Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội

Vấn đề thể thao giải trí là vấn đề khá mới đối với nước ta, do vậy cần phải được tiến hành nghiên cứu tiếp tục nhất là cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Cần nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển thể thao giải trí sâu rộng hơn nữa trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cho người dân.

pdf40 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận nội thành Hà Nội trên về các mặt: Giá trị về sức khỏe thể chất (đa phần đều có chuyển biến tốt về chức năng sinh lý, cảm giác và chức năng vận động, bệnh tật thường gặp...). Giá trị về sức khỏe tinh thần (đa phần đều có sự cải thiện đáng kể về trạng thái tâm lý, quá trình tâm lý hay cảm xúc tâm lý). Giá trị về những vấn đề liên quan đến công việc lao động, học tập, năng lực lao động, quan hệ xã hội đều được đa số người tập đánh giá có chuyển biến tích cực. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 120 trang A4 bao gồm: Mở đầu (03 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (30 trang); 3 Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (04 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (80 trang); phần kết luận và kiến nghị (03 trang). Trong luận án có 33 biểu bảng, 22 biểu đồ, 02 sơ đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 107 tài liệu tham khảo, trong đó có 96 tài liệu tiếng Việt, 06 tài liệu bằng tiếng Trung, 03 tài liệu tiếng Anh và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội. Tổng quan vấn đề này luận án đi sâu phân tích trên các mặt: 1.1.1. Vị trí địa chính trị, địa kinh tế và tổ chức hành chính. 1.1.2. Tiềm năng và lợi thế về kinh tế. 1.1.3. Tiềm năng về xã hội. 1.2. Khái quát về thể thao giải trí. 1.2.1. Một vài khái niệm có liên quan. Vui chơi thư giãn: Vui chơi thư giãn là đặc trưng của hoạt động giải trí, nó là một nhu cầu của con người. Thoả mãn nhu cầu này là để đạt được niềm vui. Nghiên cứu về vui chơi thư giãn, chính là quá trình làm thế nào để có được niềm vui. Niềm vui và hạnh phúc càng nhiều thì tâm lý, tinh thần càng được thoả mãn. Nó được xây dựng trên nền tảng vật chất nhất định, đồng thời là điều kiện của niềm vui, hạnh phúc của mọi người. Giải trí: Nói về giải trí, nhiều từ điển đều giải thích với hàm ý, đó là sự thoải mái, vui vẻ. Từ điển Bách khoa đã đưa ra khái niệm giải trí là: “làm cho trí óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt động gây được hứng thú”. 4 Thể thao giải trí và sự gắn kết giải trí với TDTT: Bùi Xuân Mỹ và Phạm Minh Thảo cho rằng thể thao thường là một bộ phận giải trí của con người ở thế kỷ XX. Đối với một số người, đó là một cách phát triển cá nhân hay thư giãn, đối với một số người khác lại là một phương tiện thành đạt. Và phong trào tham gia trực tiếp hoạt động thể thao cũng phát triển cùng với tình hình gia tăng thì giờ rảnh rỗi. Theo hai tác giả này, người ta đến với thể thao rất đa dạng tùy theo sự say mê ham thích của từng người. Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, thể thao giải trí là loại hình hoạt động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do, ngoài giờ làm việc. Thể thao giải trí còn là hoạt động TDTT tự giác, vừa sức, trong vùng năng lượng ưa khí (đủ ôxy, không bị nợ ôxy). Thể thao giải trí không chỉ bao hàm các phương tiện hoạt động thể lực mà còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư giãn, thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn, trong đó có sử dụng các phương tiện công nghệ cao. 1.2.2. Sơ lược lý luận về thể thao giải trí. 1.2.2.1. Vị trí và đặc điểm của thể thao giải trí. Thể thao giải trí là loại hình hoạt động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do, ngoài giờ làm việc. Thể thao giải trí còn là hoạt động TDTT tự giác, vừa sức, trong vùng năng lượng ưa khí (đủ ôxy, không bị nợ ôxy). Thể thao giải trí không chỉ bao hàm các phương tiện hoạt động thể lực mà còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư giãn, thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn, trong đó có sử dụng các phương tiện công nghệ cao. 5 Vị trí của thể thao giải trí ở nước ta được khẳng định là một bộ phận cấu thành của thể dục, thể thao; nằm trong phạm vi TDTT quần chúng. Nói cách khác, thể thao giải trí là bộ phận hữu cơ của đa số các bộ phận cấu thành nên TDTT Việt Nam. Tuy nhiên, thể thao giải trí vẫn có những đặc điểm riêng về phương tiện và phương pháp. 1.2.2.2. Các chức năng của thể thao giải trí. Các chức năng của thể thao giải trí được đề cập tới tương đối nhiều và cũng có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tựu trung lại chủ yếu đề cập tới các chức năng cơ bản: chức năng sức khỏe, chức năng xã hội và chức năng kinh tế. 1.2.2.3. Phân loại thể thao giải trí. Phân loại thể thao giải trí đến nay vẫn chưa thật thống nhất, nhưng có thể phân loại như sau: Phân loại theo trạng thái thân thể. Phân loại theo năng lực thân thể. Phân loại theo cách phân định thành tích. 1.3. Khái quát lý luận về đặc điểm và giá trị. Về vấn đề này luận án khái quát theo các mục sau: 1.3.1. Xã hội và đặc điểm xã hội. 1.3.2. Giá trị và giá trị xã hội. Giá trị của thể thao: Thể dục thể thao (TDTT) có giá trị đặc biệt đối với việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất con người. TDTT còn có giá trị xã hội to lớn là làm cho con người có khả năng tự thể hiện, tự khẳng định và hoàn thiện mình; tạo cho con người niềm vui giao tiếp, gắn bó với tập thể, cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao tính tích cực xã hội, tiếp nhận những định hướng giá trị của xã hội. 6 Giá trị của thể thao giải trí: Sự tiến bộ của lịch sử nhân loại cho thấy thể thao giải trí và tiến bộ xã hội, đời sống con người và chất lượng cuộc sống được liên kết với nhau. Thể thao giải trí có thể thúc đẩy tiến bộ xã hội. 1.4. Một số nghiên cứu có liên quan. Nội dung cụ thể của chương tổng quan được trình bày từ trang 04 đến trang 33 trong luận án. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu. Trong luận án sử dụng 05 phương pháp nghiên cứu thường quy trong lĩnh vực TDTT bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp chuyên gia Phương pháp toán học thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu. Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở Hà Nội (n = 5) Tán thành Không tán thành T T Nội dung chỉ tiêu n % n % X2 P a) Khảo sát về thực trạng thể thao giải trí: 1. Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn các quận 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 2. Các môn thể thao người dân tham gia tập luyện 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 3. Số lượng công trình thể thao do nhà nước quản lý trên địa bàn. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 4. Tổng diện tích của thành phố. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 5. Tổng diện tích đất dành cho TDTT hiện nay. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 6. Số lượng các khu du lịch giải trí. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.0 1 7. Thực trạng từng khu du lịch-giải trí hiện nay. 5 80.0 0 20.0 12.34 <0.0 1 8. Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất hoạt động thể dục thể thao. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 9. Số lượng các cửa hàng kinh doanh sản phẩm TDTT. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 10. Số lượng các công ty, xí nghiệp sản xuất dụng cụ, trang thiết bị TDTT. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 11. Các loại hình thể thao giải trí đặc thù của địa phương. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 b) Khảo sát về đặc điểm xã hội (Khảo sát cá nhân về thời gian nhàn rỗi và thói quen – xu hướng giải trí) 12. Các thông tin về tham gia các hoạt động thể thao-giải trí. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 13. Thời gian làm việc trung bình trong 1 tuần. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 14. Thời gian trung bình một tuần tham gia vào các công việc tự nguyện xã hội 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 15. Thời gian trung bình xem tivi mỗi ngày 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 Tán thành Không tán thành T T Nội dung chỉ tiêu n % n % X2 P 16. Thời điểm thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ trong 12 tháng gần đây. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 17. Các hình thức nghỉ ngơi chủ yếu trong các kỳ nghỉ trong 12 tháng gần đây. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 18. Thời gian rảnh rang vào kỳ nghỉ cuối tuần trong 12 tháng gần đây. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 19. Tình hình hoạt động trong các kỳ cuối tuần rảnh rang. 5 100. 0 0 0.0 15.07 <0.0 1 20. Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến các khu giải trí trong thành phố. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 21. Các phương tiện di chuyển thường sử dụng để đến các khu giải trí xa (các tỉnh thành khác). 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 22. Ảnh hưởng của các phương tiện giao thông bất tiện đến sự tham gia hoạt động giải trí. 5 80.0 0 20.0 12.34 <0.0 1 23. Nếu sự tiện nghi của các phương tiện giao thông công cộng được cải thiện thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 24. Nếu chi phí của giao thông công cộng giảm xuống thì khả năng tham gia các hoạt động giải trí thường xuyên. 2 40 3 60.0 8.02 >0.0 1 25. Thời gian trong ngày thuận tiện nhất để tham gia các hoạt động thể thao giải trí. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 26. Tình hình các nhóm dân cư không đủ điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ phục vụđể tham gia hoạt động giải trí ở địa phương. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 27. Tình hình sở hữu các máy móc, dụng cụ giải trí. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 28. Số thành viên của câu lạc bộ thể thao giải trí (thể hình, thể dục nhịp điệu, quần vợt, cầu lông, dưỡng sinh, yoga, golf). 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 29. Tình hình nhận biết các khu du lịch giải trí trong 12 quận nội thành thành phố Hà Nội và số lần đến trong 12 tháng gần đây. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 Tán thành Không tán thành T T Nội dung chỉ tiêu n % n % X2 P 30. Các hoạt động giải trí ngoài trời ưa thích và mức độ tham gia. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 31. Các nguyên nhân, khó khăn chính làm không thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao giải trí ngoài trời của người tập. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 32. Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích và mức độ tham gia. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 33. Thời gian tập luyện thể thao giải trí của người tập. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 34. Đánh giá về hệ thống công viên, dịch vụ giải trí và các vấn đề liên quan của địa phương mình ở. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 35. Lứa tuổi của người tập thể thao giải trí. 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 36. Số con dưới 18 tuổi (đang sống chung). 2 40.0 3 60.0 8.02 >0.0 1 37. Tổng số người trong gia đình. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.0 1 38. Trình độ học vấn cao nhất trong gia đình. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.0 1 39. Nghề nghiệp - chuyên môn của người tập. 1 20.0 4 80.0 6.24 >0.0 1 40. Khảo sát thu nhập cá nhân của người tập. 5 100 0 0.0 15.07 <0.0 1 6 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là đặc điểm và giá trị của thể thao giải trí như nội dung, hình thức, tác dụng của thể thao giải trí; thành phần, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi...người tham gia thể thao giải trí. 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: - Các câu lạc bộ, trung tâm thể thao giải trí tại 12 quận của Hà Nội - Những người tập thể thao giải trí. - Các chuyên gia, nhà quản lý về lĩnh vực thể thao giải trí. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, 12 quận nội thành Hà Nội (các CLB, các trung tâm TDTT, các điểm tập luyện TDTT) 2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2015 và được trình bày cụ thể trong luận án. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội. 3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu và căn cứ vào điều kiện thực tiễn về nhu cầu hưởng thụ thể thao giải trí của người dân Hà Nội, điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, điều kiện thực tiễn về các cơ sở cung cấp thể thao giải trí ở Hà Nội và nhiều văn bản chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, của các bộ ban ngành về công tác TDTT tác giả tổng hợp được 40 chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá thực trạng thể thao giải trí và các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến những giá trị của thể thao giải trí ở Hà Nội. 7 Sử dụng 40 chỉ tiêu đó tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở Hà Nội. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia được trình bày tại bảng 3.1. Qua bảng 3.1 cho thấy, các chuyên gia đã lựa chọn 21/40 chỉ tiêu (có sự tán thành cao từ 80% trở lên) để đánh giá thể thao giải trí ở Hà Nội. Điều này được thể hiện thông qua việc xử lý bằng chỉ số X2 trong đó X2 từ 12.34 đến 15.07 với P<0,01. Đây là những chỉ tiêu có ý kiến tán thành hoàn toàn chiếm ưu thế trước ý kiến “không tán thành”; được sử dụng để đánh giá thực trạng và đặc điểm của thể thao giải trí ở Hà Nội. 3.1.2. Đánh giá thực trạng về tình hình thể thao giải trí ở Hà Nội Trên cơ sở lựa chọn được 21 chỉ tiêu, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng thể thao giải trí ở 12 quận nội thành Hà Nội qua điều tra diện rộng trên 2015 người tham gia tập luyện thể thao giải trí. Về tình hình chung của số người tập luyện: thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2. Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên trên địa bàn các quận TT Tên đơn vị Diện tích (km2) Dân số (người) Số người tập TDTT (người) Tỷ lệ người tập TDTT(%) 1. Ba Đình 9.3 225.900 69.476 30.76 2. Bắc Từ Liêm 43.35 320.414 94.426 29.47 3. Cầu Giấy 12 225.600 72.501 32.14 4. Đống Đa 10.2 370.100 124.252 33.57 5. Hà Đông 47.9 198.700 62.056 31.23 6. Hai Bà Trưng 9.6 284.615 96.447 33.89 7. Hoàn Kiếm 5.3 147.300 45.774 31.08 8. Hoàng Mai 40.2 335.500 103.393 30.82 9. Long Biên 60.4 226.900 67.374 29.69 10. Nam Từ Liêm 32 232.894 74.164 31.84 8 11. Tây Hồ 24 130.600 41.863 32.05 12. Thanh Xuân 9.1 223.700 75.378 33.70 Tổng 298.32 2922.223 927.104 31.69 Qua bảng 3.2 cho thấy số người và tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên các quận nội thành Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao 31.69%, trong đó thấp nhất là quận Bắc Từ Liêm (29.47%), cao nhất là quận Thanh Xuân (33.7%), hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước (28.3%). Về tỉ lệ người dân tập luyện các nhóm môn trong tuần: Để tiện phân tích về xu hướng tập luyện các môn thể thao giải trí, tác giả phân thành những nhóm như sau: Nhóm I: gồm các môn Golf, Bowling và Bi-a. Nhóm II: gồm các môn khiêu vũ thể thao, thể dục thẩm mỹ - aerobic. Nhóm III: gồm các môn cờ, thể thao điện tử. Nhóm IV: gồm các môn leo núi, trượt patin trên ván, đua ca nô – lướt ván trên nước. Đây là những môn thể thao giải trí có tính mạo hiểm. Nhóm V: gồm các môn đá cầu, nhảy dây, kéo co, Yoga, thái cực trường sinh, đi bộ, chạy, bơi lội. Đây là những môn thể thao giải trí mang tính dân tộc, dưỡng sinh, gần với thiên nhiên. Nhóm VI: gồm các môn bóng bàn, cầu lông, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền... gọi chung là các môn bóng. Nhóm VII: các môn thể thao khác. Bảng 3.3. Nhóm môn thể thao người dân tham gia tập luyện thể thao giải trí trong một tuần (n=2015) T T Nhóm Môn thể thao Số người tập (người) Tỷ lệ người tập (Tỷ lệ) Môn Golf 214 10.62 1. Nhóm I Môn Bowling 245 12.16 9 Môn Bi-a 354 17.57 Môn khiêu vũ thể thao 351 17.42 2. Nhóm II Môn thể dục thẩm mỹ-Aerobic 412 20.45 Nhóm các môn Cờ 349 17.32 3. Nhóm III Thể thao điện tử (E-Sport) 61 3.03 Môn leo núi (vách núi nhân tạo) 254 12.61 Trượt patin trên ván 389 19.31 4. Nhóm IV Đua ca nô, lướt ván trên nước 89 4.42 Môn đá cầu 251 12.46 Môn nhảy dây 214 10.62 Môn kéo co 38 1.89 Môn Yoga 371 18.41 Môn Thái cực trường sinh 106 5.26 Môn đi bộ, chạy 642 31.86 5. Nhóm V Bơi lội 256 12.70 Bóng bàn 264 13.10 Cầu lông 450 22.33 Bóng đá 541 26.85 Bóng rổ 365 18.11 6. Nhóm VI Bóng chuyền 256 12.70 7. Nhóm VII Các môn thể thao khác 214 10.62 Ghi chú: 1 người có thể tham gia nhiều môn thể thao Bảng 3.3 cho thấy, số người tham gia tập luyện thể thao giải trí trong một tuần khá đông. Ở nhóm V, môn đi bộ, chạy có số người tập cao nhất là 642 người (đạt 31.86%). Tiếp theo là nhóm VI, các môn bóng: 12.7% (bóng chuyền) đến 26.85% (bóng đá). Ở nhóm II, các môn thể dục thẩm mỹ, aerobic, môn khiêu vũ thể thao cũng được nhiều người hưởng ứng (tỉ lệ tương ứng 20.45% và 17.42%). Môn yoga cũng thu hút được đông đảo người tập (18.41%). Nhóm I có môn bi-a là môn được nhiều người ưa thích (chiếm 17.57%). Môn cờ (nhóm III) cũng được đông đảo người tham gia (17.32%). Thuộc 10 nhóm IV, môn trượt patin trên ván cũng được đông đảo số người hưởng ứng (19.31%). Những môn thể thao có số lượng người tham gia ít là những môn thể thao không phổ biến, hoặc cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện là các môn thể thao điện tử (E-Sport), Đua ca nô, lướt ván trên nước, kéo co (từ 1.89-4.42%). So sánh số người tham gia tập luyện ở các nhóm môn thể thao giải trí khác nhau thì nhóm VI có các môn bóng là đông nhất (29.8%), sau đó là nhóm V (26.8%). Sự khác biệt về số người tập giữa các nhóm này là có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Sự phân tích này được trình bày cụ thể ở bảng 3.4 trong luận án. Thực trạng các công trình thể thao công cộng: Bảng 3.5 trong luận án cho thấy: Có 3/12 quận có sân vận động (SVĐ), có 6/12 quận có sân nhưng quy cách không chuẩn, vừa là SVĐ vừa là sân đá bóng, 3/12 quận chưa có SVĐ. Nhà tập luyện và thi đấu trong 12 quận: có 18 nhà thi đấu; có 10 bể bơi (2 bể trong nhà, 8 bể ngoài trời), có 4 quận chưa có bể bơi và 1 quận đang xây. Thực trạng diện tích đất cho thể thao: Diện tích đất TDTT trung bình dành cho người dân trong 12 quận nội thành rất thấp chỉ đạt 0,97m2, trong đó thấp nhất là quận Hoàn Kiếm (0.52m2/ người). Cao nhất là quận Hà Đông (1.52m2/ người). Thực trạng này được giới thiệu ở bảng 3.6 trong luận án. Thực trạng các khu vui chơi giải trí: Bảng 3.7. Thực trạng từng khu vui chơi giải trí hiện nay (n=2015) Khuôn viên Trò chơi Chi phí Phục vụ Nội dung Rộng rãi Nhỏ hẹp Hấp dẫn Ít hấp dẫn Cao Thấp Tốt Khôn g tốt Số lượng = 2294 361 1654 625 1390 1091 924 906 1109 11 Tỷ lệ (%) 15.74 84.26 27.24 72.76 54.14 45.86 44.94 55.06 X2 828 144 15 23 Bảng 3.7 cho thấy: Khu vui chơi giải trí có khuôn viên rộng rãi là thấp, chỉ đạt 15.74%, khuôn viên nhỏ hẹp (84.26%); Khu vui chơi có nhiều trò chơi hấp dẫn chỉ đạt 27.24%, không hấp dẫn là 72.76%. Mức chi phí bỏ cao chiếm tới 54.14%, chi phí thấp là 45.86%. Chất lượng phục vụ tại các khu vui chơi được đánh giá tốt là 44.94%, không tốt là 55.04%. Như vậy, dịch vụ trong các khu vui chơi giải trí là rất cao, khuôn viên chủ yếu chỉ là nhỏ hẹp. Sự khác biệt trong đánh giá có ý nghĩa với P< 0,001. Thực trạng về sân bãi, cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao giải trí: Bảng 3.8. Số lượng sân bãi, cơ sở vật chất hoạt động thể dục thể thao Các môn bóng Các môn khác Nội dun g Sân bóng đá (sân cỏ nhân tạo) Sân tennis Sân cầu lông Sân bóng chuyề n Sân bóng rổ Bể bơi Golf (sân mini) Võ thuật Phòn g tập thể hình Thể dục thẩm mỹ, Gym Các phòn g tập khác n 360 372 1234 354 395 68 37 89 168 235 265 Tỷ lệ % 10.06 10.40 34.5 0 9.90 11.0 4 1.90 1.03 2.49 4.70 6.57 7.41 Σ 2715 (75.9%) 862 (24.1%) X2 632 (P<0.001) Bảng 3.8 cho thấy: Sân cầu lông là chủ yếu (34.5%), bóng chuyền (9.9%). Sân bóng đá (10.06%) chủ yếu là sân cỏ nhân tạo; Sân tennis (10.4%) chủ yếu là sân dịch vụ của các tư nhân, công ty và trong các cơ quan, doanh nghiệp. Sân bóng rổ chủ yếu trong các trường học và khu chung cư, khu đô thị. Sân golf ít nhất (1.03%). 12 Số lượng các phòng tập võ thuật, thể hình, thẩm mỹ, Gym và các phòng tập khác khá nhiều. Số sân bóng hoàn toàn chiếm ưu thế trước cơ sở sân bãi các môn khác (P<0,001). Để phục vụ cho nhu cầu hoạt động tập luyện TDTT, luận án còn tổng hợp các cơ sở các công ty chuyên cung cấp các thiết bị dụng cụ thể thao của nhà nước và tư nhân, trong đó đa phần là tư nhân. 3.1.3. Khảo sát về đặc điểm xã hội của những người tham gia hoạt động thể thao giải trí. Về đặc điểm người tham gia hoạt động thể thao giải trí: Bảng 3.10. Các thông tin về người tham gia hoạt động thể thao giải trí (n=2015) Lứa tuổi T T Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Dướ i 18 18- 24 25- 34 35- 44 45- 64 Trên 65 1 Số lượng 2015 100.0 145 395 274 358 389 454 2 Giới tính Nam 1083 53.7 84 212 106 175 221 285 Nữ 932 46.3 61 183 168 183 168 169 3 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 395 19.6 145 124 26 Cán bộ, viên chức 918 45.6 145 105 212 231 135 Kinh doanh 394 19.6 45 68 85 121 95 Lao động chân tay 168 8.3 36 45 32 21 104 Nghề nghiệp tự do 140 6.9 45 30 29 16 120 4 Trình độ học vấn THPT 606 30.1 145 151 56 46 54 144 Đại học 1284 63.7 234 195 285 295 255 Trên Đại học 125 6.2 10 23 27 40 55 5 Hình thức và địa điểm tập luyện Ngoài trời, nơi công cộng (công viên,cây 1409 69.9 72 256 167 269 302 253 13 xanh, hồ, ao) Trong nhà không thu phí (Nhà văn hóa phường) 415 20.6 54 91 72 68 45 135 Trong nhà có thu phí (Các cơ sở dịch vụ TDTT) 191 9.5 19 48 35 21 42 66 6 Thời điểm tập luyện Sáng sớm 675 33.5 46 101 89 83 176 150 Buổi trưa 178 8.8 10 45 35 29 23 21 Buổi chiều 204 10.1 34 35 57 22 45 61 Buổi tối 784 38.9 36 172 75 168 132 168 Bất cứ lúc nào 174 8.6 19 42 18 56 13 54 Tham gia thể thao giải trí nam giới chiếm đa số (53.7%) so với nữ giới (X2 = 11.2 với P<0.001). Về lứa tuổi người tham gia tập luyện hoạt động thể thao giải trí : Số người tham gia tập luyện thể thao giải trí tập trung hơn cả là lứa tuổi 18-64 (70.1%). Về nghề nghiệp của những người tham gia hoạt động thể thao giải trí: Cán bộ viên chức là những người tham gia đông đảo hơn cả (45.6%) và sự vượt trội đó hoàn toàn mang ý nghĩa thống kê so với các nghề nghiệp còn lại với P < 0.05. Về trình độ học vấn của người tham gia thể thao giải trí: Trong số những người tham gia: trình độ đại học chiếm ưu thế (63.7%), thứ đến là trình độ phổ thông (30.1%) và trên đại học chỉ chiếm 6.2%. Sự khác biệt hoàn toàn có ý nghĩa (P<0.001). Về hình thức và địa điểm tập luyện: 14 Người dân tham gia tập luyện thể thao giải trí ở nơi công cộng, ngoài trời chiếm tỉ lệ khá lớn (69.9%), tiếp đến là tập trong nhà (30.1%) và chủ yếu là dưới hình thức không thu phí. Sự khác biệt hoàn toàn có ý nghĩa (P<0.001). Về thời điểm tập luyện của những người tham gia tập luyện thể thao giải trí: Thời gian tập luyện của người dân thường không cố định nhưng có thể thấy đa số tập vào buổi sáng sớm (33.5%) và buổi tối (38.9%). Về hình thức nghỉ ngơi của người tập thể thao giải trí: Bảng 3.11. Hoạt động của người tập thể thao giải trí trong các ngày nghỉ cuối tuần (n=2015) Công việc gia đình Chơi thể thao Nội dung Ở nhà Đến khu giải trí mua sắm Làm công việc khác Chơi môn TT dưới nước Chơi các môn TT ngoài trời Chơi các môn TT trong nhà Cắm trại Thăm bạn bè Tham gia các hoạt động xã hội Hình thức khác Số lượng 56 265 145 58 245 295 123 124 456 248 Tỷ lệ (%) 2.8 13.2 7.2 2.9 12.2 14.6 6.1 6.2 22.6 12.3 Σ 466 (23.2%) 598 (29.7%) X2 16.4 (P<0.001) Hoạt động của người tập thể thao giải trí khá đa dạng với 6.1% tham gia cắm trại picnic, 14.6% chơi các môn thể thao trong nhà, 12.2% chơi các môn thể thao ngoài trời, nhiều nhất là tham gia các hoạt động xã hội (22.6%), các hoạt động khác chiếm 12.3%. Số người tham gia các hoạt động này có sự khác biệt đáng kể và mang ý nghĩa thống kê (P<0.001), trong đó hoạt động TDTT chiếm ưu tiên hàng đầu (29.7%), thứ đến là công việc gia đình (23.2%) và tham gia các hoạt động xã hội (22.6%). 