Khóa luận ngoại thương: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột. Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyết định thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT (e-commerce), trong đó người mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới. Lời mở đầu. Error! Bookmark not defined. Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử 4 1.1.Giới thiệu chung về thương mại điện tử. 4 1.1.1. Định nghĩa TMĐT. 4 1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử. 7 1.1.2.1 Hàng hóa trong thương mại điện tử. 9 1.1.2.2 Đối tượng tham gia thương mại điện tử. 11 1.1.2.3 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử. 12 1.1.3 Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử 14 1.1.4 Các ứng dụng nổi bật của TMĐT: 16 1.2 Lợi ích và hạn chế của TMĐT. 17 1.2.1 Lợi ích của TMĐT. 17 1.2.1.1 Lợi ích của TMĐT đối với các tổ chức DN 17 1.2.1.2 Lợi ích của TMĐT đối với người tiêu dùng. 23 1.2.1.3 Lợi ích của TMĐT đối với xã hội: 26 1.2.2 Hạn chế của TMĐT: 28 1.2.2.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh: 28 1.2.2.2 Chi phí đầu tư cao cho công nghệ. 28 1.2.2.3 Khung pháp lý chưa hoàn thiện: 29 1.3. Một số điều kiện phát triển TMĐT. 29 1.3.1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ. 29 1.3.2 Hạ tầng cơ sở về nhân lực. 30 1.3.3 Vấn đề bảo mật, an toàn: 31 1.3.4 Hệ thống thanh toán tài chính tự động: 31 1.3.5 Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ. 32 1.3.6 Việc bảo vệ người tiêu dùng. 32 1.3.7 Hành lang pháp lý. 32 Chương 2 : Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển và thực trạng phát triển TMĐT ở VN 33 2.1 Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển. 33 2.1.1 Thực trạng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển. 33 2.1.1.1 Những thành tựu mà các nước đang phát triể đã đạt được trong TMĐT. 33 2.1.1.2 Những thách thức đối với việc phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển. 39 2.1.2 Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển. 46 2.2 Thực trạng phát triển TMĐT ở VN 53 2.2.1 Thực trạng phát triển TMĐT ở VN 53 2.2.1.1 Thực trạng phát triển TMĐT ở VN trong nền kinh tế quốc dân. 53 2.2.1.2 Thực trạng phát triển TMĐT trong các DN VN 59 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển TMĐT ở VN 66 2.2.2.1 Khó khăn. 66 2.2.2.2 Thuận lợi 68 Chương 3: Một số giải pháp phát triển TMĐT ở VN 72 3.1 Tính tất yếu phải phát triển TMĐT ở VN 72 3.2 Phương hướng phát triển TMĐT của Việt Nam 74 3.2.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2015. 75 3.2.2 Định hướng phát triển. 75 3.2.3 Phương hướng triển khai 76 3.3. Giải pháp phát triển TMĐT ở VN 78 3.3.1 Giải pháp vĩ mô. 78 3.3.2 Giải pháp vi mô. 89 3.4 Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển TMĐT ở VN 96 3.4.1 Kinh nghiệm trong việc ứng dụng và thiết lập hệ thống công nghệ thông tin mới 96 3.4.2 Kinh nghiệm trong phát triển trao đổi buôn bán, thanh toán điện tử. 98 3.4.3 Một vài kinh nghiệm khác cho các DN 99 Kết luận. Error! Bookmark not defined. Tài liệu tham khảo. 106 Phụ lục. 109 Bảng 1.2.1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi 27 Bảng 1.2.1.2: Chi phí giao dịch thương mại điện tử của một số loại hình dịch vụ . 31 Bảng 2.1.1.1: 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất . 40 Bảng 2.1.2: Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam 56 Bảng 2.2.1.2 a: Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp 69 Bảng 2.2.1.2 b: Điều kiện về kết nối mạng Internet 70 Bảng 2.2.1.2 c: Tình hình ứng dụng TMĐT trong quản trị doanh nghiệp . 71 Bảng 2.2.1.2 d: Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp 73 Bảng 2.2.1.2 e: Các phương thức nhận đơn đặt hàng điện tử . 73 Bảng 2.2.1.2 f: Các phương thức giao hàng trong giao dịch điện tử . 74 Bảng 2.2.1.2 g: Các phương thức thanh toán trong giao dịch điện tử 74 Bảng 2.2.1.2 h: Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp qua các năm . 76 Danh mục các hình Hình 1.1.2.1: Hàng hóa và dịch vụ số . 15 Hình 2.1.1.2.a: Tỷ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình quân đầu người 49 Hình 2.1.1.2 b: Thu ngân sách trên thế giới 53 Hình 2.2.1.2 a: Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc 70 Hình 2.2.1.2 b: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 2004-2008 75 Hình 2.2.1.2 c: Mức độ tham gia và ký được hợp đồng điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp năm 2008 77

doc116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận ngoại thương: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phải phù hợp mức sống của người dân. Tuy nhiên, ở VN hiện nay, vấn đề hạ tầng viễn thông đang gây rất nhiều trở ngại: - Những người sử dụng mạng phàn nàn vì chi phí lắp đặt, chi phí thuê bao và cước điện thoại quá cao, trong khi mạng kết nối hay bị tắc nghẽn. - Các DN thì phàn nàn vì chính sách viễn thông độc quyền khiến cho họ mất đi nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh. Không những thế các rào cản đối với các thiết bị thông tin nhập khẩu như thuế đánh vào các linh kiện máy tính, thiết bị viễn thông vẫn duy trì ở mức cao làm cho các DN và người sử dụng khó mà mua được các máy tính và thiết bị thông tin cần thiết với giá cả hợp lý để tham gia vào TMĐT. Chính vì vậy, nhằm khuyến khích và phát triển TMĐT, chính phủ VN cần dỡ bỏ các rào cản này đối với lĩnh vực CNTT và viễn thông. Cụ thể cần: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động viễn thông, giảm dần độc quyền, giảm các rào cản đối với các trang thiết bị viễn thông nhập khẩu, giám sát hợp lý các mặt hàng nhập khẩu, tránh những công nghệ lạc hậu. Thúc đẩy và duy trì cạnh tranh trong ngành này, giảm và duy trì mức chi phí hợp lý đối với việc cài đặt, thuê bao mạng và giảm cước điện thoại, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia đầu tư ở một mức nhất định. Đảm bảo bất kỳ người sử dụng nào cũng có thể tiếp cận nhiều dịch vụ trên mạng thông tin ở cả các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Xây dựng các kế hoạch, chính sách quản lý và điều tiết linh hoạt để có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ mới, hỗ trợ cho các dự án phát triển CNTT hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư vào toàn bộ hạ tầng cơ sở rất tốn kém và không thể tiến hành một cách riêng lẻ. Trong tình hình nước ta hiện nay, với tình hình ngân sách ít ỏi, trong khi đó tất cả các lĩnh vực đều có nhu cầu phải đầu tư thì điều quan trọng là phải xây dựng một danh mục đầu tư cần được ưu tiên trước. Đối với cơ sở hạ tầng CNTT trong lĩnh vực TMĐT thì trước mắt nên đầu tư cho các CNTT cần thiết như viễn thông, công nghệ phần mềm, phần cứng, các công nghệ kỹ thuật ứng dụng trong việc chứng thực,…Mặt khác, Nhà nước cần phải hỗ trợ cho các DN có khả năng đầu tư cho công nghệ, giảm bớt chi phí truy cập Internet bằng cách hỗ trợ giá cho các DN cung cấp dịch vụ mạng hoặc loại bỏ những quy định bất hợp lý đối với nhà