Khóa luận Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh TT- Huế

Nghiên cứu điều chỉnh phương thức hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá, nhà nước cần có chính sách cho ứng trước một khoản tiền để người dân chủ động đầu tư, và sẽ thanh toán hết số tiền hỗ trợ dân sau giai đoạn kiến thiết cơ bản đi vào thu hoạch. + Nhà nước cần có hệ thống quản lý,ổn đinh giá cả của các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng ép giá, giá biến động thất thường. - Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế Thực trạng các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng các công, nông dụng cụ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, nên cần có các chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị sản xuất đã cũ kỹ, lạc hậu. Tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, khai thác một cách hợp lý, khoa học. Tổ chức tập huấn các lớp kinh doanh nông nghiệp. - Đối với thị trường Cần đồng bộ hệ thống tiêu thụ nông sản hàng hoá, từ người sản xuất,người thu mua, các lò, nhà may sản xuất chế biến đến nơi tiêu thụ cuối cùng để nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho toàn hệ thống, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. ĐẠI HỌC KIN

pdf93 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh TT- Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Cau, đây chưa phải kết quả cao nhất có thể đạt được. Tỷ lệ thu hồi vốn(IRR) Hệ số hoàn vốn nội bộ là 28,71% chứng minh khả năng thu hồi vốn của việc trồng Cau rất cao. Hệ số này cao hơn lãi suất vay ngân hàng là 13%, điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư vào cây Cau là rất khả thi. Vậy đầu tư vào cây Cau là rất có hiệu quả. 2.3.2.3. Đầu tư sản xuất Cao Su a. Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB (7 năm) Thời kỳ KTCB là thời kỳ mà cây cao su chưa khai thác được, trong thời kỳ này người dân phải sử dụng nhiều vốn để đầu tư cho chi phí trồng mới như: chi phí giống, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 51 phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là công lao động. Thời kỳ KTCB của cây cao su tương đối dài nên cần lượng vốn đầu tư rất lớn từ 20 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên phần vốn đầu tư này không tập trung ở một thời điểm xác định mà phân tán đều trong suốt 7 năm của thời kỳ KTCB, điều này đã làm giảm áp lực vốn tại một thời điểm đối với người trồng cao su tạo điều kiện cho họ có cơ hội tìm nguồn vốn đầu tư trong suốt giai đoạn này. Chi phí qua các năm của thời kỳ KTCB được phản ánh qua bảng 18 cụ thể như sau: Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao so với các năm khác. Các khoản chi phí của năm 1 bao gồm: chi phí mua giống ( từ 3 đến 4,5 nghìn đồng cho một cây), chi phí cho phân bón (từ 900 nghìn đến 1,1 triệu đông cho một tạ), chi phí cho dụng cụ sản xuất và lao động. theo số liệu điều tra tổng chi phí cho một ha cao su năm đầu tiên là 11,012 triệu đồng; trong đó, chi phí phân bón chiếm 38,30%, chi phí cho lao động chiếm 35,69%. Đến năm thứ 2 thì chi phí có giảm đi chỉ còn lại 6,051 triệu đồng vì lúc này không còn chi phí mua giống và chi phí cho lao động cũng không nhiều. Trong năm này chi phí lớn nhất vẫn là chi phí dành cho phân bón chiếm 57,34% trong tổng chi phí đầu tư. Trong các năm tiếp theo chi phí đầu tư cho một ha cao su tương đối ổn định và chủ yếu tập trung vào chi phí lao động để chăm sóc cây cũng như chí cho phân bón. Với 7 năm của thời kỳ KTCB , phần chi phí phải bỏ ra hàng năm để đầu tư nhưng chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm. Tuy nhiên phần chi phí này sẽ được bù đắp trong các năm sau của TKKD. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 52 Bảng 19: Chi phí một ha Cao Su thời kỳ kiến thiết cơ bản ĐVT: 1000đ Nguồn: Số liệu điều tra Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng *Chi phí trung gian (IC) 7761,15 4741,50 4768,17 4768,17 4768,17 4768,17 4236,17 35811,48 -Giống 1836,32 0 0 0 0 0 0 1836,32 -Phân bón 4218,33 3470,00 3501,67 3501,67 3501,67 3501,67 2993,33 24688,33 -Thuốc BVTV 483,17 483,17 483,17 483,17 483,17 483,17 457,83 3356,83 -DCSX 545,00 106,67 101,67 101,67 101,67 101,67 93,33 1151,67 -LĐ thuê ngoài 678,33 681,67 681,67 681,67 681,67 681,67 691,67 4778,33 *LĐ gia đình 3251,67 1310,00 1298,33 1298,33 1298,33 1298,33 1296,67 11051,67 Tổng chi phí 11012,82 6051,50 6066,50 6066,50 6066,50 6066,50 5532,83 46863,15 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 53 b.Hiệu quả đầu tư của các hộ trồng Cao Su Để đánh giá đúng hiệu quả đầu tư cây cao su thì chúng ta cần phải tính đến toàn bộ chu kỳ sản xuất của vườn cây là 30 năm với 7 năm thời kỳ KTCB và 23 năm TKKD. Tại năm thứ 30 giá trị vườn cây được thanh lý coi như là doanh thu của năm này, giá trị thanh lý vào năm thứ 30 khoản 70 triệu đồng cho 1 ha. Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2012, chúng ta sẽ dự tính được mức chi phí và thu nhập cho các năm sau và tính toán các khoản chi phí và thu nhập trong tương lai về hiện tại. Ta có chuổi chi phí và doanh thu qua các năm là: Bảng 20: Thu nhập ròng bình quân của các hộ điều tra ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Sản lượng Doanh thu Chi phí Thu nhập ròng Năm 1 0.00 0.00 11012,82 -11012,82 Năm 2 0.00 0.00 6051,50 -6051,50 Năm 3 0.00 0.00 6066,50 -6066,50 Năm 4 0.00 0.00 6066,50 -6066,50 Năm 5 0.00 0.00 6066,50 -6066,50 Năm 6 0.00 0.00 6066,50 -6066,50 Năm 7 0.00 0.00 5532,83 -5532,83 Năm 8 2600 46806 37795,81 9010,19 Năm 9 3347 60246 34984,49 25261,51 Năm 10 4300 77406 35084,49 42321,51 BQ 5 năm tiếp 4730 85140 35084,49 50055,51 BQ 5 năm tiếp 5203 93654 35084,49 58569,51 BQ 5 năm tiếp 4683 84294 35084,49 49209,51 BQ 5 năm cuối 3746 67428 35084,49 32343,51 Thanh lý 70000 Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 54 Khi đó ta có thể dể dàng xác định được các chỉ tiêu tài chính tại với lãi suất chiết khấu là 13%/năm (lãi suất cho vay của ngân hàng NN&PTNT) như sau: Giá trị hiện tại ròng: NPV là 266.566 triệu đồng. NPV tại thời điểm hiện tại là dương điều này chứng tỏ tổng thu nhập lớn hơn các khoản chi phí mà hộ bỏ ra. Các hộ có khả năng thu hồi được vốn đầu tư, bù đáp được