Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chưa có một cái nhìn sâu
sắc về việc xây dựng thương hiệu nội bộ của khách sạn.
- Xây dựng thương hiệu nội bộ là điều khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt
Nam nên các tài liệu tham khảo tiếng Việt rất hạn chế, chủ yếu là tài liệu tiếng Anh,
cùng với kiến thức bản thân nên chưa thể đi sâu phân tích kĩ việc xây dựng thương
hiệu nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm thực hiện đề tài nhưng vẫn
không tránh nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong muốn các quý thầy, cô giáo,
các bạn đóng góp ý kiến cho đề tìa được tốt hơn, mang tính thực tiễn cao hơn.
- Bài nghiên cứu chưa đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng
thương hiệu nội bộ một cách toàn vẹn cũng như chưa đi vào nghiên cứu sự tác động
qua lại cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhau. Đây sẽ là gợi ý cho
những nghiên cứu mới trong tương lai, nhằm khám phá rõ hơn về mọi khía cạnh của
việc xây dựng thương hiệu nội bộ trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và các lĩnh vực
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khác nói chung.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tăng cường các hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch đến với Huế, nhằm
tạo môi trường mở cho các khách sạn nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch
nói chung có thể giới thiệu và phát triển thương hiệu của mình.
- Hiểu rõ và tổ chức xây dựng một thương hiệu nội bộ riêng của Huế trong đó
khách hàng nội bộ là những công ty, doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện cho những
đơn vị này cùng phát triển, và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch của toàn tỉnh.
- Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo với các khách sạn lớn trong địa bàn tỉnh, quốc
gia và quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các khách sạn trong tỉnh học tập những kinh
nghiệm phát triển cũng như có thể xây dựng những giá trị thươn hiệu riêng cho bản
thân các khách sạn đó.
104 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nội bộ tại khách sạn Cherish, Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc xây dựng thương hiệu nội
bộ của khách sạn. Từ cam kết, nhân viên tiến hành xây dựng thương hiệu, nhằm thực
hiện mục tiêu của tổ chức. Để xem xét mục tiêu của tổ chức, và sự kết nối với mục tiêu
làm việc của nhân viên. Điều tra nghiên cứu thể hiện qua bảng 2.19 thống kê về mục
tiêu làm việc của nhân viên trên đây cho thấy “Lương” và “Đam mê” là 2 mục tiêu làm
việc lớn nhất của nhân viên. Với việc cho điểm ưu tiên các mục tiêu quan trọng nhất
bằng số điểm nhỏ nhất từ 1 đến 6, ta thấy “Lương” với 222 điểm, “Đam mê” với 243
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 80
điểm. Điều đó cho thấy, nếu nhân viên được thỏa mãn nhu cầu về lương ở một mức độ
nhất định, bằng niềm đam mê, nhân viên sẽ truyền tải những giá trị của thương hiệu
đến với khách hàng một cách tốt nhất. Một tổ chức muốn tạo được khách hàng trung
thành bên ngoài và được yêu mến thì chính tổ chức đó phải làm cho nhân viên yếu
mến và trung thành trước. Từ đó, cam kết nhân viên được hình thành, là nguồn gốc
cho cam kết thương hiệu.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Cam kết của nhân viên” đến việc xây
dựng thương hiệu nội bộ
Nhân tố “Cam kết của nhân viên” ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thương hiệu
nội bộ (chỉ sau nhân tố “Đặc điểm công việc”) với hệ số tác động là beta=0,283 (tham
khảo bảng 2.9). Kết quả xử lí số liệu của bảng dưới đây cho thấy yếu tố “Nhân viên
xem xét tác động lên thương hiệu trước khi hành động” có 7 người trung lập, 57 người
cho là quan trọng và 43 người cho là rất quan trọng. Cherish là biểu tượng của sự yêu
mến với tầm nhìn là trở thành khách sạn 4 sao được yêu thích nhất trong 10 năm. Hiểu
được tầm nhìn ấy, nhân viên đánh giá mức độ quan trọng cao khi xem xét tác động lên
thương hiệu trước khi hành động. Yếu tố “Nhân viên trung thành với tổ chức” là yếu
tố rất quan trọng bởi lẽ một trong những ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu nội bộ
đó là tìm kiếm và giữ nhân tài. Việc nhân viên trung thành với tổ chức thể hiện sự cam
kết gắn bó của nhân viên đối với khách sạn, cam kết chuyển giao lời hứa của khách
sạn đến với khách hàng bằng việc liên kết cảm xúc thương hiệu, sự tự hào thương hiệu
đối với khách hàng. Yếu tố “Nhân viên cam kết phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất” có 97,2% trong tổng số nhân viên đánh giá mức độ từ quan trọng đến rất quan
trọng trong việc xây dựng thương hiệu nội bộ. Đúng vậy, các giá trị của thương hiệu
hướng đến mục đích là đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại
khách sạn thì nhân viên, chính là người trực tiếp mang lại những trải nghiệm ấy, vì vậy
việc cam kết của nhân viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giá trị trung bình về mức
độ quan trọng của các yếu tố “Nhân viên xem xét tác động lên thương hiệu trước khi
hành động”, “Nhân viên trung thành với tổ chức”, “Nhân viên cam kết phục vụ khách
hàng một cách tốt nhất” có giá trị trung bình cao lần lượt là 4,34; 4,47; 4,68 một lần
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 81
nữa khẳng định tầm quan trọng của việc cam kết thương hiệu đến việc xây dựng
thương hiệu nội bộ của khách sạn.
Bảng 2.20: Bảng đánh giá về nhân tố “Cam kết của nhân viên”
Tiêu chí
Rất
không
quan
trọng
Không
quan
trọng
Trung
lập
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
Tổng
Nhân viên xem xét tác
động lên thương hiệu
trước khi hành động
SL 0 0 7 57 43 107
% 0 0 6,5 53,3 40,2 100
Nhân viên trung thành
với tổ chức
SL 0 0 7 43 57 107
% 0 0 6,5 40,2 53,3 100
Nhân viên cam kết
phục vụ khách hàng
một cách tốt nhất
SL 0 0 3 28 76 107
% 0 0 2,8 26,2 71,0 100
(Nguồn: Kết quả điều tra)
2.2.3 Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc xây dựng
thương hiệu nội bộ tại khách sạn Cherish, Huế
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Sơ đồ 2.2: Mô hình ý nghĩa của thương hiệu nội bộ
Khách
hàng
Nhân viên
Quản lí
Thương
hiệu nội
bộ
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 82
Xây dựng thương hiệu nội bộ thực chất là quá trình chuyển giao lời hứa thương
hiệu đến với khách hàng thông qua nhân viên. 4 thành phần của mô hình chuyển giao
này lần lượt là Giá trị thương hiệu, Quản lí, Nhân viên, và Khách hàng. Giá trị thương
hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng
liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, nhân viên,). Khi nói về giá trị thương
hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những
cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là
hành vi của người tiêu dùng - họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối
thủ cạnh tranh. Để cung cấp những giá trị thương hiệu cho khách hàng, người quản lí
phải xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và năng lực cốt lõi của khách sạn.
