Khóa luận Nghiên cứu nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá vàng ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013

Như chúng ta đã biết, sản phẩm vàng trang sức Việt Nam hiện nay gần như không có chỗ đứng trên thị trường quốc tế do thuế xuất khẩu quá cao, thậm chí bị lép vế ngay trên sân nhà vì các sản phẩm ngoại có giá rẻ và mẫu mã đẹp hơn. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa ưu tiên hỗ trợ ngành này, đến nay chưa có DN nào được cấp phép nhập khẩu nên vẫn phải mua vàng nguyên liệu trên thị trường. Ngoài ra, tình trạng gian lận tuổi vàng và vàng trang sức nhập khẩu tràn vào thị trường trong nước ngày càng nghiêm trọng. Hơn nữa theo quy định hiện nay, các đơn vị tham gia đấu thầu vàng miếng phải đặt mua khối lượng tối thiểu từ 500 - 1.000 lượng trong khi các DN vừa và nhỏ có vốn lưu động ít, không đủ điều kiện để tham gia đấu thầu. Trước thực trạng này, NHNN nên cho phép các DN có đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm này; cho phép các DN có đủ điều kiện vay vốn để đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất và mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đồng thời, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho thành lập sở giao dịch vàng quốc gia để điều tiết thị trường vàng thay cho việc đấu thầu vàng như hiện nay. 3.2.2. Đối với các tổ chức có liên quan Với tình trạng chất lượng sản phẩm vàng trang sức hiện chưa đảm bảo, thiếu trung thực khi đóng dấu tuổi vàng, sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các DN về giá cả.đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành vàng Việt Nam. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh trên

pdf64 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá vàng ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến Chính phủ phải cấm nhập khẩu vàng. Cho tới trước thời điểm dừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD (45 tấn), so với tổng giá trị nhập khẩu vàng của cả năm 2007 là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Diễn biến giá vàng trong nước đã trải qua 2 đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7 khi vượt qua mức 19 triệu đồng/lượng, sau đó lại giảm mạnh về cuối năm. Theo số liệu từ Ngân hàng ACB, giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19,35 triệu đồng/lượng vào ngày 17/3/2008 và 15/7/2008, mức thấp nhất là 16,10 triệu đồng/lượng vào ngày 24/10/2008. Tính bình quân cả năm 2008, giá vàng xoay quanh mức 17,64 triệu đồng/lượng.  Năm 2009 Nguồn: www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.7: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2009 Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm 2009 là vào ngày 11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28 rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước tới thời điểm này là mốc 29,3 triệu đồng/lượng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 35 Đầu năm 2009, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 24/12, khi giá vàng ở mức 26,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%.  Năm 2010 Nguồn: www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.8: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2010 Cuối quý 2/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 28,54 – 28,62 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Ngày giao dịch ấn tượng của quý 2/2010: Ngày 02/05/2010, người dân đổ xô đi mua vàng sau khi giá vàng hạ 1,5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 đêm. Yếu tố khác khiến giá vàng giảm sâu trong thời điểm này còn là bởi NHNN yêu cầu các DN lớn tăng cung vàng. Tuy nhiên giá vàng chỉ giảm được 3 ngày, lực mua quá lớn khiến giá vàng lên lại mức 26,48 triệu đồng/lượng vào ngày 05/05/2010. Vào quý 4, sự hỗn loạn trên thị trường vàng bắt đầu từ ngày 08/11/2010 khi người dân đổ xô nhau đi mua vàng, phiên giao dịch ngày 09/11/2010 lịch sử, giá vàng lập đỉnh cao chưa từng có. Giá vàng SJC ở mức 36,50 – 37,02 triệu đồng/lượng.  Năm 2011 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 36 Nguồn: www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.9: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2011 Tiếp tục đà tăng năm 2010, giá vàng SJC tiếp tục tăng một phần vì sự hoản loạn và đổ xô nhau đi mua vàng của người dân làm cho giá vàng tăng đột biến và lập đỉnh cao ở mức 47,8 – 48,1 triệu đồng/lượng ( mua vào – bán ra) vào ngày 29/8/2011. Sự tăng giá lập đỉnh cao mới này làm cho một số nhà đầu tư bắt đầu chốt lời cộng thêm một số thông tin tốt từ thị trường Mỹ và Châu Âu tại thời điểm cuối năm 2011 dẫn đến giá trị giá vàng giảm sút. Đến ngày 24/12/2011, giá vàng giảm còn 40,8 – 41,8 triệu đồng / lượng.  Năm 2012 Nguồn: www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.10: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 37 Trong năm, giá vàng tăng vào dịp Tết Âm lịch và giảm dần sau Tết, đến quý III lại bật mạnh (riêng quý này giá vàng gần 5,5 triệu đồng/lượng). Tầm quý II, giá vàng chỉ dao động quanh 41 đến 42 triệu đồng/lượng và xuống mức thấp nhất 40,98 triệu đồng/lượng vào ngày 16/5 khi nỗi lo về nợ công tại Hy Lạp làm khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu thêm trầm trọng. Song, với việc giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước bật mạnh lên 48,18 triệu đồng/lượng - mức đỉnh trong năm vào ngày 5/10 khi giá vàng lên sát 1.800 USD/oz nhờ thông tin sáng sủa từ nền kinh tế châu Âu và Mỹ. Trong thời gian giá vàng lên cao nhất hơn 1 năm, người dân đã tranh thu đem vàng đi bán chốt lời khiến cho giá vàng chốt ở mức 46,23 – 46,53 triệu đồng lượng vào ngày 31/12/2012.  