cung cấp dịch vụ mạng. Trong thời gian tới, VN cần đảm bảo khả năng cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định giá cả hợp lý. Bên cạnh chính sách thuế khuyến khích nhập khẩu các linh kiện thiết bị tin học, cần tận dụng khả năng hợp tác liên doanh và chuyển giao công nghệ để phát triển các cơ sở sản xuất, lắp ráp các thiết bị tin học cũng như xây dựng các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị truyền thông và tin học chuyên dụng đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. + Phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế: Để phát triển TMĐT, cần xây dựng một hạ tầng CNTT đảm bảo tiêu chuẩn từ DN đến nhà nước, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn ấy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được điều này, ngành CNTT và viễn thông cần quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau: - Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với CNTT, các tiêu chuẩn đó phải phù hợp với khả năng trong nước và đảm bảo tính tương thích về lâu dài với các công nghệ tiên tiến trên phạm vi toàn cầu. - Tiếp tục khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm, coi đây là một đòn bẩy kinh tế chiến lược để phát huy nội lực trong nước, tạo đà tăng trưởng cao cho thị trường CNTT và TMĐT. - Các quy định và chính sách quản lý phải đảm bảo sự trung lập về mặt công nghệ (đảm bảo có thể quản lý các công nghệ đã, đang và sẽ có, và không ngăn cản sự phát triển của TMĐT, đồng thời cắt giảm thuế cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực CNTT. - Tham gia các cuộc hội thảo, thảo luận quốc tế; tham gia liên kết và hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ… cho ngành CNTT. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng Thương mại trên Internet sẽ thường xuyên liên quan đến việc bán và cho phép sử dụng sở hữu trí tuệ. Để xúc tiến TMĐT, người bán cần phải biết chắc chắn rằng sở hữu trí tuệ của mình sẽ không bị đánh cắp, còn người mua chỉ cần phải biết chắc rằng mình đang nhận được các sản phẩm đích thực. Vì vậy, cần phải có sự bảo vệ rõ ràng và có hiệu quả đối với bản quyền bằng phát minh và nhãn hiệu thương mại để chống đánh cắp và gian lận. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã soạn thảo các hiệp ước về bảo vệ bản quyền, phát minh, sáng chế…hay bảo vệ sở hữu trí tuệ nói chung. Các nước cần thương thảo và tham gia phê chuẩn các hiệp ước quốc tế này để thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ tại quốc gia mình.. Về vấn đề này, VN đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ để bảo vệ sở hữu trí tuệ tại VN. Bộ luật dân sự của VN đã có chương trình điều chỉnh lĩnh vực này và đã bao quát được một số nhiệm vụ căn bản của sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, VN cần tiếp tục xây dựng một văn bản luật riêng điều chỉnh sở hữu trí tuệ để mở rộng phạm vi điều chỉnh theo yêu cầu của điều kiện mới. Vấn đề phải giải quyết đối với VN cũng như đối với một số nước đang phát triển trong khu vực là tăng cường sự phối hợp hành động giữa các cơ quan hữu quan như Cục Bản quyền, Cơ quan Công an, Hải quan… để thi hành luật có hiệu quả. Người tiêu dùng tham gia vào TMĐT dưới các hình thức như mua hàng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến, nộp thuế, xin giấy phép, hưởng phúc lợi, tham gia bán đấu giá, mua hàng đã qua sử dụng,…cũng cần được bảo vệ. Đặc biệt là các thông tin cá nhân hay bí mật riêng tư của họ. Khi tham gia vào mua bán trực tuyến, người tiêu dùng luôn phải lo ngại về quyền lợi của mình và khả năng đảm bảo an toàn cho các thông tin cá nhân mà họ đã cung cấp cho các DN bán hàng. Những người thu thập dữ liệu cần phải cho người tiêu dùng biết ho đang thu thập các thông tin gì và dùng thông tin đó như thế nào. Nói cách khác, người tiêu dùng cần phải có được sự lựa chọn thực sự đối với việc sử dụng thông tin cá nhân không được sự đồng ý của người đó, và việc sử dụng không đúng đắn hoặc sự tiết lộ thông tin cá nhân không chính xác, lỗi thời, không đầy đủ hoặc không thích hợp sẽ phải được bồi thường. Hiện nay, ở VN còn chưa có Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Cho nên, việc bảo vệ các thông tin cá nhân được cung cấp trên mạng khi người tiêu dùng tham gia TMĐT vẫn còn là một vấn đề rất mới, cần được xúc tiến triển khai trong thời gian sớm nhất. 3.3.2. Giải pháp vi mô Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu Việc đầu tiên cần cân nhắc là lợi ích chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của công tỵ, công ty theo đuổi mục tiêu nào thông qua TMĐT: gia tăng lượng kinh doanh một sản phẩm nào đó, sự nhận biết tên hàng, tăng cường các quan hệ đầu tư, quan hệ cộng đồng, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng, giảm giá bán, mở rộng kênh bán hàng sang một thị trường mới hay giảm chi phí phân phối các sản phẩm dung liệu như sản phẩm phần mềm, công việc dịch thuật hay soạn thảo… Sau khi nghiên cứu đầy đủ về mục tiêu chủ yếu của công ty, cần phải đánh giá xem Internet có phải là phương tiện cần thiết duy nhất để đạt được mục tiêu hay không. Chủ động tích cực tham gia vào TMĐT Internet đã xóa đi ranh giới giữ thị trường trong nước và quốc tế, tao ra không ít cơ hội cho các DN mở rộng thị trường và đối tác kinh doanh. Trong TMĐT, DN là người trực tiếp kinh doanh và TMĐT là phương tiện để kinh doanh tốt hơn. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người đề ra các chính sách chỉ đạo và hỗ trợ. Như vậy, DN là chủ thể đầu tiên có nhu cầu tận dụng những lợi ích của TMĐT và phải tự cân nhắc về việc đầu tư về trang thiết bị CNTT cần thiết để có thể ứng dụng TMĐT tại DN của mình. Tuy nhiên, TMĐT vừa có khả năng là một đòn bẩy cho sự phát triển của DN nhưng cũng có thể là một bãi lầy tiêu tốn rất nhiều thời gian tiền bạc nếu một DN không có sự chuẩn bị kỹ càng. Vì vậy, để chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào TMĐT, các DN cần chú ý làm tốt công việc sau: Cải tiến quy trình quản lý: Tiến hành TMĐT đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý. DN cần phải có những quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức cần thiết để tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Nhanh chóng đưa hệ thống quản lý của công ty đi vào nề nếp, đảm bảo tính thống nhất quản lý trong toàn công ty nhưng vẫn phát huy được tính chủ động, nhanh nhạy của các bộ phận kinh doanh. Cải tiến bộ máy: Cơ cấu tổ chức của một DN thông thường sẽ khó thích hợp với TMĐT. TMĐT đặt ra yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý bao gồm: xử lý thông tin khách hàng, xử lý đơn đặt hàng, giao hàng và dịch vụ khuyến mãi. DN cần phải có một cơ cấu tổ chức mới với những vị trí nhân sự mới, được phân nhiệm rõ ràng phục vụ cho kênh bán hàng qua mạng. Thay đổi văn hóa làm việc: DN cần chú trọng vào dịch vụ khách hàng. Những tập quán mới cần được xây dựng thông qua một hệ thống thưởng phạt rõ ràng có tác dụng tích cực hơn là