Với tầm nhìn là trở thành khách sạn được yêu thích nhất tại Huế, và sứ mệnh
mang lại cho khách hàng những trải nghiệm của dịch vụ mến khách. Nhà quản lí của
Cherish đã không ngừng thực hiện công tác truyền thông nội bộ cũng như hoạt động
xây dựng thương hiệu nội bộ nhằm giúp cho đội ngũ nhân viên có thể hiểu được lời
hứa thương hiệu. Đến lượt mình, thông qua thái độ và hành vi, nhân viên chuyển giao
lời hứa thương hiệu đến với khách hàng bằng cách tạo cho họ nhừng trải nghiệm khó
quên nhất. Việc xây dựng thương hiệu nội bộ hướng vào nhân viên bằng cách thỏa
mãn những nhu cầu mong muốn của nhân viên, từ đó hình thành nên một cam kết
thương hiệu. Quá trình này diễn ra tại khách sạn Cherish chịu tác động bởi 6 nhân tố
như đã phân tích phía trên. Trong đó, theo thứ tự mức độ tác động từ lớn nhất đến nhỏ
nhất là “Đặc điểm công việc”, “Chính sách tổ chức”, “Cam kết của nhân viên”,
“Truyền thông nội bộ”, “ Tổ chức quản lí” và cuối cùng là “Văn hóa tổ chức”. “Đặc
điểm công việc” là nhân tố có mức độ tác động lớn nhất. Bởi nhân tố này quyết định
những trải nghiệm mà lời hứa thương hiệu mang đến cho nhân viên được thể hiện như
thế nào. Xét khía cạnh khác thì “Chính sách tổ chức” lại là thước đo quan trọng đo độ
hài lòng của nhân viên, hướng đến một kết quả quan trọng, đó là “Cam kết của nhân
viên” đối với khách sạn. “Chính sách tổ chức” tuy có mức độ quan trọng cao nhưng lại
không được Ban Giám Đốc chú trọng dẫn đến việc nhân tố này có mức độ quan trọng
tỷ lệ nghịch với mức độ quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nội bộ. 3 yếu tố
““Đặc điểm công việc”, “Chính sách tổ chức” và “Cam kết của nhân viên” phải được
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 83
bộ phận lãnh đạo của khách sạn chú trọng trên hết trong công tác xây dựng thương
hiệu nội bộ.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 84
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU NỘI BỘ TẠI KHÁCH SẠN CHERISH, HUẾ
3.1 Định hướng phát triển của khách sạn Cherish, Huế
Định hướng phát triển khách sạn Cherish trong 2 năm 2014, 2015:
- Đạt được sự lựa chọn đầu tiên của các công ty, hãng lữ hành cho khách sạn 3
sao với mức giá từ 500.000 – 630.000 Đồng. Đảm bảo đạt 50% công suất phòng của
khách sạn.
- Tăng thị phần từ 5% lên 30 - 35% trên thị trường Internet – OnlineBooking
(tương đương 35% công suất phòng khách sạn) đồng thời đạt được chỉ số hài lòng CSI
93 % trên hai mạng đặt phòng Booking.com và Agoda.
- Nằm trong Top 07 trên trang đánh giá của khách hàng trên Tripadvisor.
- Được giới thiệu trên cuốn Guide Lonely Planet mới nhất ấn bản vào tháng
09/2014.
Dựa trên định hướng phát triển khách sạn cùng những thông tin thu thập được từ
quá trình điều tra nghiên cứu nhân viên và phỏng vấn Ban lãnh đạo khách sạn, ta tiến
hành phân tích ma trận SWOT của khách sạn Cherish trên quan điểm nội bộ (quan
điểm của nhân viên) bởi đối tượng hướng đến của việc xây dựng thương hiệu nội bộ là
khách hàng nội bộ (nhân viên). Việc phân tích ma trận SWOT này sẽ góp phần xác
định hướng đi của khách sạn, hoạch định chiến lược xây dựng thương hiệu nội bộ của
tổ chức. Kết quả như sau:
Điểm mạnh
- Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược kinh doanh được giám đốc điều
hành xây dựng và truyền thông rõ ràng, hiệu quả.
- Chủ đầu tư có năng lực tài chính vững vàng tạo điều kiện cho việc nâng cao
chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật và trang thiết bị.
- Định vị thương hiệu hấp dẫn và có giá trị cao với khách hàng, đó là bằng dịch
vụ hoàn hảo, thương hiệu chăm sóc mọi nhu cầu và cảm xúc của từng cá nhân khách
hàng.
- Bộ máy lãnh đạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
- Chú trọng Marketing truyền miệng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 85
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, vui vẻ, được khách hàng đánh giá cao
bởi các công ty lữ hành hay trên các trang web du lịch như Trip Advisor.
Điểm yếu
- Rào cản văn hóa tổ chức trong quá trình chuyển đổi sang tầm nhìn mới. Trong
giai đoạn khởi đầu doanh nghiệp đã không xác định và tuyên bố một cách rõ ràng về
tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp chính vì vậy việc xây dựng các mục tiêu bị
chạy theo thị trường và đối thủ hơn là tìm các lợi thế cạnh tranh hoặc các thị trường
mà công ty có thể khai thác và làm tốt hơn đối thủ. Năm 2014, khi xác định được tầm
nhìn mới, khách sạn tiến hành thay đổi trong cơ cấu tổ chức cũng như xây dựng lại các
giá trị mới, dẫn đến những khó khăn trong hoạt động và quản lí khi mà văn hóa tổ
chức cũ trở thành một rào cản.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng (sảnh đón
khách đoàn nhỏ với quy mô đoàn từ 15 phòng trở lên, bể bơi quá nhỏ, tốc độ thang
máy chậm, không có phòng hội thảo riêng biệt, bãi đỗ xe không đủ khi công suất trên
70% và vào các ngày cuối tuần hay khi có hội nghị hay tiệc công ty địa phương có
khách sử dụng oto nhiều, máy tính thường xuyên gặp trục trặc).
- Công tác truyền thông nội bộ chưa hiệu quả, do sự chênh lệch về trình độ nhân
viên. Bên cạnh đó sự tách biệt trong quá trình làm việc của các phòng ban dẫn đến sự
thiếu hợp tác cũng như hoạt động truyền thông không đạt hiệu quả cao.
- Chính sách lương thưởng chưa được nhân viên ủng hộ. Mặc dù thu nhập của
nhân viên khá cao và hợp lí nhưng khách sạn lại chưa có được chính sách nâng bậc
lương rõ ràng. Chính sách động viên, khen thưởng chưa được ban điều hành chú trọng.
- Môi trường làm việc còn nhiều hạn chế, các chương trình đào tạo cho nhân viên
mới cũng như nhân viên lâu năm chưa được xem trọng.
Cơ hội
- Định hướng sản phẩm, thị trường của tỉnh phù hợp và hỗ trợ cho việc phát triển
thương hiệu mới. Huế ngày càng đầu tư chú trọng phát triển ngành du lịch dịch vụ, số
lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng mạnh, gần 430 ngàn lượt khách du lịch
đến Huế trong quý I/2015 theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 86
- Có thể mở rộng thương hiệu thành chuỗi.
Thách thức
- Sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn dẫn đến nguồn cung tăng mạnh,
bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng không ngừng nâng cao chất lượng
dịch vụ, thu hút khách du lịch.
- Sự gia tăng chất lượng phòng và dịch vụ của khách sạn 2,3 sao với giá phòng
tương đối rẻ từ 18 đến 25 USD.
- Sự cạnh tranh giữa các vùng miền Hội An, Đà Nẵng, Huế.
- Đối tượng khách hàng từ các công ty lữ hành chiếm 65% trong tổng số phòng
của khách sạn, điều đó dẫn đến quyền lực từ các hãng lữ hành lớn ngày càng đè nặng.
- Lạm phát trong nền kinh tế tăng dẫn đến chi phí kinh doanh tăng lên như chi
phí nguyên vật liệu cho bộ phận nhà hàng, chi phí trả lương cho nhân viên, quản lí.
- Tăng chi phí bán hàng & chiêu thị từ khách hàng và kênh phân phối.
3.2 Giải pháp
3.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
Căn cứ vào định hướng phát triển công ty trong thời gian tới, thông qua phân tích
ma trận SWOT và từ việc xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xây
dựng thương hiệu cũng như tầm quan trọng của nhân viên trong việc chuyển giao lời
hứa thương hiệu đến với khách hàng của khách sạn Cherish, ta có thể đưa ra được các
giải pháp góp phần chú trọng tập trung vào những điều cần thực hiện để phát triển
thương hiệu khách sạn Cherish nội bộ và bên ngoài.
Câu hỏi được đặt ra là “ Một tổ chức nên xây dựng thương hiệu nội bộ như thế
nào?” Sau đây là một vài yếu tố then chốt:
Xây dựng thương hiệu nội bộ là một quá trình, kế hoạch dài hạn
Xây dựng thương hiệu nội bộ là một quá trình liên tục, tạo ra những thành công
cho nhân viên trong mọi giá trị của thương hiệu nội bộ. Có một sự khác nhau giữa
truyền một thông điệp, hiểu thông điệp và thực hiện thông điệp.
Tổ chức phải có một người lãnh đạo cấp cao tiến hành tham gia và tạo kết nối với
toàn đội ngũ nhân viên trong việc xây dựng thương hiệu nội bộ, không thể ủy quyền
hoặc giao phó trách nhiệm quan trọng đó cho những người quản lí.
Đại
c
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 87
Bắt đầu việc xây dựng thương hiệu nội bộ với một tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng.
Tổ chức các đối tượng nhân viên tương ứng với từng nhiệm vụ xác định và rõ
ràng, quan sát và thăm hỏi họ thường xuyên trong quá trình
Việc xây dựng thương hiệu nội bộ nếu làm tốt sẽ cho phép nhân viên chuyển từ
“đã nhận” sang “hiểu” rõ thông tin, rồi đến “cam kết”, từ đó họ sẽ tiến hành “thay đổi
hành vi” trong một nỗ lực đạt được mục tiêu của tổ chức. Kết quả là họ đáng được
nhận “sự công nhận và phần thưởng”, điều đó tạo ra sự củng cố tích cực cho sự thay
đổi thái độ và hành vi.
Nhận ra tầm quan trọng của khách hàng cũng như tất cả những quan điểm ý kiến
của họ đối với tổ chức mình: về bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh thị
trường, về giá cả dịch vụ cũng như các hoạt động quảng cáo...
Sắp xếp hợp lí tầm quan trọng của thương hiệu bên ngoài và thương hiệu nội bộ.
Hãy để lời hứa thương hiệu như một sứ mệnh mà tất cả thành viên trong tổ chức phải
thực hiện, thông điệp bên trong và bên ngoài tổ chức phải giống nhau.
Đến tham gia, đồng thuận và đối thoại cùng với nhân viên, điều đó tốt hơn các
thông báo, quy định hay sắc lệnh và các chính sách từ cấp trên truyền xuống nhân viên
cấp dưới.
Có "nhân viên Đại sứ thương hiệu" là rất quan trọng - liên kết với tất cả các nhân
viên từ tất cả các cấp, người sẽ quảng bá thương hiệu trong nội bộ thông qua giao tiếp
kinh nghiệm.
Có được số liệu và các biện pháp trước, trong và sau khi thực hiện chương trình.
Nghiên cứu các nhân viên thường xuyên và theo dõi sự tiến bộ của họ theo thời gian.
Làm việc chăm chỉ để biến những khái niệm phức tạp thành những ý tưởng đơn
giản, để công tác truyền thông dễ dàng hơn, để thông điệp truyền thông dễ hiểu hơn
cho toàn thể đội ngũ nhân viên. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia bên ngoài và
được tư vấn theo từng khía cạnh, đây là một công việc khó khăn nhưng nếu có phương
pháp và quá trình cố gắng, sẽ rất có hiệu quả.[19]
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 88
3.2.2 Các giải pháp cụ thể
3.2.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của nhân
tố “Tổ chức và quản lí”
Xây dựng thương hiệu nội bộ là một quá trình liên tục tương tác qua lại giữa
người lãnh đạo và nhân viên. Nếu như nhân viên là người có vai trò chuyển giao
những giá trị của thương hiệu đến với khách hàng, là người trực tiếp tiếp xúc và tạo ra
những trải nghiệm cho khách hàng thì người quản lí lại đóng vai trò quan trọng khác.