Năm 2013 Nguồn: www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.11: Diễn biến giá vàng SJC các tháng trong năm 2013 9 tháng đầu năm, các nhà đầu tư và người dân đã được chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của giá vàng trên thị trường quốc tế cũng như trong nước. Mức giảm thấp nhất của giá vàng trong 9 tháng đầu năm vào ngày 28/6 khi được niêm yết bán ra trên địa bàn tỉnh là 35,9 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên chỉ ít ngày sau do nhiều nhà đầu tư và người dân tăng lượng mua vào khiến giá vàng bật tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn còn thấp hơn hồi đầu năm khá nhiều. Trong những tháng từ 7-9 giá vàng nội tỉnh tiếp tục có nhiều biến động mạnh, lên xuống kém ổn định do những tác động từ thị trường vàng trong nước. Đến ngày Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 38 26/6, giá vàng SJC được niêm yết mua vào tại một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh là 37,4 triệu đồng/ lượng và bán ra là 37,55 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm đến cuối tháng 9, giá vàng đã giảm khoảng 20% (gần 10 triệu đồng mỗi lượng). 3 tháng cuối năm 2013 Ngày 3/12 , giá niêm yết SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 35,16 – 35,24 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giảm 230.000 – 210.000 đồng/lượng (mua vào – bán ra) o với cuối giờ chiều ngày 2 /12. Còn tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, giá vàng SJC theo báo giá của Công ty SJC ở mức 35,13 – 35,23 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 240.000 đồng/lượng và 220.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua (theo giá mua và giá bán). Ta có thể thấy, đây là mức giá thấp nhất của vàng SJC trong vòng 37 tháng qua. Đợt giảm giá này của vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, vàng SJC đã rẻ đi khoảng 3,3 triệu đồng/lượng.  Nhân xét chung biến động giá vàng tại Việt Nam Giá vàng tại Việt Nam phần lớn bị ảnh hưởng bởi biến động của giá vàng thế giới nhưng bên cạnh đó giá vàng Việt Nam vẫn có những giai đoạn biến động không theo xu hướng của giá vàng thế giới bởi các yếu tố quan trọng trong nước như sức cung và cầu về vàng tại Việt Nam cũng như các chính sách thắt chắt buôn bán giao dịch vàng của NHNN và Chính phủ Việt Nam làm ảnh hưởng tác động mạnh mẽ tới giá vàng tại Việt Nam và sự chênh lệch về giá giữa giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới. 2.2.2. Phân tích nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam giai đoạn 2008-2013 2.2.2.1. Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới  Biến động của giá vàng thế giới Nguồn phần mềm meta trader 4Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 39 Biểu đồ 2.12: Biến động giá vàng thế giới giai đoạn 2008-2013 Năm 2008 Tổng mức thua lỗ của các tổ chức tài chính lớn trên khắp thế giới là 435 tỷ usd. Vào tháng 1, Fed cắt giảm lãi suất 0,75% xuống còn 3,5%. Tháng 3, giá vàng đã lập kỷ lục mới ở mức $1032/ounce và đây là lần đầu tiên trong lịch sử vàng vượt ngưỡng $1000/ounce. Tuy nhiên do giá vàng đã tăng quá nóng trong hơn 2 năm qua khiến giới đầu tư ồ ạt bán ra chốt lời lấy tiền bù đắp những khoản thua lỗ do chứng khoán và bất động sản, khiến vàng giảm mạnh về mức $681/ounce vào tháng 10- 2008. Nhưng vì tình hình kinh tế vẫn tiếp tục có nhiều dấu hiệu bất ổn và việc Fed hạ mạnh lãi suất nên vàng lại tiếp tục tăng và kết thúc năm 2008 tại mức $865/oz. Có thể thấy năm 2008 là một năm biến động rất mạnh của giá vàng khi mà biên độ trong năm lên tới $350. Báo hiệu một chu kỳ bùng nổ của kim loại quý. Năm 2009 Giá vàng đột ngột tăng mạnh vào đầu tháng 9 trong khoảng trên dưới $950/oz. Giá đã tăng liên tục từ $945 ngày 2-9 và liên tiếp vượt các mức kỷ lục để đạt mức cao nhất trong lịch sử là $1.227/oz vào ngày 3-12-2009. Điều này được lý giải bởi đồng đô la Mỹ yếu đi, khả năng lạm phát tăng cao trong tương lai sau một loạt các chỉ tiêu kinh tế được cải thiện, và các quốc gia trên thế giới (đặc biệt là Mỹ) đã bơm quá nhiều tiền vào nền Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 40 kinh tế; đồng thời các NHTƯ và các quỹ đầu tư lớn trên thế giới tăng cường mua vàng dự trữTuy nhiên từ ngày 3-12 giá vàng bất ngờ giảm mạnh. Chỉ trong ba tuần đã điều chỉnh giảm đến hơn $150 /oz và là đợt rớt giá mạnh nhất trong năm 2009. Năm 2010 Trong năm 2010, giá vàng thế giới năm 2010 đã có những bước nhảy vọt lần lượt lập những mốc kỷ lục mới. Sau mức tăng ấn tượng hơn 5% trong tháng 4/2010 ( dừng lại ở mốc $1180,5/oz), giá vàng tiếp tục vượt ngưỡng cản quan trọng $1200/oz vào ngày 7/5/2010. Mức tăng này được lý giải do đồng EURO đã rớt giá thảm hại về mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua so với đồng USD do sự lo ngại cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể lây lan nhanh. Tiếp đó, vào ngày 28/9/2010 điều bất ngờ đã xảy ra, khi giá vàng tăng vọt lên mức $1307/oz sau khi đón nhận tin tức không máy tích cực từ nền kinh tế Mỹ như tỷ lệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, nhu cầu đơn đặt hàng không như kỳ vọng. Sau khi vượt thành công ở ngưỡng cản 1300, giá vàng đã tăng gần như liên tục lên liên tục, bất chấp thông tin kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% trong quý 3/2010. Tuy nhiên nó vẫn chưa đáng lo ngại vì đã nằm trong dự đoán trước đó của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư. Giá vàng đã tiếp tụ vọt lên mức xấp xỉ 1400 USD/oz trong những phiên giao dịch đầu tháng 11/2010 và đã vượt được ngưỡng này lần đầu tiên trong lịch sử vào 9/11/2010. Giai đoạn sau đó đánh dấu mức kỷ lục mới của giá vàng khi nó đạt $1429.40/oz vào ngày 07/12/2010. Mức giá kỷ lục này được thiết lập trong bối cảnh những lo lắng về khả năng Chính phủ Mỹ sẽ bơm them tiền vào nền kinh tế và nỗi lo về khủng hoảng nợ châu Âu vẫn lớn dần lên. Năm 2011 Vào ngày 7/4/2011 – Ngân hàng trung ương ECB tăng lãi suất lên 1.25% tạo điều kiện cho đồng EUR tăng so với đồng USD. Giá vàng tăng mạnh và sau đó vượt mức 1500$ lên cận vùng 1600$. Đầu tháng 8, Mỹ trở thành tâm điểm của bất ổn tài chính thế giới khi các cuộc thương lượng về món trần nợ công 14.3 ngàn tỷ đô la của nước Mỹ sẽ Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 41 phải nới. Nghĩa là Mỹ có thể vay tiền và dẫn tới khủng hoảng nợ công như các nước châu Âu, lúc này giá vàng lập tức tăng mạnh hướng về 1900$. Một thời gian sau, TTCK toàn cầu suy sụp, cổ phiếu xuống giá bán tháo khắp các thị trường, giá vàng nhanh chóng vượt qua mức 1900$. Sau đó, vàng điều chỉnh nhẹ và tiếp tục tiến lên mức kỷ lục cao hơn. Vào tháng 9/2011, FED tung ra 400 tỷ đô la để hạ lãi