Đề tài của tôi mới chỉ dừng lại ở khía cạnh quan sát. Tôi hi vọng trong
tương lai sẽ có một số đề tài tìm hiểu thêm một số khía cạnh của kế toán công nợ
mà đặc biệt là tìm hiểu công tác kế toán theo định hướng cung cấp thông tin cho
việc ra quyết định như thế nào. Đồng thời tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến
định mức công nợ tại trung tâm mà đề tài của tôi chưa làm được. Và tôi cũng hi
vọng công ty sẽ có sự quan tâm và định hướng cho một số đề tài nghiên cứu những
vấn đề kế toán tại trung tâm. Điều này sẽ giúp chúng tôi có điều kiện tiếp xúc sâu
hơn với thực tế và đưa ra những đề tài có ý nghĩa thực tiễn.
Không chỉ có phần hành kế toán công nợ mà tất cả các phần hành khác đều
có chức năng, ý nghĩa và phương pháp hạch toán riêng của nó. Tuy nhiên, từ lý
thuyết mà tiếp cận thực tế đang là một khoảng cách xa đối với những sinh viên
năm cuối như chúng tôi. Thiết nghĩ nếu trong 4 năm đào tạo ở trường, chúng tôi
được tiếp xúc nhiều với thực tế thì sẽ tránh được những bỡ ngỡ ban đầu trong quá
trình tìm hiểu thực tế. Hi vọng trong tương lai nhà trường sẽ kết hợp với doanh
nghiệp trong công tác đào tạo thì sẽ có lợi hơn rất nhiều cho sinh viên.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích công tác kế toán công nợ tại trung tâm ô tô - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan đến kế
toán Phải thu khách hàng, kế toán cũng sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung
và hệ thống tài khoản được lựa chọn từ hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài
Chính ban hành theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC.
Đối với tài khoản phải thu khách hàng, công ty tiến hành phân cấp chi tiết hệ
thống tài khoản cho từng đối tượng, cụ thể phân theo Khách lẻ và Khách chính
(chủ yếu là khách hàng của các công ty bảo hiểm). Việc theo dõi này là rất quan
trọng từ đó có cơ sở để xác định các khoản doanh thu theo từng khách hàng để có
chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Tài khoản 131: Chi tiết cho từng đối tượng khách hàng.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán có danh mục khách hàng cho phép nhập
tên khách hàng, mã số khách hàng, địa chỉ, mã số thuế,...
Cách chi tiết từng đối tượng khách hàng như bảng dưới đây:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 38
DANH MỤC KHÁCH HÀNG
Mã đối tượng Tên đối tượng
KC_010 Khách chính_Công ty bảo hiểm AAA
KC_014 Khách chính_Công ty bảo hiểm Bảo Việt
KL_Kia-37S.057.57 Khách lẻ_Nguyễn Văn Chính
... ...
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Trung tâm ô tô – Công ty CP XNK Nghệ An)
Ví dụ: TK 131(KC_010): là TK 131 chi tiết cho Công ty bảo hiểm AAA.
TK 131(KC_014): là TK 131 chi tiết cho Công ty bảo hiểm Bảo Việt
2.2.1.4. Ví dụ minh họa
Để có cái nhìn cụ thể hơn về quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp
hạch toán, trình tự ghi sổ sau đây tôi xin lấy nghiệp vụ cung cấp dịch vụ sửa chữa
ô tô theo Hóa đơn số 0008134 làm ví dụ minh họa:
Ngày 12 tháng 8 năm 2012, công ty tiến hành sữa chữa xe ô tô 37A-050.01
thuộc Công ty bảo hiểm AAA. Căn cứ nghiệp vụ phát sinh, bộ phận kế toán lập
hóa đơn GTGT gồm 3 liên có đầy đủ chữ ký.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 39
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu (Serial): VG/11P
Liên 1: Lưu Số (No): 0008134
Ngày 12 tháng 08năm 2013
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NGHỆ AN
Mã số thuế: 290032693
Địa chỉ: 15 Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An
Số tài khoản (Bank A/C): 1200201080300 tại NH NN&PTNT Việt Nam
Họ tên người mua hàng: CÔNG TY BẢO HIỂM AAA – CN NGHỆ AN
Mã số thuế: 0303705665-024
Địa chỉ: 312 Nguyễn Văn Cừ - Tp. Vinh – Nghệ An
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM. Mã số thuế (VAT code): 0303705665-024
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4 x 5
1 Chi phí sửa chữa xe 37A –
050.01 4.500.000
Cộng tiền hàng : 4.500.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT (VAT): 450.000
Tổng cộng tiền thanh toán (Total payment): 4.950.000
Số tiền viết bằng chữ: (Bốn triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( Đã ký) ( Đã ký, đóng dấu) ( Đã ký, đóng dấu)
Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 40
Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên nhập số liệu vào máy, máy tính sẽ tự động
hạch toán như sau:
Nợ TK 131(KC_010) 4.950.000
Có TK 51111 4.500.000
Có TK 333112 450.000
Do sử dụng phần mềm kế toán nên bộ phận kế toán công nợ chỉ thực hiện
việc xử lý số liệu ban đầu, việc nhập liệu vào các sổ Nhật ký chung, sổ Chi tiết,
sổ Cái, Sổ Tổng hợp, là do máy tự động thực hiện. Câc mẫu sổ được tự động
thực hiện như sau:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 41
Biểu 2.2: Sổ Nhật ký chung
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 08 năm 2012
ĐVT: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi Sổ
Cái
STT
dòng
TKĐƯ
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
B C D E G H 1 2
... ... ... ... ... ... ... ...
8134 10/08
Sửa chữa xe 37A-
050.01
131 4.950.000
8134 10/08
Sửa chữa xe 37A-
050.01
51111 4.500.000
8134 10/08
Sửa chữa xe 37A-
050.01
333112 450.000
... ... ... ... ... ... ... ...
Cộng số phát sinh x x x 312.568.452 312.568.452
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 42
Biểu 2.3: Sổ chi tiết Phải thu khách hàng
SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Tháng 08 năm 2012
Khách hàng: BHAAA
Mã KH: KC_010
ĐVT: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày Số hiệu Nợ Có
Số dư đầu kỳ 42.568.775
... ... ... ... ... ...
08/12 8134
Chi phí sửa chữa xe
37A-050.01
51111
4.500.000 0
08/12 8134
Chi phí sửa chữa xe
37A-050.01
333112
450.000 0
... ... ... ... ... ....
Tổng số phát sinh 94.886.114 85.767.700
Số dư cuối kỳ 51.687.189
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 43
Biểu 2.4: Sổ Cái TK 131
SỔ CÁI TK 131
Tháng 08 Năm 2012
Tên tài khoản: Phải thu khách hàng
Số hiệu: 131
ĐVT: VNĐ
Chứng từ
Khách
hàng
Diễn giải TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
hiệu
Nợ Có
Số dư đầu kỳ 95.458.483
... ... ... ... ... ... ...