các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận. Qua đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư mang lại từ cây cao su là rất cao. Tỷ lệ lợi ích trên chi phí:B/C được xác định là 4,24 điều này có nghĩa là tại thời điểm đó một đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được 4,24 đồng doanh thu. Như đã trình bày ở trên điều này có nghĩa là lợi ích của hoạt động đầu tư cây cao su tạo ra là rất cao. Hệ số hoàn vốn nội bộ:IRR là 28,85% điều này có nghĩa là để NPV bằng 0 thì lải suất tính toán phải là 28,85%. Hệ số này cao hơn lãi suất vay ngân hàng là 13%, điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư vào cây cao su là rất khả thi. Vậy đầu tư vào cây cao su là rất có hiệu quả. Từ những kết quả nghiên cứu về hiệu quả đầu tư của từng loại NSHH chủ yếu ở trên ta có bảng tổng hợp sau: Bảng 21: Hiệu quả đầu tư NSHH chủ yếu Chỉ tiêu Cam Cau Cao Su NPV (1000đ) 2.23 7.154 266.566 BCR (lần) 1,09 2,01 4,24 IRR (%) 16 28,71 28,85 Nguồn: số liệu tính toán năm 2012 Qua bảng 21 ta nhận thấy cây Cao Su là cây có hiệu quả đầu tư cao nhất với IRR là 28,85%, tiếp đến là Cau IRR là 28,71%, cuối cùng là Cam với IRR là 16%. Cao Su là cây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 55 có hiệu quả đầu tư cao nhất, do được nhà nước cũng như các tổ chức quan tâm giúp đỡ, trợ giúp nên diện tích đầu tư vào cây Cao Su của người dân lớn, hiệu quả có nhiều khả quan. Mặc dù qua nghiên cứu cho thấy cây Cau có hiệu quả đầu tư cao nhưng trên thực tế người dân ít đầu tư vào sản xuất Cau, do giá cau trái thu mua qua các năm không ổn định phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung quốc nên diện tích Cau trên địa bàn hạn chế, Cây Cam có hiệu quả đầu tư thấp nhất do người nông dân trước đây trồng thử nghiệm giống Cam Sài Gòn nhưng không phù hợp với điều kiện khí hậu, việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc của người dân còn hạn chế, sâu bệnh phá hoại nên cây Cam có hiệu quả đầu tư thấp nhất. Diện tích Cam trên địa bàn kề tư sau năm 2006 có xu hướng giảm. 2.3.3. Hiệu quả sản xuất 2.3.3.1. Hiệu quả sản xuất Cam (năm 2012) Thu nhập từ việc trồng Cam tương đối cao, trung bình khoảng 2.400.000 đồng/sào. Việc bán sản phẩm của người nông dân phụ thuộc nhiều vào thương lái,có hai hình thu mua Cam chủ yếu là bán nguyên số cam trên cây tại vườn qua việc ước lượng,hoặc người nông dân sẽ hái và phân loại Cam để bán cho thương lái theo kg, mỗi kg Cam thương lái thu mua năm 2012 có giá trung bình là 6.000đ/kg. Qua khảo sát thì người dân thích thu hái Cam sau đó phân loại và bán cho các lái buôn, chỉ có một số hộ điều tra bán ngay cam trên cây tại vườn do không có nhân công cũng như thời gian để tự thu hoạch. Qua một quá trình đầu tư trồng Cam, các hộ dân trồng cam đã thu được một số kết quả nhất định, cụ thể:ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 56 Bảng 22: Kết quả sản xuất cam năm 2012 (bq/sào) Chỉ tiêu ĐVT Mức độ Sản lượng Kg 400 Giá bán 1000đ 6 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 2400 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 1073 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1327 Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Nhìn vào bảng 22 ta thấy giá trị sản xuất (GO) là 2.400 nghìn đồng, cho biết bình quân mỗi sào thu được 2.400 nghìn đồng. với tình hình hiện nay thì khả năng doanh thu từ việc trồng Cam sẽ tăng trong những năm tới. Chỉ tiêu thứ hai là chi phí trung gian (IC), nhìn vào bảng ta thấy, bình quân chi phí trung gian của mỗi sào hộ bỏ ra 1.073 nghìn đồng. Chi phí trung gian nhỏ phần lớn các hộ ở đây tận dụng sức lao động trong gia đình để tiến hành sản xuất, người nông dân đang bỏ công lấy lãi Chỉ tiêu thứ 3 là giá trị gia tăng (VA) cho thấy bình quân mỗi sào trồng Cam thu được 1327 nghìn đồng. Bảng 23: Hiệu quả sản xuất cam năm 2012(bq/sào) Chỉ tiêu Mức độ GO/IC 2,2 VA/IC 1,2 Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Quan sát số liệu trong bảng trên Ta thấy GO/IC = 2,2 lần, cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 2,2 đồng giá trị sản xuất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 57 Chỉ tiêu VA/IC = 1,2 cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 1,2 đồng giá trị tăng thêm, những năm đầu này thu nhập của người dân trồng Cam còn thấp. 2.3.3.2. Hiệu quả sản xuất Cau Bảng 24: Kết quả sản xuất Cau của các hộ điều tra (bq/sào) Chỉ tiêu ĐVT Mức độ Sản lượng Kg 510 Giá bán 1000đ 2 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 1020 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 221 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 799 Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 giá trị sản xuất (GO) Nhìn vào bảng 23 ta thấy Thu nhập từ việc trồng cau mang lại còn hạn chế giá trị sản xuất (GO) là 1020 nghìn đồng, cho biết bình quân mỗi sào thu được 1020 nghìn đồng. Chi phí trung gian (IC), nhìn vào bảng ta thấy, bình quân chi phí trung gian của mỗi sào hộ bỏ ra 221nghìn đồng phần lớn các hộ ở đây tận dụng sức lao động trong gia đình để tiến hành sản xuất, và công việc chăm sóc cây cau còn hạn chế. giá trị gia tăng (VA) cho thấy bình quân mỗi sào trồng Cam thu được 799 nghìn đồng. Bảng 25 : Hiệu quả sản xuất của các hộ trồng Cau Chỉ tiêu ĐVT Mức độ GO/IC Lần 4,6 VA/IC Lần 3,6 Nguồn số liệu điều tra năm 2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 58 Quan sát số liệu trong bảng 25 Ta thấy GO/IC = 4,6 lần, cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 4,6 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu VA/IC = 3,6 cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 3,6 đồng giá trị tăng thêm. Đạt được hiệu quả trên theo điều tra khảo sát trên địa bàn vào năm 2012 giá thu mua cau của các lái buôn và lò sấy có cao hơn các năm trước nên mang lại thu nhập khá cho người trồng cau, tuy nhiên sản lượng cau còn thấp do sâu bệnh phá hoại, người dân thiếu chăm sóc cau, chủ yếu là để cây sinh trưởng tự nhiên không chăm bón. 2.3.3.3. Hiệu quả sản xuất Cao Su Hiện nay, cây Cao Su là một trong những cây mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế chính vì vậy trong những năm qua được sự giúp đỡ của đảng,nhà nước và các tổ chức, người dân ở vùng này đi vào thâm canh, chuyển