15 Về hình thức nghỉ ngơi của người tập thể thao giải trí trong 12 tháng gần đây: Kết quả phân tích trong luận án ở bảng 3.12 cho thấy: họ hoạt động rất đa dạng, nhưng dành thời gian chơi thể thao làm hình thức nghỉ ngơi là lớn nhất (30%). Về những khó khăn ảnh hưởng đến tham gia thể thao giải trí: vấn đề này trong luận án được trình bày ở các bảng 3.13, 3.14 cho thấy điều kiện giao thông, học sinh – sinh viên và phụ nữ trẻ có gia đình là có khó khăn. Về mức độ tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời trong năm của người tập thể thao giải trí: Bảng 3.17. Mức độ tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời (n=2015) Số người tham gia Mức 1: tham gia hàng tuần Mức 2: từ 2 đến 3 tuần/lần Mức 3: từ 6 đến 12 lần /1 năm Mức 4: từ 1 đến 5 lần/ năm TT Mức độ Hoạt động Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % 1. Đến công viên để thư giãn 325 16.13 39 12 54 16.62 48 14.8 177 54.5 2. Các môn thể thao tập thể 206 10.22 81 39.32 45 21.84 51 24.76 29 14.08 3. Đánh golf 68 3.37 5 7.35 12 17.65 15 22.06 36 52.94 4. Tennis 203 10.07 63 31.03 46 22.66 25 12.32 43 21.18 5. Cầu lông 380 18.86 321 84.47 54 14.21 5 1.32 0 0.00 6. Bóng đá 406 20.15 192 47.29 114 28.08 29 7.14 12 2.96 7. Xe đạp 111 5.51 35 31.53 65 58.56 8 7.21 0 0.00 8. Chạy bộ 145 7.2 82 56.6 42 29 7 4.8 10 6.9 9. Bơi lội 132 6.55 23 17.42 46 34.85 45 34.09 18 13.64 10. Hoạt động khác 39 1.94 3 7.7 9 23.08 7 17.94 16 41.3 Tổng cộng 2015 100.0 844 41.89 487 24.17 240 11.91 341 16.92 16 Hoạt động giải trí ngoài trời được người dân tham gia ở nhiều mức độ khác nhau. Ở các hoạt động thể thao giải trí như: các môn thể thao tập thể, tennis, cầu lông, bóng đá, chạy bộ, bơi lội có nhiều người lựa chọn tham gia hơn các môn thể thao khác và hoạt động khác, trong đó đặc biệt là môn bóng đá và cầu lông. Số người tham gia ở hai môn này hoàn toàn chiếm ưu thế so với các môn khác (X2 = 7.34 với P<0.01). Tuy nhiên, mức độ thời gian tham gia ở mỗi nội dung mỗi khác nhau. Về các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích trong năm của người tập thể thao giải trí: thể hiện tại bảng 3.19. Bảng 3.19. Các hoạt động giải trí trong nhà ưa thích trong năm của người tập thể thao giải trí (n=2015) Số người tham gia Mức 1: tham gia hàng tuần Mức 2: từ 2 đến 3 tuần/lần Mức 3: từ 6 đến 12 lần/ 1 năm Mức 4: từ 1 đến 5 lần/ năm Mức 5: Không T T Mức độ Hoạt động Số lượng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % 1. Thăm bạn bè, người thân 278 13.8 0 45 16.1 9 164 58.9 9 46 16.5 5 14 5.04 9 3.24 2. Đọc sách (tại nhà) 51 2.53 29 56.8 6 19 37.2 5 0 0.00 0 0.00 3 5.88 3. Vẽ tranh 16 0.79 3 18.7 5 5 31.2 5 4 25.0 0 3 18.7 5 1 6.25 4. Điêu khắc 14 0.69 4 28.5 7 5 35.7 1 3 21.4 3 2 14.2 9 0 0.00 5. Chơi nhạc, ca hát 26 1.29 12 46.1 5 2 7.69 9 34.6 2 3 11.5 4 0 0.00 6. Khiêu vũ 48 2.38 22 45.8 3 13 27.0 8 13 27.0 8 0 0.00 0 0.00 7. Làm vườn, chơi cây kiểng 22 1.09 12 54.5 5 6 27.2 7 4 18.1 8 0 0.00 0 0.00 8. Chơi bài, cờ tướng, cờ vua 45 2.23 32 71.1 1 12 26.6 7 1 2.22 0 0.00 0 0.00 9. Bơi lội 33 1.64 6 18.1 8 9 27.2 7 12 36.3 6 6 18.1 8 0 0.00 10.Xem phim 31 1.54 16 51.6 1 6 19.3 5 8 25.8 1 1 3.23 0 0.00 11.Xem ca nhạc, kịch, văn nghệ 21 1.04 3 14.2 9 6 28.5 7 9 42.8 6 0 0.00 3 14.29 12.Tham quan viện bảo tàng, triển lãm 15 0.74 0 0.00 5 33.3 3 0 0.00 10 66.6 7 0 0.00 13.Chơi mô hình 35 1.74 7 20.0 0 16 45.7 1 2 5.71 9 25.7 1 1 2.86 14.Xem tivi 46 2.28 36 78.2 6 13.0 0 0.00 4 8.70 0 0.00 6 4 15.Đến thư viện 45 2.23 9 20.0 0 15 33.3 3 12 26.6 7 8 17.7 8 1 2.22 16.Shopping (xem, mua hàng) 52 2.58 12 23.0 8 23 44.2 3 14 26.9 2 3 5.77 0 0.00 17.Nằm nhà nghỉ ngơi (không làm gì) 31 1.54 11 35.4 8 15 48.3 9 5 16.1 3 0 0.00 0 0.00 18.Các môn thể thao tập thể 167 8.29 95 56.9 35 20.9 5 30 18.0 7 4.2 0 0.00 19. Tập võ thuật 241 11.9 6 98 40.6 6 64 26.5 6 72 29.8 8 7 2.90 0 0.00 20. Tập thể hình 213 10.5 7 56 26.2 9 95 44.6 0 61 28.6 4 1 0.47 0 0.00 21. Hình thức khác 585 29.0 3 269 45.9 8 124 21.2 0 168 28.7 2 24 4.10 0 0.00 Tổng cộng 2015 100. 0 777 38.5 6 645 32.0 1 473 23.4 7 102 5.06 18 0.89 15 Bảng 3.19cho thấy: Các hình thức hoạt động thể thao trong nhà như khiêu vũ, cờ vua, cờ tướng, bơi, các môn thể thao tập thể, võ thuật, thể hình cũng được nhiều người lựa chọn so với các hoạt động giải trí khác. Ngoài ra, luận án còn khảo sát về ý kiến đánh giá về dịch vụ thể thao giải trí, thu nhập cá nhân của người tập thể thao giải trí (thể hiện ở bảng 3.21 và 3.22 trong luận án). 3.1.4. Bàn luận về thực trạng thể thao giải trí. Về thực trạng của thể thao giải trí: Trong các chỉ tiêu đánh giá về TDTT quần chúng có 2 chỉ tiêu rất quan trọng là người tập TDTT thường xuyên và đất đai dành cho TDTT. Về người tập TDTT thường xuyên ở các quận chiếm 31.69% rõ ràng cao hơn định mức chung cả nước năm 2015 (28.3%). Còn đất dành cho TDTT thì lại quá khiêm tốn, chỉ 0,9m2/người, còn phải phấn đấu rất nhiều mới đạt chỉ tiêu 3m2/ người dân. Về đặc điểm người tập thể thao giải trí trong nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm đa số, công nhân viên chức chiếm số đông, người có trình độ đại học chiếm phần lớn và người có thu nhập dưới 7 triệu đồng đông hơn cả. Dù rằng người tập đông nhất là từ 18-64 tuổi, song nhóm trên 65 tuổi trở lên lại chiếm lớn hơn so với các nhóm tuổi khác. Lý do dẫn đến tình trạng như trên, chúng tôi trình bày cụ thể trong luận án. Bàn luận về đặc điểm của thể thao giải trí: Lựa chọn môn tập phù hợp là một trong những xu hướng của thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội, các môn đó không có gì khác ngoài các môn phổ cập, dễ tập, vừa bổ ích vừa không mất, hoặc mất ít chi phí. Trong những hoạt động của thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội còn thiếu đi những tổ chức hoạt động vào các ngày cuối tuần cho đông đảo mọi người. 16 Tóm lại, dù thể thao giải trí ở Hà Nội có sự phát triển đa dạng, phong phú song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các quận nội thành Hà Nội, như đề cập ở mục 1.1. 