Khóa luận Phân tích biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2007 - 2015 và ứng dụng mô hình ARIMA dự báo tỷ giá trong ngắn hạn

Việc tăng tỷ giá lên 1% là động thái nằm trong lời cam kết của Thống đốc NHNN vào ngày 8/6: “Chúng tôi vẫn cam kết rằng thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định từ nay đến cuối năm, nếu có điều chỉnh thì NHNN chủ động điều chỉnh ở mức không quá 2%”. Do vậy mức tăng 1% lần này vẫn nằm trong biên độ cho phép. Trong điều kiện lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, để góp phần hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra, NHNN chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá. Lãnh đạo NHNN cho biết, trong bối cảnh chỉ số CPI đươc kiê ̣ ̉m soát ở mứ c thấp trong 5 tháng đầu năm và tỷ giá đã duy trì ổn đinh trong gần mô ̣ t năm qua ̣ , viêc NHNN điều chi ̣ ̉nh tỷ giá nhằm góp phần thưc̣ hiên ca ̣ ́c nhiêm vu ̣ đươ ̣ c Chi ̣ ́nh phủ giao taị Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiêm vu ̣ ̣ , giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Theo đó , NHNN có nhiêm vu ̣ điều ha ̣ ̀nh lã i suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô , lạm phát, thị trường tiền tệ , bảo đảm giá trị đồng Việt Nam , tăng dư trư ̣ ̃ ngoai hối ̣ Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

pdf72 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2860 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2007 - 2015 và ứng dụng mô hình ARIMA dự báo tỷ giá trong ngắn hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là 20638 VND/USD. Theo đó, tỷ giá BQLNH đã tăng thêm 10 VND. Và đây cũng là lần thứ 3 tỷ giá này tăng ở mức như vậy kể từ cuối tháng 7 trở lại đây từ 20608 lên 20638 VND. Với biên độ +/- 1%, các NHTM đồng loạt nâng giá USD bán ra sát trần, khoảng cách giữa giá mua vào với bán ra vẫn tiếp tục ở mức rất hẹp. Ngày 28/10, NHNN công bố tỷ giá BQLNH là 20803 VND/USD. Theo đó tỷ giá này tiếp tục tăng thêm 15 VND và là lần tăng thứ 14 liên tiếp trong 10 tháng này. Qua 14 lần điều chỉnh, tỷ giá BQLNH giữa VND với USD đã tăng tới 0.85% so với thời điểm NHNN đưa ra cam kết nếu điều chỉnh tính từ 7/9/2011 đến cuối năm không quá 1%. Theo đó, có khả năng điều chỉnh tăng tỷ giá chỉ còn 0,15%. Nguyên nhân: giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới, có lúc chênh lệch tới 2 triệu đồng/lượng. Những người đầu cơ gom USD trên TTTD để nhập lậu vàng. Các doanh nghiệp cũng gom USD để nhập khẩu vàng khi NHNN cho phép nhậu khẩu 5 tấn vàng bình ổn giá vàng trong nước. Một số doanh nghiệp Đạ i h ọc K inh tế H uế 30 mua ngoại tệ trả trước các khoản vay ngoại tệ từ đầu năm vì lo ngại tỷ giá có thể biến động vào cuối năm Tháng 11,12: Trong tháng 11, tỷ giá BQLNH ở mức 20803 đến 14/12 tăng lên 20813 rồi 20828 VND/USD. Giữa tháng 12, tỷ giá thị trường phi chính thức giảm đáng kể dao động từ 21150 đến 21300 VND/USD; ở TTCT tỷ giá dao động từ 21005 đến 21036 VND/USD. Nguyên nhân: Ngày 7/9, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ, NHNN tổ chức hội nghị ngành với thông điệp: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay đến cuối năm không quá 1%. NHNN đưa ra các chính sách góp phần ổn định tỷ giá BQLNH. Diễn biến thuận lợi cán cân thương mại, cán cân tổng thể năm 2011 đặc biệt những tháng cuối năm hỗ trợ cho cam kết của NHNN. Những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ khiến biến động của thị trường này không còn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị thị trường ngoại tệ tự do. Năm 2012 Hình 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012 Quý I năm 2012 Tháng 1: Tháng 1, tỷ giá ở TTCT và phi chính thức giảm, đặc biệt những ngày cận tết nguyên đán. Có lúc giao dịch ở hai thị trường này bằng nhau quanh 21000 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 31 VND/USD. Tỷ giá TTCT tháng 1 là 20800-21035 VND/USD. Tỷ giá ở TTTD xoay quanh 20930-21270 Nguyên nhân có thể là mùa cao điểm kiều hối, nguồn cung tốt tác động mạnh đến giá, lãi suất liên ngân hàng trong tháng liên tục tăng cao khiến tỷ giá giảm trong tháng 1 Tháng 2: Bước sang tháng 2, tỷ giá ở TTCT và phi chính thức giảm nhẹ trong nửa tháng đầu tiên, đi ngang những ngày còn lại của tháng và duy trì ở mức thấp, là dịp để NHNN mua vào lượng ngoại tệ lớn của NHTM, tăng dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định tỷ giá. Nguyên nhân trong nửa đầu tháng 2 tỷ giá giảm mạnh là do có sự thay đổi giữa cung-cầu. Cung có xu hướng tăng lên thể hiện rõ ở: (1) thông điệp rõ ràng của thống đốc NHNN duy trì biên độ tỷ giá trong năm 2012 từ 2-3%, nhà đầu cơ không còn cơ hội nhiều, tình trạng găm giữ ngoại tệ cũng giảm khi niềm tin vào sự ổn định tỷ giá tăng lên. (2) lượng kiều hối tiếp tục tăng trong và ngoài tết. (3) Việt Nam xuất siêu 170 triệu USD tạo thêm cung ngoại tệ cho thị trường. (4)“tháng giêng là tháng ăn chơi” cộng với các nhà đầu tư chưa tìm được kênh đầu tư tốt trong tháng đầu năm nên tạm thời gửi lượng tiền này vào ngân hàng. Cầu: lượng cầu trong thời gian qua đã giảm khá mạnh khi Nghị định 95/2011/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và Thông tư số 07/2011/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Tháng 3: Diễn biến tỷ giá USD/VND tháng 3 duy trì ở mức giá thấp và ổn định. Tỷ giá duy trì ổn định và ở mức thấp là điều kiện tốt để NHNN tiếp tục mua vào lượng ngoại tệ lớn của các NHTM, góp phần cải thiện tăng dự trữ ngoại tệ. Theo báo cáo của Chính phủ, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn thấp hơn so với yêu cầu cần đạt được là 10 tuần nhập khẩu, theo khuyến nghị của WB. Thống đốc cho biết dự trữ ngoại hối từ đầu năm đã tăng 30% so với cuối năm 2011, nếu tính với đơn vị tuần nhập khẩu trung bình, đã vượt 19 tỷ USD. Diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị Đạ i h ọc K inh tế H uế 32 trường liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh 20-50 đồng/USD liên tục trong vài ngày từ 20840 lên 20935, sau đó thị trường đã ổn định ở lại mức 20850-20870. Quý II năm 2012 Tháng 4: TTCT giao dịch phổ biến 20840-20890, TTTD giao dịch quanh mức 20830- 20880 Nguyên nhân tỷ giá tăng có thể do: (1) Thông tư 07/2012/TT-NHNN ban hành ngày 20/03/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá +/- 20% (so với mức trước là 30%) và thông tư 03 về siết chặt cho vay ngoại tệ trong thời gian tới, khiến cầu gom đô thời gian qua cũng tăng lên và một số ít Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng cổ phần đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm khoảng trên dưới 20%, đã mua vào để giảm dần trạng thái ngoại tệ âm; (2) Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, khiến nhu cầu gom đô trên TTTD để nhập khẩu vàng vào thời điểm thích hợp; (3) Chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất USD. Tháng 5: Tháng 5, tỷ giá hầu như không biến động, NHNN giữ tỷ giá BQLNH ở 20828 đồng/USD với biên độ +/-1% - được coi là lý tưởng trong việc bình ổn thị trường ngoại hối. Có được kết quả tích cực này là do quyết tâm của Chính phủ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như chính sách trực tiếp trong điều hành tỉ giá, điều hành thị trường vàng của NHNN, giúp thị trường đi vào khuôn khổ không gây đột biến như các năm trước. Tháng 6: Trong tháng 6, tỷ giá USD/VND trải qua một số biến động trong thời gian ngắn, một số thời điểm giữa tháng 6 USD tự do tăng lên gần sát trần 21036 VND/USD. Tuy nhiên vào thời điểm cuối tháng 6, mặt bằng tỷ giá ổn định trở lại ở mức 20860-20940 VND/USD. Đạ i h ọc K inh tế H uế 33 Đầu tháng 6, các NHTM đồng loạt nâng giá bán USD kịch trần và duy trì gần một tuần, sau đó các NHTM điều chỉnh giảm trở lại. Tỷ giá thị trường “chợ đen” bám sát tỷ giá của NHTM , chênh lệch giữa hai thị trường chỉ còn 20-70 VND/1USD-một sự chênh lệch không đáng kể nếu so với năm 2011 trung bình mức chênh lệch là 1000-2000 VND/1 USD. Quý III năm 2012 Từ tháng 7, biến động tỷ giá USD/VND duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những chính sách rõ ràng và minh bac̣h của NHNN cùng diêñ biến khả quan cung-cầu ngoaị tê ,̣ góp phần quan trọng tạo nên thặ ng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012, tiếp tuc̣ duy trì xu thế ổn định vào cuối nă m. Tháng 8, tỷ giá giao dịch trên TTTD có tăng nhẹ và kéo dài khoảng chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều tới cuối năm 2012 xoay quanh 20850-20870 VND/1USD. Quý IV năm 2012 Tỷ giá TTCT và phi chính thức trong năm 2012 giao dịch khá sát nhau đến cuối năm giao dịch trung bình khoảng 20850 đồng/USD giảm 1,9%. Trong các năm gần đây tỷ giá những tháng cuối năm thường có xu hướng biến đôṇg rất maṇh , chênh lêc̣h giữa tỷ giá TTCT và TTTD thường khá cao . Năm 2012 hiêṇ tượng này được loaị trừ hoàn toàn do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN suốt năm 2012, bình ổn thị trường ngoại tệ . Tỷ giá USD/VND đươc̣ điều chỉnh biên độ không quá 2-3% năm 2012. Ngoài ra , diêñ biến thuâṇ lơị của cán cân thương maị , cán cân tổng thể năm 2012 hỗ trơ ̣đắc lưc̣ cho những cam kết của NHNN . Đồng thời , những quy điṇh , biêṇ pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng khiến cho biến động của thị trường này không còn gây nhiều tác đôṇg tiêu cưc̣ đến thi ̣ trường ngoại hối tư ̣do như trước đây. Đạ i h ọc K i h tế H uế 34 Năm 2013 Hình 2.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2013 Quý I năm 2013 Qúy 1, tỷ giá USD/VND ổn định do nguồn cung USD rất dồi dào, thị trường ổn định. Với tỷ giá bán ngoại tệ, khi thị trường biến động cuối tháng 2, NHNN đã linh hoạt trong điều hành tỷ giá điều chỉnh giảm giá bán ra về 20950 VND/USD từ 5/3 thay vì mức giá trần là 21036 VND/USD được duy trì từ cuối 2011. Sau đó, tỷ giá bán USD của NHNN điều chỉnh thêm 3 lần nữa phù hợp với cung cầu trên thị trường, tăng từ 20950 VND/USD lên 21005 VND/USD (ngày 20/5), tăng lên mức trần 21036 VND/USD (ngày 5/6) và tăng lên mức trần 21246 VND/USD (ngày 8/7) sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá BQLNH. NHNN cũng đã linh hoạt thực hiện việc bán ngoại tệ bình ổn thị trường tại các mức tỷ giá này. Quý II năm 2013 Đầu quý II, thị trường tỷ giá có những biến động trở lại. Từ tháng 4-6, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần 1 USD đổi 21036 VND. Số đông NHTM tăng giá mua lên kịch trần 21036 VND, trong khi giá bán USD trên TTTD lên 21320 VND. Đến 21/6, tỷ giá BQLNH ổn định 20828 đồng/USD, tỷ giá mua trung bình của NHTM tăng khoảng 0,9% so với đầu năm. Ngày 28/6, NHNN nới biên độ +/-1% so với tỷ giá BQLNH, tỷ giá trần là 21246 VND/USD, tỷ giá sàn là 20826 VND/USD. Cuối tháng 6, tỷ giá USD/VND tại các NHTM ở kịch trần 21036 Đạ i h ọc K inh tế H uế 35 đ/USD (giá bán ra). Trên TTTD, tỷ giá ở mức cao 21350-21390 đồng/USD. Vì vậy, các NHTM những tuần gần đây cố gắng duy trì trạng thái dương ngoại tệ, yếu tố tâm lý là một trong những nguyên nhân gây xáo trộn trên thị trường trong tháng 6. Quý III năm 2013 Đầu tháng 7, các NHTM tỷ giá phổ biến ở mức 21110-21140 VND/USD (mua vào) và 21220-21230 VND/USD (bán ra), tăng 5-20 VND/USD so với 28/6 và tăng bình quân 1% so với trước 28/6. Giá USD trên TTTD những ngày cuối tháng 6 cũng biến động. Ngày 22/8, tỷ giá USD/VND tại các NHTM bất ngờ tăng mạnh, tăng 40-80 đồng so với 21/8, giá bán USD trên 21200 đồng. Đây là phiên tỷ giá biến động mạnh nhất từ đầu tháng 8 do tác động tâm lý của thông tin, nhận định thiếu cơ sở liên quan đến định hướng điều hành tỷ giá của NHNN. Quý IV năm 2013 Thị trường ngoại hối không có nhiều biến động trong cả năm 2013. Tỷ giá VND/USD cuối năm giảm nhẹ nhờ cán cân thương mại 2013 thặng dư, lượng FDI & kiều hối lớn nên nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Sự cải thiện mạnh của cán cân thương mại cộng với lượng dự trữ ngoại hối tăng nhanh trong thời gian gần đây (ước đạt 30 tỷ USD năm 2013) cho phép NHNN chủ động giảm giá VND từ từ.Năm 2013 là năm thành công về ổn định tỷ giá khi NHNN chỉ tăng 1% tỷ giá BQLNH trong khi cam kết tăng tỷ giá USD/VND không quá 2-3% Năm 2014 Hình 2.8: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2014 Đạ i h ọc K inh tế H uế 36 Qúy I năm 2014 Ngày 23/1, trong gần nửa năm qua, mức giá bán USD ở các NHTM chính thức về ngang bằng giá mua vào Sở Giao dịch NHNN, giá bán USD ở các NHTM giảm về 21100 VND. Dù ổn định suốt thời gian qua nhưng đây là đáng chú ý trên thị trường ngoại hối cận Tết Nguyên đán, là các NHTM đã rút tỷ giá về ngang mức mua vào Sở Giao dịch NHNN. Cung ngoại tệ đang tăng, NHNN mua vào ngoại tệ nhiều