Việc quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ đã không còn là vấn đề mới mẻ đối với
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay mà đã trở thành vấn đề sống
còn đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ cũng chính là
nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; tăng sức mạnh về tài chính;
tăng cƣờng uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng; là cơ sở để ổn định sản
xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp; thúc đẩy việc làm, cải thiện đời sống CBCNV.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt, em đã
tiến hành tìm hiểu và phân tích những ƣu điểm và tồn tại trong việc quản lý, sử dụng
VLĐ của Công ty. Trải qua quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là trong giai đoạn
suy thoái kinh tế toàn cầu 2010 – 2011 vừa qua, Công ty đã có rất nhiều cố gắng để
giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt đƣợc, Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở
những kiến thức đã đƣợc học và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty,
em mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp góp phần khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng VLĐ.
93 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
−
151.385.579.706
4,83
= 10.338.057.997,34
Năm 2011:
Vtktđ =
113.825.955.922
4,20
−
113.825.955.922
3,63
= −4.231.511.306,95
Chỉ tiêu này cho thấy năm 2010, Công ty đã để lãng phí 10.338.057.997,34 đồng
VLĐ. Tuy vậy, sang năm 2011, Công ty không chỉ khắc phục đƣợc tình trạng lãng phí
trên mà còn tiết kiệm đƣợc 4.231.511.306,95 đồng VLĐ. điều này cho thấy Công ty đã
có những biện pháp điều chỉnh giúp tiết kiệm đƣợc VLĐ cho Công ty.
Năm 2011, tốc độ luân chuyển VLĐ của Công ty tăng từ 3,63 vòng lên 4,2 vòng
giúp Công ty tiết kiệm đƣợc một lƣợng VLĐ là 4.231.511.306,95 đồng.
Mức tiết kiệm VLĐ tƣơng đối:
𝑉𝑡𝑘𝑡𝑔 đ =
𝑀1
365
× 𝐾1 − 𝐾0 =
𝑀1
𝐿1
−
𝑀1
𝐿0
Năm 2010:
Vtktgđ =
113.825.955.922
3,63
−
113.825.955.922
4,83
= 7.773.126.979,53
Năm 2011:
Vtktgđ =
113.825.955.922
4,20
−
113.825.955.922
3,63
= −4.983.500.864,88
Nếu tốc độ VLĐ không đổi, để đạt đƣợc doanh thu năm 2011 là
134.054.173.234 đồng, Công ty cần một lƣợng VLĐ là 36.929.170.188 đồng
(134.054.173.234/365 x 100,55). Nhƣng do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên Công ty
chỉ cần một lƣợng VLĐ là 31.945.669.323,12 đồng; tiết kiệm đƣợc 4.983.500.864,88
đồng.
Thang Long University Library
59
c) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Bảng 2.9. Hệ số đảm nhiệm VLĐ của VRTS
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Cách tính
Năm
2010
Năm
2011
Chênh
lệch
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
VLĐ bình quân
0,28 0,24 0,04
Doanh thu thuần
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Năm 2010, hệ số này là 0,28 – cho biết năm 2010, cần 0,28 đồng VLĐ để đạt
đƣợc 1 đồng doanh thu. Năm 2011, hệ số này là 0,24 – cho thấy năm 2011, Công ty
chỉ cần 0,24 đồng VLĐ để tạo 1 đồng doanh thu. Hệ số này năm 2011 giảm 0,04 so
với năm 2010. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của năm 2011 cao hơn năm
2010.
d) Các chỉ tiêu về từng bộ phận cấu thành vốn lưu động
Các khoản phải thu
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của VRTS
Chỉ tiêu Cách tính
Năm
2010
Năm
2011
Chênh
lệch
Hệ số thu nợ
(vòng)
Doanh thu thuần
6,93 8,20 1,27
Phải thu khách hàng
ACP (ngày)
365
52,64 44,53 (8,11)
Hệ số thu nợ
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Hệ số thu nợ: Năm 2010, hệ số thu nợ của Công ty là 6,93 cho thấy trong 1
năm, vòng quay các khoản phải thu của Công ty là 6,93. Năm 2011 đã tăng lên 8,20
vòng. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của Công ty đang có xu hƣớng
tốt lên.
Thời gian thu nợ trung bình (ACP): năm 2010, chỉ tiêu ACP của Công ty là
52,64 ngày cho biết 1 đồng bán chịu của Công ty chi ra sau khoảng 53 ngày sẽ thu hồi
đƣợc. Năm 2011, thời gian thu nợ của Công ty đã giảm xuống còn khoảng 45 ngày.
Điều này cho thấy Công ty đã quản lý có hiệu quả hơn các khoản phải thu.
60
Các khoản phải trả
Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của VRTS
Chỉ tiêu Cách tính
Năm
2010
Năm
2011
Chênh
lệch
Hệ số trả nợ (vòng)
Giá vốn hàng bán + Chi phí
chung, bán hàng, quản lý
6,73 7,91 1,18
Phải trả ngƣời bán + Lƣơng,
thƣởng, thuế phải trả
Thời gian trả nợ
trung bình (ngày)
365
54,20 46,12 (8,08)
Hệ số trả nợ
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Hệ số trả nợ: năm 2010, hệ số thu nợ của Công ty là 6,73 vòng, cho thấy trong
1 năm, vòng quay các khoản phải trả của Công ty là 6,73. Năm 2011, hệ số này tăng
lên 7,91 cho thấy tốc độ quay vòng các khoản phải trả của Công ty đang có xu hƣớng
tăng. Điều này phù hợp với sự thay đổi trong chiến lƣợc kinh doanh của Công ty.
Thời gian trả nợ trung bình: năm 2010, trung bình Công ty có khoảng 54 ngày
để trả nợ. Năm 2011, thời gian trung bình để Công ty thanh toán các khoản nợ giảm
xuống còn khoảng 46 ngày. Điều này cho thấy Công ty trả các khoản nợ sớm để tăng
uy tín của mình đối với ngƣời bán trong thời kỳ kinh tế biến động bất ổn, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trong tƣơng lai.
Năm 2010, vốn Công ty bị chiếm dụng là 16.416.211.747 đồng, vốn Công ty
chiếm dụng đƣợc là 15.276.523.473 đồng. Điều này cho thấy Công ty bị chiếm dụng
một lƣợng vốn là 1.139.688.274 đồng. Năm 2011,vốn Công ty bị chiếm dụng là
16.354.041.528 đồng, vốn Công ty chiếm dụng đƣợc là 14.936.094.857 đồng; cho thấy
trong năm 2011, Công ty bị chiếm dụng 1.417.946.671 đồng. Nhƣ vậy, trong 2 năm
2010 – 2011, Công ty đều bị chiếm dụng vốn và số vốn bị chiếm dụng đang có xu
hƣớng tăng.
2.3.1.3. Vốn lưu động ròng
VLĐ ròng: (TSLĐ – Nợ ngắn hạn) năm 2010, VLĐ ròng của Công ty đạt giá trị
12.315.059.063 đồng, năm 2011 đạt giá trị 12.095.731.111 đồng. Trong 2 năm, tuy
VLĐ ròng có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn đạt giá trị dƣơng. Điều này cho thấy các
khoản nợ ngắn hạn đều đƣợc đảm bảo an toàn bằng các TSLĐ, khả năng thanh toán
của Công ty đảm bảo ở mức độ an toàn.
