- Luôn đảm bảo giữ chữ tín trong quá trình mua, bán và lưu chuyển hàng hóa, hoạt động của mỗi tác nhân từ người sản xuất đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều là một chuỗi liên hoàn góp phần làm giảm chi phí, hao hụt và tăng thêm giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị sản phẩm,
- Thực hiện tốt mối liên kết hợp tác với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, Đồng thời, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong sản xuất, kinh doanh và quy định tiêu chuẩn chất lượng rau cải bắp,, ,từ đó phát triển sản xuất, trao đổi nhằm tăng thu nhập và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất,
- Giảm thiểu các khâu trung gian không cần thiết,
- Thực hiện tốt các nhóm giải pháp và tập trung vào hướng phát triển chuỗi giá trị trong thời gian tới,
117 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu chuỗi giá trị rau cải bắp trên trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là 400.000đ chiếm 5,3%, KHTSCĐ là 60 chiếm 0,8%, thu nhậ thuần trung bình của mỗi tác nhân bán lẻ là 1.100.000đ tương ứng với 14,7% doanh thu.
Thuận lợi, khó khăn và các hướng tác động của tác nhân bán lẻ
Thuận lợi:
+ Hệ thống những người bán lẻ đông, đa dạng.
+ Có nhiều mối quan hệ bạn hàng tin cậy.
Khó khăn:
+ Hoạt động với quy mô nhỏ lẻ.
+ Chưa có tư cách pháp nhân.
Hướng tác động:
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán lẻ, hình thành chuỗi các cửa hàng rau tiện lợi lấy uy tín về chất lượng làm đầu.
+ Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại, đóng gói, bảo quản rau tránh sự hao hụt
+ Ký hợp đồng kinh tế trong mua bán rau trong đó ghi rõ điều khoản ràng buộc
4.1.2.2 Hoạt động sản xuất tiêu thụ và giá trị gia tăng.
Sơ đồ 4.1: Phân phối rau cải bắp tại xã Văn Đức
Người Sản Xuất
Thu Gom
Bán Buôn
Bán Lẻ
Người Tiêu Dùng
21%
67% 68%
7%
26,4% 82%
5%
5,6% 100% 18%
Dựa vào sơ đồ điều kiện kinh doanh và mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cải bắp chúng em lựa chọn và đưa ra 3 kênh cung ứng chính trong toàn bộ chuỗi giá trị nghành hàng như sau
Kênh I: người sản xuất – người thu gom – người bán buôn – người bán lẻ - người tiêu dùng
Kênh II: người sản xuất – người bán buôn – người bán lẻ - người tiêu dùng
Kênh III: người sản xuất – người bán lẻ - người tiêu dùng;
Giá bán rau của tác nhân người sản xuất giống nhau tại tất cả các kênh do người sản xuất chỉ tập trung tại xã Văn Đức cho nên hình thành gái cả thị trường cục bộ địa phương,
Kênh I bao gồm đầy đủ 4 tác nhân tham gia trình tự phân phối đi từ người sản xuất đến người thu gom , người bán buôn, và người bán lẻ cuối cùng đến với người tiêu dùng,
Bảng 4.13: kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia kênh I
(Tính cho 1000kg rau cải bắp)
Diễn giải
ĐVT
Hộ SX rau
Người thu gom
Người bán buôn
Người bán lẻ
Tổng
1. Giá bán
1000đ/kg
2.7
3.7
5.5
7.5
2. Doanh thu (TR)
1000đ
2.700
3.700
5.500
7.500
19.400
3. IC
1000đ
2.080
3.020
4.450
5.990
15.540
4. VA
1000đ
620
680
1.050
1.510
3.860
5. MI
1000đ
620
460
750
1.100
2.930
6. TR/IC
Lần
1,3
1,23
1,24
1,25
7. VA/IC
Lần
0,3
0,23
0,24
0,25
8. MI/IC
Lần
0,3
0,15
0,17
0,18
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Nghiên cứu cho thấy rằng chi phí trung gian bỏ ra cho 1000kg cải bắp của người bán lẻ là cao nhất với 5.990.000đ, thấp nhất là người SX rau với chi phí bỏ ra là 2.080.000đ, thu nhập hỗn hợp cao nhất trong kênh là người bán lẻ với 1.100.000đ trong khi đó thu nhập hỗn hợp nhỏ nhất cũng là người nông dân với chỉ 620.000đ. các chỉ tiêu đánh giá, phản ánh hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị hiệu quả kinh tế đạt cao nhất trong kênh này là hộ SX với TR/IC đạt 1,3 lần ngĩa là hộ SX khi bỏ ra một đồng vốn sẽ thu lại được 1,3 lần tổng doanh thu,và chỉ tiêu VA/IC của hộ sản xuất đạt cao nhất 0,3 lần, tác nhân đat hiệu quả kinh tế thấp nhất là người thu gom với TR/IC là 1,23 lần VA/IC đạt 0,23 lần, trong kênh phân phối, chuỗi giá trị này hộ SX đạt hiệu quả kinh tế nhất, ngĩa là người nông dân có lợi cao nhất
Kênh II chỉ có 3 tác nhân tham gia vào kênh trong đó không có tác nhân là người thu gom, ở kênh này tác nhân bỏ ra chi phí trung gian cao nhất vẫn là người bán lẻ, nhưng khi so sánh giữa kênh II và kênh I cho thấy khi mua trực tiếp của người nông dân thì người bán buôn có giá trị gia tăng cao hơn khi không mua thông qua người thu gom
Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia kênh II
(Tính cho 1000kg rau cải bắp)
Diễn giải
ĐVT
Hộ SX rau
Người bán buôn
Người bán lẻ
Tổng
1. Giá bán
1000đ/kg
2.7
5.5
7.5
2. Doanh thu (TR)
1000đ
2.700
5.500
7.500
15.700
3. IC
1000đ
2.080
3.450
5.990
11.520
4. VA
1000đ
620
2.050
1.510
4.180
5. MI
1000đ
620
1.750
1.100
3470
6. TR/IC
Lần
1,3
1,59
1,25
7. VA/IC
Lần
0,3
0,59
0,25
8. MI/IC
Lần
0,3
0,5
0,18
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chi phí trung gian bỏ ra cao nhất là của người bán lẻ 5.990.000đ, thu nhập hỗn hợp cao nhất là người bán buôn là 1.750.000đ, trong khi đó thu nhập hỗn hợp của người nông dân là thấp nhất là 620.000đ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào chuỗi. đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chuỗi này là người bán buôn với TR/IC đạt 1,59 lần ngĩa là khi người bán buôn bỏ ra 1 đồng vốn thu lại được 1,59 đồng. tổng doanh thu và chi tiêu VA/IC của người bán buôn là cao nhất đạt 0,59 lần, cho thấy trong chuỗi giá trị này người bán lẻ bỏ ra chi phí trung gian cao nhất nhưng người bán buôn đạt hiệu quả kinh tế nhất, người bán buôn có lợi nhất
Kênh III chỉ có 2 tác nhân tham gia vào chuỗi là người bán lẻ mua trực tiếp của người nông dân, ở kênh này người bán lẻ vẫn phải bỏ ra chi phí trung gian cao nhất, khi so sánh kênh III với kênh II với kênh I thấy đc khi người bán lẻ mua trực tiếp của người nông dân thì mức chi phí trung gian bỏ ra ít hơn kéo theo đó là giá trị gia tăng cao hơn khi phải thông qua các tác nhân khác.
Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia kênh III
(Tính cho 1000kg rau cải bắp)
Diễn giải
ĐVT
Hộ SX rau
Người bán lẻ
Tổng
1. Giá bán
1000đ/kg
2.7
7.5
2. Doanh thu (TR)
1000đ
2.700
7.500
10.200
3. IC
1000đ
2.080
3190
5.270
4. VA
1000đ
620
4310
4.930
5. MI
1000đ
620
3850
4.470
6. TR/IC
Lần
1,3
2,35
7. VA/IC
Lần
0,3
1,35
8. MI/IC
Lần
0,3
1,21
Qua phân tích 2 tác nhân người bán lẻ và hộ sản xuất rau cải bắp cho thấy chi phí trung gian bỏ ra và thu nhập hỗn hợp của người bán lẻ lần lượt là 3.190.000đ, 3.850.000đ đạt giá trị cao nhất, của hộ sản xuất là 2.080.000đ, 620.000đ đạt giá trị thấp nhất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào chuỗi. đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chuỗi này là người bán lẻ với tỉ lệ TR/IC đạt 2,35 lần tức là khi người bán lẻ bỏ ra một đồng vốn thì thu lại được 2,35 đồng, doanh thu và chi phí MI/IC là 1,21. Cho thấy được trong chuỗi giá trị này hiệu quả kinh tế đạt cao nhất là người bán lẻ, trong chuỗi giá trị này người bán lẻ có lợi nhất.
Nghiên cứu cho thấy tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhận một vai trò nhất định nên các khoản lợi ích cũng được phân phối đồng đều. Ngược lại, các kênh hàng có ít tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân lại phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, người nông dân ngoài sản xuất còn phải đảm nhiệm vai trò của một nhà thu gom, một nhà buôn; người thu gom ngoài chức năng chính là tập kết nguồn hàng để phân phối cho bán buôn thì lại đóng vai trò của cả một nhà buôn lớn, đôi khi kiêm luôn cả vai trò của một người bán lẻ, Vì vậy, mức chênh lệch giá trị gia tăng của các kênh hàng được quyết định bởi sự có mặt ít hay nhiều tác nhân tham gia.
Điều tra thực tế cho thấy các tác nhân, cũng như người nông dân tích cực tham gia vào chuỗi giá trị dài nhất với đầy đủ các tác nhân tham gia. Trong chuỗi giá trị này thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhiệm một vai trò chuyên môn của mình, người sản xuất chỉ đảm nhiệm vai trò sản xuất, người thu gom chỉ có vai trò thu gom tập kết rau tại 1 địa điểm, người bán buôn chỉ có chức năng mua buôn và cung ứng ra thi trường, còn người bán lẻ bán lẻ tại chợ, do vậy các khoản lợi ích được phân phối đồng đều đảm bảo cho một chuỗi cung ứng xuyên xuốt phân phối ra thị trường tiêu thụ, không bị đứt quãng, và nông sản được phân phối và tiêu thụ ở nhiều nơi nhiều thị trường khác nhau, người sản xuất cũng không vất vả tốn thời gian tốn công lao động như khi tham gia vào các chuỗi giá trị ngắn, người sản xuất có thể tập trung vào trồng chăm sóc rau đảm bảo cho cây rau phát triển và cho sản lượng chất lượng rau tốt hơn, tại chuỗi giá trị có đầy đủ các tác nhân tham gia thì các tác nhân đều có lợi đặc biệt là người sản xuất.
4.1.3 Đánh giá chung
4.1.3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp tại Văn Đức
Qua nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn xã Văn Đức thì trong chuỗi giá trị có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp. Để hiểu rõ hơn về những tác động cũng như những tồn tại và thực trang của chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp xã Văn Đức thông qua bảng phân tích SWOT sau:
Bảng 4.16: Phân tích SWOT chuỗi giá trị cải bắp xã Văn Đức
Điểm mạnh
- S1: Là địa bàn sản xuất cải bắp
Giàu kinh nghiệm sản xuất
- S2: Điều kiện đất đai, thủy lợi thuận
lợi cho sản xuất rau cải bắp
- S3: Gần trung tâm Hà Nội- thị trường rộng lớn
- S4: Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau cải bắp trên địa bàn có thời gian hoạt động trong nghề khá cao
Điểm yếu
- W1: Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho rau cải bắp
- W2: Người sản xuất sau khi thu hoạch rau cải bắp chưa có phương tiện bảo quản
- W3: Liên kết trong các kênh phân phối còn lỏng lẻo
Cơ hội
- O1: Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn
- O2: Nhu cầu tiêu thụ rau cải bắp ngày càng cao
- O3: Thành phố có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng rau an toàn
Thách thức
- T1: Cạnh tranh cao khi các sản phẩm rau cải bắp có chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn từ các địa phương khác
T2: Các nguồn tài nguyên nước, đất đang dần bị đe dọa
Thông qua những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ta có những phân tích cụ thể như sau:
Phân tích sự kết hợp SO:
Thông qua những điểm mạnh của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các tác nhân cần phải phát huy tích cực những điểm mạnh như: (S1): Là địa bàn sản xuất rau cải bắp giàu kinh nghiệm sản xuất; (S2): điều kiện đất đai, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất rau cải bắp, (S3): gần trung tâm Hà Nội- thị trường rộng lớn, (S4): Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau cải bắp trên địa bàn có thời gian hoạt động trong nghề khá cao, từ việc phát huy những điểm mạnh ở trên thì các tác nhân này cần phải nắm bắt những cơ hội để giúp cho chuỗi giá trị rau cải bắp được bền vững cũng như đem lại giá trị gia tăng cao cho các tác nhân trong chuỗi. Các cơ hội đến từ bên ngoài chuỗi sẽ là động lực giúp cho chuỗi ngày càng hoàn thiện và phát triển: (O1): Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn, (O2): Nhu cầu tiêu thụ rau cải bắp ngày càng cao, (O3): Thành phố có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng rau an toàn
Phân tích sự kết hợp WO:
Thông qua những điểm yếu đang tồn tại của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các tác nhân cần phải khắc phục những điểm yếu như: (W1): Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho rau cải bắp, (W2): Người sản xuất sau khi thu hoạch rau cải bắp chưa có phương tiện bảo quản, (W3): Liên kết trong các kênh phân phối còn lỏng lẻo. Từ việc khắc phục được những điểm yếu ở trên thì các tác nhân này cần phải nắm bắt những cơ hội để giúp cho chuỗi giá trị rau cải bắp được bền vững cũng như đem lại giá trị gia tăng cao cho các tác nhân trong chuỗi ngoài ra còn giúp cho các tác nhân trong chuỗi có thể hạn chế cũng như khắc phục được những điểm yếu đang tồn tại. Các cơ hội đến từ bên ngoài chuỗi sẽ là động lực giúp cho chuỗi ngày càng hoàn thiện, phát triển và hạn chế những điểm yếu của chuỗi: (O1): Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất rau cải bắp, (O2): Nhu cầu tiêu thụ rau cải bắp ngày càng cao, (O3): Thành phố có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng rau an toàn
Phân tích sự kết hợp ST:
Thông qua những điểm mạnh của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các tác nhân cần phải phát huy tích cực những điểm mạnh như: (S1): Là địa bàn sản xuất rau cải bắp Giàu kinh nghiệm sản xuất; (S2): Điều kiện đất đai, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất rau cải bắp, (S3): Gần trung tâm Hà Nội- thị trường rộng lớn, (S4): Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau cải bắp trên địa bàn có thời gian hoạt động trong nghề khá cao, Từ việc phát huy tốt những điểm mạnh của mình mà các tác nhân trong chuỗi có thể khắc phục cũng như hạn chế những tác động xấu mang tính thách thức từ môi trường ngoài chuỗi: (T1): Cạnh tranh cao khi các sản phẩm rau cải bắp có chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn từ các địa phương khác, (T2): Các nguồn tài nguyên nước, đất đang dần bị đe dọa,
Phân tích sự kết hợp WT:
Thông qua những điểm yếu đang tồn tại của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các tác nhân cần phải khắc phục những điểm yếu như: (W1): Vẫn sử dụng nhiều thuốc BVTV để kháng sâu bệnh cho rau cải bắp, (W2): Người sản xuất sau khi thu hoạch rau cải bắp chưa có phương tiện bảo quản, (W3): Liên kết trong các kênh phân phối còn lỏng lẻo, Khắc phục được những điểm yếu của mình thì từ đó có thể hạn chế những tác động mang tính thách thức như: (T1): Cạnh tranh cao khi các sản phẩm rau cải bắp có chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn từ các địa phương khác, (T2): Các nguồn tài nguyên nước, đất đang dần bị đe dọa,
4.1.3.2 Mức độ đóng góp của các tác nhân
Nghiên cứu cho thấy tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhận một vai trò nhất định nên các khoản lợi ích cũng được phân phối đồng đều. Ngược lại, các kênh hàng có ít tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân lại phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, người nông dân ngoài sản xuất còn phải đảm nhiệm vai trò của một nhà thu gom, một nhà buôn; người thu gom ngoài chức năng chính là tập kết nguồn hàng để phân phối cho bán buôn thì lại đóng vai trò của cả một nhà buôn lớn, đôi khi kiêm luôn cả vai trò của một người bán lẻ, Vì vậy, mức chênh lệch giá trị gia tăng của các kênh hàng được quyết định bởi sự có mặt ít hay nhiều tác nhân tham gia.
Điều tra thực tế cho thấy các tác nhân, cũng như người nông dân tích cực tham gia vào chuỗi giá trị dài nhất với đầy đủ các tác nhân tham gia. Trong chuỗi giá trị này thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhiệm một vai trò chuyên môn của mình, người sản xuất chỉ đảm nhiệm vai trò sản xuất, người thu gom chỉ có vai trò thu gom tập kết rau tại 1 địa điểm, người bán buôn chỉ có chức năng mua buôn và cung ứng ra thi trường, còn người bán lẻ bán lẻ tại chợ, do vậy các khoản lợi ích được phân phối đồng đều đảm bảo cho một chuỗi cung ứng xuyên xuốt phân phối ra thị trường tiêu thụ, không bị đứt quãng, và nông sản được phân phối và tiêu thụ ở nhiều nơi nhiều thị trường khác nhau, người sản xuất cũng không vất vả tốn thời gian tốn công lao động như khi tham gia vào các chuỗi giá trị ngắn, người sản xuất có thể tập trung vào trồng chăm sóc rau đảm bảo cho cây rau phát triển và cho sản lượng chất lượng rau tốt hơn, tại chuỗi giá trị có đầy đủ các tác nhân tham gia thì các tác nhân đều có lợi đặc biệt là người sản xuất.
4.1.3.3 Mức độ hợp lý của các tác nhân tham gia trong chuỗi
Trong mỗi chuỗi giá trị rau cải bắp, tác nhân người sản xất đóng vai trò quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự tồn tại chuỗi giá trị, vậy để chuỗi giá trị rau cải bắp tiếp tục tồn tại và phát triển cần phải đảm bảo những lợi ích về kinh tế cũng như các chính sách khuyến khích người nông dân trồng rau.
Nhưng khi điều tra thực tế cho thấy người nông dân trồng rau bắp cải chưa thực sự đạt hiệu quả kinh tế so với những gì mà họ bỏ ra, như vốn đầu tư, công lao động, phân bón, chăm sóc, thu hoạchbên cạnh đó người nông dân còn gặp rất nhiều rủi do khác thời tiết bất thương sâu bệnh phá hại làm mất mùa sản lượng và chất lương rau thấp, giá cả thị trường bấp bênh có lúc giá rau bán ra rất rẻ có 500đ/1kg người nông dân hay có câu “bán như cho” nhưng có lúc lại được giá là 5500đ/kg.
Người sản xuất rau cải bắp tham gia vào các chuỗi giá trị có ít các tác nhân tham gia thì cũng chưa đạt hiệu quả kinh tế cao mà họ còn phải tốn thêm thời gian, công lao động và còn phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Khi tham gia chuỗi giá trị có nhiều tác nhân tham gia thì người nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chuỗi và họ chỉ có vai trò sản xuất rau bắp cải. Do vậy em có một đề xuất nên tích cực tăng cường và khuyến khích người nông dân tham gia vào chuỗi giá trị có đầy đủ các tác nhân tham gia gồm.: người sản xuất – người thu gom – người bán buôn – người bán lẻ.