hơn; gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối. Lịch sử đang lặp lại. Xu hướng chuyển đổi USD sang VND thể hiện rõ cận Tết hai năm trước. Vào quý I, mức độ mua vào của NHNN rất lớn, khoảng 3 tỷ USD. Cận Tết năm nay, ngoại tệ trên liên ngân hàng dồi dào, NHNN xem xét hạ giá mua vào. Mức giá mua vào 21100 VND của Sở Giao dịch được giữ nguyên để giữ ổn định thị trường, kích thích gia tăng dự trữ ngoại hối và “đỡ” tỷ giá tránh một sự sụt giảm mạnh ảnh hưởng bất lợi tới xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân tác động đến tỷ giá, nổi bật yếu tố mùa vụ: người dân và các doanh nghiệp chuyển đổi vốn phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả lương thưởng dịp Tết. Trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá ở mức khá thấp 21085-21090 VND/1USD; thấp hơn giá mua vào của NHNN từ đầu 2014 đến nay. Nguồn cung VND khan hơn và nhu cầu tăng lên đẩy lãi suất trên thị trường tăng khá mạnh như 22/1, lãi suất qua đêm tăng 1,2%/năm lên 5,2%/năm. Như vậy, một lần nữa, lịch sử đang lặp lại trên thị trường ngoại hối, thể hiện ở diễn biến của tỷ giá USD/VND, xu hướng chuyển đổi và hoạt động mua vào ngoại tệ của NHNN. Qúy II năm 2014 Nửa đầu quý 2, tỷ giá USD/VND liên tục ổn định dưới 21100 với nguồn cung vượt trội so với nhu cầu mua USD từ các công ty thương mại thể hiện qua cán cân thương mại của Việt Nam duy trì số dương từ đầu năm đến hết tháng 4. Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cũng gia tăng vị thế bán trước USD để thực hiện kinh doanh chênh lệch lãi suất góp phần lớn gia tăng nguồn cung USD giúp ổn định tỷ giá. Tuy nhiên đầu tháng 5, Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nên “sóng gió” trên thị trường tài chính trong nước. Không chỉ thị trường Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 37 ngoại hối, mà thị trường cổ phiếu, trái phiếu, vàng và lãi suất đều có biến động mạnh. Tâm lý của người Việt Nam trước những sự kiện này được lặp lại. Nhu cầu mua USD tăng mạnh khiến tỷ giá USD/VND ở TTTD và tỷ giá ở thị trường liên ngân hàng tăng. Hơn thế nữa, tháng 5 và 6 là tháng cao điểm mà các công ty xăng dầu phải mua USD nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu trong nước. Trong khi đó, những vụ bạo động của công nhân Việt Nam ở các khu công nghiệp liên quan tới sự kiện giàn khoan của Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp FDI ngưng hoạt động gây ảnh hướng xấu đến nguồn cung USD tgiai đoạn này. Trong nửa tháng 5, Cục Hải Quan nhập siêu 1 tỷ USD. Xét đến chu kỳ gần 1 năm kể từ khi NHNN điều chỉnh tỷ giá vào năm ngoái (28/6/2013), tất cả các thành phần tham gia thị trường ngoại hối (NHTM, TCKT) đều kỳ vọng NHNN sẽ thực hiện điều chỉnh để kích thích xuất khẩu nhằm tăng trưởng kinh tế sau một thời gian dài lãi suất đã duy trì ở mức thấp hợp lý. Những kỳ vọng này không nằm ngoài kế hoạch của NHNN, cụ thể ngày 19/6 NHNN đã chính thức điều chỉnh tỷ giá tham chiếu 1% từ mức 21036 lên mức 21246 ( tỷ giá trần mới sẽ là 21458, tỷ giá sàn mới sẽ là 21034) Qúy III, IV năm 2014 Với kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của NHNN sau phiên trả lời chất vấn Ủy ban Thường trực Quốc hội (29/9) của Thống đốc NHNN đề cập đến nếu có điều chỉnh thì năm nay ở khoảng 1-1,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới. Ngay sau trả lời chất vấn, từ 1/10 tỷ giá biến động, có ngân hàng điều chỉnh tăng 10 VND/USD. Nhưng, với sự can thiệp của NHNN bằng thông điệp sẽ không điều chỉnh tỷ giá trong năm nay, thị trường đã đi vào ổn định. Vào ngày 18/11, khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh, có thời điểm đạt 21420 đồng/1 USD. Mức tăng tới 50 VND chỉ trong 1 giờ đầu ngày-gây bất ngờ vì mức tăng quá đặc biệt thường chỉ có ở những thời điểm xáo trộn từ 2011 trở về trước.Tính chung sự ngấm ngầm đi lên từ đầu tháng 11 đến nay, tỷ giá đã lên tới 150 VND./1USD. Tại báo cáo đánh giá tình hình kinh tế 11 tháng đầu năm, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, tỷ giá tăng trong tháng 11 là do yếu tố tâm lý và thời vụ. Tính đến 24/11, tỷ giá chính thức tăng 134 đồng (tăng 0,63%), tỷ giá TTTD tăng 155 đồng (tăng 0,73%), so với cuối tháng trước. Đạ i h ọc K inh tế H uế 38 Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố tâm lý khi chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tiếp tục cao, đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế. Đồng thời, nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu thường tăng vào thời điểm cuối năm cũng làm tăng nhu cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, tỷ giá có điều kiện tiếp tục duy trì ổn định nhờ xuất siêu trong 11 tháng đạt gần 2 tỷ USD. Tháng 11 và 12 là những tháng thường có giao dịch thương mại tăng, năm nay tốc độ tăng này còn nhanh hơn, hoạt động thu lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tiền đồng tăng đạt mức trần cho phép của NHNN. Những ngày cuối năm, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức cao nhưng khá ổn định dao động 21370-21405 đồng. NHNN giữ vững cam kết về ổn định tỷ giá và tiếp tục bán ra ngoại tệ dự trữ trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, tỷ giá tăng mạnh trên TTTD, có lúc chạm 21580-21605 đồng. Như vậy, với diễn biến tỷ giá năm 2014, NHNN đã có năm thứ ba liên tiếp thành công trong kiểm soát biến động tỷ giá, lãi suất từ việc vừa điều hành lãi suất cho vay ở mức thấp hợp lý vừa ổn định tỷ giá và có thực hiện yếu tố kích thích xuất khẩu tăng trưởng kinh tế. Năm 2015 Qúy I năm 2015 Từ ngày 7/1, NHNN điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ 21246 lên 21458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ +/-1%, tỷ giá trần là 21673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21243 VND/USD. Đây là lần điều chỉnh đầu tiên trong năm 2015. Hai tuần đầu tháng 3, tỷ giá USD/VND bất ngờ tăng dựng ngược ở cả ngoài thị trường chợ đen và ngân hàng. Ngày 16/3, các NHTM đã tăng tỷ giá thêm 100-125 đồng/USD. Đến chiều 17/3, USD giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức tăng cao so với hồi cuối tháng trước. Giá USD bắt đầu dậy sóng từ trong tuần trước. Bắt đầu từ TTTD, hơi nóng dường như truyền nhanh vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế tăng vọt khoảng 5,4 triệu đồng/lượng. Hiện tượng