Đó chính là người điều phối và tổ chức các hoạt động, giúp cho tổ chức luôn đi đúng
hướng đến mục tiêu, tầm nhìn mà tổ chức đã đặt ra. “Tổ chức và quản lí” là một trong
những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thương hiệu nội bộ, với hệ số tác
động beta bằng 0,071. Vấn đề đáng xem xét ở đây là quyền hạn giữa các phòng ban
chưa được tách biệt rõ ràng, dẫn đến trùng lặp trong việc thực hiện và quản lí thực hiện
các hoạt động của tổ chức. Như đã phân tích ở đầu phần 2, đó là sự tham gia của chủ
sỡ hữu đối với các phòng ban, gây trở ngại cho giám đốc điều hành trong việc quản lí
hoạt động của khách sạn. Từ đó, việc tạo ra một hệ thống phân quyền các hoạt động
giữa 2 bên là vô cùng quan trọng và cần được thực hiện nghiêm túc. Không chỉ ở ban
lãnh đạo, việc bộ phận này thực hiện những công việc của bộ phận kia vẫn thường
xuyên xảy ra và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.
Một vấn đề đáng quan tâm đó là vai trò truyền cảm hứng của người quản lí. Nếu
như chính sách lương, nâng bậc lương, hay các chính sách động viên khen thưởng là
những cách thức theo khuôn khổ, quy định, và được thực hiện như một biện pháp
“cứng”, thì những cử chỉ, thái độ, sự quan tâm của người quản lí, lãnh đạo đối với
nhân viên lại được xem là biện pháp “mềm” tạo nên mối quan hệ bền chặt trong khách
sạn. Chính những điều nằm ngoài những luật lệ nguyên tắc ấy, sẽ là những nguồn cảm
hứng cho nhân viên để họ yêu công việc mình đang làm hơn. Sự truyền cảm hứng
không chỉ là trong công việc, mà còn là cảm hứng trong cuộc sống. Khách sạn sẽ trở
nên đoàn kết hơn khi mà giám đốc thân thiết với nhân viên, xem nhân viên không phải
là cấp dưới và là những người cộng sự, cùng thực hiện một sứ mệnh chung của tổ
chức. Khi nhân viên được truyền cảm hứng, khi họ cảm thấy mình được tôn trọng, họ
Đại
ọc
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 89
sẽ khao khát cống hiến hơn. Đó chính là cách xây dựng thương hiệu nội bộ bền vững
nhất.
3.2.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của nhân
tố “Chính sách của tổ chức”
Chú trọng vào xây dựng và hoàn thiện các chính sách của tổ chức. Đây là nhân tố
duy nhất có mức độ quan trọng tỷ lệ nghịch với việc xây dựng thương hiệu nội bộ, khi
mà hệ số beta bằng (-3,09). Việc nhân viên chú trọng đến chính sách của tổ chức đòi
hỏi tổ chức phải tiến hành điều chỉnh nhằm đáp ứng được những mong muốn của nhân
viên. Thỏa mãn khách hàng nội bộ là tiền đề của thõa mãn khách hàng bên ngoài, là
con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để chuyển giao lời hứa thương hiệu đến với
khách hàng qua việc họ được trải nghiệm những giá trị tuyệt vời nhất của đội ngũ nhân
viên. Đó là sự mến khách, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với khách hàng. Đó là điều mà
Cherish hướng đến.
Chính sách lương là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên khi họ mong muốn
nhận được những gì xứng đáng với những gì đã đóng góp cho khách sạn. Lương trở
thành vấn đề đáng được quan tâm nhất với mức độ quan trọng là 4,63/5, và có 99
người trên tổng số 107 nhân viên mong muốn thay đổi mức lương như đã phân tích ở
phần 2. Nhiều nhân viên chưa hài lòng với mức lương hiện tại. Tuy nhiên việc nâng
mức lương, bậc lương là vấn đề quan trọng luôn phải được xem xét trong tổng hòa các
lợi ích và chi phí bỏ ra. Tiến hành kích thích nhân viên để họ có thể thể hiện bản thân,
có thể bày tỏ nguyện vọng của mình qua việc chứng minh những đóng góp và khả
năng làm việc, đam mê cống hiến của mình.
Nhu cầu của nhân viên không chỉ dừng lại ở những đáp ứng về môi trường làm
việc, về mối quan hệ với nhân viên, mà còn ở nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định
mình. Chính sách khen thưởng và động viên cần được chú trọng và hiện thực hóa hơn.
Đôi khi việc thưởng cho nhân viên chỉ là điều kiện đủ trong khi điều kiện cần đó là sự
công nhận. Công nhận những đóng góp của nhân viên đối với khách sạn bằng những
bằng khen hàng tháng, những món quà nhỏ hàng quý là cách động viên nhân viên hiệu
quả, và giúp họ cảm thấy giá trị của bản thân, từ đó, nhân viên không ngừng nỗ lực thể
hiện những giá trị đẹp, niềm đam mê của bản thân, góp phần chuyển đam mê đó vào
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 90
công việc. Thương hiệu nội bộ sẽ được xây dựng vững chắc, thương hiệu khách sạn sẽ
đến với khách hàng một cách ý nghĩa nhất.
Bên cạnh đó, “cơ hội thăng tiến trong công việc” cũng được nhân viên đánh giá ở
vị trí thứ 3 trong mục đích làm việc của nhân viên, sau “lương” và “đam mê”. Để nhân
viên có thể trung thành với tổ chức, để nhà lãnh đạo giữ được người tài cho tổ chức,
việc xem trọng và đề bạt nhân viên là điều cần thiết. Hơn thế, việc để nhân viên tự đề
bạt mình lên cấp cao hơn là điều một nhà lãnh đạo nên khuyến khích. Có thể tạo ra
nhiều tầng bậc hơn trong khách sạn để việc đi lên từng nấc thang trong sự nghiệp trở
thành sức hút và mục tiêu của nhân viên, khiến họ đam mê, hăng say và hết lòng trong
công việc hơn. Mục tiêu của nhân viên được thỏa mãn một cách chính đáng cũng
chính là khi mục tiêu của tổ chức được hiện thực hóa. Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên và việc xây dựng thương hiệu nội bộ vững chắc, phát
triển là mối quan hệ nhân quả.