suất cơ bản nhằm vực dậy nền kinh tế. Các tỷ lệ ký quỹ bị các hãng môi giới buộc khách hàng nâng lên khiến cho các hợp đồng bị bán tháo chốt lời. Giá tụt xuống mức dưới 1700$. Đến tháng 12, ECB cắt giảm lãi suất trở lại và điều này khiến EUR mất giá. USD tăng giá trên toàn cầu và giá vàng tiếp tục sụt giảm mạnh xuống dưới cả mức 1600$ sau đó. Năm 2012 Vào tháng 9, Fed tuyên bố áp dụng chương trìnhq QE mở với việc mua vào trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp ở mức 40 tỷ USD/tháng. Vì vậy nên vào thời điểm tháng 10, vàng tăng lên mức đỉnh 2012 gần $1800/oz. Tháng 12/2012: Theo số liệu của Bloomberg, tổng giá trị các sản phẩm hoán đổi danh mục vàng (ETP) đạt 2,632.5 tấn trước khi bắt đầu sụt giảm. Fed gia tăng quy mô gói QE mở lên 85 tỷ USD/tháng khiến cho các nhà lập pháp phải tranh luận về “ vực thẳm tài khóa”. Năm 2013 Vào đầu năm, giá vàng leo lên mức đỉnh của năm với gẫn $1700/oz. Đến tháng 2, vàng rớt mốc $1,600/oz lần đầu tiên trong 6 tháng. Biên bản họp của Fed đã cho thấy một số thành viên muốn thay đổi tốc độ mua tài sản. Ngày 12-4, vàng hạ sâu 5% và rơi vào thị trường giá xuống (thị trường con gấu) khi giá kim loại quý này đã lao dốc hơn 20% so với mức đóng cửa cao kỷ lục $1900.23/oz vào tháng 9/2011. Cộng hòa Síp có thể bán vàng dự trữ để đóng góp cho gói giải cứu, làm dấy lên nghi ngờ rằng các ngân hàng trung ương khác cũng có thể bán vàng. Và vào ngày 15-04-2013 Vàng rơi tự do 9.1%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1983.Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H u Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 42 Từ biến động giá vàng thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến biến động giá vàng ở Việt Nam Nguồn www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.13: Diễn biến giá vàng Việt Nam 7/2009-2013 Từ đồ thị giá vàng của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn qua, ta dễ dàng nhận thấy giá vàng Việt Nam vân động theo giá vàng thế giới, giá vàng Việt Nam phụ thuộc hơn 90% vào giá vàng thế giới. Thị trường vàng Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường thế giới, mặt khác nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, vì vậy giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá vàng thế giới. Tuy nhiên giá vàng thế giới tính bằng USD còn giá vàng Việt Nam tính theo đơn vị VNĐ, tức là có sự khác biệt khi quy đổi từ giá vàng thế giới sang giá vàng Việt Nam do tỷ giá giữa VNĐ và USD có sự thay đổi.và ngoài yếu tố giá giá vàng thế giới thì còn nhiều yếu tố khác tác động đến giá vàng Việt Nam.  Một số nguyên nhân biến động của giá vàng thế giới  Sự mất giá của đồng USD Nguồn: Phần mềm meta trader 4Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 43 Biểu đồ 2.14: Biểu đồ biến động tỷ giá USD/CAD Để có thể cảm nhận được tình trạng của đồng USD, tôi sẽ lấy tỉ giá của đồng USD và CAD để có thể nhìn thấy khái quát được sự sụt giảm hay tăng trưởng của đồng USD. Tôi lấy đồng CAD để làm thước đo cho tình trạng sức khỏe của đồng USD vì đồng CAD có thể xem là đồng tiền có sự bình ổn và ổn định nhất so với các đồng tiền. Từ biểu đồ tỉ giá USD và CAD, chúng ta có thể nhận thấy được xu hướng mất giá của đồng USD trong dài hạn. Đầu năm 2008 tỉ giá USD và CAD đã có xu hướng tăng và đạt ở mức cao là 1.285. Nhưng từ đầu năm 2008 về sau tỉ giá USD/CAD liên tục giảm sút hàng ngày và hàng tuần thể hiện sự sút giảm giá trị của đồng USD một cách rõ rệt. Đặc biệt và nổi trội nhất là từ năm 2009, sau khi các tập đoàn tài chính ở Mỹ bắt đầu tuyên bố phá sản và cũng là lúc các gói QE được tung ra thị trường, khi đó làm cho giá trị của đồng USD giảm sút giá trị một cách rõ rệt và mạnh mẽ nhất. Cho đến ngày 31/7/2011, tỉ giá đồng USD/CAD chỉ còn mức 0.94 thể hiện một sự sụt giảm rất mạnh mẽ từ 1.285 đến 0.94. Vào tháng 9 năm 2012, Fed tuyên bố áp dụng chương trìnhq QE mở với việc mua vào trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp ở mức 40 tỷ USD/tháng. Vì vậy nên vào thời điểm tháng 10, tỉ giá USD/CAD giảm xuống mức 0,99 từ mức 1.04 trước khi ra tin. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 44 Tháng 12/201, Fed gia tăng quy mô gói QE mở lên 85 tỷ USD/tháng khiến cho tỉ giá giảm từ mức 1.03 xuống mức 0.99 tại tháng 7 năm 2013.  Do tình hình kinh tế của Mỹ Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ), cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu. Cơn địa chấn thực sự nổ ra vào ngày 7/9 với việc hai đại gia cho vay thế chấp của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản. Merill Lynch bị Bank of America mua lại, còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ. 5 năm sau khủng hoảng tài chính, nền kinh tế số một thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, đây là cuộc khủng hoảng có đà phục hồi chậm chạp nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Riêng năm 2009, 140 ngân hàng Mỹ bị xóa sổ, GDP nước này cũng tăng trưởng âm 2,8%. Hai đại gia sản xuất ôtô General Motors (GM) và Chrysler nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong cùng năm đó. Cuộc chiến nâng trần nợ công năm 2011 còn khiến Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Để cứu vãn nền kinh tế, từ tháng 11/2008, FED đã phải liên tục tung ra các gói kích thích. Chương trình mua lại trái phiếu hiện tại (QE3) đã được thực hiện từ tháng 9 năm ngoái để bơm 85 tỷ USD mỗi tháng vào nền kinh tế. Lãi suất cũng được duy trì ở mức kỷ lục gần 0% nhiều năm nay. Tuy nhiên, mãi đến thời gian gần đây, kinh tế Mỹ mới có một số dấu hiệu lạc quan. Nước này đã tăng trưởng 2,8% năm ngoái, cao hơn thời kỳ tiền khủng hoảng năm 2006 (2,7%). Niềm tin DN và đầu tư trong quý II/2013 đã được cải thiện. Thị trường nhà đất ấm dần, chứng khoán cũng liên tiếp lập kỷ lục trong vài tháng gần đây trước các số liệu Trư ờn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 45 lạc quan của nền kinh tế. Ngân sách Mỹ tháng 6 lên cao nhất 5 năm và tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm đáng kể so với gần 10% cuối năm 2010.  