dụng được là gia tăng chi phí. So với công suất thiết kế khi mua về Công ty không thể sử dụng hết được công suất máy móc nên gây ra sự lăng phí. Một số máy móc nhập ngoại nên khi bị hỏng không có đồ thay thế trong nước vì vậy phải đặt mua ở nước ngoài làm mất thời gian và tốn kém chí phí sửa chữa. Công ty đầu tư vào tài sản cố định và chỉ quan tâm đầu tư mua sắm mới trang thiết bị mà không quan tâm đến việc phải sử dụng như thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản đó có thể mang lại. Điều này chủ yếu đề cập tới quá trình vận hành và bảo trì tài sản cố định. Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất của Công ty chưa hoạt động hết công suất, nhiều tài sản rất quan trọng cho quá trình sản xuất tuy đã hết khấu hao nhưng vẫn còn được mang ra sử dụng liên tục. Rõ ràng, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định như trên là rất bất cập dẫn đến giá trị hao mòn cao và không đạt hiệu quả dử dụng tài sản. Công ty chưa tích cực sử dụng những tài sản không cần dùng đến, đã hư hỏng một phần hoặc chờ thanh lý. Công ty chưa có thái độ chủ động sửa chữa, nâng cấp tài sản để phục vụ cho quá trình sản xuất mà để nằm im trong kho, chỉ quan tâm mua sắm tài sản cố định mới. Điều này dẫn đến lãng phí các nguồn lực, để các nguồn lực trong trạng thái nhàn rỗi, hao mòn nhanh và không sinh lời. Thang Long University Library 58 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VIỄN ĐÔNG 3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông 3.1.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty Viễn Đông 3.1.1.1 Thuận lợi Môi trường kinh tế Tuy trong bối cảnh mọi hoạt động kinh tế đang chững lại và ngành xây dựng không thoát được sự khủng hoảng đó. Sự đóng góp GDP ngành xây dựng cũng đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Kéo theo sự giảm mạnh của các mặt hàng ngành nghề liên quan và điển hình là ngành cơ điện. Tuy nhiên những công trình vừa và nhỏ vẫn được xây dựng nên nhu cầu về mặt thiết bị điện, nước vẫn còn rất cao. Kèm theo đó là sự phát triển của nền kinh tế những năm về trước, thị hiếu khách hàng ngày càng cao sản phầm không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải an toàn, hiện đại. Nắm bắt được nhu cầu đó công ty đã nhập khẩu và sản xuất những sản phẩm an toàn và hiệu quả mang tính ưu việt để cung cấp. Vị thế của công ty Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt hệ thống cơ điện cho các công trình xây dựng từ năm 2007. Đến nay đã được 7 năm, do vậy công ty cũng đã có những kinh nghiệm kinh doanh nhất định cũng như một lượng khách hàng trung thành của mình. Về quản trị kinh doanh sản xuất Công ty đã đưa ra được các chiến lược quản trị sản xuất kinh doanh cụ thể tới từng phòng ban trong Công ty và phổ biến tới toàn bộ lao động trong Công ty. Để từ đó, tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên và người lao động hiểu được mục đích, mục tiêu kinh doanh của Công ty và có chung một hướng phát triển, làm việc, tạo tính đồng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc vượt qua những khó khăn trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động. Đảm bảo duy trì tương đối tốt mọi hoạt động của Công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao doanh số và lợi nhuận của Công ty. Công ty đã đẩy mạnh việc đầu tư vào con người, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, chính vì thế đã giúp cho năng suất cũng như chất lượng công trình được nâng cao, số lượng công trình Công ty ký kết tăng cả về số lượng và quy mô, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trong ngành. 