tỷ giá USD/VND nổi là khá bất thường bởi nhu cầu USD Đạ i h ọc K inh tế H uế 39 cho hoạt động nhập khẩu vào thời điểm này thường không quá cao. Hơn thế, NHNN đã tăng tỷ giá BQLNH thêm 1% ngay hồi đầu năm, từ mức 21246 lên 21458 VND/1USD. Nhiều người lo ngại, USD có thể còn tăng tiếp theo diễn biến mạnh lên của đồng tiền này trên thế giới sau khi Tổng thống Mỹ Obama khẳng định nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức thấp hơn trước cuộc khủng hoảng tài chính. Cục dự trữ liên bang (Fed) có thể tăng lãi suất vào năm nay sau một thời gian dài kể từ 2008 neo ở mức gần 0%. Đồng USD tăng giá khiến nhiều chuyên gia lo nợ quốc gia sẽ tăng lên. Người cầm vàng lo ngại tài sản của họ sẽ bốc hơi theo đà tăng tiến của đồng USD. Trên thực tế, giá vàng liên tục giảm và đang ở mức thấp nhất khoảng 1.150 USD/ounce. Dầu đã giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống thấp nhất 6 năm. Tuy nhiên, các thị trường có thể còn giảm tiếp nếu USD tăng giá theo các tín hiệu tăng lãi suất của Fed. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đổ xô mua USD khiến USD càng tăng mạnh hơn. Trong 8 tháng qua, đồng USD đã tăng hơn 15% so với các ngoại tệ mạnh. NHNN chưa đưa ra bình luận gì đối với hiện tượng USD tăng giá mạnh trong 2 tuần qua. Tỷ giá đang có dấu hiệu giảm trở lại, giảm từ 20-40 đồng trong buổi sáng 17/3. Đầu năm 2015, NHNN đưa ra mục tiêu trong năm 2015 điều chỉnh tỷ giá USD/VND không quá 2%. 2.3. Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND từ năm tháng 01 năm 2007 đến tháng 03 năm 2015 Năm 2007 Hình 2.9: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2007 Đạ i h ọc K nh tế H uế 40 Năm 2007, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng VND yếu so với USD từ 1% đến 2%/năm. Đầu năm 2007, NHNN Việt Nam đưa ra tỷ giá BQLNH là 16101 VND/1 USD sau đó tỷ giá tăng dần và đạt đỉnh 16150 vào ngày 23/01. Sau đó tỷ giá bắt đầu tuột dốc. Từ 10-12/02 tỷ giá chỉ còn 16055 là mức thấp nhất năm 2007. Sau đó tỷ giá tăng dần và đạt mức cao nhất là 16176 vào ngày 17/08 rồi giảm dần cho đến hết năm 2007. Vào những ngày cuối năm tỷ giá duy trì ở mức 16114 VND/1USD. Nguyên nhân tỷ giá biến động tăng giảm trong năm 2007 là nước ta nhập siêu 12 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đạt 45 tỷ USD, nhiều mặt hàng xuất khẩu vượt kim ngạch 1 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp (FII) đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh hơn 6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006. Kiều hối năm 2007 đạt gần 6 tỷ USD. Tình trạng đôla hoá ở mức cao, thể hiện nguồn vốn huy động của nhiều NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ quy đổi ra VND chiếm tỷ trọng 30% tổng nguồn vốn huy động Năm 2008 Hình 2.10: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2008 Đầu năm 2008 tỷ giá BQLNH ở mức 16110 sau đó giảm dần đến 15960 VND/1USD ngày 7/4. Sang 8/4 tỷ giá tăng mạnh lên 16938 rồi giảm xuống còn 15955 ngày 12/4. Tỷ giá BQLNH tăng dần sau đó. Cuối năm 2008, tỷ giá BQLNH bất ngờ tăng mạnh lên 16989 ngày 25/12-ngày mà lần đầu tiên NHNN trực tiếp tăng một bước 3% từ mức 16494 VND/1USD. Đạ i h ọc K inh tế H uế 41 Nguyên nhân tỷ giá USD/VND đầu năm 2008 giảm xuống là từ cuối năm 2007 sự gia tăng ồ ạt các nguồn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam làm nguồn cung USD tăng mạnh. Bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 cùng với sự suy thoái nền kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam bắt đầu giảm. Trước áp lực về quan hệ cung cầu ngoại hối nên tỷ giá USD/VND tăng rất nhanh. Mặc dù NHNN đã mở rộng biên độ dao động từ +/- 3% lên +/-5% (biên độ dao động lớn nhất trong vòng 10 năm qua) nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần. Năm 2009 Hình 2.11: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2009 Đầu tháng 1, tỷ giá BQLNH ở mức 16975 đồng/1USD sau đó tỷ giá tiếp tục tăng giảm nhẹ từ 2-3 đồng đến 26/3 quay lại mức 16975 đồng. 02/04 tỷ giá giảm còn 16943 đồng và tiếp tục giảm dần sau đó và dừng lại ở 16939 vào ngày 02/06. Sau đó tỷ giá tăng dần, vượt “đỉnh” 16989 VND của ngày 25/12/2008. Cụ thể ngày 24/9, NHNN công bố tỷ giá BQLNH là 16991 VND/1USD. Đây là mức cao nhất từ trước tới nay, là kết quả của những mức tăng nhẹ (từ 2-3 VND) liên tiếp từ đầu tháng 9. Ứng với mức công bố trên, tỷ giá USD/VND của các NHTM cũng đồng loạt tăng đạt 17841 VND, kịch trần biên độ cho phép (+/-5%). Các ngân hàng vẫn tiếp tục áp mức giá mua vào ngang bằng với giá bán ra. Ngày 27/11, tỷ giá đạt mức cao nhất trong năm là 17958 VND/1USD sau đó giảm dần và duy trì ổn định ở 17941 đồng kể từ ngày 10/12 cho đến hết năm 2009. Tính chung từ đầu năm, tỷ giá BQLNH đã tăng 5,7%. Các nguồn cung USD từ FDI, kiều hối, du lịch suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước và là một trong những nguyên nhân khiến thị trường ngoại tệ của Việt Nam có biểu Đạ i h ọc K inh tế H uế 42 hiện căng thẳng. Ngoài ra từ quý 2 do nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung-cầu kéo dài cho đến cuối năm. Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh trong nửa đầu năm (chủ yếu do doanh nghiệp ngại vay vì lo rủi ro tỷ giá, đến tháng 5 giảm tới 9,55% so với cuối năm 2008) tạo ra hiện tượng đối ngược là ứ đọng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng. NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường như thực hiện hoán đổi ngoại tệ để giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn, sử dụng vốn VND và ngoại tệ của các NHTM , đồng thời bổ sung thêm nguồn ngoaị tê ̣để NHNN có thể can thiêp̣ thị trường ngoại hối khi cần thiết ; NHNN cũng trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số tập đoàn, tổng công ty có nguồn thu ngoại tệ lớn bán ngoại tệ cho các NHTM. Đặc biệt , NHNN đã quyết định mở rộng biên độ ấn điṇh tỷ giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại từ +3% lên +5% kể từ ngày 24/3/2009 và điều hành linh hoạt tỷ giá BQLNH phù hợp với tín hiệu thị trường và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số CPI và cán cân thanh toán quốc tế , NHNN đã điều chỉnh giảm biên độ ấn điṇh tỷ giá xuống +3% đồng thời điều chỉnh tỷ giá BQLNH áp dụng kể từ ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009. Nhờ có những giải pháp tích cực, từ cuối tháng 7/2009 đến nay, nguồn cung ngoại tệ và tính thanh khoản của thị trường được cải thiện đáng kể; tình trạng găm giữ ngoại tệ đã giảm; các NHTM đã mua được ngoại tệ từ khách hàng. Nguồn cung ngoại tệ còn được cải thiện do dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trở lại Năm 2010 Hình 2.12: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2010 Đạ i h ọc K inh tế H uế 43 Đầu tháng 1 tỷ giá BQLNH là 17941 VND/1USD được giữ ổn định cho đến 10/02. Ngày 10/2, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 3/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi USD tối đa của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng và quyết định điều chỉnh tỷ giá BQLNH nhằm hài hoà cung-cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, tỷ giá BQLNH áp dụng cho ngày 11/2 là 18544 VND/USD, tăng 603 VND/USD (tương đương hơn 3%) nhằm khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng. Chiều 17/8, NHNN quyết định tăng mạnh tỷ giá BQLNH USD/VND nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu nên ngày 18/8 tỷ giá tăng từ 18544 lên 18932 VND/1USD (tăng gần 2,1%) và giữ nguyên cho đến 31/12. Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm NHNN trực tiếp tăng tỷ giá BQLNH. Năm 2011 Hình 2.13: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2011 Ngày 11/02 tỷ giá BQLNH tăng lên 20693 (tăng 9,3%). Như vậy, sau 6 tháng kể từ lần tăng gần nhất là ngày 17/8/2010, từ 18544 VND lên 18932 VND và cố định đến ngày 10/2/2011, tỷ giá BQLNH đã được điều chỉnh. Đi cùng với đó, biên độ cũng đã được thu hẹp từ +/-3% xuống +/-1%, sau hai lần điều chỉnh trong năm 2009 (nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày26/11). Các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của Đạ i h ọc K inh tế H uế 44 thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn thay vì cố định kéo dài như trong thời gian qua sau mỗi lần điều chỉnh. Và với biên độ được thu hẹp xuống +/-1%, tỷ giá BQLNH của NHNN sẽ phản ánh thị trường sát hơn; cộng với sự linh hoạt trong điều hành, tỷ giá này sẽ có những thay đổi thực tế hơn, bám sát thị trường. Tỷ giá cao nhất trong 2 quý đầu năm là 20733 vào ngày 19/04 rồi giảm dần đến ngày 09/07 thì giữ ổn định ở mức 20608 đồng/1USD trong 1 tháng. Sang 10/08 tỷ giá BQLNH tăng 10 đồng ở mức 20618/1USD đến ngày 24/08 nhích lên 20628 đồng/1USD và kéo dài đến 04/10. Sau 34 ngày không đổi tỷ giá BQLNH tăng thêm 10 VND đạt 20638 VND/1USD vào ngày 5/10. Đây là lần thứ 3 tỷ giá tăng ở mức như vậy kể từ cuối tháng 7/2010, từ 20608 VND lên 20638 VND. Ngày 24/12, NHNN bất ngờ tăng mạnh tỷ giá BQLNH tiến sát “chỉ tiêu” 1% đưa ra trước đó là 20828 VND/1USD, tăng khá mạnh tới 15 VND so với ngày liền trước. Với lần điều chỉnh này, tỷ giá BQLNH đã tăng 0,97% so với mốc 20628 VND của ngày 7/9/2011 - thời điểm mà NHNN đưa ra cam kết là nếu có điều chỉnh tỷ giá thì từ đó cho đến hết năm 2011 không quá 1%. Tỷ giá BQLNH giữ nguyên ở 20828 đồng/USD cho đến hết năm – là mức cao nhất trong năm 2011. Năm 2012 Hình 2.14: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2012 Tỷ giá BQLNH hoàn tất một năm kẻ thẳng ở mức 20828 USD/1VND Tỷ giá USD/VND năm 2012 ổn định là do quyết tâm của Chính phủ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như chính sách trực tiếp trong điều hành tỷ giá, điều hành thị trường vàng đi vào khuôn khổ không đột biến như các năm Đạ i h ọc K inh tế H uế 45 trước. Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời có bước đổi mới cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng, là nền móng trong quản lý, giám sát thị trường vàng giảm tình trạng vàng hóa và đô la hóa nền kinh tế do vàng và ngoại tệ có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Tuy chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn cao nhưng kết quả bước đầu của Nghị định 24 là yếu tố quan trọng giảm đáng kể tính hấp dẫn của vàng, hạn chế đối tượng đầu cơ tham gia vào thị trường vàng. Trong năm 2012, đối tượng tham gia mua bán chủ yếu là các DN kinh doanh vàng bạc và ngân hàng hoạt động mạnh trong lĩnh vực về vàng. Năm 2012 chứng minh chính sách điều hành thị trường vàng và ngoại tệ đã đạt được những kết quả theo tinh thần Nghị quyết 01 Chính phủ: giảm tình trạng vàng hóa và đô la hóa nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại hối. Năm 2013 Hình 2.15: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2013 Trong năm 2013 chỉ có duy nhất 1 lần biến động tỷ giá BQLNH. Cụ thể đầu tháng 1 tỷ giá BQLNH là 20828 VND/1USD và ổn định đến 27/06. Sang ngày 28/06 NHNN điều chỉnh tỷ giá BQLNH tăng thêm 1% lên mức 21036 VND/1USD và kéo dài cho đến hết năm 2013. Với biên độ tỷ giá +/-1%, tỷ giá trần là 21246 VND/1USD, tỷ giá sàn là 20826 VND/1USD. Việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 về những giải pháp điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. NHNN có trách nhiệm điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị Đạ i h ọc K inh tế H uế 46 VND, thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thực tế trong cả năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại hối trong nước diễn biến khá ổn định tạo điều kiện NHNN mua ngoại tệ tăng mạnh dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm đáng kể, tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước. Đây là kết quả của việc NHNN triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối cùng với cam kết mạnh mẽ của NHNN về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong năm 2013, góp phần củng cố niềm tin vào đồng Việt Nam. NHNN khẳng định, sau một năm rưỡi duy trì tỷ giá BQLNH ổn định ở mức 20828 đồng/USD, việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ. NHNN sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định của tỷ giá. Năm 2014 Hình 2.16: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2014 Trong năm 2014 cũng chỉ có 1 lần biến động tỷ giá BQLNH. Cụ thể đầu tháng 1 tỷ giá BQLNH là 21036 đồng/1USD và ổn định cho đến 18/06. Sang ngày 19/06NHNN điều chỉnh tỷ giá BQLNH tăng 1% lên 21246 đồng/1USD và kéo dài cho đến hết năm 2014. Với biên độ tỷ giá +/- 1%, tỷ giá trần là 21458 đồng/USD, tỷ giá sàn là 21034 đồng/USD. Đạ i h ọc K inh tế H uế 47 Việc