động viên chung chung. Việc ứng xử trong từng khâu giao dịch đều thể hiện đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, do vậy, phải giáo dục cho toàn bộ công nhân viên những tập quán này. Tăng cường khả năng CNTT của DN: Để tiến hành TMĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực phù hợp. Mặt khác bản thân hạ tầng CNTT của DN cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của TMĐT. Trước tiên, DN phải nhận thức được những lợi ích, cơ hội mà TMĐT có thể mang lại. Trên cơ sở nhận thức đó, DN cần phải quan tâm nên áp dụng TMĐT như thế nào, lựa chọn các giải pháp TMĐT phù hợp với công việc kinh doanh của mình và bắt tay vào triển khai áp dụng. Trong xu thế phát triển như vũ bão của TMĐT toàn cầu thì những công việc triển khai này không nên quá chậm trễ. Kinh nghiệm của nhiều DN cho thấy giai đoạn đầu sử dụng TMĐT còn nhiều bỡ ngỡ, trục trặc và khá tốn kém nhưng sau một thời gian thì người ta lại phải ngạc nhiên về tính ưu việt của nó trong mọi công việc. Bên cạnh đó, phải tạo đội ngũ quản lý và nhân viên am hiểu tình hình kinh doanh trong thời đại mới, có kỹ năng sử dụng máy tính và mạng, có trình độ tiếng Anh cần thiết, DN cũng phải chủ động tham gia các hội thảo chuyên đề về TMĐT do Chính phủ hoặc các tổ chức nước ngoài tổ chức để bổ xung kiến thức cũng như kỹ thuật TMĐT tiên tiến. Đây cũng là cơ hội để DN có thể học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về cách thức kinh doanh hiệu quả trên Internet. Đối với những DN lớn, cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các giải pháp TMĐT do các tập đoàn lớn trên thế giới cung cấp. DN phải đánh giá được chi phí bỏ ra và kết quả kinh doanh có thể đạt được nhờ hợp đồng, giao dịch qua TMĐT, đặc biệt là nhờ khả năng mở rộng tìm kiếm đối tác trên quy mô toàn cầu. Nghiên cứu môi trường kinh doanh Để có thể xây dựng được chiến lược phù hợp, việc phân tích cơ hội và rủi ro từ môi trường kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết. DN cần xem xét các vấn đề như quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và các đối tác hay các quy trình có thể được cải thiện với sự giúp đỡ của Internet. Một kế hoạch tốt cần đề cập tới tất cả các vấn đề: phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, lựa chọn mô hình TMĐT, tài chính, marketing, tổ chức nhân sự và phải có một quỹ thời gian hợp lý. Cần lưu ý rằng việc chia sẻ tầm nhìn với các đối tác và nhà tư vấn để tiếp thu thêm những ý kiến đóng góp sẽ hoàn thiện hơn con đường tiếp cận TMĐT trong DN. Xây dựng phương án kinh doanh TMĐT Căn cứ vào các mục tiêu đã được lập của công ty, các thông số nhân khẩu học của Internet phải được kiểm tra kỹ lưỡng để xác định thị phần mục tiêu của DN. thay vì hướng tới Internet như một thị trường của hơn 300 triệu khách hàng, hãy phân đoạn Internet để tìm ra thị trường thích hợp nhất cho các sản phẩm và dịch vụ của DN. + Chú trọng phát triển sản phẩm: Một trong số những yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh chính là lượng sản phẩm của DN. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng không là một ngoại lệ đối với TMĐT. Sản phẩm của DN phải có được chỗ đứng trên thị trường. Vậy DN phải tìm xem đặc điểm và lợi ích nào của sản phẩm làm nó nổi bật với mục đích sử dụng cụ thể; Sản phẩm có thể cạnh tranh với những sản phẩm hàng đầu trên thị trường mà nó muốn tham gia không; Sản phẩm có điển hình không, hay chỉ là đang khắc phục khuyết điểm trước đây; Cần có chiến lược thay thế sản phẩm đặc biệt với sản phẩm cũ và hiện thời vì sản phẩm nào sớm hay muộn cũng bị thay thế bằng sản phẩm mới khi vòng đời sản phẩm đã hết. + Xây dựng website của DN: Hiện nay có nhiều công ty ở VN cung cấp dịch vụ thiết kế Hosting web với nhiều giải pháp khác nhau đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. DN có thể chọn giải pháp chỉ thiết kế website đơn thuần giới thiệu về DN, nhằm mục đích quảng cáo trên Internet. Tùy theo quy mô và tính chất mặt hàng kinh doanh, website của DN có thể bao gồm một hoặc nhiều trang, có thể đăng ký tên miền riêng (domain name) hoặc là một Sub-site nhỏ của các website lớn hơn (website của nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc nhà cung cấp thông tin trên Internet). Đối với DN có tầm cỡ lớn, có thể thiết kế website chuyên nghiệp có quy mô lớn để thực sự tiến hành các nghiệp vụ của quá trình kinh doanh điện tử bao gồm việc giao dịch hai chiều với khách hàng, trao đổi thông tin kinh doanh với bạn hàng, thực hiện thanh toán điện tử… Theo kinh nghiệm thực tế, một website tốt cần được trình bày đơn giản, dễ tải và có thật ít lần kết nối, nội dung hữu ích, hấp dẫn mà không làm chậm sự vận hành của hệ thống, đảm bảo tính an toàn của hệ thống và có cơ chế thanh toán phù hợp. Hiện nay, các website của các DN VN còn thiết kế sơ sài, đa phần là website tĩnh, không có khả năng cập nhật và tạo giao tiếp trực tuyến với khách hàng… điều này hạn chế rất nhiều hiệu quả kinh doanh TMĐT của các DN VN. Để có thể thu được thành công từ TMĐT, các DN VN cần lưu ý các nội dung sau khi xây dựng website riêng của mình: + Thiết kế và xây dựng website: Các DN có thể xây dựng các website với sự trợ giúp của một số các dịch vụ trên Internet. Tuy nhiên, để xây dựng được một website đơn giản, các DN nên thuê các chuyên gia thiết kế các website cho DN mình. Website của DN cần đảm bảo một số tiêu chí sau: + Mục tiêu của website phải rõ ràng + Phải thể hiện được chiến lược thị trường thông qua website: DN định hướng mở rộng hoạt động của mình tới thị trường nào, kế hoạch phát triển của DN tới các thị trường tiềm năng đó đã sẵn sàng chưa, cần có những điều kiện gì để thực hiện giao dịch nếu như có yêu cầu đặt quan hệ từ một đối tác nước ngoài tại một thị trường mà DN chưa có nhiều hiểu biết. + Xác định nội dung cần đưa lên website. Thông tin cần ngắn gọn, xúc tích, trình bày hợp lý, mỹ thuật và hấp dẫn. Hãy chọn nội dung cho website với phương châm: “làm cho khách tham quan hiểu được mục đích của DN trong thời gian ngắn nhất, phải tìm cách giữ chân họ…” + Chọn tên miền phù hợp. Việc đặt tên miền nên lựa chọn phù hợp với nội dung kinh doanh của công ty. Trong trường hợp ngược lại thì nên đặt tên theo lĩnh vực kinh doanh. + Tránh làm website chậm kết nối vì quá nhiều hình ảnh và phim. Tạo điều kiện cho khách hàng truy cập nhanh, dễ dàng. DN nên tạo tốc độ truy cập website với tốc độ nhanh nhất có thể, nên giữ kích thước Homepape dưới 20Kb. Cần loại bỏ tất cả những đoạn txt không cần thiết, giảm hình ảnh giới thiệu xuống còn khoảng dưới 10-20Kb. Sử dụng Alt-text đối với tất cả hình ảnh để đảm bảo khách hàng của DN có thể đọc được một nội dung nhất định trong thời gian chờ website của DN tải xuống hoàn toàn. Website của DN cần luôn cập nhật để phản ánh việc bán hàng, chiết khấu hay sản phẩm có sẵn có theo thời gian thực tế: + Quảng cáo và giới thiệu website: Một website được thiết kế tốt, đẹp và ấn tượng nhưng nếu không được quảng