2.3.2. Chính sách quản lý vốn lưu động
Thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty, (bảng 2.1) ta thấy đƣợc chính sách
quản lý VLĐ của Công ty nhƣ trong biểu đồ minh hoạ sau:
Thang Long University Library
61
Biểu đồ 2.4. Chính sách quản lý vốn lƣu động tại công ty
Qua biểu đồ trên, ta thấy Công ty quản lý VLĐ theo chính sách thận trọng. Với
đặc điểm là một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSLĐ, chính sách này mang lại
khá nhiều thuận lợi cho Công ty: nguồn vốn dài hạn có tính ổn định cao, hạn chế rủi ro
trong kinh doanh. Thêm vào đó, nguồn vốn dài hạn năm 2011 tăng do tăng VCSH và
giảm nợ dài hạn giúp Công ty giảm chi phí lãi vay và tăng tính tự chủ của Công ty.
Tuy hạn chế đƣợc rủi ro cho Công ty, nhƣng chính sách này đem lại lợi nhuận không
cao.
VLĐ là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh; việc quản lý, sử
dụng VLĐ có hiệu quả hay không ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của
Công ty, do đó quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Năm 2011, Công ty đã áp dụng nhiều thay đổi trong việc thực thi sách lƣợc
kinh doanh và chính sách quản lý VLĐ, tăng đầu tƣ tài chính ngắn hạn, Thông qua
việc thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, Công ty đã thay đổi chính sách quản lý VLĐ một
cách đáng kể. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, không ổn định, chính sách dung
hòa rủi ro và tạo mức lợi nhuận trung bình là chính sách thích hợp mà Công ty đã chọn.
Dựa vào tỷ trọng tài sản – nguồn vốn (biểu đồ 2.4) cho thấy Công ty vẫn thực
hiện chính sách thận trọng, nhƣng đang có sự chuyển dịch dần tới chính sách dung hoà.
Cụ thể: chênh lệch giữa tỷ trọng TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn năm 2010 là 22,37%;
sang năm 2011, mức chênh lệch này giảm xuống còn 21,69%. Công ty đã mạnh dạn
hơn trong chiến lƣợc quản lý, tiến dần tới chính sách dung hoà nhằm tăng thu nhập
cho Công ty, đồng thời đảm bảo rủi ro ở mức trung bình.
43,88
66,25
56,12
33,75
0
20
40
60
80
100
Tài sản Nguồn vốn
%
Năm 2010
Dài hạn Ngắn hạn
40,97
62,66
59,03
37,35
0
20
40
60
80
100
Tài sản Nguồn vốn
%
Năm 2011
Dài hạn Ngắn hạn
62
2.3.3. Phân tích cơ cấu vốn lưu động
TSLĐ là nguồn vốn vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Thông qua quá trình
luân chuyển VLĐ có thể đánh giá kịp thời việc mua hàng hoá, dự trữ sản xuất và tiêu
thụ của doanh nghiệp.
Bảng 2.12. Tình hình tài sản ngắn hạn tại Công ty
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011 và 2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
30.901.565.299 100,00 32.926.624.619 100,00 2.025.059.320 6,55
I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
9.896.273.270 32,03 10.301.880.598 31,29 405.607.328 4,10
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
19.757.617.773 63,94 20.764.917.210 63,06 1.007.299.437 5,10
IV. Hàng tồn kho 18.909.091 0,06 812.346.691 2,47 793.437.600 4.196,06
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.228.765.165 3,98 1.047.480.120 3,18 (181.285.045) (14,75)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Thông qua bảng thể hiện cơ cấu tài sản ngắn hạn tại VRTS (Bảng 2.6), ta thấy
tổng quát về tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2010 – 2011 nhƣ sau:
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong cơ cấu
tài sản ngắn hạn của Công ty. Năm 2011, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền đạt mức
9.896.273.270 đồng – chiếm 32,03%; năm 2011, khoản này tăng 405.607.328 đồng,
khiến tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền đạt mức 10.301.880.598 đồng. Tuy về mặt
giá trị tuyệt đối, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng nhƣng tỷ trọng của nó trong
cơ cấu tài sản ngắn hạn lại giảm xuống còn 31,29%. Điều này cho thấy Công ty đã
giảm tỷ trọng tiền của mình để đầu tƣ vào các hạng mục khác giúp Công ty tăng lợi
nhuận.
Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và có
xu hƣớng tăng. Năm 2010, khoản mục này đạt giá trị 19.757.617.773 đồng – chiếm
63,94%; năm 2011, khoản mục này đã tăng lên mức 20.764.917.210 đồng, tăng 5,10%
so với năm 2011. Cũng giống nhƣ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải
thu ngắn hạn tuy có giá trị tuyệt đối tăng nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu tài sản ngắn hạn
giảm xuống còn 63,06% vào năm 2011.
Hàng tồn kho: Năm 2010, hàng tồn kho chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ
cấu với mức giá trị tuyệt đối là 18.909.091 đồng – tƣơng ứng 0,06%. Năm 2011, hàng
tồn kho có sự biến động lớn khi tăng lên 793.437.600 đồng, nâng mức giá trị hàng tồn
Thang Long University Library
63
kho lên 812.346.691 đồng – tƣơng ứng 2,47%. Hàng tồn kho của Công ty tăng là do
Công ty dự trữ vật tƣ cho các hợp đồng đang thực hiện.
Tài sản ngắn hạn khác: đây là khoản mục duy nhất trong tài sản ngắn hạn của
Công ty có xu hƣớng giảm. Năm 2010, khoản mục này đạt giá trị 1.228.765.165 đồng
– tƣơng ứng 3,98%; năm 2011 khoản mục này giảm 181.285.045 đồng, còn
1.047.480.120 đồng – tƣơng ứng 3,18% . Điều này cho thấy Công ty đã có chính sách
quản lý chặt hơn các khoản phải thu nên đã giảm đƣợc vốn bị tồn đọng cho hoạt động
này.
2.3.4. Phân tích các bộ phận cấu thành vốn lưu động
Các bộ phận cấu thành VLĐ bao gồm các khoản mục chủ yếu nhƣ tiền và các
khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn. Cụ thể
tình hình các thành phần trong VLĐ tại VRTS nhƣ sau:
2.3.4.1. Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong VLĐ, nằm trong khâu lƣu
thông và một phần để dự trữ thanh toán trong những nhu cầu cấp bách của Công ty.
Tƣơng ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi phải có một lƣợng tiền nhất
định để đảm bảo cho tình hình tài chính của Công ty ở trạng thái bình thƣờng.
Khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của VRTS bao gồm: Tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng và các khoản tƣơng đƣơng tiền (các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 3
tháng trở xuống).
Bảng 2.13. Cơ cấu vốn bằng tiền của VRTS
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011 so với
2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tiền và các
khoản tƣơng
đƣơng tiền
9.896.273.270 100,00 10.301.880.598 100,00 405.607.328 4,10
Tiền mặt 433.805.481 4,38 336.599.723 3,27 (97.205.758) (22,41)
Tiền gửi ngân
hàng
3.345.433.907 33,80 4.622.917.401 44,87 1.277.483.567 38,19
Các khoản tƣơng
đƣơng tiền
6.117.033.882 61,81 5.342.363.401 51,86 (774.670.481) (12,66)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Tiền mặt: lƣợng tiền mặt dự trữ tại Công ty trong 2 năm chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ
trong danh mục vốn bằng tiền của VRTS. Cụ thể, vào thời điểm 31/12/2010, tiền mặt
64
tại Công ty là 433.805.481 đồng, chiếm 4,38%; thời điểm 31/12/2011, lƣợng tiền mặt
tại Công ty đã giảm xuống còn 336.599.723 đồng, chiếm 3,27%.