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp
4.2.1 Các yếu tố khách quan
4.2.1.1 Thị trường
Giá cả sản phẩm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ, trong những năm qua giá rau an toàn thường thấp hơn các địa phương khác, do vậy đã tác động đến hộ nông dân trong việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng,
Mặt khác giá cả cũng ảnh hưởng lớn đến số lượng người tiêu dùng. Hiện nay người dân vẫn chưa quen với khái niệm về RAT nhưng với các vùng phát triển như: các vùng thành phố, thị trấn thì RAT lại là nguồn cung đảm bảo cho họ về VSATTP,
Theo điều tra, 100% các hộ nông dân xác định giá bán theo hình thức thỏa thuận giữa 2 bên nhưng chủ yếu là dựa vào giá thị trường, Do đó, giá bán rau cải bắp khác nhau giữa các đối tượng; giữa bán trực tiếp và gián tiếp; giữa ngày thường và các ngày lễ, tết.
Nhu cầu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chuỗi, hiện nay tại xã Văn Đức tác nhân sản xuất đang thực hiện sản xuất những gì mà thị trường cần, để có được những kiến thức về thị trường như vậy thị cần phải có sự liên kết từ các tác nhân khác như: tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ. Chính tác nhân bán lẻ đưa thông tin cho các tác nhân khác trong chuỗi về nhu cầu của người tiêu dùng mà từ đó có những biện pháp sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,
Với thời đại hội nhập hiện nay thì người dân, người tiêu dùng đang phải đối mặt với những loại rau không rõ nguồn gốc cũng như những loại rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính vì vậy mà thị trường rau an toàn đang có xu hướng phát triển do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về mặt hàng rau an toàn này. Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong chuỗi giá trị, quyết định đến sự sống còn của sản phẩm. Nghiên cứu tác nhân tiêu dùng là rất khó, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu nhất định. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng em không tập trung phân tích các đặc điểm hay xu hướng của tác nhân này mà chỉ nêu những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua ý kiến của các tác nhân người bán lẻ, người thu gom và người tiêu dùng mà thôi. Qua những ý kiến này cho phép đánh giá những nhu cầu thị trường về rau cải bắp, từ đó có những đề xuất nhất định cho các vùng sản xuất về các yêu cầu của sản phẩm.
Người tiêu dùng rau cải bắp xã Văn Đức chủ yếu là người tiêu dùng ở khu vực Gia Lâm và ở Hà Nội ngoài ra thì còn một số thị trường của các tỉnh thành lân cận nhưng với những nhu cầu chưa thực sự nhiều vì vậy mà nguồn cầu chủ yếu là thị trường của nội thành Hà nội. Như vậy thì thị trường còn hạn chế mà trong khi đó có nhiều nơi, nhiều địa phương cũng đang có hoạt động sản xuất rau cải bắp,
4.2.1.2 Chủ trương chính sách của nhà nước
Trên địa bàn thành phố Hà nội thì UBND, các sở, các ban ngành đã thành lập Ban quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn trong đó có sản phẩm rau cải bắp rất được chú trọng. Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều chủ trương chính sách, công việc cụ thể giao cho các đơn vị triển khai trong đó có: Sở NN&PTNT, Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho các vùng triển khai sản xuất và tiêu thụ rau.
Có thể nói tại các huyện ngoại thành sau cây lúa, cây rau nhận được sự quan tâm rất nhiều của các cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đặt ra trong việc quy hoạch vùng chuyên canh rau như diện tích, kinh phí, ứng dụng kỹ thuật và nhân sự. Ngoài ra vấn đề quản lý, hướng dẫn thực thi từ quy hoạch, dự án trên giấy tờ thành thực tế vẫn là vấn đề khó khăn cho sản xuất rau cải bắp
Phần lớn các chính sách có liên quan đến chuỗi giá trị rau cải bắp đều tác động lên người nông dân nhưng chưa kịp thời và đồng bộ, sự tác động lên các tác nhân khác như người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ còn mờ nhạt, Những hạn chế cần phải được nhanh chóng khắc phục, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và cạnh tranh được với sản phẩm của nước ngoài thì chuỗi gía trị ngành hàng rau nói chung và rau cải bắp nói riêng cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Muốn vậy, ngay từ bây giờ phải xây dựng chiến lược, quy hoạch hợp lý. Mục tiêu của chính sách là khuyến khích phát triển sản xuất thì thay vì đối tượng chịu tác động chỉ là nông dân cần mở rộng đến các đối tượng kinh doanh, chế biến và xuất khẩu rau từ đó sẽ có tác động ngược lại sản xuất và đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra.
4.2.1.3 Yếu tố tự nhiên
Khi khí hậu, thời tiết thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến quá trình sản xuất rau cải bắp và ngược lại. Khi thời tiết bất lợi rau cải bắp dễ bị sâu bệnh, năng suất thấp, từ đó làm tăng chi phí sử dụng thuốc BVTV. Trong những năm qua, diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rau cải bắp. Những ảnh hưởng từ thời tiết tác động trực tiếp đến tác nhân sản xuất như vậy khi có tác động đến bất kỳ một tác nhân nào trong chuỗi thì cũng có thể làm ảnh hưởng đến cả chuỗi giá trị. Như vậy với sự biến đổi thời tiết cũng như những biến đổi khí hậu hiện nay thì tác nhân sản xuất cần phải có những biện pháp nhằm khăc phục cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết,
4.2.2 Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1 Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau cải bắp.
Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay tại xã Văn Đức vẫn chưa có các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, sơ chế, bảo quản các sản phẩm an toàn như: nhà kính, nhà lưới, kho lạnh
Chính những hạn chế này mà nguồn cung rau an toàn của xã Văn Đức vẫn chưa đạt giá trị cao trong sản xuất.
4.2.2.2 Sự tương tác, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
Với tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp thì nghiên cứu tại xã Văn Đức cho thấy tác nhân người sản xuất chỉ liên kết cũng như có những tương tác tích cực với các tác nhân khác như: thu gom vào những thời điểm thu hoạch sản phẩm rau cải bắp của hộ. Các tác nhân khác trong chuỗi giá trị cũng có sự tương tác mờ nhạt không tích cực dẫn đến những hạn chế trong sự phát triển bền vũng của chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp trên địa bàn. Ngày nay với sự phát triển về khoa học kỹ thuật nên các tác nhân trong chuỗi giá trị có nhiều kênh thông tin có thể trao đổi với nhau như: điện thoại, Internet nhưng với những sự hỗ trợ này thì tính tương tác trực tiếp bị giảm đi. Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị có tính bền vững lâu dài nhưng vẫn còn một số tác nhân có xu hướng liên kết theo thị trường làm cho tính liên kết trong chuỗi có sự mất tính bền vững,
4.2.2.3Trình độ của các tác nhân trong chuỗi giá trị
Với độ tuổi trung bình từ 35 – 45 tuổi thì các tác nhân trong chuỗi giá trị có những trình độ học vẫn khác nhau nhưng tập trung chủ yếu chỉ dừng lại ở cấp I. Với những đặc điểm mang tính vượt trội của các phương thức kỹ thuật tiên tiến nhưng hiện nay tại thì mức áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chỉ đạt 54,67% số hộ đang sản xuất rau an toàn, Ngoài những hộ đang sản xuất với những phương thức kỹ thuật mới thì còn lại là những hộ chỉ mới dần tiếp cận với những kỹ thuật mới này nhưng phần lớn vẫn áp dụng phương thức canh tác cũ dựa trên kinh nghiệm sản xuất là chính.