08/12 8134
Công ty
BH AAA
Chi phí sửa chữa
xe 37A-050.01
51111
4.500.000 0
08/12 8134
Công ty
BH AAA
Chi phí sửa chữa
xe 37A-050.01
333112
450.000 0
... ... ... ... ... ... ...
Tổng số phát sinh 265.897.433 271.901.348
Số dư cuối kỳ 89.454.568
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 44
Cuối mỗi quý, phần mềm tự động kết chuyển số liệu để lập bảng Tổng hợp khoản
phải thu khách hàng.
Biểu 2.5: Bảng tổng hợp khoản Phải thu khách hàng
BẢNG TỔNG HỢP KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Quý III Năm 2012
ĐVT:VNĐ
Tên
doanh
nghiệp
Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Cty BH
AAA
25.230.220 32.568.978 30.900.000 26.899.198
Cty BH
BẢo
Việt
10.068.000 0 10.068.000 -
... ... ... ... .... ... ...
Tổng
cộng
100.063.587 71.406.164 60.968.000 110.501.751
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 45
2.2.2. Kế toán các khoản phải trả nhà cung cấp
2.2.2.1. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng trong công tác kế toán Phải trả nhà cung cấp bao gồm:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu yêu cầu mua hàng
- Phiếu nhập kho
- Đơn đặt hàng
- ...
Trình tự luân chuyển chứng từ như sau:
Căn cứ vào tình hình sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận kho sẽ gửi yêu
cầu mua hàng lên cho phòng Kinh doanh. Phòng kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra,
xác nhận và lập đơn đặt hàng gởi cho nhà cung cấp. Trưởng bộ phận này sẽ xem
xét báo giá, nếu thấy hợp lý cả về mặt số lượng, quy cách thì sẽ yêu cầu nhà cung
cấp chuyển hàng. Theo đúng tiến độ, các nhà cung cấp sẽ chuyển vật tư về kho cho
công ty kèm theo hóa đơn và các chứng từ liên quan. Bộ phận kho sẽ tiến hành
kiểm tra, đối chiếu các chứng từ cần thiết liên quan nếu thấy đúng theo yêu cầu
mua hàng thì lập Phiếu nhập kho gồm 2 liên:
Liên 1: Lưu tại bộ phận
Liên 2: Chuyển cho bộ phận kế toán công ty
Căn cứ vào hóa đơn do nhà cung cấp chuyển sang và phiếu nhập kho từ bộ
phận kho kế toán tiến hành kiểm tra và ghi sổ kế toán.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 46
Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ nghiệp vụ mua chịu
Ktra,
lập
PNK
HĐMH
Bộ phận kho Phòng KH - TT Phòng kế toán
ThK
Yêu cầu
mua hàng
2
PNK
1
A
A Yêu cầu
mua hàng
Kiểm tra,
xác nhận,
lập ĐĐH
2
ĐĐH
1
YC
MH
Ktra,phê
duyệt BBG
HĐMHA
PNK
2
Ktra, đối
chiếu, ghi sổ
kế toán
HĐMH
PXK
-Sổ NKC
- Sổ cái
- Sổ chi tiết
NCC Bảng báo
giá
HĐ
MH
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 47
2.2.2.2. Sổ kế toán
Sổ sách sử dụng trong kế toán Phải trả nhà cung cấp bao gồm:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái TK 331
- Sổ chi tiết công nợ phải trả người bán
- Sổ tổng hợp công nợ phải trả người bán
Trình tự ghi sổ như sau:
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành nhập liệu vào
phần mềm, sau đó phần mềm tự động kết chuyển vào sổ Nhật ký chung. Sau đó,
căn cứ số liệu đã ghi trong sổ Nhật ký chung, phần mềm kết chuyển vào sổ Cái TK
331 – Phải trả nhà cung cấp và sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp.
Cuối quý, từ các sổ chi tiết công nợ phải thu, phần mềm tự động kết chuyển
vào sổ tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp.
2.2.2.3. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi và hạch toán tài khoản Phải trả nhà cung cấp, công ty sử dụng
toàn bộ hệ thống tài khoản theo quy định của BTC. Tài khoản 331 cũng được theo
dõi chi tiết theo từng đối tượng thanh toán, cụ thể là tên công ty cung cấp phụ tùng,
vật tư, trang thiết bị.
Cách chi tiết tài khoản phải trả nhà cung cấp như bảng dưới đây:
DANH MỤC NHÀ CUNG CẤP
Mã đối tượng Tên đối tượng
PT-T.Tin Cty CPTMSG Trung tín
VT-Đ.Manh Cty CP cơ khí Đức Mạnh
VT-M.Hiền Cty CP THTBĐM Minh Hiền
...
...
Ví dụ:TK 331(PT-T.Tin) : TK 331 chi tiết cho Cty CPTMSG Trung tín.
TK 331(VT-M.Hiền): TK 331 chi tiết cho Cty CP THTBĐM Minh Hiền.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 48
2.2.2.4. Ví dụ minh họa
Để làm rõ hơn về nghiệp vụ mua chịu của công ty, tôi xin lấy một nghiệp vụ
làm minh họa:
Căn cứ vào tình hình sản xuất và lượng vật tư, phụ tùng trong kho đã đạt
mức tồn kho tối thiểu, ngày 22 tháng 08 năm 2012, công ty tiến hành mua vật tư
Sơn của Công ty cổ phần cơ khí ô tô Đức Mạnh để phục vụ sản xuất.
Bộ phận kho sẽ tiến hành lập Phiếu yêu cầu mua hàng gởi đến phòng KH-
TT, phòng KH-TT sẽ tiến hành kiểm tra, xét duyệt, và sau đó tiến hành đặt hàng
qua điện thoại. Khi hàng về đến công ty, bộ phận kho sẽ tiến hành cho nhập kho và
lập Phiếu nhập kho gồm 2 liên. Khi giao hàng, nhà cung cấp cũng sẽ giao Hóa đơn
GTGT liên 2 cho kế toán công ty.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 49
Biểu 2.6: Phiếu đề xuất mua vật tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Tp.Vinh, ngày 18 tháng 08 năm 2012
TRUNG TÂM Ô TÔ UNIMEX
GIẤY ĐỀ XUẤT MUA VẬT TƯ
Biển số xe: Mua nhập kho Nhãn hiệu:................. Phiếu s/c số:....
Chủ xe:................... Địa chỉ:.........
Người đế xuất: Ngô Nhật Khánh Chức vụ: Nhân viên
TT NỘI DUNG SL
KH
DUYỆT
GIÁ
MUA
NƠI
MUA
THỦ
TỤC TT
GHI
CHÚ
1 Sơn đỏ (kg) 1 1.000.000 Cty.
Đức
Mạnh2 Sơn nhũ (kg) 6.8 700.000
Cộng giá TT:
Chi phí lấy
hóa đơn:
Tổng cộng giá
trước thuế:
5.760.000
Duyệt Quản đốc xưởng Người đề xuất
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 50
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001
Liên 2: Giao cho khách hàng Ký hiệu (Serial): ÂA/11P
Ngày 22 tháng 08 năm 2012 Số (No): 0001360
TRUNG TÂM Ô TÔ UNIMEX
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ ĐỨC MẠNH
Mã số thuế: 2900876724
Địa chỉ: Số 1 – Ngõ 1A – Đường Kim Đồng – P. Hưng Bình – Tp. Vinh – Nghệ An
Điện thoại: (038) 62732532 – Fax: (038) 62732532
Số tài khoản (Bank A/C): 1200201080300 tại NH NN&PTNT Việt Nam -2, Láng Hạ.BĐ,HN
Họ tên người mua hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NGHỆ AN
Địa chỉ: 15 Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An
Số tài khoản: ..............................................................................................................................................................................