Tiền gửi ngân hàng: chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn bằng tiền của
VRTS: năm 2010 là 3.345.433.907 đồng, chiếm 33,80% trong cơ cấu vốn bằng tiền;
đến năm 2011, tiền gửi ngân hàng đã tăng lên mức 4.622.917.401 đồng, chiếm 44,87%
trong cơ cấu vốn bằng tiền.
Trong 1 năm, tiền gửi thanh toán của VRTS tăng 38,19% so với năm 2010. Sở
dĩ có sự tăng trƣởng nhƣ vậy vì VRTS đã sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng để thực hiện các giao dịch thu – chi nhƣ: giao dịch với đối tác, trả
lƣơng cho công nhân, thanh toán các chi phí hoạt động của công ty, Việc này đảm
bảo tính an toàn, nhanh chóng và thuận tiện cho VRTS.
Tiền gửi thanh toán đƣợc dùng để dự trữ cho thanh toán, tuy không có tính
sinh lời cao do lãi suất thấp, nhƣng cũng giúp VRTS hạn chế đƣợc những chi phí bảo
quản tiền trong két, hạn chế tham ô.
Các khoản tƣơng đƣơng tiền (các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn dƣới 3
tháng): chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn bằng tiền của VRTS: năm 2010, tiền
gửi có kỳ hạn dƣới 3 tháng là 6.117.033.882 đồng, chiếm 61,81%; năm 2011, tuy khoản
tiền này đã giảm xuống còn 5.342.363.401 đồng, những vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu vốn bằng tiền của VRTS 51,86%.
Việc quản lý vốn bằng tiền đƣợc giao cho một kế toán tiền mặt riêng. Nhân viên
này chịu trách nhiệm ghi nhận các phát sinh cần sử dụng tiền mặt và các giao dịch thu
– chi tiền mặt tại Công ty hàng ngày, cuối ngày sẽ báo cáo với kế toán trƣởng.
Trên cơ sở báo cáo của Kế toán tiền mặt và nhu cầu của Công ty có so sánh với
các kỳ kế hoạch tƣơng ứng của các năm trƣớc, Kế toán trƣởng xây dựng kế hoạch dự
trữ tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Cách làm này tuy đơn giản nhƣng độ
chính xác lại phụ thuộc nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của Kế toán trƣởng.
2.3.4.2. Các khoản phải thu ngắn hạn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để đẩy nhanh tốc độ lƣu chuyển
hàng hoá, Công ty thƣờng áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng.
Biện pháp phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thƣơng mại cho khách hàng dƣới dạng
khách hàng mua chịu. Biện pháp này vừa giúp đẩy nhanh hàng hoá ra thị trƣờng, vừa
thu hút và giữ đƣợc khách hàng đến với sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quan hệ thƣơng
mại, một Công ty có thể vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp nên luôn tồn tại việc
chiếm dụng vốn giữa các Công ty với nhau, và trong mỗi Công ty luôn tồn tại các
khoản phải thu.
Thang Long University Library
65
Các khoản phải thu của VRTS gồm: phải thu khách hàng; trả trƣớc cho ngƣời
bán; các khoản phải thu khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.
Bảng 2.14. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của VRTS
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011 so với
2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Các khoản phải
thu ngắn hạn
19.757.617.773 100,00 20.764.917.210 100,00 1.007.299.437 5,10
Phải thu khách
hàng
16.416.211.747 83,09 16.354.041.528 78,76 (62.170.219) (0,38)
Trả trƣớc cho
ngƣời bán
2.013.779.159 10,19 2.260.499.774 10,89 246.720.615 12,25
Các khoản phải
thu khác
1.345.126.867 6,81 2.179.500.908 10,50 834.374.041 62,03
Dự phòng phải
thu ngắn hạn
khó đòi
(17.500.000) (0.09) (29.125.000) (0,14) (11.625.000) 66,43
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Phải thu khách hàng: khoản mục này của VRTS luôn chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu các khoản phải thu: năm 2010, phải thu khách hàng là 16.416.211.747 đồng,
chiếm 83,09%; đến năm 2011, khoản mục này giảm xuống còn 16.354.041.528 đồng,
chiếm 78,76%. Tuy có giảm nhẹ (62.170.219 đồng) nhƣng phải thu khách hàng vẫn
chiếm tỷ trọng rất cao.
Trả trƣớc cho ngƣời bán: khoản mục này chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu
nhƣng đang có xu hƣớng tăng. Năm 2010, trả trƣớc cho ngƣời bán là 2.013.779.159
đồng, chiếm 10,19%; năm 2011, khoản mục này tăng lến đến 2.260.499.774 đồng,
chiếm 10,89%. Việc tăng khoản trả trƣớc cho ngƣời bán cho thấy lƣợng VLĐ của
Công ty bị chiếm dụng gia tăng, cụ thể tăng 246.720.615 đồng trong vòng 1 năm
(2010 – 2011).
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: là phần dự phòng cho tổn thất của Công ty
đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên và các khoản nợ khó có
khả năng thanh toán. Khoản mục này năm 2010 là 17.500.000 đồng – tƣơng ứng
0,09%; sang năm 2011 đã tăng lên mức 29.125.000 đồng – tƣơng ứng 0,14%.
Trong 2 năm, khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của Công ty đã tăng lên
một mức đáng kể: 11.625.000 đồng, tƣơng ứng tăng 66,43% so với năm 2010. Điều
này cho thấy năm 2011, Công ty đã nới lỏng chính sách để thu hút thêm nhiều khách
hàng, nhƣng mặt khác, chính sách này của Công ty đã khiến cho các khoản nợ xấu
tăng lên do đó rủi ro do không thu hồi đƣợc các khoản nợ của Công ty cũng tăng lên.
66
Phải thu khác: khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu các khoản phải
thu, nhƣng đang có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2010, khoản mục này là 1.345.126.867
đồng, chiếm 6,81%. Năm 2011 đã tăng lên đến 2.179.500.908 đồng, chiếm 10,50%.
Chỉ trong vòng 1 năm, khoản mục này đã tăng thêm 62,03% so với năm 2010. Tuy chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng VRTS cũng cần phải theo dõi thƣờng xuyên, kiểm soát chặt
chẽ để tránh việc sử dụng vốn sai mục đích.
2.3.4.3. Hàng tồn kho
VRTS là Công ty dịch vụ vận tải nên hàng tồn kho của Công ty là những vật tƣ
dùng để thay thế cho máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải của Công ty. Hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu VLĐ: năm 2010, hàng tồn kho là 18.909.091 đồng
– tƣơng ứng 0,06% trong cơ cấu TSLĐ của Công ty; năm 2011, tuy có sự tăng trƣởng
mạnh, lên đến 812.346.691 đồng, nhƣng vẫn chỉ chiếm 2,47% trong cơ cấu TSLĐ.