3.2.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của nhân
tố “Truyền thông nội bộ”
Thứ nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ nói chung và truyền
thông nội bộ về thương hiệu nói riêng. Bài học đầu tiên là về tính chất của những lý
thuyết về thương hiệu. Thương hiệu không chỉ là 1 cái tên, hay 1 slogan, nó là phép
cộng của tất cả những lợi ích độc đáo liên quan đến tổ chức. Do đó, khách sạn cần
quản lí những nội dung về thương hiệu và truyền thông nó một cách đơn giản, dễ hiểu.
Việc tuyên truyền thương hiệu một cách thông minh sẽ đòi hỏi một sự hỗ trợ nguồn
lực nhất định để thực hiện lời hứa thương hiệu.
Bài học thứ 2 là thương hiệu không thể tự động phù hợp với từng đối tượng liên
quan. Một vài thành viên cần được thuyết phục về lợi ích của thương hiệu nội bộ và tin
tưởng ở chúng.
Những thông tin thu thập được cũng như những phân tích ở phần 2 đã cho ta thấy
được sự hạn chế của truyền thông nội bộ tại khách sạn (với 47,7% trong tổng số nhân
viên hiểu sai truyền thông nội bộ là quá trình xảy ra một chiều từ cấp trên xuống cấp
dưới, xem bảng 2.14). Tổ chức cần phải đầu tư nguồn lực để thực hiện việc truyền
thông nội bộ về các giá trị của thương hiệu. Những bức ảnh chụp về toàn thể nhân viên
Đại
học
Kin
h tế
Hu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 91
của khách sạn, những băng rôn nghệ thuật ấn tượng, những slogan độc đáo và riêng
biệt của Cherish, những thông điệp thể hiện giá trị mà Cherish hướng đến nhân viên,
sẽ là những điểm nhấn mang đến một giá trị riêng, góp phần chuyển tải lời hứa thương
hiệu đến với khách hàng thông qua sự yêu thích và nỗ lực truyền thông của nhân viên.
Việc tổ chức các buổi họp hàng tuần, hàng tháng, không chỉ diễn ra ở phạm vi nội bộ
phòng ban hay ở ban lãnh đạo, mà nên mở rộng ra với toàn thể nhân viên khách sạn.
Đây là những buổi trao đổi, thảo luận giữa nhân viên và người lãnh đạo chứ không
phải hoạt động truyền thông một chiều. Việc khuyến khích nhân viên bày tỏ quan
điểm, thái độ, góp ý đối với tổ chức là vô cùng quan trọng. Lãnh đạo, ở đây là giám
đốc điều hành, người phụ trách xây dựng thương hiệu nội bộ, là người truyền thông
những giá trị của thương hiệu nội bộ cho nhân viên, chuyển giao lời hứa thương hiệu
cho nhân viên và tích cực thu hút sự phản hồi từ nhân viên. Không chỉ xem xét và đáp
ứng những phản hồi của nhân viên, việc thành lập hòm thư góp ý, nơi nhân viên trực
tiếp chia sẻ với ban lãnh đạo là vô cùng cần thiết, những cuộc trò chuyện thân mật gần
gũi, những thấu hiểu của người lãnh đạo đối với nhân viên từ các bộ phận sẽ củng cố
sự “cam kết của nhân viên” đối với thương hiệu.
3.2.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của nhân
tố “Văn hóa tổ chức” và “Đặc điểm công việc”
Qua quá trình phân tích, ta thấy được “Đặc điểm công việc” là yếu tố ảnh hưởng
lớn nhất đến quá trình xây dựng thương hiệu nội bộ (hệ số tác động bằng 0,669).
Trong khi đó, nhân viên cho rằng thiết kế công việc còn nhàm chán và thiếu mới mẻ.
Môi trường làm việc chưa phát huy được khả năng của nhân viên, chưa tạo được mọi
cơ hội cho nhân viên có thể thể hiện các giá trị của bản thân cũng như truyền tải các
giá trị của thương hiệu đến với khách hàng. Việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ,
cũng như những chuyến du lịch dã ngoại hàng quý, hàng năm là một cơ hội để các bộ
phận, phòng ban có thể thấu hiểu nhau hơn, thắt chặt tình đoàn kết và xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp, cùng hướng về mục tiêu của tổ chức. Khách sạn có thể mời sự tham
gia của khách du lịch, những khách hàng có thời gian và mong muốn khám phá hơn về
văn hóa con người Việt Nam, điều đó không chỉ tạo điều kiện cho nhân viên hứng thú
hơn mà còn mang đến những giá trị thương hiệu riêng của khách sạn đến với khách
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 92
hàng. Việc tổ chức các buổi liên hoan nhỏ tại nhà hàng của khách sạn hàng tháng với
sự tham gia giao lưu của những thành viên ngẫu nhiên trong từng bộ phận, đặc biệt là
những bộ phận ít có cơ hội tiếp xúc với khách hàng như thu ngân, kế toán sẽ đáp ứng
được mong muốn trò chuyện giao lưu với khách nước ngoài và tạo sự kết nối của tất
cả mọi người đến những giá trị của thương hiệu Cherish. Khách sạn có thể tạo ra một
nhóm những thành viên năng động cho việc tổ chức sự kiện, với quy mô nhỏ. Gây
dựng quỹ liên hoan với những đóng góp nhỏ từ các thành viên là không đáng kể nhưng
có thể hiệu quả mang lại sẽ to lớn. “Văn hóa tổ chức”, những nét đẹp và giá trị của tổ
chức cũng từ đó mà hình thành và phát triển.
Thứ hai là việc nâng cấp các trang thiết bị nhằm cải thiện chất lượng phục vụ, từ
hệ thống máy tính chậm và treo thường xuyên, từ nguồn nước quá hạn chế cho công
việc của bộ phận nhà hàng, bếp, cho đến chất lượng của những bữa ăn ca cho nhân
viên. Đây là vấn đề đáng được quan tâm và cải thiện nhất khi mà hầu như tất cả nhân
viên (99% trong tổng số 107 nhân viên) đều phàn nàn và đề xuất mong muốn được
giải quyết.