59 Về quản trị nhân sự của Công ty Công tác tổ chức nhân sự bố trí một cách khoa học hơn, phân rõ trách nhiệm của từng phòng chức năng để giúp Giám đốc điều hành có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty và thích ứng với cơ chế thị trường. Ban Giám đốc năng động, có trình độ và trách nhiệm cao trong điều hành và quản lý nhân sự. Công ty luôn cố gắng đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, không có hiện tượng chờ nghỉ việc. Công ty đảm bảo tốt trả lương đúng hạn, không có trường hợp nợ lương, đồng thời cũng thực hiện tốt các chính sách cho người lao động như: trang bị an toàn lao động, bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội, tổ chức khám định kì cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ nhân viên và người lao động cơ bản xác định tốt nhiệm vụ, yên tâm công tác và gắn bó với Công ty. Đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ quản lý và lực lượng công nhân từng bước trưởng thành và tích lũy kinh nghiệm 3.1.1.2 Khó khăn Thị trường bất động sản và ảnh hưởng xấu của nền kinh tế Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới bị rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Thị trường bất động sản đóng băng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tất cả các ngành liên quan đến xây dựng khi mà hàng loạt các chung cư, cũng như nhà ở không bán được và hàng loạt các công trình bị ngừng xây dựng do thiếu vốn, từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới công ty Viễn Đông hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống điện nước trong các công trình xây dựng. Với sự khó khăn chung của nền kinh tế thì các chi phí phát sinh là rất lớn mà doanh thu thu về lại nhỏ, do đó đã làm tăng chi phí của công ty lên cao làm cho lợi nhuận của công ty thấp. Công tác thực hiện lợi nhuận Việc quản lý chi phí giá thành chưa được hợp lý đặc biệt là công tác quản lý các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí hội họp, chi phí tiếp khách cấu thành trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặc dù Chi phí quản lí Doanh nghiệp có giảm so với năm trước, nhưng những loại Chi phí trên vẫn chiếm phần lớn trong tổng chi phí quản lí Doanh nghiệp. Công ty có thể hạn chế được những Chi phí này trong những trường hợp không thật sự cần thiết. Một số công trình thực hiện công tác quản lý chất lượng kỹ thuật chưa nghiêm túc dẫn đến một số phần việc thi công chưa đạt yêu cầu, tiến độ chậm. Quản trị nhân sự Việc kiểm tra, giám sát các công trình đôi khi bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng một số công nhân không nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn lao động và giờ giấc làm việc của Công ty. Thang Long University Library 60 Tồn tại tình trạng nhân viên quản lí bộ phận có lối sống không lành mạnh và có những hành vi vi phạm các quy tắc làm việc tại công trường, gây ảnh hưởng xấu tới lòng tin của công nhân công trường vào lãnh đạo Công ty. Bộ máy quản lý tuy đã ðýợc sắp xếp lại nhýng chýa ðýợc kiện toàn, chýa phát huy ðýợc ðầy ðủ vai trò tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc tìm hiểu việc làm, định hướng mục tiêu và phát triển sản xuất kinh doanh. Các khóa học đào tạo nhân sự chưa chú trọng quan tâm đúng mức. Chính sách đãi ngộ trong thời gian đào tạo chưa được ưu tiên thỏa đáng. Công tác kế toán trong Công ty cũng tồn tại những điểm bất cập như việc áp dụng các phần mềm về quản lý kế toán chưa được áp dụng rộng rãi trong Công ty. 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Viễn Đông Định hướng phát triển giai đoạn 2013-2014 Trong thời gian tới công ty đang cố gắng trở thành nhà cung cấp hệ thống cơ điện hàng đầu trong khu vực bằng cách cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất. Trong năm 2013 nền kinh tế đã bớt khó khăn hơn và đang có dấu hiệu của sự phục hồi. Vì vậy, trong năm 2013 công ty đã có quyết định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới thực sự đạt tiêu chuẩn chất lượng để mở rộng hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng ngay khi nền kinh tế được phục hồi và phát triền. Hỗ trợ cho nhân viên của công ty tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức và khả năng quản lý để trong thời gian tới công ty sẽ sử dụng một số mô hình quản lý trong quản lý kho, quản lý các khoản phải thu để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng lại các chính sách tín dụng có cơ sở, hợp lý để thu hút những khách hàng mới cho công ty. Định hướng phát triển giai đoạn 10 năm Áp dụng, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho các hoạt động của Công ty. Thực hiện thi công xây lắp 95% các công trình đúng tiến độ; 95% hạng mục nghiệm thu theo đúng yêu cầu trong lần một; tỷ lệ cần phải chỉnh sửa không quá 5%. Đảm bảo cung cấp 95% các vật tư, thiết bị cung cấp đúng tiến độ công trình. Chất lượng vật tư cung cấp đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật (không bị trả lại) đạt 95%. Không ngừng đào tạo tăng cường nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Tối thiểu phải đạt 30% CB CNV được đi đào tạo hoặc được đào tạo tại công ty. 61 Xây dựng chế độ lương, thưởng hợp lý để nâng cao đời sống vật chất của CB CNV Công ty, tiền lương tăng tối thiểu là 10% so với năm trước. Giải quyết triệt để 100% các khiếu nại của khách hàng. Không để xảy ra tai nạn lao động trong khi thi công công trình. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần cơ điện Viễn Đông 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Để chủ động trong việc quản lý vốn lưu động, trước mỗi năm kế hoạch công ty cần phải có những căn cứ khoa học như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, sự biến động của thị trường, trình độ và năng lực quản lý để lập kế hoạch VLĐ vừa hợp lý, vừa tiết kiệm. Nếu lượng VLĐ dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ gây khó khăn trong quá trình luân chuyển vốn kinh doanh. Thiếu vốn sẽ gây ra nhiều tổn thất như: không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mất uy tín với khách hàng, không thu hút được thêm khách hàng mới. Ngược lại nếu nhu cầu VLĐ dự tính quá cao sẽ gây lãng phí, ứ đọng vốn, làm tăng các khoản chi phí và dẫn tới ảnh hưởng đến lợi nhuận cảu công ty. Do vậy, yêu cầu mỗi doanh nghiệp đó là xác định được chính xác nhu cầu VLĐ của mình. 3.2.2. Quản lý kết cấu Vốn lưu động 3.2.2.1 Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền là một khoản mục để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, đây là một khoản mục không sinh lời cho công ty. Vì vậy, công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp để có thể kiểm soát được các khoản chi không cần thiết để từ đó có thể dự báo một cách chính xác lượng tiền mặt cần dự trữ sao cho hợp lý nhất. Từ đó, các khoản tiền thừa công ty có thể đầu tư tài chính ngắn hạn. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang có những bước chuyển biến, công ty có thể đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn. Nó vừa mang lại lợi nhuận cho công ty, hơn nữa chứng khoán ngắn hạn là chứng khoán có tính thanh khoản rất cao. Vì vậy, khi không đủ nhu cầu tiền mặt thì công ty có thể dễ dàng bán lại trên thị trường. 3.2.2.2 Quản lý các khoản phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọng nhất trong các khoản phải thu. Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa thật sự sử dụng một chính sách nào có cơ sở khoa học để quản lý khoản mục này. Mặc dù, hình thức cấp tín dụng nhằm giúp công ty thu hút được khách hàng nhưng hầu như công ty chỉ xây dựng chính sách Thang Long University Library 62 tín dụng cho khách hàng đều dựa trên ý kiến chủ quan của bản thân những người xây dựng nó. Hiện nay, công ty cho khách hàng dựa vào số lượng hàng hóa cung cấp. Tuy nhiên, hình thức này lại không mang lại hiệu quả cho công ty do không có một sở khoa học nào khi công ty xây dựng nó. Do vậy, việc đang cấp tín dụng đưa ra một chính sách tín dụng phù hợp với công ty là một điều hết sức quan trọng. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng cho khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng và uy tín của khách hàng. Phân tích năng lực tài chính của khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng là khả năng khách hàng hoàn trả các khoản nợ cho công ty. Phân tích năng lực tài chính là bước hết sức quan trọng để xem xét có nên cấp tín dụng hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại công ty gần như không quan tâm tới. Một số lưu ý khi phân tích tín dụng cho khách hàng.  Tiểu sử mua hàng của khách hàng và thái độ trả nợ của khách hàng trong những lần mua hàng trước.  Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có tốt không? Có đủ để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn hay không. Dựa vào kết quả trả nợ của khách hàng vào năm 2012 công ty có thể quyết định chính sách tín dụng cho năm 2013 như sau: Bảng 3.1. Mức độ hoàn trả nợ của khách hàng Nhóm khách hàng Tỷ trọng trong các khoản phải thu khách hàng Mức độ hoàn trả nợ đúng hạn Các doanh nghiệp mới cấp tín dụng 20% 17% Các doanh nghiệp đã cấp tín dụng từ trước 80% 70% Tổng 100% 87% (Nguồn: phòng kế toán) Với 3% nhóm khách hàng là các doanh nghiệp mới cung cấp tín dụng lần đầu không hoàn trả nợ đúng hạn công ty cần ngừng cung cấp tín dụng. Còn 17% còn lại công ty sẽ xem xét và quyết định cấp tín dụng ở những lần mua hàng tiếp theo dựa trên thái độ trả nợ của khách hàng đó là đến hạn khách hàng tự giác trả nợ hay công ty phải liên tục gọi tới nhắc nhở khi đến hạn. Một điều quan trọng nữa là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có tốt không. 63 Với nhóm mua hàng là các doanh nghiệp đã được công ty cấp tín dụng từ trước 70% số khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ được công ty tiếp tục cung cấp tín dụng. 10% khách hàng còn lại công ty cần chú ý đến số ngày mà khách hàng thanh toán muộn. Nếu là lý do khách quan như vì một số lý do nào đó mà tiền của khách hàng chưa về nên khách hàng không thể trả đúng hạn và ngay sau khi tiền về khách hàng ngay lập tức thanh toán cho công ty thì đối với những khách hàng như vậy công ty có thể vẫn tiếp tục cung cấp tín dụng cho khách hàng. Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng công ty cần theo dõi sát sao các khoản nợ chứ không chờ đến hạn thanh toán mới bắt đầu quan tâm tới khoản nợ. Ngoài ra công ty cần xếp hạng nhóm nợ để có thể có những biện pháp quản lý nợ tốt nhất. Bảng dưới đây là bảng xếp hạng nhóm nợ của công ty Viễn trong năm 2012 Bảng 3.2. Xếp nhóm nợ tại công ty năm 2012 Nhóm nợ Tỷ lệ khoản phải thu so với doanh số bán chụi (%) Nhóm 1 87% Nhóm 2 5% Nhóm 3 3% Nhóm 4 3% Nhóm 5 2% (Nguồn: Phòng kế toán) Có thể thấy được mức độ rủi ro của các khoản phải thu khách hàng của công ty. Với tỷ lệ nợ xếp vào nhóm 1 tương đối cao đã làm giảm rủi ro khi cung cấp tín dụng cho khách hàng. Với những nhóm nợ quá hạn trên công ty cần có những biện pháp để có thể thu hồi được công ty cần áp dụng nhiều biện pháp như luôn luôn thúc giục khách hàng hoàn trả có thể là từng phần nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả được toàn bộ khoản nợ tại một thời điểm. Đặc biệt đối với những khoản nợ thuộc nhóm 4, nhóm 5 công ty có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật đồng thời đối với những khoản nợ quá hạn công ty cần trích lập dự phòng để không gặp phải vấn đề về tài chính khi mà khách hàng không hoàn trả được nợ. 3.2.2.3 Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho là một trong những dự trữ quan trọng của công ty để đáp ứng nhu của khách hàng.Việc dữ trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm nhiều khoản chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, công ty chưa sử dụng một phương pháp nào để xác định lượng hàng cần dự trữ tròn kho mà công ty chỉ xác định dựa vào ý kiến chủ quan của mình. Như chương 1 đã Thang Long University Library 64 đề cập, công ty có thể áp dụng mô hình EOQ để quản lý hàng tồn kho của mình để mang lại hiệu quả cao cho công ty. Hàng tồn kho của công ty có rất nhiều các vật liệu xây dựng khác nhau, tuy nhiên sắt xây dựng là chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong năm 2012 doanh thu từ việc bán sắt xây dựng chiếm 50% tổng doanh thu từ việc bán hàng. Với số liệu phòng kế toán của công ty cung cấp ta có thể áp dụng mô hình EOQ để tính được số lượng sắt dự trữ tối ưu cho công ty. Nhu cầu ống nước trong năm 2012 của công ty là 4300 tấn Chi phí cho một lần đặt hàng 1.000.000 đồng/ 1lần đặt hàng Chi phí lưu kho của sắt của 1 tấn bằng 3% giá mua là 3.300.000/1 tấn (Nguồn: Phòng kế toán) Từ những số liệu trên ta có thể tính toán được lượng sắt dự trữ tối ưu của công ty * 2 4.300 1.000.000 51 3.300.000 x x Q   