MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, có một lập luận đã trở nên rất quen thuộc với mọi người, đó là: “Cạnh tranh quốc tế thực chất là cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, cạnh tranh về khoa học kỹ thuật thực chất là cạnh tranh về nhân tài, mà cạnh tranh về nhân tài chung quy lại là cạnh tranh về giáo dục”.
Hiện nay, khi mà ngành Công nghệ Thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới thì những ứng dụng của nó vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang mang lại những hiệu quả cao. Để bắt kịp với thời đại, ở Việt Nam Công nghệ Thông tin cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nền giáo dục quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của Tin học, hiện tại Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức ở tất cả các trường Trung học phổ thông, bắt đầu từ năm 2006-2007 trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời Bộ cũng thiết lập khung chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở.
Trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học Tin học nói riêng, kiểm tra và đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đào tạo. Do vậy, chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 nêu rõ: “Đổi mới giáo dục bao gồm cả chế độ đổi mới chế độ thi cử, tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng học sinh, sinh viên một cách khách quan, chính xác, xem đây là biện pháp cơ bản khắc phục tính chất đối phó với thi cử của nền giáo dục hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hóa giáo dục”.
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá đã và đang là một hoạt động cấp thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh là một phần quan trọng trong quá trình dạy học. Ngoài công việc chính là đánh giá chất lượng học sinh, kiểm tra đánh giá còn được xem là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục, là động lực để học sinh cố gắng phấn đấu trong quá trình học tập của mình. Do đó đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đang được tiến hành sâu, rộng trên phạm vi cả nước và ở tất cả các cấp học.
Thực tế cho thấy hệ thống Giáo dục - Đào tạo nước ta hiện nay, mặc dù mục tiêu đào tạo đã có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội, phương pháp dạy học đã được nâng cao, nhưng cách thức và công cụ kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang sử dụng thì chưa thực sự đổi mới. Lâu nay, chúng ta hầu như chỉ sử dụng loại bài kiểm tra tự luận để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Loại câu hỏi có nhiều bất cập vì những câu hỏi thường dài, tốn nhiều thời gian cho việc làm bài, khối lượng kiến thức được kiểm tra hạn chế, khó sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá chẳng hạn như máy vi tính.
Để khắc phục những nhược điểm trên, nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá thành quả học tập của học sinh. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã được dùng khá phổ biến, từ năm học 2005- 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thi trắc nghiệm khách quan cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, cao đẳng và trong năm 2007- 2008 đã áp dụng được đối với các môn: Hóa học, Vật lý, Sinh học và Ngoại ngữ.
Môn Tin học 12 đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong năm học này (năm học 2008- 2009). Nội dung bao trùm lên toàn bộ chương trình Tin học 12 là giới thiệu về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và chi tiết hóa trên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể đó là Microsoft Access. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là những khái niệm rất mới đối với học sinh THPT, bên cạnh đó với những bài toán về quản lý, việc đưa ra những phương án giải quyết vấn đề cho học sinh nắm bắt được là rất khó khăn vì hầu hết các em chưa được làm quen với loại toán này. Xét riêng về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mặc dù nằm trong bộ Microsoft Office mà các em đã biết khi học chương trình tin học lớp 10 (Microsoft Word) và học nghề (Microsoft Exel), nhưng khi tiếp xúc với Access học sinh sẽ phải làm quen với nhiều khái niệm mới, kiến thức mới chính vì thế không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới việc kiểm tra đánh giá kiến thức của các em trong quá trình học cũng gặp không ít khó khăn kể cả khâu ra đề thi của giáo viên cho tới việc làm bài của học sinh.
Để khắc phục những vấn đề nêu trên song song với yêu cầu đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá của ngành Giáo dục và Đào tạo, nhằm phổ biến các kiến thức về kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan cũng như cách thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Tin học ở trường THPT, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học 12 ở trường THPT”. Với mong muốn góp một phần công sức vào việc nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay, góp phần vào sự nghiệp phát triển Giáo dục- Đào tạo nước nhà.
112 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học 12 ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên đều sai.
Câu 88: Việc nhập dữ liệu có thể được thực hiện một cách thuận lợi thông qua:
Định dạng bảng;
Trang dữ liệu;
Biểu mẫu;
Định dạng cột.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 89: Trong cửa sổ Design View, Form Header/Footer dùng để:
Trình bày tiêu đề và chân của biểu mẫu;
Trình bày tiêu đề và chân của trang;
Điều chỉnh kích thước của các điều khiển;
Tạo chú thích cho biểu mẫu.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 90: Trong cửa sổ Design View, Page Header/Footer dùng để:
Trình bày tiêu đề và chân của biểu mẫu;
Trình bày tiêu đề và chân của trang;
Điều chỉnh kích thước của các điều khiển;
Tạo chú thích cho biểu mẫu.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 91: Khi tạo ra một biểu mẫu để nhập dữ liệu thì ta bắt buộc phải:
Nhập tên cho biểu mẫu;
Xác định hành động cho biểu mẫu đó;
Chọn bố cục cho biểu mẫu;
Xác định dữ liệu nguồn (Record Source).
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 92: Ưu điểm của Form Wizard so với các loại AutoForm khác là:
Nó cung cấp khả năng giúp người sử dụng chọn trường, chọn phương án cách sắp xếp và kiểu dáng dành cho biểu mẫu;
Cung cấp khả năng tạo biểu mẫu dạng cột;
Cung cấp khả năng tạo biểu mẫu dạng bảng;
Cung cấp khả năng tạo biểu mẫu dạng hàng.
Hãy chọn phương án đúng.
§7. LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG DỮ LIỆU
Câu 93: Thường các bảng trong một CSDL có liên quan với nhau. Việc tạo liên kết giữa các bảng giúp truy vấn dữ liệu từ nhiều bảng và tránh được dữ thừa dữ liệu, đảm bảo được tính thống nhất dữ liệu trong toàn bộ cơ sở dữ liệu. Nhận định đó đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 94: Việc phân chia các bảng lớn thành những bảng có cấu trúc nhỏ hơn để khắc phục nhược điểm nào?
Dư thừa dữ liệu;
Không đảm bảo sự nhất quán dữ liệu;
Không đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin;
Cả A và B.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 95: Liên kết giữa các bảng cho phép:
Tránh dư thừa dữ liệu;
Dễ thiết kế biểu mẫu;
Truy vấn dữ liệu nhanh;
Cập nhật dữ liệu.
Câu 96: Làm thế nào để mở cửa sổ liên kết giữa các bảng:
Chọn đối tượng Relationships trong bảng chọn đối tượng (Objects) hoặc nháy vào biểu tượng Relationships trên thanh công cụ;
Chọn đối tượng Queries trong bảng chọn đối tượng (Objects). Chọn New Queries;
Chọn lệnh Tool→Relationships hoặc nháy chuột vào biểu tượng Relationships trên thanh công cụ chuẩn;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 97: Khi muốn thiết lập liên kết giữa hai bảng thì mỗi bảng phải có:
Khóa chính giống nhau;
Số bản ghi bằng nhau;
Số trường bằng nhau;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 98: Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, trong cửa sổ Relationships ta thực hiện:
Chọn hai bảng và nhấn phím Delete;
Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete;
Chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 99: Đâu không phải là việc đưa bảng vào cửa sổ xác lập liên kết (Relationships).
Trong cửa sổ Relationships nháy chuột phải chọn Add Table, hoặc chọn lệnh Tool → Add Table;
Khi mở mới một liên kết Access tự động nhắc nhở là add những bảng nào vào liên kết;
Trong của sổ Relationships nháy chuột phải chọn Show Table, hoặc chọn lệnh Relationships → Show Table;
Nháy chuột vào biểu tượng add trên thanh công cụ, chọn bảng cần đưa vào.
Câu 100: Giả sử cơ sở dữ liệu quản lý học sinh (QLHS) có hai bảng như sau:
Bảng 1: LOP(Malop, Tenlop).