Hình thức thanh toán: TM. Mã số thuế (VAT code): 290032693
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4 x 5
1 Sơn màu đỏ Kg 01 1.200.000 1.000.000
2 Sơn màu nhũ Kg 6.8 700.000 4.760.000
Cộng tiền hàng 5.760..000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT (VAT) 576.000
Tổng cộng tiền thanh toán (Total payment) 6.336..000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu ba trăm ba sáu nghìn đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( Đã ký) ( Đã ký, đóng dấu) ( Đã ký, đóng dấu)
Biểu 2.7: Hóa đơn GTGT
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 51
Biểu 2.8: Phiếu nhập kho
PHIẾU NHẬP KHO Số: V258
Ngày 22 tháng 08 năm 2012 Nợ:
Có:
Người nhập: Hà Huy Tuệ
Đơn vị: Trung tâm ô tô - UNIMEX
Nội dung: Nhập sơn
Kho:
STT Mặt hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sơn màu đỏ Kg 1.000.000
2 Sơn màu nhũ Kg 6.8 700.000 4.760.000
Cộng tiền hàng: 5.760.000
Thuế NK:
Thuế GTGT:
Tổng tiền:5.760.000
Cộng thành tiền (tiền bằng chữ): Năm triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng.
Lập phiếu Người nhập Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 52
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn bán hàng do nhà cung cấp
chuyển đến tiến hành nhập dữ liệu vào máy, hệ thống máy tính sẽ tiến hành định
khoản như sau:
Nợ TK 1561 5.760.000
Nợ TK 133111 576.000
Có TK 331(VT_Đ.Mạnh) 6.336.000
Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, sổ Cái và sổ tổng hợp sẽ được phần mềm tự
động lập như sau:
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 53
Biểu 2.9: Sổ Nhật ký chung
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 08 năm 2012
ĐVT:VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi
Sổ
Cái
STT
dòng
TKĐƯ
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
B C D E G H 1 2
... ... ... ... ... ... ... ...
8134 10/08
Sửa chữa xe 37A-
050.01
131 4.950.000
8134 10/08
Sửa chữa xe 37A-
050.01
51111 4.500.000
8134 10/08
Sửa chữa xe 37A-
050.01
333112 450.000
... ... ... ... ... ... ... ...
Cộng số phát sinh x x x 312.568.452 312.568.452
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 54
Biểu 2.10: Sổ Cái TK 331
SỐ CÁI TK 331
Tháng 08 Năm 2012
Tên tài khoản: Phải trả người bán
Số hiệu: 331
ĐVT:VNĐ
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Phát sinh
SH Ngày tháng Nợ Có
Số dư đầu kỳ 112.458.223
... ... ... ... ... ...
1360 22/08 Mua vật tư sơn 1561 5.760.000
1360 22/08 Mua vật tư sơn 133111 576.000
... ... ... ... ...
Tổng số phát sinh 137.786.208 121.226.453
Số dư cuối kỳ 95.898.468
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 55
Biểu 2.11: Sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp
SỔ CHI TIẾT PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP
Qúy III năm 2012
Nhà cung cấp: Công ty cổ phần cơ khí ô tô Đức Mạnh
Mã nhà cung cấp: VT-Đ.Manh
ĐVT:VNĐ
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Phát sinh
SH
Ngày
tháng
Nợ Có
... ... ... ... ... ...
1360 22/08 Mua vật tư sơn 1561 5.760.000
1360 22/08 Mua vật tư sơn 133111 576.000
... ... ... ... ...
Tổng số phát sinh 135.586.000
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 56
Cuối mỗi quý, phần mềm tự động kết chuyển số liệu để lập bảng Tổng hợp khoản
phải trả nhà cung cấp.
Biểu 2.12: Bảng tổng hợp tình hình thanh toán nhà cung cấp
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THANH TOÁN NHÀ CUNG CẤP
Quý III Năm 2012
ĐVT: VNĐ
Tên nhà
cung cấp
Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
...
... ... ... ... ... ...
Cty CP cơ
khí Đức
Mạnh
- - 45.560.000 30.560.000 15.000.000 -
...
... ... ... ... ... ...
Tổng
cộng
35.050.000 75.580.000 75.560.000 109.556.000 15.050.000 89.576.000
2.3. Phân tích khả năng thanh toán của Trung tâm ô tô qua 3 năm
2010-2012
Hiện nay, nền kinh tế nước ta cũng như nền kinh tế thế giới đang trải qua
giai đoạn phát triển với rất nhiều bước thăng trầm. Do đó, muốn tồn tại và phát
triển trong giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết thích ứng nhanh với
môi trường kinh doanh, phải biết cân nhắc, điều hòa dòng tiền để làm sao cho việc
kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi nhất. Với sự phát triển đa ngành, đa nghề
như hiện nay các doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội nhưng cũng không tránh
khỏi những thách thức trong việc kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp thường
tỏ ra khéo léo trong việc sử dụng nguồn tài chính của mình. Ngoài các khoản vay
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 57
mượn, hầu hết các doanh nghiệp đều biết cách chiếm dụng vốn lẫn nhau, nhưng
điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm
dụng vốn của mình. Vấn đề là phải biết làm sao sử dụng nguồn vốn một cách hiệu
quả nhất để vừa đem đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, lại vừa đảm bảo khả
năng thanh toán cho các doanh nghiệp khác.
2.3.1. Phân tích các khoản phải thu khách hàng của Trung tâm ô tô qua 3
năm 2010-2012
Bảng 2.4: Thực trạng các khoản phải thu của Trung tâm ô tô - Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Nghệ An qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So Sánh
2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Giá
trị
%
Giá
trị
%
Các khoản
phải thu
407,46 100 457,62 100 575,14 100 50,16 12,3 117,52 25,7
1.Phải thu
của KH
227,36 55.79 286,95 62.70 326,72 56.81 59,59 26,2 39,77 13,9
2.Trả trước
cho người
bán
118,53 29.09 106,59 23.29 172,24 29.95 -11,94 -10,1 65,65 61,6
3. Phải thu
khác
70,03 15.12 71,94 15.72 84,81 14.75 1,91 2,7 12,87 17,9
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Trung tâm ô tô – Công ty CP XNK Nghệ An)
Khoản phải thu có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, nó là các khoản mà
doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai. Do đó, nếu trung tâm không có chính
sách đúng đắn trong việc giảm các khoản phải thu thì sẽ làm cho vốn điều lệ của
trung tâm bị chiếm dụng một cách vô ích. Qua phân tích, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn
về tình hình các khoản phải thu tại Trung tâm ô tô – Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Nghệ An.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 58
Năm 2010 khoản phải thu là hơn 407,46 triệu đồng đến năm 2011 là hơn
457,62 triệu đồng, sang năm 2012 lên đến con số là hơn 575,14 triệu đồng. Như
vậy, khoản phải thu của doanh nghiệp càng ngày càng tăng lên, tốc độ tăng của
năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng
50,16 triệu đồng tương ứng tăng 12.3%, nhưng sang năm 2012 so với năm 2011
tốc độ tăng gấp 2 lần tức là 25.7% tương đương 117,52 triệu đồng. Vậy do đâu lại
có sự thay đổi này? Cụ thể ảnh hưởng của từng chỉ tiêu như thế nào? Phân tích sự
biến động của từng chỉ tiêu để có cái nhìn cụ thể về sự biến động của khoản phải
thu qua 3 năm 2010 – 2012:
Trong khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất
và có xu hướng tăng. Đây là những khoản tiền mà khách hàng còn nợ trung tâm.