Bảng 2.15. Cơ cấu hàng tồn kho
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011 so với
2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Hàng tồn kho 18.909.091 100,00 812.346.691 100,00 793.437.600 4196,06
Nguyên liệu, vật
liệu
- - 656.944.640 80,87 656.944.640 -
Chi phí SXKD dở
dang
18.909.091 100,00 155.402.051 19,13 136.492.960 721,84
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nguyên liệu, vật liệu: là những vật tƣ dùng để thay thế thiết bị máy móc. Tại
thời điểm 31/12/2010, Công ty không có dự trữ cho khoản mục này. Sang năm 2011,
khoản mục này của Công ty là 656.944.640 đồng, do Công ty dự trữ để sử dụng cho
các hợp đồng đã ký.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: là những vật tƣ dùng thay thế thiết bị máy
móc sử dụng cho những hợp đồng kinh tế đang thực hiện của Công ty. Khoản mục
này có sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong 2 năm. Năm 2010, khoản mục này là 18.909.091
đồng và có mức tăng trƣởng mạnh mẽ 136.492.960 đồng, đạt mức 155.402.051 đồng –
tƣơng ứng tốc độ tăng 721,84% so với năm 2010. Điều này cho thấy Công ty đang nỗ
lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thang Long University Library
67
2.3.4.4. Tài sản ngắn hạn khác
Bảng 2.16. Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác của VRTS
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011 so với
2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tài sản ngắn
hạn khác
1.118.765.165 100,00 1.047.480.120 100,00 (181.285.045) (14,75)
Chi phí trả trƣớc
ngắn hạn
364.115.165 29,63 273.207.916 26,08 (90.907.249) (24,97)
Thuế GTGT
đƣợc khấu trừ
- 0,00 145.372.204 13,88 145.372.204 -
Tam ứng cho
CBCNV
810.450.000 65,96 520.700.000 49,71 (289.750.000) (35,75)
Ký quỹ bảo lãnh
dự thầu
54.200.000 4,41 108.200.000 10,33 54.000.000 99,63
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Chi phí trả trƣớc ngắn hạn: khoản mục này của Công ty đang có xu hƣớng giảm.
Năm 2011, khoản mục này đạt giá trị 364.115.165 đồng – chiếm 29,63%; năm 2011 đã
giảm xuống còn 273.207.916 đồng – chiếm 26,08%. Trong 2 năm hoạt động, chi phí
trả trƣớc ngắn hạn của Công ty đã giảm 90.907.249 đồng, tƣơng ứng 24,97% so với
năm 2010. Điều này cho thấy uy tín của Công ty đã đƣợc nâng lên.
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ: năm 2010, thuế GTGT của Công ty cân bằng các
khoản thuế GTGT đầu ra và đầu vào nên khấu trừ thuế GTGT năm 2010 là 0 đồng.
năm 2011, do Công ty ký kết thêm một số hợp đồng lớn, mua thêm vật tƣ nên số Thuế
GTGT đầu vào tăng cao, làm Thuế GTGT đƣợc khấu trừ đạt mức 145.372.204 đồng –
chiếm 13,88% trong cơ cấu các tài sản ngắn hạn khác, làm ảnh hƣởng đến nguồn vốn
hoạt động của Công ty.
Tạm ứng cho CBCNV: là các khoản tạm ứng lƣơng, công tác phí và một số chi
phí khác (mua các tài sản sử dụng trong Công ty, chi phí tiếp khách, chi phí môi
giới). Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn khác của
Công ty. Năm 2010, khoản mục này là 810.450.000 đồng – tƣơng ứng 65,69%; năm
2011 là 520.700.000 đồng – tƣơng ứng 49,71%. Giảm 289.750.000 đồng – tƣơng ứng
35,75% so với năm 2010. Trong 2 năm, khoản mục này giảm đi gần một nửa cho thấy
Công ty đã có các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng và đạt hiệu quả,
không để tồn đọng vốn kinh doanh, giúp Công ty tận dụng đƣợc nguồn vốn đó vào
mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình.
Ký quỹ, bảo lãnh dự thầu: là các khoản Công ty đặt cọc, ký quỹ để đảm bảo
trách nhiệm dự thầu của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ. Năm 2010, Công ty dành
68
54.200.000 đồng – tƣơng ứng 4,41% cho khoản mục này. Năm 2011, khoản mục này
tăng gần gấp đôi, đạt mức 108.200.200 đồng. Sở dĩ có sự gia tăng này vì trong năm
2011, Công ty đã ký kết thêm một số hợp đồng lớn về xây dựng và khai phá quỹ đất
khiến cho khoản tiền bảo lãnh dự thầu tăng cao.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tại VRTS
2.4.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty và những nghiên cứu, phân tích trên,
em nhận thấy Công ty đã đạt đƣợc những kết quả sau:
Doanh thu của Công ty năm sau tăng trƣởng cao hơn năm trƣớc. Trong điều kiện
kinh tế có nhiều biến động bất lợi, Công ty đã cố gắng để ổn định và phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Công ty đã có các chính sách để chuyển dần từ quản lý VLĐ thận trọng sang
dung hòa. Trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động theo xu hƣớng bất lợi, lãi suất cho
vay tăng cao, nhờ thay đổi chính sách quản lý VLĐ mà chi phí lãi vay của Công ty chỉ
dừng lại ở mức 434.830.482 đồng. Nếu không thay đổi chính sách quản lý VLĐ,
khoản chi phí này có thể tăng cao hơn do lãi suất cho vay năm 2011 cao hơn năm 2010
và lãi suất cho vay dài hạn cao hơn ngắn hạn.
Công ty đã có những thay đổi trong chính sách quản lý hàng tồn kho để đảm bảo
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc ổn định, diễn ra liên tục. Năm 2011,
Công ty đã tăng mức dự trữ hàng tồn kho nên tránh đƣợc việc mua nguyên liệu sản
xuất với giá cao trong thời gian này. Ngoài ra, Công ty còn dự trữ hàng để bán ra khi
giá tăng cao, đem lại thêm doanh thu cho Công ty.
Khả năng thanh toán của Công ty luôn đƣợc đảm bảo ở mức an toàn. Trong 2
năm 2010 và 2011, hệ số thanh toán ngắn hạn xấp xỉ 1,6; hệ số thanh toán nhanh xấp
xỉ 1,5; điều này cho thấy TSLĐ của Công ty đủ để trả nợ ngắn hạn, thậm chí không
cần bán gấp hàng tồn kho để trả nợ.
Chỉ tiêu VLĐ ròng của Công ty trong 2 năm luôn dƣơng cho thấy TSLĐ của
Công ty đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; TSCĐ đƣợc tài trợ một cách vững
chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời, VCSH của Công ty trong 2 năm đều trên
45% cho thấy Công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Ngoài ra, tỷ lệ nợ dài hạn
của Công ty trong 2 năm không cao cho thấy Công ty ít chịu áp lực trả nợ dài hạn
trong tƣơng lai.
Tốc độ luân chuyển VLĐ tăng cho thấy VLĐ của Công ty quay vòng nhanh hơn,
lƣợng VLĐ đƣa vào hoạt động kinh doanh đƣợc nhiều hơn.