cáo thì cũng giống như một cô gái đẹp đứng trong bóng tối. Khách hàng sẽ không tự tìm đến website, vì vậy DN nên đăng ký tên website vào những công cụ tìm kiếm – Search Engine lớn nổi tiếng như: Google, Yahoo… hoặc đăng ký tên DN vào những trang vàng điện tử, các tổ chức hiệp hội để tham gia vào các diễn đàn trên mạng và qua đó mở rộng mối quan hệ giao lưu. Thông qua một cơ chế tự động tìm kiếm theo một số yêu cầu của các công cụ tìm kiếm nói trên, người sử dụng Internet nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết, có thể biết địa chỉ và thử thăm DN. Ngoài ra, DN cũng có thể quảng cáo và giới thiệu website dưới dạng các banner hoặc logo, qua Email hoặc gửi thông báo tới những khách hàng và đối tác có quan hệ làm ăn từ trước. Việc quảng cáo địa chỉ website trên báo chí, truyền hình,… hay in địa chỉ trên danh thiếp, giấy tiêu đề, bao thư, catalog và các tài liệu quảng cáo, giao dịch khác của công ty cũng là một cách thức tốt để địa chỉ website của DN đến được với nhiều người. + Bảo vệ thông tin website và hệ thống bảo vệ an toàn cho khách hàng: Cần chọn giải pháp an ninh thông tin bằng các phần mềm an ninh, đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ Internet để đảm bảo có các biện pháp bảo vệ website. DN phải có một máy chủ (Server) an toàn cao để bảo vệ thông tin, đảm bảo hệ thống thanh toán an toàn, tin cậy và bảo mật cho khách hàng. DN cũng nên nêu rõ chính sách bảo vệ thông tin của khách hàng trên website. Chỉ khi được thuyết phục bởi tính bảo mật cao của hệ thống thanh toán, khách hàng mới sẵn sàng tiến hành mua bán qua mạng không lo sợ về tình trạng mất cắp hay sợ lộ bí mật riêng tư. + Cập nhật và cải tiến website Một hệ thống hiện đại hay một website đẹp cũng không mấy hiệu quả nếu thiếu thông tin được cập nhật và hệ thống không được bảo trì đầy đủ. Những quảng cáo cũ, những liên kết chết hay chậm chạp rất dễ làm hỏng hình ảnh của DN. Tham gia TMĐT là quá trình đổi mới và phát triển thường xuyên. Tính cập nhật của thông tin làm nên giá trị của một trang website. Vì vậy, thông tin trên các trang điện tử của DN, cơ quan hành chính hay bất cứ một tổ chức nào đều phải được cập nhật thường xuyên. Việc phổ biến các thông tin mới và cập nhật là rất cần thiết. + Tăng cường cung cấp dịch vụ bổ trợ để thiết lập quan hệ thân thiết với khách hàng: DN không cần ngưng bổ xung các dịch vụ đi kèm việc cung cấp sản phẩm của mình như: thiết lập hệ thống thông tin phản hồi với khách hàng, có kế hoạch trả lời Email của khách hàng, trò chuyện qua mạng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ “Self-help” cho khách hàng. Nhờ đó mà luồng thông tin 2 chiều giữa DN với khách hàng mới được thông suốt. Điều này giúp DN không ngừng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và từng bước cá biệt hóa khách hàng của mình. Đây cũng là cách lôi kéo khách hàng đến với DN vì việc mua hàng qua mạng không chỉ liên quan đến vấn đề giá cả, giao hàng mà còn là cách giải trí, thư giãn của khách hàng. Thành công của hệ thống hay website của DN phụ thuộc vào sự ủng hộ của những người sử dụng, dù chỉ là khách hàng, nhà cung cấp hay chính nhân viên của DN. Khách hàng sẽ hài lòng với những dịch vụ hỗ trợ tốt (chẳng hạn như một cơ chế tìm kiếm hay cam kết bảo mật), các chỉ dẫn đầy đủ và ngay lập tức trên website cũng ý thức tiếp nhận thông tin phản hồi của DN. Không gì dễ mất bằng sự gắn bó của người sử dụng TMĐT với một website không chú ý đến dịch vụ khách hàng. Nhưng cũng không gì dễ hơn việc duy trì nó nếu DN chú ý đến điều này ngay từ đầu. Chú trọng việc tham gia các sàn TMĐT Theo điều tra khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT của DN năm 2008 và các năm trước, việc tham gia các sàn TMĐT đem lại nhiều lợi ích với chi phí đầu tư rất thấp về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, năm 2008 mới có 12% DN tham gia sàn TMĐT, tăng không đáng kể so với 10% của năm 2007. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các DN của VN là DN vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho việc ứng dụng TMĐT. Do đó, để tận dụng ưu thế của TMĐT trong việc quảng bá, giao dịch, tìm kiếm khách hàng, v.v… các DN cần tích cực tham gia vào các sàn TMĐT loại hình giao dịch B2B và B2C của VN cũng như của các nước khác trên thế giới. Tăng cường nguồn nhân lực về TMĐT Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2008 cho thấy, hầu hết các DN đã triển khai ứng dụng TMĐT ở những mức độ khác nhau và nhiều DN đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT. TMĐT là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của DN phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức CNTT lẫn kiến thức thươngmại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng TMĐT, các DN VN cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đào tạo tại chỗ, v.v… một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT của DN và tiến hành đào tạo cho cán bộ của DN. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT TMĐT VN đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT về cơ bản đã được xác lập và đang liên tục được bổ sung. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang có xu hướng gia tăng. Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, các DN cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp, v.v... Bên cạnh đó, các DN cần chủ động phát hiện, phản ảnh với các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới TMĐT và đề xuất việc xây dựng chính sách và biện pháp quản lý mới. Hiện nay, theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng tải công khai dự thảo để xin ý kiến. Do đó, các DN cũng cần phát huy quyền lợi của mình trong việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT. 3.4. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 3.4.1. Kinh nghiệm trong việc ứng dụng và thiết lập hệ thống công nghệ thông tin mới Vua phần mềm máy tính Bill Gates, một người giàu nhất thế giới đã thành đạt nhờ kịp thời áp dụng các CNTT mới vào kinh doanh và sản xuất. Bài học kinh nghiệm của Microsoft được đúc kết ở 12 điểm dưới đang được nhiều công ty trên thế giới áp dụng vào thực tiễn. Vai trò quan trọng của thư điện tử: Trên thực tế các công ty có sức cạnh tranh lớn là do có nguồn nhân lực dồi dào, biết cách đề cao trách nhiệm và phát huy sáng kiến cá nhân. Thư điện tử giúp cho các nhân viên tự do trình bầy quan điểm, đóng góp ý kiến liên quan đến công tác cá nhân, từ đó các nhà quản lý chắt lọc những gì có giá trị nhất đưa vào ứng dụng để nâng cao hiệu suất công việc. Nghiên cứu cách bán hàng trực tuyến: Việc nắm vững các thông số và dữ liệu liên quan đến kinh doanh như số lượng hàng hoá bán ra từng thời kỳ, quy luật tiêu thụ, khách hàng và nhu cầu của từng khách hàng, các đối tác... sẽ giúp cho công ty tìm được phương án làm ăn tối ưu nhất, tiết kiệm được các chi phí không cần thiết. Cung cấp cho nhà chuyên môn nhiều thông tin: Việc cung cấp thông tin phiến diện sẽ rất nguy hiểm vì kết quả xử lý không phản ánh thực chất vấn đề. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì những kết luận đưa ra mới chuẩn xác. Từ đó nắm được xu hướng của khách hàng để dự trù và có kế hoạch chuyển hướng phục vụ. Sử dụng công nghệ số để tạo nhóm nhân viên ảo: Nhóm nhân viên ảo làm nhiệm vụ cầu nối giữa các thành viên của hãng với cấp lãnh đạo thông qua trả lời trực tiếp qua thư điện tử. Chuyển từ xử lý thủ công sang xử lý điện tử: Việc xử lý bằng máy tính sẽ giúp tiết kiệm được thời gian rất nhiều so với khâu xử lý thủ công. Hơn nữa nó giải phóng sức lao động, tăng lao dộng trí tuệ, rút ngắn quá trình trung chuyển và lược bỏ các khâu trung gian. Tự động hoá những nhiệm vụ đơn điệu: Việc này giúp nhân viên tập trung phát huy sáng kiến. Một khi tạo được cơ chế kích thích sự cuốn hút trong công việc sẽ làm cho người lao động thấy hấp dẫn hơn, chất lượng vì thế được nâng cao. Tạo quy trình hợp lý: Có 3 nguyên tắc xây dựng quy trình phù hợp. Thứ nhất cần có sự so sánh đánh giá thường xuyên về các chỉ số cơ bản giữa hiện tại và quá khứ để khẳng định những cải tiến là đúng đắn. Thứ hai, nếu công việc bị chia quá nhỏ thì sẽ không nhìn thấy tổng thể và dễ dàng thất bại. Thứ ba, không phải càng nhiều người lãnh đạo thì càng nắm sát tình hình và càng có những ý tưởng hay cho công việc. Nghiên cứu sự phản hồi của khách hàng: Sự khiếu nại của khách hàng là những thông tin khách quan và có giá trị nhất trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài: Thông qua Internet có thể tận dụng được tiềm năng chất xám của nhân loại và tiết kiệm thời gian đối với những công việc không cần thiết. Tuy vậy cần phải có sự chọn lọc tránh những thông tin giả hoặc không chính xác. Xác định quy trình sản xuất và kinh doanh hợp lý: Loại bỏ khâu trung gian làm việc trực tuyến. Chi phí cho khâu này thường không nhỏ. Nhiều khi các nhà sản xuất cũng như các nhà phân phối hàng hoá bị phụ thuộc hoàn toàn vào trung gian nếu như không có chiến lược phát triển thích hợp. Internet có thể giúp cho các nhà sản xuất trực tiếp đến với khách hàng không thông qua trung gian. Sử dụng công nghệ hiện đại để khách hàng lựa chọn, người tiêu dùng là người quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. 3.4.2. Kinh nghiệm trong phát triển trao đổi buôn bán, thanh toán điện tử TMĐT trước hết cũng là thương mại và cần chuyển vị các nguyên lý buôn bán vốn có giá trị trên thương trường vào các hoạt động điện tử trong môi trường hoạt động ảo. Muốn bán sản phẩm trên Internet cần phải làm sao để khách hàng biết được địa chỉ, vị trí của công ty; giúp khách hàng nhanh chóng tìm ra được sản phẩm họ lựa chọn ở các quầy hàng; tiếp đón và cung cấp những lời khuyên cho khách hàng được yên tâm và thúc đẩy họ quyết định mua hàng. Cụ thể cần tiến hành như sau: Lập một cửa hàng ảo: Tất cả các loại hàng từ các sản phẩm thông dụng đến các sản phẩm quý hiếm, các sản phẩm công nghiệp đều có thể được bán trên mạng Internet. Cần đăng ký lĩnh vực buôn bán và địa chỉ. Cửa hàng cũng cần ở vị trí đặc biệt để được để ý và một vị trí bày hàng cần phải hấp dẫn. Nhưng để tìm được thị trường cần chọn các từ khoá có sức thu hút sự lưu ý của những người du hành trên mạng; tránh các từ-khoá chung chung dễ lẫn trong hàng nghìn sự quy chiếu. Và điều trọng yếu là phải biết mình tiếp xúc với đối tượng khách hàng nào. Một công ty nhỏ thì thường khó tìm ra hãng phân phối hàng ở nước ngoài, nhưng trên Internet họ có thể tìm thấy bạn hàng. Cần phải đặc biệt quan tâm bảo đảm thời giờ đáp lại có thể chấp nhận được, nhất thiết không được buộc người ta phải chờ đợi đến khó chịu trên web. Bởi lẽ tính đơn giản và tính nhanh chóng gắn liền với sự hoạt động trên mạng. Quan tâm làm cho khách hàng yên tâm và được thuyết phục không chỉ là vấn đề hình thức. Cung cấp các thông tin và lời khuyên trên Internet không phải là vô bổ. Không nên coi việc lập một vị trí bán hàng trên Internet là một dự án tin học, trước hết đó vẫn là một dự án tiệp thị, một dự án kinh doanh. Tự tổ chức để xử lý các đơn đặt hàng: Việc tin học hoá sự xuất bản các catalogue trước đây in trên giấy cũng có lợi trong khi khởi động dự án Internet. Hiện nay các catalogue điện tử chuyên xử lý tự động cập nhật từ hệ thống xuất bản của DN. Tuy không đạt đến trình độ tự động hoá như vậy, nhưng những người mới buôn bán trên Internet phải quan tâm làm sao đừng quên rằng TMĐT là bán hàng từ xa. Cần phải giữ để các biên độ cao thích ứng được với mức thực tế ở kho hàng, bởi vì các công việc quản lý đơn đặt hàng, thanh toán đóng gói và gửi hàng đi rất trọng yếu, thường đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Khi chuyển qua buôn bán trên Internet người ta còn buộc phải xem xét lại các phương thức vận hành, các DN nhỏ cần phải nhạy cảm với điều đó. Trên web cần phải giới thiệu với khách hàng một mức giá cả sát hợp, tránh không làm họ e ngại với mức chi phí vận tải quá đáng. Đó là điều cốt yếu để thuyết phục khách hàng, cũng là điều đau đầu hàng ngày đối với các nhà DN. Và hiện nay đã có giải pháp kỹ thuật về thanh toán an toàn cho việc buôn bán trên Internet, rất cần cho các web nghiêm chỉnh. Làm cho vị trí sôi động: Một website không sống động là một vị trí chết, cần coi trọng điều hiển nhiên ấy. Điều đó có nghĩa là trên web, nếu catalogue của DN không thường xuyên cập nhật thì website bán hàng của DN mở ra trên “xa lộ thông tin” sẽ nhanh chóng trở thành một website ngủ của những ngành nghề chết trên mạng. Khác với xuất bản trên giấy, sự xuất bản trên Internet cho phép có thể sửa đổi. Đổi mới và cập nhật website là một cách để giữ khách hàng thuỷ chung mỗi khi họ tình cờ hoặc vì hiếu kỳ nối kết với cửa hàng điện tử của DN. Và chỉ trên Internet DN mới có được một số khả năng mà không sao có được trong các điều kiện khác như: có thể đề xuất với khách hàng, mời họ qua thư tín điện tử, phát biểu các lời bình phẩm và mong muốn của họ, nghiên cứu mức độ bán được của các sản phẩm... Từ những bài học trên, những người đi sau trong việc kinh doanh TMĐT cần đặc biệt chú trọng đến những vấn đề sau: lựa chọn các sản phẩm; tạo sự thu hút; giữ vững lòng tin; tổ chức công tác hậu cần; quản lý vị trí; vận dụng các nguyên lý về buôn bán vẫn có giá trị gắn với phát huy các hoạt động lợi thế trên web. 3.4.3. Một vài kinh nghiệm khác cho các doanh nghiệp Dưới đây là những lời khuyên của những công ty đi trước đúc kết lại dành cho những người bắt đầu muốn bán sản phẩm của mình trực tuyến theo hình thức trực tiếp từ DN này sang DN khác (B2B) hoặc từ DN sang người tiêu dùng (B2C). Nghiên cứu thị trường: Không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán được qua mạng. Ví dụ, sẽ không ai mua gạo hay dầu gội qua mạng bởi vì họ có thể mua chúng dễ dàng ở các cửa hiệu ở mọi nơi. Khi quyết định bán hàng qua mạng, DN phải khảo sát kỹ liệu sẽ có thị trường tiêu thụ qua mạng cho mặt hàng đó hay không. Nếu có, thì ắt sẽ có người khác có cùng ý