đổi cơ cấu hợp lý, trong đó việc bố trí và sản xuất Cao Su được quan tâm nhất. Để thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất Cao Su hàng hoá, chúng ta xem số liệu ở bảng 26. Ở bảng 26, giá trị gia tăng bình quân chung của các hộ nông dân rất cao, đạt 40.364 nghìn đồng/ha, mang lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân. Bảng 26 : Kết quả sản xuất Cao Su năm 2012 (bq/ha) Chỉ tiêu ĐVT Mức độ Sản lượng kg 2.600 Giá bán 1000đ 18 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 46.806 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 6.442 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 40.364 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 59 Thu nhập từ viêc trồng Cao su trong năm qua do phần lớn người nông dân tự bỏ chi phí lao động ra, “bỏ công lấy lãi”, một nguyên nhân nữa là trong năm 2012 giá mủ cao su của các nhà máy thu mua cao 17.000-18.000đ/kg mủ. mang lại nềm phấn khởi cho bà con. Bảng 27 : Hiệu quả sản xuất của các hộ trồng Cao su năm 2012(bq/ha) Chỉ tiêu Mức độ GO/IC 7,3 VA/IC 6,3 Nguôn: Số liệu điều tra năm 2012 Ta thấy GO/IC = 7,3 lần, cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 7,3 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu VA/IC = 6,3 cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 6,3 đồng giá trị tăng thêm. Đạt được hiệu quả như trên là do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với những yêu cầu của cây cao su. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng tôi nhận thấy từ người dân là tình trạng khai thác vườn cây quá dày, trung bình mổi tháng người dân khai thác vườn cây khoảng 25 ngày (theo đúng định mức kỷ thuật thì khoảng 15 – 20 ngày). Bên cạnh đó, việc người dân tự ý cho thêm axit sunfurit vào trong mủ cao su để làm cho mủ đông nhanh hơn trong quá trình khai thác cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mủ. Người dân chỉ nhìn thấy được lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa thấy được ảnh hưởng của các hoạt động trên đến năng suất và giá bán mủ cao su sau này. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất cao su trong những năm tiếp theo. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần có sự can thiệp, hướng dẩn của các bộ phân chức năng cũng như chính quyền địa phương để hạn chế tình trạng trên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 60 Qua nghiên cứu hiệu quả sản xuất của mỗi loại nông sản trên ta có bảng tổng hợp hiệu quả sản xuất của các loại nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện Nam Đông năm 2012. Bảng 28: Hiệu quả sản xuất NSHH chủ yếu năm 2012 Chỉ tiêu Cam Cau Cao Su GO/IC 2,2 4,6 7,3 VA/IC 1,2 3,6 6,3 Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Qua bảng 28 ta nhận thấy cây Cao Su mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất với GO/IC là 7,3 lần, cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 7,3 đồng giá trị sản xuất; VA/IC là 6,3 lần cho biết khi đầu tư 1đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 6,3 đồng giá trị tăng thêm. Đạt được hiệu quả cao như vậy một phần là do trong năm vừa qua giá mủ Cao Su cao và giữ ổn định,người dân chăm sóc, bón phân đầy đủ nên năng suất mủ cao, thời tiết năm 2012 vừa qua cũng có nhiều thuận lợi trong việc khai thác mủ. Cây cau có hiệu quả sản xuất cao thứ hai với giá trị GO/IC là 4,6; VA/IC là 3,6; cây Cau là loại nông sản người nông dân ít chăm sóc nhất trên địa bàn, người dân chỉ tiến hành trồng và bảo vệ cây khi còn nhỏ, đến lúc cây lớn các công việc chăm bón rất hạn chế, đây là do tập quán canh tác của người dân lâu năm, các kỹ thuật về trồng và chăm sóc cau người dân còn thiếu và yếu, giá cau biến động thất thường qua các năm nên người dân chưa thực sự mặn mà với loại cây trồng này, giá cau năm vừa qua có cao hơn những năm trước nên thu nhập năm 2012 từ việc trồng cau được nhiều hộ hài lòng. Cây Cam có hiệu quả sản xuất thấp nhất giá trị VA/IC là 2,2 tức là khi đầu tư một đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 1,2 đồng giá trị tăng thêm, hiệu quả trồng cam thấp, nguyên nhân là những cây cam gần đến thời kỳ cho thu hoạch thường bị các loại sâu hại phá hoại đặc biệt là sâu đục thân làm số cây cam trong vườn chết nhiều. Giống cam Sài Gòn đưa vào trồng không phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương nên cho năng suất quả thấp. trong khi chi phí trồng và chăm sóc Cam cao. Qua nghiên cứu thực tế thì nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 61 hộ nông dân đã tiến hành chặt đốn vườn cam để trồng các loại NSHH khác có hiệu quả hơn, hoặc vẫn duy trì vườn cam nhưng việc chăm sóc, bón phân rất ít, cây cho năng suất rất thấp. 2.3.4. Hiệu quả xã hội và môi trường 2.3.4.1. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của việc sản xuất nông sản hàng hoá phản ánh mức độ chấp nhận của các chủ đầu tư, các hộ gia đình đối với việc đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá. Điều này được thể hiện rõ thông qua thực tế ngày càng có nhiều hộ nông dân chuyển sang mô hình đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá từ việc chuyển đổi vườn tạp mang hiệu quả kinh tế không cao sang đầu tư trồng Cam, Cau . Chuyển đổi các vùng đất trồng keo ở những nơi khuất gió sang trồng cây Cao Su. Vì những loại nông sản hàng hoá này dễ trồng, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người nông dân. Việc chuyển đổi sang hướng sản xuất nông sản hàng hoá,đặc biệt là cây Cao Su đã mang lại những thay lớn đối với đời sống của nhân dân cũng như bộ mặt nông thôn của huyện Nam Đông. Cụ thể: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Các hộ gia đình tham gia đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá sử dụng số lượng công khá lớn. Nhu cầu lao động tập trung vào các khâu: trồng cây, làm cỏ, bón phân, khai thác, nhưng số lao động tự có của hộ không đủ đáp ứng yêu cầu thời vụ, do đó, nhu cầu thuê lao động xuất hiện. Như vậy, việc đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá đã tạo việc làm cho một số lao động nhàn rỗi, thất nghiệp ở địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên toàn huyện. Nâng cao cơ sở hạ tầng ở địa phương Cơ sở hạ tầng trên địa bàn những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cây