tăng tỷ giá lên 1% là động thái nằm trong lời cam kết của Thống đốc NHNN vào ngày 8/6: “Chúng tôi vẫn cam kết rằng thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định từ nay đến cuối năm, nếu có điều chỉnh thì NHNN chủ động điều chỉnh ở mức không quá 2%”. Do vậy mức tăng 1% lần này vẫn nằm trong biên độ cho phép. Trong điều kiện lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, để góp phần hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra, NHNN chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá. Lãnh đạo NHNN cho biết, trong bối cảnh chỉ số CPI đươc̣ kiểm soát ở mức thấp trong 5 tháng đầu năm và tỷ giá đã duy trì ổn điṇh trong gần môṭ năm qua , viêc̣ NHNN điều chỉnh tỷ giá nhằm góp phần thưc̣ hiêṇ các nhiêṃ vu ̣đươc̣ Chính phủ giao taị Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiêṃ vu ̣ , giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Theo đó, NHNN có nhiêṃ vu ̣điều hành lã i suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô , lạm phát , thị trường tiền tệ , bảo đảm giá trị đồng Việt Nam , tăng dư ̣trữ ngoaị hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế . Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2014, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định, cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo (5 tháng đầu năm cả nước xuất siêu 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD), huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao. Năm 2015 ( từ 01/01 đến 30/03 ) Hình 2.17: Diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND năm 2015 Đầu năm 2015 tỷ giá BQLNH tiếp tục ở mức 21246 đồng/1USD và ổn định cho đến 06/01. Sang 07/01 tỷ giá tăng 1% từ 21246 lên 21458 đồng/1USD và kéo Đạ i h ọc K nh tế H uế 48 dài cho đến hết tháng 3. Với biên độ +/-1%, tỷ giá trần là 21673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21243 VND/USD. Nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, NHNN có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..., điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. Sau hơn 6 tháng duy trì tỷ giá BQLNH ổn định ở mức 21246 VND/USD, viêc̣ NHNN điều chỉnh tỷ giá lần này nhằ m chủ động dẫn dắt thị trường phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành năm 2015 trung tuần tháng 12/2014, Thống đốc NHNN đã nêu định hướng trong năm nay nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì sẽ không quá 2%. Việc tăng 1% ngay từ đầu năm một mặt hạn chế kỳ vọng của thị trường, có thể kích thích nguồn cung ngoại tệ trước mắt; mặt khác, về trung hạn hạn chế dư địa của chính sách, không loại trừ khả năng việc bình ổn từ nay đến cuối năm có thể có những thời điểm căng thẳng nếu có tác động bất thường nào đó. 2.4. Nhận xét Trong giai đoạn 2007-2009, tỷ giá BQLNH USD/VN biến động không ổn định lúc tăng lúc giảm theo xu hướng tỷ giá cuối năm luôn cao hơn tỷ giá đầu năm. Nguyên nhân là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ cuộc khủng khoảng tài chính Mỹ từ cuối năm 2007, lan rộng ra các nước Châu Âu và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh: hoạt động xuất nhập khẩu; đầu tư trực tiếp nước ngoài; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; thị trường tài chính, tiền tệ; thương mại, du lịch; an ninh xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất qua tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 ở mức cao nhất từ trước đến nay là 8.5% Đạ i h ọc K inh tế H uế 49 nhưng đến năm 2008 kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 6.2%, vào năm 2009 chỉ còn 5.3%. Bước sang năm 2010, tỷ giá BQLNH USD/VND bắt đầu ổn định với duy nhất 2 lần điều chỉnh tăng trong cả năm. Đặc biệt, tỷ giá BQLNH USD/VND hoàn tất 1 năm kẻ thẳng ở mức 20828 VND/1USD vào năm 2012. Tương tự năm 2013, 2014 và quý I năm 2015 tỷ giá BQLNH USD/VND tiếp tục duy trì ổn định với duy nhất 1 lần tăng trong suốt cả năm-nằm trong mục tiêu mà NHNN đã đề ra từ đầu năm. Có được kết quả tích cực này là do NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..., điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chuyển dần quan hệ huy động-cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua-bán ngoại tệ như thu hẹp dần đối tượng được phép vay ngoại tệ, giảm giới hạn trạng thái của các tổ chức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Tóm lại, trong thời gian qua NHNN đã thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá BQLNH USD/VND, lòng tin vào VND được nâng cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi. Người dân, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm làm ăn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả nước. Đạ i h ọc K inh tế H uế 50 CHƢƠNG 3 DỰ BÁO TỶ GIÁ BQLNH USD/VND Tỷ giá là giá cả được xác định dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ, là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, cán cân thanh toán, giá cả hàng hóa trong nước và lưu thông tiền tệ Trong hoạt động đa quốc gia, công ty thường gặp rủi ro do sự biến động tỷ giá. Làm thế nào để giảm thiểu tác động của rủi ro này là mục tiêu của quản trị rủi ro tỷ giá. Vì vậy, tỷ giá được nhiều người có vốn và các nhà quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến và được dự đoán thường xuyên. Tỷ giá BQLNH là chỉ báo quan trọng trong chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của NHNN, là căn cứ để các NHTM xây dựng mức mua-bán trên thị trường. Với biên độ cho phép, các NHTM áp dụng giá mua thấp nhất bằng tỷ giá BQLNH * (1 - % biên độ tỷ giá) và giá bán cao nhất bằng tỷ giá BQLNH * (1 + % biên độ tỷ giá). Vì vậy, trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn tỷ giá BQLNH USD/VND để dự báo trong ngắn hạn dựa vào mô hình ARIMA. 