Thứ ba là việc nâng cao trình độ của nhân viên qua việc tổ chức các lớp tập huấn
về kiến thức chuyên môn, bằng cách giao lưu với các thành viên xuất sắc của các
khách sạn khác với chi phí bỏ ra cân nhắc được. Việc liên kết với một vài khách sạn
chất lượng khác để giao lưu học hỏi lẫn nhau, hai tổ chức cùng có lợi sẽ tạo cơ hội cho
nhân viên nâng cao sự sáng tạo và đam mê nghề nghiệp hơn. Quản lí, lãnh đạo cũng là
những thành phần không thể thiếu trong việc không ngừng học tập và trau dồi kinh
nghiệm. Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 93
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Du lịch là ngành dịch vụ trọng điểm được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng phát
triển hiện nay. Dịch vụ lưu trú cũng từ đó mà có bước phát triển mạnh mẽ. Việc xuất
hiện ngày càng nhiều khách sạn từ 2 sao đến 5 sao đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải liên
tục xây dựng những chiến lược cạnh tranh hay tìm ra và phát huy những thế mạnh của
mình để có thể chiếm lĩnh và phát triển thị trường, mang lại lợi nhuận cho khách sạn.
Cherish với tầm nhìn trong 10 năm là trở thành khách sạn 4 sao được yêu thích nhất đã
xác định sứ mệnh và mối quan tâm đầu tư, đó chính là nhân viên. Một thương hiệu
mạnh, muốn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, muốn được khách hàng yêu thích thì trước
tiên phải được nhân viên yêu thích, có như vậy, nhân viên mới tạo được sự yêu thích
ấy cho khách hàng qua việc cung cấp những trải nghiệm của dịch vụ mến khách. Để
làm được điều đó, để thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, tạo cho nhân viên cảm hứng để
chuyển giao lời hứa thương hiệu đên với khách hàng, thì đó chính là ý nghĩa của việc
xây dựng thương hiệu nội bộ. Sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên càng cao, càng
hướng lên đỉnh theo tháp nhu cầu của Maslow thì hiệu quả của việc xây dựng thương
hiệu nội bộ cũng càng cao, sự phát triển của tổ chức càng bền vững. Có thể hình dung
điều đó qua mô hình dưới đây:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 94
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Sơ đồ 3.1: Mô hình mối tương quan giữa nhu cầu của nhân viên và việc xây dựng
thương hiệu nội bộ
Bài nghiên cứu đã cung cấp những thông tin, lí luận về thương hiệu, xây dựng
thương hiệu nội bộ, phân tích vai trò quan trọng của quá trình đó trong sự phát triển
bền vững của khách sạn Cherish. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra mô hình tác động
của những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nội bộ tại khách sạn, đó
là “Tổ chức và quản lí”, “Chính sách của tổ chức”, “Truyền thông nội bộ”, “Văn hóa
tổ chức”, “Đặc điểm công việc” và “Cam kết của nhân viên”.
Bài nghiên cứu đã thu thập, phân tích được những ý kiến của nhân viên về
thương hiệu nội bộ và những giá trị mà thương hiệu mang lại cho nhân viên để chuyển
giao lời hứa thương hiệu đến với khách hàng. Nghiên cứu còn cho thấy được những
điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống hoạt động của tổ chức từ cấp quản lí đến nhân
viên, xoay quanh vấn đề xây dựng thương hiệu nội bộ. Từ đó, đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ tại Cherish với nhân
viên là đối tượng được chú trọng.
Tự
khẳng
định
Được tôn
trọng
Xã hội
An toàn
Sinh học
Hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu nội bộ
Sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 95
Hạn chế của đề tài:
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chưa có một cái nhìn sâu
sắc về việc xây dựng thương hiệu nội bộ của khách sạn.
- Xây dựng thương hiệu nội bộ là điều khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt
Nam nên các tài liệu tham khảo tiếng Việt rất hạn chế, chủ yếu là tài liệu tiếng Anh,
cùng với kiến thức bản thân nên chưa thể đi sâu phân tích kĩ việc xây dựng thương
hiệu nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm thực hiện đề tài nhưng vẫn
không tránh nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong muốn các quý thầy, cô giáo,
các bạn đóng góp ý kiến cho đề tìa được tốt hơn, mang tính thực tiễn cao hơn.
- Bài nghiên cứu chưa đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng
thương hiệu nội bộ một cách toàn vẹn cũng như chưa đi vào nghiên cứu sự tác động
qua lại cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố này với nhau. Đây sẽ là gợi ý cho
những nghiên cứu mới trong tương lai, nhằm khám phá rõ hơn về mọi khía cạnh của
việc xây dựng thương hiệu nội bộ trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và các lĩnh vực
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khác nói chung.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tăng cường các hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch đến với Huế, nhằm
tạo môi trường mở cho các khách sạn nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch
nói chung có thể giới thiệu và phát triển thương hiệu của mình.
- Hiểu rõ và tổ chức xây dựng một thương hiệu nội bộ riêng của Huế trong đó
khách hàng nội bộ là những công ty, doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện cho những
đơn vị này cùng phát triển, và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch của toàn tỉnh.
- Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo với các khách sạn lớn trong địa bàn tỉnh, quốc
gia và quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các khách sạn trong tỉnh học tập những kinh
nghiệm phát triển cũng như có thể xây dựng những giá trị thươn hiệu riêng cho bản
thân các khách sạn đó.
Đại
ọc
Kin
h tế
Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 96
2.2 Đối với những ban quản lí, lãnh đạo
- Cần xây dựng và hoàn thiện một hệ giá trị thương hiệu nội bộ cho khách sạn
bao gồm từ việc xác định các giá trị của thương hiệu, lời hứa thương hiệu, chính sách
tổ chức, sự nhất quán trong các phương tiện truyền thông, sự liên kết các chiến lược,
cơ sở hạ tầng cho truyền thông đến việc tạo cơ chế chia sẻ thông tin trong tổ chức.
- Giữa các cấp quản lí cần tạo cho mình những mối quan hệ tốt trong nội bộ. Và
họ cần quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ với nhân viên.
- Xây dựng môi trường làm việc năng động, hiệu quả, nơi nhân viên và quản lí
thấu hiểu vai trò của mình trong việc chuyển giao thương hiệu đến với khách hàng
bằng cách tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt đẹp nhất.
- Cần tạo ra những dịp vui chơi đó là cơ hội để mọi người trong công ty có điều
kiện tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Tham gia các cuộc họp mặt nhân viên dưới quyền,
đây là dịp để mọi người thắt chặt tình đoàn kết, tạo ra sự vui vẻ, yêu mến mà nhân viên
dưới quyền dành cho lãnh đạo mình.