tưởng, nên cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, do đó, DN phải biết cách làm nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu khách hàng: Đặc điểm của TMĐT là giao dịch ảo: người bán và người mua không cần phải gặp nhau. Việc tìm hiểu thói quen, sở thích của khách hàng trong TMĐT lại càng quan trọng và không dễ thực hiện. Do đó, bằng nhiều hình thức, DN phải nghiên cứu kỹ về sở thích, thói quen, nhu cầu của khách hàng, để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, và cũng là đẩy mạnh doanh số của DN. Việc thuê một công ty dịch vụ chuyên về lĩnh vực này để nghiên cứu và tư vấn sẽ hiệu quả hơn về chất lượng và chi phí. Marketing: DN phải dành nhiều thời gian để thu hút đối tượng khách hàng vào xem trang web của DN, hoặc có thể trả tiền cho dịch vụ marketing website. Đây là hình thức rất phù hợp với DN vừa và nhỏ. Thay vì phải thuê ít nhất một nhân viên làm việc này và trả tiền cho đường truyền Internet, DN có thể chỉ phải trả vài chục đô la Mỹ mỗi tháng để thuê một công ty chuyên nghiệp tiếp thị và quảng cáo website của DN đến với các khách hàng trên khắp thế giới. Đăng ký website trên các Search Engine: Chìm ngập trong hàng tỷ trang web, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của DN? Thông thường một người biết được một website là do: tìm kiếm từ Search Engine, bạn bè giới thiệu, hay đọc được thông tin về địa chỉ website đó từ một nguồn nào khác. Cách tìm qua Search Engine là thông dụng nhất. Vì thế, DN phải đăng ký website của mình với các Search Engine, kể cả trả tiền cho các Search Engine để được liệt kê ở những trang đầu. Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hay hàng hóa trên trang web của DN cũng phải nhắm đến mục tiêu làm sao cho người xem tìm kiếm được cái họ muốn dễ dàng nhất Không chủ quan trong bảo mật: Site của DN phải chắc chắn tạo được lòng tin của những khách hàng tiềm năng. Do vậy, DN cần có một server (máy chủ) tuyệt đối an toàn. Nếu không có thì DN nên hỏi nhà phân phối web server để sử dụng dịch vụ hoặc server của họ. Mặt khác, DN sẽ phải có được giấy chứng nhận về độ an toàn của server và DN có thể mua giấy chứng nhận này theo địa chỉ DN cũng cần nhớ rằng, cụm từ "secure server - máy chủ an toàn" có hiệu quả tác động kỳ diệu đối với khách hàng, DN nên tạo một đường dẫn (hyperlink) tới trang giới thiệu về khả năng bảo mật cao của hệ thống thanh toán của DN. Tiến hành kiểm tra từng bước: Không nên cố gắng thực hiện toàn bộ kế hoạch kinh doanh trực tuyến trước khi phát hiện những trở ngại gây khó khăn cho DN. DN nên lấy lời khuyên của chuyên gia để có thể tránh những sai lầm đáng tiếc và kiểm tra từng bước trong kế hoạch kinh doanh trước khi thực hiện nó. Tiến hành cùng lúc hai hệ thống thương mại: Trong khi thực hiện TMĐT, DN nên tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh hiện tại. Trong trường hợp có bất kỳ điều gì bất trắc xảy ra đối với hệ thống TMĐT thì DN vẫn có thể lập hoá đơn, vận chuyển hàng lên lịch theo lối thông thường. Thiết kế website đơn giản: Có thể thấy hầu hết các website thành công như www.google.com hay www.amazon.com đều rất đơn giản về thiết kế, không có hình ảnh động, nhiều màu sắc, nhưng điều tối quan trọng là chức năng mạnh của chúng. Đó là mấu chốt của vấn đề: khách hàng không cần một website mang tính nghệ thuật cao, mà họ cần một website cung cấp cho họ những chức năng, sản phẩm, thông tin họ cần. Cách tốt nhất để xây dựng hệ thống web của DN, nếu DN chưa hiểu biết sâu về TMĐT, là thuê một nhóm chuyên môn để làm việc này cho DN. Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ xây dựng website và giá cả dịch vụ cũng rất đa dạng. DN nên tham khảo kỹ giá cả và các điều khoản dịch vụ để có quyết định đúng đắn và không bị trả tiền quá nhiều. Cập nhật website liên tục: DN phải thiết kế site của mình sao cho luôn cập nhật để phán ánh vào việc bán hàng, chiết khấu hay sản phẩm sẵn có. Đó là cách tốt nhất để thu hút chỉ dẫn sản phẩm một cách trực tiếp từ cơ sở dữ liệu cho việc cập nhật liên tục. DN có thể cũng muốn đầu tư vào một nội dung quản lý phần mềm để có khả năng cập nhật nội dung một cách nhanh nhất Tạo tốc độ truy cập website nhanh hơn: Tốc độ là một yếu tố quan trọng. Tốc độ truyền tải trang web của DN chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Có 2 yếu tố để cải thiện tốc độ truyền: trang web của DN không nên có nhiều hình ảnh, âm thanh không thực sự hữu ích. Lý tưởng là mỗi trang web nên bé hơn 50KB. Và khi mua dịch vụ hosting, nên chọn lựa chất lượng hosting kha khá để có thể đảm bảo tốc độ xử lý và truyền tin không quá tệ. Ngoài ra, DN nên sử dụng "Alt Text" đối với các hình ảnh để đảm bảo rằng khách hàng của DN có thể đọc cái gì đó trong khi chờ site của DN được tải xuống hoàn toàn. Thiết kế một hệ thống định hướng cho phép khách hàng chọn sản phẩm dễ dàng hơn và nhanh hơn. Tập trung vào việc bán hàng: DN nên theo dõi tỷ lệ phần trăm khách mua hàng chứ không nên tập trung vào tổng số người truy cập site vì điều đó không có nghĩa lý gì. Chú ý đến sự chuyển đổi từ người xem sang người mua hàng, và DN nên tìm hiểu thái độ của người xem, tại sao họ mua hàng và tại sao không mua. Luôn làm đi làm lại điều đó DN sẽ bán được rất nhiều hàng. Thiết kế mẫu đặt hàng ngắn gọn: Luôn luôn đưa mẫu đơn ngắn gọn lên sau khi đã tiến hành uỷ thác mua hàng. DN cũng nên gửi giấy xác nhận ngay sau khi mua, có thể làm việc này bằng cách gửi thư ở chế độ trả lời tự động, rất đơn giản. Bước này giúp tạo niềm tin cho khách hàng cũng như có thể giúp DN tiết kiệm thời gian gửi fax, gọi điện thoại và gửi e-mail chỉ để hỏi: "DN đã nhận được đơn đặt hàng của chúng tôi chưa?". Có khả năng in nội dung ra giấy: DN cần chắc chắn rằng website của mình có thể in ra được một khi người xem muốn in chúng ra. Nội dung sản phẩm và ảnh là hay được in nhất. Khách hàng thường thiếu so sánh sản phẩm trong cửa hàng với những gì họ đã in ra. Cũng như vậy nhiều đối tác kinh doanh có những hệ thống tài liệu trên văn bản. Giữ chân khách hàng: Điều này cũng dễ hiểu vì nó cũng giống như trong thương mại truyền thống. Khi khách hàng chịu dừng chân lâu trong gian hàng của DN ở siêu thị hay hội chợ, có nghĩa là họ đã bắt đầu quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của DN và họ thật tình muốn mua. Do đó, DN nên tìm cách giữ chân khách hàng ở lâu trong trang web của DN bằng cách cung cấp thông tin hữu ích và hấp dẫn. Trả lời tất cả các e-mail: DN phải lên kế hoạch trả lời tất cả những e-mail được gửi đến cho DN trong vòng 24 giờ. Đây là cách xây dựng lòng tin tốt nhất và nó có thể đem lại cho DN lợi thế cạnh tranh hơn là thái độ bình thường không mấy nhiệt huyết của DN. Cần có lập trường: Đúng là DN phải nhờ đến các dịch vụ chuyên nghiệp khi xây dựng website, khi quảng cáo website v.v…Tuy nhiên, tốt nhất DN hãy tự tìm hiểu những kiến thức chung nhất về TMĐT và mạnh dạn hỏi các chuyên gia những điều DN muốn biết. Hãy có lập trường riêng