Bảng 2: HOCSINH(MaHS, Malop, Hoten, Ngaysinh, Gioitinh, Diachi). Khóa chính là các trường được gạch chân và tô đậm.
Hai bảng trên không thể liên kết được vì bảng HOCSINH tồn tại hai khóa chính.
Có thể liên kết hai bảng trên thông qua trường “Malop” ở 2 bảng.đ
Có thể liên kết hai bảng trên thông qua trường “Malop” ở bảng LOP và trường “MaHS” ở bảng HOCSINH.
Cả A và B đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 101: Trong cơ sở dữ liệu có những loại quan hệ nào?
Quan hệ 1 - ∞ ( một – nhiều);
Quan hệ 1 - 1 (một – một);
Quan hệ ∞ - ∞ (nhiều – nhiều);
Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 102: Quan hệ có tính tham chiều toàn vẹn sẽ đảm bảo:
Khi nhập dữ liệu trong trường tham gia quan hệ bên một thì phải tồn tại bên nhiều;
Khi nhập dữ liệu cho trường tham gia quan hệ bên nhiều thì phải tồn tại bên một;
Không thể xóa một bản ghi của bảng bên một nếu trong quan hệ đã tồn tại những bản ghi bên nhiều có quan hệ với bản ghi bên một đó;
Cả B và C đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 103: Khi thiết lập thuộc tính tham chiều toàn vẹn trong quan hệ một nhiều: Việc chọn mục “cascade update related fields” trong cửa sổ Edit Relationships có tác dụng:
Khi dữ liệu trên bảng bên một bị xóa thì dữ liệu trên bảng bên nhiều cũng bị xóa;
Khi dữ liệu trên khóa chính của bảng bên một bị thay đổi thì dữ liệu ở bảng bên nhiều cũng bị thay đổi theo;
Khi dữ liệu trên bảng bên nhiều bị xóa thì dữ liệu trên bảng bên một cũng bị xóa;
Khi dữ liệu trên khóa chính của bảng bên nhiều bị thay đổi thì dữ liệu ở bảng bên một cũng bị thay đổi theo.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 104: Khi thiết lập thuộc tính tham chiếu toàn vẹn trong quan hệ một nhiều: Việc chọn mục “cascade Delete related fields” trong cửa sổ Edit Relationships có tác dụng:
Khi dữ liệu trên bảng bên một bị xóa thì dữ liệu trên bảng bên nhiều cũng bị xóa;
Khi dữ liệu trên khóa chính của bảng bên một bị thay đổi thì dữ liệu ở bảng bên nhiều cũng bị thay đổi theo;
Khi dữ liệu trên bảng bên nhiều bị xóa thì dữ liệu trên bảng bên một cũng bị xóa;
Khi dữ liệu trên khóa chính của bảng bên nhiều bị thay đổi thì dữ liệu ở bảng bên một cũng bị thay đổi theo.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 105: Khi gặp mối quan hệ nhiều – nhiều để không gây sự trùng lặp và dư thừa dữ liệu thì người ta sẽ:
Tách quan hệ nhiều – nhiều thành hai quan hệ 1 – nhiều bằng cách tạo ra một bảng phụ chứa khóa phụ của hai bảng đó;
Tách quan hệ nhiều – nhiều thành hai quan hệ 1 – nhiều bằng cách tạo ra một bảng phụ chứa khóa chính của hai bảng đó;
Tách quan hệ nhiều – nhiều thành ba quan hệ 1 – nhiều bằng cách tạo ra một bảng phụ chứa khóa chính của ba bảng đó;
Tất cả các phương án trên đều sai.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 106: Hãy sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự thực hiện để tạo liên kết giữa hai bảng.
Kéo thả trường khóa làm liên kết từ bảng phụ tới bảng chính (trường khóa làm khóa chính);
Chọn các tham số liên kết;
Hiển thị hai bảng (các trường) muốn tạo liên kết;
Mở cửa sổ Relationships.
Câu 107: Giả sử cơ sở dữ liệu quản lý học sinh (QLHS) có hai bảng như sau:
Bảng 1: LOP(Malop, Tenlop).
Bảng 2: HOCSINH(MaHS, Malop, Hoten, Ngaysinh, Gioitinh, Diachi). Khóa chính là các trường được gạch chân và tô đậm.
Hỏi 2 bảng thuộc kiểu quan hệ nào?
Quan hệ 1 - ∞ ( một – nhiều);
Quan hệ 1 - 1 (một – một);
Quan hệ ∞ - ∞ (nhiều – nhiều);
Quan hệ ∞ - 1 (nhiều – nhiều).
Hãy chọn phương án đúng.
§8: TRUY VẤN DỮ LIỆU
Câu 108: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là:
Cập nhật dữ liệu;
Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu;
Xây dựng giao diện;
Xóa dữ liệu.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 109: Hãy chọn phương án đúng.
Người ta chỉ sử dụng mẫu hỏi với những yêu cầu đòi câu truy vấn phức tạp, có liên quan tới nhiều bảng;
Trong mọi yêu cầu như tìm kiếm, lựa chọn thông tin, thực hiện các phép tính toán trên dữ liệu có liên quan tới một hay nhiều bảng thì việc dùng công cụ “lọc dữ liệu” vẫn có thể đáp ứng được;
Trong mọi yêu cầu như tìm kiếm, lựa chọn thông tin, thực hiện các phép tính toán trên dữ liệu có liên quan tới một hay nhiều bảng thì việc dùng công cụ mẫu hỏi (Queries) vẫn có thể đáp ứng được;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 110: Để hiển thị một số bản ghi nào đó trong CSDL, dùng:
Mẫu hỏi;
Trả lời;
Câu hỏi;
Liệt kê.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 111: Mẫu hỏi được sử dụng để:
Sắp xếp các bản ghi;
Thực hiện các tính toán;
Chọn các trường để hiển thị;
Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 112: Bước nào không nằm trong các bước chính để tạo một mẫu hỏi?
Chọn nguồn dữ liệu (các bảng, mẫu hỏi khác), chọn trường dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi;
Khai báo các điều kiện để lọc các bản ghi cần đưa vào mẫu hỏi;
Tiến hành lọc dữ liệu cho từng bảng;
Chọn các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi. Tạo các trường tính toán từ các trường đã có. Đặt điều kiện gộp nhóm.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 113: Khi hai (hoặc nhiều hơn) các điều kiện được kết nối bằng AND hoặc OR, kết quả được gọi là:
Tiêu chuẩn phức hợp;
Tiêu chuẩn kí tự;
Tiêu chuẩn đơn giản;
Tiêu chuẩn mẫu.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 114: Để thực hiện tính toán và kiểm tra điều kiện, trong Access có công cụ để viết các biểu thức, bao gồm các toán hạng và các phép toán. Vậy toán hạng trong biểu thức có thể là:
Biểu thức logic;
Hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép;
Biểu thức số học;
Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 115: Toán hạng trong các biểu thức có thể là:
Hằng số. Ví dụ: 0.1, 5, 6000, …
Hàm (Sum, max, min, count, …).
Tên trường (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ: [luong], [tin], …
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 116: Hàm nào trong Access để thực hiện câu lệnh sau: Đưa ra thông tin của những người có ngày sinh từ năm 1960 đến năm 2008?
Hàm like;
Hàm not;
Hàm sum;
Hàm between.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 117: Kí tự nào sau đây có thể thay thế một nhóm kí tự:
Dấu chấm hỏi “?”;
Dấu sao “*”;
Dấu “%”;
Dấu gạch dọc “|”.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 118: Kí tự nào sau đây có thể thay thế một kí tự:
Dấu chấm hỏi “?”;
Dấu sao “*”;
Dấu “%”;
Dấu gạch dọc “|”.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 119: Toán tử nào sau đây dùng để chọn ra các bản ghi mà bắt buộc bản ghi đó phải có chứa giá trị?