Năm 2011 tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng so với năm 2010 là 26.2%
(tương đương tăng 59,59 triệu đồng) cao gấp 2 lần tốc độ tăng của khoản phải thu
năm 2011 so với năm 2010 là 12.3% (tương đương 50,16 triệu đồng). Điều này là
do trong năm 2011 trung tâm muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh nên
nới lỏng các chính sách bán chịu, thu hút khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động.
Tuy nhiên, điều này có nghĩa là vốn của trung tâm đang bị chiếm dụng. Đến năm
2012, tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng có chững lại, đạt 13.9% (tương
đương 39,77 triệu đồng), sở dĩ có điều này là do qua năm 2012 trung tâm đã thắt
chặt chính sách bán chịu đồng thời tiến hành thu nợ khách hàng để tập trung vốn
cho việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất. Tuy nhiên chính sách
này cũng làm cho doanh thu của trung tâm chững lại, không tăng như năm 2011.
Đây là một hạn chế cần có biện pháp khắc phục.
Khoản trả trước người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đã đặt cọc trước
cho người bán nhằm đảm bảo các tiêu chí cho nguồn hàng như thời gian, số lượng,
chất lượng,... Năm 2011 so với năm 2010 khoản này giảm 11,94 triệu đồng tương
ứng giảm 10.1%, tuy nhiên về tổng quát khoản giảm này lại không đáng kể, trung
tâm vẫn duy trì một khoản tiền đặt cọc tương đối để đảm bảo lượng hàng cần cũng
như tránh được việc giá cả tăng cao do biến động thị trường. Đến năm 2012 có sự
tăng mạnh đến 65,65 triệu đồng tương ứng tăng 61.6%. Sở dĩ có sự gia tăng này là
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 59
do trung tâm có kế hoạch mở rộng sản xuất, thay đổi dây chuyền công nghệ sản
xuất, phải đặt cọc trước cho nhà sản xuất, ngoài ra, do giá cả vật tư, thiết bị biến
động theo chiều hướng tăng, các nhà cung cấp liên tục tăng giá. Vì vậy trung tâm
phải đặt cọc trước để tránh rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu cần cho sản xuất.
Bên cạnh đó các khoản phải thu khác cũng có sự tăng lên với tốc độ rất
nhanh. Năm 2011 so với năm 2010, các khoản phải thu khác tăng lên trên 1,91
triệu đồng tương ứng tăng 2.7%. Năm 2012 so với năm 2011 con số này là
12,87 triệu đồng tương ứng tăng 17.9%. Các khoản phải thu khác này chủ yếu
là do việc xử lý tài sản thiếu, mất mát của cán bộ, công nhân viên trong xưởng
sản xuất. Như vậy, ta có thể thấy, công ty có sự kiểm tra, kiểm soát kĩ lưỡng,
chặt chẽ trong việc quản lý tài sản của mình.
2.3.2. Phân tích các khoản phải trả của Trung tâm ô tô qua 3 năm 2010 - 2012
Bảng 2.5: Thực trạng các khoản phải trả của Trung tâm ô tô – Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Nghệ An qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Các khoản
phải trả
635,41 100 508,97 100 893,84 100 -126,44 -19.89 384,87 75.62
I.Nợ ngắn
hạn
531,14 83.59 403,53 79.28 791,11 88.51 -127,61 24.02 387,58 96.04
1.Vay và nợ
ngắn hạn
73,83 11.62 148,28 29.13 150,20 16.80 74,45 100.84 1,92 1.29
2.Phải trả
người bán
121,58 19.13 68,29 13.42 142,26 15.92 -53,29 -43.83 73,97 108.32
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 60
3.Người mua
trả tiền trước
135,27 21.29 64,29 12.63 47,78 5.35 -70,98 -52.47 -16,51 25.68
... ... .. .. ... ...
4.Chi phí
phải trả
2,54 0.39 6,12 1.20 1,84 0.21 3,58 140.94 -4,28 -69.93
5.Phải trả nội
bộ
140,50 22.11 101,19 19.88 389,66 43.59 -39,31 -27.98 288,47 285.08
II.Nợ dài
hạn
104,27 16.41 105,44 20.729 102,73 11.49 1,17 1.12 -2,71 -2.57
1.Phải trả dài
hạn khác
45,48 7.16 59,84 11.76 63,42 7.09 14,36 31.57 3,58 5.98
2.Vay và nợ
dài hạn
47,57 7.49 32,57 6.39 22,67 2.54 -15 31.53 -9,9 -30.39
... ... ... ...
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Trung tâm ô tô – Công ty CP XNK Nghệ An)
Khoản phải trả của trung tâm chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp. Khoản này có sự biến động tăng giảm không đều. Năm 2011 so với
năm 2010 giảm 19.89% nhưng qua đến năm 2012 lại tăng 75.62% so với năm 2011.
Trong năm 2011, việc các khoản nợ giảm hơn 125 triệu đồng cho thấy dấu hiệu tốt
của trung tâm trong công tác thanh toán công nợ. Tuy nhiên, năm 2012 lại dấy lên
mối lo ngại khi khoản phải trả tăng lên đột biến. Để đánh giá chi tiết vấn đề này, cần
tiến hành xem xét, phân tích các yếu tố cụ thể bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và dài
hạn.
So với nợ dài hạn thì nợ ngắn hạn ở trung tâm chiếm đa số, khoản này thể
hiện xu hướng biến động chung của các khoản phải trả. Năm 2011 so với năm
2010 nợ ngắn hạn giảm 127,61 triệu đồng tương ứng giảm 24.02%. Qua đến năm
2012 khoản này lại có sự gia tăng đột biến khi tăng 387,58 triệu đồng tương ứng
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 61
tăng 96.04% so với năm 2011. Sự biến động này là do các yếu tố sau:
Đối với các khoản vay và nợ ngắn hạn có sự tăng lên qua 3 năm. Năm 2011
tăng so với năm 2010 là trên 74,45 triệu đồng tương đương 100.84%, sang năm
2012 tốc độ tăng chững lại chỉ trên 1,92 triệu đồng tương đương 1.29%. Nguyên
nhân là do năm 2011 trung tâm có chính sách mở rộng sản xuất, quy mô hoạt
động, nên đẩy mạnh việc vay vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Ngược lại với khoản vay thì khoản phải trả người bán lại giảm mạnh
trong năm 2011, sau đó tăng đột biến trong năm 2012. Cụ thể, năm 2011 khoản
này giảm hơn 53,29 triệu đồng tương ứng giảm 43.83% so với năm 2010. Năm
2012 khoản phải trả lại tăng hơn 73,97 triệu đồng tương ứng tăng 108.32%.