Công ty đã giảm lƣợng tiền mặt lƣu giữ tại két Công ty, tăng lƣợng tiền gửi
thanh toán và tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Việc này giúp Công ty giảm chi phí
Thang Long University Library
69
phát sinh khi bảo quản tiền mặt tại két, nhận đƣợc lãi từ tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra,
Công ty còn tiết kiệm đƣợc thời gian khi thực hiện các giao dịch kinh tế, thanh toán
tiền hàng do sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Doanh thu của Công ty tăng nhƣng lợi nhuận sau thuế lại giảm do các chi phí
phát sinh tăng cao. Các khoản giá vốn hàng bán, chi phí lãi vay của Công ty đều tăng
là nguyên nhân chính của sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế.
Tuy Công ty đã có các chính sách chuyển dần sang quản lý VLĐ dung hòa,
nhƣng vẫn còn một lƣợng nguồn vốn dài hạn đầu tƣ cho TSLĐ, điều này làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Việc xác định nhu cầu VLĐ chƣa sát với thực tế khiến cho Công ty mất đi sự
chủ động trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ.
Khả năng thanh toán của Công ty ở mức cao, việc dự trữ một khoản tiền tƣơng
đối lớn sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí nhƣ chi phí bảo quản, chi phí cơ hội khi
không sử dụng số tiền này để đầu tƣ sinh lời. Tronh 2 năm 2010 – 2011, Công ty
không có hoạt động đầu tƣ tài chính ngắn hạn trong khi khoản đầu tƣ này có thể đem
lại lợi nhuận cho Công ty, tính linh hoạt trong thanh toán của các khoản đầu tƣ tài
chính tƣơng đối cao.
Nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty có xu hƣớng tăng khiến Công ty mất đi
một lƣợng vốn để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nới lỏng chính sách
tí dụng tuy đem lại cho Công ty thêm nhiều khách hàng, tăng doanh thu nhƣng mặt
khác, việc này cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí khác nhƣ chi phí quản lý các
khoản phải thu, tăng mức độ rủi ro của các khoản nợ khó đòi, tăng khoản dự phòng các
khoản nợ khó đòi,
Trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn chế, những ngƣời có nghiệp vụ
chuyên môn sâu chƣa nhiều.
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Công ty thay đổi chính sách kinh doanh để thích ứng với tình hình biến động
kinh tế, nhiều chiến lƣợc chƣa mang lại hiệu quả ngay lập tức.
Trình độ đội ngũ CBCNV còn nhiều hạn chế. Tuy số lƣợng nhân viên đông đảo,
nhƣng số lƣợng ngƣời có trình độ cao, chuyên môn sâu, có kinh nghiệm, có khả năng
tiếp thu công nghệ mới chƣa nhiều nên việc chuyển đổi công nghệ, áp dụng tiến bộ
70
khoa học kỹ thuật mới còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ của cán bộ quản lý cũng tác
động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Việc xác định nhu cầu VLĐ còn chƣa sát với tình hình thực tế do cán bộ thực
hiện chƣa dự đoán trƣớc đƣợc các tình huống, xu thế có thể xảy ra trong tƣơng lai. Lập
kế hoạch nhu cầu VLĐ và kế hoạch sử dụng VLĐ chƣa đạt hiệu quả cao làm mất đi
tính linh hoạt, chủ động của Công ty trong việc sử dụng VLĐ.
Chính sách tín dụng chƣa rõ ràng. Chủ yếu dựa vào mối quan hệ của khách hàng
với Công ty để ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Điều này
đem lại nhiều rủi ro cho Công ty do trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nhiều Công ty
làm ăn thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Công ty không phân tích kỹ tình hình tài
chính cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng sẽ làm tăng tỷ lệ các khoản nợ xấu, nợ
khó đòi, đồng thời làm chi phí quản lý các khoản phải thu.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế Thế giới suy thoái, đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; giá
dầu thô, giá vàng và các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm, nguyên vật liệu trên thị
trƣờng quốc tế tăng cao; thị trƣờng chứng khoán sụt giảm; khủng hoảng nợ công xảy
ra ở nhiều nƣớc thuộc khối EU; đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt
Nam nói chung, và VRTS nói riêng.
Các khó khăn ngoài dự kiến nhƣ thiên tai động đất sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt
ở Thái Lan, hay những bất ổn chính trị ở các nƣớc khai thác dầu mỏ Bắc Phi, cũng
làm cho kinh tế Thế Giới có nhiều biến động khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc.
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc thay đổi: các chính sách vĩ mô của
Nhà nƣớc gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói
riêng của doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng tuy có đạt đƣợc
một số thành tự nhƣng cũng làm phát sinh một số các bất cập nhƣ lạm phát tăng cao,
thâm hụt cán cân thƣơng mại, gây áp lực lên thị trƣờng tiền tệ, khiến cho hoạt động
huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung và VRTS nói riêng gặp nhiều khó khăn.
Lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao và biến động bất thƣờng khiến khả
năng tiếp cận nguồn vốn và khả năng huy động vốn của Công ty giảm sút.
Thủ tục hành chính còn rƣờm rà, hệ thống luật pháp còn nhiều kẽ hở khiến cho
Công ty gặp nhiều bất lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thang Long University Library
71
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI
ĐƢỜNG SẮT
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới của VRTS
3.1.1. Nhận xét khái quát về môi trường kinh doanh của VRTS
3.1.1.1. Thuận lợi
Công ty qua nhiều năm hoạt động ổn định, có tích luỹ dự phòng cùng với tiềm
lực tài chính đƣợc tăng cƣờng; cơ sở vật chất thiết bị đƣợc đầu tƣ đổi mới đáng kể.
Nguồn hàng, chân hàng tiếp tục duy trì một số bạn hàng lớn, chân hàng ổn định.
3.1.1.2. Khó khăn
Do ảnh hƣởng của suy thoái toàn cầu, nền kinh tế tiếp tục biến động, nhà nƣớc
thắt chặt tài chính, lãi suất Ngân hàng cao, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, hoạt động kém
hiệu quả, tài chính khó khăn ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Ngoài ra
còn có những vấn đề khó khăn ngoài dự đoán nhƣ thiên tai động đất sóng thần ở Nhật
Bản, lũ lụt ở Thái Lan, bất ổn chính trị ở hàng loạt các nƣớc khai thác dầu mỏ Bắc Phi,
khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Âu, làm giá dầu, lƣơng thực và nhiều vật tƣ
tăng, thị trƣờng biến đổi khôn lƣờng.
Về chủ quan, việc khai thác dịch vụ vận tải đƣờng sắt ngày càng khó khăn. Một
số đầu tƣ dài hạn chƣa có hiệu quả trực tiếp, đầu tƣ thiết bị mới nên giá thành sản xuất
tăng trong khi mặt bằng xã hội lại thấp ảnh hƣởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
3.1.2. Định hướng phát triển của VRTS trong thời gian tới
Công ty đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lƣợc phát triển Công ty đến
năm 2015, đặt ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và khu vực
trong lĩnh vực vận tải đa phƣơng thức; có các giá trị cốt lõi tiến tiến, văn hoá doanh
nghiệp và bảo vệ môi trƣờng. Đƣa VRTS trở thành thƣơng hiệu nổi tiếng trong ngành
vận tải vào năm 2015; tạo ra sự tăng trƣởng bền vững và phát triển lực lƣợng lao động
tích cực và trung thành với phƣơng châm:
Trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phƣơng thức đƣợc ƣa chuộng và tin
cậy với cam kết đem lại dịch vụ chất lƣợng cao.