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp tại xã Văn Đức trong thời gian tới
4.3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp
Sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị rau cải bắp tại xã Văn Đức đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng như: Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, hình thành mạng lưới chặt chẽ giữa người sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng. Các tác nhân gắn chặt với nhau không bởi vì lợi ích, lợi nhuận mà còn là lòng tin, tín nhiệm, trách nhiệm. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn ấy, nghiên cứu này có đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp ở xã Văn Đức dựa trên một số căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng hoạt động của các tác nhân, cũng như phân tích sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân trong từng kênh tiêu thụ. Kết quả cho thấy mỗi kênh khác nhau thì sự phân phố giá trị gia tăng giữa các tác nhân là không giống nhau. Càng nhiều tác nhân thì sự phân phối ấy càng hiệu quả.
Thứ hai, căn cứ vào kết quả phân tích các áp lực cạnh tranh của chuỗi giá trị cho thấy những cơ hội cũng như thách thức mà ngành sản xuất RAT nói chung và cây cải bắp nói riêng phải đối mặt. Tuy hiệu quả kinh tế của cây cải bắp là nhỏ nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, sự cạnh tranh gay gắt của các loại sản phẩm khác, mặt khác sản phẩm RAT cũng chưa đc nhiều người biết đến.
Thứ ba, căn cứ vào kết quả phân tích SWOT toàn bộ chuỗi giá trị, dựa vào bốn nhóm chiến lược đề ra là nhóm chiến lược điều chỉnh, nhóm chiến lược công kích, nhóm chiến lược phòng thủ và nhóm chiến lược đối phó thích ứng.
4.3.2 Giải pháp chung cho chuỗi giá trị
Nâng cao năng lực liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị rau cải bắp,
Cung cấp các nguồn thông tin chính thông về giá cả, chất lượng sản phẩm cho các tác nhân trong chuỗi để có sự đảm bảo về mức độ liên kết.
Nâng cao khả năng tương tác giữa tác nhân người sản xuất với các tác nhân còn lại trong chuỗi để đam bảo cho chuỗi duy trì.
Hiện nay giữa các tác nhân đầu trong chuỗi giá trị còn chưa có hình thức hợp đồng buôn bán, chính vì vậy mà cần phải hình thành nên những quy tắc chung trong chuỗi để có những giàng buộc đem lại lợi ích cho các bên, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường.
Để chuỗi giá trị phát triển ổn định và bền vững thì tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ phải chủ động được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, và vấn đề quan trọng nhất là có được một thị trường lớn lâu dài, ổn định. Do hiện nay tác nhân bán buôn là mắt xích kết nối rất quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp.
Tăng cường hoạt động Marketing xúc tiến tiêu thụ: Bằng các phương pháp như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
4.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng rau cải bắp
Chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư cũng như chăm sóc, sản xuất rau cải bắp tại xã Văn Đức, áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất rau, đầu tư vật chất cơ sở hạ tầng để người nông dân tận dụng tối đa nguồn đất của xã..
Lựa chọn các giống rau có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu đc điều kiện thời tiết và cho năng suất cao.
4.3.3.1 Giải pháp hạn chế yếu tố ảnh hưởng
Rau cải bắp cũng chịu sự tác động của điều kiện khí hậu nên để đạt được năng suất, đảm bảo chất lượng vì vậy mà trong quá trình canh tác, sản xuất cần có những biện pháp nhằm hạn chế những biến đổi tiêu cực từ thời tiết
Mở các lớp tập huấn cho người sản xuất hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp cho người nông dân.
Hoàn thiện, duy tu, sửa chữa các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất
Xây dựng kênh thông tin trị trường trong xã cũng cấp thông tin tới người nông dân
Xây dựng thêm các mô hình HTX trong xã để có sự hỗ trỡ lẫn nhau giữa các hộ sản xuất
4.3.3.2 Giải pháp về quản lý
Cần thống nhất quy trình tổ chức sản xuất rau an toàn trên phạm vi cả xã văn đức nói chung cũng như cho người trồng rau cải bắp văn đức nói riêng, Thống nhất quy trình sản xuất là cơ sở để khuyến khích người dân đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn hiện nay. Có thống nhất được tổ chức thì mới có thể sản xuất đồng bộ, đúng quy trình kỹ thuật và đạt hiệu quả cao. Các cơ quan chức năng cần tham gia vào vấn đề quy hoạch sản xuất rau an toàn, có quy hoạch thành những vùng tập trung mới quản lý và tổ chức được. Quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn là vấn đề hết sức quan trọng để có thể sản xuất có quy mô nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất rau an toàn. Có như thế mới có thể gia tăng được hiệu quả của sản xuất rau an toàn. Để thực hiện quy hoạch có hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Xác định vùng trồng theo từng đối tượng, chủng loại rau an toàn của từng tiểu vùng,
+ Tìm hiểu các yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, lượng mưa hàng năm ở từng vùng làm cơ sở cho lựa chọn chủng loại rau an toàn phù hợp,
+ Tiến hành phân bố cải tạo vườn, mộng hiệu quả kinh tế thấp thành đất trồng rau an toàn có hiệu quả kinh tế cao,
+ Chuyển đổi đất bồi bãi, đất chưa sử dụng không có hiệu quả sang trồng rau an toàn tập trung,
+ Xây dựng các vùng rau an toàn đẹp, tiên tiến điển hình, có chất lượng, cần gắn hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường,
4.3.3.3 Cơ chế chính sách
Nhanh chóng có những văn bản có tính chất pháp lý, những hướng dẫn cụ thể, thiết thực sát với thực tế về các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau cải bắp cần có cơ chế phù họp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Văn đức nhằm giúp cho nông dân chủ động trong việc đầu tư sản xuất,
Cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu (hỗ trợ nhà lưới, hệ thống điện, hệ thống tưới...) một cách cơ bản nhằm giúp cho nông dân giảm bớt một phần khó khăn, cần có các công tác đào tạo, tập huấn các quy trình sản xuất rau cải bắp cho người dân, cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để phục vụ sản xuất rau cải bắp.
Cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ các chương trình sản xuất, ứng dụng những sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào việc phòng trừ bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Cần có những giải pháp thiết thực nhằm liên kết giữa nhà kinh doanh với nông dân ngày càng chặt chẽ và bền vững. Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau cải bắp. Bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính chất tự phát và đầu ra thường không ổn định, Đổi với các doanh nghiệp thì tiền thuê cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lón, khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường, cần có các chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh rau cải bắp, các doanh nghiệp hiện nay còn lo sợ đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.