Khoản này cao chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, có lợi
cho trung tâm, tuy nhiên điều này kéo dài lại không tốt, vì vậy trung tâm cần cân
bằng để nâng cao uy tín đối với các nhà cung cấp.
Người mua trả tiền trước là khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng của khách
hàng đặt cọc tiền để đảm bảo. Khoản này chiếm một tỉ trọng nhỏ trong khoản nợ
ngắn hạn và giảm đi qua các năm. Năm 2011 so với năm 2010, khoản này giảm
52.47%, qua đến năm 2012 lại giảm 25.68% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ
yếu của vấn đề này là do trong giai đoạn này, trung tâm có sự thay đổi trong hình
thức kinh doanh, chú trọng đến sửa chữa ô tô, giảm đi phần kinh doanh ô tô, vậy
nên khoản người mua trả tiền trước cũng theo đó mà giảm đi.
Chi phí phải trả là khoản trung tâm dự tính trước cho các đối tượng chịu chi
phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi
phí sản xuất, kinh doanh. Năm 2011 chi phí phải trả tăng 140.94% so với năm
2010, tuy nhiên năm 2012 so với năm 2011 khoản này giảm 69.93%. Khoản này
chiếm một tỉ trọng nhỏ trong nợ ngắn hạn, tuy nhiên trung tâm cũng cần phải lưu
ý, xem xét để trích trước các khoản chi phí một cách hợp lý và không làm ảnh
hưởng đến nguồn lực hoạt động của trung tâm.
Phải trả nội bộ là khoản mà trung tâm phải trả cho Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Nghệ An. Khoản này chiếm một tỉ trọng lớn trong khoản nợ ngắn hạn.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 62
Năm 2011 so với năm 2010 khoản này giảm 39,31 triệu đồng tương đương giảm
27.98%, tuy nhiên qua đến năm 2012 khoản này lại tăng lên hơn 288,47 triệu đồng
tương đương 285.08% so với năm 2011.
Bên cạnh nợ ngắn hạn thì ở công ty cũng có những khoản nợ dài hạn. Khoản
nợ dài hạn này tương đối ổn định trong 3 năm. Năm 2011 so với năm 2010 khoản
này tăng 1,17 triệu đồng tương đương tăng 1.12%, tuy nhiên qua đến năm 2012
khoản này lại hơn 2,71 triệu đồng tương đương giảm 2.57% so với năm 2011.
2.3.3. Phân tích tình hình thanh toán của Trung tâm ô tô qua 3 năm 2010 - 2012
Để đánh giá rõ hơn về sự biến động của khoản phải thu cũng như khoản
phải trả có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thanh toán của trung tâm ta có thể
tìm hiểu các chỉ tiêu trong bảng phân tích dưới đây:
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán tại Trung tâm ô tô
qua 3 năm 2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1.Tỷ lệ các khoản phải thu so với
các khoản phải trả
% 64.13 89.91 64.34
2.Tỷ lệ các khoản phải trả so với
các khoản phải thu
% 155.94 111.22 155.41
3.Vòng quay các khoản phải thu Vòng 2.96 2.90 2.27
4.Hệ số nợ Lần 0.22 0.19 0.26
5.Hệ số đảm bảo nợ Lần 3.53 4.10 2.76
Qua bảng phân tích trên ta thấy, Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản
phải trả đều nhỏ hơn 100% và có sự biến động qua 3 năm. Chỉ tiêu này nhỏ hơn
100% chứng tỏ trong cả 3 năm số vốn trung tâm chiếm dụng được đều lớn hơn số
vốn trung tâm bị chiếm dụng, điều này góp phần giúp trung tâm có thêm nguồn
vốn lưu động để hoạt động kinh doanh. Năm 2011 là năm có tỷ lệ này cao nhất lên
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 63
đến 89.91%, sở dĩ có điều này là do năm này khoản phải thu tăng 12.3% còn khoản
phải trả lại giảm 19.89%. Đến năm 2012 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 64.34%, do
tốc độ tăng của khoản phải trả cao gấp 3 lần tốc độ tăng của khoản phải thu.
Ngược với chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu Tỷ lệ các khoản phải trả so với các
khoản phải thu qua 3 năm đều lớn hơn 100%. Năm 2010, tỷ lệ này là 155.94%,
năm 2011 tỷ lệ này giảm còn 111.22%, chủ yếu là khoản phải thu tăng lên, còn các
khoản phải trả trong năm này lại giảm xuống. Năm 2012, tỷ lệ này tăng lên
155.41% chủ yếu là do sự tăng lên nhanh chóng của khoản nợ ngắn hạn mà chủ
yếu là của khoản trả trước người bán. Tuy số vốn chiếm dụng được là khá đáng kể
tuy nhiên nếu trung tâm không có kế hoạch trả nợ thì sẽ làm cho trung tâm mất dần
khả năng thanh toán.
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu của
trung tâm. Vòng quay các khoản phải thu có giảm xuốngqua 3 năm. Năm 2010 là
2.96 vòng đến năm 2012 chỉ còn 2.27 vòng. Sở dĩ có điều này là do trung tâm đã
nới lỏng chính sách bán hàng của mình trong việc gia tăng thời hạn thanh toán.
Việc làm này đã giúp trung tâm tăng được số lượng khách hàng, tuy nhiên trong
tương lai nếu không có sự quy định rõ ràng cụ thể về việc thanh toán thì việc thu
hồi vốn của trung tâm sẽ gặp nhiều khó khăn.
Qua bảng trên ta thấy hệ số nợ của trung tâm biến động liên tục qua 3
năm. Hệ số này cho biết năm 2010, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.22
đồng nợ phải trả, năm 2011 là 0.19 đồng đến năm 2012 là 0.26 đồng. Điều này
cho thấy tình hình tài chính của trung tâm là rất tốt. Nguốn vốn của trung tâm
chủ yếu hình thành từ vốn chủ sở hữu.