giống, phân bón cũng như phục vụ khai thác sản phẩm từ vườn, rừng, người dân đã tiến hành góp tiền cùng nhà nước xây dựng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện. Qua đó, thấy được trình độ nhận thức của người dân tăng lên rõ rệt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 62 2.3.4.2. Hiệu quả môi trường sinh thái Nâng cao độ màu mỡ của đất, cải tạo đất Vật rơi rụng của thực vật trên bề mặt đất qua quá trình phân giải đã trả lại nguồn hữu cơ đáng kể cho đất. Bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hòa khí hậu Với mô hình trồng kết hợp với biện pháp chăm sóc hiện nay chỉ đến đầu năm thứ 3 cây Cao Su, Cau, đã khép tán, có tác dụng bảo vệ lớp thảm tươi nên khả năng hạn chế xói mòn bề mặt đất rất cao. 2.4. Tình hình tiêu thụ 2.4.1. Hình thức tiêu thụ Phần lớn nông sản hàng hoá do người dân trên địa bàn huyện Nam Đông sản xuất sẽ bán cho các lái buôn, người thu mua. Những người thu mua sẽ tới tận gia đình để thu mua sản phẩm, những người thu mua này ở trên địa bàn và có một số ít ở các vùng khác tới. Đối với Cau có nhiều hình thức mua bán: - Bán trước khi cây cho thu hoạch, lúc cây cau mới ra hoa, hoặc quả non,người lái buôn sẽ mua và trả tiền ngay, họ sẽ quay lại sau khi quả cau lớn có thể thu hoạch. Ưu điểm của hình thức này là người nông dân không lo cau bị sâu bệnh, năng suất thấp, hoặc sợ bị ép giá cau khi trái cau có thể thu hoạch và người nông dân có ngay một khoản tiền, nhược điểm là nếu giá Cau năm đó có cao rất lớn, năng suất Cau cao thì người nông dân cũng sẽ không có thêm thu nhập. - Khi cau cho thu hoạch, lái buôn và chủ nhà sẽ quan sát vườn Cau và định giá, nếu vừa ý hai bên sẽ tiến hành bán. - Người lái buôn sẽ hái cau xuống và cân, giá cau sẽ tính theo khối lượng, đây là hình thức được nhiều gia đình áp dụng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 63 - Người nông dân tự hái cau và mang ra chợ địa phương hoặc tới lò sấy để bán. Phương pháp này được ít người sử dụng do tốn nhiều công sức và nhiều khi bị các lò sấy ép giá, vận chuyển xa. Đối với cam, các hình thức bán cũng giống như so với việc bán cau, cụ thể: - Lái buôn và chủ nhà sẽ cùng định giá vườn cam và tiến hành mặc cả, nếu bán,lái buôn sẽ lo mọi công việc còn lại. - Người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch và bán cho các lái buôn hoặc chở tới chợ địa phương để bán. Đối với cao su: - Người nông dân thu hoạch và bảo quản tại nhà khoảng 2-3 ngày lái buôn sẽ tới thu mua một lần,phương pháp này được nhiều hộ áp dụng. - Người nông dân thu hoạch Cao Su sau đó chở tới nhà máy chế biến. phương pháp này có ít người áp dụng, theo điều tra thì, do quãng đường vận chuyển xa và không có nhân công để chuyên chở. Nhìn chung lại thì các loại nông sản trên có hai hình thức bán chính đó là bán cho thương lái và tự mang đi tiêu thụ tại chợ,lò sấy, hoặc nhà máy. 2.4.2. Chuỗi cung hàng hoá a. Đối với Cam Đối với các hộ sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện có nhiều lựa chọn cho yếu tố dầu vào vì hiện nay hệ thống dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã phát triển. Về phân bón và giống các hộ có thể mua tại các trạm khuyến nông, các hợp tác xã cung cấp vật tư. Giá cả phân bón và giống không chênh lệch đáng kể, giá phân bón NPK giao động từ 800 nghìn đến 1,1 triệu đồng cho mổi tạ. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá cả phân bón không ổn định do thị trường có nhiều biến động. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 64 Sơ đồ 2: chuỗi cung Cam và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh Kênh 1: Hộ sản xuất Cam, thương lái địa phương, bán lẻ, tới người tiêu dùng. Kênh này được nhiều hộ sản xuất áp dụng do tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho người nông dân. Kênh 2: Hộ sản xuất Cam, người tiêu dùng. Kênh 3: Hộ sản xuất Cam, thương lái ngoài huyên, bán lẻ, tới người tiêu dùng. Kênh này có tỷ lệ ít hơn do những lái buôn lạ trên địa bàn khó thu mua các sản phẩm. Hộ sản xuất Cam Người tiêu dùng Thương lái địa phương Thương lái ngoài huyện Bán lẻ Bán lẻ Lao động Dụng cụ sản xuất Giống Phân bón, BVTV Đầu vào Đầu ra 30% 55% 15% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 65 b.Đối với Cau Sơ đồ 3: chuỗi cung Cau và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh kênh 1: Hộ sản xuất Cau, thương lái, lò sấy. đây là kênh tiêu thụ sản phẩm cau nhiều nhất trên địa bàn,vì do giữa người thu mua và lò sấy có mối quan hệ với nhau, nên việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Kênh 2: Hộ sản xuất, lò sấy. Kênh 3: Hộ sản xuất, người tiêu dùng. Kênh 4: Hộ sản xuất, thương lái, người tiêu dùng. Hộ sản xuất Cau Người tiêu dùng Thương lái Lò sấy Lao động Dụng cụ sản xuất Giống Phân bón, BVTV Đầu vào Đầu ra 15% 85% 70% 30% 90% 10% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 66 c. Đối với Cao Su Sơ đồ 4: Chuổi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh Thị trường đầu ra cho sản phẩm mủ cao su trên địa bàn huyện rất ổn định và đảm bảo. Thời gian khai thác và tiêu thụ của các hộ từ giữa tháng 4 đến hết tháng 12 vào vụ thu hoạch sản lượng mủ rất lớn. Phần lớn các hộ gia đình không mang cao su đến bán cho nhà máy sơ chế ở huyện mà thường bán cho tư thương vi khi bán cho nhà máy thì phải tốn thêm chi phí vận chuyển. Nhìn chung hệ thống thu mua ở đây đáp ứng được yêu cầu của bà con khi vào vụ thu hoạch, đảm bảo cho hộ nông dan không bị ứ đọng cao su tại nhà, khai thác tới đâu thu mua tới đó. Giá mủ cao su lên xuống thất thường tùy thuộc vào giá cả trong nước và thế giới. Nhì chung mặt bằng gia năm ngoái khá cao, bình quân là 18000 đ/kg mủ tươi, với mức giá này thì thu nhập của người dân tương đối cao. Giống Phân bón, hóa chất Lao động Hộ trồng cao su Tư thương Nhà máy sơ chế mủ ở Nam Đông Công ty vật tư Thừa Thiên Công ty cao su Quảng Trị Công ty cao su Đà Nẵng Dụng cụ sản xuất 70% 30% Đầu vào Đầu ra 65 % 10% %% %% % 25% 70% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 67 Càng về các tháng cuối của năm thì lượng mủ khai thác càng ít và số ngày khai thác trên tháng cũng giảm vì mưa nhiều nên không khai thác được. Mủ cao su chi khai thác được vào những ngày không mưa vì khi đó mới đảm bảo được chất lượng mủ.  