Đồng thời cũng cần có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành về vốn cho sản xuất rau cải bắp. Huy động nguồn vốn tự có của người dân để phát triển sản xuất rau cải bắp, hỗ trợ vốn cho hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật, tài liệu, tham quan, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất rau cải bắp. Có chính sách vay vốn, lãi xuất ưu đãi đối với người sản xuất rau an toàn tùy theo nhu cầu vay vốn. Cho vay ngắn hạn để mua vật tư, chi phí trồng rau an toàn như hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất....Cho vay trung hạn chi phí để mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồng mộng để gieo trồng rau an toàn, đầu tư vào làm nhà lưới, máy bơm nước, hệ thống tưới tiêu; cho vay dài hạn đối với hộ còn khó khăn để phát triển sản xuất. Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức để tạo vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn,
4.3.4 Về giải pháp kỹ thuật
Hoàn thiện quy trình sản xuất an toàn cho từng loại rau một cách cụ thể. Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao đến nông dân một cách rộng khắp, đặc biệt là huấn luyện kỹ cho nông dân trong việc bảo quản, sử dụng các sản phẩm nông dược theo nguyên tắc 4 đúng:
+ Đúng chủng loại,
+ Đúng liều lượng,
+ Đúng cách,
+ Đúng thời gian,
Hướng tới sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ. Xây dựng, hướng dẫn và phát triến nhân rộng vùng chuyên canh rau an toàn nói chung và rau cải bắp nói riêng, ít hay không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhằm tăng chất lượng sản phấm, chống suy thoái môi trường,
Tăng cường lịch giám sát đồng ruộng theo định kỳ, thường xuyên thu thập mẫu, phân tích nhanh, kiếm tra kết quả nhàm có hướng điều chỉnh kịp thời trong sản xuất,
Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân các công đoạn từ thu hoạch, thu mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến khâu tiêu thụ theo đúng yêu cầu đặt ra,
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp xã Văn Đức – Gia Lâm - Hà nội em có một số kết luận sau
1, Trong nhiều năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm trên thế giới và một số đề tài nghiên cứu tại Việt Nam, Trên thế giới cách tiếp cận về chuỗi giá trị được sử dụng phổ biến, việc tổ chức tốt chuỗi giá trị là một nhân tố cạnh tranh, chuỗi giá trị được coi như là một công cụ để quản lý chất lượng, Tại Việt Nam, cách tiếp cận này bắt đầu được sử dụng chưa phổ biến nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp với sự hỗ trợ của các dự án phát triển, một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong đó có chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp đã được tiến hành tuy nhiên phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp,
2, Sự hình thành phát triển của chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp văn đức đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, phân công lại lao động nông thôn và tạo ra sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm giữa các nhà sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng. Tại xã Văn Đức rau cải bắp được sản xuất theo quy mô gia đình, Sản xuất rau cải bắp quy mô trang trại chưa xuất hiện, hệ thống các cơ sở chế biến RAT chưa được hình thành,
3, Tại xã Văn Đức rau an toàn được sản xuất theo quy mô hộ gia đình, Sản xuất rau quy mô trang trại chưa xuất hiện, hệ thống các cơ sở, nhà máy biến rau chưa được hình thành, RAT xã chưa có thương hiệu trên thị trường, tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp Văn Đức gồm các tác nhân chính: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng
4, Rau cải bắp xã Văn Đức được tiêu thụ qua 3 kênh chính. Trong chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp, giữa các tác nhân đã có những mối liên kết, chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với các mức độ khác nhau, Sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân cho thấy có sự hợp lý nhất định, Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp vẫn còn có những hạn chế như: Các mối liên kết còn lỏng lẻo, kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị còn tách biệt, tác nhân chính trong chuỗi vẫn là người sản xuất mà chủ yếu là các hộ nông dân, Các tác nhân khác như: người thu gom, bán buôn, bán lẻ và đặc biệt là người tiêu dùng có tác động rất ít tới sự phát triển của chuỗi, Chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp gần như mang tính một chiều,Sở dĩ như vậy là do các yếu tố ảnh hưởng sau: Các yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan như rủi ro về thời tiết, khí hậu, rủi ro về dịch bệnh, giá cả,, ,khó đề phòng, Để hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp xã văn đức trong các năm tới cần nghiên cứu triển khai nhóm giải pháp cho toàn chuỗi và cho từng tác nhân tham gia chuỗi,Do thực tế các nghiên cứu về chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa dịch vụ còn ít, số liệu chưa cập nhật, Xuất phát từ ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế của chuỗi, em xét thấy cần có các nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất rau cải bắp, Ngoài ra cũng cần nghiên cứu đánh giá sâu hơn về nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng rau cải bắp
5, Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất cũng như ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp văn đức, những yếu tố tác động đến có những mặt xấu những cũng có những mặt tích cực, Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới chuỗi giá trị và quá trình sản xuất rau cải bắp của người sản xuất đó là yếu tố chủ quan và yếu tố khác quan,
Trong yếu tố chủ quan thì các yếu tố như: Đất đai, thủy lợi, kỹ thuật, cơ chế quản lý có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại cũng như phát triển bền vũng của chuỗi giá trị rau cải bắp.
Trong yếu tố khách quan thì các yếu tố như: Khí hậu, chính sách có tác động trực tiếp tới người sản xuât từ đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chuỗi giá trị rau cải bắp.
5.2. Kiến nghị
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển chiến lược trong các năm tới để phát triển chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị sản phẩm rau cải bắp nói riêng,
Để tạo điều kiện cho nông dân tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại cần sớm thẩm định và ra quyết định công nhận trang trại đối với những hộ nông dân đã dồn đổi đất và lập dự án thành lập trang trại sản xuất rau cải bắp,
Tiếp tục tuyên truyền vận động nông dân sản xuất rau cải bắp theo quy trình kỹ thuật,
Cần xây dựng và giữ gìn thương hiệu cho rau cải bắp văn đức trong những năm tới,
Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm dịch, kiểm soát chất lượng trên địa bàn huyện,
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống chợ, giao thông nội đồng, thủy lợi đáp ứng tốt cho sự phát triển lưu thông sản phẩm rau cải bắp từ khu vực sản xuất ra ngoài thị trường,
5.2.2 Đối với người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Sử dụng các loại giống rau phù hợp với từng vụ sản xuất đồng thời xây dựng quy trình canh tác hợp lý để đạt năng suất cây trồng cao nhất mà chất lượng vẫn được đảm bảo,
Luôn đảm bảo giữ chữ tín trong quá trình mua, bán và lưu chuyển hàng hóa, hoạt động của mỗi tác nhân từ người sản xuất đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều là một chuỗi liên hoàn góp phần làm giảm chi phí, hao hụt và tăng thêm giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị sản phẩm,
Thực hiện tốt mối liên kết hợp tác với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, Đồng thời, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong sản xuất, kinh doanh và quy định tiêu chuẩn chất lượng rau cải bắp,, ,từ đó phát triển sản xuất, trao đổi nhằm tăng thu nhập và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất,
Giảm thiểu các khâu trung gian không cần thiết,
Thực hiện tốt các nhóm giải pháp và tập trung vào hướng phát triển chuỗi giá trị trong thời gian tới,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Theo số liệu từ Sở NN & PTNT năm 2012
Theo Nguyễn Kim Anh (2006):
Theo David Sharpe ( 2008)
Theo Kaplinsky và Morris (2001):
Tài liệu tập huấn chuỗi giá trị, 2013 ( HTX Văn Đức)
Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Trường học viện Nông nghiệp I, Hà Nội,
Đào Duy Tâm (2004). Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sỹ.