Hệ số đảm bảo nợ của trung tâm qua 3 năm biến động tăng giảm, nhưng đều
lớn hơn 1, chứng tỏ trung tâm có nguồn vốn tự tài trợ cao, khả năng đảm bảo nợ
tốt, có khả năng thanh toán các khoản nợ cao. Hệ số này năm 2010 là 3.53, đến
năm 2011 tăng lên thành 4.10 nhưng qua đến năm 2012 lại giảm còn 2.76. Tuy
nhiên, hệ số này cao quá cũng là một hạn chế của trung tâm, trung tâm có thể tìm
kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 64
Tóm lại qua 3 năm ta có thể thấy tình hình công nợ của trung tâm biến động
không ngừng và sự biến động này là theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt là trong
năm 2011, trung tâm đã thành công trong việc thay đổi chính sách, mở rộng thị
trường, thu hút khách hàng, nâng cao vị thế của trung tâm. Trong tương lai trung
tâm nên có chính sách để có thể giảm các khoản phải thu tránh tình trạng bị chiếm
dụng vốn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
2.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của Trung tâm ô tô qua 3 năm 2010 – 2012
Tình hình than toán đã và đang tác động rất lớn đến tình hình tài chính của
trung tâm Để đánh giá tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu ta cùng đánh
giá khả năng thanh toán của trung tâm qua một số chỉ tiêu được thể hiện trên bảng
sau:
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán tại Trung tâm ô tô
qua 3 năm 2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hệ số khả năng thanh toán hiện
tại
(lần) 4.55 5.12 3.78
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
(lần)
3.04 2.77 1.78
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
(lần) 0.57 0.89 0.31
Hệ số thanh toán hiện tại của trung tâm năm 2010 cho biết một đồng nợ
phải trả có 4.55 đồng tài sản đảm bảo. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán
của doanh nghiệp càng tốt, góp phần ổn định hoạt động tài chính thúc đẩy hoạt
động kinh doanh phát triển. Hệ số này tăng lên 5.12 trong năm 2011 và giảm
xuống còn 3.78 trong năm 2012. Như ta thấy, hệ số thanh toán của trung tâm trong
3 năm qua đều rất cao, về cơ bản thì nó thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanh
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 65
nghiệp, tuy nhiên về lâu về dài nếu trung tâm duy trì hệ số này cao như vậy có thể
gây tác động xấu, vì có một số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đặc biệt là
khoản phải thu gây ứ đọng, không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời,
trung tâm có thể gặp khó khăn trong trường hợp đảm bảo vốn bằng tiền để thanh
toán.
Điều này thể hiện qua hệ số thanh toán nhanh của trung tâm qua 3 năm
2010 – 2012 đều nhỏ hơn 1, năm 2010 là 0.57, năm 2011 là 0.89 tuy nhiên qua đến
năm 2012 lại giảm còn 0.31. Tiền mặt của công ty trong năm 2012 giảm đi, trong
khi đó khoản phải trả của trung tâm lại tăng lên. Do đó, trường hợp nhà cung cấp
yêu cầu thanh toán ngay thì trung tâm không thể đảm bảo được, dễ dẫn đến mất uy
tín.
Đối với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của trung tâm qua 3 năm
đều lớn hơn 1 tuy nhiên có xu hướng giảm. Năm 2010 hệ số này là 3.04, giảm
xuống còn 2.77 năm 2011 và qua năm 2012 hệ số này là 1.78. Chỉ tiêu này cho biết
với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên, nếu quá cao lại không tốt
do doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động. Và qua 3 năm hệ số này
giảm nhưng vẫn giữ mức lớn hơn 1, sở dĩ có điều này là do trong 3 năm qua tốc độ
tăng của nợ phải trả nhanh hơn và chiếm tỉ trọng cao hơn so với tài sản ngắn hạn.
Như vậy qua phân tích ta có thể thấy tình hình và khả năng thanh toán của
trung tâm qua 3 năm 2010 – 2012 là rất tốt. Phần lớn tài sản của trung tâm được
hình thành từ vốn chủ sở hữu, trung tâm có được đảm bảo về tài chính, khả năng
thanh toán là rất tốt, đây là dấu hiệu khả quan cho thấy trung tâm hiện đang đi
đúng hướng trong các chính sách liên quan đến tình hình công nợ. Tuy nhiên,
trong tương lai trung tâm cần có biện pháp sao cho các hệ số này duy trì ở một
mức hợp lý vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa không để lãng phí nguồn lực.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TRUNG TÂM Ô TÔ -
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NGHỆ AN
3.1. Nhận xét về công tác kế toán công nợ tại Trung tâm ô tô - Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An
Qua thời gian thực tập tại trung tâm để tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói
chung và kế toán công nợ nói riêng, qua đó phân tích khả năng thanh toán của
Trung tâm ô tô – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nghệ An, kết hợp với những cơ
sở lý luận về công tác kế toán đã được giảng dạy ở trường tôi xin đưa ra một vài
nhận xét về bộ máy kế toán của trung tâm như sau:
3.1.1. Ưu điểm
- Nhìn chung bộ máy kế toán trung tâm được tổ chức khá gọn nhẹ và đảm
bảo thống nhất từ trên xuống dưới. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu và
phân công công việc rõ ràng, mỗi kế toán có trách nhiệm làm phần hành cụ thể
được cấp trên phân công, có sự chuyên môn hóa trong công tác kế toán nên hiệu
suất làm việc cao, tạo điều kiện cho nhân viên kế toán phát huy tính sáng tạo, chủ
động trong công việc đồng thời phát huy được thế mạnh của mình.
- Giữa các phần hành kế toán có sợ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, tạo
động lực thúc đẩy công tác kế toán đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính chính xác,
đúng tiến độ. Đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những tình
huống xấu xảy ra nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Đội ngũ nhân viên kế
toán của trung tâm có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong ngành,
nắm chắc nghiệp vụ và linh hoạt trong công việc, không ngừng nâng cao nghiệp vụ
cho phù hợp với sự phát triển của công ty.
- Hiện nay trung tâm đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, hình
thức này khá phù hợp với trung tâm do số lượng nghiệp vụ phát sinh ở trung tâm
tương đối lớn. Công ty cũng đã có chủ trương Tin học hóa công tác kế toán, chính
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 67
thức áp dụng phần mềm kế toán Totalsoft. Nhờ vậy đã giảm nhẹ được khối lượng
công việc, công tác kế toán thực hiện nhanh chóng, đáp ứng kịp thời và chính xác
những số liệu và thông tin mà Ban giám đốc yêu cầu. Ngoài ra, việc lưu trữ thông
tin, áp dụng công tác kế toán trên máy đã hạn chế một số lượng lớn các loại sổ
sách kế toán trung gian đồng thời đảm bảo được dễ dàng trong việc kiểm tra các
phần hành kế toán, tình trạng tài chính, quá trình hạch toán,... Nhờ hệ thống máy
đã được nối mạng trong công ty nên công việc của các nhân viên kế toán có sự liên
kết chặt chẽ.
- Các chứng từ sổ sách của trung tâm đều được áp dụng theo đúng qui định
của Bộ tài chính, các báo cáo được lập theo từng tháng, qúy, năm và được chuyển
đến các phòng ban có trách nhiệm. Toàn bộ chứng từ, sổ sách, báo cáo đều được
quản lí cất giữ cẩn thận tại kho theo trình tự thời gian, tránh thất lạc. Những chứng
từ sổ sách của những quý gần đây đều được cất giữ ngay tại phòng kế toán giúp
phòng thuận tiện hơn trong công tác.