Các yếu tố bất ngờ Trong giai đoạn phân tích từ năm 2008 đến 2013, vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 8,9 độ richte kèm theo sóng thần đã xảy ra tại Nhật Bản. Trận động đất xảy ra vào thời điểm châu Âu chìm trong khủng hoảng nợ, bất ổn địa chính trị tại khu vực các quốc gia sản xuất dầu mỏ làm tăng thêm những nghi ngờ của giới phân tích và đầu tư quốc tế về khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, giá trị các thị trường hàng hóa. Đêm 14/3, giá vàng thế giới đã tăng đến 1% trong phiên New York, Mỹ. Tại thị trường Tokyo, phí bảo hiểm cho các thanh vàng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng hai (trị giá bảo hiểm thanh vàng là 1 USD/ounce, so với mức 0 USD trước đó) làm dấy lên lo ngại về lạm phát. 2.2.2.2. Do biến động thị trường chứng khoán Việt Nam Như chúng ta đã biết, thị trường vàng và TTCK có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu xét theo khía cạnh là hai thị trường có thể thay thế nhau, thì có thể nói sự vận động của thị trường vàng và TTCK có xu hướng ngược chiều nhau. Bởi vì vàng có đặc điểm là giá trị sử dụng cao và ổn định, nên khi nền kinh tế gặp bất ổn, lạm phát tăng, rủi ro lớn trên thị trường tài chính, TTCK bị sụt giảm thì các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn ra khỏi các thị trường tài chính để chuyển sang đầu tư vàng, nhằm mục đích duy trì giá trị đồng tiền qua cơn khủng hoảng. Vì vậy, sự biến động của TTCK trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi giá vàng. Các nhà đầu tư luôn muốn sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất nên họ thường chuyển dịch dòng vốn của mình vào thị trường nào mang lại lợi nhuận cao nhất với điệu kiện là rủi ro chấp nhận được. TTCK của Việt Nam tuy được thành lập năm 2000, nhưng để đi vào hoạt động với nhiều công ty niêm yết và có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư thì mới chỉ vài năm trở lại đây. TTCK của Việt Nam còn non trẻ, nhiều nhà Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 46 đầu tư vẫn còn có ít kiến thức, nên các quyết định mua hay bán vẫn còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, xu hướng của các nhà đầu tư khác, nên gây ảnh hưởng lớn đến sự vận động của toàn thị trường. Nguồn www.cafef.vn Biểu đồ 2.15: Biểu đồ kĩ thuật thể hiện sự biến động của TTCK Việt Nam Nguồn www.sjc.com.vn Biểu đồ 2.16: Diễn biến giá vàng Việt Nam 7/2009-2013Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 47 TTCK tác động lên giá vàng không giống như cách mà giá dầu thô thế giới tác động lên giá vàng. Mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng thể hiện rất rõ ràng, khi giá dầu tăng thì gần như ngay lập tức kéo theo giá vàng tăng và ngược lại, khi giá dầu giảm thì cũng làm cho giá vàng giảm, mặc dù mức độ biến động còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhưng TTCK lại tác động lên thị trường vàng theo một cách khác. Bởi vì các nhà đầu tư thường dịch chuyển vốn từ một thị trường nhiều rủi ro, ít lợi nhuận sang một thị trường có lợi nhuận cao hơn với mức rủi ro có thể chấp nhận được, và điều này thì không thể diễn ra một cách lập tức được, tùy vào tâm lý của các nhà đầu tư. Với nhiều nhà đầu tư, nếu việc rút vốn ra khỏi TTCK là khó khăn thì một sự thay đỏi nhẹ của TTCK cũng chưa chắc khiến họ bỏ thị trường vàng để chuyển sang TTCK ngay được. Từ đồ thị chúng ta có thể thấy TTCK của Việt Nam kể từ cuối năm 2009 không hề tăng, nó giảm nhẹ đều.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giởi diễn ra vào năm 2008, đến năm 2009 bắt đầu gây ảnh hưởng đến nền kinh tế ở Việt Nam. Lúc này, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tháo chạy vốn ra khỏi thị trường Việt Nam để quay về đầu tư phục hồi lại cho các công ty tại đất nước họ, làm cho làn sóng bán tống bán tháo vốn xuất hiện, từ đó làm cho giá trị cổ phiếu sụt giảm liên tục. Thấy được tình hình đó, khi TTCK đi xuống và chưa thấy sự hồi phục, nhiều nhà đầu tư đã mất niềm tin vào TTCK. Từ đó các nguồn vốn đầu tư một phần đã được chảy qua thị trường vàng làm cho thị trường này biến động tăng đều trong giai đoạn từ năm 2010 đến thời điểm đầu năm 2013. Tuy nhiên, khi họ chuyển sang thị trường vàng, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Có thể thấy trong giai đoạn này, dường như thị trường vàng vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. 2.2.2.3. Do lạm phát Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá vàng giai đoạn 2008 – 2013Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 48 Chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá vàng năm 2008-2009 so với năm 2005 2008 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 124.73 129.17 133.04 135.96 141.28 144.3 145.93 148.21 148.48 148.2 147.07 146.07 Vàng 193.05 204.46 217.64 212.99 204.70 213.63 220.46 213.94 200.33 206.76 194.77 196.29 2009 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 146.54 148.25 148.00 148.52 149.17 149.99 150.77 151.13 152.07 152.63 102.71 104.15 Vàng 203.43 215.11 226.81 229.99 231.39 244.28 243.23 247.48 252.53 265.18 129.06 142.60 Chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá vàng từ năm 2010-2013 so với năm 2009 2010 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 105.57 107.64 108.44 108.59 108.89 109.13 109.19 109.44 110.88 112.04 114.13 116.39 Vàng 138.40 135.59 137.23 136.14 138.74 143.02 146.10 144.81 150.00 161.80 175.83 185.38 2011 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 118.41 120.89 123.51 127.61 130.43 131.85 133.39 134.63 135.74 136.23 136.76 137.48 Vàng 185.29 184.64 193.87 191.54 194.28 194.98 196.68 213.79 241.88 231.67 232.30 230.05 2012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 49 CPI 138.86 140.76 140.98 141.06 141.31 140.94 140.53 141.42 144.53 145.76 146.44 146.84 Vàng 221.72 228.97 227.96 221.99 217.17 212.76 212.10 212.97 224.15 234.55 229.91 230.97 2013 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CPI 146.67 150.64 150.35 150.38 150.29 150.37 150.77 152.02 153.63 154.39 154.91 157.70 Vàng 226.97 226.22 220.05 214.41 204.51 196.10 183.79 184.38 188.01 182.61 180.71 174.69 Nguồn: Tổng cục thống kê Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 50 Biểu đồ 2.17: Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá vàng năm 2008-2009 so với năm 2005 Biểu đồ 2.18: Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá vàng năm 2010-2013 so với năm 2009 Lạm phát là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá của vàng. Nhưng sự ảnh hưởng của lạm phát lên giá vàng khá là đặc biệt. Khi lạm phát lên cao, người dân có xu hướng ko nắm giữu tiền giấy nữa mà thay vào đó là nắm giữ các tài sản khác không bị mất giá theo tiền giấy như vàng, bất động sản, đô la Mỹ. Lúc này mức cầu về vàng sẽ tăng lên, làm cho giá vàng cũng tăng theo. Mặt khác, giá vàng ở Việt Nam lại chịu sự chi phối lớn từ giá vàng thế giới, bởi vì hàng năm Việt Nam nhập khẩu hơn 90% lượng vàng tiêu thụ. Bởi vì, ngoài giá vàng, còn có sự có mặt của bất động sản, đô la Mỹnên sự ảnh Chỉ số % Năm Năm Chỉ số % Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 51 hưởng của lạm phát đến giá vàng chỉ thể hiện một cách rõ ràng khi tình hình lạm phát trở thành vấn đề đáng lo ngại. Với sự ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đồng USD mất giá và lạm phát chính là hai nhân tố chính đẩy giá vàng Việt Nam lên cao. Qua đó khẳng định giá trị và lòng tin của người dân đối với vàng vẫn còn rất lớn. 2.2.2.4. Do chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam Trong giai đoạn này, cung – cầu trên thị trường vàng đã cơ bản ổn định, nguyên nhân gây ra mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá nhiều đã được giải quyết. Nhưng muốn chấm dứt tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thì thị trường vàng phải có sự liên thông tuyệt đối với thị trường vàng thế giới. Nhà nước đã áp dụng đồng thời hai giải pháp đó là nhà đầu tư thông qua tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, có thể mua bán vàng theo giá thế giới vào bất kỳ thời điểm nào, đồng thời, nhà đầu tư cũng được xuất, nhập khẩu vàng tự do vào Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng 2 giải pháp sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô. Cụ thể: Giai đoạn 2008-2009: Mặc dù Nhà nước không cấp phép, nhưng các sàn vàng đã hình thành một cách tự phát. Trong thời gian này mỗi năm ta cho phép nhập khẩu chính thức khoảng 40-60 tấn vàng nhưng vàng nhập lậu cũng lên tới 50-60 tấn vàng. Mức chênh lệch giá vàng là rất thấp nhưng thị trường vàng lại thể hiện rõ sự bất ổn, các cơn “sốt” vàng xảy ra thường xuyên, tình trạng đầu cơ, gây tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối, tỉ giá, chỉ số giá cả cũng như các mục tiêu kinh tế vĩ mô Giai đoạn năm 2009-2012: Các sàn vàng chấm dứt hoạt động, kinh doanh vàng tài khoản bị nghiêm cấm, mỗi năm ta cho nhập khẩu khoảng 40-60 tấn vàng nhưng vàng nhập lậu vàng cũng khoảng 40-60 tấn. Mức chênh lệch giá vàng tuy vẫn ở mức thấp nhưng lại cao hơn giai đoạn 2007-2009 và đã gây những tác động xấu đến tỷ giá, chỉ số giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. Còn đối với chính sách quản lý thị trường vàng trong giai đoạn hơn 1 năm gần đây từ 2012-2013, khi sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản bị cấm; Nhà nước độc Trư ờng Đạ i họ Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 52 quyền nhập khẩu vàng và sản xuất vàng miếng; NHNN không cấp phép cho bất kỳ đối tượng nào nhập khẩu vàng; hoạt động nhập lậu cũng bị kiểm soát chặt chẽ, trên thị trường NHNN cũng mới chỉ bán can thiệp khoảng 20 tấn vàng..., chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao và cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, mặt tích cực mà chính sách quản lý này mang lại là thị trường vàng ổn định, hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, không còn hiện tượng làm giá, tạo sóng để kiếm lời, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua vàng, hiện tượng ”vàng hóa” được kiềm chế và đầy lùi, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh lên thị trường ngoại hối như trước đây, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định. Đó sẽ là nền tảng để đưa giá vàng trong nước về sát giá vàng thế giới trong trung và dài hạn. Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của NHNN đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ và do vậy mà góp phần kiềm chế "vàng hóa” nền kinh tế 2.2.3. Tác động của sự biến động giá vàng đối với Việt Nam Các nhà đầu tư ở Việt Nam nhìn chung chia tài sản thành các kênh đầu tư chính: vàng, ngoại tệ, bất động sản, gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bằng VNĐ, TTCK và đầu tư sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu từ thường xem xét các tài sản trên ba khía cạnh là tinh thanh khoản, lợi ích kỳ vọng và độ rủi ro. Khi so sánh giữa các loại tài sản khác nhau, những tài sản có tính thanh khoản cao, có lợi ích kì vọng lớn hay ít rủi ro thì thường được ưu tiên nắm giữ và cầu về tài sản đó lớn cao. Tuy nhiên các yếu tố nào có mối quan hệ mật thiết với nhau, và có thể là đối nghịch nhau. Những tài sản có tính thanh khoản cao thì độ rủi ro sẽ ít hơn vì có thể đem bán bất cứ lúc nào. Song, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng: độ rủi ro cao thì lợi nhuận mang lại sẽ lớn, đòi hỏi các nhà đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng mức độ của từng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 53 yếu tố để đưa ra quyết định mang lại hiệu quả tốt nhất. Đối với tài sản vàng cũng vậy, khi giá vàng biến động, các nhà đầu tư sẽ phải tính toán kỹ càng để quyết định xem có nên chuyển sang những thị trường khác có nhiều tiềm năng hơn hay không.  Thị trường ngoại tệ và tâm lý sử dụng Hiện nay, ở Việt Nam, ngoại tệ mà người dân thường nắm giữ là đồng USD với hai lợi ích chính là: sự tăng giá ổn định của đồng USD so với VNĐ, và lãi tiền gửi của USD tại ngân hàng. Trong thời gian qua, khi lợi nhuận của việc đầu tư vàng liên tục tăng cao, làm cho tâm lý các nhà đầu tư thay đổi và mong muốn nắm giữ vàng hơn là đồng USD và các đồng ngoại tệ khác. Điều này dẫn đến sự dịch chuyển dòng vốn từ việc nắm giữ USD sang nắm giữ tài sản vàng của các nhà đầu tư. Nên có thể nói giá vàng thay đổi theo chiều hướng tích cực cũng làm cho thị trường ngoại tệ giảm sức hút của nhà đầu tư.  