PGS.TS Ngô Thị Thuận (2003). Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 1, số 2, trang 157 - 163.
Trần Khắc Thi và cộng sự, 2005, Kỹ thuật trồng rau sạch, rau an toàn và rau xuất khẩu. Nhà xuất bản Thanh Hóa.
PHIẾU THU THẬP HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU CẢI BẮP
Bảng câu hỏi số: _______
Người phỏng vấn: _________________ Ngày phỏng vấn: ____________
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ
1. Họ và tên chủ hộ :_________________________________________
2. Địa chỉ:__________________________________________
3. Giới tính: 1 – Nam 2 – Nữ Tuổi:__________
4. Trình độ học vấn:
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Trung cấp Cao đẳng Đại học
Trên đại học Không học
5. Số khẩu của hộ (bao gồm cả người được phỏng vấn):____(người)
Trong đó lao động nông nghiệp: ___(người)
6. Số năm trồng rau bắp cải: _______
7. Diện tích sản xuất nông nghiệp (sào):______
Trong đó diện tích sản xuất rau (sào):______
II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
Hạch toán chi phí vụ đông năm 2014
STT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(nghìn đồng)
Thành Tiền
(nghìn đồng)
A
Chi phí vật chất
1
Giống
Cây
2
Phân bón
+ Phân hữu cơ
Kg
+ N
Kg
+ P
Kg
+K
Kg
+ NPK
Kg
+ tro bếp
B
Chi phí lao động
1
Làm đất
Công
2
Gieo
Công
3
Chăm sóc (tưới, phun thuốc)
Công
4
Thu hoạch
Công
5
Đi bán
Công
Tình hình tiêu thụ:
STT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
(kg)
Đơn giá
(nghìn đồng)
Thành tiền
(nghìn đồng)
1
Tổng khối lượng thu
Kg
2
Lượng bán
Kg
+ Người thu gom
Kg
+ Người bán buôn
Kg
+ Người bán lẻ
Kg
+ Người mua lẻ
Kg
3
Tiêu dùng
Kg
III.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA HỘ
Vai trò của Hợp Tác Xã trong quá trình sản xuất rau cải bắp
Cung cấp đầu vào Cung cấp dịch vụ thủy lợi Cung cấp tín dụng
Giúp tiêu thụ sản phẩm Hỗ trợ kĩ thuật khuyến nông
Gia đình có tham gia lớp tập huấn không:
Có Không
Nếu có thì số lần tham gia: _______________
Nội dung tập huấn:________________________
Các xác định giá bán rau cải bắp của ông bà như thế nào ?
Theo giá năm trước Tự định giá
Theo giá người mua áp đặt Thỏa thuận từ 2 bên
Hình thức thanh toán của người mua:
Trả ngay sau khi bán Trả theo tuần
Trả theo tháng Trả theo vụ
Khác (Nêu rõ):..
Phương tiện trao đổi thông tin, chất lượng, giá cả:
Trực tiếp Điện thoại Khác (nêu rõ)
Đánh giá mức độ liên kết thường xuyên chặt chẽ giữa hộ sản xuất với các tác nhân khác?
STT
Tác nhân
Thường xuyên, chặt chẽ
Bình thường
Mùa vụ, không thường xuyên
1
Người cung cấp đầu vào
2
Người thu gom
3
Người bán buôn
4
Người bán lẻ
5
Người tiêu dùng mua lẻ
6
Các hộ gia đình khác
IV. KHÓ KHĂN THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA HỘ
Thuận lợi của hộ trong quá trình sản xuất rau cải bắp?
Khó khăn mà hộ gặp phải trong quá trình tiêu thụ rau cải bắp?
Dự định sản xuất trong những năm tới:
Mở rộng diện tích trồng mới Nâng cao mật độ trên diện tích cũ
Đầu tư thâm canh, phân bón Giữ nguyên quy mô
Giảm bớt diện tích Không trồng nữa
Quyết định tiêu thụ của hộ trong thời gian tới?
1 Giữ nguyên mối liên kết cũ 1 Chuyển sang mối liên kết mới
1 Tùy thuộc điều kiện cụ thể sau đó mới quyết định
V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CẢI BẮP CỦA HỘ
1. Ông (bà) có đề nghị gì để nâng cao hiệu quả sản xuất rau cải bắp của gia đình không?
1. Có
2. Không
Nếu có thì đó là gì? (nêu cụ thể)
3. Ông (bà) có kiến nghị gì đối với chính quyền địa phương và các đối tác khác để nâng cao lợi nhuận/ lợi ích của các hộ sản xuất rau cải bắp không?
Đối với chính quyền địa phương:
Đối với các tác nhân liên quan:
Xác nhận của người được phỏng vấn
Xin cảm ơn Ông/Bà đã chia sẻ thông tin!
PHIẾU ĐIỀU TRA THƯƠNG LÁI THU MUA RAU CẢI BẮP
Bảng câu hỏi số: _________
Ngày phỏng vấn:___________ Người phỏng vấn: ______________________
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên thương lái ___________________________________________
2. Địa chỉ: _____________________________________________________
3. Giới tính: 1 - Nam 2 - Nữ Tuổi:__________
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Trung cấp Cao đẳng Đại học
Trên đại học Không học
4. Số năm buôn bán rau: ___________________________
5. Số khẩu của hộ:___________________________(người)
- Số lao động làm trong nghề:____________________(người)
II. HOẠT ĐỘNG THU MUA SẢN PHẨM RAU CỦA THƯƠNG LÁI
1. Loại rau thường thu mua:________________________________________
- Trong đó thu mua rau cải bắp chiếm (%) ___________________
2. Thời vụ thu hoạch rau cải bắp ông bà mua bao nhiêu tạ/ngày:___________
- Tỷ lệ hao hụt/1 lần nhập : __________________
3. Địa bàn thu mua rau cải bắp trong các năm qua?