- Cải thiện và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm tạo điều kiện
cho nhân viên có cơ hội chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất, tập trung vào phát
huy điểm mạnh của nhân viên.
2.3 Đối với nhân viên trong khách sạn
- Tích cực tìm hiểu về thương hiệu, xây dựng thương hiệu nội bộ, các giá trị của
thương hiệu và nỗ lực chuyển giao lời hứa thương hiệu đến với khách hàng.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, chia sẻ đối với toàn thể nhân viên ở
tất cả các bộ phận trong khách sạn.
- Truyền thông nội bộ hiệu quả và chất lượng trong nội bộ khách sạn.
- Biết cách xử lí nhiều tình huống phát sinh căng thẳng một cách có hiệu quả giữa
nhân viên với quản lí, nhân viên với nhân viên, và quan trọng nhất là nhân viên với
khách hàng.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Anh Bình (2013), Tiểu luận “Định hướng xây dựng chiến lược
Marketing khách sạn Camellia”.
[2] Nguyễn, Quốc Thịnh (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thanh Đức (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác truyền thông nội bộ tại công ty CP Sợi Phú Bài”, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
[4] Nguyễn Thị Thảo, “Các bước xây dựng thương hiệu nội bộ”, Khoa QTKD, Đại
học Duy Tân, Đà Nẵng.
[5] Nguyễn Thị Thảo, “Các khái niệm về thương hiệu nội bộ”, Khoa QTKD, Đại
học Duy Tân, Đà Nẵng.
[6] Nguyễn Thị Thảo, “Vai trò của thương hiệu nội bộ”, Khoa QTKD, Đại học
Duy Tân, Đà Nẵng.
[7] Nguyễn Trần Hiệp (2006), Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp,
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội.
[8] Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010), Văn hóa tổ chức
và lãnh đạo,Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà nội.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 98
Tiếng Anh
[9] Caroline Ahlberg,Emelie Carlson,Johanna Karlström, 2012, “Internal
Branding: An Empirical Study within the Swedish Bank Industry, an Employees
Perspective”.
[10] Kai F. Mahnert & Ann M. Torres, “The brand inside: the factors of
failure and success in internal branding”, Mercury Publications, 2007.
[11] King, Ceridwyn, Grace, Debra (2015) “Internal branding: Exploring the
employee's perspective”.
[12] Nina MacLaverty, Patricia McQuillan, Hugh Oddie (2007) “Internal
Branding Best Practices Study”.
[13] Özçelik, Gaye, (2015), “Engagement and Retention of the Millennial
Generation in the Workplace through Internal Branding”.
[14] Rahman Bin Abdullah, Mushaireen Musa, Harnizam Zahari, Razman
Rahman, Khazainah Khalid (2011), “The Study of Employee Satisfaction and its
Effects towards Loyalty in Hotel Industry in Klang Valley, Malaysia”.
[15] Rod Gapp, Bill Merilees (2006) “Important factors to consider when
using internal branding as a management strategy: A healthcare case study”.
[16] Simon Knox and Cheryl Freeman, “Measuring and Managing Employer
Brand Image in the Service Industry”, Journal of Marketing Management, 2006, 22,
695- 716.
[17] Sharon Groom, Nina MacLaverty, Patricia McQuillan, Hugh Oddie
(2008) “Internal Branding – A Human Resources Perspective”.
[18] Susan gunelius (2015), “5 key benefits of Internal brand building”.
[19]
events/internal-branding/
[20]
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 99
DANH MỤC VIẾT TẮT
WIPO - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
ROIC - Tỉ suất lợi nhuận của tổng số vốn đầu tư
CP - Cổ phần
TGĐ - Cổng giám đốc
Cty - Công ty
GĐĐH - Giám đốc điều hành
HCNS - Hành chính nhân sự
GĐ - Giám đốc
CBNV - Cán bộ nhân viên
BGĐ-HĐQT - Ban giám đốc hội đồng quản trị
BLĐ - Ban lãnh đạo
BQ - Bình quân
TCQL - Tổ chức và quản lí
CSTC - Chính sách của tổ chức
TTNB - Truyền thông nội bộ
VHTC - Văn hóa tổ chức
DDCV - Đặc điểm công việc
CCNV - Cam kết của nhân viên
VXDTHNB - Việc xây dựng thương hiệu nội bộ
SL - Số lượng
NV - Nhân viênĐại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 100
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thước đo hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu nội bộ áp dụng đối với
khách hàng.....................................................................................................................27
Bảng 1.2: Thước đo hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu nội bộ áp dụng đối với
nhân viên........................................................................................................................28
Bảng 1.3: Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất.............................38
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của khách sạn Cherish .......................................................52
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Cherish từ năm 2010 - 2014
.......................................................................................................................................53
Bảng 2.3: Bảng thống kê lao động theo vị trí công tác .................................................55
Bảng 2.4: Bảng thống kê lao động theo độ tuổi ............................................................56
Bảng 2.5: Bảng thống kê lao động theo giới tính..........................................................57
Bảng 2.6: Bảng thống kê lao động theo thu nhập .........................................................58
Bảng 2.7: Bảng thống kê lao động theo thời gian làm việc ..........................................59
Bảng 2.8: Bảng thống kê quan điểm của nhân viên về thương hiệu nội bộ ..................60
Bảng 2.9: Bảng kết quả hồi quy ....................................................................................61
Bảng 2.10: Bảng thống kê giá trị trung bình về mức độ quan trọng của các nhân tố
trong việc xây dựng thương hiệu nội bộ........................................................................62
Bảng 2.11: Bảng đánh giá yếu tố “Tổ chức và quản lý” ...............................................65
Bảng 2.12: Bảng đánh giá về những điều nhân viên mong muốn thay đổi nhất...........67
Bảng 2.13: Bảng đánh giá về yếu tố “Chính sách tổ chức” ..........................................68
Bảng 2.14: Bảng đánh giá về nhân tố “Truyền thông nội bộ” ......................................72
Bảng 2.15: Bảng thống kê quan điểm của nhân viên về truyền thông nội bộ...............73
Bảng 2.16: Bảng đánh giá về nhân tố “Văn hóa tổ chức” .............................................75
Bảng 2.17: Bảng thống kê về hiệu quả thiết kế công việc hiện tại ...............................76
Bảng 2.18: Bảng đánh giá về nhân tố “đặc điểm công việc” ........................................78
Bảng 2.19: Bảng thống kê về mục tiêu làm việc của nhân viên....................................79
Bảng 2.20: Bảng đánh giá về nhân tố “Cam kết của nhân viên” ..................................81
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 101
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các nhân tố quyết định sự thất bại hay thành công của việc xây dựng
thương hiệu nội bộ.........................................................................................................31
Sơ đồ 1.2: Nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nội bộ tại ....................34
Sơ đồ 1.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khách sạn ....................35
Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên ...............37
Sơ đồ 1.5: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nội bộ.....37
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của khách sạn Cherish, Huế...............................................50
Sơ đồ 2.2: Mô hình ý nghĩa của thương hiệu nội bộ .....................................................81
Sơ đồ 3.1: Mô hình mối tương quan giữa nhu cầu của nhân viên và việc xây dựng
thương hiệu nội bộ.........................................................................................................94
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thống kê lao động theo vị trí công tác .....................................................55
Biểu đồ 2.2: Thống kê lao động theo độ tuổi ................................................................56