NULL;
NOT NULL;
IS NOT NULL;
NOT.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 120: Hãy ghép tên hàm với các chức năng tương ứng của nó:
Câu 121: Bốn hàm sau: SUM, AVG, MAX, MIN chỉ thực hiện trên các trường:
Kiểu logic;
Kiểu số;
Kiểu Yes/No;
Tất cả các kiểu.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 122: Nếu thêm nhầm một bảng làm dữ liệu nguồn trong khi tạo mẫu hỏi, để bỏ bảng đó khỏi cửa sổ thiết kế, ta thực hiện:
Edit → Delete Table;
Query → Delete Table;
Query → Remove Table;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 123: Hãy ghép nút lệnh với chức năng tương ứng:
Câu 124: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau:
…. là câu hỏi về thông tin trong các bảng được biểu diễn dưới dạng sao cho Access hiểu được.
COUNT, SUM, AVG, MAX, MIN là các … dựng sẵn của Access.
Để tìm các bản ghi trong hai bảng có cùng các giá trị tại các trường tương ứng, trước tiên cần … các bảng.
Việc tạo nhóm các bản ghi có cùng các đặc điểm chung được gọi là …
Trong một mẫu hỏi, để … đúng thì mỗi điều kiện thành phần phải đúng.
Nửa dưới của cửa sổ Select Query chứa …, nơi người dùng chọn các trường đưa vào …, thứ tự sắp xếp và xác định điều kiện.
Câu 125: Đâu không phải là cách để thiết kế một mẫu hỏi mới:
Nháy đúp vào Create query in design view;
Nháy đúp vào Create form in design view;
Nháy đúp vào Create query by using wizard;
Cả phương án A và C.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 126: Hãy đánh dấu √ thích hợp vào ô tương ứng của cột Đúng/Sai:
Đúng
Sai
A. Trên hàng Field cần có tất cả các trường trong các bảng liên quan đến mẫu hỏi
B. Ngầm định, các trường đưa vào mẫu hỏi đều được hiển thị.
C. Avg, min, max, count là các hàm tổng hợp dữ liệu.
D. Thứ tự sắp xếp cần được chỉ ra trên hàng Total.
E. Mỗi hàng trên trường Field chỉ xuất hiện đúng một lần
F. Không thể thay đổi thứ tự các trường trong mẫu hỏi.
Câu 127 : Hãy ghép nội dung ở cột bên trái với mô tả ở cột bên phải cho phù hợp.
Câu 128: Có thể tạo mẫu hỏi mới bằng cách dùng thuật sĩ hoặc tự thiết kế. Trong các bước sau đâu không phải là bước để tạo 1 mẫu hỏi?
Chọn các trường từ dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi;
Chọn các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi;
Chọn dữ liệu nguồn cho mẫu hỏi;
Thiết lập bộ lọc cho bảng.
Hãy chọn phương án đúng.
§9. BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO
Câu 129 : Báo cáo là:
Hình thức thích hợp nhất khi cần tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng;
Một chức năng của Access nhằm tự động tạo các tài liệu dưới dạng các báo cáo;
Phần tổng hợp các dữ liệu quản lí mà Access tạo ra khi được người sử dụng yêu cầu;
Tất các phương án trên đều sai.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 130: Ứng dụng của báo cáo là:
In dữ liệu dạng biểu mẫu như hóa đơn, thẻ dự thi, giấy mời, …
Sắp xếp và in dữ liệu theo nhóm, mỗi nhóm có thể bắt đầu từ trang mới như danh sách thí sinh theo phòng thi, …
Sắp xếp, phân nhóm và thưc hiện các phép tính trên mỗi nhóm;
Tất cả các phương án trên đều đúng
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 131: Tạo mới một báo cáo đối tượng Reports trong bảng chọn đối tượng (Objects), sau đó chọn New tiếp đến phải chọn chế độ nào trong các chế độ đưa ra dưới đây để có một báo cáo theo ý người sử dụng:
Design View; C. Chart Wizard;
Report Wizard; D. Lable Wizard.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 132: Cách nào trong các cách sau không phải là cách dùng thuật sĩ (Wizard) để tạo báo cáo.
Trong bảng chọn đối tượng (Objects), nháy đúp vào Create report by using wizard;
Trong bảng chọn đối tượng (Objects), chọn Create report by using wizard rồi chọn nút Design thên thanh công cụ hoặc nháy chuột phải vào Create report by using wizard;
Trong bảng chọn đối tượng (Objects), chọn New → Report wizard;
Trong bảng chọn đối tượng (Objects), vào File → New → Report wizard.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 133: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trong hộp thoại Report Wizard chọn thông tin đưa vào báo cáo:
Chọn bảng hoặc mẫu hỏi trong mục ….
Chọn lần lượt các trường cần thiết từ ô … sang ô … bằng cách nháy đúp vào tên trường;
Nháy … để sang bước tiếp theo;
Câu 134: Có mấy bước cơ bản để tạo một báo cáo đơn giản bằng thuật sĩ?
5. C. 7.
6. D. 4.
Câu 135: Muốn báo cáo được trình bày dữ liệu theo dạng bảng gồm nhiều hàng và nhiều cột phải chọn chế độ nào trong các chế độ sau:
AutoReport Columnar;
Design View;
AutoReport Tabular;
Lable Wizard.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 136: Hãy chọn phương án đúng..
Muốn báo cáo (Report) được trình bày theo khuôn dạng một cột và kèm theo phần nhãn của mỗi cột dữ liệu bên trái ta phải chọn cách nào trong các cách sau:
AutoReport Columnar;
Design View;
AutoReport Tabular;
Lable Wizard.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 137: Khi muốn sửa chữa thay đổi một báo cáo thực hiện như sau:
Chọn đối tượng báo cáo cần thay đổi, nháy chuột phải, chọn Design hoặc nháy nút Design trên thanh công cụ;
Chọn đối tượng báo cáo cần thay đổi, chọn lệnh Edit → Report;
Chọn đối tượng báo cáo cần thay đổi, nháy chuột phải, chọn Open hoặc nháy nút Open trên thanh công cụ, cũng có thể nháy đúp vào đối tượng báo cáo cần thay đổi;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 138: Khi muốn xem một báo cáo ta thực hiện như sau:
Chọn đối tượng báo cáo cần thay đổi, nháy chuột phải, chọn Design hoặc nháy nút Design trên thanh công cụ;
Chọn đối tượng báo cáo cần xem, nháy chuột phải, chọn Preview hoặc nháy nút Preview trên thanh công cụ, cũng có thể nháy đúp vào đối tượng báo cáo cần xem;
Chọn đối tượng báo cáo cần xem, chọn lệnh File → Open Report;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 139: Phần nào của báo cáo được in duy nhất một lần khi in báo cáo có nhiều trang?
Đầu trang; C. Thân báo cáo;
Cuối trang; D. Cuối báo cáo.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 140: Khi mở một báo cáo, nó được hiển thị dưới một dạng nào?
Chế độ thiết kế; C. Chế độ trang dữ liệu;
Chế độ xem trước; D. Chế độ biểu mẫu.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 141: Nguồn dữ liệu của Report là:
Bảng;
Truy vấn;
Câu lệnh SQL;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 142: Một báo cáo (Report) đầy đủ gồm những thành phần:
Đầu báo cáo, cuối trang, đầu trang;
Đầu báo cáo, cuối báo cáo, thân báo cáo;
Đầu báo cáo, cuối trang, đầu trang, cuối báo cáo;
Đầu báo cáo, cuối trang, đầu trang, cuối báo cáo, thân báo cáo, đầu nhóm, cuối nhóm.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 143: Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau:
Chọn trường đưa vào báo cáo;
Gộp nhóm dữ liệu;
Sắp xếp thứ tự các bản ghi;
Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 144: Phần nào của báo cáo được in sau mỗi nhóm bản ghi?