Kênh phân phối thứ nhất: Hộ nông dân – tư thương: phần lớn nông dân bán sản phẩm theo kênh này chiếm đến 70% số sản phẩm. Sản phẩm cao su của hộ nông dân được tư thương thu mua tại nhà sau đó bán lại cho các cơ sỏ khác, có ba địa điểm để tư thương có thể bán sản phẩm của mình đó là: Công ty vật tư Thừa Thiên Huế, công ty cao su Đà Nẵng và nhà máy sơ chế cao su ở Nam Đông. Kênh tiêu thụ này chiếm tỷ trọng lớn vì hệ thống thu mua của tư thương là rộng khắp, người nông dân bán mủ tại nhà của họ sẽ giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản.  Kênh phân phối thứ hai: Hộ nông dân – nhà máy sơ chế mủ Nam Đông: Sau khi thu hoạch bà con nông dân thu gom và mang mủ tới nhà máy sơ chế mủ cao su Nam Đông. Tại đây mủ được sơ chế trước khi mang đến các nới tiêu thụ khác. Các địa điểm mà nhà máy sơ chế có thể cao su có thể mang đến là: công ty cao su Quảng Trị và công ty cao su Đà Nẵng. Kênh phân phối này không lớn chỉ chiếm 30% tổng sản phẩm mủ cao su của huyện. Người nông dân thường không thích bán mủ cao su cho nhà máy sơ chế vì thường phải tốn thêm chi phí vận chuyển và bảo quản. 2.5. Đánh giá 2.5.1. Kết quả Nhìn chung việc phát triển các loại nông sản nào như Cam, Cau,Cao Su đều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn huyện Nam Đông, trong những năm qua được sự giúp đỡ của Đảng,nhà nước,các cấp chính quyền, đã giúp đỡ người nông dân, sản xuất chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá,mang lại hiệu quả kinh tế cao,làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện. Từ một huyện nghèo, giờ đây Nam Đông đã vươn lên làm giàu, tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng cao ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 68 qua các năm, năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn huyện đạt 19,5%, giá trị sản xuất năm 2011 đạt 694.460 triệu đồng, trong đó nhóm nghành Nông-Lâm-Thuỷ sản đóng góp 292.545 triệu đồng, chiếm 42% tổng giá trị sản xuất. Để đạt được những kết quả trên không thể không kể đến công lao to lớn của các loại nông sản trên địa bàn như Cam, Cau, Cao Su, Chuối trong đó cây cao su là cây mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao,ổn định, được nhiều hộ nông dân trên địa bàn đầu tư. 2.5.2. Hạn chế Kết quả đạt được ở trên không phải là kết quả cao nhất có thể đạt được, nếu được đầu tư chăm sóc đúng cách và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Đối với cây Cao Su, người dân khai thác mủ khi cây chưa đủ tuổi sẵn sàng khai thác, thời gian khai thác nhiều hơn so với kỹ thuật, trung bình mổi tháng người dân khai thác vườn cây khoảng 25 ngày (theo đúng định mức kỷ thuật thì khoảng 15 – 20 ngày). Bên cạnh đó, việc người dân tự ý cho thêm axit sunfurit vào trong mủ cao su để làm cho mủ đông nhanh hơn trong quá trình khai thác cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mủ. Người dân chỉ nhìn thấy được lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa thấy được ảnh hưởng của các hoạt động trên đến năng suất và giá bán mủ cao su sau này. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất cao su trong những năm tiếp theo. Đối với cây Cam, do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên sâu bệnh thường phá hoại trên cây Cam, chủ yếu là sâu đục thân, các loại nhện hại, bệnh nấm gây thối quả. Bên cạnh đó người dân không có kinh nghiệm phòng trừ, phòng trừ không hiệu quả dẫn tới tỷ lệ cây chết ngày càng tăng, cây cho năng suất kém. Đối với cây Cau, nhưng năm trước đây do vì lợi nhuận nhiều hộ nông dân tiến hành đào rễ cau, lấy phần đọt màu trắng trên cây cau bán cho các lái buôn, nhưng công dụng của những sản phẩm do lái buôn thu mua không rõ ràng, người dân đã khai thác rễ và đọt cau rất nhiều nhưng sau đó lái buôn không quay trở lại mua, việc khai thác như vậy đã ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 69 ảnh hưởng tới diện tích, năng suất và sản lượng cau của những năm sau này. Các loại sâu bệnh phá hoại cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cau. 2.5.3. Nguyên nhân Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, mùa đông lạnh, mùa hè nóng và khô, điều kiện tưới tiêu khó khăn, nguy cơ cháy rừng là rất lớn. địa hình phần lớn là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của người dân. Do chu kì KTCB của các loại nông sản hàng hoá như Cam, Cau, Cao Su có thời gian dài nên vấn đề về cây giống rất quan trọng, ví dụ điển hình như cây Cam, đưa các giống Cam mới vào trồng như Cam sài gòn, do không phù hợp với khí hậu, khả năng chống chịu sâu bệnh thấp nên cây chưa cho năng suất bao nhiêu đã bị hư hại,người dân phải chặt bỏ để tiến hành trông những loại cây mới. Vùng trồng nằm rải rác, không tập trung,khó khăn trong việc chăm sóc,thu hoạch. Do kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật. Do người dân còn thiếu hiểu biết trong quy trình kỹ thuật chăm sóc bảo vệ. Do các loại sâu bệnh phá hoại nên năng suất còn thấp. 2.5.4. Những vấn đề đặt ra - Quy hoạch đất một cách hợp lý, tránh tình trạng lấn chiếm đất, đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nông sản cho người nông dân. - Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện cho người dân, chú ý trong công tác phòng chống sạt lở đất,thiên tai bão lũ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 70 - Giúp người nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, lãi suất thấp, để người nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuât. - Cung cấp giống đúng tiêu chuẩn, có phẩm chất tốt, năng suất cao. - Cung cấp các thông tin về thị trường tiêu thụ và giá cả các mặt hàng nông sản cho người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG. 1.1. Phương hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở huyện Nam Đông Phương hướng chung là tạo ra những chính sách cụ thể về hướng đầu tư, nguồn vốn đầu tư về tăng cường năng lực cạnh tranh phát triển KHCN và đầu tư vào nông thôn, tạo việc làm, hỗ trợ cho các hộ nghèo, hình thành các vùng chuyên sản xuất một loại nông sản hàng hoá nào đó, cải thiện môi trường đầu tư,khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tăng cường đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số phương hướng cụ thể phát triển nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Nam Đông. - Phải có chủ trương sớm quy hoạch các vùng chuyên canh lúa, cam, cau, sắn,dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng. Phát triển các hộ nông dân theo hướng chuyên môn hoá, có biện pháp hữu hiệu để giảm rui ro là đa dạng hoá sản xuất và không ngừng giảm chi phí sản xuất bằng cách đầu tư thêm công nghệ, khoa học mới vào sản xuất. Khuyến khích lập các tổ chức chuyên nghiệp do chính người nông dân làm chủ. - Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp nhằm cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân,giúp người nông dân thuận lợi và yên tâm trong quá trình sản xuất. Cần thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất nông sản hàng hoá, khuyến khích,hỗ trợ các hộ gia đình có điều kiện trở thành doanh nhân nông nghiệp, chủ trang trại của gia đình. Muốn thế thứ nhất, đối với các hộ có diện tích đất canh tác nhưng không tận dụng hết hoặc các hộ nghèo thiếu điều kiện để sản xuất nông sản hàng hoá thì nên giúp đỡ họ chuyển sang công nghiệp hoặc các nghành dịch vụ dưới dạng làm thuê,nhường lại đất cho các hộ nông dân khác có năng lực tài chính cũng như chuyên môn. Khuyến khích người nông dân liên kết xây dựng thương hiệu cho các loại mặt hàng nông sản, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Hai là các hộ gia đình có điều kiện kinh tế và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 72 năng lực sản xuất sẽ phát triển thành các gia đình có quy mô lớn hơn để sản xuất nông sản hàng hoá, cần có các chính sách thúc đẩy tập trung ruộng đất từ các hộ không sản xuất nông sản hàng hoá, hoặc làm không có hiệu quả vào các hộ chuyên sản xuất nông sản hàng hoá, chống việc đầu cơ ruộng đất, có sự hỗ trợ tín dụng. - Việc chuyên môn hoá trong phát triển nông sản hàng hoá không thể làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Do đó, cần phải đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến, ngoài ra phát triển các loại hình phi nông nghiệp không những góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. - Cần quản lý đất đai một cách chặt chẽ, tránh tình trạng mất đất nông nghiệp, cần có các quy định chặt chẽ trong việc sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, chống chiếm dụng và đầu cơ đất đai. Đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa để tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hoá, thúc đẩy việc chuyển hộ nông dân từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, thúc đẩy việc mở rộng quy mô của hộ. - Xây dựng các hợp tác xã nông dân trên cơ sở tự nguyện, từng bước xây dựng HTX kiểu mới từ thấp đến cao, giúp cung ứng đầu vào, và giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, xây dưng, phát triển thương hiệu cho các loại nông sản trên địa bàn, nâng cao chất lượng cũng như giá trị cho sản phẩm. 1.2. Giải pháp 1.2.1. Giải pháp về quy hoạch đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, do đó cần phải sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác không mang tính thiết thực. Cần vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của mỗi loại cây trồng, qua thực tế điều tra ở địa phương, nhiều diện tích đất có đầy đủ điều kiện để canh tác Cam, Cau, Cao Su nhưng người dân lại trồng một số cây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 73 khác có hiệu quả kinh tế thấp hơn. Chính vì thế bên cạnh khuyến khích nông dân tiến hành đầu tư mới để sản xuất cần khuyến khích người nông dân cải tạo vườn tạp. Giải pháp cụ thể: - Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình các tổ chức vì đây cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, có trách nhiệm trên mảnh đất của mình sở hữu. - Quản lý, giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng tự nhiên. - Xác định phạm vi quản lý đất đai của từng đơn vị trên bản đồ và đóng mốc ranh giới ngoài thực địa để thuận lợi cho việc quản lý đất đai. - Tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch của huyện đã đề ra. - Nên có biện pháp cải tạo và khai thác tiềm năng của các vùng đất chưa sử dụng, vì hiện nay quỹ đất này vẫn còn nhiều. - Cần chuyển đổi diện tích vườn tạp cho hiệu quả thấp sang trồng các loại cây nông sản có giá trị cao. - Trong quá trình sản xuất cần bố trí chăm sóc tập trung thành từng vùng để tiện cho việc chăm sóc, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ,giảm thiểu các chi phí không cần thiết. - Hưỡng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc,phòng trừ các loài dịch bệnh, sâu hại cho bà con nông dân. - Đất đai cho dù màu mỡ tới đâu thì nếu khai thác quá nhiều mà không tiến hành cải tạo bổ sung độ màu mất đi, thì đất dần dần sẽ bạc màu, độ phì nhiêu của đất sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng. Vì vậy cần thay đổi tập quán canh tác kém hiệu quả, tăng cường đầu tư thâm canh và có chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ và cải tạo đất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 74 - Cần thực hiện luân canh, xen canh thích hợp vì nếu trồng mãi một loại cây trồng trên một mảnh đất trong thời gian dài sẽ làm cho đất xấu đi, giảm độ màu mỡ, nguy cơ mắc các loại sâu bệnh cao. 1.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có một vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển của xã hội cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, hiện đáp ứng nhu cầu của người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống công trình phục vụ sản xuất và hệ thống công trình phục vụ đời sống, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác như y tế, giáo duc. Hiện nay, với thực tế ở địa phương Huyện, Tỉnh và nhà nước cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng ở một số lĩnh vực sau: - Phần lớn diện tích huyện Nam Đông là đồi núi, địa hình dốc, do đó việc đi lại gặp nhiều khó khăn, một số đoạn đường có nguy cơ sạt lở cao rất nguy hiểm vào mùa mưa bão nên việc chuyên chở các sản phẩm nông sản gặp nhiều khó khăn. Nhà nước,chính quyền cần đầu tư khắc phục tình trạng sạt lở và đầu tư nâng cấp các tuyến đường chính trên địa bàn. - Cần xây dưng các đai rừng phòng hộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do gió, bão, lũ quét gây ra. - Hệ thống thuỷ lợi: do địa hình đồi núi khó khăn trong việc tưới tiêu và chăm sóc cây trồng vật nuôi, nhất là vào mùa nắng, do đó,cần có chính sách hỗ trợ giúp người nông dân mua máy bơm nước và đào giếng. 