Biểu đồ 2.3: Thống kê lao động theo giới tính..............................................................57
Biểu đồ 2.4: Thống kê lao động theo thu nhập .............................................................58
Biểu đồ 2.5: Thống kê lao động theo thời gian làm việc ..............................................59
Đại
học
K n
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 102
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................4
1.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm thương hiệu ..................................................................................4
1.1.2 Khái niệm thương hiệu nội bộ trong doanh nghiệp .......................................5
1.1.3 Vai trò của thương hiệu nội bộ trong doanh nghiệp ......................................7
1.1.3.1 Thương hiệu nội bộ thể hiện lời hứa của công ty đến nhân viên ...........7
1.1.3.2 Thương hiệu nội bộ tập trung vào sự lựa chọn của nhân viên ...............8
1.1.3.3 Thương hiệu nội bộ giúp xác định vai trò của nhân viên làm việc cho
công ty ................................................................................................................8
1.1.3.4 Thương hiệu nội bộ cho thấy công ty là nơi để làm việc .......................9
1.1.3.5 Thương hiệu nội bộ xác định cho nhân viên những trải nghiệm mà
khách hàng muốn có .........................................................................................10
1.1.3.6 Thương hiệu nội bộ kết nối bên trong với bên ngoài ...........................11
1.1.3.7 Thương hiệu nội bộ chỉ rõ những gì mà công ty tin tưởng ..................12
1.1.4 Xây dựng thương hiệu nội bộ trong doanh nghiệp ......................................13
1.1.4.1 Ý nghĩa của xây dựng thương hiệu nội bộ trong doanh nghiệp ...........14
1.1.4.2 Trách nhiệm lãnh đạo trong việc xây dựng thương hiệu nội bộ...........15
1.1.4.3 Các bước xây dựng thương hiệu nội bộ trong doanh nghiệp ...............16
1.1.4.4 Những thách thức, khó khăn của việc xây dựng thương hiệu nội bộ ...24
1.1.4.5 Cạm bẫy của việc xây dựng thương hiệu nội bộ ..................................25
1.1.5 Thước đo hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu nội bộ..........................26
1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................29
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 103
1.2.1 Bình luận các nghiên cứu có liên quan ........................................................29
1.2.1.1 Bình luận các nghiên cứu liên quan về xây dựng thương hiệu nội bộ .29
1.2.1.2 Bình luận các nghiên cứu liên quan về lĩnh vực khách sạn..................34
1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................37
1.2.2.1 Tổ chức và quản lí ................................................................................39
1.2.2.2 Chính sách của tổ chức.........................................................................40
1.2.2.3 Truyền thông nội bộ .............................................................................41
1.2.2.4 Văn hóa tổ chức....................................................................................43
1.2.2.5 Đặc điểm công việc ..............................................................................44
1.2.2.6 Cam kết của nhân viên .........................................................................45
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nội
bộ tại khách sạn Cherish, Huế....................................................................................47
2.1 Tổng quan về khách sạn Cherish, Huế ................................................................47
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Cherish, Huế .................47
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty..........................................................................50
2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty.........................................................51
2.1.4 Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn ...............................................53
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu nội bộ tại
khách sạn Cherish, Huế .............................................................................................54
2.2.1 Mô tả mẫu điều tra .......................................................................................54
2.2.2 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng
thương hiệu nội bộ tại khách sạn Cherish.............................................................59
2.2.2.1 Phân tích mức độ tác động của từng nhân tố đối với việc xây dựng
thương hiệu nội bộ ............................................................................................60
2.2.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Tổ chức quản lí” đến việc
xây dựng thương hiệu nội bộ ............................................................................64
2.2.2.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Chính sách của tổ chức” đến
việc xây dựng thương hiệu nội bộ ....................................................................66
2.2.2.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Truyền thông nội bộ” đến
việc xây dựng thương hiệu nội bộ ....................................................................69
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Bùi Thị Thanh Nga
Võ Thị Kim Nga 104
2.2.2.5 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Văn hóa tổ chức” đến việc
xây dựng thương hiệu nội bộ ............................................................................73
2.2.2.6 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Đặc điểm công việc” đến
việc xây dựng thương hiệu nội bộ ....................................................................76
2.2.2.7. Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Cam kết của nhân viên” đến
việc xây dựng thương hiệu nội bộ ....................................................................79
2.2.3 Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc xây dựng
thương hiệu nội bộ tại khách sạn Cherish, Huế ....................................................81
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU NỘI BỘ TẠI KHÁCH SẠN CHERISH, HUẾ ..............................................84
3.1 Định hướng phát triển của khách sạn Cherish, Huế............................................84
3.2 Giải pháp .............................................................................................................86
3.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................86
3.2.2 Các giải pháp cụ thể .....................................................................................88
3.2.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của
nhân tố “Tổ chức và quản lí” ............................................................................88
3.2.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của
nhân tố “Chính sách của tổ chức” ....................................................................89
3.2.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của
nhân tố “Truyền thông nội bộ” .........................................................................90
3.2.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu nội bộ của
nhân tố “Văn hóa tổ chức” và “Đặc điểm công việc” ......................................91
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................93
1. Kết luận .................................................................................................................93
2. Kiến nghị ...............................................................................................................95
2.1 Đối với sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...............................95
2.2 Đối với những ban quản lí, lãnh đạo...................................................................96
2.3 Đối với nhân viên trong khách sạn......................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................97
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_xay_dung_thuong_hieu_noi_bo_tai_khach_san_cherish_hue_0523.pdf