tấn Số lượng dự trữ trong kho của doanh nghiệp năm 2012 có giá trị bằng 70% giá trị hàng tồn kho của công ty tương ứng với 43 tấn. Như vậy khi áp dụng mô hình EOQ vào việc quản lý sắt trong công ty ta thấy công ty đã dự trữ kho nhỏ hơn mức dự trữ kho tối ưu. Điều này làm cho công ty không có khả năng đáp ứng khi nhu cầu của khách hàng tăng đồng thời chưa tối thiểu hóa các chi phí. Trong năm 2013 công ty nên áp dụng mô hình EOQ không những quản lý ống nước mà còn quản lý các hàng hóa khác của công ty. 3.2.3. Một số biện pháp khác 3.2.3.1 Áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin vào quản lý Thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin đã có rất nhiều các phần mềm ứng dụng cho công tác quản lý trong doanh nghiệp như quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng. Vì vậy, công ty có thể áp dụng các phần mềm công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý. Từ đó có thể tiết kiệm được chi phí đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh. 3.2.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực với trình độ cao Nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó góp phần không nhỏ quyết định tới sự thành công của doanh nghiêp. Vì vậy, đào tạo một nguồn nhân lực ở các cấp quản lý có trình độ cao đồng thời luôn tạo ra động lực, khích lệ nhân viên làm việc sẽ tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong ngành. Để đáp ứng yêu cầu công việc, công ty cần có đội ngũ cán bộ, công nhân chất lượng cao, cụ thể như sau: 65 Bảng 3.3. Năng lực cán bộ, công nhân kỹ thuật STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo nghề Số lượng I Đại học 11 1 Kỹ sư cơ khí, điện tử 06 2 Cử nhân Kinh tế 02 3 Cử nhân Tài chính 02 4 Kỹ sư ngành cấp thoát nước 04 II Cao đẳng. Trung cấp 26 1 Trung cấp điện 10 2 Trung cấp vật tư 03 3 Trung cấp tài chính 05 4 Trung cấp cơ khí 02 5 Trung cấp lao động tiền lương 02 III Công nhân theo nghề 111 1 Công nhân cơ khí 16 2 Công nhân điện 60 3 Công nhân sắt 10 4 Công nhân cấp thoát nước 20 5 Công nhân hàn 5 Tổng cộng 148 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) Thang Long University Library 66 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì đều phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và để thực hiện được điều đó, các nhà quản trị cần nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn lưu động để đưa ra những quyết định, chiến lược quản lý phù hợp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Trên cơ sở những kiến thức đã được học tại Đại Học Thăng Long, kết hợp với việc đi sâu tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Cơ điện Viễn Đông, em đã tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm vừa qua. Từ đó, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian tới. Em hy vọng những ý kiến đóng góp này có thể giúp ích cho ban lãnh đạo Công ty trong thời gian tới. Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, thời gian thực tập chưa được lâu, nên trong quá trình phân tích, luận văn không tránh khỏi có những nhận định chưa chuẩn xác và hợp lý. Em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô, ban lãnh đạo Công ty để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Anh và các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Phạm Thị Anh Thư 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê 2. Nguyễn Hải Sản(1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 3. Trường đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục. 4. Trường đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản thông kê. 5. Luật doanh nghiệp 2005. 6. Vũ Duy Hào – Đàm Văn Nhuệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.. 7. Nguyễn Thế Khải (1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 8. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. 9. Thông tin trên : Tạp chí kinh tế các năm 2010, 2011, 2012 10. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, năm 2010 Thang Long University Library 68 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a17137_8767.pdf
Luận văn liên quan