3.2. Đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở các quận Hà Nội. 3.2.1. Mô hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí ở các quận: Theo số liệu của phòng văn hóa - thể thao của 12 quận nội thành ở Hà Nội, hiện nay tổ chức thể thao giải trí tồn tại chủ yếu dưới 6 hình thức, được mô tả tại bảng 3.23. Bảng 3.23. Các mô hình tổ chức tập luyện thể thao giải trí ở các quận. TT Các loại mô hình Số lượng Địa bàn 1. Mô hình tổ chức riêng lẻ >1.000.000 Các phường,khu dân cư 2. Mô hình tổ chức theo nhóm >1.500 Các phường, khu dân cư 3. Mô hình tổ chức theo nhà văn hóa phường 168 Trung tâm phường 4. Mô hình tổ chức theo CLB TDTT 1362 Các doanh nghiệp, nhà kinhdoanh 5. Mô hình tổ chức theo trung tâm TDTT 12 Trung tâm TDTT quận 6. Mô hình tổ chức CLB TDTT trường học >600 Các trường tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Qua bảng 3.23 có thể thấy trong 6 loại mô hình (hình thức) tổ chức hoạt động thể thao giải trí có hai loại mô hình thu hút đông đảo người tham gia tập luyện nhưng được tổ chức lỏng lẻo, dựa vào sự tự giác và tự tổ chức là chính, đó là mô hình tổ chức riêng lẻ (cá nhân), mô hình tổ chức theo nhóm (tự tổ chức), 4 hình thức còn lại thì có sự tổ chức chặt chẽ hơn. Đó là mô hình tổ chức theo CLB TDTT dưới sự quản lý của các doanh nghiệp hoặc tư nhân, mô hình tổ chức theo trung tâm TDTT được tổ chức ở các trung tâm các 17 quận dưới sự quản lý của Ban giám đốc trung tâm, mô hình tổ chức theo nhà văn hóa phường được tổ chức ở các phường dưới sự quản lý của ban văn hóa, thể thao phường và mô hình tổ chức theo CLB TDTT trường học cũng thu hút một số lượng học sinh đáng kể và hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu và giáo viên hoặc bộ môn giáo dục thể chất tiến hành quản lý trực tiếp. Theo khảo sát của chúng tôi cũng như trao đổi với một số cán bộ chuyên trách về thể thao ở các quận và nhà trường, đặc điểm hoạt động của các tổ chức thể thao giải trí ở Hà Nội sẽ được phân tích dưới các góc độ: Tổ chức quản lý hoạt động; Thời gian hoạt động; Nơi hoạt động; Nội dung hoạt động; Ưu, nhược điểm của từng loại hình tổ chức. Đặc điểm hoạt động của các loại hình tổ chức được trình bày cụ thể từ trang 73 đến trang 90 trong luận án. Từ kết quả tham vấn có thể dẫn đến một kết quả về các mức độ tán đồng khác nhau. Điều đó được thể hiện ở bảng 3.30. Bảng 3.30. Mức độ đồng thuận về đặc điểm các loại hình hoạt động của tổ chức thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội. Mức 1 (100%) Mức 2 (91.7%) Mức 3 (83.3%) T T Các loại mô hình hoạt động thể thao giải trí n % n % n % ∑ 1. Mô hình tổ chức riêng lẻ 6 35. 3 6 35.3 5 29.4 17 2. Mô hình tổ chức theo nhóm 6 42. 9 3 21. 4 5 35. 7 14 3. Mô hình tổ chức theo nhà văn hóa phường 7 58. 3 2 16. 7 3 25. 0 12 4. Mô hình tổ chức theo CLB TDTT 7 50 2 14. 3 5 35. 7 14 5. Mô hình tổ chức theo trung 11 73. 1 6.7 3 20. 15 18 tâm TDTT 3 0 6. Mô hình tổ chức theo CLB TDTT trường học 8 66. 7 2 16. 7 2 16. 7 12 ∑ 45 16 23 84 Tóm lại, trên cơ sở tìm hiểu các mô hình thể thao giải trí hiện có ở các quận nội thành Hà Nội, chúng tôi đánh giá các mô hình tổ chức hoạt động thể thao giải trí ở Hà Nội rất đa dạng và phong phú từ thời gian, cách thức tập luyện đến tổ chức quản lý và nội dung tập luyện. Mỗi mô hình có ưu và nhược điểm riêng. Nó phát triển theo đặc điểm riêng của từng loại mô hình, không phụ thuộc lẫn nhau, về cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu tập luyện thể thao giải trí khác nhau của người dân nội thành Hà Nội. 3.2.3. Bàn luận về loại hình tổ chức thể thao giải trí. Về tổ chức tập luyện thể thao giải trí: Nghiên cứu đã xác định nội thành Hà Nội đang tồn tại 6 hình thức (loại hình) tổ chức thể thao giải trí bao gồm: hình thức tổ chức cá nhân, hình thức tổ chức theo nhóm, hình thức tổ chức theo nhà văn hóa phường, hình thức tổ chức theo CLB, hình thức tổ chức theo trung tâm TDTT và CLB TDTT trường học. Đó là những hình thức tổ chức tập luyện phổ biến ở nước ta đã được một số nghiên cứu đề cập. Về nội dung tập luyện trong các tổ chức thể thao giải trí: Về nội dung tập luyện, dù tập luyện theo hình thức nào thì đa phần vẫn tập các môn thể thao phổ cập như đi bộ, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tennis, võ thuậtCác môn thể thao đắt tiền, chi phí lớn và các môn thể thao giải trí mạo hiểm hầu như ít có nghiên cứu đề cập tới và cũng không phổ cập ở các địa phương. Về tổ chức quản lý: Tổ chức tập luyện TDTT trong đó có thể thao giải trí nếu không được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch và có người 19 hướng dẫn thường không mấy hiệu quả. Thế nên đây là một thực trạng cần khắc phục. 3.3. Giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội: Như ai cũng biết, giá trị xã hội của TDTT được thể hiện trong 3 nguyên tắc: nguyên tắc góp phần giáo dục toàn diện, nguyên tắc phục vụ cho lao động và quốc phòng, nguyên tắc phục vụ cho củng cố và tăng cường sức khỏe. Thể thao giải trí là mặt cơ bản của TDTT quần chúng cũng không thể không thể hiện những giá trị xã hội cơ bản của TDTT, chỉ có là biểu hiện dưới các mức độ khác nhau mà thôi, song chủ yếu biểu hiện rõ nét trên các mặt tác động đối với sức khỏe, tác động đối với tâm lý cảm xúc và tác động tới việc học tập và lao động hay tác động đối với các mặt liên quan khác của xã hội. Nghiên cứu vấn đề này được tác giả khảo sát trên 180 người tập luyện thể thao giải trí (phụ lục) và kết quả sau khi xử lý đã được trình bày ở bảng 3.30 đến 3.32 trong luận án. Bảng 3.31 Giá trị đối với sức khỏe thể chất của người dân các quận Hà Nội tham gia thể thao giải trí (n=180) TT Nội dung Mức độ Số lượng Tỉ lệ X2 Thon thả hơn 101 56.1 Vẫn như cũ 72 40.0 1. Về dáng vóc Đẫy đà hơn 7 3.9 81 Giảm cân 91 50.6 Béo lên 20 11.1 2. Về cân nặng Giữ nguyên 69 38.3 47 Ngon miệng 112 62.2 Bình thường 65 36.1 3. Về ăn uống Kém hơn 3 1.7 106 Tốt hơn 110 61.1 Bình thường 60 33.3 4. Về giấc ngủ Kém hơn 10 5.6 83 Dễ dàng hơn 130 72.2 Như cũ 49 27.2 5. Về nhịp thở Khó khăn hơn 1 0.6 130 Chuyển biến tốt hơn 80 44.4 Như cũ 100 55.6 6. Về huyết áp Tồi tệ hơn 0 0.0 80 Nhìn rõ hơn 10 5.6 Bình thường 165 91.7 7. Về năng lực thị giác Kém đi 5 2.7 1.7 Tốt lên 50 27.8 Như cũ 130 72.2 8. Về sức nghe Kém đi 0 0.0 50 Ít run hơn 20 11.1 Mất hẳn 0 0.0 Như cũ 160 88.9 9. Về độ run tay Tăng lên 0 0.0 20 Đau hơn 0 0.0 Như cũ 110 61.1 10. Về xương khớp Giảm đi 70 38.9 70 Cải thiện hơn 90 50.0 Như cũ 85 47.2 11. Về hiện tượng đau đầu Đau hơn 5 2.8 73 Thuyên giảm 80 44.4 Không chuyển biến 90 50.0 12. Về bệnh tình Trầm trọng hơn 10 5.6 54 Tốt lên 109 60.6 Như cũ 71 39.4 13. Về khả năng giữ thăng bằng Kém đi 0 0.0 109 Dễ dàng hơn 70 38.9 Khó khăn hơn 9 5.0 14. Về khả năng đi lại Như cũ 101 56.1 45 Tốt lên 118 65.6 Như cũ 62 34.4 15. Về Khả năng phản ứng trong vận động Kém đi 0 0.0 118 Nhanh nhẹn, khéo léo 120 66.7 Bình thường 60 33.3 16. Về hoạt động vận động Kém linh hoạt 0 0.0 120 Mệt mỏi hơn 3 1.6 Như cũ 80 44.4 17. Về trạng thái cơ thể Đỡ mệt mỏi 97 54.0 88 18. Đối với vận động (tập Thích vận động 150 83.3 150 Bình thường 30 16.7 luyện) Chán vận động 0 0.0 Tốt hơn 85 47.2 Bình thường 92 51.1 19. Về sức khỏe Kém hơn 3 1.7 76 Bảng 3.32. Giá trị về sức khỏe tinh thần đối với những người tập thể thao giải trí (n=180) T T Nội dung Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) X2 Trí nhớ tốt hơn 112 62.2 Như cũ 68 37.8 1. Về trí nhớ Giảm sút 0 0.0 112 Mạnh mẽ hơn 78 43.3 Bình thường 90 50.0 2. Về Nỗ lực ý chí Kém đi 12 6.7 48 Tập trung và ổn định hơn 101 56.1 Như cũ 70 38.9 3. Về mức độ chú ý Phân tán hơn 9 5.0 76 Giảm đi 76 42.3 Như cũ 89 49.4 4. Về Mức độ căng thẳng đối với công việc và sinh hoạt Căng thẳng hơn 15 8.3 40 Tốt hơn 69 38.0 Bình thường 75 42.0 5. Về Khả năng tự lượng sức mình Kém hẳn 36 20.0 10 Tốt hơn 75 42.0 Bình thường 70 39.0 6. Về Khả năng làm chủ bản thân Kém hẳn 35 19.0 14 Tự tin hơn 140 77.8 Như cũ 40 22.2 7. Đối với bản thân cảm thấy như thế nào Mất tự tin 0 0.0 140 Hưng phấn 91 50.6 Bình thường 86 47.8 8. Trước công việc thường ở trạng thái nào Lo lắng 3 1.6 82 Bình tĩnh hơn 96 53.3 Như cũ 67 37.2 9. Trước mọi tình huống, cảm thấy như thế nào Không bình tĩnh 17 9.5 56 Bình tĩnh hơn 140 77.8 10. Cảm giác như thế nào đối với công việc bất Buồn phiền 40 22.2 35 thành Buồn phiền hơn 0 0.0 Tự tin hơn 102 56.7 Như cũ 68 37.8 11. Trước những hoàn cảnh bất lợi cảm giác như thế nào Lo sợ 10 5.5 88 Bình tĩnh hơn 100 55.6 Lo lắng 75 41.7 12. Với những công việc khó khăn, nguy hiểm cảm thấy như thế nào? Sợ hãi 5 2.7 9 19 3.3.1. Giá trị về sức khỏe thể chất của thể thao giải trí. Vấn đề này được trình bày tại bảng 3.31. Đối với hình thái cơ thể: Dáng vóc thon thả hơn (56.1%), cân nặng giảm chiếm ưu thế. Về chức năng sinh lý: Ăn ngủ: đều có cảm giác tốt lên. Về chức năng sinh lý cơ bản (nhịp thở và huyết áp): chuyển biến tốt hoàn toàn biểu hiện rõ nét hơn so với chuyển biến xấu Về chức năng cảm giác: Năng lực thị giác có biến chuyển không nhiều, còn sức nghe và độ run tay đã có sự khác biệt đáng kể. Về một số bệnh tình thường gặp: Xương khớp đa số đều ở trạng thái cũ và không có ai có triệu chứng tăng lên. Hiện tượng đau đầu thì số có cải thiện vẫn chiếm số đông. Về chức năng vận động: Khả năng giữ thăng bằng đa số đều cho là tốt lên; Về khả năng đi lại, đa số vẫn duy trì như cũ chiếm số đông. Tự nhận xét về hoạt động vận động của bản thân: đa số cho rằng tập thể thao giải trí làm cho nhanh nhẹn và khéo léo hơn. - Tự đánh giá về trạng thái cơ thể, số cảm thấy đỡ mệt mỏi chiếm số đông (54%). Về nhu cầu đối với vận động đại bộ phận đều thích vận động (83.3%). Những đánh giá như trên đều có ý nghĩa (P<0,001). 3.3.2. Giá trị về sức khỏe tinh thần của thể thao giải trí . Vấn đề này được thể hiện ở bảng 3.32. Về trạng thái tâm lý – cảm xúc: Số đông duy trì được khả năng hiện có Về mức độ chú ý: 56.1% cho là tập trung và ổn định hơn. Về mức độ căng thẳng đối với cuộc sống: xu hướng giữ nguyên chiếm số đông. (49.4%) Về khả năng tự lượng sức mình và khả năng làm chủ bản thân: số người đánh giá tốt hơn tương ứng là 38% và 39%, duy trì mức cũ 20 là 42% và 39%. So sánh số người có chiều hướng tốt hơn và giảm đi là có ý nghĩa thống kê với P<0.001. Tự đánh giá về khả năng vượt khó: Tốt lên chiếm số đông (55.6%). Về cảm xúc của người tập thể thao giải trí: Cảm thấy tự tin hơn (77.8%), đối với công việc thì đón tiếp bằng trạng thái hưng phấn (50.6%), với mọi tình huống xảy ra thì bình tĩnh hơn (53.3%), với công việc bất thành thì bình tĩnh hơn (77.8%), trước hoàn cảnh bất lợi thì tự tin hơn (56%), đối với công việc khó nguy thì cũng bình tĩnh hơn (55.6%). So sánh số người có chiều hướng tốt hơn và giảm đi là có ý nghĩa thống kê (P<0,001). 3.3.3. Giá trị đối với các mặt khác của thể thao giải trí. Cũng khảo sát ở đối tượng nêu trên, về mặt này, luận án chú ý tới những vấn đề liên quan tới việc thực thi những công việc như lao động, học tập. Những vấn đề này được thể hiện ở bảng 3.33. Thái độ đối với công việc: Số người không nghỉ chiếm số đông (61.1%), thỉnh thoảng nghỉ chiếm số ít. Về tình hình phải đi khám bệnh: số không đi khám chiếm tỉ lệ cao (52.8%). Việc tuân thủ kỷ luật lao động: nghiêm chỉnh chấp hành chiếm tới 74.4%. Về tinh thần lao động học tập: số đông biểu hiện hăng say hơn. Tinh thần phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra thì số đông vẫn giữ nguyên (47.8%), Tinh thần phấn đấu kiên trì đạt được mục đích trong công việc (53.9%). Về năng lực lao động: Khả năng chống lại mệt mỏi: đa số tốt hơn (54.4%). Về sức làm việc, đa số đều cho là sung sức hơn (51.7%).Về khả năng làm 21 việc nói chung: tự đánh giá là dẻo dai hơn (56.1%), gần một nửa cho là vẫn duy trì như cũ (41.7%). Về quan hệ xã hội của những người tập TT giải trí: Tự đánh giá về khả năng chịu đựng trước khó khăn, thử thách đa phần đều cho là tốt (55.6%), số cho là vẫn giữ ở mức bình thường như trước chiếm 38.3%, số cho là giảm sút chỉ ở mức 6.1%. Khả năng thích nghi trong cuộc sống, số người cho là thích ứng chiếm đa số (61.1%).Đối với cuộc sống gia đình có đến 50.6% cho là hạnh phúc Đánh giá về mối quan hệ giao tiếp: chan hòa hơn (54.3%), Về khả năng giao lưu – kết nối: đại bộ phận cho là rộng rãi hơn (55.6%).Về khả năng làm quen – hiểu biết thì đa số cho là tốt hơn (67.2%). Về khả năng thấu hiểu – cảm thông: xu hướng tốt lên vẫn chiếm số nhiều. Về khả năng giao tiếp - ứng xử: số tự đánh giá là tự tin - hòa đồng chiếm phần lớn (74.4%). Về năng lực trao đổi và xử lý thông tin, số người cho là tinh tế hơn chiếm tỉ lệ chỉ kém hơn một ít so với số người vẫn giữ mức bình thường như cũ. Về quan niệm đối với cuộc sống, có đến ¾ số người tham gia thể thao giải trí đều cho rằng là họ yêu đời. So sánh giữa số có biểu hiện tích cực với xấu đi là có ý nghĩa thống kê (P<0,001). 