Đầu nhóm; C. Tiêu đề chi tiết;
Cuối nhóm; D. Tiêu đề tổng con.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 145: Báo cáo được dùng để:
Lưu dữ liệu;
Tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu;
Thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn để in ra;
Nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 146: Report Design là chế độ gì?
Thiết kế báo cáo;
Xem hình thức báo cáo trước khi in ấn;
Trình bày dữ liệu trong báo cáo;
Tất cả các phương án trên đều sai.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 147: Layout Preview là chế độ nào?
Thiết kế báo cáo;
Trình bày dữ liệu trong báo cáo;
Xem hình thức báo cáo trước khi in ấn;
Tất cả các phương án trên đều sai.
Hãy chọn phương án đúng.
2.3 Chương III. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
§10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 148 : Cơ sở dữ liệu quan hệ là
Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu phân cấp;
Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ;
Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu logic;
Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu vật lý.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 149: Trong một bảng có thể:
Thêm các bản ghi;
Xóa các bản ghi;
Sửa bản ghi;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 150: Hai bảng trong một CSDL quan hệ với nhau thông qua:
Tên các bảng;
Thuộc tính khóa;
Tên trường;
Thuộc tính của trường.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 151: Trong tin học, mọi giá trị xử lí đều là hữu hạn. Vậy số lượng tối đa các bản ghi trong một quan hệ phụ thuộc vào điều gì?
Khả năng xử lí của ngôn ngữ CSDL cài đặt trong hệ QTCSDL;
Kích thước tối đa cho phép của tệp trong hệ điều hành;
Giá trị nhỏ nhất giữa kích thước tối đa cho phép của tệp trong hệ điều hành và dung lượng bộ nhớ còn trống của thiết bị ngoài, nơi lưu trữ tệp;
Dung lượng bộ nhớ của thiết bị ngoài nơi lưu trữ tệp.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 152: Khai báo độ rộng thay đổi của một trường nào đó của bản ghi:
Phụ thuộc vào ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của hệ QTCSDL;
Không thể khai báo;
Khai báo được;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 153: Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa.
Các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảng;
Trong các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một bảng nào đó;
Trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 154: Một hệ CSDL có những yếu tố nào
Cấu trúc dữ liệu;
Các ràng buộc dữ liệu;
Các thao tác, phép toán trên dữ liệu;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 155: Trong mô hình dữ liệu quan hệ
Mỗi cột được gọi là trường;
Mỗi hàng được gọi là trường;
Mỗi cột được gọi là một bộ;
Mỗi hàng được gọi là một thuộc tính.
Hãy chọn phương án ghép đúng.
Câu 156: Mô hình dữ liệu có thể phân chia thành những loại nào?
Mô hình logic;
Mô hình vật lý;
Mô hình logic và mô hình vật lý;
Mô hình phân cấp.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 157: Có mấy đặc trưng chính của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?
4. C. 3.
5. D. 6.
Câu 158: Đâu không phải là đặc trưng chính của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ.
Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng;
Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác;
Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột;
Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 159: Xét bảng đăng ký học thêm ngoại ngữ:
Họ và tên
Lớp học thêm
Nguyễn Ngọc Anh
Tiếng Anh- đọc, viết.
Lê Thùy Linh
Tiếng Nga- nâng cao.
Trần Linh Nga
Tiếng Pháp- nghe, nói, đọc , viết.
Cột “lớp học thêm” có tính chất nào trong các tính chất sau:
Đa trị;
Phức hợp;
Đa trị và phức hợp;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 160: Đâu không phải là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ:
Microsoft Access; C. IMS;
Microsoft SQL Server; D. Foxpro.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 161: Khóa của một bảng là:
Một số thuộc tính;
Một thuộc tính;
Một hay một số thuộc tính của bảng;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 162: Khóa:
Có thể là khóa chính;
Bắt buộc là khóa chính.;
Một hay một số thuộc tính của bảng;
Cả A và C đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 163: Một bảng có thể có:
Nhiều khóa;
Nhiều khóa chính;
Duy nhất một khóa;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 164: Các ràng buộc đối với khóa chính là:
Thuộc tính làm khóa chính phải đầy đủ dữ liệu;
Giá trị trong trường khóa chính phải không được giống nhau;
Không tồn tại hai bộ có giá trị giống nhau;
Cả A và B.
Hãy chọn phương án ghép đúng.
Câu 165: Phát biểu sau đúng hay sai?
Một trường khóa (nhưng không phải là khóa chính) được thiết kế là bắt buộc phải điền dữ liệu, không được để trống.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 166: Để tạo liên kết giữa 2 bảng phải có:
Một thuộc tính chung;
Một bản ghi chung;
Cùng khóa chính;
Tất cả các phương án đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 167: Hai nhóm cùng được giao thiết kế một CSDL và làm việc độc lập với nhau. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
Các bộ thuộc tính khóa sẽ giống nhau ngoại trừ tên gọi;
Có thể có bộ khóa khác nhau và khóa chính khác nhau;
Các bộ thuộc tính khóa có thể khác nhau, nhưng các khóa chính giống nhau (ngoại trừ cách đặt tên khác nhau);
Tất cả đều khác nhau.
Hãy chọn phương án đúng.
§11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 168: Xác định và khai thác cấu trúc bảng gồm những công việc nào?
Khai báo kích thước cho bảng;
Đặt tên các trường;
Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 169: Tại sao phải khai báo kích thước cho mỗi trường?
Để giúp hệ thống kiểm tra tính đúng đắn khi nhập dữ liệu;
Để hệ thống dự trữ vùng nhớ phục vụ ghi dữ liệu;
Để có thể tính kích thước bản ghi (bộ dữ liệu) và xác định vị trí các trường trong bản ghi;
Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 170: Hãy cho biết loại cập nhật cấu trúc nào dưới đây luôn có thể thực hiện được với một bảng.
Thêm một vài trường mới;
Thay đổi kích thước của một trường;
Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 171: Những phép cập nhật cấu trúc nào dưới đây có thể làm thay đổi giá trị các dữ liệu hiện có trong bảng?
Thêm một trường vào cuối bảng;
Thay đổi kiểu dữ liệu của một trường;
Đổi tên một trường;
Chèn một trường vào giữa các trường hiện có.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 172: Bạn A khẳng định rằng, cập nhật cấu trúc và cập nhật dữ liệu đều kéo theo sự thay đổi giá trị của tất cả các bộ dữ liệu trong tệp. Theo bạn bạn A nói vậy là đúng hay sai?
Đúng. B. Sai.
Câu 173: Bạn A khẳng định, khi thực hiện thao tác xóa bảng, chỉ các thông tin khai báo khi tạo bảng bị xóa, còn các bộ dữ liệu vẫn còn nguyên vẹn. Bạn A nói vậy đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 174: Trường lưu họ tên của học sinh có kiểu xâu, kích thước khai báo ban đầu là 40 kí tự. Một bản ghi có nội dung là “Lê Lâm Khải”. Sau khi kiểm tra, phát hiện thấy nhầm lẫn, địa chỉ đó được sửa lại thành “Lê Văn Quân”. Kích thước của tệp ghi dữ liệu thay đổi như thế nào?
Tăng thêm 1 byte;
Tăng thêm một lượng đúng bằng kích thước một bản ghi;
Không thay đổi;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 175: Điểm kiểm tra môn Tin của 2 học sinh A và B trong các tháng 10, 11 và 12 như sau:
A: 5, 7, 9.
B: 9, 7, 5.
Ta dễ dàng thấy bạn A có nhiều tiến bộ, còn B ngày càng kém đi. Nếu sắp xếp các điểm số theo thứ tự tăng dần, điểm số của 2 bạn đều là 5, 7, 9. Nhìn vào kết quả sắp xếp ta không thể kết luận được là bạn nào có tiến bộ trong học tập, ai đang sụt dần. Trong trường hợp này, người ta nói việc sắp xếp đã làm “nghèo” thông tin. Trong các hệ QTCSDL có các phương tiện sắp xếp vật lý các bản ghi và có “phương tiện truy cập các bản ghi theo một trình tự nào đó”. Việc chẩn bị để truy cập các bản ghi theo một trình tự nào đó còn được gọi là sắp xếp logic. Những ý kiến nào dưới đây là đúng?