3.1. Dữ liệu: Dữ liệu sử dụng để dự báo là chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND tổng hợp theo tuần gồm 431 quan sát từ 1/1/2007 đến 30/3/2015 3.1.1. Thống kê mô tả số liệu Bảng 3.1: Thống kê mô tả chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND Trung bình Mean 19011.44 Trung vị Median 20608.00 Tối đa Maximum 21458.00 Tối thiểu Minimum 15955.00 Độ lệch chuẩn Std. Dev. 2075.706 Hệ số bất đối xứng Skewness -0.297583 Hệ số nhọn Kurtosis 1.340603 Thống kê JB Jarque-Bera 55.81124 Mức xác suất Probability 0.000000 Tổng Sum 8193931 Tổng bình phương chênh lệch Sum Sq. Dev 1.85E+09 Số quan sát Observations 431 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế 51 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 21,000 22,000 07 08 09 10 11 12 13 14 TYGIA Hình 3.1: Đồ thị chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND (Đơn vị: VND/1USD) Dựa vào thống kê mô tả và đồ thị, ta thấy chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND trong thời gian khảo sát biến động lớn. Tỷ giá BQLNH trung bình ở mức 19011.44 VND/1USD, mức thấp nhất là 15955 VND/1USD và mức cao nhất là 21458 VND/1USD. Đồ thị tỷ giá BQLNH USD/VND có xu hướng tăng (giảm) theo thời gian nên theo cảm nhận ban đầu, chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND là chuỗi không dừng. 3.1.2. Kiểm định tính dừng Cách 1: Dựa vào hình 3.1 một cách trực quan ta thấy ít nhất trung bình và phương sai của chuỗi dường như không phải là bất biến theo thời gian. Vì vậy, chuỗi thời gian tỷ giá BQLNH này không có tính dừng. Cách 2: Dựa vào lược đồ tương quan2. Các hệ số tương quan ACF đều khác 0 và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, chuỗi thời gian tỷ giá BQLNH này không có tính dừng. Hay một cách trực quan, ta thấy đồ thị có xu hướng biến đổi đều đặn theo độ trễ nên chuỗi thời gian không dừng. Cách 3: Kiểm định nghiệm đơn vị H0: chuỗi không dừng. H1: chuỗi dừng. 2 Phụ lục 1: Lược đồ tương quan chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND Đạ i h ọ K inh tế H uế 52 Hình 3.2: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi tỷ giá BQLNH Ta thấy,| qs | = 0.806920 < | |  ở cả 3 mức ý nghĩa  = 1% ,5% và 10%, p-value= 0.8157 > α nên chưa có cơ sở bác bỏ H0 hay chuỗi tỷ giá BQLNH trên không có tính dừng. Vì vậy, ta tiến hành lấy sai phân bậc 1 của chuỗi tỷ giá BQLNH Hình 3.3: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi sai phân bậc 1 của chuỗi tỷ giá BQLNH | | qs =21.17778 > | |  ở cả 3 mức ý nghĩa  = 1% ,5% và 10%, p-value= 0.0000 < α nên bác bỏ H0, chuỗi sai phân bậc 1 của chuỗi tỷ giá BQLNH có tính dừng. 3.2. Lựa chọn mô hình ARIMA (p,d,q) phù hợp Ta chọn p, q là những giá trị nằm ngoài khoảng tin cậy (mức ý nghĩa 5%) là (- 1.96 431 ; + 1.96 431 ) = (- 0.09441; + 0.09441) 3 do đó ta có p= 11, 25 và q= 11, 25 . 3 Phụ lục 2: Lược đồ tương quan chuỗi tỷ giá sai phân bậc 1 Đạ i h ọc K inh tế H uế 53 Bảng 3.2: Lựa chọn mô hình ARIMA (p,d,q) phù hợp ARIMA Hệ số AR P- value Hệ số MA P- value AIC SIC R 2 (11,1,25) 0.104405 0.0328 0.136672 0.0054 12.20959 12.23850 0.027442 (25,1,11) 0.131478 0.0084 0.107389 0.0311 12.24396 12.27362 0.027059 (11,1,11) -0.079538 0.8601 0.181238 0.6843 12.22714 12.25605 0.010222 (25,1,25) -0.054959 0.8798 0.186328 0.6028 12.25457 12.28423 0.016676 Dựa vào bảng trên, mô hình ARIMA (11,1,25) có hệ số AIC, SIC nhỏ nhất và R 2 lớn nhất đồng thời dựa vào kiểm định mô hình4, ta xác định được phần dư của mô hình ARIMA (11,1,25) không có hiện tượng tự tương quan nên mô hình ARIMA (11,1,25) là mô hình phù hợp nhất để dự báo Dựa vào ước lượng mô hình ARIMA (11,1,25) có hệ số chặn c5 ,ta kiểm định giả thiết: H0 : c(1) = 0 H1 : c(1)≠ 0 Hình 3.4: Kết quả kiểm định hệ số chặn c Kết quả kiểm định cho thấy: Kiểm định F có P_value = 0.0563 > 0 và kiểm định X2 có P_value = 0.0556 > 0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0 hay hệ số c thực sự sự bằng 0 4 Phụ lục 3: Kiểm định phần dư mô hình ARIMA(11,1,25) có hệ số chặn 5 Phụ lục 4: Kết quả ước lượng mô hình ARIMA(11,1,25) có hệ số chặn Đạ i h ọc K inh tế H uế 54 Hình 3.5 : Kết quả ước lượng mô hình ARIMA(11,1,25) không có hệ số chặn Từ kết quả trên ta thấy : Tỷ giá tại thời điểm t chịu ảnh hưởng của tỷ giá tại thời điểm trước đó trong quá khứ do hệ số của AR(11) và MA(25) khác 0 ( do P_value kiểm định t của hệ số AR(11) = 0.0194 <0.05 và hệ số của MA(25) = 0.0032 < 0.05). Hệ số AR, MA dương chứng tỏ tỷ giá tại thời điểm t biến động cùng chiều với tỷ giá tại thời điểm trước đó trong quá khứ * Kiểm định tính dừng trên phần dƣ mô hình ARIMA(11,1,25) Ta thấy, | qs | = 20.82214 >| |  ở cả 3 mức ý nghĩa  = 1% ,5% và 10%, p-value= 0.0000 < α nên bác bỏ H0, chuỗi phần dư có tính dừng. Đạ i h ọc K inh tế H uế 55 * Kiểm tra tƣơng quan chuỗi phần dƣ Các giá trị ACF nằm trong 2 đường giới hạn cho phép nên phần dư có tính nhiễu trắng. Ta kết luận mô hình ARIMA(11,1,25) là mô hình tốt. *Kiểm định tính ARCH của mô hình ARIMA(11,1,25) H0 : mô hình không có tính ARCH H1: mô hình có tính ARCH Bảng 3.3: Kết quả kiểm định tính ARCH của mô hình ARIMA(11,1,25) Giá trị P-value = 1 > 0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0, mô hình ARIMA(11,1,25) không có tính ARCH hay chuỗi sai phân bậc 1 tỷ giá BQLNH USD/VND có phương sai sai số không đổi tức không có rủi ro. Vì vậy, ta có thể sử dụng mô hình ARIMA dự báo tỷ giá trong ngắn hạn theo phương pháp OLS. Đạ i h ọc K inh tế H uế 56 3.3. Kết quả dự báo -400 0 400 800 1,200 1,600 2,000 07 08 09 10 11 12 13 14 DTYGIA DTYGIAF Hình 3.6: Kết quả dự báo tỷ giá theo mô hình ARIMA(11,1,25) -500 0 500 1,000 1,500 2,000 -500 0 500 1,000 1,500 2,000 07 08 09 10 11 12 13 14 Residual Actual Fitted Hình 3.7: Biểu đồ phần dư, giá trị thực và giá trị ước lượng Đạ i h ọc K inh tế H uế 57 Sau khi ước lượng mô hình, có thể thấy các giá trị ước lượng gần như bằng 0. Do vậy, giá trị phần dư có hình dạng và giá trị gần giống với giá trị thực. Ngoài ra, đồ thị cho thấy sự dao động không đồng đều của các sai số quanh giá trị trung bình là 0, ban đầu dao động lệch ra khỏi 2 đường giới hạn ngày càng nhiều, về sau dao động hầu như trong 2 đường giới hạn tin cậy. Điều này cho thấy trong giai đoạn đầu, giá trị ước lượng và giá trị thực cách xa nhau đến giai đoạn sau, đường hồi quy mô tả gần đúng nhất sự biến động của biến phụ thuộc DTYGIA. Sau khi dự báo được sai phân bậc 1 của tỷ giá ta tiến hành quy đổi sang tỷ giá. Bảng dự báo tỷ giá BQLNH USD/VND như sau: Ngày Sai phân bậc 1 Tỷ giá BQLNH dự báo (VND/1USD) Tỷ giá BQLNH thực tế (VND/1USD) Sai số (%) 06/04/2015 1.37E-35 21500 21458 0.1957 13/04/2015 1.18E-35 21500 21458 0.1957 20/04/2015 -9.51E-38 21500 21458 0.1957 27/04/2015 -6.87E-36 21500 21458 0.1957 04/05/2015 -4.97E-36 21500 21458 0.1957 Tỷ giá BQLNH USD/VND dự báo trong tháng 04, đầu tháng 05 năm 2015 là 21500 xấp xỉ tỷ giá thực tế với sai số dự báo rất nhỏ chỉ gần 0.1957%. Đây là kết quả dự báo hợp lý vì trên thực tế tỷ giá BQLNH USD/VND luôn ổn định ở mức 21458 nhờ vào kết quả bình ổn tỷ giá hối đoái của NHNN. 3.4. Nhận xét Tỷ giá BQLNH USD/VND theo tuần là chuỗi thời gian tuân theo mô hình ARIMA(11,1,25). Dựa vào mô hình này, ta có thể dự báo ngắn hạn về tỷ giá BQLNH USD/VND trong tháng 04 và đầu tháng 05 năm 2015 với sai số cực kì nhỏ xấp xỉ 0.1957% (giá trị dự báo chỉ chênh lệch 2 đồng so với giá trị thực tế). Mô hình ARIMA chỉ được xây dựng hoàn toàn dựa trên dữ liệu quá khứ nên khả năng giải thích cho biến tỷ giá BQLNH USD/VND là chưa cao. Tỷ giá BQLNH USD/VND còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác: lạm phát, lãi suất, cán cân Đạ i h ọc K inh tế H u 58 thanh toán, cung cầu ngoại hối...Do đó cần đưa thêm 1 số biến giải thích để chạy hồi quy tốt hơn. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay với sự can thiệp của NHNN, chính phủ đã loại bỏ tác động của những nhân tố khác lên tỷ giá nhằm duy trì bình ổn tỷ giá BQLNH USD/VND. Vì vậy, trong trường hợp này dự báo trong ngắn hạn bằng mô hình ARIMA có tính hiệu quả và chính xác cao. Đạ i h ọc K inh tế H uế 59 KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 1. Kết luận Đề tài đã giới thiệu sơ lược những vấn đề cơ bản của tỷ giá USD/VND như khái niệm, chức năng và vai trò quan trọng của tỷ giá trong nền kinh tế mở. Qua việc phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ năm 2007 đến nay, đề tài đã làm rõ nguyên nhân và xu hướng biến động tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2007-2015. Qua đó đề tài đã thể hiện rõ nét những nổ lực, thành công của NHNN trong việc giữ bình ổn tỷ giá USD/VND thông qua việc đưa ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa phù hợp với từng thời kỳ kinh tế khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tiếp đến là phần dự báo tỷ giá BQLNH USD/VND dựa vào mô hình ARIMA và nhận định chủ quan của tác giả về kết quả dự báo ổn định tỷ giá BQLNH USD/VND trong tháng 4 và đầu tháng 5 năm 2015. 2. Hạn chế của đề tài Đề tài đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh về diễn biến tỷ giá BQLNH USD/VND trong gần 9 năm trở lại đây cũng như xây dựng được mô hình để dự báo tỷ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: Thứ nhất, hạn chế về chuyên môn, kiến thức, các kỹ năng cần thiết trong phân tích, xử lý các mô hình bằng công cụ chuyên môn phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Thứ hai, hạn chế về số liệu. Nghiên cứu dựa trên tỷ giá BQLNH USD/VND được tổng hợp theo tuần trong vòng 9 năm qua. Trên thực tế, có những lúc tỷ giá biến động hàng ngày, nhiều lần trong 1 tuần như trong năm 2007, 2008 hay 2009. Vì vậy số liệu sử dụng trong nghiên cứu chưa phản ánh hoàn toàn chính xác tình hình biến động thực tế của tỷ giá trong giai đoạn 2007-2009. Thứ ba, hạn chế của mô hình dự báo. Mặc dù trong trường hợp này, việc dự báo bằng mô hình ARIMA mang lại kết quả gần sát với thực tế và được xem là mô hình tốt. Tuy nhiên, mô hình ARIMA được dự báo hoàn toàn dựa vào dữ liệu quá Đạ i h ọc K inh tế H uế 60 khứ nên không phải lúc nào cũng đem lại kết quả chính xác. Hơn nữa, tỷ giá USD/VND còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác: lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, cung cầu ngoại hối, và không có gì đảm bảo trong tương lai, NHNN tiếp tục duy trì ổn định mức tỷ giá USD/VND mà có thể để thị trường quyết định. Do đó, kết quả mô hình đưa ra vẫn chỉ mang tính chất tham khảo nhiều hơn. Thứ tư, hạn chế về thời gian. Đề tài được nghiên cứu trong thời gian không dài nên việc chọn lọc và trình bày thông tin có thể chưa đầy đủ và logic; nguồn thông tin, tài liệu tham khảo còn hạn chế 3. Hƣớng phát triển đề tài Tỷ giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, cung cầu ngoại hối, và mô hình ARIMA vẫn còn một số hạn chế nhất định nên đề tài cần sử dụng kết hợp các mô hình dự báo khác và bổ sung thêm nhiều biến giải thích vào mô hình để có thể đo lường, dự báo chính xác tỷ giá BQLNH USD/VND trong tương laiTrên cơ sở đó đưa ra những quyết định, chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể. Đạ i h ọc K inh tế H uế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước [1] Damodar N. Gujarati, Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright niên khóa 2011-2013 [2] Nguyễn Đăng Nhờn, 2009, Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM [3] Nguyễn Quang Dong, 2002, Kinh tế lượng – Chương trình nâng cao, NXB Khoa học và kỹ thuật [4] Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ (1998), Tỷ giá hối đoái và nghệ thuật điều chỉnh, Nhà xuất bản tài chính. [5] Nguyễn Đình Tài (1992-1993), Cán cân thanh toán quốc tế và mối quan hệ của nó với tỷ giá hối đoái, Đề tài nghiên cứu, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội [6] Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, NXB KHKT [7] Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2008, Giáo trình kinh tế lượng, Trường ĐHKT Tp.HCM Tài liệu tham khảo nước ngoài [1] Chris Brooks (2008), Univariate time series modelling and forecasting, Introductory Econometrics for Finance, Cambridge University Press [2] Fat Codruta Maria & Dezsi Eva, Forecasting exchange rate using Arima models [3] Peter J.Brockwell & Richard A.Davis, Introduction to Time Series and Forecasting, second edition [4] T.Subba Rao, Developments in time series analysis Trang web www.sbv.gov.vn Đạ i h ọc K inh tế H uế PHỤ LỤC Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 1: Lƣợc đồ tƣơng quan chuỗi tỷ giá BQLNH USD/VND Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 2: Đồ thị tƣơng quan ACF và tƣơng quan từng phần PACF của chuỗi dừng Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 3: Kiểm định phần dƣ mô hình ARIMA(11,1,25) có hệ số chặn Ta thấy, giá trị P-value= 0.999994 >0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0 hay phần dư không có hiện tượng tự tương quan. Đ ại họ c K inh tế H uế Phụ lục 4: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARIMA(11,1,25) có hệ số chặn Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_hoang_bao_ngoc2_5475.pdf
Luận văn liên quan