3.3.4. Bàn luận về giá trị của thể thao giải trí. Kết quả nghiên cứu của luận án về giá trị của thể thao giải trí thể hiện trên 3 mặt: giá trị về sức khỏe thể chất, giá trị về sức khỏe tinh thần và giá trị về các mặt có liên quan. Giá trị đối với sức khỏe thể chất của thể thao giải trí: Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị sức khỏe thể chất của người tập thể thao giải trí đã có sự cải thiện rõ rệt như một số tác giả đề cập... 22 Giá trị về sức khỏe tinh thần của thể thao giải trí: Về mặt này, trong nghiên cứu của chúng tôi qua phỏng vấn chứng tỏ những người tập thể thao giải trí ở các quận Hà Nội đã có sự cải thiện đáng kể về trạng thái tâm lý và quá trình tâm lý hay cảm xúc tâm lý. Nhận định như vậy cũng được một số tác giả xác nhận trong những nghiên cứu của mình. Trong TDTT, giao tiếp là nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm và tự cổ vũ động viên. Giao tiếp tình cảm rất có ý nghĩa trong đời sống con người. Thông qua giao tiếp tình cảm có thể thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa con người với nhau, giữa cá nhân và tập thể và với công việc. Nhờ thế mà các tập thể, cộng đồng có không khí hòa thuận, thông cảm nhau, đoàn kết và thống nhất để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề ra. Về giá trị đối với các mặt khác của thể thao giải trí: Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá trị của thể thao giải trí liên quan đến công việc lao động học tập, năng lực lao động và quan hệ xã hội được đa số người tập phản ánh là có chuyển biến tích cực. Về việc này đã có không ít người đồng tình thể hiện trong những nghiên cứu của mình. Qua những phân tích ở trên cho thấy giá trị về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần được các tác giả quan tâm nhiều hơn, còn hiệu quả về mặt kinh tế của thể thao giải trí chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu chú ý tới giá trị kinh tế của TDTT nói chung và thể thao giải trí nói riêng. Đây là sự khiếm khuyết cần được khắc phục trong công tác quản lý. Tuy nhiên, theo quan điểm: sức khỏe là vốn quý nhất của con người và con người là vốn quý nhất của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của xã hội thì quan tâm tới sức khỏe của người dân là việc làm đúng hướng của TDTT nước nhà. Con người là chủ thể trung tâm của sự phát triển. Phát triển kinh tế - chính trị, 23 văn hóa, con người vừa là người tham gia, vừa là người thụ hưởng. Tác dụng chủ yếu và giá trị chủ yếu của TDTT cuối cùng đều chỉ có thể hướng vào sự phát triển của con người. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận. Về thực trạng và đặc điểm xã hội của thể thao giải trí ở các quận Hà Nội. Về thực trạng của thể thao giải trí: Người tập luyện thể thao giải trí đông nhất là ở các môn bóng và dưỡng sinh, dân tộc chủ yếu thuộc lứa tuổi 18-64 và cán bộ viên chức. Cơ sở sân bãi đa phần là sân bóng các loại, diện tích đất dành cho TDTT nói chung còn ít; Diện tích khu vui chơi giải trí đa phần nhỏ hẹp, ít hấp dẫn, chi phí cao, phục vụ chưa tốt. Cửa hàng kinh doanh sản phẩm TDTT chủ yếu là tư nhân. Về đặc điểm xã hội của thể thao giải trí: Người tập thể thao giải trí phần lớn ở nơi công cộng ngoài trời, vào sáng sớm và vào buổi tối là chủ yếu. Họ tham gia hoạt động giải trí ngoài trời chủ yếu là bóng đá, thứ đến là cầu lông; trong nhà nhiều nhất là các môn thể thao. Còn hàng tuần đông nhất là cầu lông và chạy bộ, bóng đá; Hình thức nghỉ ngơi vào cuối tuần của họ chủ yếu có 3 hình thức là chơi thể thao, công việc gia đình và công việc xã hội; Còn hình thức nghỉ ngơi trong 12 tháng gần đây thì chơi thể thao vẫn là chủ yếu, thứ đến là mua sắm và công việc khác nhưng đến công viên còn quá ít. Thời gian tập luyện trong tuần nhiều nhất là 3 buổi trở lên, hơn hẳn số tập 1-2 buổi hoặc thỉnh thoảng. Số người tập thể thao giải trí có thu nhập dưới 7 triệu tăng theo mức thu nhập, còn trên nữa thì giảm theo mức thu nhập; Họ chủ yếu sở hữu những thiết bị đơn giản, 24 phổ cập, rẻ tiền và có khó khăn chủ yếu là thiếu địa điểm, phương tiện tập luyện và thiếu thời gian, cũng như điều kiện giao thông đi lại. Điều kiện kinh tế, thời gian, dịch vụ có ảnh hưởng lớn đối với học sinh, sinh viên và phụ nữ có gia đình. Hệ thống công viên dịch vụ đa phần đều chưa hài lòng và có nhu cầu cải thiện tốt hơn. Tổ chức hoạt động thể thao giải trí ở các quận Hà Nội Tồn tại chủ yếu dưới 06 hình thức bao gồm: Mô hình tổ chức tập luyện riêng lẻ (cá nhân hay tự tập), mô hình tổ chức tập luyện theo nhóm, mô hình tổ chức theo nhà văn hóa phường, mô hình tổ chức tập luyện theo CLB TDTT, mô hình tổ chức tập luyện theo trung tâm TDTT và mô hình tổ chức tập luyện theo CLB TDTT trường học. Các mô hình nêu trên hoạt động rất đa dạng và phong phú từ tổ chức quản lý, thời gian tập, nơi tập và nội dung tập. Mỗi mô hình tổ chức có ưu điểm và nhược điểm riêng. Có mô hình thu hút được nhiều người tham gia, có mô hình thu hút ít; có mô hình tổ chức chặt chẽ, có mô hình tổ chức lỏng lẻo, nhưng chúng vẫn tồn tại và thu hút những đối tượng tập luyện riêng của mình, đáp ứng được một phần nhu cầu tập luyện thể thao giải trí khác nhau của người dân các quận Hà Nội. Giá trị xã hội của thể thao giải trí ở các quận nội thành Hà Nội được đánh giá như sau: Giá trị về sức khỏe thể chất của người tập đa phần đều có chuyển biến tốt về chức năng sinh lý, cảm giác và chức năng vận động, bệnh tật thường gặp... Giá trị về sức khỏe tinh thần của người tập có sự cải thiện đáng kể về trạng thái tâm lý, quá trình tâm lý hay cảm xúc tâm lý. 25 Giá trị của thể thao giải trí liên quan đến công việc lao động, học tập, năng lực lao động, quan hệ xã hội được đa số người tập đánh giá có chuyển biến tích cực. Kiến nghị: Vấn đề thể thao giải trí là vấn đề khá mới đối với nước ta, do vậy cần phải được tiến hành nghiên cứu tiếp tục nhất là cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Cần nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển thể thao giải trí sâu rộng hơn nữa trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cho người dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_tom_tat_luan_an_6452.pdf
Luận văn liên quan