Việc sắp xếp logic cũng làm nghèo thông tin chứa trong CSDL;
Việc sắp xếp logic không làm nghèo thông tin chứa trong CSDL;
Việc sắp xếp logic có làm nghèo thông tin chứa trong CSDL, nhưng giá trị ban đầu của thông tin có thể khôi phục khi cần thiết;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 176: Để được chọn làm khóa sắp xếp, các trường của bảng cần có tính chất nào dưới đây:
Nhất thiết phải chứa khóa chính;
Chỉ phụ thuộc vào việc đủ để các bản ghi có được trình tự cần thiết;
Đầy đủ dữ liệu;
Không nhất thiết phải chứa khóa chính, nhưng phải có ít nhất một trường khóa.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 177: Sau khi thực hiện một vài phép truy vấn, CSDL sẽ như thế nào?
CSDL chỉ còn chứa các thông tin tìm được sau khi truy vấn;
Thông tin rút ra được sau khi truy vấn không còn được lưu trong CSDL;
CSDL vẫn giữ nguyên, không thay đổi;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 178: Với một bảng dữ liệu, hệ quản trị CSDL không cho phép làm gì?
Xem nội dung các bản ghi;
Xem từng nhóm bản ghi, mỗi bản ghi tương ứng với một hàng;
Xem đồng thời cấu trúc và nội dung bản ghi;
Xem cấu trúc bảng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 179: Có thể chỉnh sửa báo cáo được hay không ?
Không được phép chỉnh sửa, phải xây dựng lại báo cáo nếu cần;
Có thể chỉnh sửa được khuôn dạng đưa ra nhưng không thể chỉnh sửa nội dung báo cáo;
Có thể chỉnh sửa nội dung báo cáo nhưng không thể chỉnh sửa khuôn dạng đưa ra;
Có thể chỉnh sửa cả nội dung báo cáo và khuôn dạng đưa ra.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 180: Thông thường các hệ quản trị CSDL cung cấp nhiều cách xem dữ liệu. Đó là những cách nào?
Xem toàn bộ bảng;
Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu;
Xem dưới dạng biểu mẫu;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 181: Hãy ghép các thao tác cột bên trái với chức năng cột bên phải sao cho thích hợp
2.4 Chương IV. KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§12. CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Câu 182: Có những loại kiến trúc hệ CSDL nào?
Phân tán;
Tập trung;
Tập trung và phân tán;
Logic và vật lý.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 183: Hãy ghép tên các kiểu kiến trúc tập trung ở cột bên phải với ý nghĩa của nó ở cột bên trái:
Câu 184: Trong kiến trúc khách – chủ, các thành phần (của hệ QTCSDL) tương tác với nhau tạo hệ thống gồm những thành phần nào?
Thành phần cấp tài nguyên;
Phần mền quản trị CSDL;
Thành phần cấp phát tài nguyên và phần mềm quản trị CSDL;
Thành phần cấp phát tài nguyên và thành phần yêu cầu tài nguyên.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 185: Người ta nói khi sử dụng hệ CSDL khách – chủ, chi phí phần cứng giảm vì chi phí truyền thông giảm do dung lượng dữ liệu giảm, cả máy khách và máy chủ đều tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 186: Có rất nhiều ý kiến nói về vai trò của máy khách trong hệ CSDL khách – chủ, bạn hãy cho biết đâu là ý kiến đúng trong số các ý kiến sau:
Có thể được dùng để lưu trữ một phần CSDL;
Có nhiệm vụ kiểm tra quyền được truy cập vào CSDL;
Có quyền xin được cấp phát tài nguyên;
Không được phép quản lý các giao diện khi thực hiện các chương trình ứng dụng khai thác CSDL.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 187: Hãy tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống:
CSDL phân tán là một … có liên quan được dùng chung và phân tán về mặt … trên một mạng máy tính.
Một hệ QTCSDL phân tán là một … cho phép … CSDL phân tán và làm cho người dùng không nhận thấy …
Câu 188: Hệ CSDL phân tán là:
Tập hợp nhiều cơ sở dữ liệu có liên quan logic đến nhau;
Được phân bố trên mạng máy tính;
Phải được truy xuất đến qua một giao diện chung, thống nhất;
Tất cả các phương án đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 189: Người dùng truy cập vào CSDL phân tán thông qua :
Chương trình ứng dụng;
Phần mềm hệ thống;
Chương trình tiện ích;
Phần mềm công cụ.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 190: Trong hệ CSDL trung tâm cùng một yêu cầu truy vấn thực hiện từ hai máy khác nhau ta nhận được kết quả giống nhau cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, còn ở trong CSDL khách – chủ cũng cùng yêu cầu truy vấn thực hiện từ hai máy khác nhau ta nhận được kết quả giống nhau về nội dung nhưng hình thức thể hiện có thể khác nhau. Nhận định đó đúng hay sai?
Đúng. B. Sai.
Câu 191: Trong CSDL người ta không lưu trữ các bộ dữ liệu giống hệt nhau. Nhưng trong hệ CSDL phân tán người ta có thể lưu trữ cả tệp thông tin (tức là cả một nhóm bản ghi) ở nhiều nơi. Điều này đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 192: So với hệ CSDL tập trung hệ CSDL phân tán cũng có rất nhiều ưu điểm:
Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp với người dùng;
Dữ liệu được chia sẻ trên mạng nhưng không cho phép quản lý địa phương;
Có thể thêm nút mới vào nhưng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 193: Việc lưu trữ các bản sao dữ liệu ở những nơi khác nhau có thể làm giảm thời gian truy cập và tăng độ tin cậy của CSDL, nhưng việc đảm bảo an ninh và nhất quán dữ liệu sẽ trở nên khó khăn hơn. Theo em nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
§13. BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Câu 194: Bảo mật trong CSDL là gì?
Đảm bảo các thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn;
Ngăn chặn các truy cập không được phép;
Hạn chế tối đa sai sót của người dùng và không tiết lộ nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lí;
Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 195: Một hệ CSDL còn nguyên vẹn và hoạt động bình thường, người dùng đã nhập đúng mật khẩu của mình nhưng hệ thống vẫn từ chối phục vụ (không cho truy cập). Người dùng đã sai sót khi nhập tên truy cập không phù hợp với mật khẩu tương ứng. Điều đó đúng hay sai?
Đúng. B. Sai.