Trong tỉnh Ngoài tỉnh Cả hai
4. Địa điểm thu mua:
Tại ruộng của nông dân Tại nhà của nông dân Tại điểm thu gom Khác
5. Ông bà thu mua rau cải bắp từ bao nhiêu nguồn? ____________________
6. Đối tượng và lượng thu mua rau cải bắp:
STT
Đối tượng mua
Lượng thu mua BQ/vụ (kg/ngày)
Giá thu mua
(nghìn đồng/kg)
1
Nông dân
2
Hợp Tác Xã
3
Người thu gom
4
Nguồn khác
7. Đối tượng Ông (Bà) cung ứng rau cải bắp là:
STT
Đối tượng bán
Tỷ lệ (%)
Đơn giá
(nghìn đồng/kg)
Thành tiền
(nghìn đồng)
1
Bán buôn
2
Bán lẻ
3
Người tiêu dùng
4
Đối tượng khác
8. Chi phí của thương lái:
STT
Tiêu chí
Số tiền (nghìn đồng/ngày)
1
Tổng chi phí
2
- Mua rau cải bắp
3
- Vận chuyển
4
- Lao động
5
- Bảo quản
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU MUA RAU
1. Hình thức thu mua rau cải bắp ?
Có hợp đồng Không hợp đồng Thỏa thuận miệng
2. Yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn người bán để mua rau cải bắp là:
Giá cả Chất lượng
Sự tin cậy Yếu tố khác
3. Cách ông bà xác định giá thu mua rau cải bắp?
Căn cứ vào thị trường Căn cứ vào khả năng cung cấp
Căn cứ vào kinh nghiệm Khác: _______________________
4. Phương thức vận chuyển khi ông bà thu mua rau cải bắp:
Tự vận chuyển Người bán vận chuyển
- Nếu tự vận chuyển thì phương tiện thu mua của ông bà là:
Ô tô vận tải Xe thô sơ
Thuyền bè Khác _____________________
- Các phương tiện này của mình hay đi thuê Của nhà Đi thuê
5. Phương thức thanh toán cho người cung ứng rau cải bắp cho ông bà:
Trả luôn Bán hàng xong mới trả tiền
Trả theo tháng Trả theo quý
6. Phương thức trao đổi thông tin giao dịch của ông bà là?
Điện thoại Gặp mặt trực tiếp Phương thức khác
29. Theo ông bà mối quan hệ với các đối tác khác của mình như thế nào?
STT
Đối tác
Thường xuyên, chặt chẽ
Bình thường
Không chặt chẽ
1
Người trồng rau cải bắp
2
Thương lái khác
3
Người bán lẻ
4
Người tiêu dùng
IV. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THU MUA VÀ TIÊU THỤ RAU CẢI BẮP
1. Theo Ông (Bà) lợi thế/ nhược điểm của sản phẩm rau cải bắp so với các loại rau củ khác như thế nào?
- Lợi thế:
- Nhược điểm: ......................................................................................................................
2. Ông (Bà) có kiến nghị gì đối với chính quyền địa phương và các đối tác khác để nâng cao lợi nhuận/ lợi ích của các hộ sản xuất rau cải bắp không?
- Đối với chính quyền địa phương:
-Đối với các tác nhân trong chuỗi:
Xác nhận của người được phỏng vấn
Xin cảm ơn Ông/Bà đã chia sẻ thông tin!
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI BÁN LẺ RAU CẢI BẮP
TẠI CHỢ, CỬA HÀNG, SIÊU THỊ
Bảng câu hỏi số: ___________
Ngày phỏng vấn:______________ Người phỏng vấn: ___________________
I.THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên người được phỏng vấn: ______________________________
2. Địa chỉ: __________________________________________________
3. Giới tính: 1- Nam 2 - Nữ Tuổi: _________
4. Trình độ học vấn:
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Trung cấp Cao đẳng Đại học
Sau đại học
5. Số năm buôn bán: ______________________
6. Loại hình: Quầy hàng tại chợ Cửa hàng Siêu thị
7. Quy mô: Lớn Trung bình Nhỏ
8.Cơ cấu thu nhập trong 1 năm (triệu đồng)
- Tổng thu nhập: _________________________________________
- Thu nhập từ buôn bán rau cải bắp: __________________________
II. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN RAU CẢI BẮP
a, Nhập rau cải bắp
1. Các loại rau nhập: Su hào Cải bắp Súp lơ
Cải thảo Rau khác
2.Chi phí nhập rau cải bắp:
STT
Tên chi phí
Đơn giá
(nghìn đồng/kg)
Số lượng
(kg)
Thành tiền
(nghìn đồng)
1
Chi phí mua rau cải bắp
2
Chi phí vận chuyển
3
Chi phí lao động
4
Chi phí bảo quản
b, Bán rau
1. Khách hàng mua rau cải bắp: Người tiêu dùng Nhà hàng
Khách sạn Khách hàng khác
2.Thời gian bán rau cải bắp trong năm: _____________________________
3. Số lượng, giá bán, tỷ lệ hao hụt:
STT
Số lượng
(kg/ngày)
Đơn giá
(nghìn đồng/kg)
Thành tiền
( nghìn đồng)
III.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN RAU CẢI BẮP
1. Người cung ứng mang đến cho ông bà hay ông bà tự vận chuyển?
Tự vận chuyển Được mang tới
2. Ông (bà) có mua rau cải bắp từ một vài người cung ứng quen?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Tùy theo giá cả mà họ đưa tới
3. Hình thức nhập rau cải bắp:
Thỏa thuận miệng Hợp đồng trực tiếp tại vườn Hợp đồng qua trung gian
4. Phương thức giao dịch:
Qua điện thoại Qua trung gian Gặp mặt trực tiếp
5. Yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn người cung ứng?
Giá cả Chất lượng
Sự tin cậy Yếu tố khác
6. Các hình thức thúc đẩy tiêu thụ rau cải bắp
Mua nhiều giảm giá Mua nhiều tặng hàng
Mua nhiều được vận chuyển miễn phí Khác ___________
IV. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH MUA BÁN RAU CẢI BẮP
1. Theo Ông (Bà) lợi thế/ ưu điểm của sản phẩm rau cải bắp so với các loại rau khác là gì?
2. Ông (Bà) có muốn tiếp tục kinh doanh sản phẩm này trong những vụ tiếp không? Tại sao?
Có
Không
3. Ông (Bà) có kiến nghị gì đối với chính quyền địa phương và các đối tác khác để nâng cao lợi nhuận/ lợi ích của các hộ sản xuất rau cải bắp không?
Đối với chính quyền địa phương:
Đối với các tác nhân liên quan:
Xác nhận của người được phỏng vấn
Xin cảm ơn Ông/Bà đã chia sẻ thông tin!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_chuoi_gia_tri_rau_cai_bap_tren_tren_dia_ban_xa_van_duc_huyen_gia_lam_5004.doc