- Các khoản phải thu, phải trả được kế toán theo dõi chi tiết theo từng đối
tượng khách hàng, trung tâm có phần mềm danh mục khách hàng, nhà cung cấp, do
đó việc theo dõi dễ dàng và trở nên chính xác hơn. Các khoản phải thu được theo dõi
rất chặt chẽ nên tránh được tình trạng thất thoát, bị chiếm dụng không vốn. Trong
việc hạch toán các khoản phải thu, phải trả, trung tâm đã hạch toán đúng với chế độ
kế toán hiện hành, tiến hành trích lập dự phòng theo quy định của Bộ tài chính.
- Tại trung tâm cũng đã tạo ra được hệ thống kiểm soát nội bộ đóng góp
một phần không nhỏ vào công tác kế toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ đã giúp cho
công tác kế toán vận hành một cách thống nhất và chính xác theo đúng các qui
định. Công tác kiểm soát nội bộ các khoản phải thu, phải trả tiến hành khá tốt
thông qua việc phân công, phân nhiệm trong quá trình kiểm tra, ký duyệt các
chứng từ. Để tránh tình trạng gian lận trong quá trình kiểm tra, ký duyệt các chứng
từ. Để tránh tình trạng gian lận trong quá trình thanh toán, khách hàng phải luôn có
đủ giấy tờ hợp lệ như hóa đơn và giấy đề nghị thanh toán đã được kế toán trưởng
hoặc giám đốc ký duyệt.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 68
- Nhìn chung tình hình tài chính của trung tâm khá lành mạnh và hứa hẹn sự
phát triển trong tương lai. Khả năng thanh toán nợ của trung tâm khá tốt, trung tâm
luôn ở thế chủ động trong thanh toán nợ. Qua 3 năm 2010 – 2012, tiềm lực tài
chính của trung tâm ngày càng lớn mạnh, đảm bảo thanh toán được các khoản nợ
đến hạn và có nguồn dự phòng tài chính để đề phòng những trường hợp bất thường
xảy ra và để thanh toán các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả trong kỳ tới.
- Trung tâm sử dụng vốn có hiệu quả. Bởi vậy nguồn vốn không những
không bị giảm đi mà có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, trung tâm cần phải
nâng cao khả năng thanh toán bằng tiền mặt và có các biện pháp thu hồi nợ tốt để
đảm bảo khả năng thanh toán tốt thật sự.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thành công mà trung tâm đã đạt được trong công tác tổ
chức kế toán thì trung tâm vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Đội ngũ cán bộ của trung tâm còn khá ít, một số nhân viên đảm nhiệm
nhiều phần hành kế toán nên khối lượng công việc đè nặng, ảnh hưởng đến chất
lượng công việc.
- Bên cạnh những ưu điểm mà phần mềm kế toán mang lại thì nhược điểm
của việc này đó chính là làm cho các nhân viên kế toán thụ động áp dụng một cách
máy móc, chỉ hiểu rõ phần việc mình làm mà không nhạy bén trong công việc.
Hơn nữa, phần mềm có thể gặp trục trặc do lỗi virut hay do bị lỗi lập trình, do đó
ảnh hưởng đến công việc kế toán.
- Việc theo dõi các khoản phải thu, phải trả của trung tâm chỉ là theo dõi
từng khách hàng mà không tiến hành phân loại theo các khoản nợ khó đòi, nợ có
thể thanh toán, nợ không có khả năng thu hồi.
- Trung tâm hiện nay đang nới lỏng chính sách bán chịu để thu hút khách
hàng, tuy nhiên lại chưa có cơ chế phân tích, xem xét khả năng thanh toán của
khách hàng, dẫn tới một số khách hàng có khả năng thanh toán không tốt công ty
vẫn bán chịu, tạo thành một khoản nợ phải thu khó đòi.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 69
3.2. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại
Trung tâm ô tô – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An
Qua quá trình thực tập tại trung tâm tôi nhận thấy công tác kế toán công nợ
tại trung tâm nói chung là tương đối tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại
cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn bộ máy kế toán của công ty, giúp cho phòng
kế toán làm việc tốt và có hiệu quả hơn. Mặt khác, kế toán công nợ là một bộ phận
quan trọng, thâu tóm tình hình tài chính của công ty, cung cấp các số liệu cần thiết
phục vụ cho nhu cầu quản lý và việc ra quyết định của các nhà quản lý cấp cao. Do
đó, việc hoàn thiện công tác kế toán công nợ là thật sự cấp bách và cần thiết. Phải
hoàn thiện một cách toàn diện mới mang lại hiệu quả cao nhất, vì đó là sự ảnh
hưởng của cả một “dây chuyền”. Nếu một mắt xích trong đó không tốt thì các mắt
xích còn lại cũng bị ảnh hưởng.
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Trung
tâm ô tô – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nghệ An:
- Trung tâm nên tiếp tục phát huy về tính chuyên môn hóa trong công việc
của mình. Đây có thể nói là một ưu điểm rất lớn mà bộ máy kế toán của trung tâm
đã thực hiện được. Trung tâm luôn thực hiện sự phân chia trách nhiệm rõ ràng
tránh được tình trạng chồng chéo trong công việc, mỗi người mỗi việc. Điều này
làm cho hiệu suất công việc được nâng cao rõ rệt.
- Do số lượng nhân viên phòng kế toán còn ít nên một số nhân viên phải
đảm trách khối lượng công việc khá lớn, điều này đôi khi lại khiến chất lượng công
việc không được đảm bảo.
- Đối với việc áp dụng phần mềm máy tính vào công tác kế toán tuy rất có
ích nhưng cũng gây ra những tổn thất nhất định cho trung tâm nếu trong trường
hợp máy tính gặp sự cố. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác kế toán các khoản phải
thu, phải trả được chính xác, không để xảy ra sai sót khi phần mềm bị hỏng, vào
đầu mỗi tháng kế toán công nợ nên dùng Excel lập bảng kê chi tiết công nợ phải
thu, phải trả đầu tháng dựa vào số liệu sổ chi tiết phải thu tháng trước để theo dõi
công nợ phải thu, phải trả song song với phần mềm. Cuối tháng, kế toán dùng
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 70
Excel lập bảng thống kê công nợ phải thu, phải trả cuối kỳ căn cứ vào bảng kê
chi tiết công nợ phải thu đầu kỳ. Để đảm bảo cho công tác phải thu, phải trả thực
hiện đúng thời hạn, hàng tuần kế toán nên sử dụng Excel lập kế hoạch thu nợ và
trả nợ căn cứ vào bảng kê công nợ phải thu khách hàng. Điều này giúp cho kế
toán kiểm tra được đầy đủ và chính xác các khoản phải thu, phải trả tránh trường
hợp bị chiếm dụng vốn. Ngoài ra, trung tâm nên bổ sung các phần mềm diệt virut
tốt nhất nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán, tránh được hiện trạng treo máy khi
đang làm việc.
- Trung tâm nên tiến hành phân loại các khoản phải thu, phải trả. Từ đó biết
được khoản phải thu, phải trả nào có thể kéo dài thời gian, khoản nào cần thu hoặc
thanh toán kịp thời. Tránh trường hợp kéo dài quá lâu và quá nhiều các khoản nợ
làm cho doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán và uy tín đối với nhà cung cấp.