Câu 196: Một hiệu sách thường xuyên nhận sách từ một số nhà xuất bản và bán lại chỉ cho các khách hàng. Sách nhập và xuất trực tiếp từ kho của hiệu sách (giả sử chỉ có một thủ kho kiêm người giao hàng). Hiệu sách đã xây dựng một CSDL QLY_SACH (Quản lý sách) gồm các bảng sau:
Bảng SÁCH ( Quản lý về sách)
Masach
Tensach
Loaisach
Tacgia
Giamua
Giaban
Mã sách
Tên sách
Loại sách
Tác giả
Giá mua
Giá bán
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Bảng KHACH_HANG (Quản lý khách hàng)
MaKH
TenKH
Diachi
Dienthoai
Mã khách hàng
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
(1)
(2)
(3)
(4)
Bảng NHA_XUAT_BAN (Quản lý các nhà xuất bản cung cấp sách)
MaNXB
TenNXB
Diachi
Dienthoai
Taikhoan
Mã NXB
Tên NXB
Địa chỉ
Điện thoại
Tài khoản
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Bảng PHIEU_NHAP (Quản lý các phiếu nhập sách)
Sophieunhap
MaNXB
Masach
Soluong
Dongia
Ngaynhap
Số phiếu nhập
Mã NXB
Mã sách
Số lượng
Đơn giá
Ngày nhập
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Bảng PHIEU_XUAT (Quản lý các phiếu nhập sách)
Sophieunhap
MaKH
Masach
Soluong
Dongia
Ngayxuat
Số phiếu nhập
Mã KH
Mã sách
Số lượng
Đơn giá
Ngày xuất
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Các đối tượng sử dụng trong chương trình quản lý trên là:
Khách hàng, thủ kho;
Khách hàng, thủ kho, kế toán;
Khách hàng, thủ kho, kế toán, người quản lý hiệu sách;
Khách hàng, thủ kho, kế toán, người quản lý hiệu sách, người bán hàng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 197: Hãy ghép các đối tượng với các chức năng tương ứng:
Câu 198: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
Biên bản hệ thống được lưu trữ dưới dạng tệp thông thường, mọi người đều có thể truy cập, đọc và hiểu được;
Biên bản hệ thống được lưu trữ dưới dạng nén và mọi người dùng có thể đọc được nếu biết cách giải mã;
Biên bản hệ thống thường được lưu trữ dưới dạng nén, có mã hóa và phải có quyền sử dụng ở mức cao nhất mới sử dụng được;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 199: Bảng phân quyền truy cập:
Không phải là dữ liệu của CSDL;
Là dữ liệu của CSDL;
Được giới thiệu công khai;
Không có phương án nào đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 200: Một trong các giải pháp thường được sử dụng là mật khẩu. Có những ai được phép biết mật khẩu đó:
Người sử dụng;
Hệ thống;
Người quản trị;
Người sử dụng và hệ thống.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 201: Ngoài giải pháp sử dụng mật khẩu người ra còn sử dụng chữ kí điện tử. Vậy chữ kí điện tử là gì?
Công cụ để hệ thống nhận dạng người truy cập hoặc khẳng định dữ liệu nhận được thực sự là của ai;
Có thể là chuỗi bit, xâu kí tự, âm thanh;
Hình ảnh đặc trưng cho từng người;
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 202: Biên bản hệ thống cho biết:
Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu, ;
Thông tin về lần cập nhật cuối cùng;
Hạn chế các sai sót người dùng;
Cả A và B đều đúng.
Hãy chọn phương án đúng.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm
1.1. Mục đích
Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi đã soạn và sự phù hợp của chúng với đối tượng, từ đó điều chỉnh, bổ sung hệ thống câu hỏi.
Dùng hệ thống câu hỏi đã soạn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu đã đề ra.
Xử lý, phân tích kết quả trắc nghiệm nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra
1.2. Nội dung kiến thức
Thực nghiệm gồm 4 bài: Tương đương với 6 tiết lý thuyết.
Bài 8: Truy vấn dữ liệu.
Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo.
Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ.
Bài 11: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ.
1.3. Đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm được tiến hành tại lớp 12A1 và 12A5 của trường THPT Sông Lô – Thị xã Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang.
2. Tiến hành thực nghiệm
2.1. Tổ chức kiểm tra học sinh
Tiến hành kiểm tra kiến thức môn Tin học lớp 12 ở các lớp thực nghiệm, thời gian làm bài kiểm tra là 15 phút và 45 phút.
2.2. Các bước đánh giá câu hỏi trắc nghiệm
Chấm điểm, tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của hai lớp.
Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm thấp đến điểm cao theo thang điểm 10 gồm 3 nhóm: Khá, trung bình, kém.
Đánh giá độ khó và độ phân biệt các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã sử dụng.
2.3. Nội dung thực nghiệm
Tiến hành 2 bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan để thực nghiệm trong bài 8, 9, 10, 11- Chương trình Tin học lớp 12:
Bài kiểm tra số 1: Số lượng 1 bài, thời gian 15 phút có 15 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thực nghiệm trên cả 2 lớp 12A1 và 12A5.
Bài kiểm tra số 2: Số lượng 1 bài, thời gian 45 phút có 45 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thực nghiệm trên cả 2 lớp 12A1 và 12A5.
3. Kết quả thực nghiệm
3.1. Cách tiến hành
Chia tổng số học sinh ra làm 3 nhóm: Nhóm giỏi gồm 27% số học sinh có điểm cao nhất, nhóm kém có 27% số học sinh điểm thấp nhất, nhóm trung bình là số học sinh còn lại không thuộc 2 nhóm trên.
Khi đó, chỉ số về độ khó của câu hỏi được tính theo công thức sau:
NG + NK
K = x 100%
2n
Trong đó: K: Độ khó của câu hỏi
NG :Số học sinh của nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi.
NK :Số học sinh của nhóm kém trả lời đúng câu hỏi.
n: Tổng số học sinh thuộc nhóm giỏi hay nhóm kém.
Độ khó của câu hỏi có thể từ :
0% → 25%: Khó.
25% → 40%: Hơi khó.
40% → 70%: Vừa.
70% → 90%: Dễ.
>90%: Rất dễ.
Chỉ số về độ phân biệt tính theo công thức sau:
NG - NK
P =
n
P<0.2: Thấp.
0.2< P< 0.3: Hơi thấp.
0.3< P< 0.5: Trung bình.
0.5< P< 0.7: Cao.
P> 0.7: Rất cao.
Ví dụ: Với câu hỏi số 152 trong bài kiểm tra.
Câu 152: Hãy chọn phương án đúng..
Khai báo độ rộng thay đổi của một trường nào đó của bản ghi
Phụ thuộc vào ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của hệ QTCSDL.
Không thể khai báo.
Khai báo được.
Không có phương án nào đúng.
Số học sinh được kiểm tra là 84 em ở 2 lớp 12A1 và 12A5. Sau khi chấm chọn 27% số bài có điểm cao nhất (23 em) và 27% số bài có điểm thấp nhất (23 em).
Phân tích kết quả như sau:
Đáp án lựa chọn
A
B
C
D
Kết quả lựa chọn của nhóm giỏi
5
11
4
3
Kết quả lựa chọn của nhóm kém
6
7
5
5
Trong đó đáp án đúng là đáp án B.
+ Tình chỉ số khó:
11 + 7
K = x 100% = 39%
2 x 23
+ Tính độ phân biệt:
11 - 7
P = = 0.17.
23
3.2 Kết quả đạt được
Ta tiến hành 2 bài kiểm tra thực nghiệm:
Bài số 1: Kiểm tra 15 phút bài 9.
Bài số 2: Kiểm tra 45 phút từ bài 8 đến bài 11.
Bài số 1:
Kiểm tra 15 phút lớp thực nghiệm là 12A1 và 12A5 với tổng số học sinh là 84 em.
Sau khi chấm bài kiểm tra thu được kết quả như sau:
Điểm
Lớp 12A1
Lớp 12A5
Giỏi (9-10)
4
1
Khá (7-8)
22
17
Trung bình (5-6)
16
15
Kém (dưới 5)
1
8
Sau khi kiểm tra để kiểm chứng giá trị của các câu hỏi đối với học sinh có thể chia 84 học sinh của 2 lớp thành 3 nhóm như sau:
Nhóm giỏi : 23 em.
Nhóm kém: 23 em.
Nhóm trung bình 38 em.
Đánh giá mức độ đạt được kiến thức và kỹ năng của học sinh theo mục tiêu ta có bảng kết quả sau:
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng
Câu hỏi số
Đúng
%
Câu hỏi số
Đúng
%
Câu hỏi số
Đúng
%
129
83/84
98.89
132
50/84
69.05
131
15/82
18.3
133
40/84
47.62
135
30/81
37.04
137
48/83
57.83
134
72/84
85.71
140
76/84
90.48
138
39/84
46.43
141
80/84
95.24
143
62/84
73.81
139
75/84
89.29
142
68/84
80.95
146
79/84
94.05
144
52/84
61.9
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
5 câu thuộc trình độ nhận biết.
5 câu thuộc trình độ hiểu.
5 câu thuộc trình độ vận dụng.