1.2.3. Giải pháp về vốn Hầu hết các hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Nam Đông đều bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 6 và số 9 gây ra, nên rất thiếu vốn trong quá trình sản xuất. Nhà nước cùng các cấp lãnh đạo cần có các chính sách cho vay vốn ưu đãi, trợ giúp giống, phân bón để giúp người dân ổn định sản xuất, xoá bỏ tâm lý vay không có tiền trả của nhiều hộ gia đình trên địa bàn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 75 Đối với các khoản nợ cũ, khả năng trả nợ của người dân còn hạn chế, thì các ngân hàng cần khoanh nợ cho các hộ nông dân bị thiệt hại do mưa bão Giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “ một cửa” giúp người dân giảm bớt chi phí, thủ tục không cần thiết. Hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích. Vì thế phương thức vay vốn bằng tiền nên dần chuyển sang cách cho vay dưới hình thức vật tư sản xuất. 1.2.4. Giải pháp về lao động Cần mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trông chăm sóc, bảo vệ và khai thác các loại nông sản hàng hoá điển hình mang lại thu nhập cao trên địa bàn trước khi tiến hành trồng thật trên đất sản xuất. Cần hướng dẫn một cách kỹ càng, trách nhiệm. Cần đào tạo kỹ thuật để người dân áp dụng được vào thực tế. Tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài. Tổ chức họp khuyến cáo người dân trong việc bán các sản phẩm nông sản hàng hoá do lợi nhuận trước mắt che mờ,như trường hợp về cây cau trong các năm trước: lái buôn thu mua đọt cau; rễ cau với giá ban đầu rất cao để bán cho các thương lái Trung Quốc thu mua, người dân thấy lợi trước mắt nên tiến hành chặt cây lấy phần đọt cây, đào rễ cây, sau đó lại không mua nữa. Làm ảnh hưởng đến chất lượng của vườn Cau trong những năm sau này. Đây là một trong những bài học đắt giá cho những người nông dân khác học tập, tránh việc chạy theo lợi nhuận trước mắt bỏ đi phần lời nhuận, thu nhập trong lâu dài. 1.2.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật - Giải pháp về giống: Giống là yếu tố đầu vào rất quan trọng, ảnh hưởn đến năng suất và chất lượng cây trông, do những cây như Cam, Cau , Cao Su đều có thời gian kiến thiết ban đầu dài, ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 76 thường qua 5- 6 năm mới cho kết quả rõ ràng. Huyện cần có các chính sách cung cấp giống, hoặc hướng dẫn kỹ thuật trong việc tạo giống để người nông dân có những giống cây trồng vật nuôi có phẩm chất và chất lượng tốt. - Giải pháp về kỹ thuật: Phần lớn người dân trên địa bàn đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những người xung quanh nên kỹ thuật canh tác còn rất hạn chế, thậm chí có nhiều trường hợp làm sai quy trình kỹ thuật, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm và khả năng khai thác trong những năm tiếp theo. Chính vì thế chính quyền địa phương và trạm khuyến nông cần lưu ý nhiều hơn về việc đào tạo tập huấn kỹ thuật cho người nông dân. Cần thường xuyên đến với địa bàn quan sát tình hình sản xuất, phát hiện các nguy cơ bệnh hại để giúp người dân phòng trừ, giám sát việc thực hiên kỹ thuật của người dân. Đối với các vườn Cam, Cao Su cần hướng dẫn người dân cắt tỉa tán cây, giúp cây thông thoáng, hạn chế các loài bệnh hại, nâng cao khả năng quang hợp cho cây trồng từ đó giúp tăng năng suất. Hướng dẫn người dân bón phân, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của mỗi loại cây trồng. sử dụng các chế phẩm sinh học, hoá hoc trừ sâu, cỏ có hiệu quả và đảm bảo an toàn. 1.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Thực tế qua khảo sát và nghiên cứu ba loại nông sản hàng hoá chủ yếu trên huyện Nam Đông là Cam,Cau và Cao Su thì nhận thấy việc tiêu thụ sản phẩm là không khó, phần lớn người lái buôn sẽ về tới tận gia đình, tại vườn để thu mua sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: - Người dân thiếu thông tin về thị trường sản phẩm, do đó chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin về giá cả,thị trường nông sản trên địa bàn,huyện, các tỉnh khác, cả ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 77 nước thậm chí trên thế giới để người dân nắm bắt xác định thời điểm thu hoạch và bán với mức giá có lợi nhất. - Việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hoá còn manh mún, không tập trung , chủ yếu là bán sản phẩm cho thương lái và các thương lái sẽ bán lại, do đó cần xây dựng kênh tiêu thụ vững chắc cho người dân, xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản nổi tiếng trong vùng, để đạt hiệu quả cao nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, với phần lớn diện tích là đồi núi,khí hậu địa hình không thuận lợi nên phần lớn người dân sản xuất nông nghiệp là chính, trong những năm qua các loại nông sản hàng hoá chủ yếu (Cam, Cau, Cao Su) trên địa bàn huyện Nam Đông đã giúp người dân thoát nghèo vươn lên làm giàu từng bước cải thiện cuộc sống. - Năm 2012 diện tích Cau ( 203 ha); Cao Su( 3.538 ha); Cam (166 ha). Do được nhà nước, các tổ chức giúp đỡ nên Cao Su hiện nay được xác định là cây kinh tế chủ lực của huyện, trong những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Trước năm 2006 cây Cam cũng là một trong những cây trồng có diện tích lớn trên địa bàn huyện, nhưng do nguồn giống không phù hợp với địa phương, các sâu bệnh hại phá hoại nên diện tích Cam càng ngày càng thu hẹp, năng suất thấp. Cây Cau là loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, kỹ thuật đơn giản nên được trồng rải rác trên khắp địa bàn huyện. - Hiệu quả đầu tư các loại NSHH chủ yếu. Trong các loại nông sản tiến hành nghiên cứu thì Cao Su có hiệu quả đầu tư cao nhất với IRR là 28,85%, sau đó tới Cau là 28,71%, cuối cùng là Cam 16%. Cây. Cây cao su được các cấp chính quyền các tổ chức hỗ trợ nên được nhiều hộ nông dân tiến hành đầu tư, do có thu nhập ổn định, cao nếu không tính đến các điều kiện bất thường như thiên tai, bão, Cây Cau có hiệu quả đầu tư cao nhưng do người nông dân ít chăm sóc,người dân chỉ trồng cây sau đó các công việc chăm sóc, bảo vệ rất hạn chế, giá cau phụ thuộc thị