Cũng như tránh trường hợp bị chiếm dụng vốn quá lâu bởi vì không có kế hoạch
thu hồi nợ đúng đắn.
- Mức độ rủi ro đối với các khoản phải thu khó đòi phụ thuộc rất lớn vào
tình hình tài chính của khách hàng. Do đó, công ty nên có chính sách bán chịu đối
với khách hàng luôn sòng phẳng và trả nợ đúng hạn. Đối với những khách hàng
mua chịu với lượng lớn công ty phải thật thận trọng, nên có quy định điều kiện thật
rõ ràng trong hợp đồng.
Như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng tình hình thanh toán của trung
tâm tương đối tốt, khả năng đảm bảo nợ tương đối cao. Do đó, trong thời gian tới
trung tâm nên tiếp tục phát huy thế mạnh để nâng cao hơn nữa khả năng thanh
toán, đảm bảo thanh toán đúng hạn và chủ động trong mọi tình huống.
- Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về tình hình thanh toán tại công ty, tôi
xin đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toán của công ty:
- Hằng năm trung tâm nên có bảng phân tích tình hình và khả năng thanh
toán để có được cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của trung tâm. Từ đó có
những quyết định đúng đắn.
- Khả năng thanh toán nhanh của trung tâm tương đối thấp. Do đó, trung
tâm cần phải cải thiện bằng cách tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 71
tiền ở một mức độ vừa phải để có thể thanh toán ngay cho các chủ nợ khi họ có
nhu cầu, có thể xử lý tình huống khi các chủ nợ đòi thanh toán cùng lúc.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách đầu tư đúng nơi, đúng chỗ và
đúng thời điểm, nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.
- Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan tài chính như Ngân hàng để được hỗ trợ
khi có khó khăn, giải quyết tình huống bất thường có thể xảy ra. Nhưng trước hết cần
phải tạo được niềm tin đối với các đơn vị này bằng cách trả nợ đủ và đúng hạn.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 72
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong khoản thời gian thực tập gần 3 tháng tại trung tâm, tuy thời gian thực
tập không nhiều nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kế toán – tài
chính của trung tâm, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế chuyên môn, nhất là đi
sâu vào tìm hiểu công tác kế toán công nợ, chủ yếu là khoản phải thu khách hàng
và phải trả nhà cung cấp tại trung tâm. Từ đó, tìm hiểu được quy trình luân chuyển
chứng từ, cách thức và trình tự hạch toán các khoản phải thu khách hàng, phải trả
nhà cung cấp. Bên cạnh đó tôi đã tiến hành phân tích thực trạng thanh toán của
trung tâm qua 3 năm 2010 – 2012. Qua việc tìm hiểu công tác kế toán đồng thời
tiến hành phân tích, tôi đã thấy được một số biện pháp góp phần hoàn thiện công
tác kế toán và nâng cao khả năng thanh toán của trung tâm.
Khóa luận đã đi vào phân tích được quá trình luân chuyển chứng từ, nội
dung và phương pháp hạch toán cuả các tài khoản công nợ tại trung tâm. Đặc biệt
tập trung nghiên cứu tài khoản 131- Phải thu khách hàng và tài khoản 331 – Phải
trả nhà cung cấp. Đồng thời, tôi cũng nhận ra được những mặt mạnh và mặt yếu về
tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán công nợ nói riêng. Từ đó đưa ra
những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm thực tế của trung tâm.
Ở một chừng mực nhất định phù hợp với khả năng của bản thân, tôi đã giải
quyết được yêu cầu và mục đích đặt ra của đề tài. Song đây là một vấn đề tổng
quát, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, với trình độ năng lực có hạn và thời gian
thực tập không dài, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến của các thầy cô và các cô chú,
anh chị trong công ty giúp đỡ để khóa luận được hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị
Kế toán công nợ là một phần hành rất rộng và nhiều vấn đề nhưng do thời
gian thực tập không nhiều nên tôi chỉ tập trung vào phần hành kế toán các khoản
phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp. Đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu
phân tích tình hình và khả năng thanh toán của trung tâm. Việc phân tích tình hình
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 73
thanh toán của tôi là trong 3 năm 2010-2012 nên chỉ thấy rõ được tình hình trong
giai đoạn này. Đây là một hạn chế của đề tài.
Đề tài của tôi mới chỉ dừng lại ở khía cạnh quan sát. Tôi hi vọng trong
tương lai sẽ có một số đề tài tìm hiểu thêm một số khía cạnh của kế toán công nợ
mà đặc biệt là tìm hiểu công tác kế toán theo định hướng cung cấp thông tin cho
việc ra quyết định như thế nào. Đồng thời tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến
định mức công nợ tại trung tâm mà đề tài của tôi chưa làm được. Và tôi cũng hi
vọng công ty sẽ có sự quan tâm và định hướng cho một số đề tài nghiên cứu những
vấn đề kế toán tại trung tâm. Điều này sẽ giúp chúng tôi có điều kiện tiếp xúc sâu
hơn với thực tế và đưa ra những đề tài có ý nghĩa thực tiễn.
Không chỉ có phần hành kế toán công nợ mà tất cả các phần hành khác đều
có chức năng, ý nghĩa và phương pháp hạch toán riêng của nó. Tuy nhiên, từ lý
thuyết mà tiếp cận thực tế đang là một khoảng cách xa đối với những sinh viên
năm cuối như chúng tôi. Thiết nghĩ nếu trong 4 năm đào tạo ở trường, chúng tôi
được tiếp xúc nhiều với thực tế thì sẽ tránh được những bỡ ngỡ ban đầu trong quá
trình tìm hiểu thực tế. Hi vọng trong tương lai nhà trường sẽ kết hợp với doanh
nghiệp trong công tác đào tạo thì sẽ có lợi hơn rất nhiều cho sinh viên.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Huế
SVTH: Võ Thị Cẩm Vân_K43A Kế Toán Doanh Nghiệp 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts. Bùi Hữu Phước (Chủ biên), “Tài chính doanh nghiệp”, Đại học Kinh tế
TP HCM, NXB Lao động xã hội, 2005.
2. NGƯT Phan Đình Ngân, “Kế toán tài chính”, Đại học Kinh tế Huế, 2006.
3. GV Hoàng Giang, “Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 1”, Đại học Kinh
tế, 2012.
4. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, “Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính”, Đại
học Kinh tế Quốc dân, 2008.
5. GVC. Phan ĐÌnh Ngân, Th.S Hồ Phan Minh Đức, “Giáo trình kế toán tài
chính I”, Đại học Kinh tế Huế. 2007
6. Các báo cáo, sổ sách, chứng từ tại Trung tâm ô tô – Công ty cổ phần XNK
Nghệ An.
7. Một số trang Web kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
8. Một số khóa luận tốt nghiệp các khóa trước tại Thư viện trường Đại học
Kinh tế Huế.
9. Cùng một số tài liệu tham khảo khác
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I HỌ
C K
INH
TẾ
HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vo_thi_cam_van140_43_4595.pdf