Thị trường bất động sản Trong thời gian qua, thị trường bất động sản đã bị đóng băng một thời gian dài. Nguyên nhân một phần là do sức nóng của thị trường vàng làm ảnh hưởng đến nguồn đầu tư. Các nhà đầu tư cảm thấy nguồn lợi từ việc giá vàng liên tục tăng trong thời này nảy sinh nhu cầu đầu tư về vàng xuất hiện. Làn song rút vốn từ các công ty bất động sản cũng như dự án bất động sản và đầu cơ bất động sản xảy ra một cách dữ dội hơn. Từ đó góp phần làm cho cuộc khủng hoảng nhà đất diễn ra, các nhà đầu tư trên thế giới đều rất e dè với thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, hàng loạt các công ty, trong đó có công ty bất động sản, bị phá sản vì giá trị cổ phiếu giảm và các khoản nợ ngày càng tăng do các nhà đầu tư đã rút vốn và không có tiền để đáo hạn ngân hàng hay tiếp tục xây dựng. Nhiều dự án bất động sản bị bỏ ngõ, các ngôi nhà ma xuất hiện nhiều hơn... Xét một cách tổng thể thì thị trường bất động sản trở nên ít hấp dẫn hơn so với đầu tư vào vàng, do đó đã có một sự dịch chuyển nhất định của các nhà đầu tư từ thị trường bất động sản sang thị trường vàng  Thị trường chứng khoán Trư ờ g Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 54 Trong các kênh đầu tư thì TTCK là mang lại nhiều lợi nhuận nhất và cũng đòi hỏi một lượng vốn nhiều như khi đầu tư vào thị trường bất động sản. Vậy nên, thị trường này đã thu hút được một lượng rất đông các nhà đầu tư đổ vốn vào. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, TTCK đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ, các nhà đầu tư đã ồ ạt bán cổ phiếu để rút ra khỏi thị trường và chuyển sang thị trường vàng. Vì vậy có thể nói, vì sự nóng lên của giá trị vàng trong thời gian khủng hoảng góp phần làm cho các nhà đầu tư chuyển vốn san đầu tư vàng từ đó TTCK càng trở nên tồi tệ và khó phục hồi hơn.  Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Trong nền kinh tế, việc dự trữ nhiều vàng sẽ làm cho giá vàng chi phối các mục đích đầu tư của người dân. Lúc này, vàng trở thành phương tiện cất trữ giá trị trong nền kinh tế thay vì tiền giấy. Và điều này là hoàn toàn không có lợi, người dân sử dụng vàng để tích trữ giá trị bởi họ nghĩ rằng vàng sẽ ít bị mất giá hơn so với nội tệ, đồng nghĩa với việc họ sẽ không biết đầu tư vào những thứ có lợi hơn là đầu tư vào vàng. Mặt khác, khi người dân đầu tư vào vàng thì tiền gửi bằng nội tệ vào ngân hàng sẽ giảm đi, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi tiết kiệm nội tệ. Lúc này các nhà kinh doanh phải chịu áp lực trả lãi tiền vay cao và điều này không hề có lợi cho phát triển kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh của nền kinh tế bị ảnh hưởng, nguồn vốn không tiếp cận được các nhà kinh doanh làm cho các DN và công ty đã khó nay còn khó hơn, áp lực từ đáo hạn khoản vay ngày càng tăng lên khiến cho các hoạt động sản xuất trở nên trì trệ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 55 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 3.1. Giải pháp chung Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững: Như chúng ta đã biết, lạm phát gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Khi nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền sẽ giảm xuống. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Lúc này sẽ hình thành nên xu hướng chuyển dòng tiền đầu tư sang vàng để tích trữ, giảm rủi ro khi bỏ đồng vốn đầu tư. Điều này sẽ khiến cho giá vàng được đẩy lên cao, đồng thời cũng xuất hiện nhiều nhà đầu cơ trên thị trường nhằm chuộc lợi từ việc chênh lệch giá vàng. Việc số tiền đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng giảm sẽ khiến cho nên kinh tế không phát triển được, bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động chính để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trong khi việc lưu trữ vàng lại không hề tạo ra của cải tăng thêm cho xã hội. Do đó kiềm chế lạm phát là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ đã đưa ra và đang thực hiện 7 biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. 3.2 . Giải pháp cụ thể đối với thị trường vàng 3.2.1. Phát huy hiệu quả của kho ngoại quan vàng Kho ngoại quan có vai trò rất lớn trong việc bình ổn thị trường vàng trong nước. Để đưa một lượng vàng nhất định từ bên ngoài vào Việt Nam mất rất nhiều thời gian Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 56 nhưng với kho ngoại quan thì điều này sẽ được cải thiện, góp phần làm bình ổn thị trường, nhất là khi có biến động về giá cả. Các công ty và ngân hàng có thể giảm được đến 50% chi phí khi sử dụng kho ngoại quan để lưu trữ vàng. Kho ngoại quan còn giúp các công ty xuất nhập khẩu hay ngân hàng kinh doanh vàng giảm được nhiều chi phí. Họ không mất nhiều cho chi phí vận chuyển từ nước ngoài về vì vàng đã có sẵn trong kho ngoại quan và cũng không mất nhiều chi phí đầu tư cho kho của công ty hay ngân hàng. Đặc biệt, chúng ta không cần phải bỏ số lượng vốn lớn để mua vàng dự trữ mà có thể mua theo nhu cầu sử dụng hoặc kinh doanh của đơn vị mình. Ngoài ra, các công ty và ngân hàng giảm được đáng kể thời gian chờ đợi nhận vàng được chuyển từ nước ngoài về. Nhưng thực tế, rất ít DN trong nước lấy vàng từ đây, nhà buôn quốc tế cũng không mấy mặn mà. Muốn có khách gửi vàng, ngoài yếu tố giá cả, thủ tục, kho ngoại quan phải được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Để làm được điều này thì phải dựa vào một công ty chuyên về kho ngoại quan của nước ngoài và trên thực tế điều này không hề đơn giản. Về lý thuyết chi phí nhập từ kho ngoại quan vàng thấp hơn so với nhập trực tiếp từ nước ngoài và thời gian cũng được rút ngắn đáng kể. Song nhiều DN lâu nay vẫn có các nguồn nhập riêng với giá rẻ hơn và thời gian thậm chí còn nhanh hơn. Một số vấn đề với các kho ngoại quan nữa Việt Nam chưa cho phép xuất khẩu, vì vậy lượng vàng ra vào kho ngoại quan chưa nhiều. Vì không được phép xuất khẩu nên thường xuyên xảy ra tình trạng xuất lậu vàng. Bên cạnh đó, nếu vàng không được xuất khẩu thì không thể tránh khỏi thực trạng “chảy máu vàng” như hiện nay. Nhà nước sẽ không thu được thuế xuất khẩu và gây ra một thiệt hại lớn. Ngoài ra, khi xuất lậu sang nước khác, các DN thường xuất vàng nguyên liệu chứ không phải hàng đã qua chế tác, gia công nên không tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 57 Vì vậy, việc phát huy hơn nữa vai trò của các kho ngoại quan vàng cũng như khắc phục các vấn đề bất cập nói trên sẽ góp phần rất lớn phát triển thị trường vàng trong nước 3.2.2. Phát triển kế hoạch xây dựng sàn giao dịch vàng quốc gia Để ổn định và phát triển thị trường vàng, việc xây dựng sàn giao dịch vàng quốc gia trong thời gian tới là rất cần thiết. Sàn vàng được lập sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch lớn phát triển là nơi hình thành giá cho thị trường trong nước, và sẽ cập nhật, theo kịp được giá của thế giới. Đồng thời đây là nơi diễn ra giao dịch tập trung, với khối lượng lớn nên việc quản lý ngoại hối, quan sát, điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ được thuận tiện, giúp siết chặt kiểm soát thị trường hơn. Kết hợp phát huy hiệu quả với hoạt động của hai kho ngoại quan vàng sẽ giúp cho thị trường vàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực, hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn. NHNN đang nghiên cứu một đề án để trả vàng lại cho thị trường, chịu trách nhiệm là cơ quan giám sát toàn bộ hoạt động của thị trường vàng, không còn đứng ra mua bán. Tuy nhiên, muốn bỏ một nghị định để xây dựng nghị định mới không phải là chuyện đơn giản, cần có thời gian, phải cân nhắc. 3.2.3. Phát triển thị trường chứng khoán và bất động sản Bất động sản và chứng khoán là hai thị trường thay thế cho thị trường vàng. Trong giai đoạn 2008 – 2013, hai thị trường này đang ở tình trạng ảm đạm. Bất động sản đóng băng, TTCK thì sụt giảm một cách thảm hại. Trong khi đó giá vàng thế giới đang lên, nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi TTCK để chuyển sang thị trường vàng. Sự chuyển vốn ồ ạt này đã gây ra áp lực tăng cầu đối với vàng, làm cho thị trường vàng nóng lên, giá vàng bị đẩy lên cao. Hiện nay, bước đầu các DN sau khi nhận được các gói kích thích kinh tế hỗ trợ lãi suất đã dần dần có những biểu hiện phục hồi. Các nhà đầu tư cũng cảm nhận được điều đó và bắt đầu chuyển hướng từ nắm giữ đầu tư vàng chuyển sang TTCK. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 58 Nhưng trong thời gian gần đây tình hình chính trị ở Ukraina và Nga và bắc triều tiên đang làm dấy lên khả năng bất ổn chính trị và có thể dẫn đến chiến tranh từ đó làm cho các nhà đầu tư lo ngại và đang còn e dè vào các kênh đầu tư khác và khi đó vàng có thể được xem là kênh đầu tư trú ẩn an toàn. Có thể thấy trình độ phát triển của thị trường tài chính của chúng ta còn kém. Với những nhà đầu tư khôn ngoan thì dù thị trường phát triển đi lên hay sụt giảm, họ vẫn có thể kiếm được những khoản lợi nhuận cho mình. Công cụ mà những nhà đầu tư có thể sử dụng là các công cụ phái sinh trên thị trường như: hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn bán, forward sẽ giúp cho các nhà đầu tư bảo hiểm và tính toán danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả, ngay cả khi thị trường có những biến động lớn. Người bán hay người mua đều có khả năng thu được lợi nhuận từ việc bán đó, giúp cho thị trường giảm hiện tượng tăng vọt lên hay sụt giảm quá mức trong một khoảng thời gian ngắn do tâm lý của nhà đầu tư thay đổi. Như vậy sẽ giúp cho việc ổn định thị trường, giảm rủi ro và phát triển bền vững hơn. Muốn vậy, mỗi nhà đầu tư phải luôn cố gắng nâng cao trình độ của mình, để có thể trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, phát triển TTCK và bất động sản cũng là một kênh nhằm hút bớt lượng tiền trong lưu thông, làm giảm lạm phát. 3.2.4. Quản lý việc kinh doanh bất hợp pháp vàng qua mạng Hiện nay, khi thị trường vàng trong nước ngày càng sôi động, lợi dụng sự kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin của nhiều nhà đầu tư, một số tổ chức tư vấn, môi giới đầu tư vàng đã mở ra các tài khoản cho phép nhà đầu tư kinh doanh vàng trên đó. Với những thông tin mù mờ và có nhiều dấu hiệu mang tính chất lừa đảo, không ít các cá nhân đã bị sập bẫy. Trên thực tế, hầu hết các đối tượng này không phải là pháp nhân được phép hoạt động theo luật pháp Việt Nam, tuy nhiên lại trực tiếp thực hiện kinh doanh và kêu gọi đầu tư với cam kết về mức lãi suất cao hơn hẳn so với lãi suất thị trường. Khả năng bên tổ chức kêu gọi đầu tư bỏ trốn hoặc đóng cửa trang web ngay sau khi rút hết tiền từ tài khoản của những người tham gia là rất lớn. Do vậy, thiệt hại lớn nhất phải gánh chịu chính là những Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 59 nhà đầu tư. Việc kinh doanh vàng, ngoại tệ qua mạng kiểu này hết sức rủi ro. Bên cạnh việc giá vàng, USD diễn biến thất thường thì đáng ngại hơn là nhà đầu tư Việt Nam dễ trở thành “nạn nhân” của một số tổ chức, cá nhân lừa đảo. Hiện nay DN và cá nhân trong nước chưa được phép mở tài khoản kinh doanh ở nước ngoài. Tuy nhiên các đơn vị được cấp phép kinh doanh qua mạng chỉ được kinh doanh cho bản thân chứ không được kinh doanh cho khách hàng. Vì vậy có thể kết luận rằng, việc kinh doanh vàng qua tài khoản trên mạng là hành vi vi phạm pháp luật, có tính chất lừa đảo, cần phải xử lý kịp thời, đồng thời các nhà đầu tư cũng phải hết sức cảnh giác về những thủ đoạn này và nâng cao hiểu biết về pháp luật khi bỏ vốn ra đầu tư. 3.2.5. Quản lý xuất nhập khẩu vàng Việt Nam trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ, nhưng việc sử dụng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Thiết nghĩ NHNN và Vụ ngoại hối cũng như các ban ngành liên quan nên xem xét kỹ lợi hại về việc xuất nhập khẩu vàng, và cũng nên mở rộng loại vàng được phé xuất khẩu như vàng thỏi hay vàng miếng, thay vì chỉ là nguyên liệu hoặc nữ trang như hiện nay. Bởi vì khi nhập giá vàng khá cao, do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếng thành vàng nguyên liệu rồi mới được xuất đi. Quy định này gây tốn kém nhiều chi phí cho các ngân hàng và DN muốn xuất khẩu vàng. 3.2.6. Phát triển tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường quố tế. Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên thị trường quốc tế thì nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lưu thông vàng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh trên thị trường quốc tế và giúp việc xuất khẩu được dễ dàng hơn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 60 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Qua đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá vàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013”, luận văn đã giới thiệu tổng quan về thị trường giao dịch vàng, phân tích và đánh giá nguyên nhân biến động giá vàng trong giai đoạn vừa qua và đưa ra những giải pháp nhằm ổn định, hoàn thiện và phát triển thị trường vàng trong nước. Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn rất lớn dó tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực kinh tế lớn, cùng với vấn đề khủng hoảng nợ công Châu Âu và khả năng vỡ nợ của Mỹ sẽ làm các quốc gia khác bị ảnh hưởng không nhỏ, giá dầu thô và các loại hàng hóa tăng cao chưa có dấu hiệu giảm, đồng thời giá vàng diễn biến thất thường, đòi hỏi Việt Nam cũng phải chuẩn bị những phương án, giải pháp đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Hội nhập ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu. Trong đó hội nhập về tài chính là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tài chính bên ngoài là không nhỏ. Tìm hiểu thị trường vàng thế giới và tác động đến thị trường vàng Việt Nam không chỉ là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức về vàng và kinh doanh vàng, từ đó có thể dự đoán xu hướng và đưa ra giải pháp hữu hiệu cho ổn định và phát triển thị trường vàng Việt Nam. Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn tiềm ẩn các biến động lên xuống khó lường, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cải tổ việc quản lý vàng và phát triển thị trường vàng. Theo đó, vàng với hàm lượng vàng cao nên được quản lý với tính chất của một công cụ tiền tệ. Nhà nước cần phải nắm quyền và có các công cụ hữu hiệu để điều chỉnh cung – cầu vàng, chủ động quản lý có hiệu quả, hiệu lực tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh việc quản lý vàng với tính chất của một công cụ tiền tệ, cần Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 61 có lộ trình cụ thể cho việc phát triển theo thông lệ quốc tế, đa dạng hóa các kênh đầu tư, liên thông thị trường trong nước và quốc tề. 3.2. Kiến nghị để phát triển thị trường vàng 3.2.1. Đối với nhà nước Như chúng ta đã biết, sản phẩm vàng trang sức Việt Nam hiện nay gần như không có chỗ đứng trên thị trường quốc tế do thuế xuất khẩu quá cao, thậm chí bị lép vế ngay trên sân nhà vì các sản phẩm ngoại có giá rẻ và mẫu mã đẹp hơn. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa ưu tiên hỗ trợ ngành này, đến nay chưa có DN nào được cấp phép nhập khẩu nên vẫn phải mua vàng nguyên liệu trên thị trường. Ngoài ra, tình trạng gian lận tuổi vàng và vàng trang sức nhập khẩu tràn vào thị trường trong nước ngày càng nghiêm trọng. Hơn nữa theo quy định hiện nay, các đơn vị tham gia đấu thầu vàng miếng phải đặt mua khối lượng tối thiểu từ 500 - 1.000 lượng trong khi các DN vừa và nhỏ có vốn lưu động ít, không đủ điều kiện để tham gia đấu thầu. Trước thực trạng này, NHNN nên cho phép các DN có đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm này; cho phép các DN có đủ điều kiện vay vốn để đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất và mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đồng thời, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho thành lập sở giao dịch vàng quốc gia để điều tiết thị trường vàng thay cho việc đấu thầu vàng như hiện nay. 3.2.2. Đối với các tổ chức có liên quan Với tình trạng chất lượng sản phẩm vàng trang sức hiện chưa đảm bảo, thiếu trung thực khi đóng dấu tuổi vàng, sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các DN về giá cả...đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành vàng Việt Nam. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh trên Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 62 thị trường quốc tế, giảm nhập siêu, các DN hội viên của Hiệp hội kinh doanh vàng cần nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chế tác để cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm và đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng vàng trang sức như công bố. Mặt khác, hiệp hội nên nghiên cứu thành lập Trung tâm kiểm định vàng bạc đá quý để có thể đóng dấu hợp chuẩn chất lượng của hiệp hội đối với vàng trang sức của các hội viên, góp phần kiểm soát chất lượng vàng trang sức và phục vụ cho hoạt động xuất khẩu vàng trang sức. Trước mắt có thể thành lập nhóm cam kết chất lượng nữ trang, được đóng dấu hợp chuẩn của hiệp hội, sau đó từng bước mở rộng ra toàn thị trường. Ngoài ra, cần thống nhất tiêu chuẩn vàng nữ trang, tăng cường kiểm định chất lượng vàng nữ trang để giữ uy tín đối với người tiêu dùng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiền tệ, ngân hàng – Thị trường tài chính, Mishkin – ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Tài liệu: Tiền Việt Nam và cách nhận biết – Cục phát hành kho quỹ - NHNN Việt Nam. 3. Đặng Thị Tường Vân, luận văn thạc sĩ (2008), “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”. 4. Nguyễn Hữu Tú – Phòng PTKT&DB – Vụ CSTT – NHNN (2011), “Những diễn biến bất thường trên thị trường vàng; Nguyên nhân, tác động và gải pháp” 5. Phạm Thị Huyền Trang, luận văn thạc sĩ (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam”. 6. Ngân hàng Nhà nước (25/5/2012), Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. 7. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, hội thảo (2012), “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”, Hà Nội. 8. Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. 9. Văn phòng Chính phủ (30/12/2009), công văn 369/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Sơn SVTH: Đinh Khắc Kiều Nhiên – K44A Tài chính Ngân hàng 64 Các web tham khảo chính 1. www.sjc.vn 2. www.worlfgoldcouncil.org 3. 4. www.gold.org 5. www.vneconomy.com.vn 6. 7. www.kitco.com Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nguyen_nhan_anh_huong_den_bien_dong_gia_vang_o_viet_nam_giai_doan_2008_2013_3784.pdf
Luận văn liên quan