trường nên hiệu quả đầu tư mang lại chưa xứng tiềm năng. Cây Cam có hiệu quả đâu tư thấp nhất do người nông dân bỏ công sức chăm sóc nhiều nhưng do nguồn giống không phù hợp, sâu bệnh phá hoại nên hiệu quả thấp. - Hiệu quả sản xuất. Được tính toán qua các chỉ tiêu GO/IC ( cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất) và VA/IC ( cho biết khi đầu tư một ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 79 đồng chi phí trung gian sẽ mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm). Cây Cao Su là cây có hiệu quả sản xuất cao nhất tính đến thời điểm hiện nay, giá trị GO/IC là 7,3; VA/IC là 6,3. Cây Cau là cây có hiệu quả sản xuất đứng thứ hai với GO/IC là 4,6 và VA/IC là 3,6. Cây Cam có hiệu quả sản xuất thấp nhất với GO/IC là 2,2 và VA/IC là 1,2. - Hiệu quả xã hội và môi trường. Việc đầu tư sản xuất các mặt hàng nông sản này, đặc biệt là cây Cao Su đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân, giúp tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Nâng cao cơ sở hạ tầng trên địa phương. Về hiệu quả môi trường sinh thái, giúp nâng cao độ màu mỡ của đất,cải tạo, bảo vệ đất, chống xói mòn, nâng cao độ che phủ và giúp điều hoà khí hậu. - Tình hình tiêu thụ. Các loại nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện Nam Đông không khó để tiêu thụ, Sau khi khai thác, thu hái sẽ có các thương lái tới tận gia đình để thu mua. Một phần nhỏ nông sản người dân sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng đối với Cam, Cau hoặc chở tới nhà máy đối với Cao su. - Mặc dù có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất nhưng bên cạnh đó còn tồn tại không ít khó khăn, hạn chế. Giao thông trên địa bàn nhất là tới các vùng nguyên liệu vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, giá các mặt hàng nông sản thường xuyên biến động, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, người dân áp dụng chưa đúng kỹ thuật nên sản lượng nông sản chưa xứng với tiềm năng, chất lượng còn thấp. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên có nhiều loại sâu, bệnh hại đối với các loại nông sản. - Từ đó có các giải pháp về: Quy hoạch đât đai, giải pháp về cơ sở hạ tầng,giải pháp về vốn, giải pháp về lao động, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường tiêu thụ. Trong đó giải pháp về quy hoạch đất đai là quan trọng nhất. Cần có quy hoạch cụ thể về từng loại nông sản hàng hoá tránh sự phát triển tự phát ồ ạt, từ đó các giải pháp khác mới phát huy tốt nhất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 80 2. KIẾN NGHỊ Xuất phát từ những hạn chế trong việc đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: - Đối với chính phủ + Nghiên cứu điều chỉnh phương thức hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá, nhà nước cần có chính sách cho ứng trước một khoản tiền để người dân chủ động đầu tư, và sẽ thanh toán hết số tiền hỗ trợ dân sau giai đoạn kiến thiết cơ bản đi vào thu hoạch. + Nhà nước cần có hệ thống quản lý,ổn đinh giá cả của các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng ép giá, giá biến động thất thường. - Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế Thực trạng các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng các công, nông dụng cụ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, nên cần có các chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị sản xuất đã cũ kỹ, lạc hậu. Tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, khai thác một cách hợp lý, khoa học. Tổ chức tập huấn các lớp kinh doanh nông nghiệp. - Đối với thị trường Cần đồng bộ hệ thống tiêu thụ nông sản hàng hoá, từ người sản xuất,người thu mua, các lò, nhà may sản xuất chế biến đến nơi tiêu thụ cuối cùng để nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho toàn hệ thống, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 81 Cần nuôi trồng các loại nông sản một cách tập trung thành từng vùng để tiện lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ,phòng chống sâu bệnh hại, nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản. - Đối với huyện Nam Đông + nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông sản hàng hoá trên địa bàn. + Địa phương cần có cán bộ làm công tác khuyến nông chuyên trách quản lý cũng như cung cấp thông tin về các mặt kỹ thuật, giá cả thị trường, phân bón...cho các nông hộ. + Giám sát chặt chẽ việc quy hoạch sử dụng đât, hạn chế tình trạng người dân lấn đất, nuôi trồng nông sản mang tính tự phát. + Giải quyết những vướng mắc cho người nông dân một cách kịp thời về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, các chính sách của đảng và nhà nước. - Đối với các nông hộ sản xuất nông sản hàng hoá Cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm sản xuất. Chấp hành tốt các quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông + Cần có kế hoạch kinh doanh và sổ sách ghi chép chi phí, sổ sách hoạch toán lãi lỗ. + Mạnh dạn vay vốn để phục vụ đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Nguyễn Đình Đức Trang 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths. Hồ Tú Linh (2011), Bài giảng kinh tế đầu tư, trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế 2. Hoàng Hữu Hoa, phân tích số liệu thống kê(2001), trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế 3. Giáo trình Kinh tế phát triển, ĐH KTQD, NXB lao động-xã hội(2005) 4. GS,VS. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân 5. KS. Nông nghiệp, Nguyễn Văn Tuyến ( 2012 ), kỹ thuật trồng cây cao su 6. Thanh Huyền (2012), kỹ thuật trồng cam quýt 7. KS. Dương Tấn Lợi ( 2003), kỹ thuật trồng dừa 8. Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Nam Đông năm 2010,2011, 2012 9. Báo cáo tổng kết cây lâu năm huyện Nam Đông giai đoạn 2006-2012 10. Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2011 11. Phan Văn Thắng, Sản xuất Cao Su hàng hoá trên địa bàn tỉnh TT- Huế, 41/CH7. 12. Lê Văn Thông, Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị, 47/CH5 13. Hiệu quả kinh tế canh tác Cam tại xã Hưng Đô- Hương Khê-Hà Tĩnh, K40 KTNN/ 304 14. Các trang web: www. Tailieu.vn www. Chonongsan.net www.agriviet.com ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguye_n_di_nh_du_c_5186.pdf
Luận văn liên quan