Đƣa ra các giải pháp hợp lý và sáng tạo cho việc vận tải phục vụ khách hàng.
Điều chỉnh hệ thống và phƣơng pháp nội bộ nhằm thích nghi và đáp ứng các yêu
cầu của thị trƣờng.
Luôn duy trì môi trƣờng văn hoá doanh nghiệp với tinh thần hợp tác và công
bằng để CBCNV của Công ty có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
72
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại VRTS
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
Để chủ động trong việc quản lý VLĐ, trƣớc mỗi năm kế hoạch Công ty cần phải
dựa vào những tiêu chí có căn cứ khoa học nhƣ: Kế hoạch sản xuất – kinh doanh, các
tiêu chí về kỹ thuật, định mức hao phí vật tƣ, sự biến động giá cả thị trƣờng, trình độ
và năng lực quản lý, để lập kế hoạch VLĐ cững chắc và tiết kiệm.
Nếu lƣợng vốn dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ gây khó khăn cho quá
trình luân chuyển vốn trong kinh doanh. Thiếu vốn sẽ gây ra nhiều tổn thất nhƣ: không
đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng, mất uy tín đối với khách hàng, đánh mất cơ hội ký
kết thêm các hợp đồng mới, Ngƣợc lại, nếu nhu cầu VLĐ xác định quá cao sẽ gây
hại cho bản thân Công ty, gây nên tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí, đồng thời phát sinh
thêm các chi phí không hợp lý làm tăng tổng chi phí, ảnh hƣởng đến tổng lợi nhuận
sau thuế cảu Công ty.
Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi Công ty là làm thế nào để xác định đƣợc tỷ lệ
VLĐ phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. Đối với VRTS, việc xác định nhu
cầu VLĐ vẫn tồn tại một số bất cập. Vì vây, để xác định nhu cầu VLĐ cho năm tới,
Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Phương pháp 1: Xác định gián tiếp
Dựa vào bảng kế hoạch doanh thu – chi phí năm 2011 (phòng Kế hoạch – kinh
doanh) của Công ty, có thể xác định đƣợc doanh thu thuần dự kiến cho năm 2012 là
140.756.881.896 đồng, ƣớc tính số lần luân chuyển VLĐ là 4 vòng/ năm. Khi đó có
thể xác định đƣợc nhu cầu VLĐ năm 2012 của Công ty theo công thức:
VLĐ dự kiến =
Doanh thu thuần dự kiến
Số lần luân chuyển VLĐ dự kiến
=
140.756.881.896
= 35.189.220.474
4
Cách tính này đơn giản, tuy nhiên độ chính xác không cao do các số liệu dùng để
tính toán là số liệu ƣớc tính, mang tính chủ quan của ngƣời lập báo cáo.
Phương pháp 2: Xác định trực tiếp
Phƣơng pháp này dựa vào các yếu tố tạo thành nhu cầu VLĐ nhƣ: Tiền và các tài
khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tái sản ngắn hạn
khác, với doanh thu thuần của năm 2011 để tính doanh thu và nhu cầu VLĐ cho
năm 2012.
Các bƣớc tiến hành:
Thang Long University Library
73
Bƣớc 1: Xác định số dƣ bình quân các khoản mục hợp thành nhu cầu VLĐ trong
năm 2011. Khi xác định số dƣ bình quân các khoản cần phải phân tích tình hình để
loại trừ các số liệu không hợp lý.
Bƣớc 2: Xác định tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục trên so với doanh thu
thuần trong báo cáo kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ sơ
với doanh thu thuần.
Bƣớc 3: Xác định nhu cầu VLĐ năm 2012.
Bảng 3.1. Số dƣ bình quân các khoản mục năm 2011 của VRTS
ĐVT: đồng
Tài sản Số dƣ bình quân Nguồn vốn Số dƣ bình quân
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
31.914.094.959,00 A. NỢ PHẢI TRẢ 30.095.142.497,50
I. Tiền và các tài khoản
tƣơng đƣơng tiền
10.099.076.934,00 I. Nợ ngắn hạn 19.708.699.872,00
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
20.261.267.491,50 1. Vay và nợ ngắn hạn 853.000.000,00
IV. Hàng tồn kho 415.627.891,00 2. Phải trả ngƣời bán 12.085.820.283,50
V. Tài sản ngắn hạn
khác
1.138.122.642,50
3. Ngƣời mua trả tiền
trƣớc
339.551.795,00
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nƣớc
1.139.461.957,00
5. Phải trả ngƣời lao động 1.881.026.924,50
6. Chi phí phải trả 692.453.292,50
7. Phải trả nội bộ 881.190.341,50
8. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
1.277.944.167,00
9. Quỹ phúc lợi, khen
thƣởng
558.269.111,00
II. Nợ dài hạn 10.386.442.625,50
B. Tài sản dài hạn 23.507.380.543,50 B. Vốn chủ sở hữu 25.326.333.005,00
Tổng cộng 55.421.475.502,50 Tổng cộng 55.421.475.502,50
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của VRTS, doanh thu thuần năm 2011 đạt đƣợc
là 134.054.173.234 đồng.
74
Bảng tính toán tỷ lệ các khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu:
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu
ĐVT: %
TÀI SẢN
Tỷ lệ trên
doanh thu
NGUỒN VỐN
Tỷ lệ trên
doanh thu
I. Tiền và các tài khoản
tƣơng đƣơng tiền
7,53 2. Phải trả ngƣời bán 9,02
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
15,11 4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nƣớc
0,85
IV. Hàng tồn kho 0,31 5. Phải trả ngƣời lao động 1,40
V. Tài sản ngắn hạn khác 0,85
8. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
0,95
Cộng 23,80 Cộng 12,22
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Từ bảng trên cho thấy: Để tăng thêm một đồng doanh thu thuần cần phải tăng
thêm 0,238 đồng VLĐ; và một đồng doanh thu thuần tăng lên thì Công ty chiếm dụng
đƣợc nguồn vốn là 0,1222 đồng. Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên Công ty cần
tăng số VLĐ ròng là:
0,238 – 0,1222 = 0,1158 (đồng)
Theo bảng kế hoạch doanh thu – chi phí của Công ty năm 2012, doanh thu thuần
dự kiến của Công ty đạt 140.756.881.896 đồng. Nhƣ vậy, nhu cầu VLĐ ròng của Công
ty là:
140.756.881.896 × 0,1158 = 16.299.646.924 (đồng)
3.2.2. Quản lý kết cấu vốn lưu động
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ không thể thiếu đƣợc vai trò quản lý VLĐ,
mà cụ thể là quản lý các thành phần trong VLĐ nhƣ: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng
tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho,
3.2.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản mục Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của Công ty đƣợc sử dụng chủ
yếu vào các hoạt động thanh toán với cá đối tác và nhân viên. Đa số các nghiệp vụ này
đƣợc thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Do đó, tiền gửi ngân hàng (tiền gửi
thanh toán và tiền gửi ngắn hạn) của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản
mục Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền.