của mình, trong khi vẫn biết lắng nghe người khác và sàng lọc các ý kiến. Đây là việc kinh doanh của DN, và DN phải có ý kiến riêng của mình. KẾT LUẬN Khi nghiên cứu đề tài “Triên vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển TMĐT ở VN”, với những phân tích, đánh giá, nhận định và với những số liệu trung thực khóa luận đi đến một số kết luận như sau Sự ra đời của xa lộ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng CNTT dựa trên kỹ thuật số, máy tính xách tay, lưu trữ dữ liệu và hệ thống làm việc network đã đưa đến khái niệm kinh tế số hóa (mà tiêu điểm của nó là TMĐT). Đây là động lực phát triển chủ yếu của xã hội trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới và tác động đến từng quốc gia. Ta hiểu tại sao người Mỹ hiện nay nỗ lực không ngừng để trở thành quốc gia đứng đầu về CNTT và người Nhật đã quyết định bỏ ra hàng nghìn tỷ đô la để giành được vị trí đó. Ấn Độ từ lâu đã xác định CNTT là trọng tâm trong chiến lược phát triển của họ. Trung Quốc hiện có thế mạnh tuyệt đối trên thế giới về xuất khẩu đồ chơi trẻ em, hàng dệt may và đồ gia dụng nhưng họ cũng tuyên bố sẵn sàng bỏ ba thế mạnh đó để đi vào CNTT. Vai trò của CNTT và TMĐT đối với nền kinh tế thời kỳ hậu công nghiệp không còn ai nghi ngờ được nữa. TMĐT đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức thương mại truyền thống, xóa mờ ranh giới địa lý trong giao lưu buôn bán giữa cac quốc gia nhờ đem lại khả năng giao dịch trực tuyến liên tục và không hạn chế. Việc ứng dụng TMĐT giúp nâng cao trình độ tự động hoá; tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giao dịch và bán hàng cũng như mở ra nhiều cơ hội thâm nhập thị trường và thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc cung cấp ngày càng nhiều và trực tiếp các mối quan hệ giao dịch, các hoạt động liên kết... cho các DN, công ty, người tiêu dùng và cho cả chính phủ, bản thân TMĐT sẽ còn làm nảy sinh nhiều sản phẩm và thị trường mới. Từ đó, các quan niệm truyền thống về sở hữu, phương thức trao đổi, lưu thông, phân phối, tâm lý tiêu dùng và phương thức quản lý kinh doanh đều sẽ thay đổi. Với những lợi ích to lớn như vậy, TMĐT được chờ đợi sẽ là một trong các xu hướng phát triển nhất trong các xu hướng thương mại quốc tế hiện nay; và ưu thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ nhanh hay chậm trong ứng dụng hệ thống TMĐT. Sự cạnh tranh đó sẽ phân chia ra một bên là những nền kinh tế trì trệ và một bên là những nền kinh tế nhanh lẹ, gia tốc. Điều này đòi hỏi các nước phải có sự điều chỉnh một cách toàn diện các điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội để thích ứng với yêu cầu mà sự phát triển TMĐT đặt ra. Nhận thức được điều này, các nước phát triển, nhất là Mỹ, đều chú trọng đến TMĐT và xem việc phát triển nó như một chiến lực cần phải tiến tới. Họ đặt ra mục tiêu đi đầu trong phương thức thương mại mới này và không ngừng cố gắng để phát triển. Song, cơ hội không chỉ đến với các nước phát triển như Mỹ, Nhật,.. mà ngay cả các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,…cũng nhìn thấy một tương lai rất sáng sủa trong việc ứng dụng TMĐT. Sự gia tăng về trình độ phát triển CNTT và những thành tựu trong ứng dụng TMĐT mà các nước đang phát triển đạt được trong những năm gần đây là một bằng chứng cho thấy, họ hoàn toàn có thể nắm bắt được cơ hội đang mở ra phía trước. Tuy nhiên, trong điều kiện bị hạn chế về trình độ và tiềm lực kinh tế, các nước đang phát triển bị cuốn vào quỹ đạo này mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Họ phải đối diện với thách thức bị lệ thuộc vào công nghệ và thụt lùi xa hơn trong nỗ lực bắt kịp các nước khác. Hệ quả có thể thấy được là tính chất bất bình đẳng của trật tự kinh tế quốc tế trong hiện tại sẽ vẫn tiếp tục được duy trì và ngày càng gia tăng. Việc chấp nhận TMĐT có thể cho phép đi nhanh, xa hơn nhưng rủi ro, tổn thất khi xảy ra cũng lớn. Mặc dù vậy, không mấy ai nghĩ đến việc rút lui và đảm bảo an toàn. Tận dụng mọi điều kiện sẵn có và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy CNTT và các điều kiện trong nước cho TMĐT phát triển, đồng thời hình thành lập trường về TMĐT để bảo vệ lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán đa phương và song phương là nhiệm vụ cấp bách của các nước này. Là một nước đang phát triển, VN cũng đứng trước những cơ hội và thách thức của xu thế phát triển khoa học công nghệ trên thế giới. Chiến lược phát triển đã được Đảng Cộng Sản VN xác định là phải tiến hành quá trình CNH - HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hội nhập ấy có thành công hay không phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự kết hợp hữu hiệu giữa đổi mới giáo dục cơ bản, khoa học công nghệ với những dạng kỹ năng, khả năng và năng lực mới. Để chuyển dịch lên phía trong chuỗi giá trị (value-chain) và tránh những sai lầm mà các nước đang phát triển đã mắc phải, VN cần phải có những chính sách mới để xây dựng một hệ thống kinh tế xã hội hiện đại, năng động và linh hoạt, có tác dụng khuyến khích tư duy sáng tạo, đổi mới và tận dụng được các CNTT mới nhât. Ứng dụng TMĐT có lẽ là con đường mà xu thế phát triển của nhân loại đã đặt ra trước mắt. Cần lưu ý rằng, mặc dù phát triển TMĐT là cần thiết nhưng cũng cần phải thận trọng bởi những tác động hết sức sâu rộng của nó đến từng xã hội và từng cá nhân. Và những tác động đó không chỉ có tính một chiều. Đã có rất nhiều công ty kinh doanh điện tử gặp thất bại, tuyên bố phá sản. Như vậy, nếu VN đi không đúng hướng thì việc áp dụng TMĐT bị thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi. Nhìn từ góc độ toàn cầu, TMĐT đặt ra một vấn đề là các lợi ích của TMĐT sẽ được chia sẻ như thế nào giữa các nước có trình độ công nghệ và tổ chức pháp lý xã hội rất cách xa nhau; và các nước đang phát triển như VN liệu có thể duy trì được khả năng cạnh tranh hợp lý để cùng phát triển? Qua phân tích các điều kiện phát triển TMĐT kết hợp với nghiên cứu định hướng mục tiêu và phương hướng phát triển TMĐT ở VN có thể thấy tất cả các hoạt động hiện nay nhìn chung chỉ mới trên hướng biểu thị sự hưởng ứng với TMĐT, còn các hoạt động hướng vào chuẩn bị một môi trường toàn diện và thực sự cho TMĐT (môi trường CNTT, môi trường pháp lý, môi trường thanh toán tài chính và môi trường xã hội) thì chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Từ các vấn đề nêu trên đặt ra cho nước ta một thực tế là “không thể sớm, cũng không thể muộn” phải triển khai các công việc theo hướng TMĐT. Không thể sớm nghĩa là để thực sự tham gia TMĐT, đóng góp thực tế vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, vào sự nghiệp CNH – HĐH đât nước thì cần sớm tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho TMĐT. Không thể muộn nghĩa là ngay bây giờ đã cần phải có sự nhận thức đầy đủ về tính tất yếu và mức độ tác động của “kinh tế số hóa” nói chung và TMĐT nói riêng, xây dựng các chiến lược quốc gia và thiết lập sớm một chương