Theo cách đánh giá từng câu hỏi đã nêu trên về độ khó – dễ và độ phân biệt ta có bảng kết quả sau:
Câu số
Số người làm đúng
Số người giỏi làm đúng
Số người kém làm đúng
Độ khó %
Mức độ khó
Độ phân biệt
Mức độ phân biệt
129
83/84
23
22
97.83
Rất dễ
0.04
Thấp
131
15/82
10
1
23.91
Khó
0.39
Trung bình
132
50/84
18
9
58.70
Vừa
0.39
Trung bình
133
40/84
18
5
50.00
Vừa
0.57
Cao
134
72/84
20
15
76.10
Dễ
0.22
Hơi thấp
135
30/81
12
5
36.96
Hơi khó
0.03
Thấp
137
48/83
16
10
56.52
Vừa
0.26
Hơi thấp
138
39/84
22
4
56.52
Vừa
0.78
Rất cao
139
75/84
19
11
86.96
Dễ
0.35
Trung bình
140
76/84
20
14
73.91
Dễ
0.26
Hơi thấp
141
80/84
25
12
80.43
Dễ
0.57
Cao
142
68/84
12
6
39.13
Hơi khó
0.26
Hơi thấp
143
62/84
19
8
58.70
Vừa
0.48
Trung bình
144
52/84
16
10
56.52
Vừa
0.26
Hơi thấp
146
79/84
23
19
91.30
Rất dễ
0.17
Thấp
Qua bảng trên ta thấy rằng:
Về độ khó:
Câu rất dễ chiếm: 13.33%
Câu dễ chiếm: 26.67%
Câu vừa chiếm: 40.00%
Câu hơi khó chiếm: 13.33%
Câu khó chiếm: 6.67%
Về độ phân biệt
P rất cao chiếm: 6.67%
P cao chiếm: 13.33%
P trung bình chiếm: 26.67%
P hơi thấp chiếm: 33.33%
P thấp chiếm: 20.00%
Đánh giá bài số 1: Nhìn chung với 15 câu hỏi đưa ra đã kiểm tra được một khối lượng lớn kiến thức của học sinh sau khi học xong bài 9 chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Có 89.2% học sinh đạt từ điểm 5 trở lên.
Bài số 2:
Kiểm tra 45 phút lớp thực nghiệm là 12A1 và 12A5 với tổng số học sinh là 84 em.
Sau khi chấm bài kiểm tra thu được kết quả như sau:
Điểm
Lớp 12A1
Lớp 12A5
Giỏi (9-10)
6
2
Khá (7-8)
21
16
Trung bình (5-6)
15
17
Kém (dưới 5)
2
5
Sau khi kiểm tra để kiểm chứng giá trị của các câu hỏi đối với học sinh có thể chia 84 học sinh của 2 lớp thành 3 nhóm như sau:
Nhóm giỏi : 23 em.
Nhóm kém: 23 em.
Nhóm trung bình 38 em
Đánh giá mức độ đạt được kiến thức và kỹ năng của học sinh theo mục tiêu ta có bảng kết quả sau:
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng
Câu hỏi số
Đúng
%
Câu hỏi số
Đúng
%
Câu hỏi số
Đúng
%
108
82/84
97.62
113
31/82
37.80
116
68/84
80.95
110
76/84
90.48
120
82/84
97.62
119
70/84
83.33
115
50/84
59.52
121
72/84
85.71
127
35/83
42.17
124
28/84
33.33
123
46/84
54.76
137
67/84
79.76
145
69/84
82.14
125
37/82
45.12
152
58/84
69.05
148
80/84
95.24
135
54/84
53.57
159
15/81
18.52
149
83/84
98.81
150
64/84
76.19
165
79/84
94.05
154
58/84
69.05
151
48/83
57.83
167
54/84
64.29
155
76/84
90.48
153
62/84
73.81
171
46/84
54.76
158
50/82
60.98
162
75/84
89.29
174
36/84
42.86
160
27/80
33.75
164
68/84
80.95
175
10/80
12.50
163
74/84
88.10
169
43/83
51.81
176
24/83
28.92
168
72/84
85.71
170
59/84
70.24
181
52/84
61.90
180
69/84
82.14
172
58/84
69.05
173
43/82
52.44
177
55/84
65.48
178
61/84
72.62
179
72/84
85.71
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
14 câu thuộc trình độ nhận biết.
18 câu thuộc trình độ hiểu.
13 câu thuộc trình độ vận dụng.
Theo cách đánh giá từng câu hỏi đã nêu trên về độ khó – dễ và độ phân biệt ta có bảng kết quả sau:
Câu số
Số người làm đúng
Số người giỏi làm đúng
Số người kém làm đúng
Độ khó %
Mức độ khó
Độ phân biệt
Mức độ phân biệt
108
82/84
23
21
95.65
Rất dễ
0.09
Thấp
110
76/84
21
16
80.43
Dễ
0.22
Hơi thấp
113
31/82
15
4
41.30
Vừa
0.39
Trung bình
115
50/84
20
7
58.69
Vừa
0.56
Cao
116
68/84
23
15
82.61
Dễ
0.35
Trung bình
119
70/84
22
17
84.78
Dễ
0.22
Hơi thấp
120
82/84
23
19
91.30
Rất dễ
0.17
Thấp
121
72/84
18
11
63.04
Vừa
0.30
Trung bình
123
46/84
20
7
58.70
Vừa
0.57
cao
124
28/84
14
2
34.78
Hơi khó
0.52
Cao
125
37/82
20
3
50.00
Vừa
0.74
Rất cao
127
35/84
16
7
50.00
Vừa
0.39
Trung bình
135
54/84
19
12
67.39
Vừa
0.30
Trung bình
137
67/84
20
16
78.26
Dễ
0.17
Thấp
145
69/84
19
14
71.74
Dễ
0.22
Hơi thấp
148
80/84
23
20
93.48
Rất dễ
0.13
Thấp
149
83/84
23
22
97.83
Rất dễ
0.04
Thấp
150
64/84
20
12
69.57
Vừa
0.35
Trung bình
151
48/83
15
5
43.48
Vừa
0.43
Trung bình
152
58/84
14
11
54.35
Vừa
0.13
Thấp
153
62/84
20
8
58.70
Vừa
0.52
Cao
154
58/84
15
7
47.83
Vừa
0.35
Trung bình
155
76/84
21
18
84.78
Dễ
0.13
Thấp
158
50/82
16
6
47.83
Vừa
0.43
Trung bình
159
15/81
12
1
50.00
Vừa
0.49
Trung bình
160
27/80
16
1
36.96
Hơi khó
0.65
Cao
162
75/84
20
16
78.26
Dễ
0.17
Thấp
163
74/84
23
15
82.61
Dễ
0.35
Trung bình
164
68/84
19
13
69.57
Vừa
0.26
Hơi thấp
165
79/84
19
15
73.91
Dễ
0.17
Thấp
167
54/84
20
8
60.87
Vừa
0.52
Cao
168
72/84
18
17
76.09
Dễ
0.04
Thấp
169
43/83
16
13
63.04
Vừa
0.14
Thấp
170
59/84
17
11
60.87
Vừa
0.26
Hơi thấp
171
46/84
13
5
39.13
Hơi khó
0.35
Trung bình
172
58/84
18
13
67.39
Vừa
0.22
Hơi thấp
173
43/82
19
6
54.35
Vừa
0.57
Cao
174
36/84
20
3
50.00
Vừa
0.74
Rất cao
175
10/80
9
0
19.57
Khó
0.39
Trung bình
176
24/83
15
2
36.95
Hơi khó
0.57
Cao
177
55/84
17
10
58.70
Vừa
0.30
Trung bình
178
61/84
19
12
67.39
Vừa
0.30
Trung bình
179
72/84
21
15
78.26
Dễ
0.26
Hơi thấp
180
69/84
16
15
67.39
Vừa
0.04
Thấp
181
52/84
20
8
60.87
Vừa
0.52
Cao
Qua bảng trên ta thấy rằng:
Về độ khó:
Câu rất dễ chiếm: 8.89%
Câu dễ chiếm: 24.44%
Câu vừa chiếm: 55.56%
Câu hơi khó chiếm: 8.89%
Câu khó chiếm: 2.22%
Về độ phân biệt
P rất cao chiếm: 4.44%
P cao chiếm: 20.00%
P trung bình chiếm: 33.33%
P hơi thấp chiếm: 15.56%
P thấp chiếm: 26.67%
Đánh giá bài số 2: Nhìn chung với 45 câu hỏi đưa ra đã kiểm tra được một khối lượng lớn kiến thức của học sinh sau khi học xong bài 8, 9, 10, 11 chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access và chương III: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ Có 91.67% học sinh đạt từ điểm 5 trở lên.