Để có thể tăng hiệu quả sử dụng của khoản mục trên, Công ty cần có một số biện
pháp để giảm tốc độ chi tiêu. Trƣớc hết, Công ty cần quản lý chặt lƣợng tiền thu – chi
hàng ngày để hạn chế tình trạng chi cho những khoản chi không đáng có.
Thang Long University Library
75
Ngoài ra, Công ty hiện nay không có khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn nào làm
giảm tính linh hoạt trong thanh toán. Nhận thấy thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta hiện
nay đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế Thế giới, Công ty có thể
đầu tƣ vào các loại chứng khoán ngắn hạn để điều chỉnh lƣợng tiền mặt tại Công ty về
mức tối ƣu, đồng thời số tiền dƣ thừa có thể đƣợc sử dụng để sinh lời, đem lại thêm lợi
nhuận cho Công ty. Ngƣợc lại, nếu nhu cầu tiền mặt tăng mà Công ty không dự trữ đủ
tiền mặt thì có thể sử dụng các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao để bổ sung
cho lƣợng tiền mặt tại Công ty.
3.2.2.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn
Phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng nhất trong số các khoản phải thu,
do vậy Công ty cần phải có các chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý các khoản
phải thu giúp hạn chế tối đa lƣợng vốn của Công ty bị chiếm dụng.
Hình thức bán hàng trả chậm đã trở thành biện pháp mà mọi Công ty đều sử dụng
để thu hút khách hàng. Tuy nhiên điều này lại làm tăng các khoản phải thu mà nếu
Công ty không có những biện pháp quản lý thích hợp sẽ khiến cho Công ty bị mất vốn
kinh doanh. Do vậy, việc đƣa ra một chính sách tín dụng cụ thể là rất cần thiết. Có 2
yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là khả năng tài chính và
uy tín của khách hàng.
a) Phân tích năng lực tài chính của khách hàng
Quá trình phân tích năng lực khách hàng là bƣớc đầu tiên và quan trọng quyết
định Công ty có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Nhƣng hiện tại VRTS vẫn
chƣa có một quy trình bài bản mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và mối quan hệ
của khách hàng đối với Công ty để quyết định có cấp tín dụng hay không. Để xác định
đƣợc các đối tƣợng nên cấp tín dụng, Công ty cần chú trọng một số yếu tố:
Phẩm chất tƣ cách tín dụng của khách hàng trong thời gian tới hay tinh thần
trách nhiệm của khách hàng đối với việc trả nợ.
Triển vọng phát triển của khách hàng và xu thế phát triển ngành nghề của họ
trong tƣơng lai.
Khách hàng sẽ là bạn hàng lâu năm của Công ty hay chỉ mua một lần.
Xác định giá bán trả chậm hợp lý.
Tăng cƣờng công tác thẩm định tài chính của khách hàng trƣớc khi tiến hành bán
chịu: phân tích năng lực tài chính qua một số kết quả hoạt động kinh doanh, thu nhập
kỳ vọng, chiến lƣợc kinh doanh của khách hàng và tính khả thi của nó, Bên cạnh đó,
Công ty cũng cần hiểu biết về tình hình ngân quỹ của khách hàng để xác định thời hạn
hợp lý cho khách hàng trả chậm.
76
Các chứng từ phải thu cần đảm bảo phản ánh đƣợc đầy đủ quyền và trách nhiệm
của các bên, ngƣời đứng ra chịu trách nhiệm phải đúng trong phạm vi thẩm quyề đƣợc
phép phòng những rủi ro tiềm ẩn nhƣ: rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá trị do ảnh hƣởng
của lạm phát và các khoản chi phí phát sinh.
Để tăng cƣờng năng lực thẩm định tài chính khách hàng, Công ty cần:
Thành lập bộ phận chuyên trong lĩnh vực thẩm định tài chính và theo dõi tình
trạng khách hàng, trƣớc cũng nhƣ sau khi thanh toán nợ.
Nhân viên tham gia thẩm định cần phải có năng lực chuyên môn, có ý thức trách
nhiệm.
b) Xét cấp tín dụng cho khách hàng
Giả sử chi phí bán hàng và sản phẩm quản lý chung của Công ty là cố định.
Chi phí biến đổi (VC) = giá vốn hàng bán – khấu hao
Bảng 3.3. Xét cấp tín dụng cho khách hàng
Chỉ tiêu ĐVT Cách tính
1. Chi phí biến đổi Đồng Giá vốn hàng bán – khấu hao
2. Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu %
Chi phí biến đổi
Doanh thu thuần
3. Doanh thu thuần năm trƣớc (S) Đồng
4. Thời gian thu nợ trung bình (ACP) Ngày
365 x Phải thu khách hàng
Doanh thu thuần
5. Tỷ lệ nợ xấu trên doanh thu (BD) %
6. Luồng tiền gia tăng của bộ phận tín dụng
(CD)
Đồng
7. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (t) %
8. Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế (k) %
9. CF0 Đồng VC * S * ACP/365
10. CFt Đồng [S * (1 – VC) – S * BD – CD] * (1-t)
11. NPV Đồng CFt/ k – CF0
Công ty cấp tín dụng cho khách hàng khi NPV > 0.
Thang Long University Library
77
c) Trích lập dự phòng các khoản phải thu
Công ty cần có những biện pháp xác định quỹ dự phòng các khoản phải thu khó
đòi để tránh tình trang dự trữ thiếu hoặc thừa gây ảnh hƣởng đến VLĐ đƣa vào kinh
doanh của doanh nghiệp.
Để ƣớc tính chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi, Công ty có thể dựa vào
1 trong 2 phƣơng pháp:
Phương pháp 1: Ước tính nợ khó đòi dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh
Chi phí nợ khó đòi = Doanh thu bán chịu * Tỷ lệ nợ khó đòi
Phương pháp 2: Ước tính nợ khó đòi dựa vào bảng cân đối kế toán
Chi phí nợ khó đòi = Số dƣ cuối kỳ phải thu khách hàng * Tỷ lệ nợ khó đòi
d) Xây dựng quy trình thu hồi nợ
Trong công tác thu hồi nợ, Công ty cần lên kế hoạch và xây dựng một quy trình
thu nợ có hiệu quả.
Công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản
phải thu theo thời gian để có thể biết đƣợc khoản nợ nào sắp đến hạn để có các biện
pháp hối thúc khách hàng trả nợ. Định kỳ Công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm
tra khách hàng đang nợ về số lƣợng và thời hạn thanh toán, tránh tình trnagj để các
khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Sau khi đã lập bảng theo dõi các khoản phải thu, Công ty cần theo dõi chặt chẽ
các khoản nợ này:
Đối với những khoản nợ sắp đến hạn: Công ty cần chuẩn bị sẵn sàng các chứng
từ, văn bản cần thiết để tiến hành thu hồi nợ.
Đối với những khoản nợ quá hạn: chủ động áp dụng những biện pháp thích hợp
để thu hồi các khoản nợ này. Khi thực hiện bán chịu, khó tránh khỏi phát sinh nợ quá
hạn, tuỳ theo mức đô thời gian của các khoản nợ để áp dụng các biện pháp thích hợp.
Có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: khi nợ quá hạn mới phát sinh, Công ty cần áp dụng các biện
pháp mềm mỏng, có tính chất đề nghị, yêu cầu thông qua việc gửi thƣ hay gọi điện
thoại,
Giai đoạn hai: áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cử ngƣời trực tiếp tới đòi
nợ, những yếu cầu đòi nợ gửi tới khách hàng cần cƣơng quyết, mang tính pháp lý,
Giai đoạn ba: yêu cầu sự can thiệp của pháp luật.