trình hành động trước mắt, phù hợp với tình hình thực tế của VN và các thỏa thuận mà VN đã cam kết. Trong hai nhánh hoạt động trên đây, nên coi trọng nhánh chuẩn bị môi trường lâu dài, tránh sa vào các hoạt động “phô diễn” ít hiệu quả, có thể đưa lại các hệ quả không mong muốn. Điều này đòi hỏi chính phủ và mọi thành phần kinh tế phải nỗ lực hết mình xây dựng và hoàn thiện các điều kiện phát triển TMĐT một cách bền vững. Trong đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ là ưu tiên chiến lược dài hạn quan trọng nhất của đất nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Bộ Thương Mại, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2005 Bộ Thương Mại, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006 Bộ Thương Mại, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2007 Bộ Công thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 Bộ Thương Mại, Kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2006-2010, 2005 Bộ Thương Mại, Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. 2003 Phạm Thu Hương, Lợi thế của việc sử dụng e-marketing trong hoạt động xúc tiến bán hàng, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới số 9/ 2006 Nguyễn Trung Vãn, Bàn về Marketing Internet, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương, số 2/ 2002 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan, Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009 Nguồn: Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy , Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin, Tạp chí Phát triển KH&CNTT, Tập 10, Số 08/ 2007 Nguyễn Ngọc Trân, Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB Thế giới, 2002 Kim Ngọc, Kinh tế thế giới 2005-2010: Đặc điểm và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, 2005 Nguyễn Thu Linh, Phạm Việt Long, Khía cạnh văn hóa trong thương mại điện tử, NXB Chính trị quốc gia, 2003 Tài liệu tiếng anh Aaditya Matoo and Ludger Schuknecht, Trade policy for Electronic Commerce, WTO Working Papers, 2005 A. Didar Singh, Electronic Commerce: Issues for the South, South Centre T.R.A.D.E Working Papers, 1999 Ambassador Charlene Barshefsky – U.S. Trade Representative, Electronic Commerce: Trade Policy Internet a Borderless World, The Woodrow Center, 1999 Bailey, Joseph P. / Bakos, Yannis, An Exploratory Study of the Emerging Role of Electronic Intermediaries, in: International Journal of Electronic Commerce, Vol. 1, No. 3/2002 Bakos, Yannis, The Emerging Role of Electronic Marketplaces on the Internet, Research paper, OECD, 2002 Caroline Freund, Diana Weinhold,“On the effect of the Internet on international trade”, International Discussion Paper số 693, 2007 David Vivas Eugui, Issues on the Relationship between E – Commerce and Intellectual Property Rights Internet the WTO: Implications foe Developing Countries, South Centre, 2001 Hoh O’Connor và Eamonn Galvin, Marketing Internet the digital age, Financial Times management 2000 Margo Komenar, Electronic Commerce, John Wiley and Sons 1996 Jill H.Ellsworth và Matthew V.Ellsworth, Marketing on the Internet (Marketing trên Internet)-2nd Edition, John Wiley 1997 Jonathan Coppel, E-commerce: Impacts and Policy Challenges, OECD Working Paper No.252. 2000 Judy Strauss va Raymond Frost, E-Marketing, Prentice Hall 2000 Mann, Catherine L. et al, Global Electronic Commerce: A policy Primer, Institute for International Economics, 2000 Nezu. R, E-commerce, a Revolution with Power, OCVD Directorate for Science, Technology and Industry, 2000 OECD, Dismantling the Barriers to Global Electronic Commerce, 2002 OECD, E-commerce for Development: Prospects and Policy Issues, CD/DOC(00)8, 2000 Somkiat Tangkit vanich, Global E-commerce Policies seen from the South, Thailand Development Research Institute, 2001 UNCTAD, E-commerce and development 2004 UNCTAD, E-commerce and development 2006 UNCTAD, E-commerce and development 2008 Cac Website Phụ lục MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh ADSL Asymmetric Digital Subcriber Line Mạng băng thông rộng ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương B2B Business to Business Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Business to Customer Doanh nghiệp với người tiêu dùng B2E Business to Employee Doanh nghiệp với người lao động B2G Business to Government Doanh nghiệp với Chính phủ C2B Customer to Business Người tiêu dùng với doanh nghiệp C2C Customer to Customer Người tiêu dùng với người tiêu dùng C2G Customer to Government Người tiêu dùng với Chính Phủ EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử EITO European Information Technology Cơ quan theo dõi công nghệ thông tin Observatory châu Âu FAQs Frequently Ask Questions Những câu hỏi thường gặp G2B Government to Business Chính phủ với doanh nghiệp G2C Government to Customer Chính phủ với người tiêu dùng G2G Government to Gorvernment Chính phủ với Chính phủ ICTs Information Communication Công nghệ Thông tin – Truyền thông Technologies LAN Local Area Network Mạng cục bộ OECD Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Co-operation and Development POS Point of Sale Máy tính tiền tự động WAN Wide Area Network Mạng diện rộng Tiếng Việt CĐ Cao đẳng CPĐT Chính phủ điện tử DN Doanh nghiệp ĐH Đại học CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin – Truyền thông TMĐT Thương mại điện tử VN Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu Danh mục các bảng Bảng 1.2.1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi 27 Bảng 1.2.1.2: Chi phí giao dịch thương mại điện tử của một số loại hình dịch vụ 31 Bảng 2.1.1.1: 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất 40 Bảng 2.1.2: Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam 56 Bảng 2.2.1.2 a: Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp 69 Bảng 2.2.1.2 b: Điều kiện về kết nối mạng Internet 70 Bảng 2.2.1.2 c: Tình hình ứng dụng TMĐT trong quản trị doanh nghiệp 71 Bảng 2.2.1.2 d: Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp 73 Bảng 2.2.1.2 e: Các phương thức nhận đơn đặt hàng điện tử 73 Bảng 2.2.1.2 f: Các phương thức giao hàng trong giao dịch điện tử 74 Bảng 2.2.1.2 g: Các phương thức thanh toán trong giao dịch điện tử 74 Bảng 2.2.1.2 h: Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp qua các năm 76 Danh mục các hình Hình 1.1.2.1: Hàng hóa và dịch vụ số 15 Hình 2.1.1.2.a: Tỷ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình quân đầu người 49 Hình 2.1.1.2 b: Thu ngân sách trên thế giới 53 Hình 2.2.1.2 a: Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc 70 Hình 2.2.1.2 b: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 2004-2008 75 Hình 2.2.1.2 c: Mức độ tham gia và ký được hợp đồng điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp năm 2008 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhóa luận ngoại thương- Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt N.doc
Luận văn liên quan