3.3. Nhận xét chung
Nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra trong hai bài kiểm tra trên đạt tiêu chuẩn, có độ khó vừa phải, độ phân biệt khá tốt, độ tin cậy cao. Có khả năng đánh giá tốt các kỹ năng: nhớ, hiểu và vận dụng. Như vậy, bài kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đạt yêu cầu.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả đã đạt được của luận văn
Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề về:
Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng và một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản;
Thực trạng của kiểm tra đánh giá trong các trường THPT, định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nói chung và môn Tin học nói riêng;
Các loại hình thi trắc nghiệm, ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan và các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng;
Xây dựng được quy trình xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan đạt hiệu quả, có giá trị và độ tin cậy cao.
Trên cơ sở quy trình đã xác định luận văn đã tiến hành xây dựng được hơn 200 câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho toàn bộ nội dung chương trình Tin học lớp 12, bám sát từng bài, từng chương theo sách giáo khoa Tin học 12.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của hệ thống câu hỏi xây dựng được.
2. Kết luận
Đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn là một yêu cầu của thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra những kết luận sau:
Dưới góc độ lý luận dạy học, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học được thể hiện tập trung ở kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập của người học trước hết là phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, đây là cách tiếp cận dựa vào tiêu chí tức là đánh giá mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học như thế nào;
Lựa chọn và sử dụng phương pháp kiểm tra thích hợp với từng môn học cụ thể là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc đánh giá kết quả của người học;
Vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT là hết sức cần thiết, trong đó vấn đề cốt lõi cần phải xây dựng các bài trắc nghiệm khách quan theo tiêu chí xác định nhằm đánh giá kết quả học tập và chính xác kết quả học tập của học sinh.
Mong rằng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các thầy, cô giáo dạy Tin học lớp 12 THPT và cho các bạn sinh viên nghành sư phạm Tin khoa Công nghệ thông tin trường Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Kiến nghị
Trường THPT cần tăng cường cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong việc dạy học nói chung và dạy hoc môn Tin học nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá và nâng cao hứng thú học tập của học sinh;
Căn cứ vào cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá, đặc điểm môn học cũng như xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cho thấy sự cần thiết của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra đánh giá sao cho có thể đo lường tốt nhất mục tiêu của môn học;
Cần có sự đầu tư nghiên cứu để nghiên cứu và triển khai xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan và ứng dụng Công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tất cả các môn học khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Sĩ Đàm, Hồ Cẩm Hà, Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Thanh Tùng, Ngô Ánh Tuyết Sách giáo khoa Tin học 12 NXB Giáo dục.
[2] Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Thanh Tùng, Ngô Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thanh Xuân Bài tập Tin học 12 NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thành Cương (2008) Hướng dẫn thực hành và bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng Tin học 12 NXB Đại học sư phạm.
[4] TS. Trần Doãn Vinh, ThS Trương Thị Thu Hà Học tốt Tin học 12 NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[5] PGS.TS Lê Khắc ThànhPhương pháp dạy học Tin học NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[6] Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng,… Giáo trình Giáo dục học NXB Đại học sư phạm.
[7] Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Hoàng Lan (1999) Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học NXB Giáo dục.
[8] Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996) Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông NXB Hà Nội.
[9] ] Kỹ sư Ngọc Hòa (2007) Tự Học Microsoft Office Access 2003 trong 24 Giờ NXB Thống Kê.
[10] Bách khoa toàn thư Wikipedia:
[11] Thư viện thông tin tổng hợp Việt Nam và Thế Giới:
[12] Nguyễn Hữu Châu (2008) khóa luận tốt nghiệp xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra đánh giá học sinh trong dạy học Tin học lớp 12 THPT.
PHỤ LỤC
Hệ thống đáp án
Câu hỏi
Đáp án đúng
Câu hỏi
Đáp án đúng
1
D
25
B
2
D
26
B
3
B
27
C
4
Dữ liệu, lưu trữ, khai thác thông tin
28
D
29
C
5
D
30
B
6
1-a, 2-c, 3-d, 4-b
31
A
7
1-a, 2-b, 3-c
32
A
8
D
33
C
9
C
34
D
10
A
35
D
11
C
36
C
12
A
37
C
13
A
38
A
14
D
39
D
15
D
40
C
16
C
41
1-c, 2-a, 3-b
17
C
42
1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a, 6-f
18
B
19
B
43
A
20
B
44
C
21
A
45
B
22
C
46
1-d, 2-a, 3-b, 4-c
23
D
47
C
24
A
48
A
49
A
68
B
50
D
69
C
51
D
70
C
52
A- Thay đổi
B-duy nhất
C- Kiểu dữ liệu
D- Trống
71
A-Đ, B-S, C-Đ
D-Đ, E-S, F-Đ
G-S, H-Đ, I-Đ
72
A-2, B-3, C-1
53
D
73
C
54
B
74
D
55
A-Đ, B-Đ, C-S
D-S, E-S, F-S
G- Đ
75
A- tìm kiếm, access, tìm kiếm.
B- find next.
C- find what.
D- match.
E- look in
56
B
57
D
58
A
76
B
59
C
77
D
60
B
78
Hàng, cột, từng bản ghi.
61
C
62
B
79
B
63
D
80
A-Tables/Queries
B-Available Fields
C- Next
64
C
65
D
81
D
66
A
82
1-a, 2- c, 3- b
67
A
83
1-a, 2-d, 3-c
84
A
107
A
85
A
108
B
86
D
109
C
87
A
110
A
88
C
111
D
89
A
112
C
90
B
113
A
91
D
114
B
92
A
115
D
93
B
116
D
94
D
117
B
95
A
118
A
96
C
119
C
97
D
120
1- c, 2- a, 3- d, 4- e, 5- b.
98
B
99
A
121
B
100
B
122
C
101
D
123
1- c, 2- a, 3- b
102
B
124
mẫu hỏi
hàm
liên kết
gộp nhóm
điều kiện tìm kiếm.
lưới QBE, mẫu hỏi.
103
B
104
A
105
B
106
DCAB
125
B
147
B
126
A- Đ, B-Đ, C-S
D-S, E-S, F-S
148
B
149
D
127
1-e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c
150
B
151
C
128
D
152
B
129
A
153
B
130
A
154
D
131
A
155
A
132
C
156
C
133
A- Tables/queries.
B- Available Fields, Selected Fields.
C- Next.
157
A
158
C
159
C
160
C
161
C
134
B
162
D
135
A
163
A
136
D
164
D
137
A
165
A
138
B
166
A
139
D
167
C
140
B
168
D
141
A
169
D
142
D
170
A
143
D
171
B
144
B
172
B
145
C
173
B
146
A
174
C
175
B
188
D
176
B
189
A
177
C
190
A
178
C
191
A
179
D
192
A
180
D
193
A
181
1- B, 2- C, 3- A
194
D
182
C
195
A
183
1-b, 2-a, 3-c
196
C
184
D
197
1-c, 2-d, 3-b, 4-a
185
A
198
B
186
C
199
B
187
A- Tập hợp dữ liệu, về mặt logic, vật lý.
B- Hệ thống phần mềm, quản trị, sự phân tán.
200
D
201
D
202
D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học 12 ở trường THPT.doc