Công ty nên áp dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy khách hàng trả nợ sớm nhƣ
chiết khấu thanh toán sớm và có hình thức phạt khi khách hàng vi phạm thời hạn thanh
toán. Với những khách hàng thực hiện thanh toán lớn, Công ty cũng có thể cho khách
78
hàng hƣởng chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, Công ty cũng cần chú trọng việc xác
định tỷ lệ chiết khấu phù hợp để phát huy đƣợc tác dụng của chính sách này.
3.2.3. Các biện pháp khác
3.2.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới
Trong điều kiện công nghệ phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, việc áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện
giúp Công ty giành lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp Công ty đẩy nhanh quá trình hoạt
động, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Từ đó giúp Công ty tăng lợi nhuận.
3.2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực
Nhân tố con ngƣời luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kỳ
Công ty nào, đặc biệt là trong tình hình thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Để
có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, Công ty có thể sử dụng một số biện pháp:
Thƣờng xuyên đánh giá, tổng kết về cơ cấu tổ chức, trình độ nghiệp vụ chuyên
môn của CBCNV, từ đó có các khoá đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ để đáp ứng
nhu cầu mới luôn thay đổi hiện nay.
Trên nền tảng những CBCNV nhiều kinh nghiệm, hƣớng dẫn những CBCNV trẻ
chƣa có nhiều kinh nghiệm học hỏi và dần khẳng định mình, cống hiến tài năng của
mình vì sự nghiệp phát triển chung của Công ty.
Công tác quản lý cán bộ cần đƣợc thực hiện nghiêm túc, công minh, nhìn nhận
đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá tình hoạt động của đội
ngũ lao động trong Công ty. Từ đó có những biện pháp phát huy những điểm tích cực
và hạn chế những điểm tiêu cực của mỗi ngƣời.
Trong quá trình hoạt động, Công ty phải thƣờng xuyên tổng kết định kỳ để kịp
thời có kế hoạch khen thƣởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt; đồng
thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi sai
trái, ảnh hƣởng đến sự phát triển của Công ty.
Thƣờng xuyên có các hoạt động văn hoá, văn nghệ, nghỉ mát, cử ngƣời của
Công ty tham gia các hoạt động văn hoá của đoàn thể quần chúng. Điều này tạo nên sự
đoàn kết, thoải mái về tinh thần trong CBCNV cũng nhƣ tạo không khí làm việc tập
thể thoải mái.
Cần thiết phải đƣa chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào chiến
lƣợc phát triển lâu dài của Công ty.
Thang Long University Library
79
3.2.4. Một số kiến nghị với nhà nước
Nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng trong hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng
nhƣ hiệu quả trong việc sử dụng VLĐ của Công ty, ngoài sự nỗ lực của chính Công ty
cũng cần sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và các cơ quan cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện
cho Công ty trong những năm tới. Từ điều kiện thực tế của Công ty, em xin đƣa ra một
số kiến nghị sau:
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và đối với Công ty
Cổ phần Dịch vụ vận tải đƣờng sắt nói riêng, khó khăn lớn nhất chính là biến động lãi
suất. Ngân hàng từ trƣớc đến nay vẫn là kênh huy động vốn truyền thống của các công
ty, nhƣng trong những năm trở lại đây, lãi suất cho vay tăng lên quá cao (năm 2011 có
thời điểm lãi suất cho vay lên đến 25 – 27%). Việc này gây khó khăn rất lớn đối với
hoạt động kinh doanh của Công ty, vì lợi nhuận từ kinh doanh để trang trải cho chi phí
tài chính trở thành một nhiệm vụ gần nhƣ bất khả thi. Không chỉ tăng cao, lãi suất còn
có những biến động khó lƣờng, gây khó khăn trong công tác hoạch định và dự báo.
Nhà nƣớc cần phải ổn định lãi suất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể sử dụng
nguồn vốn đầu tƣ để kinh doanh sinh lời, đóng góp cho GDP và ngân sách đất nƣớc.
Biến động tỷ giá cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh
doanh của Công ty. Một Công ty có thể đang từ lãi trở nên lỗ khi tỷ giá tăng hay sụt
giảm bất ngờ. Để các Công ty có thể yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà
nƣớc cần phải có những tác động giúp bình ổn tỷ giá hoặc hỗ trợ các Công ty khi có
dự biến động tỷ giá bất ngờ xảy ra.
Nhà nƣớc cần đƣa ra các thủ tục hành chính gọn nhẹ, thông thoáng, thống nhất
giữa các cấp giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế; xử lý các hành vi vi phạm
hợp đồng kinh tế; mua bán hàng hoá; thanh toán các khoản nợ, các khoản tiền cho vay;
quy định các biện pháp chế tài nhằm đƣa việc thanh toán giữa các đơn vị vào nề nếp,
nhanh chóng để đảm bảo cho vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển
đều đặn, bình thƣờng.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
hiệu quả quản lý, sử dụng VLĐ đƣợc nâng cao. Nếu đƣợc tiếp sức từ các chính sách
đúng đắn cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân Công ty, các Công ty nói
chung và Công ty cổ phần dịch vụ vận tải đƣờng sắt sẽ phát triển thịnh vƣợng.
80
KẾT LUẬN
Việc quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ đã không còn là vấn đề mới mẻ đối với
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay mà đã trở thành vấn đề sống
còn đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ cũng chính là
nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; tăng sức mạnh về tài chính;
tăng cƣờng uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng; là cơ sở để ổn định sản
xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp; thúc đẩy việc làm, cải thiện đời
sống CBCNV.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt, em đã
tiến hành tìm hiểu và phân tích những ƣu điểm và tồn tại trong việc quản lý, sử dụng
VLĐ của Công ty. Trải qua quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là trong giai đoạn
suy thoái kinh tế toàn cầu 2010 – 2011 vừa qua, Công ty đã có rất nhiều cố gắng để
giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt đƣợc, Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở
những kiến thức đã đƣợc học và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty,
em mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp góp phần khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng VLĐ.
Với đề tài nghiên cứu tƣơng đối rộng, mặt khác thời gian và kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên tại khóa luận này em chỉ dừng lại ở mức độ đề cập và giải quyết
những vấn đề có tính chất cấp bách, cơ bản nhất trong công tác quản lý và sử dụng
VLĐ tại Công ty.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận chắc chắn không tránh khỏi có
những khiếm khuyết, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của Quý các Thầy, các
Cô và những ngƣời quan tâm đến đề tài để hoàn thiện hơn và có thể áp dụng hiệu quả
trong thực tế.
Em xin đƣợc trân trọng cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Khánh Hà
Thang Long University Library
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
ThS. Bùi Anh Tuấn - ThS. Nguyễn Hoàng Nam, 2006, Quản trị tài chính
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[2]
PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm - TS. Bạch Đức Hiển, 2008, Giáo trình tài chính
doanh nghiệp, Tái bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản tài chính.
[3]
Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, 2010, Nhà xuất bản Thống
kê.
[4] www.tailieu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a15914_1975_1409.pdf